Đề tài Bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ giữa đời thường

I.MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Dạ Ngân là một trong số không nhiều cây bút văn xuôi đến từ miền Tây Nam Bộ , trưởng thành trong đội ngũ các tác giả xuất hiện sau năm 1975. Mặc dù được dư luận đặc biệt chú ý kể từ sau truyện ngắn “Con chó và vụ ly hôn” (1985) khi lần đầu tiên , những chuyện thầm kín khó nói của đời sống vợ chồng được một nhà văn nữ phơi bày thẳng thắn nhưng sự hiện diện nở rộ của một loạt tên tuổi nữ sĩ trẻ : Nguyện Thị Thu Huệ , Y Ban , Phan Thị Vàng Anh , Lý Lan trong thập kỉ 90 sau đó dường như khiến bạn đọc bỏ lại đằng sau cái tên “Dạ Ngân” . Song , trải qua hơn một phần tư thế kỉ cầm bút suốt trong Nam ngoài Bắc , người phụ nữ miệt vườn viết văn ấy đã chứng minh được sức bền trong sáng tạo nghệ thuật khi chị lần lượt cho ra đời cả thảy m*êi đầu sách , kịch bản phim, và mới đây nhất là tiểu thuyết “Miệt vườn xa lắm” , “Gia đình bé mọn” cùng hàng trăm tản văn , hàng nghìn kì thư “Tư vấn gia đình” với bút danh Dạ Hương . 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨC 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨA 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨC 5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI II.NỘI DUNG 1. BI KỊCH CỦA HẠNH PHÚC GIỮA ĐỜI THƯỜNG 1.2 Bi kịch của sự vỡ mộng 2. BI KỊCH CỦA SỰ GIẰNG XÉ NỘI TÂM. 2.1.Tình yêu và tình mẫu tử 2.2 Khát vọng bản năng và nghĩa vụ gia đình III.KẾT LUẬN

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ giữa đời thường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai thác phản ánh vô cùng phong phú , đa dạng . Tuy nhiên ở mỗi thời điểm lịch sử cụ thể , trên những góc độ tiếp cận khác nhau , nó lại được nhìn nhận theo từng cách riêng của người viết . Hơn thế nữa đặt vấn đề này trong toàn bộ tiểu thuyết “ Gia đình bé mọn” chúng tôi nhận thấy đây là nội dung có tính xuyên suốt cả tác phẩm , bên cạnh nhiều vấn đề rộng lớn hơn : Bức tranh xã hội Việt Nam thời bao cấp , sự xếp đặt của chiến tranh đối với số phận con người ….Đồng thời cuộc tình sóng gió bền bỉ và dai dẳng của nhân vật chính cùng những mâu thuẫn giằng xé đau đớn trong nội tâm về gia đình , về hạnh phúc , về tình yêu với tất thảy bi kịch đời thường nhất còn mang dáng dấp của những sự thực sâu kín trong đời tư nhà văn, tạo thêm sức hấp dẫn riêng đặc biệt cho thiên truyện . Bên cạnh đó , theo quan sát và quá trình tìm kiếm thu thập tài liệu , chúng tôi nhận thấy rằng , những tác phẩm viết về bi kịch hạnh phúc đời tư , những trăn trở về tình yêu , hôn nhân , gia đình mặc dù nhiều về số lượng song chủ yếu lại được thể hiện dưới hình thức loại thể truyện ngắn , còn đối với tiểu thuyết – thể loại cùng phương thức tự sự , việc biểu đạt những bi kịch giằng xé về hạnh phúc gia đình tình yêu của người phụ nữ đòi hỏi ngòi bút của nhà văn vừa phải sáng tạo nhưng vừa phải thấm đẫm chất trải nghiệm để đủ sức theo đuổi một đoạn trường bi kịch với bao hệ lụy . Đứng từ góc độ đó để tiếp cận nhà văn và tác phẩm , chúng tôi tin tưởng rằng : Thông qua việc tìm hiểu bi kịch của người phụ nữ trong hạnh phúc , tình yêu , hôn nhân chúng ta sẽ có một cái nhìn đầy đủ , thấu đáo hơn về tâm tự khát vọng thầm kín , chân thực nhất của họ giữa cuộc sống đời thường cũng như cuộc đấu tranh tự vượt qua chính mình , tự vươn lên sống đúng với khát khao chính đáng của mình . Qua đây , chúng ta cũng ghi nhận thêm đóng góp của Dạ Ngân khi đưa ra cách nhìn tiến bộ về vấn đề hôn nhân , tình yêu , gia đình của người phụ nữ trong xã hội còn bủa vây nhiều định kiến . 2. Lịch sử nghiên cứu Có thể nói , trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại các tác phẩm viết về bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu , trong hôn nhân gia đình chiếm một số lượng không nhỏ . Đặc biệt , kể từ sau công cuộc Đổi Mới (12/1986) , văn học nghệ thuật cũng thực sự chuyển mình trong xu hướng chung của văn học đất nước , chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của hàng loạt các cây bút nữ mà sáng tác của họ đã dám đi sâu khai thác những vấn đề nhạy cảm : Bi kịch của người phụ nữ , nỗi cô đơn , đau khổ trong tình yêu hạnh phúc gia đình tan vỡ , những khát vọng thầm kín của bản năng con người …Công chúng yêu văn học thực sự không khỏi ngạc nhiên trước sự xuất hiện của một Nguyễn Thi Thu Huệ tinh tế tài hoa mà vô cùng gần gũi khi chị miệt mài đi tìm kiếm hạnh phúc của con người thực tại trên trang văn đậm chất nữ tính của mình ; hay một Võ Thị Hảo sắc sảo đến chát chúa mà vẫn đau đáu trong sâu thẳm khi nói về những mất mát không dễ gì bù đắp của người phụ nữ đến và đi ra từ chiến tranh trong “ Người sót lại của rừng cười” [17;134] , một Y Ban luôn trăn trở trước những khát vọng thầm kín về hạnh phúc lứa đôi , về những mong mỏi đầy bản năng của người phụ nữ khi tình yêu bị đánh cắp trong “ Bức thư gửi mẹ Âu Cơ” [17;42] …. Nghiên cứu về vấn đề này ,các nhà phê bình lý luận,các học giả đã chú ý tìm hiểu và đưa ra nhiều nhận xét đánh giá về phương thức phản ánh sáng tạo của nhà văn(đặc biệt là các nhà văn nữ )trong quá trình khai thác số phận người phụ nữ trên nhiều bình diện khác nhau.Trên “Tạp chí Văn học” số 6/1996 đã đăng tải tường thuật buổi tọa đàm “Phụ nữ và sáng tác văn chương” trong đó tập trung ý kiến của các nhà nghiên cứu ,phê bình lẫn sáng tác như Văn Tâm,Đặng Anh Đào,Lê Minh Khuê,Ngô Thế Oanh,Lại Nguyên Ân,Đặng Minh Châu,Phạm Xuân Nguyên,Vương Trí Nhàn…Ông Vương Trí Nhàn khẳng định rằng: “Phụ nữ bắt mạch thời nhanh hơn nam giới.Họ luôn gần gũi với cái lỉnh kỉnh dở dang của đời sống .Mặt khác ,với cái cực đoan sẵn có tốt , dịu dàng , rộng lượng thì không ai bằng mà nhỏ nhen , chấp nhặt , dữ dằn cũng không ai bằng”. Huỳnh Như Phương trong bài viết : “ Văn chương nữ giới – một cách thể hiện ở đời” đã khẳng định : “ Qua văn chương , người phụ nữ không muốn để cho nam giới độc quyền kết luận về ý nghĩa cuộc đời này , độc quyền đau khổ trước những bi kịch và độc quyền tìm cách ứng