Đề tài Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mục đích của BCLCTT là cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là đánh giá khả năng thanh toán, khả năng hoạt động liên tục của một doanh nghiệp. BCLCTT là một trong những báo cáo không thể thiếu được đối với những doanh nghiệp trong nước có nền kinh tế thị trường, có thị trường chứng khoán. Ở nước ta, với chủ trương phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp, thị trường chứng khoáng đã xuất hiện thì đòi hỏi hệ thống kế toán phải được xây dựng thật linh hoạt, phù hợp, đáp ứng thông tin hữu ích của những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Hơn nữa nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, hoà nhập với nền kinh tế thế giới, đang khuyến khích đầu tư nước ngoài thì việc đổi mới hệ thống báo cáo tài chính cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế có tính đến đặc điểm kinh tế của Việt Nam là điều không thể thiếu. Do đó nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của BCLCTT và dần dần đua nó vào là báo cáo tài chính chính thức, trở thành công cụ đắc lực trong việc cung cấp thông tin phải là vấn đề thiết thực phải làm.

doc30 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mắc và mâu thuẫn. Các chuyên gia của Liên minh Châu Âu cho biết, Uỷ ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) đang nghiên cứu để có biện pháp giải quyết sự khác biệt này trong các chuẩn mực cũng như hệ thống Báo cáo tài chính. II. Các phương pháp lập BCLCTT BCLCTT có thể được lập theo phương pháp gián tiếp hoặc phương pháp trực tiếp. Sự khác biệt của hai phương pháp này là điểm xuất phát và căn cứ để xác định lưu chuyển tiền của hoạt động kinh doanh. Đối với lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và tài chính, cách lập của hai phương pháp giống nhau. BCLCTT gồm có bốn cột: cột chỉ tiêu, cột mã số, cột kỳ này và cột kỳ trước. Số liệu của “cột kỳ này” lấy từ số liệu của “cột kỳ trước” ở BCLCTT kỳ trước. Còn số liệu của cột kỳ này được tính toán và điền vào theo hai phương pháp trên. BCLCTT gồm có ba phần lớn ứng với ba dòng lưu chuyển tiền từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính. Mỗi phần gồm có hệ thống các chỉ tiêu phản ánh dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến từng loại hoạt động. Cuối mỗi phần đều có chỉ tiêu phản ánh lượng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ được tính dựa vào công thức ở trên. 2>Phương pháp trực tiếp a>Nguyên tắc chung và cơ sở lập Theo phương pháp này BCLCTT được lập bằng cách xác định và phân tích trực tiếp các khoản thực thu, thực chi bằng tiền trên các sổ kế toán vốn bằng tiền theo từng loại hoạt động và theo nội dung thu, chi. BCLCTT được lập trên cơ sở các tài liệu sau: - Bảng cân đối kế toán (Mã số B01-DN). - Sổ kế toán chi tiết phản ánh số tiền thực thu, thực chi theo từng hoạt động (Sổ chi tiết tài khoản 111- tiền mặt, tài khoản 112- tiền gửi ngân hàng, tài khoản 113- tiền đang chuyển). - Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản phải thu, phải trả. b>Bảng mẫu và phương pháp lập từng chỉ tiêu cụ thể Bảng mẫu Bộ, tổng công ty Đơn vị … Mẫu số B03- DN lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp trực tiếp) Quý… năm… Đơn vị tính:… Chỉ tiêu Mã số Kỳ này K.trước 1 2 3 4 I. lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Tiền thu bán hàng (+) 2. Tiền thu từ các khoản nợ phải thu (+) 3. Tiền thu từ các khoản thu khác (+) 4. Tiền đã trả cho người bán (-) Tiền đã trả cho công nhân viên (-) 6. Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước (-) Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác (-) Tiền đã trả cho các khoản khác (-) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh II. lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào đơn vị khác Tiền thu từ lãi đầu tư các khoản đầu tư vào đơn vị khác Tiền thu do bán TSCĐ Tiền đầu tư vào các đơn vị khác 5. Tiền mua tài sản cố định Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư III. lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Tiền thu do đi vay Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn Tiền thu từ lãi tiền gửi 4. Tiền đã trả nợ vay Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ Tiền tồn đầu kỳ Tiền tồn cuối kỳ 01 02 03 04 05 06 07 08 20 21 22 23 24 25 30 31 32 33 34 35 36 40 50 60 70 Lập, ngày… tháng… năm… Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể của BCLCTT theo phương pháp trực tiếp Phần I: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh 1.Tiền thu bán hàng - Mã số 01 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do bán hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ trong kì báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu lấy từ sổ kế toán theo dõi thu tiền (tiền mặt, tiền gửi và tiền đang chuyển) có đối chiếu với số tiền bán hàng thu được phản ánh trên sổ theo dõi doanh thu bán hàng- phần bán hàng thu tiền ngay. 2.Tiền thu được từ các khoản phải thu - Mã số 02 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ tất cả các khoản phải thu trong kì báo cáo. Số liệu để ghi lấy từ sổ kế toán theo dõi thu tiền, có đối chiếu với các khoản nợ phải thu từ khách hàng, từ các đơn vị nội bộ và các khoản thu khác kể cả tạm ứng- Phần thanh toán bằng tiền trong kì. 3. Tiền thu từ các khoản khác - Mã số 03 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ tất cả các khoản khác ngoài tiền thu bán hàng và các khoản nợ phải thu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì báo cáo như tiền thu về được bồi thường, được phạt… không thông qua các tài khoản theo dõi nợ phải thu. Số liệu để ghi lấy từ sổ kế toán theo dõi thu tiền trong kì báo cáo. 4. Tiền đã trả cho người bán - Mã số 04 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho người bán thông qua tài khoản 331 “ Phải trả cho người bán” trong kì. Số liệu để ghi lấy từ sổ kế toán theo dõi chi tiền trong kì báo cáo, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với người bán – Phần đã trả bằng tiền trong kì báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức trong ngoặc đơn (…). 5. Tiền đã trả cho công nhân viên - Mã số 05 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho công nhân viên thông qua tài khoản 334 “ Phải trả cho công nhân viên” trong kì. Số liệu để ghi lấy từ sổ theo dõi chi tiền trong kì báo cáo, có đối chiếu với sổ theo dõi thanh toán với công nhân viên – Phần phải trả bằng tiền trong kì và được ghi bằng số âm dưới hình thức trong ngoặc đơn (…). 