Đề tài Ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Giả thuyết nghiên cứu 7. Khung lý thuyết Nội dung chính Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận 1.2. Những khái niệm công cụ 1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu Chương 2: ảnh hưởng của việc bàn giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương 2.1. Việc làm của người dân xã ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp 2.2. Mức sống của các gia đình sau khi bàn giao đất cho địa phương 2.3. Xu hướng cơ cấu việc làm của người dân xã ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp trong thời gian tới Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận 2. Khuyến nghị PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở nước ta hiện nay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ tại hầu hết các các địa phương. Đời sống người dân cũng từ đó được cải thiện và nâng cao một cách đáng kể. Hải Dương cũng là một trong số những tỉnh như vậy. Tỉnh Hải Dương thuộc thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh. Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông phân bố hợp lý. Trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh , huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài. Ngày nay, Hải Dương đang phát triển một cách mạnh mẽ về kinh tế với những khu công nghiệp thu hút những nguồn vốn lớn từ nước ngoài. Các chủ đầu tư khu công nghiệp đã đầu tư 165 tỷ đồng, chiếm 28% tổng dự toán kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp. Trong đó khu công nghiệp Nam Sách tại xã Ái Quốc và Nam Đồng (Nam Sách), sau hơn một năm xây dựng hạ tầng đã đầu tư 70 tỷ đồng, đạt gần 87% tổng vốn đầu tư bao gồm chi phí đền bù, san lấp mặt bằng, xây dựng các hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng, thoát nước, xử lý nước thải Công ty TNHH đầu tư và phát triển Nam Quang( Hải Dương) là chủ đầu tư đã tích cực vận động, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước vào thuê đất. Đến nay, KCN Nam Sách đã cho thuê đựợc gần 35,5ha chiếm hơn 80% diện tích đất đầu tư xây dựng nhà máy trong KCN. Nhiều doanh nghiệp đã và đang xây dựng nhà máy, lắp đặt thiết bị để sản xuất, kinh doanh sản phẩm may mặc, dệt, da giầy; các sản phẩm chế biến nông, lâm sản và các ngành nghề khác. Sự xuất hiện các khu công nghiệp tại địa phương sẽ gây ra những tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương nói chung và với người dân nói riêng. Đặc biệt sự kiện chuyển giao đất để xây dưng các khu công nghiệp sẽ tạo nên những ảnh hưởng quan trọng tới cơ cấu ngành nghề của vùng. Xuất phát từ những điều đó, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu : “Ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” để có thể hiểu sâu hơn nữa về những thay đổi trong cơ cấu ngành nghề của vùng sau khi có sự kiện chuyển giao đất. Từ kết quả nghiên cứu, tôi mong muốn giúp chính quyền địa phương sẽ có những chính sách hỗ trợ cũng như điều chỉnh phù hợp với cơ cấu nghề nghiệp tại địa phương góp phần giải quyết vấn đề việc làm của người dân sau khi tiến hành chuyển giao đất. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1 Ý nghĩa khoa học : Nghiên cứu góp phần làm sang tỏ một số lý thuyết của xã hội học đại cương như lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết cơ cấu chức năng, lý thuyết di động xã hội và một số lý thuyết khác trong các chuyên ngành xã hội học kinh tế, xã hội học lao động Nghiên cứu đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học và lý thuyết xã hội học vào việc nghiên cứu, lý giải một cách khoa học những hiện tượng, những biến đổi trong cơ cấu việc làm của địa phương sau khi có sự kiện chuyển giao đất.Kết quả nghiên cứu giúp tìm hiểu quy luật biến đổi trong cơ cấu ngành nghề của vùng; trên cơ sở đó đề ra những chính sách, những tác động phù hợp với sự phát triển của quy luật đó. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà quản lý có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về thực trạng ngành nghề của địa phương sau khi chuyển giao đất. Từ đó có những thay đổi về mặt nhận thức và định hướng cho người dân tại địa phương những công việc phù hợp với thực tế sau khi đã bàn giao đất. Nghiên cứu còn góp phần giúp cho các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành có liên quan, các cơ quan Nhà nước có những chính sách nhằm nâng cao nhận thức cũng như trình độ kỹ năng cho người dân đáp ứng yêu cầu về chất lượng của nguồn nhân lực hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và xu hướng việc làm của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương , chúng tôi đề xuất các giải pháp làm cơ sở tham khảo cho các nhà quản lý nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm cho người dân sau chuyển giao đất. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu : Tìm hiểu ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới việc làm của các hộ gia đình và sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề của xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những bất cập về nghề nghiệp cũng như đảm bảo đời sống cho người dân ngày một tốt hơn, đồng thời giúp tháo gỡ những hậu quả từ việc thu hồi đất . Nhằm tiến tới mục tiêu xây dựng một xã hội nông thôn đáp ứng được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu : - Tìm hiểu những ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới đời sống của người dân về thu nhập, mức sống, số nhân khẩu, - Phân tích những ảnh hưởng của bàn giao đất tới việc biến đổi cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. - Tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế những tiêu cực sau khi chuyển giao đất. - Đề xuất những biện pháp nhằm tạo việc làm mới cho người dân điạ phương. - Khắc phục những hệ quả tiêu cực mới phát sinh sau khi tiến hành bàn giao đất như các tệ nạn xã hội : ma tuý, mại dâm, trộm cắp, cờ bạc 4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Ảnh hưởng của việc bàn giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. 4.2 Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu của đề tài: Những hộ gia đình ở xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. 4.3 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Tại 6 thôn : Tiền Trung, Độc Lập, Tiến Đạt, Vũ Thượng, Vũ Xá và Ngọc Trì thuộc xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 20/4/2007 – 12/5/2007. 5.Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành những quan sát sau : - Quan sát những ngành nghề hiện có của địa phương. - Quan sát số lượng lao động trong các ngành nghề đó. - Quan sát những ngành nghề thu hút nhiều lao động tham gia. - Quan sát thái độ của người dân đối với các chính sách hỗ trợ, tạo việc làm của chính quyền địa phương. 5.2 Phương pháp phỏng vẫn sâu: Ngoài những câu hỏi trong bảng hỏi, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 5 đối tượng có trình độ học vấn, giới tính, lứa tuổi khác nhau để thu thập thông tin về các ngành nghề tại địa phương sau khi chuyển giao đất cho các khu công nghiệp. Cụ thể là hiện trạng nghề nghiệp của người dân địa phương, các ngành nghề hiện có, tìm hiểu thái độ người dân đối với các chính sách hỗ trợ tạo việc làm của Nhà nước . 5 đối tượng trong phỏng vấn sâu đều là những người thuộc diện phải thu hồi đất , họ có trình độ học vấn là trung học cơ sở và trung học phổ thông; việc làm chủ yếu của những người này sau khi bị thu hồi đất là buôn bán nhỏ hoặc tiếp tục làm nông nghiệp, đây cũng được coi là những nghề chủ yếu của người dân địa phương. 5.3 Phương pháp phân tích tài liệu: Trong quá trình nghiên cứu này chúng tôi đã đọc và phân tích những tài liệu và báo cáo của UBND xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương và đặc biệt là báo cáo của các thôn được tiến hành nghiên cứu. Bên cạnh đó là những báo cáo, số liệu đã được công bố trên các tạp chí, sách báo, các trang web điện tử để bổ sung những thông tin mà các phương pháp khác còn thiếu.

