1.2.1 Các bên liên quan chủ yếu trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có những đặc điểm như sau:
- Việc xuất nhập khẩu hàng hóa thường được thực hiện thông qua hợp đồng giữa người mua và người bán với các nội dung về số lượng, phẩm chất, ký mã hiệu, quy cách đóng gói, giá cả hàng hóa, trách nhiệm thuê tàu và trả cước phí, phí bảo hiểm, thủ tục và đồng tiền thanh toán.
- Có sự chuyển giao quyền sở hữu lô hàng từ người bán sang người mua.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu thường được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải chịu sự kiểm soát của hải quan, kiểm dịch. tùy theo quy định của mỗi nước. Đồng thời để được vận chuyển ra (hoặc vào) qua biên giới phải mua bảo hiểm theo tập quán thương mại quốc tế. Người tham gia bảo hiểm có thể là người bán hàng (người xuất khẩu) hoặc người mua hàng (người nhập khẩu). Hợp đồng bảo hiểm thể hiện quan hệ giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm đối với hàng hóa được bảo hiểm. Nếu người bán hàng mua bảo hiểm thì phải chuyển nhượng lại cho người mua hàng để khi hàng về đến nước nhập, nếu bị tổn thất có thể đòi công ty bảo hiểm bồi thường.
119 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trên thị trường bảo hiểm Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm;
Tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng vượt quá giá trị bảo hiểm.
Như vậy, so sánh với định nghĩa về bảo hiểm trùng trong Bộ luật hàng hải, định nghĩa bảo hiểm trùng trong luật kinh doanh bảo hiểm còn thiếu quy định về tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng phải lớn hơn giá trị bảo hiểm.
Sự khiếm khuyết trong định nghĩa bảo hiểm trùng trong Luật kinh doanh bảo hiểm sẽ nảy sinh một vấn đề trong thực tiễn là không có một gianh giới nào để phân biệt bảo hiểm trùng với đồng bảo hiểm và bảo hiểm giá trị gia tăng và dẫn tới một sơ hở trong luật. Để làm rõ điều này, xin đưa ra một ví dụ minh hoạ. Chẳng hạn, một người có một tài sản trị giá 100 triệu đồng, được bảo hiểm đồng thời bằng 2 hợp đồng bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm A và doanh nghiệp bảo hiểm B với số tiền bảo hiểm lần lượt là 20 triệu đồng và 30 triệu đồng. Giả sử xảy ra một tổn thất 50 triệu đồng thuộc trách nhiệm bồi thường của cả hai doanh nghiệp bảo hiểm. Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 44-Luật kinh doanh bảo hiểm thì rõ ràng đây là bảo hiểm trùng và như vậy, theo khoản 2 điều này thì các DNBH sẽ phải bồi thường như sau:
DNBH A bồi thường = 50 tr x (20tr : 50 tr) = 20 triệu đồng
DNBH B bồi thường = 50 tr x (30tr : 50 tr) = 30 triệu đồng
Tổng số tiền bồi thường của 2 DNBH là 50 triệu đồng. Sự sơ hở trong luật được thể hiện trong ví dụ trên là ở chỗ người được bảo hiểm nhận được tổng số tiền bồi thường là 50 triệu đồng trong khi lẽ ra họ chỉ được nhận số tiền bồi thường là 25 triệu đồng với cách tính toán bồi thường theo quy tắc tỷ lệ đối với các hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị tương ứng là:
DNBH A bồi thường = 50 tr x (20tr : 100 tr) = 10 triệu đồng
DNBH B bồi thường = 50 tr x (30tr : 100 tr) = 15 triệu đồng
Vấn đề thứ 2: Sự không rõ ràng trong điều 234-Bộ luật hàng hải Việt nam về cách giải quyết bồi thường trong trường hợp bảo hiểm trùng.
Quy định tại khoản 2 Điều 234 – Bộ luật hàng hải Việt nam, mỗi người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm tương ứng với số tiền bảo hiểm mà mình đã nhận bảo hiểm trong trường hợp bảo hiểm trùng là thiếu rõ ràng. Điều này sẽ dẫn tới khó khăn trong việc vận dụng của các doanh nghiệp bảo hiểm trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển.
Vấn đề thứ 3: Trong thực tế, nhiều trường hợp bảo hiểm trùng xảy ra do bên mua bảo hiểm có chủ ý từ trước với mong muốn trục lợi trong quan hệ bảo hiểm. Đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm quan tâm và thức tế họ đã tốn không ít công sức, tiền bạc vào việc phát hiện và hạn chế hành vi trục lợi kiểu này. Tuy nhiên, cố gắng của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng không thể đủ để làm lành mạnh hoá quan hệ giữa các bên trong hợp đồng bảo hiểm nếu thiếu sự hậu thuẫn của Nhà nước bằng công cụ luật pháp. Với góc độ như vậy, thiết nghĩ các quy định của pháp luật bảo hiểm Việt nam trong Luật kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật hàng hải còn thiếu một khoản quy định về chế tài sử dụng trong trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm có đủ bằng chứng chứng minh rằng việc tham gia bảo hiểm trùng xuất phát từ ý đồ trục lợi của bên mua bảo hiểm.
Quy định tại điều 12 - Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển hiện hành chưa phù hợp với Bộ luật hàng hải Việt nam.
Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển hiện đang được các doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam áp dụng dựa trên nền tảng của Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển do Bộ Tài chính ban hành năm 1990 (QTC 1990). Tại điều 12-QTC 1990 quy định:
Nếu hợp đồng bảo hiểm được ký kết khi đã xảy ra tổn thất trong phạm vi trách nhiệm của hợp đồng thì hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị, nếu người được bảo hiểm không hay biết gì về tổn thất đó. Nhưng nếu người được bảo hiểm đã biết có tổn thất rồi thì người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường mà vẫn có quyền nhận phí bảo hiểm.
Như vậy, theo quy định tại điều này, nếu một hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển được giao kết khi hàng hoá đã bị tổn thất thì người bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu tổn thất đó thuộc phạm vi bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ có quyền từ chối bồi thường khi đã chứng minh được tại thời điểm giao kết hợp đồng, người được bảo hiểm đã biết thông tin về tổn thất hàng hoá. Thực tế, việc chứng minh này là vô cùng khó khăn với người bảo hiểm bởi họ luôn là người bị động. Do đó, gần như trong các trường hợp tương tự, người bảo hiểm đều phải chịu bất lợi trong tranh chấp với người được bảo hiểm và người được bảo hiểm hoàn toàn có thể đưa người bảo hiểm vào tình thế buộc phải bồi thường khi đã đặt bút ký vào hợp đồng bảo hiểm.
Có thể thấy rằng quy định này đưa ra trong điều kiện việc chuyển tải thông tin từ người vận chuyển đến người được bảo hiểm về hành trình của hàng hoá trên biển khi xảy ra sự cố thường đến chậm do công nghệ thông tin lạc hậu là phù hợp. Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong lĩnh vực hàng hải cho phép việc tiếp nhận thông tin của người được bảo hiểm về tổn thất xảy ra cho hàng hoá của họ một cách nhanh chóng thì quy định này đã trở nên lỗi thời. Không những thế, nó còn tạo ra cơ hội cho những âm mưu đen tối nhằm rút tiền của bảo hiểm bằng việc tham gia bảo hiểm khi biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra của những người có hành vi bất chính.
