LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trước bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO,
nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng sẽ mở cửa mạnh mẽ
với khu vực và trên thế giới. Chính vì thế, đa dạng hóa và phát triển sản phẩm mới là một
trong những chiến lựơc để tồn tại và phát triển của bất cứ ngân hàng nào. Muốn đạt được
mục tiêu đó, các định chế tài chính Việt Nam không còn con đường nào khác là phải nhanh
chóng đưa vào áp dụng những sản phẩm tài chính mới đã được áp dụng trên thế giới. Trong
đó có sản phẩm BTT (factoring).
Đã có rất nhiều nước trên thế giới sử dụng BTT như một giải pháp tối ưu thúc đẩy
quá trình buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vì
BTT với những đặc điểm riêng của nó đã trở thành vị cứu tinh cho vấn đề nợ phát sinh và
tình trạng nợ khó đòi, khắc phục được những hạn chế của phương thức thanh toán khác. Do
đó BTT ngày càng được khẳng định và công nhận rộng rãi.
Trước tình hình đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “BAO THANH TOÁN TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM – THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP”. Từ đó làm giúp phát triển cả về chất và lượng của nghiệp vụ BTT đối với
các ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
ix
Mục đích nghiên cứu:
Phân tích – đánh giá hiệu quả hoạt động bao thanh toán tại một số ngân hàng thương
mại trên địa bàn thành phố HCM. Từ cái nhìn tổng thể, thực tế qua các năm thực hiện nghiệp
vụ, ta đánh giá được những thành tích, hiệu quả đã đạt được cũng như những bất cập và các
hạn chế. Cuối cùng đưa ra giải pháp để phát triển nghiệp vụ bao thanh toán ở các ngân hàng
thương mại trên địa bàn thành phố HCM nói riêng và của nước ta nói chung.
Những điểm nổi bật của đề tài:
Phân tích những yếu kém của quy chế thực hiện , thực trạng của các ngân hàng tiêu
biểu, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp mới.
Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên phải có phương pháp khoa học. Bao
gồm các phương pháp sau:
- Nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận về BTT để hiểu được bản chất, vai trò của nó.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động BTT thông qua các số liệu thu thập được. Phân tích, so
sánh giữa các ngân hàng với nhau.
- Từ việc đánh giá đó, đưa ra giải pháp, kiến nghị cụ thể.
Kết quả kỳ vọng:
Hoàn thành đề tài tốt trong thời gian nghiên cứu, đưa ra các giải pháp tốt, thiết thực
đối với nghiệp vụ bao thanh toán tài NHTM tại Tp.Hcm.
Bố cục đề tài:
Đề tài nghiên cứu khoa học bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN.
Giới thiệu về sản phẩm BTT như: lịch sử hình thành, khái niệm, phân loại Đặc biệt
là phân tích về những lợi ích, rủi ro mà các bên tham gia trong hoạt động thanh toán phải
gánh chịu, và quan điểm của nhóm nghiên cứu về bản chất BTT.
x
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NHTM
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Chương này gồm hai phần: phần một cung cấp thông tin về bao thanh toán trên thế
giới, phần hai tập trung vào thực trạng nền kinh tế Việt Nam; môi trường pháp lý- đi sâu vào
phân tích những bất cập trong hệ thống pháp luật qui định về hoạt động BTT; tập trung vào
phân tích thực trạng về qui định và hoạt động BTT tại một số NHTM điển hình.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VỀ CHẤT VÀ LƯỢNG CỦA
NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Từ thực trạng về hoạt động BTT tại một số ngân hàng, những nguyên nhân khiến hoạt
động BTT chưa thật sự phát triển ở nước ta hiện nay. Bài viết xin nêu ra một số giải pháp cụ
thể nhằm khắc phục những khó khăn đó ở hầu hết các ngân hàng. Với mong muốn rằng
những kiến nghị này không chỉ đúng về mặt lý thuyết mà còn có thể áp dụng trong thực tiễn.
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành viên Việt Nam
như sau.
Bảng 2.6 : Doanh số BTT của Việt Nam (theo thống kê của FCI)
(Nguồn: www.factors-chain.com) Đơn vị tính: triệu EUR
Năm Tổng doanh thu Trong nước Xuất nhập khẩu
2005 2 2 0
2006 16 15 1
2007 43 41 2
Biểu đồ 2.5: Doanh số BTT của Việt Nam
(Nguồn: www.factors-chain.com) Đơn
vị tính: triệu EUR
xxxix
2.10 Tình hình BTT cụ thể tại các NHTM
2.4.6 NHT
MCP Á Châu
2.4.6.1 Điều kiện thực hiện BTT tại ngân hàng Á Châu
(Nguồn: NHTMCP Á Châu)
Điều kiện đối với bên bán hàng:
Bên bán hàng phải là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng hóa có đủ
điều kiện cấp tín dụng và phải thỏa mãn thêm các điều kiện sau:
- Là chủ sở hữu hợp pháp và có toàn quyền hưởng lợi đối với khoản phải thu.
- Có giấy chứng nhận tiêu chuẩn ngành vừa với quy định của ngành hàng (nếu có).
- Thời gian quan hệ mua bán đối với bên mua hàng tối thiểu là ba tháng và đã có ít nhất
hai lần giao hàng.
Điều kiện đối với bên mua hàng:
Thỏa mãn các điều kiện sau: ()
- Về quy mô:
Quy mô bên mua hàng Hạn mức BTT
+ Vốn chủ sở hữu >= 50 tỷ đồng
+ Doanh thu thuần của năm gần nhất >= 150 tỷ đồng
<= 5 tỷ đồng
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
2005 2006 2007
Năm
T
ri
ệu
E
U
R
Trong nước
Xuất – nhập khẩu
Tổng doanh thu
xl
+ Tổng tài sản >= 100 tỷ đồng
+ Vốn chủ sở hữu >= 30 tỷ đồng
+ Doanh thu thuần của năm gần nhất >= 70 tỷ đồng
+ Tổng tài sản >= 50 tỷ đồng
Tối đa 15 % Vốn chủ
sở hữu của bên mua
hàng
- Lịch sử thanh toán: Bên mua hàng thanh toán đầy đủ các khoản phải thu đã đến hạn trong
vòng sáu tháng trở về trước tính đến thời điểm bên bán hàng đề nghị BTT.
- Có tình hình tài chính lành mạnh, cụ thể:
ROE thực tế trong năm gần nhất >= 10%. Trường hợp bên mua hàng bị lỗ trong
các năm trước thì tổng lỗ lũy kế các năm không quá 20 % vốn tự có.
Tổng nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu <= 5.
Lịch sử tín dụng: không có nợ vay tại các tổ chức tài chính từ nhóm hai trở lên.
2.4.6.2 Phương thức BTT Á Châu cung cấp
BTT từng lần
BTT theo hạn mức
Đồng BTT
2.4.6.3 Các khoản phải thu không được thực hiện BTT
- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp luật cấm.
- Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận bất hợp pháp.
- Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận đang có tranh chấp.
- Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi.
- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180
ngày.
- Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp.
- Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng.
2.4.6.4 Đối tượng khách hàng được ACB thực hiện BTT
Khách hàng được ACB thực hiện BTT là bên bán hàng theo hợp đồng mua bán hàng hóa,
bao gồm:
- Doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp.
xli
+ Công ty cổ phần
+ Công ty TNHH một thành viên
+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
+ Công ty hợp danh.
+ Doanh nghiệp tư nhân.
+ Hợp tác xã hoạt động theo luật hợp tác xã.
+ Doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
+ Doanh nghiệp liên doanh.
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
+ Tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật và được ACB chấp nhận BTT.
2.4.6.5 Mặt hàng áp dụng BTT
- Mặt hàng không thực hiện BTT: thực phẩm tươi sống, thủy sản tươi sống, gia súc
sống, thức ăn nhanh, hàng dễ hư hỏng.
- Mặt hàng ưu tiên thực hiện BTT: hàng tiêu dùng, hàng có chất lượng ổn định, ít
xảy ra hư hỏng, thiếu hụt về chất lượng và số lượng trong quá trình vận chuyển.
- Mặt hàng hạn chế BTT: Hàng hóa cung cấp cho công trình thực hiện theo tiến độ
và ràng buộc trách nhiệm bảo hành của bên bán hàng. Hàng hóa có yêu cầu biên bản
nghiệm thu theo thông số kỹ thuật phức tạp.