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sửa chữa ô tô, xe máy, sản xuất gạch không nung. Tổng giá trị nhành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trong năm đạt được 16 tỷ đồng, tăng 2% so với kế hoạch tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Xã Ái Quốc là một địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi, tiêu thụ hàng hoá nhanh, phát triển các ngành nghề phần lớn đạt giá trị cao. Trong xã có 493 hộ làm nghề kinh doanh dịch vụ ở trung tâm xã, trên các trục đường 5A và 183 và 2 chợ tiền Trung và chợ Mét; các nghề như thương nghiệp, giải khát, quán ăn, vận tải ô tô, tàu thuyền, công nông, xe ôm, bốc dỡ. Riêng đối với dịch vụ kinh doanh nhà trọ thì đây đựơc coi là một trong những dịch vụ phát triển nhanh trên địa bàn. Theo số liệu tại địa phương thì chỉ riêng trên địa bàn thôn Tiền Trung đã có tới hơn 100 hộ cho thuê nhà trọ gấp 4-5 lần so với trước khi có sự xuất hiện các khu công nghiệp tại địa phương ( trước đây cũng tại thôn này thì số lượng hộ dân cho thuê trọ chỉ có khoảng trên dưới 20 gia đình ).Ngoài ra các ngành nghề như hàng xay sát, nấu rượu, bún, bánh…đem lại nguồn thu về dịch vụ 19,9 tỷ đồng tăng 4,8% so với kế hoạch và tăng so với năm 2006 là 21,4%. Theo quan điểm của tác giả thuyết cơ cấu chức năng : “Các địa vị, vị trí xã hội luôn được phân chia phù hợp với năng lực của từng cá nhân. Các công việc nặng nhọc và thu nhập thấp thường được đảm nhận bởi những người xuất thân trong những điều kiện thấp và không có trình độ, họ thường phải đảm nhận những công việc nặng nhọc không đòi hỏi phải được “đào tạo”. Đó là những nghề lao động tự do như thợ xây, bán hàng rong, đồng nát.…số lượng người này chiếm 13,0% những người được hỏi. Tóm lại do không còn nhiều đất canh tác nên số người làm nông nghiệp đã giảm đi khá nhiều. Phần lớn trong số họ chuyển sang buôn bán, làm thợ thủ công, công nhân hoặc làm các nghề lao động tự do. Vậy sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề có diễn ra đồng bộ và các cơ hội nghề nghiệp có đến với tất cả mọi người dân mất đất với giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, cấu trúc và mức sống gia đình khác nhau là như nhau không ? Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này theo cơ cấu giới tính, chúng tôi nhận thấy rằng Bảng 3: Tương quan giữa giới tính và nghề nghiệp của người được hỏi Nghề nghiệp Nghề nghiệp hiện nay của người trả lời Giới tính người trả lời Nữ (%) Nam (%) Nông nghiệp 44,7 40,4 Tiểu thủ công nghiệp 0,4 2,2 Buôn bán nhỏ 18,7 8,5 Cán bộ viên chức 6,4 7,4 Doanh nhân 0 0,3 Công nhân 7,3 7,7 Lao động tự do 7,7 19,5 Học sinh 0 0,1 Nghề khác 14,5 13,7 Không trả lời 0,2 0 Tổng 100 100 (Khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) Bảng số liệu trên cho thấy nghề buôn bán có sự khác biệt trong tương quan giữa hai giới; có tới 18,7% nữ giới được hỏi làm buôn bán, dịch vụ trong khi đó chỉ có 8,5% nam giới làm nghề này. Như đã nói ở trên, buôn bán là nghề phù hợp với khả năng của nhiều người; từ những người buôn thúng bán mẹt đến những người mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ. Tuy vậy nó vẫn có sự phân công rõ ràng về giới trong nghề này, nữ giới sẽ có những ưu thế nhất định trong ngành nghề này bởi buôn bán hay kinh doanh luon đòi hỏi một sự nhanh nhậy, linh hoạt, mềm dẻo mà đây được coi là những điểm mạnh của phái nữ. Do vậy mà tất nhiên số lượng nữ giới sẽ chiếm phần nhiều hơn so với nam giới. Nhiều lĩnh vực buôn bán không đòi hỏi trình độ và vốn đầu tư lớn, chỉ cần một chút năng động nắm bắt được thị trường là người bán có thể thu lợi nhuận. Đây cũng là lý do mà ngành nghề kinh doanh buôn bán ngày càng có sức thu hút lớn đối với người dân. Áp dụng lý thuyết hành động xã hội, theo Parson, hành động lựa chọn trên của người dân là hành động dựa theo định hướng “đạt tới – có sẵn”, chủ thể hành động có định hướng, có xem xét đến những đặc điểm của bản thân như giới tính, tuổi, màu da, học vấn…. Những người dân có trình độ khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, giới tính khác nhau thì lựa chọn lĩnh vực kinh doanh khác nhau, mặt hàng kinh doanh khác nhau sao cho phù hợp với mình. Nông nghiệp vẫn là nghề được hai giới quan tâm, lựa chọn. Hàng động lựa chọn nghề nông theo M. Weber có thể được coi là hành động cổ truyền – hành động tuân thủ theo những tập quán đã được truyền lại từ nghề này sang nghề khác và được thừa nhận trong quá khứ ( nghề nông được coi là một nghề truyền thống của người nông dân từ xa xưa ) nhưng cũng có thể coi là hành động hợp lý so với mục đích – hành động thực hiện với sự cân nhắc, tính toán rằng đây là nghề đem lại thu nhập ổn định, phù hợp với trình độ, khả năng của họ. Cơ cấu giới trong nghề này là khá cân đối, bên cạnh sự cần cù khéo léo của người phụ nữ ( 44,7% ) cũng rất cần tới sự góp mặt của nam giới ( 40,4% ) với những công việc vận chuyển và sự thông minh, sáng tạo của họ. Trên thực tế, chúng ta thấy rất nhiều những tấm gương nông dân là nam giới đã chế tạo ra rất nhiều máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đạt hiệu quả cao. Công nhân và cán bộ viên chức không có sự khác biệt về giới, bởi hiện nay những ngành nghề này không đòi hỏi cũng như không ưu tiên cho riêng một đối tượng nhất định (chỉ riêng nam hoặc chỉ riêng nữ). Tuy vậy vẫn có sự chênh nhất định đối với giới nam và giới nữ trong các ngành nghề nhất định. Trong một gia đình khi cuộc sống khó khăn để lựa chọn người được đi học (học nghề) thì nam giới thường được ưu tiên hơn, quan niệm truyền thống cho rằng người con gái không cần học nhiều, nên ở nhà và làm các nghề đơn giản ( làm ruộng hay buôn bán nhỏ….) để có thời gian chăm sóc gia đình vì thế nên tỷ lệ người được hỏi làm nông nghiệp là nữ luôn cao hơn ( tuy không nhiều ) so với nam giới. Do những tư tưởng như vậy mà người con trai có nhiều cơ hội thăng tiến cao hơn, bên cạnh đó, do hạn chế về thời gian và sức khoẻ người phụ nữ cũng ít có cơ may kiếm các nghề lao động tự do bên ngoài. Vì thế mà nam giới làm nghề lao động tự do chiếm tỷ lệ cao 19,5% so với 7,7% nữ giới. Như vậy, nghề nông nghiệp, công nhân và cán bộ viên chức là những nghề thu hút sự tham gia của cả hai giới , cơ cấu giới khá cân bằng; những nghề lao động tự do, tiểu thủ công nghiệp với đặc thù nghề nghiệp đòi hỏi sức khoẻ và thời gian nên nam giới thường làm nhiều hơn, còn nữ giới thường được ưu tiên hơn với ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và không tốn nhiều thời gian như buôn bán nhỏ hay một số nghề khác…. Do đó vấn đề đặt ra là không chỉ tạo việc làm cho người lao động mà việc làm đó phải thích hợp với khả năng và đặc điểm tâm sinh lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, nâng cao năng suất lao động. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi tiến hành tìm hiểu về nghề nghiệp chính của gia đình đối với những gia đình có đất chuyển giao cho các khu công nghiệp và những hộ không. Chuyển giao đất để xây khu công nghiệp Nghề nghiệp chính của gia đình Tổng (%) Thuần nông (%) Hỗn hợp (%) Phi nông (%) Không trả lời (%) Có 15,5 55,2 28,7 0,6 100 Không 23,7 58,4 17,9 0,4 100 Bảng 4 : Tương quan giữa hộ gia đình có đất bị chuyển giao hay không với nghề nghiệp chính của gia đình (Khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) Qua bảng trên cho ta thấy những gia đình có đất chuyển giao cho các khu công nghiệp chiếm tới hơn một nửa là các gia đình hỗn hợp - 55,2% , trong khi đó các hộ gia đình là thuần nông chiếm không nhiều 15,5%. Do vậy khi tiến hành chuyển giao đất cho các khu công nghiệp thì việc làm của người dân khi được hỏi họ đều nói rằng hài lòng với công việc hiện tại của bản thân. Các hộ gia đình này không chỉ sống nhờ thu nhập từ nông nghiệp mà họ có thể phát triển thêm rất nhiều công việc để nâng cao mức sống như các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các loại hình kinh doanh dịch vụ…. Cũng tương tự như vậy những gia đình không có đất chuyển gaio cho các khu công nghiệp đa phần đều là những gia đình mà nghề nghiệp chính của họ là hỗn hợp - 58,4% . Điều đó cho thấy rằng nghề nghiệp chính của các hộ gia đình tại đây là nghề hỗn hợp - tức là bên cạnh việc phát triển nghề nông các hộ gia đình này vẫn tiếp tục làm thêm các nghề khác để tăng thêm thu nhập. Do vậy khi mà diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhiều không gây ra những ảnh hưởng lớn tới nghề nghiệp của người dân nơi đây. Kiểm định mối liên hệ này cho thấy, có sự liện hệ giữa việc chuyển giao đất để xây khu công nghiệp với nghề nghiệp chính hiện nay của các gia đình ( vì Pearson Chi – Square = 17,173 ; df = 3 ; P – Value = 0,001 < 0,05 ) nhưng mối liên hệ này là mối liên hệ yếu ( Sig = 0,001 ; Cramer’s V = 0,145 ). Tuy sự ảnh hưởng đó là không lớn nhưng đối với những hộ có đất bị chuyển giao và những hộ không có đất bị chuyển giao thì mức độ hài lòng với công việc hiện nay của họ có tương đương với nhau hay không ? Mức độ hài lòng với công việc hiện nay của người dân. Bảng 5: Tương quan giữa hộ gia đình có đất bị chuyển giao hay không với mức độ hài lòng về việc làm hiện nay (Đơn vị tính : % ) Chuyển giao đất để xây khu công nghiệp Mức độ hài lòng với việc làm hiện nay Tổng Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Không ý kiến Có 3,5 72,2 21,8 2,5 100 không 7,1 73,6 16,7 2,6 100 (Khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) Do thực tế tại địa phương đó là những gia đình có đất hay không có đất chuyển giao cho các khu công nghiệp đa số đều là những gia đình mà nghề nghiệp chính của họ là hỗn hợp do vậy mà việc chuyển giao diện tích đất nông nghiệp cho các khu công nghiệp không gây ra quá nhiều ảnh hưởng tới đời sống của họ. Vì vậy mà khi được hỏi về mức độ hài lòng về công việc hiện nay đối với nhứng gia đình có đất chuyển giao cũng như các gia đình không có đất chuyển giao họ đều có một nhận xét chung là hài lòng với công việc hiện nay, tỷ lệ này chiếm tới 72,2% và 73,6%. Với sự xuất hiện của các khu công nghiệp mới, bên cạnh việc các gia đình đều làm nhiều nghề để kiếm sống , không trông cậy vào riêng nghề nông, bên cạnh đó các khu công ngiệp ra đời tạo thêm 1 lượng lớn công an việc làm cho người dân nơi đây đồng thời kéo theo đó là rất nhiều loại hình dịch vụ phát triển kèm theo tạo điều kiện cho người dân có cơ hội mở rộng thêm nhiều ngành nghề kinh doanh dịch vụ đi kèm. Bởi vậy mà đa số người dân được hỏi cho dù là hộ có đất chuyển giao hay không đều hài lòng với công việc hiện nay của mình. Tuy vậy cũng có không nhỏ những người không hài lòng với công việc hiện nay của bản thân, điều đó đặt ra cho chính quyền địa phương cần có những chính sách hợp lý về việc làm để có thể thu hút việc làm tới tất cả người dân địa phương. Kiểm định mối liên hệ này cho thấy không tồn tại mối liên hệ giữa việc chuyển giao đất để xây dựng khu công nghiệp với mức độ hài lòng với công việc hiện nay của người dân ( Vì P – value = 0,069 > 0,05 ). Bên cạnh đó để đánh giá mức độ hài lòng với công việc hiện nay của người dân chúng tôi tiến hành tìm hiểu mức độ hài lòng của họ theo cơ cấu nghề nghiệp để nhằm có một cái nhìn toàn diện hơn : Bảng 6: Tương quan giữa nghề nghiệp chính của gia đình với mức độ hài lòng với việc làm hiện nay (Đơn vị tính : % ) Nghề nghiệp chính của gia đình Mức độ hài lòng với việc làm hiện nay Tổng Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Không ý kiến Thuần nông 4,1 68,9 23,6 3,4 100 Hỗn hợp 5,1 74,1 18,2 2,6 100 Phi nông 4,5 73 20,5 2,0 100 (Khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) Như bao vùng quê khác Hải Dương nói chung và huyện Nam Sách nói riêng đang trên đà phát triển từng bước tiến hành hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từng bước được tiến hành nhằm phù hợp với xu thế phát triển chung của vùng bên cạnh đó vẫn tiếp tục phát triển các ngành nghề truyền thống. Tạo điều kiện về việc làm cho tất cả mọi người dân có cơ hội làm việc và nâng cao mức sống gia đình. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng đa số các gia đình có nghề chính chủ yếu về nông nghiệp ( gia đình thuần nông) khi được hỏi đều cho biết họ hài lòng với việc làm hiện tại của bản thân – 68,9%. Đây được coi là một dấu hiệu khả quan cho sự phát triển kinh tế của huyện Nam Sách đồng thời nó thể hiện những chính sách của đại phương về phát triển kinh tế đặc biệt đối với ngành nghề thuần nông là hợp lý. Bởi Nam Sách được coi là một huyện tương đối phát triển của tỉnh Hải Dương về các ngành nghề phi nông như với các loại hình dịch vụ đa dạng do đặc trưng của vùng là nơi có các khu công nghiệp mới mở. Trước đây người dân của huyện sống chủ yếu bằng nghề nông do vậy khi mà một diện tích lớn đất nông nghiệp được chuyển giao cho các khu công nghiệp, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân nơi đây, tuy nhiên theo khảo sát của chúng tôi cho thấy đây lại là những ảnh hưởng tích cực tới đối với nghề nghiệp của các hộ gia đình, họ không hề bị động mà vẫn tiếp tục phát triển ngành nghề của mình theo nhiều hướng mới với sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, những gia đình hỗn hợp hay phi nông đều cho thấy sự hài lòng với công việc hiện nay của họ là khá cao lần lượt là 74,1% và 73% . Điều đó cho thấy rằng chính sách phát triển kinh tế của chính quyền địa phương là khá tốt , người dân khi được hỏi cho dù ở ngành nghề nào đều cho rằng họ hài lòng với công việc hiện nay của mình. Tuy vậy cũng còn một số không nhỏ người dân trên dưới 20% ở tất cả các ngành nghề không hài lòng với công việc hiện nay của mình. Có thể do trình độ học vấn của họ có hạn chế hoặc do số lượng công việc tại địa phương chưa đủ đáp ứng hết tất cả nhu cầu của người dân. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương cần có những nghiên cứu cụ thể để có thể tạo cơ hội cho mọi người có thể tìm kiếm những công việc phù hợp với bản thân. Kiểm định mối liên hệ này cho thấy rõ ràng không có mối liên hệ giữa mức độ hài lòng với công việc hiện nay với những nghề nghiệp chính của các hộ gia đình , những hộ thuần nông, hỗn hợp hay phi nông đều cho thấy mức độ hài lòng với công việc hiên nay của họ không có sự phân biệt rõ giữa từng ngành nghề của các hộ gia đình ( vì P – value = 0,092 > 0,05 ). 2.2. Mức sống của các gia đình sau khi bàn giao đất cho địa phương. Như đã nói ở trên đa số những người dân từ những gia đình có đất chuyển giao cho đến những gia đình không có đất chuyển giao đều rất hài lòng về công việc hiện nay của bản thân, vậy mức sống của các gia đình đó có sự thay đổi từ khi tiến hành bàn giao đất hay không ? Ta cùng xem kết quả khảo sát sau : Bảng 7: Tương quan giữa hộ gia đình có đất bị chuyển giao hay không với những thay đổi về mức sống từ năm 2003 đến nay (Đơn vị tính : % ) Chuyển giao đất để xây khu công nghiệp Thay đổi mức sống từ năm 2003 đến nay Tổng Tăng lên Giảm đi Không thay đổi Không trả lời Có 40,7 14,2 44,9 0,2 100 không 49,5 7,7 42,8 0 100 Qua bảng số liệu trên cho thấy phần nhiều những hộ gia đình có đất chuyển giao cho các khu công nghiệp cho rằng mức sống của họ không thay đổi so với trước kia - 44,9 % . Có thể giải thích cho lý do này đó là phần lớn các hộ gia đình tại huyện Nam Sách là những hộ gia đình có ngành nghề là hỗn hợp ( sự kết hợp giữa nông nghiệp và một số ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ….) do vậy khi có một diện tích đất nông nghiệp chuyển giao cho các khu công nghiệp thì nó cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới đời sống cũng như mức sống của người dân nơi đây – đây phần lớn là những gia đình làm nông nghiệp kết hợp với tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy mà khi các khu công nghiệp xuất hiện haydiện tích đất bị thu hẹp không ảnh hưởng nhiều tới mức sống của họ. Tuy vậy cũng có không ít những gia đình nhanh nhậy trong làm ăn đã tranh thủ sự thay đổi này ; họ chuyển sang các ngành nghề kinh doanh dịch vụ còn khá mới mẻ tại địa phương và nhanh chóng thu được những kết quả đáng kể. Bởi vậy mà cũng có tới 40,7% những gia đình có đất chuyển giao cho các khu công nghiệp cho rằng mức sống của gia đình họ đã tăng lên kể từ khi tiến hành giao đất cho địa phương. Còn đối với những hỗ gia đình không chuyển giao đất cho khu công nghiệp thì ngược lại. Có tới 49,5% hộ gia đình cho rằng mức sống của họ tăng lên kể từ khi có sự kiện chuyển giao đất tại địa phwong mặc dù họ không có đất trong diện chuyển giao. Điều này có thể được lý giải như sau đối với những hộ không có đất chuyển giao cho các khu công nghiệp đa phần họ đều là những hộ gia đình phi nông. Do vậy khi hiện tượng chuyển giao đất cho các khu công nghiệp diễn ra tại địa phương không gây những ảnh hưởng không tốt tới nghề nghiệp của họ mà ngược lại. Tạo điều kiện cho các gia đình này phát triển các ngành nghề kinh doanh dịch vụ hay có người thân được nhận vào làm tại các khu công nghiệp. Đời sống được cải thiện đáng kể tuy vậy vẫn có một bộ phận gia đình cho rằng mức sống của họ không thay đổi 42,8%. Đây có thể là một bộ phận gia đình vẫn sống bằng nghề truyền thống trước đây như các nghề về tiểu thủ công nghiệp hoặc do họ làm ăn không có hiệu quả, không tận dụng được những cơ hội việc làm mới đến tại địa phương. Đây được coi là vấn đề quan trọng cho các nhà chức trách địa phương trong việc nâng cao mức sống một cách đồng đều và hiệu quả đối với mỗi người dân. Kiểm định mối liên hệ này cho thấy có sự liên hệ giữa việc chuyển giao đất để xây dựng khu công nghiệp với mức sống của các hộ gia đình từ năm 2003 đến nay ( vì Pearson Chi – Square = 10,236 ; df = 3 ; P – value = 0,017 < 0,05) ; nhưng mối liên hệ này là mối liên hệ yếu ( Sig = 0,017 ; Cramer’s V = 0,112 ). 2.3. Xu hướng cơ cấu việc làm của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách. tỉnh Hải Dương sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp trong thời gian tới. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Dương có khoảng trên 80 doanh nghiệp nước ngoàim cùng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như khu: khu công nghiệp Tàu thuỷ, khu công nghiệp Nam Sách, khu công nghiệp Phú Thái, khu công nghiệp Đại An …. Và 7 công ty được Bộ lao động – thương binh xã hội giới thiệu về tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở Malaysia và Đài Loan là các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn. Các doanh nghiệp tư nhân nằm trên địa bàn huyện cũng được đầu tư hình thành, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua khảo sát chúng tôi thấy được rằng bên cạnh 72,6% người cho rằng họ hài lòng với việc làm hiện nay còn có 20,1% người không hài lòng. Do đó cơ cấu nghề nghiệp, việc làm của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương có thể sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới. Qua điều tra, có tới 59,5% người được hỏi có ý định chuyển nghề Bảng 8 : Tương quan ý định chuyển nghề và tuổi (Đơn vị tính : % ) Dưới 35 tuổi 36 – 45 tuổi 46 – 55 tuổi Trên 55 tuổi Có ý định chuyển nghề 81,8 54,2 58,5 57,1 Không có ý định chuyển nghề 18,2 45,8 41,5 42,9 (Khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) Phần lớn những người trong độ tuổi dưới 35 có ý định chuyển nghề (81,8%). Lực lượng lao động này có nhiều ưu điểm một bộ phận đã được qua đào tạo có chuyên môn tay nghề, nhanh nhẹn, tích cực học hỏi, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, nhanh nhạy năms bắt cái mới, luôn sáng tạo. Qua điều tra cho thấy có khá nhiều người tronónos này chưa có việc làm, họ luôn mong có việc làm để thoát khỏi tình trạng hiện nay. Hơn nữa ở độ tuổi này cơ hội với họ là rất nhiều nên rất ít người có ý định chỉ làm một nghề ngay từ ban đầu. Đến độ tuổi 36 – 45 với sức ép từ phía gia đình, phải lo lắng cho cả gia đình nên mặc dù công việc phù hợp với khả năng, sở thích của mình nhưng không đảm bảo được cho cuộc sống thì họ vẫn phải tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn. Do đó có tới 54,2% số người trong độ tuổi này có ý định chuyển nghề. Bảng 9: Tương quan giới tính và ý định chuyển nghề (Đơn vị tính : %) Nữ Nam Có ý định chuyển nghề 56,5 44,6 Không có ý định chuyển nghề 43,5 55,4 (Khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) Số người muốn chuyển nghề và không muốn chuyển nghề qua cơ cấu giới tại địa phương là khá ngang bằng nhau. Tuy vậy số lượng nữ giới muốn chuyển nghề cao hơn so với nam giới. Nguyên nhân là ở chỗ tại địa phương đa số phụ nữ làm nghề nông hoặc các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp do vậy khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp và các ngành nghề thủ công không còn phát triển. Đòi hỏi giới nữ phải có nhu cầu thay đổi nghề nghiệp nhằm tăng thu nhập cho gia đình và hạn chế bớt thời gian rỗi. Bảng 10 : Tương quan nghề nghiệp hiện nay với ý định chuyển nghề (Đơn vị tính : % ) Có chuyển nghề Không chuyển nghề Nông nghiệp 32,3 43,5 Thủ công nghiệp 1,6 1,2 Buôn bán nhỏ 14,5 14,2 Cán bộ viên chức 4,8 7,0 Doanh nhân 0 0,1 Công nhân 14,5 6,9 Lao động tự do 16,1 12,7 Học sinh 0 0,1 Nghề khác 16,2 14,1 Không trả lời 0 0,2 Tổng 100 100 (Khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) Do sự kiện bàn giao đất cho các khu công nghiệp khiến cho diện tích đất nông nghiệp tại địa phương giảm xuống đáng kể là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho có tới 32,3% những người làm nông nghiệp có ý định chuyển nghề. Tuy vậy ý định này chỉ là từ phía những