Đề tài Bàn về tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

Với các nhà đầu tư nước ngoài quy định hiện hành mới chỉ cho phép họ góp vốn khoảng 30 ngành nghề. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam còn giới hạn ở mức 30% khiến họ không thể thay đổi và định hưóng đựơc phương án kinh doanh. Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta nên quy định một số nghành nghề nhạy cảm, có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế thì nhà nước mới duy trì tỷ lệ cổ phần chi phối. Ngoài ra, chỉ quy định danh mục ngành nghề nhạy cảm, quan trọng không được phép bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài chỉ được tham gia ở tỷ lệ giới hạn. Tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam theo tình hình thực tế về danh mục ngành nghề theo Luật đầu tư nước ngoài và theo kinh nghiệm quốc tế. Tuy nhiên với một Thị trường chứng khoán còn nhỏ bé như Thị trường chứng khoán Việt Nam thì việc tăng tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài vào thời điểm này là chưa đúng đắn. Với lượng vốn hung mạnh, việc tăng tỷ lệ nắm giữ vào thời điểm này sẽ có những tác động xấu vào tình hình doanh nghiệp cũng như làm ảnh hưởng tới vai trò đầu tư của các nhà đầu tư trong nước trên Thị trường chứng khoán. Việc tăng tỷ lệ có thể thích hợp với một thị trường hùng mạnh, còn Thị trường chứng khoán Việt Nam việc đầu tiên chính là tăng hàng hoá cho Thị trường. Trong thời gian vừa qua các cơ quan chức năng của chúng ta liên tục có những biện pháp nhằm tăng trưởng hàng hoá cho Thị trường chứng khoán. Việc thúc đẩy cổ phần hoá các tổng công ty, các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng thương mại được tiến hành mạnh mẽ. Trong năm 2003 và đầu năm 2004 chúng ta chỉ có thêm 3 loại cổ phiếu được đưa vào niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán. Tuy vậy trong thời gian cuối năm và sang năm 2005 hứa hẹn sẽ có nhiều loại hàng hoá mới cho Thị trường chứng khoán (đầu tháng 11 chứng chỉ quỹ đầu tư VF1 đã chính thức lên sàn và trở thành loại chứng khoán thứ 25).

doc14 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bàn về tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường non trẻ thành lập mới hơn 4 năm với những thành công và điểm yếu nhất định. Chúng ta đã xây dựng và hoàn thiện Thị trường chứng khoán với những thành công nhất định. Tính đến cuối tháng 12 năm 2003 chúng ta có 123 chứng khoán niêm yết trong đó có 22 cổ phiếu với giá trị vốn là 1120 tỷ và 101 trái phiếu với giá trị vốn là 11461 tỷ đồng (hiện nay đã có 24 loại cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam). Chúng ta đã có 13 công ty chứng khoán thành viên trong đó có 6 công ty của ngân hang, số còn lại là của các doanh nghiệp và tư nhân. Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy rằng Thị trường chứng khoán Việt Nam còn một số vấn đề cần khắc phục và cải tiến. Yêu cầu của Thị trường chứng khoán trong những năm đầu là phải phát triển và phát triển với tốc độ cao nhưng trên thực tế thị trường của chúng ta tốc độ phát triển rất thấp, thậm trí còn có một số yếu tố thụt lùi trong một số thời điểm. Thị trường chứng khoán của chúng ta còn nhỏ bé chưa thu hút được sự tham gia của các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này đã dẫn đến một nghịch lý là trên Thị trường chứng khoán có lúc cung vượt cầu còn trong nền kinh tế thì ngược lại. Có thể thấy rằng do Thị trường chứng khoán là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với đại bộ phận nhân dân Việt Nam, do đó nhà đầu tư trong nước mới chỉ dừng ở nhóm nhỏ cá nhân và tính chuyên nghiệp rất thấp, hoạt động đầu tư còn mang tính đầu cơ ngắn hạn,… Nhằm phát triển thị trường, một trong những biện pháp của Uỷ ban chứng khoán là tăng vai trò của nhà đầu tư nước ngoài. Thể hiện là việc tăng tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài lên 30% tổng