Đề tài Bảo vệ môi trường góp phần tạo ra ngành công nghiệp mới và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Xem phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai mặt đối lập mâu thuẫn nhau từ đó chỉ chú trọng đến một mặt nhất định. Bởi vì nhìn bề ngoài ta thấy đây là hai hiện tượng đối lập nhau vì muốn phát triển kinh tế thì con người phải khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đó sẽ dẫn đến nguồn tài nguyên cạn kiệt và gây ra những ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên. Để thực hiện tốt những biện pháp tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường thì điều tất yếu quan trọng nhất đó là ở bộ máy quản lý Nhà nước bởi vì Nhà nước là người đẻ ra những chính sách phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường do đó phải kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước. Tạo sự đồng bộ giữa các bộ phận quản lý và có sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý Nhà nước trong việc đề ra những chính sách cụ thể.

doc15 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bảo vệ môi trường góp phần tạo ra ngành công nghiệp mới và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A Giới thiệu đề tài Tổ tiên của loài người đã sống và phát triển luôn gắn với tài nguyên thiên nhiên từ săn bắt, hái lượm,sống đều phụ thuộc vào thiên nhiên và từng bước phát triển dựa vào thiên nhiên. Đến nay con người được xem là động vật thông minh nhất,phát triển nhất nhưng con người vẫn phải dựa vào thiên nhiên. Với xu hướng phát triển kinh tế như vũ bão với những thành tựu khoa học công nghệ đã không ngừng nâng cao,cải thiện đời sống của con người,đáp ứng ngày càng đầy đủ cho những yêu cầu khắt khe của con người. Nhưng theo kinh nghiệm phát triển trên thế giới cho thấy tăng trưởng kinh tế bao giờ cũng làm tăng sức ép và gây nguy cơ huỷ hoại môi trường. Con người ngày càng được thoả mãn coa hơn về nhu cầu vật chất tinh thần nhờ tăng trưởng kinh tế. Nhưng cũng chính tăng trưởng kinh tế mà không đi kèm với bảo vệ môi trường cũng chính là đào mồ chôn người. vì con người không thể tồn tại với một môi trường đầy chất thải độc hại,với ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng,với một lỗ thủng tầng ozôn… Vì vậy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sống là vấn đề bức xúc đang được đặt ra không chỉ cho một quốc gia,mỗi tập thể hay một cá nhân mà đòi hỏi toàn thế giới nhân loại đều phài quan tâm đến. để có sự quan tâm một cách đúng đắn về vấn đề này thì con người không chỉ cần sự quyết tâm cùng nhau bảo vệ môi trường sống mà con người phải hiểu được mối quan hệ giữa môi trường sống và tăng trưởng kinh tế. Vì chỉ có vậy con người mới biết cách phối hợp hài hoà giữa hai lĩnh vực đó để đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp và phát triển bền vững. Vấn đề này đã được các nhà khoa học, các nhà môi trường học, kinh tế học…nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau. Tôi cũng xin được đóng góp một phần của mình thông qua đề tài này với một cái nhìn về phương diện triết học. Để xác định được mối quan hệ phức tạp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm góp phần nhỏ trong việc tìm ra một số biện pháp để giải quyết tốt mối quan hệ đó và góp một sức nhỏ cho việc xây dựng một cuộc sống và phát triển bền vững. B. Nội dung chính I. