Muốn vậy trước hết phải tập trung vào công nghệ thông tin (đây là điểm còn yếu kém của các DNBH Việt Nam),đáp ứng nhu cầu quản lý từ khâu khai thác,theo dõi hợp đồng,khách hàng,tiếp nhận thông tin từ khách hàng,xử lý sự cố thiên tai,tai nạn,giám định bồi thường,tính phí,đánh giá rủi ro.Các DNBH trước đây đã đầu tư nhiều vào công nghệ thông tin nhưng thiếu đồng bộ nên ít nhiều đã có thất bại hoặc hiệu quả ứng dụng điều hanh không cao.Con đường ngắn nhất là từng DNBH Việt Nam lựa chọn đối tác chiến lược để tiếp thu kinh nghiệm,năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp cũng như tiếp thu những phần mềm quản lý của họ mang tính hệ thống và thực tiễn ứng dụng hiệu quả cao.
Hai là cần tạo ra thế mạnh hơn hẳn của DNBHVN về địa lý,văn hóa,pháp luật để cạnh tranh với các DNBH nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam.
Thế mạnh địa lý tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng,đầu tư mở rộng các dịch vụ gia tăng đối với khách hàng và việc giải quyết giám địnhcũng như bồi thường nhanh nhất,trực tiếp tới khách hàng.
Thế mạnh về văn hóa tạo điều kiện cho các DNBH hiểu biết được mục đích, nhu cầu, mong muốn của khách hàng tiềm năng trước khi lựa chọn sản phẩm BH và DNBH để đáp ứng như: phương pháp tiếp cận khách hàng, cách thức tuyên truyền vận động khách hàng mua BH, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm BH để có thể mở rộng phạm vi BH hoặc đưa ra sản phẩm BH mới, những khó khăn vướng mắc mà khách hàng cần DNBH cùng tháo gỡ
Thế mạnh về pháp luật là điều quan trọng nhất vì người được BH sẽ được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước pháp luật VN. Hồ sơ và thủ tục đòi bồi thường, biên bản giám định, chứng từ chứng minh thiệt hại dễ dàng thực hiện tại VN và được luật pháp VN công nhận. Nếu có gì không thỏa thuận được khách hàng có thể kiện DNBH ra Tòa án VN. Đây là lợi thế hơn hẳn. Nếu một số khách hàng tham gia BH với DNBH đang hoạt động tại nước ngoài có thể họ yêu cầu chứng thu giám định tổn thất tại một công ty giám định có uy tín quốc tế không công nhận những kết quả của cơ sở y tế, cơ quan công an, chính quyền địa phương như các DNBHVN thường làm. Mặt khác, bộ hồ sơ bồi thường nếu có một loại giấy tờ nào đó do sơ suất về ngày tháng năm, số lượng, đơn giá, trị giá, người lập không phù hợp với giấy tờ còn lại có thể bị từ chối bồi thường mà không được làm lại. Giải quyết tranh chấp với DNBH đang hoạt động ở nước ngoài là rất khó khăn về ngôn ngữ, luật sư, nguồn luật và Tòa đứng ra xét xử nên người được BH sẽ khó có thể theo đuổi vụ kiện hoặc thắng kiện.
30 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay,hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của bất kỳ nước nào trên thế giới,từ đối đầu các quốc gia đã chuyển sang đối thoại,hợp tác quan hệ trên cơ sở hai bên cùng có lợi,cùng nhau phát triển kinh tế và Việt Nam cũng là một trong các quốc gia đó.Nền kinh tế Việt Nam đã ngày càng gắn chặt với nền kinh tế thế giới.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta được thực hiện thông qua việc mở rộng hoạt động XNK,đầu tư nước ngoài,tín dụng nước ngoài.Trong đó hoạt động XNK có tầm quan trọng hơn cả,là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh.Tuy nhiên hoạt động XNK luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro không thể lường trước được nó không chỉ ảnh hưởng tới các nhà XNK,tới nền kinh tế mà còn có thể gây nên mối bất hòa giữa các quốc gia với nhau bởi vậy bảo hiểm hàng hóa XNK ra đời và phát triển.Sự phát triển của bảo hiểm hàng hóa XNK đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XNK yên tâm mở rộng quy mô hoạt động,đảm bảo khả năng tài chính cho doanh nghiệp,đồng thời đẩy nhanh quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài,từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển,thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa các nước nhau.
Và đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO thực hiện tự do hóa thương mại thì hoạt động XNK diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn,do đó mà nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam có tiềm năng phát triển hơn nữa.Nhưng trên thực tế những năm gần đây cho thấy bảo hiểm hàng hóa XNK của nước ta vẫn còn thấp không phản ánh đúng tiềm năng XNK của nước ta.
Vậy gia nhập WTO đã có những tác động gì đến thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm hàng hóa XNK nói riêng và cần phải có những giải pháp gì để nâng cao tỉ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước.Chính vì vậy em đã chọn đề tài:
“Bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam sau khi gia nhập WTO” cho đề án môn học của mình.
Do điều kiện thời gian,kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế nên đề án của em không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo để đề án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn,chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn TS. Phạm Thị Định.
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BHHHXNK
1.1. Sự cần thiết và lịch sử ra đời của bảo hiểm
Bảo hiểm ra đời,tồn tại và phát triển là do trong cuộc sống có nhiều rủi ro xảy ra,gây nên tổn thất cho người và của.Rủi ro có rất nhiều loại rủi ro như:do thiên tai,cháy ,tai nạn trộm cắp…nên tùy theo đối tượng thuộc loại nào mà người ta mua bảo hiểm cho phù hợp.
Xã hội ngày càng văn minh hiện đại thì con người càng cần một cuộc sống được đảm bảo an toàn trước những tai nạn rủi ro đang rình rập xung quanh.Một ngày không có bảo hiểm thì xã hội sẽ ra sao?Nếu không có các nhà bảo hiểm thì những nạn nhân và các doanh nghiệp Mỹ làm sao thoát khỏi cảnh sa cơ khi cơn bão Andrew gây ra thiêt hại tới 30 tỷ USD,hoặc trận động đất ở Los Angeles gây tổn thất hàng tỷ USD,và cơn bão Katrina gây tổn thất nhiều tỷ USD,và còn bao nhiêu nữa những thảm họa diễn ra hàng ngày,hàng giờ trên trái đất nếu như ta biết rằng hàng năm những nhà bảo hiểm đã san sẻ rủi ro cho nhiều vùng khác nhau trên toàn cầu hàng tỷ USD.Ví dụ như năm 1992 các nhà bảo hiểm đã thu và phân chia rủi ro số tiền phí bảo hiểm là1446 tỷ USD với giá trị tài sản tương ứng hàng trăm ngàn tỷ USD.
