Đề tài Báo cáo Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán (AFC Sài Gòn)

KTV sẽ tiến hành kiểm toán dựa trên kế hoạch đã lập và trong quá trình kiểm toán, KTV sẽ bổ sung các vấn đề, những sự kiện phát sinh khi KTV tiếp cận với chu trình này trên BCTC của khách hàng. Đối với những khoản mục mà số lượng nghiệp vụ xảy ra nhiều KTV sẽ tiến hành chọn mẫu để tiến hành các thủ tục kiểm toán rồi suy rộng ra tổng thể cần kiểm toán. Đối với khoản mục mà theo kinh nghiệm của KTV đánh giá là rủi ro cao hoặc số lượng nghiệp vụ xảy ra ít thì KTV có thể tiến hành kiểm toán toàn diện. Tuy nhiên việc chọn mẫu kiểm toán của KTV thường chọn mẫu theo phương pháp số lớn (lựa chọn số tiền phát sinh lớn) vì những nghiệp vụ phát sinh với giá trị lớn thường chứa đựng rủi ro cao hơn, nhưng đây chưa phải là phương pháp chọn mẫu tối ưu vì sai phạm của một nghiệp vụ phát sinh với số tiền nhỏ nhưng được lặp lại nhiều lần sẽ thành sai phạm trọng yếu. Khi tiến hành thủ tục phân tích, KTV chủ yếu chỉ sử dụng phân tích đối với các thông tin tài chính, hầu như không phân tích thông tin phi tài chính. Nếu có thể kết hợp được việc phân tích các thông tin tài chính và phi tài chính sẽ tiết kiệm được chi phí kiểm toán mà hiệu quả cuộc kiểm toán vẫn được đảm bảo.

doc94 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Báo cáo Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán (AFC Sài Gòn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra với số lượng lớn và quy mô lớn nên khi thực hiện kiểm toán HTK, KTV phải tiến hành chọn mẫu kiểm toán. 3.2.1.Thực hiện kiểm toán tại Công ty AB 3.2.1.1.Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ Do đặc điểm về HTK, các nghiệp vụ HTK thường xuất hiện với số lượng nhiều, tần suất lớn do đó KTV phải tiến hành chọn mẫu để kiểm tra. Quy mô của mẫu chọn tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro được đánh giá trong kế hoạch tổng quát và dựa trên kinh nghiệm của KTV. Nội dung cụ thể khi thực hiện kiểm tra chi tiết nghiệp vụ được thể hiện qua các giấy làm việc: Kiểm tra số dư trên các tài khoản HTK: Đây là việc KTV kiểm tra sự khớp đúng số liệu giữa các sổ sách kế toán: BCĐKT, Sổ tổng hợp, Sổ chi tiết, Báo cáo kiểm kê. Mẫu biểu 1.1: Giấy tờ làm việc số 1 AFC Tên Ngày Khách hàng: Công ty AB ............................... Người T.H ………. …….. Mã số ………… Nội dung thực hiện: ………………………………... …………Kiểm tra chi tiết số dư TK 152 …………. Người K.T ………. …….. Trang ………… Năm kết thúc: …31/12/2004…............................. Nội dung Số dư đầu kỳ Số PS tăng Số PS giảm Số dư cuối kỳ TK 1521 NVLC 18,150,544,601 77,140,948,830 79,208,489,050 16,083,004,381 TK 1522 VLP 1,628,120,151 14,644,063,481 12,417,165,240 3,855,018,392 TK 1523 Nhiên liệu 238,746,936 1,602,919,649 1,584,753,967 256,912,618 TK 1524 Phụ tùng thay thế 3,016,949,373 1,928,273,843 1,413,529,063 3,531,694,153 TK 1526 Phế liệu thu hồi 617,249,897 3,414,431,205 3,623,385,347 408,295,755 Cộng 23,651,610,958 98,730,637,008 98,247,322,667 24,134,925,299 x x : Đối chiếu khớp với số dư đầu kỳ, cuối kỳ và khớp với Bảng cân đối số phát sinh x : Đã kiểm tra cộng dồn đúng Số liệu phát sinh tăng, giảm được lấy từ Bảng cân đối số phát sinh, Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, sổ cái TK 152, TK 621, TK 627(6272) và TK 642(6422) Kết luận: việc hạch toán nguyên vật liệu trên các sổ cái TK 152, TK 621, TK 627, TK 642 và sổ tổng hơp, chi tiết nguyên vật liệu được tính cộng dồn chính xác. Số liệu đầu kỳ và cuối kỳ khớp đúng. Đối với các TK 153, TK 154, TK 155, TK 157 KTV cũng thực hiện các thủ tục kiểm soát tương tự để kiểm tra số dư trên các tài khoản này. Kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ phát sinh: Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến HTK là rất lớn, do đó để kiểm tra tính có thực của nghiệp vụ phát sinh trên sổ sách kế toán, KTV tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ dựa vào số hiệu chứng từ, ngày tháng, nội dung kinh tế và quy mô của nghiệp vụ được ghi trên sổ cái. Trình tự đối chiếu các nghiệp vụ được thực hiện từ Sổ cái xuống Nhật ký chung và đến chứng từ gốc. Mẫu biểu số 1.2. Giấy tờ làm việc số 2 AFC Tên Ngày Khách hàng: …………………………………….. Người T.H ………. …….. Mã số ………… Nội dung thực hiện: …………………………….. …………………………………………………… Người K.T ………. …….. Trang ………… Năm kết thúc: …………………………………… Chứng từ Nội dung Tài khoản d Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có HĐ 11336 07/01/04 Nhập hotcoil (2.0x976) 1521 331 229,150,779 NH 167 25/02/04 Nhập hotcoil (3.0x150) 1521 112 240,243,183 NH 170 25/02/04 Nhập hotcoil (2.45x1114) 1521 112 591,653,701 PC 1065 15/03/04 Nhập 1600l dầu chống gỉ 1521 111 35,316,000 PC 1397 09/04/04 Nhập mua axit 1521 111 28,029,850 X ……… HĐ 1468 26/11/04 Nhập kẽm 1521 331 102,702,600 NH 813 29/11/04 Nhập ZnCl2 (675kg) 1521 112 50,145,750 HĐ 11479 15/12/04 Nhập thép - Posco 1521 331 1,272,661,056 PC 3101 23/12/04 Nhập hotcoil (2.35x1184) 1521 111 358,224,332 X VN 50 25/12/04 Nhập dây cacbon 1521 311 34,238,905 X PC 3149 26/12/04 Nhập axit và xút 1521 111 89,079,920 X PC 3192 30/12/04 Nhập Băng Tezro 1521 111 34,638,127 : Có đầy đủ hoá đơn chứng từ kèm theo: biên bản kiểm nhận vật tư, đơn đặt hàng, hợp đồng, yêu cầu mua vật tư… x : Chứng từ số PC 1397 ngày 09/04/04 và chứng từ số Việt Nam 50 ngày 25/12/04 có đủ hoá đơn chứng từ nhưng không có biên bản kiểm nhận vật tư. Chứng từ số PC 3101 bị tẩy xoá số tiền ghi trên hoá đơn, kế toán trưởng giải thích là do chất lượng lô hàng kém hơn so với hợp đồng do đó Công ty yêu cầu nhà cung cấp giảm giá và đã được chấp nhận do đó kế toán đã sửa đơn giá và số tiền trên chứng từ này. Chứng từ số PC 3149 số tiền ghi trên chứng từ gốc là 89.179.920 VNĐ nhưng trên sổ là 89.079.920 là do kế toán ghi nhầm (chênh lệch 100.000 VNĐ) đây là sai sót nhỏ. Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 152(1521): 100.000 Có TK 111 : 100.000 Kết luận: Qua kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ, KTV nhận thấy hầu hết các nghiệp vụ đều được phản ánh đầy đủ và chính xác trên sổ kế toán và có chứng từ gốc hợp lệ. Đối với chứng từ số PC 3101 bị tẩy xoá cần được kiểm tra thêm để làm rõ. Thực hiện tương tự đối với các nghiệp vụ xuất vật tư, KTV nhận thấy hầu hết các nghiệp vụ xuất vật tư đều được phản ánh chính xác và thật sự đã xảy ra. Đối với nghiệp vụ xuất cho sản xuất, chứng từ đều bao gồm: phiếu yêu cầu sử dụng vật tư của các phân xưởng sản xuất, phiếu xuất kho, các chứng từ trên đều có đầy đủ chữ ký duyệt. Đối với số phát sinh trên tài khoản 154, để khẳng định tính có thật và độ chính xác của các nghiệp vụ, KTV thực hiện kiểm tra số phát sinh trên TK 621, TK 622, TK 627. Khi kiểm tra phát sinh có trên TK 152, KTV đã đồng thời kiểm tra được phát sinh nợ trên các TK 621 và TK627(6272). CP NCTT (TK 622) và chi phí nhân công phân xưởng (TK 6271) đã được kiểm tra khi kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên. Chi phí khấu hao (TK 6274) đã được kiểm tra từ chu trình kiểm toán TSCĐ. Các khoản chi phí còn lại được kiểm tra tương tự như TK 152, thể hiện qua giấy tờ làm việc số 3. Mẫu biểu 1.3.Giấy làm việc số 3 AFC Tên Ngày Khách hàng: …………………………………….. Người T.H ………. …….. Mã số ………… Nội dung thực hiện: …………………………….. …………………………………………………… Người K.T ………. …….. Trang ………… Năm kết thúc: …………………………………… Chứng từ Nội dung Tài khoản dư Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có NH 10 03/01/04 Chi thuê ngoài gia công sản phẩm 6277 112 5.649.325 NH 26 08/01/04 Thanh toán tiền điện T12/03 6272 112 59.623.875 PC 703 09/01/04 Thanh toán tiền nước T12/03 6272 111 1.953.224 NH 97 08/02/04 Thanh toán tiền điện T1/04 6272 112 61.309.482 PC 905 09/02/04 Thanh toán tiền nước T1/04 6272 111 2.205.397 PC 1157 17/03/04 Chi phí sửa máy sản xuất 6278 111 1.054.300   X …….. NH 779 08/11/04 Chi phí điện mua ngoài T10 6272 112 58.959.760 PC 2811 09/11/04 Chi phí nước cho sản xuất T10 6272 111 1.893.875 PC 2925 23/11/04 Chi phí thiết bị phục vụ phân xưởng 6278 111 21.835.000 X PX 703 07/12/04 Chi phí CCDC sản xuất 6273 153 1.869.530 NH 835 08/12/04 Chi phí điện mua ngoài T11 6272 112 60.935.755 PC 3036 09/12/04 Chi phí nước cho sản xuất T11 6272 111 2.053.622 PC 3095 22/12/04 Chi phí thuê ngoài khác 6278 111 1.235.116 HĐ 0354 30/12/04 Chi thuê ngoài gia công sản phẩm 6277 331 4.535.900 : Đã đối chiếu khớp đúng giữa số trên sổ và chứng từ gốc, có đầy đủ các chứng từ: hoá đơn đỏ, giấy báo nợ của Ngân hàng, … x : Chứng từ số PC 1157 ngày 17/03/04 chỉ có phiếu chi, không có chứng từ đi kèm Chứng từ số PC 2925 ngày 23/11/04: mua thiết bị phục vụ cho phân xưởng, thực tế kiểm tra chứng từ này là hoá đơn mua một bộ bàn ghế salong cho phòng quản đốc phân xưởng 1, có đầy đủ chứng từ đi kèm. Kết luận: Nhìn chung các nghiệp vụ đều có chứng từ gốc hợp lệ. Chứng từ số PC 1157 được kế toán giải thích là do thuê thợ sửa bên ngoài nên không có hoá đơn chứng từ đi kèm. Chứng từ số PC 2925 ngày 23/11/04 đề nghị kế toán điều chỉnh tăng TSCĐ và ghi giảm CP SXC. Thực hiện trích khấu hao bổ sung cho tài sản này. Kế toán trưởng đã đồng ý điều chỉnh các bút toán sau: Bút toán 1: Nợ TK 111 : 21.835.000 Có TK 627 : 21.835.000 Bút toán 2: Nợ TK 211 : 21.471.083 Có TK 111 : 21.471.083 Bút toán 3: Nợ TK 627(6278) : 363.917 Có 214 : 363.917 Kiểm tra tính đầy đủ và việc phân loại, trình bày các nghiệp vụ kinh tế Thủ tục này nhằm giúp KTV tìm ra sai phạm trong quá trình hạch toán của doanh nghiệp như: hạch toán chi phí phát sinh không chính xác cho các tài khoản chịu phí, hạch toán không đúng kỳ, sai quy mô…bằng cách thực hiện các thủ tục ngược với việc kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ. Quy trình thực hiện: chọn mẫu các chứng từ, sau đó đối chiếu với sổ kế toán có liên quan để phát hiện sai phạm. Đối với nghiệp vụ nhập mua vật tư: KTV đối chiếu phiếu nhập mua vật tư được phê chuẩn, sổ chi tiết vật tư, nhật ký chung, sổ cái TK 152 với các tài khoản có liên quan: TK 111, TK 112, TK 331…Việc kiểm tra được thực hiện trên giấy làm việc số 4. Mẫu biểu 1.4: Giấy làm việc số 4. AFC Tên Ngày Khách hàng: …………………………………….. Người T.H ………. …….. Mã số ………… Nội dung thực hiện: …………………………….. …………………………………………………… Người K.T ………. …….. Trang ………… Năm kết thúc: …………………………………… Chứng từ Nội dung Tài khoản dư Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có Sổ sách Thực tế HĐ 11256 04/01/04 Nhập hotcoil (2.0x976) 1521 331 198,597,342 198,957,342  X NH 197 28/02/04 Nhập Anion 1522 112 10,596,327 10,596,327 NH 219 10/03/04 Nhập Pb 1521 112 32,156,698 32,156,698 ……… PC 2933 15/12/04 Nhập kẽm 1521 311 62,894,155 62,894,155 HĐ 3035 30/12/04 Nhập dụng cụ lao động 153 331 7,368,667 7,368,667 X PC 3212 31/12/04 Nhập Toluene 1521 111 8,456,258 8,456,258 Đã kiểm tra, đối chiếu giữa chứng từ gốc với sổ chi tiết, nhật ký chung, sổ cái x Hoá đơn ghi chép không đúng kỳ và có sai sót: Hoá đơn số 11256 ngày 04/01/04 thực tế số phát sinh là 198.957.342, trên sổ sách kế toán ghi 198.597.342 Hoá đơn số HĐ 3035 trên sổ sách ghi ngày 30/12/04, trên thực tế phát sinh ngày 02/01/05. KTV đã thảo luận với kế toán trưởng và thống nhất điều chỉnh: Bút toán 1: Nợ TK 1521 : 360.000 Có TK 331 : 360.000 Bút toán 2: Nợ TK 331 : 7.368.667 Có TK 153 : 7.368.667 Kết luận: nhìn chung các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi chép đầy đủ và chính xác, tuy nhiên Công ty cần lưu ý ghi chép cẩn thận hơn và chú ý tới tính đúng kỳ. Với các nghiệp vụ xuất vật tư: KTV tiến hành kiểm tra bằng cách đối chiếu yêu cầu về vật tư, sổ chi tiết vật tư ở một số bộ phận, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 152. Công việc kiểm tra được tiến hành tương tự như kiểm tra nghiệp vụ nhập vật tư, qua kiểm tra KTV phát hiện sai sót: Chứng từ số XK 122 ngày 03/01/05 Xuất phụ tùng cho sản xuất với số tiền 3.891.348 VNĐ nhưng kế toán lại ghi sổ vào ngày 31/12/04. KTV và kế toán trưởng đã thống nhất điều chỉnh: Nợ TK 152 (1524) : 3.891.348 Có TK 627 (6273): 3.891.348 Còn lại hầu hết các nghiệp vụ được phản ánh đầy đủ, chính xác Các nghiệp vụ xuất bán sản phẩm: KTV kiểm tra bằng cách đối chiếu vận đơn, hợp đồng kinh tế và sổ sách kế toán có liên quan. Khi kiểm toán phần này KTV thường chú trọng vào các nghiệp vụ sát và sau ngày kết thúc niên độ nhằm tìm hiểu tính đúng kỳ của các nghiệp vụ được ghi chép. Công việc thể hiện qua giấy tờ làm việc số 5 Mẫu biểu 1.5.Giấy làm việc số 5 AFC Tên Ngày Khách hàng: …………………………………….. Người T.H ………. …….. Mã số ………… Nội dung thực hiện: …………………………….. …………………………………………………… Người K.T ………. …….. Trang ………… Năm kết thúc: …………………………………… Chứng từ Nội dung Tài khoản dư Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có Sổ sách Thực tế XK 015 03/01/04 Xuất ống mạ GPE 632 1554 195,326,350 195,326,350 XK035 09/01/04 Xuất ống hộp GP-SQB 632 1552 125,342,754 125,342,754 XK 089 12/01/04 Xuất ống mạ GPE 632 1554 124,896,328 124,896,328 ……… XK 1037 09/12/04 Xuất ống đen 632 1551 380,284,635 380,284,635 