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Thế giới được tạo thành từ những sự vật hiện tượng,những quá trình khác nhau giữa chúng có mối liên hệ qua lại với nhau,ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập tách rời nhau? Nếu trong sự liên hệ qua lại thì nhân tố gì quy định sự liên hệ đó? Trả lời câu hỏi đó những người theo quan điểm biện chứng coi thế giới như là một chỉnh thể thống nhất các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau vừa có sự liên hệ qua lại,thâm nhập vào chuyên môn hoá lẫn nhau. Và họ khẳng định rằng cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo quan điểm duy tâm này các sự vật các hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng,có khác nhau như thế nào chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Ngay có tư tưởng ý thức của con người vốn là những cái phi vật chất cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nội dung cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất khách quan. Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan,tính phổ biến của sự vật liên hệ giữa các sự vật,các hiện tượng các quá trình mà nó còn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó,có mối liên hệ bên ngoài,có mối liên hệ bên trong có mối liên hệ chủ yếu,có mối liên hệ thứ yếu có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới,có mối liên hệ bao quát một lĩnh vực hoặc một lĩnh vực riêng biệt của thế giới đó. Các mối liên hệ trực tiếp có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thực hiện thông qua một hay một số khâu trung gian. Có mối liên hệ giữa các mặt khác nhau của cùng một sự vật sự vật hiện tượng nào cũng vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng. Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận giữa các yếu tố, các thuộc tính các mặt khác nhau của một sự vật,nó giữ vai trò quyết định với sự tồn tại,vận động và phát triển của sự vật. Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật các hiện tượng khác nhau. Nói chung,nó không có ý nghĩa quyết định,hơn nữa,nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mà phát huy tác dụng đối với sự vận động và sự phát triển của sự vật. Mối liên hệ bản chất và không bản chất, mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên cũng có tính chất tương tự như đã nêu ở trên,ngoài ra chúng còn có những nét đặc thù. Chẳng hạn như cái ngẫu nhiên khi xem xét trong quan hệ này lại là tất yếu, khi xem xét trong mối quan hệ khác, ngẫu nhiên lại là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của cái tất yếu,hiện tượng là hình thức biểu hiện ít những mối liên hệ tương ứng. Như vậy,quan điểm duy vật biện chứng sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại đó. Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá như vậy có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét,hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật hiện tượng II. Cơ sở lý luận sự tác động qua lại giữa kinh tế và môi trường sinh thái. Trong ba thập kỷ qua,người ta ngày càng quan tâm nhiều hơn tới những tác động của hoạt động kinh tế và con người tới môi trường sinh thái. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Trước hết phải nói tới học thuyết về "giới hạn của tăng tưởng" theo học thuyết này,tăng trưởng kinh tế gắn liền với sử dụng ngày càng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nguồn không thể tái tạo được. Ngoài ra sản xuất càng phát triển khối lượng sản phẩm càng tăng thì đồng thời lượng chất thải sản sinh từ quá trình sản xuất ngày càng tăng lên và vì khả năng của môi trường có thể tiếp nhận chất thải do các hoạt động kinh tế đưa ra là có hạn,cho nên chất thải nếu không được kiểm soát tốt sẽ phá vỡ trạng thái ổn định của môi trường sinh thái. Trong những năm gần đây,người ta còn bổ sung thêm một số yếu tố nữa tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế,đó là sự gia tăng dân số. Luận điểm này cho rằng trái đất càng có nhiều người càng cần nhiều lương thực,thực phẩm. Để có nhiều lương thực, thực phẩm hơn,cần phải mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp,lấn rừng và do vậy tiêu diệt nhiều loại sinh vật khác. Dân số tăng lên có nghĩa là nhu cầu nước cũng càng lớn hơn trong khí đó ở một số vùng nguồn nước rất khan hiếm,nhu cầu nước cũng lớn hơn và do vậy ô nhiễm từ sử dụng các nguồn năng lượng cũng lớn hơn…như vậy,sự tương tác giữa các yếu tố gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế, khả năng có sẵn tài nguyên thiên nhiên và khả năng tiếp nhận chất thải là lý do làm cho nhiều nhà môi trường học cho là cần phải hạn chế bớt sự tăng trưởng và đó chính là quan điểm của thuyết giới hạn của tăng trưởng. Tuy nhiên,quan điểm về giới hạn của tăng trưởng nêu trên đã bị nhiều nhà khoa học,các nhà kinh tế và các chuyên gia về phát triển phê phán. Những lý lẽ phê phán của họ là : - Thay đổi về công nghệ làm cho chúng ta có khả năng sử dụng nguồn tài nguyên ngày một hiệu quả hơn, tức là sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hơn từ một đơn vị tài nguyên. Do đó,các tài nguyên có sẵn sẽ tồn tại ngày càng lâu hơn. Nhờ đó có thể giảm sự bất cập của các hoạt động kinh tế và ảnh hưởng về môi trường bằng cách sử dụng tài nguyên này càng hiệu quả hơn. - Chúng ta có thể kiểm soát lượng chất thải ra môi trường bằng cách tái sinh vật chất và tách các chất thải trước khi chúng đưa vào hệ môi trường từ các hoạt động kinh tế và cuộc sống con người. - Nếu các tài nguyên thực sự trở nên hiếm thì theo luật cung cầu giá cả của chúng sẽ tăng lên và điều này khiến cho con người thận trọng hơn khi sử dụng chúng tiết kiệm chúng hoặc chuyển sang dùng loại thì tài nguyên khác nhau thay thế. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với những tài nguyên có giá được xác định trên cơ sở thị trường như than khí đốt, đồng…song sẽ không đúng đối với những tài nguyên không được mua bán trên thị trường như bầu khí quyển… - Mặc dù dân số thế giới đang tăng lên song tại nhiều quốc gia sự gia tăng dân số đang có xu hướng giảm đi bảng 1 Bảng 1: Xu hướng tăng dân số thế giới từ năm 1900-2001 Châu lục 19000-2000 2000-2001 Châu Phi 1,9 1,1 Châu á 1,4 0,4 Châu Mỹ La Tinh 2,1 0,8 Châu Âu, Liên Xô cũ, Nhật 0,7 0,1 Bắc Mỹ 1,3 0,2 III. Bảo vệ môi trường góp phần tạo ra ngành công nghiệp mới và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nguy cơ huỷ hoại môi trường và một khía cạnh đặt biệt quan trọng của một chính sách phát triển bền vững. Sự quan tâm về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường đã tạo ra khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm nhiều công ăn việc làm thông qua quá trình chuyển đổi cơ cấu công nghệ và kỹ thuật có xem xét dưới góc độ môi trường,thông qua hình thành các ngành công nghiệp mới - công nghiệp bảo vệ môi trường cũng như ngành dịch vụ môi trường. Hiện nay ở Mỹ và nhiều nước thuộc tổ chức OECD như Đức, Nhật,đã hình thành ngành công nghiệp dịch vụ và chế tạo thiết bị môi trường và cạnh tranh trên lĩnh vực này ngày càng lớn,đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm cách kiếm chỗ đứng trên thị trường mới này. Dĩ nhiên ngành công nghiệp dịch vụ mới này sẽ tạo ra công ăn việc làm mới nhất là tại các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời nếu bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu có thể tiết kiệm được nhiều khoản chi phí khổng lồ cho việc xử lý hậu quả. Theo tính toán của ngân hàng thế giới Indonêxia đã chi ra khoảng 1 ngàn tỷ Rupi để xử lý vấn đề sức khoẻ nảy sinh do ôn nhiễm môi trường gây ra chỉ cho riêng thủ đô Jonkata Lĩnh vực môi trường nói trên tất yếu sẽ tạo thêm nhiều việc làm theo nghiên cứu của Ro87 ULrich Sprenger vào năm 1992 tại ngành chủ chốt của nền kinh tế Mỹ đã có khoảng 4 triệu việc làm trong