người có diện tích đất nông nghiệp phải bàn giao cho địa phương trong khi đó cũng có khá nhiều hộ không nằm trong diện phải bàn giao đất do vậy mà những gia đình này vẫn muốn tiếp túc với nghề truyền thống từ xưa ( 43,5% ). Nghề buôn bán phù hợp với nhiều người nhưng do tính chất không ổn định, nhiều người không may mắn trong kinh doanh nên số người muốn chuyển nghề và số người không muốn chuyển nghề là ngang nhau 14,5% và 14,2% . Cũng tương tự như thủ công nghiệp do đây là một ngành nghề không đem lại thu nhập cao cho người dân xong cũng vẫn có thể sống nhờ nghề này do vậy mà ở nghề này số người có ý định chuyển nghề và không có ý định chuyển là ngang bằng nhau. Còn với những ngưòi là lao động tự do, do công việc của họ mang tính chất tạm thời, thời vụ vì vậy mà họ luôn luôn muốn được chuyển nghề để nhằm tìm một công việc bền lâu hơn (16,1%); tuy vậy cũng có nhiều công việc mang lại thu nhập khá và không bị bó hẹp về thời gian do vậy cũng có khá nhiều người không muốn thay đổi công việc này (14,1%). * Lý do chuyển nghề : Qua khảo sát tại các thôn thuộc xã Ái Quốc, huyện Nam Sách cho thấy phần đông những người có ý định chuyển nghề đều vì lý do không đảm bảo kinh tế, thu nhập thấp ( Tiến Đạt : 43,7%, Vũ Xá : 65,8%, Vũ Thượng : 47,8%.....). Theo đánh giá của N.D.K ( Nam, 37T, phó thôn ): “Với lại tâm lí chung là nhà nào cũng muốn phát triển hơn, không ai muốn nghèo khổ mãi, thế nên tìm mọi cách để tăng thu nhập…Làm ruộng thì cũng tốt nhưng chưa chắc giàu được đâu…Thì do muốn tăng thu nhập thôi em ạ, với lại khi ấy vừa mới nhận được tiền đền bù đất thế nên anh chị quyết định đầu tư cho buôn bán luôn, anh chị đang còn trẻ, không thể dậm chân tại chỗ mãi được, phải vươn lên chứ”; chiếm chưa tới 10% là lý do hoàn cảnh gia đình, trong khi đó lý do thiếu đất chiếm tới hơn 30% tại các thôn. Đây được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng trong việc chuyển đổi nghề nghiệp tại địa phương. “Người dân mất đất rồi lại chẳng phải quay ra tìm cách khác mà sống” . ( nam, 51t, buôn bán )”.. C ó 46,3% người buôn bán; 52,9% cán bộ viên chức; 65,8% công nhân; 75,4% lao động tự do; 83,3% những người làm nghề thủ công nghiệp đều cho rằng họ phải chuyển sang các nghề khác do diện tích đất canh tác bị thu hẹp . “tính đến nửa làng mất ruộng, trước dân chỉ trông chờ vào cây lúa, bây giò không còn ruộng thì phải đổi nghề thôi” * Nghề nghiệp định chuyển : Đa số ngành nghề được chuyển đổi tại địa phương là những nghề về kinh doanh dịch vụ, buôn bán, xuất phát từ hoàn cảnh cũng như nhu cầu thực tế của địa phương “ nhiều chứ! Người thì đi làm thêm, chạy chợ, kinh doanh, buôn bán, xe ôm.” . Có tới 30,6% người có ý định chuyển nghề muốn chuyển sang làm buôn bán; 39,7% chuyển làm công nhân và 23,1% muốn làm thợ thủ công. Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng công nhân và thợ thủ công vẫn được mọi người lựa chọn vì ngoài sự khéo léo, người lao động có trình độ có thể nắm bắt và sử dụng sáng tạo những kỹ thuật được đào tạo thì vẫn có thể có vị trí cao trong nghề. Buôn bán không chỉ là khả năng thích ứng với thị trường mà còn có một chút may mắn trong làm ăn. Nghề buôn bán phù hợp với rất nhiều người dân nên vẫn có 30,6% người được hỏi muốn thử sức mình với nghề này. Nghề này được cả hai giới lựa chọn trong đó giới nữ vẫn chiếm số lượng nhiều hơn 28,4% nữ - 16,7% nam . Bên cạnh đó cả nam và nữ đều có xu hướng lựa chọn làm công nhân trong thời gian tới : 37,3% ( nam ) và 42,6% ( nữ ). Bên cạnh đó các nghề như lao động tự do, thủ công nghiệp…. được nam giới khá quan tâm chiếm tới 15% và 10,3%. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận : Thông qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kết luận sau Cùng với sự phát triển chung ngày càng đi lên của tỉnh Hải Dương , nền kinh tế của huyện Nam Sách cũng đang từng bước được cải thiện. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể cùng với nó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các khu công nghiệp đã có những tác động không nhỏ tới cơ cấu nghề nghiệp từ đó đem lại những kết quả nhất định về kinh tế tại địa phương Với những kết quả thực nghiệm cụ thể cùng với những đánh giá định lượng là cơ sở để chúng tôi đi đến khẳng định nghề nông vẫn là một nghề tương đối phổ biến tại địa phương với số lượng người dân sống bằng nghề này vẫn rất lớn chiếm tới 42,8% những người được hỏi, điều đó để thấy rằng trước sự phát triển không ngừng của các ngành nghề cũ và mới nghề nông vẫn tìm được chỗ đứng cho riêng mình trong đời sống kinh tế của người dân .Bên cạnh đó là sự phát triển không ngừng của các ngành nghề khác có ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự xuất hiện của các khu công nghiệp mới với những nghề như : công nhân, cán bộ viên chức, lao động tự do, kinh doanh buôn bán…… Mô hình này đang ngày càng tiếp tục phát triển rất mạnh mẽ tại địa phương , thu hút một số lượng không nhỏ lực lượng lao động, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn người dân lao động đang có nhu cầu lớn về việc làm. Số lượng những người làm các nghề này chư thực sự lớn nhưng trong tương lai chắc chắn đây sẽ là những ngành nghề rất phát triển. Nó thể hiện rất rõ thông qua số lượng người làm nghề này tăng lên theo từng thời kỳ mà chúng tôi đã chứng minh rõ trong các phần trước. Đây là những ngành nghề cụ thể đang và sẽ tiếp tục rất phát triển tại địa phương bên cạnh sự phát triển đi lên nói chung của các ngành nghề phi nông trong thời gian hiện tại và sắp tới. 2. Khuyến nghị : - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng thâm canh, chuyển đổi cây trồng, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác đối với diện tích đất nông nghiệp còn lại. - Tập trung giải pháp để giải quyết vấn đề lao động việc làm. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân dạy nghề, truyền nghề tạo ra nhiều nghề và việc làm mới tại địa phương gắn cơ sở sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kết hợp các hình thức tổ chức “ dịch vụ dạy nghề gắn với việc làm”, tích cực huy động cho vay vốn và các chính sách ưu đãi của tỉnh. - Có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi, đáp ứng được sự phát triển các ngành nghề tại địa phương và là cơ sở hình thành nhiều ngành nghề mới trong sự phát triển của đô thị. Trong đó, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tại chỗ đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống. - Nhà nước có chính sách ưu tiên cho người mất ruộng, tạo điều kiện cho họ có việc làm phù hợp, hỗ trợ người nông dân để họ chuyển nghề, tạo điều kiện cho học nghề, nhanh chóng hoà nhập với công việc mới và thích nghi với sự phát triển đô thị. - Có những chính sách vay vốn với lãi suất thấp, thủ tục vay vốn thuận tiện để người dân đầu tư vào sản xuất, ưu tiên cho các gia đình khó khăn, khuyến khích cá hộ gia đình làm giàu chính đáng, có thu nhập cao. Phỏng vấn số 1 Họ và tên người được phỏng vấn: Đỗ Văn Sung Giới tính: Nam Tuổi: 51 Nghề nghiệp: Buôn bán Học vấn: THCS Số con: 4 Thời gian phỏng vấn: 16h30 ngày 4-5-07 Địa điểm pv: Tại cửa hàng Người PV: Trịnh Thị Ngọc Lan 1.H: Cháu chào bác ạ, hàng quán có vẻ bán chạy bác nhỉ? Đ: Thường thôi cháu ạ, tầm tối này công nhân đi làm về thì họ mua nhiều thôi, chứ ban ngày chẳng có mấy đâu, bác chỉ bán mấy thứ linh tinh thôi mà. 2. H: Cửa hàng này nhà bác mở lâu chưa ạ? Đ: Cũng lâu rồi cháu ạ, trước đây nhà bác còn bán cả thức ăn chăn nuôi nữa kia, nhưng mà dạo gần đây dịch bệnh nhiều, cũng ít người mua nên thôi, bây giờ bác chỉ bán hoa quả và bánh kẹo,…thôi. 3.H:Hiện nay ngoài buôn bán ra nhà bác có còn làm thêm gì nữa không ạ? Đ: Có, nhà bác còn cho thuê nhà trọ, diện tích đất ở nhà bác rộng nên bác đầu tư xây nhà trọ cho thuê, cho công nhân ở mấy công ty ngoài này thuê là chính ấy mà, với lại nhà bác còn ít ruộng nữa… 4.H: Nhà bác làm nhiều nghề thế này thì chắc là thu nhập khá lắm nhỉ? Đ: Ừ, nói chung là khá hơn so với trước. 