Đề tài Bàn luận về vấn đề rủi ro trong thanh toán quốc tế. Liên hệ với thực trạng ở Việt Nam
-Nếu nhà Nhập khẩu không fải là bạn hàng lâu năm, ko có tín nhiệm thì rất dễ có những hành vi lừa đảo người bán xếp hàng lên tàu, rồi trì hoãn, từ chối thanh toán bằng những thủ đoạn nghiệp vụ bắt lỗi sai sót chứng từ, ép giá người bán để thu lợi cho mình ( trong nhiều trường hợp nhà xuất khẩu đành chịu bán lỗ còn hơn là thuê tàu chở hàng về.
-Có khi do giá cả hàng hoá nhập khẩu giảm, người mua hàng sợ thua lỗ trong kinh doanh cố tình không nhận bộ chứng từ lấy hàng, hoặc trì hoãn ko thanh toán nên đẩy ngân hàng vào tình thế khó khăn trong xử lí vốn, đặc biệt trong nghiệp vụ trả chậm.
12 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bàn luận về vấn đề rủi ro trong thanh toán quốc tế. Liên hệ với thực trạng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP LÝ THUYẾT MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Đề tài: Bàn luận về vấn đề rủi ro trong thanh toán quốc tế. Liên hệ với thực trạng ở Việt Nam.
Bài Làm
Toàn cầu hóa kinh tế đang là một xu thế tất yếu, các nền kinh tế ngày càng liên hệ mật thiết với nhau, đặc biệt thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu giúp các quốc gia gia tăng năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế. Trong đó, hoạt động TTQT có vai trò vô cùng quan trọng bởi TTQT là kết thúc của một quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời cũng là bắt đầu của một quá trình sản xuất kinh doanh khác. Hoạt động TTQT diễn ra giữa các quốc gia, tổ chức, cá nhân ở các nước. Các giao dịch quốc tế rất đa dạng và phức tạp bởi sự khác biệt giữa ngôn ngữ, thể chế, pháp luật, đồng tiềngiữa các nước. Vì vậy, trong bản thân TTQT bao hàm rất nhiều rủi ro đối với các bên tham gia vào hoạt động này.
1.Phân loại rủi ro
1.1Rủi ro thương mại
Rủi ro đối với người mua và người bán(người xuất khẩu và người nhập khẩu)
1.1.1 Rủi ro đối với người xuất khẩu:
-Rủi ro trong kiểm tra chứng từ: chứng từ có sai sót, không hợp lệ => bị từ chối thanh toán.
-Rủi ro do sự suy yếu từ phía người NK: người nhập khẩu bất ngờ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán với thời hạn đã thỏa thuận=>xin gia hạn thanh toán nhà NK tuyên bố không có khả năng chi trả,doanh nghiệp bị phá sản giải thể thì nợ của nhà XK chỉ được thanh toán sau những khoản nợ ưu tiên được trả:thuế,nợ ngân hàng,tiền lương=>nhà XK ít có cơ hội thu hồi được đầy đủ nợ.
1.1.2 Rủi ro đối với người nhập khẩu:
-Thời gian nhận hàng và số lượng hàng nhận:Mọi sự chậm trễ và sai sót về thời gian và số lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ người XK đều gây tổn thất cho người NK do không đúng hạn.(làm chậm trễ quá trình sản xuất kinh doanh,giao hàng không đúng hạn cho người mua).
-Sự thay đổi của giá cả: Trong quá trình thực hiện hợp đồng với nhiều lý do mà nhà XK yêu cầu nhà nhập khẩu phải trả số tiền cao hơn giá quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp này nhà NK có thể từ chối hợp đồng để tìm nhà XK khác nhưng do không có sự lựa chọn về thời gian nên nhà NK phải chấp nhận điều không mong muốn đó.
-Sự thay đổi về điều kiện và thời gian thanh toán: Đa số hợp đồng đã quy định cụ thể về điều kiện và thời gian thanh toán nhưng người XK đơn phương thay đổi và yêu cầu nhà NK phải thanh toán 1 lần và sớm hơn thời hạn quy định mới nhận được hàng buộc nhà NK bị động và phải đi vay nóng để thanh toán.Nếu khoản vay lớn khó khăn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận hàng.