6. Số tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước - Mã số 06 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả và các khoản khác cho Nhà nước trong kì, trừ khoản khấu hao cơ bản TSCĐ đối với doanh nghiệp Nhà nước. Số liệu để ghi lấy từ sổ theo dõi chi tiền trong kì, có đối chiếu với sổ theo dõi thanh toán với ngân sách - Phần trả bằng tiền trong kì và được ghi bằng số âm dưới hình thức trong ngoặc đơn (…). 7. Tiền đã trả nợ cho các khoản nợ phải trả khác - Mã số 07 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác như phải trả cho các đơn vị nội bộ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, nợ dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác. Số liệu để ghi lấy từ sổ theo dõi chi tiền trong kì, có đối chiếu với sổ theo dõi thanh toán các khoản phải trả tương ứng - Phần trả bằng tiền trong kì và được ghi bằng số âm dưới hình thức trong ngoặc đơn (…). 8. Tiền đã trả nợ cho các khoản khác - Mã số 08 Chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho các khoản liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên như mua hàng trả tiền ngay, các khoản trả ngay bằng tiền không theo dõi thông qua các tài khoản theo dõi nợ phải trả. Số liệu để ghi lấy từ sổ theo dõi chi tiền trong kì và được ghi bằng số âm dưới hình thức trong ngoặc đơn (…). Lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh - Mã số 20 Số liệu này được tính bằng tổng cộng số liệu chỉ tiêu từ mã số 01 đến mã số 08. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn (…). Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào và tổng số tiền chi ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Phần II: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 1.Tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào đơn vị khác - Mã số 21 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu về các khoản cho vay, góp vốn liên doanh, trái phiếu đến hạn, bán cổ phiếu, trái phiếu đã mua của các doanh nghiệp đơn vị khác trong kì. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ theo dõi thu tiền trong kì. 2.Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác - Mã số 22 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu về các khoản lãi được trả do cho vay, góp vốn liên doanh, nắm giữ các cổ phiếu, trái phiếu của đơn vị khác trong kì. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ theo dõi thu tiền trong kì. 3.Tiền thu do bán TSCĐ - Mã số 23 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu về do bán, thanh lí TSCĐ trong kì. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán theo dõi thu tiền. 4. Tiền đầu tư vào các đơn vị khác - Mã số 04 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi trong kì để cho vay, để góp vốn tham gia liên doanh, để mua cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị khác. Số liệu lấy từ sổ theo dõi chi tiền trong kì và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). 5. Tiền mua TSCĐ - Mã số 25 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi trong kì để mua sắm, xây dựng, thanh lí TSCĐ. Số liệu lấy từ sổ theo dõi chi tiền trong kì báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư - Mã số 30 Số liệu này được tính bằng tổng cộng số liệu chỉ tiêu từ mã số 21 đến mã số 26. Nếu số liệu là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn (…). Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào và tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Phần III:lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu do đi vay - Mã số 31 Chỉ tiêu này phản ánh số tiền mà doanh nghiệp đã đi vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính và các đối tượng khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ theo dõi thu tiền trong kì báo cáo. 2. Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn - Mã số 32 Chỉ tiêu này phản ánh số tiền mà doanh nghiệp đã thu từ các chủ sở hữu góp vốn thông qua hình thức trực tiếp chuyển tiền vào doanh nghiệp hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ theo dõi thu tiền trong kì báo cáo, với đối ứng bên có tài khoản 411 “ Nguồn vốn kinh doanh”. 3. Tiền thu từ lãi tiền gửi - Mã số 33 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu về các khoản lãi được trả do gửi tiền có kì hạn hoặc không kì hạn ở các ngân hàng, tổ chức tài chính khác trong kì báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ theo dõi thu tiền trong kì, với đối ứng bên có tài khoản 711 “Thu nhập từ hoạt động tài chính “. 4. Tiền đã trả nợ vay - Mã số 34 Chỉ tiêu này phản ánh số tiền mà doanh nghiệp đã hoàn trả các khoản nợ vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính và các đối tượng khác. Số liệu lấy từ sổ theo dõi chi tiền trong kì, với đối ứng bên nợ TK311 “Vay ngắn hạn”, TK315 “Nợ dài hạn đến hạn trả”, TK341 “Vay dài hạn” và TK 3388 “Phải trả, phải nộp khác”. Số liệu này ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). 5. Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu - Mã số 35 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi hoàn vốn cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc mua lại cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền. Với doanh nghiệp Nhà nước, tổng số tiền nộp khấu hao cơ bản cho ngân sách Nhà nước cũng được phản ánh vào chỉ tiêu này. Số liệu để ghi lấy từ sổ theo dõi chi tiền trong kì báo cáo, với đối ứng bên nợ TK441 “ Nguồn vốn kinh doanh”. Số liệu này ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). 6. Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư - Mã số 36 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi trả cho các bên góp vốn liên doanh, các cổ đông, các doanh nghiệp, các thành viên của công ty. Đối với doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp khác có lập các quỹ doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế thì các khoản tiền chi từ nguồn các quỹ doanh nghiệp như 441- quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, 415- quỹ dự phòng tài chính…cũng được phản ánh vào chỉ tiêu này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ theo dõi chi tiền trong kì và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính - Mã số 40 Số liệu này được tính bằng tổng cộng số liệu chỉ tiêu từ mã số 31 đến mã số 35. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn (…). Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào và tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Lưu chuyển tiền thuần trong kì - Mã số 50 Chỉ tiêu này tổng cộng các chỉ tiêu từ phần I, phần II, phần III ( Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40). Nếu số liệu này âm ghi trong ngoặc đơn (…). Tiền tồn đầu kì - Mã số 60 Chỉ tiêu này phản ánh sử dụng vốn bằng tiền đầu kì báo cáo và phải khớp với chỉ tiêu I –Tiền ở cột “số cuối kì” trong BCĐKT của kì trước, có đối chiếu với chỉ tiêu “Tiền tồn cuối kì” trên BCLCTT kỳ trước và số dư đầu kỳ trên sổ kế toán thu, chi tiền kỳ báo cáo. Tiền tồn cuối k ì - Mã số 70 Chỉ tiêu này phải khớp với tổng đại số các số liệu về lưu chuyển tiền thuần trong kì (Mã số 50) và chỉ tiêu tiền tồn cuối kì (Mã số 60) (Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60). Chỉ tiêu này phải là số dương và phải trùng với số dư cuối kỳ của vốn bằng tiền (mã số 110, cột “số cuối kỳ” trên BCĐKT kỳ báo cáo). c>Nhận xét, đánh giá Cách lập các chỉ tiêu báo cáo theo phương pháp trực tiếp thì đơn giản, có thể hiểu được ngay nội dung, phương pháp và định hướng được những công việc cần thiết. Theo phương pháp này thì vấn đề quyết định tính chính xác các chỉ tiêu cũng như việc đảm bảo việc lập báo cáo kịp thời chính là việc tổ chức có tính khoa học, hợp lí kế toán chi tiết vốn bằng tiền. Tổ chức tốt công tác kế toán vốn bằng tiền giúp cho việc dễ dàng phân tích và xác định trực tiếp các khoản thực thu, thực chi bằng tiền theo đúng nội dung của từng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo, từng khoản tiền, lượng tiền từ hoạt động nào. Với việc ứng dụng các phần mềm tin học trong công tác kế toán thì việc tập hợp, phân loại dữ kiện và việc tập hợp số liệu trong việc lập báo cáo theo phương pháp này sẽ thực hiện một cách nhanh chóng, không phức tạp trong việc xử lí và tổng hợp thông tin. Phương pháp này công bố những loại thu gộp và thanh toán gộp bằng tiền mặt chính, cân đối giữa lợi nhuận trước thuế và tiền thu được từ hoạt động kinh doanh đã trình bày trong bảng thuyêt minh cho BCLCTT. Tuy nhiên phương pháp này có những hạn chế nhất định, nó không chỉ rõ ra được lý do tại sao lượng tiền thuần từ hoạt động doanh nghiệp khác. Với nền kinh tế phát triển, công tác tổ chức kế toán chặt chẽ, áp dụng nhiều máy vi tính ở các nước phát triển thì việc IAS7 khuyến khích lập BCLCTT theo phương pháp này là phù hợp. Còn ở Việt Nam, công tác kế toán chủ yếu là thủ công, tổ chức chưa được chặt chẽ thì lập BCLCTT theo phương pháp này dựa vào ghi chép chi tiết kế toán thu, chi tiền trên thực tế rất khó thực hiện được. Do vậy phương pháp gián tiếp lập BCLCTT được sử dụng phổ biến hơn ở Việt Nam. 2>Phương pháp gián tiếp a>Nguyên tắc chung và cơ sở Thực chất phương pháp gián tiếp lập BCLCTT chỉ khác phương pháp lập trực tiếp ở việc lập các chỉ tiêu thuộc phần I, còn phương pháp lập các chỉ tiêu thuộc phần II và phần III giống phương pháp lập trực tiếp. Với phương pháp gián tiếp, phần I “Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh” được lập bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ khỏi ảnh hưởng của các nghiệp vụ không trực tiếp thu, chi tiền như các khoản dự phòng, khấu hao TSCĐ, chuyển đổi ngoại tệ… đã làm ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi tức; loại trừ các khoản lãi, lỗ của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đã tính vào lợi nhuận trước thuế; điều chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưu động như tăng, giảm các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho…Để hiểu rõ phương pháp này ta cần tìm hiểu một số vấn đề sau. Trước hết ta bắt đầu bằng khái niệm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, đó chính là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định, biểu hiện số tiền lãi, lỗ qua phương trình sau: Lợi tức trước thuế của doanh nghiệp trong 1 kỳ = DT thuần của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 kỳ - Tổng chi phí của các hoạt động kinh doanh của DN trong 1 kỳ Trong đó doanh thu thuần (DTT) của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ bao gồm DTT của hoạt động sản xuât kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. Trong một kỳ nhất định, doanh thu có thể thực thu bằng tiền hoặc chưa thu bằng tiền và có những khoản thực thu không thuộc doanh thu của kỳ. Mối quan hệ giữa DTT trong một kỳ nhất định với lượng tiền thực thu vào trong kỳ đó của doanh nghiệp được thể hiện ở công thức sau : Lượng tiền thu được trong 1 kỳ = DT thuần của hoạt động của DN trong 1 kỳ - Các khoản đã tính vào DT trong kỳ nhưng không thực thu tiền trong kỳ + Lượng tiền thực thu trong kỳ không thuộc DT trong kỳ Tiếp theo là khái niệm tổng chi phí của các hoạt động kinh doanh trong 1 kỳ nhất định của doanh nghiệp chính là khoản chi để tạo ra các khoản doanh thu. Xây dựng công thức thể hiện mối quan hệ giữa tổng chi phí và lượng tiền thực chi trong kỳ tương tự như nguyên tắc trên: Lượng tiền thực chi trong 1 kỳ = Tổng chi phí của các hoạt động KD của DN trong kỳ - Các khoản tính vào chi phí trong kỳ nhưng không thực chi tiền + Lượng tiền thực chi nhưng không tính vào chi phí trong kỳ Hơn nữa, để lập phần I “Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh” trong BCLCTT cáo thì cần phải loại trừ các khoản lãi, lỗ của hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Kết hợp các công thức trên ta có công thức xác định lượng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: Lượng tiền lưu chuyển thuần trongkỳ = Lợi tức trước thuế của DN trong kỳ + Lượng tiền thực thu không thuộc DT trong kỳ - Các chi phí trong kỳ không thuộc DT trong kỳ - Tính DT trong kỳ không thực thu tiền trong kỳ - Lượng tiền thực chi không tính chi phí trong kỳ - + Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính Để lập BCLCTT ta dựa vào các tài liệu sau - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu B02- DN) - Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01- DN) - Các tài liệu khác: sổ cái, các sổ kế toán chi tiết, báo cáo vốn góp, khấu hao, hoàn nhập dự phòng, hoặc các tài liệu chi tiết về mua, bán TSCĐ, trả lãi vay… b>Bảng mẫu và phương pháp lập từng chỉ tiêu cụ thể Bộ, tổng công ty Đơn vị… Mẫu số B01- DN Lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp gián tiếp) Quý… năm… Đơn vị tính… Chỉ tiêu Mã số Kỳ này Kỳ trước 1 2 3 4 I. lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận trước thuế Điều chỉnh cho các khoản Khấu hao tài sản cố định Các khoản dự phòng Lãi, lỗ do bán TSCĐ Lãi, lỗ do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi ngoại tệ Lãi, lỗ do đầu tư vào các đơn vị khác 6. Thu lãi tiền gửi Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh II. lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (Giống phương pháp trực tiếp) III. lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính (Giống phương pháp trực tiếp) Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ Tiền tồn đầu kỳ Tiền tồn cuối kỳ 01 02 03 04 05 06 07 20 30 40 50 60 70 Lập, ngày… tháng… năm… Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Phương pháp lập từng chỉ tiêu cụ thể trên BCLCTT theo phương pháp gián tiếp Phần I: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất,kinh doanh Chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” – Mã số 01 Chỉ tiêu này được lập căn cứ trực tiếp vào số liệu chỉ tiêu 13 “Tổng lợi tức trước thuế” (Mã số 60) của BCKQKKD ở cột “kỳ này”. Nếu số liệu là số âm (bị lỗ) sẽ ghi trong ngoặc đơn (…). Điều chỉnh các khoản sau: 1. Khấu hao TSCĐ - Mã số 02 Chỉ tiêu này được tính căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ, số phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp (phần ghi Nợ TK 627, 641, 642, 241 /Có TK 214). Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” (Mã số 01). Vì chi phí khấu hao là chi phí được tính vào chi phí trong kì nhưng không thực chi bằng tiền. 2. Các khoản dự phòng - Mã số 03 Chỉ tiêu này được tính căn cứ vào tổng số chênh lệch số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của tài khoản dự phòng (TK129- dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, TK139- DP phải thu khó đòi, TK159- DP giảm giá hàng tồn kho, TK229- DP giảm giá đầu tư dài hạn) trong sổ cái. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu mã số 01, nếu số dư đầu kỳ lớn hơn số dư cuối kỳ (chi phí dự phòng tăng lên, đây là chi phí được tính vào chi phí trong kì nhưng không thực chi bằng tiền); ngược lại trừ vào số liệu chỉ tiêu mã số 01 nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ (do tăng doanh thu trong kỳ nhưng không thực thu tiền) và ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). 3. Lãi, lỗ do bán TSCĐ - Mã số 04 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”- phần lãi lỗ do bán thanh lí TSCĐ trong kỳ. Số liệu chỉ tiêu này nếu lãi sẽ được trừ vào số liệu chỉ tiêu mã số 01 (đây chính là lãi từ hoạt động đầu tư) và được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…); ngược lại nếu lỗ sẽ được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” (lỗ từ hoạt động đầu tư). 4. Lãi, lỗ do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi tiền tệ - Mã số 05 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”- phần lãi, lỗ do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi ngoại tệ. Số liệu chỉ tiêu này nếu lãi sẽ được trừ vào số liệu chỉ tiêu mã số 01(đây chính là lãi từ hoạt động đầu tư) và được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…); ngược lại nếu lỗ sẽ được cộng vào số liệu chỉ tiêu mã số 01 (lỗ từ hoạt động đầu tư). 5. Lãi, lỗ do việc đầu tư vào đơn vị khác - Mã số 06 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”- phần lãi, lỗ do việc đầu tư vào đơn vị khác trong kỳ. Số liệu chỉ tiêu này nếu lãi sẽ được trừ vào số liệu chỉ tiêu mã số 01 (đây chính là lãi từ hoạt động đầu tư) và được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…); ngược lại nếu lỗ sẽ được cộng vào số liệu chỉ tiêu mã số 01(lỗ từ hoạt động đầu tư). 6. Thu lãi tiền gửi - Mã số 07 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán thu tiền trong kỳ báo cáo và trừ vào số liệu chỉ tiêu mã số 01(đây chính là lãi từ hoạt động tài chính) và được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”- Mã số 10. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” cộng hoặc trừ các khoản điều chỉnh. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm sẽ được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Chỉ tiêu này phản ánh luồng tiền được tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ đã loại trừ ảnh hưởng của các khoản thu nhập và chi phí không trực tiếp bằng tiền nhưng chưa tính đến sự thay đổi của các yếu tố của vốn lưu động 1.Tăng, giảm các khoản phải thu - Mã số 11 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của các tài khoản phải thu trong sổ cái. Bao gồm các tài khoản: TK131 dư nợ- Phải thu của khách hàng, TK133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, TK136- Phải thu nội bộ, TK138- Phải thu khác, TK141- Tạm ứng, TK142- Chi phí trả trước, TK144- Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn (phần đưa đi và nhận về bằng tiền), TK331 dư nợ- Trả trước người bán. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” (Mã số 10), nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ (lượng tiền thực thu trong kỳ không thuộc doanh thu trong kỳ). Ngược lại số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ, số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu có mã số 10 (khoản đã tính vào doanh thu trong kỳ nhưng không thực thu tiền trong kỳ) và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). 2. Tăng, giảm hàng tồn kho - Mã số 12 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của các tài khoản hàng tồn kho trong sổ cái, bao gồm các tài khoản: TK151- Hàng mua đang đi trên đường, TK152- Nguyên liệu, vật liệu, TK153- Công cụ, dụng cụ, TK154- Chi phí kinh doanh dở dang, TK155- Thành phẩm, TK156- Hàng hoá, TK157- Hàng gửi đi bán. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu mã số 10, nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ (khoản đã tính vào chi phí trong kỳ nhưng không thực chi tiền trong kỳ). Ngược lại số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu mã số 10 (lượng tiền thực chi trong kỳ không thuộc chi phí trong kỳ) và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). 3. Tăng, giảm các khoản phải trả - Mã số Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của các tài khoản phải trả trong sổ cái. Bao gồm các tài khoản: TK131 dư có- Khách hàng trả trước, TK315- Nợ dài hạn đến hạn trả, TK331 dư có- Phải trả cho người bán, TK333- Thuế và các khoản phải trả cho Nhà nước, TK334- Phải trả công nhân viên, TK335- Chi phí phải trả, TK336- Phải trả nội bộ, TK338- Phải trả, phải nộp khác. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu mã số 10, nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ (khoản đã tính vào chi phí trong kỳ nhưng không thực chi tiền trong kỳ). Ngược lại số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu mã số 10 (lượng tiền thực chi trong kỳ không thuộc chi phí trong kỳ) và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). 