2.4.6.6 Lãi và phí nghiệp vụ BTT.
Lãi được tính trên số tiền mà ACB ứng trước cho bên bán hàng. Lãi mà bên bán hàng
phải trả phải được tính theo công thức:
Lãi = (Số tiền ứng trước * lãi suất * thời hạn BTT )
Thời hạn BTT: tính từ ngày ACB ứng tiền trước đến ngày bên mua hàng hoặc bên
bán hàng thanh toán khoản phải thu cho ACB.
Trường hợp bên mua hàng không thanh toán khoản phải thu đúng hạn theo hợp
đồng mua bán thì ACB sẽ tính lãi gia hạn, lãi quá hạn theo quy định.
Phí được tính trên giá trị khoản phải thu. Phí thực hiện BTT được thu một lần ngay
khi ứng tiền cho bên bán hàng.
2.4.6.7 Hạn mức BTT của bên bán hàng
xlii
Doanh số bán x thời hạn x (1 + x %)
hàng năm thanh toán
Hạn mức BTT =
360
Trong đó: x % là hệ số điều chỉnh (x<= 50 %)
x % được xác định dựa vào tình hình bán hàng theo mùa vụ của bên bán hàng.
2.4.6.8 Giá mua bán khoản phải thu.
Giá mua bán khoản phải thu được xác định theo công thức sau:
Giá mua bán khoản phải thu = Giá trị khoản phải thu được BTT – (lãi BTT
+ Phí BTT)
Số tiền ứng trước: Số tiền mà ACB ứng trước cho bên bán hàng theo thỏa thuận hợp
đồng BTT xác định như sau:
Số tiền ứng trước = Tỷ lệ ứng trước * Giá trị khoản phải thu
Trong đó tỷ lệ ứng trước là tỷ lệ phần trăm trên giá trị khoản phải thu mà ACB ứng
trước cho khách hàng. Tỷ lệ này do ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng quyết định, tối đa là
80% giá trị thực của khoản phải thu.
2.4.6.9 Quy trình thực hiện BTT tại ACB
Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện BTT trong nước của ACB:
(Website www.acb.com.vn)
xliii
(1) Bên bán hàng và ACB ký kết hợp đồng bao thanh toán.
(2) Bên bán hàng và ACB cùng gửi thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua
hàng, trong đó nêu rõ việc chuyển nhượng khoản phải thu cho ACB.
(3) Bên mua hàng xác nhận về việc đã nhận thông báo và cam kết thanh toán cho ACB.
(4) Bên bán hàng giao hàng cho bên mua.
(5) ACB ứng trước cho bên bán hàng.
(6) Bên mua hàng thanh toán khoản phải thu cho ACB khi đến hạn.
(7) ACB thu phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên bán hàng
Sơ đồ 4: Quy trình thực hiện bao thanh toán xuất khẩu
(Website www.acb.com.vn)
(1) Nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng bao thanh toán xuất khẩu với ACB.
(2) Nhà xuất khẩu thông báo cho nhà nhập khẩu về việc chuyển nhượng khoản phải thu cho
ACB.
(3) Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.
(4) Nhà xuất khẩu giao bộ chứng từ liên quan đến khoản phải thu cho ACB.
(5) ACB ứng trước cho nhà xuất khẩu.
xliv
(6) Nhà nhập khẩu thanh toán khoản phải thu cho ACB khi đến hạn thông qua đơn vị bao
thanh toán nhập khẩu – đối tác của ACB.
(7) ACB thu phần ứng trước và chuyển phần còn lại cho nhà xuất khẩu.
2.4.6.10 Doanh thu BTT tại ACB qua các năm.
Ngân hàng Á Châu bắt đầu thực hiện nghiệp vụ BTT từ ngày 1 tháng 8 năm 2005.
Đây là sản phẩm mới đối với thị trường Việt Nam, do đó hợp đồng BTT của ACB không
nhiều trong năm 2005. Mặt khác tâm lý dè dặt, ít muốn tiếp cận với các sản phẩm mới của
các doanh nghiệp nên doanh thu BTT năm 2005 của ACB chỉ đạt 192 triệu đồng.
Bảng 2.7: Kết quả thực hiện BTT qua các năm của ACB – Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: NHTMCP Á Châu)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Doanh số BTT 27.596 203.416 957.476
Số tiền ứng trước 20.906 162.147 714.266
Dư nợ ứng trước 4.516 34.260 103.122
Phí 109,5 556,06 1.286,94
Lãi 150,74 1.433,62 8.223,17
Tổng số khách hàng 7 53 133
Bảng 2.8: Dư nợ BTT tại ACB năm 2005.
(Nguồn: NHTMCP Á Châu)
Năm 08/2005 09/2005 10/2005 11/2005 12/2005
Số lượng hợp đồng 3 5 7 6 9
Doanh thu (triệu đồng) 15 17 33 42 85
Dư nợ BTT 273 309 600 764 1.545
Năm 2006 số lượng hợp đồng tăng mạnh. Dư nợ BTT năm 2006 đạt 34.206 triệu
đồng chiếm 0.197% tổng dư nợ của ACB năm 2006. Từ đó, có thể thấy được tiềm năng phát
triển BTT ở ACB với thế mạnh là luôn tiên phong trong các sản phẩm mới.
Bảng 2.9: Tình hình BTT tại ACB năm 2006.
(Nguồn: NHTMCP Á Châu)
Chỉ tiêu Thực hiện năm 2006 %so với
xlv
Quý I Quý II Quý III Quý IV Tổng cộng kế hoạch
Doanh số BTT 19.001 40.250 63.541 80.669 203.461 40,69 %
Số tiền ứng trước 13.446 31.442 53.817 63.442 162.147
Dư nợ ứng trước 4.062 16.626 25.047 34.260 34.260
Phí 88,46 109,61 147,77 210,22 556,06 22,24 %
Lãi 166,38 168,62 467,15 631,47 1.433,62 51,76 %
Biểu đồ 2.6: Tình hình BTT tại ACB năm 2006. (Nguồn: NHTMCP Á Châu)
0
20
40
60
80
100
Quý I Quý II Quý III Quý IV
T
ri
ệu
đ
ồn
g
Doanh số BTT
Dư nợ BTT
Quý I năm 2007 doanh số BTT tại ACB đạt 238.755 triệu đồng, doanh thu BTT đạt
81.362 triệu đồng. Bên cạnh đó, ACB đã gia nhập hiệp hội BTT thế giới. Đây là lợi thế lớn
đối với ACB so với các ngân hàng khác để tiến hành BTT xuất nhập khẩu.
Từ những thành quả đạt được tuy không đạt như mong đợi đề ra nhưng những kết quả
thực hiện BTT của ACB so với các ngân hàng khác đã cho thấy ACB là ngân hàng luôn đi
tiên phong trong các sản phẩm nghiệp vụ mới. ACB đã chiếm một thị phần BTT không nhỏ
tại Việt Nam. Để đạt được thành tựu này, đó là do nỗ lực marketing tốt về sản phẩm với các
hoạt động như tổ chức hội thảo BTT 2 tháng một lần. Bên cạnh đó việc xử lý nghiệp vụ của
nhân viên ACB cũng không ngừng được nâng cao.
Việc xây dựng, nghiên cứu phát triển nghiệp vụ BTT là một hướng đi đứng dắn nhằm
đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng xu thế phát triển của thị trường. Qua 3 năm áp dụng nghiệp
vụ BTT, ACB đã đạt được những thành công sau đây:
- Thứ nhất, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo cũng như chiến lược phát triển đúng
đắn đã giúp ACB giới thiệu thành công về sản phẩm này.
xlvi
- Thứ hai, sự ra đời và phát triển BTT đã nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân
hàng ACB.
- Thứ ba, sự ra đời BTT khẳng định vị thế của ACB cũng như hệ thống NHTM tại
Việt Nam so với các ngân hàng nước ngoài.
2.4.7 NH Kỹ thương Việt Nam (TECHCOMBANK)
2.4.7.1 Điều kiện thực hiện BTT trong nước
TECHCOMBANK chỉ thực hiện BTT có truy đòi với các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp phải có một năm kinh nghiệm buôn bán với người mua
- Khách hàng có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh những mặt
hàng được BTT
- Có lãi trong 2 năm tài chính gần nhất.
- Thực hiện thành công các quan hệ mua bán với người mua trước đây.
