Theo phân tích có nhiều lý do cho thấy ở những nước nghèo như Việt Nam, phân phối công bằng hơn có thể có lợi cho tăng trưởng và 2 mục tiêu này vừa có mặt thống nhất, là điều kiện cho nhau, vừa mâu thuẫn với nhau. Kết quả về giảm nghèo ở nước ta đã minh chứng cho nhận định trên. Tỷ lệ nghèo tính theo tiêu dùng đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống chỉ còn 16% năm 2006, tức là trong gần 20 năm đã giảm 35 triệu người nghèo. Tỷ lệ nghèo về lương thực, thực phẩm - những người nghèo nhất cũng giảm từ 24,9% xuống còn 6,7%. Tốc độ tăng trưởng cao đã cải thiện nhanh chóng mức thu nhập của người dân, từ 170 USD năm 1993 lên 1.000 USD năm 2008. Với ngưỡng thu nhập này, Việt Nam sắp trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, về cơ bản thoát nghèo và do vậy cuộc sống của người nghèo cũng được cải thiện. Với những con số thống kê này, so sánh với Mục tiêu Thiên niên kỷ đầu tiên của Liên hợp quốc là giảm một nửa tỷ lệ người cực nghèo trong khoảng 15 năm, thì nước ta đạt được con số giảm nghèo ấn tượng và những thành quả tăng trưởng đã cải thiện đời sống cho đại đa số người, thể hiện rõ mục tiêu "định hướng XHCN" của nền kinh tế là tăng trưởng vì người nghèo.
Cùng với giảm nghèo, sự gia tăng bất bình đẳng ở nước ta có thể được coi là không quá lớn. Dựa trên phân tích hệ số Gini. Theo ông, hệ số Gini dựa trên chi tiêu bình quân đầu người của Việt Nam ổn định trong giai đoạn 2002-2006 và vào loại trung bình của thế giới. Như vậy, sau hơn một thập kỷ đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xã hội Việt Nam vẫn tương đối công bằng và đây là một thành công, các nhà khoa học khẳng định.
31 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3878 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bất bình đẳng tại Việt Nam từ năm 1993 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ hệ số tính trên chi tiêu, bất bình đẳng xã hội, sau khi nhích lên đôi chút, không có xu thế tăng; còn theo như nhận xét từ hệ số tính trên thu nhập, bất bình đẳng xã hội, sau khi tăng nhẹ, đang có xu thế tăng nhanh.
Hệ số Gini của Việt Nam vào thời điểm năm 1998 là 0,35 và năm 2004 là 0,423, trong khi đối với hầu hết các nước đang phát triển, hệ số Gini chi tiêu hoặc thu nhập nằm trong khoảng từ 0,3 đến 0,6. Như vậy theo cách tiếp cận này, trong sự so sánh với các nước có điều kiện tương tự trong khu vực và trên thế giới, bất bình đẳng ở Việt Nam ở mức vừa phải.
Bảng 1: Chuyển biến của tỷ lệ nghèo và hệ số Gini Việt Nam 1993-2006
Nguồn :Báo cáo về Việt Nam WB
1993
1998
2002
2004
2006
Tỷ lệ nghèo
58,1
37,4
28,9
19,5
16
Hệ số Ginitính từ chi tiêu
0,34
0,35
0,37
0,37
0,36
Hệ số Ginitính từ thu nhập
0,35
0,39
0,42
0,41
0,43
Hiện nay tình trạng bất bình đẳng tại Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Chỉ số đo mức độ chênh lệch giàu nghèo cho thấy, năm 1993, chỉ số GINI theo mức độ chi tiêu của Việt Nam là 0,34. Đến năm 2006, chỉ số này tăng lên thành 0,36. Đây là mức khá cao, vượt trên nhiều quốc gia phát triển.
Tuy nhiên, “qua số liệu điều tra của Tổng cục thống kê Việt Nam cho thấy, khuynh hướng bất bình đẳng về thu nhập có xu hướng tăng lên nhưng ở mức độ vừa phải so với các nước như Trung Quốc. Ở Việt Nam thì bất bình đẳng ở mức vừa phải, trong mức độ an toàn nhưng cái đáng lo ngại là có xu hướng tăng lên, nên cũng cần phải quan tâm để có những biện pháp giảm bất bình đẳng ngay từ bây giờ.”
Bảng 2: Hệ số Gini Trung Quốc 1981-2005
1981
1995
2002
2005
Hệ số Gini
0,28
0,38
0,44
0,47
Điều này còn được thể hiện qua hệ số GINI là 0,33 năm 1997 và năm 1998 là 0,354. Như vậy sự bất bình đẳng tuy chưa nhiều nhưng đã tăng lên đôi chút trong thời kỳ 1997 – 1998. Mức độ bất bình đẳng của chúng ta tương đương với các nước Nam Á nhưng lại thấp hơn các nước Đông Á.
Bảng 3: Độ bất bình đẳng của một số nước trên thế giới
Nguồn:Wikipedia
Quốc gia
Năm điều tra
Hệ số GINI
Băng-la-đét
1995/96
0,34
Ấn Độ
1996
0,33
In-đô-nê-xi-a
1996
0,37
Pa-kis-tan
1996/97
0,31
Pê- ru
1997
0,35
Thái Lan
1998
0,41
Việt Nam
1998
0,35
Hiện nay, mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp ở mức độ trung bình khá so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, những lợi ích từ tăng trưởng kinh tế không được phân phối đều trong xã hội mà tập trung nhiều vào nhóm người giàu. Thống kê cho thấy, nhóm người nghèo chỉ nhận được khoảng 75% mức bình quân lợi ích tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nhóm giàu nhận được đến 115% mức bình quân. Tình trạng bất bình đẳng không chỉ thể hiện ở mức thu nhập, mà còn trong các cơ hội phát triển.
Theo phương pháp tính hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo.
Bảng 4: Hệ số chênh lệch về thu nhập giữa 20% dân số giàu và 20% người nghèo:
1990
1991
1993
1994
1995
1996
1999
2002
2004
Hệ số (lần)
4.1
4.2
6.2
6.5
7.0
7.3
7.6
8.1
8.4
Hệ số chênh lệch ở khu vực thành thị cao hơn ở nông thôn và có xu hướng tăng lên.
Theo vùng lãnh thổ chênh lệch cao nhất là ở Đông Nam bộ (8,7 lần), tiếp đến là Tây Nguyên (7,6 lần), Đông Bắc (7 lần)...
So sánh với hệ số chênh lệch tương ứng của 126 nước và vùng lãnh thổ, thì hệ số chênh lệch giàu nghèo của Việt Nam cao đứng thứ 50, cao hơn 73 nước, trong đó có nhiều nước đã kinh qua mấy trăm năm phát triển tư bản chủ nghĩa.
Theo phương pháp tính tỷ trọng tổng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất (tức là nhóm 1 và nhóm 2) chiếm trong tổng thu nhập của tất cả 5 nhóm. Theo phương pháp này, nếu tỷ trọng thấp hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao, nếu nằm trong khoảng 12- 17% là có sự bất bình đẳng vừa; nếu lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng. Các chỉ số thống kê của Việt Nam từ cuộc khảo sát mức sống qua các năm cho thấy, tỷ trọng này của nước ta năm 1995 là 21,1%, năm 1996 là 21%, năm 1999 là 18,7%, năm 2002 là 18%, năm 2004 là 17,4%. Theo đó, sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ tuy còn thấp và vẫn còn thuộc loại tương đối bình đẳng, nhưng đang có xu hướng tăng lên.
