(1) Tổ chức bộ máy của toàn ngành được chuẩn hóa, kiện toàn sắp xếp lại để đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan hiện đại và chương trình cải cách hành chính của Chính phủ.
(2) Lãnh đạo chủ chốt ở cơ quan Tổng cục được đào tạo am hiểu về quản lý Hải quan hiện đại, có kiến thức kỹ năng quản lý, hoạch định và điều hành thực hiện chiến lược của ngành, trình độ ngoại ngữ có thể nghiên cứu tài liệu, giao tiếp. Lãnh đạo cấp phó của các Vụ, Cục chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục đạt tới trình độ chuyên gia về lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan.
(3) Lãnh đạo các Cục hải quan tỉnh, thành phố được đào tạo cơ bản về quản lý hải quan hiện đại, kỹ năng quản lý và điều hành thực thi chiến lược, có kỹ năng chuyên sâu về các lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan, có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc. Lãnh đạo cấp Chi cục được đào tạo bài bản theo chuẩn mực hải quan hiện đại, có kỹ năng chuyên sâu về thủ tục thông quan và kiểm tra, giám sát hàng hóa, hành khách (tùy địa bàn); Trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công việc phụ trách.
(4) Đội ngũ chuyên viên làm công tác tham mưu nghiên cứu được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu; Có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, kiểm tra hướng dẫn trong lĩnh vực phụ trách; Có kinh nghiệm thực tiễn, trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.
(5) Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thừa hành được đào tạo có kỹ năng sâu về lĩnh vực nghiệp vụ được phân công; Trình độ ngoại ngữ giao tiếp được đối với những công việc tiếp xúc với khách hàng nước ngoài hoặc yêu cầu nghiên cứu chuyên môn
36 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp mã số thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
́a xuất nhập khẩu.lúc này một số nước chuyển sang hệ thống phân loại theo bản chất hàng hóa.tuy nhiên, mỗi nước vẫn áp dungjmootj danh mục phân loại khác nhau nên đã gây khó khăn cho việc giao lưu thương mại.để khắc phục nhược điểm này,đảm bảo phân loại một cách chính xác, có hệ thống, thống nhất đối với tất cả các nước áp dụng, một số nước đã thống nhất phải xây dựng một danh mục để sử dụng chung.
Sau một thời gian, nhóm làm việc đã đệ trình một bản dự thảo danh mục chung để các nước tham gia xem xét.Tới năm 1931, bản dự thảo danh mục thống nhất đầu tiên được thông quavaf có tên là “ danh mục Generver”.Danh mục này chia làm 21 phần , 86 chương.
Quá trình thực hiện danh mục một thời gian cho thấy danh mục chưa thực sự khoa học; đồng thời không có quy định nguyên tác áp dụng và xử lý tính tranh chấp phát sinh khi thực hiện danh mục ở các quốc gia thành viên.Vì lý do trên, các nước đã thống nhất sửa đổi “Danh mục Generver “và ban hành bản công ước để quy địnhthực hiện danh mục này
Ngày 15/12/1950 Công ước Brussels kèm theo một danh mục hàng hóa ra đời có hiệu lực từ 11/9/1959.Ban đầu gọi là “Danh mục biểu thuế Brussels”.Đến 1974 danh mục đổi tên thành danh mục hàng hóa của hội đồng hợp tác hải quan (sau này là tổ chức hải quan thế giới – WCO ).
Từ đó về sau, bản danh mục này thường xuyên được sửa đổi theo hướng đảm bảo ngày càng thống nhất, hài hòa hóa danh mục biểu thuế quốc gia…Năm 1983, WCO đã ban hành công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (công ước HS).
1.2.cách xác định và áp mã số thuế
1.2.1 Danh mục HS
Theo điều 1 của công ước HS, “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa” hay “Hệ thống hài hòa” hay danh mục HS bao gồm nhóm , phân nhóm, các mã số học của chúng, chú giải phần, chú giải chương, nhóm và các quy tác tổng quát giải thích phân loại hàng hóa theo HS
Các quy tắc chung giải thích hệ thông hài hòa (General interpretation Rules/ GIR (6 quy tắc)).Đây là nhưng nhuyên tắc quan trọng luôn được tham chiếu và vận dụng trong quá trình phân loại hàng hóa.
Chú giải phần, chương, phân nhóm (Còn gọi là chú giải pháp lý(legal notes)).Các chú giải này luôn được tham chiếu trong quá trình phân loại hoàng hóa;và
Nhóm hàng; phân nhóm hàng và mã số học của chúng(các mã 4 số, mã 6 số)
-Các quy tắc chung giả thích hệ thống hài hòa được trình bày đầy đủ ở phần đầu tiên của danh mục.Trong quá trình phân loại nhất thiết phải tham chiếu và vận dụng các nguyên tắc này.
-Các chú giải phần, chương, phân nhóm được xem là các chú giải pháp lý của danh mục HS và được trình bày ở đầu của mỗi phần, chương liên quan tương ứng.Các chú giải này cũng phải luôn luôn được tham chiếu trong quá trình phân loại hàng hóa theo HS
Theo sau các chú giải phần,chương, phân nhóm là các nhóm hàng, phân nhóm hàng và mã số học của chúng tương ứng với từng phần, chương mà chúng trực thuộc.
Nội dung
Nội dung mô tả chi tiết trong danh mục cũng đi từ cấp độ mô tả bao quát đến cấp đọ mô tả chi tiết.Tên phần cấp dộ mô tả rộng nhất và tên phân nhóm mô tả cấp độ chi tiết nhất cụ thể nhất.
Ví dụ:
Phần 1 :động vật sống, sản phẩm động vật
Chương1:Động vật sống
Nhóm 01.04:Cừu và dê sống
Phân nhóm 0104.10:Cừu
Cách đánh số
Số thứ tự của phần được thể hiện bằng chữ số la mã, số của chương, nhóm, phân nhóm được thể hiện bằng chữ số arập.