Vụ việc xảy ra tại Công ty cổ phần bảo hiểm Xăng dầu (PJICO) năm 2005 là một ví dụ điển hình minh chứng cho tác hại của điều 12 – QTC 1990. Khi cơ quan cảnh sát điều tra thực hiện lệnh bắt Trần Nghĩa Vinh – nguyên tổng giám đốc PJICO và cấp phó Hồ Mạnh Quân ngày 14/5/2005 vì bị cáo buộc về hành vi nhận hối lộ 1,9 tỷ đồng (bằng 50% số tiền được duyệt bồi thường) trong việc giải quyết bồi thường tổn thất của một lô hàng đã tham gia bảo hiểm từ năm 2002, mọi tình tiết của vụ việc mới được báo chí làm sáng tỏ. Theo kết luận điều tra, thực chất vụ này là hành vi cán bộ bảo hiểm câu kết với khách hàng mua bảo hiểm (bà Phan Hồng Thu – giám đốc công ty Việt Thái Phong), để nhận bảo hiểm và bồi thường cho một lô hàng tôm đông lạnh đã bị tổn thất từ trước để rút tiền bảo hiểm. Trong quá trình tranh chấp, sau nhiều lần thương lượng, do PJICO không có căn cứ để chứng minh bà Thu đã biết về sự kiện hàng bị tổn thất vào thời điểm mua bảo hiểm, đã dẫn tới một thoả hiệp vi phạm pháp luật nói trên.
Trong Bộ luật hàng hải Việt nam 2005, điều 230 - Đương nhiên chấm dứt hiệu lực hợp đồng bảo hiểm hàng hải – quy định:
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải đương nhiên chấm dứt hiệu lực, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, rủi ro được bảo hiểm đã xảy ra, trong trường hợp này, người bảo hiểm không phải bồi thường nhưng vẫn có quyền thu phí bảo hiểm theo hợp đồng, trừ trường hợp trước khi giao kết, người bảo hiểm đã biết về sự kiện đó.
Rõ ràng là với quy định này, người bảo hiểm sẽ không phải chịu bất lợi khi phải tìm kiếm bằng chứng chứng minh người được bảo hiểm đã biết sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Quy định này cũng tạo ra tính công bằng giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm hàng hải và ngăn chặn những hành vi phi pháp trong hoạt động bảo hiểm.
Ngoài ra, do hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu có các bên liên quan thuộc các quốc gia khác nhau nên đòi hỏi phải có những quy định riêng phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, một khi đã Việt nam gia nhập WTO, vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng phải có sự thay đổi theo hướng: không can thiệp hành chính vào hoạt động của các công ty bảo hiểm, thay vào đó là xây dựng cơ chế và hệ thống các tiêu chí giám sát theo thông lệ quốc tế.
3.3.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước
Để có thể dành được dịch vụ từ các nhà bảo hiểm nước ngoài, giải pháp có tính chất quyết định đó là các công ty bảo hiểm trong nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình trên các mặt:
- Năng lực tài chính. Điều này sẽ làm tăng mức độ đảm bảo từ đó tạo sự tin cậy của khách hàng đối với các công ty trong nước trong điều kiện các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính rất mạnh.
- Năng lực marketing: bao gồm không chỉ sản phẩm, giá cả, kênh phân phối hay xúc tiến hỗn hợp mà còn bao gồm dịch vụ khách hàng.
- Năng lực tổ chức, quản lý và con người: Điều này có ý nghĩa quan trọng vì bảo hiểm là sản phẩm dịch vụ nên yếu tố con người có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý sẽ giúp các công ty bảo hiểm hoạt động có hiệu quả, có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
3.3.3 Nâng cao nhận thức của các nhà xuất nhập khẩu đối với việc dành quyền mua bảo hiểm trong nước
Những nỗ lực của các công ty bảo hiểm sẽ không đem lại kết quả nếu như các nhà xuất nhập khẩu vẫn không nhận thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm trong nước. Chỉ khi nhận thức được đầy đủ lợi ích của việc mua bảo hiểm trong nước, các nhà xuất nhập khẩu mới tích cực trong việc dành lấy quyền mua bảo hiểm. Việc này đòi hỏi những nỗ lực từ cả phía các công ty bảo hiểm và bản thân các nhà xuất nhập khẩu. Một mặt các công ty bảo hiểm phải tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo, nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng; mặt khác các nhà xuất nhập khẩu, đặc biệt thông qua các Hiệp hội của ngành nghề mình, cũng phải chủ động tổ chức và tham gia vào các chương trình truyền này.
3.3.4 Tăng cường mối liên kết giữa ngành bảo hiểm với ngành vận tải biển
Bảo hiểm hàng hoá thường đi kèm với bảo hiểm tàu thuỷ. Vì vậy, tăng cường mối liên kết giữa ngành bảo hiểm với ngành vận tải biển trong nước là cần thiết. Tuy nhiên, có một thực tế là đội tàu biển của nước ta nhỏ và nhiều tàu già, dẫn đến cước phí chuyên chở cũng như cước phí bảo hiểm cao, khó cạnh tranh được với các đội tàu nước ngoài lớn và hiện đại. Phát triển các đội tàu Việt Nam không chỉ là phát triển ngành vận tải biển nước ta mà còn góp phần phát triển hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.
3.3.5 Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp lý cho hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
Tăng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước không chỉ là phát triển ngành bảo hiểm của nước ta mà còn góp phần giảm “chảy ngoại tệ” ra nước ngoài, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu cho ngân sách nhà nước. Do đó, những chính sách hỗ trợ trong thòi kỳ đầu của nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là cần thiết, để bước đầu tạo ra tập quán mua bảo hiểm trong nước
3.4 Điều kiện thực thi giải pháp
Để các giải pháp trên có thể thực hiện được, luận văn đưa ra một số các kiến nghị sau:
3.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước
3.4.1.1 Về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật
Các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện hành về cơ bản đã khá hoàn chỉnh, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hầu hết các cam kết hội nhập quốc tế trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để triển khai thực hiện một số các cam kết còn lại và đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường, một số yêu cầu đặt ra về hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp luật, cụ thể:
- Để thực hiện các cam kết, bổ sung các quy định về chi nhánh trực tiếp của các công ty bảo hiểm nước ngoài, bãi bỏ các quy định mang tính bảo hộ các doanh nghiệp trong nước về địa bàn hoạt động, đối tượng khách hàng, các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc, tái bảo hiểm bắt buộc; hoàn thiện các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép minh bạch, thận trọng thay thế cho cơ chế cấp phép theo từng trường hợp cụ thể.
