Khấu hao TSCĐ là một trong những khoản mục chi phí cấu thành nên tổng giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Thực tế đối với nhiều doanh nghiệp thì chi phí khấu hao chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Do đó KHTSCĐ ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh nghiệp đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất.Vì vậy nghiên cứu các phương pháp khấu hao là để tìm ra phương pháp khấu hao thích hợp cho từng loại TSCĐ từng loại hình doanh nghiệp để thấy được những bất cập còn tồn tại trong quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Từ đó bổ sung và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và kế toán khấu hao trong các doanh nghiệp nói riêng, tạo cơ sở cho doanh nghiệp xác định chi phí khấu hao một cách chính xác, phù hợp với doanh thu, hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.Và hướng tới xây dựng một chuẩn mực kế toán chi tiết về TSCĐ phù hợp với tình hình sử dụng TSCĐ hiện nay ở nước ta, tạo bước đà cho hệ thống kế toán Việt Nam từng bước tương thích với hệ thống kế toán các nước trên thế giới. Đó cũng chính là một trong các ý nghĩa quan trọng nhất của bài viết này.
25 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán KHTSCĐ theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục tiêu của mọi doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận cao, điều này phụ thuộc cả vào yếu tố khách quan và chủ quan. Ta quan tâm trước tiên là những yếu tố thuộc về doanh nghiệp, trong mối quan hệ với lợi nhuận - tổng chi phí là một yếu tố quan trọng phải được doanh nghiệp xem xét theo hướng làm thế nào để giảm thiểu chi phí cho qúa trình hoạt động. Vì thế một những yêu cầu đặt ra đó là tính toán và quản lý một cách thật hợp lý phần chi phí bỏ ra, trong bài viết này vấn đề trọng tâm là phần chí phí TSCĐ cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hay nói cách khác đó chính là khấu hao tài sản cố định.
Cách tính khấu hao tài sản cố định cũng như phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp hiện nay là một vấn đề rất quan trọng. Bởi vì khấu hao không đơn thuần chỉ là việc chuyển dần giá trị tài sản cố định vào chi phí mà nó còn liên quan đế rất nhiều vấn đề khác như khấu hao với việc tính thuế, khấu hao với việc tái đầu tư tài sản cố định,khấu hao với tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Xác định phương pháp khấu hao thích hợp, việc tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao tài sản cố định vào chí phí kinh doanh không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện thay thế đổi mới máy móc thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu mà còn giúp nghiệp xác định chính xác và hạch toán đúng giá thành sản phẩm tránh tình trạng lãi thật lỗ giả và không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đôí với nhà nước.
Căn cứ vào tầm quan trọng của vấn đề khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ), đồng thời để đi sâu tìm hiểu thêm về thực trạng khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp hiện nay nên em đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: Bàn về cách tính khấu hao TSCĐ và phương pháp kế toán KHTSCĐ theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp hiện nay ,,.
Bài viết gồm 3 phần:
I. Khái quát chung về HMTSCĐ và KHTSCĐ các phương pháp tính KH và nguyên tắc tính KHTSCD trong doanh nghiệp
II. kế toán khấu haoTSCĐ
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ khấu hao và kế toán khấu haoTSCĐ trong các doanh nghiệp hiện nay.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, sự hiểu biết về thực tế chưa nhiều, khả năng viết còn hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi sai sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Để hoàn thành bài nghiên cứu này em xin cảm ơn cô Đặng Thị Loan đã giúp đỡ em hoàn thành bài nghiên cứu.
B. nội dung nghiên cứu
I. Khái quát chung về HMTSCĐ và KHTSCĐ các phương pháp tính KH và nguyên tắc tính KHTSCD trong doanh nghiệp
1.1. ý nghĩa và mục đích của HMTSCD và KHTSCD trong doanh nghiệp
1.1.1 Nhìn nhận từ khái niệm về HMTSCĐ và KHTSCĐ :
* HMTSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ.
* Theo quyết định 166 do bộ tài chính ban hành ngày30/12/1999 thì khấu hao TSCĐ được định nghĩa là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của TSCĐ.
1.1.2 Phân loạiHM
HMTSCD bao gồm 2 loại sau:
* Hao mòn hữu hình:Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ xát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận. Hao mòn hữu hình của TSCĐ có thể được thấy trong các trường hơp dưới đây:
+ Hao mòn do tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp
+ Hao mòn do tác động của thiên nhiên(độ ẩm, hơi nước, không khí) không phụ thuộc vào việc sử dụng.
Đây là một trong những lý do mà TSCĐ mất dần giá trị và giá trị sử dụng so với ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một TSCĐ khác.
* Hao mòn vô hình là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà TSCĐ được sản xuất ra ngày càng có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và với chi phí ít hơn.
1.1.3 Lý do và mục đích của trích khấu hao
*Lý do:
- Do hao mòn vật chất
- Do thời gian
- Những yếu tố thuộc về kinh tế
+Sự lạc hậu
+Sự mất tương xứng
* Mục đích:
- Để tái đầu tư TSCĐ, bảo đảm cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp được liên tục.
1.2 các Phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp.
Có rất nhiều phuơng pháp phân bổ tổng mức khấu hao của TSCĐ cho một số kỳ kế toán trong thời gian sử dụng đã được sử dụng trong các năm qua. Tuỳ thuộc vào quy định của nhà nước về chế độ quản lý của doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp thích hợp.Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp đều phải trích khấu hao TSCĐ theo quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng bộ tài chính
1.2.1.Phương pháp khấu hao đường thẳng (phương pháp KH trực tuyến, bình quân ).
Theo phương pháp này, việc tính khấu haoTSCĐ được dựa trên ng
uyên giá của TSCĐ và thời gian sử dụng ước tính của TSCĐ
Mức tính khấu hao này như sau:
Mức khấu hao bình quân phải trích trong năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng ước tính(năm)
Mức khấu hao bình
quân phải trích =
trong năm
Trong đó:
Nguyên giá TSCĐ:bao gồm toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho tới khi đưa TSCĐ đi vào hoạt động bình thường như :giá mua thực tế của TSCĐ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ ,chi phí lắp đặt, chặy thử, lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa TSCĐ vào sử dụng, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)
Thời gian sử dụng tài sản cố định:là thời gian danh nghiệp dự kiến sử dụngTSCĐ vào hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường phù hợp với các thông số kinh tế kỷ thuật của TSCĐ (tuổi thọ kỷ thuật,tuổi thọ kinh tế của TSCĐ,hiện trạng TSCĐ…)Thời gian sử dụng này do Nhà nước quy định cho mỗi loại tài sản.
