Đề tài Báo cáo Kiến Tập về công tác kế toán tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội

Với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh các loại gạch lát nền và ốp tường, bảo đảm cung cấp sản phẩm đầy đủ, giữ vững ổn định cho thị trường.Tự bảo đảm và phát triển vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này.Bảo đảm đầu tư mở rộng kinh doanh,đổi mới trang thiết bị máy móc, công nghệ, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá, tăng thu nhập cho người lao động,bù đắp chi phí và làm tròn nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Tuân thủ đúng chế độ ,chính sách quản lý kinh tế của nhà nước, tiến hành thực hiện đúng thủ tục, chế độ bảo quản, quản lý tài sản, tài chính.

doc70 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Báo cáo Kiến Tập về công tác kế toán tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tín dụng) và tiền đang chuyển. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, tiền luôn là vấn đề quan trọng. Việc hạch toán đầy đủ, chính xác tiền của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp nhận định đúng khả năng thanh toán của mình. Hơn nữa tiền là một thứ rất dễ xảy ra sai phạm vì nó dễ bị biển thủ hoặc bị nhầm lẫn, sai sót trong quá trình tính toán. Chính vì vậy quản lý tốt về tiền sẽ giúp cho nguồn vốn bằng tiền của doanh nghiệp được bảo toàn và không bị đánh giá sai. Để theo dõi tình hình có, biến động tăng, giảm vốn bằng tiền, kế toán sử dụng các TK111, TK112,TK113.Tại công ty gạch ốp lát Hà Nội, do các nghiệp vụ liên quan đến tiền đang chuyển phát sinh không nhiều nên kế toán vốn bằng tiền chỉ chia làm hai phần hành kế toán là kế toán tiền mặt(KTTM) và kế toán tiền gửi ngân hàng(KT TGNH). 4.1.1 Kế toán tiền mặt a.Chứng từ,sổ sách sử dụng, quy trình luân chuyển chứng từ : Các chứng từ gốc dùng để hạch toán tiền mặt bao gồm : phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, bảng kiểm kê quỹTại công ty KTTM mở sổ chi tiết theo dõi tiền mặt. Về sổ tổng hợp ,kế toán tổng hợp là người quản lý và hạch toán vào sổ cái TK111 trình tự luân chuyển chứng từ KTTM được khái quát qua hai bảng sau: Bảng 02 : Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền mặt Trách nhiệm luân chuyển Công việc Người nộp tiền KTTM Kế toán trưởng Thủ quỹ 1. Đề nghị nộp 2. Lập phiếu thu 3. Ký duyệt phiếu thu 4. Thu tiền 5. Ghi sổ tiền mặt 6. Bảo quản, lưu trữ 1 6 5 2 3 4 Trong bước 2, kế toán tiền mặt phải kiểm tra các chứng từ nguồn đối với nghiệp vụ thu tiền (về số tiền, lý do, chữ ký thẩm quyền của những người có liên quan ) như : hoá đơn GTGT, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứngPhiếu thu được lập làm 3 liên (đặt giấy than viết một lần ): liên 1 1ưu tại quyển (do KTTM bảo quản và lưu trữ ), liên 2 giao cho người nộp tiền liên 3 giao cho thủ quỹ. Sau khi đã thu tiền, thủ quỹ đóng dấu vào chứng từ .Cuối ngày thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ thu, chi để ghi vào sổ quỹ. Bảng 03: Quy trình luân chuyển chứng từ chi tiền mặt Trách nhiệm luân chuyển Công việc Người 1 9 8 4 6 3 2 5 7 nhận tiền KTTM Thủ trưởng đơn vị KTT Thủ quỹ 1. Đề nghị chi tiền 2. Duyệt chi 3. Lập phiếu chi 4. Ký phiếu chi 5. Xuất quỹ 6. Ghi sổ kế toán 7. Bảo quản, lưu trữ Đối với phiếu chi, kế toán tiền mặt lập làm 2 liên: liên 1 lưu tại quyển, liên 2 dùng để luân chuyển giữa thủ quỹ và KTTM. Định kỳ một tuần thủ quỹ lập bảng kê tiền mặt. Trên đó thủ quỹ tiến hành định khoản các nghiệp vụ . VD: Bảng 04: Bảng kê quỹ tiền mặt ngày 12/5/03 STT Chứng từ Nội dung Tổng cộng Ghi Nợ TK 111, ghi Có các TK Thu Chi 511 33311 .... .... .... 752 Phần thu Thu tiền bán hàng ... 58.300.000 ... 53.000.000 ... 5.300.000 ... Tổng cộng 672.080.000 Ghi Có TK 111, ghi Nợ các TK 112 152 334 1331 678 679 Phần chi Gửi tiền mặt vào NH Mua vật tư ... 38.700.000 79.706.000 ... 38.700.000 ... 72.460.000 ... 7.246.000 Tổng cộng 507.420.000 Dư đầu kỳ:879.640.00đ Thu:672.080.000đ Chi: 507.420.000đ Dư cuối kỳ: 999.300.000đ b.Quy trình hạch toán Như đã nêu trên, thủ quỹ tại công ty cũng là một bộ phận của kế toán tiền mặt. Thủ quỹ là người căn cứ vào chứng từ gốc tiến hành định khoản trên “Bảng kê quỹ tiền mặt”. Hàng tuần, sau khi đã nhận được bảng kê quỹ tiền mặt và chứng từ gốc đi kèm KTTM kiểm tra lại các chứng từ và đối chiếu xem xét cách ghi chép rồi dựa vào đó lên sổ NKC. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp căn cứ vào sổ NKC để vào sổ cái TK111. Về ngoại tệ tiền mặt và vàng bạc, đá quý, ở công ty không phát sinh các nghiệp vụ liên quan. Do đó kế toán không sử dụng đến TK1112 và TK1113. Quá trình hạch toán tiền mặt được thực hiện theo đúng các quy định của chế độ. Trình tự hạch toán tiền mặt theo hình thức sổ NKC tại công ty được thể hiện quan sơ đồ: Sơ đồ 05: Trình tự hạch toán tiền mặt Báo cáo tài chính CT gốc về tăng, giảm TM Bảng kiểm kê quỹ TM Sổ NKC Sổ cái TK111 Bảng cân đối PS 4.1.2 Kế toán TGNH a.Chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng Các chứng từ sử dụng trong KT TGNH là các giấy báo nợ, giấy báo có ,uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, giấy báo số dư khách hàng, séc chuyển khoản, séc bảo chi Để theo dõi tình hình biến động TGNH, kế toán sử dụng TK1121và TK1122 tuơng ứng với hai quyển sổ theo dõi chi tiết là : sổ phụ ngân hàng tiền VN và sổ phụ ngân hàng ngoại tệ. Trong đó, sổ phụ ngân hàng ngoại tệ là sổ mở cho TK1122 và TK007. Bảng số 05: sổ phụ ngân hàng tiền VN ngày 9/5/03 CT Nội dung Nợ Có TK đối ứng SD SH NT 978 782 8/5 9/5 Ngày 9/5 SD: Gửi TM vào NH SD: Ngày 10/5 SD: Rút tiền chuyển trả mỏ sét Trúc Thôn SD: ... 69.000.000 50.000.000 111 331-A 134.400.000 203.460.000 203.460.000 153.460.000 Bảng số 06: Sổ phụ ngân hàng ngoại tệ: (USD) ngày 4/5/03 Chứng từ Nội dung Ngoại tệ Tỷ giá VNĐ SH NT Nợ Có Số dư Nợ Có Số dư 428 3/5 Ngày 4/5 SD: Thu tiền bán hàng của Công ty gạch ốp lát Hải Dương SD: .... 