Đề tài Bảo hiểm xã hội và ý nghĩa của nó đối với ngưòi lao động

Chế độ trợ cấp thai sản áp dụng cho lao động nữ, chế độ này đã giúp cho lao động nữ có được khoản tiền trợ cấp thay thế cho phần thu nhập bị mất do không làm việc vì sinh con, hơn nữa chế độ này cũng quy định thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con nhằm đảm bảo sức khoẻ cho sản phụ. Chế độ này rất ưu đãi cho lao đông nữ khi đi làm vì phụ nữ nào lập gia đình cũng phải sinh con mà thời gian sinh con thường rất dài nhưng họ vẫn được đảm bảo thu nhập trong thời gian nghỉ đó. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Triển khai chế độ này ở nước ta trong những năm vừa qua đã góp phần không nhỏ đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho những người lao động không may bị tai nạn lao động hoặc bị ảnh hưởng do tiếp súc với công việc hàng ngày. Chế độ này thể hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động gặp rủi ro trong quá trình lao động.

doc11 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bảo hiểm xã hội và ý nghĩa của nó đối với ngưòi lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu Trong xã hội hiện nay bảo hiểm không còn xa lạ dối với đời sống của chúng ta. Nhu cầu sử dụng bảo hiểm đang tăng lên cùng với chất lượng cuộc sống. Ngoài nhu cầu lao động, hưởng thụ con người còn muốn bảo vệ cho tương lai của mình hoặc đề phòng những rủi ro có thể xảy đến trong khi lao động hay trong các hoạt động khác. vì thế bảo hiểm ra đời đáp ứng tất cả các nhu cầu trên. Trong chín chế độ bảo hiểm của tổ chức lao động quốc tế ILO thì Việt Nam đã thực hiện được năm chế độ đó là: Trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp hưu trí, tử tuất. Năm chế độ này đã khắc phục được phần lớn những rủi ro, tổn thất của người lao động ở nước ta, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số vướng mắc khi thực hiện. Hiện nay, trên toàn quốc có hơn 40 triệu lao động, nhưng chỉ có khoảng 9 triệu nằm trong diện bảo hiểm xa hội bắt buộc, đem so sánh hai số này ta thấy số lượng lao động chưa có điều kiện tham gia BHXH còn rất lớn. Vậy thì khi rủi ro đến họ phải giải quyết như thế nào? Và nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng số lượng lao đọng ngoài diện BHXH lớn như thê? Để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Bảo hiểm xã hội và ý nghĩa của nó đối với ngưòi lao động” làm đề tài cho bài viết của mình. Bài viết của em gồm 3 phần: Khái quát kiến thức cỏ bản về BHXH. Thực trạng và ý nghĩa của BHXH đối với nền kinh tế. Các mặt còn tồn tại và một số giải pháp. Nội dung Khái quát kiến thức cơ bản về BHXH: Khái niệm BHXH: BHXH xét về đặc điểm là một mắt khâu tài chính trung gian. BHXH là sự bảo đảm thay thế hoạc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ nhằm bảo đảm an toàn xã hội. Đối tượng tham gia BHXH: Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy vậy, tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội mà đối tượng này có thế là tất cả hay là một bộ phận những người lao động nào đó. Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH, đều thực hiện BHXH đối với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương. Việt Nam cũng không vượt ra khỏi thực tế này, mặc dù biết rằng như vậy là không bình đẳng giữa tất cả những người lao động. Nếu xem xét trên mối quan hệ rằng buộc trong BHXH ngoài người lao động còn có người sử dụng lao độngeesvaf cơ quan BHXH, dưới sự bảo trợ của Nhà nước. Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm của họ để bảo hiểm cho người lao động mà họ sử dụng. Còn cơ quan BHXH nhận sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm quản lý sử dụng quỹ để thực hiện mọi công việc về BHXH đối với người lao động. Mối quan hệ rằng buộc này chính là dặc trưng riêng có của BHXH. Nó quyết định sự tồn tại, hoạt động và phát triển của BHXH một cách ổn định và bền vững. Nhiệm vụ của BHXH: BHXH có 3 nhiệm vụ: Mở rộng sự nghiệp BHXH đối với người lao động trong tất cả các thành phần kinh tế ở trong nước và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hình thành và mở rộng quỹ dưới cả hình thức bắt buộc và tự nguyện. Thực hiện đúng các chế độ bảo hiểm đối với người đóng góp BHXH để bảo đảm lợi ích của họ và góp phần vào ổn định xã hội. Quản lý chặt chẽ quá trình hình thành và sử dụng quỹ. Quỹ BHXH: Quỹ BHXH là một quỹ tài chính tập trung, độc lập nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ BHXH chủ yếu được hình thành từ các nguồn sau: Người sử dụng lao động đóng góp. Người lao động đóng góp. Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm. Các nguồn khác (như cá nhân và tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi). Các chế độ BHXH: Việt Nam đã thực hiện được năm trong chín chế độ bảo hiểm của tổ chức lao động quốc tế ILO, đó là: Trợ cấp ốm đau. Trợ cấp thai sản. Trợ cấp tai nạn lao động. Trợ cấp hưu trí. Tử tuất. Thực trạng và ý nghĩa của BHXH đối với người lao động: 1. Tình hình sử dụng BHXH của nước ta trong nhưng năm gần đây: Trước năm 1995, Nhà nước hoàn toàn bao cấp các chế độ BHXH như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tử tuất hưu trí cho người lao động trong biên chế. Từ năm 1995 BHXH Việt Nam có bước đổi mới quan trọng: Thành lập quỹ BHXH tập trung, thống nhất trong cả nước, do chủ sử dụng lao động và người lao động đóng góp theo quy định của pháp luật. Với nguyên tắc có đóng, có hưởng các chế độ BHXH, quỹ BHXH đang từng bước vươn ra chi trả các chế độ BHXH, giảm dần gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, người lao động vẫn chưa được bảo vệ hoàn toàn, theo thống kê của bộ lao động thương binh và xã hội trong số hơn 40 triệu lao động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên có khoảng trên 9 triệu người thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc nhưng trên thực tế, chỉ khoảng 5,39 triệu người tham gia, còn hơn 4 triệu người lao động thuộc diện bắt buộc chưa đóng BHXH theo luật định. Trong vài năm gần đây số lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng nhanh, cuối năm 2004 đạt tới 5,3 triệu lao động nhưng cũng chỉ chiếm 59% so với 10 triệu hiện nay có quan hệ phải tham gia BHXH bắt buộc và cũng chỉ chiếm 15% so với lực lượng lao động hiện có trên cả nước. Thực trạng của tình hình này là do có một số các doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm nộp BHXH cho người lao động và khai thấp số người lao động so với thực tế, con số lao động được đóng BHXH chỉ bằng 1/3 so với thực tế. Đặc biệt hơn là có những doanh nghiệp cố tình không ký hợp đồng làm việc với công nhân hoặc có ký nhưng hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng để không phải trích tiền BHXH. Những cơ sở kinh doanh quy mô nhỏ đã đành, nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn làm ăn có lãi cũng tìm cách trốn tránh trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tham ggia BHXH, ở một số địa phương tình trạng này đã đến mức báo động, điển hình như ở tỉnh Bắc Cạn hiện có 117 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động nhưng chỉ có 18 đơn vị tham gia đóng BHXH cho người lao động, những con số quá chênh lệch đã thể hiện sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với người lao động. Nguyên nhân của tình trạng này là do các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà cố tình chây ỳ trách nhiệm, người lao động tuy rất muốn tham gia BHXH nhưng lại không dám đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của mình do sợ bị đuổi việc. Điều này còn cho chúng ta thấy tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp còn yếu chưa là tiếng nói của người lao động. Theo thống kê sơ bộ, tổng số tiền nợ bảo hiểm của các doanh nghiệp dã lên tới 1500 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo các chỉ số đánh giá của ngân hàng Thế giới thì các quy định về sử dụng lao động ở Việt Nam trong đó có BHXH là hơi nặng nề với doanh nghiệp. Các quy định này gây ra nhiều hạn chế cho việc sử dụng lao động chính thức, do đó các doanh nghiệp cũng như người lao động phải tham gia vào một thị trường không chính thức , khi đó quyền lợi của người lao động hoàn toàn không được bảo vệ. Từ tình trạng