Có thể nói từ năm 2005 đến nay, Thị Trường Chứng Khoán ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, là kênh huy động động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp và trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Tuy nhiên từ giữa năm 2007, lạm phát đã tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế của nước ta nói chung cũng như góp phần tạo nên một bức tranh đỏ ảm đạm trên Thị Trường Chứng Khoán nói riêng. Chính vì thế, nhóm đã chọn nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán và các giải pháp khắc phục.”
2. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ về những ảnh hưởng của lạm phát tới Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam trong thời gian qua và tìm ra các giải pháp khắc phục các ảnh hưởng ấy đối với việc quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp cũng như giải pháp dành cho các nhà đầu tư.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài phương pháp duy vật biện chứng dựa trên hai nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển xét theo các tính chất khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng – phong phú của chúng với những số liệu thực tế, các bảng biểu cũng như các đồ thị minh hoạ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán nói chung và đến 5 loại cổ phiếu tiêu biểu của các ngành như Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định (BMC), Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB), Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ (FPT)
- Phạm vi nghiên cứu: các cổ phiếu được khảo sát trên sàn GDCK TP.HCM (HOSE); trong khoảng thời gian trước khi xảy ra lạm phát (năm 2006, đầu năm 2007) và trong thời gian xảy ra lạm phát (giữa năm 2007 đến tháng 10 năm 2008).
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Chương 1 – Các vấn đề lý luận chung
PHẦN 1 – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
2. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
PHẦN 2 – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1 – Các vấn đề lý luận chung
1.1.1 Khái niệm chứng khoán
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của chứng khoán
a) Đặc điểm:
b) Vai trò của chứng khoán:
1.1.3 Phân loại chứng khoán
a) Căn cứ vào nội dung chứng khoán
b) Căn cứ vào hình thức chứng khoán
c) Căn cứ vào lợi tức chứng khoán
1.2.1 Khái niệm và bản chất của Thị trường chứng khoán
1.2.2 Đặc điểm và vai trò của Thị trường chứng khoán
a) Đặc điểm:
b) Vai trò:
1.2.3 Phân loại Thị trường chứng khoán
a) Căn cứ vào phương diện pháp lý của hình thức tổ chức thị trường
b) Căn cứ vào tính chất phát hành hay quá trình lưu hành của chứng khoán
c) Căn cứ vào phương thức giao dịch
d) Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hoá lưu hành trên thị trường chứng khoán
a) Xét theo nguồn gốc:
b) Xét theo chủ quan – khách quan
c) Xét theo lý thuyết cung – cầu
1.4.1 Nhân tố giá cả
1.4.2 Nhân tố lãi suất
1.4.3 Các chính sách của nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát
a) Thay đổi lãi suất chiết khấu:
b) Quy định mức dự trữ bắt buộc
1.5.1 Chỉ số thanh khoản
a) Chỉ tiêu vốn hoạt động thuần
b) Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành (Rc)
c) Chỉ số khả năng thanh toán nhanh (Rq)
d) Chỉ số thanh khoản (k)
e) Lưu chuyển tiền tệ (dòng lưu kim)
1.5.2 Chỉ số về khả năng tái tạo vốn
a) Chỉ số trái phiếu
b) Chỉ số cổ phiếu ưu đãi
c) Chỉ số cổ phiếu thường
d) Chỉ số nợ trên vốn cổ phần
1.5.3 Chỉ số bảo chứng
a) Hệ số thanh toán lãi trái phiếu
b) Hệ số thanh toán cổ tức ưu đãi
1.5.4 Chỉ số về khả năng lợi nhuận và sử dụng tài sản
a) Hệ số lợi nhuận gộp
b) Hệ số lợi nhuận ròng
d) Tỷ lệ hoàn vốn cổ phiếu thường
e) Giá sổ sách của cổ phiếu thường
1.5.5 Đánh giá thu nhập
a) Thu nhập của mỗi cổ phiếu thường (EPS)
b) Cổ tức cho một cổ phiếu thường (DPS)
c) Chỉ số giá cả trên thu nhập (P/E)
d) Hệ số chi trả cổ tức
e) Lơi tức hiện thời (hệ số lãi cổ phần trên thời giá)
2.1 Tình hình Thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1 Chỉ số chứng khoán trước lạm phát
2.1.2 Chỉ số chứng khoán trong giai đoạn lạm phát
2.2 Tình hình của một số cổ phiếu tiêu biểu được đề tài chọn trước và sau lạm phát
2.2.1 Công ty cổ phần cơ điện lạnh Reetech (REE)
a) Giới thiệu công ty:
b) Tình hình giá cổ phiếu của REE trước khi lạm phát:
c) Tình hình giá cổ phiếu của REE trong giai đoạn lạm phát:
2.2.2 Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định (BMC)
a) Giới thiệu công ty:
b) Tình hình cổ phiếu BMC trước lạm phát:
c) Tình hình cổ phiếu BMC trong giai đoạn lạm phát:
2.2.3 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài GònThương Tín Sacombank (STB)
a) Giới thiệu công ty:
b) Tình hình cố phiếu trước lạm phát:
c) Tình hình cổ phiếu thời kỳ lạm phát
2.2.4 Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT
a) Giới thiệu công ty:
b) Tình hình cố phiếu trước lạm phát:
c) Tình hình cổ phiếu thời kỳ lạm phát
2.2.5 Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM)
a) Giới thiệu công ty:
b) Tình hình cố phiếu trước lạm phát:
c) Tình hình cổ phiếu sau lạm phát
2.3 Nhận định về ảnh hưởng của lạm phát đối với các loại chứng khoán này
3.1 Định hướng phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới
3.2 Hoạt động của Thị trường chứng khoán TP.HCM
a) Quá trình hình thành phát triển:
b) Thực trạng:
3.3 Giải pháp phát triển Thị trường chứng khoán với vai trò quản lý của Nhà Nước:
3.4 Giải pháp cho các doanh nghiệp phát hành chứng khoán trong giai đoạn lạm phát:
3.5 Giải pháp cho các nhà đầu tư
PHẦN 3 – KẾT LUẬN
PHẦN 4 – TÀI LIỆU THAM KHẢO
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của lạm phát đến Thị Trường Chứng Khoán và các giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm tạo cơ sở cho niềm tin về tương lai phát triển của kinh tế đất nước.
Niềm tin được thể hiện mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán. Giới đầu tư nước ngoài liên tục huy động vốn và chuyển tiền vào Việt Nam chuẩn bị cho những kế hoạch giải ngân dài hơi với quy mô lớn. Nhà đầu tư và các công ty trong nước cũng tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực tài chính chứng khoán – chính xác, tài chính và chứng khoán trở thành một dạng “mốt”.
Thị trường chứng khoán chính thức có một bước nhảy vọt cả về số lượng các công ty niêm yết, chất lượng hàng hóa và quy mô giao dịch. Làn sóng các công ty niêm yết cuối năm 2006 nhằm hưởng ưu đãi thuế đã không gây ra khủng hoảng như một số chuyên gia dự báo, mà trái lại, đã trở thành một lực đẩy tích cực. Với sự góp mặt của FPT, PVD, PPC, SSI, DPM, HPG…, số lượng các cổ phiếu lớn có ảnh hưởng liên thông gần với VN-Index tăng lên. Thị trường không còn chịu tác động chỉ từ một hai mã cổ phiếu nên có độ cân bằng cao hơn.
Tính thanh khoản lên cao chưa từng thấy, đưa thị trường vào giai đoạn phát triển bùng nổ. Số lượng tài khoản nhà đầu tư cũng như giá trị giao dịch tăng từng phiên. Nếu như đầu năm 2006, giá trị giao dịch mỗi phiên chỉ vài chục tỉ đồng thì năm 2007 con số này đạt khoảng 1.000 tỉ đồng. Thị trường chứng khoán chính thức trở thành kênh thu hút vốn cho doanh nghiệp, kênh đầu tư sinh lời của người dân – nơi đâu đó giấc mơ đổi đời đã trở thành sự thật.
Khởi đầu năm 2007 với con số 751,77 điểm, chỉ sau hơn 3 tháng VN-Index đã vọt lên đỉnh 1170,67 điểm ngày 12/3. Đây chính là giai đoạn thăng hoa nhất trong lịch sử 8 năm vận hành của Thị trường chứng khoán. Trái “bong bong chứng khoán” trở thành chiếc túi không đáy hút liên tục các nguồn tiền khác nhau.