5.H: Bác có nói là nhà bác có làm ruộng, vậy so với năm 2003, việc làm ruộng của gia đình bác như thế nào ạ? Đ: Ôi, trước đây ruộng nhà bác rộng lắm cháu ạ, hơn một mẫu cơ mà, nhưng mà bây giờ chỉ còn có hơn một sào thôi, không đáng kể, chủ yếu là làm lấy thóc ăn là chính ấy mà. 6.H: Vậy là nhà bác cũng chuyển giao đất cho khu công nghiệp ạ? Đ: Ừ, nhà bác chuyển giao gần một mẫu, được bồi thường gần 80 triệu 7. H: Vậy số tiền bồi thường ấy gia đình bác sử dụng như thế nào ạ? Đ: Ừ thì một phần đầu tư cho con đi học, một phần thì đầu tư xây dựng nhà trọ, trước đây khu nhà trọ của bác chưa được như thế này đâu, gần đây nhà bác mới vay tiền để xây thêm mấy phòng mới nữa, cái quán này cũng vừa mới sửa sang lại thôi… 8. H: Vậy số tiền để đầu tư như thế chủ yếu từ tiền đền bù ạ? Đ: Đâu có, tiền bồi thường đất nhà bác đã sử dụng hết từ đợt xây nhà trọ thứ nhất rồi, mấy phòng trọ mới xây với cái quán này toàn bộ là tiền đi vay đấy. 9.H: Bác vay của ai a? Đ: Chủ yếu là từ anh em họ hàng thôi cháu ạ. 10.H: Trước đây thu nhập chính của nhà bác là từ nguồn nào ạ? Đ: Trước đây chủ yếu từ làm ruộng thôi, buôn bán này chỉ là phụ thêm thôi. Nhà bác đất ruộng nhiều nên thu nhập cũng khá, bác chẳng nghĩ là sẽ làm nghề gì khác từ làm ruộng cả. 11. H: VẬy thu nhập hiện nay của gia đình bác như thế nào ạ? Đ: Nói chung cũng may là nhà bác cũng có điều kiện nên khi mất đẩt rồi cũng không ảnh hưởng nặng nè nhiều lắm như những gia đình khác, hai bác hiện nay vẫn còn làm ruộng mặc dù còn rất ít đất thôi. Có thể nói thu nhập hiện nay so với trước phát triển hơn vì nhà bác hiện chỉ phải nuôi 1 con học đai học, 3 con lớn đã tốt nghiệp đại học và có việc làm, nên việc chi phí cũng nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra thu nhập từ cho thuê nhà trọ cũng khá ổn định, mỗi phòng nhà bác cho thuê với giá trung bình là 2 trăm nghìn/tháng,…Nói chung là thu nhập khá ổn định. 12.H: VẬy ban đầu khi chuyển đổi nghề từ làm ruộng sang buôn bán và cho thuê nhà trọ, bác có gặp nhiều khó khăn không ạ? Đ: Những năm trước, khi vừa mới chuyển giao ruộng xong nhà bác cũng vất vả lắm, bác gái phải làm việc và lo lắng nên người gầy yếu lắm. Nói gì xa, nhìn cơ ngơi nhà bác hiện giờ thế này thôi nhưng mà chủ yếu là tiền đi vay cả đấy. Với lại thu nhập từ cho thuê nhà trọ ổn định thật nhưng mà tính ra ít nhất cũng phải 5-6 năm mới thu hồi hết vốn và có lãi. 13. H: VẬy tại sao gia đình bác lại chọn hình thức kinh doanh này? Đ: THì chủ yếu là do hai bác bây giờ già rồi, con cái khi ấy lại mấy đứa đang đi học đại học, trước đây nhà bác có chọn loại hình chăn nuôi cơ, nhưng mà chăn nuôi thì thu nhập thất thường, nếu có dịch bệnh thì coi như lỗ to, mà đất nhà ở của bác lại rộng thế nên kinh doanh nhà trọ coi như là hình thức đầu tư lâu dài vậy. 14. H: Ở đây có nhiều nhà xây nhà trọ cho thuê không bác? Đ: Riêng trong thôn này cũng mấy chục nhà cho thuê nhà trọ rồi, vì từ khi khu công nghiệp xây dựng, dân ở xa về đây làm việc nên nhu cầu thuê nhà trọ tăng lên. 15: H: Vậy là nhà bác nắm bắt đúng xu thế rồi còn gì ạ?(Cười) Đ: Xu thế gì đâu cháu, bây giờ muốn tăng thu nhập nên tìm mọi cách mà kiếm tiền thôi, cháu biết đấy, gần như nửa làng này mất ruộng, mọi người mà không cố gắng tìm việc, kiếm tiền thì lấy đâu cái mà ăn. 16.H:Theo bác đánh giá, ở xã mình hiện nay tình hình thay đổi nghề nghiệp việc làm như thế nào ạ? Đ: Người dân mất đất rồi lại chẳng phải quay ra tìm cách khác mà sống, ở đây cả người mất ruộng lẫn còn ruộng hầu như đều phải làm thêm ngoài nghề chính ra, nhu thế mới có tiền được. Ở đây trẻ thì đi làm ở khu công nghiệp, hoặc đi làm ăn xa ở các tỉnh, còn những người có tuổi rồi thì hoặc là lấy tiền đền bù đất gủi ngân hàng lấy lãi ăn dần, hoặc phải lao đi mà làm thuê thôi, vất vả lắm cháu ạ, nhất là những gia đình còn có con trong độ tuổi đi học, chi phí tốn kém vô cùng, mà bây giờ thì đụng đến cái gì cũng tiền,thế nên khổ lắm…Với người nông dân không có nỗi đau nào hơn nỗi đau mất ruộng cháu ạ! 17.H: Dạ vâng thưa bác, nghĩa là sau khi chuyển giao đất người dân địa phương mình gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề việc làm ạ? Theo bác thì nguyên nhân nào chủ yếu dẫn đến người dân chuyển đổi nghề nghiệp ạ? Đ: Chung qui chỉ là do mất ruộng thôi 18.H: Vậy ngòai những gia đình mất ruộng ra thì những gia đình khác trong xã có chuyển đổi nghề không ạ? Đ: Có chứ, bây giờ chả mấy ai trông chờ vào ruộng nữa đâu, phải làm thêm mới có tiền chứ, ở làng này nhiều nhà chăn nuôi lớn lắm, kinh tế của họ khá phát triển lắm đấy, họ còn xây dựng cả bể Biôga, vừa vệ sinh vừa tiết kiệm chất đốt. 19.H: Xã mình có nhiều người đi làm ăn xa không hả bác? Đ: Nhiều chứ, nhưng chủ yếu là đi các xã lân cận thôi, còn đi làm ăn trong miền nam hoặc các tỉnh khác thì bác cũng không rõ. 20.H: Bác có hài lòng với công việc hiện tại không ạ? Đ: Có, bác hài lòng, bây giờ là tương đối ổn định rồi! 21.Nếu có thể, bác có muốn chuyển đổi nghề nghiệp nữa không ạ? Đ: Không, thế này là được rồi, hai bác có tuổi rồi nên không muốn thay đổi nữa. 22.H: Cháu nghe nói các anh, chị nhà bác học rất giỏi đúng không ạ, này xưa khi còn học cấp III, hai bác có định hướng nghề gì cho anh chị không ạ? Đ: Có, bác mong các con có nghề nghiệp ổn định trong nhà nước, như vậy thu nhập mới ổn định, mấy đứa nó cũng chăm chỉ và học giỏi, có đứa còn vào thẳng đại học đấy; nhà bác có bốn con, đứa nào cũng học đại học hết. 23. H: Như vậy thì bác hạnh phúc quá còn gì ạ. Cám ơn bác đã giúp cháu hoàn thành cuộc phỏng vấn ạ. Phỏng vấn số 2 Họ và tên người được phỏng vấn: Nguyễn Duy Khương Giới tính: Nam Tuổi: 37 Nghề nghiệp: Phó thôn Học vấn: THCS Số con: 2 Thời gian phỏng vấn:15g ngày 5-5-07 Địa điểm pv: Tại nhà Người PV: Trịnh Thị Ngọc Lan 1.H:Chào anh ạ, anh vừa đi đâu về ạ? Đ: Chào em, anh vừa mới đưa hàng ra cho chị, chị nhà anh bán hoa quả ở ngã tư ấy! 2.H:Thế ạ, thế chị bán hoa quả được lâu chưa hả anh? Đ: CẢ hai vợ chồng anh mới làm nghề này cách đây 4-5 năm thôi em ạ 3.H: Thế ngoài bán hoa quả ra, anh chị có còn nghề khác không ạ? Đ: Có chứ, nhà anh còn làm ruộng nữa 4.H: Thế anh chị có chăn nuôi gì không ạ? Đ: Không nhà anh từ trước đến giờ không chăn nuôi gì cả. 5.H: Thế nhà anh chị có phải chuyển giao đất cho việc xây dựng khu công nghiệp không ạ? Đ: Có, nhà anh chuyển giao 1sào7, còn lại một ít ruộng nhà anh vẫn trồng lúa, được bồi thường 13 triệu, thế là anh chị bàn nhau quay sang đầu tư cho buôn bán hoa quả. 6.H: Thế hiện giờ thu nhập chính của anh chị từ đâu ạ? Đ: THu nhập chính nhà anh là từ việc buôn bán hoa quả , mỗi năm trung bình khoảng trên dưới 20 triệu, ngoài ra còn làm ruộng nữa nhưng cũng không đáng kể. 7.H: VẬy trước đây nhà anh chủ yếu là làm nông nghiệp đúng không ạ? Đ: Đúng, trước hai vợ chồng anh chỉ làm ruộng thôi. 8.H: TẠi sao anh chị lại chuyển đổi nghề nghiệp ạ? Đ: Thì do muốn tăng thu nhập thôi em ạ, với lại khi ấy vừa mới nhận được tiền đền bù đất thế nên anh chị quyết định đầu tư cho buôn bán luôn, anh chị đang còn trẻ, không thể dậm chân tại chỗ mãi được, phải vươn lên chứ! 9.H: Thế so với trước đây, bây giờ thu nhập của anh chị như thế nào? Đ: Hơn trước nhiều chứ em, trước chỉ trông chờ vào ruộng, giờ thu nhập khá hơn nhiều. 