Ví dụ:
Doanh nghiệp A mua một thiết bị dùng cho sản xuất có nguyên giá là 560 triệu và có thời gian sử dụng ước tính là 7 năm thì mức khấu hao theo phương pháp bình quân là 120 triệu và được tính theo công thức sau:
= 80(triệu)
560
=
7
Mức khấu hao bình quân
Hoặc khấu hao TSCĐ có thể được tính theo công thức sau:
*
Nguyên giá
TSCĐ
=
Tỷ lệ
khấu hao
Mức KH bình quân
phải trích trong năm
Trong đó:
1
Tỷ lệ khấu hao cơ bản
năm
=
Số năm sử dụng ước tính
Quy định làm tròn số trong tính khấu hao:
+ Làm tròn lên: Số thập phân đầu tiên là 5 trở lên được làm tròn lên 1 đơn vị giá trị cho con số hàng đơn vị.
+ Làm tròn xuống :Số thập phân đầu tiên là 4 trở xuống thì con số hàng đơn vị được giữ nguyên.
Nếu doanh nghiệp phải trích khấu hao cho từng tháng thì lấy số khấu hao phải trích cho cả năm chia cho 12 tháng.
Ưu điểm: + đơn giản
+dễ tính toán
+ giúp cho quá trình trích khấu hao trở nên dễ dàng .
Nhược điểm:khi sử dụng phương pháp này thì mức khấu hao được trích qua mỗi năm là như nhau nên khả năng thu hồi vốn để đầu tư vào TSCĐ là chậm.
Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ thích hợp cho việc tính khấu hao đối với các TSCĐ hoạt động trong điều kiện ổn định , ít biến động như nhà cửa, vật kiến trúc,TSCĐ vô hình còn đối cácTSCĐ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chất thời vụ, mà áp dụng phương pháp này thì sẽ dẩn đến tình trạng có những TSCĐ trong kỳ không dùng nhưng vẫn được trích khấu hao, làm cho khoản mục chi phí khấu hao trong giá thành đơn vị sản phẩm tăng đột biến nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh doanh nghiệp.
1.2.2.Một số phương pháp khác
* Phương pháp khấu hao theo định mức thời gian sử dụng
Theo phương pháp này thì tổng số các năm hữu dụng của TSCĐ cộng lại với nhau.Tổng của chúng trở thành mẫu số của dãy các tử số,dùng để phân bổ tổng mức khấu hao cho các năm trong thời gian hữu dụng của TSCĐ.Tử số của các tỷ số này là số là số thứ tự năm hữu dụng theo thứ tự ngược lại.Như vậy phương pháp này đòi hỏi phải tính tỷ lệ khấu hao cho từng năm hữu dụng của TSCĐ.
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ năm thứ i
=
2(t-ti+1)
t(t+1)
=
Trong đó t :là thời gian sử dụng của TSCĐ
ti:là thời điểm năm i cần trích khấu hao
=
Tỷ lệ khấu hao năm thứ i
*
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao
TSCĐnăm thứ i
Ví dụ:Theo ví dụ trên thì tổng các số năm của thời gian hữu dụng của thiết bị sản xuất là:1+2+3+4+5+6 +7=28
Mức khấu hao hàng năm được tính như sau:
(Đơn vị :trđ)
STT năm
Mức khấu hao
Khấu hao luỹ kế
Giá trị còn lại
1
7/28*560=140
140
420
2
6/28*560=120
260
300
3
5/28*560=100
360
200
4
4/28*560=80
440
120
5
3/28*560=60
500
60
6
2/28*560=40
540
40
7
1/28*560=20
560
20
Ưu điểm: Phương pháp khấu hao nhanh cho mức khấu hao trong những năm mới sử dụng TSCĐ lớn hơn rất nhiều so với những năm cuối.Do vậy doanh nghiệp nhanh thu hồi được vốn đầu tư vào TSCĐ.áp dụng phương pháp này doanh nghiệp sẽ có điều kiện đổi mới nhanh chóng TSCĐ cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Xét về mặt tài chính khấu hao nhanh còn cho phép doanh nghiệp hoàn trả tiền thuế thu nhập đến những năm sau do mức khấu hao trong những năm đầu lớn dẫn đến làm giảm thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập trong những năm này. Nhưng nếu quá lạm dụng phương pháp khấu hao này thì sẽ dẩn đến tình trạng lãi thật lỗ giả,không phản ánh đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và còn ảnh hưởng đến công tác thu thuế của Nhà nước.
Nhược điểm:Phương pháp này phức tạp hơn phương pháp khấu hao theo đường thẳng do phải tính tỷ lệ khấu hao cho từng năm sử dụng của TSCĐ.
* Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm
Để tính đượckhấu hao TSCĐ theo phương pháp này thì trước hết chúng ta phải xác định được mức khấu hao tính cho một đơn vị sản lượng dự kiến .Sau đó hàng năm căn cứ vào sản lượng thực tế thực hiện được khi sử dụng TSCĐ xác định mức khấu hao hàng năm
Công thức tính khấu hao theo phương pháp này như sau:
Mức khấu hao
đơn vị sản phẩm
Nguyên giá TSCĐ
=
Tổng sản phẩm dự kiến
*
Số lượng sản phẩm thực hiện (năm)
Mức khấu hao trích hàng năm
Mức khấu hao đơn vị sản phẩm
=
Ưu điểm:
+ Phù hợp với doanh nghiệp tính khấu hao theo khối lượng sẩn phẩm
+mức khấu hao cấn trích rất phù hợp với tình hình sử dụng thiết bị sản xuất
Nhược điểm:
Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc dự đoán chính xác khối lượng sản phẩm sẽ sản xuất trong kỳ.
Từ các cách tính trên ta có thể lập bảng sau :
Đơn vị: triệu đồng
STT năm
Số khấu hao luỹ kế theo phương pháp khấu hao
Đường thẳng
Tổng số của các năm sử dụng
1
80
140
2
160
260
3
240
360
4
320
440
5
400
500
6
480
540
7
560
560
Như vậy dựa vào bảng trên có thể thấy mức khấu hao TSCĐ tính theo phương pháp tổng số của các năm sử dụng trong những năm đầu lớn hơn rất nhiều so với mức khấu hao tính theo phương pháp đương thẳng, sau đó giảm dần vào những năm cuối của thời gian sử dụng, vậy chứng tỏ mức độ hoàn vốn sau cùng một thời gian của phương pháp khấu hao bình quân không hiệu quả bằng phương pháp tổng số nâưm sử dụng.