- Các chỉ tiêu tài chính khác như:
+ Doanh thu năm tài chính gần nhất > 200 tỷ
+ ROE > 10%
+ Tổng tài sản > 100 tỷ
+ Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản > 30%
+ Tài sản lưu động / nợ ngắn hạn > 1,2 lần
2.4.7.2 Các ngành mà TECHCOMBANK thực hiện BTT trong
nước:
Hiện nay TECHCOMBANK chưa khống chế các ngành nghề để thực hiện việc BTT.
Thống kê các ngành nghề chủ yếu sau đây:
Bảng 2.10 Thống khê các ngành nghề TECHCOMBANK thực hiện BTT
Đơn vị: tỷ đồng. (Nguồn : Ngân hàng Techcombank)
Khoản mục Năm 2006 6 tháng năm 2007
Doanh số BTT trong nước 138 430
- Xây dựng 20 50
- Cung cấp hàng hóa các siêu thị 35 175
- Các mặt hàng nông sản khác 83 205
Dư nợ BTT trong nước 50 239
- Xây dựng 20 20
xlvii
- Cung cấp hàng hóa các siêu thị 25 40
- Các mặt hàng nông sản khác 5 179
2.4.7.3 Mức phí áp dụng tại TECHCOMBANK
Từ 20.000đ đến 50.000đ/ khoản phải thu, mức phí này tương thấp so với các ngân
hàng khác. Chẳng hạn tại ACB phí này 0.5% trên giá trị BTT và tối thiểu là 500.000đ.
2.4.7.4 Tình hình thực hiện BTT tại TECHCOMBANK
Quy định BTT của TECHCOMBANK ban hành từ cuối năm 2006, nên doanh số
BTT của TECHCOMBANK chỉ đạt 138 tỷ và dư nợ BTT cuối năm 2006 đạt 50 tỷ đồng. 6
tháng đầu năm 2007 doanh số BTT của TECHCOMBANK đạt 430 tỷ đồng và dư nợ đạt 239
tỷ đồng. Các đơn vị mà TECHCOMBANK cung cấp dịch vụ chủ yếu là các siêu thị
Coopmart, Big C và Metro..
Bảng 2.11 Tình hình BTT tại Techcombank
(Nguồn : Ngân hàng Techcombank)
Chỉ tiêu (triệu đồng) Năm 2006 6 tháng năm 2007
Doanh số BTT trong nước 138 430
Dư nợ BTT 50 239
2.4.8 NH Xuất nhập khẩu Việt Nam
2.4.8.1 Điều kiện thực hiện BTT
Đối với bên bán hàng:
- Tình hình hoạt động ổn định, có khả năng tài chính đảm bảo hoàn trả khoản tạm ứng
của ngân hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT.
- Là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như các khỏan phải thu được ngân
hàng chấp nhận.
- Có tài khoản tại ngân hàng.
Đối với bên mua hàng
- Đang hoạt động trong lĩnh vực siêu thị, sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc ngành
kinh tế chủ lực.
- Đồng ý ký hợp đồng liên kết với ngân hàng
xlviii
- Tình hình hoạt động ổn định, có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán các khoản
phải trả đúng hạn theo hợp đồng mua bán hàng.
- Thuộc danh mục các bên mua hàng do tổng giám đốc quy định cho từng thời kỳ.
2.4.8.2 Phương thức áp dụng
Hiện tại Eximbank đang thực hiện ba phưong thức BTT chủ yếu:
BTT từng lần
BTT theo hạn mức
Đồng BTT
2.4.8.3 Lãi và phí thực hiện BTT
- Lãi và phí do Eximbank và khách hàng thỏa thuận, phù hợp với quy định hiện hành
của NHNN và được ghi trong hợp đồng BTT.
- Lãi thực hiện BTT: Theo biểu lãi suất BTT mà Eximbank công bố từng thời kỳ.
- Lãi suất BTT quá hạn = 150 % lãi suất ghi trong hợp đồng BTT
- Phí BTT được Eximbank thu một lần khi ứng vốn cho khách hàng theo biểu phí
BTT được công bố từng thời kỳ.
2.4.8.4 Mức và giới hạn BTT
Mức BTT = (giá trị khoản phải thu được BTT – Phí BTT) * tỷ lệ ứng trước.
Trong đó: tỷ lệ ứng trước tùy thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng, mức độ
tín nhiệm trong thanh toán của bên mua hàng nhưng không vượt quá 90%.
2.4.8.5 Tình hình thực hiện BTT tại Eximbank
Bảng 2.12 Tình hình hoạt động BTT tại Eximbank năm 2007
(Nguồn :Ngân hàng Eximbank)
Chì tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm
Doanh số BTT 15,200 28,175 50,833 56,468 150,676
Số tiền ứng trước 10,757 22,009 43,054 129,717 205,537
Dư nợ ứng trước 3,249 11,638 20,037 23,982 23,982
Lãi 133.104 134.896 242.813 267.094 777.91
Phí 28.207 35.075 47.286 58.861 169.529
Tổng số bên bán 9 19 30 37
Từ bảng số liệu ta thấy, tình hình BTT tại Eximbank trong năm 2007 tăng đều qua
các quý, trong quý 4, doanh số BTT tăng gần gấp 4 lần so với quý I, còn dư nợ tăng gần 7
xlix
lần. Điều này cho thấy, hoạt động BTT của ngân hàng đạt hiệu quả ngày càng cao. Số lượng
khách hàng cũng tăng đều đặn. Nếu như đầu năm, khách hàng tham gia BTT mới là 9 thì con
số này vào cuối năm là 37 (tăng hơn 4 lần).
Đây là tín hiệu tốt và là con số đang ghi nhận từ hoạt động BTT của Eximbank trong
thời gian vừa qua.
2.11 Những hạn chế cần khắc phục tại các NHTM trong quá trình thực hiện
Thứ nhất, lợi ích của BTT là không cần dùng thương phiếu để tài trợ và giải quyết
mọi tranh chấp thương mại, mà chỉ cần có hợp đồng và các hóa đơn thương mại đã được
đóng dấu chuyển quyền sở hữu. Trong điều kiện Việt Nam mới chỉ có Luật các công cụ
chuyển nhượng mà chưa có các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, thì việc đưa hợp đồng
BTT vào sư dụng rộng rãi vẫn còn gặp nhiều vướng mắc.
Thứ hai, sản phẩm BTT tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM hiện nay chưa đa dạng.
Các ngân hàng chỉ mới thực hiện BTT có truy đòi, và chỉ thực hiện BTT trong nước là chủ
yếu. Trong khi các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như Duestche bank, Citi
Bank… đã thực hiện BTT miễn truy đòi và đó cũng là hình thức mà các đơn vị BTT trên thê
giới đang áp dụng.
Thứ ba, tốc độ cấp BTT của các NHTM trên địa bàn TP.HCM chưa nhanh. Trong khi
các đơn vị BTT nước ngoài chỉ mất khoảng 24 giờ cho việc xét hóa đơn, thẩm định khách
hàng và ra quyết định thực hiện BTT thì các NHTM tốn khá nhiều thời gian cho công việc
này.
Thứ tư, hiện nay mức phí của các NHTM trên địa bàn TP.HCM chưa thực sự hấp dẫn.
Ông Karl-Joachim Lubitz, Chủ tịch Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI) khẳng định chi
phí cho dịch vụ này ở Việt Nam còn khá cao, cao hơn so với thế giới. Thực chất khi sử dụng
BTT khách hàng phải trả hai lần phí, đó là phí sử dụng dịch vụ và lãi phải trả cho khoản tiền
ứng trước. Đó là một điều hợp lý khi thu các khoản phí này, tuy nhiên rất khó khăn để thuyết
phục khách hàng sử dụng dịch vụ bởi họ có thể dùng hình thức vay ngắn hạn để tài trợ cho
khoản cần BTT mà chỉ phải trả lãi cho khoản vay.
Thứ năm, BTT cũng như các nghiệp vụ khác cũng có những rủi ro nhất định nhưng
các NHTM hiện nay chưa có quỹ dự phòng bù đắp rủi ro và bảo hiểm BTT.
l
Thứ sáu, các NHTM hiện nay trong quá trình thực hiện BTT thì chưa có sự tách bạch
giữa hoạt động BTT và hoạt động cấp tín dụng. Một số số ngân hàng vẫn chưa có bộ phận
thực hiện BTT riêng. Bên cạnh đó, tiêu chí thẩm định tín dụng và thẩm định thực hiện BTT
vẫn chưa tách bạch mặc dù việc thẩm định hai nghiệp vụ này là hoàn toàn khác nhau.