Bảng 5: Phân phối thu nhập và an sinh xã hội ở Việt Nam 2004
Nguồn : Báo cáo 2008 về an sinh xã hội UNDP
Nhóm
20%
nghèo nhất
Nhóm
20%
thứ hai
Nhóm
20%
thứ ba
Nhóm 20% thứ tư
Nhóm
20%
giàu nhất
Thu nhập /người/năm
(ngàn đồng)
2000
3400
4900
7300
15800
so với thu nhập bình quân quốc gia (%)
33%
56%
81%
120%
259%
Thu nhập từ an sinh xã hội/người/năm (ngàn đồng)
70
140
210
370
660
so với tổng trợ cấp an sinh xã hội (%)
6,6%
11,2%
16,1%
27%
39,1%
Trợ cấp bảo hiểm xã hộicho người đi làm (%)
1%
2%
4%
24%
68%
Trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người nghĩ hưu (%)
2%
8%
14%
29%
47%
Trợ cấp phúc lợi xã hội(%)
15%
21%
24%
23%
18%
Trợ cấp giáo dục(%)
15%
12%
16%
22%
35%
Trợ cấp y tế (%)
7%
11%
15%
21%
45%
Bảng trên đây trình bày thu nhập (tính theo đầu người) mà các hộ gia đình (xếp theo nhóm ngũ vị phân) nhận, trong đó có thu nhập từ an sinh xã hội, tức các khoản trợ cấp xã hội nhận được từ nhà nước - theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 do UNDP tập hợp trong báo cáo 2008 về an sinh xã hội. Thu nhập bình quân quốc gia là 6,1 triệu đồng, trong đó các khoản trợ cấp an sinh xã hội là 264 nghìn đồng (tương đương 4% thu nhập) và bao gồm: 23% bảo hiểm xã hội cho người đi làm (bảo hiểm y tế); 62% bảo hiểm cho người hưu trí (lương hưu); 9% phúc lợi xã hội (lương cựu chiến binh, trợ cấp gia đình liệt sĩ); 5% trợ giúp giáo dục; 2% trợ giúp y tế.
Xét theo nhóm ngũ phân, thu nhập trung bình từ 2 triệu đồng/người ở nhóm nghèo nhất lên đến gần 16 triều/người ở nhóm giàu nhất, tức hơn gấp 8 lần. Nhóm nghèo nhất nhận 70 nghìn đồng an sinh xã hội, tức 7% tổng trợ cấp, trong khi nhóm giàu nhất nhận 660 nghìn đồng, tức 39% tổng trợ cấp. Xét theo từng loại trợ cấp, nhóm giàu nhất hưởng 68% bảo hiểm xã hội cho người đang đi làm, 47% bảo hiểm xã hôi cho người nghĩ hưu, trong khi nhóm nghèo nhất chỉ hưởng 1% và 2%. Nhóm này nhận 18% phúc lợi xã hội, 15% trợ giúp giáo dục, 7% trợ giúp y tế, trong khi nhóm giàu nhất nhận 18%, 35% và 45%. Thay vì “lũy tiến”, hệ thống an sinh xã hội Việt Nam có tính “luỹ thoái”. Trái với những tuyên bố của ĐCSVN, các chính sách xã hội hiện hành không nhắm đảm bảo bình đẳng, thực hiện công bằng xã hội. Nhà kinh tế trưởng của UNDP ở Việt Nam, Johnathan Pincus, còn nhận xét rằng, “bất cứ lợi ích nào mà người nghèo nhận được từ an sinh xã hội bị lấy lại thông qua các phí và chi tiêu cho giáo dục và y tế. Chính phủ trợ cấp cho các hộ nghèo nhất rồi lấy lại đúng khoản đó”, cho nên “an sinh xã hội cho người nghèo là số 0, có khi là âm”. Để theo dõi bất bình đẳng 2008 ở Việt Nam ta có đường cong Lorenz sau.
Hình 1: Đường cong Lorenz bất bình đẳng Việt Nam năm 2008
% dân số cộng dồn
0
100
100
20
80
80
40
20
60
40
60
% thu nhập cộng dồn
Theo bảng 6,7 khi có các chương trình an sinh xã hội đã cải thiện được bất bình đẳng trong xã hội thông qua chỉ số Gini giảm đi, nhưng cuối cùng sau tất cả các chương trình phân phối lại thì hệ số Gini lại có xu hướng tăng lên. Điều này thể hiện sự bất cập và thiếu hợp lý trong các chương trình phân phối lại thu nhập.
Bảng 6 : Hệ số Gini Việt Nam 2004
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
Hệ số Gini
0,409
0,408
0,401
0,401
0,411
0,414
0,416
(1) Thu nhập thị trường ban đầu
(2) Thu nhập thị trường ban đầu + tiền nhận từ thân nhân = Tổng thu nhập cuối cùng
(3) Tổng thu nhập cuối cùng có cộng trợ cấp an sinh xã hội
(4) Thu nhập ròng sau khi trừ đóng góp bảo hiểm xã hội và thuế trực tiếp
(5) Thu nhập ròng sau đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp và phí bất buộc về giáo dục - y tế
(6) Thu nhập ròng sau đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp và chi phí bắt buộc và tự nguyện về giáo dục - y tế
(7) Thu nhập ròng sau đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp, chi phí bất buộc và tự nguyện về giáo dục - y tế và tiền gửi cho thân nhân
Bảng 7: Tái phân phối thu nhập, an sinh xã hội và chuyển khoản khác(Ngàn đồng/người/năm)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Nhóm 20%nghèo nhất
1900
2100
2100
1900
1800
Nhóm 20%thứ hai
3200
3400
3300
3100
3000
Nhóm 20%thứ ba
4600
4900
4800
4500
4300
Nhóm 20%thứ tư
6900
7200
7100
6700
6400
Nhóm 20%giàu nhất
15400
15800
15400
14900
14300
(1) Tổng thu nhập trước an sinh xã hội
(2) Tổng thu nhấp cuối cùng, gồm cả an sinh xã hội
(3) Thu nhập ròng sau khi trừ đóng góp bảo hiểm xã hội và thuế trực tiếp
(4) Thu nhập ròng sau đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp và phí bắt buộc về giáo duc - y tế
(5) Thu nhập ròng sau đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp và các chi phí bắt buộc và tự nguyên về giáo dục - y tế.
Bởi các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp, chi phí giáo dục - y tế đều mang tính luỹ tiến, cho nên kết quả cuối cùng “ít lũy thoái hơn”. Đối với nhóm 20% người nghèo nhất, phí bắt buộc về giáo dục - y tế vô hiệu quả hoàn toàn trợ cấp an sinh xã hội mà nhóm này nhận được; còn chi phí giáo dục - y tế gọi là “tự nguyện” - nhưng thật ra hầu như bắt buộc - thì làm cho thu nhập của nhóm này giảm 5% dưới mức thu nhập ban đầu (trước trợ cấp an sinh xã hội). Mức giảm thu nhập của các nhóm khác từ 6 đến 7%: tính “lũy tiến”, nếu có, là ở chênh lệch 1-2% giảm này.
Theo kết quả tổng hợp số liệu điều tra, thu nhập của những hộ nghèo và hộ giàu đều tăng, và tốc độ tăng của hộ giàu nhanh hơn hộ nghèo. Tính chung trong 3 năm (1996 -1999) tốc độ tăng thu nhập hàng năm của hộ nghèo là 7,2%, hộ giàu là 14,5% (chưa loại trừ trượt giá). Bởi vậy khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng có xu hướng doãng ra.
Để thấy rõ vấn đề trên, với cách phân chia số hộ điều tra thành 5 nhóm thu nhập từ thấp đến cao với số hộ bằng nhau thì mức độ chênh giữa nhóm giàu (nhóm 5) với nhóm nghèo (nhóm 1) ở từng khu vực, từng vùng cụ thể như sau:
Bảng 8: Mức độ chênh giữa nhóm 5 và nhóm 1 ở từng khu vực, từng vùng qua các năm
Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống dân cư 1999
Đơn vị tính: lần
1994
1995
1996
1999
CẢ NƯỚC
6,5
7,0
7,3
8,9
1. Chia theo khu vực
- Thành thị
7,0
7,7
8,0
9,8
- Nông thôn
5,4
5,8
6,1
6,3
2. Chia theo vùng
- Tây Bắc và Đông Bắc
5,2
5,7
6,1
6,8
- Đồng bằng sông Hồng
5,6
6,1
6,6
7,0
- Bắc Trung Bộ
5,2
5,7
5,9
6,9
- Duyên hải Nam Trung Bộ
4,9
5,5
5,7
6,3
- Tây Nguyên
10,1
12,7
12,8
12,9
- Đông Nam Bộ
7,4
7,6
7,9
10,3
- Đồng bằng sông Cửu Long
6,1
6,4
6,4
7,9
Như vậy số liệu trên cho thấy hệ số chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo năm 1999 đều tăng; so với năm 1996, tính chung cả nước tăng 1,6 lần; thành thị tăng 1,8 lần, nông thôn tăng 0,2 lần; các vùng đều tăng trong đó tăng nhanh là vùng Đông Nam Bộ 2,4 lần, Đồng bằng sông Cửu Long 1,5 lần, tăng thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng 0,4 lần. Đáng chú ý là vùng Tây Nguyên từ năm 1995 đến năm 1999 mức chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo mỗi năm tăng không đáng kể (0,1 lần); nguyên nhân chủ yếu do cà phê sụt giá liên tiếp, kéo theo thu nhập của hộ nông dân bị ảnh hưởng.