Về nguồn gốc ra đời của bảo hiểm thì không ai biết chính xác nó ra đời từ năm nào .Người ta chỉ biết rằng từ hàng ngàn năm trước ở Trung Hoa cổ đại những người nông dân đã biết bảo nhau khi được mùa mỗi hộ góp vài hộc lúa vào kho chung phòng khi mất mùa,thiên tai,đói kém thì mang thóc đã để dành chia cho nhau.Và thưở thành Babilon đang độ hưng thịnh,việc buôn bán sầm uất,tấp nập,người ta giao thương làm ăn chủ yếu dựa vào các đội thương thuyền vượt biển,song buôn bán bằng thương thuyền chẳng khác nào “trứng để đầu đẳng”với biết bao rủi ro,nếu chẳng may thương thuyền gặp nạn thì thương gia trắng tay.Trước những rủi ro như thế,những thương gia khôn ngoan nhất đã tìm cách san bớt hàng hóa của mình sang nhiều thuyền buôn khác nhau phòng khi bất trắc họ chỉ mất một phần của cải,không đến nỗi khánh kiệt gia tài.
Không ai biết chính xác ông tổ của nghề bảo hiểm nhưng có lẽ ở khởi đầu của bảo hiểm là ở Ý và sau đó là ở Anh.Thời đó đã có một khối lượng giao dịch thương mại đường biển lớn giữa Anh và Ấn độ và châu Mỹ,khi đó người ta chỉ mới biết bảo hiểm những thứ dễ gặp rủi ro,nhất là hàng hóa và tàu biển.Sau thế kỷ 18 công nghiệp phát triển và ra đời bảo hiểm trên cạn.Các khách hàng và các chủ bảo hiểm thường thương lượng với nhau về bảo hiểm trong 1 tiệm cà phê của một người đàn ông tên là Eward Lloyd.Và ngày nay Lloyd’s là tên gọi của 1 thị trường bảo hiểm rất nổi danh ở Luân Đôn.Lloyd’s ra đời từ năm 1876 và cho đến nay đã cho ra đời nhiều bộ luật quy định về bảo hiểm được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Ngày nay khi các mối quan hệ kinh tế,chính trị,xã hội liên quan đến nhau một cách khăng khít và phức tạp thì bảo hiểm thực chất là một chất keo kết dính các mối quan hệ đó một cách ổn định và bền chặt.Cả trên phạm vi toàn cầu,bảo hiểm cũng góp phần liên kết các quốc gia,các châu lục thành một khối bền vững,nhằm chống và ngăn chặn cho nhân loại trước muôn vàn nguy hiểm.
Trong thương mại quốc tế,bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình chuyên chở từ nước người bán đến nước người mua cũng là một dịch vụ quan trọng không thể tách rời và đã trở thành tập quán trong giới thương mại quốc tế.Phương tiện vận tải và hàng hóa chuyên chở là những tài sản có giá trị rất lớn,để đảm bảo cho công việc kinh doanh được bình thường,liên tục và ổn định khi có các rủi ro xảy ra,các nhà kinh doanh đã biết gắn chặt công việc kinh doanh của mình với dịch vụ bảo hiểm.Bên cạnh đó,quá trình vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác có liên quan đến nhiều quốc gia,chủ thể khác nhau nên bảo hiểm ra đời không những đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn cho các chủ hàng mà còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ quốc tế thông qua con đường thương mại.Vì vậy bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa XNK nói riêng là sự cần thiết khách quan.
1.2. Tác dụng
Không phải ngẫu nhiên mà bảo hiểm ra đời và ngày càng phát triển,và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cũng vậy,cùng với sự phát triển của nền kinh tế hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển thì bảo hiểm hàng hóa XNK cũng đạt đến sự chuẩn hóa cao hơn.Tuy nhiên xét về tổng thể,bảo hiểm hàng hóa có những tác dụng sau:
Thứ nhất: Đảm bảo về mặt tài chính cho những người được bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra gây nên tổn thất cho các đối tượng được bảo hiểm,thì được người bảo hiểm bồi thường tổn thất.Từ đó công việc kinh doanh của họ được tiếp tục bình thường,không vì tổn thất mà đình trệ hay phá sản.
Thứ hai: Thúc đẩy ý thức đề phòng,hạn chế tổn thất,tăng cường an toàn vật chất tài sản trong kinh doanh:vì có đóng bảo hiểm nên các thương nhân sẽ chú trọng nhiều tới những rủi ro có thể xảy ra gây thiệt hại nhiều cho hàng hóa của mình,do đó họ ý thức hơn trong vấn đề đề phòng tối đa các rủi ro đó.
Thứ ba: Cũng giống như bảo hiểm nói chung,bảo hiểm hàng hóa XNK cũng có khả năng tập trung được nguồn vốn rất lớn cho nền kinh tế,góp phần tạo việc làm,tăng thu cho ngân sách Nhà Nước:vì hoạt động bảo hiểm cũng là một hoat động kinh doanh bình thường,tạo ra lợi nhuận nên phải nộp thuế.Khi có tổn thất xảy ra,chính các nhà bảo hiểm phải đứng ra chịu trả tiền cho người bị thiệt(người được bảo hiểm),do đó làm giảm các khoản trợ cấp của Nhà nước(nếu như tài sản thiệt hại đó do nguồn vốn của Nhà nước tài trợ).
Thứ tư: Mang lại một nguồn lợi nhuận đáng kể cho các nhà kinh doanh bảo hiểm,lợi nhuận này là chênh lệch giữa phí bảo hiểm thu được từ những người tham gia bảo hiểm và những khoản thực tế phải bồi thường.
Thứ năm: Ở tầm vĩ mô,nâng cao tỷ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước có tác dụng góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc gia.
Với hoạt động xuất khẩu theo điều kiện CIF,hàng hóa được chuyên chở bằng tàu trong nước và được công ty bảo hiểm trong nươc bảo hiểm sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ vì chi phí vận tải và phí bảo hiểm về thực chất được tính vào giá hàng và do phía nước ngoài trả.
Nhập khẩu theo điều kiện FOB có tác dụng giảm chi ngoại tệ,trong trường hợp này chúng ta chỉ phải chi ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa,mà không phải chi tiền nhập dịch vụ vận tải đường biển và dịch vụ bảo hiểm như trước đây.Số ngoại tệ chi cho mỗi hợp đồng ngoại thương giảm sẽ cải thiện tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai của nước ta.
Thứ sáu: Kim ngạch hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm tăng có tác dụng thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển.Theo nguyên lý số đông,lượng khách hàng tham gia càng lớn công ty bảo hiểm càng có điều kiện phân chia rủi ro giữa các đối tượng được bảo hiểm,tránh cho công ty trước những tổn thất lớn ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của công ty.
Thứ bảy: Bảo hiểm hàng hóa XNK góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế và mối quan hệ giữa các nước thêm bền vững.
Như vậy bảo hiểm hàng hóa XNK là một loại hình bảo hiểm rất quan trọng và không thể tách rời hoạt động thương mại quốc tế bởi nó mang lại những tác dụng to lớn đối với các bên liên quan trong quá trình XNK cũng như với nền kinh tế mỗi nước và thương mại thế giới đặc biệt là trong xu thế ngày nay khi mà toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra ngày càng rõ nét.