3.904 24.300 15,5 60.512 370.089 430.601 Theo quy định của công ty, thủ quỹ chỉ được phép giữ lại trong quỹ số tiền mặt tối đa là 100 triệu để chi cho những nhu cầu thường xuyên. Số tiền mặt vượt quá mức trên phải được gửi vào ngân hàng. Do đó, định kỳ 3 đến 5 ngày, khi tiền mặt tại quỹ vượt quá 100 triệu, thủ quỹ lập “giấy nộp tiền và bảng kê các loại tiền nộp”.Sau đó,thủ quỹ đem tiền cùng các chứng từ đến ngân hàng nộp tiền và khi nộp xong thì mang giấy nộp tiền về ghi vào sổ quỹ và bảng kê quỹ tiền mặt. Quy trình luân chuyển chứng từ của một số nghiệp vụ thường gặp đối với KT TGNH được khái quát qua sơ đồ sau : Sơ đồ 06: Quy trình luân chuyển CT của một số nghiệp vụ thu(chi) TGNH Kế toán KTT, GĐ NHàng KT TGNH thanh toán (chủ TK) nghiệp vụ bảo thu, (1) (2) (3) (4) quản,lưu TGNH huỷ lập uỷ nhiệm Ký duyệt Ký nhận Ghi sổ thu,chi b. Hạch toán TGNH Hàng ngày, khi nhận được chứng từ do ngân hàng gửi đến ,KT TGNH phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc đính kèm rồi tiến hành định khoản, ghi sổ. Theo yêu cầu của công ty, ngân hàng cũng sẽ gửi “ giấy báo số dư khách hàng” tới công ty để thông báo về số dư đầu ngày, số phát sinh,số dư cuối ngày của hôm trước.KT TGNH sẽ tiến hành đối chiếu với số liệu trên sổ của mình. Mọi chênh lệch phải được thông báo kịp thời. Nếu cuối tháng vẫn chưa xác định được nguyên nhân thì chuyển vào Nợ TK1381 hoặc Có TK3381 (lấy số liệu ngân hàng làm chuẩn) sang tháng sau, khi điều chính được nguyên nhân sẽ tiến hành điều chỉnh. Tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội, do các nghiệp vụ ngoại tệ phát sinh nhiều nên kế toán ghi sổ vừa sử dụng tỷ giá thực tế vừa sử dụng tỷ giá hạch toán. Và đến cuối kỳ hạch toán trước khi xác định thu nhập kế toán phải điều chỉnh tỷ giá thực tế cuối kỳ. Khi phát sinh khoản chênh lệch tỷ giá sẽ được theo dõi ở TK413 “chênh lệch tỷ giá” Trình tự hạch toán TGNH theo hình thức sổ NKC được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 07: Trình tự hạch toán TGNH .CT gốc về tăng, giảm TGNH Sổ theo dõi chi tiết TGNH Sổ NKC Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng cân đối số PS 4.2 Kế toán TSCĐ Do TSCĐ có giá trị lớn và thời gian chu chuyển dài nên công tác TSCĐ trong công ty cũng được đánh giá không kém phần quan trọng so với các phần hành khác vì nó giúp ban quản lý nắm được tình hình về số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ trong toàn Công ty và từng bộ phận để từ đó kế hoạch đầu tư, đổi mới TSCĐ. TSCĐ trong công ty được chia làm 3 loại theo đúng chế độ quy định là TSCĐ HH,TSCĐ VH, TSCĐ thuê tài chính và được theo dõi trên các TK211,TK212, TK213 và được chi tiết theo đúng chế độ. Hao mòn TSCĐ được kế toán theo dõi trên TK214. Tuy nhiên ở công ty hiện nay không có TSCĐ thuê tài chính. 4.2.1 Chứng từ, sổ sách sử dụng, quy trình luân chuyển chứng từ Các chứng từ gốc của phần hành kế toán tài sản cố định gồm : biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, quyết định điều chuyển TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao để theo dõi TSCĐ, kế toán mở sổ “chi tiết TSCĐ” đồng thời với việc lập thẻ TSCĐ với mỗi TSCĐ theo mẫu của Bộ Tài Chính. Bên cạnh đó các đơn vị sử dụng cũng mở sổ theo dõi TSCĐ được sử dụng tại bộ phận của mình về mặt số lượng và nguồn vốn hình thành. Cuối tháng kế toán tổng hợp lên sổ cái TK211, TK213, TK214. Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện đầy đủ các bước như quy định. Sơ đồ 08: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ Chủ sở Hội đồng Kế toán hữu giao nhận TSCĐ Nghiệp vụ Bảo quản TSCĐ lưu trữ 1 2 3 4 Quyết định Giao nhận TS Lập hoặc huỷ tăng, giảm và lập biên bản thẻ TS , ghi sổ chi tiết, tổng hợp 4.2.2 Trình tự hạch toán Quá trình hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình, vô hình được thực hiện đúng như chế độ. Sơ đồ 09 : Trình tự hạch toán TSCĐ Chứng từ tăng giảm và khấu hao TSCĐ khấuhaoTSCĐ Thẻ TSCĐ Nhật ký chung Sổ chi tiết TSCĐ Sổ cái TK 211,212, 213, 214 Bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảmTSCĐ Bảng cân đối SPS báo cáo tài chính Đối với việc hạch toán khấu hao TSCĐ, kế toán TSCĐ tính ra số khấu hao phải trích trong năm cho tất cả các TSCĐ rồi chia đều cho các tháng, Công ty không tổ chức trích trước chi phí sửa chữa lớn. Tuy nhiên,trong tháng số khấu hao TSCĐ được phân bổ cho từng bộ phận sử dụng không phải theo nơi sử dụng tài sản mà theo khối lượng của công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng hoặc theo lương của nhân viên nghiệp vụ ( tại các phòng nghiệp vụ) VD : Tổng số khấu hao phải trích trong tháng 5/2003 là 209.167.007đ kế toán TSCĐ căn cứ bảng phân bổ lương và BHXH toàn công ty tiến hành phân bổ chi phí khấu hao cho phân xưởng điện: Lương toàn bộ công ty T5/2003 là 843.857.801đ, lương công nhân tại phân xưởng điện là 93.867.248đ do đó ta có tỷ lệ: 93.867.248/843.857.801=0,111 Như vậy số khấu hao phân xưởng phải chịu là: 0,111ì209.167.000=23.217.537 Bảng phân bổ khấu hao T5/2003 Bảng 07: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ toàn công ty tháng 5/2003 Ghi nợ TK214- Ghi có TK TT Đơn vị TK đ/ư Số tiền Ghi chú 1 Px điện 627.4 23.217.537 2 PX sản xuất số 1 627.4 12.793.493 Cộng TK 627.4 177.167.000 10 XDCB 241.3 2.000.000 11 CPQLDN 642.4 30.000.000 Cộng 209.167.000 Trên thực tế, việc tính khấu hao được máy tự động thực hiện theo chương trình đã được cài đặt sẵn và căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ máy sẽ lên sổ NKC. 4.3 Kế toán tiền lương (KTTL ) Tiền lương là phần thù lao động được thể hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng công việc của họ. Công ty Gạch ốp lát Hà Nội là một công ty với gần 600 lao động. Do đó, quỹ lương chiếm một khối lượng đáng kể trong tổng chi phí của công ty. Để đảm bảo việc xác định, hạch toán và thah toán lương cho nhân viên luôn chính xác, công tác tiền lương hết sức được quan tâm. 4.3.1. Hình thức trả lương Tại công ty gạch ốp lát Hà Nội tiền lương được phân phối theo tính chất công việc, vị trí công việc hiệu quả công việc và hiệu quả sản xuất kinh doanh . Tiền lương được trả theo ngày công của lượng khoán sản phẩm, theo hệ số tiền lương. Hệ số tiền lương được xác định trên tính chất công việc, vị trí công việc trình độ quản lý và tay nghề công nhân. Hệ số tiền lương có thể thay đổi hàng tháng tăng, giảm theo hiệu quả lao động. Hệ số tiền lương cho từng công đoạn được phân chia như sau: Công nhân dây truyền : + Công nhân lái xe xúc gồm : tổ trưởng hệ số 2,25; thợ chính 1,9; thợ phụ1,7. + Công đoạn sấy phun: tổ trưởng hệ số 1,7: thợ chính 1,55; các thợ khác 1,4 + Công đoạn phối liệu xương: kíp trưởng hệ số 1,7; còn lại hệ số 1,4 + Công đoạn phối liệu men: kíp trưởng hệ số 1,7; các thợ khác hệ số 1,55 + Công đoạn ép tráng men: tổ trưởng hệ số 1,8; các thợ khác hệ số 1,5 + Tổ lò nung : tổ trưởng hệ số 2; còn lại hệ số 1,6 +Bộ phận phân loại sản phẩm: tổ trưởng hệ số 1,7; các thợ còn lại hệ số 1,55 +Bộ phận lái xe : tổ trưởng hệ số 2; còn lại hệ số 1,7 Công nhân cơ điện + 8 vị trí trưởng các công đoạn hệ số 2,8 + Các vị trí còn lại hệ số 