Theo cách phân loại này, các chi phí được phân thành chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp,chi phí bất biến và chi phí khả biến
a. Biến phí (chi phí biển đổi)
Biến phí là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuân với biến động về mức hoạt động . Biến phí khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định ,không thay đổi ,Biến phí khi không có hoạt động bằng không. Biến phí có hai đặc điểm :
-Tổng các biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi
-Bién phí đơn vị giữ nguyên không đổi khi sản lượng thay đổi
Xét về tính chất tác động, biến phí chia làm 2 loại :
-Biến phí tỉ lệ
-Biến phí cấp bậc
b. Định phí (chi phí cố định)
Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi .Định phí chỉ giữ nguyên trong phạm vi phù hợp của doanh nghiệp . Phạm vi phù hợp là phạm vi giữa khối lượng sản phẩm tối thiểu và khối lượng sản phẩm tối đa mà doanh nghiệp dự định sản xuất
30 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về hoan thiện chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh và tính giá thành sản phẩm ở nước ta hiện nay em đã chọn đề tài: “Bàn về hoan thiện chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp”. Kết cấu đề tài gồm 2 phần:
Phần I:Lý luận về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Phần II: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm ở Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Phương đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thiện đề tài.
PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
I. Khái niệm và phân loại chi phí
1. Khái niệm chung và đối tượng chi phí
Theo môn thống kê doanh nghiệp ,chi phí sản xuất bao gồm các khoản chi phí vật chất và dịch vụ trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp và chi phí chung cho sản xuất như vật liệu chính , vật liệu phụ , khấu hao tài sản cố định
Theo như môn Tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp ,Chi phí sản xuất của doang nghiệp là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm (sản phẩm công nghiệp , sản phẩm nông nghiệp, xây dựng cơ bản..)
Trong kinh tế vi mô,tổng chi phí của việc sản xuất ra một sản phẩm bao gồm giá thị trường của toàn bộ các tài nguyên sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó.
Trong kế toán chi phí sản xuất được định nghĩa như sau:
Chi phí sản xuất – kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định.
2.Phân loại về chi phí
2.1.Phân loại về chi phí trong kế toán tài chính
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm nhiều loài khác nhau về nội dung , tính chất , công dụng , vai trò nó trong hoạt động của doanh nghiệp , từ đó nhất thiết phải phân loại chi phí sản xuất theo nhữnh tiêu chí khác nhau dể tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý và hạch toán chi phí sản xuất
Sau đây là các cách phân loại chủ yếu:
2.1.1. Phân loại theo yếu tố chi phí (Nội dung của chi phí).
Theo cách phân loại , căn cứ vào tính chất ,nội dung kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí sản xuất , mỗi yếu tố của chi phí bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế , không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực nào , ở đâu hoặc tác dụng của chi phí nào.Theo qui định hiện hành ở Việt Nam , toàn bộ chi phí chia làm 7 yếu tố sau:
-Yếu tố nguyên liệu vật liệu :Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên,vật liệu chính , vật liệu phụ , phụ tùng thay thế , công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuấy – kinh doanh
-Yếu tố nhiên liệu , động lực sử dụng trong quá trình sản xuất trong kỳ.
-Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương .
-Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỉ lệ qui định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên chức .
-Yếu tố khấu hao TSCĐ:Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất –kinh doanh
-Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
-Yếu tố chi phí khác bằng tiền.
2.1.2.Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm .
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ , chi phí được phân theo khoản mục .Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng .Theo qui định hiện hành , giá thành sản phẩm bao gồm 5 khoản chi phí sau:
-Chi phí nguyên ,vật liệu trực tiếp
-Chi phí nhân công trực tiếp
-Chi phí sản xuất chung
-Chi phí bán hàng
-Chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.1.3.Phân theo cách thức kết chuyển chi phí
Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm thời kì
Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua
Chi phí thời kì là những chí phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó
2.1.4. Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc ,sản phảm hoàn thành
Theo cách này , chi phí được hai thành biến phí và định phí
Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số , về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành
Định phí là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành
2.2.Phân loại về chi phí trong kế toán quản trị
2.2.1.Phân theo chức năng hoạt động
Theo chức năng hoạt động , chi phí được phân thành :
-Chi phí sản xuất
-Chi phí ngoài sản xuất
a.Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm trong một kỳ nhất định . Chi phí sản xuất gồm 3 khoản mục sau đây :
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
-Chi phí lao động trực tiếp
-Chi phí sản xuất chung
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (nguyên vật liệu chính)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể cuả sản phẩm , có giá trị lớn và có thể xác định được một cách tách biệt , rõ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể xác định cho từng đơn vị sản phẩm nên được tính thẳng vào đơn vị sản phẩm
* Chi phí lao động trực tiếp
Chi phí lao động trực tiếp là chi phí tiền lương của những người trực tiếp chế tạo sản phẩm. Chi phí lao động trực tiếp cũng giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , có thể xác định rõ ràng cụ thể và tách biệt cho từng đơn vị sản phẩm nên được tính thẳng vào từng đơn vị sản phẩm
Ngoài ra , trong cơ cấu chi phí lao động , còn có các khoản mục chi phí cũng thuộc vào chi phí lao động :
-Chi phí của thời gian ngừng sản xuát
-Chi phí phụ trội
-Chi phí phúc lợi lao động
* Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết khác để sản xuất sản phẩm, ngoài chi phí nguyên vật liệu và chi phí lao động trực tiếp .Chi phí sản xuất chung bao gồm ba loại chi phí :Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí lao động gián tiếp và chi phí khác
-Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp là những yếu tố vật chất không tạo nên thành phần chính của sản phẩm
-Chi phí lao động gián tiếp là các chi phí tiền lương của tất cả các lao động gián tiếp bao gồm :đốc công , nhân viên kỹ thuật phân xưởng
-Chi phí khác :nhóm này gồm các chi phí cần thiết để vận hành phân xưởng
b. Chi phí ngoài sản xuất
Các chi phí này có liên quan đến tổ chức và thực hiện tiêu thụ sản phẩm,bao gồm :
-Chi phí bán hàng và tiếp thị
-Chi phí quản lý
* Chi phí bán hàng và tiếp thị :bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để đẩy mạnh quá
trình lưu thông hàng hoá và để đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Chi phí bán hàng và tiếp thị gồm các khoản chi phí như chi phí tiếp thị, chi phí khuyến mãi, chi phí quảng cáo
* Chi phí quản lý: Bao gồm những khoản chi phí liên quan với việc tổ chức hành chính và các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp
Chi phí quản lý gồm các khoản chi như lương cán bộ quản lý của nhân viên văn phòng, chi phí văn phòng phẩm,
2.2.2. Phân loai chi phi trong moi quan he voi he thong bao cao tai chinh
Theo cách phân loại này, các chi phí được phân thành chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp,chi phí bất biến và chi phí khả biến
a. Biến phí (chi phí biển đổi)
Biến phí là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuân với biến động về mức hoạt động . Biến phí khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định ,không thay đổi ,Biến phí khi không có hoạt động bằng không. Biến phí có hai đặc điểm :
-Tổng các biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi
-Bién phí đơn vị giữ nguyên không đổi khi sản lượng thay đổi
Xét về tính chất tác động, biến phí chia làm 2 loại :
-Biến phí tỉ lệ
-Biến phí cấp bậc
b. Định phí (chi phí cố định)
Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi .Định phí chỉ giữ nguyên trong phạm vi phù hợp của doanh nghiệp . Phạm vi phù hợp là phạm vi giữa khối lượng sản phẩm tối thiểu và khối lượng sản phẩm tối đa mà doanh nghiệp dự định sản xuất
Định phí có 2 đặc điểm:
-Tổng định phí giữ nguyên khi sản lượng thay đổi trong phạm vi phù hợp
-Định phí trên môt đơn vị sản phẩm thay đổi khi sản lượng thay đổi
c. Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là loại chi phí má bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí lẫn định phí.ở một mức độ hoạt động cơ bản , chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiên đặc tính của biến
Bảng: Khái quát phân loại theo cách ứng xử của chi phí
Khoản mục chi phí
Tài khoản
Biến phí
Định phí
Chi phí hỗn hợp
Ghi chỳ
1. Giá vốn hàng bán
632
x
-
-
2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
621
x
-
-
3. Chi phí nhân công trực tiếp
622
x
-
-
4. Chi phí sản xuất chung
627
-
-
x
Chi phí nhân viên phân xưởng
6271
-
x
-
Chi phí vật liệu
6272
-
-
x
(1)
Chi phí dụng cụ sản xuất
6273
-
-
x
(2)
Chi phí khấu hao TSCĐ
6274
-
x
-
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6277
-
-
x
Chi phí bằng tiền khác
6278
-
x
-
(3)
5. Chi phí bán hàng
641
-
-
x
- Chi phí nhân viên bán hàng
6411
-
x
-
- Chi phí vật liệu bao bì
6412
-
-
x
(4)
- Chi phí dụng cụ đồ dùng
6413
-
x
-
- Chi phí khấu hao TSCĐ
6414
-
x
-
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
6417
-
-
x
(3)
- Chi phí bằng tiền khác
6418
-
x
-
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp
642
-
-
x
- Chi phí nhân viênquản lý
6421
-
x
-
- Chi phí vật liệu quản lý
6422
-
x
-
- Chi phí đồ dùng văn phòng
6423
-
x
-
- Chi phí khấu hao TSCĐ
6424
-
x
-
- Thuế, phí và lệ phí
6425
-
-
x
(5)
- Chi phí dự phòng
6426
-
x
-
- Chi phí bằng tiền khác
6428
-
x
-
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
6427
-
-
x
(3)
(1) Chi phí vật liệu.
- Phần nguyên vật liệu gián tiếp xuất dựng cho sản xuất vì chúng có giá trị nhỏ không thể xác định cụ thể cho từng sản phẩm Các chi phí này được coi là biến phí.
- Phần vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ được coi là định phí.
(2) Chi phí dụng cụ sản xuất: Được coi là chi phí hỗn hợp, nó là chi phí về công cụ, dụng cụ dùng để sản xuất tạo ra sản phẩm.
Là biến phí: Nếu một khuôn mẫu đúc sử dụng có định lượng số sản phẩm sản xuất, vượt quá số sản phẩm này phải thay khuôn.
Là định phí: Nếu căn cứ vào thời gian sử dụng một mẫu, khuôn để thay mà không quan tâm đến lượng sản phẩm sản xuất của một khuôn mẫu
(3) Chi phí dịch vụ thuờ ngoài: Loại chi phí này bao gồm nhiều nội dung tuỳ theo phương thức trong hợp đồng thuê, có thể là định phí, hay chi phí hỗn hợp.
(4) Chi phí vật liệu bao bỡ của chi phí bán hàng: Là chi phí hỗn hợp. Là biến phí: thay đổi theo lượng hàng hoá tiêu thụ như: vật liệu dùng cho bảo đảm, hoặc dùng cho sửa chữa TSCĐ ở khâu bán hàng
(5) Thuế và lệ phí của chi phí quản lý: Gồm nhiều loại thuế và lệ phí khỏc nhau.
Là biến phí: Gồm các lệ phí và thuế tính theo kết quả kinh doanh.
Là định phí: Gồm thuế môn bài, thuế vốn, thuế nhà đất.
f. Chi phí bất biến và chi phí khả biến
Để phục vụ mục đích sử dụng nội bộ của người quản lý trong doanh nghiệp việc phân tích chi phí thành bât biến và khả biến và thể hiện nó trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của DN là cần thiết. Chi phí được phân tách thành chi phí bất biến và chi phí khả biến trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh
1.Doanh thu bán hàng( trừ chi phí khả biến)
Chi phí nguyên vật liệu khả biến
Chi phí nhân công khả biến
Chi phí sản xuất chung khả biến
Chi phí lưu thông khả biến
Chi phí quản lý kinh doanh nghiệp khả biến
2.Số dư đảm phí(Trừ chi phí bất biến)
- Chi phí sản xuất chung bất biến
- Chi phí lưu thông bất biến
- Chi phí sản xuất kinh doanh bất biến
3. Thu nhập thuần
2.2.3.Các cách phân loại chi phí khác nhằm mục đích ra quyết định
Ngoài các cách phân loại mục đích nêu trên để phục vụ việc ra quyết định của các nhà quản lý, chi phí còn được phân thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp; chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được; chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội,chi phí thích đáng và không thích đáng. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét cụ thể từng loại chi phí thuộc cách phân chia này.
a. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
* Chi phí trực tiếp
Là chi phí có thể tách biệt, phát sinh một cách riêng biệt cho một hoạt động cụ thể của doanh nghiệp như một sản phẩm,ở một phân xưởng sản xuất,như một đại lý. Như vậy về bản chất thì chi phí trực tiếp là chi phí mà tự bản thân nó hiển nhiên được chuyển vào đơn vị sản phẩm hoặc một đơn vị của tổ chức cơ quan.