1.3. Gia nhập WTO và sự tác động đến thị trường bảo hiểm Việt Nam
1.3.1. Những cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam tại WTO
1.Những cam kết chung đối với các DNBH đang hoạt động ở nước ngoài:Được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam;nếu đáp ứng đủ các điều kiện được phép thành lập DNBH 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam;được phép thành lập công ty liên doanh kinh doanh bảo hiểm;được phép mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam không vượt quá tỉ lệ vốn điều lệ của DN đó theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê đất theo dự án đầu tư của mình.
2.Các cam kết riêng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
- DNBH hoạt động ở nước ngoài được cung cấp dịch vụ BH vào Việt Nam đối với:Dịch vụ BH cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;dịch vụ tái bảo hiểm;Dịch vụ vận tải quốc tế,bao gồm vận tải biển quốc tế,vận tải hàng không thương mại quốc tế(cả phương tiện,hàng hóa vận chuyển và bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ đó) và hàng hóa vận chuyển quá cảnh quốc tế;Dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm;Dịch vụ tư vấn,dịc vụ tính toán,đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường.
- DNBH có vốn nước ngoài đang hoat động tại Việt Nam:Kể từ ngày 1/1/2008 các DNBH 100% vốn đầu tư nước ngoài được phếp kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc.
- Chi nhánh của DNBH nước ngoài: Sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO,DNBH nước ngoài được phép thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam,căn cứ vào các qui định quản lý thận trọng.
Như vậy, các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài kể từ ngày 1/1/2008 đã được phép đối xử quốc gia, và được bình đẳng như các DNBH của Việt Nam. Các hạn chế về tái BH bắt buộc 20%, không được bán BH vào khu vực kinh tế nhà nước, hạn chế về mở chi nhánh của DNBH có vốn đầu tư nước ngoài đương nhiên bị bãi bỏ ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
1.3.2. Sự tác động của các cam kết đến thị trường bảo hiểm Việt Nam
Có thể nói bảo hiểm là ngành dịch vụ mà các thành viên WTO quan tâm và yêu cầu cao về mức độ mở cửa thị trường cho các công ty bảo hiểm nước ngoài.Tuy nhiên,mức cam kết của ta đạt được trong biểu cam kết tốt hơn so với mức cam kết của các nước mới gia nhập WTO gần đây.Về tổng thể ,mức cam kết như trên là tương đương với BTA.Điểm khác duy nhất là ta mở thêm cho chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ.Cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm trong nước sau WTO đã sôi động hơn và có tác dụng thúc đảy thị trường bảo hiểm phát triển.
Trên thực tế thị trường bảo hiểm nước ta đã mở cửa cho các công ty bảo hiểm quốc tế 100% vốn đầu tư nước ngoài từ năm 1999.Nhiều công ty bảo hiểm lớn trên thế giới đều đã có mặt tại thị trường Việt Nam.Từ khi mở cửa thị trường bảo hiểm (1993)các công ty bảo hiểm Việt Nam lớn mạnh hơn,doanh số vẫn tăng hàng năm.Việc phát triển thị trường bảo hiểm là yêu cầu tất yếu của đời sống xã hội,bảo hiểm là dịch vụ cơ bản rất cần thiết cho hoạt động đầu tư và thương mại.
Và khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO,việc thực hiện các cam kết đã tác động mạnh mẽ tới ngành bảo hiểm của Việt Nam.Theo đánh giá sơ bộ việc mở cửa thị trường theo các cam kết WTO về cơ bản sẽ có tác động tích cực đối với cạnh tranh,thúc đẩy sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo hiểm trong nước.
Việc cho phép thêm các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại thị trường Việt Nam sẽ tăng thêm năng lực khai thác bảo hiểm của thị trường bảo hiểm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên phạm vi quốc tế sẽ giúp chuyển giao công nghệ khai thác bảo hiểm và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm tại Việt Nam.
Với năng lực tài chính mạnh, các doanh nghiệp bảo hiểm mới tham gia thị trường này cũng sẽ cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Trong điều kiện cung cấp dịch vụ tốt hơn, khách hàng sẽ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất. Đặc biệt, chi phí bảo hiểm là một cấu phần ngày càng quan trọng trong chi phí sản xuất và kinh doanh của các đơn vị kinh tế khi nền kinh tế ngày càng phát triển, vì vậy giảm giá thành đầu vào đối với chi phí bảo hiểm sẽ giúp giảm một cách tương đối giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ đầu ra của các doanh nghiệp Việt Nam và là cơ sở để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung trong điều kiện toàn cầu hoá ngày càng được đẩy mạnh.
Có thể nói, việc cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ đem lại những lợi ích tổng thể cho thị trường.
Tuy nhiên, song song với các khía cạnh tích cực như vậy, điều kiện thị trường bảo hiểm với sự có mặt của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cũng sẽ đặt ra một số vấn đề như cạnh tranh không lành mạnh, hệ thống pháp lý chưa đủ mạnh để kiểm soát hoạt động đa dạng của các doanh nghiệp này, song các vấn đề này có thể được kiểm soát tốt nếu có những bước đi phù hợp trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của thị trường.
Gia nhập WTO không chỉ tác động đến hoạt động của thị trường bảo hiểm mà còn tác động đến khuôn khổ pháp luật và công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm.Các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm về cơ bản đã hoàn chỉnh,đảm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hầu hết các cam kết trong lĩnh vực này.Tuy nhiên,để triển khai thực hiện một số các kết còn lại và đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường,một số yêu cầu đặt ra về hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp luật:
- Để thực hiện các cam kết,bổ sung các quy định về chi nhánh trực tiếp của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài,bãi bỏ các quy định mang tính bảo hộ các doanh nghiệp trong nước về địa bàn hoạt động,đối tượng khách hàng,các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc,tái bảo hiểm bắt buộc;hoàn thiện các điều kiện;tiêu chuẩn cấp phép minh bạch,thận trọng thay thế cho cơ chế cấp phép theo từng trường hợp cụ thể.
- Bổ sung,sửa đổi một số quy định nhằm tăng khả năng giám sát tài chính của các công ty bảo hiểm bao gồm vốn pháp định,khả năng thanh toán,hoạt động tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục tiêu lựa chon được các nhà đầu tư có năng lực tài chính,cam kết lâu dài với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam,đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO.Các quy định này giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản trị điều hành,phát triển sớm các rủi ro đồng thời hỗ trợ cho công tác quản lý giám sát của các cơ quan chức năng.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế,chính sách đảm bảo sự lành mạnh của thị trường,bao gồm các quy định bảo vệ người tiêu dùng như hoàn thiện các quy định về nội dung và phương thức giao kết hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo tính an toàn của giao dịch cho cả người mua lẫn công ty bảo hiểm và các đối tượng có liên quan(đại lý,môi giới bảo hiểm).Cần có các quy định cụ thể và đặc thù hơn điều chỉnh hoạt động cạnh tranh đảm bảo cạnh tranh công bằng và lành mạnh trên thị trường ngành bảo hiểm bởi đây là một ngành rất đặc thù và nhạy cảm.
II. BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
2.1. Khái quát thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK trước khi gia nhập WTO
Thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK đã hình thành và phát triển rất mạnh mẽ từ những ngày sơ khai của thị trường bảo hiểm.Ở Việt Nam,từ những năm 1960,tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa.Bảo Việt đã độc quyền trên cả thị trường bảo hiểm đến cuối năm 1994.Sau khi nhà nước ban hành những quy định mới,mở cửa nền kinh tế,xóa bỏ chế độ độc quyền trong nhiều ngành trong đó có ngành bảo hiểm,nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã ra đời như Bảo Minh,PJICO,PVI,Bảo Long…làm cho thị trường bảo hiểm ngày càng sôi động hướng đến hội nhập quốc tế.Tuy nhiên cho đến nay,hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở mức rất hạn chế,tốc độ tăng trưởng không cao.Cụ thể:
Bảng 1:Số lượng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm giai đoạn 2003-2006
Chỉ tiêu
Kim ngạch hàng hóa XNK(tỷ USD)
Kim ngạch hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước(tỷ USD)
Tỉ trọng(%)
XK
NK
XK
NK
XK
NK
2003
20,2
25,2
0,972
6,37
4,81
25,3
2004
26,4
31,9
1,003
8,74
3,8
27,4
2005
32,4
36,9
1,62
10,51
5,0
28,5
2006
40,3
43,2
2,015
13,4
5,0
31,2
(Nguồn:Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Nhìn chung hoạt động XNK của nước ta tăng nhanh trong các năm qua,năm 2003 tổng kim ngạch XNK đạt 45,4 tỷ USD trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 20,2 tỷ USD,kim ngạch nhập khẩu đạt 25,2 tỷ USD.đến năm 2006 tổng kim ngạch XNK đã đạt 83,5 tỷ USD tăng gần gấp đôi so với năm 2003.Như vậy có thể thấy rằng hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn.Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh trong thời gian qua tất nhiên sẽ kéo theo sự gia tăng của nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu,theo thông lệ quốc tế tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải tham gia bảo hiểm,vì thế thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK của nước ta có cơ hội lớn để phát triển và tăng mạnh về doanh thu.
Tuy nhiên trái ngược với số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu thì nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa của nước ta vẫn còn thấp,chưa xứng với tiềm năng XNK của nước ta.
2.2. Thực trạng BHHHXNK Việt Nam sau khi vào WTO
2.2.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn
a.thuận lợi
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế WTO.Nền kinh tế Việt tiếp tục mở cửa và hội nhập quốc tế với mức độ sâu rộng hơn với nhiều cơ hội và thách thức cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hội nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng.
Gia nhập vào tổ chức WTO,bước vào sân chơi chung của nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa nói riêng.Những thuận lợi đó là:
- Việc tham gia thị trường của những công ty bảo hiểm mới,đặc biệt là các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ đa dạng hóa và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam qua đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa.
- Mở cửa thị trường đã tạo điều kiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nghiệp vụ này.Các công ty bảo hiểm trong nước có điều kiện tiếp thu ở một trình độ nhất định những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành của các công ty bảo hiểm nước ngoài.Bên cạnh đó,sức ép cạnh tranh lớn hơn buộc các công ty bảo hiểm trong nước phải chủ động điều chỉnh mô hình và chính sách quản lý,đào tạo nhân viên,ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo được lợi thế với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.
- Gia nhập WTO sẽ thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao,hàng hóa và các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ có một thị trường rộng lớn hơn,đồng thời hàng hóa của các nước thành viên WTO sẽ tràn vào thị trường Việt Nam.Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển một cách nhanh chóng,tạo tiền đề cho các ngành nghề phát triển như :giao thông vận tải đường bộ,hàng không,xuất nhập khẩu làm tiền đề cho bảo hiểm hàng hóa phát triển.
- Gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu quốc tế,tận dụng được kinh nghiệm,công nghệ,sản phẩm mới và hệ thống của đối tác chiến lược để phát triển hệ thống phân phối sản phẩm,nâng cao uy tín thương hiệu của mình.
b.khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì việc mở cửa thị trường bảo hiểm với sự tham gia ngày càng nhiều các công ty bảo hiểm nước ngoài cũng có những khó khăn nhất định đối với các công ty bảo hiểm trong nước,đó là :
- Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa sẽ phải chia sẻ thị phần cho các công ty nước ngoài và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
- Hiện tại mức phí bảo hiểm tại Việt Nam còn khá cao do đó các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khá vất vả khi gặp những tập đoàn bảo hiểm tầm cỡ với chương trình bảo hiểm toàn cầu có mức phí rất thấp.
- Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước sẽ đứng trước sức ép cạnh tranh lớn trong khi năng lực về vốn,công nghệ còn yếu và nhỏ bé ảnh hưởng trực tiếp đến doanhh thu của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa.
- Biến động về nhân sự giữa các công ty bảo hiểm.Một thực tế đã diễn ra khi sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp bảo hiểm nhanh hơn gia tăng nguồn nhân lực trong ngành đã dẫn đến sự di chuyển nhân sự giữa các công ty bảo hiểm.Nếu để mất lực lượng cán bộ cốt cán sẽ kéo theo mất doanh thu thị phần là điều chăc chắn.Do đó,nếu các công ty bảo hiểm trong nước không có những chính sách điều chỉnh liên quan đến chính sách nhân sự trong thời gian tới sẽ bị mất lợi thế quan trọng trước các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh.
- Thị trường phát triển nhanh về quy mô,đa dạng về sản phẩm là sức ép đối với các nhà quản lý trong lĩnh vực này,bao gồm yêu cầu phải đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng ;khả năng giải quyết quyền lợi tranh chấp ;thị trường bị chia cắt manh mún và vấn đề rất quan trọng là ngăn ngừa rủi ro mang tính hệ thống.
2.2.2. Thực Trạng Hoạt Động BHHHXNK
a.Tình hình kinh tế
Bước vào năm 2007 Việt nam có thuận lợi cơ bản là sau hơn 20 năm đổi mới thế và lực của nền kinh tế cũng như những kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường đều đã được tăng lên đáng kể. Việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%). Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á, tăng trưởng kinh tế năm 2007 của Việt nam đứng thứ hai sau Trung quốc trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực.
Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% tổng sản phẩm trong nước và tăng 15,8% so với năm 2006. Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm 2007 đạt khoảng 12,4 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu dịch vụ 6 tỷ USD, tăng 18,2% và giá trị nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD, tăng 24,9%.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt nam tính đến hết năm 2007, tổng doanh thu thị trường bảo hiểm Hàng hải Việt nam đạt gần 1.529 tỷ đồng tăng gần 33% so với cùng kỳ năm trước.
b.Bảo hiểm hàng hóa
Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006. Có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD là Dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt may 7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản 3,8 tỷ USD, tăng 12,9%; sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD, tăng 22,3%; điện tử máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,5%; cà phê 1,8 tỷ USD, tăng 52,3%; gạo 1,4 tỷ USD, tăng 13,9%; cao su cũng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,8%; than đá trên 1 tỷ USD, tăng 11,3%. Thị trường xuất khẩu hàng hoá tiếp tục phát triển, hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với năm trước. Năm 2007 có 10 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó Mỹ 10 tỷ USD, tiếp đến là EU 8,7 tỷ USD; ASEAN 8 tỷ USD; Nhật Bản 5,5 tỷ USD và Trung Quốc 3,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, trong năm 2007 một số thị trường có xu hướng giảm như Australia và Iraq.
Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 đạt hơn 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2 tỷ USD, tăng 38,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31%. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao trong năm 2007 là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 10,4 tỷ USD, tăng 56,5%; xăng dầu 7,5 tỷ USD, tăng 25,7%; sắt thép gần 4,9 tỷ USD, tăng 66,2%; vải 4 tỷ USD, tăng 33,6%; điện tử, máy tính và linh kiện 2,9 tỷ USD, tăng 43,7%; chất dẻo 2,5 tỷ USD, tăng 34,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, da 2,2 tỷ USD, tăng 12,1%; hóa chất 1,4 tỷ USD, tăng 39,1%; ô tô 1,4 tỷ USD, tăng 101%; sản phẩm hóa chất gần 1,3 tỷ USD, tăng 27,1%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1,1 tỷ USD, tăng 52,6%, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ 1 tỷ USD, tăng 31,9%.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt nam tính đến cuối năm 2007, tổng doanh thu thị trường bảo hiểm hàng hóa Việt nam đạt trên 688 tỷ đồng tăng trên 30% so với cùng kỳ năm trước. Top 7 về doanh thu bảo hiểm hàng hóa bao gồm các công ty:
Bảng 2:Doanh thu phí nghiệp vụ BHHHXNK của các DNBH năm 2007
Tên doanh nghiệp
Doanh thu (tỷ đồng)
Thị phần
Bảo Việt
190,97
27.75%
Bảo Minh
143,58
20.86%
PJICO
79,12
11.49%
Bảo Long
65,68
9.54%
PVI
54,90
7.98%
UIC
39,36
5.72%
VIA
31,98
4.65%
Các công ty khác
82,71
12.02%
Tổng
688,31
100.00%
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt nam)
Mặc dù có mức tăng trưởng cao, tuy nhiên các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được khoảng 5% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu và 33% kim ngạch hàng nhập khẩu. Đây là con số nhỏ bé không phản ánh đúng tiềm năng XNK của nước ta. Thực trạng này đã tồn tại trong một thời gian dài, chủ yếu là do các thói quen mua FOB bán CIF trong hoạt động ngoại thương và một phần do năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế. Việc thay đổi tập quán cũ này khó thực hiện trong một sớm một chiều.
Năm 2007 tiếp tục chứng kiến tình hình cạnh tranh gay gắt để giành quyền bảo hiểm từ các khách hàng quen thuộc cũng như những mặt hàng có tỷ lệ tổn thất cao. Cũng giống như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm hàng hóa phải đối mặt với một thực tế là khách hàng cùng một lúc san sẻ dịch vụ cho nhiều công ty bảo hiểm khác nhau để tranh thủ việc cạnh tranh về phí bảo hiểm. Đặc biệt đối với một số công ty bảo hiểm mới ra đời khi thương hiệu còn chưa được nhiều người biết đến và thiếu đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có kinh nghiệm lại phải “chạy” doanh thu nên cách chào giá cạnh tranh đến mức phi kỹ thuật là gần như bắt buộc.
Thực trạng thiếu khai thác viên có kinh nghiệm ngày càng nghiêm trọng khi số lượng các công ty bảo hiểm ngày càng nhiều và việc di chuyển sang công ty khác để có vị trí cao hơn càng phổ biến. Một vài công ty thiếu cán bộ có kinh nghiệm trong bảo hiểm hàng hóa nên các đơn bảo hiểm cấp ra đôi khi chưa phù hợp, lấy điều khoản của nghiệp vụ khác áp dụng cho loại hình này hay chấp nhận cấp đơn bảo hiểm hàng hóa cho các đối tượng không phải là hàng hóa vận chuyển. Cũng đã có những trường hợp môi giới tham gia “phá” thị trường bằng việc kết hợp cả bảo hiểm thân vỏ container của người chuyên chở với hàng hóa của chủ hàng rồi để các công ty bảo hiểm thiếu kinh nghiệm gặp nhiều khó khăn trong thu xếp tái bảo hiểm…
Tỷ lệ bồi thường bình quân của nghiệp vụ trong năm trên 65%. Các mặt hàng nhạy cảm như bột mì, khô đậu nành, phân bón … vẫn có tỷ lệ bồi thường rất cao do bảo hiểm rủi ro thiếu hụt qua cân. Các doanh nghiệp vẫn chạy đua nhau để có doanh thu mặc dù họ đều biết bảo hiểm cho mặt hàng này gần như chắc chắn là lỗ. Cũng có một số ít doanh nghiệp đã nhìn nhận được vấn đề và chấp nhận “bỏ thị trường”, không tiếp tục khai thác các mặt hàng này nữa.
Ngoài các mặt hàng nhạy cảm đã được các doanh nghiệp nhận biết và thông báo rộng rãi, trong năm 2007 cạnh tranh khai thác hàng sắt thép vẫn tiếp tục gay gắt. Đối với các lô hàng gỗ tròn nhập khẩu, năm 2006 đã có tới 4 vụ tổn thất mỗi vụ trung bình thiệt hại khoảng 400.000 USD, tuy nhiên chưa thấm tháp gì so với năm 2007 cũng với 4 vụ tổn thất nhưng tổng thiệt hại lên đến trên 42 tỷ đồng. Dưới đây là các vụ tổn thất lớn về hàng hóa trong năm:
Bảng 3:Các vụ tổn thất lớn về hàng hóa năm 2007
Cty bảo hiểm
Tên tàu
Loại hàng
Nguyên nhân tổn thất
Tổn thất
BẢO MINH
Hoàng Đạt 36
992 tấn thép tấm
Chìm tàu do đâm va tại Cảng Sài gòn
4,552,612,734.00 đ
BẢO LONG
1,004 tấn thép tấm
283,212.07 USD
BAO VIET
Harvest
Thép đóng tàu
Đâm va và chìm tại biển Trung quốc
3,055,462 USD
BAO MINH
Khanh Hoi 07
Gỗ tròn
Lật tàu tại cảng Đồng nai
2,625,499,771 đ
BAO VIET
PAILIN MARITIME 1
Gỗ tròn
Chìm tàu
574,066 USD
BẢO LONG
Hoàng đạt 126
Soda Ash Light
Chìm tàu do bão
316,996 USD
BIC
BONGGAYA 88/BONGGAY 93
Gỗ tròn
Hàng bị rơi do thời tiết xấu
420.000 USD
BAO MINH
Goodline 2
Gỗ tròn
Mắc cạn do bão
1.500.000 USD
BAO MINH
Captain Uskov
Thép cuộn nóng
Mất tích trên đường từ Vladivostok về Việt nam
602.000 USD
(Nguồn:VINARE)
2.2.3. Những Tồn Tại,Hạn Chế Và Nguyên Nhân
a.Những tồn tại và hạn chế
- Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta đang bị nước ngoài nắm giữ.