Để nghiên cứu sâu hơn mức độ chênh lệch thu nhập trong các hộ dân cư có thể tiến hành phân tổ số hộ điều tra theo nhóm hộ bằng nhau với tỷ lệ nhỏ hơn mức nêu trên gồm 10%; 5%; 2% số hộ giàu và số hộ nghèo để so sánh, cụ thể như sau:
So sánh 10% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 10% số hộ có mức thu nhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch cao hơn so với 20% số hộ nêu trên: năm 1996: 10,6 lần; 1999: 12 lần; vùng có mức chênh lệch lớn hơn vùng khác là Tây Nguyên 1996: 13,2 lần; 1999: 15,1 lần; Đông Nam Bộ 1996: 11,8 lần; 1999: 13,4 lần, Đồng bằng sông Cửu Long 1996: 9,2 lần; 1999: 10,4 lần.
So sánh 5% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 5% số hộ có mức thu nhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch cao hơn so với 10% số hộ nêu trên năm 1996: 15,1 lần; 1999: 17,1 lần; vùng có mức chênh lệch lớn là Đông Nam Bộ 1996: 18,9 lần; 1999: 21,3 lần; Tây Nguyên 1996: 17,4 lần; 1999: 18,5 lần, Đồng bằng sông Cửu Long 1996: 14,8 lần; 1999: 16,6 lần, Đồng bằng sông Hồng 1996: 10,9 lần; 1999: 13,1 lần.
So sánh 2% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 2% số hộ có mức thu nhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch cao hơn so với 5% số hộ nêu trên: Năm 1996: 27,2 lần; 1999: 29,4lần; vùng có mức chênh lệch lớn là Tây Nguyên 1996: 37,8 lần; 1999: 39,3 lần, Đông Nam Bộ 1996: 34,6 lần; 1999: 37,2 lần, Đồng bằng sông Cửu Long 1996: 29,5 lần; 1999: 32,4 lần; Đồng bằng sông Hồng 1996: 18,8 lần; 1999: 21,1 lần .
Căn cứ vào các chỉ số về bất bình đẳng cơ hội (giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, giữa nông thôn và đô thị, giữa nam và nữ) trong những lĩnh vực (như thu nhập, tỉ lệ đói nghèo, chi tiêu công cộng cho y tế, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh) đều cho thấy có sự chênh lệch giữa các nhóm xã hội khác nhau. Đặt trong sự so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, bất bình đẳng về cơ hội của Việt Nam không ở mức vừa phải, mà thuộc loại cao hơn. Sự khác biệt này được thể hiện rõ trong sự so sánh giữa nông thôn – đô thị, giữa nhóm người Kinh/Hoa và các dân tộc thiểu số. Trong đó, khoảng cách chênh lệch tuyệt đối về mức sống giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh/Hoa ngày càng mở rộng hơn so với khoảng cách chênh lệch tuyệt đối về mức sống giữa nông thôn và đô thị.
Như vậy, ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra xu hướng dịch chuyển từ sự bất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị (1993-1998) sang sự bất bình đẳng giữa người dân tộc thiểu số và người Kinh/Hoa (2004). Tức là vấn đề nghèo đói ở Việt Nam trong tương lai gần là vấn đề nghèo đói ở nông thôn miền núi và là nghèo đói của người dân tộc thiểu số. Có thể thấy, hai cách tiếp cận đã cho chúng ta hai bức tranh tương phản về bất bình đẳng tại Việt Nam. Giữa các vùng: tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7 đến 2 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có chiều hướng tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Ngoài ra, xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều khó khăn hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những điều kiện cơ bản làm gia tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa các vùng. Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.
Sự gia tăng khoảng cách giàu - nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở nên gay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo sẽ càng khó khăn hơn.
Bảng 9: Hệ số GINI theo thành thị nông thôn và vùng, 2002,2004
Nguồn:TCTK, Điều tra mức sống hộ gia đình 2006
2002
2004
Việt Nam
0,42
0,42
Thành thị
0,41
0,41
Nông thôn
0,36
0,37
Vùng
Việt Nam
ĐB sông Hồng
0,39
0,39
Đông Bắc Bộ
0,36
0,39
Tây Bắc Bộ
0,37
0,38
Bắc Trung Bộ
0,36
0,36
DH Nam Trung Bộ
0,35
0,37
Tây Nguyên
0,37
0,40
Đông Nam Bộ
0,42
0,43
ĐB sông Cửu Long
0,39
0,38
Bất bình đẳng thể hiện trong thu nhập, chi tiêu, tích lũy của hộ gia đình cụ thể như thế nào?
Bảng 10: Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng (1999)
Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống hộ gia đình 1999
Năm
1996
(1000 đồng)
Năm
1999
(1000 đồng)
Tốc độ tăng
bình quân
thời kỳ 1996-1999
(%)
CẢ NƯỚC
226,7
295,0
8,78
1. Chia theo khu vực
- Thành thị
509,4
832,5
16,37
- Nông thôn
187,9
225,0
6,01
2. Chia theo vùng
- Tây Bắc và Đông Bắc
173,8
210,0
6,31
- Đồng bằng sông Hồng
223,3
280,3
7,60
- Bắc Trung Bộ
174,1
212,4
6,63
- Duyên hải Nam Trung Bộ
194,7
252,8
8,70
- Tây Nguyên
265,6
344,7
8,69
- Đông Nam Bộ
378,1
527,8
11,12
- Đồng bằng sông Cửu Long
242,3
342,1
11,50
Năm 1999, tính chung cả nước thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo giá hiện hành là 295 nghìn đồng, năm 1996 là 226,7 nghìn đồng tăng bình quân là 8,78% trong thời kỳ 1996 – 1999. Nhìn chung thu nhập ở khu vực thành thị, nông thôn và các vùng đều tăng.
Thu nhập của khu vực thành thị 832,5 nghìn đồng/người/tháng, với tốc độ tăng hàng năm 16,37% trong thời kỳ 1996 - 1999.
Thu nhập ở khu vực nông thôn 225 nghìn đồng/người/tháng, với tốc độ tăng hàng năm 6,01% trong thời kỳ 1996-1999. Trong tổng thu nhập của khu vực này, thu từ sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản là chủ yếu với tỷ lệ 58,5%; thu từ sản xuất công nghiệp, xây dựng 5%; thu về dịch vụ 9,8%. Sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập trong nông thôn còn chậm so với năm trước.
Năm 1999, thu nhập của khu vực thành thị so với thu nhập của nông thôn gấp 3,7 lần và có xu hướng tăng dần qua các năm: Năm 1994: 2,55 lần; 1995: 2,63 lần; 1996: 2,71 lần; 1999: 3,7 lần.
Ở các vùng địa lý thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đều tăng so với năm 1996. Vùng Tây Bắc và Đông Bắc: 210 nghìn đồng (+6,3%), Đồng bằng sông Hồng: 280,3 nghìn đồng(+7,6%), Bắc Trung Bộ: 212,4 nghìn đồng (+6,6%), Duyên hải Nam Trung Bộ: 252,8 nghìn đồng(+8,7%), Tây Nguyên: 344,7 nghìn đồng (+8,7%), Đông Nam bộ: 527,8 nghìn đồng(+11,1%), Đồng bằng sông Cửu Long: 342,1 nghìn đồng(+11,5%).