đó nhiều nhất là ngành chế tạo có tới 1,3 triệu việc làm. IV. Một số thực trạng và vấn đề môi trưòng cấp bách hiện nay 1. Vấn đề sinh thái hiện nay Trong lĩnh vực môi trường sinh thái hiện nay đang nổi lên nhiều vấn đề gay cấn cần phải được giải quyết nhưng do phạm vi nghiên cứu cho phép nên tôi chỉ nêu lên một số vấn đề gay cấn, điển hình nhất. Các vấn đề về môi trường sinh thái có thể được phân thành hai nhóm: 1) Nạn cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và 2) nạn ô nhiễm môi trường sống. Hai nhóm vấn đề này có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Sự khai thác và sử dụng bừa bãi lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên chính điều đó cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra nạn ô nhiễm môi trường sinh thái có thể coi hai nhóm hiện tượng này là hai quá trình đã và đang làm suy kiệt hành tinh của chúng ta cả về số lượng và chất lượng. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm các loại khoáng sản,các nhiên liệu khoáng,đất đai, riêng, nước,không khí,thế giới động, thực vật…chúng ta là sản phẩm của các quá trình hoạt động lâu dài của thế giới vật chất. Con người đã không ngừng đưa vào tự nhiên,khai thác từ tự nhiên tất cả các nguồn vật chất, mặt khác vừa để thoả mãn nhu cầu sống của mình với tư cách là động vât,mặt khác vừa để xây dựng ngôi nhà cho các nguồn vật chất vốn sẵn có của tự nhiên bị can kiệt dần về số lượng và hiếm dần về chất lượng. Với lối khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ xưa đến nay của con người thì nền sản xuất xã hội phương thức trao đổi chất giữa xã hội với tự nhiên không ngừng giúp cho nền kinh tế tự nhiên tái sản xuất với tái sản xuất mở rộng mà hơn thế nữa còn tàn phá nó. Ngày nay có rất nhiều số liệu khác nhau nói lên sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường sinh thái. Tất nhiên các số liệu này xuất phát từ nhiều nguồn,nhiều cách thống kê và tổng hợp khác nhau,do đó có thể có độ tin cậy không giống nhau song tất cả đều xác nhận một sự thật rằng các nguồn tài nguyên đang bị con người khai thác và sử dụng quá mức,đang cạn kiệt dần và môi trường sống đang bị ô nhiễm,nhiều hơn đã diễn ra khủng hoảng sinh thái cục bộ. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu đã làm tăng nhanh nhu cầu về các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên nhiên liệu và năng lượng các nguồn nhiên liệu hoá thạch trong thời gian qua đã đáp ứng được 3/4 năng lượng trên thế giới trong đó dầu lửa chiếm vị trí quan trọng. Theo dự đoán của cơ quan năng lượng quốc tế IEA đến năm 2010 nhu cầu sử dụng dầu lửa trong lĩnh vực giao thông theo hướng công nghiệp hoá nhu cầu dầu lửa vẫn là một nhu cầu rất lớn,và đang tiếp tục tăng. Trong bài "chiến lược rừng trên toàn cầu" gần đây trong tạp chí thông tin môi trường đã nêu rõ ràng các loại riêng : rừng khép tán và rừng thưa trên toàn thế giới chỉ còn chiếm 40% diện tích hành tinh. Cứ mỗi phút trôi qua có tới 22,5 hecta rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Đàng sau hiện tượng riêng bị phá huỷ sẽ là sự cằn cỗi của đất đai hạn hán và lụt lội liên miên và sự thất bát của mùa màng dẫn đến tình trạng nghèo đói là nguyên nhân của sự kém phát triển về kinh tế. Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá là nguồn sống của mọi sinh vật kể cả con người. Nhưng theo bản thông điệp của UNEP nhân ngày thế giới về nước ngày 22-3-1996 thì ước tính trong vòng 30 năm tới,khoảng 1/3 dân số trên thế giới sẽ bị thiếu nước thường xuyên,nguyên nhân là do dân số tăng nhanh do sự gia tăng nhu cầu về nước cho phát triển kinh tế trong công nghiệp và nông nghiệp. Trên đây là những ảnh hưởng của phát triển kinh tế với nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đi kèm với nó là nạn ô nhiễm nặng nền về môi trường sinh thái lẫn xã hội nhưng cho đến nay con người vẫn chưa thể kiểm soát được. Trong các hiện tượng ô nhiễm môi trường trước hết phải kể đến sự suy thoái của tầng ôzon. Ngày nay tầng ozon đang bị hoạt động công nghiệp của xã hội làm suy thoái nghiêm trọng, Từ năm 1985 đến nay các nhà khoa học đã phát hiện ra một số lỗ thủng ôzon có hai lỗ thủng ozon lón nhất ở Nam Cực và Bắc Cực. Đã gây rối loạn cơ chế miễn dịch…và dẫn đến hiệu ứng nhà kính nguyên nhân gây ra sự suy thoái tầng ozon là do các hợp chất các bon có chứa 710 loại crom. Ước tính hàng năm có khoảng 788 ngàn tấn CFC5 và 6 ngàn tấn halon có chứa 710 thái vào môi trường. Các chất này được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy công nghiệp 2. Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam Mục tiêu phát triển của xã hội loài người mà hiện nay nhiều nước đang hướng tới đó là sự phồn thịnh về kinh tế,sự công bằng về xã hội và sự trong sạch về môi trường sinh thái. Điều này được ghi rõ trong báo cáo chính trị đại hội đảng lần thứ VIII: "Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội,giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc bảo vệ môi trường sinh thái" nhưng để thực hiện điều đó thì Việt Nam còn có nhiều bước phải thực hiện do những vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Hiện nay môi trường sinh thái ở Việt Nam vô cùng phức tạp và đa dạng sự phức tạp và đa dạng này bị quy định hơn tính phức tạp và đa dạng của trình độ phát triển của xã hội ta hiện nay. Xét về hình thái kinh tế xã hội chúng ta đã có một kiến trúc thượng tầng và một ý thức xã hội khá phát triển nhưng cơ sở hạ tầng và tồn tại xã hội đang còn ở trình độ tiên tiến. Tất cả những điều đó được phản ánh một cách rõ nét qua hiện trạng của môi trường sinh thái,và quy định đặc điểm của nó. Việt nam là một thành viên của ngôi nhà trái đất vì vậy tuy có những nét đặc thù riêng nhưng vấn đề môi trường sinh thái ở Việt Nam có cả những vấn đề về sự khan hiếm và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên lẫn những vấn đề ô nhiễm môi trường sống. Ngoài ra,sự ô nhiễm môi trường xã hội cũng được coi là một trong những vấn đề sinh thái xã hội cấp thiết,về mặt biểu hiện thì tình hình môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay về cơ bản không có gì khác biệt so với tình hình môi trường sinh thái ở các nước phát triển về mặt công nghiệp mà sự khác biệt chính là nguyên nhân đưa đến những hiện tượng đó. Nếu như ở các nước phát triển hậu hoạ sinh thái là do sự phát triển của kỹ thuật,công nghệ do sự phát triển nền văn minh công nghiệp thì ở Việt Nam hậu hoạ sinh thái lại do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu do ảnh hưởng còn nặng nền của nếp nghĩ,nếp làm của người sản xuất nhỏ và lối sống công nghiệp còn chưa được hoàn thiện. Có thể nói hiện trạng môi trường sinh thái của giai đoạn trước nền văn minh nông nghiệp và hậu quả công nghiệp. Trong mỗi một vấn đề môi trường sinh thái đều mang tất cả những đặc trưng này. Nước ta có nhiều ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện địa lý tự nhiên đặc biệt là có thế mạnh về nguồn tài nguyên tái tạo riêng, đất đai,động thực vật một số loại tài nguyên khoáng sản dầu mỏ,than đá,boxit,vật liệu xây dựng…khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm mặt trời chiếu sáng quanh năm…là nguồn cung cấp năng lượng vô tận cho sự sống của con người và mọi sinh vật. Đó là một tiềm năng quan trọng cho phát triển kinh tế song trong mấy chục năm qua,với số tài nguyên có sẵn, một mặt chúng ta chưa biết khai thác và sử dụng hợp lý,tiết kiệm dẫn đến sự nghèo dần