giá trị thị trường. Điều này có thể thấy rằng các cơ quan lãnh đạo đã nhận thấy vại trò to lớn của các nhà đầu tư nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ những nhận định như vậy, tôi chọn đề tài: “ Bàn về tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam”. Đề tài chỉ mang tính nhận định cá nhân về tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm và những giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Nội dung 1 Tình hình chung của Thị trường chứng khoán Việt Nam : 1.1 Những thành công bước đầu của Thị trường chứng khoán Việt Nam : Sau hơn 4 năm đi vào thành lập và đi vào hoạt động, có thể đánh giá Thị trường chứng khoán của chúng ta đã đạt được ba điều cơ bản: - Đã tạo ra một thực tế về Thị trường chứng khoán, qua đó các chủ thể tham gia thị trường từ các cơ quan lãnh đạo, tổ chức, quản lý, điều hành, người đầu tư, các tổ chức môi giới, kinh doanh và các công ty niêm yết tự rút ra bài học cho chính mình để có một tương lai tốt hơn. - Đã hình thành được phần nào tâm lý đầu tư chứng khoán trong công chúng. Sự ham muốn đầu tư chứng khoán trong công chúng đã thăng tiến hơn rất nhiều khi giao dịch tự do (OTC). - Một thị trường có hệ thống giao dịch khá hiện đại, việc giao dịch diễn ra một cách an toàn, không gặp sai sót về kỹ thuật trong suốt thời gian vận hành. Hơn ba năm qua, với các biện pháp tích cực của các cơ quan quản lý, nền kinh tế Việt Nam đã có hơn 1500 công ty cổ phần, với giá trị vốn hơn 10.000 tỷ đồng và ngày càng gia tăng. (Số liệu cuối năm 2003). Luật doanh nghiệp đang phát huy tác động mạnh trong nền kinh tế, hoạt động cổ phần hoá đang được đẩy mạnh nhằm tăng hang hoá cho Thị trường chứng khoán. Lượng tiền nhàn rỗi trong công chúng là rất lớn dự đoán khoảng 8-10 tỷ đola Mỹ (USD). 1.2 Tồn tại của Thị trường chứng khoán Việt Nam Bên cạnh những thành công bước đầu chúng ta không thể phủ nhận Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường còn non trẻ. Do đó chúng ta còn không khỏi vấp phải những sai xót trong quá trình vận hành và hoàn thiện. Như mọi người đều biết, Thị trường chứng khoán Việt Nam mới đưa vào vận hành được hơn 4 năm, môt quãng thời gian còn rất ngắn ngủi so với bề dày lịch sử của Thị trường chứng khoán. Chúng ta đều có thể nhận thấy rằng khoảng thời gian vừa qua là khoảng thời gian thử nghiệm, tập dượt cho nên các doanh nghiệp chưa huy động vốn được nhiều qua thị trường này mặc dù trên thị trường đã có trên 1000 tỷ đồng theo mệnh giá niêm yết cổ phiếu và một tỷ lệ rất nhỏ trái phiếu công ty đã phát hành qua thị trường. Khối lượng trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp nói trên chiếm xáp xỉ 1% GDP hiện nay của Việt Nam. So với thị trường quốc tể hiện nay (như Trung Quốc chiếm 30-40% GDP) thì tỷ lệ này của Thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là việc huy động vốn của doanh nghiệp qua Thị trường chứng khoán Việt Nam rất nhỏ bé và rất thấp. Và cái thấp này gắn với cái mới, cái phức tạp, cái cơ chế cũng như kinh nghiệm, việc tuyên truyền phổ biến của cơ quan quản lý của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong hơn 4 năm qua có thể nói vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình: là một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Chúng ta đều biết rằng Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn quan trọng nhất của Thị trường tài chính. Bởi vì theo thong lệ quốc tế, các nền kinh tế cần vốn thì các DN huy động 80% qua Thị trường chứng khoán, 20% huy động vốn qua ngân hàng. Đấy là một cấu trúc hoàn chỉnh của Thị trường tài chính. Chúng ta lấy vốn trong ngắn hạn để đầu tư dài hạn và cứ đảo nợ để kế tiếp nhau. Điều này gây tác động rất xấu đến các doanh nghiệp nói riêng và thị trường nói chung. Đến một lúc nào sẽ có những cái sai lệch bộc lộ trong cấu trúc của thị trường tài chính. 