1,8 Các bộ phận phục vụ Không tính lương theo sản phẩm nhập kho mà tính theo mức độ hoàn thành công việc được giao: + Bảo vệ: hệ số 1,43 + Nấu ăn: hệ số 1 + Các bộ phận phục vụ khác tuỳ theo công việc cụ thể hệ số từ 0,74-1,2 Cán bộ quản lý + Giám đốc: hệ số 13 + Phó giám đốc: hệ số 9 + Kế toán trưởng : hệ số 8 + Quản đốc : hệ số 7 * Hệ số tiền lương : loại A: hệ số =1 loại B: hệ số=0,8 loại C: hệ số=0,6 *Hệ số tiền thưởng: loại A hệ số=1 loại B: hệ số=0,5 loại C: hệ số =0 Từ đó ta có Tiền lương thực tế được trả như sau: + Tiền lương thực tế trả cho bộ phận quản lý các phòng nghiệp vụ : TL= Sản lượng nhập kho ìđơn giá + Tiền lương trả cho các phân xưởng sản xuất và các phòng ban có liên quan trách nhiệm trực tiếp : PX sản xuất, PX cơ điện, phòng kế hoạch sản xuất, phòng kỹ thuật Lương thực tế = Đơn giá KH ìQTTìK1ì80% Trong đó : + Lương thực tế là lương được thanh toán trong tháng + Đơn giá KH là đơn giá theo định mức tiền lương + QTT là sản lượng sản phẩm nhập kho trong tháng K1=H1ìH2ìH3 H1 :hệ số lương theo mức hoàn thành kế hoạch sản lượng H2:hệ số lương theo mức hoàn thành thực tế sản lượng H3: hệ số lương theo mức hoàn thành về tỷ lệ thu hồi SP/Mộc vào lò * Tiền thưởng=sản lượngìQTTìđơn giáìK1ì20% 4.3.2 Chứng từ, sổ sách , tài khoản sử dụng, quy trình luân chuyển CT Chứng từ hạch toán tiền lương bao gồm : Bảng kê , phiếu nhập kho thành phẩm , phiếu theo dõi giờ công cho từng sản phẩm , bảng chấm công , phiếu báo làm thêm giờ , phiếu phối hợp công đoạn , bảng thanh toán lương phép , báo cáo tiền bồi dưỡng độc hại , các chứng từ chi tiền thanh toán Các chứng từ này do trưởng các đơn vị lập theo khối lượng công việc hoàn thành để phòng KHSX duyệt mức lương cho phân xưởng, xong chuyển cho phòng tổ chức lao động kiểm travà tổng hợp tiền lương cần phải thanh toán cho xưởng. Các chứng từ này được chuyển về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng phân xưởng để đối chiếu thống nhấtvà lập bảng tổng hợp đề nghị chi lương cho phân xưởng , bảng tổng hợp quỹ lương phân xưởng. Cuối cùng chuyển cho KTTL lập bảng tổng hợp lương toàn công ty . Sơ đồ 10: Quy trình lưu chuyển chứng từ Quản đốc xưởng, Trưởng phòng, Trưởng đơn vị Phòng kế hoạch sản xuất Phòng tổ chức lao động Kế toán chi phí giá thành xưởng Kế toán tiền lương Chứng từ lương (Bảng chấm công, Bảng kê nhân công trực tiếp Duyệt mức lương Kiểm tra, tổng hợp lương Bảng tổng hợp lương xưởng Bảng tổng hợp lương toàn Công ty Tại Công ty, các khoản trích theo lương gồm BHXH (20% tổng lương), BHYT (3% tổng lương), KPCĐ (2% tổng lương) trích đúng theo chế độ quy định và được đưa vào TK 338 (chi tiết 3382,3383,3384). Để theo dõi tình hình thanh toán với công nhân viên và phản ánh tình hình phải trả, phải nộp cho các cơ quan pháp luật, kế toán sử dụng tài khoản 334,338. Tuy nhiên kế toán tiền lương tại Công ty không mở sổ chi tiết cho 2 TK này. Sổ cái TK 334,338 do KTTH lập. 4.3.3 Hạch toán tiền lương Căn cứ vào chứng từ gốc về lương kế toán chi phí SX vầ tính giá thành tiến hành lập bảng , bảng phân bổ lao vụ. Từ hai bảng trên kế toán lập bảng tổng hợp lương tháng của phân xưởng . Sau đó ba bảng này được chuyển cho KTTL lập bảng phân bổ lương và BHXH . Đây chính là kết quả cuối cùng của KTTL Bảng 08: Bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội toàn công ty (Trích) Tháng 5 năm 2003 Ghi có TK Ghi Nợ đối tượng SD TK 334 TK 338 Trong đó Tổng TK 3382 TK 3383 TK 3384 TK 622 "CPNCTT" 444.491.908 46.518.966 8.809.838 33.272.760 4.436.368 491.018.874 Phân xưởng cơ điện 93.867.248 11.648.278 931.862 9.318.622 1.397.794 105.515.526 Phân xưởng sản xuát ... ... ... ... ... ... TK 627 "CPSXC" 162.707.442 13.900.589 3.234.149 9.411.565 1.254.875 176.608.031 Phân xưởng cơ điện 35.582.942 3.007.059 691.659 2.043.000 272.400 38.590.001 Phân xưởng sản xuát ... ... ... ... ... ... TK 641 ... ... ... ... ... ... TK 642 ... ... ... ... ... ... 241.3 ... ... ... ... ... ... 241.2 ... ... ... ... ... ... Tổng 843.857.801 87.782.331 16.777.156 62.651.625 8.353.550 931.640.132 Sơ đồ số 10: Trình tự hạch toán kế toán tiền lương theo hình thức sổ Nhật ký chung Chứng từ gốc về lao động và tiền lương , bảng phân bổ Sổ Nhật ký chung Sổ cái TK 334, 335, 338 Bảng cân đối SPS Báo cáo kế toán Sổ kế toán chi tiết chi phí , thanh toán Bảng tổng hợp chi tiết 4.4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4.4.1 Kế toán chi phí sản xuất a. Đối tưọng tập hợp chi phí sản xuất Tại công ty gạch ốp lát Hà Nội có một số phân xưởng sản xuất thực hiện nhiệm vụ sản xuất gạch lát nền với các kích cỡ khác nhau theo cùng một quy trình công nghệ. Ngoài ra còn một phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị, giúp cho hoạt động sản xuất của công ty được diễn ra liên tục. Đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất hàng loạt với chu trình công nghệ ngắn, khép kín và yêu cầu quản lý đòi hỏi phải cho biết chi phí một cách chi tiết. Bởi vậy kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. b. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất * Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT): Nguyên vật liệu trực tiếp là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và chỉ tiêu giá thành sản phẩm, bởi vậy hạch toán đúng, đủ sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý, sử dụng chí phí sản xuất tiết kiệm có hiệu quả đồng thời đảm bảo cho chỉ tiêu giá thành được tính toán chính xác hơn. -Chứng từ được sử dụng để hạch toán trong khâu này bao gồm phiếu xuất kho, bảng kê hạch toán CPNVL chính. Trong đó phiếu xuất kho được viết làm 3 liên : liên 1 lưu ở phòng kế toán; liên 2 trao cho người đề nghị cấp; liên 3 thủ kho giữ. -Để hạch toán chi phí NVLTT tại Công ty kế toán sử dụng TK621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “ và được mở chi tiết thành 2 tài khoản cấp II : + TK6211:” chi phí nguyên liệu chính” + TK6212: “Chi phí nhiên liệu” *Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chí phí nhân công trực tiếp tại Công ty gạch ốp lát Hà nội là toàn bộ khoản chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình chế tạo sản phẩm bao gồm tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương ở các phân xưởng sản xuất. Việc tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, công ty áp dụng hình thức trả theo sản phẩm, hiện nay công ty đã xây dựng được một hệ thống đơn giá tiền lương sản xuất 1m2 gạch lát nền tráng men, đó là căn cứ để tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở từng