2.12 Nguyên nhân của những hạn chế
2.12.1 Nguyên nhân khách quan
Về các hạn chế của quy chế hoạt động BTT của các TCTD để triển khai thực hiện
BTT chúng tôi đã phân tích ở phần trên tuy nhiên khi đi vào hoạt động vẫn còn nhiều khó
khăn phát sinh. Tại khoản 1 điều 13 quy chế hoạt động BTT của các TCTD không thừa nhận
nghiệp vụ BTT nếu không có sự chấp nhận bằng văn bản của bên mua.
Cũng theo quy chế này, nghiệp vụ BTT chỉ áp dụng đối với các khoản phải thu xuất
phát từ các hoạt động mua bán hàng hóa mà không áp dụng cho lĩnh vực dịch vụ, một lĩnh
vực rất phát triển hiện nay.
Như đã phân tích ở phần các khó khăn khi triển khai thực hiện BTT tại Việt Nam thì
cho đến nay môi trường thông tin của nền kinh tế chưa được minh bạch hóa, các nguyên
nhân từ phía các doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân; do đó vẫn còn gây khó khăn, hạn
chế cho việc thực hiện BTT tại các NHTM.
2.12.2 Nguyên nhân chủ quan của các đơn vị BTT
Do nền kinh tế của Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy các đơn vị BTT hiện
nay vẫn chủ yếu thực hện BTT đối với các doanh nghiệp lớn. Việc xác định khách hàng mục
tiêu này là giảm đi lượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì chính các doanh
nghiệp này mới thực sự cần tới nghiệp vụ BTT.
Các đơn vị BTT khi thực hện vẫn yêu cầu các doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo.
Đây là đòi hỏi chưa hợp lý so với hoạt động BTT trên thế giới.
Năng lực tài chính của các tổ đơn vị BTT (chủ yếu là các NHTM) còn thấp. Mặc dù
các NHTM trong những năm gần đây đã cố gắng trong việc gia tăng vốn điều lệ tuy nhiên số
vốn này vẫn còn thấp so với các ngân hàng nước ngoài khác. Do đó, nhiều NHTM chưa
quan tâm đến việc triển khai nghiệp vụ BTT vì chi phí cho việc cung cấp nghiệp vụ này là
khá cao.
li
Trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế, khả năng thẩm định trong nghiệp vụ BTT , kỹ
năng quản trị rủi ro của nhân viên chưa cao.
Tổng kết chương II:
Qua những số liệu về tình hình thực tế hoạt động BTT trên thế giới rất khả quan
và ngày càng phát triển nhanh chóng sâu và rộng.
BTT được triển khai ở Việt Nam tử năm 2004, cho đến nay hoạt động BTT tại Việt
Nam nói chung và các NHTM nói riêng chúng ta có thể thấy những kết quả đạt được còn
khá khiêm tốn, còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trên góc độ quản lý vĩ
mô, các quy định pháp lý của nhà nước còn quá chung chung chưa sát với tình hình thực
tế từ đó gây khó khăn bất cập cho việc triển khai hoạt động của các đơn vị BTT. Chúng
tôi đã tập trung phân tích rất kỹ về vấn đề này.
Bên cạnh đó, đối với các đơn vị BTT tại Việt Nam, sản phẩm BTT là sản phẩm rất
mới, các đơn vị BTT chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ về sản phẩm này, bên
cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam còn rất rụt rè, quan niệm chỉ thích sử dụng những
sản phẩm quen thuộc.. đã gây khó khăn cho hoạt động BTT. Quá trình thực hiện BTT tại
các NHTM cổ phần Việt Nam do đó còn nhiều yếu kém, sai sót và còn tiềm ẩn nhiều rủi
ro.
Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp mang tính cấp thiết trên góc độ vĩ mô, vi mô hiện
nay là rất cần thiết. Vấn đề này sẽ được trình bày trong chương 3 của đề tài.
4. Giải pháp vĩ mô
1.2 Đối với NHNN.
1.2.1 Ban hành chuẩn mực kế toán cụ thể khi thực hiện BTT
Cho đến nay, BTT đã được triển khai thực hiện khoảng 4 năm nhưng NHNN vẫn
chưa ban hành quy chế hạch toán kế toán chuẩn mực. Do đó, các đơn vị BTT đã phải tự xây
dựng cho mình chế độ hạch toán theo quy định hướng dẫn của các sản phẩm dịch vụ khác và
thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Điển hình đó là NHTM cổ phần Á Châu, NHTM nhà
Hà Nội (HBB)…Chính vì vậy dẫn đến tình trạng chế độ hạch toán của các đơn vị BTT
không thống nhất với nhau, các cơ quan hữu quan rất khó trong việc quản lý cũng như theo
lii
dõi sự phát triển của sản phẩm mới này. Do vậy, việc ban hành những chuẩn mực hạch toán
kế cho cho sản phẩm BTT là rất cần thiết.
Quy chế hạch toán kế toán ban hành cẩn phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, phải phù hợp với nguyên lý, chuẩn mực kế toán hiện hành áp dụng tại
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kế toán tài chính.
- Thứ hai, đảm bảo tính nhất quán, chặt chẽ khi áp dụng vào thực tế.
- Thứ ba, đảm bảo tính rõ ràng mạch lạc khi phản ánh hoạt động BTT trên sổ sách
kế toán của đơn vị BTT.
- Thứ tư, đối với hoạt động BTT xuất, nhập khẩu, các quy định hạch toán kế toán
phải phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như các hiệp ước, thỏa thuận mà Việt Nam tham
gia. Hiện nay có 3 ngân hàng của Việt Nam tham gia FCI đó là Á Châu, Vietcombank,
Techcombank.
- Thứ năm, trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng như hiện nay,
các quy định về hạch toán kế toán đối với hoạt động BTT chắc chắn sẽ không đáp ứng được
hết những tình huống xảy ra trong thực tế. Do đó, các quy định này cần phải có tính mở, tức
là có thể cập nhật, sửa đổi bổ sung khi cần thiết.
1.2.2 Phối hợp cơ quan hữu ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ hoạt
động BTT
Cho đến nay các quy định pháp lý về hoạt động BTT chưa thật đầy đủ và còn nhiều
thiếu sót như đã phân tích ở trên. Do đó, NHNN cần dựa vào quá trình hoạt động thực tế ở
Việt Nam trong thời gian qua cũng như các văn bản pháp lý khác để ban hành các văn bản
pháp luật bảo vệ hoạt động BTT. Các văn bản này cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Thứ
nhất, các bên mua bán cần phải cung cấp cho đơn vị những chứng từ, báo cáo gì cho đơn vị
BTT khi sử dụng sản phẩm này.
- Thứ
hai, mức độ hình thức xử lý đối với các thông tin do bên mua, bên bán cung cấp. Những ưu
đãi chung về mặt quản lý khi các bên mua bán tham gia vào hoạt động BTT.
- Thứ
ba, mức độ can thiệp của các cơ quan quản lý đến đâu trong hoạt động BTT.
liii
- Thứ
tư, chế độ báo cáo thông tin của bên mua bên bán, doanh số hoạt động BTT, đặc điểm ngành
nghề của bên mua, bên bán… mà các đơn vị thực hiện BTT phải báo cho NHNN.
1.2.3 Cần phải quy định rõ ràng về thuế đối với hoạt động BTT
Hiện nay, quy chế thực hiện BTT của các đơn vị BTT vẫn chưa có quy định rõ ràng
về hoạt động BTT. Tại điều 18 của quy chế chỉ quy định “Các quy định về thuế đối với hoạt
động bao thanh toán được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Như đã phân tích ở các
phần trước, việc áp dụng thuế chuyển nhượng hiện nay là không nên. Có chăng, khi hoạt
động BTT đã thực sự phát triển thì mới áp dụng thuế, và việc thu thuế nên tiến hành theo lộ
trình nhất định vừa khuyến khích BTT phát triển và đảm bảo không gây thất thu cho ngân
sách nhà nước. Nếu có quy định về thuế thì nội dung cơ bản của những quy định về thuế nên
đảm bảo:
- Quy
định về mức độ miễn giảm thuế đối với các đơn vị BTT trong quá trình thực hiện cũng như
các điều kiện cơ bản để miễn giảm thuế.
- Các
cơ quan thuế can thiệp đến mức nào đối với hoạt động BTT.