phó với bi kịch đó” [ 13;136] . Với “Tuyển văn các tác giả nữ Việt Nam” , các nhà phê bình đã đưa ra một nhận xét rất chính xác khi đề cập đến sáng tác của một số cây bút nữ đương đại : “ Trong những tranh viết của các tác giả nữ đương đại , ta luôn tìm thấy những vang hưởng mạnh mẽ thời đại chúng ta đang sống . Và cũng trên những trang viết của họ , ta cũng tiếp cận được một nữ tính phức tạp hơn nhưng đồng thời cũng phong phú hơn những gì ta vẫn quan niệm trong quá khứ” [12;8] . Rõ ràng , lược khảo qua một số bài phát biểu trên báo chí , một số chuyên luận như vậy , chúng ta có thể thấy được vị trí và ý nghĩa quan trọng trong sáng tác của các cây bút nữ hiện đại cũng như ghi nhận những đóng góp của văn chương nữ quyền giữa dòng chảy văn học . Thời gian gần đây , một số khóa luận tốt nghiệp và Thạc sĩ khoa học đã công bố cũng lựa chọn tìm hiểu về đề tài người phụ nữ như : + Nhân vật nữ trong truyện ngắn của ba tác giả : Y Ban , Võ Thị Hảo , Nguyễn Thị Thu Huệ ( Luận văn Th.S KH , ĐHSPHN , 2003. Nguyễn Thị Hoa) + Bi kịch con người thời hiện đại qua truyện ngăn của ba tác giả : Trần Thị Trường , Võ Thị Hảo , Nguyễn Thị Thu Huệ ( Khóa luận tốt nghiệp ngành Văn học , ĐHKHXH&NV , 2000 . Trần Thị Hoài Hương ) + Truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì Đổi Mới qua bốn tác giả : Nguyễn Thị Thu Huệ , Y Ban , Phan Thị Vàng Anh , Lý Lan ( Luận văn Th.S KH , 2004 . Lê Thị Hương Thủy ) Như vậy điểm lại các công trình nghiên cứu , các chuyên luận , tọa đàm tra đổi văn học nghệ thuật trên báo chí …trong quãng thời gian hơn một thập niên như trên , mặc dù chưa thực sự có khả năng bao quát toàn diện nhưng bước đầu chúng tôi nhận thấy : Hầu hết các đề tài khoa học , các cuộc tranh luận trên diễn đàn , các chuyên luận …hiện mới dừng ở việc khảo sát và tìm hiểu chân dung người phụ nữ cùng số phận của họ ở mức độ chung khái quát qua một loạt các tác giả nữ cùng thời cũng như chú ý đi sâu vào thể loại truyện ngắn , một thể loại cùng phương thức tự sự như tiểu thuyết nhưng chỉ nhấn mạnh số phận nhân vật tại một thời điểm có ý nghĩa quyết định mà không theo suốt chặng đường trường của nhân vật ấy . Tác phẩm “ Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân xuất hiện trên thi đàn văn học khoảng hai năm nay bên cạnh rất nhiều dòng văn “ăn khách” như : Tập truyện “Bóng đè” ( Đỗ Hoàng Diệu ) , “Cánh đồng bất tận” (Nguyễn Ngọc Tư) , Tiểu thuyết “Paris 11 tháng 8” ( Thuận ) ….gần hơn nữa là những tiểu thuyết của một số nhà văn rất trẻ thuộc thế hệ 8X : Nguyễn Thế Hoàng Linh , Nguyễn Quỳnh Trang …. Mặc dù đi vào khai thác một đề tài có phần xưa cũ nhưng tác phẩm này vẫn có chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc với vị thế riêng không dễ gì trộn lẫn giữa muôn vàn đầu sách , càng khẳng định chắc hơn sức bền của ngòi văn đàn chị Dạ Ngân . Tác phẩm mặc dù có những thành công nhất định như đã nêu trên song việc phê bình nghiên cứu , tìm hiểu “ Gia đình bé mọn” hiện tại cho tới nay mới chỉ dừng ở các bài điểm sách , những tin vắn về việc in nối bản tiểu thuyết cùng một số cuộc phỏng vấn và viết chân dung nhà văn . Vì vậy khi tìm hiểu tác phẩm này , chúng tôi thử đi sâu khai thác một bình diện , làm sáng rõ hơn bi kịch xuyên suốt mà Dạ Ngân đặt ra bên cạnh nhiều nội dung rộng lớn hơn : Bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ . Thông qua đó , chúng ta sẽ có ánh nhìn nhân văn , đồng cảm và đa diện hơn đối với khát vọng thầm kín của nỗi đau đời thường trong người đàn bà , cuộc đấu tranh vùng quẫy vượt lên và khẳng định chính mình giữa vòng vây xã hội đang bề bộn ngổn ngang nhiều thay đổi . Đồng thời với quá trình nhìn nhận , tìm hiểu bi kịch hạnh phúc người phụ nữ trong một tác phẩm tiểu thuyết như thế này chúng ta có thể ghi nhận thấu đáo và sắc nét hơn phong cách nghệ thuật trên từng con chữ của nhà văn Dạ Ngân . 3. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài được triển khai trên hai cấp độ : 1. Bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ giữa đời thường 1.1 Bi kịch của những nỗi đau mất mát và sự đổ vỡ niềm tin . 1.2 Bi kịch của sự vỡ mộng 2. Bi kịch của sự giằng xé trong nội tâm người phụ nữ 2.1 Bi kịch của nghịch lý lựa chọn giữa tình yêu và tình mẫu tử 2.2. Bi kịch của của nghịch lý lựa chọn giữa khát vọng bản năng và nghĩa vụ gia đình - Đối tượng khảo sát chính là tác phẩm “Gia đình bé mọn” gồm 20 chương , chủ yếu đi sâu vào cuộc đời của nhân vật chính Mỹ Tiệp . 4. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát và phân tích tác phẩm , tìm hiểu ý kiến đánh giá của giới phê bình chuyên môn , của độc giả và của chính nhà văn xung quanh vấn đề được nghiên cứu - Tổng hợp , khai thác hiệu quả những công trình khoa học đã công bố liên quan tới vấn đề và đưa ra một số quan điểm của bản thân - Vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề : + Phương pháp phê bình tiểu sử và phê bình lịch sử + Phương pháp phê bình xã hội học , với các vấn đề quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng , gia đình + Phương pháp so sánh đối chiếu khi đánh giá đối chiếu với một số tác phẩm cùng đề tài - Thi pháp học : Xem xét hiệu quả các thủ pháp kĩ thuật , yếu tố tự sự : Độc thoại nội tâm , không gian , thời gian … 5. Cấu trúc đề tài Ngoài Mở đầu và Kết luận , đề tài gồm 2 phần : Bi kịch hạnh phúc giữa đời thường của người phụ nữ Bi kịch của những giằng xé trong nội tâm Cuối cùng là Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo II.NỘi dung 1. Bi kỊch cỦa hẠnh phúc giỮa đỜi thưỜng Tác phẩm “Gia đình bé mọn” lấy bối cảnh không gian chính là xã hội Việt Nam những năm sau 1975 giải phóng hoàn toàn đất nước và nhân dân bước vào một thời kì bao cấp chật vật , đầy rẫy khó khăn , hà khắc , bủa vây lấy cuộc sống và tinh thần con người . Hình ảnh những người thân yêu ruột thịt trong gia đình Mỹ Tiệp từ cô Ràng , chị Hai Hoài , đến chị Mỹ Nghĩa và cô em Mỹ Út đều là sản phẩm con người của chiến tranh , họ đến và đi ra từ chiến tranh vì vậy số phận của những người đàn bà này gắn liền với