và cạn kiệt một số tài nguyên đó,và mặt khác còn gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Tăng trưởng kinh tế tất yếu sẽ tạo ra sức ép cho môi trường,kết hợp với chính sách yếu kém gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường. Đó là chưa kể hoạt động sinh hoạt bình thường của dân cư,nhất là trong quá trình đô thị hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ cũng có tác động mạnh mẽ tới môi trường. Ô nhiễm công nghiệp đang thực sự là nguy cơ đe doạ lớn trước mắt chứ không còn xa nữa cho môi trường của Việt Nam. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường do chất thải rắn do sinh hoạt ở các đô thị càng ngày càng gia tăng,nhưng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu do Việt Nam đang trong tình trạng thiếu vốn,cơ sở hạ tầng, công nghệ và nhận thức xã hội để hoạch định và thực thi các chính sách bảo vệ môi trường nếu xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn liên quan đến các tác động môi trường không khí,nước,tiếng ồn,đá,hệ sinh thái,chất thải,cảnh quan…quá khắt khe thì rất nhiều Doanh nghiệp trong nước không đủ tiềm lực tài chính để đầu tư. hệ quả là một chính sách như vậy nếu ban hành cũng ít khả năng thực thi. Song trong điều kiện hội nhập nếu không làm chủ vậy thì Việt Nam sẽ mau chóng trở thành nơi chứa đựng rác thải công nghệ nơi tiêu thụ thiết bị và hàng hoá độc hại đối với môi trường đã bị cấm lưu hành ở những nước tiên tiến khác. Để bảo đảm phát triển kinh tế bền vững và hoà nhập hoàn toàn với nền kinh tế toàn cầu Việt Nam cần có các chính sách kinh tế và môi trường đúng đắn cần điều chỉnh các công cụ chính sách và đưa ra quy định pháp lý thích hợp và hiệu qủa. Các cơ quan Nhà nước các Doanh nghiệp phải cùng tìm hiểu giải pháp chung cho những vấn đề về quản lý môi trường và chúng ta đang đương đầu và tìm ra mô hình mẫu hợp lý nhất. Cũng với việc gia tăng tự do hoá thương mại và chi phí môi trường cần thiết đối với Việt Nam là phải tăng cường giám sát môi trường và đảm bảo thực hiện có hiệu quả các thoả thuận quốc tế về thương mại và môi trường. Trên đây là vấn đề về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường mà nước ta đặt ra và cần giải quyết. 3. Nguyên nhân của những vấn đề môi trường cấp bách Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực môi trường là sự tách rời mục tiêu kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển xã hội. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích. Mục đích đầu tiên và cũng là cuối cùng của con người là mục đích kinh tế, tức là không ngừng cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội nâng cao mức sống của mỗi thành viên trong xã hội cũng như của toàn xã hội. Bởi vậy những chỉ tiêu kinh tế như tổng số tài nguyên thiên nhiên được khai thác và đưa vào sử dụng tổng thu nhập quốc dân, tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người…được coi là những tiêu chí quan trọng nhất đánh giá sự giàu,nghèo,sự phát triển của một quốc gia,dân tộc. Cách đây khoảng hai ba chục năm con người vẫn còn rất say sưa với những chỉ tiêu như vậy và còn rất tự hào về sự chinh phục tự nhiên của mình. Không ai ngờ rằng đằng sau những con số đó là sự mất mát không sao bù đắp được của cả tự nhiên lẫn xã hội. Một môi trường sinh thái bị nghèo,kiệt và ô nhiễm đó là hậu quả tất yếu của việc tách rời các mục tiêu kinh tế với mục tiêu sinh thái. Cũng may cỗ xe lịch sử của nhân loại đã kịp thời dừng lại bên bờ vực thẳm của sự huỷ diệt. Nguyên nhân sâu xa của việc tách rời mục tiêu kinh tế và bảo vệ môi trường là do không nhận thức được mối quan hệ cơ bản giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Không có một cơ sở lý luận để nhận thức điều