công đoạn cụ thể .. Tổng đơn Đơn giá Đơn giá Phụ cấp Phụ cấp giá tiền = tiền lương + tiền thưởng - độc hại - ca 3 giai lương của của giai của giai giai đoạn i đoạn i giai đoạn i đoạn i đoạn i (nếu có) ( nếu có) Lương sản phẩm Sản lượng sản Tổng đơn giá của công nhân = phẩm SX hoàn ì tiền lương của trực tiếp SX thành nhập kho các giai đoạn trong tháng trong tháng SX Đối với các khoản trích theo lương được tính như sau: Khoản trích BHXH, Lương Phụ BHYT của công nhân = Sản phẩm + cấp ì % Quy định trực tiếp SX ( Trong đó % đối với BHXH là 15% , BHYT là2% ) Khoản trích KPCĐ Tổng tiền lương thực trả của công nhân trực = cho công nhân trực tiếp ì 2% tiếp SX sản xuất Để hạch toán chi phí công nhân trực tiếp kế toán sử dụng TK622 “chi phí nhân công trực tiếp” tài khoản này được mở chi tiết cho từng tổ đội ở phân xưởng sản xuất. Các chi phí về nhân công trực tiếp sau khi được hạch toán trên sổ Nhật ký chung và các sổ chi tiết , định kỳ từ Nhật ký chung kế toán vào sổ cái tài khoản 622. * Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí SX chung ở Công ty Gạch ốp lát Hà Nội bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng , vật liệu , công cụ , chi phí khấu hao TSCĐ , chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phát sinh ở phạm vi phân xưởng SX và phân xưởng cơ điện như tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân cơ điện , nhân viên quản lý cả ở hai phân xưởng , chi phí bao bì , dầu mỡ ... Căn cứ để hạch toán các khoản chi phí này bao gồm các chứng từ sau : Bảng phân bổ tiền lương và BHXH , phiếu xuất kho vật liệu phụ , phụ tùng thay thế , công cụ dụng cụ, bảng tính khấu hao TSCĐ , hoá đơn các chi phí dịch vụ mua ngoài ( hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn mua hàng ), phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng... Tài khoản được sử dụng để hạch toán chí phí sản xuất chung là TK627 “Chi phí sản xuất chung” và được mở chi tiết thành 6 TK cấp II. CP SXC ở hai phân xưởng phát sinh đều được tập hợp theo các tiểu khoản của TK627. Thực tế tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội, chỉ sản xuất một loại gạch lát nền (gạch lát nhà vệ sinh được cắt từ gạch lát nền) nên tất cả các chi phí sản xuất chung tập hợp đều được phân bổ cho gạch lát nền. -Trình tự hạch toán : + Hàng tháng căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán tiến hành tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng lên sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh + Hàng ngày, các khoản chi phí về vật liệu xuất dùng cho tổ đội sản xuất và các phân xưởng căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán lên sổ NKC, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh +xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung ở phân xưởng, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán lên sổ NKC, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh + Với TSCĐ, việc tính khấu hao được máy tự động thực hiện theo chương trình cài đặt sẵn, và căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ máy sẽ lên sổ NKC, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh c. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Phù hợp với hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, để tổng hợp chi phí sản xuất ở công ty gạch ốp lát Hà Nội, kế toán sử dụng TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, chi tiết TK1541 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- gạch lát” Trên thực tế, việc chi tiết TK154 là không có ý nghĩa nhưng vì hệ thống kế toán được cài đặt từ khi công ty sản xuất hai loại gạch lát nền và ốp tưòng , nay mặc dù không còn sản xuất gạch ốp tường nhưng hệ thống TK vẫn được máy sử dụng như cũ, Trình tự hạch toán : Cuối tháng trên cơ sở số liệu ở sổ cái và các sổ chi tiết ở TK621, TK622, TK627 chương trình sẽ tự động kết chuyển sang TK154 và chi tiết tương ứng, thể hiện trên sổ NKC, sổ cái TK154 (Sơ đồ 11) Sơ đồ 11 : Quy trình kế toán chi phí sản xuất ở công ty gạch ốp lát Hà Nội PXK vật tư Chứng từ gốc Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Các sổ chi tiết TK 627 Bảng tính KH TSCĐ Sổ tổng hợp TK 622 Sổ tổng hợp TK 627 Sổ tổng hợp TK 154 Sổ tổng hợp TK 621 Các sổ chi tiết TK 621 4.4.2 Kế toán tính giá thành sản phẩm a.Đối tượng tính giá thành Quy trình công nghệ khép kín hoạt động liên tục24/24 h sản phẩm đưa vào sản xuất hoàn thành trong thời gian ngắn (45phút). Sản phẩm của công ty bao gồm gạch lát nền các kích cỡ: 500x500x10mm, 400x400x9mm, 300x300x8mm, 200x200x7,5mm, gạch cắt200x200x7,5mm, gạch viền với nhiều màu sắc hoa văn khác nhau.Đối tượng tính giá thành của Công ty được xác định là những sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng ở giai đoạn công nghệ cuối cùng nhập kho của từng loại sản phẩm, từng kích cỡ. b. Phương pháp tính giá thành ở công ty gạch ốp lát Hà Nội phương pháp tính giá thành được sử dụng là phương pháp tính giá thành giản đơn áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp có một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng một loại nguyên liệu, đồng thời thu được nhiều sản phẩm khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, công ty sản xuất gạch lát nền cùng với một quy trình công nghệ, khối lượng sản phẩm lớn và đồng thời sản xuất ra nhiều loại sản phẩm có kích cỡ khác nhau. Sản phẩm của công ty sản xuất ra nhiều nhất, số lượng tiêu thụ lớn nhất được lựa chọn có hệ số bằng 1 là gạch lát nền cỡ 300x300x8mm. Đây được coi là sản phẩm tiêu biểu nhất của công ty, hệ số quy đổi tương đương cho các kích cỡ khác là: 500x500x10mm: 1,5 ; 400x400x9mm: 1,2 ; 200x200x7,5mm: 0,9 Từ hệ số quy đổi được quy định ở trên, kế toán tiến hành quy đổi sản lượng từng loại sản phẩm ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn ( đơn vị tính là m2) Tổng sản lượng sản lượng thực Hệ số quy đổi quy đổi = tế sản phẩm i x sản phẩm i Tổng giá thành sản phẩm của công ty chính là toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trong tháng. Từ chỉ tiêu này và căn cứ vào tổng sản lượng quy đổi tính được giá thành đơn vị cho m2 gạch lát nền: Giá thành đơn vị 1 m2 Tổng giá thành gạch lát nền = Tổng sản lượng quy đổi Để tính giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm ở Công ty tiến hành tính hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm cho từng loại sản lượng quy đổi : Hệ số phân bổ chi phí sản lượng quy đổi của gạch i loại gạch i = Tổng sản lượng quy đổi Tính giá thành đơn vị từng loại