* Chi phí gián tiếp
Là chi phí chung hay chi phí kết hợp, không có liên quan tới hoạt động cụ thể nà mà liên quan cùng lúc với nhiều hoạt động cụ thể phải áp dụng phương pháp phân bổ
b. Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
Chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được là những khoản mục chi phí phản ánh phạm vi quyền hạn của các nhà quản trị các cấp đối với những loại chi phí đó. Như vậy các nhà quản trị cấp cao có nhiều quyền quyết định và kiểm soát chi phí hơn
MỘt loại chi phí được xem là chi phí kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó nếu cấp này có thẩm quyền quyết định chi phí đó
c. Chi phí chênh lệch
Trước khi ra quyết định các nhà quản trị thường phải so sánh nhiều phương án khác nhau và mỗi phương án lại có các loại chi phí riêng khác nhau cả về lượng và loại chi phí. Mỗi phương án sẽ có một số chi phí liên quan và chúng được đem so sánh với các chi phí của các phương án khác. Một số chi phí có ở phương án này nhưng không có ở phương án khác các loại chi phí này được gọi là chi phí chênh lệch. Chi phí chếnh lệch còn được xem là chi phí tăng thêm mặc dù số tăng này chỉ có do chênh lệch chi phí một loại nào đó ở phương án này lớn hơn chi phí cùng loại ở phương án khác. Ngược lại nếu chênh lệch giảm thì chi phí giảm đi.Chi phí chênh lệch là một khái niệm rộng nó bao gồm cả khi chi phí tăng và chi phí giảm giữa các phương án khác nhau
d. Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là lợi nhuận tiềm tàng bị mất khi chọn phương án này để thay thế cho một phương án khác. Hành động khác ở đây là phương án tối ưu nhất có sẵn so với phương án được chọn
Chi phí cơ hội không có trên sổ sách kế toán. Nhưng chi phí này phải được xem xét một cách rõ ràng, dứt khoát trong mọi quyết định của nhà quản lý. Tất cả mọi phương án hành động trước mắt nhà quản lý đều là một sự hỗn hợp các nét đặc trưng tốt và xấu.Điểm tốt thực sự của một phương án bị bỏ trở thành chi phí cơ hội của các phương án được chọn
e. Chi phí thích đáng và không thích đáng
Chi phí thích đáng là chi phí có thể áp dụng cho một quyết định có mối liên hệ với phương án được chọn của nhà quản lý
Mọi chi phí tương lai mà không chênh lệch giữa các phương án trong một tình huống quyết định không phải là chi phí thích đáng.
Cấn phải tách biệt chi phí thích đáng và không thích đáng trong quá trình ra quyết định bới hai lý do sau:
Một là rất ít thông tin đầy đủ để có thể sử dụng được để lập một báo cáo đầy đủ và chi tiết. Nhà quản lý cần có khả năng nhận biết chi phí nào là chi phí cần thiết để tổng hợp số liệu cần thiết để ra một quyết định
Hai là việc sử dụng các chi phí không thích đáng lẫn với các chi phí thích đáng có thể làm cho người quản lý không thấy được những sự việc thực sự chủ yếu của vấn đề giải quyết.Hơn nữa sẽ rất nguy hiểm nếu một số liệu chi phí không thích đáng được sử dụng không đúng chỗ sẽ dẫn đến việc ra những quyết định sai lầm
f. Chi phí bất biến và chi phí khả biến
Để phục vụ mục đích sử dụng nội bộ của người quản lý trong doanh nghiệp việc phân tích chi phí thành bât biến và khả biến và thể hiện nó trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của DN là cần thiết. Chi phí được phân tách thành chi phí bất biến và chi phí khả biến trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh
1.Doanh thu bán hàng( trừ chi phí khả biến)
Chi phí nguyên vật liệu khả biến
Chi phí nhân công khả biến
Chi phí sản xuất chung khả biến
Chi phí lưu thông khả biến
Chi phí quản lý kinh doanh nghiệp khả biến
2.Số dư đảm phí(Trừ chi phí bất biến)
- Chi phí sản xuất chung bất biến
- Chi phí lưu thông bất biến
- Chi phí sản xuất kinh doanh bất biến
3. Thu nhập thuần
Khái niệm sô dư đảm phí có thể định nghĩa như sau:Số tiền còn lại của doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi chi phí khả biến và được dùng để trang trải cho các chi phí bất biến và sau đó là lợi nhuận trong kỳ
II. Khái niệm và phân loại giá thành
1.Khái niệm về giá thành
Theo như bộ môn Thống kê , giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí sản xuất mà cơ sở kinh doanh đã chi ra để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm vật chất, dịch vụ
Theo như bộ môn Tổ chứcvà quản lý sản xuất trong doanh nghiệp , giá thành sản phẩm hàng hoá được biểu hiện bằng tiền của những chi phí của doanh nghiệp về tư liệu lao động , đối tượng lao động , thù lao lao động và những chi phí khác để sản xuất ra và tiêu thụ sản phẩm
Trong kế toán , giá thành sản phẩm được định nghĩa như sau:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan dến khối lượng công tác sản phẩm , lao vụ đã hoàn thành
2. Phân loại giá thành
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý , hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá , giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ , nhiều phạm vi tính toán khác nhau . Về lý luận cũng như trên thực tế , ngoài các khái niệm giá thành xã hội và giá thành cá biệt ,còn có các khái niệm giá thành công xưởng , giá thành toàn bộ,..
