Mô hình này tập chung vào nghiên cứu triển khi, thiết kế để có thể đưa vào chế tạo rồi kiểm tra. Sau dó sẽ tung ra thị trường nhưng trên cơ sở thị trường có sự phản hồi về những sản phảm hàng hoá đó nếu thuộc về khâu nào, doanh nghiệp sẽ dựa vào ý kiến phản hồi đó để sửa đổi, hoàn chỉnh lại và đưa ra sản phẩm hàng hoá tốt hơn.
3.1.3. Mô hình mạng lưới và viên kết trong hệ thống ( hình 3 )
Mô hình này cho thấy kết quả việc phối hợp đồng thời kiến thức của các bộ phận chức năng sẽ thúc đẩy đổi mới nó gắn các mô hình tuyến tính với nhau và nhấn mạnh đổi mới công nghệ là kết quả của sự tương tác giữa thị trường, khoa học và năng lực của tổ chức.
Bản chất của mô hình này là sự liên kết toàn hệ thống, lấy doanh nghiệp làm chủ thể, liên kết các yếu tố của hệ thống đổi mới. Trong hệ thống đổi mới, các doanh nghiệp chịu tác động của các nhân tố cạnh tranh: các đối thủ, các nguồn cung cấp ý tưởng đổi mới các khách hàng, các bạn hàng và đồng minh, các trường Đại học, các patent, đồng thời tính đến các điều kiện để đổi mới, cơ sở hạ tầng,, đầu tư tài sản, thiết bị
42 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng mô hình đổi mới công nghệ để thực hiện mục tiêu đổi mới trong công ty dược Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ của mình sẽ bị đào thải, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó sẽ bị đe doạ. Đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển.
1.3. Vai trò của đổi mới công nghệ:
Đổi mới công nghệ là một yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp vì doanh nghiệp muốn phát triển thì phải đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm đáp ứng các nhu cầu của thị trường và khách hàng từ đó mở rộng thị phần của của mình. Công nghệ cũng như các sản phẩm khác có chu trình sống của mình do đó đổi mới là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển.
Quá trình phát triển công nghệ gắn liền với sự phát triển khoa học và sự ra đời ngày càng nhiều các phát minh sáng chế là cơ sở cho việc đổi mới công nghệ.
Lợi ích của đổi mới công nghệ
2.1. Lợi ích chung
+ Cải thiệp, nâng cao rõ rệt chất lượng sản phẩm
+ Duy trì và củng cố thị phần
+ Mở rộng thị phần của sản phẩm
+ Mở rộng phẩm cấp sản phẩm, tạo thêm chủng loại sản phẩm
+ Đáp ứng các quy trình, tiêu chuẩn, luật lệ
+ Giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng
+ Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất
+ Giảm tác động xấu đối với môi trường sống.
2.2. Lợi ích kinh tế xã hội:
2.2.1. Đối với quốc gia:
+ Đổi mới ông nghệ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển.
+ Công nghệ không đơn thuần chỉ có phần cứng – Phần máy móc, thiết bị mà bao gồm cả phần mềm, phần tổ chức và phần con người. Khi trình độ công nghệ tại một doanh nghiệp ngày càng hiện đại thì đòi hỏi kỹ năng, kiến thức và khả năng áp dụng công nghệ của người lao động ( Phần con người ). Do vậy đổi công nghệ là đổi mới nhằm hiện đại hoá máy móc, nâng cao trình độ công nghệ của người lao động. Tại những quốc gia mà có hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại và người lao động. Tại những quốc gia mà có hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại và con người lao động có năng lực, trình độ thì chắc chắn sản phẩm của họ sản xuất ra sẽ có chất lượng cao. Qua đây, chúng ta có thể khẳng định việc đôỉ mới công nghệ là rất cần thiết đối với mỗi quốc gia.
2.2.2. Đối với các doanh nghiệp:
Đổi mới công nghệ là động lực thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Một sản phẩm không thể tồn tại lâu dài trên thị trường nếu nó không được đổi mới. Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu thị hiếu của người khách hàng càng cao. Họ muốn sản phẩm họ mua phải thật đẹp, thật tốt nhưng giá cả có thể chấp nhận được. Những sản phẩm nào không đáp ứng được nhu cầu đó sẽ bị đào thải. Chính vì vậy, mà các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó sự cạnh tranh khốc liệt của các đổi thủ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc đổi mới công nghệ. Hiện nay, mỗi doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường đều phải chịu sự cạnh tranh của nhiều đối thủ, không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Do có sự cạnh tranh như vậy nên các doanh nghiệp phải luôn năng cao chất lượng sản phẩm của mình để có thể dành lợi thế cạnh tranh. Khi chất lượng tăng sẽ tạo ra uy tín cho người tiêu dùng. Chỉ cần nhắc đến thương hiệu của doang nghiệp mình là khách hàng đã có ấn tượng tốt về chất lượng của sản phẩm có chất lượng cao, và chính chất lượng sản phẩm lại ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có thể nói đổi mới công nghệ là một biện pháp hữu hiệu để thắng thế trong cạnh tranh.
2.2.3. Hiệu quả kinh tế của đổi mới công nghệ:
Đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các tổ chức, các doanh nghiệp. Giúp giảm sự lãng phí không cần thiết khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời đổi mới doanh nghiệp tiến kịp với sự phát triển chung của toàn xã hội, đem lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh trên thị trường.
3. Các mô hình đổi mới công nghệ và việc vận dụng vào công ty cổ phần Dược Quảng Bình.
3.1.Các mô hình đổi mới về công nghệ:
3.1.1. Mô hình tuyến tính đi từ nghiên cứu đến triển khai khi có liên hệ ngược ( hình 1 )
Mô hình này ngự trị các chính sách công nghệ và khoa học những năm trước thập kỷ 1980. Mô hình này dựa trên lôgic khoa học là cơ sở, tri thức, tiền đề tạo ra công nghệ. Thực tế cho thấy hầu hết các đột phá công nghệ gần đây đều dựa trên những khám phá khoa học trước đó.
Nghiên cứu
Thiết kế
Chế tạo
Thị trường
Tiếp thị
Kiểm tra
Hình 1
Tiến hành nghiên cứu công nghệ mới để kiểm tra, xem xét công nghệ đó có phù hợp hay không để đưa vào thiết kế mẫu mã, chủng loại sản phẩm, các thông số kỹ thuật cho sản phẩm, các đặc điểm kỹ thuật để đưa vào chế tạo. Trước khi tiếp thị để tung ra thị trường các sản phẩm hàng hoá phải thông qua quá trình kiểm tra và hoàn thiện toàn bộ về tiêu chuẩn chất lượng.
ở đây, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra trên cơ sở áp đặt người tiêu dùng sử dụngg đúng những sản phẩm hàng hoá mà nhà sản xuất đưa ra thị trường.
3.1.2. Mô hình tuyến tính đi từ nghiên cứu để triển khai có liên hệ ngược
( hình 2 )
Đến thập kỷ 1970, một số nghiên cứu mới xác nhận rằng thị trường có ảnh hưởng tới đổi mới, từ đó còn được gọi là hình lực hút của thị trường. Nó nhấn mạnh vai trò của thị trường là tác nhân khởi thuỷ các ý tưởng đổi mới. Các ý tưởng này có được thông qua quá trình tiếp xúc với khách hàng. chính từ các nhấn mạnh vai trò của thị trường là tác nhân khởi thuỷ các ý tưởng đổi mới. Các ý tưởng này có được thông qua quá trình tiếp xúc vối khách hàng. Chính từ các ý tưởng đó các công nghệ mới sẽ xuất hiện.
Nghiên cứu
Thiết kế
Chế tạo
Thị trường
Tiếp thị
Kiểm tra
Feed back
Hình 2
Mô hình này tập chung vào nghiên cứu triển khi, thiết kế để có thể đưa vào chế tạo rồi kiểm tra. Sau dó sẽ tung ra thị trường nhưng trên cơ sở thị trường có sự phản hồi về những sản phảm hàng hoá đó nếu thuộc về khâu nào, doanh nghiệp sẽ dựa vào ý kiến phản hồi đó để sửa đổi, hoàn chỉnh lại và đưa ra sản phẩm hàng hoá tốt hơn.