- Các
hình thức khen thưởng khi đơn vị BTT thực hiện đúng các quy định và nộp thuế đúng hạn…
1.2.4 Ban hành các quy định cụ thể rõ ràng về gia hạn, chuyển nợ quá
hạn áp dụng có hoạt động BTT.
Tại điều 17 của quy chế thực hiện BTT, quy định: “Các quy định về gia hạn thanh
toán và chuyển nợ quá hạn trong bao thanh toán được thực hiện theo hướng dẫn của
NHNN”. Như đã phân tích ở các phần trên, quy định như vậy không rõ ràng, gây khó khăn
cho đơn vị thực hiện BTT. Việc quy định vấn đề này là rất quan trọng. Việc quy định cụ thể
hơn sẽ giúp cho các đơn vị BTT có thể đánh giá tốt hơn hiệu quả hoạt động mà còn giúp các
cơ quan chức năng có thể kiểm tra, quản lý tốt hoạt động BTT trên cấp độ vĩ mô, hạn chế
những rủi ro cho nền kinh tế.
Các quy định này nên đáp ứng các yêu cầu sau:
- Khi nào thì được gia hạn thời hạn các khoản phải thu.
liv
- Thời gian cụ thể chuyển từ nợ phải thu sau khi đã gia hạn sang nợ quá hạn.
- Mức trích dự phòng gia hạn và chuyển nợ quá hạn.
- Mức độ tối đa các khoản BTT được gia hạn, chuyển nợ quá hạn.
- Những quy định, chế tài khi các đơn vị BTT không thực hiện đúng các quy định gia
hạn và chuyển nợ quá hạn.
1.2.5 Xây dựng trung tâm điều tiết quản lý thông tin tín dụng, đánh giá
chất lượng các bên mua, bên bán nhằm cung cấp những thông tin xác thực
cho các đơn vị BTT.
Hiện nay các ngân hàng, TCTD có thể truy cập thông tin về các doanh nghiệp thông
qua website riêng biệt đó là hệ thống thông tin tín dụng (CIC).
Do đó, việc xây dựng mới hoặc tiếp tục phát triển hơn nữa trung tâm CIC là rất cần
thiết cho các đơn vị BTT. Trung này có thể thực hiện các chức năng như sau:
Thứ nhất: Cung cấp thông tin, đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp,
công ty tham gia hoạt động BTT một cách nhanh chóng và kịp thời. Các thông tin này bao
gồm:
● Thông tin ngành nghề, địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp.
● Tình hình hoạt động, tài chính của các doanh nghiệp tham gia hoạt động BTT.
● Uy tín thanh toán, lịch sử giao dịch của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động
đối với các TCTD.
● Những quy định mới của nhà nước về hoạt động BTT.
Một thực tế hiện nay là việc cung cấp thông tin của các doanh nghiệp rất hạn chế, có
thể nói đây là giải pháp lâu dài, toàn diện không chỉ riêng đối với doanh nghiệp mà còn đối
với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế.
Thứ hai: Tạo sự liên kết giữa các đơn vị BTT, trên cơ sở đó tạo nên các liên minh
giữa các đơn vị BTT để tiến hành thực hiện đồng BTT nếu một đơn vị BTT không thể thực
hiện.
Thứ ba: Xử lý tranh chấp giữa các đơn vị thực hiện đồng BTT.
Thứ tư: Tham gia tư vấn cho các đơn vị BTT trong quá trình thực hiện BTT cũng như
hội nhập thực hiện BTT quốc tế.
lv
5. Giải pháp vi mô
2.2 Đối với ngân hàng
2.2.1 Marketing toàn diện về nghiệp vụ BTT
2.2.1.1 Phải có chiến lược đúng đắn để quảng bá rộng rãi sản
phẩm BTT đến khách hàng
Như chúng ta đã biết, một sản phẩm không thể được người tiêu dùng sử dụng khi
không hề biết gì về sản phẩm mà chúng ta cung cấp. Và như vậy sản phẩm đó khó có thể tồn
tại và phát triển. Do đó, việc tạo nhận biết về sản phẩm cho người tiêu dùng là một việc làm
rất quan trọng để đưa nghiệp vụ BTT phát triển.
Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm BTT được xem là sản phẩm mới, người tiêu dùng
hầu như chưa biết tới và do vậy cũng không thấy được tính ưu việt của sản phẩm này nên
cũng không thể sử dụng sản phẩm. Do đó, để sản phẩm phát triển, việc đầu tiên đơn vị BTT
cần thực hiện là giới thiệu cho khách hàng làm quen với sản phẩm thông qua các buổi hội
thảo, quảng cáo…
Muốn làm tốt điều này, các đơn vị BTT trước hết phải tập huấn cho các cán bộ trực
tiếp thực hiện về những ưu nhược điểm của sản phẩm, đồng thời hướng dẫn thực hiện theo
quy định của đơn vị. Có như vậy, cán bộ đó mới có thể giới thiệu dịch vụ với khách hàng đạt
hiệu quả cao được. Bước tiếp theo, đơn vị BTT cấn thực hiện quảng cáo về sản phẩm, một
số biện pháp giúp các doanh nghiệp quan tâm đến lợi ích của sản phẩm bao thanh toán :
- Bán hàng trực tiếp, quảng cáo trực tiếp tại quầy để sản phẩm BTT đến được với
khách hàng.
- Gửi thư trực tiếp đến khách hàng. Thư phải chứa đựng đầy đủ thông tin nhưng ngắn
gọn, rõ ràng và bắt mắt nhằm thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
- Tổ chức hội thảo về sản phẩm BTT: đối tượng tham dự là các kế toán trưởng,
trưởng phòng xuất nhập khẩu, giám đốc tài chính của các doanh nghiệp.
- Để tiếp cận các khách hàng tiềm năng khác đơn vị BTT nên tận dụng các kênh
truyền thông hiệu quả: quảng cáo trên phương tiện thông tin (đài truyền hình, đài phát thanh,
Internet), quảng cáo trên đường phố, tổ chức các sự kiện… Chẳng hạn đơn vị BTT có thể
lvi
truyền hình trực tiếp buổi tọa đàm giữa đơn vị BTT và các doanh nghiệp đã sử dụng thành
công dịch vụ BTT của đơn vị BTT.
2.2.1.2 Thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng
Việc thiết kế sản phẩm tài chính như BTT gắn liền với việc xây dựng nên quy trình
thực hiện nghiệp vụ. Với sản phẩm tương đối mới như BTT, trình độ hiểu biết của nhân viên
cũng như kinh nghiệm quản lý của cán bộ chưa cao thì các ngân hàng nên đưa ra sản phẩm
sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng vừa tương xứng với tiềm năng của đơn vị
mình. Với tình hình thực tế của Việt Nam là đang trong giai đoạn đầu phát triển sản phẩm
BTT thì nên sử dụng BTT xuất khẩu và BTT trong nước có truy đòi. Khi đã đảm bảo thành
thạo, an toàn thì mới triển khai BTT nhập khẩu (thường không có quyền truy đòi) và tiếp
theo là BTT trong nước không có quyền truy đòi. Làm như vậy sẽ tránh được rủi ro trong
BTT. Bước tiếp theo là đơn vị BTT nên xây dựng một quy trình cụ thể đối với từng loại sản
phẩm nhằm giúp cho việc vận hành được trôi chảy và tránh được lúng túng khi thực hiện
nghiệp vụ.
2.2.1.3 Thành lập bộ phận tư vấn khách hàng BTT
Sản phẩm BTT là một sản phẩm tương đối mới với cả khách hàng lẫn nhân viên
Đơn vị BTT. Do đó, cần thiết phải thành lập bộ phận tư vấn khách hàng về sản phẩm BTT
để có thể tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Làm như vậy sẽ trành được lãng
phí lớn về thời gian và chi phí khách hàng và đơn vị BTT, tránh để lại ấn tượng không tốt
cho khách hàng về đơn vị BTT. Bộ phận tư vấn này ngoài việc am hiểu nghiệp vụ, cần phải
cập nhật, nắm bắt thông tin thị trường trong nước cũng như quốc tế, tập quán, luật pháp quốc
tế, tình hình tài chính của các công ty trong và ngoài nước để cung cấp thông tin khi khách
hàng có nhu cầu.
