Đề tài Bàn về thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp

- Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản phụ thu khác trừ (-) doanh số hàng hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống. - Đối với hoạt động kinh doanh khác là số tiền chênh lệch giữa tiền thu về từ hoật động kinh doanh trừ (-) doanh số hàng hoá, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó. Đối với hàng hoá, dịch vụ bán ra quy định trên đây gồm cả các khoản phụ thu thêm ngoài giá bán mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền. Doanh số hàng hoá, dịch vụ mua ngoài quy định trên đây bao gồm cả các khoản thuế và phí đã trả tính trong giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ mua ngoài hoặc hàng nhập khẩu. • Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh như sau: - Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì thuê GTGT được xác đinh căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ.

doc35 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập, thời gian đăng ký chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận kinh doanh. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi kinh doanh. 8.2) Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT nếu thực hiện đầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán, tự nguyện đăng ký áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì cơ quan thuế xem xét để thực hiện. 9, Kê khai thuế (Điều 13 Luật thuế GTGT) 9.1) Cơ sở kinh doanh phải kê khai thuế GTGT từng tháng và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trong 10 ngày đầu của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không phát sinh thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiêm về tính chính xác của việc kê khai. 9.2) Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuế nơi có cửa khẩu nhập khẩu hàng hoá. 9.3) Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi. 9.4) Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp theo mức thuế suất của hàng hoá dịch vụ đó mà cơ sở sản xuất kinh doanh. Bộ tài chính quy định mẫu tờ khai thuế và hướng dẫn việc kê khai. 10, Nộp thuế (Điều 14 Luật thuế GTGT) Thuế GTGT được nộp vào ngân sách Nhà nước (NSNN) theo quy định sau: 10.1) Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào NSNN theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá 25 ngày của tháng tiếp theo. 10.2) Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế nhập khẩu. 10.3) Trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư mới tài sản cố định có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dàn hoặc được hoàn thuế theo quy định của Chính phủ. 10.4) Thuế GTGT nộp vào NSNN bằng đồng Việt Nam 10.5) Chính phủ quy định cụ thể thủ tục kê khai, nộp thuế phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hàng chính, nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ sở kinh doanh trước pháp luật, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan thuế, bảo đảm quản lý thu thuế chặt chẽ có hiệu quả. 11, Quyết toán thuế (Điều 15 Luật thuế GTGT) Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thực hiện lập và gửi tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm (mẫu số 01/GTGT) cho cơ quan thuế. Thợ hạn cơ sở kinh doanh phải nộp tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày kể từ ngày 31/12 của năm điều chỉnh. Số liệu điều chỉnh thuế GTGT trên tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm cơ sở kinh doanh sử dụng để điều chỉnh vào tờ khai thuế GTGT tháng 2 năm sau. Trường hợp cơ sở kinh doanh lậptờ khai điều chỉnh chậm so với thời gian quy định nêu trên, thì cơ sở kinh doanh điều chỉnh vào tờ khai thuế GTGT của tháng cơ sở kinh doanh hoàn thành tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm. Cơ sở kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; chuyển đổi hình thức công ty thực hiện kê khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT và tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm theo mẫu số 11/GTGT gửi cho cơ quan Thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; chuyển đổi hình thức công ty. Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu trên tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm, cơ sở kinh doanh báo cáo sai để trốn, lậu thuế sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. 12, Hoàn thuế (Điều 16 Luật thuế GTGT) Việc hoàn thuế GTGT chỉ thực hiện trong các trường hợp sau: Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế hàng quý nếu số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng trong quý lớn hơn số thuế đầu ra hoặc được hoàn thuế đầu vào của tài sản cố định theo Điểm C khoản 1 Điều 10 Luật thuế GTGT. Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản có số thuế nộp thừa. Quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Bộ Tài Chính quy định cụ thể thủ tục và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế theo quy định tại Điều 11 Luật thuế GTGT. HẠCH TOÁN THUẾ GTGT TRONG DOANH NGHIỆP Phần 1. HẠCH TOÁN THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ A> Hạch toán thuế GTGT đầu vào. Để hạch toán thuế GTGT đầu vào kế toán sử dụng tài khoản 133 “thuế GTGT được khấu trừ” TK 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã trừ và còn được trừ. 1) Nguyên tắc hạch toán TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ. - TK 133 chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT - Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản suất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào TK 133. Cuối kỳ kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ % giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ. Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào kỳ kế toán sau. - Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi mà được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán vào TK 133. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào. - Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù (như tem bưu điện, vé cước vận tải...) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh được căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo phương pháp tính được quy định tại Điểm 10, Mục I, phần B. Thông tư số 89/1998/ TT/ BTC ngày 27/6/1998 của Bộ tài chính. - Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn, căn cứ vào bảng kê thu mua hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản tính ra số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ % tính trên giá trị hàng hoá mua vào theo quy định trong chế độ thuế GTGT. - Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định. 2) Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ. Bên Nợ: Ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Bên Có: + Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ + Xử lý số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ + Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại Số Dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào còn được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả. TK 133 có hai tài khoản cấp 2: + TK 1331 “Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ” dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. + TK 1332 “Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định” dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sẩn xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. 3) Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. 3.1) Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp kháu trừ thuế, kế toán ghi: Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu. Nợ TK 153: Công cụ, dụng cụ. Nợ TK 156: Hàng hoá. Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hình. Nợ TK 611: Mua hàng ( kê khai định kỳ) ... Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán 3.2) Khi mua hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trả bằng các nguồn kinh phí khác, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài bao gồm tỏng số tiền phải thanh toán cho người bán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ) và chi phí thu mua, vận chuyển,ghi: Nợ TK 152, 153, 156: Giá có thuế GTGT đầu vào Có TK111, 112, 331... 3.3) Khi mua vật tư, hàng hoá dùng ngay vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá thực tế chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào và tổng giá thanh toán,ghi: Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241 Nợ TK 133 - thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112,331... tổng giá thanh toán 3.4) Khi nhập khẩu hàng hoá, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập khẩu gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí thu mua vận chuyển, ghi: Nợ TK 152, 153, 156... Có TK 3333: thuế xuất, nhập khẩu Có TK 111, 112, 331... - Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi: Nợ TK133(1): thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331(2) Thuế GTGT phải nộp - Trường hợp hàng hóa nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi... được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu (không được khấu trừ) được tính vào giá trị hàng mua vào, ghi: Nợ TK 152, 153, 156 Có TK 3331(2): thuế GTGT phải nộp 3.5) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù (như tem bưu điện, vé cước vân tải) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh được căn cứ vào hàng hoá, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo công thức sau: Giá chưa có Giá thanh toán = thuế GTGT 1 + (%) thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó Thuế GTGT = Giá chưa có thuế GTGT × thuế suất thuế GTGT Sau khi xác định được giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 156, 627, 641, 642, 241 Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331,... 3.6) Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua ngoài vật liệu là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn, căn cứ vào bảng kê thu mua hàng hoá (mẫu số 04/GTGT) tính số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ (%) tính trên giá trị hàng mua và theo quy định., sau khi tính được số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK 152, 156 Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ Có Tk 111, 112, 331... tổng giá thanh toán 3.7) Khi mua hàng hoá giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) cho khách hàng không qua nhập kho) ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331... tổng giá thanh toán 3.8) Đối với vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách riêng được, ghi: Nợ TK 152, 153, 156: (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ) Có TK 111, 112, 331... Cuối kỳ kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ trên cơ sở phan bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ % giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu trong kỳ theo công thức: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ = Tổng số thuế GTGT đầu vào trong kỳ ∕ Tổng doanh thu trong kỳ × Doanh