Chặng đường tới đỉnh bắt đầu với đợt tăng giá của các công ty lớn (bluechip) có kết quả kinh doanh tốt. Thị trường được đẩy lên khỏi mức 1.000 điểm. Lợi nhuận đem lại từ đầu tư chứng khoán đi vào câu chuyện thường ngày của mọi nhà, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán, kéo một lượng nhà đầu tư mới ra nhập thị trường. Các cổ phiếu tiếp tục tăng giá sau Tết. Nổi bật ở giai đoạn này là các cổ phiếu mang tính đầu cơ cao như các cổ phiếu các công ty nhỏ sàn HOSE (TP.HCM) và cổ phiếu các công ty thuộc tổng công ty Sông Đà, các công ty in sách giao khoa trên sàn HASTC (Hà Nội). Giá nhiều cổ phiếu tăng không ngừng khiến các chỉ số phân tích cơ bản bị bỏ lại đằng sau đủ để nhiều nhà đầu tư cảm thấy chúng quá đắt. Khi mọi người đều nghĩ “quá cao” thì giảm giá là điều tất yếu. Thị trường giảm liên tục từ giữa tháng 3. Cổ phiếu mất giá khiến không ít nhà đầu tư mà đa phần là những người mới gia nhập thị trường thua lỗ nặng. Đây là bài học đầu tiên trong năm nhưng cũng rất cần thiết với nhà đầu tư. Chỉ có mất mát từ thị trường mới có thể tác động được vào những quan niệm như: Thị trường chứng khoán là cỗ máy in tiền, cứ mua là lãi, đầu tư là công việc nhàn hạ, dễ dàng, thậm chí nhiều người còn coi Thị trường chứng khoán như sòng bạc. Từ mức đỉnh 1170,67 điểm thị trường rơi xuống mức đáy 905,53 ngày 24/4.
Khi mà nhiều người, thậm chí là các chuyên gia đã nghĩ đến sự sụp đổ, bong bong vỡ hay hiệu ứng domino thì thị trường chứng minh điều ngược lại. Thị trường và những người tham gia vào nó đã trưởng thành. Đợt giảm giá chỉ là điều chỉnh mà không có đổ vỡ. Khi giá nhiều mã cổ phiếu giảm khoảng 30% cũng là cơ hội đầu tư quay trở lại. Được tiếp thêm sức mạnh sau kì nghỉ lễ 30/4 và 1/5, thị trường bắt đầu tăng giá trong tháng năm. Thị trường giai đoạn này tăng trở lại khá nhanh nhưng không lập lại được mức đỉnh cũ, chỉ đạt 1113,19 điểm ngày 23/5.
Bị ảnh hưởng bởi đợt đấu giá Bảo Việt, thị trường lại một lần nữa đi xuống. Tuy nhiên, trong xu thế giảm giá kéo dài của toàn thị trường lại xuất hiện những con cá hồi bơi ngược dòng. Tiêu điểm thời gian này là giao dịch của cá cổ phiếu “hiếm” như BMC, TCT, SGH,LBM. Các cổ phiếu này có đặc điểm chung là số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường ít, phần nào được kiểm soát. Khi có các thông tin tốt về kết quả sản xuất hay những lợi thế về tài nguyên, đất đai, giá lập tức được đẩy lên. Số lượng đặt mua có thể đạt đến triệu đơn vị, trong khi đó số lượng bán ra chỉ nhỏ giọt từng chút một như một động tác để đẩy giá lên kịch trần. Sau gần 3 tháng đến ngày 23/8 VN Index lại rơi xuống 887,62 điểm.
Thị trường tiếp tục cho thấy sức đẩy ở mức 900 điểm. Như được hồi sức sau ngày nghỉ lễ 2/9, VN-Index quay lại con đường chinh phục đỉnh cao. Tuy nhiên, dẫn đạo xu hướng không còn là bluechip mà là các cổ phiếu nhỏ, các cổ phiếu sàn hà Nội và các cổ phiếu mới niêm yết. VN Index quay trở lại 1106,6 điểm ngày 3/10.
Việc giá cổ phiếu các công ty mới niêm yết tăng mạnh như động lực đưa các công ty đã có dự định niêm yết nhanh chóng lên sàn. Nhưng khi thời gian niêm yết đã được ấn định thì cũng là lúc thị trường bắt đầu trở nên khó khăn. Cùng với SSI chuyển từ sàn HN sang, khi DPM, HPG niêm yết, thị trường đuối sức dần và bắt đầu tuột dốc. VN-Index lại quay trở về 900 điểm với nỗi lo về nguồn vốn dành cho những đợt phát hành thêm và IPO các công ty quốc doanh cực lớn sắp cổ phần hóa.
2.1.2 Chỉ số chứng khoán trong giai đoạn lạm phát
Trái với dự đoán của nhiều nhà đầu tư về tương lai của Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008, tình hình lạm phát đã kéo Thị trường chứng khoán Việt Nam trở lại với những con số thực của nó.
Liên tục những phiên giảm giá của thị trường trong những tháng đầu năm 2008. Hy vọng tái lập mốc 1000 lung lay, và VN index nhanh chóng xuống khỏi những mức mà nhiều nhà đầu tư cho rằng đã chạm đáy.
Ngay sau khi có tin tức về chỉ thị 03, nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán tháo cổ phiếu khiến cho thị trường liên tiếp đi vào những phiên mất điểm. hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán khiến cho nhiều nhà đầu tư e ngại về tính thanh khoản của thị trường. Ngay sau đó là những chính sách vĩ mô của nhà nước liên tục đẩy thị trường vào tình thế “hiểm nghèo”. Những dự báo về khả năng đột biến của lạm phát thời gian tới là một áp lực chính trong những phiên giao dịch vào tháng 5/2008.
Xu hướng giao dịch trên sàn không có nhiều khác biệt so với phiên liền trước. Đà giảm đã có trong dự tính của nhiều nhà đầu tư. Điểm mà họ quan tâm là những dự báo về lạm phát vừa xuất hiện trên thị trường. Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố những dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2008, trong đó đề cập đến khả năng xấu nhất lạm phát có thể lên tới 22,3%, và lạc quan nhất cũng ở mức 16,7%.
Tỷ lệ trên thực sự gây “sốc” đối với những hy vọng về đà giảm của lạm phát trong thời gian tới, nhất là khi đã có dấu hiệu giảm tốc trong hai tháng vừa qua. Với nhà đầu tư chứng khoán, có thể hiểu dự báo trên đi cùng với môi trường đầu tư có khả năng sẽ xấu thêm, mà lạm phát vốn được xem là một nguyên nhân chính gây sụt giảm của thị trường từ đầu năm đến nay.
Trong khi đó, có dự báo của một tổ chức uy tín nước ngoài lại chưa được phổ biến rộng rãi. Đó là dự báo khá lạc quan của bộ phận nghiên cứu Ngân hàng Stanard Chartered. Ngân hàng toàn cầu này đưa ra dự báo lạm phát của Việt Nam có thể lên tới 20% trong quý 2/2008, nhưng ngay sau đó sẽ giảm nhanh và kết thúc năm ở dự báo 14%. Xa hơn, Stanard Chartered lạc quan khi dự tính tỷ lệ trên chỉ còn 7,5% trong quý 1 và quý 2/2009 (thấp hơn nhiều so với năm nay). Nhìn lại hai dự báo trên, có một điểm chung là lạm phát vẫn diễn biến phức tạp và có thể tăng mạnh trong quý 2 tới. Đây là một bất lợi đối với khả năng phục hồi của thị trường chứng khoán.
Còn trên thực tế, thị trường này vừa khép lại một tuần giảm mạnh cả về điểm số, giá chứng khoán và khối lượng giao dịch. Tại sàn Tp.HCM, chỉ còn 3,5 triệu đơn vị, bằng phân nửa khối lượng những phiên gần đây và có giá trị 148 tỷ đồng.
Chỉ số VN-Index qua phiên này chính thức về mốc 500 điểm, giảm 7,61 điểm, còn 500,33 điểm. HASTC-Index chỉ còn 154,23 điểm, giảm 3,19 điểm. Đúng như dự đoán. Thị trường chứng khoán đã xuống mức “đáy” 366 điểm vào ngày 20/6. nếu xét diễn biến thị trường thời gian qua theo các con số thống kê thì VN - Index đang có xu hướng tăng, tuy có xen kẽ với những phiên giảm. Cụ thể, tính từ 20/6 đến nay, chu kỳ diễn biến của VN - Index đã qua các đoạn như sau:
Đoạn một, tăng từ 366 lên 489 điểm, từ ngày 20/6 đến ngày 17/7, tăng 123 điểm trong 19 phiên, bình quân 1 phiên tăng 6,47 điểm.
Đoạn hai, giảm từ 489 điểm xuống 429 điểm từ ngày 17/7 đến ngày 25/7, giảm 60 điểm trong 6 phiên, bình quân 1 phiên giảm 10 điểm.
Đoạn ba, tăng từ 429 điểm lên 451 điểm từ ngày 25/7 đến ngày 31/7, tăng 22 điểm trong 4 phiên, bình quân 1 phiên tăng 5,5 điểm.