- Bổ sung, sửa đổi một số quy định nhằm tăng khả năng giám sát tài chính của các công ty bảo hiểm bao gồm vốn pháp định, khả năng thanh toán, hoạt động tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục tiêu lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực tài chính, cam kết lâu dài đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Các quy định này giúp công ty nâng cao chất lượng quản trị điều hành, phát hiện sớm các rủi ro đồng thời hỗ trợ cho công tác quản lý giám sát của các cơ quan chức năng.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo sự lành mạnh của thị trường, bao gồm các quy định bảo vệ người tiêu dùng như hoàn thiện các quy định về nội dung và phương thức giao kết hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo tính an toàn của giao dịch cho cả người mua lẫn công ty bảo hiểm và các đối tượng liên quan (đại lý, môi giới bảo hiểm). Cần có các quy định cụ thể và đặc thù hơn điều chỉnh hoạt động cạnh tranh đảm bảo cạnh tranh công bằng và lành mạnh trên thị trường ngành bảo hiểm, bởi đây là một ngành rất đặc thù và nhạy cảm.
Ngoài ra, hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay chịu sự điều chỉnh của cả Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật hàng hải Việt nam. Do đó cần bảo đảm tính thống nhất giữa hai nguồn luật này ở một số điểm sau đây:
- Tạo ra tính thống nhất trong quy định về bảo hiểm trùng giữa hai nguồn luật;
Thứ nhất: Sửa đổi khoản 1 điều 44-Luật kinh doanh bảo hiểm theo hướng bổ sung thêm một dấu hiệu nữa của bảo hiểm trùng là tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm phải lớn hơn giá trị bảo hiểm. Điều này không những tạo ra sự thống nhất giữa Luật kinh doanh bảo hiểm với Bộ luật hàng hải, tạo ra sự chặt chẽ trong định nghĩa bảo hiểm trùng trong Luật kinh doanh bảo hiểm mà còn giúp phân biệt rõ ràng giữa bảo hiểm trùng với đồng bảo hiểm và bảo hiểm gía trị gia tăng.
Thứ hai: Sửa đổi khoản 2 điều 234 – Bộ luật hàng hải Việt nam theo cách quy định rõ ràng về trách nhiệm bồi thường của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm trong bảo hiểm trùng là xác định số tiền bồi thường của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm trên cơ sở tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm của từng đơn bảo hiểm và tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các đơn bảo hiểm. Sửa đổi này giúp cho việc vận dụng trong thực tiễn được thuận lợi hơn và tránh tranh chấp có thể xảy ra giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Thứ ba: Bổ sung thêm khoản 3 trong điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm và điều 234 Bộ luật hàng hải Việt nam quy định về việc các doanh nghiệp bảo hiểm được phép từ chối bồi thường trong trường hợp chứng minh được ý đồ man trá, trục lợi của bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm trùng. Quy định này hoàn toàn phù hợp với pháp luật bảo hiểm của các nước phát triển và có tác dụng ngăn ngừa, răn đe các hành vi trục lợi bảo hiểm thông qua việc cố ý tham gia bảo hiểm tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm của người mua bảo hiểm.
- Sửa đổi quy định tại điều 12 - Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển hiện hành cho phù hợp với Bộ luật hàng hải Việt nam;
- Soạn thảo, ban hành tài liệu giải thích các điều khoản bảo hiểm hàng hải để áp dụng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt nam;
- Sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ luật hàng hải Việt nam để đảm bảo tính phù hợp với các chuẩn mực pháp luật quốc tế;
3.4.1.2 Về vai trò quản lý của Nhà nước
Vai trò quản lý của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nói chung và hoạt hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng cần được tăng cường theo hướng tiến dần tới các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Cụ thể:
- Nhà nước giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hệ thống các chỉ tiêu về hoạt động của các công ty bảo hiểm và kiểm tra, xử lý vi phạm theo pháp luật, không can thiệp hành chính vào hoạt động của các doanh nghiệp.
- Phối hợp cũng các công ty bảo hiểm kiện toàn bộ máy tổ chức của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam để Hiệp hội thực hiện được vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan quản lý nhà nước.
- Phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm xây dựng và thực thi những quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực.
3.4.1.3 Về cơ chế chính sách phát triển thị trường bảo hiểm
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập; bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các công ty bảo hiểm.
- Phát triển mạng lưới đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các kênh phân phối khác. Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
- Các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng phí bảo hiểm thu được để đầu tư tại Việt Nam được áp dụng các cơ chế, chính sách về đầu tư như các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
- Khuyến khích các công ty bảo hiểm hiện đại hoá công nghệ quản lý kinh doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ theo các chuẩn mực quốc tế, được thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước để quản lý một số lĩnh vực hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
- Sắp xếp các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hiện có, bảo đảm nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển các sản phẩm bảo hiểm, mở rộng thị phần, thị trường. Các thành phần kinh tế không thuộc kinh tế nhà nước có đủ các điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, được thành lập công ty cổ phần bảo hiểm.
Các doanh nghiệp nhà nước không được sử dụng vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm mới và góp vốn thành lập công ty cổ phần bảo hiểm mang tính chuyên ngành.
Cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động, tăng vốn điều lệ, nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Việc cấp phép thành lập cho các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với quy mô, yêu cầu phát triển của thị trường, lộ trình hội nhập và các cam kết quốc tế. Chú trọng đến các công ty bảo hiểm thuộc các nước có quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam, các công ty có năng lực tài chính, trình độ công nghệ, kinh nghiệm hoạt động bảo hiểm và có đóng góp vào sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.
- Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, kể cả ở thị trường bảo hiểm quốc tế và khu vực, tham gia góp vốn vào các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm đang hoạt động thành công ở nước ngoài và thành lập các công ty con kinh doanh bảo hiểm ở nước ngoài.
3.4.1.4 Về hỗ trợ của nhà nước đối với riêng hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
Theo các cam kết WTO hay BTA, chúng ta phải xoá bỏ các rào cản đối với các công ty nước ngoài cũng như những chính sách bảo hộ với sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, Nhà nước vẫn có thể thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển mà không vi phạm những cam kết đó. Đó là:
- Hiện nay đối với hàng hoá nhập khẩu bằng vốn ODA, có thể nói chúng ta phải nhường toàn quyền mua bảo hiểm cho phía nước hỗ trợ vốn, mặc dù suy cho cùng đây vẫn là tiền của chúng ta phải trả. Vậy thì chúng ta cũng hoàn toàn có thể đặt ra những yêu cầu dưới dạng thoả thuận bắt buộc để hàng hoá nhập khẩu bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc của các doanh nghiệp có vốn nhà nước phải mua bảo hiểm trong nước.
- Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tớiviệc cácnhà xuất nhập khẩu hiện ít mua bảo hiểm trong nước là do phần lớn hàng hóa được chuyên chở bằng tàu nước ngoài. Và khi đó thông thường hàng và tàu được mua bảo hiểm luôn ở để được giảm phí. Lý do ở đây là đội tàu biển của nước ta không được phát triển, chủ yếu là tàu nhỏ và tàu già dẫn đến phí chuyên chở cũng như phí bảo hiểm cao. Vì vậy nhà nước cần có những chính sách phù hợp để phát triển các đội tàu trong nước. Điều đó không chỉ có lợi cho ngành vận tải mà còn cho cả ngành bảo hiểm nước nhà.