1.3 Các qui định trong tính khấu hao TSCĐ
- Các tài sản cố định không phải trích KH: Tài sản cố định không dùng trong sản xuất kinh doanh mà dùng vào các mục đích khác như phúc lợi, sự nghiệp không tính khấu hao mà chỉ tính hao mòn và chỉ tính vào cuối năm
-Khấu hao TSCĐ tính theo nguyên tắc tròn tháng: TSCĐ tăng trong tháng này tháng sau mới tính khấu hao ,TSCĐ giảm trong tháng này tháng sau mới thôi tính khấu hao.
-TSCĐ đã khấu hao hết: Vẫn tận dụng được cho sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao.
-Mức khấu hao trong tháng:
Mức KHTSCĐ Mức KHTSCĐ Mức KHTSCĐ Mức KHTSCĐ
= + -
tháng N tháng N-1 tăng tháng N giảm tháng N-1
II.kế toán khấu haoTSCĐ
2.1 tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản
TK -214: Hao mòn tài sản cố định
- Kết cấu
+Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ do các lý do giảm TSCĐ (thanh lý, nhượng bán, chuyển đi nơi khác )
+BênCó: Giá trị hao mòn của TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ,do đánh giá lại TSCĐ
+Dư Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có ở đơn vị
Tài khoản 214có 3 tài khoản cấp 2
-TK2141:hao mòn TSCĐ hữu hình
-TK2142:hao mòn TSCĐ thuê tài chính
-TK2143: hao mòn TSCĐ vô hình
+Tính chất: Là TK điều chỉnh giảm cho TK 211 và TK213 do đó kết cấu ngược với kết cấu của TK tài sản.Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐ của doanh nghiệp như TSCĐ hữu hình,TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình về những vấn đề như nhượng bán, thanh lý...
TK009: Nguồn vốn KHTSCĐ
- Kết cấu:
+Bên Nợ: Nguồn vốn KHTSCĐ tăng khi nhận nguồn vốn khấu hao do cấp, trích khấu hao TSCĐ
+Bên Có: Nguồn vốn khấu hao giảm khi dùng nguồn vốn khấu hao để mua sắm TSCĐ, nộp nguồn vốn khấu hao cho cấp trên
+Dư Nợ: Nguồn vốn KHTSCĐ chưa sử dụng
+Tính chất: Là TK ngoài bảng cân đối TK phản ánh biện động tăng, giảm nguồn vốn khấu hao TSCĐ được mở theo quy ước tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có
2.2 Phương pháp kế toán khấu haoTSCĐ
a)Định kỳ trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
NợTK 627-6274
NợTK641(6414)
NợTK642(6424)
NợTK241
NợTK811
NợTK821
CóTK214
TK214-Hao mòn TSCĐ TK627-Chi phí sản xuất chung
Khấu haoTSCĐ dùng cho hoạt động
sản xuất sản phẩm,kinh doanh dịch vụ
TK641-Chi phí bán hàng
Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động
bán hàng
TK642-Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động
quản lý
Đồng thời ghi đơn: Nợ TK 009 tăng vốn khấu hao
b) Nếu phải nộp khấu hao cho cấp trên hoặc điều chuyển cho đơn vị khác
* Tại đơn vị cấp trên
-Cấp vốn khấu hao cho cấp dưới để đầu tư mua sắm TSCĐ bổ sung nguồn vốn kinh doanh
NợTK1361
CóTK111,112
Đồng thời ghi đơn bên CóTK 009
-Nhận vốn khấu hao của cấp dưới nộp lên
NợTK111,112
CóTK1361
Đồng thời ghi đơn bên NợTK 009
TK111,112 TK1361-Vốn kinh doanh ở đơn vị
trực thuộc
Cấp vốn khấu hao TSCĐ cho cấp dưới
để đầu tư mua sắm TSCĐ bổ sung
nguồn vốn kinh doanh
Nhận vốn khấu hao TSCĐ của cấp dưới nộp lên
* Tại đơn vị cấp dưới
-Tính ra số phải nộp cho cấp trên hoặc cho nhà nước ghi
NợTK411
CóTK336,3339
-Nộp khấu hao cho Nhà nước hoặc cho cấp trên ghi
Nợ TK336,3339
CóTK111,112
Đồng thời ghi đơn : CóTK 009
-Nhận vốn khấu hao do cấp trên cấp
Nợ TK111,112
CóTK411
TK411 TK336,3339 TK111,112
Tính số vốn phải Nộp vốn khấu hao cho
nộp cho cấp trên cấp trên hoặc cho NN
hoặc cho NN
Nhận vốn KHTSCĐ do cấp trên cấp
c.Trường hợp các đơn vị khác vay vốn khấu hao
2.3.1Tại đơn vị cho vay vốn khấu hao
-Khi cho vay vốn khấu hao TSCĐ ghi
NợTK1368
CóTK111,112
Đồng thời ghi bên CóTK 009
-Khi thu hồi vốn vay
NợTK111,112
CóTK1368
Đồng thời ghi bên Nợ TK 009
-Lãi cho vay vốn phải thu đuợc hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính
Nợ TK111,112
CóTK711
TK111,112 TK1368
Cho vay vốn KH
Khi thu hồi vốn vay
* Tại đơn vị đi vay
-Khi vay vốn khấu hao TSCĐ ghi
NợTK111,112
CóTK336
-Khi hoàn trả vốn vay
Nợ TK336
CóTK111,112
TK336 TK111,112
Khi vay vốn khấu hao
Khi hoàn trả vốn vay
-Lãi vay phải trả đối với tài sản đuợc đầu tư bằng vốn khấu hao vay nội bộ đang trong quá trình đầu tư XDCB
NợTK241
CóTK111,112,336
-Lãi vay phải trả khi đầu tư XDCB đã hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc khi vay vốn khấu hao dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Nợ TK811
CóTK111,112,336
d. TSCĐ đánh giá lại theo quyết định của nhà nước.
* Đánh giá tăng nguyên giá tài sản cố định
Nợ TK 211
Có TK412: tài sản thừa do đánh giá lại
Có TK214:
*Điều chỉnh tăng hao mòn
Nợ tk 412
Có tk 214
*Điều chỉnh giảm hao mòn
Nợ TK214
Có tk412
*Đánh giá giảm nguyên giá tài sản cố định
Nợ TK 412
Nợ TK214
Có tk 211
2.3 Chế độ kế toán khấu hao và chuẩn mực kế toán về KHTSCĐ ở việt Nam hiện nay
2.3.1 Chế độ kế toán khấu hao
a,Quyết định số 507-TC/DTXĐ ngày 22/7/1999 của Bộ tài chính.Trong quyết định này liên quan đến việc trích khấu hao bao gồm ba phần:
+ Hao mòn và khấu hao TSCĐ.Nội dung này gồm 7 điều quy định những những vấn đề liên quan đến việc trích hay không trích khấu hao đối với những TSCĐ cụ thể. Trong điều 6 của quyết định này nêu ra mức hao mòn dược phản ánh trên sổ sách kế toán bằng giá trị tuyệt đối và bằng tỷ lệ % quy định tương ứng với tỷ lệ khấu hao ghi trong tập định mức tỷ lệ khâú hao TSCĐ kèm theo. Định mức khấu hao bao gồm khấu hao cơ bản và khấu sữa chữa lớn.Tỷ lệ khấu hao này quy định cho tất cả đơn vị sản xuất kinh doanh ở tất cả các nghành của nền kinh tế quốc dân, bất luận TSCĐ đó được hình thành bằng nguồn vốn đầu tư nào.