dấu vết khắc nghiệt của chiến tranh . Chính vì thế , giữa cuộc sống thường nhật hàng ngày khi phải đối mặt với nghịch cảnh đời thường , những người phụ nữ lập tức vấp phải bi kịch cũng khốc liệt chẳng kém sự nguy nan của chiến tranh chống Mỹ , đó là bi kịch của niềm hạnh phúc nhỏ bé giữa đời thường , được chúng tôi đi sâu vào hai nỗi đau lớn hơn cả : nỗi đau vì những mất mát và đổ vỡ trong tinh thần không dễ gì bù đắp cùng nỗi đau của sự vỡ mộng đang hàng ngày hàng giờ xâm chiếm tâm hồn của những người phụ nữ miền Tây miệt vườn trong gia đình Mỹ Tiệp . 1.1. Bi kịch của những nỗi đau mất mát và sự đổ vỡ trong tâm hồn người phụ nữ . Mỹ Tiệp , một nhà văn miệt vườn Tây Nam Bộ vốn là con một liệt sĩ Côn Đảo bị địch thủ tiêu , 14 tuổi đã bỏ nhà đi theo anh trai Năm Trường vào Cứ kháng chiến . Cuộc sống giữa cảnh chiến tranh giặc giã và bom đạn ngặt nghèo không chỉ đánh cắp tuổi thanh xuân của người con gái ấy mà còn đẩy cô vào cảnh huống bi kịch khi cô không được tự mình lựa chọn và thu xếp cuộc hôn nhân . Chồng cô – Hai Tuyên là một anh tuyên giáo chỉ chăm chăm tiến thân bằng mọi cách mà coi vợ con không bằng heo cúi trong nhà . Gã đàn ông mà chiến tranh xếp đặt ấy “ thuộc nhóm máu cá , xa môi trường nước của công sở một lát là anh không chịu nổi và sự tận tụy tuyệt đối của anh với cương vị Phó Phòng tuyên truyền của Ban là đáng được thông cảm và đề cao”[7;51] . Hai con người khốn khổ ấy là nạn nhân của cuộc chiến tranh khốc liệt nên khi Mỹ Tiệp , lúc đó còn là cô thiếu nữ trinh nguyên đã phải nếm mùi thân xác lần đầu tiên trong cái công sự ấy với anh thanh niên Hai Tuyên đang dũng cảm kéo cô ra khỏi làn mưa bom bão đạn : “Tai Tiệp ù đặc , mắt nang long lanh cảm thán vì Tuyên đã nắm được tóc nàng kéo lên đúng lúc và đã ấn nàng xuống cái công sự như cái lỗ huyệt này . Nàng cười sằng sặc rồi nàng mếu máo khóc , bỗng nàng nín bặt vì nghe thấy có hai bàn tay đang áp vào hàng nút áo bung ra tự bao h , hai trái ngực nàng đang săn lên , run rẩy bởi đôi bàn tay ngốn ngấu trong thứ nước màu sữa đục , lạ quá , cảm giác được mơn trớn mà cũng được dầy vò , nâng lên hạ xuống trong mặt nước có mùi âm phủ” [7;101] . Nỗi đau thể xác nguyên sơ ấy giữa không gian bao trùm một màn âm âm như lỗ huyệt chỉ là sự khởi đầu cho một loạt những bị kịch oái oăm trong đời sống hôn nhân vợ chồng không có tình yêu mà chính Mỹ Tiệp thậm chí chẳng thể ngờ rằng nó lại đau đớn , dai dẳng và khốn khổ như vậy . Ngay sau ngày hòa bình lập lại , cuộc hôn nhân trong chiến tranh ấy của nàng tức khắc đã lên tiếng vì những sự thật mà hồi ở Cứ nàng vẫn mơ hồ chưa nhận ra ( dù cho khi đó Tiệp đã sinh Thu Thi – con gái đầu lòng ) : “ Hồi mới cưới , con tim nàng không chịu rung động nó cứ lên tiếng rằng đây không phải là người đàn ông của đời mình , đây là cuộc xô đẩy của chiến tranh , của bom đạn giặc giã nước lụt bụi cây sạp xuồng” [7;52] . Bước chân vào đời sống vợ chồng sau chiến tranh , Mỹ Tiệp càng ngày càng cay đắng khi phải chung sống dưới một mái nhà với người