Đoạn 4, giảm từ 451 điểm xuống 430 điểm từ ngày 31/7 đến ngày 5/8, giảm 21 điểm trong 3 phiên, bình quân 1 phiên giảm 7 điểm.
Đoạn 5, tăng từ 430 điểm lên 562 điểm từ ngày 5/8 đến ngày 27/8, tăng 132 điểm trong 16 phiên, bình quân 1 phiên tăng 8,25 điểm.
Đoạn 6, giảm từ 562 điểm xuống 539 điểm từ ngày 27/8 đến ngày 29/8, giảm 23 điểm trong 2 phiên, bình quân 1 phiên giảm 11,5 điểm.
Đoạn 7, tăng từ 539,1 điểm lên 555 điểm trong 1 phiên ngày 3/9, tăng 16,04 điểm.
Tính từ 20/6 đến ngày 3/9, có 51 phiên, bình quân một đoạn có trên 7 phiên. Có 4 đoạn tăng với 40 phiên, bình quân mỗi đoạn tăng có 10 phiên; điểm tăng của 4 đoạn này là 293 điểm, bình quân một phiên tăng trên 7,3 điểm. Có 3 đoạn giảm với 11 phiên, bình quân mỗi đoạn giảm có gần 4 phiên; điểm giảm của 3 đoạn này là 104 điểm, bình quân một phiên giảm gần 9,5 điểm.
Đáy của đoạn giảm sau đều cao hơn đáy của đoạn giảm trước; đỉnh của đoạn tăng sau nhìn chung cao hơn đỉnh của đoạn tăng trước. Như vậy, tăng điểm đã nhiều hơn giảm điểm cả về số đoạn (4/3), số phiên (40/11), tổng số điểm (293/104); nhờ vậy mà tính chung 51 phiên qua, VN - Index vẫn tăng 189 điểm; nhưng số điểm bình quân một phiên, thì phiên tăng ít hơn phiên giảm (7,3/9,5).
Biểu đồ 2.1.1 – Chỉ số VnIndex từ tháng 3 đến tháng 9/2008
Tình hình khó khăn cộng với khủng hoảng tài chính thế giới khiến cho CK việt nam chưa tăng đã giảm trở lại. Hy vọng chung của nhiều nhà đầu tư là tình hình ổn định của kinh tế trong nước cùng với sự phát huy của những chính sách chống lạm phát sẽ giúp cho Thị trường chứng khoán tươi sáng hơn.
2.2 Tình hình của một số cổ phiếu tiêu biểu được đề tài chọn trước và sau lạm phát
2.2.1 Công ty cổ phần cơ điện lạnh Reetech (REE)
a) Giới thiệu công ty:
Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh được thành lập từ năm 1977, tên gọi ban đầu là Xí Nghiệp quốc doanh cơ điện lạnh thuộc sở hữu Nhà nước. Với sự năng động của ban lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty luôn được đánh giá là người đi tiên phong trong việc thực hiện các chính sách đổi mới của Nhà nước. Là doanh nghiệp đầu tiên tiến hành cổ phần hóa vào năm 1993, Công ty cũng là một trong hai doanh nghiệp đầu tiên niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2000. Tại thời điểm niêm yết, vốn điều lệ của Công ty là 150 tỷ đồng. Vốn điều lệ hiện tại là 287.142.140.000 đồng.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, lắp ráp, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa và các dịch vụ về ngành điện, điện tử, cơ khí và điện lạnh.
- Kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu các loại hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, các thiết bị lẻ, thiết bị hoàn chỉnh của ngành cơ điện lạnh.
- Mua bán và dịch vụ bảo trì máy móc cơ giới nông nghiệp gồm: xe máy thiết bị làm đường, thiết bị đào, san lấp, thiết bị xây dựng, thiết bị công nông lâm nghiệp, máy phát điện và động cơ điện.
- Đại lý ký gởi hàng hóa.
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Kinh doanh nhà ở (xây dựng, sửa chữa nhà để bán hoặc cho thuê).
- Phát triển và khai thác bất động sản.
- Hoạt động đầu tư tài chính vào các ngân hàng, công ty cổ phần.
- Dịch vụ cơ điện cho các công trình công nghiệp, thương mại và dân dụng. Sản xuất máy điều hoà không khí Reetech, sản phẩm gia dụng, tủ điện và các sản phẩm cơ khí công nghiệp.
REE là một trong hai cổ phiếu đầu tiên của Việt Nam được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 80,415,924, trong đó số nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu là 26,771,313 (33.29%). Là một cổ phiếu đầu tiên được niêm yết trên thị trường nên cổ phiếu của REE có những lợi thế nhất định so với các loại cổ phiếu cùng ngành ngề hoạt động.
b) Tình hình giá cổ phiếu của REE trước khi lạm phát:
Là công ty chuyên sản xuất và tiêu tụ các sản phẩm về thiết bị điện nên nhìn chung tình hình và khả năng tăng trưởng của công ty khá ổn định và vững chắc. Trong năm 2006 và đầu năm 2007 là khoảng thời gian mà giá cổ phiếu của REE lên tới mức đỉnh điểm và có mức ổn định nhất. Khoảng thời gian từ 30-01-2007 đến 30-03-2007 chứng kiến sự ổn định và một mức giá lý tưởng của công ty, qua đó cho thấy được sự ổn định và sự kỳ vọng của nhà đầu tư đối với công ty. Khoảng thời gian này giá cổ phiếu dao động quang mức 250.000đồng/ cổ phiếu, và giá cao nhất là 285.000đồng vào ngày 05-03-2007. Trong thời gian này, khối lượng giao dịch cũng tỷ lệ với giá cổ phiếu. Ngày 31-01-2007 chứng kiến khối lượng giao dịch lớn nhât trong thời gian với gẩn 900.000 cổ phiếu, trung bình khối lượng giao dịch trong thời gian này là 450.000 cổ phiếu. Chúng ta có thể khảo sát qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1.1 – Cổ phiếu REE từ 31/1 đến 30/3/2007
Có thể khi đạt tới giá trị cực đại thì việc đảo chiều là chuyện khó có thể tránh khỏi và điều đó là không ngoại lệ đối với REE. Khi đạt tới max là 285.000đồng/ cổ phiếu thì ngày 09-05-2007 đảo chiều nhanh chóng khi giá của ngày trước là 243.000đồng xuống 170.000đồng. Và bắt đầu từ ngày này giá của REE cứ tiếp tục giảm tuy không nhiều như lần đảo chiều đó và xoay quanh mức 140.000đồng. Trong thời gian này khối lượng giap dịch cũng giảm hẳn và đáng kể, vào ngày 09-05-2007 khối lượng giao dịch đạt gần 700.000 cổ phiếu. Chúng ta có thể tham khảo sự kiện này qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1.2 – Cổ phiếu REE từ 2/4 đến 30/7/2007
c) Tình hình giá cổ phiếu của REE trong giai đoạn lạm phát:
Trong giai đầu tiên của lạm phát REE và cũng như các mã chứng khoán khác trong suất 4 tháng giá cổ phiếu của REE đều giảm theo từng biên độ nhỏ nhưng do kéo dài nên giá của cổ phiếu lúc này chỉ còn 1/8 so với giá đỉnh. Và giá thấp nhất trong giai đoạn này là 25.000đồng. Trong giai đoạn này giá của REE đã cũng có những phiên giao dịch màu xanh khi Chính phủ có những chính sách cáp bách nhằm cứu vãn thị trường chứng khoán, cụ thể: ngày 25/03/2008 Chính phủ đưa ra các chính sách để hạn chế sự tụt dốc của VN-index xuống xa ngưỡng 500 điểm thì REE có dấu hiệu tăng trong 10 phiên dao dịch liên tiếp. Tuy nhiên sau những cố chính sách không thật đầy đủ và đồng bộ của Chính phủ thì VN-index vẫn tụt xa mốc 500 kéo theo REE tiếp tục đà giảm.
Sau tháng 8 Chính phủ công bố chỉ số CPI của tháng so với tháng 8 chỉ dưới 1% thì VN-index bắt đầu tăng và màu xanh đã xuất hiện nhiều hơn trong các giao dịch trong đó có REE. Khi VN-index lên trên 500 điểm thì cũng là lúc giá của REE đạt giá cao nhất trong thời kỳ lạm phát và cũng đạt khối lượng giao dịch lớn nhất trong giai đoạn này. Cụ thể: ngày 06-09-2008 giá đạt 52.500đồng/ cổ phiếu và khối lượng giao dịch gần 190000 cổ phiếu.