Về cấu trúc mã số nhóm hàng:Nhóm hàng được đại diện bằng 4 chữ số, khi đứng độc lập, mã số nhóm hàng được ngăn làm 2 phần chính giữa bằng dấu chấm:XX.XX
+Hai chữ số đầu chỉ định tới số chương mà nhóm đó trực thuộc(VD nhóm 14.01:thuộc chương 14)
+chữ số thứ 3 và thứ 4 chỉ định tới vị trí của nhóm hàng trong chương(VD 14.01:nhóm hàng thứ 1 của chương 14)
Cách xây dựng hệ thống số học này được tuân thủ trong toàn bộ danh mục
-Về cấu trúc mã số phân nhóm hàng:một số nhóm hàng có thể được chia thành 2 hay nhiều phân nhóm hàng, được thể hiện theo mã số 6 số:XXXX.XX, trong đó
+4 số đầuu là mã số nhóm hàng
+chữ số thứ 5 và thứ 6 là 2 số bổ sung này theo một quy tắc cụ thể:
*Mỗi phân nhóm hàng có thể được thể hiện cùng với một gạch hoặc 2 gạch, thống nhất với việc quy định 2 mã số bổ sung.Trường hợp một nhóm hàng nào đó không phải chia nhỏ nữa,2 chữ số bổ sung được đại iện bằng 2 chữ số 0:XXXX.00
Khi diễn đạt mã số của phân nhóm hàng (6 số, mã số phân loại đày đủ) dấu chấm (.) được sử dụng để phân cách giữa 4 chữ số đầu tiên với 2 con số bổ sung (vd: 2804.10).
Vai trò của dấu phân cách sử dụng trong HS
Có 4 loại dấu phân cách được sử dụng để mô tả hàng hóa
1.Dấu phẩy (,):phân tách từng mặt hàng trong một loại mặt hàng được liệt kê trong mô tả hàng hóa hoặc các tiêu chí được mô tả sử dụng
VD:01.01 Trâu, bò sống
2.Dấu chấm phẩy (;) Thể hiện sự ngắt câu đầy đủ, phân tách các mặt hàng trong đoạn mô tả hoạc thành các phần độc lập với nhau.
3.Dấu hai chấm (:) Cho biết là sẽ có một danh sách các mặt hàng liệt kê ngay sau dó hoặc sẽ có sự phân chia thành các phần nhóm hàng tiếp theo.
52.04 Chỉ khâu làm từ bông, đã hoặc chưa đóng gói bán lẻ.
-Chưa đóng gói bán lẻ:
5204.11 --có tỷ trọng bông từ 85% trở lên
5204.19 --loại khác bán lẻ cộng hòa
5204.20 -đã đóng gói để bán lẻ
4.Dấu chấm(.): Thể hiện sự kết thúc của một câu/đoạn của một nhóm hàng
VD:42.03 Hàng may mặc và đò phụ trợ quần áo bằng da thuộc hoặc bằng da tổng hợp.
Các chú giảu pháp lý (chú giải bắt buộc)
Các chú giải pháp lý được đưa ra có chức năng giải thích, khái niện các phạm vi, giới hạn cụ thể của từng phần, chương, nhóm hàng và các phân nhóm hàng.
Các chú giải phần, chương nhằm xác định phạm vi của từng phần, chương và nhóm hàng (tới 4 số)
Các chú giải phân nhóm để làm rõ hơn các diễn giải của phân nhóm
Các chú giải này mang tính bắt buộc khi áp dụng phân loại hàng hóa thoe HS.Có 4 loại chú giải pháp lý gồm:
Chú giải ngoại trừ: Giới hạn phạm vi của phần, chương, nhóm và phân nhóm
Chú giải định nghĩa:Khái niệm phạm vi của các từ, nhóm từ hay các diễn đạt khác
Chú giải định hướng:Định hướng hay chỉ đẫn để làm thế nào phân loại một hàng hóa cụ thể
Chú giải bao gồm:Bao trùm một danh sách không giới hạn các ví dụ hàng hóa điển hình được phân loại vào một nhóm cụ thể
Quy trình xác định và áp mã số thuế
Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở danh mục hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của tổ chức hải quan thế giới ( HS ) phiên bản 2002 và được chi tiết ở cấp mã tối thiểu 8 chữ số.
Các nguyên tắc phân loại hàng hóa được áp dụng phân loại hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, biểu thuế xuất khẩu và các danh mục hàng hóa được hưởng thuế xuất ưu đãi đực biệt mà Việt nam đã cam kết với các nước hoặc các tổ chức quốc tế.
Các quy định về phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng trong lĩnh vực hải quan (phân loại trước, trong quá trình làm thủ tục và kiểm tra sau thông quan), thuế, thống kê thương mại và các lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Nguyên tắc phân loại
* Nguyên tắc chung
* Khi phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải tuân thủ:
- Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế xuất khẩu.
- 6 Quy tắc tổng quát của Công ước HS;
- Chú giải bắt buộc của Công ước HS;
- Tham khảo chú giải bổ sung Danh mục thuế quan hài hòa Asean (AHTN) và Chú giải chi tiết Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (HS).
* Căn cứ phân loại
* Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể của hàng hoá mà dựa vào một hay nhiều căn cứ dưới đây để phân loại:
- Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Biểu thuế nhập khẩu; Biểu thuế xuất khẩu.
- Thực tế hàng hoá;
- Tài liệu kỹ thuật, mô tả chi tiết hàng hoá, catalogue minh hoạ hàng hoá;
- Kết quả phân tích, giám định hàng hoá.
* Quy định riêng đối với một số hàng hoá nhập khẩu cụ thể
* Phân loại thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ
Hàng hoá nhập khẩu là một tập hợp các máy móc thuộc các nhóm, phân nhóm hàng của các Chương 84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành được áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính để tính thuế nhập khẩu.
Đối với lô hàng thiết bị toàn bộ gồm nhiều tập hợp máy móc, dây chuyền khác nhau, trong đó mỗi tập hợp dây chuyền có một máy chính thì phân loại lô hàng nhập khẩu thành từng nhóm các máy móc thiết bị tương ứng với từng dây chuyền để tính thuế theo nguyên tắc trên.
Trường hợp máy chính có mức thuế nhập khẩu cao hơn các máy móc thiết bị khác thì các doanh nghiệp được lựa chọn việc áp dụng cách phân loại theo máy chính hoặc phân loại theo từng máy.
Nếu lô hàng thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ nhập bao gồm cả vật tư, nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu, nhà xưởng, ô tô thì không áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính đối với vật tư, nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu, nhà xưởng, ô tô.
Thiết bị toàn bộ, đồng bộ được nhập khẩu từ một hoặc nhiều thị trường khác nhau, có xuất xứ từ một hoặc nhiều nước, nhập về cùng hoặc không cùng chuyến, phải tạo thành tổ hợp hoặc dây chuyền hoạt động đồng bộ. Thiết bị có thể vừa được nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước nhưng phải đáp ứng 3 điều kiện: máy chính phải được nhập khẩu; tập hợp các máy móc, thiết bị vừa nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước phải tạo thành tổ hợp hoặc dây chuyền hoạt động đồng bộ; đối tượng sử dụng máy móc phải tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai này.
Hồ sơ phải nộp: xuất trình bản chính luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ghi rõ tên máy móc thiết bị nhập khẩu, sản xuất hoặc mua trong nước; nộp bản chính văn bản xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành về máy chính của lô hàng; nộp bản chính hợp đồng nhập khẩu, bảng kê chi tiết hàng hoá và các chứng từ khác (nếu có).