1.3 Nguyên nhân của thành công và hạn chế: Đối với các doanh nghiệp hiện nay, Thị trường chứng khoán không phải là nơi để huy động vốn một cách tốt nhất cho họ. Những rào cản về thủ tục, về khung pháp lý còn nhiều bất cập khiến họ e dè khi huy động vốn trên Thị trường chứng khoán . Bên cạnh đó việc công khai tài chính và kinh doanh khiến các doanh nghiệp lo sợ. Nhất là trong khi việc cung cấp thông tin trên Thị trường chứng khoán còn chậm và sai lệch. Việc giám sát kiểm tra các nguồn tin, công khai các thong tin có kiểm duyệt là một vấn đề nóng bỏng của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Để Thị trường chứng khoán thực sự là một kênh huy động vốn của nền kinh tế thì Thị trường chứng khoán phải cải tiến rất nhìều trong khâu tổ chức, quản lý và vận hành. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xụt giảm của thị trường đó là sự kém chất lượng của hàng hoá trên Thị trường chứng khoán. Hay nói cách khác đó là sự yếu kém của các doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết trên Thị trường chứng khoán. Nhỏ bé về nguồn vốn cũng như lĩnh vực hoạt động, yếu kém về năng lực quản lý, mờ ám trong các báo cáo kết quả kinh doanh: đó là những kết luận chung về các doanh nghiệp nêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Một nguyên nhân nữa chính là nằm từ phía bản thân các nhà đầu tư, họ chưa có một nền dân trí về Thị trường chứng khoán và cũng chưa tạo ra một tầng lớp, một đối tượng nhà đầu tư chuyên nghiệp chỉ đầu tư vào Thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam hiện nay, nếu như đầu tư vào Thị trường chứng khoán có lợi thì đầu tư vào Thị trường chứng khoán, nếu như chứng khoán có dấu hiệu giảm giá thì bán ngay lấy tiền đầu tư bất động sản,, nếu bất động sản xuống giá lại chuyển sang thị trường hối đoái, thị trường vàng,… chứ không hình thành một thị trường chuyên nghiệp như các thị trường quốc tế khác. Các nhà đầu tư lại mang một tâm lý bầy đàn khi không có những chính kiến cá nhân riêng về các quyết định đầu tư. Họ luôn trông chờ , quan sát các động tĩnh của các nhà đầu tư lớn, các tổ chức chuyên nghiệp rồi đưa ra các quyết định đầu tư cho cá nhân mình. Khoảng cuối năm 2003 thị trường với những ưu khuyến khích các nhà đầu tư, các tổ chức đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong giai đoạn này khối lượng giao dịch và lệnh đặt của các nhà đầu tư nước ngoài tăng lênh mạnh mẽ tạo nên một luồng sinh khí mới cho Thị trường chứng khoán. Việc Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài như là một lẽ tất yếu. Các quyết định đầu tư và nguồn vốn lớn của họ sẽ đêm lại những nhân tố mới cho Thị trường chứng khoán, tạo những luồng sóng mới cho Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển và ổn định. 2. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào Thị trường chứng khoán Việt Nam: 2.1 Vai trò của nhà đầu tư nước ngoài vào Thị trường chứng khoán Việt Nam: Ngày 11/3/2003, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 36/2003/QĐ-TTg về quy chế góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam thay thế quyết định 145/Tg ngày 28/6/1999. Quyết định này nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần ở các Doanh nghiệp Việt Nam để huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý của nước ngoài, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Với việc có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài chính lớn đã góp phần tạo ra một Thị trường chứng khoán Việt Nam với bộ mặt khác.Giai đoạn cuối tháng 9/2003 là giai đoạn lạnh nhất của Thị trường chứng khoán Việt Nam với sự xụt giảm xuống mức đáy thấp nhất với 130 điểm của VN-Index. Sự xụt giảm diễn ra toàn bộ thị trường và về cả mức giá khớp lệnh và khối lượng khớp lệnh. Thị trường bị đóng băng và tụt dốc thê thảm: Có những chứng khoán đầu ngành như REE bị tụt giá thị trường xuống dưới mức mệnh giá. Điều này làm cho các nhà đầu tư trong nước bị cóng, không