Bảng 11: Tỷ lệ chi ăn uống trong chi tiêu sinh hoạt của hộ
Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống dân cư 1999
Đơn vị tính:%
Năm 1996
Năm 1999
CẢ NƯỚC
67,96
63,31
1. Chia theo khu vực
- Thành thị
65,77
58,68
- Nông thôn
69,43
65,70
2. Chia theo vùng
- Đông Bắc và Tây Bắc
72,64
65,57
- Đồng bằng sông Hồng
66,59
60,50
- Bắc Trung Bộ
67,35
62,99
- Duyên hải Nam Trung Bộ
68,87
63,50
- Tây Nguyên
66,39
65,00
- Đông Nam Bộ
64,93
58,69
- Đồng bằng sông Cửu Long
66,79
63,10
3. Chia theo nhóm thu nhập
- Nhóm 1
76,91
72,55
- Nhóm 2
75,27
69,15
- Nhóm 3
72,31
65,70
- Nhóm 4
65,22
60,34
- Nhóm 5
57,65
52,78
Nhờ thu nhập tăng, đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt. Năm 1999 tính chung cả nước chi đời sống bình quân đầu người 1 tháng là 221,1 nghìn đồng, tăng bình quân 6,4% trong thời kỳ 1996-1999 và chậm hơn tốc độ tăng thu nhập. Chi đời sống của khu vực thành thị 559,2 nghìn đồng 1 người 1 tháng, tốc độ tăng bình quân 11,6% một năm; Ở nông thôn 175,0 nghìn đồng 1 người 1 tháng, tốc độ tăng bình quân 4,4% một năm. Chi đời sống của các vùng đều tăng, trong đó tăng nhanh là vùng Đông Nam Bộ 9,0%, Đồng bằng sông Cửu Long 8,2%, tăng thấp nhất là vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
Mức chi tiêu bình quân đầu người năm 1999 của các hộ khu vực thành thị cao gấp 3,1 lần khu vực nông thôn (tỷ số này năm 1996 là 2,5 lần). So sánh chi đời sống bình quân đầu người năm 1999: Khu vực thành thị gấp 3,2 lần khu vực nông thôn; Nhóm hộ giàu (20% số hộ thu nhập cao nhất) gấp 4,2 lần nhóm hộ nghèo (nhóm thấp nhất).
- Đáng lưu ý là năm 1999 mặc dù vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bị thiên tai lũ lụt, hạn hán ... nhưng mức sống dân cư của cả nước nói chung cũng như các vùng vẫn ổn định và tiếp tục được cải thiện. Chi ăn uống hút năm 1999 bình quân đầu người 1 tháng là 139,98 nghìn đồng, bình quân mỗi năm tăng 4,0% trong thời kỳ 1996-1999, trong đó khu vực thành thị 328,14 nghìn đồng, tăng bình quân 7,8%, khu vực nông thôn 114,98 nghìn đồng, tăng bình quân 2,5%. Cơ cấu chi dùng lương thực, thực phẩm (ăn uống, hút) trong chi đời sống đã giảm xuống, ngược lại chi dùng cho phi lương thực, thực phẩm tăng lên. Cụ thể như sau:
- Khi mức sống ổn định và được cải thiện thì chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của dân cư tuy có tăng nhưng chậm hơn chi tiêu về các khoản ngoài ăn uống (như may mặc, ở, thiết bị đồ dùng, Y tế chăm sóc sức khoẻ, Giáo dục, văn hoá...).
Bảng 12: Mức chi tiêu một số khoản ngoài ăn uống (bình quân đầu người 1 năm)
Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống dân cư 1999
Năm 1996 (1000 đ)
Năm 1999 (1000 đ)
Chi may mặc
Thiết bị, đồ dùng
Văn hoá, thể thao
Chi may mặc
Thiết bị, đồ dùng
Văn hoá, thể thao
CẢ NƯỚC
124,3
87,4
43,0
137,4
102,6
60,7
1. Chia theo khu vực
- Thành thị
251,0
180,5
119,9
325,4
230,9
179,2
- Nông thôn
107,4
74,8
30,5
112,8
86,5
43,9
2. Chia theo vùng
- Đông Bắc và Tây Bắc
109,0
70,0
25,6
119,9
91,8
40,3
- Đồng bằng sông Hồng
102,6
100,1
44,6
120,7
124,0
71,9
- Bắc Trung Bộ
94,7
74,8
24,5
101,0
90,4
33,5
- Duyên hải Nam Trung Bộ
112,6
70,3
30,5
122,0
72,7
42,8
- Tây Nguyên
168,8
111,5
58,6
143,8
96,7
74,8
- Đông Nam Bộ
209,6
136,2
105,1
262,4
160,3
150,6
- Đồng bằng sông Cửu Long
135,7
92,0
47,8
161,4
115,7
67,2
- Khối lượng chi dùng một số mặt hàng ăn uống: Tiêu dùng gạo bình quân đầu người 1 tháng giảm từ 13,4 Kg năm 1996 xuống còn 13,1 Kg năm 1999, khu vực thành thị từ 11,2 Kg giảm còn 9,7 Kg. Lượng gạo của các hộ tại 6 trong 7 vùng (trừ vùng Đông Bắc và Tây Bắc) đều giảm; Các mặt hàng: Thịt, mỡ dầu ăn, trứng, đỗ lạc vừng, đường mật... tăng hơn các năm trước. Riêng lượng tiêu dùng quả chín, rau tươi của dân cư khu vực thành thị và các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ có xu hướng tăng lên.
Nhìn chung, vốn đầu tư tích luỹ nhà ở, tài sản cố định năm 1999 của dân cư giữa các vùng có sự chênh lệch đáng kể. Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất và cũng là vùng có mức tăng trưởng thu nhập bình quân hàng năm thấp hơn các vùng khác, vì vậy mức đầu tư tích luỹ về nhà ở và tài sản cố định cũng thấp nhất trong tất cả các vùng, bình quân 1 hộ 1.212,9 nghìn đồng, chỉ bằng 77,48% mức bình quân chung trong cả nước. Ngược lại, vùng Đông nam Bộ trong vòng 3 năm qua tốc độ tăng thu nhập bình quân hàng năm đạt 11,12%, do vậy mức đầu tư tích luỹ về nhà ở và tài sản cố định là vùng cao nhất 2.923,2 nghìn đồng/hộ, cao hơn 86,72% mức đầu tư chung và gấp 2,41 lần mức đầu tư của một hộ ở vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
Trị giá đầu tư tích luỹ về xây dựng nhà ở và mua sắm tài sản cố định của các hộ giữa các ngành sản xuất kinh doanh chính cũng có sự khác nhau. Các hộ thuộc các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chủ yếu sống ở khu vực nông thôn, vùng núi hoặc vùng sâu vùng xa thường có mức thu nhập thấp, một bộ phận nhỏ hàng năm vẫn còn có khó khăn trong đời sống, do vậy đây là nhóm hộ có trị giá vốn đầu tư tích luỹ bình quân 1 hộ/năm thấp nhất 1.281,39 nghìn đồng. Ngược lại nhóm hộ thuộc các ngành dịch vụ có số vốn đầu tư tích luỹ cao gấp 3,52 lần trị giá đầu tư tích luỹ của nhóm hộ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (4.514,53/1.261,39 nghìn đồng), cao gấp 2,88 lần mức bình quân chung của cả nước.
Trị giá đầu tư tích luỹ về xây dựng nhà ở và mua sắm tài sản cố định cũng phụ thuộc vào các nhóm thu nhập. Nhóm có thu nhập thấp nhất (nhóm 1) 620,02 nghìn đồng chỉ bằng 39,6% mức bình quân chung. Nhóm có mức thu nhập cao nhất (nhóm 5) 6.059,12 nghìn đồng, chênh lệch về mức đầu tư tích luỹ giữa nhóm 5 và nhóm 1 là 9,7 lần.