thu chịu thuế GTGT trong kỳ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ = Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ. Sau khi tính được số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ, kế toán ghi: + Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ: Nợ TK 3331 – thuế GTGT phải nộp Có TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ + Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ: * Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ * Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi: Nợ TK 142 – chi phí trả trước Có TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ Khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi: Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán Có TK 142 – chi phí trả trước 3.9) Các nghiẹp vụ đối với tài sản cố đinh (TSCĐ): (1) Khi mua TSCĐ (không qua lắp đặt) dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT hteo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua ngoài theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào và chi phí vận chuyển, bốc xếp (nếu có) ghi: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331. (2) Khi mua TSCĐ (không qua lắp đặt) dùng vào hoạt động sản xuấ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trả bằng các nguồn kinh phí khác, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào) và chi phí vận chuyển, ghi: Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (giá có thuế GTGT) Có TK 111, 112, 331. (3) Khi nhập khẩu TSCĐ (không qua lắp đặt) kế toán phản ánh giá trị TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí vận chuyển, ghi: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Có TK 3333 - thuế xuất, nhập khẩu Có TK 111, 112, 331.... + Nếu TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi: Nợ TK 133 – thuế GTGT đầu vào Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp + Nếu TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, hoạt động văn hoá phúc lợi… được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu được tính vào giá trị TSCĐ mua vào (số thuế GTGT của hàng nhập khẩu không được khấu trừ), ghi: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Có TK 3331(2) - thuế GTGT phải nộp (4) khi mua TSCĐ (phải qua lắp đặt) dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua ngoài bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào,chi phí vận chuyển (nếu có),ghi: Nợ TK 241(1) – mua sắm TSCĐ qua lắp đặt (giá chưa thuế GTGT ) Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,331,…..: tổng giá thanh toán (5) khi mua TSCĐ (phải qua lắp đặt) dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác,kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ) và chi phí vận chuyển,ghi: Nợ TK 241(1) – giá có thuế GTGT Có TK 111,112,331…. (6) khi nhập khẩu TSCĐ (phải qua lắp đặt),kế toán phản ánh giá trị TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán,thuế nhập khẩu ghi: Nợ TK 241(1) Có TK 3333 - thuế xuất,nhập khẩu Có TK 111,112,331… Đối với thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu được khấu trừ hạch toán tương tự như trường hợp nhập khẩu TSCĐ(không qua lắp đặt) Đối với thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu(không được khấu trừ),ghi: Nợ TK 241(1) . Có TK 3331(2) - thuế GTGT phải nộp (7) Các trường hợp trên khi TSCĐ mua sắm,lắp đặt hoàn thành đưa vào sử dụng thì căn cứ vào nguồn vốn đầu tư,kế toán phải ghi tăng vốn kinh doanh hoặc nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - ghi tăng nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 414 ,441,4312 Có TK 411 - nguồn vốn kinh doanh ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Nợ TK 161 – chi sự nghiệp Có TK 466 - nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ ghi tăng quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ Nợ TK 431(2) - quỹ phúc lợi Có TK 4313 - quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ 3.10.Trường hợp hàng mua phải trả lại cho người bán : - Khi xuất kho trả lại hàng cho người bán : Nợ TK 331- phải trả người bán Có TK 152,153,156,211 Có TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ Trường hợp người bán trả lại bằng hàng hóa khác,căn cứ vào hoá đơn GTGT của hàng hoá đó,ghi: Nợ TK 152,153,156,211… Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào) Có TK 331 - phải trả người bán Trường hợp người bán trả lại bằng tiền,ghi: Nợ TK 111,112 Có TK 331 Hạch toán thuế GTGT đầu ra Để hạch toán thuế GTGT đầu ra, kế toán sử dụng TK 3331 “ thuế GTGT phải nộp” TK 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào NSNN. Đối tượng sử dụng: TK 3331 áp dụng cho cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nôpọ thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. 1, Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3331-“thuế GTGT phải nộp” Bên Nợ: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ - Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN - Số thuế GTGT được giảm trừ và số thuế GTGT phải nộp - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại Bên Có: - Thuế GTGT đầu ra + Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ +Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ dùng dể trao đổi, biếu, tặng, sử dụng nội bộ + Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bẩt thường - Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu. Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN TK 3331 có hai TK cấp hai: TK 3331(1) - thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, còn phải nộp của hàng hoá, dịch vụ , sản phẩm tiêu thụ. TK 3331(2) - thuế GTGT hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh sthuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu 2, Phương pháp hạch toán thuế GTGT đầu ra. a) Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán phăn ánh doanh thu bán hàng là tổng số tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ (chưa có thuế GTGT), ghi: Nợ TK 111, 112, 131…(tổng giá thanh toán) Có TK 3331(1) - thuế GTGT phải nộp Có TK 511 – doanh thu bán hàng (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 512 – doanh thu nội bộ (giá chưa có thuế GTGT) Khi bán hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là giá thanh toán (giá đã có thuế), ghi: Nợ TK 111, 112, 131…. Có TK 511, 512 (tổng giá thanh toán) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ sử dụng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế (chứng từ đặc thù như tem bưu điện, vé cước vận tải, vé sổ số kiến thiết…) căn cứ vào giá thanh toán xác định doanh thu bán hàng là giá chưa có thuế và thuế GTGT theo công thức: Giá chưa có giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem) = thuế GTGT 1+(%) thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó Thuế GTGT phải nộp = Giá cưa có thuế GTGT × thuế suất thuế GTGT Sau khi tính được doanh thu bán hàng là giá chưa có thuế GTGT và thuê GTGT kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131… tổng giá thanh toán Có TK 511- doanh thu bán hàng (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp Đối với cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng, căn cứ vào bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ (Theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo thông tư số 89/1998/TTĐB-BTC ngày 27-6-1998) kế toán tính doanh thu và thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ bán ra theo quy định,ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 3331(1) - thuế GTGT phải nộp Có TK 511 – doanh thu bán hàng Đối với trường hợp cho thuê tài sản theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc tả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ là giá cho thuê chưa có thuế và thuế GTGT, ghi: Nợ TK 111, 112 (tổng số tiền nhận trước) Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp Có TK 511 – doanh thu bán hàng (tiền thu chưa có thuế GTGT) Đối với trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp (hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) kế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT và thuế GTGT, ghi: Nợ TK 111, 112, 131… Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ sử dụng nội bộ (giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm các hoạt động này) căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu, thuê GTGT phải nộp của sản phẩm sử dụng nội bộ g.1) Trường hợp sẩn phẩm, hàng hoá, dịch vụ (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) sủ dụng nội bộ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuê GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ sử dụng nội bộ được khấu trừ, ghi: - Doanh thu (tính theo chi phí để sản xuất ra sản phẩm Nợ TK 627 – chi phí sản xuất chung Nợ TK 641- chi phi bán hàng Nợ TK 642- chi phi quản llý doanh nghiệp Có TK 512 – doanh thu bán hàng nội bộ thuế GTGT phải nộp(được khấu trừ tính theo giá bán của sản phẩm Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp g.2) Trường hợp sản phảm, hàng hoá, dịch vụ (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) sử dụng nội bộ dùng vào hoạt động sản xuất , kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải nộp của sản phảm, hàng hoá, dịch vụ sử dụng nội bộ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chi bằng nguồn kinh phí, ghi: Nợ TK 641, 642, (chi phí sản xuất ra sản phẩm cộng với thuế GTGT phải nộp) Nợ TK 431 - quỹ khen thưởng phúc lợi Nợ TK 161 – chi sự nghiệp Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp Có TK 512 – doanh thu bán hàng nội bộ Trường hợp trả lương cho công nhân sản phẩm, hàng hoá, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hoá cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạtt động này, ghi: Nợ TK 334 - phải trả công nhân viên (giá có thuế thuế GTGT) Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp Có TK 512 – doanh thu nội bộ (giá bán chưa có thuế Trường hợp bán hàng theo phương thức đổi hàng thì giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. i.1) Nếu bán hàng (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) đổi lấy hàng hoá để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi; - Doanh thu bán hàng theo phương thức đổi hàng, căn cứ vào hoá đơn GTGT khi đưa hàng đi trao đổi, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và thuế GTGT phải nộp của hàng hoá đưa đi đổi: Nợ TK 131 - phải thu khách hàng (giá có thuế GTGT) Có TK 511 – doanh thu bán hàng (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp của hàng đưa đi đổi Khi nhận được hàng trao đổi căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu nhập kho, kế toán phản ánh giá trị hàng hoá nhập kho và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng đổi về: Nợ TK 152, 153, 156. Có TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ(của hàng đổi về) Có TK 131 - phải thu khách hàng Trường hợp giá trih hàng hoá và thuế GTGT đầu vào của hàng đổi vềlớn hơn giá bán (chưa có thuế GTGT) và thuế GTGT phải nộp của hàng đưa đi đổi, khi khách hàng trả tiền