gạch: Tổng giá thành loại Hệ số phân bổ chi phí gạch i = Tổng giá thành x loại gạch i Giá thành đơn vị loại Tổng giá thành loại gạch i gạch i = Sản lượng thực tế loại gạch i Sau khi tính được các chỉ tiêu tổng giá thành, giá thành đơn vị cho từng loại gạch, kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành từng loại gạch và tính chung cho tất cả các loại gạch. Ngoài ra cuối mỗi quý ngoài việc tính giá thành cho tháng cuối quý kế toán tổ chức tính giá thành toàn bộ cho sản phẩm, bảng tính giá thành bao gồm các chỉ tiêu ở bảng sau: Với bảng tính giá thành này, kế toán cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm trong kỳ, đồng thời phân tích chỉ tiêu này trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác của doanh nghiệp. Bảng 09: Bảng tính giá thành sản phẩm Tên sản phẩm: Gạch lát nền tháng 9/2002 STT Tên sản phẩm sản lượng (m2) HS quy đổi Sản lượng quy đổi (m2) CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng giá thành giá thành đơn vị 1 500x500 10.000 1,5 15.000 382.340.994 42.190.342 230.661.242 230.661.242 65.519,2 2 400x400 45.000 1,2 54.000 1.376.461.990 151.889.628 830.401.233 2.358.752.851 52.416,7 3 300x300 210.000 1,0 210.000 5.352.907.739 590.670.554 3.229.338.18 9.172.925.421 43.680,6 4 200x200 25.000 0,9 22.500 573.535.338 63.278.550 346.006.282 982.829.220 39.313,1 chung 301.500 7.685.246.111 848.047.074 4.636.406.85 13.169.700.070 43.680,6 4.5 Kế toán Hàng Tồn Kho 4.5.1Tình hình hạch toán hàng tồn kho Hàng tồn kho là một loại TSLĐ có tính vật chất có thể luân chuyển qua kho. Hàng tồn kho thường bao gồm : các loại vật tư dự trữ cho sản xuất, các loại sản phẩm sản xuất ra, các hàng hoá mua về với mục tiêu bán ra bên ngoài. Hàng ngày công ty đều làm việc 3 ca liên tục nên các nghiệp vụ nhập xuất tồn hàng tồn kho diễn ra liên tục và thường xuyên. Do đó việc Hạch toán hàng tồn kho phải đảm bảo đầy đủ , chính xác kịp thời. Phòng kế toán tài chính quản lý hàng tồn kho cả về số lượng và giá trị, theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho một cách thường xuyên , liên tục , cung cấp thông tin cho quản lý. Hiện nay tại công ty hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. 4.5.2 Chứng từ, sổ sách , tài khoản sử dụng, trình tự luân chuyển chứng từ Các chứng từ gốc sử dụng trong hạch toán Hàng tồn kho bao gồm : biên bản kiểm nhận vật tư sản phẩm hàng hoá, hoá đơn GTGT,phiếu xuất kho , phiếu nhập kho, thẻ kho... Hiện trong công ty việc hạch toán HTK được thực hiện trên phần mềm kế toán fast và không phải mở sổ bên ngoài . Máy sẽ tự động cung cấp các loại sổ sách theo yêu cầu như : sổ chi tiết NVL chính ,Sổ chi tiết NVL phụ, bảng kê số phát sinh TK152, các bảng phân bổ ... Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện rất đầy đủ thể hiện qua hai sơ đồ: Sơ đồ Quy trình luân chuyển nghiệp vụ nhập kho người Ban C.bộ Phụ Thủ KT giao kiểm cung trách kho HTK hàng nhận ứng phòng NVNVT Bảo SP,HH quản Đề Lập Lập Ký Kiểm Ghi nghị BB PNK PNK nhận sổ NK KN hàng Sơ đồ : Quy trình luân chuyển nghiệp vụ xuất kho NVL Người có nhu Thủ trưởng Bộ phận Thủ KT cầu hàng KTT C/Ư kho HTK NVXVT Lưu SP,HH Lập c.Từ Duyệt lệnh Lập phiếu Xuất Ghi xin xuất xuất xuất kho sổ 4.5.3 Kế toán chi tiết hàng tồn kho Công việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty gạch ốp lát Hà Nội được áp dụng theo phương pháp thẻ song song. *) Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho được mở cho từng danh điểm nguyên vật liệu. Hàng ngày từ các phiếu nhập, xuất, nguyên vật liệu sau khi đã đối chiếu với số lượng thực nhập, thực xuất thủ kho ghi vào thẻ kho của các NVL liên quan, cuối ngày tính ra số tồn và ghi vào thẻ kho. Hàng ngày hoặc định kỳ (2 đến 3 ngày) thủ kho chuyển toàn bộ phiếu nhập kho, xuất kho lên phòng kế toán. Cuối tháng, thủ kho cộng tổng số lượng nhập, xuất NVL trong tháng và tồn cuối tháng của từng danh điểm NVL để đối chiếu với bảng tổng hợp nhập xuất tồn do kế toán vật tư lập. Công ty chỉ tiến hành tổng kiểm kê xác định số NVL tồn kho vào ngày 30/06 và cuối năm ngày 31/12. *) Tại phòng kế toán : Công ty không mở và không thực hiện ghi sổ kế toán chi tiết NVL hàng ngày mà chỉ thực hiện việc theo dõi số lượng và giá trị NVL nhập , xuất kho và tính ra số tồn cuối ngày, phục vụ cho công tác tính giá NVL xuất kho. Khi có các nghiệp vụ nhập, xuất ,kế toán ghi chi tiết vào máy để theo dõi tình hình nhập xuất, tồn của từng thứ NVL theo từng kho (mẫu chi tiết trang bên). Cụ thể: -Đối với mẫu chi tiết phiếu nhập kho căn cứ vào các biên bản kiểm nghiệm vật tư, hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng...(phần thủ tục nhập), kế toán nhập vào máy theo các chỉ tiêu sau; +Người giao hàng +Mã khách hàng +Địa chỉ +Diễn giải +Vật tư +Số lượng +Đơn giá... -Đối với mẫu chi tiết phiếu xuất kho cũng căn cứ vào các tài liệu liên quan đến thủ tục xuất kho điển hình là phiếu yêu cầu cấp vật tư phụ tùng, kế toán nhập dữ liệu vào máy theo các chỉ tiêu sau: + Loại phiếu xuất: phản ánh việc xuất nội bộ hay xuất khác + Mã khách hàng: phản ánh nơi sử dụng vật tư + Diễn giải: phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Từ đây máy sẽ tự động định khoản đối với TK Nợ... bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn Kho: Tất cả các kho Từ ngày : 01/01/2003 đến ngày 31/01/2003 STT MVT Tên vật t ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ SL T Tiền SL Ttiền SL Ttiền SL Ttiền NL Nhóm NL chính Kg 5.372.625 1.135.042354 741.033.000 171.264.29300 585012650 13161426000 161392975 5100045654 1 NL1001 Đất sét Trúc Thôn Kg 3265 885.96 34.840 18000000 15400 5719825 22705 131661135 2 NL1002 Đô lô mít Kg 54.956 19.755.000 2.25.030 8079000 207025 74615209 75961 252929791 3 Kg ME Nhóm men Kg 105.192.145 1220041862 365.121.500 3256038241 3182834844 116454200 1293245259 1 ME1005 Men 301/3A6 Kg 1.458 18..226.195 2 ME1006 Men 391/7C0 Kg 6.669 64.487.183 3 Kg 4.5.4 Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội Trình tự hạch toán HTK theo hình thức NKC Chứng từ vật tư, bảng phân bổ, bảng kê Sổ chi tiết vật tư Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 152, 153 Bảng cân đối SPS Báo cáo Nguyên vật liệu của công ty được nhập về từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong và ngoài nước : đất sét được cung cấp từ mỏ sét Trúc Thôn-Hải Dương ;Fenspasts được cung cấp từ mỏ Lào Cai,Yên Bái, Vĩnh Phúc; các phụ gia và phụ tùng thay thế được nhập từ nước ngoài như :Italia, Tây Ban Nha.. Do đặc thù của các nguồn cung cấp