10.H: Ở mình có nhiều nhà chuyển đổi nghề nghiệp như anh chị không ạ? Đ: Có, nhiều em ạ, bây giờ cơ hội cho mọi người chuyển đổi việc làm nhiều em ạ, nhiều nhà họ quay sang buôn bán hoặc làm thuê, nói chung là thu nhập khá hơn trước em ạ… 11.H: Theo anh thì tại sao mọi người lại chuyển đổi nghề nghiệp nhiều như vậy? Đ: Một phần do hoàn cảnh em ạ, em tính đến nửa làng mất ruộng, trước dân chỉ trông chờ vào cây lúa, bây giò không còn ruộng thì phải đổi nghề thôi. Với lại tâm lí chung là nhà nào cũng muốn phát triển hơn, không ai muốn nghèo khổ mãi, thế nên tìm mọi cách để tăng thu nhập…Làm ruộng thì cũng tốt nhưng chưa chắc giàu được đâu… 12.H: Xã mình có nhiều người đi làm thuê không ạ? Đ: Đông lắm em ạ, chủ yếu là những nhà mất ruộng ấy. 13. H: Vậy họ thường làm gì? Đ: Làm thuê công ty, xí nghiệp, làm thợ xây, thợ phụ, phu hồ…Tùy từng lứa tuổi 14.H: Họ thường làm trong làng ạ? Đ: cũng tùy, có người phải đi xa, tùy theo công việc nữa, chỗ nào nhiều việc thì họ đi 15.H: VẬy số nhà quay sang buôn bán như anh chị có nhiều không ạ? Đ: Cũng nhiều, nói chung là đủ mọi phương thức, việc làm, miễn sao là có thu nhập. 16.H: Vậy theo anh thấy thu nhập của những gia đình chuyển đổi nghề nghiệp việc làm như thế nào ạ? Đ: Anh nghĩ là tốt hơn trước. 17.H: Vậy theo anh khó khăn khi chuyển đổi nghề là gì ạ? Đ: Chủ yếu là vốn thôi em ạ, nếu có vốn làm ăn thì chắc chắn hơn, với lại với người dân thì do hạn chế về kiến thức, tay nghề nên cũng khó khăn. 18.H: Ngoài ra còn khó khăn gì nữa không ạ? Đ: Có lẽ còn tùy vào điều kiện từng nhà nữa em ạ, có nhà có điều kiện, có nhà thì không, thế nên ai cũng phải cố gắng làm thôi em ạ! 19.H:Anh có hài lòng với công việc hiện tại không ạ? Đ: Anh hài lòng 20.H: Có cơ hội anh có muốn chuyển đổi nghề khác không ạ? Đ: Không, có lẽ thế này là được rồi! 21.H: Anh chị có định hướng gì cho con mình chưa ạ? Đ: HAi đứa con trai nhà anh đang còn bé nên anh cũng chưa có định hướng rõ rệt gì, nhưng mà anh mong cho cả hai đứa đều học tốt, sau này trưởng thành có công ăn việc làm ổn định trong cơ quan nhà nước càng tốt, bố mẹ nào chẳng mong con cái mình thành đạt hở em. Dạ vâng cám ơn anh ạ! Phỏng vấn số 3 Họ và tên người được phỏng vấn: Chú Nguyên . Giới: Nam Tuổi : 45 Nghề : nông nghiệp Học vấn: THCS Thờu gian: 16h – 16h 45 ngày 2/5/2007 Địa điểm phỏng vấn: Thôn Tiến Đạt Người phỏng vấn: Nguyễn Thị Mai Nội dung phỏng vấn Hỏi: Nhà chú phải chuyển giao cho khu CN mấy sào ruộng ạ ? Đáp:Trước kia nhà chú có 6 sào với 2 sào đấu thầu.Sau khi chuyển giao chú mất hết. Bây giờ chỉ trông chờ vào mấy sào ao đấu thầu của hợp tác xã thôi.Vất vả lắm. Hỏi : Trước 2004 chú lamg nghề gì ạ? Đáp: Trước kia có ruộng thì chú cấy lúa.Bây giờ mất hết chú chuyển hẳn sang chăn nuôi còn cô đi làm thuê. Hỏi: So với cấy lúa chú thấy nghề này thế nào ạ? Đáp: Cũng hơn cấy lúa được một tí nhưng bấp bênh lắm.Có khi đầu tư cả đống tiền nhưng có dịch cúm hay lở mồm long móng là mất gía. Cô làm thuê cũng chẳng ăn thua mà vất vả lắm cháu ạ.Bây giờ mình quá tuổI vào các khu CN nên chỉ làm những công việc như bốc vác rẫy cỏ thôi. Hỏi: Ngoài chăn nuôi chú có làm thêm nghề gì nữa không ạ? Đáp : Không, thế này cũng đủ vất vả rồi. Khi nào có thờI gian rảnh chú cũng đi làm thuê như cô. Hỏi: Chú có định mở rộng quy mô chăn nuôi không ạ? Đáp: Làm gì có vốn mà mở. Trước kia có it tiền đền bù chú đầu tư hết vào đây rồI. Với lại nhà chú có 2 đứa ăn học cũng tốn kém lắm.Mộp đứa học dân lập dướI Hải Phòng mỗi thãng cũng phải mất 1 triệu vớI nó, lại còn đứa ở nhà nữa chứ. Hỏi : Vì sao chú lại chọn nghề chăn nuôi mà không pahỉ nghề khác? Đáp: Thì cháu bảo bây giờ quá tuổI vào các khu CN, làm thuê bên ngoài thi bấp bênh lắm. Với lại cô đã đi làm nhưng thu nhập chẳng đáng là bao, ngày có việc ngày không. Mình trình độ không có thì chỉ có bỏ sức đi làm thuê thôi.Lúc bán ruộng mấy chục triệu tiền đền bù chú đầu tư hết vào chăn nuôi. Hỏi Thu nhập từ chăn nuôi có khá không chú? Đáp: Nó cũng tuỳ,năm vừa rồi chú chẳng thu được là bao,tất cả được có hơn 10 triệu đủ cho đứa lớn ăn học. Hỏi: Cô đi làm như thế có vất vả không chú? Đáp: Cũng vất vì sức đàn bà mà. Nhưng chẳng biết làm nghề gì bây giờ.Buôn bán có phảI ai cũng làm được đâu, phải có duyên bán hàng cơ. Hỏi : Cô đi làm là do bạn bè giới thiệu hay là tự tìm việc ạ? Đáp : Thì cứ ra đó ai thuê gì thù làm đấy.Bây giờ không có việc để c ho mình chọn được đồng nào hay đồng nấy. Hỏi : Sắp tới chú có định chuyển sang nghề gì mớI không ạ? Đáp : Không , bây giờ khó khăn lắm người thì đông việc thì khó.Không biết cứ đà này ngườI dân biết làn gì để sống.( thở dài). Hỏi : Chú thấy ở địa phương mình ngườI ta chuyển nghề có đông không ạ? Đáp : Hầu như là chuyển, làm gí có ruộng mà không chuyển, bọn thanh niên ngườI ta còn nhận vào công ty chứ như tuổI chú chỉ có đi làm thuê thôi. Hỏi : NgườI ta thường làm nghề gì ạ? Đáp : Ở trong làng thì một số ngườI chuyển sang chăn nuôi như nhà chú, một số thì đi xây đi phụ hồ, rồi thì là đi bốc vác cho công ty Tám Lợi. Hỏi: Có bắng cấy lúa không chú? Đáp : không bằng. Cháu bảo bây giờ hạt thóc cũng phải đi đong , không đi làm là chết đói. Hỏi: Chú có nhận xét hay kiến nghị gì với chính quyền không ạ ? Đáp : Chú chỉ mong sao nhà nước tạo nhiều công ăn viêc làm phù hợp ổn định cho những người dân mất ruộng không cứ thế này thì chết dở. Cháu xin chân thành cảm ơn chú ! Phỏng vấn số 4 Người được phỏng vấn:LTD Tuổi:36-nữ Nghề nghiệp:nông nghiệp. Học vấn:PTTH Thời gian phỏng vấn:Từ7h30phút đến 8h15phút ngày 3/5/2007 Địa điểm phỏng vấn:nhà riêng-thôn Tiến Đạt-xã Ái Quốc-huyện Nam Sách-tỉnh Hải Dương Người phỏng vấn: Cao Hiền Lê Nội dung phỏng vấn Hỏi: Gia đình chị có chuyển giao đất cho khu Công nghiệp không ạ? Đáp: Gia đình cũng có chuyển giao em à. Hỏi: Bao nhiêu sào hả chị? Đáp: Cả nhà có tất cả là 3 sào 10 chuyển cho khu Công nghiệp 2 sào thôi,chứ trong làng có nhiều nhà mất đất hết. Hỏi: Thế nhà chị chuyển giao vào năm nào ạ? Đáp: Năm 2004 thì phải. Hỏi: Gia đình mình nhận được bao nhiêu tiền đền bù thế chị? Đáp: Một sào là được 9 triệu 3 thì phải, đâu khoảng chừng đó, lâu rồi chị cũng không nhớ lắm. Hai sào thì được khoảng 19,20 triệu gì đó. Nhận xong chị mua một vài thứ nên cũng không nhớ lắm. Còn đâu chị gửi tất vào ngân hàng. Hỏi: Chị có nhớ chị mua gì?mất bao nhiêu tiền không chị? Đáp: Mua mấy thứ linh tinh cho nhà thôi, gọi là có tiền đền bù. Nhưng cũng mất đến gần một triệu. Mua xong chị đến thẳng ngân hàng gửi luôn cho đỡ tiêu pha. Hỏi: Tại sao chị không đầu tư cho sản xuất mà lại gửi ngân hàng? Đáp: Đầu tư thì không biết được hay không,hay là cụt vốn dần thì khổ. Trong làng có nhiều nhà thế rồi đó, cứ ăn dần vào tiền đền bù. Hết rồi thì không biết làm gì.Nhiều nhà thế lắm rồi.Nhà ông Bác chị trong làng đó, trồng cây ăn quả thì chỉ thấy hoa không thấy quả,bây giờ hết tiền rồi không biêt làm gì. Hỏi: Thế gửi