Biểu đồ cụ thể được biểu diễn dưới đây:
Biểu đồ 2.1.3 – Cổ phiếu REE từ 31/1 đến 30/5/2008
Biểu đồ 2.1.4 – Cổ phiếu REE từ 6/5 đến 30/9/2008
Chỉ số giá của REE trước và trong thời kỳ lạm phát được cụ tổng quát bằng biểu đồ sau từ năm 2007 tới hết quý II/2008.
Biểu đồ 2.1.5 – Cổ phiếu REE từ năm2007 đến hết quý II năm 2008
Giá và khối lượng mua bán cổ phiếu REE trong 1 năm vừa qua trên HOSE:
Biểu đồ 2.1.6 – Cổ phiếu REE từ tháng cuối 10/2007 – 10/2008
2.2.2 Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định (BMC)
a) Giới thiệu công ty:
Ngành nghề mà Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định đăng ký hoạt động kinh doanh là ngành khai khoáng. Chuyên ngành khia khoáng chính là khai thác, chế biến và mua bán khoáng sản từ quặng sa khoáng Titan và các loại quặng khoáng sản khác. Các hoạt động hỗ trợ, khai thác khoáng sản( trừ điều tra, thăm dò dầu khí). Kiểm tra, phân tích các loại quặng khoáng sản. Mua bán các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ khai thác và chế biến các loại khoáng sản. Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định tiền than là Công ty khoáng sản Bình Định được thành lập năm 1985. Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định vào ngày 28/ 01/ 2008 với vốn điều lệ lúc này là 14,114 tỷ đồng.
Sản phẩm chính của Công ty là Ilmentie( đóng góp hơn 80% tổng doanh thu của công ty qua các năm), nguyên liệu chính để sản xuất là bột màu Titan dioxit() và kim loại Titan. Hơn 95% sản phẩm của công ty xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc. Các khách hàng lớn của công ty là các nhà nhập khẩu quặng của nước ngoài như Kayfour Development Corporation Sdoanh nghiệp.Bhd, Qinzhou Qinnan District Jia Hua Import Export Td.,Lmt, Mineral Venture Internation Ltd (Mvi).
Đến cuối năm 2006, Bộ Công nghiệp cấp 30 giấy phép khai thác quặng Titan và ra 28 quyết định bàn giao vùng mỏ trong cả nước. Công ty cổ phần Khoáng Sản Bình Định là một trong những doanh nghiêp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến và kinh doanh sa khoáng Titan từ rất sớm so với các doanh nghiệp khác trong hiệp hội Titan Việt Nam.
Do trữ lượng mỏ có hạn (khoảng 500,000 tấn), năng suất của công ty ngày càng tăng qua các năm nên công ty gặp rủi ro lớn khi khai thác hết mỏ quặng mà vẫn chưa khảo sát được hoặc xin giấy phép khai thác tại mỏ khoáng khác. Do hơn 95% sản lượng của công ty là xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia. Nhà nước đang có chủ trương hạn chế xuất khẩu sản phẩm khô, khoáng sản, công ty có thể gặp rủi ro về chính sách nhà nước ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của công ty. Ngoài ra, do doanh thu xuất khẩu là chủ yếu nên công ty có thể gặp rủi ro về thanh toán, tỷ giá.
Ngành khai khoáng sử dụng nhiều lao động chân tay, do vậy rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với lao động của công ty là khá cao. Ngoài ra, công ty có thể gặp các rủi ro về kinh tế, luật pháp, thiên tai, hỏa hoạn, giá nguyên vật liệu đầu vào đặc biệt là xăng dầu,...Nhà máy sản xuất xỉ Titan công suất 19.000 tấn sản phẩm xỉ Titan và gang/năm tại cụm công nghiệp Cát Nhơn – Phù Cát.
Công ty niêm yết cổ phiếu ngày 28/12/2006 tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh theo Quyết định số 112/UBCK-GPNY ngày 12/12/2006 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Mã chứng khoán là BMC. Vốn điều lệ của Công ty là 82.618.200.000 đồng. Giá khởi điểm của BMC tại ngày niêm yết là 50.000đồng.
b) Tình hình cổ phiếu BMC trước lạm phát:
Trong giai đoạn 7 tháng đầu năm 2007 BMC là cổ phiếu có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong tất cả các cổ phiếu niêm yết trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong đó ấn tượng nhất có 50 phiên tăng điểm liên tục và kịch trần. Tất cả các nhà phân tích và các nhà đầu tư rất hồ hởi với sự tăng trưởng này, bên cạnh đó các nhà phân tích đang cố gắng đi tìm nguyên nhân của sự việc trên. Có một sự thật là số lượng cổ phiếu của BMC sẵn sang cho giao dịch rất nhỏ chỉ khoảng 600.000 cổ phiếu và chủ yếu là các cổ đông lớn tham gia giao dịch nên khả năng thao túng có thể xẩy ra. Trong ngày 21/5, giá cổ phiếu này đã lên tới 847.000 đồng/cổ phiếu, tạo một mức giá kỷ lục khó đánh đổ trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong thời gian này cho dù VN-index nóng lạnh thất thường thì BMC vẫn tiếp tục tăng. Nhìn chung trong giai đoạn này BMC là một hiện tượng rực sáng trên thị trường chứng khoán ( kể cả thị trường OTC).
Biểu đồ 2.2.1 – Cổ phiếu BMC từ 13/3 đến 10/7/2007
c) Tình hình cổ phiếu BMC trong giai đoạn lạm phát:
Chỉ khi kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng thì BMC mới thật sự chịu ảnh hưởng nặng nề khi giá cổ phiếu đỉnh xuống đáy là 48.000đồng/cổ phiếu quay lại với giá niêm yết chào bán là 50.000đồng/cổ phiếu. Từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 5 giá của BMC giảm từ ngưỡng 200.000đồng/ cổ phiếu xuống 50.000đồng/cổ phiếu. Khi đạt những kỳ tích ở năm 2007 thì những dự đoán và phân tích của sự thao túng của BMC dần thành hiện thực. Khi lạm phát tăng cao trong quý I,II/2008 đã làm giảm chỉ số chung VN-index khi sát xuông mức 400 điểâm là một báo động cho những cổ phiếu mà quy mô lẫn khối lượng nhỏ, trong khi đó đòi hỏi quy mô lẫn vốn để hạn chế những rủi ro thấp nhất do lạm phát gây ra và gia nhập. Bên cạnh đó, công ty Khoáng sản Bình Định bị nghi ngờ có liên quan đến vụ pha 57ha rừng có chứa Titan và bị Ủy ban Tỉnh rút giấy phép khai thác khu đất trên.
Biểu đồ 2.2.2 – Cổ phiếu BMC từ 11/3- 10/7/2008
Giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu BMC trên HOSE trong thời gian 3 tháng và 1 năm qua:
Biểu đồ 2.2.3 – Cổ phiếu BMC từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10/2008
Biểu đồ 2.2.4 – Cổ phiếu BMC từ cuối tháng 10/2007 – tháng 10/2008
2.2.3 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài GònThương Tín Sacombank (STB)
a) Giới thiệu công ty:
Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM. Sau gần 17 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:
- 5.116 tỷ đồng vốn điều lệ;
- Trên 239 chi nhánh và phòng giao dịch tại 45 tỉnh thành trong cả nước và 1 VPĐD tại Trung Quốc;
- 9.700 đại lý thuộc 250 ngân hàng tại 91 quốc gia và vùng lãnh thổ;
- Khoảng 6.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo;
- Khoảng 60.000 cổ đông đại chúng;
Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng với việc thành lập Tập đoàn tài chính Sacombank.
b) Tình hình cố phiếu trước lạm phát:
Là ngân hàng đầu tiên IPO chứng khoán và niêm yết trên sàn ngày 12/7/2006, giá cổ phiếu STB là 78.000, ngay sau đó giá cổ phiếu tăng lên hơn 80.000 và tiếp tục ổn định xung quanh mức giá 80.000đ. cũng giống như với thị trường chứng khoán trong năm đó, giá cổ phiếu STB không biến động nhiều, mà chỉ giao động nhẹ, có lúc giảm xuống 62.315 đ, nhưng không đáng kể.
Bắt đầu năm 2007 ở mức 72.575,59 đ, những tháng kế tiếp, giá CP STB tiếp tục tăng và duy trì sự ổn định. Đến ngày 24/01/2007 giá của nó là 100.000. đây cũng là thời điểm hưng thịnh của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong suốt quý 2, giá của nó duy trì ở mức cao. Giá kịch sàn của STB tại thời điểm đó là 168.778đ. tại thời điểm đó, giá cổ phiếu của khối ngành ngân hàng cũng được nhà đầu tư khá quan tâm khi có những thông tin tốt từ chính phủ.