-Sự thay đổi trong điều kiện vận chuyển hàng hóa: Sự thay đổi phương tiện vận chuyển sẽ làm chậm trễ việc giao nhận hàng.
-Vận chuyển hàng hóa từng phần:nếu vận chuyển hàng hóa nhiều lần thì sẽ không nhận được giá ưu đãi như vận chuyển 1 lần.
-Rủi ro trong bảo hiểm: Khi tổn thất xảy ra, giá trị được đền bù thường thấp hơn so với giá trị thưc của hàng hóa.
-Chất lượng và nguồn gốc của hàng hóa: Hàng hóa với chất lượng và nguồn gốc không giống như chuẩn mực đã ký kết sẽ gây rắc rối đối với người NK trong các quan hệ với các cơ quan chức năng cũng như từ phía khách hàng của người NK.
- Điều kiện vệ sinh y tế: việc kiểm định về an toàn vệ sinh y tế của hàng hóa không như giấy chứng nhận của người XK hàng sẽ không được nhập vào nước nhập hàng.
1.2Rủi ro thanh toán
1.2.1Rủi ro tín dụng
*** thứ nhất, cần làm rõ ở đây là 1 loại rủi ro trong thanh toán Quốc tế chứ không đơn thuần là rủi ro cho riêng NH như đã học trong môn NHTM. Và tại sao lại có tên gọi là :”RRTD” thì phải xem xét các khía cạnh sau đây:
+ tín dụng là quan hệ vay mượn hoặc quan hệ sử dụng Vốn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả và tin tưởng
+bản chất là sự vận động đặc biệt của VỐN
èKhi NH đứng ra cho nhà NK vay vốn để thanh toán hoặc CK chứng từ cho nhà Xk, đó cũng là quan hệ tín dụng
Từ đó, nó không đơn thuần là rủi ro giữa 2 chủ thể NH và KH và nó có thể sinh ra từ các chủ thể theo sơ đồ
Ngân hàng
Người XK
Người nhập khẩu
Người vận chuyển
*** RR từ người NK: thua lỗ phá sản=>Nh thay mặt đứng ra thanh toán (NH phát hành LC)+ko yêu cầu ký quỹ 100%=> RR xảy ra với Nh
***RR từ người Xk: khi người Xk yêu cầu Nh chiết khấu chúng từ , VD thương phiếu, nếu có sai sót trong chứng từ hồ sơ, mặ dù đã Ck tiền, NH có quyền đòi lại, nhưng nếu người Xk gặp khó khăn về TC, Nh sẽ chịu RR lớn
***RR từ chính NH :mất khả năng thanh toán của NH phát hành sẽ gây khó khăn cho NH Ck và người XK
***RR từ người vận chuyển: tuy ko có mối quan hệ tín dụng ở đây, nhưng có thể vẫn lien quan đến sự vận động của Vốn khi nhà XK , NK thanh toán tiền vận chuyển qua NH(chứa đựng sự RR)
Mặt khác, nếu có thiên tai hay đắm tàu hoặc mất cắp xảy ra (thuộc RR đạo đức sẽ trình bày kỹ hơn ở phần sau) thì Nh vẫn phải thanh toán theo bộ hồ sơ chứng từ. Ở đây, Nh và người NK chỉ có thể kiện hoặc chờ BH nhưng tốn kém thời gian và tiền bạc
Tóm lại: ở loại RR này, chúng ra rút ra dc 2 điều quan trọng là
+ mối quan hệ phản ứng dây chuyền trong nền Kt
+Thông tin không cân xứng
1.2.2Rủi ro quốc gia
Khái niệm:là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế,về chính sách quản lý ngoại hối ngoại thương của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng,nhà nhập khẩu không nhận được hang hoá.
Nguyên nhân
-Mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo.. ảnh hưởng đến nội bộ quốc gia đó.