Hoạt động xuất nhập khẩu mang nhiều yếu tố rủi ro vì vậy theo thông lệ quốc tế mọi hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải mua bảo hiểm,nếu xảy ra tổn thất thì chủ hàng sẽ được các hãng bồi thường thu hồi vốn.Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta liên tục tăng trong những năm qua nhưng kết quả kinh doanh bảo hiểm hàng hóa của các nhà bảo hiểm trong nước vẫn còn rất thấp.Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong lĩnh vực này còn khá khiêm tốn.Cho đến nay chỉ có khoảng 5%-7% hàng xuất khẩu và 33% hàng nhập khẩu của Việt Nam tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm có mặt tại thị trường Việt Nam.Trong khi đó xét về năng lực thị trường,thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có hơn 20 công ty bảo hiểm phi nhân thọ,tổng lượng vốn lên đến cả chục nghìn tỷ đồng cho thấy năng lực của thị trường là rất lớn,đủ khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cho mọi loại hàng hóa xuất nhập khẩu.
Với số lượng 77% kim ngạch hàng nhập xuất khẩu mua bảo hiểm ở nước ngoài dẫn tới những bất lợi cho các tổ chức và cá nhân nhập khẩu Việt Nam như sau :
+ Phải chi một lượng ngoại tệ lớn vì cộng thêm phí bảo hiểm trong khi nhu cầu về ngoại tệ hiện nay của từng doanh nghiệp và quốc gia rất lớn.
+ Đơn bảo hiểm do người xuất khẩu mua chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho các tổ chức,cá nhân nhập khẩu Việt Nam.Nếu tổn thất xảy ra người bồi thường lại là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.Tổn thất xảy ra và được phát hiện đa số là tại các cửa khẩu Việt Nam.Mặc dù doanh nghiệp bảo hiểm có ủy thác cho các một số công ty bảo hiểm trong nước(Bảo Việt,Bảo Minh…)và một số công ty khác,giám định tổn thất.Song chưa am hiểu nhiều về thủ tục khiếu nại đòi bồi thường nên các tổ chức,cá nhân nhập khẩu Việt Nam ít khi được bồi thường tổn thất trừ những vụ tổn thất nghiêm trọng liên quan đến nhiều bên phải đưa ra cơ quan pháp lý giải quyết tranh chấp.
- Các doanh nghiệp trong nước khó khăn khi tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hiện nay, năng lực bảo hiểm hàng hoá của các DN trong nước không phải là yếu, nhưng vẫn khó thu hút các đơn vị XNK. Bởi lẽ những đơn vị này vẫn quen với lối làm ăn nhỏ, đối với họ càng tránh được trách nhiệm khi hợp tác kinh doanh càng tốt, trong lúc các đối tác nước ngoài đều tự nguyện nhận trách nhiệm bảo hiểm về mình...
Các DN XNK thừa nhận, họ thiếu sự liên kết chặt chẽ với nhau, cũng như liên kết với các nhà bảo hiểm trong nước, nên thường yếu thế khi đàm phán với nước ngoài về bảo hiểm hàng hoá. Trong lúc thị trường còn chưa phát triển vững mạnh, các đơn vị bảo hiểm trong nước mong muốn có những hỗ trợ hợp lý của Nhà nước, cũng để tăng nguồn thu Quốc gia. Hiện nay, khó tham gia trực tiếp vào thị trường hàng XNK, chính những DNBH trong nước lại đang phải làm đại lý cho một số Công ty BH nước ngoài, để họ thu tiền từ thị trường VN...
- Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đang diễn ra khốc liệt.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang diễn ra cuộc cạnh tranh khốc liệt, "đua" hạ phí, tăng hoa hồng và mở rộng điều kiện bảo hiểm trái với thông lệ quốc tế. Đi cùng với kiểu cạnh tranh trên là độ rủi ro ngày càng lớn trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp.
Trong vòng một năm, mức phí bảo hiểm bình quân đã hạ tới 40%,kể cả những mặt hàng nhạy cảm có tỷ lệ bồi thường cao,đặc biệt có những mặt hàng phí bảo hiểm giảm tới 70-80%.Chẳng hạn như mặt hàng sắt thép phí bảo hiểm đã giảm tới 70%,trước đây phí bảo hiểm mặt hàng này trung bình vào khoảng 0,14% tổng giá trị lô hàng,hiện nay có doanh nghiệp đã đưa ra mức phí hạ xuống còn 0,08% rồi đẩy phí xuống còn 0,06% và gần đây nhất chỉ còn 0,05%.Với mặt hàng phân bón phí bảo hiểm đã giảm từ 0,6% còn 0,3-0,35%.
Trong khi đó, hoa hồng đã tăng từ 3 đến 4 lần mức quy định của Bộ Tài chính. Một số công ty bảo hiểm đã mở rộng điều kiện thái quá, trái với thông lệ bảo hiểm quốc tế như không thu phí tàu già, nhận bảo hiểm cả thiếu hàng trong container nguyên kẹp chì mà những rủi ro này chủ yếu thuộc trách nhiệm của người bán hàng. Bảo hiểm hàng hóa lâu nay vẫn là một loại hình bảo hiểm tự nguyện, không có bất cứ sự bảo hộ nào của Nhà nước. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng đã nhiều lần tổ chức họp các ban không chuyên để thống nhất một số biện pháp như đề ra phí sàn đối với một số mặt hàng chủ lực do tỷ lệ bồi thường các mặt hàng này quá cao (từ 150% đến 200%), nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm mới ra đời hoặc có thị phần thấp vẫn cố tình hạ phí để giành dịch vụ, dẫn đến sự lộn xộn và bất ổn của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tất nhiên một sản phẩm rẻ hơn thông thường không thể có một chất lượng phục vụ tốt.Vì với mức phí bảo hiểm thấp,sản phẩm bảo hiểm đó không thể tái bảo hiểm được.Khi có tổn thất xảy ra,đặc biệt với lô hàng có giá trị lớn,vượt quá khả năng thanh toán,hơn nữa lại không được tái bảo hiểm,khách hàng sẽ là người chịu nhiều thiệt thòi khi các quyền lợi bảo hiểm không đươc bảo đảm.