2.1.Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
-Giá thành kế hoạch :Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trưóc và các định mức , các dự toán chi chi phí kế hoạch
-Giá thành định mức :Cũng như giá thành kế hoạnh , giá thành định mức cũng được xác định trươc khi bắt đầu sản xuất sản phẩm .Tuy nhiên , khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch , giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kì kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành
-Giá thành thực tế :Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm
2.2. Phân theo phạm vi phát sinh chi phí
-Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất , chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xướng sản xuất
-Giá thành tiêu thụ :là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất , tiêu thụ sản phẩm . Giá thành sản phẩm được tính theo công thức
Giá thành toàn bộ của sản phẩm
=
Giá thành sản xuất của sản phẩm
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
Chi phí bán hàng
III.Hạch toán chi phí sản xuất –tính giá thành sản phẩm
1.Hạch toán chi hí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên(KKTX)
1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a.Khái niệm và Cách thức tập hợp,phân bổ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vầt liệu phụ nhiên liệu, được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm
Trong trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí , không thể tổ chức hạch toán riêng dược thì phải áp dụng phưong pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan .Tiêu thức phân bổ thưòng được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số , theo trọng lượng . số lượng sản phẩm
b. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 621”Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”
Bên Nợ :Giá trị nguyên , vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ , dịch vụ
Bên Có :-Giá trị vật liệu xuất dùng không hết
-Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
c. Sơ đồ hạch toán
TK151,152,331,111,112,311,
TK621
Vật liệu dùng Trực tiếp chế tạo sản phẩm tiến hành lao vụ, dịch vụ
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Vật liệu dùng không hết nhập kho hay chuyển kỳ sau
TK 154
TK 152
ét chu
1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao động phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất, trực tiếp thực hiện lao vụ , dịch vụ như lương chính ,lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương.Ngoài ra,chi phí xã hội , bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lương phát sinh
Tài khoản sử dụng :
Tài khoản 622”Chi phí nhân công trực tiếp”
Bên Nợ :Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ
Bên Có:Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ hạch toán:
TK154
TK334
TK338
TK622
Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho CNTTSX
Các khoản đóng góp theo
tỉ lệ nvới tiền lương CNTTSX thực tế phát sinh
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
1.3. Hạch toán các chi phí trả trước
a. Khái niệm , nội dung và tài khoản hạch toán
Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau đó
Để theo dõi các khoản chi phí trả trước, kế tốan sử dụng tài khoản142”Chi phí trả trước”
Bên Nợ :Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh
Bên Có Các khoản chi phí trả trước đã phân bổ vào phí kinh doanh của kì này
Dư Nợ :Các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh
Sơ đồ hạch toán:
TK911
TK111,112,331,334
TK641,642
Chi phí tả trước thực tế phát sinh
TK142
Kết chuyển chi phí bán hàng , chi phí quản lý
TK627,641,642,
Phân bổ chi phí trả trước vào các kì hạch toán
Kết chuyển chi phí bán hàng , chi phí quản lí vào tài khoản xác định kết quả
1.4.Hạch toán chi phí phải trả
a. Khái niệm
Chi phí phải trả là những khoản thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi của kì hạch toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu cầu quản lý nên được tính trước vào vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm .
Các khoản chi phí phải trả được theo dõi , phản ánh trên tài khoản 335”Chi phí phải trả “
Bên Nợ :Tập hợp chi phí phải trả thực tế phát sinh
Bên Có :Các khoản chi phí phải trả được ghi nhận (đã tính trứơc)vào chi phí trong kỳ theo kế hoạch
Dư Có :Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh
Sơ đồ hạch toán:
TK335
TK622
Trích trước chi phí phải trả
khác vào chi phí kinh doanh
Tk334
TK241,331,111,112
TK627,641,642
Trích trước lương phép ,lương
ngừng việc của công nhân X
Tiền lương phép ,lương ngừng
việc thực tế phải trả
Các chi phí khác thực tế phát sinh
1.5. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
1.5.1. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về mầu sắc ,kích cỡ ,trọng lượng Sản phẩm hỏng được chia làm hai loại :
-Sản phẩm hỏng có thể chữa được là những sản phẩm hỏng mà về mặt kĩ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về kinh tế
-Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được có thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế
Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức bao gồm giá tri sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phần chi phí sửa chữa tái chế trừ đi giá trị phế liệu thu hồi (nếu có).Toàn bộ phần thiệt hại này tính vào chi phí sản xuất sản phẩm và được hạch toán như đối với chính phẩm.Đối với giá tri thiệt hại của những sản phẩm ngoài định mức , kế toán phải theo dõi riêng .Đồng thời xem xét từng nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lí .Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi riêng trên một trong các tài khoản 1381,154,627,1421(chi phí sản phẩm ngoài định mức) sau khi trừ đi số phế liệu thu hồi và bồi thường (nếu có), thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ được tính vào bất thường
Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức
TK152,153
TK154,155,157
TK1381
TK821.415
TK1381,152
Chi phí sửa chữa
Giá tri sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Giá tri thiệt hại
ngoài định mức
Giá trị phế liệu thu
hồi và các khoản bồi thường
1.5.2. Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất
Trong thời gian ngừng sản xuất vì nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai, địch hoạ ),các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao dộng , khấu hao TSCĐcác chi phí này được coi là chi phí thiệt hại sản xuất
Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến , kế toán theo dõi ở tài khoản 335- chi phí phải trả
Trường hợp ngừng sản xuất bất thường , các chi phí bỏ ra trong thời giang này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên một trong những tài khoản154.627.1831
Sơ đồ hạch toán
TK334,338,152
TK1381THNSX
TK821,415
Tập hợp chi phí chi ra trong thời gian ngừng SX
TK1381,111
Thiệt hại thực
Giá trị bồi thường
1.6.Hạch toán chi phí sản xuất chung
a. Khái niệm và tài khoản sử dụng
Chi phí sản xuât chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên , vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Việc tập hợp chi phí được theo dõi trên tài khoản 627”chi phí sản xuất chung”
Bên Nợ :Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có –Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
-Kết chuyển (hay phân bổ )chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hoặc lao vụ , dịch vụ
Tài khoản 627 được chi tiết thành 6 tiểu khoản
-627.Chi phí nhânviên phân xưởng 6274. Chi phí khấu hao TSCĐ
-6272.Chi phí vật liệu 6277.Chi phí dịch vụ mua ngoài
-6273 . Chi phí dụng sản xuất 6278.Chi phí tiền khác
Sơ đồ hạch toán
TK334,338
TK152,153
TK331,111
TK627
Chi phí nhân viên
Chi phí vật liệu , dụng cụ
Chi phí theo dự toán
Các khoản ghi giản chi phí sản xuất chung
TK111,112,152
Các chi phí SXC khác
Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung
TK154
TK1421,335
1.7.Tổng hợp chi phí sản suất , kiểm kê và đánh giá SP dở dang
1.7.1.Tổng hợp chi phí sản xuất
Các chi phi sản xuất kể trên cuối cùng đều phải được tổng hợp vào bên nợ tài khoản 154”Chi phí sản xuất dở dang “
Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất , từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm ,từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm , nhóm sản phẩm ,chi tiết sản phẩm.