trên đây, Nhà nước, các ban ngành phải đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết tình hình và bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 2. ý nghĩa của BHXH đối với nền kinh tế: Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế, tại các doanh nghiệp luôn luôn tồn tại mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và người lao động. Khi BHXH ra đời đã góp phần gắn bó và điều hoà được những mâu thuẫn giữa giới chủ và người lao động. Điều này làm người lao động yên tâm hơn với công việc mình làm,và từ đó nâng cao năng suất lao động cá nhân, cũng chính là nâng cao năng suất lao động xã hội. Vì vậy nó có vai trò tích cực trong thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Mặt khác BHXH phát triển có nghĩa là nguồn quỹ nhàn rỗi cũng phát triển, quỹ này có vai trò đặc biệt trong đầu tư phát triển nền kinh tế (chủ yếu là đầu tư dài hạn). Cho nên đây cũng là yếu tố rất quan trọng góm phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có thể nói BHXH có mối quan hệ rất chặt chẽ với nền kinh tế, nó góp phần gắn bó lợi ích giữa người lao động, chủ sử dụng lao động, Nhà nước, từ đó góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Chính sự an toàn này là một nhân tố cơ bản dẫn đến ổn định và tăng trưởng nền kinh tế. 3. ý nghĩa đối với người lao động: Mục đích chủ yếu của chính sách BHXH là nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ. Khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do bị gaimr hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm.thực chất đây là một trong những chính sách đối với con người nhằm đáp ứng một trong những quyền và nhu cầu hiển nhiên của con người, nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn lao động, an taonf xã hội Đây cũng chính là mục đích của người lao động khi tham gia đóng quỹ BHXH. Có thể nói BHXH mang một ý nghĩa rất lớn đối với họ, tuỳ vào từng chế độ nó đã hỗ trợ, bù đắp một phần thu nhập khi người lao động gặp rủi ro, thai sản hay nghỉ hưu. Sau đây là ý nghĩa của 5 chế độ BHXH đối với người lao động: Chế độ trợ cấp ốm đau. Chế độ này đã giúp người lao động có được khoản trợ cấp thay thế phần thu nhập bị mất do phải nghỉ làm việc khi bị ốm đau. Trong cuộc sống không ai có thể trách khỏi các rui ro về sức khoẻ, vì vậy khi tham gia BHXH tức là người lao động đã đảm bảo cho tương lai của mình ngay cả khi mất sức lao động vĩnh viễn. Chế độ trợ cấp thai sản áp dụng cho lao động nữ, chế độ này đã giúp cho lao động nữ có được khoản tiền trợ cấp thay thế cho phần thu nhập bị mất do không làm việc vì sinh con, hơn nữa chế độ này cũng quy định thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con nhằm đảm bảo sức khoẻ cho sản phụ. Chế độ này rất ưu đãi cho lao đông nữ khi đi làm vì phụ nữ nào lập gia đình cũng phải sinh con mà thời gian sinh con thường rất dài nhưng họ vẫn được đảm bảo thu nhập trong thời gian nghỉ đó. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Triển khai chế độ này ở nước ta trong những năm vừa qua đã góp phần không nhỏ đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho những người lao động không may bị tai nạn lao động hoặc bị ảnh hưởng do tiếp súc với công việc hàng ngày. Chế độ này thể hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động gặp rủi ro trong quá trình lao động. Chế độ hưu trí. Đây là chế độ nhằm cung cấp một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập không được nhận nữa từ nghề nghiệp do hết tuổi lao động về hưu, nhưng số tiền trợ cấp thấp hơn so với thu nhập bình thường. Chế độ tử tuất. Đây là một trong những chế độ BHXH mang tính nhân đạo nhất. Chế độ này đã giúp cho thân nhân của người chết có được khoản trợ cấp bù đắp một phần thiếu hụt của gia đình do người lao động bị chết. Các mặt còn tồn tại và một số giải pháp: 1. ưu điểm và nhược điểm. BHXH ra đời đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người lao động. Nó thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Thứ hai, BHXH còn tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH, kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân. Ngoài