thêm ghi; Nợ TK 111, 112. Có TK 131 - phải thu khách hàng i.2) Nếu bán hàng hoá, dịch vụ (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT của cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) đổi lấy hàng hoá để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thì thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ đổi về sẽ được tính khấu trừ và phải tính vào giá trị hàng hoá, dịch vụ đổi về: - Căn cứ vào hoá đơn GTGT khi đưa hàng đi trao đổi, kế toán phản ánh doanh thu và thuế GTGT phải nộp của hàng mang đi trao đổi: Nợ TK 131 - phải thu khách hàng (giá có thuế GTGT) Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp của hàng mang đi trao đổi Có TK 511 – doanh thu bán hàng ( giá chưa có thuế GTGT) Căn cứ vào hoá đơn GTGT khi nhận hàng trao đổi, phiếu nhập kho, kế toán phẩn ánh giá trị hàng hoá nhập kho và thuế GTGT đầu vào không được tính khấu trừ. Nợ TK 152, 153, 156. (tổng giá thanh toán) Có TK 131 - phải thu khách hàng Trường hợp sử dụng hàng hoá, dịch vụ để biếu, tặng (giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động này. j.1) Nếu việc biếu, tặng sản phẩm, hàng hoá phục vụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT (như tổ chức hội nghị khách hàng, khuýen mại kinh doanh…) thì doanh thu bán hàng và số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá đem biếu, tặng, ghi: -Doanh thu bán hàng: Nợ TK 641, 642 (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 511 – doanh thu bán hàng Thuế GTGT phải nộp (được khấu trừ) của hàng hoá, sản phẩm biếu, tặng Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp j.2) Nếu biếu, tặng sản phẩm, hàng hoá phục phụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc được trang trải bằng quỹ phúc lợi, nguồn kinh phí khác thì số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng để biếu, tặng không được tính khấu trừ: Nợ TK 641, 642 (giá có thuế) Nợ TK 431 - quỹ khên thưởng phúc lợi (giá có thuế) Nợ TK 161 – chi sự nghiệp (giá có thuế) Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp Có TK 511 – doanh thu bán hàng (chưa có thuế) Hạch toán bán hàng đại lý (ký gửi) k.1) Nếu cơ sở đại lý, ký gửi nhận bán hàng hoá theo phương thức bán đúng giá bên chủ hàng quy định, bên đại lý chỉ hưởng tiền hoa hồng, thì doanh số bán hàng và thuế GTGT tính trên hàng hoá bán ra, bên làm đại lý thanh toán trả toàn bộ cho bên chủ hàng, thuế GTGT do chủ hàng thực hiện kê khai, nộp tính trên giá hàng bán đại lý bán ra; bên làm đại lý không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với tiên hoa hồng thu được từ hoạt động đại lý. - Phương pháp hạch toán ở đơn vị có hàng gửi đại lý, ký gửi. + Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá hoặc kết chuyển giá thành sản phẩm gửi đại lý (ký gửi), ghi: Nợ TK 157 – hàng gửi đi bán Có TK 155 – thành phẩm Có TK 156 – hàng hoá Có TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang + Khi thanh toán doanh thu thực tế thu được của hàng giao đại lý, ký gửi đã bán: Phản ánh doanh thu bán hàng và thuế GTGT phải nộp của hàng gửi đại lý, ký gửi đã bán. Nợ TK 111, 112 (tổng giá thanh toán) Nợ TK 131 - phải thu khách hàng Có TK 511 – doanh thu bán hàng Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp Tiền hoa hồng phải thanh toán cho bên nhận bán hàng đại lý, ký gửi được hưởng, ghi: Phương pháp hạch toán ở đơn vị nhận bán hàng đại lý, ký gửi. Khi nhận hàng đại lý, ký gửi, đơn vị phản ánh toàn bộ giá trị hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi trên tài khoản ngoài bảng (TK 003- hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi). Khi nhận hàng đại lý, ký gửi ghi bên Nợ, khi xuất bán hoặc xuất trả lại hàng cho bên giao hàng ghi bên Có TK 003 + Khi bán được hàng đại lý, ký gửi, kế toán phản ánh tổng số tiền bán hàng thu được phải trả cho chủ hàng gửi đại lý, ký gửi, ghi: Nợ TK 111, 112 Nợ TK 131 - phải thu khách hàng Có TK 331 - phải trả cho người bán Xác đinh số hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi: Nợ TK 331 - nphải trả người bán Có TK 511- doanh thu bán hàng (số hoa hồng được hưởng) + Khi trả tiền bán hàng đại lý, ký gửi cho bên có hàng đại lý, ký gửi. Nợ TK 331 - phải trả người bán Có TK 111, 112. Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập bất thường thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế (như: thu về cho thuê tài sản, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ).Thu nhập hoạt động tài chính là tổng thu nhập chưa có thuế GTGT, ghi: Nợ TK 111, 112, 131 - tổng giá thanh toán Có TK 3331(1) - thuế GTGT phải nộp Có TK 515 – thu nhập hoạt động tài chính Có TK 711 – thu nhập hoạt động bất thường (giá chưa có thuế GTGT) C>Xác định thuế GTGT phải nộp và phương pháp hạch toán 1, Xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp hạch toán Cuối kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuê GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ trong kỳ. Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: Số thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu. Thuế GTGT đầu vào của cơ sở kinh doanh được tính khấu trừ quy định như sau: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế GTGT phải nộp cả tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tôngr số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn. Sau khi xác định được số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi: Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 - thuế GTGT phải nộp Có TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ Khi nộp thuế GTGT vào NSNN, ghi: Nợ TK 3331 - thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT mà không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì thuế GTGT đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra; công thức tính: Thuế GTGT Tổng số thuế Thuế GTGT đầu đầu vào được = GTGT đầu vào - vào được tính tính khâư trừ trong kỳ khấu trừ Sau khi tính được thuế GTGT đầu vào được tính khấu trừ, thuế GTGT đầu vào không được tính khấu trừ, ghi: Số thuế GTGT đầu vào được tính khấu trừ trong kỳ. Nợ TK 3331 - thuế GTGT phải nộp Có TK 133 - thuế GTGT được khẩu trừ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ. + Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán Có TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ + Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ tương đương. Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán Có TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ + Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ tương đương với doanh thu bán hàng trong kỳ nếu chưa hết thì số còn lại sẽ được tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán tiếp theo: Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn của kỳ kế toán sau, ghi: Nợ TK 142 – chi phí trả trước Có TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ Sang kỳ kế toán sau, khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán kỳ kế toán sau, ghi: Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán Có TK 142 – chi phí trả trước Phần II. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH NỘP THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP TRÊN GTGT VÀ CƠ SỞ KINH DOANH KHÔNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ GTGT. Hạch toán mua hàng hoá, dịch vụ 1, Nguyên tắc hạch toán giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ mua vào Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT,giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đưa vào) 2)Phương pháp hoạch toán mua hàng hoá, dịch vụ . 2.1) Khi mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất kinh doanh, kế toán phản ánh giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đưa vào ).Khi mua hàng hoá, dịch vụ về nhập kho, ghi: Nợ TK 152, 153,156 (bao gồm cả VTA đưa vào ) Có TK 111, 112, 331…(Tổng số tiền phải trả người bán ) 2.2) Khi mua hàng hoá, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất kinh doanh, kế toán phản ánh giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đưa vào), khi mua hàng hoá, dịch vụ về dùng ngay cho sản xuất kinh doanh, ghi: Nợ TK 627,641, 642, 241…bao gồm cả thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331…Tổng số tiền phải trả cho người bán 2.3) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá đầu vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dùng vào hoạt nghiệp, chương trìnhdự án hoạt động văn hoá, phúc lợi … được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu được tính vào giá trị hàng hoá mua vào, ghi: Nợ TK 152, 153, 156, Có TK 3331(2) - Thuế GTGT phải nộp Có TK 3333 - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu Có TK 111, 112, 331… Khi nộp thuế nhập khẩu va thuế GTGT hàng nhập khẩu,ghi: Nợ TK 3333 - thuế xuất ,nhập khẩu Nợ TK 3331(2) - … 2.4) Khi mua tài sản cố định (không qua lắp đặt ) dùng vào sản xuất kinh doanh kế toán phản ánh giá trị tài sản cố định mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào)ghi: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (bao gồm cả thuế GTGT) Có TK 111, 112, 331. 2.5) Khi mua TSCĐ (phải qua lắp đặt) dùng vào sản xuất kinh doanh, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua vào là tổng giá thanh toán ( bao gồm cả thuế GTGT đầu vào), ghi: Nợ TK 241(1) – Xây dựn cơ bản dơ dang (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào) Có TK 111, 112, 331. 2.6) Khi nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi… được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị TSCĐ nhập khẩu, ghi: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Có TK 3333 - thuế xuất, nhập khẩu. Có TK 3331 - thuế GTGT phẩi nộp Có TK 111, 112, 331. 2.7) Khi nộp thuế GTGT, thuế nhập khẩu của TSCĐ nhập khẩu, ghi: Nợ TK 3331(2) - thuế GTGT phải nộp Nợ TK 3333 - thuế xuất, nhập khẩu Có TK 111, 112… 2.8) Khi mua TSCĐ không qua đầu tư xây dựng cơ bản, căn cứ vào hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ, ghi: Nợ TK 241(1) Có TK 111, 112, 331,… Hạch toán bán hàng hoá, dịch vụ 1, Nguyên tắc hạch toán doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chinh, bất thường - Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng (tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT) - Đối với thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT) 2, Phương pháp hạch toán bán hàng hoá, dịch vụ - Khi bán hàng hoá, dịch vụ (đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng, dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT, ghi: Nợ TK 111, 112, 131 – (tổng số tiền thu của người mua) Có TK 511 – doanh thu bán hàng Có TK 512 – doanh thu bán hàng nội bộ Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường, kế toán phản ánh thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (tổng giá thanh toán- bao gồm cả thuế), ghi: Nợ TK 111, 112… Có TK 515 – thu nhập hoạt động tài chính Có TK 711 – các khoản thu nhập bất thường Xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và phương pháp hạch toán 1, Xác định thuế GTGT phải nộp. Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT × thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó. GTGT của hàng hoá, dịch vụ = giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra(1) – giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng(2) Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thuế GTGT và các khoẩn phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả. Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng của hàng hoá, dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào (giá mua bao gồm cả thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra. Giá trị thuế gia tăng xác đinh đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau: Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số bán ra thì xác định như sau: Doanh số bán ra = Doanh số tồn đầu kỳ + Doanh số mua trong kỳ - Doanh số tồn cuối kỳ. Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ (-) chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực vận tải, dịch vụ và chi phí mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình. Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ (-) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải. Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản phụ thu khác trừ (-) doanh số hàng hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống. Đối với hoạt động kinh doanh khác là số tiền chênh lệch giữa tiền thu về từ hoật động kinh doanh trừ (-) doanh số hàng hoá, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó. Đối với hàng hoá, dịch vụ bán ra quy định trên đây gồm cả các khoản phụ thu thêm ngoài giá bán mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền. Doanh số hàng hoá, dịch vụ mua ngoài quy định trên đây bao gồm cả các khoản thuế và phí đã trả tính trong giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ mua ngoài hoặc hàng nhập khẩu. Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh như sau: Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì thuê GTGT được xác đinh căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ. Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân (×) tỷ lệ (%) GTGT trên doanh thu. Đối với cá nhân, hộ kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế, GTGT được xác định bằng doanh thu ấn định nhân (×) tỷ lệ (%)GTGT tính trên doanh thu. Tổng cục thuế hướng dẫn các cục thuế xác định tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ tính thuế phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và hợp lý giữa các địa phương, 2, Phương pháp hạch toán thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. - Cuối ky, kế toán tính, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi: + Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh , ghi: Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp + Thuế GTGT phải nộp của hoạt động khác (hoạt động tài chính, hoạt động bất thường) Nợ TK 635 – chi phi hoạt động tài chính Nợ TK 811 – chi phí khác Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp Khi nộp thuế GTGT vào NSNN, ghi: Nợ TK 3331 - thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112. Khi được giảm thuế GTGT , kế toán ghi: + Trường hợp số thuế GTGT được giảm được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 – thuế GTGT phải nộp Có TK 711 – doanh thu khác + Trường hợp số thuế GTGT được giảm, được NSNN trả bằng tiền, ghi: Nợ TK 111, 112. Có TK 711. Phần III. HOÀN THUẾ GTGT VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HOÀN THUẾ. 1, Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế đầu vào trong các trường hợp sau: - Có số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng trong quý thường xuyên lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh các tháng trong quý. Trường hợp này ghi nhận được tiền NSNN hoàn lại, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng lần xuất khẩu với số lượng lớn, nếu phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được xét hoàn thuế GTGT đầu vào theo từng kỳ hoặc từng tháng. Trường hợp này ghi nhận được tiền NSNN hoàn lại, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 133- thuế GTGT được khấu trừ 2, Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có đầu tư, mua sắm TSCĐ, có số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn được hoàn lại như sau: - Đối với cơ sở đầu tư mới đã đăng ký nộp thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Trường hợp cơ sở có thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn lớn thì được xét hoàn thuế từng quý. Khi nhận được tiền NSNN hoàn lại, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 133 - thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Trường hợp cơ sở mới đầu tư nhưng chưa thành lập doanh nghiệp, hoặc đã thành lập doanh nghịêp nhưng doanh nghiệp chưa đăng ký nộp thuế thì không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT đầu vào theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư đã khấu trừ trong ba tháng (kể từ tháng phát sinh thuế đầu vào của tài sản đầu tư) mà chưa được khấu trừ hết thì được hoàn lại số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ này: Khi nhận được tiền NSNN hoàn lại, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ. 3, Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế GTGT nộp thừa. Khi nhận được NSNN hoàn lại, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 133 4, Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế trong trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; quyết định của bộ trưởng Bộ tài chính yêu cầu phải hoàn trả lại thuế cho cơ sở kinh doanh. Khi nhận được tiền NSNN hoàn lại: Nợ TK 111, 112 Có TK 133 Sổ kế toán Chế độ sổ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp được thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 114/TC/QĐ/CĐKT ngày 01-11-1995 của bộ trưởng Bộ Tài chính (Mẫu số 01/GTGT; Mẫu số 02/GTGT; Mẫu số 03/GTGT; Mẫu số 04/GTGT; Mẫu số 05/GTGT; Mẫu số 06/GTGT; Mẫu số 07A/GTGT; ; Mẫu số 07B/GTGT; ; Mẫu số 07C/GTGT; Mẫu số 08A/GTGT; ; Mẫu số 08B/GTGT; ; Mẫu số 09/GTGT; ; Mẫu số 10/GTGT; ; Mẫu số 11/GTGT; ; Mẫu số 12/GTGT; ; Mẫu số 13/GTGT; Mẫu số 14/GTGT) và có bổ sung ba mẩu sổ sau đây: - Sổ theo dõi thuế GTGT (Mẩu số S01-DN) Mẫu số S01/DN Doanh nghiệp……. Ban hành theo thông tư số: 100/1998/TT-BTC Ngày 15-7-1998 của Bộ Tài chính SỔ THEO DÕI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Năm:….. Chứng từ Diễn giải Số tiền thuế GTGTđã nộp Số tiền thuế GTGT phải nộp Số hiệu Ngày,tháng 1 2 3 4 5 1.Số dư đầu kỳ 2.Số phát sinh trong kỳ Cộng số phát sinh 3.Số dư cuối kỳ Ngày…tháng…năm… Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu) Chú ý: Số này áp dụng cho các doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu sỗ S02/DN) Mẫu số So2/DN Doanh nghiệp……. Ban hàng thông tư số:100/1998/TT-BTC Ngày 15-7-1998 của Bộ Tài chính SỔ CHI TIÊT THUẾ GIA TRỊ GIA TĂNG ĐƯỢC HOÀN LẠI Chứng từ Diễn giải Số thuế GTGT được hoàn lại Số thuế GTGT đã hoàn lại Số hiệu Ngày, tháng 1 2 3 4 5 1.Số dư đầu kỳ 2.Số phát sinh trong kỳ Cộng số phát sinh 3.Số dư cuối kỳ Ngày…tháng…năm… Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu) - Số chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (Mẩu số S03/DN) Mẫu sổ S03/DN Doanh nghiệp……. Ban hàng thông tư số:100/1998/TT-BTC Ngày 15-7-1998 của Bộ Tài chính SỔ CHI TIẾT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐƯỢC MIỄN GIẢM Chứng từ Diễn giải Số thuế GTGT được miễn giảm Số thuế GTGT đã miễn giảm Số hiệu Ngày, tháng 1 2 3 4 5 1.Số dư đầu kỳ 2.Số phát sinh trong kỳ Cộng số phát sinh 3.Số dư cuối kỳ Ngày …tháng …năm… Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký,họ tên, đóng dấu) KẾT LUẬN Trong nền kinh tế hiện nay có rất nhiều bài toán đặt ra cho Nhà nước để có những chính sách phù hợp, có hiệu quả trong các các lĩnh vực tạo động lực phát triển xã hội trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có chính sách về thuế, vì thuế là nguồn thu chủ yếu cho NSNN, là nguồn chủ yếu để duy trì bộ máy hoạt động của Nhà nước. Trong chính sách về thuế nói chung, có chính sách về thuế GTGT nói riêng. Hiện nay, ở nước ta chính sách về thuế tuy đã hoàn thiện hơn trước, song vẫn còn nhiều hạn chế, quản lý còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, chế độ và luật còn nhiều sơ hở nên hiện tượng lách luật, trốn thuế còn nhiều và ngày càng tinh vi hơn. Để có được những quy định về thuế có hiệu quả trong việc áp dụng thì Nhà nước cần phải tìm hiểu kĩ thực tiễn hiện nay để vận dụng đề ra luật, để hệ thống luật về thuế GTGT ngày càng hoàn thiện hơn. Như ta đã biết thuế GTGT là đánh vào người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ nên nó tạo công bằng theo chiều ngang, tuy có nhiều ưu điểm (như: Tránh hiện tượng đánh trùng thuế của thuế doanh thu trước đây, khuyến khích xuất khẩu, tăng cường công tác hạch toán hoá đơn,chứng từ, phù hợp với các nước trong khu vực và thế giới), song không có cái gì là hoàn hảo tuyệt đối và theo quy luật vận động và phát triển thì sẽ có cái tốt hơn, phát triển, tiến bộ hơn sẽ thay thế cái lối thời.Vì vậy khi nghiên cứu về thuế GTGT em tự nghĩ rằng theo cách phân tích đó thì trong tương lai loại thuế nào sẽ ra đời thay thế cho thuế GTGT với nhiều ưu điểm hơn thuế GTGT ? M ỤC L ỤC Lời mở đầu I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1, Khái niệm. 2, Đối tượng nộp thuế 3, Đối tượng chịu thuế 4, Cơ sở tính thuế 5, Phương pháp tính thuế 6, Khấu trừ thuế GTGT đầu v ào 7, Hoá đơn, chứng từ 8, Đăng ký nộp thuế 9, Kê khai thuế 10, Nộp thuế 11, Quyết toán thuế 12, Hoàn thuế II. Hạch toán thuế GTGT trong doanh nghiệp Phần 1. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hạch toán thuế GTGT đầu vào. Hạch toán thuế GTGT đầu ra Xác định thuế GTGT phải nộp và phương pháp hạch toán Phần II. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH NỘP THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP TRÊN GTGT VÀ CƠ SỞ KINH DOANH KHÔNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ GTGT. Hạch toán mua hàng hoá, dịch vụ Hạch toán bán hàng hoá, dịch vụ Xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và phương pháp hạch toán Phần III. HOÀN THUẾ GTGT VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HOÀN THUẾ. III….Sổ kế toán Tài liệu tham khảo Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Hệ thống hoá các văn bản pháp luật về thuế GTGT đã được sữa đổi bổ sung (nhà xuất bản tài chính) Văn bản pháp quy về thuế GTGT , thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (Hội khoa học kinh t ế Việt Nam- câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam) Những văn bản pháp luật về luật thuế (Nhà xuất bản tài chính) Thông tư 84/2004/TT-BTC ngày 18-8-2004 của Bộ Tài chính Thông tư 120/2003/TT_BTC ngày 12-12-2003. Hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/ N Đ-CP ngày 10-12-2003. Phương pháp hạch toán các loại thuế trong doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0140.doc
Tài liệu liên quan