-Xung đột xã hội thông qua các cuộc biểu tình, bãi công
-Vấn đề nợ nước ngoài chồng chất-> biện pháp cấm thanhtoán ngoại tệ ra bên ngoài.
-Dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán bị thâm hụt nặng nề-à biện pháp ngừng thanh toán với nước ngoài.
-Sự cấm vận về kinh tế của quốc tế đối với nước nhập khẩu-> hoạt động thương mại quốc tế bị khó khăn.
-Chính sách quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu đột ngột thay đổi ( chính sách thắt chặt hoặc cấm vận trong thanh toán)-> rủi ro cho nhà nhập khẩu..
1.2.3 Rủi ro ngoại hối
Khái niệm :
Là rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng ngoại tệ nào đó.Khi tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một trong hai phía đối tác tham gia thanh toán.
Ví dụ :
Ngày 15/4 giá gạo xuất khẩu là 260 USD/tấn với tỷ giá USD/VND là 17.000.Nhưng vào ngày 15/5 giá gạo xuất khẩu không đổi nhưng tỷ giá USD/VND là 16.500 thì nhà xuất khẩu thiệt hại :
260.500 =130.000 VND/tấn
Nếu ngoại tệ được lựa chọn trong thanh toán lên giá thì sẽ gây tổn thất cho người nhập khẩu ,ngược lại ngoại tệ đó giam giá thì gây thiệt hại cho bên xuất khẩu như trong ví dụ trên.
Nguyên nhân
-Sức mua của các đơn vị tền tệ và tốc độ lạm phát của các nước hữu quan.
- Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước, giữa thị trường tiền tệ nội địa và thị trường tiền tệ quốc tế .
-Trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế.
-Các nhân tố khác như cú sốc về chính trị,thiên tai, chiến tranh,
1.2.4 Rủi ro pháp lý:
Xảy ra trong điều kiện có tranh chấp khiếu kiện giữa các bên tham gia thanh toán, và vấn đề là toà án nước nào thụ lý và xử lý trên cơ sở pháp lý của nước nào.
Nguyên nhân:
-Sự khác biệt về môi trường pháp lý của các bên. Mặc dù thanh toán quốc tế lựa chọn phương thức tín dụng chứng từ theo CPU, và luật quốc tế ít khi đối đầu với luật quốc gia, nhưng khi có sự đối đầu hoặc khác biệt thì vẫn dung luật quốc gia để điều chỉnh. Mà không phải ai cũng có thể hiểu thông thạo và nẵm vững về luật của đối tác, nên việc xảy ra rủi ro pháp lý là khó tránh khỏi.
-Do chưa hiểu biết đầy đủ về thông lệ pháp luật và chính sách nước ngoài, pháp luật và thông lệ quốc tế.
-Không thẩm định tư cách pháp lý, tài chính của bên đối tác nước ngoài, tính xác thực, chân thực của những giầy tờ đối tác cung cấp.
-Ý thức chấp hành pháp luật của nhiều doanh nghiệp chưa tốt. Chưa có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý, do thiều kinh nghiệm nên rất đễ bị mắc bẫy của đối tác trong các điều khoản hợp đồng.
1.2.5Rủi ro đạo đức và rủi ro tác nghiệp
1.2.5.1Rủi ro Đạo đức
Là những rủi ro xảy ra khi 1 bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đây thiệt hại tới quyền lợi của người khác.
Phân loại:
* Rủi ro đạo đức của Nhà nhập khẩu:
-Nếu nhà Nhập khẩu không fải là bạn hàng lâu năm, ko có tín nhiệm thì rất dễ có những hành vi lừa đảo người bán xếp hàng lên tàu, rồi trì hoãn, từ chối thanh toán bằng những thủ đoạn nghiệp vụ bắt lỗi sai sót chứng từ, ép giá người bán để thu lợi cho mình ( trong nhiều trường hợp nhà xuất khẩu đành chịu bán lỗ còn hơn là thuê tàu chở hàng về.