ra nó còn mang tích chất gắn bó người sử dụng lao động và người lao động. Ngoài những mặt tích cực trên BHXH còn nhiều bất cập và tồn tại. Như đã nói ở trên, số lượng người lao động chưa được tham gia BHXH là rất lớn, tuy gần đây có tăng nhưng vẫn không thấm vào đâu so với con số người lao động trên khắp cả nước. Mặt khác số người lao động tham gia BHXH chủ yếu ở khu vực kinh tế nhà nước, một phần ở doanh nghiệp liên doanh rất ở khu vực ngoài quốc doanh và không có số lao động tự do trong xã hội. Quyền lợi và trách nhiệm của người lao động quy định trong các độ chưa được hợp lý. Theo mức đóng hiện nay, thì tổng số tiền đóng BHXH trong 30 năm của một người lao động chỉ đủ chi trả lương hưu cho người ấy trong 8 năm, trong điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay tuổi thọ bình quân sau khi về hưu của người lao động là 16 năm có nghĩa là quỹ BHXH phải bù 8 năm lương hưu, điều này gây mất cân đối thu chi, nguy cơ vỡ quỹ là một thực tế nếu không có những giải pháp khả thi để khắc phục. Bên cạnh đó, tình trạng một số doanh nghiệp, nhất là ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trốn đóng hoặc nợ đọng khá lớn tiền BHXH cũng chưa có chế tài, chưa có biện pháp khả thi để khắc phục. Trong tình hình này, Bộ lao động thương binh và xã hội cần sớm khắc phục những bất hợp lý và thiếu sót trong cơ chế chính sách thực hiện chế độ BHXH hiện hành, có chế tài và xử lý nghiêm minh theo pháp luật những doanh nghiệp trốn hoặc chậm đóng BHXH, thiếu trách nhiệm đối với người lao động. 2. Một số giải pháp. BHXH hiện nay là mối quan tâm của Nhà nước, các doanh nghiệp và chính bản thân người lao động. Để hạn chế những điểm yếu đang còn tồn tại em xin nêu ra một số giải pháp của bản thân em. Việc điều chỉnh để bảo đảm quỹ BHXH được an toàn và phát triển, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, cùng với cơ chế mở rộng đối tượng pháp luật phải quy định thoả đáng đối với người hưởng cũng như người đóng, đặc biệt là đối với người sử dụng lao động. Cần thực hiện ngay các giải pháp tăng tỷ lệ thu BHXH bằng cách tăng hiệu lực thực thi pháp luật. Số ngưòi thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc phải tăng lên thông qua ý thức tuân thủ luật pháp của các doanh nghiệp có sử dụng lao động, nhất là đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay Nhà nước đang thực thi thêm chế độ bhxh tự nguyện nhằm tăng số lượng người lao động tham gia bhxh, biện pháp này đang phát huy tác dụng của nó vì số người sử dụng bhxh đã tăng so với những năm vừa qua, vì vậy nên đa dạng loại hình để mở rộng đối tượng tham gia. Kết luận. bhxh có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà điều quan trọng là nó góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho cá nhân cho cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức doanh nghiệp để khôi phục đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. bhxh là một chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta dành cho người lao động. Tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi và phù hợp nhất để người lao động tham gia và hưởng các chế độ bhxh chính là bảo đảm cuộc sống của người lao động, của mọi gia đình, góp phần ổn định an sinh xã hội, đẩy tới sự nghiệp đổi mới đất nước. Danh mục tài liệu tham khảo. Giáo trình tài chính – Trường Đại học Quản Lý Kinh Doanh Hà Nội. Giáo trình bảo hiểm – Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Mạng internet. Mục lục A. lời mở đầu.1 B. Nội dung..2 I. Khái quát kiến thức cơ bản về bhxh...2 Khái niệm2 Đối tượng tham gia bhxh2 Nhiệm vụ của bhxh.2 Quỹ bhxh.3 Các chế độ bhxh..3 II. Thực trạng và ý nghĩa của bhxh đối với người lao động hiện nay3 Tình hình sử dụng bhxh của nước ta trong những năm gần đây3 ý nghĩa của bhxh đối với nền kinh tế5 ý nghĩa của bhxh đối với người lao động.5 III. Các mặt còn tồn tại và một số giải pháp.7 1. ưu điểm và nhược điểm..7 2. Một số giải pháp.8 C. Kết luận..9 D. Danh mục tài liệu tham khảo..10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7168.doc
Tài liệu liên quan