Bên Nợ :Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ
Bên Có:- Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm
-Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm , lao vụ , hoàn thành
Dư Nợ :Chi phí Thực tế của sản phẩm , lao vụ, dịch vụ dở dang , chưa hoàn thành
TK621
Chi phí NVL trực tiếp
TK622
Chi phí NC trực tiếp
TK627
Chi phí sản xuất chung
TK154
Các khoản ghi giảm
chi phí sản phẩm
Tổng gía thành thực tế sản phẩm lao vụ hoàn thành
Nhập kho vật tư,
sản phẩm
Gửi bán
Tiêu thụ thẳng
TK152,111
TK152,155
TK157
TK632
Sơ đồ hạch toán
1.7.2. Kiểm kê và đánh giá sản dở dang
Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp phương pháp sau
-Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật chính
-Xác định giá tri sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương
-Xác định giá trị SP dở dang theo 50%chi phí chế biến
-Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
-Xác định giá tri sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch
2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK)
2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu
Tải khoản sử dụng tài khoản 621
Sơ đồ hạch toán TK331,111,112
TK6111
TK621
TK631
TK151,152
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
Giá trị vật liệu chưa dùng cuối kỳ
Giá trị NVLdùng chế tạo SP hay thực hiện dịch vụ
Giá tri vật liệu tăng
trong kỳ
Kết chuyển giá trị vật liệu chưa dùng cu
dùng đầu kì
2.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Về chi phí nhân công trực tiếp , tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp KKTX. Cuối kỳ , để tính giá thành sản phẩm , lao vụ , dịnh vu, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK631 theo từng đối tượng :Nợ TK 631
Có TK 622
2.3.Hạch toán chi phí sản xuất chung
Toàn bộ chi phí sản xuất chung đựoc tập hợp vào tài khỏan 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX. Sau đó phân bổ vào tài khoản 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành:Nợ TK 631
Có TK 627
2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất , kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang
Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm , kế toán sử dụng tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”
Nội dung phản ánh của tài khoản 631:
Bên Nợ : Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kì và các chi phí sản xuất phát sinh trong kì liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ.
Bên Có:Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kì
Tổng giá thành sản phẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành.Giá trị thu hồi bằng tiền hoặc thu chi giảm chi phí từ sản xuất
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuât theo phương pháp kiểm kê định kìTK621
TK631
TK154
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kì
Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm ,dịch vụ hoàn thành nhập kho gửi bán ngay
ngay tiêu thụ
Kết chuyển chi phí NVLTT
TK627
TK632
Kết chuyển chi phíNCTT
TK622
Kết chuyển giá trị sản phẩm dịch vụ dở dang đầu kỳ
Kết chuyển (hoặc phân bổ )
chi phí sản xuất chung
IV. Các phương pháp tính giá thành sản xuất
1. Phương pháp trực tiếp(còn goị là phương pháp giản đơn)
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn số lượng mặt hàng ít sản xuất với khối lượng lớn sản xuất với chu trình sản xuất ngắn như nhà máy điện nước.
Giá thành sản phẩm theo phương pháp lấy tổng số chi phí sản xuất sản phẩm cộng(+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa sản phẩm dở dang đầu kì so với cuối kì chia (: )cho số sản phẩm hoàn thành .
2.Phưong pháp tổng hợp chi phí
Phương pháp tổngcộng chi phí được áp dụng phổ biến đối với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất nhiều giai đoạn công nghệ như doanh nghiệp khai thác ,dệt ,may mặc
Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận ,chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn ,bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm :
Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + + Zn
3.Phương pháp hệ số
Phương pháp hệ số áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng dùng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất .Theo phương pháp này kế toán dùng hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc ,sau đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và tính ra giá thành từng loại sản phẩm
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
=
Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm gốc (kể cả qui đổi)
Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
x
Hệ số qui đổi sản phẩm từng loại
Trong đó:
Q0: Tổng số sản phẩm gốc đã qui đổi
Qi: Số lượng sản phẩm i (i = 1,n)
Hi Hệ số qui đổi sản phẩm i (i =1,n)
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
4.Phương pháp tỉ lệ
Kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau như may mặc ,dệt kim,đánh giầy.
Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào tỉ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuẩt kế hoạch(hoặc định mức),kế toán tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm hàng hoá từng loại
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành kế hoạch (hoặc định mức ) đơn vị sản phẩm cùng loại
x
Tỷ lệ chi phí
Tỷ lệ chi phí
=
Tổng giá thành thực tế của sản phẩm
x100
Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của các loại sản phẩm
6.Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
Đối với các doanh nghiệp mà trong quá trình sản xuất bên cạnh các sản phẩm chính còn có thể thu thêm các sản phẩm phụ( các doanh nghiệp chế biến bia ,mì ăn liền) để tính giá thành sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản phẩm .Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo nhiều phương pháp như :Giá ứơc tính giá kế hoạch
Tổng giá thành sản phẩm chính
=
Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
7.Phương pháp liên hợp
Đối với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kế toán có thể áp dụng kết hợp các phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí ,phương pháp tỉ lệ
V. Các quan điểm xây dựng hệ thống quản trị nước ta và mối quan hệ giữa kế toán tài chính (kttc)và kế toán quản trị (ktqt)
1.Các quan điểm xây dựng hệ thống quản trị ở nước ta
Ở Việt Nam sau khi bộ tài chính ban hành chế độ kế toán theo quyết định số 1141 ngày 01/11/1995 nhằm đáp ứng các yêu cầu ghi nhận xử lí và cung cấp thông tin phục vụ quản lí nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Trong quá trình áp dụng chế độ kế toán này các doanh nghiệp đã xây dựng cho mình hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình . tuy nhiên sự hiểu biết của doanh nghiệp về kế toán quản trị trong nền kinh tế còn có nhiều hạn chế và chưa hoàn toàn thống nhất, trong nền kinh tế đang tồn tại nhiều quan điểm về việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị doanh ngiệp
-Quan điểm thứ nhất: Kế toán quản trị không có tài khoản riêng nó hợp nhất với kế toán tài chính vì chỉ xây dựng trên một hệ thống tài khoản thống nhất cùng một hệ thống sổ thống nhất :Mô hình này gọi là mô hình hỗn hợp và KTQT là công việc liên tục của KTTC
-Quan điểm thứ hai: Ngược lại với quan điểm thứ nhất, loại này KTQT cò hệ thống tài khoản và hệ thồng sổ riêng (mô hình phân chia ), quan điểm này sẽ có một bộ phận riêng thực hiện KTQT và nó có quan hệ với với KTTC
2. Mối quan hệ giũa KTTCvà KTQT
Nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thi trường với các thuộc tính vốn có của nó .Trong bối cảnh như vậy KTQT đã phát hình thành và phát triển tách biệt với KTTC
KTTC nhằm lập các báo cáo tài chính theo chế độ kế toán qui định ,chủ yếu cung cấp thông tin cho những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp ,chưa đủ cho các nhà quản trị ra quyết định quản lý,vì nó chỉ phản ánh khái quát quá khứ đã xảy ra về tình hình tài chính của doanh nghiệp.KTQT cung cấp các thông tin về kinh tế tài chính một cách cụ thể chi tiết và có sử dụng một số nội dung của khoa học khác như khoa học thống kế ,kinh tế ngành ,quản trị kinh doanh nên nó được coi như một hệ thống trợ giúp cho các nhà quản trị ra quyết định tối ưu .KTQT thu thập xử lí và thiết kế thông tin kế toán để lập các báo cáo phù hợp với nhu cầu cụ thể của các nhà quản trị và các cấp trong
doanh nghiệp.Khi sử dụng những thông tin chi tiết đã được tóm lược theo yêu cầu sử dụng ,nhà quản trị sẽ thấy được ở đâu có vấn đề cần giải quyết nhanh chóng cần cải tiến kịp thời để có hiệu quả hơn.
Để quản lý và sử dụng hiệu quả chi phí ,các nhà quản trị không phải chỉ biết chi phí là bao nhiêu mà quan trọng hơn là phải hiểu được chi phí được hình thành như thế nào ?ở đâu?chi phí đó có liên quan như thế nào đến quyết định đang xem xét?có thể tác động tới chúng như thế nào?. Sự khôn khéo trong sử dụng chi phí của nhà quản trị thể hiện ngay từ khâu lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh.Việc nhận định và thấu hiểu cách phân loại của từng loại chi phí sẽ giúp nhà quản trị có cơ sở đưa ra quyết định kịp thời,đúng đắn.
Do đặc thù của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho nhà quản lý đề ra quyết định kịp thời , nên việc phân loại chi phí trong KTQT khác với KTTC .Trong KTTC chi phí thường được phân loại theo đối tượng chịu chi phí và theo chức năng của chi phí.Trong KTQT thưòng phân loại chi phí theo mục đích sử dụng thông tin của nhà quản trị ,tức là tách riêng các chi phí mà chúng sẽ biến động ở mức hoạt động khác nhau hoặc sắp xếp theo nhu cầu của một số nhà quản trị cá biệt có trách nhiệm về chi phí đó và có thể kiểm soát chúng.
PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở VIỆT NAM
I. Thực trạng của hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong Kế toán tài chính doanh nghiệp và kế toán quản trị doanh nghiệp
1. Những điểm đã làm được của hệ thống kế toán tài chính và hệ thống quản trị chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm
Thứ nhất: Tập hợp chi phí sản xuất trong kế toán tài chính đã được tổ chức một cách có hệ thống, khoa học, các thông tin kinh tế về chi phí đều phản ánh chi tiết trên các tài khoản cấp II và tổng hợp trên các tài khoản cấp I và các thông tin này được hệ thống trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp. Chế độ cũng cho phép các doanh nghiệp lựa chọn một trong hai phương pháp tập hợp chi phí đó là kiểm kê thường xuyên và kiểm kê định kỳ giúp cho các doanhnghiệp có thể tìm được phương pháp phù hợp với điều kiện vậtchất nhân lực của mình, giúp cho kế toán chi phí có thể đưa ra thông tin kế toán chính xác kịp thời nhanh chóng.
Thứ hai :trong kế toán tài chính chế độ kế toán cũng cho phép doanh nghiệp sử dụng các phương pháp tính giá thành một cách linh hoạt trong các phương pháp: phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng hợp chi phí, phương pháp tỷ lệ, phương pháp hệ số, phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phương pháp tính hợp lý có hiệu quả.
Thứ ba: kế toán tài chính tập hợp chi phí sản xuất đã xây dựng được một hệ thống sổ chi tiết, sổ tổng hợp và hệ thống tài khoản chi phí tương đối đồng bộ và đang từng bước hoàn thiện.