* Phân loại linh kiện rời mặt hàng cơ khí, điện, điện tử
Bộ linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ để lắp ráp các mặt hàng cơ khí, điện, điện tử (các chi tiết linh kiện rời có thể là những sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của thành phẩm để lắp ráp với nhau bằng các phương tiện lắp ráp đơn giản như vít, bu lông, ê cu hoặc có thể bằng đinh tán hoặc hàn), thực hiện phân loại theo nguyên tắc sau đây:
- Trường hợp nhập khẩu các chi tiết, linh kiện rời đồng bộ, phân loại vào nhóm/ phân nhóm/ mã số và mức thuế suất quy định cho mặt hàng nguyên chiếc.
- Trường hợp nhập khẩu các chi tiết, linh kiện rời không đồng bộ, phân loại theo từng nhóm/phân nhóm/mã số và mức thuế suất quy định cho từng chi tiết, linh kiện.
* Phân loại bộ linh kiện nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá
Đối với bộ linh kiện không đồng bộ mà doanh nghiệp đăng ký thực hiện chính sách ưu đãi thuế theo tỷ lệ nội địa hoá, khi nhập khẩu sẽ được áp dụng chung một mức thuế suất ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá cho toàn bộ danh mục chi tiết linh kiện nhập khẩu.
Sáu quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Việt nam. Trong đó các quy tắc này được áp dụng theo trình tự 5 quy tắc đầu tiên lien quan đén phân loại hàng hóa ở cấp độ 4 số, trong đó quy tắc 5 áp dụng cho trường hợp riêng là phân loại bao bì.Quy tắc 6 liên quan đến phân loại ở cấp độ nhóm
Quy tắc 1: Tên của các phần, của chương hoặc của phân chương được chia ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu.Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các phần, chương lien quan và theo các quy tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các chú giải không có yêu cầu nào khác.
Quy tắc này quy định việc phân loại hàng hóa được xác định theo một nội dung của nhóm hàng và bất cứ chú giải nào của phần hoặc chương nào lien quan và các quy tắc 2,3,4 nếu không có yêu cầu nào khác.
Nội dung đầu tiên của quy tắc 1 là tên của phần, chương nhằm mục đích dễ tra cứu.
Khi phân loại một mặt hàng, nhờ tên phần, chương mà ta có thể định hình ngay mặt hàng đó thuộc phần nào, chương nào.Ví dụ phân loại tranh gốm ta có thể định hình ngay tranh gốm có thể thuộc chương 69 là sảm phẩm làm bằng gốm.Tuy nhiên, không thể phân loại ngay vào chương 69 mà lúc đó phải đọc chú giải phần, chương xem có loại trừ hay có quy định khác không, trong trường hợp này ta thấy phân loại vào chương 97 .
Nhiều hang hóa có thể được phân loại ngay trong danh mục do nội dung của nhóm mô tả cụ thể, chính xác hàng hóa đó hoặc chú giải phần chương đã nêu cụ thể mặt hàng phân loại được đặt trong nhóm cụ thể của danh mục.
Quy tắc 2:
Quy tắc 2 (a) : Một mặt hàng được phân loại trong một nhóm hàng, thì những mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.
Quy tắc 2 (b) : Nếu một nguyên liệu, một chất được phân loại trong nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa làm toàn bộ bằng một nguyên liệu hay một chất, hoặc làm bằng một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo quy tắc 3.
Quy tắc 3:
Quy tắc 3 (a): Khi áp dụng quy tắc 2(b) hoặc vì bất cứ lý do nào khác, hàng hóa thoạt nhìn có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm thì sẽ phân loại như sau:
Hàng hóa được phân loại vào nhóm có mô tả cụ thể, mang tính đặc trưng cơ bản nhất sẽ phù hợp hơn xếp vào nhóm mô tả khái quát. Tuy nhiên, khi hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc chất chứa trong hàng hóa là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó.
Quy tắc 3 (b): Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên kiệu khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không phân loại được theo quy tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng.
Quy tắc 3 (c): Khi hàng hóa không thể phân loại theo quy tắc 3(a) hoặc 3(b) nêu trên thì phân loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm tương đương được xem xét.
Quy tắc 4: Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các quy tắc trên đây thì sẽ được phân loại vào nhóm phù hợp vố loại hàng hóa giống chúng nhất.
Xác định hàng hóa giống nhau dựa trên nhiều yếu tố như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng hàng hóa. Theo quy tắc 4 thì kho hàng hóa không thể phân laoij một cách riêng biệt vào bất kỳ nhóm nào của HS,hay nói cách khác là chúng không thể phân loại theo đúng quy tắc từ 1 đến 3thif được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng giống chúng nhất. Quy tắc này đưa ra nhằm áp mã cho những mặt hàng mới xuất hiện trên thị trường hay cho những sản phẩm không thể phân loại một cách chính xác theo những điều khoản của HS. Tuy nhiên quy tắc này rất hiếm khi được áp dụng hầu hết các trường hợp hàng hóa đều được phân loại theo quy tắc từ 1 đến 3.
Quy tắc 5: Áp dụng cho việc phân loại các bao bì đóng gói hay chứa đựng hàng hóa.
Bao máy ảnh, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với sản phẩm này. Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng cho những loại bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng mà nó chứa đựng.
Ngoài quy tắc 5(a) nêu trên, bao bi phân loại cùng với hàng hóa đó là khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng đó. Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng đối với loại bao bì mà rõ ràng là phù hợp để dùng lặp lại.
Quy tắc 6: Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, các chú giải phân nhóm có lien quan và các quy tắc trên với những sửa đổi về chi tiết cho phù hợp, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được. Theo quy tắc ày thì các chú giải phần và chương lien quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác.
1.2.3 Bản chất và mục đích của việc xác định mã số thuế hàng hoá
Bản chất: Phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy chế này (sau đây viết tắt là PTPL) là việc cơ quan hải quan kiểm tra thực tế mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tiến hành chủ yếu trong phòng thí nghiệm, bằng các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật để xác định đúng tên hàng và mã số của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu và theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới (sau đây gọi tắt là Hệ thống HS)
Mục đích: Xác định dúng tên hàng, mã số hàng hoá theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu và theo Hệ thống HS đối với mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu PTPL, phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về hải quan. Phục vụ việc xây dựng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu.
2. Sự cần thiết phải áp dụng mã số thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Việt nam là một nước đang phát triển và dần tiến đến một nền kinh tế thị trường.Với sự hội nhập kinh tế vào các khối như ASEAN, WTO... tham gia hợp tác hải quan song phương và đa phương trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, WCO...Như vậy hải quan Việt Nam cần có những chuyển biến tích cực trong thời kỳ hội nhập mới.