4. Tiền thu từ các khoản khác - Mã số 14 Chỉ tiêu này phản ánh các khoản tiền thực thu khác trong kỳ có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu khác đã trình bày. Vì vậy số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu mã số 10. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thu tiền mặt. 5. Tiền chi cho các khoản khác - Mã số 15 Chỉ tiêu này phản ánh các khoản tiền thực chi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu khác đã trình bày. Vì vậy số liệu chỉ tiêu này luôn luôn được trừ vào số liệu chỉ tiêu mã số 10 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết chi tiền mặt. Lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh - Mã số 20 Số liệu này được tính bằng tổng cộng số liệu chỉ tiêu từ mã số 10 đến mã số 20. Nếu số liệu chỉ tiêu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn (…). Phần II: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Nội dung và cách lập phần này tương tự như phương pháp trực tiếp. Phần III: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Nội dung và cách lập phần này tương tự như phương pháp trực tiếp. Các chỉ tiêu khác còn lại như chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ”(Mã số 50= Mã số 20+ Mã số 30+ Mã số 40) “Tiền tồn đầu kỳ” (Mã số 60) “Tiền tồn cuối kỳ” (Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60) cũng được lập giống phương pháp trực tiếp đã được trình bày ở trên. c>Nhận xét, đánh giá Việc lập BCLCTT theo phương pháp này sẽ thấy được mối quan hệ giữa lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ với lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh phát sinh trong kỳ đó như thế nào. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là chỉ nêu tổng lượng tiền chứ không nêu cụ thể từng khoản, từng loại tiền từ hoạt động kinh doanh. Để có lượng tiền thuần phải qua nhiều khoản điều chỉnh. Nhưng các khoản các điều chỉnh này do không trực tiếp liên quan đến tiền nhưng kết quả sau khi tính toán có được lượng tiền thuần thì người đọc khó hiểu, dễ cảm thấy vấn đề quá phức tạp nhất là đối với người không có chuyên môn kế toán. Do vậy để phương pháp này có thể được mọi đối tượng sử dụng thì cần phải giải thích rõ ràng, cụ thể từng chỉ tiêu. Tại sao lại sử dụng chỉ tiêu này để điều chỉnh và chỉ tiêu này được cộng vào còn chỉ tiêu kia bị trừ ra khỏi lợi nhuận trước thuế. Có như vậy người lập, người đọc báo cáo mới hiểu được nguồn gốc của sự tính toán các chỉ tiêu, dễ nhớ vấn đề hơn. Đây chính là thiếu sót của cơ quan ban hành và hướng dẫn việc lập BCLCTT, càng làm hạn chế thêm việc vận dụng BCLCTT trong thực tế ở nước ta. IAS không khuyến khích lập BCLCTT theo phương pháp này vì những hạn chế của nó. ở nước ta phương pháp này được sử dụng nhiều hơn nhưng do tình trạng trình độ kế toán nói chung còn yếu kém nên vẫn còn có những khó khăn nhất định. Do vậy trong hai phương pháp, chế độ kế toán Việt Nam cho phép các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động và trình độ cán bộ kế toán mà vận dụng phương pháp cho phù hợp. III. Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ số lưu chuyển tiền tệ Quản lý lưu chuyển tiền tệ, một nội dung chủ yếu trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Vì vậy phải có kế hoạch lưu chuyển tiền tệ và phải quản lý tốt kế hoạch này nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu trang trải các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Và sử dụng hợp lí lượng tiền tệ tạm thời nhàn rỗi để tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Có những yếu tố cơ bản sau ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thứ nhất là vòng quay vốn sản xuất. Về mặt lí luận, một chu kỳ luân chuyển vốn bắt đầu từ tiền chi ra để mua các yếu tố sản xuất đầu vào và kết thúc khi thu được tiền bán hàng. Vì vậy để tính tốc độ luân chuyển vốn thì tử số của công thức phải là tiền thu được trong kỳ chứ không phải là doanh thu: Vòng quay vốn sản xuất = Tổng thu nhập bằng tiền từ các hoạt động KD trong kỳ Vốn sản xuất bình quân Tỷ số này càng lớn chứng tỏ vòng quay vốn sản xuất nhanh và doanh nghiệp thu được tiền càng nhiều và ngược lại. Thứ hai là tỉ lệ lợi nhuận và khấu hao so với doanh thu tăng hay nói cách khác tỉ lệ chi phí không kể khấu hao so với doanh thu giảm sẽ làm cho tiền tạo được tăng. Một yếu tố cực kì quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp là các chỉ tiêu sinh lời phải khả quan và ngày càng được cải thiện. Nếu khả năng sinh lời so với doanh thu ngày càng lớn thì rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp và khả năng sinh lời tốt. Thứ ba là sự gia tăng hàng tồn kho (HTK) và các khoản phải thu sẽ làm giảm khả năng tạo tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy nếu tốc độ gia tăng HTK và các khoản phải thu quá lớn vượt quá khả năng bù đắp của lợi nhuận và khấu hao sẽ dẫn đến lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh âm. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tiền mặt do nhu cầu vốn tăng quá nhanh, đây là hiện tượng kinh doanh vượt quá khả năng vốn. Doanh nghiệp chỉ còn con đường tất yếu và duy nhất là tăng các khoản nợ ngắn hạn. Nếu kéo dài tình trạng này doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán và bị phá sản. Các hệ số hoạt động của doanh nghiệp như hệ số vòng quay HTK và kì thu tiền bình quân có thể dùng để đo tốc độ luân chuyển vốn hay tốc độ lưu chuyển tiền của doanh nghiệp: Hệ số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp = Giá vốn hàng bán Tồn kho bình quân Khi tốc độ tăng của HTK lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, hệ số vòng quay HTK giảm, tốc độ chu chuyển vốn bị chậm lại, nhu cầu vốn tăng lên vì vậy nhu cầu tiền cũng tăng lên. Hệ số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu bán chịu Bình quân các khoản phải thu Tốc độ tăng của doanh số bán chịu nhỏ hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu làm cho hệ số vòng quay các khoản phải thu giảm, vòng quay vốn chậm lại dẫn đến tốc độ luân chuyển cốn chậm lại, gia tăng nhu cầu tiền. Do vậy chính sách thương mại, tín dụng của doanh nghiệp cần phải tính toán dựa trên cơ sở nguồn lực tài chính của doanh nghiệp . Thứ tư sự gia tăng các khoản phải trả của doanh nghiệp làm tăng khả năng tạo tiền trong kỳ, nhưng nếu số dư các khoản phải trả không được duy trì tốt thì nó sẽ là nguyên nhân làm giảm tiền ở kỳ sau: Hệ số vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua chịu Bình quân các khoản phải trả người cung cấp Khi tốc độ tăng các khoản phải trả người cung cấp lớn hơn tốc độ tăng của doanh số mua chịu, hệ số vòng quay các khoản phải trả thấp, nhu cầu vốn lưu động giảm nên nhu cầu tiền cũng giảm. Tuy nhiên sẽ làm gánh nặng cho kỳ sau đồng thời làm tăng chi phí kinh doanh do không được hưởng chiết khấu thanh toán nếu doanh nghiệp trả tiền ngay. Ngoài ra một yếu tố khách quan nhưng cũng ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền của doanh nghiệp đó chính là thuế thu nhập, thuế suất cao làm giảm tiền từ hoạt động kinh doanh. Trên đây ta đã xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng thanh toán và khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, các chủ nợ và các nhà đầu tư xét đến các chỉ số trong BCLCTT , là các chỉ số hữu dụng nhất. 1>Đánh giá khả năng thanh toán Dùng các chỉ số lưu chuyển tiền tệ sau - Chỉ số về lượng tiền hoạt động (Operating Cash Flow- OCF) OC F= ND SD ND: Lượng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh SD: Tổng các khoản nợ ngắn hạn được trích từ BCĐKT Chỉ số này về cơ bản phụ thuộc bản chất ngành nghề doanh nghiệp đang hoạt động. - Chỉ số lưu chuyển quỹ (Fund flow coverage ratio- FFCR) FFCR = EBITDA IT EBITDA: Lợi tức trước thuế + khấu hao trích trong năm IT: Tiền kãi phải trả + các khoản thanh toán được điều chỉnh thuế + cổ tức ưu đãi được điều chỉnh thuế Chỉ số này nhấn mạnh vào việc doanh nghiệp có khả năng tạo ra đủ tiền để nộp thuế và trả lãi tiền vay hay không. Việc sử dụng chỉ số này để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đến hạn như trả lãi tiền vay, nợ ngắn hạn và các khoản lợi tức ưu đãi (nếu có). Chỉ số trả lãi (Cash interest coverage- CIC) CIC = NCIT SLI LCIT: Tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động trong kỳ + lãi và thuế đã trả SLI: Lãi ngắn hạn và dài hạn đã trả Kết quả của chỉ số này cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng trả lãi hay không. Nếu doanh nghiệp có vốn vay nhiều thì CIC tính được có giá trị thấp và ngược lại doanh nghiệp có CIC tính được có giá trị cao. Chỉ số trả lãi này có cùng bản chất với chỉ số trả lãi trước đây. Nhưng tử số của công thức cũ là thu nhập trong BCKQKD, còn công thức này là lượng tiền thuần từ hoạt động trong kỳ trên BCLCTT. Do vậy nó cho thấy mộy cách thực tế hơn về khả năng trả nợ tiền lãi của doanh nghiệp. - Chỉ số trả nợ ngắn hạn (Short time debt payment- SPD) SPD = SD SDY SD: Lượng tiền từ hoạt động kinh doanh được giữ lại là kượng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh – cổ tức trả bằng tiền mặt Chỉ số này chỉ ra rằng doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ hay không. Chỉ số càng cao thì khả năng trả nợ càng cao nhưng mức độ hợp lý tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. 2> Đánh giá khả năng hoạt dộng liên tục của doanh nghiệp Bên cạnh những vấn đề trong ngắn hạn thì kiểm toán, giám đốc tài chính phải biết doanh nghiệp có đủ khả năng để đáp ứng các vấn đề tài chính, khả năng hoạt động và đầu tư về lâu dài để phát triển hay không, doanh nghiệp phải chuẩn bị gì để trả các khoản đó trong dài hạn, có khả năng giữ một số cổ đông hay không và làm thế nào để tăng vốn. Để trả lời các câu hỏi trên cần phải sử dụng các chỉ số lưu chuyển tiền tệ sau: - Chỉ số tài trợ vốn (ES) ES = NC LA NC: Lượng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh LA: Lượng tiền chi cho đầu tư và tài sản dài hạn Chỉ số này tính được lượng vốn sẵn có để đầu tư phát triển cho chính doanh nghiệp và trả các khoản nợ ngắn hạn với mức độ hợp lí tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Chỉ số trả nợ hết các khoản nợ (DPED) DPED = CM SLD CM: Lượng tiền tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh SLD: Tổng các khoản nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả Chỉ số này thể hiện thời gian cần để trả hết các khoản nợ, với giả định các lượng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh dùng hết cho việc trả nợ. Bảng BCLCTT chỉ xem xét các dữ liệu phát sinh trong quá khứ, nhưng nó thực sự là một công cụ hữu ích giúp cho việc lập kế hoạch sử dụng vốn bằng tiền mặt được chuẩn xác hơn, chỉ số lưu chuyển tiền tệ giúp hiểu rõ hơn các vấn đề tiền mặt mà doanh nghiệp quan tâm. chương III hướng hoàn thiện bclctt BCLCTT trong hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam vẫn còn là báo cáo hướng dẫn, không mang tính bắt buộc mà chỉ mang tính hướng dẫn. Do vậy với các qui định hướng dẫn lập BCLCTT còn chưa chặt chẽ, thì các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi lập BCLCTT. Theo một số chuyên gia đánh giá thì không thể lập một BCLCTT theo các qui định đã ban hành. Để có thể lập BCLCTT thì cần có một số thay đổi trong các qui định. Trước hết là vấn đề liên quan đến thuế thu nhập. Trong phương pháp trực tiếp, thuế và các khoản phải trả cho ngân sách Nhà nước được ghi trong mã số 06 thuộc phần lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này là chính xác. Trong phương pháp gián tiếp, thì lợi nhuận được coi là lợi nhuận trước thuế được chuyển thành lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua một qui trình cân đối phức tạp. Do qui trình cân đối bắt đầu với thu nhập thuần trước thuế, thuế thu nhập phải được hạch toán đâu đó trong BCLCTT mà qui định của Việt Nam lại không qui định chỗ nào để hạch toán việc nộp thuế. Giải pháp cho vấn đề này khá hiển nhiên. Thuế đã trả phải được hạch toán như một yếu tố riêng biệt của lưu chuyển tiền tệ ngay sau mục những thay đổi trong vốn lưu động trong phần lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây chính là cách hạch toán thuế trong IAS7. Nói cách khác việc hợp nhất lưu chuyển tiền tệ của lợi tức trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể bắt đầu từ thu nhập thuần sau thuế thu nhập thay vì thu nhập thuần trước thuế thu nhập, với một điều chỉnh tương ứng cho bất kỳ một sự thay đổi tăng, giảm nào trong thuế phải trả thuộc tiểu mục những thay đổi trong vốn lưu động. Đây chính là cách lập BCLCTT theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Mỹ. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến nhầm lẫn liên quan đến mã số 05 “Lãi hoặc lỗ do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi ngoại tệ” trong phần lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương pháp gián tiếp. Trong qui định Việt Nam và IAS, các tài sản được đánh giá lại bằng cách tăng, giảm giá trị của chúng trong BCĐKT và ghi nợ, có tương ứng tài khoản 412 “chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ”. Việc đánh giá lại không được hạch toán trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh do vậy không làm ảnh hưởng đến lợi tức trước thuế. Điều này dẫn đến việc đánh giá lại không thể coi là một điều chỉnh để cân đối lợi tức trước thuế trong lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, mã số 05 còn bao gồm “Lỗ và lãi từ việc chuyển đổi ngoại tệ”. Trong qui định Việt Nam đặc biệt thông tư số 44- TC /TCDN ngày 08/07/1997 đã phân biệt rõ giữa lỗ và lãi từ việc chuyển đổi ngoại tệ đã thực hiện với chưa thực hiện (chênh lệch tỷ giá). Chênh lệch tỷ giá đã thực hiện được hạch toán trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lãi và lỗ do việc chuyển đổi ngoại tệ chưa thực hiện đối với tài sản và công nợ mang tính chất tiền ngắn hạn và lãi do việc không ảnh chuyển đổi ngoại tệ chưa thực hiện đối với tài sản và công nợ mang tính chất tiền dài hạn được phản ánh trong BCĐKT ở tài khoản 413. Trong khi đó lỗ do việc chuyển đổi ngoại tệ chưa thực hiện đối với tài sản và công nợ mang tính chất tiền dài hạn được tính trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như là các chi phí tài chính. Như vậy lãi, lỗ do chuyển đổi ngoại tệ đã thực hiện được hạch toán trong mã số 05 như một điều chỉnh để cân đối lợi nhuận trước thuế trong lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện không làm tăng, giảm luồng tiền ra hoặc vào. Và như vậy, trên lý thuyết nên hạch toán vào mã số 05. Tuy vậy chỉ có lỗ do chuyển đổi ngoại tệ chưa thực hiện đối với tài sản và công nợ mang tính chất tiền dài hạn được hạch toán vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nên chỉ những chênh lệch chưa thực hiện này được ghi vào trong mã số 05. Các chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện còn lại đều được hạch toán trong tài sản như vậy không làm ảnh hưởng đến thu nhập thuần. Do đó không nên ghi trong phần điều chỉnh để cân đối lợi nhuận trước thuế trong lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Về giải pháp, khi lấy chỉ tiêu vào mã số 05 ta chỉ lấy các định khoản đối ứng giữa tài khoản 413 với tài khoản 811 và 711. Như vậy những phần thay đổi tỷ giá ngoại tệ và cả lượng tiền có trong ngoại tệ đầu năm không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nên không được ghi trong mã số 05 nhưng lại ảnh hưởng đến lượng tiền Việt Nam đồng cho dù xét về ngoại tệ thì lượng tiền không đổi. Để hiểu rõ vấn đề này ta giả thiết công ty chỉ có một tài khoản ngoại tệ bằng USD trong đó chỉ có 1USD đầu năm và 1USD cuối năm. Công ty không có hoạt động gì trong suốt năm do vậy không có bất kỳ lượng tiền ra hoặc vào nào trong năm. Tuy nhiên nếu tỷ giá USD/VND thay đổi trong năm thì luồng tiền bằng VND trong BCĐKT đầu năm và cuối năm sẽ khác nhau. Do vậy lưu chuyển tiền ghi bằng ngoại tệ phải được chuyển đổi trong BCLCTT sử dụng tỷ giá xấp xỉ tỷ giá phổ biến trong ngày lưu chuyển, trên thực tế điều này có nghĩa là tỷ giá trung bình cho cả kỳ. Và các thay đổi tỷ giá với lượng tiền có trong ngoại tệ phải được trình bày riêng biệt một khoản mục với lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư. Mục đích của việc trình bày trên còn là để đối chiếu tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ trên BCLCTT phù hợp với tiền và tương đương tiền trên BCĐKT. Vấn đề thứ ba liên quan đến các chỉ tiêu “Tăng, giảm các khoản phải thu”- mã số 11, “Tăng, giảm hàng tồn kho”- mã số 12, “Tăng, giảm các khoản phải trả”- mã số 13 ở phương pháp gián tiếp sẽ không hợp lí nếu phát sinh các nghiệp vụ kinh tế không ảnh hưởng đến doanh thu hoặc chi phí trong kỳ. Ví dụ như khoản phải thu công nhân viên do làm mất mát, thiệt hại đến tài sản của công ty, nhận quà biếu hoặc nhận viện trợ làm tăng hàng tồn kho, khoản phải trả cho người bán do mua sắm, xây dựng TSCĐ… Vì vậy khi lập các chỉ tiêu trên phải có sự phân biệt, lựa chọn trên các tài khoản phải thu, hàng tồn kho, phải trả những nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ để điều chỉnh. Theo phương pháp trực tiếp, lập BCLCTT dựa vào tất cả các khoản thu và chi bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong sổ kế toán chi tiết thu tiền, chi tiền. để tìm các thông tin về dòng tiền mặt từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, tài chính thì tìm trên tài khoản tiền mặt là điểm hợp lí nhất. Trên tài khoản này, các quá trình trao đổi bằng tiền mặt riêng lẻ đã được tập hợp lại theo các khoản thu, khoản chi chủ yếu. Tất cả những việc còn lại là xác định xem mỗi khoản thu, khoản chi tiền mặt là thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư hay tài chính và đặt chúng vào loại phù hợp trên các dòng tiền lưu chuyển trong BCLCTT. Tuy việc phân tích tài khoản tiền mặt có vẻ là cách dễ nhất để lập báo cáo các dòng tiền mặt, nhưng có những hạn chế đáng ngại. Một là, nếu doanh nghiệp có rất nhiều khoản thu và chi tiền mặt cá thể đến nỗi sẽ không thực tế để xem xét lại toàn bộ. Hai là, tài khoản tiền mặt thường không chứa đựng sự mô tả cho từng quá trình trao đổi bằng tiền mặt. Do đó, cho dù tài khoản tiền mặt cho thấy số tiền của từng số ghi “Nợ”, ghi “Có” cũng thường không thể xác định được quá trình đó thuộc loại nào bằng cách nhìn vào tài khoản tiền mặt. Như vậy tài khoản tiền mặt không cung cấp đủ thông tin cần thiết để lập báo cáo các dòng tiền luân chuyển. Để có được các thông tin đầy đủ hơn, ta cần phân tích các biến động trong các tài khoản không bằng tiền mặt. Khi ghi sổ dòng thu và chi tiền bằng cách ghi nợ hoặc có vào tài khoản tiền mặt, doanh nghiệp đồng thời cũng lập các bút toán nợ và có vào các tài khoản khác. Một số những tài khoản này được phản ánh trên BCĐKT, còn những tài khoản khác là những tài khoản chi phí và thu nhập cuối cùng sẽ nằm trong tài khoản 421”Lợi nhuận chưa phân phối” trên BCĐKT. Như vậy tất cả các quá trình về tiền mặt cuối cùng ảnh hưởng đến các tài khoản không bằng tiền mặt trên BCĐKT. Do đó, bản chất của các dòng thu và chi tiền mặt có thể được xác định bằng cách kiểm tra các biến động của các tài khoản không bằng tiền mặt. Đó là cách lập BCLCTT bằng cách điều chỉnh doanh thu, sự biến động của các khoản phải thu, giá vốn hàng bán, sự biến động của các khoản phải trả, hàng tồn kho và các khoản không phải trả tiền… để xác định luồng tiền vào và luồng tiền ra. Cách này ở Việt Nam ít được biết đến có thể do trình độ và yêu cầu của kế toán Việt Nam. Cụ thể, thông qua một số phương trình sau cho thấy mối quan hệ quan trọng giữa các tài khoản tiền mặt và các tài khoản không là tiền mặt trên BCĐKT: Luồng tiền vào