Thứ tư :trong những năm gần đây đã có sự thay đổi vai trò của kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp, kế toán quản trị đã được đưa lên một tầm cao mới trong việc ra quyết định, có thể nói, kế toán quản trị ngày nay thực sự đã trở thành một công cụ đắc lực có hiệu quả cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong việc lập ra các kế hoạch thông qua các dự toán trong việc kiểm soát các hoạt động thông qua việc so sánh đánh giá đặc biệt là trong việc quyết định về quản lý
Thứ năm :riêng đối với kế toán quản trị việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận đã và đang được nghiên cứu sâu hơn đầy đủ và chi tiết hơn những kết luận mới về mối quan hệ này, đã giúp cho các nhà quản lý thấy được thực trạng sản xuất, thấy rõ được trung tâm của mỗi hoạt động vào kết quả kinh doanh chung của đơn vị từ đó có thể định dạng được các chính sách trong tương lai và phân tích kết quả đạt được .
2. Những tồn tại cần được khắc phục của hệ thống kế toán tài chính và kế toán tài chính
- Điều nhận thấy rất rõ, đó là trong rất nhiều doanh nghiệp chưa phân biệt rõ ràng giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính trong doanh nghiệp các nhà quản lý thường chỉ quan tâm đến chức năng tài chính và coi kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán tài chính mà không có nhận kế toán quản trị có chức năng riêng: kế toán tài chính có chức năng cung cấp thông tin tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng quan tâm đến taì chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính lập theo chế độ kế toán do Nhà nước qui định còn kế toán quản trị không có tính pháp lệnh kế toán quản trị không tuân thủ những nguyên tắc chung về áp dụng kế toán
Bên cạnh đó trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ như các Công ty trách nhiệm hữu han, công ty tư nhân. thì công tác kế toán quản trị vẫn chưa được chú trọng mà còn là vấn đề mới mẻ do các giám đốc doanh nghiệp chủ sở hữu doanh nghiệp có trình độ hạn chế các khái niệm chi phí cận biên, số dư đảm phí, chi phí thích hợp, biến phí, định phí mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận còn là các thuật ngữ xa lạ đối với họ.
Còn đối với các doanh nghiệp có tổ chức hệ thống kế toán quản trị thì còn tồn tại một nhược điểm đó là các thông tin kinh tế được sử dụng trong kế toán quản trị chưa được tập hợp phân loại chưa phù hợp với các phương pháp của kế toán quản trị, các thông tin được xử lý trong kế toán quản trị chủ yếu được lấy từ các thông tin hệ thống kế toán tài chính đó là các thông tin quá khứ. Nhưng kế toán quản trị có mục tiêu khác với kế toán tài chính và nó đòi hỏi còn có nhiều thông tin cần thiết khác phục vụ cho dự đoán, dự báo, lập dự toán chi phí giá thành cũng như cung cấp thông tin để sản xuất quản lý và ra quyết định, các doanh nghiệp chưa xây dựng được một hệ thống thu thập kế toán thông tin quản trị riêng.
Trên đây là những bất cập trong kế toán quản trị còn trong kế toán tài chính cũng tồn tại rất nhiều điểm không hợp lý trong việc áp dụng chế độ kế toán hiện nay một điều nhận thấy các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế đang sử dụng phương pháp tập hợp chi phí chủ yếu là phương pháp kiểm kê thường xuyên mà bỏ qua phương pháp kiểm kê định kỳ:
Qua thực tế, hiện nay trong nền kinh tế chỉ có khoảng 5 - 7% các doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành công nghiệp, nông lâm nghiệp và xây lắp đăng ký hạch toán hàng tồn kho trong đó có hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Một tỷ lệ rất thấp so với những ưu điểm đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ khối lượng
công việc hạch toán kế toán của phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho.
Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ chưa được ứng dụng rộng rãi trong thực tế là do những nguyên nhân sau:
Chế độ chứng từ kế toán về hàng tồn kho chưa được cải tiến một cách phù hợp với sự thay đổi về phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo chế độ kế toán mới. Vì theo " chế độ chứng từ kế toán thì tất cả các thông tin số liệu liên quan đến công việc kế toán đều phải lập chứng từ kế toán theo đúng mẫu qui định, phải ghi chép đầy đủ kịp thời đúng sự thật các nội dung qui định của mỗi loại chứng từ. Trong khi đó, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ gọi là phương pháp tính theo mức chênh lệch thì có đặc điểm cơ bản không theo dõi quá trình xuất hàng cho nên không cần dùng chứng từ theo dõi xuất hàng".
Các phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho cũng chưa có sự cải tiến cần thiết theo sự đổi mới về phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo chế độ kế toán mới. Vì theo chế độ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng lựa chọn một trong ba phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho theo cách làm truyền thống trước đây: phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển và phương pháp số dư. trong khi đó hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không cần sử dụng đến chứng từ xuất hàng cũng như các chứng từ nhập hàng nên không thể ghi chép được tình hình nhập xuất các loại hàng tồn kho và thẻ kho được .
Phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ có nhiều điểm chưa được rõ ràng và hợp lý làm cho khối lượng hạch toán của kế toán kiểm kê định kỳ
II. Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở việt nam
Quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một quá trình bắt đầu từ việc lập chứng từ phản ánh chi phí phát sinh đến khâu phản ánh vào tài khoản, tính giá thành sản phẩmvà nhập kho thành phẩm
Trong quá trình này, kế toán tài chính có vai trò cung cấp các thông tin kinh tế mang tính pháp lý và hợp lý, cụ thể thông qua chứng từ phát sinh thể hiện chi phí đầu vào và tổng chi phí này được thể hiện ở đầu ra trong chi phí hợp lý của thành phẩm nhập kho và chi phí bất thường trên định mức trong giá vốn hàng bán. Trong khi đó, đối với kế toán quản trị, quá trình này lại giải quyết vấn đề cung cấp thông tin cho việc hoạch định và điều hành quá trình sản xuất.