Thời điểm quan trọng đối với cổ phiếu này là 7/6/2007. Trước đó 1 ngày, vào ngày 6/6/2207 giá của nó vẫn là 144665,83đ. Tuy nhiên ngày hôm sau chỉ còn 78.500đ. và sau đó nó bắt đầu chuỗi giảm giá. Trong quý 3, có thời điểm chỉ còn 50.883.52đ (ngày 23/8). Sau đó, tới cuối tháng 9, giá cổ phiếu tăng nhẹ lên trên 70.000đ và kết thúc năm 2007 ở mức 65.493 đ.
Biểu đồ 2.3.1 – Cổ phiếu STB từ 11/2006 đến 7/2007
c) Tình hình cổ phiếu thời kỳ lạm phát
Biểu đồ 2.3.2 – Cổ phiếu STB từ 10/2007 đến 9/2008
Hình trên là diễn biến giá của cổ phiếu STB trong 9 tháng đầu năm 2008. Bắt đầu ở mức 69.000đ/1cp vào tháng 10/2007, rồi tăng nhẹ lên 74.000đ, nhưng sau đó STB bắt đầu chu kỳ giảm giá.
Giai đoạn trước tháng 1 năm 2008, trước tình hình chung cảu thị trường, STB có giảm, nhưng vẫn duy trì ở mức trên 60.000đ. Thậm chí có những phiên giao dịch, nhờ khối lượng giao dịch lớn, mà STB đã cứu cả thị trường khỏi những phiên mất điểm. Với những báo cáo tài chính tốt cùng tính thanh khoản cao, cổ phiều STB vẫn giữ được vị trí của mình trong hạng CP Blue chip.
Thế nhưng, Cho đến ngày 30/9/2008, giá niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Sài gòn là 23.800đ/cp. Mức giá cũng giao động từ 25 đến 30.000đ/cp kể từ tháng 5 năm 2008
Biểu đồ 2.3.3 – Cổ phiếu STB từ tháng 4 đến tháng 9/2008
Cổ phiếu của Sacombank cũng như phần lớn cổ phiếu ngân hàng, chịu một áp lực từ chính sách tín dụng thắt chặt của chính phủ. Không chỉ như những cổ phiếu khác, chỉ chịu ảnh hưởng từ việc nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, đối với riêng cổ phiếu ngành ngân hàng còn chịu thêm ảnh hưởng từ việc hạn chế tín dụng và tăng lãi suất cho vay để đáp ứng mức lãi suất bắt buộc của ngân hàng trung ương. Một mặt, cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực từ nhà đầu tư, mặt khác chịu áp lực từ chỉ thị 03 của chính phủ về việc hạn chế cho vay tín dụng nên khó khăn chồng chất khó khăn cho cổ phiếu ngân hàng.
. Thực chất chu kỳ giảm của STB bắt đầu từ đầu tháng 3 năm 2008. Đó cũng là những tháng sau Tết, khi mà chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Tâm lý người tiêu dùng không tin tưởng vào độ an toàn của ngành ngân hàng do những rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Giống như phần lớn các ngân hàng trong thời kỳ thắt chặt tín dụng, Sacombank phải tăng lãi suất để thu hút đủ vốn cho việc mua tín phiếu bắt buộc từ NHNN. Việc tăng lãi suất đầu vào đồng nghĩa với việc tăng lãi suất cho vay. Như vậy mức độ rủi ro đối với các ngân hàng tăng lên. Tâm lý nhà đầu tư sẽ e dè trong việc lựa chọn cổ phiếu hơn. Nếu như trước đó với bảng Quyết toán tài sản và bảng kết quả hoạt động kinh doanh hấp dẫn, STB thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư, thì sau đó những rủi oc hung của thị trường gây nên tâm lý chung cho những người đã sở hữu nó. Hệ lụy của vấn đề là cp bị bán tháo, dẫn đến giá CK giảm mạnh.
Đầu tháng 9 cổ phiếu STB có tăng nhẹ. Nhưng trong thời điểm khủng hoảng tài chính hiện nay, giá cổ phiếu STB tiếp tục giảm.
Dưới đây là giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu STB trên HOSE trong 1 năm qua:
Biểu đồ 2.3.4 – Cổ phiếu STB từ cuối tháng 10/2007 – tháng 10/2008
2.2.4 Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT
a) Giới thiệu công ty:
Thành lập từ ngày 13/09/1988, FPT đã liên tục phát triển, Năm 2006 doanh số toàn FPT đạt 11.693 tỷ đồng (tương đương 730 triệu USD), tăng trưởng 42.40% so với năm 2005. Lợi nhuận trước thuế FPT đạt 606 tỷ đồng, tăng 77% so với năm 2005 và đạt 110% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng tăng 60% và đạt 109% kế hoạch. Mức Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ / Vốn điều lệ bình quân đạt 80%, cao hơn so với kế hoạch 2006 là 9.38%.
FPT hoạt động trên nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin, nhưng doanh số chủ yếu từ kinh doanh thương mại máy điện thoại và máy tính. Gần đây, FPT tham gia nhiều lĩnh vực khác nhau như bất động sản, bán lẻ, giáo dục và tài chính.
b) Tình hình cố phiếu trước lạm phát:
Là công ty đi đầu và là công ty đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh về Công nghệ Viễn thông nên FPT có cả giá trị lẫn thương hiệu rất lớn tại thị trường trong nước. Trong giai đoạn này giá của FPT luôn ở mức giá cao so với giá trị thực tại của nó, với một thời gian dài từ tháng 1 đên tháng 3-2007 giá của FPT dao động quanh ngưỡng 600.000đồng/ cổ phiếu và cao nhất là 665.000đồng/ cổ phiếu. Và ngày 13- 07-2007 được coi là một ngày đáng nhớ của cổ phiếu FPT khi các cổ đông nước ngoài ào ạt đặt lệnh bán với tổng khối lượng gần 1 triệu cổ phiếu sau một thời gian không có dấu hiệu hồi phục, điều này đã kéo theo một hệ quả của sự giảm giá nghiêm trọng nhất trong lịch sử cổ phiếu FPT. Có thể nói đây là một dấu hiệu cho một giai đoạn đi xuống FPT và thực tế cho thấy giá cổ phiếu FPT chỉ còn 217.000đồng/ cổ phiếu vào ngày 04-08-2007, đây là giá thấp nhất của FPT trong suốt 8 tháng đầu năm 2007.
Biểu đồ 2.4.1 – Cổ phiếu FPT từ 30/1 đến 25/4/2007
c) Tình hình cổ phiếu thời kỳ lạm phát
Sau ngày lịch sử của cổ phiếu FPT, giá của cổ phiếu vẫn trên đà giảm giá khi tình trạng lạm phát diễn ra đồng bộ và lan rộng ra tất cả các mặt hàng tiêu dung. Qua biểu đồ dưới đây chúng ta có thể thấy được giá của FPT từ tháng 10/ 2007 tới tháng 06/ 2008 liên tiếp giảm và xuống đáy, đến cuối tháng 6 giá trị của FPT chỉ còn 1/10 so với 1 năm trước.
Biểu đồ 2.4.2 – Cổ phiếu FPT từ 30/8/2007 đến 27/6/2008
Sau khi chỉ số giá tiêu dùng tháng tháng 8 có dấu hiệu giảm mạnh so với các tháng trước đã tạo niềm tin mạnh mẽ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khả năng VN-index có thể quay lại mốc 550 điểm đã làm cho giá cổ phiếu FPT tăng mạnh trong những giao dịch này, cụ thể giá cổ phiếu FPT đã đạt giá trị cao nhất trong thời gian lạm phát mạnh là 133.000đồng/ cổ phiếu vào đầu tháng 9. Tuy nhiên trong cũng trong tháng 9, sau khi có sự hồi phục mạnh mẽ của VN-index có phần chững lại và dao động quanh mốc 500 điểm cũng làm giá cổ phiếu FPT dao động quanh giá 100.000đồng/ cổ phiếu.
Biểu đồ 2.4.3 – Cổ phiếu FPT từ 1/7 đến 29/9/2008
Dưới đây là giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu FPT trong suốt 1 năm qua
Biểu đồ 2. 4.4 – Cổ phiếu FPT từ cuối tháng 10/2007 đến 10/2008
2.2.5 Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM)
a) Giới thiệu công ty:
Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VINAMILK) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm. Vinamilk hiện là thương hiệu sữa hàng đầu VN với tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm, có vốn điều lệ 1.590 tỷ đồng. Ngoài sữa và các sản phẩm từ sữa, công ty này còn kinh doanh nước giải khát và công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất, nguyên liệu... và còn là nhà kinh doanh, môi giới cho thuê bất động sản, kho bến bãi...