3.4.2 Kiến nghị đối với các công ty bảo hiểm
3.4.2.1 Về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
- Trước hết các công ty bảo hiểm trong nước cần nhanh chóng nâng cao năng lực tài chính để có thể cạnh tranh với các công ty bảo hiểm nước ngoài có tiềm lực tài chính hùng mạnh. Kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh một dịch vụ đặc biệt, đó là lời hứa cam kết trả tiền cho khách hàng khi xảy ra rủi ro hay sự kiện bảo hiểm. Vì vậy năng lực tài chính càng lớn, độ tin cậy của khách hàng đối với công ty càng cao, đảm bảo cho khách hàng yên tâm khi có tổn thất xảy ra họ sẽ đượcbồi thường đầy đủ.
Hiện nay phần lớn các công ty bảo hiểm Việt nam đã được cổ phần hoá và sự phát triển của thị trường chứng khoán là điều kiện tốt để các công ty bảo hiểm Việt nam có thể xem xét hình thức tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu.
Ngoài ra, các công ty bảo hiểm cần chú ý đến việc nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi nhằm đem lại bảo tức ngày một tốt hơn cho khách hàng và tăng năng lực tài chính cho công ty bảo hiểm. Những năm qua, nhiều công ty bảo hiểm Việt Nam đã phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm từ hoạt động đầu tư tài chính. Điều này cho thấy hoạt động đầu tư đang đóng vai trò quan trọng đối với các công ty bảo hiểm và cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa sống còn đối với các công ty bảo hiểm. Là một ngành kinh doanh dịch vụ nên con người có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, các công ty bảo hiểm Việt nam cần có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lâu dài, có chế độ chính sách hợp lý để giữ được đội ngũ cán bộ bảo hiểm chuyên nghiệp.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hợp đồng bảo hiểm, khách hàng tham gia bảo hiểm, rủi ro và đối tượng được bảo hiểm, giám định giải quyết bồi thường và tiến tới thương mại điện tử bán hàng qua mạng.
+ Đa dạng và phát triển các kênh phân phối như đại lý, môi giới bảo hiểm, ngân hàng... đi liền với tinh giảm biên chế cán bộ bảo hiểm khai thác trực tiếp. Bên cạnh đó, phải nhanh chóng cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục bán bảo hiểm, giám định tổn thất và bồi thường nhanh gọn chính xác.
+ Tiếp tục xây dựng thương hiệu, văn hoá doanh nghiệp và phong cách phục vụ tốt. Làm được như vậy, các công ty bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam sẽ chứng minh rằng việc mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm tại Việt Nam sẽ được phục vụ tốt hơn, đảm bảo quyền lợi tốt hơn so với mua bảo hiểm của hãng bảo hiểm không có mặt tại Việt Nam. Điều này sẽ hướng sự lựa chọn của khách hàng tới các công ty đang hoạt động tại Việt Nam.
3.4.2.2 Về đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
Khai thác bảo hiểm là một loạt các hoạt động của công ty bảo hiểm nhằm thuyết phục khách hàng tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm và công ty thu được phí bảo hiểm. Đây chính là hoạt động "sống còn" của doanh nghiệp bảo hiểm để duy trì sự hoạt động và phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm.
Để hoạt động khai thác bảo hiểm đạt kết quả cao nhất, các công ty bảo hiểm cần áp dụng đồng bộ hàng loạt các phương thức, biện pháp quản lý, từ xây dựng bộ máy, cơ cấu tổ chức; danh mục sản phẩm bảo hiểm; các kênh phân phối (đại lý, môi giới bảo hiểm) đến hoạt động phục vụ khách hàng sau bán hàng (đề phòng, hạn chế tổn thất; giám định; bồi thường)...
Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là, công tác dịch vụ khách hàng đang là một điểm yếu của các công ty bảo hiểm. Để cạnh tranh, dường như các công ty mới chỉ chú ý đến việc giảm phí bảo hiểm và tăng tỷ lệ hoa hồng để lôi kéo khách hàng. Trong khi đó, làm tốt công tác dịch vụ khách hàng mới là lâu dài và có tính chuyên nghiệp trong việc lôi kéo và giữ khách hàng. Bởi vì:
- Làm tốt công tác dịch vụ khách hàng trước hết là giữ được khách hàng, nhất là những khách hàng truyền thống có số tiền bảo hiểm lớn. Giữ được một khách hàng truyền thống sẽ có lợi hơn nhiều so với khai thác thêm được một khách hàng mới. Điều này thể hiện rất rõ ở các khía cạnh: tiết kiệm chi phí khai thác ban đầu, kinh nghiệm phòng tránh rủi ro, khách hàng cũ có nhiều khả năng lôi kéo khách hàng mới về với công ty bảo hiểm...;
- Công tác dịch vụ khách hàng còn tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh (nhất là sự khác biệt trong giao tiếp, chăm sóc và dẫn dụ khách hàng) từ đó lôi kéo được các khách hàng mới. Lúc này khách hàng là các nhà xuất nhập khẩu không chỉ nhận thức được rõ hơn lợi ích của mình khi mua bảo hiểm trong nước, đồng thời còn thấy được quyền lợi của họ không chỉ có giá trị của sản phẩm bảo hiểm mà còn cả chất lượng phục vụ;
- Thực hiện tốt công tác dịch vụ khách hàng còn góp phần cải thiện môi trường làm việc, nâng cao uy tín cho công ty bảo hiểm. Từ đó tạo điều kiện cho hoạt động của bộ phận khai thác cũng dễ dàng hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động cho công ty bảo hiểm.
- Tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty bảo hiểm. Một khi đã giữ được khách hàng cũ và lôi kéo thêm được nhiều khách hàng mới nhờ công tác dịch vụ khách hàng không chỉ góp phần tăng doanh thu phí bảo hiểm mà còn tiết kiệm được rất nhiều khoản chi (chi khai thác, chi hoa hồng đại lý, chi quảng cáo....) do đó sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty bảo hiểm.
Vì vậy, nâng cao công tác dịch vụ khách hàng là một biện pháp cạnh tranh trực tiếp, có hiệu quả của các công ty bảo hiểm trong nước với các công ty bảo hiểm nước ngoài trong việc dành lấy dịch vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập. Để làm tốt công tác này, các công ty bảo hiểm trong nước cần phải:
- Làm tốt công tác dịch vụ ngay từ khâu trước khi bán hàng. Điều quan trọng trong công tác dịch vụ lúc này không phải là bán ngay được hàng, mà là là cho khách hàng thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm trong nước. Vì vậy, các nhà khai thác, đại lý, môi giới bảo hiểm một mặt tập trung vào các nhà xuất nhập khẩu đã dành được quyền mua bảo hiểm (ví dụ: nhập theo giá FOB hoặc CFR hoặc xuất theo giá CIF), đồng thời phải có sự đầu tư vào những khách hàng chưa dành được quyền đó, thuyết phục vụ họ dành lấy quyền mua bảo hiểm trong nước. Ngoài ra, sự tư vấn của các nhà bán bảo hiểm không chỉ dừng lại ở việc thuyết phục khách hàng mua bảo hiểm trong nước mà còn bao gồm cả những tư vấn khác như: tư vấn về tập quán, pháp luật xuất nhập khẩu quốc tế, tư vấn về quản lý rủi ro cho hàng hoá trong quá trình chuyên chở.