Đồng thời với việc hội nhập là một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.Để giúp cho việc tạo được thuận lợi cho thương mại, quản lý về xuất nhập khẩu, cân bằng cán cân thương mại, bảo vệ nền sản xuất...Thì cần có một hành lang pháp lý hay sự hài hòa với các công ước hay các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Hiện nay kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng tăng mạnh.Hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng, đòi hỏi hải quan phải có một trình độ kỹ thuật nhất định để xác định và áp mã số thuế hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi khai báo và làm thủ tục hải quan và nộp thuế.
Trong xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới và khu vực, nước ta đã và đang từng bước hòa mình để phát triển kinh tế và mơ rộng quan hệ đối ngoại. Việc buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa nước ta và các nước trong khu vực cũng như với các nước trên thế giới ngày càng đa dạng phong phú. Để quản lý được các hoạt động mua bán với các nước, nhà nước đã có nhiều biện pháp, trong đó thuế xuất nhập khẩu là một trong những công cụ chủ yếu. Thông qua việc ban hành và thực thi chính sách thuế xuất nhập khẩu, chúng ta có thể nắm đủ tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện cho nhà nước có căn cứ đề ra chính sách ngoại thương đúng đắn, cân đối cung, cầu hàng hóa xuất nhập khẩu và cân bằng cán cân thanh toán. Thuế xuất nhập khẩu là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của nước ta đã được Quốc hội thông qua ngày 26.12.1991. Từ đó đến nay đã được sưa đổi, bổ sung cho phù hợp, đáp ứng các yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế và thực tiễn trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực
- Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành được xây dựng trên cơ sơ danh mục điều hòa (HS) 1996 của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới, đã bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại hàng hóa dựa trên cấu tạo, đặc điểm của hàng hóa...góp phần làm cho chính sách thuế xuất nhập khẩu dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế
Như vậy việc áp mã số thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu là điều cần thiết cho một nền kinh tế của Việt Nam.Đây cũng là điều mà sự hợp tác hải quan của Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện để phù hợp với các công ước và hợp tác hải quan là:hài hòa và đơn giản thủ tục hải quan...
3.Cách đánh mã số thuế ở một số quốc gia
3.1 Canada:
Các biểu thuế hải quan canada la sửa đổi và tái xuất bản hàng năm.Và sửa đổi được ban hành trong một năm. Mã số và mô tả có thể thay đổi từ năm này sang năm khác, thêm vào mức thuế.
6 chữ số sản phẩm và mã số 10 (HS6 và HS10).Các chữ số đầu tiên 6 của hệ thống hài hoà có tính quốc tế và đây là mức đầu tiên của (HS6) mà danh mục xuất nhập khẩu tạo ra.Chi tiết có thể có sẵn của “khoan xuống” để các cấp con số 10 quy định tại biểu thuế hs10.Trong một số trường hợp, việc phân loại HS6 không phá vỡ thêm trong trường này mã thuế quan trong việc sử dụng bao gồm 6 chữ số mà tiếp theo là 4 số 0
3.2 Mỹ:
Biểu thuế của hoa kỳ gồm 21 phần và 96 chương được bố cục thành 7 cột như mẫu dưới đây
Heading/
Sub-heading
Stat-
Suf-
Fix
Article Decription
Unit
of Quantity
Rates of Duty
1
2
General
Special
0902
0902.10
0902.10.10
00
Tea, whether or not flavored
Green tea (not fermented) in immediate packings of a content not excceeding 3 kg:
Flavored .................
kg
6.4%
Free (A, CA, CL, E,IL,J,JO,MX)
4.8% (SG)
20%
Cột heading/sub-heading là mã số hàng hóa 4 số 6 số hoặc 8 số
Cột stat-suf-fix là mã số đuôi phục vụ cho thống kê của Mỹ.Những mặt hàng nào không có mã số đuôi thì thêm 2 số 00 vào sau mã 8 số.
Article Decription là mô tả hàng hoá
Unit of quantity là đơn vị số lượng
Mức phí tối huệ quốc (NON- MFN ) được ghi ở cột 2
PHẦN 2:THỰC TRẠNG ÁP MÃ SỐ THUẾ CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
I.Quản lý áp mã số thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu
1. Tổ chức hệ thống quản lý – chức năng và nhiệm vụ
1.1 Hệ thống bộ máy quản lý
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tổng cục hải quan
-Viện nghiên cứu hải quan
-Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu miên bắc
-Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu miền trung
-Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu miền nam
-Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng công chức hải quan
1.2 Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng của các trung tâm này là tiếp nhận các hồ sơ để phân tích phân loại hàng hoá của hải quan khi kiểm tra sau thông quan và những loại hàng hoá mới mà các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hay xuất khẩu. Các trung tâm này thực hiện theo quy định của chính phủ tại điều 9 Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 chi tiết thi hành một số điều luật Hải quan về thủ tục hải quan chế độ kiểm tra giám sát hải quan
2. Hệ thống văn bản pháp quy và phạm vi áp dụng
2.1 Phạm vi áp dụng
Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
Các cơ quan Nhà nước quản lý trong các lĩnh vực hải quan, thuế, thống kê, thương mại và các lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
2.2 Hệ thống văn bản pháp quy
Là toàn bộ các nghị định, thông tư của chính phủ đã ban hành về việc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trong lĩnh vực hải quan.Luật hải quan và các nghị định khác của các bộ nghành có liên quan.trong đó nó được thể hiện cụ thể qua những nội dung chủ yếu sau:
"Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu" là việc căn cứ vào tên gọi, mô tả về tính chất, thành phần, cấu tạo, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hoá để xác định, sắp xếp hàng hoá vào một mã số nhất định theo Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá, Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
"Công ước Quốc tế về Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá" (International Convention on the Harmonized Commodity Description anh Coding System) và Công ước do Hội đồng hợp tác Hải quan, nay gọi là Tổ chứ Hải quan Thế giới (WCO) thông qua ngày 14 tháng 6 năm 1983 tại Bruxelles, Vương quốc Bỉ về "Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá", sau đây gọi tắt là Công ước HS.
"Hệ thống hài hoá mô tả và mã hoá hàng hoá", sau đây gọi tắt là Hệ thống hài hoà (viết tắt là HS) là hệ thống bao gồm các quy tắc tổng quát, các chủ giải bắt buộc và danh sách những nhóm hàng (mã 4 chữ số) được sắp xếp một cách có hệ thống ứng vớit ên, mô tả và mã số hàng hoá.