Ngày 18/10/2003, Vinamilk bán đấu giá lần thứ 1 với 720,000 cổ phần thành công thông qua công ty chứng khoán BSC. Ngày 17/02/2005, Vinamilk bán đấu giá lần thứ 2 với 1,827,000 cổ phần thông qua công ty chứng khoán BSC. Ngày 29/11/2005, Vinamilk bán đấu giá lần thứ 3 với 1,663,000 cổ phần tại VSE.
Ngày 19/1/2006, cổ phiếu Công ty sữa VN Vinamilk (mã chứng khoán VNM) chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch của Trung tâm Chứng khoán TP. HCM với giá khớp lệnh trong phiên giao dịch đầu tiên là 53.000 đồng/cổ phiếu.. Số lượng cổ phiếu đưa vào giao dịch là 159 triệu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, tổng giá trị cổ phiếu niêm yết theo mệnh giá là 1.590 tỷ đồng.
b) Tình hình cố phiếu trước lạm phát:
Bắt đầu ở mức 53.000đ, VNM nhanh chóng tăng giá giai đoạn sau đó. Và đến ngày 14/04/2006 giá Cp VNM đã là 102.000đ. 4 tháng sau đó, với sự thử thách của thị trường, VNM giảm nhẹ. Nhưng từ tháng 8, VNM bắt đầu bình ổn và tăng nhẹ. Giai đoạn cao nhất mà VNM đạt được là ngày 27/02/2007 với giá 212.000đ. So với nhiều “ông lớn” khác thì VNM vẫn duy trì được giá khá ổn định trong năm 2007. Đó là do liên tiếp những báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thành công.
c) Tình hình cổ phiếu sau lạm phát
Không tránh khỏi số phận như những cổ phiếu khác, mặc dù bắt đầu năm 2008 với mức giá 166.000 đ, nhưng ngay sau đó VNM tiếp tục giảm. và cụ thể là tháng 6/2008, giá VNM chỉ còn 93.400đ. biến động thất thường của VNM thực tế bắt đầu từ tháng 3( tức là cũng từ sau chỉ thị 03). Giai đoạn sau đó tăng giảm rất thất thường, nhưng không vượt qua mức 120.000đ.
Trong tháng 9 vừa qua, khi những tin tức xấu từ thị trường sữa, cổ phiếu VNM tiếp tục giao động mạnh. Nhưng sau khi chứng minh được sự an toàn thì giá VNM bình ổn, thậm chí còn tăng trong những ngày qua
Biểu đồ 2.5.1 – Cổ phiếu VNM từ 22/9 đến 30/9/2008
Giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu VNM trong 3 tháng cũng như 1 năm qua:
Biểu đồ 2.5.2 – Cổ phiếu VNM từ cuối tháng 7 đến tháng 10/2008
Biểu đồ 2.5.3 – Cổ phiếu VNM từ cuối tháng 10/2007 đến 10/2008
2.3 Nhận định về ảnh hưởng của lạm phát đối với các loại chứng khoán này
Theo xu hướng chung của những nhà đầu tư, trong giai đoạn đầu, những cổ phiếu thuộc hàng Bluechip được giới đầu tư quan tâm thường xuyên. Tuy nhiên, chỉ sau khi thị trường chứng khoán về đúng với thực tế của nó thì dòng cổ phiếu này cũng là loại bị rớt giá thê thảm nhất.
Trong nhóm cổ phiếu được nghiên cứu, đứng đầu bảng về sự trượt giá có lẽ là FPT, tuy nhiên, xét trên phương diện ảnh hưởng của lạm phát thì STB là chịu áp lực nhiều nhất. Đó là do STB thuộc khối ngành ngân hàng, đối tượng chính chịu ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tín dụng từ chính phủ. Không chỉ do tâm lý chung của thị trường mà còn chịu áp lực từ việc phải thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát. Lạm phát làm cho nhiều nhà đầu tư e ngại đối với những cổ phiếu của khối tài chính, chính tâm lý dè dặt đó làm cho cổ phiếu của STB thêm ế ẩm. Mặc dù chính sách chia cổ tức cùng với những bảng báo cáo tài chính khá khả quan nhưng cũng không đủ sức lôi kéo nhà đầu tư.
BMC lại là một minh chứng cho việc bong bóng của thị trường. Có lẽ do đặc thù của tính chất ngành nghề kinh doanh mà BMC được định giá cao như vậy. Những tưởng BMC sẽ thoát khỏi cơn bão này, nhưng nó chính là cổ phiếu làm nhà đầu tư thất vọng nhất. Tình hình lạm phát đã ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, làm cho tình hình tài chính của công ty không được như trước. Tuy nhiên, trên sàn giao dịch thì BMC vẫn giữ một khối lượng giao dịch khá lớn.
Có lẽ mức giảm giá ít nhất trong 5 cổ phiếu kể trên là VNM. Thống lĩnh trong ngành kinh doanh sữa, mặt khác lại là mặt hàng thiết yếu, có mức tăng trưởng tốt, VNM chỉ chịu tác động chung của toàn thị trường. Chỉ bị sụt giảm gần một nửa cho thấy VNM có một vị trí khá tốt trong tâm lý nhà đầu tư. Trong giai đoạn gần đây, trước cơn bào Menaline trong sữa, VNM vẫn giao động rất ít.
Luôn được đánh giá là anh cả trong thị trường nhưng REE lại cho thấy tính bất ổn của mình trước những rủi ro có tính hệ thống, nhất là những biến động bất lợi từ thị trường. đó cũng là một tính chất chung của những cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một năm qua với nhiều biến động không tốt từ thị trường trong nước cũng như quốc tế thử thách thị trường cũng như tâm lý nhà đầu tư Việt Nam rất nhiều. Đây chính là thời điểm đo sự hiểu biết của nhà đầu tư.
Chương 3 – Các giải pháp can thiệp vào Thị trường chứng khoán trong giai đoạn kiềm chế lạm phát
3.1 Định hướng phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới
- Tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường cả về quy mô và chất lượng hoạt động để TTCK thật sự đóng vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu niêm yết đạt khoảng 40-50% GDP vào cuối năm 2010.
- Gắn việc phát triển TTCK với thúc đẩy chuyển đổi, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và chuyển doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần.
- Mở rộng phạm vi hoạt động của TTCK có tổ chức, từng bước thu hẹp TTCK tự do nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.
3.2 Hoạt động của Thị trường chứng khoán TP.HCM
a) Quá trình hình thành phát triển:
Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết. Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với Thị trường chứng khoán thế giới, Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã chính thức được Chính phủ ký Quyết định số:599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Ngày 08/08/2007, SGDCK TP.HCM đã chính thức được khai trương.
b) Thực trạng:
QUY MÔ NIÊM YẾT THỊ TRƯỜNG HIỆN TẠI (30/10/2008)
Toàn thị trường
Cổ phiếu
Chứng chỉ
Trái phiếu
Số CK niêm yết(1 CK)
236,00
163,00
4,00
69,00
Tỉ trọng (%)
100,00
69,07
1,69
29,24
KL niêm yết(ngàn CK)
5.622.287,12
5.217.731,34
252.508,99
152.046,80
Tỉ trọng(%)
100,00
92,80
4,49
2,70
GT niêm yết(triệu đồng)
70.020.898,68
52.177.313,42
2.520.555,76
15.323.029,50
Tỉ trọng (%)
100,00
74,52
3,60
21,88
Bảng 1 – Quy mô niêm yết HoSE
Biểu đồ 3.2.1 – Tỷ trọng khối lượng niêm yết trên HoSE
Biểu đồ 3.2.2 – Tỷ trọng giá trị niêm yết trên HoSE
Trong hoạt động đối ngoại, SGDCK TP.HCM đã thực hiện ký kết nhiều Biên bản hợp tác với các SGDCK các nước trên thế giới như SGDCK Luân đôn, Thái Lan, New York(Mỹ), Malaysia, Singapore, CH Czech, Warsaw(Ba Lan),Tokyo (Nhật bản), Hồng Kông trong các lĩnh vực về hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cán bộ cho SGDCK TP.HCM, trao đổi thông tin giữa các SGDCK.
- Ngày 23/9/2008, tại Stockholm, Tập đoàn Sở Giao dịch chứng khoán NASDAQ OMX và SGDCK Tp. HCM (HOSE) đã ký kết Biên bản ghi nhớ với mục đích hỗ trợ sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đó, NASDAQ OMX sẽ sử dụng kinh nghiệm của mình nhằm tăng cường khả năng, cơ sở hạ tầng và tính thanh khoản cho HOSE và thị trường vốn Việt Nam.
3.3 Giải pháp phát triển Thị trường chứng khoán với vai trò quản lý của Nhà Nước:
- Tăng cường và phát triển hệ thống công bố thông tin nhằm đảm bảo thông tin công bố kịp thời. Giám sát việc công bố thông tin của các thành viên thị trường đảm bảo tính minh bạch, đầy đủ.