XK 1096 15/12/04 Xuất ống hộp BP-SQB 632 1553 430,924,255 430,924,255 XK 1165 21/12/04 Xuất ống mạ GPE 632 1554 270,504,332 270,504,332 XK 1189 26/12/04 Xuất ống mạ GPE 632 1554 225,452,098 225,452,098 XK 1205 31/12/04 Xuất ống đen 632 1551 369,574,254 369,574,254 Đã đối chiếu khớp đúng giữa hoá đơn với chứng từ vận chuyển, hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho, sổ sách kế toán. 3.2.1.2.Kiểm tra chi tiết số dư Mục tiêu đặt ra cho phần này là tìm kiếm các bằng chứng để khẳng định sự có thật, tính trọn vẹn, tính chính xác trong trình bày và tính giá. Thông thường việc kiểm tra chi tiết số dư HTK bao gồm: Kiểm kê HTK, kiểm tra tính hợp lý chung của các chứng từ, kiểm tra quy trình tính giá HTK và kiểm tra nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được ghi sổ đầy đủ không. Kiểm kê HTK: Công việc này thường được tiến hành khi khách hàng thực hiện kiểm kê thực tế vào cuối năm hoặc cuối kỳ kế toán. Đối với Công ty AB do là khách hàng năm đầu tiên nên khi Công ty tiến hành kiểm kê HTK vào ngày 31/12/2004 thì không có sự có mặt của KTV. KTV quyết định tiến hành kiểm kê mẫu đối với một số HTK của Công ty AB vào ngày 10/02/2005, từ đó suy rộng ra tổng thể HTK của Công ty rồi trừ lùi lại đến ngày 31/12/2004 nhằm khẳng định số dư HTK tại ngày 31/12/2004. KTV quyết định lựa chọn mẫu kiểm kê là nguyên vật liệu, công việc được tiến hành vào sáng ngày 10/02/2005. Nguyên vật liệu tồn kho của Công ty bao gồm: nguyên vật liệu chính (các loại hotcoil và Zn, vật liệu phụ (các loại hoá chất, dây cacbon, Pb…). Từ số liệu kiểm toán thực tế, so sánh với số trên sổ chi tiết nguyên vật liệu từ ngày 01/01 đến 10/02 năm 2005, báo cáo sử dụng vật tư tính đến ngày 10/02/05, hoá đơn mua hàng…Sau khi kiểm tra tính có thật, tính đầy đủ và chính xác cơ học của các nghiệp vụ phát sinh tư 01/01 đến 10/02 năm 2005, KTV sẽ trừ lùi cho đến ngày 31/12/2004 trên sổ sách kế toán của đơn vị. Kết quả kiểm kê được phản ánh trên Bảng số 8 Bảng số 9: Tổng hợp kết quả kiểm kê nguyên vật liệu tại Công ty AB Tổng hợp kết quả kiểm kê nguyên vật liệu tại Công ty AB Nguyên vật liệu Đơn vị tính Số lượng kiểm kê thực tế 10/02/2005 Số lượng thực tế 31/12/2004 Số lượng sổ sách 31/12/2004 Chênh lệch Hotcoil (2.0x976) kg 523.640 506.832 506.792 40 Hotcoil (3.0x150) kg 482.697 494.354 494.354 - Hotcoil (2.35x1184) kg 316.498 328.642 328.642 - Hotcoil (2.45x1114) kg 552.346 539.562 539.562 - Kẽm kg 297.354 315.246 315.246 - Dầu chống gỉ lit 3.106 2.995 2.987 8 …….. + Số lượng hotcoil (2.0x976) thực tế kiểm kê chênh lệch so với sổ sách là 40 x 4.062,6 = 162.504 VNĐ Trong đó định mức hao hụt là 0.01% + Dầu chống gỉ thực tế kiểm kê chênh lệch với sổ sách là 8 x 22.800 = 182.400 VNĐ Trong đó định mức hao hụt là 0.3% Những chênh lệch này nằm trong định mức hao hụt mà Công ty đã quy định, do đó KTV chấp nhận số lượng HTK tại ngày 31/12/2004 trên sổ sách kế toán của đơn vị là hợp lý. Kiểm tra chi tiết việc tính giá xuất nguyên vật liệu: Công việc này được KTV thực hiện thông qua phỏng vấn và kiểm tra sổ chi tiết nguyên vật liệu. Sau khi tìm hiểu về việc tính giá xuất nguyên vật liệu, KTV sẽ tiến hành chọn mẫu tính toán lại giá xuất của một số loại nguyên vật liệu của khách hàng rồi so sánh với số liệu của kế toán. Phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu được sử dụng là phương pháp bình quân gia quyền, và được áp dụng cho từng quý. Qua thực hiện tính toán lại giá xuất nguyên vật liệu của 3 loại nguyên vật liệu: hotcoil, Zn, Pb của quý II và quý IV, KTV nhận thấy kế toán đơn vị đã phản ánh chính xác giá xuất nguyên vật liệu trên sổ sách kế toán và chứng từ gốc. Kiểm tra chi tiết công tác tập hợp chi phí sản xuất: + Kiểm tra chi tiết chi phí nguyên vật liệu: việc kiểm tra nhằm khẳng định nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tượng được hạch toán chính xác và đúng kỳ. Công việc này đã được thực hiện trong bước kiểm tra chi tiết TK152. + Kiểm tra chi tiết chi phí NCTT: KTV kiểm tra, xem xét việc phân bổ chi phí tiền lương cho các đối tượng chịu phí có đúng đắn không. Việc kiểm tra chi tiết chi phí NCTT đã được thực hiện trong kiểm toán tiền lương- nhân viên, để khẳng định lại kết quả đó KTV có thể kiểm tra chi phí NCTT cho một đơn vị sản phẩm trên thực tế với định mức. + Kiểm tra chi tiết CP SXC: công việc này đã được thực hiện qua việc kiểm toán các phần: tiền lương-nhân viên, tài sản cố định, và trong phần 3.2.2.1. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ. Kiểm tra công tác phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. Kiểm toán thực hiện dựa trên các thủ tục: Phỏng vấn nhân viên kế toán về quy trình phân bổ CP SXC cho các đối tượng, việc tổng hợp các chi phí sản xuất sản phẩm trên TK 154 Soát xét lại công việc của kế toán về sự tuân thủ các quy định về đối tượng phân bổ, định mức CP SXC phân bổ cho các đối tượng Thực hiện tính toán để xác định sự đúng đắn của số liệu phân bổ, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Đối chiếu thẻ tính giá thành với chứng từ gốc, các bản phân bổ, sổ cái các tài khoản có liên quan để kiểm tra việc tập hợp chi phí có được chi tiết trên các thẻ tính giá thành theo từng đối tượng không Qua kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ xuất dùng vật tư, công cụ dụng cụ và kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết và sổ cái TK 627 và một số phần hành khác có liên quan, KTV nhận thấy việc tập hợp và ghi chép CP SXC của Công ty là đúng đắn và hợp lý. Đơn vị xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVLTT, do đó cuối kỳ chỉ xác định giá trị dở dang của thép cuốn (hotcoil) và kẽm thỏi (Zn). Phế liệu thu hồi bao gồm mép thép (hotcoil) và xỉ kẽm được xác định thông qua phòng sản xuất. Phòng sản xuất sẽ xác định lượng thép và kẽm dư cuối kỳ căn cứ vào đó sẽ tính được giá trị tồn dở dang Qua kiểm tra công tác phân bổ CP SXC, tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm cho thấy kế toán của đơn vị đã tuân thủ các quy định của Công ty, các phép tính được thực hiện chính xác và có dấu hiệu kiểm tra của kế toán trưởng. 3.2.1.3.Kết thúc kiểm toán chu trình HTK ở Công ty AB Chủ nhiệm kiểm toán soát xét lại công việc của KTV về các vấn đề: việc tuân thủ kế hoạch kiểm toán, chất lượng và số lượng bằng chứng kiểm toán đã thu thập, các phát sinh có thể xảy ra sau kiểm toán, thảo luận với Ban giám đốc khách hàng về các bút toán điều chỉnh. Mẫu biểu 1.6: Bảng tổng hợp sai sót AFC Tên Ngày Khách hàng: …Công ty AB……………. Người T.H ………. …….. Mã số ………… Nội dung thực hiện: ……………………. ………………..