ngân hàng chị không sợ đồng tiền mất giá à? Đáp: Cũng có mất giá thật nhưng vẫn có tiền lãi hàng tháng là tốt rồi,không mất đi đâu. Hỏi: Chị có biết là tại sao mỗi sào chính quyền đền bù 9 triệu 3 không? Đáp: Không, đợt đầu hình như chỉ được bẩy triệu mấy sau kiện cáo gì đó mới được hơn chín triệu. Chính quyền muốn đền bù mấy mà không được.Mà làng này là đền bù thế vì dân ở đây lành chứ ở bên làng Vũ họ kiện cáo khiếp lắm,kéo nhau lên nằm cả trên tỉnh, trên huyện. Mà đất thì của Nhà nước họ muốn thì thu, kiện cáo gì được. Không biết sao làng này đền bù rẻ chứ bên làng Lươn mỗi sào được gần mười ba triệu. Hỏi: Chị bây giờ còn lại 1 sào 10 đúng không ạ?vẫn trồng lúa à chị? Chị có nuôi lợn hay gà vịt gì không? Đáp: Còn mỗi sào mười thì làm ăn gì.Chị giờ thuê ruộng của làng nữa là thành 5sào mười mới đủ ăn. Nhà chị giờ có hai đứa đi học tốn kém lắm, đứa lớn lớp 12 rồi lại càng tốn kém. Ở nhà chị cũng có nuôi gà vịt và hai con lợn sề nhưng cũng không có thu nhập gì được đâu. Hỏi: Tại sao lại không thu nhập được hả chị? Đáp: Không phải là không có gì nhưng cứ dịch bệnh suốt nên cũng không có gì nhiều. Hỏi: Chị nuôi gà vịt nhiều không ạ?mấy con thế chị? Đáp: Khoảng chục con thôi. Hỏi: Chị nuôi lâu chưa? Hay là sau khi có tiền đền bù mới nuôi? Đáp: Chị nuôi lâu rồi.Từ hồi nào đến giờ vẫn thế, à mà ngày trước chỉ nuôi một con lợn thôi, bây giờ hai con. Hỏi: Anh nhà bây giờ làm gì hả chị? Đáp: Anh giờ cứ đi xây trong làng thế,có việc thì làm không thì thôi.Bình thường thì vẫn làm ruộng là chính. Hỏi: Thế sắp tới anh chị có định đổi nghề gì khác không ạ? Đáp: Có nghề gì nữa mà đổi.Cũng muốn làm nghề gì cho nhàn hơn tí nhưng không biết làm gì. Chị cũng có tuổi rồi nên khu Công nghiệp họ không nhận nữa.Không biết thằng lớn học xong họ có nhận nó vào không,rồi cũng phải chạy vạy cho được thôi chứ ở nhà làm ruộng vất lắm. Hỏi: Theo chị tiền đền bù đất ruộng của địa phương có giúp ích gì được cho gia đình mình không ạ? Đáp: Cũng không giúp được gì nhiều em à. Mất ruộng thì phải đi làm thuê thôi, làm thuê thì lấy gì mà thoải mái hả em. Có ruộng thì cuộc sống ổn định hơn nhiều chứ bây giờ ruộng đấu thầu thì cũng nộp nhiều khoản lắm. Mà có phải nhà nào cũng được đấu thầu đâu. Như nhà chị là cũng còn may hơn khối nhà. Hỏi: Chị cho em hỏi câu cuối cùng là chị có hài lòng với số tiền đền bù mà chị được nhận không ? Chị có kiến nghị gì với địa phương không? Đáp: Không hài lòng thì giờ cũng nhận rồi. Chứ tại sao đều là đất ruộng mà làng này thì đền bù thế này mà làng khác lại đền bù khác. Thế là không thống nhất,không công bằng cho lắm. Theo chị bên cạnh tiền đền bù thì trên huyện, trên tỉnh cần có chính sách tạo công ăn việc làm cho thanh niên những hộ mất đất để chúng khỏi ở nhà lêu lổng màáinh ra hư thân. Hỏi: Vâng em cảm ơn chị rất nhiều! Phỏng vấn số 5 Họ và tên người được phỏng vấn: Nguyễn Văn Hai Giới tính: Nam Tuổi: 53 Nghề nghiệp: Nông nghiệp Học vấn: THCS Số con: 2 Thời gian phỏng vấn: 16h30 ngày 4-5-07 Địa điểm pv: Tại nhà riêng Người PV: Trịnh Thị Ngọc Lan Hỏi: Gia đình mình có chuyển giao đất cho khu Công nghiệp không bác? Đáp: Có cháu à,nhà có 1 mẫu 5 chuyển giao rồi giơ chỉ còn 3sào thôi. Hỏi: Nhà bác chuyển giao năm nào ạ? Đáp: Bác chuyển đến 2 lần. Hỏi: Là những năm nào hả bác? Đáp: Hình như là năm 2001 và 2004… Hỏi: Đúng rồi bác ạ, làng mình nhà nào cũng chuyển giao vào năm đó cả. Vậy tổng cả hai lần bác nhận được bao nhiêu tiền đền bù ruộng thế bác? Đáp: Hai lần là…bác cũng không nhớ lắm nữa Hỏi: Thế lần thứ nhất bác giao bao nhiêu đất ạ? Đáp: Bác chỉ nhớ lần hai là 3sào…vậy thì lần một là 9 sào… Hỏi: Theo thông tin cháu được biết thì thôn mình lần một được đền hơn 7triệu một sào, còn lần hai là 9triệu ba phải không bác? Đáp: Um, đúng đó cháu. Hỏi: Thế là cả hai lần nhà mình cũng được đền bù khoảng 90 triệu bác nhỉ? Số tiền cũng lớn phải không bác? Đáp: Tiền thì cũn lớn thật nhưng cũng không bằng có ruộng đâu cháu à. Hỏi: Tại sao thế bác? Đáp: Thì có ruộng cuộc sống ổn định hơn cháu à. Sau khi giao đất cho khu Công nghiệp còn lại ít đất bác để hai vợ chồng thằng đầu làm kiếm thêm chứ hai vợ chồng nó cũng khó khăn.Còn hai bác thì lấy vốn đó chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Cháu thấy đó, cây thì không có quả, ngày càng còi cọc đi. Gà,vịt thì có dịch H5N1 nhà bác thế là cũng đã hai lần phải đốt và chôn tập trung ở thôn rồi.Còn lợn năm ngoái bị lở mồm long móng,không thu nhập gì được.Một số tiền nhỏ còn lại bác cũng cho anh đầu mở cái quán bán hàng tạp hóa nhỏ ở đầu thôn mình đó,cái quán đầu tiên mà các cháu vào thôn là thấy ngay ở chỗ rẽ đó.Cũng không thu nhập được bao nhiêu,vợ chồng nhà nó còn có con đi học nên cũng khó khăn lắm. Năm nay nói thật với cháu là nhà bác đang ăn dần vào tiền đền bù rồi.Biết là vốn đang cụt dần mà không biết phải làm sao…(thở dài) Hỏi: Bác gái bây giờ làm gì hả bác? Đáp: Thì cũng ở nhà chăn nuôi với bác thôi… Hỏi: Thế à bác, vậy sao bác không kiếm công việc gì cho mọi người trong nhà có thu nhập ổn định hơn,in ít đi một tí mà ổn định là cũng được mà bác? Đáp: Bác cũng muốn lắm chứ,nhưng biết làm gì đây? Hai bác thì ngoài tuổi lao động rồi không tìm đâu ra việc nữa,còn hai vợ chồng anh chị ấy thì cũng muốn làm việc ở khu Công nghiệp lắm nhưng không có tay nghề thì ai nhận. Mà có nhận thì cũng phải có quen biết gì mới được vào làm chứ không phải dễ đâu cháu à, ở đâu cũng thế cả thôi… Hỏi: Thế theo bác mức sống gia đình bác có thay đổi không sau khi nhận được tiền đền bù? Đáp: Thì giờ đang có tiền thì không sao,mà hết rồi thì bác cũng đang lo nghĩ đây,không biết làm gì? Cụt vốn đi thế này thì vài năm nữa không biết có còn tiền không nữa… Hỏi: Bác ơi vậy bác có biết tại sao chính quyền đền bù đất ruộng một sào là 7đến hơn 9 triệu không ạ? Đáp: Cái này là chính sách ở trên làm sao bác biết được. Mà cũng không biết tại sao bên thôn Độc Lập lại được đền bù đến 13triệu một sào mà ở đây chỉ được 9 triệu không biết? Hỏi: Bác có hài lòng khi nhận số tiền đền bù đó không ạ? Đáp: Không thì cũng phải bằng lòng thôi vì đất là của Nhà nước mà,họ cho mình cấy thế thôi chứ cần thì phải thu hồi lại thôi. Nói chung bác cũng hy vọng kinh tế địa phương phát triển để đưa đời sống của người dân ở đây tăng lên… Hỏi: Thế bác có kiến nghị gì với địa phương về việc làm không ạ? Đáp: Bác cũng mong muốn chính quyền tạo cơ hội cho những người có tuổi như bác làm được việc gì phù hợp và mở những lớp dậy nghề nâng cao tay nghề cho dân làng mình…Thế thôi cháu à. Hỏi: Vâng cháu cũng mong thế. Cháu cám ơn bác rất nhiều! MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Giả thuyết nghiên cứu 6 7. Khung lý thuyết 7 Nội dung chính Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận 8 1.2. Những khái niệm công cụ 13 1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu 15 Chương 2. ảnh hưởng của việc bàn giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương 2.1. Việc làm của người dân xã ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp 19 2.2. Mức sống của các gia đình sau khi bàn giao đất cho địa phương 34 2.3. Xu hướng cơ cấu việc làm của người dân xã ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp trong thời gian tới 36 Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận 41 2. Khuyến nghị 42

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH02.doc
Tài liệu liên quan