giám rót vốn vào thị trường dù biết rằng giá của cổ phiếu đang ở mức tốt. Chính lúc đó là thời điểm các nhà đầu tư nước ngoài nhảy một cách mạnh mẽ vào Thị trường chứng khoán với lượng vốn lớn. Cùng với đó là việc tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các nhà đầu tư từ 20% lên 30%. Các nhà đầu tư nước ngoài với việc nhìn thấy cơ hội đầu tư lớn lao của Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tận dụng một cách tối đa tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu và tạo nên một luồng sinh khí giúp Thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục thần kỳ trong khoảng thời gian ngắn ba tháng cuối năm. Thị trường chuyển mình theo xu hướng tăng mạnh về cả giá thị trường và khối lượng giao dịch: tổng khối lượng giao dịch của thị trường trong tháng 11 đạt trên 8 triệu cổ phiếu với giá trị luôn chuyển vốn đạt 424 tỷ đồng. Với lượng vốn lớn mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy cơ hội đầu tư lớn tại Thị trường chứng khoán Việt Nam và họ đã biết tận dụng nguồn lực và sức mạnh của mình để Với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước đã có một cái nhìn chuyên nghiệp hơn về Thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư đã có sự đầu tư một cách chọn lọc, khoa học và có một sự lựa chọn lỹ càng các loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Điều này làm cho giá cả các loại cổ phiếu đã dần phản ánh giá trị thực của các doanh nghiệp niêm yết. Thị trường không còn sự tăng trưởng hoặc xụt giảm đồng loạt của các loại cỏ phiếu. 2.2.Thực trạng về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thị trường chứng khoán Việt Nam khác với một số thị trường khác trong khu vực ở chỗ, thời gian đầu các nhà đầu tư nước ngoài hầu như không mua được cổ phiếu và các quy định gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài và vì thế nhiều người đã từ bỏ ý định đầu tư vào Thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong khi đó thì thị trường các nước nhanh chóng đón nhận sở hữu nước ngoài và tạo ra cơ chế nhằm thúc đẩy đầu tu nước ngoài, góp phần phát triển nền kinh tế nước họ. Theo quyết định mới, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần bao gồm: các tổ chức kinh tế, tài chính nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, người nước ngoài thưòng trú tại Việt Nam và người Việt Nam đang định cư tại nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam được nhận vốn góp, bán cổ phần, bao gồm: toàn bộ các loại hình doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân); doanh nghiệp nhà nước một chủ sở hữu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có nhu cầu chuyển đổi công ty cổ phần, công ty hợp danh, liên hiệp HTX, HTX hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề do TTCP quy định (trước mắt là 35 ngành nghề uỷ quyền cho Bộ KH-DT quy định tại QĐ số 260/BKH ngày 10/5/2002). Nhà đầu tư nước ngoài không chỉ mua cổ phần ở các Doanh nghiệp Việt Nam mà còn được góp vốn bằng tài sản như tiền tệ, máy móc thiết bị, nguyên liệu hàng hoá, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, chứng khoán có giá và mọi tài sản khác. Tổng số vốn góp mua cổ phần không quá 30% vốn điều lệ của công ty mà nhà đầu tư góp vốn, nếu vượt quá 30% vốn điều lệ nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang thực hiện theo Luật đầu tư nước ngoài. Thẩm quyền quyết định góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài được quy định: đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá do cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật hoặc UBND tỉnh thành phố trực thuộc TW quyết định. Đối với các doanh nghiệp cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh, liên hiệp hợp tác xã, HTX do đại hội đồng hoặc hội đồng quản trị quyết định toàn diện. Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp dự định góp vốn mua cổ phần và giá trị tài sản trong từng doanh nghiệp cụ thể. Nếu nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn mua cổ phần của một doanh nghiệp cụ thể với mức trên 30% vốn điều lệ thì phải thực hiện đấu giá và doanh nghiệp được quyền chọn lựa các nhà đầu tư nước ngoài mang tính chiến lược để ưu tiên lựa chọn trước. Một điểm mới đáng quan tâm là các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam được sử dụng cổ phiếu để cầm cố trong các quan hệ tín dụng, được chuyển đổi sở hữu cổ phiếu, được tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán khi doanh nghiệp niêm yết, được chuyển đổi thành ngoại tệ các khoản vốn đầu tư kể cả gốc và lãi ra nước ngoài, được hưởng ưu đãi theo luật khuyến khích đầu tư trong nước hoặc luật đầu tư nước ngoài nếu sử dụng lợi tức thu được để tái đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài còn được miễn thuế thu nhập cá nhân do các khoản thu được từ góp vốn, mua cổ phần. Riêng nhà đầu tư nước ngoài nếu thường trú tại Việt Nam được tham gia hội đồng quản trị để quản lý doanh nghiệp giữa các nhiệm kỳ. Quyết định này cho thấy chính phủ đã nhìn nhận rõ vai trò to lớn của các nhà đầu tư nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Những động thái tích cực đối với các nhà đầu tư nước ngoài liên tục được thực hiện nhằm tạo môi trường thuận lợi thông thoáng, thúc đẩy việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Thị trường chứng khoán Việt Nam. Kể từ khi Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định cho phép nâng tỷ lệ % nắm giữ cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài từ 20% lên 30%, đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán. Mức 30% được thực hiện từ tháng 7/20003 đến nay cũng đã tăng 10% so với quy định kể từ khi thị trường đi vào hoạt động năm 2000. Điều này cho thấy các chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán luôn được trú trọng, thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế và nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Năm 2003, đã có 4 cổ phiếu được người nước ngoài quan tâm và mua vào nhiều nhất là GMD, BT6, AGF và SAM. Đây cũng là các cổ phiếu của các công ty niêm yết làm ăn có hiệu quả và được giới đầu tư đánh giá cao nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, những quy định cho phép đầu tư nước ngoài được mở tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán, được nắm giữ không hạn chế số lượng trái phiếu niêm yết trên Thị trường chứng khoán, các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài góp vốn với tỷ lệ tối đa là 49% vốn điều lệ trong công ty chứng khoán liên doanh hoặc công ty quản lý quỹ liên doanh đã góp phần hâm nóng thị trường này trong thời gian qua. Tất cả các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện đều có sự tham gia sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có những cổ phiếu được sở hữu tối đa 30%. Điều này làm tăng mức cầu cho Thị trường chứng khoán Việt Nam. Số liệu của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh cho thấy số lượng nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản tại các công ty chứng khoán tăng hơn 36% so với năm 2003, tập trung nhiều nhất tại Công ty chứng khoán SàiGon (SSI). Tổng số tài khoản hiện nay có hơn 16.000 tăng hơn 19% so với năm ngoái. Theo hang tin Reuters, các nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực tìm mua cổ phiếu trên Thị trường chứng khoán Việt Nam, một trong những thị trường được coi là hoạt động tốt nhất tại châu Á kể từ đầu năm, với mức tăng khá ấn tượng 66%. Tổng giá trị cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ trong các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng gấp 4 lần so với mức của tháng 3/2003 lên 50 triệu USD, và hiện có khoảng ½ trong số công ty được niêm yết đã bán cho các nhà đầu tư nước ngoài trên 20% cổ phần. Trong số này đã có ít nhất 3 công ty được các nhà đầu tư nước ngoài mua hết 30% cổ phần theo quy định hiện hành. (Số liệu 26/4/20004). Bên cạnh số lượng nhỏ bé của các nhà đầu tư nước ngoài vào Thị trường chứng khoán, thị trường Việt Nam dần dần đón chào các đại gia, các tổ chức, các quỹ lớn vào Thị trường chứng khoán Việt Nam. Những thay đổi tích cức của Thị trường chứng khoán đã khiến cho cá quỹ đầu tư lớn quan tâm nhiều hơn đến Thị trường chứng khoán Việt Nam. Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Việt Nam (VEIL) của Dragon Capital được xem là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh Dragon Capital, trong năm qua có 2 quỹ đầu tư nước ngoài đã bắt đầu tham gia vào Thị trường chứng khoán Việt Nam là Vina Capital và Mêkong Capital. Cổ phần của các công ty cổ phần hoá cũng như cổ phiếu của các công ty niêm yết là mục tiêu kinh doanh của các công ty này. Cách đầy 7, 8 năm đã có nhiều quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dể tìm kiếm cơ hội đầu tư tài chính theo hình thức đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên các quỹ nước ngoài này đã không tìm thấy tiềm năng của thị trường tài chính tại Việt Nam nên đã rút khỏi Việt Nam, ngoại trừ có Dragon Capital. Còn hiện nay them quỹ đầu tư chứng khoán Vietfund (VF) đang xin phép Uỷ ban chứng khoán Nhà nước để được tham gia vào Thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt có Arisaig, môt quỹ đầu tư lớn của Châu âu vừa chính thức mở tài khoản lưu ký tại ngân hàng HBSC và chuẩn bị đầu tư vào Thị trường chứng khoán Việt Nam. Và còn nhiều, còn nhiều tổ chức đầu tư chuyền nghiệp nữa đầu tư vào Thị trường chứng khoán Việt Nam khi các nhà chuyên môn nhân định rằng Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. 2.3 Những hàn chế của Thị trường đối với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài: Việc tham gia của các công ty và cá nhân nước ngoài vào Thị trường chứng khoán Việt Nam như các công ty chứng khoán, các nhà quản lý quỹ hay với tu cách là cá nhà đầu tư vào cổ phiếu niêm yết có giới hạn đáng kể. Một vài trở ngại có thể thấy như: Thuế thu nhập tăng vốn áp dụng cho các nhà đầu tư định chế nước ngoài nhưng lại không rõ các mức thu. Các nhà đầu tư cá nhân được tạm thời miễn thuế thu nhập tăng vốn nhưng các tổ chức định chế (cả trong nước và nước ngoài) thì không được hưởng ưu đãi này. Điều này quả là không công bằng đối với các nhà đầu tư định chế và làm nản lòng họ khi tham gia vào Thị trường chứng khoán Việt Nam do đó phải chịu them một khoản thuế so với nhà đầu tư tư nhân. Có sự kiểm soát nguồn vốn, yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài duy trì quỹ tại Việt Nam trong tối thiểu là 1 năm. Giới hạn 30% quyền sở hữu cổ phần của các công ty nước ngoài trong các công ty Việt Nam theo Luật doanh nghiệp làm nản long đàu tư nước ngoài vào các công ty này. Có vài điều không chắc chắn như là quyền của các nhà đầu tư nước ngoài được chỉ định thành viên vào Hội đồng quản trị của các công ty mà họ đầu tư vào. 3. Giải pháp thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào Thị trường chứng khoán Việt Nam: Với các nhà đầu tư nước ngoài quy định hiện hành mới chỉ cho phép họ góp vốn khoảng 30 ngành nghề. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam còn giới hạn ở mức 30% khiến họ không thể thay đổi và định hưóng đựơc phương án kinh doanh. Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta nên quy định một số nghành nghề nhạy cảm, có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế thì nhà nước mới duy trì tỷ lệ cổ phần chi phối. Ngoài ra, chỉ quy định danh mục ngành nghề nhạy cảm, quan trọng không được phép bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài chỉ được tham gia ở tỷ lệ giới hạn. Tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam theo tình hình thực tế về danh mục ngành nghề theo Luật đầu tư nước ngoài và theo kinh nghiệm quốc tế. Tuy nhiên với một Thị trường chứng khoán còn nhỏ bé như Thị trường chứng khoán Việt Nam thì việc tăng tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài vào thời điểm này là chưa đúng đắn. Với lượng vốn hung mạnh, việc tăng tỷ lệ nắm giữ vào thời điểm này sẽ có những tác động xấu vào tình hình doanh nghiệp cũng như làm ảnh hưởng tới vai trò đầu tư của các nhà đầu tư trong nước trên Thị trường chứng khoán. Việc tăng tỷ lệ có thể thích hợp với một thị trường hùng mạnh, còn Thị trường chứng khoán Việt Nam việc đầu tiên chính là tăng hàng hoá cho Thị trường. Trong thời gian vừa qua các cơ quan chức năng của chúng ta liên tục có những biện pháp nhằm tăng trưởng hàng hoá cho Thị trường chứng khoán. Việc thúc đẩy cổ phần hoá các tổng công ty, các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng thương mại được tiến hành mạnh mẽ. Trong năm 2003 và đầu năm 2004 chúng ta chỉ có thêm 3 loại cổ phiếu được đưa vào niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán. Tuy vậy trong thời gian cuối năm và sang năm 2005 hứa hẹn sẽ có nhiều loại hàng hoá mới cho Thị trường chứng khoán (đầu tháng 11 chứng chỉ quỹ đầu tư VF1 đã chính thức lên sàn và trở thành loại chứng khoán thứ 25). Việc tăng hàng hoá và chất lượng hàng hoá cũng chính là một cách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Song hành cùng việc tăng số lượng hàng hoá là việc tăng cường chất lượng hàng hoá. Cải thiện chất lượng của cả những hàng hoá đang niêm yết bằng các điều kiện rang buộc, các khung pháp lý rõ ràng hơn, mạnh tay hơn. Chọn lựa các doanh nghiệp nhà nước đầu ngành, thí điểm cổ phần hoá các tổng công ty lớn sẽ làm cho chất lượng hàng hoá tăng lên rõ rệt. Từ đó có thể nhanh chóng tăng cung hàng hoá cho Thị trường chứng khoán, một thị trường mà đối với các nhà đầu tư nước ngoài cầu nhìều hơn cung. Bên cạnh đó các cơ quan liên quan cần tiến hành các biện pháp khuyến khich ưu đãi nhằm tạo một môi trường thông thoáng thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Thị trường chứng khoán Việt Nam. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp hoạt động trên Thị trường chứng khoán, hiện nay mức thuế đang áp dụng là 20%. Tiếp tục việc không thu thuế thu nhập cá nhâ cảu các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó cần tăng số lượng tành việ lưu ký chứng khoán nước ngoài nhằm tạo điều kiện dễ dàng thông thoáng cho việc mở tài khoản, sử dụng tài khoản, chuyển đổi tiền và mua bán chứng khoán. Với một thị trường còn nhỏ bé chúng ta không thể áp dụng dập khuôn những biện pháp mở cừa nhằm thu hút vốn và các nhà đầu tư nước ngoài như những thị trường lớn trên thế giới. Và cũng bởi vì thị trường của chúng ta còn quá non trẻ, do vậy chúng ta cần phải có thời gian để đúc kết kinh nghiệm, vận dụng hợp lý các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến bộ qua thời gian lâu dài của Thị trường chứng khoán lớn và lâu năm trên thế giới. Chúng ta cần phải có cái nhìn toàn diện và lựu chọn mô hình cũng như hướng đi đúng đắn cho sự phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết luận Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những nhân tố tất yếu và cần thiết cho sự phát triển của thị trường. Do vậy với xu thế hội nhập quốc tế, chúng ta cần có những cải cách đúng đắn, những biện pháp khuyến khích nhằm thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài về cả nguồn vốn và kinh nghiệm. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta cũng phải có những biện pháp điều chỉnh thích hợp trong từng thời kỳ đúng đắn nhằm tránh những tác động xấu tới thị trường do lượng vốn của thị trường còn qúa nhỏ bé cũng như kinh nghiệm đầu tư của các nhà đầu tư trong nước còn non kém. Hơn thế nữa là định hướng một Thị trường chứng khoán phát triển theo đúng định hướng, con đường xã hội chủ nghĩa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28347.doc
Tài liệu liên quan