Danh mục những nhóm hàng và phân nhóm hàng của Hệ thống hài hoà sau đây được gọi tắc là Danh mục HS.
"Quy tắc tổng quát" là 6 (sáu) quy tắc chung để giải thích Hệ thống hài hoà nhằm phân loại hàng hoá vào một nhóm, phân nhóm nhất định.
"Chú giải bắt buộc" là những nội dung giải thích các phần, chương và phân nhóm được gắn kèm ở đầu các phần, chương của Danh mục HS.
Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Hệ thống hài hoà và bao gồm:
Các quy tắc tổng quát, chủ giải bắt buộc;
Danh mục hàng hoá được chi tiết ở cấp mã tối thiểu 8 (tám) chữ số; đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo. Trong đó:
- 6 (sáu) chữ số đầu tuân thủ Danh mục HS.
- Các chữa số tiếp theo là mã chi tiết cấp quốc gia được mở rộng theo yêu cầu quản lý của Nhà nước.
Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng để:
Xây dựng Biểu thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
Thống kê Nhà nước về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Áp dụng điều ước quốc tế.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì thực hiện theo quy định tại đìêu ước quốc tế đó.
Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải căn cứ vào Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị định này; các quy định liên quan đến phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hồ sơ, tài liệu kỹ thuật các thông tin khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cần phân loại.
Trường hợp sau khi đã thực hiện việc phân loại hàng hoá theo quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa xác định được tên gọi, mô tả và mã số của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì phải lấy mẫu hàng hoá để phân tích, giám định phục vụ cho việc phân loại.
Việc lấy mẫu, phân tích, giám định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trước khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan và kiểm tra sau thông quan.
Trách nhiệm của các Bộ, Ngành liên quan
Các Bộ, cơ quan nganh Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình khi ban hành các quy định hoặc xem xét, giải quyết các vấn đề có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện theo đúng các quy định của Nghị định này; phối hợp với Bộ Tài chính trong việc triển khai thực hiện Công ước HS và xây dựng Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
II. Thực trạng hiện hành về áp mã số thuế hàng hóa tại Việt Nam
1.Hệ thống mã số thuế hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam
Hệ thống mã số thuế hàng hóa xuất nhập khẩu là danh mục hàng hóa gồm:
-6 quy tắc tổng quát
-các chú giải bắt buộc (ở đầu các phần, chương của danh mục hang hóa xuất nhập khẩu
-Danh mục hàng hóa chi tiết.Danh mục này gồm 21 phần, 97 chương (trong đó chương 77 dự phòng), các nhóm, phân nhóm (gồm 5225 phân nhóm 6 số và 10.681 phân nhóm 8 số) và danh mục chi tiết các mặt hàng.Danh mục chia thàng 5 cột.
+Cột 1: Mã hiệu nhóm hàng
+Cột 2: Mã hiệu phân nhóm 6 số
+Cột 3: Mã hiệu phân nhóm 8 số
+Cột 4: Mô tả hàng hóa
+Cột 5: Đơn vị tính
+Phân nhóm 6 chữ số:mỗi nhóm hàng có thể chi tiết hoặc không chi tiết thành nhiều nhóm 6 số.Có 2 cách mã hóa cho phân nhóm gọi là phân nhóm cấp 1 và phân nhóm cấp 2.
-Phân nhóm cấp 1:Chữ số cuối cùng của phân nhóm là chữ số 0vaf ký hiệu bằng (-)ở cột mô tả nhóm hàng
-Nếu phân nhóm cấp 1 được chi tiết cụ thể hơn (phân nhóm cấp 2) thì phân nhóm cấp 1 này không được đánh số nữa(cột thứ 2) mà ký hiệu bằng 1 vạch ở cột thứ 4 là cột mô tả hàng hóa
-Phân nhóm cấp 2:Phân nhóm này được nhận biết qua số cuối cùng của phân nhóm là các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, và được ký hiệu bằng 2 vạch (--) ở cột mô tả hàng hóa
+Phân nhóm 8 chữ số:Một nhóm hàng trong danh mục không chi tiết thành phân nhóm 6 số mà chi tiết thành phân nhóm 8 số.cách chi tiết như sau:
Nhóm hàng + 00+X0 (trong đó X nhận giá trị từ 1 đến 9)
Trong trường hợp nhóm hàng không chi tiết được thì hàng hóa đó được mã hóa bởi mã của nhóm hàng và them 4 chữ số 0 .Ví dụ :nhóm 72.09, không chi tiết ở cấp 6 số, và cũng không chi tiết ở cấp 8 số trong danh mục được mã là 7209.00.00.Nhóm 79.04 không chi tiết ở cấp 6 số mà chi tiết ở cấp 8 số là:7904.00.10 và 7904.00.90
Các phân nhóm số trong danh mục chi tiết thành phân nhóm 8 số theo hệ thông vạch như sau:
+Các phân nhóm 8 số thuộc phân nhóm 6 số cấp 1 sẽ bắt đầu bằng cấp đọ hai vạch (--) tại côt mô tả hàng hóa
+Các phân nhóm 8 số thuộc phân nhóm 6 số cấp 2 sẽ bắt đầu bằng cấp độ ba vạch(---)tại cột mô tả hàng hóa
Tùy theo mức độ cần chi tiết của hàng hóa mà phân nhóm 8 soooossex được đánh só vạch phù hợp:8 số 3 vạch (8481.90.11), 8 số 4 vạch (8481.80.93) số 5 vạch(8702.10.62) 8 số 6 vạch (8703.90.62).trong trường hợp không chi tiết phân nhóm hàng 6 số thì them 2 chữ số 0 vào sau pân nhóm 6 số.
2. Những sai phạm trong việc áp mã số thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Việc áp mã hàng hoá tại nhiều doanh nghiệp được tiến hành thiếu thống nhất, tuỳ tiện dẫn đến thất thu cho ngân sách nhà nước một khoản tiền đặc biệt lớn. Báo cáo của Hải quan TP. HCM và một số cơ quan chức năng cho thấy từ ngày 1/9/2003 đến 31/3/2007, TCty công nghiệp Sài Gòn; Cty XNK thuốc lá; TCty Khánh Việt đã nhập lô hàng “vỏ tút, vỏ bao thuốc lá” với tổng giá trị hàng nhập khẩu là hơn 97 triệu USD.