- Khi hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết, công ty bảo hiểm phải thường xuyên giữ liên lạc với khách hàng để cả hai bên có thể biết được những thông tin sớm nhất về hàng hoá đang trên đường chuyên chở, để công ty bảo hiểm có những tư vấn, xử lý tốt nhất và kịp thời khi có tổn thất xảy ra với hàng hoá.
- Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại bồi thường cho khách hàng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì làm tốt công tác này chính là làm hữu hình hoá sản phẩm bảo hiểm, cho thấy khách hàng thấy được sự uy tín của công ty bảo hiểm.
3.4.2.3 Về tăng cường công tác đề phòng hạn chế tổn thất bảo hiẻm hàng hoá xuất nhập khẩu
Trong lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm, kiểm soát tổn thất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Kiếm soát tổn thất có tác dụng làm giảm tần suất hoặc mức độ trầm trọng của tổn thất. Vì thế nó không chỉ là chức năng của công ty bảo hiểm mà nó còn là yêu cầu bức xúc của người tham gia bảo hiểm. Ngày nay các nhà chuyên môn của ngành bảo hiểm đều thống nhất cho rằng kiểm soát tổn thất là sự kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố: Đề phòng tổn thất và hạn chế tổn thất.
Đề phòng tổn thất là các biện pháp được sử dụng để hạ thấp tần suất tổn thất, hay nói cách khác là ngăn ngừa các tổn thất xảy ra
Hạn chế tổn thất là các biện pháp sử dụng nhằm làm giảm mức độ trầm trọng của các tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động kiểm soát tổn thất cũng đáp ứng được các mục tiêu mà các doanh nghiệp đề ra đó là: Giảm chi bồi thường, tăng lợi nhuận, đáp ứng yêu cầu của khách hàng...
Đề phòng hạn chế tổn thất thường bao gồm 3 khâu chuyên môn :
- Một là khảo sát điều tra thực tế: Công việc chủ yếu của khâu này là là điều tra, thu thập các thông tin liên quan đến lô hàng được bảo hiểm như: đối tượng bảo hiểm thuộc nhóm hàng nào; phương thức đóng gói; hành trình vận chuyển; phương tiện vận chuyển; số tiền bảo hiểm; tuổi tàu; quốc tịch tàu...
Trên cơ sở những thông tin thu thập được, doanh nghiệp bảo hiểm có thể đưa ra những khuyến nghị, đề xuất giúp khách hàng loại trừ hoặc kiểm soát được các rủi ro có khả năng gây tổn thất.
- Hai là phân tích và tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lý rủi ro trên cơ sở những thông tin cơ bản ở khâu điều tra khảo sát, kết hợp với phân tích những tổn thất trong quá khứ của khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm tư vấn cho khách hàng trong công tác quả lý rủi ro như: công tác tập huấn cho khách hàng phòng tránh rủi ro; cung cấp các thông tin liên quan đến rủi ro và phương pháp kiểm soát tổn thất đối với các rủi ro đó...
- Ba là thực hiện chương trình quản lý rủi ro. Đây là công việc chủ yếu thuộc về phía người tham gia bảo hiểm, đặc biệt trong quá trình xếp hàng lên tàu, chuyển tải đối với hàng xuất khẩu và dỡ hàng, chuyển tải đối với hàng nhập khẩu.
Công tác đề phòng hạn chế tổn thất chỉ mang lại hiệu quả cao khi nó được tiến hành đồng bộ từ khâu đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn bảo hiểm, đến khâu hướng dẫn, tư vấn khách hàng phòng tránh các rủi ro trong qua trình vận chuyển, bốc dỡ hàng và thực hiện các biện pháp hạn chế thấp nhất thiệt hại khi đã xảy ra tổn thất.
3.4.3 Kiến nghị đối với Hiệp hội bảo hiểm
Nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế đòi hỏi một vai trò quan trọng của Hiệp hội bảo hiểm. Lúc này Hiệp hội phải thực sự là tổ chức đại diện cho các công ty bảo hiểm Việt Nam đứng ra đề xuất, kiến nghị với nhà nước về những chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời thông qua Hiệp hội để các công ty bảo hiểm có những thoả thuận trên tinh thần cạnh tranh và hợp tác để cùng nhau phát triển. Từ thực tế của hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu ở nước ta trong thời gian vừa qua, vai trò của Hiệp hội cần phải được thể hiện như sau:
- Hiệp hội đại diện cho các công ty bảo hiểm để cùng với cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định pháp luật hay xây dựng các định hướng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng (như đã đề cập ở mục 3.4.1)
- Hiệp hội đứng ra xây dựng văn bản thoả thuận chống cạnh tranh không lành mạnh như tăng hoa hồng quá quy định cho phép, hạ phí dưới mức sàn, lôi kéo khách hàng đại lý bằng cách nói xấu đối thủ cạnh tranh không đúng sự thật.
- Hiệp hội đại diện cho các công ty bảo hiểm trong việc xây dựng các chương trình tuyên truyền quảng cáo nhằm nâng cao nhận thức của người dân nói chung về bảo hiểm và của các nhà xuất nhập khẩu về bảo hiểm hàng hoá thông qua các hình thức như: tổ chức hội nghị, làm phóng sự truyền hình, viết báo.
- Hiệp hội không chỉ là đầu mối để các công ty bảo hiểm đối thoại với nhà nước mà còn là đầu mối để tạo mối quan hệ hợp tác với các đối tác liên quan khác như: ngành vận tải biển, bộ và các sở kế hoạch đầu tư, phòng thương mại Việt Nam… để thúc đẩy hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu phát triển.
3.4.4 Kiến nghị với ngành vận tải biển
Hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu không chỉ bao gồm có nhà bảo hiểm và các nhà xuất nhập khẩu mà còn có các bên liên quan khác. Trong đó đặc biệt phải kể tới ngành vận tải biển. Do các đội tàu biển của nước ta hiện nay nhỏ và phần lớn là tàu già nên các nhà xuất nhập khẩu thường tìm đến các hàng tàu nước ngoài, dẫn đến thị trường trong nước không chỉ mất phần cước phí chuyên chở mà mất luôn cả phần phí bảo hiểm cho nước ngoài. Thực tế này đòi hỏi, ngành bảo hiểm và ngành vận tải biển nước ta cần có những hợp tác chặt chẽ với nhau và với các nhà xuất nhập khẩu, vì lợi ích của từng ngành cũng như lợi ích chung của đất nước. Việc phát triển các đội tàu Việt Nam một mặt xuất phát từ nỗ lực của chính các hàng vận tải, mặt khác cũng có thể nhờ vào hỗ trợ của nhà nước (ví dụ thông qua vay tín dụng ưu đãi) và của ngành bảo hiểm (vì các công ty bảo hiểm thường cso lượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn).