2.2.1.4 Chính sách giá cả hợp lý
Một trong những nguyên nhân làm cho sản phẩm BTT tuy đời ra đời cuối năm 2004
nhưng đến nay vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm và sử dụng rộng rãi là do doanh
nghiệp Việt Nam cho rằng giá cả sản phẩm BTT khá cao so với các sản phẩm tín dụng vay
vốn thông thường hiện nay. Tuy nhiên, giai đoạn đầu hoạt động do chưa có nhiều khách
lvii
hàng nên việc giảm giá rất khó khăn cho đơn vị BTT, đơn vị BTT có thể thực hiện “khai
thác sản phẩm chéo” để hạ giá thành sản phẩm.
“Khai thác sản phẩm chéo” là khái niệm không mới và đã được thực hiện rất nhiều.
Đó chính là cung cấp sản phẩm BTT với mức giá ưu đãi để có thể thu hút, cung cấp sản
phẩm khác nhằm mở rộng sản phẩm và gia tăng thị phần. Chẳng hạn trong việc tính phí sản
phẩm không nhất thiết phải tính một mức phí cố định cho các khách hàng và các giao dịch
mà có thể linh động tăng giảm cho phù hợp.
Việc tính toán hiệu quả trong khai thác bán sản phẩm chéo phải được theo dõi thường
xuyên để có những điều chỉnh phù hợp trong trường hợp lợi nhuận do bán sản phẩm chéo
mang lại không bù đắp về giảm phí BTT.
2.2.2 Xác định ngành nghề, khách hàng mục tiêu hướng tới phục vụ đạt
hiệu quả cao nhất.
Khi tung ra một sản phẩm mới nào ra thị trường, sau khi giới thiệu và thăm dò nhu
cầu của khách hàng, việc làm tiếp theo là xác định khách hàng mục tiêu mà chúng ta sẻ cung
cấp dịch vụ. Từ đó mới thiết kế ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Tùy theo mục tiêu riêng của mình mà đơn vị BTT sẽ đưa ra tiêu chí lựa chọn khách hàng
khác nhau. Với sản phẩm BTT, các đơn vị BTT thường chú ý tới các khách hàng có quan hệ
mua bán hàng hóa phát sinh khoản phải thu và có nhu cầu về vốn, trước mắt là các khách
hàng đang có quan hệ giao dịch với đơn vị BTT và sau đó sẽ là khách hàng tiềm năng. Việc
lựa chọn khách hàng phụ thuộc vào khả năng thanh toán của hóa đơn, năng lực tài chính của
người mua, tình hình hoạt động trong quá khứ và hiện tại của người bán. Từ đó xác định cụ
thể đối tượng khách hàng mà đơn vị BTT sẽ cung cấp dịch vụ.
2.2.3 Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại
Việc xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin tiến là một việc làm rất cần thiết
mà bất cứ một ngân hàng nào muốn phát triển cũng phải chú trọng. Công nghệ hiện đại mới
tạo ra được những sản phẩm dịch vụ với nhiều tính năng ưu việt. Với sản phẩm dịch vụ
BTT, hệ thống quản lý thông tin phải đảm bảo được việc tra soát dễ dàng thông tin cũa
khách hàng và các đại lý để thông tin được cập nhật kịp thời. Ngoài ra công nghệ này phải
phục vụ được việc phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro.
2.2.4 Quản lý rủi ro tốt nhất.
lviii
Để giảm thiểu rủi ro tài trợ, một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu của đơn
vị BTT là chiến lược phân tích khách hàng nhằm sàng lọc để lựa chọn những khách hàng
đáng tin cậy. Do đó, đơn vị BTT phải thu thập thông tin về khách hàng một cách chính xác
về tư cách pháp lý, uy tín trên thị trường, uy tín trong quan hệ tín dụng, ngành kinh doanh,
lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh, đạo đức kinh doanh.. để sàng lọc có hiệu quả. Muốn vậy,
mỗi đơn vị BTT cần xây dựng cho mình các quy trình quản lý rủi ro đối với bên bán cũng
như bên mua. Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất của đơn vị BTT đo đó, chúng
tôi sẽ đi sâu vào phân tích và đưa ra giải pháp cho vấn đề này.
2.2.4.1 Xây dựng quy trình lựa chọn và kiểm soát bên bán.
Để ký được hợp đồng BTT với bên bán và duy trì được mối quan hệ hợp tác lâu dài
cùng có lợi, đơn vị BTT cần thực hiện tốt các yêu cầu như: phải lường trước tất cả những rủi
ro có thể xảy ra trong quá trình làm ăn với khách hàng; phải quyết định xem liệu đơn vị BTT
có thể quản lý những khoản rủi ro này một cách an toàn và hiệu quả không...
● Quá trình lựa chọn khách hàng gồm những bước sau:
- Khảo sát yêu cầu của khách hàng: bằng cách gọi điện thoại hoặc yêu cầu khách
hàng điền vào các phiếu cung cấp thông tin.
- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh: Bước này giúp chúng ta nhận biết các nhu cầu
của người bán để bán được sản phẩm và kiểm tra xem đề nghị cung cấp dịch vụ BTT của
khách hàng có phù hợp với các quy định của đơn vị hay không.
- Khảo sát khách hàng: Việc này phải được một bộ phận chuyên trách thực hiện
với mục đích là kiểm tra lại những thông tin đã thu thập được trước đó có nay đủ và chính
xác hay không và bổ sung thêm chi tiết về hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Ra quyết định lựa chọn: Căn cứ vào giá trị của các khoản phải thu cùng với những
thông tin thu thập và kiểm tra chúng qua hai bước trên, chuyên viên tín dụng hoặc hội đồng
tín dụng sẽ ra quyết định chấp nhận hay từ chối cung cấp dịch vụ BTT. Nếu chấp nhận thì
hội đồng tín dụng sẽ ấn định chính xác các điều khoản và điều kiện hợp đồng BTT. Sau đó
quyết định này sẽ được chuyển đến phòng nghiệp vụ để gửi cho khách hàng.
- Ký hợp đồng BTT: Trong đó có ấn định ngày thực hiện BTT.
● Các tiêu chí lựa chọn khách hàng:
Tiêu chí 1: Khoản phải thu thỏa mản các yếu tố sau:
lix
- Có thể chuyển nhượng vô điều kiện;
- Có thể thu hồi được từ người mua có uy tín bằng các phương thức thức thu nợ thông
thường;
- Nếu người bán bị phá sản, vẫn có thể thu hồi được số tiền đã tài trợ từ các khoản
phải thu.
Tiêu chí 2: Khả năng phát triển và và uy tín của bên bán.
Để đánh giá một công ty cần xem xét những yếu tố chính:
- Bản thân công ty: loại hình kinh doanh, thời gian hoạt động, cổ đông, cam kết của
cổ đông về việc sử dụng và mở rộng khoản mục vốn…
- Năng lực quản lý: mô hình quản lý của doanh nghiệp? Quyền quản lý tập trung
vào một người hay một nhóm người? Kinh nghiệm và kỹ năng quản lý? Mức độ liêm khiết?
- Tình hình tài chính: Công ty kinh doanh có lãi không? Khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn? Công ty có chịu áp lực từ các chủ nợ ?
- Sản phẩm mà họ cung cấp có uy tín trên thương trường không? Có tiềm năng phát
triển không?
- Lý do cần được tài trợ: để phát triển kinh doanh hay để bù lỗ, để đầu tư kinh
doanh vào tài sản cố định hay vốn luân chuyển. Việc sử dụng vốn sai mục đích sẽ gây ra hậu
quả nghiêm trọng cho bên bán và cả cho Đơn vị BTT.
Tiêu chí 3: Dịch vụ thỏa đáng với nhu cầu của khách hàng
Khách hàng chỉ cảm thấy hài lòng nếu chúng ta cung cấp dịch vụ mà anh ta cần với
một mức giá mà anh ta cảm thấy hợp lý. Để làm được điều này, đơn vị BTT phải:
- Đưa ra một hạn mức BTT phù hợp;
- Đưa ra mức tài trợ phù hợp;
- Tính đến các khoản khấu trừ;
- Xem xét khả năng thanh toàn của bean mua hàng;
- Phải so sanh dịch BTT trong mối tương quan với dịch vụ cho vay của ngân hàng;
- Phải so sánh dịch vụ của đơn vị mình trong mối tương quan với dịch vụ của các
Đơn vị BTT khác.