Theo kết luận của TTCP thì mặt hàng nhập khẩu trên phải phân loại vào mã 4819.2010 (có thuế suất ưu đãi 30%), nhưng Cục HQ TP. HCM và Khánh Hoà lại cho phân loại vào mã 4811.9010 (thuế suất ưu đãi 10%) là sai quy định, gây thất thu cho ngân sách nhà nước 292,6 tỷ đồng.Ngoài ra, Cục Hải quan TP. HCM còn được xác định là rất tuỳ tiện trong việc sử dụng kết quả giám định của một đơn vị không có chức năng theo quy định để áp mã số hàng hoá cho lô hàng dầu cọ của Cty Vocarimex. Theo TTCP thì lô hàng trên phải áp mã hàng có thuế suất ưu đãi là 30% nhưng Hải quan áp mã sai suống còn 5% gây thất thu cho ngân sách trên 31,6 tỷ đồng.Tại Hà Nội, việc áp mã hàng hoá cũng có nhiều sai phạm nghiêm trọng. Không hiểu vì lý do gì cùng một loại hàng hoá là phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy, nhưng Hải quan Hà Nội lại áp vào nhiều mã khác nhau gây thất thu cho ngân sách nhà nước trên 12,5 tỷ đồng. Việc áp mã hàng thực phẩm cũng ở trong tình trạng tương tự. Theo phát hiện của TTCP thì việc Hải quan Hà Nội áp mã hàng hoá sai đã gây thất thu cho ngân sách trên 40,8 tỷ đồng.
Thời gian gần đây đã xảy ra một số trường hợp DN khai báo áp mã số thuế đối với hàng hóa NK thiếu chính xác.Qua kiểm tra thực tế hàng hóa, một số mặt hàng NK do DN khai báo sai mã số thuế đã dẫn tới chênh lệch thuế hàng trăm triệu đồng. Chẳng hạn như trường hợp NK máy nén dùng cho hệ thống máy nén lạnh, qua kiểm tra thực tế và giám định của cơ quan chức năng có thuế suất NK là 13%, trong khi trước đó DN khai báo thuế suất 0%. Số thuế chênh lệch tăng lên hơn 100 triệu đồng đã được cơ quan hải quan kịp thời điều chỉnh. Hay như trường hợp phát hiện khai sai mã số thuế đối với mặt hàng hóa chất qua cảng TP HCM, điều chỉnh thuế suất từ 5% lên 40%, tăng hơn 60 triệu đồng tiền thuế…
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2009 và tháng 1/2010, lực lượng kiểm soát hải quan đã bắt giữ được hơn 13 nghìn vụ vi phạm, trị giá hàng hoá vi phạm ước tính hơn 481 tỷ đồng. Trong đó, nhiều vụ đình đám như vụ vận chuyển ngoại tệ số lượng lớn qua biên giới, các vụ nhập pháo lậu, thuốc lá ngoại, vận chuyển vàng trái phép... Tuy nhiên, con số thống kê chỉ phản ánh một phần thực tếHoạt động lách luật diễn ra sau thông quan cũng vẫn tiếp diễn. Đó là vi phạm trong các lĩnh vực hàng nhập theo chế độ ưu đãi đầu tư, trị giá hàng nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế. Nhiều vụ được phát hiện cho thấy, doanh nghiệp tìm cách áp mã tính thuế thấp hơn so với hàng thực nhập như mặt hàng điện dân dụng, đồ gia dụng, điện tử, phí bản quyền, phí kỳ vụ, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ôtô, cơ cấu giá trị mặt hàng than xuất khẩu, vấn đề miễn thuế nhập khẩu của các dự án đầu tư. Các mặt hàng dễ có gian lận về giá tính thuế như xe máy, linh kiện xe máy, điện lạnh... cũng phát hiện không nhỏ.
Thực tế, suốt một năm, lực lượng này thực hiện 783 cuộc kiểm tra, ra quyết định truy thu 320,7 tỷ đồng, con số nghe qua có vẻ lớn nhưng kỳ thực số truy thu so số thất thoát là quá ít. Cùng với gần 700 lượt kiểm tra các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, những sai phạm có thể đọc tên: khai sai tên hàng dẫn đến áp sai mã số thuế, khai báo trị giá thấp hơn so với trị giá thực của hàng nhập khẩu. Đáng chú ý, xử lý phí bản quyền truy thu trên 74 tỷ đồng, kiểm tra xe ôtô con và xe chuyên dụng nhập khẩu truy thu trên 51 tỷ đồng, kiểm tra nguyên liệu nhập khẩu sản xuất gia công truy thu 41 tỷ đồng; kiểm tra mặt hàng linh kiện điện tử truy thu trên 14 tỷ đồng, mặt hàng than xuất khẩu truy thu trên 50 tỷ đồng...
3 Đánh giá thực trạng áp mã số thuế hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Qua những sai phạm trên đã cho ta thấy việc áp mã số thuế ở Việt Nam còn nhiều hạn chế một mặt la do doanh nghiệp không trung thực hai là việc kiểm tra thực tế hàng hóa còn nhiều thiếu xót.Mặt khác cũng là do sự hiểu biết và trình độ kỹ thuật còn hạn chế dẫn đến sự nhầm lẫn cho việc áp mã thuế hàng hóa.
Với sự hội nhập kinh tế càng ngày càng có nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu tại Việt Nam khiến cho việc kiểm tra và áp mã gặp khó khăn.Sự áp mã số thuế khác nhau cho cùng một mặt hàng tại các cơ quan hải quan rồi mã số thuế khác nhau giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp khai báo ngày càng nhiều.
Đây là những vấn đề bức xúc trong viêc dần tiến đến việc hiện đại hóa hải quan đơn giản thủ tục giúp cho doanh nghiệp nhanh được thông quan và sự quản lý của cơ quan hải quan được thuận tiện
PHẦN 3H: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NHỮNG THÁCH THỨC MỚI ĐỐI VỚI ÁP MÃ SỐ THUẾ XNK CHO HÀNG HOÁ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
I.Kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập thương mại quốc tế
1.Những thuận lợi và thách thức
1.1 Những thuận lợi
Việt nam là một nước đang phát triển với sự mở cửa nền kinh tế bằng việc gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế như WTO, ASEAN ...đã tạo ra nhịp thở mới cho nền kinh tế đó là mở rộng thị trường tiếp cận một cơ chế quản lý phương pháp kinh doanh chuyên nghiệp.Với sự gia nhập của rất nhiều quốc gia vào trong nước chúng ta có thể tiếp cận được một sự chuyển giao công nghệ mới tiên tiến giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó cũng là việc chúng ta phải thực hiện các cam kết đã ký với các tổ chức như WTO, WCO...để tạo được một nền kinh tế thị trường cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh mang tính cạnh tranh công bằng.Trong xu thế hội nhập này cho phép các quốc gia khai thác lợi thế của mình từ việc phân công lao động quốc tế trên thị trường thế giới.Mở được nhiều cơ hội cho chúng ta xuất khẩu được những mặt hàng lợi thế.Và nhập khẩu được nhiều mặt hàng công nghệ nguồn hơn.