- Tăng cường công tác giám sát thị trường bằng việc hoàn thiện phần mềm giám sát để theo dõi, phát hiện giao dịch nội gián, thao túng, lũng đoạn thị trường. Tăng cường công tác thu thập thông tin tin đồn.
- Xây dựng hệ thống Công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu của thị trường và theo tiêu chuẩn quốc tế; Đồng thời tiếp tục triển khai và hoàn tất thực hiện việc giao dịch từ xa từ các Thành viên đến Sở, tiến tới việc giao dịch không sàn trong tương lai.
- Đề xuất các chính sách hợp lý để thị trường chứng khoán phát triển bền vững, thu hút mọi nguồn lực trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
- Tiếp tục ký biên bản hợp tác với các SGDCK trên thế giới; Đồng thời tổ chức và thực hiện các nội dung trong các Biên bản hợp tác đã ký, đặc biệt phối hợp với các SGDCK tổ chức thực việc niêm yết chéo giữa các thị trường.
- Phạm vi và mức độ hiệu quả quản lý của Nhà nước chưa tương xứng với mức độ phát triển của TTCK. Theo số liệu hiện nay, có 4.000 công ty đại chúng của Nhà nước nhưng mới chỉ có trên 1.000 doanh nghiệp đăng ký với UBCKNN, trong đó có trên 300 DN đã niêm yết trên TTCK tập trung. Nói cách khác, hiệu lực của các quy định về giao dịch, chuyển nhượng chứng khoán của Nhà nước mới tác động đến khoảng 1/10 DN, vì vậy các quy định về phát hành huy động vốn mới tác động đến 25% DN đại chúng. Như vậy, thị trường tự do còn quá lớn dẫn đến hiệu quả của các chính sách quản lý Nhà nước còn thấp, là nguyên nhân làm cho TTCK nói chung còn thiếu minh bạch và phát triển thiếu bền vững. Do vậy, trọng tâm chiến lược của Chính phủ đối với TTCK là phải xác lập phạm vi quản lý Nhà nước đối với thị trường thông qua biện pháp phát triển nhanh và mạnh thị trường có tổ chức và thu hẹp phạm vi của thị trường tự do. Một mặt, sử dụng hiệu quả và nâng cấp hai thị trường TP.HCM và HN xứng tầm để thúc đẩy và phát triển các DN niêm yết. Mặt khác, Nhà nước cần có những giải pháp mạnh để buộc các DN do Nhà nước sở hữu vốn lên sàn. Đây sẽ là đòn bẩy thúc đẩy thị trường phát triển mạnh mẽ hơn.
- Cần có sự đánh giá lại chiến lược phát triển dài hạn của thị trường và điều kiện hoạt động để từ đó đẩy mạnh lộ trình phát triển của TTCK. Trong thời gian tới, các nhu cầu về thị trường mới như thị trường tương lai, thị trường quyền chọn, thị trường hàng hóa… sẽ phát triển, cần có sự đầu tư quy hoạch để chủ động phát triển theo định hướng của Chính phủ
- Cần sớm xác định mô hình cổ phần hóa Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Trung tâm GDCK Hà Nội, tạo bình đẳng trong hoạt động kinh doanh nhằm đề cao vai trò của các thành viên tham gia thị trường, góp phần thúc đẩy TTCK phát triển theo như thông lệ quốc tế.
- Ngoài ra, Chính phủ cũng nên xem xét và hạn chế việc thành lập thêm các công ty chứng khoán trong giai đoạn hiện nay.
- Chính phủ nên tạm thời tiếp tục hoãn chưa đánh thuế thu nhập đối với lĩnh vực này để khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào Thị Trường Chứng Khoán.
- Khuyến khích các tổ chức định mức tín nhiệm tham gia thị trường. Trước mắt là cho phép các tổ chức định mức tín nhiệm nước ngoài cung cấp dịch vụ định mức tín nhiệm tại Việt Nam, tiến tới cho phép thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm Việt Nam.
3.4 Giải pháp cho các doanh nghiệp phát hành chứng khoán trong giai đoạn lạm phát:
- Điều quan trọng nhất để ứng phó với tình hình là phải phân tích, dự báo, nhận dạng đúng và đưa ra các giải pháp linh hoạt. Có thể thành lập một hội đồng “phản ứng nhanh”, gồm các cán bộ quản lý được trang bị kiến thức và kỹ năng quản trị rủi ro để ứng phó linh hoạt với những biến động của thị trường
- Doanh nghiệp chỉ nên thực hiện đầu tư vào những mục tiêu cụ thể nhất, chắc chắn nhất. Việc cần làm lúc này là đẩy mạnh sản xuất hàng hóa để thu được tiền về.
- Doanh nghiệp nên tìm cách phát huy nội lực, nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí.
- Thực hiện công khai, minh bạch tài chính; thông qua các bản cáo bạch tài chính để giữ niềm tin và thu hút vốn trên thị trường chứng khoán.
- Trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp cần có chính sách sử dụng lợi nhuận sau thuế hợp lý để duy trì nguồn vốn sản xuất kinh doanh cũng như giữ chân các cổ đông hay nói cách khác doanh nghiệp phải cân đối giữa 2 ưu tiên là giữ lại lợi nhuận để tiếp tục đầu tư hoặc duy trì tính hấp dẫn của cổ phiếu thông qua chi trả cổ tức.
3.5 Giải pháp cho các nhà đầu tư
Một nhà đầu tư có thể dựa vào tất cả các nhóm chỉ số để đánh giá hiệu quả của chứng khoán đã được đề cập ở chương 1 của đề tài này; dựa vào 1 nhóm nào đó trong các nhóm chỉ số đó; dựa vào một vài chỉ số nhất định ở các nhóm khác nhau hay thậm chí chỉ lựa chọn theo cảm tính. Trong khi tìm hiểu, các nhà đầu tư sẽ phải đứng trước rất nhiều phương pháp lựa chọn chứng khoán khác nhau và không ít người cảm thấy bối rối trước lời khuyên của các chuyên gia.
Trong những điều kiện phát triển bình thường của nền kinh tế, việc quyết định đầu tư đã không dễ dàng, vậy đầu tư trong bối cảnh lạm phát, nên hay không nên? Đây là một câu hỏi khó cho nhiều nhà đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên với sự phân tích và quan sát tốt vẫn có câu trả lời thỏa đáng.
- Khi Thị Trường Chứng Khoán bùng nổ ở Việt Nam, có rất nhiều nhà đầu tư có hiểu biết rất ít nhưng lại có những giấc mộng làm giàu dễ dàng và nhanh chóng nhờ Thị Trường Chứng Khoán, chính vì vậy, đa số những nhà đầu tư như vậy đã có được bài học thích đáng trong giai đoạn khó khăn vừa qua. Chính vì thế, để “đừng chết vì thiếu hiểu biết” thì có 1 kiến thức nhất định về chứng khoán, về Thị Trường Chứng Khoán là điều cần thiết như việc nhà đầu tư cần phải hiếu rõ những sản phẩm của công ty, công ty chế tạo những sản phẩm gì, phục vụ trong lĩnh vực nào.
- Thị trường chứng khoán suy giảm trong bối cảnh lạm phát cao nhưng những ngành sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu cuộc sống lại tăng trưởng mạnh bất kể Thị trường chứng khoán liên tục suy giảm. Cổ phiếu các ngành như lương thực thực phẩm, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng tương đối tốt, đặc biệt các doanh nghiệp đầu ngành là tăng trưởng mạnh nhất. Vì thế, nếu một nhà đầu tư muốn tiếp tục đầu tư vào Thị Trường Chứng Khoán nhưng không muốn quá mạo hiểm thì giải pháp là hãy đầu tư vào các công ty đầu ngành lương thực phẩm, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng thiết yếu, cho nên ngay cả trong tình hình lạm phát thì VNM không phải là một lựa chọn tồi.
- Tại thị trường Việt Nam hiện nay, các cổ phiếu ngành khai khoáng (như BMC, PVD, MCV … ) cũng là những cổ phiếu đáng được lưu tâm. Hầu hết các công ty trong ngành này đều đang ở vị thế "độc quyền" trong một phạm vi nhất định nào đó.( Đơn cử như BMC, công ty này gần như độc quyền trong việc khai thác titan tại tỉnh Bình Định, một tài nguyên được đánh giá là có mức lợi nhuận hấp dẫn và khai thác dễ hơn là gỗ.)