Về cơ cấu đầu tư, trong tổng trị giá đầu tư tích luỹ thì tỷ lệ đầu tư về nhà ở chiếm 68%, còn lại 32% đầu tư cho tài sản cố định, trong đó vùng Đông nam Bộ tỷ lệ đầu tư về nhà ở cao nhất chiếm 79,09%, Tây Nguyên tỷ lệ này chỉ chiếm 64,4%. Trong tổng trị giá vốn đầu tư tích luỹ về tài sản cố định có 15,58% là đất kinh doanh, 33,92% là nhà xưởng, máy móc thiết bị, gia súc gia cầm chỉ có 6,27%.
Điều đó khẳng định rằng mặc dù nhiều năm qua chúng ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng có đường lối đúng, có nhiều biện pháp chỉ đạo hiệu quả nên đời sống, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục phát triển và ổn định.
Tình trạng thu nhập và mức sống của người dân Việt có bốn đặc tính chính sau đây :
1. Sự cách biệt giầu nghèo giữa các thành phần xã hội, các miền và các tỉnh rất cao;
2. Chi tiêu, sức mua và mức sống cao hơn nhiều thu nhập, lợi tức, tiền công, tiền lương của người dân;
3. Nếp sống ở thành thị có khuynh hướng mang tính chất hưởng thụ (consumerism) một cách không lành mạnh;
4. Khoảng cách biệt (bất bình đẳng) giữa nông thôn và thành thị có khuynh hướng gia tăng.
2.1.2. Nguyên nhân
Một là, do chênh lệch trình độ học vấn, kĩ năng, nghề nghiệp. Một người tốt nghiệp đại học có thể kiếm được mức thu nhập cao trong khi những người nông dân và công nhân trong các nhà máy thì chỉ có mức thu nhập thấp hơn. Còn nhóm doanh nhân, chủ đầu tư thì lại có thể kiếm được mức thu nhập cao gấp 10, 100 lần con số đó.
Hai là, do chuyển dịch kinh tế là từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Quá trình chuyển dịch kinh tế cũng tạo ra sự chênh lệch về mức thu nhập của những nhóm ngưòi có điều kiện khác nhau.
Ba là, do tự do hóa thị trường lao động.
Bôn là, do toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm là, do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau của các vùng miền.
Ngoài ra, còn phụ thuộc vào các nguyên nhân khác như cơ chế quản lý, chính sách của nhà nước, quá trình phân phối và phân phối lại tài sản hay luật tiền lương tối thiểu cũng tạo ra mức chênh lệch về thu nhập gây nên sự bất bình đẳng về thu nhập.
2.2. Bất bình đẳng giới
2.2.1.Thực trạng bất bình đẳng giới
* Bất bình đẳng giới trong Gia đình
Ngày nay, mặc dù được sự quan tâm rất nhiều của xã hội nhưng đâu đó vẫn còn tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình mà nguyên nhân chính là hệ quả của tập tục phong kiến lạc hậu, lỗi thời. Các thực trạng chung gồm: người đứng tên giấy sử dụng đất canh tác, nhà ở chủ yếu là nam giới; Cả phụ nữ và nam giới đều đóng góp công sức vào các hoạt động tạo thu nhập của hộ gia đình nhưng nữ đóng góp nhiều hơn nam; Phụ nữ đóng góp công sức vào hoạt động tạo thu nhập nhiều hơn nam giới, nhưng đóng góp bằng tiền mặt thấp hơn; Phụ nữ là người đảm nhiệm chính công việc nội trợ ; Sự chia sẻ của nam giới nổi bật trong việc giáo dục con; Phụ nữ trong các gia đình là người thực hiện chính các biện pháp kế hoạch hóa gia đình; Phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng, các lớp tập huấn không nhiều; Phụ nữ là người quản lý tiền mặt của gia đình nhưng quyền quyết định những khoản chi tiêu lớn lại thuộc về nam giới; Quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình vẫn thuộc về nam giới; Trong các hộ gia đình, phụ nữ có thời gian nghỉ ngơi ít hơn nam giới.
* Bất bình đẳng giới trong giáo dục, cơ hội phát triển.
Bình đẳng giới trong giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực của tương lai.
Khi mức độ bất bình đẳng giới trong giáo dục giảm đi, tức là ở mỗi cấp đào tạo, tỷ lệ nữ so với nam tăng lên và khi trình độ và nhận thức của phụ nữ trong gia đình được cải thiện, số lượng và chất lượng đầu tư cho giáo dục đối với con cái sẽ được cải thiện trực tiếp thông qua sự dạy dỗ của người mẹ cũng như khả năng thuyết phục hoặc quyền của người mẹ trong việc đầu tư nhiều hơn cho giáo dục đối với con cái.
Ngoài ra, trình độ của người mẹ cao hơn, đóng vai trò quyết định trong việc chăm sóc và dinh dưỡng đối với con cái. Về lâu dài, các tác động này sẽ làm cho chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện và năng suất lao động trung bình của toàn xã hội sẽ được nâng lên.
Về ưu điểm: Phụ nữ và trẻ em gái được tạo điều kiện bình đẳng với nam giới trong nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới trong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể. Chênh lệch về tỷ lệ học sinh nam - nữ trong tất cả các cấp bậc học được thu hẹp (Báo cáo Quốc gia của Việt Nam, tháng 8-2005 đã khẳng định điều này). Về cơ bản, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu xóa bỏ cách biệt giới ở các cấp học trước năm 2015. Có 4 loại hình giáo dục không chính quy, chủ yếu dành cho người lớn, trong đó có phụ nữ. Các chương trình này đã tạo nhiều cơ hội học tập đối với phụ nữ hơn rất nhiều so với trước.
Về tồn tại: thực chất bình đẳng giới trong GD&ĐT còn nhiều vấn đề cần xem xét.
Về khách quan, việc nhìn nhận vai trò của nữ giáo viên chưa đúng, nhiều Hiệu trưởng không muốn nhận giáo viên là nữ vì sợ liên quan đến chế độ nghỉ sinh nở, con đau ốm ảnh hưởng đến việc giảng dạy, hoặc khi đề bạt, cử đi học còn e dè trong việc chọn nữ giáo viên. Trẻ em gái ít cơ hội được đến trường so với nam giới. Nếu tính trung bình cho tất cả các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ biết chữ thấp hơn 29% so với nam giới, số năm đến trường trung bình thấp hơn 45% so với nam giới và tỷ lệ nhập học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của nữ thấp hơn tương ứng là 9%, 28% và 49% so với nam. (Nguồn:
Về chủ quan, nhiều chị em chưa thoát ra khỏi tâm lí tự ti, an phận, không cần phấn đấu, không chịu khó học tập để nâng cao trình độ, chưa nhận thức hết vai trò và chưa thay đổi cách nhìn mới về chính mình. Mặt khác, các chính sách trong GD&ĐT ngoài ảnh hưởng chung đối với xã hội còn có ảnh hưởng trực tiếp đến bình đẳng giới. Ví dụ, việc tăng giảm học phí ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của trẻ em gái. Bởi vì trẻ em gái có nguy cơ bị buộc nghỉ học cao hơn bé trai khi điều kiện gia đình khó khăn.
* Bất bình đẳng giới trong lao động, việc làm và thu nhập.
Phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng thể hiện qua mức lương thấp hơn, ít nắm giữ các vị trí lãnh đạo hơn so với nam giới. Những kết quả nghiên cứu về vấn đề giới trong quảng cáo việc làm trên báo in do Viện Nghiên cứu kinh tế-xã hội và môi trường (iSEE) tổ chức mới đây đã chỉ ra điều đó.
TS Nguyễn Hữu Minh - Viện trưởng Viện Gia đình và giới - cho biết, sự bất bình đẳng giới về LĐVL thể hiện ở một số khía cạnh như phân bổ LĐ nữ nhiều hơn ở các ngành nông nghiệp, buôn bán dịch vụ hoặc nhân viên đều là những ngành có thu nhập thấp. Trong khi đó, LĐ nam giới tập trung nhiều hơn ở các ngành kỹ thuật, dịch vụ hoặc ở vị trí lãnh đạo.