1.2.Những thách thức mới đối với áp mã số thuế XNK cho hàng hoá
Do nhu cầu của con người ngày càng cao hàng hoá phục vụ cho họ bởi vậy mà cũng đa dạng hơn.Trong thời đại bây giờ khi càng ngày tài nguyên càng cạn kiệt thì việc sử dụng tài nguyên mới với những công nghệ chế biến tiên tiến.Như vậy có thể cùng một loại hàng hoá phục vụ cho một mục đích như nhau nhưng về bản chất hàng hoá khác nhau.
Như vậy việc phân tích phân loại hàng hoá XNK ngày càng phức tạp hơn.Nó đòi hỏi về chuyên môn và năng lực của cán bộ lãnh đạo, đội ngũ quản lý phải đáp ứng được.Bên cạnh đó trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải đơn giản hoá thủ tục, việc xác định và áp mã số thuế nhanh và chính xác hài hoà với chuẩn mực quốc tế giúp cho việc thông quan nhanh chóng để nền kinh tế vận hành được nhuần nhuyễn hơn.
II.Những biện pháp cần thiết trong việc áp mã thuế hàng hóa trong thời kỳ hội nhập
1.Biện pháp áp dụng quản lý rủi ro
1.1 Biện pháp phòng ngừa rủi ro
Một trong biện pháp phòng ngừa tốt nhất là làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật hải quan.Công tác tuyên truyền được thực hiện qua nhiều hình thức như qua sách báo, qua hội thảo , hội nghị hoặc qua phát thanh truyền hình.
Tăng cường đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hiện lỗi, xử lý và khắc phục lỗi trong quá trình làm thủ tục khai báo, kiểm tra và ấp mã số thuế.
Tham gia kiến nghị sửa đổi bổ xung, quy định có thể gây ra rủi ro cao, cần xây dựng mứi chính sách với mức độ rủi ro thấp nhất.Có thể phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành để xây dựng cơ sở pháp lý có múc độ rủi ro thấp dễ phát hiện,dễ khác phục
Tập chung nguôn lực cho hoạt động kiểm tra kiểm soát hải quan đối với các lĩnh vực có rủi ro
1.2 Biện pháp phát hiện và ngăn chặn
Thứ nhất kiểm tra việc khai báo của doanh nghiệp về hàng hóa xuất nhập khẩu và mã số thuế xem có phù hợp hay không.đồng thời kiểm tra cả bộ chứng từ của bộ hồ sơ hải quan về tên hàng, mã hàng, lượng hàng, chất lương hàng hóa, xuất xứ hàng hóa.Việc kiểm tra ngay giúp phát hiện và ngăn chặn các rủi ro do doanh nghiệp cố tình khai báo sai
Thứ hai là kiểm tra thực tế hàng hóa.Đây là viêc kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu với nội dung khai hải quan và các chứng từ.Điều này giúp hải quan có thể so sánh với mã số thuế và biểu thuế mà doanh nghiệp đã khai xem co phù hộp không.
2. Biện pháp hành chính
Với biện pháp này chủ yếu nhà nước cần dùng đến pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá để kiểm soát các doanh nghiệp kinh doanh.Chúng ta sử dụng tài liệu thống kê của từng doanh nghiệp về việc kinh doanh buôn bán tất cả các sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hệ thống máy tính.Và với việc đặt hạn ngạch nhập khẩu, xuất khẩu sẽ giúp việc kiểm soát và áp mã hàng hoá đúng và đơn giản hơn.Bằng việc áp dụng hải quan điện tử qua thống kê của hải quan ta cũng có thể biết được việc thực hiện hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu có đúng không.Nếu thấy có sai phạm ta tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá
III. Điều kiện thực hiện
1. Cơ sở pháp lý
Hệ thống pháp luật về Hải quan được hoàn thiện tuân thủ các tiêu chuẩn, tập quán quốc tế, các cam kết quốc tế có liên quan đến hoạt động hải quan:
§ Công ước Kyoto sửa đổi (các chuẩn mực và chuẩn mực chuyển tiếp của Phụ lục tổng quát) và các công cụ khác của WCO;
§ Các hiệp định của WTO liên quan đến: Xác định trị giá, bảo hộ, chống phá giá và đối kháng, hạn chế các biện pháp phi quan thuế, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...
§ Các hiệp định tự do thương mại khu vực hoặc song phương;
(2) Hệ thống pháp luật về Hải quan đến năm 2010 về cơ bản hội tụ đủ các yếu tố của bộ luật Hải quan hiện đại, bao gồm đầy đủ các quy định đồng bộ về:
§ Thủ tục hải quan và các cơ chế tạo thuận lợi thương mại: Có đầy đủ các quy định về pháp luật để có thể vận hành quản lý rủi ro bao gồm : (i) Các quy định về kiểm soát hải quan; (ii) cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp; (iii) Các quy định về quy trình thủ tục hải quan điện tử; (iv) Các thủ tục và hồ sơ đơn giản; (v) Các quy định về can thiệp bằng ngoại lệ và tuân thủ sau thông quan; (vi) Chế độ ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp có độ tuân thủ cao; (vii) hệ thống văn bản hoàn thiện về hoạt động của đại lý hải quan; (viii) Các quy định ràng buộc...
§ Các chế độ hải quan cụ thể: Có đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các thủ tục cho (i) nhập khẩu và xuất khẩu; (ii) Quản lý kho hàng và cửa hàng miễn thuế; (iii) quản lý khu chế xuất; (iv) Các chế độ chấp nhận tạm thời; (v) Các thủ tục về quá cảnh, chuyển tải, chuyển phát nhanh; (vi) Các thủ tục đối với hành khách xuất nhập cảnh...
§ Các quy định về thu ngân sách: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thu ngân sách liên quan đến phân loại biểu thuế, xác định trị giá, xuất xứ, ưu đãi, miễn giảm, hoàn thuế...được ban hành đồng bộ.
§ Các vấn đề liên quan đến pháp luật về thương mại;
§ Các quy định về chính sách xuất nhập khẩu;
§ Các quy định về kiểm soát biên giới;
§ Các quy định về xử phạt và khiếu nại;
§ Quyền hạn của cơ quan Hải quan phải tương xứng với trách nhiệm thực thi pháp luật liên quan đến Hải quan;
(3) Hệ thống văn bản pháp luật về Hải quan, đặc biệt là văn bản quy phạm dưới luật do các Bộ, ngành ban hành phải được đồng bộ và nhất quán.
2.Về thủ tục hải quan
(1) Quy trình thủ tục hải quan được đơn giản, hài hoà và thống nhất theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tiên tiến. Quản lý rủi ro được áp dụng một cách có hệ thống và phổ biến trong toàn bộ quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa, hành khách.