…Tổng hợp HTK ……. Người K.T ………. …….. Trang ………… Năm kết thúc: ………31/12/04……….. Bảng tổng hợp sai sót Diễn giải Bảng CĐkiểm toán Báo cáo lãi lỗ + Chứng từ PC 3149, Kế toán đơn vị đã phản ánh nhầm giá trị nguyên vật liệu nhập kho Ghi bổ sung: Nợ TK 152 : 100.000 Có TK 111: 100.000 + Chứng từ PC 2925 Mua TSCĐ nhưng kế toán hạch toán vào CP SXC Điều chỉnh: + Nợ TK 211 : 21.835.000 Có TK 214: 363.917 Có TK 627: 21.471.083 + Nợ TK 627: 21.471.083 Có TK 154: 21.471.083 + Chứng từ HĐ 11256 kế toán ghi sổ nhầm giá trị nguyên vật liệu nhập kho Ghi bổ sung: Nợ TK 152: 360.000 Có TK 331: 360.000 + Chứng từ HĐ 3035 kế toán đã phản ánh không đúng ngày phát sinh nghiệp vụ Điều chỉnh: + Năm 2004 ghi: Nợ TK 331: 7.368.667 Có TK 153: 7.368.667 + Năm 2005 ghi: Nợ TK 153: 7.368.667 Có TK 331: 7.368.667 + Chứng từ XK 122, kế toán đã hạch toán không đúng kỳ Điều chỉnh: + Năm 2004 ghi: Nợ TK 152: 3.891.348 Có TK 627: 3.891.348 + Năm 2005 ghi: Nợ TK 627: 3.891.348 Có TK 152: 3.891.348 Mẫu biểu 1.7: Biểu chỉ đạo AFC Tên Ngày Khách hàng: …Công ty AB……………. Người T.H ………. …….. Mã số ………… Nội dung thực hiện: …………………….. …………Tổng hợp HTK ………………. Người K.T ………. …….. Trang ………… Năm kết thúc: ……31/12/04… Biểu chỉ đạo Nội dung Tham chiếu Số khách hàng 31/12/2004 Số điều chỉnh Số kiểm toán 31/12/2004 Số khách hàng 31/12/2003 Nguyên vật liệu 24.134.925.299 4.351.348 24.139.276.647 23.651.610.958 Công cụ dụng cụ 18.352.479 (7.368.667) 10.983.812 1.882.688 Sản phẩm dở dang 4.195.707.395 (21.471.083) 4.174.236.312 4.190.625.446 Thành phẩm 23.198.926.898 - 23.198.926.898 13.554.444.705 Hàng gửi bán 344.956.101 - 344.956.101 128.872.349 Kết luận: Báo cáo kiểm toán BCTC năm 2004 của Công ty AB được KTV và Công ty AFC Sài Gòn phát hành vào ngày 15/2/2005 đã đưa ra ý kiến (trích Báo cáo kiểm toán BCTC năm 2004 của Công ty AB): “BCTC do Công ty AB lập đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty tại ngày 31/12/2004, cũng như KQKD và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2004 phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan” 3.2.2.Thực hiện kiểm toán tại Công ty TT 3.2.2.1.Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ Việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ đối với khách Công ty TT được thực hiện tương tự như đối với Công ty AB. KTV tiến hành các công việc: Kiểm tra số dư trên các tài khoản HTK; kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ phát sinh; kiểm tra tính đầy đủ và việc phân loại, trình bày các nghiệp vụ kinh tế. Công việc này được thể hiện qua các giấy làm việc: Mẫu biểu 2.1: Giấy tờ làm việc số 1 AFC Tên Ngày Khách hàng: Công ty TT ............................... Người T.H ………. …….. Mã số ………… Nội dung thực hiện: ………………………………... …………Bảng tổng hợp HTK ……….. …………. Người K.T ………. …….. Trang ………… Năm kết thúc: …31/12/2004…............................. Nội dung Dư đầu kỳ Phát sinh tăng Phát sinh giảm Dư cuối kỳ Nguyên vật liệu tồn kho 92,290,354,345 105,638,940,572 116,852,299,373 81,076,995,544 Công cụ, dụng cụ 18,992,687,020 22,648,957,238 23,816,458,116 17,825,186,142 Chi phí sxkd dở dang 13,759,488,378 47,153,407,854 39,946,872,543 6,552,953,067 Thành phẩm tồn kho 45,816,344,218 40,816,384,573 30,228,420,265 56,404,308,526 Hàng hoá tồn kho 8,913,321,114 11,569,782,467 18,218,738,554 2,264,365,027 : Đối chiếu khớp với số dư đầu kỳ, cuối kỳ và khớp với Bảng cân đối số phát sinh x : Đã kiểm tra cộng dồn đúng Số liệu phát sinh tăng, giảm được lấy từ Bảng cân đối số phát sinh, Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, sổ cái TK 152, TK 621, TK 627(6272) và TK 642(6422) Kết luận: việc hạch toán nguyên vật liệu trên các sổ cái TK 152, TK 621, TK 627, TK 642 và sổ tổng hơp, chi tiết nguyên vật liệu được tính cộng dồn chính xác. Số liệu đầu kỳ và cuối kỳ khớp đúng. Đối với các TK 153, TK 154, TK 155, TK 157 KTV cũng thực hiện các thủ tục kiểm soát tương tự để kiểm tra số dư trên các tài khoản này. Mẫu biểu số 2.2. Giấy tờ làm việc số 2 AFC Tên Ngày Khách hàng: ……Công ty TT………………….. Người T.H ………. …….. Mã số ………… Nội dung thực hiện: …………………………….. ………Kiểm tra chi tiết TK 152 ………………… Người K.T ………. …….. Trang ………… Năm kết thúc: ………31/12/04…………………. Chứng từ Nội dung Tài khoản d Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có PN 105 15/01/04 Mua thép theo HĐ 0054378 1521 331 121.480.000 PN 126 21/01/04 Mua thanh bắt nam châm B -8 1522 111 12.458.640 PN 139 08/02/04 NK Invoice S00-800074 1521 112 319.564.725 PN 154 25/02/04 Mua ốc trụ 8x20x12mm 1522 111 13.569.000 PN 182 19/03/04 Mua dây hàn theo HĐ 15376 1524 112 66.672.943 ……… PN 430 30/10/04 Mua phụ tùng Map 1522 331 356.050.667 (1) PN467 12/11/04 Mua chốt móc lò xo B-89 1522 111 4.597.683 PN 501 02/12/04 Nhập phụ tùng thừa chờ xử lý 1522 3381 15.692.857 x(2) : Có đầy đủ hoá đơn chứng từ kèm theo: biên bản kiểm nhận vật tư, đơn đặt hàng, hợp đồng, yêu cầu mua vật tư…, đã đối chiếu với nhật ký chung, hoá đơn bán hàng và các TK liên quan. x : Điều chỉnh tăng giá hàng mua của MAP theo HĐ 05136 ngày 02/11/04 cho hàng nhập tháng 9/2004 là 27.962.559 (Kết chuyển sang TK 632 do chi phí gia công của MAP kế toán chưa phân bổ vào số hàng xuất kho mà để dư cuối kỳ đến nay mới phân bổ lại. Tổng hai chênh lệch của (1) và (2) là 28.238.733 Kết luận: Qua kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ, KTV nhận thấy hầu hết các nghiệp vụ đều được phản ánh đầy đủ và chính xác trên sổ kế toán và có chứng từ gốc hợp lệ. Mẫu biểu 2.3.Giấy làm việc số 3 AFC Tên Ngày Khách hàng: …Công ty ……………………….. Người T.H ………. …….. Mã số ………… Nội dung thực hiện: …………………………….. ………Kiểm tra chi tiết CP SXC Người K.T ………. …….. Trang ………… Năm kết thúc: ………31/12/04……… Chứng từ Nội dung Tài khoản dư Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có PC 10 03/01/04 Chi sửa chữa máy sản xuất 6278 111 4.894.567 NH 24 11/01/04 Thanh toán tiền điện T1/04 6272 112 52.587.563 PC 105 13/01/04 Thanh toán tiền nước T1/04 6272 111 2.354.678 NH 97 11/02/04 Thanh toán tiền điện T2/04 6272 112 54.569.854 PC 197 13/02/04 Thanh toán tiền nước T2/04 6272 111 1.968.790 …….. NH 682 11/11/04 Chi phí điện mua ngoài T11 6272 112 58.567.946 PC 685 13/11/04 Chi phí nước cho sản xuất T11 6272 111 2.946.328 PC 989 23/11/04 Chi phí mua dầu chạy máy sản xuất 6272 111 15.098.760 PX 703 07/12/04 Chi phí CCDC sản xuất 6273 153 6.894.650 NH 729 11/12/04 Chi phí điện