Mức lương của phụ nữ chỉ bằng 85% so với nam giới, đặc biệt trong các ngành như nông- lâm-ngư nghiệp thì mức lương của phụ nữ chỉ bằng 67% của nam giới. Theo TS Minh, nguyên nhân căn bản là nền tảng giáo dục của phụ nữ nói chung thấp hơn nam giới, khiến khả năng cạnh tranh của phụ nữ trên thị trường LĐ thấp hơn. (Nguồn:
Thạc sĩ Phạm Hương Trà - giảng viên khoa Xã hội học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) - đã đi tìm sự bất bình đẳng giới trong các quảng cáo tuyển dụng hiện nay. Kết quả nghiên cứu trên 5 tờ báo in (Thanh Niên, Lao Động, Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Vietnam News) cho thấy, phần lớn các quảng cáo tuyển dụng không phân biệt đối xử một cách trực tiếp dựa trên yêu cầu về giới tính, với chỉ khoảng 20,6% số quảng cáo nêu cụ thể công việc đòi hỏi ứng viên nam (12,4%) hoặc nữ (8,2%). (Nguồn:
Kết quả thứ hai là vẫn còn định kiến trong thông báo tuyển dụng của các DN đem lại lợi thế cho nam giới. Ví dụ các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao thì có đến 50% số quảng cáo yêu cầu ứng viên phải là nam giới, chỉ có 17% yêu cầu ứng viên là nữ. Một phát hiện nữa là sự phân biệt đối xử giới trực tiếp lại không nhiều, nhưng sự bất bình đẳng giới lại được ẩn đi, thông qua các yêu cầu về đào tạo, trình độ học vấn, lứa tuổi hoặc hình thức. (Nguồn:
Những yêu cầu này nhiều khi không thực sự cần thiết cho công việc. Theo bà Jonna Naumanen - Tổ chức lao động quốc tế tại Hà Nội ILO - thách thức lớn nhất đối với phụ nữ là các công việc mà họ làm thường không được đánh giá hoặc đánh giá thấp.
Thu nhập của LĐ nữ bằng 87% so với nam giới
(Nguồn:
Hơn 50% phụ nữ Việt Nam hiện đang làm công việc nội trợ nên không có thu nhập trực tiếp - thông tin trên được công bố ngày 9.3.2010 trong Báo cáo phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Cụ thể, ở tất cả các nước trong. khu vực, mức lương của phụ nữ thấp hơn nam giới rất nhiều và mức chênh lệch thu nhập giữa nam-nữ từ 54%-90%. Tại VN, phụ nữ chiếm 46,6% lực lượng LĐ, nhưng chủ yếu làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân, nên không được hưởng chế độ an sinh xã hội. Những người làm việc được hưởng thu nhập chỉ bằng khoảng 87% mức thu nhập bình quân của nam giới.
* Bất bình đẳng giới trong lãnh đạo và quản lí.
Hiện nay Việt Nam là một trong những nước được Liên hợp quốc đánh giá cao trong việc nỗ lực rút ngắn khoảng khách bình đẳng giới trong giáo dục, việc làm, kinh tế, chăm sóc sức khoẻ sinh sản/ kế hoạch hoá gia đình. Theo Báo cáo của Liên hợp quốc, năm 2002 chỉ số Giới (GDI) ở nước ta xếp thứ 89/173 nước. Một trong những lĩnh vực đáng chú ý hơn đó là vấn đề giới trong lãnh đạo quản lý cũng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm kịp thời, số lượng cán bộ nữ được tham gia vào các cấp uỷ Đảng, chính quyền có xu hướng tăng lên qua các nhiệm kỳ. Tuy nhiên, kết quả đó chỉ là bước đầu, nó chưa thực sự mang tính bền vững và đang đặt ra nhiều vấn đề cần lời giải đáp.
Bảng 13: Tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp uỷ Đảng qua các nhiệm kỳ (%)
TT
Các cấp lãnh đạo
Khoá 1996- 2000
Khoá 2001-2005
1
Ban chấp hành Trung ương Đảng
10,58
8,6
2
Ban chấp hành tỉnh/thành uỷ
11,30
11,32
3
Ban chấp hành huyện/quận uỷ
11,68
12,89
4
Ban CH Đảng uỷ xã/phường
10,73
11,88
Nguồn: Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ. Kế hoạch hành động
của phụ nữ Việt Nam đến năm 2005, Nxb. Phụ nữ Hà Nội, 2002
Thực tế cho thấy, cùng với tiến bộ của xã hội, vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được đánh giá cao.Cụ thể tỷ lệ phụ nữ Việt Nam tham gia vào các lĩnh vực lãnh đạo quản lý trong cấp uỷ Đảng, đoàn thể đều có xu hướng tăng lên qua các năm (bảng 1).
Số liệu cho thấy tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp uỷ xã, quận, huyện và tỉnh có tăng dần qua các nhiệm kỳ. Riêng đối với cấp trung ương có giảm đi đáng kể. Về Đại biểu Quốc hội, tỷ lệ nữ tham gia tăng lên rõ rệt; Quốc hội khoá X tỷ lệ nữ chiếm 26,22% và khoá XI là 27,31%. Kết quả này đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ nhất ở châu Á và xếp thứ 2 của Châu Á - Thái Bình Dương về tỷ lệ nữ tham gia Đại biểu Quốc hội.
Một điều dễ nhận thấy, phụ nữ tham gia lãnh đạo trong cấp chính quyền có sự khác biệt. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Nội vụ vào năm 2002, cán bộ, công chức trong khu vực hành chính sự nghiệp chiếm 52,2% tổng số cán bộ, công chức. Cán bộ công chức nữ tham gia công tác ở tất cả các ngành và mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, quản lý Nhà nước chiếm tới 47% tổng số lao động trong khu vực Nhà nước, nghiên cứu khoa học tỷ lệ cán bộ công chức nữ chiếm khoảng 30%.
Theo báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam "Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 37 CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII về công tác cán bộ nữ" cho thấy tính đến tháng 6/2003, số cán bộ nữ giữ chức vụ Bộ trưởng và tương đương chiếm 11,29%; Thứ trưởng và tương đương chiếm 12,85%; chủ tịch UBND Tỉnh/thành phố chiếm 1,6%; Phó Chủ tịch UBND tỉnh chiếm 12,5%.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sau 20 năm đổi mới toàn diện, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Trong đội ngũ những nhà doanh nghiệp trẻ, năng động, sáng tạo có không ít gương mặt là phụ nữ. Số liệu cũng cho thấy hiện nay tỷ lệ nữ tham gia vào lãnh đạo, quản lý sản xuất tăng lên khá mạnh mẽ. Tổng giám đốc các Tổng công ty 91, nữ chiếm 5%; Phó Tổng giám đốc, nữ chiếm 9,7%. Đối với các Tổng công ty 90, Chủ tịch Hội đồng quản trị, nữ chiếm 1,7%; Tổng giám đốc, nữ chiếm 2,9%.
Thực tế, một lần nữa khẳng định, phụ nữ nước ta ngày càng được chú ý hơn trong sắp xếp và đào tạo cán bộ nữ. Điều đáng quý hơn là tuy tham gia ngày càng nhiều vào các lĩnh vực lãnh đạo quản lý xã hội, nhưng chị em vẫn làm tròn thiên chức của người phụ nữ trong gia đình, nuôi dạy con cái chăm ngoan học giỏi, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Tuy nhiên, trong xã hội ta, tư tưởng trọng nam khinh nữ và những phong tục tập quán lạc hậu vẫn chưa được xoá bỏ hoàn toàn. Tình trạng phụ nữ bị đối xử bất công, hoặc chưa được quan tâm, bồi dưỡng đúng mức vẫn còn diễn ra trong gia đình và cả ngoài xã hội. Những tư tưởng thủ cựu của nam giới vẫn còn diễn ra ở một số cơ quan đoàn thể và các địa phương. Vì vậy, tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ở các cấp vẫn còn thấp so với nam giới.