Kết luận
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống và được coi là ra đời sớm nhất trong lịch sử của ngành bảo hiểm. ở Việt nam, nghiệp vụ bảo hiểm này đang đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển chung của thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, so với tiềm năng, kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu ở nước ta tham gia bảo hiểm trong nước là còn thấp. Thực tế này cho thấy, phát triển bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là cần thiết, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Với kết cấu 3 chương, chương 1 của luận văn đã khái quát hoá về bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế nói riêng. Từ những khái niệm cơ bản trong bảo hiểm, luận văn đã trình bày những nét chính về lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hiểm hàng hải, các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hải và vai trò của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế.
Trong chương 2, luận văn đã làm rõ thực trạng hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập ở Việt Nam giai đoạn 2003-2008 bao gồm các nội dung: nghiên cứu các chủ thể trên thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường, thực trạng công tác khai thác, giám định bồi thường của nghiệp vụ, đánh giá nguyên nhân của những thành công cũng như những hạn chế trong hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
Trên cơ sở những nghiên cứu ở chương 1 và chương 2, luận văn đã đưa ra 5 nhóm giải pháp và những kiến nghị nhằm phát triển hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của nước nhà, đem lợi ích cho cả nhà xuất nhập khẩu, ngành bảo hiểm, ngành vận tải biển và lợi ích chung của đất nước. Tác giả luận văn hy vọng rằng những giải pháp và kiến nghị này đã được xếmt và ứng dụng trong thực tiễn.
Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức có hạn, luận văn không tránh khỏi có những điểm khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm và độc giả quan tâm.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2009
Tác giả luận văn
Vương Quốc Hưng
Mục lục
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, hình vẽ
Tóm tắt luận văn
Mở đầu
1
Chương 1: cơ sở lý luận về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
4
1.1
Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
4
1.1.1 Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa vận chuyển bằng đường biển và nhu cầu tất yếu của bảo hiểm.
4
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
5
1.1.3 Vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
8
1.1.3.1 Đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
8
1.1.3.2 Đối với ngành bảo hiểm.
9
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế.
10
1.2
Nội dung bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
11
1.2.1 Các bên liên quan chủ yếu trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
11
1.2.2 Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms 2000).
16
1.2.3 Rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
20
1.2.4 Các loại tổn thất và chi phí trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
25
1.2.4.1 Tổn thất toàn bộ.
26
1.2.4.2 Tổn thất bộ phận.
26
1.2.4.3 Tổn thất riêng.
27
1.2.4.4 Tổn thất chung.
28
1.2.4.5 Chi phí cứu nạn.
29
1.2.5 Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
30
1.2.5.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm.
30
1.2.5.2 Các loại hợp đồng bảo hiểm.
30
1.2.5.3 Nội dung cơ bản của hợp dồng bảo hiểm.
31
1.2.6 Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
37
Chương 2: thực trạng hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại việt nam (giai đoạn 2003 – 2008)
40
2.1
Khái quát về thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam.
40
2.1.1 Các chủ thể tham gia thị trường.
40
2.1.1.1 Các doanh nghiệp bảo hiểm.
40
2.1.1.2 Khách hàng bảo hiểm.
42
2.1.1.3 Trung gian bảo hiểm.
47
2.1.2 Các điều kiện kinh tế xã hội tác động tới hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
49
2.1.2.1 Điều kiện chính trị, xã hội và pháp luật
49
2.1.2.2 Điều kiện kinh tế.
51
2.1.2.3 Điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
51
2.2
Thực trạng hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam (giai đoạn 2003-2008)
52
2.2.1 Hoạt động khai thác bảo hiểm
52
2.2.1.1 Khai thác hàng xuất khẩu.
52
2.2.1.2 Khai thác hàng nhập khẩu.
53
2.2.1.3 Doanh thu phí bảo hiểm.
55
2.2.2 Công tác giám định và bồi thường tổn thất
56
2.2.2.1 Công tác giám định tổn thất.
56
2.2.2.2 Công tác bồi thường tổn thất.
59
2.2.3 Đánh giá chung về hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
62
2.2.3.1 Kết quả đạt được.
62
2.2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân.
65
Chương 3: giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
68
3.1
Những cam kết của Việt Nam về thị trường bảo hiểm khi hội nhập kinh tế quốc tế
68
3.1.1 Cam kết WTO.
68
3.1.2 Cam kết theo hiệp định thương mại Việt Mỹ (Phụ lục G).
69
3.1.3 Tác động của các cam kết đối với thị trường bảo hiểm.
70
3.1.4 Sự chuẩn bị của thị trường bảo hiểm Việt Nam đối với hội nhập kinh tế quốc tế.
71
3.2
Những cơ hội và thách thức của thị trường bảo hiểm Việt Nam khi gia nhập WTO.
74
3.2.1 Cơ hội.
74
3.2.2 Thách thức.
75
3.3
Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ở việt nam.
76
3.3.1 Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý và tăng cường vai trò giám sát của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng.
77
3.3.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước.
82
3.3.3 Nâng cao nhận thức của các nhà xuất nhập khẩu đối với việc dành quyền mua bảo hiểm trong nước.
83
3.3.4 Tăng cường mối liên kết giữa ngành bảo hiểm với ngành vận tải biển.
83
3.3.5 Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp lý cho hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
84
3.4
Điều kiện thực thi giải pháp.