NVL nên công ty nhập kho hoàn toàn do mua ngoài theo hình thức hợp đồng với các nhà cung cấp hoặc mua tự do trên thị trường. Đối với NVL nhập khẩu từ nước ngoài được thực hiện dưới 2 hình thức nhập khẩu trực tiếp và uỷ thác qua công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu ( Tổng công ty). Là cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên cuối kỳ hạch toán Công ty phải xác định đúng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Do vậy, công ty phải tổ chức tốt việc thực hiện kiểm tra, kiểm nghiệm vật liệu trước khi nhập kho.Cụ thể : Đối với các loại NVL nhập kho với số lượng lớn . Công ty tiến hành ký kết hợp đồng mua bán với các nhà cung cấp. Khi nhận được hoá đơn GTGT của người bán gửi đến phòng kế hoach sản xuất phải kiểm tra đối chiếu với hợp đồng và kế hoạch thu mua để quyết định có nhận hàng hay không. Trước khi nhập kho, cán bộ KCS tiến hành kiểm nghiệm vật tư về số lượng, chất lượng quy cách NVL và lập biên bản kiểm nghiệmVT . Căn cứ vào hoá đơn và biên bản kiểm nghiệm vật tư lập phiếu nhập kho làm 3 liên, có thể nhập cho một hay nhiều thứ NVL cùng loại, cùng lần giao hàng, cùng kho.Phiếu nhập kho sau khi đủ các chữ ký của người phụ trách vật tư, thủ trưởng đơn vị chuyển cả 3 liên xuống để kiểm nhận NVL nhập kho, ghi số thực nhập vào phiếu, thủ kho cùng người giao hàng ký vào 3 liên. Sau khi có đủ chữ ký , thủ kho gửi một liên lưu phòng kế toán , một liên kẹp cùng hoá đơn GTGT, một liên thủ kho giữ. Với chương trình phần mềm kế toán đã cài đặt, khi có lệnh, việc hạch toán tổng hợp nhập và xuất NVL , chương trình tự động chạy và cho phép kết xuất, in ra các sổ và báo cáo kế toán tương ứng theo quy trình đã định. 4.6 Kế toán công tác báo cáo cuối kỳ: Tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội, KTTH là người lập các báo cáo cuối kỳ. Hàng tháng, căn cứ vào các Bảng kê và Nhật ký chung, KTTH vào sổ cái các tài khoản trong Công ty, xác định kết quả kinh doanh, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và đồng thời lập Bảng cân đối các tài khoản (vào tài khoản chữ T). Định kỳ cuối quý, kế toán tổng hợp lập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính. Quá trình lập được thực hiện đúng theo nguyên tắc và phương pháp quy định cho việc lập báo cáo. Các bảng này sẽ được nộp lên cho Giám đốc Công ty cùng Ban lãnh đạo để cung cấp tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vay nợ, quan hệ giữa công nợ và khả năng thanh toán ... (thông qua Bảng Cân đối kế toán), tình hình và cơ cấu thu nhập, khả năng tạo lãi từ các hoạt động...(thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh). Các bảng này cũng được nộp lên Tổng Công ty Gốm và Thuỷ Tinh , là cơ quan cấp trên của Công ty. Cuối năm, bên cạnh việc lập Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính có thêm phần “Các chỉ tiêu đánh giá” ( các chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn, lương...). III. Nhận xét đánh giá chung và một số ý kiến đề xuất 1.Nhận xét đánh giá chung 1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán Nhìn chung bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu quản lý. Mô hình kế toán tập trung không những phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty mà còn góp phần đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty với hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ máy kế toán gọn nhẹ, khoa học, đảm bảo tính hiệu quả trong công việc.Đội ngũ nhân viên kế toán trẻ , nhiệt tình được bố trí phù hợp với công việc nên đã phát huy tính năng động sáng tạo trong công việc. Tổ chức kế toán đã đi vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán được tiến hành nhanh gọn, chính xác, đáp ứng về cơ bản nhu cầu thông tin của lãnh đạo doanh nghiệp. Công tác kế toán trong công ty luôn được coi trọng được đầu tư máy vi tính đầy đủ với một hệ thống chương trình phần mền kế toán phù hợp dã đáp ứng được khối lượng công việc kế toán tương đối lớn của công ty. Ngoài ra việc ứng dụng vi tính trong công tác kế toán góp phần đảm bảo thông tin kế toán được chính xác hơn và kịp thời hơn. 1.2. Về hình thức kế toán Hình thức Nhật Ký Chung mà công ty áp dụng phù hợp với đặc điểm công ty là khối lượng công việc nhiều, Hình thức này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng vi tính vào công tác kế toán. Các sổ kế toán của công ty được thiết kế khoa học đáp ứng đòi hỏi của công tác quản lý. Hệ thống chứng từ kế toán của công ty nhìn chung được thiết kế khoa học và khá đầy đủ, đúng theo yêu cầu hiện hành của hệ thống kế toán Việt Nam và phù hợp với hoạt động kế toán của công ty, tạo mối liên hệ mật thiết giữa các phần hành kế toán trong toàn bộ hệ thống kế toán của công ty. Quy trình luân chuyển chứng từ và kiểm soát nội bộ tương đối chặt chẽ tuân theo một trình tự nhất định. Hệ thống tài khoản trong công ty được sử dụng đúng với nội dung và phù hợp với chế độ kế toán và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. Công tác hạch toán kế toán được tiến hành nghiêm túc, trung thực, các chi phí phát sinh đều được phản ánh đầy đủ và kịp thời. 1.3 Các phần hành cụ thể a. Kế toán tiền mặt * Ưu điểm: Nhìn chung, công tác Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty được thực hiện theo đúng chế độ Kế toán quy định. Các chứng từ đầy đủ và được bảo quản lưu trữ cẩn thận. - Về KTTM: Chức năng bán hàng và thu tiền được phân tách đảm bảo nguyên tắc "phân công, phân nhiệm rõ ràng" và nguyên tắc "Bất kiêm nhiệm". Điều này giúp các hoạt động được chuyên môn hoá và hiệu quả được nâng cao, đồng thời đảm bảo ngăn chặn các sai phạm đói với tiền mặt như tiền mặt bị biển thủ trước khi ghi sổ. Việc kiểm tra, đối chiếu sổ sách với chứng từ của các bộ phận cũng như kiểm tra chéo lẫn nhau giúp giảm thiểu các sai sót và nếu có xảy ra thì sẽ được phát hiện kịp thời. Đối với việc thu chi tiền mặt, các Phiếu thu, Phiếu chi sau khi được lập đều phải lấy chữ ký phê duyệt của Kế toán trưởng và Giám đốc Công ty thì Thủ quỹ mới tiến hành thu tiền hoặc xuất quỹ. Yếu tố kiểm soát này đảm bảo mọi khoản thu, chi tiền mặt đều được phê duyệt, hạn chế tối đa những khoản thu , đặc biệt là chi vượt quyền, ngoài kế hoạch, chi khống nhằm biển thủ công quỹ... - Về KT TGNH: Việc KT TGNH ghi sổ luôn căn cứ vào các chứng từ do Ngân hàng gửi đến cùng các chứng từ gốc kèm theo đảm bảo không có các nghiệp vụ ghi khống, mọi khoản tiền gửi đều được ghi sổ. Hàng ngày , KT TGNH còn tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ sách với "Giấy báo số dư khách hàng" do ngân hàng gửi đến . Yếu tố này giúp nhanh chóng phát hiện ra các sai sót, chênh lệch giữa Công ty và Ngân hàng. * Nhược điểm: Bên cạnh những mặt đạt được, công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty còn có một số hạn chế. - Về KTTM: Thứ nhất, việc thủ quỹ 1 tuần mới lập "Bảng kê quỹ tiền mặt" và chuyển cho KTTM là không đẩm bảo tính kịp thời, cập nhật thường xuyên với tiền mặt. Thứ hai, trong Công ty, thủ quỹ chính là người hạch toán ban đầu về tiền mặt sau đó mới chuyển cho KTTM là chưa đảm bảo nguyên tắc "Phân công phân nhiệm rõ ràng". - Về Kế toán tiền đang chuyển: Như đã nói trên,Kế toán tại Công ty không sử dụng TK113 "Tiền đang chuyển". Điều này sẽ ảnh hưởng đến khoản mục tiền trên các Báo cáo tài chính được lập cuối kỳ, nếu như cuối kỳ Kế toán tiến hành chuyển tiền trả khách hàng hoặc đang thu tiền của khách hàng mà chưa nhận được Giấy báo Nợ (hoặc Giấy báo Có ) của Ngân hàng. b.kế toán TSCĐ Cũng như các phần hành khác, nhìn chung kế toán TSCĐ cũng được thực hiện đầy đủ và đúng chế độ. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế: - Mặc dù trong Công ty có quy định việc mã hoá từng TSCĐ để đơn giản cho công tác theo dõi TSCĐ , nhưng hiện nay việc đánh số mã hoá đối với các máy móc mới mua về không còn được thực hiện như trước. Điều này gây khó khăn cho kế toán trong việc theo dõi TSCĐ và mất thời gian khi cần tìm một loại TSCĐ nào đó. - Việc phân bổ khấu hao theo chi phí nhân công trực tiếp là chưa đúng vì chi phí khấu hao không được hạch toán đúng theo nơi phát sinh. Điều này làm cho chi phí ở các bộ phận tăng hoặc giảm không hợp lý, không đúng với thực tế. Trong trường hợp nếu có phân xưởng tuy ít máy móc thiết bị nhưng trong tháng do có nhiều hợp đồng nên phải sản xuất nhiều. Do đó tiền lương của công nhân cao nên chịu chi phí khấu hao lớn. Như vậy, chi phí khấu hao tăng một cách không thực chất. -Công ty không tổ chức trích trước TSCĐ mặc dù chi phí TSCĐ chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí. Đây là nguyên nhân làm cho chỉ tiêu giá thành của công ty biến động thất thường và thiếu chính xác. c.Kế toán tiền lương _Công ty có quy định nhiều hình thức trả lương là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, cũng như khuyến khích được cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao trình độ, tay nghề để nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả công việc. Tuy nhiên công tác kế toán tiền lương tại Công ty vẫn còn một vài hạn chế: Công ty nhìn chung chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng ( mặt dù vẫn thường xuyên sản xuất các sản phẩm truyền thống ). Chính vì vậy, vào khoảng thời gian khi không có nhiều đơn đặt hàng thì công nhân nghỉ phép nhiều dẫn đến tiền lương nghỉ phép trong thời gian này chiếm tỷ trọng lớn làm chi phí tăng cao. Tuy nhiên tại Công ty , kế toán không sử dụng TK 335 để trích trước tiền lương phép cho công nhân sản xuất trực tiếp. Điều này làm cho chi phí tiền lương giữa các tháng không ổn định, giá thành sản phẩm vì thế sẽ cũng không ổn định. d.Kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành Chi phí sản xuất và tính giá thành nói chung là thực hiện đúng theo quy định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một vài hạn chế: -ở Công ty gạch ốp lát Hà Nội hiện nay mới chỉ xác định kế toán tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm- chỉ tập hợp riêng ở phân xưởng sản xuất mà bên cạnh đó phân xưởng cơ điện cũng là một đối tượng tập hợp chi phí -Kế toán vẫn chưa mở các phiếu tính giá thành cho sản phẩm. Thông tin về giá thành mới được thể hiện trên bảng tính giá thành một cách chung chung. e. Kế toán Hàng tồn kho Việc hạch toán hàng tồn kho cũng còn có hạn chế. Cụ thể: -Tài khoản 152 được mở chi tiết chưa tương ứng với cách phân loại NVL tại công ty. Việc phân loại NVL chưa thống nhất trong toàn công ty. -Các chứng từ như : phiếu nhập kho, xuất kho luân chuyển chưa hợp lý -Việc ghi chép một số chứng từ, sổ kế toán chưa hợp lý như : phiếu xuất vật tư theo hạn mức, sổ chi tiết và việc cần thiết lập sổ nhật ký đặc biệt. 2. Một số ý kiến đề xuất Thực trạng kế toán của công ty gạch ốp lát Hà Nội nói chung còn nhiều hạn chế nhưng trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp chúng ta không thể nêu hết những ý kiến đề xuất sau đây em chỉ xin phép đề cập một số đề xuất sau: ý kiến 1: Thống nhất việc phân loại và sử dụng TK 152 – Nguyên liệu , vật liệu . Hiện nay việc phân loại nguyên vật liệu tại Công ty có sự mâu thuẫn giữa các bộ phận quản lý như tại phòng tài chính kế toán với phòng kế hoạch sản xuất , cụ thể . Tại phòng tài chính kế toán , nguyên vật liệu được phân chia và mã hoá trên máy tính như sau: STT Mã hiệu Tên nguyên vật liệu 1 nl Nhóm nguyên liệu chính 2 me Nhóm men 3 mu Nhóm màu 4 mlp Nhóm vật liệu phụ 5 nhl Nhóm nhiên liệu 6 phát triển Nhóm phụ tùng khác Trong khi đó tại phòng KH – SX , nguyên vật liệu lại được phân chia theo cách khác gồm : Nguyên liệu xương Men, màu Dầu nhiên liệu Điện Phụ tùng Mặt khác , TK 152 – Nguyên liệu vật liệu lại chỉ được mở thành 4 TK cấp 2, cụ thể : - TK 152(1) : Nguyên liệu chính - TK 152(2) : Nguyên liệu phụ - TK 152(3) : Nguyên liệu phụ - TK 152(4) : Phụ tùng khác Để đảm bảo tính khoa học chặt chẽ , hợp lý phục vụ cho việc quản lý chung , Công ty nên thống nhất việc phân loại nguyên vật liệu và mở chi tiết TK 152 Theo em , nguyên vật liệu của Công ty nên phân loại theo phòng Tài chính – Kế toán , đồng thời TK 152 mở chi tiết theo cách phân loại nguyên vật liệu , cụ thể : -TK 152 (1) : Nguyên vật liệu chính -TK 152 (2) : Nhóm men -TK 152 (3) : Nhóm màu -TK 152 (4) : Nhóm vật liệu phụ -TK 152 (5) : Nhóm nhiên liệu -TK 152 (6) : Nhóm phụ tùng khác ý kiến 2 : Việc ghi sổ kế toán : Hiện nay , Công ty đang thực hiện việc ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung nhưng không mở sổ nhật ký đặc biệt . Để giảm bớt khối lượng ghi sổ cái Công ty nên mở các sổ nhật ký đặc biệt như sổ nhật ký mua hàng a. Sổ này dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo hình thức trả tiền sau ( kể cả trường hợp ứng trước tiền hàng cho người bán ). Cuối kỳ , từ sổ này , kế toán vào sổ cái TK 152. Các ghi chép : Hàng ngày , nhận được các chứng từ liên quan , kế toán cập nhật vào máy đồng thời ghi sổ . Cuối tháng , từ các sổ nhật ký đặc biệt , kế toán ghi vào sổ cái các Tk liên quan. nhật ký mua hàng Tháng ... năm ... Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản ghi nợ Phải trả cho ngườt bán ( Ghi có) Hàng hoá Nguyên vật liệu TK khác SH NT SH ST Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau Ngày ...tháng... năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ý kiến 3 : Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Công ty Gạch ốp lát Hà Nội , với nhiều máy móc thiết bị ở 3 dây chuyền sản xuất , phương tiện vận tải và các máy móc hỗ trợ khác nên việc phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh khá nhiều , song không phải tháng nào cũng có . Hàng năm , Công ty thường tổ chức xây dựng kế hoạch sửa chữa TSCĐ , dự toán chi phí cho việc sửa chữa nhưng lại không trích trước chi phí , đây là nguyên nhân của việc tăng chi phí đột biến ở các tháng phát sinh khoản chi phí khoản chi phí sửa chữa lớn này , làm giảm chỉ tiêu giá thành không còn chính xác nữa , ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý . Theo em , công tác kế toán tại công ty nên tổ chức trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ . Thực hiện đề xuất này Công ty cần mở thêm tài khoản 335 “ Chi phí phải trả” để trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ( hiện nay ở Công ty không sử dụng tài khoản này do công tác kế toán không tổ chức trích trước một khoản chi phí nào ). ý kiến 4: Lập phiếu tính giá thành công việc . Để phục vụ cho việc cung cấp thông tin lập báo cáo kế toán nhanh , đáp ứng yêu cầu quản trị , kế toán nên mở phiếu tính giá thành công việc cho sản phẩm . Một phiếu tính giá thành công việc là một bảng kê tổng hợp nguyên liệu , nhân công và chi phí sản xuất chung cho một công việc , đồng thời nó cũng là một phương tiện quản lý nội bộ căn bản làm cơ sơ quản lý để giúp kiểm soát chi phí trong một hệ thống giá thành theo công việc . Đầu tháng , kế toán tiến hành mở các phiếu tính giá thành công việc cho sản phẩm . Các phiếu tính giá thành được lưu trữ khi sản phẩm đang sản xuất , chúng có tác dụng như các báo cáo sản phẩm sản xuất dở dang . Khi sản phẩm hoàn thành nhập kho , các phiếu tính giá thành được chuyển từ khâu sản xuất sang khâu thành phẩm. Căn cứ vào các chứng từ xác định chi phí sản xuất phát sinh hàng tháng ở hai phân xưởng , kế toán có thể mở phiếu tính giá thành theo mẫu . Do hạn chế về số liệu cho việc tập hợp chi phí sản xuất cho từng phân xưởng nên em không thể đưa ra một bảng tính giá thành hoàn chỉnh . Lập phiếu tính giá thành , do điều kiện Công ty sử dụng máy vi tính nên khối lượng công việc sẽ không nhiều , mà thông qua phiếu tính giá thành ta thấy được nguồn gốc của từng khoản chi phí cụ thể . Theo yêu cầu quản lý , kế toán có thể cung cấp thông tin bất kỳ lúc nào cho sản phẩm đang sản xuất trong tháng , mức độ chi phí của từng khoản mục đến thời điểm đó là bao nhiêu , tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản lý ra quyết định , đặc biệt trong thời điểm giá cả các yếu tố đầu vào biến động lớn . Kết luận Ngày nay, sự phát triển kinh tế đang có xu hướng toàn cầu hoá cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty đa quốc gia và sự bùng nổ đa dạng của thị trường quốc tế cho phép các nhà đầu tư mở rộng phạm vi đầu tư vốn không chỉ bó hẹp trong một quốc gia. Đặc biệt năm 2003 ,đây là năm các nước ASEAN sẽ tiến hành mở cửa rộng rãi cho mọi giao dịch buôn của các nước trong khu vực. Đứng trước nguy cơ bị cạnh tranh khốc liệt của các công ty nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đang không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm hạ giá thành và tăng doanh thu, lợi nhuận cũng như uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Để đảm bảo luôn nắm vững mọi thông tin tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác, kịp thời thì các doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của công tác kế toán. Nằm trong bối cảnh chung đó, Công ty Gạch ốp lát Hà Nội cũng đang nỗ lực cải thiện mọi hoạt động của mình, đặc biệt là công tác kế toán và đã đạt được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, do những hạn chế về lĩnh vực sản xuất cũng chi phí và một số yếu tố khác, để xây dựng được một bộ máy kế toán hoàn chỉnh, thực hiện tốt tất cả các công việc không phải là một điều đơn giản và có thể nhanh chóng thực hiện được. Để làm được điều này, Công ty không thể tiến hành nóng vội mà phải xem xét, cân nhắc tất cả các mặt để có thể đề ra biện pháp tích hợp. Qua quá trình kiến tập tại Công ty, em đã hiểu được khái quát về công tác kế toán của Công ty và đã trình bày những hiểu biết của mình thông qua Báo cáo này. Do trình độ và thời gian có hạn nên những nhận xét mà em đưa ra trong Báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được các thầy cô giáo cùng các bác, các cô, các chú trong Phòng Kế toán Công ty Gạch ốp lát Hà Nội thông cảm và đưa ra những ý kiến giúp em làm tốt hơn. Em xin cảm ơn cô giáo Phạm Bích Chi và các bác, các cô, các chú tại Phòng Kế toán Công ty đã giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình để em hoàn thành Báo cáo này. Mục lục Lời mở đầu Thực trạng công tác kế toán tại công ty gạch ốp lát Hà Nội Phần I: Tổng quan về công ty Gạch ốp lát Hà Nội I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.2 Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ 1.3 Tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây 1.4 Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty II. Tổ chức sản xuất và quản lý ở công ty gạch ốp lát Hà Nội 2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty 2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất 2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Phần II: Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty gạch ốp lát Hà Nội I. Đặc điểm quản lý tài chính và phân cấp quản lý tài chính ở công ty II. Tổ chức bộ máy kế toán 2.1 Đặc điểm phân công lao động kế toán trong đơn vị 2.2 Đặc điểm bộ máy kế toán III. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán ở công ty gạch ốp lát Hà Nội 3.1 Hệ thống chứng từ kế toán 3.2 Hệ thống tài khoản sử dụng 3.3 Tổ chức sổ kế toán 3.4 Hệ thống báo cáo kế toán IV. Tổ chức hạch toán một số phần hành kế toán chủ yếu 4.1 Kế toán vốn bằng tiền 4.2 Kế toán TSCĐ 4.3 Kế toán tiền lương 4.4 Kế toán CPSX và tính giá thành 4.5 Kế toán hàng tồn kho 4.6 Kế toán công tác báo cáo cuối kỳ Phần III : Nhận xét, đánh giá chung và một số ý kiến đề xuất I. Nhận xét, đánh giá chung II. Một số ý kiến đề xuất Nhận xét của đơn vị thực tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3376.doc
Tài liệu liên quan