Theo số liệu điều tra 36 phụ nữ đã trải qua và đang giữ các cương vị quản lý, 100% số cán bộ nữ được hỏi đều đã lập gia đình và có con; khi được hỏi có tới 52,78% cho rằng: tham gia công tác quản lý họ còn rất ít thời gian cho công việc gia đình. Khi hỏi tại sao hiện nay có sự thiếu hụt vị trí phụ nữ làm lãnh đạo thì có tới 33,33% số chị em trả lời rằng: do công việc chăm sóc gia đình chiếm nhiều thời gian nên họ không có thời gian tham gia công tác quản lý. Quả thực đây là một thách thức lớn mà chị em phụ nữ phải đối mặt trong việc lựa chọn giữa quá trình phấn đấu thăng tiến nghề nghiệp và công việc chăm sóc gia đình.
2.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới theo nghiên cứu là do vẫn còn ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến gia trưởng cùng sự biến đổi chậm chạp của ý thức xã hội, các thiên kiến về giới bám rễ lâu đời trong một số tầng lớp nhân dân, do việc xem trọng gia đình của người phụ nữ và hầu như nam giới chưa thay đổi quan niệm trụ cột của mình với gia đình. Chính họ đã tự đặt cho mình trọng trách lớn, phụ nữ còn tự ti luôn nghĩ mình là người hỗ trợ cho vai trò trụ cột của chồng. Đối với những gia đình nông thôn, sự chuyển dịch nhân công lao động từ nông thôn ra thành thị (thường diễn ra với nam) đã làm cho những người phụ nữ ở lại địa phương thêm gánh nặng: đảm nhận cả lao động sản xuất lẫn việc nội trợ . Trình độ học vấn cũng góp phần quan trọng trong việc tạo quyền quyết định cho nam hay nữ. Nếu trong gia đình cả hai vợ chồng có học vấn cao thì sự bàn bạc, thỏa thuận chiếm tỷ lệ lớn, ngược lại người vợ có trình độ thấp thì quyền quyết định mọi mặt chủ yếu vẫn là chồng.
Thực tế đời sống xã hội cho thấy, người phụ nữ chưa thực sự được giảm đáng kể gánh nặng công việc bếp núc gia đình, giảm nhẹ gánh nặng nuôi dạy con cái, chính điều này đã làm ảnh hưởng tới thời gian nghỉ ngơi, học tập và cơ hội, nghề nghiệp của phụ nữ. Một số chị em phụ nữ thiếu tự tin, chấp nhận định kiến này như là sự "an bài của số phận" và tin rằng mình không phù hợp với công việc quản lý, và có những bước phát triển trong sự nghiệp vượt chồng.
2.4. Đánh giá chung về BBĐ ở VN thời gian qua
Hơn 20 năm đổi mới và hội nhập, kinh tế VN không ngừng phát triển với tốc độ cao, VN đã thoát ra khỏi nhóm các nước có mức thu nhập thấp, mức sống người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo giảm mạnh, nền kinh tế đang chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, như đã trình bày, những hạn chế và những thách thức của hội nhập không phải là ít. Nhiều chỉ số phát triển còn thấp. Mặc dù, bất bình đẳng ở Việt Nam còn thấp hơn một số nước trong khu vực, tuy nhiên theo đà tăng trưởng kinh tế, các tồn tại trên sẽ là nguyên nhân làm tăng nhanh bất bình đẳng trong nước. Có thể khái quát một số ý kiến như sau về bất bình đẳng của Việt Nam thời gian qua:
- Mức chênh lệch về thu nhập giữa các vùng, các nhóm dân cư đang tăng lên sẽ là nguyên nhân đẩy tới bất công trong xã hội.
- Tình trạng tái nghèo còn phổ biến dưới tác động của rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và biến động xấu của thị trường.
- Người nghèo hiện nay tập trung vào những nhóm dân cư rất đặc thù, bao gồm: những người sống ở những vùng sâu, vùng xa; người dân tộc thiểu số; người dễ bị tổn thương. .
- Nghèo, đói, thu nhập thấp dẫn đến hạn chế tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản làm tăng bất bình đẳng trong tương lai.
- Tình trạng phân bịêt đối xử giới đang được cải thiên dần dần, tuy có giảm đi nhưng vẫn còn tồn tại những thực trạng rất đáng quan tâm.
Tóm lại, mặc dù đã đạt được thành tựu rất to lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội, song những thách thức đặt ra là vấn đề cần được các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu, có những giải pháp hữu hiệu để công tác xóa đói, giảm nghèo của chúng ta tiếp tục thu được những thành tựu mới, thực sự góp phần làm tăng tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Chương III: ĐÁNH GIÁ BẤT BÌNH ĐẲNG THEO MỤC TIÊU ĐỀ RA TRONG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA VIỆT NAM
3.1. Mục tiêu mô hình phát triển toàn diện của Việt Nam
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001-2010 đã xác định rõ mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay là “phát triển toàn diện”. Theo đó, tăng trưởng kinh tế được giải quyết đồng thời với tiến bộ và công bằng xã hội ngay từ đầu và trong toàn tiến trình phát triển kinh tế- xã hội. Để thực hiện điều đó, nhà nước đã đưa ra nhiều quyết sánh quan trọng, như: đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích đầu tư nước ngoài, sử dụng kết hợp phương thức phân phối theo chức năng với phân phối theo thu nhập, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia.
Bước vào giai đoạn đổi mới kinh tế từ một vị trí nằm trong tốp sau cùng của kinh tế thế giới, Việt Nam đã đặt ra ba “cửa ải”lớn cần phải vựợt qua, đó là: (1) Thoát ra khủng hoảng kinh tế; (2) Đưa nước ta ra khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp nhất thế giới; (3) Phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Để thực hiện tuần tự từng mục tiêu, Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn mô hình “phát triển toàn diện”, điều đó được xác định trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010” (đã đề ra từ năm 1993), thông qua Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Theo mô hình này: mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với mục tiêu công bằng xã hội; Quá trình tăng trưởng nhanh và công bằng xã hội lớn hơn là những mục tiêu tương hợp và không mâu thuẫn nhau; Kết quả tăng trưỏng nhanh góp phần cải thiện mức độ công bằng, hoặc là không làm gia tăng bất bình đẳng, trường hợp xấu nhất là sự bất bình đẳng có gia tăng nhưng ở một mức độ thấp cho phép. Tính chất đúng đắn của hướng lựa chọn này được khẳng định qua những luận cứ:
- Về mặt lý thuyết, mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế mỗi quốc gia không phải là tăng trưởng nhanh mà là nhằm bảo đảm cho quảng đại nhân dân đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giầu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người với tự nhiên.
- Về thực chứng, tính đúng đắn của mô hình đã được khẳng định trong các chỉ số phản ánh thành quả kinh tế - xã hội của những nước theo mô hình này (xem bảng)
“Tăng trưởng kinh tế tập trung– xã hội tiến tới công bằng” là phương châm thực hiện có hiệu quả mô hình “phát triển toàn diện”
3.2. Đánh giá bất bình đẳng theo mô hình phát triển của Việt Nam
Theo lý thuyết truyền thống, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đặc biệt là hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng hơn có thể mâu thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn và có tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, có nhiều lý do cho thấy sự phân phối thu nhập bình đẳng hơn ở các nước nghèo như Việt Nam có thể có lợi cho tăng trưởng. Do đó, việc đánh giá đúng đắn tác động của bất bình đẳng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra các chính sách thích hợp để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Từ các chỉ số chênh lệch và nguyên nhân chênh lệch giàu, nghèo trên, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý.
Một, chênh lệch giàu nghèo ở nước ta tăng lên là tất yếu do sự chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch tập trung quan liêu và chế độ bao cấp bình quân hiện vật sang cơ chế thị trường. Cơ chế này đã loại bỏ dần tính bình quân bao cấp, khuyến khích làm giàu bằng việc phát huy các nguồn lực về vốn, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, sức lao động, kinh nghiệm làm ăn...