- Nhà đầu tư nên mua những cổ phiếu được những tổ chức đầu tư lớn sở hữu. Nên tìm hiểu có bao nhiêu quỹ đầu tư, ngân hàng và các tổ chức khác đã mua cổ phiếu ấy. Hãy tập hợp tất cả những điều đó vào một cuốn sổ nhỏ và nhớ cập nhật chúng nếu có thể. Các tổ chức tài chính hàng đầu đều phải phân tích cơ bản rất kỹ trước khi mua một cổ phiếu nào đó vì vậy việc học tập theo họ cũng là 1 cách làm tăng tính an toàn của danh mục đầu tư.
- Trong năm 2007, các nhà đầu tư sẵn sàng mua các cổ phiếu có P/E rất cao (20 – 25) nhưng trong giai đoạn hiện nay, lời khuyên là các nhà đầu tư nên chọn công ty có ROE cao. Các công ty có tỷ suất lãi gộp càng cao càng tốt, khoảng 20% trở lên, mua ở mức giá hợp lý với P/E ≤ 8.
- Ngoài giá của chứng khoán thì khối lượng giao dịch là 1 điểm đáng lưu tâm. Khối lượng giao dịch của cổ phiếu mỗi ngày hay mỗi tuần là một trong những công cụ quan trọng để hiểu sức ép cung cầu một cách chính xác. Chính vì vậy trong các báo cáo hàng ngày về giá của thị trường luôn đi kèm với khối lượng giao dịch. Nếu cổ phiếu của đang tăng giá với một sự gia tăng khối lượng giao dịch đây là một dấu hiệu đáng mừng, cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng giá, nếu cổ phiếu tăng giá lại đi kèm với một khối lượng giao dịch yếu đi, cổ phiếu sẽ không tiếp tục tăng giá nữa, nếu cổ phiếu giảm giá mà khối lượng giao dịch cũng giảm theo, đây là một dấu hiệu cho thấy không có sự bán ra nữa, cổ phiếu sẽ ngưng giảm giá. Tuy không phải luôn đúng, nhưng những nguyên tắc này khá hợp lý nếu được xem xét trong những khoảng thời gian thật ngắn, từng giờ, từng ngày, nếu xem xét chúng trong khoảng thời gian dài sẽ không được chính xác lắm, và lại chứng chỉ chính xác trong những thị trường lệnh thị mua bán tức thời.
- Vẫn biết “không nên bỏ tất cả trứng vào một rổ” nhưng biết rất nhiều thứ mà không chuyên thứ nào quả thật rất khó thành công trong bất cứ lĩnh vực nào, kể cả đầu tư. Rõ ràng càng phân tán ra nhiều thì lại càng ít nắm rõ được từng lĩnh vực đầu tư. Thực tế nhà đầu tư không nên phân bố danh mục đầu tư quá rộng. Chỉ cần tập trung đầu tư vào một vài lĩnh vực mà chúng ta biết rõ và theo dõi được cặn kẽ. Đa dạng hóa danh mục là điều hợp lý, nhưng đừng nên lạm dụng. Luôn đặt mục tiêu sẽ sở hữu bao nhiêu loại cổ phiếu và tuân thủ nghiêm túc mục tiêu đó. Nhà tỷ phú lừng danh Warren Buffett từng nói : “Hãy thực tế khi xác định đâu là lĩnh vực mình thông thạo. Cố gắng định ra cái gì ta có thể hiểu biết đến nơi đến chốn, dừng lại ở đó, quên hết mọi thứ khác đi ”
- Trong vòng một hoặc hai năm đầu, khi còn đang trong giai đoạn học hỏi đầu tư, tốt nhất nên đầu tư bằng tiền của mình. Với một vài năm kinh nghiệm, một kế hoạch rõ ràng và những quy tắc mua - bán chặt chẽ, lúc đó nhà đầu tư có thể cân nhắc tới việc mua với tỷ lệ ký quỹ (sử dụng tiền vay từ công ty chứng khoán để mua thêm cổ phiếu). Nhưng trong giai đoạn thực tế hiện nay, nhà đầu tư nên dừng lập tức việc sử dụng tỷ lệ ký quỹ và giữ càng nhiều tiền mặt càng tốt. Bởi khi toàn bộ thị trường đi xuống và cổ phiếu của bắt đầu mất giá, so với việc đầu tư bằng tiền của mình, thì vốn đầu tư ban đầu của bạn sẽ mất nhanh hơn nếu sử dụng vốn vay. Đừng quên bất cứ cái gì nhân zero cũng thành zero. Dù bạn có thắng nhiều nhưng nếu vay mượn quá mức hoặc làm điều gì đó mà khả năng thắng cuộc là zero thì sẽ mất tất cả.
- Trong giai đoạn như hiện nay, nếu giá cổ phiếu rớt 8% từ giá mua ban đầu, nhà đầu tư có thể bán chúng đi để cắt giảm thua lỗ, bằng cách này nhà đầu tư đã mua một hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ bản thân. Nhà đầu tư sẽ dễ dàng bị những thua lỗ trầm trọng khi không làm gì trong trường hợp này. Nếu bất ngờ chúng tăng giá trở lại, đừng tiếc nuối và hoang mang, hãy coi 8% ấy như phí bảo vệ để tránh khỏi sự khủng hoảng đang lan rộng trên toàn thế giới và chưa ai có thể dự đoán trước được điều gì.
PHẦN 3 – KẾT LUẬN
Lạm phát đã ảnh hưởng tới cả Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam và tới chứng khoán của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên, những sự thay đổi này vẫn chưa thể hiện đúng mức độ của nó. Bởi nếu như ở các nước khác trên thế giới, một khi giá chứng khoán trên thị trường đã giảm mạnh thì chắc hẳn doanh nghiệp phải đang làm ăn thua lỗ và đứng trên bờ vực phá sản. Nhưng thực tế ở Việt Nam thì lại không phải như vậy, trong thời gian xảy ra lạm phát, giá chứng khoán đã giảm mạnh thì cả 5 doanh nghiệp được đem ra phân tích vẫn có tình hình hoạt động kinh doanh tốt. Do ở nước ta, thị trường chứng khoán chưa thực sự là thước đo tình hình hoạt động của doanh nghiệp nên những diễn biến từ Thị Trường Chứng Khoán chưa tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến doanh nghiệp như các nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi Việt Nam phát triển đúng theo những quy luật kinh tế khách quan thì mỗi biến động trên Thị Trường Chứng Khoán sẽ phản ánh chính xác tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp và mỗi thay đổi trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ làm thay đổi giá trị của doanh nghiệp trên Thị Trường Chứng Khoán.
Với tổng vốn hóa trên thị trường hiện nay chiếm 25,7% GDP, bình quân vốn giao dịch mỗi ngày khoảng 631 tỷ đồng, Thị trường chứng khoán ngày càng thể hiện vị thế và vai trò là kênh huy động vốn quan trọng để Nhà nước và các Doanh nghiệp đại chúng huy động nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để Thị trường chứng khoán phát triển bền vững và vượt qua những khó khăn ngắn hạn trong giai đoạn lạm phát tăng cao, diễn biến thị trường tài chính thế giới khó lường như hiện nay, các Cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có những điều chỉnh linh hoạt và tầm nhìn mang tính chiến lược đối với thị trường. Các Doanh nghiệp phải căn cứ vào nội lực cũng như những diễn biến trên thị trường để có những giải pháp sản xuất, kinh doanh thích hợp; vượt qua được tình hình khó khăn hiện nay, thì doanh nghiệp sẽ lớn mạnh. Môi nhà đầu tư đều mong muốn quyết định của mình khi đầu tư là đúng đắn và mang về càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Vì vậy các nhà đầu tư cần tình táo lựa chọn rồi ra quyết định.
PHẦN 4 – TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Chứng khoán do Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/6/2006.
2. PGS. TS Phan Thị Cúc, Giáo trình Tài chính tiền tệ, 2007.
3. TS. Nguyễn Minh Tuấn, Th.S Trần Nguyễn Minh Ái, Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Lao Động Xã Hội, 2006.
4. PGS. TS Nguyễn Văn Công, Nguyên lý kinh tế học vĩ mô, NXB Lao Động, 2006.
5. PGS.TS Phan Thị Cúc, TS. Nguyễn Trung Trực, CH. Từ Thị Hoàng Lan (đồng chủ biên), Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng khoán, 2008.
6. Các báo cáo tài chính quý, năm của Công ty cổ phần sữa Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định, Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT, Công ty cổ phần cơ điện lạnh Reetech.
7. Các báo: Thời báo kinh tế Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài Gòn (Saigon Times),
8. Tài liệu từ các website:
- Uỷ ban chứng khoán nhà nước: www.ssc.gov.vn
- Sở GDCK TP.HCM www.hsx.vn
Và các website khác như: www.chungkhoan360.vn; www.tvsi.com.vn; www.sanotc.com; , v.v…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- (chungkhoan)-CK03.doc