Do quy định mức khấu hao chia làm 2 phần theo đó quyết định cũng quy định loại tài sản nào chỉ trích khấu hao cơ bản không phải trích khấu hao sữa chữa lớn, những loại tài sản không phải trích khấu hao cơ bản.
Tại điều 11 quyết định có nêu raTSCĐ đã khấu hao cơ bản hết nhưng vẫn sử dụng vào sản xuất thì xí vẩn được tiếp tục trích khấu hao cơ bản tính vào giá thành sản phẩm.Khoản trích khấu hao đóa được đưa vào quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của doanh nghiệp.Theo đó TSCĐ mà chưa khấu hao hết mà bị hư hỏng do xí nghiệp gây ra ,không sử dụng vào sản xuất kinh doanh được nữa thì xí nghiệp vẩn phải trả phần còn lại chưa khấu hao hết lấy từ quỷ khuyến khích phát triển sản xuất để trả nợ ngân hàng hoặc từ nguồn vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của xí nghiệp mà không được tính vào giá thành sản phẩm.
+Trích khấu hao và tính khấu hao vào giá thành sản phẩm
Tại điều 14 của quyết định:TSCĐ hoạt động ở xí nghiệp không phát huy hết công suất thiết kế do nguyên nhân khách quan,xí nghiệp được trích khấu hao cơ bản vào giá thành sản phẩm theo mức kế hoạch được trích hàng năm theo công suất thiết kế,nhưng mức tối thiểu phảI trích là 50%so với mức khấu hao cơ bản phải trích đủ
+Ngoài ra liên quan đến khấu hao TSCĐ quyết định còn quy định về sử dụng tiền trích khấu hao .
b,Quyết định 1062TC/QĐ/CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996
Chế độ quản lý sử dụng và trích khấu haoTSCĐ ban hành kèm theo quyết định này bao gồm 4 mục lớn.
Mục I - là những quy định chung liên quan đến đối tượng và phạm vi áp dụng và các định nghĩa liên quan đến TSCĐ.
Về phạm vi và đối tượng áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước.đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác thì chế độ này chỉ bắt buộc áp dụng trong việc xác định chi phí để tính thuế,các quy định khác trong chế độ này được khuyến khích áp dụng.
Mục II- Những quy định về quản lý việc sử dụng TSCĐ
Điều 4 quy định tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ. Điều5-xác định nguyên giá tàI sản cố định .Các chi phí doanh nghiệp chi ra để nâng cấp TSCĐ được phảnánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán chi phí này vào chi phí kinh doanh trong kỳ.Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp đều có bộ hồ sơ riêng.Phân loại tài sản trong doanh nghiệp.Việc theo dỏi quản lý,sử dụng và trích khấu hao TSCĐ phải theo nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá,số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ.Các quy định này lần lượt tại các điều 6,7,8,9.Các đIều từ 10 đến 14 của mục này quy định về quyền của doanh nghiệp trong việc thay đổi cơ cấu TSCĐ,các quy định về TSCĐ thuê hoạt động,TSCĐ thuê tài chính,những tư liệu không phải là TSCĐ.
Mục III- Những quy định về trích khấu hao TSCĐ
Điều15,16-Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ,điều 17 -phương pháp trích khấu hao TSCĐ.Việc phản tăng ,giảm nguyên giá TSCĐ được thực hiện tại thời điểm tăng , giảm TSCĐ trong tháng.Mọi TSCĐ của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao, mức khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chí phí kinh doanh trong kỳ.
Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẩn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Mục IV- Những quy định về quản lý số khấu hao luỹ kế của TSCĐ
Điều 22 các doanh nghiệp được sử dụng toàn bộ số khấu hao luỹ kế củaTSCĐ để tái đầu tư,thay thế đổi mới TSCĐ.
Điều 23 Trong các tổng công ty nhà nước, việc huy động số khấu hao luỹ kế cuă TSCĐ của các đơn vị thành viên phải tuân theo đúng các chế độ về quản lý tài chính hiện hành của nhà nước, quy chế tài chính của tổng công ty đã được Bộ trưởng bộ tài chính thông qua.
Kèm theo phụ lục quy định về khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ.
c,Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999
Về cơ bản nội dung của quyết định củng gần giống quyết định 1062 ra ngày 14/11/1996.Tuy nhiên sau 3 năm trên cơ sở nghiên cứu các phản ứng của các doanh nghiệp,nhận định bản chất của các hiện tượng thực tế để sửa đổi , bổ sung chế độ này.
Từ chế độ 507-TC/DTXĐ ngày 22/7/1986 đến chế độ 1062TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996. Qua 10 năm , đất nước có nhiều thay đổi, chế độ cũ không còn phù hợp với sự biến chuyển của nền kinh tế,việc áp dụng các quy định cũ không còn phù hợp .Vì vậy trong quyết định 1062 đã có rất nhiều thay đổi.Thay đổi về điều kiện của TSCĐ,về phạm vi áp dụng, thay đổi về tỷ lệ khấu hao.Đây là một số hạn chế mà trong chế độ mới đã sửa đổi, bổ sung.
Từ chế độ 1062 -TC/QĐ/CSTC đến quyết định số 166/1999/QĐ-BTC.