3.1.3. Mô hình mạng lưới và viên kết trong hệ thống ( hình 3 )
Mô hình này cho thấy kết quả việc phối hợp đồng thời kiến thức của các bộ phận chức năng sẽ thúc đẩy đổi mới nó gắn các mô hình tuyến tính với nhau và nhấn mạnh đổi mới công nghệ là kết quả của sự tương tác giữa thị trường, khoa học và năng lực của tổ chức.
Bản chất của mô hình này là sự liên kết toàn hệ thống, lấy doanh nghiệp làm chủ thể, liên kết các yếu tố của hệ thống đổi mới. Trong hệ thống đổi mới, các doanh nghiệp chịu tác động của các nhân tố cạnh tranh: các đối thủ, các nguồn cung cấp ý tưởng đổi mới các khách hàng, các bạn hàng và đồng minh, các trường Đại học, các patent, đồng thời tính đến các điều kiện để đổi mới, cơ sở hạ tầng,, đầu tư tài sản, thiết bị
Trường đại học và phòng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ
Các đối thủ cạnh tranh
Các nhà cung cấp chính
Doanh nghiệp
Khách hàng chủ yếu
Thông tin
patent
Bạn hàng và các đồng minh chiến lược
Đầu tư tài sản và mua sắm thiết bị
Đây là sự liên kết có tính ổn định và giúp doanh nghiệp thuận lợi đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các tổ chức, các doanh nghiệp. Giúp giảm sự lãng phí không cần thiết khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời đổi mới giúp doanh nghiệp tiến kịp với sự phát triển chung của xã hội, đem lại cho việc áp dụng mô hình vào doanh nghiệp của mình.
Hình 3
Doanh nghiệp sẽ khai thác các nhân tố: Trường Đại học, cơ sở hạ tầng, đổi thủ cạnh tranh, nhằm hiểu rõ hơn về các nhân tố đó để đưa ra một chính sách cụ thể phục vụ cho việc triển khai sản xuất sản phẩm cho phù hợp.
Ngoài ra,các nhân tố cũng tập trung khai thác từ phía doanh nghiệp để tạo cơ hôị, tạo mối liên hệ qua lại giữa từng nhân tố với chủ thể doanh nghiệp.
Trường Đại học và phòng thí nghiệm là nơi nghiên cứu, phát triển mô hình đổi mới công nghệ. để doanh nghiệp có thể áp dụng tốt mô hình thì cơ sở KHCN, máy móc trang thiết bị của doanh nghiệp phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho việc thực hiện quá trình đổi mới.
Bên cạnh đó không thể không chú ý đến các đối thủ cạnh tranh bởi biết được đối thủ cạnh tranh của mình sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong mọi tình huống có thể xảy ra. Bạn hàng, khách hàng và nhà cung ứng cũng là các chủ thể không thể thiếu để tạo nên thị trường.
Mô hình này rất phù hợp với nền kinh tế hiện nay.
3.2. Vận dụng các mô hình đổi mới công nghệ trong Công ty Dược Quảng Bình
Việc đổi mới công nghệ là cần thiết đối với mỗi tổ chức, với Công ty Dược Quảng Bình cũng vậy. Trong quá trình phát triển của mình. Công ty đã không ngừng đổi mới để tạo ra những sản phẩm nhằm phục vụ lợi ích của người tiêu dùng.
Các sản phẩm của Công ty Dược Quảng Bình được nghiên cứu từ khâu nhập nguyên vật liệu, vật liệu hàng hoá Dược . được tuyển chọn qua từng giai đoạn, dần dần loại bỏ những loại kém chất lượng . Cùng đội ngũ nhân viên mỹ thuật đưa vào tiến hành thiết kế mẫu mã, chủng loại sản phẩm trên cơ sở nắm rõ nhu cầu của khách hàng, biết họ cần gì, muốn gì để có phương án sản xuất phù hợp.
Từ nguyên vật liệu ban đầu, qua quá trình sản xuất đã cho ra những sản phẩm với chất lượng hoàn hảo, thành phần đảm bảo, chủng loại phong phú, khách hàng có thể tự lựa chọn.
Nhưng đôi khi, những sản phẩm được mang ra thị trường tiêu thụ lại bị khách hàng từ chối như có những sai lỗi của những sản phẩm khi qua kiểm tra nhưng không tránh khỏi sơ xuất hay do giá cả sản phẩm có thể cao hơn so với các Công ty khác ( bởi việc sử dụng khoa học công nghệ để tăng chất lượng sản phẩm đã làm giá thành sản phẩm lên cao),
Công ty đã chịu nhiều áp lực từ phía khách hàng khi phản hồi về sản phẩm của mình. Điều này đặt ra một vấn đề cho Công ty là phải có những chính sách để điều chỉnh và hoàn thiện lại sản phẩm của mình. Và qua ý kiến phản hồi của khách hàng Công ty đã tiến hành kiểm tra lại việc nghiên cứu để biết được những sai sót, qua đó tiến hành hoàn thiện lại sản phẩm nhưng do hàm lượng chất xám đóng góp trong những sản phẩm cao nên vấn đề giá thành là khó có thể khắc phục cho dù Công ty đã cố gắng hết mức có thể.
Mục tiêu là nâng cao chất lượng sản phẩm bất kể giá thành cao là điều mà Công ty hướng đến. Họ vẫn đang hàng ngày hàng giờ áp dụng mô hình này phục vụ cho hoạt động của Công ty và cho quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Phần II
Giới thiệu công ty Cổ phần dược phẩm
Quảng Bình
I. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần dược phẩm
Quảng Bình
1. Tên công ty: Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình, tên giao dịch quốc tế: QUANABNH Pharmacentical Jonit - stoc company - Viết tắt là: QUAPHARCO. Công ty có trụ sở tại đường Hữu Nghị, thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, có Email Quaphaco@dng.vnn.vn có địa bàn hoạt động trong và ngoài nước. Công ty có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật, có con dấu riêng, độc lập về tài chính, có điều lệ tổ chức hoạt động, có năng lực tổ chức đại hội đồng cổ đông.
2. Lịch sử ra đời và quá trình của doanh nghiệp
Thuốc chữa bệnh và trang thiết bị dụng cụ y tế là mặt hàng thiết yếu không thể thiếu được phục vụ nhu cầu phòng và chữa bệnh cho Nhân Dân. Trong bối cảnh đất nước đang chiến tranh thì nhu cầu ấy càng bức thiết hơn. Trước tình hình đó, ngày 19/05/1965 Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Bình ra quyết định thành lập Xí nghiệp Dược phẩm Quảng Bình, đóng tại huyện Tuyên Hóa. Tháng 01/1976 Xí nghiệp chuyển về đóng tại Phường Bắc Lý - Thành phố Đồng Hới.
Tháng 04/1982 Xí nghiệp sáp nhập với Xí nghiệp dược phẩm BìnhTrị Thiên với tên gọi là Xí nghiệp dược phẩm Quảng Bình trực thuộc Xí nghiệp liên hợp dược Bình Trị Thiên, hạch toán báo sổ. Tháng 07/1989 Xí nghiệp được tách ra khỏi Xí nghiệp liên hợp dược Bình Trị Thiên và đổi tên Xí nghiệp Liên hợp Dược quảng Bình, hạch toán kinh tế độc lập.
Ngày 17/06/1992 Chủ tịch uỷ ban nhân tỉnh Quảng Bình và Quyết định số 289 QĐ/UB về việc hợp nhất Xí nghệip liên hợp được Quảng Bình với Công ty trang thiết bị dịch vụ y tế Quảng Bình và mang tên là Xí nghiệp liên hợp được - thiết bị y tế Quảng Bình. Ngày 24/08/1992 Chủ tịch uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình ra quyết định số 423 QĐ/UB về việc sáp nhập thêm 07 Công ty được cấp Huyện, Thị trong toàn tỉnh trực thuộc Xí nghiệp liên hợp được - thiết bị y tế Quảng Bình. Ngày 27/03/1993 Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ra quyết định số 63 QĐ/UB về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dược phẩm Quảng Bình Nhà nước Công ty Dược phẩm Quảng Bình.