Tiêu chí 4: Hiệu quả lợi nhuận thu được
lx
Hầu hết các đơn vị BTT chỉ chấp nhận BTT cho những doanh nghiệp đạt một doanh
số nhất định, đồng thời họ cũng tiến hành kiểm tra số lượng người mua và số lượng hóa đơn
bán hàng liên quan đến doanh số đó. Ngay khi doanh số của doanh nghiệp là cao nhưng đơn
vị BTT cũng không có lãi nếu số lượng khách hàng và chứng từ mua bán quá nhiều khiến
đơn vị BTT phải tốn nhiều công sức, chi phí xử lý chứng từ và quản lý khách hàng, đơn vị
BTT sẽ khó có lãi trừ khi họ thu phí cao. Mà việc thu phí cao thường không được người bán
chấp nhận.
Ngoài những tiêu chí xét duyệt chung cho các loại BTT, đối với các sản phẩm đặc
biệt, đơn vị BTT cần lưu ý và điều chỉnh cho phù hợp. Với BTT xuất khẩu đơn vị BTT phải
xem xét đến vấn đề người bán tiềm năng có xuất hàng sang quốc gia tại đó tổ chức BTT là
thành viên của FCI hay không. Nếu không đơn vị BTT khó mà có hạn mức tín dụng dành
cho bên mua trừ khi đơn vị BTT hoặc người bán của chúng ta có tiềm lực tài chính rất mạnh.
Mặt khác phải chắc rằng việc thanh toán phải được thực hiện theo hình thức ghi sổ và điều
khoản đó không trái với quy định của nước nhập khẩu.
Mặc dù quá trình và tiêu chí lựa chọn khách hàng được xem xét khá kỹ lưỡng tuy
nhiên mối quan hệ giữa đơn vị BTT và người bán luôn có những thay đổi ảnh hưởng tiêu
cực đến mối quan hệ giữa hai bên và đây là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro đối
với hoạt động BTT. Do đó, đơn vị BTT cần phải quản lý giám sát những thay đổi của khách
hàng một cách chặt chẽ.
● Quá trình quản lý khách hàng:
Để thực hiện tốt công tác quản lý khách hàng, đơn vị BTT cần phải:
- Đánh giá định kỳ hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Thường xuyên liên hệ với bên bán nhằm củng cố mối quan hệ và hỗ trợ kịp thời
nếu bên bán gặp khó khăn hoặc có kiến nghị về sản phẩm. Đồng thời nhân cơ hội này giới
thiệu và bán thêm sản phẩm cho khách hàng (“bán chéo sản phẩm”)
- Sau khi liên hệ với khách hàng, đơn vị BTT cần phải lập một báo cáo hoàn chỉnh
và báo cáo này được sử dụng cho những lần tiếp theo. Tuy nhiên những thông tin này cần
phải được cập nhật một cách thường xuyên.
- Tư vấn cho bên bán.
lxi
- Đơn vị BTT nhanh chóng tiến hành đánh giá phát sinh trong những tình huống
người bán không hài lòng với sản phẩm và họ có thể chấm dứt hợp đồng BTT hay tài khoản
có vấn đề và có thể gây rủi ro cho đơn vị BTT.
- Để tránh trường hợp khách hàng lập hóa đơn khống để ứng trước tiền từ đơn vị
BTT, do đó cần phải phải nâng cao tinh thần cảnh giác cũng như kinh nghiệm nghiệp vụ để
phát hiện những trường hợp gian lận có thể xảy ra.
● Quản lý các khoản phải thu:
Quản lý các khoản phải thu tốt sẽ phát hiện sớm những dấu hiệu xấu liên quan đến
khoản phải thu, do đó công việc này cần phải được tiến hành một cách nhanh chóng, kịp
thời, bao gồm các nội dung sau đây:
- Theo dõi phương thức thanh toán
- Theo dõi những thay đổi danh sách khách hàng
- Theo dõi và quản lý mặt hàng kinh doanh
- Theo dõi và quản lý các khoản giảm trừ.
- Xác minh các khoản phải thu.
2.2.4.2 Xây dựng quy trình lựa chọn và kiểm soát bên mua
Kiểm soát rủi ro từ phía người mua và vấn đề tài trợ.
Chất lượng và tính đa dạng của người mua là một trong những vấn đề mà đơn vị BTT cần
phải lưu ý trong vấn đề đánh giá khoản phải thu:
- Tùy vào chất lượng của người mua mà đơn vị BTT quyết định có tài trợ hay không và
nếu có thì sẽ cấp một hạn mức phù hợp.
- Tính đa dạng của người mua sẽ hạn chế được rủi ro cho đơn vị BTT trong trường hợp
có xảy ra vỡ nợ. Do vậy, nếu các khoản phải thu tập trung vào một số ít người mua
thì một cách để quản lý rủi ro hữu hiệu là: quy định nếu tổng khoản phải thu của bất
kỳ người mua nào mà vượt quá một mức nào tổng giá trị khoản phải thu của người
bán thì đơn vị BTT sẽ không tài trợ cho phần vượt quá đó. Tuy nhiên, điều này sẽ
giảm khả năng cạnh tranh của đơn vị BTT nên việc chấp nhận tính tập trung vào một
số ít người mua cần phải thỏa mãn những yếu tố sau:
+ Sản phẩm của người bán là sản phẩm có thể BTT.
lxii
+ Người mua đáng tin cậy, có thể cấp tín dụng được và có mối quan hệ làm ăn tốt, lâu
dài với người bán.
+ Hồ sơ về các khoản phải thu phải đầy đủ
+ Người bán phải ý thức được lợi ích của việc xây dựng quan hệ với nhiều người mua, có
uy tín và luôn tích cực để đạt được mục tiêu đó.
+ Đơn vị BTT phải tìm ra được giải pháp thu hồi được khoản tiền đã tài trợ trong trường
hợp người bán kinh doanh lỗ.
Đánh giá độ tin cậy của người mua.
Để thực hiện điều này, đơn vị BTT cần thu thập thông tin từ người mua, những thông
tin này bao gồm:
- Loại hình doanh nghiệp.
- Các thông tin phi kế toán.
+ Thông tin về tư cách người mua.
+ Thông tin từ các tổ chức đánh giá tín dụng.
+ Thông tin từ ngân hàng.
+ Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng.
+ Thông tin từ các đối tác kinh doanh và các thông tin phi kế toán khác.
- Các thông tin kế toán:
+ Báo cáo hoạt động kinh doanh.
+ Báo cáo kiểm toán thường niên…
Những số liệu của báo này chỉ nêu lên tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một
thời điểm nhất định trong năm, thường là cuối năm và sau đó không được cập nhật nên chắc
chắn có nhiều vấn đề phát sinh vì vậy không nên chỉ dựa vào bảng phân tích tình hình tài
chính để ra quyết định.
Quản lý rủi ro từ người mua.
Khi quyết định thực hiện dịch vụ BTT cho một khách hàng, ĐVBTT luôn hy vọng
rằng họ đã đưa ra một quyết định đúng đắn dựa trên những thông tin thu thập ngay tại thời
điểm đó. Tuy nhiên tình hình tài chính của người mua luôn thay đổi. Do vậy ĐVBTT phải
luôn kiểm soát quá trình kinh doanh giao dịch của người mua để có chiến lược đòi tiền thật
lxiii
hiệu quả mà vẫn duy trì được mối quan hệ tốt đối với người mua. Muốn vậy, bộ phận thu nợ
cần phải:
- Có
kỹ năng chuẩn bị thật tốt đồng thời chuẩn bị các công cụ đòi tiền thật hiệu quả.
- Cố
gắng thuyết phục người mua sử dụng phương thức thanh toán hiệu quả nhất.
- Có
khả năng phân biệt được những nguyên nhân của việc không thanh toán vì không phải lúc
nào nguyên nhân thực sự cũng chính là những gì chúng ta thấy ban đầu. Từ đó đưa ra các
biện pháp xử lý kịp thời
2.2.5 Đào tạo và phát triển nhân viên thực hiện nghiệp vụ BTT
Vấn đề con người luôn là yếu tố cốt lõi trong hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp
nào. Nghiệp vụ BTT là một nghiệp khá mới mẻ đối với các NHTM tại Việt Nam. Do đó,
việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ và nhân viên thực hiện nghiệp vụ BTT cần có sự quan tâm
tích cực, đào tạo chuận mực, có chất lượng, cung cấp đủ kiến thức kinh tế thị trường và hoạt
động ngân hàng hiện đại, đủ nguồn nhân lực bổ sung và thay thế theo yêu cầu mới. Đặc biệt,
ngoại ngữ là kiến thức cần thành thạo đối với người làm lĩnh vực tài trợ ngoại thương.