mua ngoài T12 6272 112 50.235.953 PC 1532 13/12/04 Chi phí nước cho sản xuất T12 6272 111 1.956.645 HĐ 0533 20/12/04 Chi phí thuê ngoài khác 6278 331 2.467.656 : Đã đối chiếu khớp đúng giữa số trên sổ và chứng từ gốc, có đầy đủ các chứng từ: hoá đơn đỏ, giấy báo nợ của Ngân hàng, … 3.2.1.2.Kiểm tra chi tiết số dư Kiểm kê HTK: Công ty thực hiện kiểm kê vào ngày 31/12/2004. Do Công ty TT là khách hàng thường xuyên của AFC Sài Gòn nên khi sắp xếp lịch kiểm kê, Công ty đã thông báo cho AFC Sài Gòn. Ngày 31/12/2004, nhóm kiểm toán của AFC Sài Gòn đến Công ty TT để tham dự cuộc kiểm kê HTK. Công việc kiểm kê được chia thành 3 giai đoạn: Chuẩn bị kiểm kê, thực hiện kiểm kê và kết thúc kiểm kê. Chuẩn bị kiểm kê HTK: Trong bước này, KTV tiến hành lập Bảng tổng hợp HTK đến ngày 31/12/2004 của Công ty A dựa trên danh điểm các loại HTK và sổ sách kế toán của Công ty. Bảng số 10: Bảng chi tiết HTK đến ngày 31/12/2004 Loại HTK Đơn vị tính Số lượng Thành tiền 1 Nguyên vật liệu Vòng bi Bearing Vòng 365 54,174,775 Bulong Chiếc 2543 61,917,944 Mũi khoan Drill Chiếc 397 38,234,747 Dao tiện Holder Chiếc 61 90,663,690 ……………….. 2 Công cụ dụng cụ Dụng cụ hàn 54 124,398,955 Đồ bảo hộ 319 64,665,128 …………….. 3 Thành phẩm Cổ hút chế Chiếc 402 64,601,362 Bửng mang cá Chiếc 390 108,528,996 Bộ lọc khí Chiếc 1035 264,070,849 ………….. 4 Sản phẩm dở dang Nắp đầu 4 lỗ Chiếc 394 505,165,155 Cần sang số Chiếc 973 372,439,815 …………….. 5 Hàng hoá Mâm đậy bộ tăng cam Chiếc 361 793,022,046 Khoá phao xăng Chiếc 672 101,718,154 Chân chống chính Chiếc 905 411,771,579 …………… Thực hiện kiểm kê: KTV cùng ban kiểm kê của Công ty TT tiến hành kiểm kê tại kho của Công ty. Thành viên kiểm kê của Công ty TT gồm: Trưởng phòng và 1 nhân viên phòng KSNB, thủ kho, kế toán vật tư và nhân viên kiểm kê. Thủ tục kiểm kê là do Công ty thiết kế, KTV chỉ có nhiệm vụ quan sát và giám sát cuộc kiểm kê, đánh giá thủ tục kiểm kê, ghi nhận định của KTV qua giấy tờ làm việc. Kết thúc kiểm kê: KTV và đại diện Công ty TT ghi nhận kết quả kiểm kê trên biên bản kiểm kê HTK tại ngày 31/12/2004, đồng thời KTV đưa ra ý kiến về cuộc kiểm kê HTK của Công ty khách hàng. Bảng số 11: Tổng hợp kết quả kiểm kê nguyên vật liệu tại Công ty TT Tổng hợp kết quả kiểm kê nguyên vật liệu tại Công ty AB Loại HTK Đơn vị tính Số kiểm kê ngày 31/12/04 Số sổ sách ngày 31/12/04 Chênh lệch Số lưọng Thành tiền Nguyên vật liệu Vòng bi Bearing Vòng 365 365 - Bulong Chiếc 2.543 2.543 - Mũi khoan Drill Chiếc 417 397 20.00 1,926,184 Dao tiện Holder Chiếc 61 61 - ……………….. Công cụ dụng cụ Dụng cụ hàn Cái 65 54 11.00 25,340,528 Đồ bảo hộ Bộ 319 319 - …………….. Thành phẩm Cổ hút chế Chiếc 413 402 11.00 1,767,699 Bửng mang cá Chiếc 390 390 - Bộ lọc khí Chiếc 1.035 1.035 - ………….. Sản phẩm dở dang Nắp đầu 4 lỗ Chiếc 394 394 - Cần sang số Chiếc 973 973 - …………….. Hàng hoá Mâm đậy bộ tăng cam Chiếc 361 361 - Khoá phao xăng Chiếc 672 672 - Chân chống chính Chiếc 918 905 13.00 5,914,951 …………… Kết luận về công tác kiểm kê tại Công ty: “Công ty TT đã tiến hành đầy đủ các thủ tục kiểm kê với tinh thần làm việc nghiêm túc, cẩm thận và có trách nhiệm.” Tình hình bảo quản và ghi sổ HTK của đơn vị thực hiện chưa tốt, tổng giá trị HTK thiếu so với sổ sách là 34.949.362 VNĐ, đơn vị cần tìm hiểu rõ nguyên nhân thiếu hụt và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Kiểm tra chi tiết việc tính giá xuất HTK: KTV thực hiện thủ tục tính toán lại giá xuất đối với một số loại HTK được chọn và đối chiếu kết quả với số của kế toán. Qua đó KTV nhận thấy việc tính giá của doanh nghiệp là chính xác. 3.2.2.3.Kết thúc kiểm toán chu trình HTK ở Công ty TT Chủ nhiệm kiểm toán soát xét lại công việc của KTV về các vấn đề: việc tuân thủ kế hoạch kiểm toán, chất lượng và số lượng bằng chứng kiểm toán đã thu thập, các phát sinh có thể xảy ra sau kiểm toán, thảo luận với Ban giám đốc khách hàng về các bút toán điều chỉnh. Sau đó các sai sót phát hiện được sẽ được tổng hợp trên bảng tổng hợp sai sót và biểu chỉ đạo, để từ đó lập Báo cáo kiểm toán. Kết luận: Báo cáo kiểm toán BCTC năm 2004 của Công ty TT được KTV và Công ty AFC Sài Gòn phát hành vào ngày 25/01/2005 đã đưa ra ý kiến (trích Báo cáo kiểm toán BCTC năm 2004 của Công ty AB): “BCTC do Công ty AB lập đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty tại ngày 31/12/2004, cũng như KQKD và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2004 phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan” phần 3: Định hƯớng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC tại Công ty afc Sài Gòn I/Nhận xét chung về công tác kiểm toán tại Công ty AFC Sài Gòn 1.Nhận xét về hoạt động kiểm toán của Công ty Kiểm toán là hoạt động còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã và đang phát triển rất nhanh với sự ra đời của hàng loạt các Công ty kiểm toán. AFC Sài Gòn mới hoạt động trong lĩnh vực này được 10 năm và đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty kiểm toán đang hoạt động tại nước ta, đặc biệt là các Công ty kiểm toán nước ngoài với nhiều thuận lợi về quy mô, kinh nghiệm hoạt động, áp lực cạnh tranh cũng phần nào tác động đến chất lượng và hiệu quả kiểm toán, gây khó khăn cho Công ty trong quá trình hoạt động. Thực tế ở nước ta hiện nay hoạt động kiểm toán độc lập mới chỉ tạo dựng cho mình hình ảnh ban đầu trong nền kinh tế thị trường, chưa khẳng định được vai trò là một công cụ quản lý mạnh của các nhà quản lý. Cho tới nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu biết hết được bản chất và lợi ích của việc kiểm toán đem lại là hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp các hoạt động tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp thực hiện kiểm toán chỉ vì mục đích để đối phó hay theo yêu cầu của cấp trên mà không xuất phát từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp nên nảy sinh thái độ dè dặt, thiếu hợp tác của khách hàng gây khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác kiểm toán. Với phương châm: “Thành công của khách hàng là sự thành công của chúng tôi, Công ty luôn cố gắng nâng cao chất lượng các dịch vụ mà mình cung cấp đặc biệt là hoạt động kiểm toán. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm toán, AFC Sài Gòn đã xây dựng chương trình kiểm toán với từng chu trình của BCTC nhằm giúp cho KTV có thể định hướng các công việc cần thực hiện sao cho hiệu quả công tác kiểm toán đạt đến mức cao nhất có thể. Chương trình chung của AFC Sài Gòn bao gồm ba phần: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Chương trình này được xây dựng dựa trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và những quy định của Bộ tài chính, phù hợp với các nguyên tắc kiểm toán quốc tế được chấp nhận rộng rãi. Lập kế hoạch kiểm toán: Việc lập kế hoạch kiểm toán của AFC Sài Gòn được thiết lập tuân thủ theo những hướng dẫn trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên công việc lập kế hoạch của Công ty còn một số vấn đề cần phải xem xét: Đánh giá hệ thống KSNB: Công ty chỉ đánh giá về hệ thống kiểm soát chung đối với mọi hoạt động của Công ty khách hàng, chưa đánh giá hệ thống KSNB cho từng chu trình mà chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của KTV để đánh giá. Công việc này chỉ được thực hiện đối với những khách hàng kiểm toán năm đầu tiên còn khách hàng thường xuyên thì chỉ được đánh giá lại khi có những thay đổi đáng kể trong năm kiểm toán. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro: Công ty chỉ đánh đưa ra mức trọng yếu kế hoạch cho toàn bộ BCTC mà không chia mức trọng yếu cho từng khoản muc, chu trình cụ thể trên BCTC. Kết thúc kiểm toán, sau khi tổng hợp các sai sót trên BCTC, KTV sẽ so sánh tổng sai sót với mức trọng yếu kế hoạch. Cách đánh giá này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV và những thông tin thu thập được liên quan đến chu trình đó từ đơn vị khách hàng. Do đó KTV không xác định được chính xác số lượng bằng chứng cần thu thập ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán. Việc thiết kế chương trình kiểm toán: việc thiết kế chương trình kiểm toán của AFC Sài Gòn chỉ dừng lại ở việc xây dựng lịch trình kiểm toán và phân công công việc cho các KTV. Thực hiện kiểm toán: KTV sẽ tiến hành kiểm toán dựa trên kế hoạch đã lập và trong quá trình kiểm toán, KTV sẽ bổ sung các vấn đề, những sự kiện phát sinh khi KTV tiếp cận với chu trình này trên BCTC của khách hàng. Đối với những khoản mục mà số lượng nghiệp vụ xảy ra nhiều KTV sẽ tiến hành chọn mẫu để tiến hành các thủ tục kiểm toán rồi suy rộng ra tổng thể cần kiểm toán. Đối với khoản mục mà theo kinh nghiệm của KTV đánh giá là rủi ro cao hoặc số lượng nghiệp vụ xảy ra ít thì KTV có thể tiến hành kiểm toán toàn diện. Tuy nhiên việc chọn mẫu kiểm toán của KTV thường chọn mẫu theo phương pháp số lớn (lựa chọn số tiền phát sinh lớn) vì những nghiệp vụ phát sinh với giá trị lớn thường chứa đựng rủi ro cao hơn, nhưng đây chưa phải là phương pháp chọn mẫu tối ưu vì sai phạm của một nghiệp vụ phát sinh với số tiền nhỏ nhưng được lặp lại nhiều lần sẽ thành sai phạm trọng yếu. Khi tiến hành thủ tục phân tích, KTV chủ yếu chỉ sử dụng phân tích đối với các thông tin tài chính, hầu như không phân tích thông tin phi tài chính. Nếu có thể kết hợp được việc phân tích các thông tin tài chính và phi tài chính sẽ tiết kiệm được chi phí kiểm toán mà hiệu quả cuộc kiểm toán vẫn được đảm bảo. Kết thúc kiểm toán Các KTV trong nhóm tập hợp các bằng chứng thu thập được cho trưởng nhóm kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến cuối cùng dựa trên các giấy tờ làm việc của các KTV trong nhóm. Báo cáo kiểm toán do AFC Sài Gòn phát hành trên cơ sở độc lập, khách quan và tạo được sự tin cậy cho những người sử dụng kết quả kiểm toán. Nhìn chung chương trình kiểm toán của AFC Sài Gòn thiết kế là hợp lý và phù hợp đồng thời cũng thể hiện một phong cách riêng của mình so với các Công ty kiểm toán khác. 2.Nhận xét chung về công tác kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC do AFC Sài Gòn thực hiện Kiểm toán chu trình HTK là một phần quan trọng trong kiểm toán BCTC do chu trình này luôn có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của Công ty khách hàng mà cụ thể là ảnh hưởng tới BC KQKD thông qua khoản mục GVHB. Do đó kiểm toán HTK là công việc cần thiết và quan trọng trong mọi cuộc kiểm toán. Cùng với việc xây dựng chương trình kiểm toán chung, AFC Sài Gòn còn xây dựng chương trình kiểm toán riêng cho chu trình kiểm toán HTK. Căn cứ vào các thông tin thu thập được, KTV xác định thủ tục kiểm toán nào cần thực hiện cũng như số lượng các thủ tục tiến hành. Đối với công việc đánh giá và thực hiện thủ tục kiểm tra hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng đối với HTK. Đây là thủ tục kiểm tra được thực hiện trong phần lớn các cuộc kiểm toán chu trình HTK của AFC Sài Gòn. KTV tiến hành phỏng vấn và quan sát các nhân viên trong Công ty khách hàng về quy chế kiểm soát đối với HTK, các chính sách đối với HTK của đơn vị. Thủ tục kiểm tra chi tiết Số lượng thủ tục kiểm tra chi tiết lớn hay nhỏ cần thực hiện phụ thuộc vào độ tin cậy của bằng chứng đã thu thập được từ thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích. KTV tiến hành kiểm tra chi tiết và kiểm tra số dư HTK theo từng mục tiêu kiểm toán cụ thể, ghi chép trên giấy tờ làm việc của KTV. Các bằng chứng thu thập được từ các thủ tục kiểm toán này được tập hợp để đưa ra ý kiến trên bckt sau đó được lưu vào hồ sơ kiểm toán. Đối với các nghiệp vụ HTK, KTV thực hiện phương pháp đối chiếu giữa các chứng từ gốc: Phiếu nhập, phiếu xuất, yêu cầu mua, yêu cầu sử dụng vật tư, hoá đơn mua với sổ chi tiết, sổ cái, bảng tổng hợp HTK… nhằm khẳng định các mục tiêu về tính có thật, tính đầy đủ, trình bày và khai báo… Nhìn chung việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ HTK được AFC Sài Gòn thực hiện tốt, có sự đối chiếu đầy đủ giữa các sổ sách chứng từ. Đối với số dư HTK: KTV tiến hành kiểm tra phương pháp định giá HTK, tập hợp chi phí sản xuất, xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ từ đó tính giá thành sản phẩm nhằm khẳng định số dư HTK thoả mãn các mục tiêu: có thật, được định giá đúng và phản ánh đúng quyền của đơn vị. Để khẳng định tính có thật của HTK tại ngày kết thúc niên độ, AFC Sài Gòn tiến hành thực hiện thủ tục quan sát kiểm kê vật chất HTK. Đây là thủ tục cần thiết và thường thấy trong bất cứ cuộc kiểm toán HTK nào của AFC Sài Gòn nhằm khẳng định tính có thật của HTK tại ngày kết thúc niên độ. Trong trường hợp vì lý do nào đó mà KTV không tiến hành quan sát kiểm kê vật chất HTK tại đơn vị, KTV sẽ tiến hành kiểm kê mẫu theo một quy mô mẫu nhất định vào trước hoặc sau ngày kết thúc niên độ, sau đó trừ lùi hoặc cộng thêm vào để đưa ra con số về HTK thực tế tại ngày 31/12 Tóm lại, chu trình kiểm toán HTK do AFC Sài Gòn xây dựng là hợp lý, các thủ tục kiểm toán được sử dụng trong chương trình kiểm toán là đầy đủ và cần thiết cả về số lượng và chất lượng để từ đó đưa ra nhận xét chính xác về HTK trên BCTC của đơn vị khách hàng. II/Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC tại Công ty AFC Sài Gòn 1.Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán HTK tại Công ty AFC Sài Gòn So với bề dày lịch sử ngành nghề kiểm toán trên thế giới thì hoạt động kiểm toán ở Việt Nam mới chỉ là bước khởi đầu và còn rất non trẻ, hoạt động kiểm toán vẫn còn những hạn chế trên cả góc độ lý luận và thực tế, do đó ngành kiểm toán ở Việt Nam cần phải tự hoàn thiện mình để phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Bên cạnh đó trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nước ta đang không ngừng xúc tiến quá trình hội nhập kinh tế thế giới, điều này đã mở ra cho hoạt động kinh tế, tài chính kế toán, kiểm toán những cơ hội phát triển và cả những thách thức to lớn. Đứng trước cơ hội mở rộng thị phần đồng thời nâng cao tính cạnh tranh, bất kỳ Công ty kiểm toán nào cũng phải đặt vấn đề hoàn thiện quy trình kiểm toán của mình lên hàng đầu bởi một quy trình kiểm toán hiệu quả luôn là lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ đối với các đối thủ khác. Hiện nay nước ta đã và đang ban hành các chuẩn mực kiểm toán tạo một khung pháp lý chung cho hoạt động kế toán kiểm toán, tuy nhiên vẫn chưa tạo dựng được một hành lang pháp lý với đúng ý nghĩa của nó cho hoạt động kiểm toán. Vì vậy trong mỗi cuộc kiểm toán cho dù khả năng phán xét và trình độ nghiệp vụ của KTV có cao thì vẫn còn tồn tại những khiếm khuyết. Để hạn chế được nó thì nhu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán là cần thiết, có thể nói hoàn thiện chương trình kiểm toán là tất yếu khách quan đối với mỗi Công ty kiểm toán trong quá trình hoạt động và phát triển. Đối với kiểm toán chu trình HTK của AFC Sài Gòn hiện nay cũng vẫn còn một số vấn đề hạn chế: hạn chế trong việc đánh giá hệ thống KSNB đối với HTK, hạn chế trong phương pháp chọn mẫu kiểm toán, điều tra, xác minh, thực nghiệm… Các nghiệp vụ về HTK thường phát sinh với tần suất và quy mô lớn nhưng thời gian và chi phí kiểm toán lại giới hạn do đó việc khảo sát chi tiết các nghiệp vụ về HTK được thực hiện rất hạn chế, gây ảnh hưởng đến chất lượng của các bằng chứng kiểm toán và có thể dẫn đến mắc sai lầm trong việc đưa ra kết luận kiểm toán. Như vậy việc hoàn thiện công tác kiểm toán HTK cũng trở nên rất cần thiết vì HTK chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ của doanh nghiệp và là khoản mục trọng yếu trên các BCTC. 2.Một số định hướng và giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác kiểm toán chu trình HTK Phương hướng hoàn thiện việc đánh giá hệ thống KSNB Đánh giá hệ thống KSNB là công việc quan trọng trong bước lập kế hoạch kiểm toán, việc đánh giá hệ thống KSNB giúp KTV hạn chế được rủi ro kiểm soát, tiết kiệm chi phí kiểm toán nhất là đối với khoản mục có tính trọng yếu và phức tạp như HTK. Hiện nay việc đánh giá hệ thống KSNB trong hoạt động kiểm toán của AFC Sài Gòn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV, bằng việc KTV đặt ra các câu hỏi cho các nhân viên cũng như Ban giám đốc Công ty khách hàng, trên cơ sở các câu trả lời nhận được, KTV sẽ đạt được sự hiểu biết về hệ thống KSNB của Công ty. Tuy nhiên không phải trong bất cứ lĩnh vực gì KTV cũng có kinh nghiệm và có thể không nêu lên được câu hỏi mang tính đặc thù cho khách hàng đó. Việc đánh giá dựa vào kinh nghiệm của KTV có thể đưa ra những kết luận thiếu chính xác về hệ thống KSNB của đơn vị. Trong bước này KTV nên sử dụng lưu đồ hay bảng câu hỏi theo từng dấu hiệu của KSNB để nhận thấy sự có mặt hay thiếu vắng một hoạt động kiểm soát nào đó. Hệ thống câu hỏi bên cạnh những câu hỏi đóng (tức là câu hỏi đưa ra hai cách trả lời “Có” hoặc “không” cần phải mở rộng sử dụng thêm những câu hỏi mở, cho phép KTV linh động hơn trong quá trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống này. Bảng số12: Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB Câu hỏi Có Không Ghi chú Hệ thống chứng từ gốc sử dụng trong công tác quản lý HTK có đầy đủ không? Sổ sách chứng từ kế toán về HTK có được lưu trữ và sử dụng hợp lý không? Có sự phân công phân nhiệm riêng biệt giữa người phụ trách ghi chép nghiệp vụ nhập xuất kho với kế toán thanh toán hay thủ kho không? Có phòng riêng biệt thực hiện chức năng mua hàng hoặc người độc lập giám sát công việc mua hàng không? Có phòng kiểm định chất lượng hàng mua, những quy định về việc kiểm nhận hàng mua và ghi chép vào Biên bản kiểm nghiệm không? Phiếu xuất kho có được lập trên cơ sở các phiếu yêu cầu sử dụng vật tư hay đơn đặt hàng được phê duyệt đầy đủ không? Đơn vị có thực hiện lập kế hoạch sản xuất? Sản phẩm sản xuất ra có qua khâu kiểm định chất lượng sản phẩm không? Có thực hiện kiểm kê HTK theo đúng quy định hay không? Có trường hợp mang HTK đi thế chấp để vay vốn hay không? Địa điểm bảo quản và lưu trữ HTK có an toàn và bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật không? Có thực hiện phân loại những khoản mục HTK chậm luân chuyển, lỗi thời, hư hỏng không? Khách hàng đã xác định dự phòng giảm giá HTK chưa? Việc xác định giá trị HTK có nhất quán với các năm trước không? Có tính giá thành chi tiết cho từng loại thành phẩm không? ……………………………………………….. Hoàn thiện việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Công ty AFC Sài Gòn mới chỉ thực hiện đán giá mức trọng yếu kế hoạch cho tổng thể trên BCTC chứ không phân bổ mức trọng yếu đó cho từng khoản mục cụ thể, Công ty cần xem xét lại vấn đề này và xây dựng nên tỷ lệ trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục tuỳ theo tính chất của từng khoản mục. Đồng thời AFC Sài Gòn nên xây dựng một bảng đánh giá mức rủi ro (cao, trung bình, thấp). Hoàn thiện thiết kế chương trình kiểm toán AFC Sài Gòn cần thực hiện việc thiết kế các trắc nghiệm kiểm toán cụ thể trên cơ sở chương trình kiểm toán đã được xây dựng sẵn cho từng chu trình. Việc thiết kế chương trình kiểm toán được thực hiện đầy đủ sẽ giúp KTV thực hiện kiểm toán theo một kế hoạch, lịch trình cụ thể đồng thời giúp Ban giám đốc AFC Sài Gòn kiểm soát và nâng cao chất lượng công tác kiểm toán. Xây dựng phương pháp chọn mẫu kiểm toán Hiện nay có một số Công ty kiểm toán đã tiến hành xây dựng các phần mềm chuyên ngành để chọn mẫu kiểm toán. Việc chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy tính sẽ giúp KTV tiết kiệm thời gian cũng như giảm bớt các sai sót trong quá trình chọn mẫu. Cách