thu từ khách hàng = Doanh thu bán hàng trong kỳ + Phải thu khách hàng đầu kỳ - Phải thu khách hàng cuối kỳ Luồng tiền ra trả cho người bán = Số tiền hàng mua vào trong kỳ + Phải trả người bán đầu kỳ - Phải trả người bán cuối kỳ Trong đó số tiền hàng mua vào trong kỳ được xác định như sau tiền hàng mua vào trong kỳ = Giá vốn hàng bán trong kỳ + Tồn kho cuối kỳ - tồn kho đầu kỳ Tương tự theo nguyên tắc trên, các luồng tiền vào và luồng tiền ra khác cũng được tính toán và lập như thế. Lưu ý là tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” chịu ảnh hưởng của thu nhập và chi phí. Do đó, phải xem xét các chỉ tiêu trên BCKQKD để giúp cho việc giải thích biến động của lợi nhuận. Thực tế, các chỉ tiêu trên BCKQKD cung cấp thông tin quan trọng có liên quan đến các biến động của một vài tài khoản trên BCĐKT . Khi lập BCLCTT theo cách này ta kiểm tra được từng tài khoản không là tiền mặt và cũng chỉ rõ mọi hoạt động đầu tư và tài chính không là tiền mặt trong kỳ. IAS7 khuyến khích lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp vì những ưu điểm của nó, và đây là cách kế toán Mỹ sử dụng. ở Việt Nam, để đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế phải hoàn thiện chế độ kế toán, có được những thông tin hữu ích cho người ra quyết định thì phương thức lập BCLCTT cũng phải được hoàn thiện hơn, sát với nhu cầu hiện tại của quốc tế cũng như của Việt Nam. Trên đây là một số các giải pháp em đưa ra với mong muốn khắc phục khó khăn trong việc lập BCLCTT và với mục đích BCLCTT sẽ trở thành báo cáo tài chính bắt buộc, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng. Kết luậN Mục đích của BCLCTT là cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là đánh giá khả năng thanh toán, khả năng hoạt động liên tục của một doanh nghiệp. BCLCTT là một trong những báo cáo không thể thiếu được đối với những doanh nghiệp trong nước có nền kinh tế thị trường, có thị trường chứng khoán. ở nước ta, với chủ trương phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp, thị trường chứng khoáng đã xuất hiện thì đòi hỏi hệ thống kế toán phải được xây dựng thật linh hoạt, phù hợp, đáp ứng thông tin hữu ích của những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Hơn nữa nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, hoà nhập với nền kinh tế thế giới, đang khuyến khích đầu tư nước ngoài thì việc đổi mới hệ thống báo cáo tài chính cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế có tính đến đặc điểm kinh tế của Việt Nam là điều không thể thiếu. Do đó nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của BCLCTT và dần dần đua nó vào là báo cáo tài chính chính thức, trở thành công cụ đắc lực trong việc cung cấp thông tin phải là vấn đề thiết thực phải làm. Tuy nhiên, do BCLCTT còn quá mới đối với đội ngũ làm công tác kế toán ở nước ta nên cần có một thời gian để tập dượt làm quen. Hơn nữa việc soạn thảo và ban hành các qui định, chuẩn mực đáp ứng yêu cầu lập BCLCTT là một quá trình nghiên cứu, hoàn thiện dần dần từng bước, không thể đòi hỏi đồng bộ và hoàn thiện ngay được. Chúng ta không thể cầu toàn, đòi hỏi giải quyết triệt mọi vấn đề ngay lập tức, mà phải dần dần hoàn thiện mới có thể đáp ứng được những yêu cầu đó. Các chuẩn mực, qui định ban ra phải đảm bảo tính phù hợp và đi vào cuộc sống thực tiễn ở từng giai đoạn và từng thời kỳ nhất định. TàI liệu tham khảo Các chuẩn mực kế toán quốc tế, 2000. Tài liệu bồi dưỡng kế toán, kiểm toán Mỹ, AASC, 1994 TS Nguyễn Văn Công, Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, 2001. Giáo trình “Phân tích kinh doanh”, ĐHKTQD, 2000. TS Nguyễn Văn Công, Báo cáo tài chính và phân tích kinh doanh, 1998. Các tạp chí tham khảo: - Tạp chí Kế toán số: 14, 16, 18, 21, 24. - Tạp chí Kinh tế phát triển số 8, 9 năm 1999. - Tạp chí Tài chính số 13, 17. CHƯƠNG I Tầm quan trọng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1 CHƯƠNG II CáCH LậP BCLCTT Và CÔNG TáC PHÂN TíCH ĐáNH GIá TìNH HìNH TàI CHíNH DOANH NGHIệP 4 I. Một số vấn đề chung 4 1> Vì sao có sự khác biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền 4 2> Luồng tiền và phân loại luồng tiền 4 II. Các phương pháp lập BCLCTT 6 2>Phương pháp trực tiếp 6 Phần I: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh 8 2.Tiền thu được từ các khoản phải thu - Mã số 02 8 3. Tiền thu từ các khoản khác - Mã số 03 8 4. Tiền đã trả cho người bán - Mã số 04 8 5. Tiền đã trả cho công nhân viên - Mã số 05 8 6. Số tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước - Mã số 06 9 8. Tiền đã trả nợ cho các khoản khác - Mã số 08 9 Phần II: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 9 1.Tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào đơn vị khác - Mã số 21 9 2.Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác - Mã số 22 10 3.Tiền thu do bán TSCĐ - Mã số 23 10 4. Tiền đầu tư vào các đơn vị khác - Mã số 04 10 5. Tiền mua TSCĐ - Mã số 25 10 Phần III:lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính 10 1. Tiền thu do đi vay - Mã số 31 10 2. Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn - Mã số 32 10 3. Tiền thu từ lãi tiền gửi - Mã số 33 10 4. Tiền đã trả nợ vay - Mã số 34 11 5. Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu - Mã số 35 11 6. Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư - Mã số 36 11 2>Phương pháp gián tiếp 12 a>Nguyên tắc chung và cơ sở 12 b>Bảng mẫu và phương pháp lập từng chỉ tiêu cụ thể 14 Phần I: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất,kinh doanh 15 1. Khấu hao TSCĐ - Mã số 02 15 2. Các khoản dự phòng - Mã số 03 15 3. Lãi, lỗ do bán TSCĐ - Mã số 04 16 4. Lãi, lỗ do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi tiền tệ - Mã số 05 16 5. Lãi, lỗ do việc đầu tư vào đơn vị khác - Mã số 06 16 6. Thu lãi tiền gửi - Mã số 07 16 1.Tăng, giảm các khoản phải thu - Mã số 11 16 2. Tăng, giảm hàng tồn kho - Mã số 12 17 3. Tăng, giảm các khoản phải trả - Mã số 17 4. Tiền thu từ các khoản khác - Mã số 14 17 5. Tiền chi cho các khoản khác - Mã số 15 18 Phần II: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 18 Phần III: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 18 c>Nhận xét, đánh giá 18 III. Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ số lưu chuyển tiền tệ 19 1>Đánh giá khả năng thanh toán 21 2> Đánh giá khả năng hoạt dộng liên tục của doanh nghiệp 22 chương III 23 hướng hoàn thiện bclctt 23 Kết luậN 27 TàI liệu tham khảo 28

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35127.doc
Tài liệu liên quan