Quyết định này ra đời nhằm tháo gỡ những vướng mắc về khấu hao TSCĐ mà các doanh nghiệp đang gặp phải . Có thể nói chế độ mới khá thông thoáng, cởi mở tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc trích khấu hao TSCĐ.Khung thời gian được sửa đổi cho phù hợp hơn với một số nghành như dệt ,giấy..Các TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay được khấu hao nhanh trong khuôn khổ không vượt qúa30% thời gian so với khung thời gian quy định theo quyết định 1062.Đối với các dự án đầu tư nước ngoàu theo hình thức xây dựng kinh doanh chuyển giao (BOT) thời gian sử dụng TSCĐ được xác định theo thời gian hoạt động còn lại của dự án.Đối với hợp đòng hợp tác kinh doanh (BCC) có bên nước ngoài thâm gia hợp đồng, bên nước ngoài thực hiện chuyển giao không bồi hoàn cho nhà nước Việt Nam thì thì thời gian sử dụng TSCĐ của TSCĐ chuyển giao được xác dịnh theo thời gian hoạt động của dự án.Một điểm mới so với quy định trước đây , thay vì việc hàng năm các cơ quan phải đến cơ quan thuế để đăng ký thời gian khấu hao TSCĐ, nay các doanh nghiệp tự xác định thời gian khấu hao TSCĐ cho năm đó theo khung quy định , còn chính cơ quan thuế phải có trách nhiệm xác nhận thời gian này, doanh nghiệp không phải đăng ký với cơ quan thuế. Với thay đổi này,liệu doanh nghiệp có tăng thêm quyền chủ động như dự tính của cơ quan quản lý nhà nước hay nó taọ thêm cơ hội cho cán bộ thuế vào doanh nghiệp xác nhận và gây phiền hà thêm cho doanh nghiệp? .Điều đó còn phải đợi thực tế trả lời.
Như vậy những sửa đổi bổ sung trong chế độ khấu hao TSCĐ là một đóng góp thiết thực của chế độ tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn như hiện nay.Tuy nhiên định hướng của Nhà nước tạo thêm chủ động cho doanh nghiệp chỉ đi vào cuộc sống nếu như bản thân các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện đúng chế độ, nhận thức rõ ràng việc hạch toán tài chính là của doanh nghiệp, hạch toán thuế là của cơ quan thuế.
2.3.2 Chuẩn mực
* Chuẩn mực KTKH Việt nam:
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đang trong quá trình phát triển và được hoàn thiện.Nhiều nội dung trong hoạt động kinh tế còn chưa phát sinh hoặc còn chưa trở thành phổ biến.Đặc điểm này sẻ chi phối đến sự ưu tiên trong việc lựa chọn các chuẩn mực để công bố .Hiện nay Việt Nam đã công bố 4 chuẩn mực sau:
-Chuẩn mực hàng tồn kho
-Chuẩn mực TSCĐHH
-Chuẩn mực TSCĐVH
-Chuẩn mực về doanh thu và thu nhập
Xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam là một tất yếu khách quan.Yêu cầu hội nhập phải có những điều chỉnh nhất định trong hệ thống kế toán Việt Nam để thu hẹp khoảng cách với các thông lệ kế toán quốc tế.
Liên quan đến nội dung đề tài có chuẩn mực TSCĐHH và TSCĐVH. Chuẩn mực kế toán TSCĐ sẽ quy định các nguyên tắc và phưong pháp kế toán TSCĐ bao gồm:tiêu chuẩn,thời gian ghi nhận,xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau khi ghi nhận giá trị ban đầu trong quá trình sử dụng, khấu hao,giá trị còn lại của TSCĐ và mọt số các quy định khác làm cơ sở cho việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính.
* Chuẩn mực KT quốc tế:
Khấu hao phản ánh việc tiêu dùng các lợi ích kinh tế của một tài sản và được công nhận là một khoản chi phí trừ khi nó được vào số mang sang của một tài sản tự bổ sung.Những nguyên tắc sau đây được áp dụng :
-Số khấu hao được phân bổ dựa trên hệ thống tính vòng đời sử dụng
-Phương pháp phản ánh cách thức tiêu dùng dự tính.Phương pháp này gồm có phưong pháp tính ngang bằng,cân đối giảm dần và tổng các đơn vị.
2.4 Kinh nghiệm kế toán KHTSCĐ ở một số nước trên thế giới
ở việt nam hiện nay, ngoài các doanh nghiệp trong nước còn có rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài như công ty liên doanh, các công ty 100% vốn nước ngoài, các công ty cổ phần có vốn nước ngoài tất cả các doanh nghiệp này đều hoạt đọng theo luật pháp tại Việt Nam.Tuy nhiên về công tác kế toán thì trong khuôn khổ cho phép các doanh nghiệp này có thể vận dụng kế toán của các nước khác nhau.Hệ thống kế toán ở các nước khác nhau lại có những đặc điểm riêng và mang những tiện ích riêng.Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu kế toán tại các nước đó làm sao để phát huy được công tác kế toán phục vụ cho tiến trình hội nhập vào nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
*Tại Pháp
_Về mặt kinh tế ; khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản.
Về mặt tài chính ;khấu hao là một phương tiện tài trợ của doạnh nghiệp, giúp doanh nghiệp hình thành được một nguồn để tái tạo lại tài sản cố địnhkhi chúng bị hư hỏng .
_ Vể măt thuế ; khấu hao là một khoản chi phí trừ vào lợi tức chịu thuế
*Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định : có rất nhiều phương pháp tính nhưng chủ yếu là phương pháp khấu hao đường thẳng
*
*
Thời gian sd trong năm
Tỷ lệ KHTSCĐ
Nguyên giá
TSCĐ
=
Mức khấu hao TSCĐ
phải trích từng năm
Trong đó:
* 100
Mức KH phải trích năm
=
Tỷ lệ
KHTSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
* 100
1
=
Số năm sử dụng
_Thời gian sử dụng của TSCĐ trong năm được xác định
+ Nếu TS sử dụng tròn năm (Từ ngày 1/1 31/12)
thời gian sử dụng =1 năm
Số tháng sử dụng
+ Nếu TS sd tròn tháng :
thời gian sử dụng trong năm =
12 tháng
+Nếu TSCĐ sử dụng tròn ngày:
Số ngày sử dụng
thời gian sử dụng trong năm =
360
*Các doanh nghiệp , khi mua tài sản hoặc xây dựng hoàn thành hoặc tăng do nguyên nhân khác nhạu khi đưa vào sử dụng kế toán phải lập bảng tính khầu hao, bảng này được lập riêng cho từng loại tài sản và sử dụng trong suốt thời gian hữu dụng của tài sản
*Tại Mỹ
+Phương pháp khấu hao bình quân :Đây vẫn là phương được sử dụng nhiều nhất hiện nay để phân bổ khấu hao trong các sổ sách kế toán tài chính và trong các báo cáo tài chính của họ.
=
Chi phí- Giá trị tận dụng
Mức khấu hao TSCĐ
bình quân năm
Số năm hữu dụng
+ Phương pháp sản lượng:
Theo phương pháp này thì trước hết tính ra:
Chi phí -Giá trị tận dụng
Mức khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm
=
Sản lượng ước tính
Sau đó mức khấu hao cuả TSCĐ trong một kỳ kế toán nào đó sẽ đựoc xác định bằng cách nhân sản lượng sẽ được sản xuất ra trong kỳ đó với mức khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm.Sản lượng có thể là số lượng sản phẩm,hoặc số giờ ,hoặc số km quảng đường.