này có ưu điểm là mang tính xác suất cao đồng thời giúp cho việc vi tính hoá công tác kiểm toán, việc tính toán của KTV cũng chính xác hơn, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên cũng cần phải kết hợp cả kinh nghiệm đánh giá của KTV đối với mẫu chọn để đạt được hiệu quả cao nhất. Hoàn thiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích bao gồm phân tích các thông tin tài chính (phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất) và các thông tin phi tài chính. Bên cạnh việc phân tích các thông tin tài chính, KTV nên xem xét đến các thông tin phi tài chính để kiểm tra tính hợp lý của số dư khoản mục cân kiểm toán, từ đó có những nhận xét xác đáng hơn vì nó kết hợp được giữa những thông tin do khách hàng cung cấp với thông tin KTV tự phát hiện hoặc lấy từ nguồn độc lập khác dựa trên chỉ tiêu phi tài chính. Ví dụ như đối với việc kiểm tra tính hợp lý của số dư HTK, khi khách hàng lưu trữ HTK ở nhiều kho khác nhau, KTV có thể so sánh giữa số lượng HTK trên sổ sách với diện tích có thể chứa của kho đó. Các chỉ tiêu phi tài chính này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với việc xem xét trích lập dự phòng giảm giá HTK trong Công ty khách hàng. Đối với công việc quan sát vật chất HTK Khi kết thúc quan sát kiểm kê vật chất HTK, KTV nên lập Bảng kê chênh lệch và Bảng kê xác minh cho từng loại HTK ở từng kho và căn cứ vào đó để quy kết trách nhiệm cho từng kho và từng đối tượng cụ thể. Thông qua đó KTV cũng dễ dàng tổng hợp kết quả phát hiện được, đánh giá các sai phạm xảy ra thuộc loại rủi ro nào và những vấn đề mà KTV cần phải xác minh lại. kết luận Như đã trình bày ở trên, do hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ta vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ do đó còn gặp không ít khó khăn trong cả lý luận và thực tiễn. Để nâng cao chất lượng kiểm toán, nắm bắt kịp với xu thế chung của thế giới, các Công ty kiểm toán độc lập đã và đang tích cực hoàn thiện hoạt động kiểm toán của mình. Với hy vọng được đóng góp những ý kiến nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện công tác kiểm toán, trong quá trình thực tập tại Công ty AFC Sài Gòn em đã có điều kiện nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn kiểm toán BCTC, đặc biệt là kiểm toán chu trình HTK của Công ty. Trong bài viết của mình em đã cố gắng liên hệ giữa thực tiễn kiểm toán tại Công ty và lý luận để rút ra một số nhận xét và ý kiến về công tác kiểm toán chu trình HTK của Công ty. Do thời gian và trình độ hiểu biết còn hạn chế, số lượng khách hàng được tìm hiểu không nhiều, nhiều khoản mục tìm hiểu còn chưa kỹ lưỡng, những ý kiến nhận xét còn mang tính chất chủ quan, giải pháp đưa ra chỉ mang tính gợi mở và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô để em có thể mở rộng kiến thức và hoàn thiện bài viết của mình. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Hồng Thuý và toàn thể Ban giám đốc Công ty AFC Sài Gòn cùng các anh chị KTV của Công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Mục lục Lời nói đầu 1 Phần 1: Lý luận chung về kiểm toán hàng tồn kho Trong kiểm toán tài chính. 3 I/ Khái quát chung về kiểm toán tài chính. 3 1.Khái niệm, đối tượng và mục tiêu của kiểm toán tài chính. 3 1.1.Khái niệm về kiểm toán tài chính 3 1.2.Đối tượng của kiểm toán tài chính 4 1.3.Mục tiêu của kiểm toán tài chính 5 2.Phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính 7 3.Khái quát quy trình kiểm toán BCTC 8 II.HTK với vấn đề kiểm toán. 10 1.Vị trí, vai trò của HTK 10 2.Bản chất và chức năng của HTK 10 2.1.Đặc điểm HTK ảnh hưởng tới kiểm toán 10 2.2.Chức năng của HTK 11 3.Phương pháp hạch toán HTK 14 3.1.Trình tự hạch toán 14 3.2.Hệ thống sổ sách kế toán 16 3.3.Phương pháp tính giá và tổ chức hạch toán HTK 16 4.Mục tiêu kiểm toán đối với chu trình HTK 20 III/Nội dung kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC. 21 1.Lập kế hoạch kiểm toán 21 1.1.Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 21 1.2.Lập kế hoạch chiến lược 22 1.2.1.Thu thập thông tin cơ sở 22 1.2.2.Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 23 1.2.3.Thực hiện các thủ tục phân tích 24 1.2.4.Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán 24 1.2.5.Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát 27 1.2.6.Thiết kế chương trình kiểm toán 28 2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán chu trình HTK 30 2.1.Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 29 2.2.Thực hiện các thủ tục phân tích 36 2.3.Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết 37 3.Kết thúc kiểm toán 41 3.1.Xem xét và giải thích các phát hiện kiểm toán 41 3.2.Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý 41 Phần 2: Thực trạng kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán sài gòn (afc Sài Gòn) 42 I/Khái quát về Công ty AFC Sài Gòn 42 1.Lịch sử hình thành và phát triển của AFC Sài Gòn 42 2.Tổ chức bộ máy quản lý của AFC Sài Gòn 43 3.Đặc điểm ngành nghề kinh doanh và quy trình công nghệ của AFC Sài Gòn 45 II/Thực trạng kiểm toán chu trình HTK trong kiểm toán BCTC do AFC Sài Gòn thực hiện 49 1.Chương trình kiểm toán HTK của AFC Sài Gòn 49 3.Thực tiễn kiểm toán chu trình HTK tại Công ty khách hàng do AFC Sài Gòn thực hiện 53 3.1.Lập kế hoạch kiểm toán 53 3.1.1.Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 53 3.1.2.Thu thập thông tin cơ sở 53 3.1.3.Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý 55 3.1.4.Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ 56 3.1.5.Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 58 3.1.6.Đánh giá hệ thống KSNB 60 3.2.Thực hiện kiểm toán tại hai Công ty AB và Công ty TT 64 3.2.1.Thực hiện kiểm toán tại Công ty AB 64 3.2.2.Thực hiện kiểm toán tại Công ty TT 76 phần 3: Định hƯớng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC tại Công ty afc Sài Gòn 82 I/Nhận xét chung về công tác kiểm toán tại Công ty AFC Sài Gòn 82 1.Nhận xét về hoạt động kiểm toán của Công ty 82 2.Nhận xét chung về công tác kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC do AFC Sài Gòn thực hiện 84 II/Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC tại Công ty AFC Sài Gòn 86 1.Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán HTK tại Công ty AFC Sài Gòn 86 2.Một số định hướng và giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác kiểm toán chu trình HTK 87 kết luận 91

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0461.doc
Tài liệu liên quan