-Có khi do giá cả hàng hoá nhập khẩu giảm, người mua hàng sợ thua lỗ trong kinh doanh cố tình không nhận bộ chứng từ lấy hàng, hoặc trì hoãn ko thanh toán nên đẩy ngân hàng vào tình thế khó khăn trong xử lí vốn, đặc biệt trong nghiệp vụ trả chậm.
*Rủi ro đạo đức của Nhà xuất khẩu:
-Giao hàng hoá không đúng như trong hợp đồng nhưng lại xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với các điều khoản ký kết của hợp đồng thương mại.
-Lập bộ chứng từ khống giả mạo ( không giao hàng).Ngân hàng theo bộ hồ sơ hoàn hảo vẫn buộc fải thanh toán cho người hưởng lợi, khi đó Nhà NK gánh chịu mọi rủi ro.Ngân hàng tài trợ cho NK thì rủi ro này ngân hàng cũng fải chịu đựng.
-Giá cả hàng hóa quốc tế tăng, người bán hàng sợ thiệt sẽ ko muốn giao hàng cho người muaà gây thiệt hại cho người mua.
* Rủi ro đạo đức của nhà chuyên chở:
Người chuyên chở nhận hàng, lấy tiền rồi biến mất hoặc bán mất hàng. Ngân hàng vẫn fải thực hiện thanh toán cho người bán hàng theo hồ sơ,chứng từ à gây thiệt hại cho cả người mua và người bán.
* Rủi ro đạo đức của Ngân hàng:
-Trì hoãn ,chây ì, hoặc từ chối thanh toán bộ chứng từ cho nhà Xuất khẩu.
-Ngân hàng chiết khấu mặc dù bộ hồ sơ ko hoàn hảo vẫn gửi điện cam kết hồ sơ chuẩn đòi tiền Ngân hàng fát hành àngân hàng fát hành tin tưởng sẽ gặp rủi ro, đòi lại tiền rất khó khăn.
Nguyên nhân gây ra rủi ro đạo đức:
-Thông tin ko đầy đủ, ko cân xứng. Thiếu những thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh danh cũng như uy tín, tính trung thực của đối tác.
-Kẽ hở của UCP600: Phương thức thanh toán theo UCP600 quy định việc thanh toán dựa hoàn toàn vào hồ sơ thanh toán, mà ko căn cứ vào thực trạng hàng hoá àtạo ra khe hở cho 1 số tổ chức ,cá nhân tiến hành lừa đảo.
1.2.5.2Rủi ro tác nghiệp:
-Là những rủi ro sai sót kĩ thuật do các bên tham gia gây ra, rủi ro này được thể hiện trong việc lập các hồ sơ chứng từ ko hoàn hảo, ko đáp ứng đầy đủ các điều khỏan và điều kiện của L/C hoặc hành động ko đúng theo UCP 600 và các thông lệ, tập quán quốc tế khác.
-Thường xảy ra trong fương thức tín dụng, đòi hỏi khắt khe về sự fù hợp tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán và L/C, 1 sự sai khác nhỏ cũng có thể bị bắt lỗi và từ chối thanh toán.
-Đối với người bán: đây là trở ngại lớn nhất. Vì rất khó khăn trong việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe đó. Có những sai sót có thể khắc fục đựơc, cũng có những sai sót ko thể khắc fục đc như sai sót trong vận đơn, xuất xứ hàng hoá, fiếu kiểm định hàng hoáhoặc các chứng từ do bên thứ 3 lập.
-Đối với Ngân hàng tham gia thanh toán,chiết khấu bộ chứng từ ko fát hiện ra sai sót, hoặc bỏ qua àsẽ fải chịu mọi rủi ro nếu ngân hàng fát hành L/C từ chối thanh toán.Nếu Ngânhàng chiết khấu L/C đồngthời là ngânhàng fát hành L/C thì nó sẽ ko có quyền truy đòi lại người xk số tiền đã chiết khấu.