+Mức khấu hao một phần của năm
Tài sản cố định có thể được mua hoặc bán bất cứ lúc nào trog năm. Khi tài sản được mua (hoặc bán) ở một thời điểm nào đó lúc đầu (hoặc cuối) của một kỳ kế toán thì mức khấu hao phải được tính cho một phần của năm.Số tiền chi phí khấu hao được báo cáo thương căn cứ trên giả dụ rằng tài sản cố định dược mua vào ngày đầu tiên trong tháng nào gần ngày thực tế mua vào nhất.
Ví dụ:
Một TSCĐ được mua và đưa vào sử dụng ngày20/11/2002 biết rằng năm kế toán kết thúc vào ngày 31/12 thì:
12
2
*
Số năm sử dụng
Chi phí -Giá trị tận dụng
=
Mức khấu hao một phần của năm
- Các phương pháp khấu hao nhanh bao gồm:
+Khấu hao nhanh theo tỷ lệ thời gian
+Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
+Phương pháp khấu hao theo tổng số các năm
* Những điểm chung và khác biệt giữa KTKH Việt Nam và KTKH các nước trên thế giới.
Qua việc khái quát các phương pháp khấu hao tại Pháp và Mỹ cho ta thấy giữa công thức tính khấu hao cũng như quy định về việc trích khấu hao của nước ta và tại các nước đó có những điểm chung và những điểm riêng.
Điểm chung: là phương pháp khấu hao thông dụng nhất hiện nay mà các doanh nghiệp ở nước ta và ở các nước đó đang sử dụng là phương pháp khấu hao bình quân.
Điểm khác biệt:
+Trong công thức tính khấu hao ở các doanh nghiệp của nước ta không có yếu tố giá trị thu hồi
+ ở nước ta TSCĐ đưa vào tháng trước tháng sau mới tính khấu hao, tài sản cố định giảm tháng này tháng sau mới thôi tính khấu hao.Còn ở chế đọ kế toán Mỹ thì số tiền chi phí khấu hao thường căn cứ trên giả dụ rằng TSCĐ được mua vào ngày đầu tiên trong tháng nào gần ngày thực tế mùa vào nhất.Còn trong chế độ kế toán Pháp thì TSCĐ đưa vào sử dụng ngày nào tính khấu hao cho ngày đó
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ khấu hao và kế toán khấu haoTSCĐ trong các doanh nghiệp hiện nay.
3.1. Thực trạng công tác vận dụng chế độ KH và kế toán KHTSCĐ trong các doanh nghiệp hiện nay.
Tscđ hữu hình
Tscđ vô hình
Tscđ thêu tài chính
-Về việc tính khấu hao TSCĐHH, các doanh nghiệp hiện nay chọn phương pháp tính khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mình. Một số doanh nghiệp trong ngành dệt ,giấy ,dầu khí...có xu hướng kéo dài thời gian khấu hao TSCĐ nhưng ngược lại đối với các thiết bị điện tử và phần mềm tin học thì các doanh nghiệp có xu hướng muốn khấu hao nhanh hơn.
-Trong thực tế hiện nay có xảy ra hiện tượng một số doanh nghiệp Nhà nước phải vay nợ để đảm bảo mức trang bị TSCĐHH.
Theo quyết định 166/1999/QĐ-BTC thì hiện nay các doanh nghiệp có quyền tự xác định khấu hao các loại tài sản cố định vô hình của mình trong khoảng thời gian từ 5 năm đến 40 năm.Việc xác định thời gian khấu hao cụ thể của từng loại TSCĐ vô hình trong một khoảng thời gian dài như vậy là khó khăn
-Đối với TSCĐVH người ta chỉ áp dụng phương pháp khấu hao bình quân.Thời hạn tính khấu hao TSCĐHH thường xấp xỉ thời gian sử dụng của chúng. Thời gian khấu hao của TSCĐVH là hữu hạn dù thời gian sử dụng của nó là vô hạn.
Việc tính khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo chế độ quản lý,sử dụng và trích khấu hao TSCĐ là phưong pháp khấu hao theo đưòng thẳng.Mức khấu hao được xác định dựa trên thời gian sử dụng và nguyên giá của tài sản.Như vậy thời gian sử dụng của TSCĐ thuê tài chính không được bàn tới trong chế độ này một cách rõ ràng.Các thông tư chưa nói rõ tới giá trị TSCĐ thuê tài chính phản ánh vào TK212 được xác định như thế nào.
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ khấu hao và kế toán khấu haoTSCĐ trong các doanh nghiệp hiện nay.
A) TSCĐHH
Hiện nay các doanh nghiệp phải trích khấu haoTSCĐ theo quyêt định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng bộ tài chính là phương pháp khấu hao đường thẳng.Tuy nhiên việc quy định phưong pháp khấu hao duy nhất cho TSCĐ nhự vậy là chưa hợp lý.Hai trong những lý do đó là:TSCĐ trong các doanh nghiệp khác nhau có thể khác nhau tuỳ thuộc vào đặc tính của từng nghành,công dụng của tài sản củng như cách thức phát huy tác dụng của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có sự khác nhau ,mức độ suy giảm về giá trị sử dụng và giá trị của tài sản củng có sự khác nhau,lợi ích thu được từ việc sử dụng tài sản củng có sự khác nhau.
Mặt khác,vì khấu hao là một yếu tố chi phí liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp,nếu quy định khấu hao theo phưong pháp đường thẳngđể đảm bảo số liệu tính thuế được đúng đắn,khi thực hiện như vậy đã có sự đồng nhất giữa kế toán doanh nghiệp và kế toán thuế ,trong khi hệ thống kế toán doanh nghiệp không đồng nhất kế toán tính thuế.
Để đảm bảo số liệu kế toán cung cấp phản ánh đúng thực tế hoạt động kinh doanh cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp.Hơn nữa nếu áp dụng theo khung quy định hiện hành thì nhiều khi doanh nghiệp không tìm ra nguồn để trả nợ theo hạn bởi thời hạn nợ và thời gian khấu hao không trùng nhau.Vì thế Nhà nước có thể mở thêm một lối nhỏ cho các doanh nghiệp được khấu hao nhanh thêm một mức nào đó giúp họ tạo nguồn trả nợ.Một số doanh nghiệp trong nghành dệt,giấy,vận chuyển chất lỏng bằng đường ống... có thể kéo dài thời gian khấu hao TSCĐ.Đối với máy móc,thiết bị điện tử,phần mềm tin học nên khấu hao nhanh hơn so khung quy định hiện hành.