Thực hiện Quyết định số 94/2004/QĐ-UB ngày 30/12/2004 của uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc "Chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dược phẩm Quảng Bình thành Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình tiến hành Đại hội đồng cổ đông thànhlập. Ngày 31/03/2005 Sở Kế hoạch & đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2903000034, Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình chính thức hoạt động kể từ ngày 31/03/2005.
Chức năng nhiệm vụ của công ty là sản xuất và kinh doanh thuốc tân dược, trang thiết bị dụng cụ y tế, kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thiết bị vật tư y tế phục vụ cho các yêu cầu phát triển kinh doanh xã hội và nhu cầu bảo vệ sức khoẻ của Nhân dân, góp phần tăng tích lũy cho ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm cho xã hội.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đơn vị đã vượt qua biết bao gian lao thử thách của buổi đầu mới thành lập với hơn 40 cán bộ công nhân viên, nguồn vốn ít ỏi, điều kiện sản xuất thô sơ. Đặc biệt là thời điểm cuối năm 1993 đầu năm 1994 doanh nghiệp đứng bên bờ vực thẳm của sự phá sản. Nhưng tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đã đoàn kết, gắn bó, năng động sáng tạo đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển đi lên.
II. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
1. Một số mặt hàng chủ yếu và kết quả kinh doanh năm qua:
Các mặt ha;ngf kinh doanh năm qua chủ yếu thuốc viện các loại, thuốc mỡ các loại, ĐD-TD, mối iốt.v.v.
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
TH 2006
Năm 2007
Số KH 2007 (%)
Số TH 2006 (%)
Kế hoạch
Thực hiện
Giá trị sản lượng HH
Tỷ đồng
30,958
37,76
36,55
96,8%
118,1%
1
Thuốc viên: - Giá trị
Tỷ đồng
22,02
27,15
27,73
102,1%
125,9%
- Sản lượng
Triệu viên
429411
516,2
441,6
85,6%
102,8%
2
Thuốc mỡ: - Giá trị
Tỷ đồng
7,243
8,77
7,83
89,2%
108,1%
- Sản lượng
Triệu tub
11,914
13,5
11,93
88,4%
100,1%
3
ĐD - TD: - Giá trị
Triệu đ
670,509
764,51
903,622
118,2%
134,8%
Sản lượng
Nghin lọ
761,185
737
905,935
122,9%
119,0%
4
Muối Iốt: - Giá trị
Triệu Đ
1.024,23
1.070,85
90,727
8,5%
8,9%
- Sản lượng
Tấn
1.031
1.100
85,7
7,8%
8,3%
Nguồn: Báo cáo công tác 2007
2. Đánh giá kết qủa hoạt động kinh doanh:
- Một số chỉ tiêu chủ yếu về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây:
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Kế hoạch
Thực hiện
So KH 2005
So TH 2004
1
Doanh thu
Tỷ đồng
45,68
53,26
62,1
70,0
72,5
103,5
116,7
2
Giá trị SXCN
Tỷ đồng
12,02
12,99
15,12
18,8
23,7
126,1
156,7
3
Vốn cổ phần
Tỷ đồng
6,47
7,58
7,7
8,7
9,1
104,6
118,1
4
Lợi nhuận trước thuế
Tr. đồng
590
706
802
1.000
1.636
163,6
203,9
5
Thu nhập bình quân
1000đ/ng/th
700
802
870
900
990
110
113,8
6
Nộp ngân sách
Tr. đồng
907,3
1.096
1.201
1.055
1.200
113,7
99,9
7
Đầu tư XDCB
Tỷ đồng
5,6
3,3
3,2
1,6
1,9
118,7
59,38
Qua bảng số liệu, đi sâu nghiên cứu tìm hiểu các chỉ tiêu cụ thể ta thấy:
- Doanh thu kinh doanh tăng đều qua các năm giao động trong khoảng từ 16,59%/năm đến 16,7%/năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ các năm 2004, 2005; năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 23,7 tỷ đồng; hoàn thành 126,1% kế hoạch đề ra; so năm 2004 tăng 8,58 tỷ đồng; tỷ lệ tăng 56,7%.
- Vốn cổ phần (trước đây là vốn nhà nước) phục vụ sản xuất kinh doanh từ năm 2002 đến 2004 tăng chậm, đây là thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, năm 2005 sau khi chuyển qua hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, đơn vị chủ động phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, do đó vốn kinh doanh (vốn cổ phần) tăng 1,4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 18,1%.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2002 chỉ đạt 590 triệu đồng, đến năm 2005 tăng mệnh đạt 1,636 tỷ đồng hoàn thành 163,6% kế hoạch đề ra; tăng 834 triệu đồng so thực hiện năm 2004; đạt 203,9%. Năm 2005 sau khi chuyển qua công ty cổ phần doanh nghiệp đã thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp, sắp xếp lại lao động, thay đổi phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo trả cổ tức cho các cổ đông với mức cổ cức 112% /năm.
- Thu nhập của người lao động năm 2002 đạt 700 ngàn đồng/người/tháng đến năm 2005 đạt 990 ngàn đồng/người/tháng, hoàn thành 110% kế hoạch đề ra năm 2005, tăng 13,8% so năm 2004. Với mức thu nhập này trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thuộc loại trung bình khá.
- Công tác nộp ngân sách nhà nước được doanh nghiệp chú trọng quan tâm, năm 2004 nộp ngân sách đạt 1,201 tỷ đồng, năm 2005 đơn vị xây dựng kế hoạch 1,055 tỷ đồng đó là do năm 2005 doanh nghiệp chuyển qua hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, được nhà nước ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, mặc dù vậy năm 2005 đơn vị vẫn nộp ngân sách đạt 1,2 tỷ đồng, tăng 13,7% so kế hoạch đề ra.
- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thuộc đạt tiêu chuẩn GMP ASEAN, với tổng mức đầu tư 10,7 tỷ đồng đến đầu năm 2005 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, mức đầu tư qua các năm có thay đổi biến động từ năm 2002 đến 2005, đây là thời kỳ đơn vị đầu tư xây dựng nhà máy GMP, năm 2002 mức đầu tư đạt 5,6 tỷ đồng năm 2005 sau khi nhà máy hoàn thành đơn vị tập trung đầu tư các máy móc thiết bị kiểm nghiệm, máy vi tính, công nghệ thông tin trong DN.
Qua phân tích các chỉ tiêu chủ yếu cho thấy từ năm 2002 đến năm 2005 đơn vị luôn hoàn thành cơ bản các mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, giá trị sản lượng hàng hóa, doanh thu, lợi nhuận ngày càng tăng, thu nhập của người lao động ngày càng ổn định và nâng lên, nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, bảo toàn và phát triển vốn, tích luỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động từ doanh nghiệp nhà nước qua công ty cổ phần theo đúng tiền độ, sắp xếp, bố trí, tuyển dụng lao động hợp lý, phát triển sản xuất kinh doanh đúng hướng.
3. Đánh giá các kết quả hoạt động khác của doanh nghiệp.
Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, hiện nay đơn vị đã và đang thực hiện sản xuất và cung ứng muối i ốt phục vụ đồng bào miền núi phần phòng chống bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu i ốt gây ra. Đây là mặt hàng được nhà nước thực hiện trợ giá, trợ cước trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, giá bán theo quy định của UBND tỉnh theo từng thời kỳ. Trong năm 2005 doanh nghiệp đã sản xuất và cung ứng 840 tấn muối i ốt phục vụ đồng bài miền núi, rẻo cao.
Thực hiện dự trữ thuốc phòng chống dịch bệnh, cung ứng phục vụ đồng bào tỉnh nhà trong những lúc thiên tai, hỏa hoạn.
Thực hiện tốt công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ an toàn tài sản, giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội.
Phối hợp với các tổ chức công đoàn, đoàn TN, phụ nữ xây dựng phong trào thi đua sôi nổi hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.
Trong những năm qua tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên đều hoàn thành chức năng nhiệm vụ theo quy định của điều lệ.
Do nỗ lực chung công ty đã đạt được kết quả kinh doanh những năm gần đây như sau:
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
- Giá TSLHHSX
15,12
23,7
30,9
36,5
- Doanh số bán ra
62,09
72,5
86,9
112,9
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
- Giá trị sản lượng thực hệin năm 2007/2004 tăng 21,38 tỷ đồng; gấp 2,4 lần.