đó. Do vậy đã gây nhiều ảnh hưởng và sai lầm trong chính sách kinh tế và chính sách bảo vệ môi trường. Mặt khác, khi hình thành chính sách phát triển kinh tế đi kèm với chính sách bảo vệ môi trường nhưng trong quá trình thực hiện do yêu cầu và lợi ích đem lại trước mắt của phát triển kinh tế nên đã làm lu mờ đi chính sách về môi trường do vậy đã dẫn đến tình trạng thực hiện không đồng bộ hai chính sách này. Bên cạnh đó thì hệ thống pháp luật và quản lý của Nhà nước còn nhiều sai sót và lỗ hở cho việc thi hành chính sách bảo vệ môi trường gặp nhiều khó khăn nhiều lúc còn mâu thuẫn với hệ thống pháp luật cũng như chính sách phát triển kinh tế Dựa trên những nhận thức đó thì đã hình thành những biện pháp giải quyết cụ thể nhằm phối hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường V. Những biện pháp tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Theo quan điểm triết học thì giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường có mối liên hệ phổ biến, do vậy để thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ này thì trước mắt chúng ta phải nắm được bản chất của những mối liên hệ phổ biến đó và mối quan hệ tác động qua lại giữa hai hiện tượng tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Cần phân loại và đánh giá vị trí và vai trò của từng mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Cần tìm biện pháp tác động tới phát triển kinh tế đặc biệt là trong ngành công nghiệp môi trường để từ đó thực hiện tất cả chỉ tiêu của bảo vệ môi trường Bên cạnh đó cần tránh nưững sai lầm khi thực hiện chính sách phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Xem phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai mặt đối lập mâu thuẫn nhau từ đó chỉ chú trọng đến một mặt nhất định. Bởi vì nhìn bề ngoài ta thấy đây là hai hiện tượng đối lập nhau vì muốn phát triển kinh tế thì con người phải khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đó sẽ dẫn đến nguồn tài nguyên cạn kiệt và gây ra những ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên. Để thực hiện tốt những biện pháp tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường thì điều tất yếu quan trọng nhất đó là ở bộ máy quản lý Nhà nước bởi vì Nhà nước là người đẻ ra những chính sách phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường do đó phải kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước. Tạo sự đồng bộ giữa các bộ phận quản lý và có sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý Nhà nước trong việc đề ra những chính sách cụ thể. Việc thực hiện bảo vệ môi trường là một công việc không chỉ riêng từng quốc gia, tổ chức hay cá nhân mà là của toàn xã hội do đó để thực hiện tốt những chính sách bảo vệ môi trường thì mỗi cá nhân trong xã hội phải có ý thức, đạo đức bảo vệ môi trường do đó việc tuyên truyền, giáo dục ý thức tới từng cá nhân là một công việc rất quan trọng là yếu tố quyết định cho việc hoàn thành chính sách bảo vệ môi trường. C. Kết luận Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu của thời đại. Nó là mối quan tâm lo lắng chung của toàn nhân loại nhất là trong giai đoạn nền kinh tế toàn thế giới phát triển mạnh mẽ Những điều đã trình bày ở trên. Tôi muốn góp phần nào đó v ào việc nâng cao nhận thức cũng như hành động của con người đối với vấn đề cấp thiết và nóng bỏng này. Thông qua đó cũng chính là điều kiện để cho tôi có thể rèn luyện kỹ năng và kiến thức để thực hiện một đề tài khoa học. Làm tiền đề cho những đề tài khác sau đây. Do đây là đề tài đầu tiên nên không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý của thầy. Em xin chân thành cảm ơn Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10526.doc
Tài liệu liên quan