b.Nguyên nhân
Những tồn tại và hạn chế trên là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Hoạt động XNK của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF.Với các phương thức XNK trên đã hạn chế khả năng ký kết của các công ty bảo hiểm Việt Nam.Theo Incoterms 2000 có tất thảy 13 điều kiện mua bán được quốc tế hoá bằng tiếng Anh, áp dụng chung cho hoạt động thương mại quốc tế, trong đó hai điều kiện giao hàng FOB và CIF thường được các bên tham gia sử dụng. Điều kiện giao hàng FOB quy trình người mua chịu mọi phí tổn và để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình, bên nhập khẩu sẽ mua bảo hiểm, đồng thời có nghĩa vụ thuê tàu và trả cước phí vận chuyển. Điều kiện giao hàng CIF cũng quy định trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng đã qua khỏi lan can tàu tại cảng gửi, nhưng xác định cụ thể người bán phải trả cước vận chuyển và ký hợp đồng bảo hiểm hàng hải tránh cho bên mua những rủi ro đối với hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển.Đơn bảo hiểm này được phía xuất khẩu ký hậu và chuyển giao cho phía nhập khẩu.Như vậy, đối với hoạt động nhập khẩu nếu nhập theo điều kiện CIF, quyền vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía nước ngoài. Với các quyền đó, đối tác nước ngoài tùy ý thuê tàu và mua bảo hiểm. Theo lẽ thường họ ký hợp đồng với các công ty của nước mình. Các công ty bảo hiểm nước ngoài vì thế có điều kiện phát triển hơn.
Hai là: Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế. Ngoại trừ Bảo Việt thành lập năm 1965 có vốn lớn, các công ty bảo hiểm khác đều vừa mới được thành lập sau Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993, với mức vốn kinh doanh chưa tới 80 tỷ đồng, trong khi đó, nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài ra đời cách đây hàng trăm năm, vốn kinh doanh hàng tỷ Đôla Mỹ. Thêm vào đó, trình độ cán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung còn bất cập so với đòi hỏi của thị trường mà còn non yếu so với mặt bằng thế giới. Theo đánh giá khách quan, các nhà XNK nước ngoài chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam và điều này làm giảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thương yêu cầu đối tác nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm.
Ba là: Các nhà XNK Việt Nam đã quen với tập quán thương mại xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Việc thay đổi tập quán cũ này khó thực hiện trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định với phương thức giao hàng như trên, phía Việt Nam sẽ tránh được nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, đôi khi công việc này khó thực hiện do phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đối tác nước ngoài trong bối cảnh năng lực hoạt động của các công ty bảo hiểm và đội tàu biển Việt Nam còn hạn chế.
Bốn là: Chất lượng dịch vụ của đội tàu Việt Nam chưa cao,trong khi giá cước lại cao nên chưa có sức cạnh tranh.Hiện nay vận chuyển bằng đường biển chiếm tới 80% tổng nhu cầu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của việt Nam nhưng đội tàu trong nước nhận được ít hợp đồng vận tải.Trên thực tế mới chỉ đảm nhận được trên dưới 13% khối lượng hàng hóa XNK,phần lớn còn lại là do đội tàu nước ngoài thực hiện.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Để nâng cao tỷ trọng hàng hóa XNK được bảo hiểm trong nước trước tiên cần có sự cố gắng nỗ lực của chính các công ty bảo hiểm. Trong những năm qua, ngành bảo hiểm Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong việc khai thác khách hàng mới. Chất lượng phục vụ được nâng lên rõ rệt. Ngoài việc cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chủ động tăng cường tiếp cận khách hàng để tư vấn kỹ thuật chuyên môn, giúp khách hàng lựa chọn rủi ro tham gia bảo hiểm cho phù hợp và đạt hiệu quả. Tuy vậy, trong thời gian tới, ngành bảo hiểm Việt Nam cần không ngừng hơn nữa nâng cao năng lực bảo hiểm lên ngang tầm quốc tế. Vì thế:
Thứ nhất: Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phải có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ tinh thông kỹ thuật nghiệp vụ, hiểu luật pháp quốc gia, quốc tế, có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trước khách hàng; phải đa dạng hóa sản phẩm, khai thác triệt để thị trường trong nước; phải có chiến lược nâng cao năng lực tài chính của các công ty bảo hiểm để các công ty bảo hiểm Việt Nam có khả năng ký các hợp đồng bảo hiểm cho những tài sản có giá trị lớn, đối với các công ty bảo hiểm nhỏ cần mạnh bạo sáp nhập lại thành các công ty lớn, nhà nước cần tăng cường cung cấp vốn cho công ty Bảo Việt để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty này với các công ty bảo hiểm nước ngoài, tạo uy tín với các công ty XNK nước ngoài khi họ ký hợp đồng bảo hiểm với ta.
Thứ hai: Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo.
Tuyên truyền quảng cáo là một trong những chính sách marketing hiệu quả nhất để đưa sản phẩm đến với khách hàng.Đặc biệt sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình,khách hàng không thể cảm nhận được tính năng và hiệu quả của sản phẩm khi không có công tác tiếp cận,tuyên truyền,quảng cáo của các cán bộ kinh doanh.Thông qua tuyên truyền quảng cáo,khách hàng không chỉ được cung cấp những thông tin về công ty mà quan trọng hơn là họ được tiếp cận và hiểu hơn về dịch vụ bảo hiểm.Đặc biệt với Việt Nam là nước có điều kiện khinh tế chưa cao,hiểu biết cũng như nhu cầu về các sản phẩm,dịch vụ bảo hiểm còn thấp thì công tác tuyên truyền quảng cáo lại càng cần thiết.
Thứ ba: Làm tốt hơn nữa công tác phục vụ khách hàng.
Công tác dịch vụ khách hàng sẽ góp phần tăng tính hữu hình cho sản phẩm bảo hiểm,khách hàng sẽ thấy rằng họ được quan tâm như thế nào,nhu cầu của họ được giải đáp thế nào thông qua công tác này.Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa công tác phục vụ khách hàng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng,để thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp XNK tham gia bảo hiểm trong nước các DNBH nên tập trung thêm về các mặt sau:
- Tư vấn cho khách hàng thuê tàu chở hàng là những tàu có mua bảo hiểm P&I và những tàu có chất lượng tốt.
- Tư vấn cho khách hàng cách bốc xếp,vận chuyển hàng hóa một cách tốt nhất,tránh trường hợp hàng hóa bốc xếp không đúng cách và gây tổn hại,ảnh hưởng đến việc bồi thường sau này.