- Doanh thu thực hiện năm 2007/2004 tăng 50,81 tỷ đồng; gấp 1,8 lần.
- Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện năm 2007 đạt 36,55 tỷ đồng, so năm 2006 tăng 5,58 tỷ đồng, tăng 18,1%.
- Các sản phẩm cạnh tranh được: Vitamin C 0,5 viên bao phim, capsul; para 0,5 nén vĩ, capsul lọ 500 viên; terpincodein 10mg bao fiml, HHDNão; thuốc mỡ: genxason 10g; Gensonmax
- Sản phẩm chưa ổn định chất lượng: PH 8, Diclofenac 50 mg bao fiml, Erythromycin 0,25, ENEREFFECT-C cần đầu tư nghiên cứu hoàn thiện.
- GTSLHH sản xuất từ 50 tỷ trở xuống thuộc loại DN sản xuất nhỏ, DN chúng ta
Để thấy rõ hơn các kết quả nỗ lực của tập thể cán bộ - CNV trong công ty ta đánh kết quả hoạt động kinh doanh hai năm gần đây.
Kết quả kinh doanh những năm gần đây.
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
TH 2006
Năm 2007
Số KH 2007 (%)
Số TH 2006 (%)
Kế hoạch
Thực hiện
1
Tổng giá trị bán ra
Tỷ đồng
86,951
98,300
112,902
114,9%
129,8%
*
Các hệ thống bán + Giao hàng BV
Tỷ đồng
29,856
31,991
41,37
129,3%
138,6%`
HT Lệ Thuỷ
Tỷ đồng
5,194
5,482
7,304
133,2%
140,6%
HT Quảng Ninh
Tỷ đồng
2,889
2,923
4,185
143,1%
145,0%
HT Đồng Hới
Tỷ đồng
4,281
4,918
8,257
167,9%
192,9%
HT Bố Trạch
Tỷ đồng
7,560
7,817
8,109
103,7%
107,3%
HT Quảng Trạch
Tỷ đồng
6,425
6,643
6,320
95,1%
98,4%
HT Tuyên Hóa
Tỷ đồng
2,563
2,755
3,677
133,5%
143,5%
HT Minh Hóa
Tỷ đồng
0,947
1,453
3,815
242,1%
371,4%
*
Bán Ngoại tỉnh
Tỷ đồng
39,908
52,359
54,050
103,2%
135,4%
CN Hà Nội
Tỷ đồng
12,745
15,500
16,679
107,6%
130,9%
CN Sài Gòn
Tỷ đồng
19,025
26,400
25,859
98,0%
135,9%
CN Phú Yên
Tỷ đồng
2,623
3,600
3,699
102,8%
141,0%
Bán BV Huế, QT, Phía Bắc Nam
Tỷ đồng
5,515
6,859
7,813
113,9%
141,7%
*
Quầy trung tâm
Tỷ đồng
3,079
3,400
4,172
122,7%
135,5%
Quầy Hường
Tỷ đồng
0,503
0,550
0,461
83,8%
91,6%
Quầy Huế
Tỷ đồng
1,899
2,100
2,638
125,6%
138,9%
Quầy BV CuBa (Vân)
Tỷ đồng
0,389
0,440
0,480
109,1%
123,4%
Quầy Tâm
Tỷ đồng
0,389
0,440
0,480
109,1%
123,4%
Quầy Duyên
Tỷ đồng
0,048
Quầy Quế (Bình Định)
Tỷ đồng
0,165
*
Bán BV CuBa
Tỷ đồng
8,145
8,700
9,843
113,1%
120,9%
*
Bán muối iốt
Tỷ đồng
0,912
1,000
0,018
1,8%
2,0%
*
TT Chuyên Khoa + BV
Tỷ đồng
4,048
0,500
1,839
367,8%
45,4%
*
Bán khác
Tỷ đồng
1,003
0,350
1,610
460,0%
160,0%
2
Giá trị NK và uỷ thác nhập khẩu
*
USD
1000 USD
933,801
1,092
878,674
80,5%
94,1%
*
VNĐ
Tỷ đồng
14,942
17,482
14,307
81,8%
95,8%
Nguồn: Báo cáo kết quả 2007
- Nhờ sự nỗ lực tích cực phấn đấu từ cán bộ quản lý đến nhân viên kinh doanh nên cộng tác kinh doanh đã đạt doanh thu: 112,900 tỷ đồng, so với năm 2006 tăng 25,95 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 29,8%.
- Hầu hết các hiệu thuốc đều hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Bán ngoại tỉnh: Năm 2007 đạt 54,049 tỷ; tăng 35,4% so với năm 2006.
- Các hiệu thuốc bán +giao hàng BV đạt doanh số: 41,369 tỷ, tăng 38,6% năm 2006 và chiếm tỷ trọng: 36,64% doanh số. Chủ yếu doanh số bán BV tăng.
- Doanh số bán Bệnh viện Cu Ba đạt: 9,843 tỷ, chiếm tỷ trọng: 8,72% doanh số.
- Doanh số bán các trung tâm chuyên khoa: 1,839 tỷ (DN chiếm thị phần chủ yếu các trung tâm chuyên khoa).
- Các DN lớn doanh thu kinh doanh> 1000 tỷ đồng, DN chúng ta đứng thứ hạng trung bình, doanh số đạt 112,9 tỷ đồng năm 2007.
- DN nhập khẩu 14,307 tỷ đồng xếp loại đơn vị nhập khẩu nhỏ yếu đứng thứ 24 các công ty được cấp tỉnh.
- Công ty đã tổ chức 3 hội nghị giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng tiêu thụ thuốc do công ty sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Năm 2007 trong điều kiện kho của DN chật, chưa đầu tư trang bị được nhiều, môi trường chưa đảm bảo nhưng công tác xuất, nhập, kiểm nhận, kiểm soát đều hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch, không để xảy ra mất mát, tỷ lệ hư hao, hỏng vỡ hợp lý. Tồn tại:Kho chưa triển khai phần mềm hồ sơ kho theo GSP, công tác bảo quan sắp xếp, theo dõi chất lượng, hạn dùng, thời gian nghiệm thu còn thiếu sót, chưa kịp.
Tồn tại của KD:
- Chưa triển khai quản lý vật tư hàng hóa bằng phần mềm vi tính.
- Hàng hóa, nguyên liệu, vật tư cung ứng, có lúc chưa kịp thời, chưa đồng bộ.
- Khai thác biệt dược cho bệnh viện còn yếu.
- Khảo sát giá cả trước khi mua chưa đủ, SOP mua chưa đúng.
- Cán bộ KD thiếu xác nhận công nợ với người mua cuối quý, nợ quá hạn thanh toán. Thông tin thị trường, khác hàng còn yếu, cán bộ nghiệp vụ kinh doanh cập nhật thông tin ít báo cáo phản ánh, báo cáo công nợ, doanh thu, giá cả chưa kịp thời, chưa thực hiện đúng quy chế đề ra.
- Mạng lưới đại lý các tỉnh miền Bắc và miền trung cho DN còn ít, trình dược viên của DN hoạt động bán hàng DN còn yếu.
- Tuyên truyền giới thiệu sản phẩm, quảng bá hàng hóa, hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm còn yếu.
- Giới thiệu thuốc cho bác sĩ bệnh viện còn quá yếu.
- Một số MDV không hoàn thành mức khoán và công ty chưa xử lý dứt điểm theo quy chế.