-Đối với Ngân hàng fát hành L/C rủi ro có thể xảy ra như trong kiểm tra chứng từ mở L/C
Nguyên nhân gây ra rủi ro tác nghiệp :
Chủ yếu do trình độ ngoại thương và thanh toán quốc tế của các bên tham gia còn yếu nên chưa nắm bắt đc các yêu cầu khắt khe của L/C ,của quy tắc thực hành thống nhất tíndụng chứng từ.
2.Thực trạng rủi ro thanh toán tại Việt Nam
Nếu nói về phương thức TTQT thì cơ bản chỉ có các phương thức truyền thống như: LC, Open account, advance payment và collection...Hầu hết các NH VN đều áp dụng các hình thức đó và họ có đủ các điều kiện để thực hiện các phương thức ây một cách an toàn ngoại trừ:
* Quan trọng nhất các NH VN vẫn chưa đủ tầm để có thể sánh vai với các NH trên thế giới trong việc được chọn để phát hành LC hay nhờ thu vì chưa có NHVN nào được xếp hạng theo chuẩn quốc tế cả. Thường một số LC phát hành với giá trị lớn thông qua các NH trong nước đều phải bị yêu cầu confirm bởi một NH có uy tín trên thế giới
* Mạng lưới ở nước ngoài hầu như không có hoặc có thì còn yếu kém chưa đủ lực và tầm để có thể giúp việc giao dịch với nước ngoài trở nên thuận tiện hơn. Hầu hết các NH trong nước đều thông qua việc thiết lập quan hệ đại lý để giao dịch
*Nhìn chung các sản phẩm TTQT mà các NH việt nam đang áp dụng còn rất nghèo nàn. Ngoài những sản phẩm thông dụng theo kiểu truyền thống thì chưa thấy có những sản phẩm mới nào được áp dụng.
* Năng lực cán bộ thanh toán quốc tế trong Ngân hàng còn hạn chế.
3. Các biện pháp hạn chế, ngăn ngừa rủi ro trong TTQT
3.1Đối với NHTM:
-Hiện đại hoá công nghệ hoạt động TTQT của NH theo mặt bằng trình độ quốc tế. Công nghệ ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Do vậy, các NHTM cần tiếp tục đầu tư củng cố nền tảng công nghệ, tăng cường khai thác tiện ích, tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng phục vụ khách hàng. Hiện đại hoá cơ sở kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng TTQT, hội nhập với khu vực và thế giới.
-Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, ý thức phòng ngừa rủi ro, hiểu biết về các thông lệ quốc tế, phong tục tập quán của đất nước có quan hệ ngoại thương. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của từng NHTM nói riêng. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT nói riêng, thì vấn đề đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn có trình độ, năng lực, phẩm chất là hết sức quan trọng và cần thiết.
-Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp và tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động TTQT.
-Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Các NH cần cập nhật đầy đủ thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro cho quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Lựa chọn, áp dụng những phương pháp và công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro thích hợp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
-Tăng cường công tác đối ngoại với các NH nước ngoài. Các NHTM cần phải thiết lập mới và củng cố mạng lưới các NH đại lý và các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Thông qua đó cung cấp thông tin, hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng và thực hiện các hoạt động TTQT một cách an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.
3.2Đối với khách hàng
- Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng
- Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của đối tác
- Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ
- Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng
- Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung.
- Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp
3.2.1 Khách hàng là nhà NK
- Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond.. ( chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu
- Mua bảo hiểm cho hàng hoá
3.2.2 Khách hàng là nhà XK
- Sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán
3.3Đối với Nhà nước:
• Nhà nước cần tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật nói chung nhằm tạo dựng môi trường kinh tế thông thoáng, ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước, định chế thương mại quốc tế mà chúng ta tham gia.
• Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của nhà nước và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả.
• Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TTQT. Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống NH. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động TTQT, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.
3.4Đối với NHNN:
-Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM. Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động TTQT. Xây dựng các phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT của NHTM theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế.
-Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT cho toàn bộ hệ thống NHTM. Xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị cần thiết cho NH kịp thời để làm cơ sở cho những quyết định kinh doanh NH.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6069.doc