- Khi có khiếu nại hay tổn thất xảy ra đối với khách hàng,DNBH cần phải nhanh chóng cử giám định viên xuống hiện trường để giám định và hướng dẫn cho khách hàng chuẩn bị những thủ tục cần thiết để khiếu nại đòi bồi thường.Nếu công tác này làm tốt sẽ tăng sự tin tưởng về trách nhiệm của công ty đối với khách hàng và giảm phiền hà cũng như tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Thứ tư:Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các công ty XNK ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hoặc C&F như: giảm thuế XNK cho chủ hàng nào tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, hoặc giảm thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng, giảm thủ tục hải quan, hoặc chủ hàng được giao hạn ngạch XNK cao hơn so với những chủ hàng không tham gia bảo hiểm tại Việt Nam… Như trên đã phân tích, điều kiện giao hàng có tác dụng chủ yếu đến phân định trách nhiệm giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại, còn ý nghĩa kinh tế không rõ ràng. Với các chính sách ưu đãi trên, các công ty XNK sẽ chủ động hơn trong đàm phán ký kết, thực hiện phương thức xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB hoặc C&F tạo cơ sở nâng cao tỷ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước, đồng thời thúc đẩy ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển.
Đối với các công ty XNK cần nhanh chóng thay đổi tập quán thương mại cũ. Chuyển dần từ phương thức xuất khẩu FOB, nhập khẩu CIF sang xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB. Điều này xét về toàn cục có lợi cho nền kinh tế quốc dân do đã tạo cơ hội cho ngành bảo hiểm hàng hải và ngành vận tải biển phát triển. Và chính sự phát triển của hai ngành này có tác động ngược trở lại góp phần mở rộng không ngừng hoạt động kinh tế đối ngoại. Sự phối kết hợp hỗ trợ nhau cùng phát triển của ba lĩnh vực XNK, bảo hiểm hàng hải, và vận tải đường biển có một ý nghĩa quan trọng. Sẽ là rất khó cho hoạt động XNK nếu ngành bảo hiểm và vận tải biển kém phát triển, và ngành bảo hiểm và vận tải biển cũng không thể phát triển mạnh được trong điều kiện kim ngạch XNK thấp.
Thứ năm: các DNBH Việt Nam liên kết với phía nước ngoài để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa ở cả hai nước.Mới đây,ở nước ta có Viễn Đông đã ký hợp đồng liên kết với Liberty Mutual,tập đoàn này sẽ lo phần bảo hiểm ở Mỹ,còn Viễn Đông lo tại Việt Nam.
Thứ sáu: Điều dễ dàng nhận thấy trên thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa nói riêng sau khi nước ta gia nhập WTO là tình trạng cạnh tranh diễn ra ngày càng sôi nổi và gay gắt.Vì thế cần phải có sự biến đổi về chất của các DNBH trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh,khả năng hội nhập quốc tế sâu rộng,phù hợp với mô hình phát triển DNBH theo chuẩn mực quốc tế.
Muốn vậy trước hết phải tập trung vào công nghệ thông tin (đây là điểm còn yếu kém của các DNBH Việt Nam),đáp ứng nhu cầu quản lý từ khâu khai thác,theo dõi hợp đồng,khách hàng,tiếp nhận thông tin từ khách hàng,xử lý sự cố thiên tai,tai nạn,giám định bồi thường,tính phí,đánh giá rủi ro.Các DNBH trước đây đã đầu tư nhiều vào công nghệ thông tin nhưng thiếu đồng bộ nên ít nhiều đã có thất bại hoặc hiệu quả ứng dụng điều hanh không cao.Con đường ngắn nhất là từng DNBH Việt Nam lựa chọn đối tác chiến lược để tiếp thu kinh nghiệm,năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp cũng như tiếp thu những phần mềm quản lý của họ mang tính hệ thống và thực tiễn ứng dụng hiệu quả cao.
Hai là cần tạo ra thế mạnh hơn hẳn của DNBHVN về địa lý,văn hóa,pháp luật để cạnh tranh với các DNBH nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam.
Thế mạnh địa lý tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng,đầu tư mở rộng các dịch vụ gia tăng đối với khách hàng và việc giải quyết giám địnhcũng như bồi thường nhanh nhất,trực tiếp tới khách hàng.
Thế mạnh về văn hóa tạo điều kiện cho các DNBH hiểu biết được mục đích, nhu cầu, mong muốn của khách hàng tiềm năng trước khi lựa chọn sản phẩm BH và DNBH để đáp ứng như: phương pháp tiếp cận khách hàng, cách thức tuyên truyền vận động khách hàng mua BH, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm BH để có thể mở rộng phạm vi BH hoặc đưa ra sản phẩm BH mới, những khó khăn vướng mắc mà khách hàng cần DNBH cùng tháo gỡ…
Thế mạnh về pháp luật là điều quan trọng nhất vì người được BH sẽ được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước pháp luật VN. Hồ sơ và thủ tục đòi bồi thường, biên bản giám định, chứng từ chứng minh thiệt hại dễ dàng thực hiện tại VN và được luật pháp VN công nhận. Nếu có gì không thỏa thuận được khách hàng có thể kiện DNBH ra Tòa án VN. Đây là lợi thế hơn hẳn. Nếu một số khách hàng tham gia BH với DNBH đang hoạt động tại nước ngoài có thể họ yêu cầu chứng thu giám định tổn thất tại một công ty giám định có uy tín quốc tế không công nhận những kết quả của cơ sở y tế, cơ quan công an, chính quyền địa phương như các DNBHVN thường làm. Mặt khác, bộ hồ sơ bồi thường nếu có một loại giấy tờ nào đó do sơ suất về ngày tháng năm, số lượng, đơn giá, trị giá, người lập không phù hợp với giấy tờ còn lại có thể bị từ chối bồi thường mà không được làm lại. Giải quyết tranh chấp với DNBH đang hoạt động ở nước ngoài là rất khó khăn về ngôn ngữ, luật sư, nguồn luật và Tòa đứng ra xét xử nên người được BH sẽ khó có thể theo đuổi vụ kiện hoặc thắng kiện.
KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ chính trị ngoại giao cũng như kinh tế thương mại với khắp các quốc gia và châu lục trên thế giới.Quá trình hội nhập kinh tế cũng đã đặt nền kinh tế nước ta trước những thời cơ mới,thách thức mới.Trong bối cảnh đó,ngành bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa nói riêng cần chủ động hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng,đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm,tăng cường tiềm lực tài chính…để hội nhập thành công và cạnh tranh có hiệu quả với các công ty bảo hiểm nước ngoài,tạo cơ sở nâng cao tỷ trọng kim ngạch hàng háo XNK tham gia bảo hiểm trong nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vận Tải Quốc Tế Bảo Hiểm Vận Tải Quốc Tế-Tác giả Trần Cẩm Hồng-NXB Văn Hóa Sài Gòn năm 2006
2. Giáo Trình Nghiệp vụ Bảo Hiểm-GSTSKH.Trương Mộc Lâm -THS.Đoàn Minh Phụng-NXB Tài Chính
3. Tạp Chí Bảo Hiểm-Tái Bảo Hiểm Việt Nam-Số1 tháng 2/2007
4. Tạp Chí Bảo Hiểm-Số1/2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22463.doc