4. Công tác tổ chức, lao động, đời sống, việc làm của CBCNV.
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2007
Ghi chú
1
Ban giám đốc
Người
03
2
Phòng Tổ chức Hành chính
Người
10
3
Phòng KH - KD
Người
20
4
Phòng QA NCPT
Người
11
5
Phòng QC
Người
11
6
Phòng Kế toán
Người
7
7
Phân xưởng Cơ điện
Người
12
8
Tổng kho
Người
12
9
Xưởng GMP
Người
85
10
CN Hà Nội
Người
03
11
CN Phú Yên
Người
03
12
Chi nhánh Sài Gòn
Người
7
13
Hiệu thuốc Lệ Thuỷ
Người
21
14
Hiệu thuốc Quảng Ninh
Người
7
15
Hiệu thuốc Đồng Hới
Người
32
16
Hiệu thuốc Bố Trạch
Người
28
17
Hiệu thuốc Tuyên Hóa
Người
12
18
Hiệu thuốc Quảng Trạch
Người
21
19
Hiệu thuốc Minh Hóa
Người
7
Tổng cộng
Người
312
Quỹ lương 6,125 tỷ
*
TNBQ đầu người (khu vực VP SX)
1000 đồng
1.400
*
Mức thù lao HĐQT
3% lợi nhuận sau thuế
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động 2007
Đến 31/12/07 số lao động nộp BHXH là 255 người, lao động ngắn hạn: 57 người.
- Khu vực Văn phòng + SX: 193 người.
- Khu vực Hiệu thuốc 141 người. Lao động tăng trong năm 32 người. Lao động giảm trong năm 7 người (hưu trí 2, thuyên chuyển 5 người).
- Đại học 37 người, tăng 11 người; trung học 131 người, CNKT 22 người; sơ cấp lao động, tăng doanh số, chất lượng, hiệu quả.
- Lao động đi học Dược tá lên Dược sĩ TH 35 người.
- Dược sĩ trung học học lên Dược sỹ Đại học 10 người.
- Năm 2007 DN đang trả lương cho các đ/c học DSTH lên DSĐH.
- Trình độ chuyên môn của người lao động được nâng lên (DSTH tăng nhiều, dược tá giảm nhiều), công nhân kỹ thuật tăng, nhưng vẫn thiếu cán bộ có trình độ ĐH.
- Lao động có việc làm đầy đủ, các chế độ của người lao động như BHXH, BHYT, BHLĐ, khám sức khoẻ được thực hiện đầy đủ.
Tồn tại khó khăn: Năm 2007 các bệnh viện đấu thầu, nên DS bán hàng các hiệu thuốc giảm, lương và thu nhập tuyến thiệu thuốc giảm (DN bù phí vận chuyển hàng BV hỗ trợ)
5. Công tác đầu tư phát triển khoa học công nghệ.
Đầu tư đổi mới nhà xưởng, máy móc thiết bị, công nghệ là yếu tố quyết định sự phát triển của DN thúc đẩy nâng cao sự cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Hiện tại dây chuyển công nghệ của DN ở mức trung bình so với các DN Dược cả nước, còn thiếu một số thiết bị sản xuất và kiểm nghiệm quan trọng chưa đầu tư được.
Danh mục các thiết bị đầu tư nâng cấp năm 2007 như sau:
TT
Tên máy móc, thiết bị
Giá trị (đồng)
Ghi chú
1
Đầu tư kho gsp
4.137.934.000
*
Xây lắp và thiết bị xây lắp kho GSP
2.440.000.000
Đang thi công
*
hệ thống điều hòa không khí kho GSP
697.934.000
Đang thi công
*
hệ thống giá kệ
550.000.000
ước tính
*
Pallét
200.000.000
ước tính
*
Xe nâng hàng
250.000.000
ước tính
2.
Máy đếm viên tự động KW102
92.900.000
3
Máy gấp toa ĐT - 900
54.000.000
4
Máy tính
27.600.000
5
hệ thống thoát nước
75.900.000
6
Máy tính xách tay + đèn chiếu
34.100.000
7
Máy tính xách tay + đèn chiếu
229.000.000
8
Cân kỷ thuật 303 Thuỵ Sĩ
30.400.000
9
Máy đếm tiểu phân không khí
77.600.000
10
Xe ôtô CN TP. Hồ Chí Minh
268.400.000
11
Xe tải ISUZU CN TP. Hồ Chí Minh
266.400.000
12
Máy sấy khí
24.000.000
13
Máy dán màng nhôm tự động SHM 2000w
173.900.000
14
Nhà làm việc CN. Hà Nội
1.217.000.000
15
Mua lại tài sản của công ty mua bán nợ
75.000.000
Tổng cộng
6.784.134.000
Nguồn: Báo cáo đầu tư KHCN 2007
Năm 2007 tổng đầu tư: 6.784.134.000 đồng
Cần chú ý trọng hơn công tác bảo dưỡng định kỳ thiết bị
6. Công tác gảo đảm chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, công tác cơ điện xe máy.
Công tác đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sản phẩm mới còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cán bộ, chuyên gia kỹ thuật, la bo thí nghiệm.
Hiện DN có 75 mặt hàng được cấp SĐK, trong đó cấp mới 2007 là 10 mặt hàng gồm: Betacream - GM, Genxazon, Hameselaphin, Kegefa, Kgenllozin, Arthrigiox, Rusamin, Dexamethazon, Ausrex 250mg, Detamethason acetat.
Triển khai sản xuất đưa ra thị trường 9 mặt hàng mới: Berberin 250 mg, Genxazon, Kem nghệ Ery, Oftabradex, Arthrigiox, Rusamin, Voskyo-3, nang Ery 250, Dexamethason. Các sản phẩm mới lưu hành góp phần quan trọng tăng doanh thu và cạnh tranh của DN.
Một số sản phẩm chưa ổn định chất lượng cần nâng cấp: Aspirin pH8, Enerffec-C, Diclofenac 50 mg, Ery 250 mg.
Thực hiện triển khai đầu tư GSP còn chậm, thanh tra GMP còn yếu; thẩm định vệ sinh, quy trình sản xuất còn yếu.
Phòng QC năm 2007 còn sai sót trong trả lời kết quả mẫu.
Phòng QA + NCPT năm 2007 đã thiết kế bao bì mẫu mã có nhiều đổi mới, PX cơ điện xe máy với khối lượng công việc tương đối lớn đã có nhiều nỗ lực phấn đấu kịp thời phục vụ sản xuất. Xe máy phục vụ vận chuyển vật tư hàng hóa an toàn kịp thời.
Sáng kiến cảI tiến kỹ thuật: có 8 sáng kiến kỹ thuật nhỏ, với tổng tiền thưởng 2 triệu đồng.
7. Kết quả thực hiện kế hoạch nộp ngân sách nhà nước, BHXH, BHYT, Công tác tài chính DN:
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
TH 2006
Năm 2007
Số KH 2007 (%)
Số TH 2006 (%)
KH
TH
1
Nộp ngân sách
Tr.đồng
1.214,61
1.734
1.971,34
111%
158%
Nộp ngân sách tỉnh
Tr.đồng
91,75
450
493,92
110%
538%
Nộp NS ngoại tỉnh
Tr.đồng
1.032,46
1.084
1.050,93
93%
98%
Nộp tiền thuê đất, khác
Tr. đồng
90,4
200
426,49
209%
451%
2.
Nộp BHXH + BHYT
Tr. đồng
646,67
798
799,59
100,2%
123,6%
3
Lợi nhuận trước thuế
Tr. đồng
2.419
2.800
3.198
114%
132%
4
Lãi cổ tức
%
14
14
14
100
100
Nguồn: Báo cáo tài chính 2007
DN cổ phần hóa được hưởng chính sách ưu đãi: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm 2005 - 2006 và giảm 50% 2 năm tiếp theo 2007-2008.
Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu nộp ngân sách, BHXH, BHYT, lợi nhuận năm 2007 DN đã thực hiện đầy đủ theo kế hoạch.
Năm 2007 đã thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính.
Năm 2007 công tác tài chính doanh nghiệp phản ánh kịp thời, chặt chẽ, trung thực.
Trả cổ tức năm 2007 cho cổ đông là: 14%/năm/ cổ phần.