84
3.4.1 Kiến nghị đối với nhà nước.
84
3.4.1.1 Về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật.
84
3.4.1.2 Về vai trò quản lý của Nhà nước.
87
3.4.1.3 Về cơ chế chính sách phát triển thị trường bảo hiểm.
87
3.4.1.4 Về hỗ trợ của nhà nước đối với riêng hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu..
88
3.4.2 Kiến nghị đối với các công ty bảo hiểm.
89
3.4.2.1 Về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
89
3.4.2.2 Về đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
91
3.4.2.3 Về tăng cường công tác đề phòng hạn chế tổn thất bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
93
3.4.3 Kiến nghị đối với hiệp hội bảo hiểm.
95
3.4.4 Kiến nghị đối với ngành vận tải biển.
96
Kết luận
97
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Danh mục các chữ viết tắt
BTA
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ
DNBH
Doanh nghiệp bảo hiểm
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ICC
Phòng thương mại quốc tế
MIA
Bộ luật Hàng hải nước Anh
NĐ
Nghị định
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
QĐ
Quyết định
QTC
Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa
TNDS
Trách nhiệm dân sự
TT
Thông tư
WTO
Tổ chức thương mại quốc tế
XNK
Xuất nhập khẩu
DANH Mục CáC BảNG BIểU, Sơ đồ, HìNH Vẽ
Bảng 2.1
Danh sách các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (tính đến 31/12/2008)
40
Bảng 2.2
Một số chỉ tiêu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (1993-2008)
42
Bảng 2.3
Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu tại Việt Nam (2003-2008)
46
Bảng 2.4
Danh sách các công ty môi giới bảo hiểm (Tính đến 31/12/2008)
48
Bảng 2.5
Tình hình tham gia bảo hiểm trong nước của hàng xuất khẩu tại Việt nam (2003-2008)
52
Bảng 2.6
Tình hình tham gia bảo hiểm trong nước của hàng nhập khẩu tại Việt nam (2003-2008)
53
Bảng 2.7
Tỷ lệ kim ngạch hàng xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước (2003-2008)
54
Bảng 2.8
Doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước (2003-2008)
55
Bảng 2.9
Tỷ lệ phí bảo hiểm bình quân
56
Bảng 2.10
Tình hình bồi thường tổn thất bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (2003-2008)
59
Bảng 2.11
Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa của các DNBH năm 2008
62
Hình 2.1
Tỷ trọng doanh thu phí của các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
64
Danh mục tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1
Bộ luật hàng hải Việt nam – NXB Chính trị quốc gia 2006 (Bộ luật 2005)
2
Các điều khoản bảo hiểm hàng hoá 1963- Học hội bảo hiểm London
3
Các điều khoản bảo hiểm hàng hoá 1982- Học hội bảo hiểm London
4
Dr. David Bland – Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành- NXB Tài chính 1998
5
TS. Nguyễn Văn Đinh - Giáo trình bảo hiểm – Trường đại học Kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản thống kê 2005
6
TS. Nguyễn Văn Định - Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm – Trường đại học Kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản thống kê 2004
7
GS, TSKH Trương Mộc Lâm; Ths Đoàn Minh Phụng – Giáo trình nghiệp vụ bảo hiểm – NXB Tài chính 2005
8
GS, TSKH Trương Mộc Lâm; Lưu Nguyên Khánh-Một số vấn đề cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm –NXB Thống kê 2000
9
GS, TSKH Trương Mộc Lâm-Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hoá -NXB Thống kê 2002
10
Luật bảo hiểm hàng hải Anh quốc (MIA) – Nguyễn Phong dịch
11
Luật kinh doanh bảo hiểm –NXB Chính trị quốc gia 2001
12
Luật sư Võ Nhật Thăng-Một số vấn đề về vận đơn, bắt giữ tàu biển và cứu hộ hàng hải
13
Những điều kiện thương mại quốc tế-INCOTERMS 2000- NXB Thống kê 2001
14
Ths Võ Thị Pha – Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm –NXB Tài chính 2005
Tiếng anh
19
Hague Visby Rules 1968
20
The International Convention for Reunification of Certain Rules relating to Bill of Lading 1924
21
The UN Convention on the Carriage of Good by Sea 1978
Phụ lục
Phụ lục 1
Bảng 2.1: Danh sách các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (Tính đến 31/12/2008)
TT
Tờn Cụng ty
Năm thành lập
Hỡnh thức sở hữu
Vốn điều lệ
Trong nước:18 cụng ty
1
Tổng cụng ty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt)
1964
Cổ phần
1.000 tỷ đồng
2
Tổng cụng ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh)
1994
Cổ phần
1.100 tỷ đồng
3
Tổng Cụng ty Cổ phần Tỏi Bảo hiểm Quốc gia (Vinare)
1994
Cổ phần
500 tỷ đồng
4
Cụng ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico)
1995
Cổ phần
140 tỷ đồng
5
Cụng ty cổ phần bảo hiểm dầu khớ (PVI)
1996
Cổ phần
1.000 tỷ đồng
6
Cụng ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI)
1998
Cổ phần
105 tỷ đồng
7
Cụng ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long)
1995
Cổ phần
300 tỷ đồng
8
Cụng ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đụng (VASS)
2003
Cổ phần
600 tỷ đồng
9
Cụng ty cổ phần bảo hiểm AAA (AAA)
2005
Cổ phần
380 tỷ đồng
10
Cụng ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC)
2006
Cổ phần
300 tỷ đồng
11
Cụng ty bảo hiểm Ngõn hàng đầu tư và phỏt triển Việt Nam (BIC)
2005
Nhà nước
500 tỷ đồng
12
Cụng ty cổ phần bảo hiểm ngõn hàng nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn Việt Nam (Agrinco)
2006
Cổ phần
380 tỷ đồng
13
Cụng ty cổ phần bảo hiểm Bảo Tớn (Bảo Tớn)
2006
Cổ phần
80 tỷ đồng
14
Cụng ty cổ phần bảo hiểm Quõn đội (MIC)
2007
300 tỷ đồng
15
Cụng ty cổ phần bảo hiểm hàng khụng
2008
Cổ phần
500 tỷ đồng
16
Cụng ty cổ phần SHB – Vinacoamin
2008
Cổ phần
300 tỷ đồng
17
Cụng ty cổ phần bảo hiểm Hựng Vương
2008
Cổ phần
300 tỷ đồng
18
Cụng ty TNHH bảo hiểm ngõn hàng Cụng thương Việt nam (Viettinsco)
2008
Nhà nước
300 tỷ đồng
Cú vốn đầu tư nước ngoài: 10 cụng ty
19
Cụng ty LD bảo hiểm Liờn hiệp (UIC)
1997
Liờn doanh
6 triệu USD
20
Cụng ty LD bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA)
1996
Liờn doanh
6,2 triệu USD
21
Cụng ty LD TNHH bảo hiểm Samsung Vina (Samsung Vina)
2002
Liờn doanh
5 triệu USD
22
Cụng ty bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam (Groupama)
2001
100% vốn nước ngoài
6,2 triệu USD
23
Cụng ty TNHH bảo hiểm QBE (Việt Nam) (QBE)
2005
100% vốn nước ngoài
5 triệu USD
24
Cụng ty TNHH bảo hiểm phi nhõn thọ AIG (Việt Nam) (AIG)
2005
100% vốn nước ngoài
10 triệu USD
25
Cụng ty TNHH bảo hiểm ACE (ACE)
2006
100% vốn nước ngoài