Một trong những đặc điểm cơ bản của TSCĐ dù là tài sản có lạc hậu,hư hỏng tới mức nào thì vẩn còn một lượng giá trị cố định có thể thu hồi được,kể cả trong trường hợp100% hình thái vật chất của TSCĐ được thu hồi dưới dạng phế liệu.Công thức xác định mức khấu hao hiện nay là:
Mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng TSCĐ
=
Theo công thức này thì mức khấu hao không tính đến giá trị thu hồi.Như vậy làm cho cách tính đơn giản hơn,loại bỏ được một yếu tố ước tính trong công thức trên,nhưng việc không đưa giá trị thu hồi vào công thức xác định khấu hao là chưa phù hợp bởi vì:
Thứ nhất :Trên thực tế có rất nhiều TSCĐ khi thanh lý sẽ thu hồi được (hoặc bán được)với số tiền lớn ví dụ như nhà cửa,ô tô...nếu không tính giá trị thu hồi thì ta đã gián tiếp làm cho mức khấu hao được hạch toán vào chi phí cao hơn thực tế.
Hai là:Giá trị thu hồi là cái vốn có của TSCĐ,việc sử dụng giá trị thu hồi sẽ làm cho TSCĐ sẽ không bao giờ được phép khấu hao hết nguyên giá.Ví dụ một TSCĐ có nguyên giá là 105 triệu đồng,giá trị thu hồi ước tính là 5 triệu đồng,thời gian sử dụng ước tính là 10 năm thì mức khấu hao một năm là 10 triệu((105-5)/10) sau năm thứ 10 nếu tài sản vẩn sử dụng tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp khoong phải trích khấu hao nhưng giá trị còn lại trên sổ sách kế toán vẩn là 5 triệu đồng .Điều đó không những hợp lý mà còn có tác dụng tăng cường trách nhiệm quản lý của doanh nghiệp đối với TSCĐ,đồng thời nếu có hiện tượng mất mát ,hư hỏng…TSCĐ do các yếu tố chủ quan của con người thì sẽ dể dàng cho việc xác định mức trách nhiệm vật chất,bắt bồi thường đối với người phạm lỗi.
Ba là:Theo chế độ kế toán của các nước tiên tiến,kể cả kế toán Mỹ người ta vẩn đưa giá trị thu hồi vào công thức xác định mức khấu hao.
Qua những lý do trên thiết nghĩ ta cũng nên nghiên cứu để đưa giá trị thu hồi vao công thức tính toán xác định và trích khấu haoTSCĐ.Nếu chi tiêu giá trị thu hồi được áp dụng thì công thức xác định mức khấu hao sẽ là:
Nguyên giá TSCĐ - Giá trị thu hồi(ước tính)
Mức khấu hao trung bình hàng năm củaTSCĐ
=
Thời gian sử dụng ước tính
b)TSCĐVH
Cần phải có thêm những hướng dẩn cụ thể hơn nữa về thời hạn tính khấu hao cho từng loại TSCĐVH bởi khung khấu hao từ 5 năm đến 40 năm như quy định hiện nay là không hợp lý.Thời gian sử dụng tối thiểu và thời gian sử dụng tối đa cách nhau quá xa.Nếu để cho doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng thì đây là kẻ hở để các doanh nghiệp lợi dụng nhằm điều chỉnh chi phí trong giá thành.Điều đó sẻ dẩn đến phản ánh sai lệch kết quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp
-Để xác định được thời gian tính khấu hao của TSCĐVH các doanh nghiệp có thể căn cứ vào tiêu thức sau đây để xác định mộtthời gian khấu hao tương đối hợp lý cho các loại TSCĐVH của mình:
+Thời gian tồn tại về mặt pháp lý của TSCĐVH
+Vòng đời của sản phẩm và các thông tin liên quan đến việc ước tính thời
gian sử dụng hữu ích của từng loại tài sản
+Tốc độ lỗi thời của TSCĐVH
+ảnh hưởng của các nhân tố cạnh tranh,nhu cầu thị trường tới giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐVH
+Tính ổn định của từng nghành sử dụng tài sản và sự thay đổi nhu cầu thị trường đói với các sản phẩm mà doanh nghiệp đó tạo ra
+Thời gian kiểm soát tài sản những hạn chế về mặt pháp lý
+Mức độ chắc chắn về lợi ích của các TSCĐVH mang lại cho doanh nghiệp
+Sự phụ thuộc của các tài sản khác trong doanh nghiệp vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐVH
+ảnh hưởng của sự tồn tại của những cá nhân nào đó trong doanh nghiệp tới sự tồn tại của TSCĐVH.
Tuỳ thuộc vào thời gian tính khấu hao là dài hay ngắn mà chúng ta có thể quy định phưong pháp khấu hao đường thẳng,hay khấu hao giảm dần hoặc khấu hao theo mức đọ sử dụng.
Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng loại TSCĐVH phải được thực hiện nhất quán,trừ khi có thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó.Thời gian khấu hao và phưong pháp khấu hao cần được xem xét lại ít nhất là cuối mổi năm tài chính.
c)tscđthuê tài chính
Nhằm khắc phục một số nhược về vấn đề kế toán TSCĐ thuê tài chính hiện nay, em xin kiến nghị một số giải pháp sau:
* Phân biệt rõ việc xác định thời gian sử dụng để khấu hao TSCĐ thuê tài chính trong 2 trường hợp .
+TH1: Nếu hợp thuê tài sản tài chính thoả mãn một trong hai điều kiện là:
-Thuê tài sản chuyển giao quyền sở hửu tài sản cho bên đi thuê khi kết thúc thời gian thuê .
-Hợp đồng thuê cho phép bên đi thuê lựa chọn mua lại tài sản với giá trị nhỏ hơn hoặc bằng giá trị tài thời điểm mua,thì thời gian sử dụng để xác định khấu hao TSCĐ thuê tài chính là thời gian hữu dụng thực sự của tài sản thuê đó(theo phụ lục 1-Khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ ban hành kèm theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng bộ tài chính) vì thường khi kết thúc hợp đồng thuê ,tài sản tài sản thuê sẽ thuộc về bên đi thuê.
+TH2: Nếu hợp đồng thuê TSCĐ thuê tài chính thoả mãn một trong hai điều kiện là:
-Bên đi thuê sử dụng phần lớn thời gian tài sản thuê
-Giá trị hiện tại của các khoản tiền thuê phải thanh toán lớn hơn hoặc bằng giá trị thị trường của các tài sản tại thời điểm thuê thì thời gian sử dụng để xác định khấu hao TSCĐ thuê tài chính ở bên đi thuê ngắn hơn thời hợp đồng thuê hoặc thời gian hữu dụng cả tài sản thuê vì thường khi kết thúc hợp đồng tài sản vẩn thuộc về bên cho thuê.