8. Tình hình tăng giảm vốn kinh doanh (cổ phần) năm 2007
ĐVT: đồng
TT
Nội dung
Số tiền
I
Vốn cổ phần
1
Số dư đầu năm
10.521.180.000
2
Tăng trong năm
7.578.297.000
Chia cổ phần từ nguồn thuế TNDN năm 2006 được miễn
667.790.000
Tạm chia cổ phần từ thuế TNDN năm 2007 được miễn
447.967.000
Chia cổ tức 10%/14% bổ sung cổ đông
1.193.700.000
Chuyển nhượng cổ phần
1.444.490.000
Bán cổ phần
3.814.350.000
3
Giảm trong năm
1.508.587.000
Cao Thị Duyến rút vốn cổ phần trả nợ cho Công ty
63.497.000
Trần Văn Thường rút vốn cổ phần trả nợ cho Công ty
600.000
Chuyển nhượng cổ phần
1.444.490.000
4
Số dư cuối năm
16.590.890.000
II
Tình hình bán cổ phần
3.814.350.000
1
Bán cổ phần phát hành năm 2006
Tổng giá trị cổ phần phát hành năm 2006 chưa bán đến 31/12/2006
730.880.000
Tổng giá trị cổ phần phát hành năm 2006 chưa bán đến 31/12/2006 đã bán
722.993.000
2
Bán cổ phần cho rút trả nợ công ty năm 2006,2007
77.077.000
Cao Thị Duyến rút vốn cổ phần trả nợ cho Công ty
63.497.000
Trần Văn Thường rút vốn cổ phần trả nợ cho Công ty
10.360.000
Đặng Thị Thuý Hằng rút vốn cổ phần trả nợ cho Công ty
3.220.000
3
Bán cổ phần cho đối tác là cán bộ KHKT đang thu hút
300.000.000
DS Phạm Kim Thương
300.000.000
4
Bán cổ phần phát hành năm 2007
*
Tổng giá trị cổ phần phát hành năm 2007 (mệnh giá 10.000đ/cp, giá bán 12.000đ/cp)
2.714.510.000
Tổng giá trị thặng dư cổ phần phát hành năm 2007
542.902.000
Tổng giá trị mệnh giá + thặng dư cổ phần phát hành năm 2007
3.257.412.000
*
Tổng giá trị cổ phần phát hành năm 2007 đã bán
2.714.280.000
Tổng giá trị thặng dư cổ phần phát hành năm 2007 số đã bán
542.856.000
Tổng giá trị mệnh giá + thặng dư cổ phần phát hành năm 2007 đã bán
3.257.136.000
Nguồn: Báo cáo hoạt động 2007
- DN đã trả cổ thức cho cổ đông đầy đủ theo kế hoạch và điều lệ DN. Tổng số cổ đông đến 31/12/2007 là 367 cổ đông.
- Tổng tài sản 31/12/12006: 50,2 tỷ đồng
- Tổng tài sản 31/12/2007: 61,87 tỷ đồng (tăng 23%).
- Cổ phần tối thiểu 1 CBCN làm việc tại DN năm 2007 thực hiện là 20 triệu đồng, vốn thấp, chủ yếu hoạt động bằng vốn vay và vốn chiếm dụng. Nợ phải trả và nợ vay lớn, trong khi bán hàng bị chiếm dụng lớn nhưng biện pháp thu chưa tích cực.
9. Trích lập các quỹ năm 2007 như sau:
- Lợi nhuận trước thuế năm 2007: 3.198.973.125 đồng
- Lợi nhuận sau thuế năm 2007: 2.303.260.650 đồng
- Trích lập quỹ dự phòng tài chính (5%/LNST): 115.163.000 đồng
- Trích lập quỹ đầu tư phát triển (10%/LNST): 230.326.000 đồng
- Chia cổ thức (14%/năm cho cổ đông/vốn điều lệ): 1.721.180.000 đồng
- Trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi: 236.591.6500 đồng
10 Kết quả hoạt động của các đoàn thể trong DN và công tác thi đua khen thưởng
Năm 2007 Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh.
Công đoàn đạt danh hiệu công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc.
Công tác nữ công hoạt động tốt, đoàn thanh niên đạt tiêu chuẩn Đoàn vững mạnh.
Trung đội dân quân tự vệ đạt loại giỏi.
Công tác từ thiện: CBCNVC DN Tham gia tích cực đầy đủ.
Báo cáo với các cổ đông và đại diện cổ đông dự họp thay mặt cho 367 cổ đông của DN, năm 2007 thực hiện nghị quyết đại hội thường niên lần thứ ba với sự nỗ lực quản lý của HĐQT, điều hành của BGD, CBCNVC phấn đấu DN đã hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
Sau khi cổ phần hóa DNNN được 3 năm, Cty cổ phần hoạt động ổn định và có bước phát triển tốt, các chỉ tiêu về tăng trưởng, cổ đông và CBCNVC tin tưởng HĐQT, BGĐ và sự phát triển DN.
Trong điều kiện DN đang đầu tư nhà máy GMP, GLP, GSP, GDP, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần được ba năm, nhưng năm 2007 chúng ta đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch: sản xuất tăng trưởng 18,1%, kinh doanh vượt 29,8% so với năm 2006. Nộp ngân sách 100%, trả cổ tức 14%/năm, thu nhập bq 1,400 tr/người/tháng.
Bộ máy lãnh đạo: HĐQT, BGĐ, cốt cấn đoàn kết nhất trí, toàn tâm toàn ý đổi mới hoạt động đúng điều lệ, đặt lợi ích doanh nghiệp lên trên hết trong quản lý, điều hành.
Đạt được những kết quả trên là nhờ: Doanh nghiệp phát huy nội lực, CBCNVC đoàn kết nhất trí, khắc phục khó khăn, lao động tích cực, có kỷ luật, để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Phần IV
Thực trạng việc áp dụng mô hình đổi mới công ngghệ tại Công ty cổ phần dược quảng bình.
1. Thực trạng áp dụng mô hinhf đổi mới công nghệ ở nước ta
Tổng thể mà nói tình hình áp dụng mô hình đổi mới công nghệ trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay so với các nước trong khu vực Đông Nam á và các nước NICS nói chung là thiếu sự nhanh nhạy. Nguồn tài nguyên công nghệ của thế giới, một cơ sở cần thiết cho công nghiệp hoá cơ bản đang bị khống chế bởi một số nước mạnh nhất. Về tình hình vốn đầu tư vào khoa học – công nghệ ở nước ta còn thấp nên việc đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Việc nghiên cứu, thiết kế công nghệ gặp nhiều khó khăn do chưa có đủ trình độ, cơ sở vật chất, thiết bị nghiên cứu còn thiếu. Mặt khác việc chuyển giao công nghệ chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Nguyên nhân chính là do thiếu vốn nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam chỉ nhập những công nghệ cũ hoặc công nghệ đã sử dụng rồi. Trước đây, một số doanh nghiệp do vốn ít đã nhập máy móc, thiết bị lạc hậu, sử dụng vài năm đã trở thành đống sắt gỉ, hoặc phải bỏ chi phí để sữa chữa. Chính việc mua công nghệ, thiết bị lạc hậu có thời gian khai thác ngắn đã biến Việt Nam thành ‘ Bãi rác công nghệ ‘ cho các nước phát triển.
Cuộc điều tra toàn diện nhất về tình trạng kỹ thuật và công nghệ năm 1996 ( nguồn : tri thức và công nghệ ) cho thấy rằng, tới thời điểm này 78% tài sản cố định có thời hạn sử dụng từ 5 năm trở lên. So với nguyên giá, giá trị cộng lại của tài sản cố định là máy móc thiét bị chỉ còn 54,4%.
Tỷ lệ công nghệ và thiết bị hiện đại tiên tiến ( xác định căn cứ vào sự phân thế hệ, vào tính chất chuyên dùng hay vạn năng, vào mức tự động trong vận hành ) chỉ đạt 33%.
Chất lượng sản phẩm thấp, khó cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của các Công ty cùng ngành do sử dụng mô hình không phù hợp. Trên thị trường Việt Nam, các sản phẩm Dược sản xuất phải cạnh tranh với sản phẩm của các Công ty xuyên quốc gia với việc áp dụng mô hình hết sức hiệu quả và thành công của họ.
Với một số sản phẩm có những thông số kinh tế – kĩ thuật tương đương với các Công ty khác thì giá cả lại cao hơn nhiều.