Trong kế toán tài chính thì giá phí lịch sử được sử dụng để phản ánh, tập hợp chi phí
sản xuất phát sinh liên quan đến sản phẩm sản xuất trong kỳ, còn trong kế toán quản trị, tùy theo mục tiêu, yêu cầu và khả năng quản lý mà việc phản ánh, tập hợp chi phí sản xuất của sản phẩm sản xuất trong kỳ có thể lựa chọn một trong 3 cách sau: sử dụng giá phí lịch sử, sử dụng kết hợp giá phí lịch sử với giá phí dự toán, sử dụng giá phí tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng giá phí tiêu chuẩn sẽ đáp ứng tốt mục tiêu kiểm soát chi phí để hạ giá thành sản phẩm
. Ngoài ra, nội dung chi phí sản xuất trong kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng có những điểm khác biệt cần được phân định để tránh sự đồng nhất về giá thành sản phẩm của kế toán tài chính và kế toán quản trị. Có thể mô tả sự giao thoa về chi phí sản xuất của kế toán tài chính và kế toán quản trị qua sơ đồ Chi phí sản xuất.
Xuất phát từ những khác biệt này cũng như sự khác biệt về mục tiêu cung cấp thông tin của kế toán tài chính và kế toán quản trị, nên cần phải xác lập quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để phù hợp với vai trò, mục tiêu của kế toán tài chính và kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các đối tượng sử dụng khác nhau, đặc biệt là cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp.Từ đó ta cần có biện pháp hoàn thiện quá trình hạch toán tâp hơp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính và kế toán quản trị
1.Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất dưới góc độ kế toán tài chính:
Kế toán tài chính xử lý những số liệu lịch sử, cung cấp thông tin quá khứ thông qua việc phản ánh từ các chứng từ vào tài khoản, sử dụng các yếu tố chi phí ban đầu để xác lập các chỉ tiêu kinh tế mang tính pháp lý, do đó, kế toán tài chính sẽ cung cấp thông tin chi phí theo yếu tố và nhận định tính hợp lý của các chi phí này (Thông tin đầu vào). Mặt khác, kế toán tài chính phải cung cấp công khai các chỉ tiêu kinh tế tài chính, cụ thể:
+ Giá thành thực tế
+ Chi phí sản xuất dở dang thực tế.
Nhằm phục vụ cho việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh và lập báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo một trong hai phương pháp: phương pháp lập theo chức năng và phương pháp theo yếu tố chi phí).
Do vậy, theo em trong kế toán tài chính chỉ cần quy định việc tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố vào tài khoản tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đảm bảo tính pháp lý cũng như ở đầu ra được tính vào giá trị thành phẩm nhập kho hoặc tính vào giá vốn hàng bán như thế nào cho hợp lý với lượng giá trị đầu vào.
2.Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất dưới góc độ kế toán quản trị
Đối với kế toán quản trị: Sử dụng cả số liệu lịch sử và số liệu ước tính nhằm cung cấp các thông tin hướng về tương lai nên sẽ cung cấp thông tin chi phí theo khoản mục, phân tích chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức để đánh giá trách nhiệm, ngoài ra còn đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin nhanh trong kỳ. Do đó, cần phải:
+ Xây dựng hệ thống định mức chi phí khoa học.
` + Quy định cụ thể việc phân loại chi phí.
+ Hoàn thiện các kỹ thuật tính giá thành ước tính và đánh giá sản phẩm dở dang.
+ Xây dựng các giải pháp xử lý chênh lệch cuối kỳ.
Việc xác định rõ vai trò, mục tiêu, nội dung và phương pháp của kế toán tài chính và kế toán quản trị trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ đáp ứng thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng khác nhau đặc biệt là cho các nhà quản trị doanh nghiệp để hoạch định, kiểm soát quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà còn có tác dụng quan trọng cho việc giảng dạy kế toán trong nhà trường khi giải quyết mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong vấn đề kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong điều kiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa có sự phân định rõ ràng giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.
KẾT LUẬN
Trong một nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp có tính cạnh tranh cao hiện nay, mỗi doanh nghiệp luôn phải có những sự linh hoạt trong công tác quản trị kinh doanh, việc đề ra các chính sách phù hợp với từng tình hình của từng doanh nghiệp đòi hỏi việc cung cấp các thông tin từ phía trong và phía ngoài doanh nghiệp phải kịp thời chính xác, với ý nghĩa đó, bộ phận kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã được tổ chức phù hợp với những đòi hỏi mới của doanh nghiệp.
Trong hoàn cảnh mới như vậy, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã được tổ chức tốt trong phần lớn doanh nghiệp. Trong hoạt động kế toán tài chính việc phân loại, tập hợp ghi chép các chi phí và giá thành đã cung cấp các thông tin về định lượng cho các nhà quản trị, còn bộ phận kế toán quản trị đã có những tiến bộ trong việc sử dụng các phương pháp riêng của mình để phân tích các thông tin kinh tế và đưa ra các thông tin đã được xử lý có ý nghĩa đối với các nhà quản trị.
Tuy vậy, việc hạch toán này còn có nhiều điều chưa làm được như việc hạch toán chi phí chưa phù hợp với một số loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức mới, hệ thống sổ sách còn thiếu... nhưng cũng cần nhìn nhận rằng, các nhà quản lý về mặt vĩ mô công tác kế toán đang có tích cực đưa ra nhiều giải pháp để hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính sản phẩm nói riêng và công tác kế toán nói chung.
Vấn đề nói trên là một vấn đề rất phức tạp và rộng lớn, trong phạm vi bài viết nhỏ này em chỉ xin đề cập đến một số khía cạnh, thực trạng bức xúc. Tuy vậy, qua nghiên cứu đề tài đã giúp em có cái nhìn khái quát về hệ thống kế toán, và kiến thức quý về kế toán có ý nghĩa thực tiễn khi thực hành kế toán trong xu hướng quốc tế hoá và hội nhập quốc tế.
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Tài liệu tham khảo
1. Sách kế toán tài chính - Khoa kế toán Đại học kinh tế quốc dân, năm 2002
2. Sách kế toán quản trị - Khoa kế toán Đại học kinh tế quốc dân, NXB Giáo dục, 1998
3. Sách thống kê doanh nghiệp - Đại học kinh tế quốc dân
4. Tạp chí kế toán số 27, 32, 30,31
5. Tạp chí phát triển kinh tế số 98, 120
6. Sách kinh tế vi mô - Đại học kinh tế quốc dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5989.doc