Bên cạnh những tồn tại về cách tính khấu hao trong cá doanh nghiệp hiện nay thì một số vấn đề khác như phưong pháp hạch toán khấu hao,điều kiện ghi nhận TSCĐ và một số vấn đề khác liên quan đến TSCĐ cũng còn có những vấn đề bất cập.
Thực tế hiện nay, để tiện cho quản lý nguồn vốn, mức khấu hao luỹ kế được theo dõi trên TK009 ’’nguồn vốn khấu hao”. Nguyên tắc hạch toán của tài khoản này là ghi đơn và số dư của nó không có quan hệ ràng buộc với số dư khác nên việc hạch toán TK009 hiện nay chưa được cân nhắc đúng tầm quan trọng của tài khoản này, nhiều doanh nghiệp không ghi chép đầy đủ. Có ý kiến cho rằng TK009 vẩn chưa được quy định đầy đủ, cụ thể là chế độ không quy định rõ TK009 có phản ánh số khấu hao cơ bản của TSCĐ thuộc nguồn vốn trong thanh toán hay không ,bởi nếu có thì sẽ xẩy ra tình trạng lấy khấu hao cơ bản của những tài sản đó để mua sắm ,xây dựng TSCĐ khác dẩn đến rất khó xác định KH của những tài sản này.Theo ý kiến sẽ là một hướng để bổ sung chế độ kế toán khấu hao TSCĐ tại các doanh nghiệp
Về điều kiện ghi nhận TSCĐ: TSCĐ được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện về thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm và giá trị từ 5 triệu đông trở lên. Quy định như vậy tưởng chừng như rất chặt chẽ nhưng thực tế nó không phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp và thời điểm ghi nhận do sự đa dạng về loại hình doanh nghiệp, quy mô hoạt động cũng như sự thay đổi thời giá đặt ra cho doanh nghiệp những yêu cầu khác nhau về giá trị tài sản. Ví dụ một tài sản có thể được xem là TSCĐHH ở một tổ hợp sản xuất nhỏ nhưng đối với công ty lớn thì có thể chỉ đáng xem là giá trị công cụ dụng cụ phân bổ thẳng vào chi phí sản xuất trong kỳ nhưng vẫn phải xếp vào TSCĐ. Và kết quả là kế toán phải vào danh mục, vào sổ, thẻ TSCĐ để theo dõi tất cả mọi biến động về nó như khấu hao, sửa chữa... sau vài năm hết khấu hao nếu vẫn còn sử dụng nó lại được theo dõi trong danh mục TSCĐ có giá trị bằng không cho tới khi thanh lý, vì vậy gây rắc rối cho công tác kiểm tra kế toán.
Hơn nữa, những qui định về thành phần của TSCĐ vô hình như chi phí nghiên cứu phát triểnn, chi phí lợi thế thương mại… chưa cụ thể, chưa phân biệt rõ chi phí nào được phép vốn hoá vào tài sản, chi phí nào cần phải được hạch toán vào lãi lỗ trong kỳ.
Vậy những bất cập trong việc ghi nhận tài sản đã làm cho quá trình trích, theo dõi à kiểm tra khấu hao TSCĐ thiếu đi sự rõ ràng và minh bạch.
C. kết luận
Doanh nghiệp là tế bào trong nền kinh tế mỗi quốc gia,hệ thống các doanh nghiệplà mạch máu của nền kinh tế. Một khi doanh nghiệp kinh doanh tốt là tạo ra thêm nhiều của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống công nhân viên,giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Vậy bản thân các doanh nghiệp quyết định trực tiếp tới sự phát triển của quốc gia. Tuy nhiên để thu được nhiều lợi nhuận và đứng vững trên thị trường mang tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt của nền kinh tế thời mở cửa, các doanh nghiệp phảI tìm mọi cách để hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Khấu hao TSCĐ là một trong những khoản mục chi phí cấu thành nên tổng giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ... Thực tế đối với nhiều doanh nghiệp thì chi phí khấu hao chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Do đó KHTSCĐ ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh nghiệp đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất.Vì vậy nghiên cứu các phương pháp khấu hao là để tìm ra phương pháp khấu hao thích hợp cho từng loại TSCĐ từng loại hình doanh nghiệp để thấy được những bất cập còn tồn tại trong quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Từ đó bổ sung và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và kế toán khấu hao trong các doanh nghiệp nói riêng, tạo cơ sở cho doanh nghiệp xác định chi phí khấu hao một cách chính xác, phù hợp với doanh thu, hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.Và hướng tới xây dựng một chuẩn mực kế toán chi tiết về TSCĐ phù hợp với tình hình sử dụng TSCĐ hiện nay ở nước ta, tạo bước đà cho hệ thống kế toán Việt Nam từng bước tương thích với hệ thống kế toán các nước trên thế giới. Đó cũng chính là một trong các ý nghĩa quan trọng nhất của bài viết này.
danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình: Lý thuyết và thực hành Kế Toán Tài Chính
TS: Nguyễn Văn Công- NXB Tài Chính 2001
162 sơ đồ kế toán doanh nghiệp-NXB Thốnh kê-2001
Chuẩn mực kế toán quốc tế: NHThế Giới – NXB Chính Trị Quốc Gia
Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới
(vc.23306 – 23320/92)
Kermit D.Larson: Hệ thống kế toán Mỹ -1994.
Kế toán chi phí: (VA 1699 – 1707/92)
Xác định giá trị và tính khấu hao TSCĐ vô hình-TC Kinh tế và phát triển số 48(6/2001).
Lê Thị Thanh Nhàn: ý kiến về kế toán TSCĐ-TCKT số 22(1/2000)
THS.Đinh Phúc Tiếu: Kiến nghị về chế độ quản lý TSCĐ-TCKT.
Giáo trình tổ chức hạch toán kế toán.
Kiến nghị về chế độ quản lý TSCĐ - TCKT số 31/2001.
Quyết định số 507-TC/DTXĐ ngày 22/7/1986-BTC
Quyết định 1062 TC/QT/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng bộ tài chính.
Quyết định 166-BTC về chế độ quản lý,sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Nguyễn Thị Xuân :Hạch toán tài khoản 009 -Nguồn vốn khấu hao -TCKT số 20 (10/1999).
Phương pháp khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp-TCKT số 18(6/99)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35309.doc