Nhìn chung nước ta chậm so với các quốc gia khác và khả năng tiếp thu chưa cao do có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như về kinh tế – xã hội – chính trị. Và việc áp dụng các mô hình tiên tiến hơn cần phải có thời gian thích nghi, thích ứng để nắm bắt rồi mới đưa vào trong các quá trình hoạt độngg tại các cơ sở, các ngành
2. Thực trạng tác động đổi mới công nghệ tại công ty Dược Quảng Bình.
Theo tính toán sơ bộ, giá trị máy móc thiết bị ( MMTB ) Công ty chiếm khoảng 60% tổng giá trị tài sản cố định ( TSCĐ )
Trong vài năm trở lại đây do thay đổi cơ chế quản lý và nền kinh tế đang trên đà phát triển, mặt khác do sự đòi hỏi khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, buộc phải đổi mới công nghệ và thị trường công nghệ trở nên đầy sôi động và mới mẻ.
Các doanh nghiệp đã bỏ ra một khoản tiền rất lớn để mua sắm MMTB, công nghệ mới cho nên đã tạo ra được nhiều sản phẩm có tính cạnh tranh và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
Với công ty Dược Quảng Bình, nhìn chung thì tình trạng MMTB và công nghệ còn lạc hậu, đổi mới và chắp vá. Trước năm 1986 khi đất nước còn trong thời kỳ tập trung bao cấp, công ty vẫn chưa có khái niệm đổi mới công nghệ MMTB còn ở dạng sơ sài, kỹ thuật lạc hậu, sản xuất chủ yếu là thô sơ, đáp ứng về số lượng chứ chưa chú trọng, chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng. Sau năm 1986, đất nước đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều này cũng tạo một bước tiến lớn cho Công ty khi tham gia trên thị trường. Trải qua hàng chục năm sản xuất kinh doanh, công ty đã có chính sách đổi mới nhưng công cuộc đổi mới gặp nhiều khó khăn bất lợi do sở hữu nhiều MMTB quá lạc hậu, trình độ kỹ thuật kém, trình độ công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu với việc sử sử dụng MMTB khoa học công nghệ cao. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho quá trình sản xuất công nghệ thuộc mọi thành phần không hiệu quả và thua lỗ không ít.
Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê năm 1996, giá trị còn lại của TSCĐ ủa Công ty là 53%.
Qua việc áp dụng mô hình nghiên cứu đến triển khai có liên hệ ngược đã làm làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do giá thành cao làm cho sản phẩm không thể cạnh tranh với công ty khác trong cả nước về giá cả mặc dù chất lượng sản phẩm tốt.
Tính chung, việc đổi mới MMTB, công nghệ của Công ty vẫn là khâu yếu. Tỷ lệ MMTB mang tính hiện đại chỉ chiếm 10%, trung bình tiên tiến chiếm 38% và lạc hậu chiếm tới 52%. Đây rõ ràng là nguyên nhân chủ yếu làm cho Công ty Dược Quảng Bình tuy có tăng trưởng trong những năm qua song thiếu vững chắc, không ổn định và khả năng mở rộngthị trường còn hạn chế.
Công ty có đầu tư mua sắm MMTB, đổi mới công nghệ xác nhận việc đầu tư này đã này đã mang lại các kết quả là tăng thêm năng lực sản xuất (NLSX), năng xuất lao động (NSLĐ), giá trị tổng sản lượng (GTTSL), chất lượng sản phẩm (CLSP) và hiệu quả kinh tế (HQKT).
3. Những bất cập và nguyên nhân
*Những bất cập
Là một ngành chiếm tỷ trọng lớn của đất nước, trong những năm qua do vận dụng đường lối đổi mới của Đảng nên GDP không ngường tăng trưởng và có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân GDP thời kỳ 1990 – 1995 là 12,6% năm,đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách quốc gia . Có được thành tích trên là do những năm qua ngành Dược nói chung – Công ty Dược Quảng Bình nói riêng đã tập chung củng cố và phát triển.
Bởi vậy, năng lực sản xuất tăng lên nhiều, năng suất lao động được nâng lên đáng kể, chất lượng, mẫu mã sản phẩm đã phần nào đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Thị trường đang được mở rộng, tuy nhiên các mặt hạn chế và các vấn đề đặt ra về đổi mới công nghệ ngành Dược nói chung và Công ty nói riêng là thách thức và là cơ hội nghiệt ngã.
Thứ nhất, với nền công nghệ lạc hậu cần có sự đổi mới công nghệ, nhưng đổi mới như thế nào là một vấn đề lớn. Đổi mới với mô hình sao cho phù hợp và vì vậy cần có nguồn vốn đầu tư lớn, các kỹ sư với trình độ cao hoạt động máy móc thiết bị của công ty không ngừng thay đổi với cơ chế ngày càng tiên tiến và tiến bộ. Theo số liệu thống kê từ 1993 đến 1996 về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị của Công ty được nâng lên chủ yếu từ nước lạc hậu trên trung bình, cụ thể.
Trình độ công nghệ (%)
Năm 1993
Năm 1996
Tiên tiến
11
11,3
Trung bình
75
77,5
Lạc hậu
14
11,2
Qua một thập niên, MMTB của công ty có phần cải tiến hơn, trình độ công nghệ cũng được nâng lên. Tỷ lệ trình độ công nghệ ở mức trung bình chiếm ưu thế và dần dần nâng lên mức tiên tiến nhưng không tránh khỏi vẫn còn những MMTB ở mức lạc hậu. Theo số liệu thống kêtừ 2003 – 2006 cụ thể
Trình độ công nghệ (%)
Năm 2003
Năm 2006
Tiên tiến
25
26,2
Trung bình
65
64,5
Lạc hậu
10
9,5
Thứ hai, nhìn vào ngành Dược hiện nay nói chung và Công ty Dược Quảng Bình nói riêng, có thể khẳng định , năng lực tổ chức đổi mới chính là cái mà chúng ta đang thiếu vắng. Thậm chí, dường như ngành Dược chưa ý thức đầy đủ về vai trò tổ chức của mình. Năng lực công nghệ thường chỉ được nhấn mạnh đến những tác nhân ảnh hưởng hạn chế đổi mới công nghệ thuộc về bối cảnh bên ngoài như thiếu nguồn tài trợ thích hợp, chế độ thuế không hợp lý, tâm lý khách hàng chuộng hàng ngoại. Qui mô đổi mới không đều và phần lớn diễn ra ở qui mô nhỏ.
Thứ ba, khả năng gắn kết, tổ chức lực lượng KH & CN bên ngoài và giải quyết các vấn đề của Công ty có quan hệ hỗ trợ đối với năng lực KH & CN. Hạn chế trong nắm bắt, tiếp thu tiến bộ của các Công ty khác không phải chỉ do tiềm lực KH & CN yếu kém ( là điều đã được tác giả khẳng định ) mà còn bởi thiếu những hoạt động tổ chức lôi kéo các tổ chức khoa học và các nhà khoa học hõ trợ trực tiếp cho Công ty.
Thứ tư, Thực trạng đổi mới công nghệ, mua sắm MMTB vừa qua còn nhiều vấn đề cần xem xét lại, nhất là về cơ chế chính sách, cơ chế quản lý quá trình áp dụng mô hình làm đau đầu các nhà quản lý ở mọi cấp. Đã lọt lưới quá nhiều công nghệ cũ lạc hậu, ô nhiễm môi trường, giá quá cao . Do đó trong mấy năm tuy có đổi mới công nghệ ở diện rộng song hiệu quả chưa cao.
Thứ năm, Đổi mới công nghệ, hay chính xác đây là áp dụng mô hình đổi mới công nghệ đang diễn ra khá sôi động ở nhiều Công ty, doanh nghiệp, thị trường công nghệ đang hình thành nhu cầu công nghệ là một thực tế khách quan khi nền kinh tế chuyển đổi. Song trên thực tế, nếu không có chính sách tài chính, tín dụng hiệu quả, chính sách hỗ trợ quốc gia thì việc áp dụng mô hình đổi mới công nghệ còn hạn chế không mang tính đồng bộ.
Nguyên nhân
Phần lớn hình thức đổi mới công nghệ ở Công ty Dược Quảng Bình hiện nay chủ yếu là chuyển giao công nghệ. Những hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ chưa cao do có thể mô hình vận chuyển không phù hợp.
Cơ sở vật chất sử dụng công nghệ chưa được nâng cấp ở mức cần thiết.