10 triệu USD
26
Cụng ty TNHH bảo hiểm Liberty (Liberty)
2006
100% vốn nước ngoài
20 triệu USD
27
Cụng ty TNHH bảo hiểm Fubon
2008
100% vốn nước ngoài
300 tỷ đồng
28
Cụng ty TNHH bảo hiểm PNT MSIG Việt nam
2008
100% vốn nước ngoài
300 tỷ đồng
Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2007- Bộ Tài chính
Phụ lục 2
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (1993-2008)
Chỉ tiêu
1993
1999
2005
2007
2008 (ước)
1. Doanh thu (tỷ đồng)
700
1.606
5.535
8.360
10.855
2. Bồi thương (tỷ đồng)
120
789
2.091
3.229
4.500
3. Số lượng doanh nghiệp BH
1
10
16
23
28
4. Dự phòng nghiệp vụ (tỷ đồng)
188
-
3.313
4.333
5.611
5. Đầu tư trở lại nền kinh tế (tỷ đ)
-
-
4.469
11.495
14.884
6. Số lượng cán bộ nhân viên BH (người)
-
-
12.500
13.100
14.000
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Phụ lục 3
Bảng 2.3: Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu tại Việt Nam (2003-2008)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng cộng
Kim ngạch
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng (%)
Kim ngạch
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng (%)
Kim ngạch XNK
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng (%)
2003
19.880
-
24.995
-
44.875
-
2004
26.003
30,80
31.523
26,12
57.526
28,19
2005
32.233
23,96
36.881
17,00
69.114
20,14
2006
39.605
22,87
44.410
20,41
84.015
21,56
2007
48.387
22,17
60.830
36,97
109.217
30,00
2008
62.690
29,56
80.710
32,68
143.400
31,30
Tổng
228.798
279.349
508.147
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Phụ lục 4
Bảng 2.4: Danh sách các công ty môi giới bảo hiểm (Tính đến 31/12/2008)
STT
Tờn cụng ty
Năm thành lập
Loại hỡnh doanh nghiệp
Vốn điều lệ
1
Cụng ty cổ phần mụi giới bảo hiểm Việt Quốc (Việt Quốc)
2001
Cổ phần
6 tỷ đồng
2
Cụng ty cổ phần mụi giới bảo hiểm Á Đụng (Á Đụng)
2003
Cổ phần
6 tỷ đồng
3
Cụng ty cổ phần mụi giới bảo hiểm Đại Việt (Đại Việt)
2003
Cổ phần
6 tỷ đồng
4
Cụng ty cổ phần mụi giới bảo hiểm Thỏi Bỡnh Dương (PIB)
2005
Cổ phần
6 tỷ đồng
5
Cụng ty cổ phần mụi giới bảo hiểm Cimeico (Cimeico)
2006
Cổ phần
4 tỷ đồng
Cú vốn đầu tư nước ngoài: 3 cụng ty
6
Cụng ty TNHH Aon Việt Nam (Aon)
1993
100% vốn nước ngoài
300.000 USD
7
Cụng ty TNHH mụi giới bảo hiểm Gras Savoye Willis Việt Nam (Gras Savoye)
2003
100% vốn nước ngoài
300.000 USD
8
Cụng ty TNHH mụi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam (Marsh)
2004
100% vốn nước ngoài
300.000 USD
9
Cụng ty TNHH mụi giới Bảo hiểm Jardine
2008
100% vốn nước ngoài
300.000 USD
10
Cụng ty mụi giới bảo hiểm Sao Việt
2008
Cổ phần
4 tỷ đồng
(Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2007- Bộ Tài chính)
Phụ lục 5
Bảng 2.5: Tình hình tham gia bảo hiểm trong nước của hàng xuất khẩu tại Việt Nam (2003-2008)
Năm
Hàng xuất khẩu
Hàng XK tham gia BH trong nước
Tỷ lệ hàng XK tham gia BH trong nước(%)
Kim ngạch
(tỷ đ)
Tốc độ tăng (%)
Kim ngạch
(tỷ đ)
Tốc độ tăng (%)
2003
308.140
-
14.834
-
4,81
2004
403.047
30,8
15.314
3,2
3,80
2005
499.612
24,0
19.887
29,9
3,98
2006
613.878
22,9
29.404
47,9
4,79
2007
749.999
22,2
39.231
33,4
5,23
2008
971.695
29,6
53.735
37,0
5,53
Tổng
228.798
11.123
4,86
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Phụ lục 6
Bảng 2.6: Tình hình tham gia bảo hiểm trong nước của hàng nhập khẩu tại Việt Nam (2003-2008)
Năm
Hàng nhập khẩu
Hàng NK tham gia BH trong nước
Tỷ lệ hàng NK tham gia BH trong nước(%)
Kim ngạch
(tỷ đ)
Tốc độ tăng
(%)
Kim ngạch
(tỷ đ)
Tốc độ tăng (%)
2003
387.423
-
95.682
-
24,70
2004
491.756
26,9
122.320
27,8
24,87
2005
579.032
17.7
144.409
18,1
24,94
2006
701.678
21.2
222.006
53,7
31,64
2007
973.280
38.7
255.248
15,0
26,23
2008
1.331.715
36.8
363.558
42,4
27,30
Tổng
279.349
75.250
26,95
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Phụ lục 7
Bảng 2.7: Tỷ lệ kim ngạch hàng xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước (2003-2008)
Năm
Tổng kim ngạch XNK
(tỷ đồng)
Kim ngạch XNK tham gia bảo hiểm trong nước
(tỷ đồng)
Tỷ lệ kim ngạch XNK tham gia bảo hiểm trong nước (%)
2003
695.563
110.515
15,89
2004
891.653
136.850
15.35
2005
1.071.267
162.456
15,16
2006
1.302.233
247.194
18,98
2007
1.692.864
296.502
16,92
2008
2.222.700
395.259
17,78
Tổng
7.876.279
1.338.775
28,00
(Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)
Phụ lục 8
Bảng 2.8: Doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước (2003-2008)
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Doanh thu phí bảo hiểm (tỷ đồng)
341,906
412,331
441,782
529,178
712,092
972,815
Tốc độ tăng (%)
-
20,60
7,14
19,78
34,57
36,61
(Nguồn: Hiệp Hội bảo hiểm Việt Nam)
Phụ lục 9
Bảng 2.9: Tỷ lệ phí bảo hiểm bình quân (2003-2008)
Năm
Doanh thu phí bảo hiểm
Kim ngạch XNK tham gia bảo hiểm trong nước
Tỷ lệ phí bình quân (%)
Doanh thu phí (tỷ đ)
Tốc độ tăng
(%)
Kim ngạch
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng
(%)
2003
341,906
-
110.515
-
0,31
2004
412,331
20,60
136.850
23,83
0,30
2005
441,782
7,14
162.456
18,71
0,27
2006
529,178
19,78
247.194
52,16
0,21
2007
712,092
34,57
296.502
15,90
0,25
2008
972,815
36,61
395.259
37,96
0,25
Tổng
3.092,290
1.338.775
3,58
(Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)
Phụ lục 10
Bảng 2.10: Tỉnh hình bồi thường tổn thất bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu (2003-2008)
Năm
Số tiền bồi thường
(tỷ đ)
Doanh thu phí
(tỷ đ)
Tỷ lệ bồi thường
(%)
2003
109,664
341,906
32,07
2004
146,141
412,331
35,44
2005
188,888
441,782
42,76
2006
259,178
529,178
49,09
2007
188,213
712,092
26,43
2008
369,534
972,815
37,99
Tổng
1.262,232
3.410,104
37,01
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Phụ lục 11
Bảng 2.11: Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá của các DNBH năm 2008
STT
Doanh nghiệp BH
Doanh thu phí (tỷ đ)
Thị phần (%)
1
Bảo Việt
267,183
27,46
2
PJICO
137,444
14,13
3
Bảo Minh
133,713
13,74
4
Bảo Long
99,019
10,18
5
PVI
89,946
9,25
6
VIA
46,574
4,79
7
UIC
42,300
4,35
8
PTI
30,137
3,10
9
Viễn Đông
19,145
1,97
10
VNI
17,965
1,85
11
BIC
17,686
1,82
12
Bảo Nông
16,500
1,70
13
MIC
13,327
1,37
14
AIG Việt Nam
10,129
1,37
15
Samsung Vina
9,236
1,04
16
GIC
3,802
0,95
17
Bảo Ngân
1,910
0,39
18
Bảo Tín
1,290
0,20
19
QBE
0,792
0,13
20
AAA
0,520
0,08
21
Khác
0,822
0,14
Tổng
972,815
100,00
(Nguồn: Hiệp Hội bảo hiểm Việt Nam)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1913.doc