Hai, chênh lệch tăng tương đối nhanh trong thời gian qua (bình quân mỗi năm tăng thêm gần 0,4 lần) và có xu hướng còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới. Cần có chính sách khuyến khích người giàu làm giàu chính đáng hơn nữa, đồng thời hỗ trợ hơn nữa người nghèo về các mặt để tăng thu nhập nhằm thoát nghèo, mặt khác có chính sách, có phong trào vận động để người giàu đóng góp về thuế thu nhập, làm từ thiện...
Ba, hệ số chênh lệch giàu, nghèo tuy còn thấp hơn nhiều nước, nhưng nếu xét từ xuất phát điểm của một nước vừa mới chuyển đổi từ cơ chế hiện vật mang tính chất bình quân sang cơ chế thị trường thì không thể không đáng quan tâm, nhất là đối với nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường nhưng lại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bốn, trong hệ số chênh lệch giàu, nghèo của nước ta còn chứa đựng những yếu tố bất hợp lý ở cả 2 đầu - đầu giàu và đầu nghèo.
Năm, về mặt tâm lý, việc đối xử không nên "vơ đũa cả nắm", không nên "người giàu thì ghét, người nghèo thì khinh". Người giàu chính đáng, người giàu do trình độ... còn phải được tôn vinh, phải học tập. Người nghèo do khách quan cần được chia sẻ, hỗ trợ, đùm bọc.
Điểm nổi bật ở Việt Nam so với các nền kinh tế khác là tăng trưởng nhanh, liên tục nhưng vẫn hạn chế được tốc độ gia tăng bất bình đẳng. Hệ số Gini - một chỉ số xem xét bất bình đẳng thu nhập chỉ tăng từ 0,34 năm 1993 lên 0,42% năm 2006. Độ sâu nghèo đói, được tính bằng tỷ lệ người nghèo nằm gần ngưỡng nghèo, cũng giảm.
Theo phân tích có nhiều lý do cho thấy ở những nước nghèo như Việt Nam, phân phối công bằng hơn có thể có lợi cho tăng trưởng và 2 mục tiêu này vừa có mặt thống nhất, là điều kiện cho nhau, vừa mâu thuẫn với nhau. Kết quả về giảm nghèo ở nước ta đã minh chứng cho nhận định trên. Tỷ lệ nghèo tính theo tiêu dùng đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống chỉ còn 16% năm 2006, tức là trong gần 20 năm đã giảm 35 triệu người nghèo. Tỷ lệ nghèo về lương thực, thực phẩm - những người nghèo nhất cũng giảm từ 24,9% xuống còn 6,7%. Tốc độ tăng trưởng cao đã cải thiện nhanh chóng mức thu nhập của người dân, từ 170 USD năm 1993 lên 1.000 USD năm 2008. Với ngưỡng thu nhập này, Việt Nam sắp trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, về cơ bản thoát nghèo và do vậy cuộc sống của người nghèo cũng được cải thiện. Với những con số thống kê này, so sánh với Mục tiêu Thiên niên kỷ đầu tiên của Liên hợp quốc là giảm một nửa tỷ lệ người cực nghèo trong khoảng 15 năm, thì nước ta đạt được con số giảm nghèo ấn tượng và những thành quả tăng trưởng đã cải thiện đời sống cho đại đa số người, thể hiện rõ mục tiêu "định hướng XHCN" của nền kinh tế là tăng trưởng vì người nghèo.
Cùng với giảm nghèo, sự gia tăng bất bình đẳng ở nước ta có thể được coi là không quá lớn. Dựa trên phân tích hệ số Gini. Theo ông, hệ số Gini dựa trên chi tiêu bình quân đầu người của Việt Nam ổn định trong giai đoạn 2002-2006 và vào loại trung bình của thế giới. Như vậy, sau hơn một thập kỷ đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xã hội Việt Nam vẫn tương đối công bằng và đây là một thành công, các nhà khoa học khẳng định.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế của nước ta khá ấn tượng về con số song sự tăng trưởng ấy còn có một số hạn chế, đặc biệt là "sự lan toả của tăng trưởng kinh tế đến các đối tượng chịu ảnh hưởng không mạnh và khuynh hướng ảnh hưởng tiêu cực có phần gia tăng". GS-TS Nguyễn Văn Nam (ĐH KTQD) đã viết rằng "Điều đáng nói là, thực tế tác động của tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo đang có xu hướng giảm và bất bình đẳng lại tăng lên tương ứng". Điều này cho thấy tình trạng tụt hậu của người nghèo trong mối tương quan với người giàu. Phân tích tình hình biến đổi về thu nhập của các nhóm dân cư cho thấy, người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn, mức độ cải thiện thu nhập của người nghèo chậm hơn nhiều so với mức sống chung và đặc biệt so với nhóm có mức sống cao. Khoảng cách giàu - nghèo lớn và phân hoá giàu nghèo ngày càng doãng ra.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, kết quả giảm nghèo của Việt Nam còn thiếu bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao, tỷ lệ hộ cận nghèo lớn, lại thêm tác động của tăng giá, thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, nhiều hộ rơi xuống dưới ngưỡng nghèo. Số lượng là vậy nhưng chất lượng chưa vững chắc, thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo. Do vậy, khi có những dao động về thu nhập hoặc gặp thiên tai, rủi ro, biến động giá cả, họ lại rơi xuống ngưỡng nghèo. Cùng với xu hướng xoá đói giảm nghèo đã chậm lại thì tỷ lệ tái nghèo ngày càng tăng, ở mức 7% đến 10%. Thêm vào đó, mức độ tiếp cận và thụ hưởng các chính sách của người nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế so với mức độ đầu tư.
Có thể nói, mục tiêu công bằng và tăng trưởng trong mô hình phát triển toàn diện của Việt Nam về cơ bản là thực hiện được, tuy nhiên cần phải xét tới tính bền vững của của các chính sách thực hiên, và biểu hiện tăng lên của bất bình đẳng hiện nay có thể dẫn đến sự trầm trọng trong tương lai nếu không sát sao quan tâm và thay đổi.
KẾT LUẬN
Vấn đề bất bình đẳng và giảm tình trạng bất bình đẳng luôn là vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề phát triển, và thực tế nó đã trở thành mục tiêu chủ yếu của mọi chính sách phát triển. Nhà Nước cần có những biện pháp hợp lí để vừa tăng trưởng kinh tế vừa đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong xã hội, để từ đó có thể đạt được mục tiêu cuối cùng là thực hiện sự tiến bộ cho con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế phát triển - NXB Lao động – xã hội.
2. Giáo trình kinh tế công cộng – NXB Thống kê.
3. Báo cáo quốc gia Việt Nam, 2005
4.
5.
6. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Báo cáo phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
7. Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Kế hoạch hành động
của phụ nữ Việt Nam đến năm 2005, Nxb. Phụ nữ Hà Nội, 2002
8 . báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2003
9 Báo cáo điều tra mức sống dân cư 1999, Tổng cục thống kê.
10 Báo cáo điều tra mức sống dân cư 2002, Tổng cục thống kê.
11 Báo cáo phát triển con người,2005, UNDP
12 Báo cáo phát triển Việt Nam, WB
13 Phát triển vùng kinh tế trọng điểm - Một giải pháp cho mô hình "Phát triển toàn diện" ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Phát triển, GS.TS Nguyễn Văn Nam - PGS.TS Ngô Thắng Lợi
14 Giáo trình Kinh tế Phát triển, Khoa Kế hoạch và phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
15 Wekipedia
16 Báo cáo quốc gia Việt Nam, 2005
17
18
19 Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Báo cáo phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
20 Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Kế hoạch hành động
của phụ nữ Việt Nam đến năm 2005, Nxb. Phụ nữ Hà Nội, 2002
21 Báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2003.
PHỤ LỤC
ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ NHÓM
1. Nguyễn Thị Thu Hằng – Nhóm trưởng 100%
2. Nguyễn Thị Hương Giang – Nhóm phó 95%
3. Nguyễn Thị Trà Giang 95%
4. Bùi Thị Trang 95%
5. Bùi Huy Hoàng 85%
6. Bùi Khắc Tuấn 95%
7. Võ Văn Thọ 85%
8. Lục Thanh Tuyền 85%
9. Vũ Minh Khuê 80%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26566.doc