Việc đổi mới công nghệ đòi hỏi rất nhiều vốn. Mặt khác, thiếu vốn sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu thiết kế công nghệ mới.
Tóm lại, chính sự hạn hạn chế về vốn đã làm chậm tốc độ, giảm quy mô và hiệu quả của việc áp dụng mô hình mới trong đổi mới công nghệ.
Phần IV
Giải pháp áp dụng mô hình đổi mới công nghệ trong công ty dược quảng bình
Giải pháp về nhận thức
Kết hợp việc cải tiến, hiện đại hoá với tự nghiên cứu để phát triển công nghệ mới, thay thế cho công nghệ cũ lạc hậu đang được áp dụng. Xã hội ngày càng phát triển, việc nhận thức của mỗi người cũng đang được cải thiện đáng kể nên không thể giữ mãi tính bảo thủ trì trệ, ngại tiếp xúc với những gì hiện đại do đổi mới công nghệ mang lại. Tiến đến dần dần thích nghi với sự biến đổi của môi trường, của xã hội. Các Công ty, doanh nghiệp khác trong ngành luôn luôn cải tiến kỹ thuật, cải tiến công nghệ tạo nên tính cạnh tranh cao. Và việc áp dụng mô hình mới thay cho mô hình cũ nên làm với mỗi doanh nghiệp, mỗi Công ty nói chung, ở Công ty Dược Quảng Bình.
Đổi mới sản phẩm
Để đúng vững trên thị trường, Công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh toàn diện, phải thể hiện được tính đồng bộ từ khâu nhập nguyên vật liệu đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Cạnh tranh trên thị trường thực chất là cạnh tranh bằng sản phẩm do chính Công ty mình sản xuất ra. Chính vì vậy cần đổi mới sản phẩm. Chính sách đổi mới sản phẩm không chỉ là đổi mới về mẫu mã, chủng loại sản phẩm mà còn về chất lượng, giá thành. Sản phẩm sau khi đổi mới sẽ được khách hàng biết đến và tiếp nhận với chủng loại mẫu mã đa dạng, phong phú, chất lượng cao, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.
áp dụng mô hình để đổi mới công nghệ tại Công ty Dược Quảng Bình.
Do việc phát hiện được những nhược điểm của mô hình cũ ( mô hình tuyến tính đi từ nghiên cứu đến triển khai có liên hệ ngược ) đã làm giảm doanh thu và lợi nhuận của Công ty do giá thành sản phẩm cao, quá lệ thuộc vào khách hàng. Điều đặt ra cho nhà quản lý Công ty là phải thay mô hình cũ bằng mô hình mới mang tính khả thi hơn mô hình áp dụng. Và giải pháp tôi muốn đặt ra ở đây là việc áp dụng mô hình kết hợp vào quá trình đổi mới công nghệ của Công ty. Mô hình này sẽ khắc phục được những nhược điểm mà mô hình cũ gây ra. Nó là kết quả của sự tương tác giữa thị trường, khoa học và năng lực tổ chức, là sự liên kết qua lại và chịu sự tác động lẫn nhau của 3 chủ thể trên. Giúp Công ty không những tiếp thu được những thành tựu khoa học mang lại mà thông qua những thành tựu được áp dụng đưa vào sản xuất những sản phẩm phù hợp với tâm lý người tiêu dùng, không áp đặt họ theo một khuôn mẫu có sẵn, thu hút khách hàng khách hàng bằng sản phẩm có được, đồng thời luôn có sự đóng góp những thành tựu khoa học giúp Công ty ngày càng tạo uy tín trên thị trường và phát triển được thương hiệu của mình.
Chính sách hỗ trợ, đổi mới công nghệ
Với Công ty, mục tiêu chủ yếu vẫn là tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Với tốc độ tăng trưởng bình quân dự kiến 11- 12%/năm, Công ty một mặt sẽ phải tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, một mặt chú trọng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, nâng cao tỷ lệ các loại thuốc, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm để phù hợph sức mua và thói quen dùng thuốc của các tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau, mặt khác phải cố gắng thông qua các biện pháp tiếp thị, bán hàng để cạnh tranh trên thị trường và đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường mới, phấn đấu đạt tổng kim ngạch mặt hàng dược tăng cao.
Để chủ động một phần nguyên liệu cho ngành Dược, cần phát triển nhanh diện tích trồng cây thuốc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất v.v.
Tổ chức những tập đoàn, những hiệp hội, liên minh kinh tế tự nguyện, có tiềm lực mạnh, đủ sức đảm bảo vốn cho một số thành viên tiến hành đổi mới cơ bản công nghệ và kỹ thuật của mình.
Nhà nước cần có sự tài trợ trực tiếp ( dưới hình thức cấp vốn ). Nhà nước có thể bảo lãnh cho Công ty hoặc giới thiệu cho các tổ chức khác
Nhà nước nên cấp vốn hoặc đứng ra tổ chức các quỹ giúp các Công ty nói chung và Công ty Dược Quảng Bình nói riêng có thể vay vốn để thực hiện công cuộc đổi mới của mình.
Đó là những giải pháp cơ bản tôi đưa ra đây để Công ty ccó thể tham khảo và có thể chiến lược mục tiêu cụ thể nhằm áp dụng mô hình mới vào sự hoạt động của Công ty.
Kết luận
Như vậy, việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và trong Công ty Dược Quảng Bình nói riêng trong những năm qua đã góp phần to lớn vào sự nghiệp hiện đại hoá đất nước, nâng cao mặt bằng công nghệ, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu ngoại tệ, tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ một hình thức của đổi mới công nghệ trong những năm qua cũng gây cũng gây ô nhiễm môi trường, nhiều công nghệ trong năm những năm qua cũng gây không ít khó khăn cho nền kinh tế - xã hội đất nước: tiếp nhận những công nghệ gây ô nhiễm môi trường, nhiều công nghệ ở tình trạng “ Cũ người mới ta “ Tuy nhiên với những thành quả đạt được qua việc đổi mới công nghệ và vận dụng mô hình đổi mới công nghệ tại Công ty trong thời gian qua đã thể hiện sự cố gắng vượt bậc của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và các nhà khoa học: đặc biệt là nhờ vào sự định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong quá tình đổi mới nền kinh tế, đưa nền sản xuấ trong nước phát triển vượt bậc và có thể theo kịp với trình độ tiên tiến của thế giới.
Trong xu thế hội nhập quốc tế hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ hiện nay, đổi mới công nghệ ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các nước đang trong quá trình công nghiệp hoá trong đó có nước ta. Vì vậy đòi hỏi Nhà nước, các bộ, các cấp, các ngành có liên quan cần hỗ trợ , tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh ngghiệp trong nước đẩy nhanh quá trính đổi mới công nghệ. Chúng ta hy vọng trong thời gian tới, hầu hết các doanh nghiệp trong nước đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ. Chúng ta hy vọng trong thời gian tới, hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều có trình độ công nghiệp hoá đất nước theo trình độ tiên tiến của thế giới.
Tôi rất ủng hộ với việc áp dụng mô hình đổi mới công nghệ vào Công ty Dược Quảng Bình. Tôi rất mong Công ty có thể dựa vào những giải pháp mà tôi nêu ra đây có thể tham khảo và tìm ra cách khắc phục đúng đắn nhất nhằm làm Công ty ngày càng phát triển hơn.
Đề án tôi làm phần lớn dựa trên cơ sở gốc rễ là môn học Quản trị Công nghệ. Tại đây, em có thể nắm chắc được kiến thức cơ bản và vận dụng chúng vào thực tiễn. Hơn nữa, em cũng rất cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô giáo và cán bộ trong Công ty giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình Công nghệ và quản lý công nghệ trường Đại học kinh tế Quốc dân hà nội.
2.Giáo trình Quản lý và đổi mới công nghệ trường Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội.
3.Giáo trình Quản lý và đổi mới công nghệ trường Viện Đại học mở
Hà Nội
4.Bài báo “ Thực trạng đổi mới công nghệ của Công ty Dược và những vấn đề đặt ra “ của Thạc sỹ Nguyễn Quốc Tòng.
5.Tạp trí Tri thức và công nghệ
6.Tạp chí Khoa học và công nghệ.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7834.doc