(2) Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện, hành khách xuất nhập cảnh thông qua các địa bàn trọng điểm trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông và các trang thiết bị kỹ thuật khác với một số đặc trưng cơ bản sau : (i) Hầu hết khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện thông qua mạng; (ii) Xử lý hồ sơ hải quan thông qua mạng máy tính; (iii) Hệ thống phân luồng tự động trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro; (iv) Thiết lập kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các hãng vận chuyển, cảng vụ, sân bay, đại lý, kho bạc, ngân hàng, các cơ quan cấp phép để tiếp nhận thông tin về hàng hóa, hành khách trước khi phương tiện nhập cảnh; (v) Thực hiện thông quan trước khi hàng đến đối với các doanh nghiệp có độ tuân thủ cao. Các địa bàn trọng điểm bao gồm:
§ Các cảng biển quốc tế: TP Hồ Chí Minh, Hải phòng, Quảng ninh, Đà nẵng, Vũng tàu;
§ Cảng hàng không dân dụng quốc tế: TP Hồ Chí Minh, Hà nội, Đà nẵng;
§ Các cửa khẩu đường bộ quốc tế lớn giáp với Trung quốc, Lào, Cămpuchia, nơi Chính phủ hai nước có ký kết các cam kết hài hòa hóa thủ tục hải quan;
Các khu vực không thuộc phạm vi các địa bàn trọng điểm áp dụng thủ tục hải quan điện tử theo một quy trình thống nhất.
3.Về tổ chức bộ máy và cán bộ
(1) Tổ chức bộ máy của toàn ngành được chuẩn hóa, kiện toàn sắp xếp lại để đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan hiện đại và chương trình cải cách hành chính của Chính phủ.
(2) Lãnh đạo chủ chốt ở cơ quan Tổng cục được đào tạo am hiểu về quản lý Hải quan hiện đại, có kiến thức kỹ năng quản lý, hoạch định và điều hành thực hiện chiến lược của ngành, trình độ ngoại ngữ có thể nghiên cứu tài liệu, giao tiếp. Lãnh đạo cấp phó của các Vụ, Cục chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục đạt tới trình độ chuyên gia về lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan.
(3) Lãnh đạo các Cục hải quan tỉnh, thành phố được đào tạo cơ bản về quản lý hải quan hiện đại, kỹ năng quản lý và điều hành thực thi chiến lược, có kỹ năng chuyên sâu về các lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan, có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc. Lãnh đạo cấp Chi cục được đào tạo bài bản theo chuẩn mực hải quan hiện đại, có kỹ năng chuyên sâu về thủ tục thông quan và kiểm tra, giám sát hàng hóa, hành khách (tùy địa bàn); Trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công việc phụ trách.
(4) Đội ngũ chuyên viên làm công tác tham mưu nghiên cứu được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu; Có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, kiểm tra hướng dẫn trong lĩnh vực phụ trách; Có kinh nghiệm thực tiễn, trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.
(5) Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thừa hành được đào tạo có kỹ năng sâu về lĩnh vực nghiệp vụ được phân công; Trình độ ngoại ngữ giao tiếp được đối với những công việc tiếp xúc với khách hàng nước ngoài hoặc yêu cầu nghiên cứu chuyên môn
4.Cơ sở vật chất
Trụ sở của các đơn vị hải quan tại các địa bàn trọng điểm được đầu tư xây dựng hiện đại. Các cảng biển, sân bay, cửa khẩu đường bộ quốc tế có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách và phương tiện xuất nhập cảnh lớn được đầu tư trang bị và vận hành một cách đồng bộ giữa hệ thống trang thiết bị kỹ thuật hiện đại (máy soi contenơ, giám sát camera, cân điện tử…) với hệ thống CNTT và trong một quy trình thủ tục hải quan thống nhất;
5.Công nghệ thông tin
1) Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT và đầu tư ứng dụng hệ thống xử lý tích hợp hiện đại với cơ sở dữ liệu tập trung trên nền tảng hoàn thiện hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử với các cơ quan quản lý có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, người và phương tiện xuất nhập cảnh để hỗ trợ các quy trình thủ tục hải quan đã được hoàn thiện lại và đạt mục tiêu tự động hóa Hải quan, Hải quan điện tử.
(2) Những đặc trưng cơ bản của hệ thống Công nghệ thông tin tới năm 2010 bao gồm:
§ Hệ thống ứng dụng nghiệp vụ hải quan có đầy đủ các chức năng theo các khuyến nghị của Công ước Kyoto sửa đổi;
§ Hệ thống thông tin quản lý làm nền tảng cho toàn bộ công tác quản lý hành chính của ngành Hải quan;
§ Cổng thông tin điện tử như một đầu mối giao tiếp của doanh nghiệp và công dân với hệ thống hải quan;
§ Giao diện trao đổi dữ liệu điện tử giữa hệ thống của Hải quan với các hệ thống thông tin của Bộ Tài chính, với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quy trình thủ tục hải quan;
§ Kiến trúc hệ thống tập trung với Trung tâm xử lý dữ liệu tại Tổng cục Hải quan và Trung tâm dự phòng;
§ Các chi cục, Cục hải quan trong toàn ngành kết nối tới Trung tâm xử lý thông qua hạ tầng mạng diện rộng của Bộ Tài chính;
§ Các hệ thống trang thiết bị kiểm tra, giám sát được kết nối và tích hợp với hệ thống công nghệ thông tin;
§ Hệ thống an ninh, an toàn đảm bảo cho hoạt động xử lý 24/24 của hệ thống công nghệ thông tin;
(3) Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong toàn ngành được tăng cường đủ năng lực để quản lý và vận hành hệ thống;
(4) Cơ chế chính sách về công nghệ thông tin được hoàn thiện làm nền tảng cho việc duy trì và phát triển trong những năm tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Công ước quốc tế về hệ thống điều hòa và mô tả mã hóa hàng hóa
2.Nghị định 06/2003/NĐ-CP của chính phủ ngày 22/01/2003 quy định về việc phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu
3.Luật hải quan số 29/2001/QH10 của quốc hội ngày 26/6/2001
4.Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003 về hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, biểu thuế xuất khẩu.
5.QĐ 1711/TCHQ-QĐ-GSQL ngày 18/12/2003 Quyết định của tổng cục trưởng tổng cục hải quan về ban hành quy chế phối hợp giữa các đơn vị về thực hiện phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
6.QĐ 710/TCHQ/QĐ/PTPL ngày 03/06/2003 ban hành quy chế phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong ngành hải quan.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26982.doc