Giải
pháp đưa ra là:
- Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn hoặc tổ chức các chuyên đề
trong đó mời các giảng viên kinh tế trong và ngoài nước về giảng dạy. Hợp đồng với các
ngân hàng đại lý để nhân viên có thể tập sự, học hỏi kinh nghiệm. Gởi đi đào tạo ở nước
ngoài đối với một số cán bộ nhân viên có triển vọng. Phát động phong trào thi đua trong
nhân viên nhằm khuyến khích tinh thần học hỏi và làm việc của nhân viên. Có thể sử dụng
hình thức cộng tác viên để thu hút chất xám trong xã hội.
- Có chế độ tiền lương đúng với yêu cầu công việc nhằm giữ được những cán bộ
nghiệp vụ có kinh nghiệm, năng lực cao.
- Những người được tuyển chọn phải là những người có tâm huyết và có đạo đức
nghề nghiệp.
lxiv
- Xây dựng chế độ phân cấp, thẩm quyền phán quyết cho rút ngắn được thời gian
xử lý nghiệp, cung cấp thông tin nhanh chóng cho khách hàng mà vẫn đảm bảo an toàn cho
hệ thống.
2.2.6 Mở rộng quan hệ đại lý
So với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì các ngân hàng trong
nước bất lợi hơn về mạng lưới hoạt động vì đa số các ngân hàng này đều có mạng lưới trên
khắp thế giới. Khi thực hiện BTT cho một khách hàng ở quốc gia nào thì chi nhánh ở quốc
gia đó sẽ thu thập thông tin một cách dễ dàng, tiến hành đánh giá khách hàng và thẩm định
khả năng thanh toán vì vậy giảm được rủi ro cho đơn vị BTT.
Việc mở chi nhánh ở nước ngoài là một vấn đề khó thực hiện đối với các ngân
hàng Việt Nam bởi sự hạn chế khả năng tài chính cũng như phải có sự cân nhắc giữa chi phí
bỏ ra và hiệu quả mang lại. Hơn nữa, các ngân hàng trong nước cần phải thắng trên sân nhà
thì mới có thể thắng trên đấu trường quốc tế. Do đó, để hoạt động BTT đạt hiệu quả và phát
triển, các ngân hàng rất cần thiết phải mở rộng quan hệ đại lý vì các lợi ích sau:
- Ngân hàng đại lý sẽ cung cấp dịch vụ và tiện ích về lĩnh vực thanh toán, thông tin
liên lạc.
- Ngân hàng đại lý sẽ cung cấp thông tin về khách hàng, thị trường xuất khẩu của
Việt Nam nơi họ có trụ sở hoặc chi nhánh.
- Mạng lưới Ngân hàng đại lý sẽ giúp ta giảm chi phí giao dịch, rút ngắn thời gian
thực hiện dịch và do đó thu hút được khách hàng quan hệ tài trợ ngoại thương (như là BTT)
với ngân hàng.
- Ngân hàng đại lý sẽ có những hỗ trợ về kinh nghiệm, đào tạo về nhân sự.
Ngoài ra, các đơn vị BTT ở Việt Nam cũng cần tham gia vào hiệp hội BTT thế giới
(FCI). Có rất nhiều tổ chức BTT đặt ở nhiều quốc gia khác nhau tham gia vào hiệp hội này
có thể biết rõ thông tin về người mua nhiều hơn do các tổ chức BTT trong hiệp hội tại các
quốc gia người mua cư trú cung cấp. Việc hoạt động trong hiệp hội này còn giúp các đơn vị
BTT trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng tác nghiệp trong khi thực hiện nghiệp vụ.
6. Các kiến nghị.
- Thứ nhất, thành lập hiệp hội bao thanh toán Việt Nam trong thời gian sớm nhất nhằm
hướng dẫn thực hiện cũng như bảo vệ các đơn vị BTT. Bên cạnh đó tạo sự liên kết
lxv
giữa các đơn vị BTT, trên cơ sở đó tạo nên các liên minh giữa các đơn vị BTT để tiến
hành thực hiện đồng BTT nếu một đơn vị BTT không thể thực hiện.
- Xây dựng website về hoạt động BTT nhằm cung cấp thông tin về hoạt động BTT.
Giúp các doanh nghiệp hiểu sâu rộng hơn về nghiệp vụ BTT cũng như những sinh
viên ngành ngân hàng tương lai có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu.
Tổng kết chương III:
Trên đây là những giải pháp đưa ra nhằm phát triển nghiệp vụ BTT tại các ngân
hàng thương cổ phần đưa sản phẩm BTT tiếp cận tới các doanh nghiệp ngày càng tốt
hơn. Các giải pháp đưa ra chủ yếu là các giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý, hoạt động
marketing về sản phẩm và quản lý rủi ro đối với hoạt động BTT. Bên cạnh đó các đề nghị
được đưa ra đó là thành lập hiệp hội BTT Việt Nam, website chuyên ngành về Bao thanh
toán tại Việt Nam.
lxvi
Kết luận
Với sự phát triển bền vững, lâu đời của BTT cùng với những lợi ích ưu việt so với các
sản phẩm khác, BTT đã trở thành một sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng. Với việc nghiên cứu sâu về hoạt động BTT trên thế giới cũng như của Việt Nam trong
thời gian qua đã cho chúng tôi những cái nhìn sâu sắc nhất, hoàn thiện nhất về bao thanh
toán.
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế tri thức toàn cầu, sản phẩm
bao thanh toán ra đời đã ngày càng khẳng định vị thế của mình, sẽ sớm thay thế các sản cho
vay thế chấp bằng tài sản có. Việc bao thanh toán ra đời và bắt đầu phát triển ở Việt Nam từ
năm 2004 là một tất yếu và chắc chắn sẽ thành công tại Việt Nam nếu như nhà nước cũng
như các ngân hàng, tổ chức tín dụng có hướng đi đúng đắn.
Đề tài nghiên cứu “Bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn
TP.HCM– Thực trạng và giải pháp” với nội dung chủ yếu là các hiểu biết xúc tích về bao
thanh toán, thực tiễn bao thanh toán trên thế giới cũng như của Việt Nam, các ngân hàng
thương mại cổ phần, từ đó chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoạt
động BTT phát triển cả về chất và lượng để làm nền tảng vững chắc sau này khi trở thành
một nhân viên ngân hàng và tiến xa hơn nữa như sản phẩm bao thanh toán.
lxvii
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. TS Nguyễn Minh Kiều, (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê.
2. Trần Hoàng Ngân – Nguyễn Thị Thùy Linh (2006), Bao thanh toán (factoring) một
hình thức tín dụng ở Việt Nam, Tạp chí kinh tế phát triển – Số tháng 5 trang 11.
3. TS Nguyễn Văn Hà, (2004) – Phát triển nghiệp vụ Factoring nhằm đa dạng hóa hoạt
động ngân hàng ở Việt Nam – Báo phát triển kinh tế số 7 – trang 27.
4. Trần Văn Tường (2005) – Nghiệp vụ bao thah toán hay nghiệp vụ tín dụng thương
mại tài trợ vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp – Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ - Số
tháng 7 trang 27
5. Đào Minh Thảo (2007) – Một số suy nghĩ về hoạt động bao thanh toán – thông tin
ngân hàng công thương Việt Nam. Số 3/2007 trang 39
6. Th.s Lý Thành Tiến (2006) – Nghiệp vụ bao thanh toán của các ngân hàng thương
mại cần được đông đảo các nhà xuất khẩu Việt Nam chấp nhận – Thị trường tài chính
tiền tệ ngày 15/08/2006, trang 29.
7. Nguyễn Anh Thy (2006) – Nghiệp vụ bao thanh toán là gì – Thời báo kinh tế Việt
Nam – số 32
8. Báo cáo thường niên của ngân hàng ACB năm 2006, 2007.
9. Nguyễn trần Tuấn Huy (2005) – Sản phẩm bao thanh toán (Factoring) – Những giải
pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay – Luận
văn thạc sĩ kinh tế.
10. Các trang web:
- www.acb.com.vn
- www.eximbank.com.vn
- www.ocb.com.vn
- www.techcombank.com.vn
- www.vnexpress.net
- www.tapchiketoan.com
- www.marketingchienluoc.com
- www.factors-chain.com
lxviii
- www.vietnamnet.com
- www.vietcombank.com
- www.gso.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- muc luc - loi mo dau.pdf