chồng cằn cỗi , một người đàn ông suốt đời cung cúc phục vụ công việc trong phác thảo về sự nghiệp : Phó thì cố mà lên Trưởng , nên anh ta ham mê viết báo cáo để thăng chức hơn là ngắm nhìn vợ , biết yêu đàn heo và săm sắm với chúng hơn là nựng con bởi nó mang lại “niềm vui thực tế”[7;72] . Thậm chí người đàn ông này còn sẵn sàng bỏ mặc vợ sinh nở một mình giữa cơn đau vật vã chỉ để đến công sở cho kịp giờ làm , ngay cả khai sinh cho đứa con gái đầu lòng cũng sai ngày …nó đủ giúp cho ta hình dung phác họa về một người cán bộ bao cấp mẫu mực , chỉn chu nhưng là người chồng vô trách nhiệm đến tàn nhẫn khôn cùng . Trong những chương đầu tiên của cuốn tiểu thuyết này , nhà văn Dạ Ngân đã dẫn dắt người đọc từ từ bước chân vào vùng tối kinh hoàng trong bi kịch của người đàn bà mang tên Mỹ Tiệp khi phải chịu đè nén , khổ ải đến xé lòng vì chung sống với người đàn ông ti tiện , cằn cỗi là chồng nàng . Nhưng Tiệp là một nhà văn , một người phụ nữ sắc sảo , gan góc đến quyết liệt , chính cô đã nhìn thấu và gọi tên thẳng thắn nguyên nhân sâu xa của tình trạng bi kịch mà mình đang hứng chịu : “Tôi với anh bị chiến tranh đưa đẩy tôi thấy không nên kéo dài cuộc hôn nhân không có tình yêu này” [7;81] . Ý định ly hôn thực ra đã nhen nhóm trong đầu óc người đàn bà này ngấm ngầm và dai dẳng từ lâu , có những lúc nàng muốn tung hê tất cả , muốn đạp đổ tất cả vẻ hào nhoáng yên ổn bề ngoài và muốn một cuộc chiến tranh ngay lập tức , song nhìn hai đứa con thơ dại , lòng người mẹ ấy lại nén xuống không đành . Thực ra , khi xây dựng chân dung Mỹ Tiệp , một người phụ nữ đến và đi ra từ chiến tranh , sớm chịu đầy ải vì chiến tranh đã sắp xếp cho cô một người chồng không vừa vặn , nhà văn Dạ Ngân đã giúp chúng ta thấy hình mẫu người phụ nữ “xã hội” hơn rất nhiều : Giữa những thập niên 80-90 mà dám đơn phương ly hôn với người chồng giữa hàng loạt tư tưởng khe khắt của xã hội còn tồn tại nhiều định , giữa hàng loạt búa rìu dư luận , giữa vòng vây của gia tộc …, dám nói thẳng nói thật về cuộc sống vợ chồng hoàn toàn không bắt nguồn từ chân xác rung động của tình yêu mà chỉ là sự gán ghép của con tạo . Thực ra ngay từ năm 1985 , với truyện ngắn “Con chó và vụ ly hôn” , Dạ Ngân đã được dư luận đặc biệt chú ý vì lần đầu tiên chị đã thẳng thắn đến thành thật khi bóc trần những chuyện khó nói trong đời sống vợ chồng . Tuy nhiên phải đến tiểu thuyết “ Gia đình bé mọn” tác giả mới thể hiện năng lực của mình khi dũng cảm soi kĩ vào từng góc khuất trong đời sống của đôi vợ chồng trẻ với những sóng gió và bão táp ngấm ngầm , một bên là người vợ - Mỹ Tiệp quá thừa sắc sảo , xông pha và can trường còn một bên là người chồng – Hai Tuyên quá đỗi tiểu nhân , ti tiện và sặc mùi chức quyền . Nỗi đau của người phụ nữ trong tác phẩm này là nỗi đau mất mát và tổn thương quá lớn lao khi hạnh phúc gia đình dẫu là giữa đời thường mà vẫn cứ chông chênh , thậm trí còn khốc liệt bởi những xung đột cứ ngày càng sâu sắc . Chứng kiến cuộc cãi vã bùng nổ giữa hai vợ chồng khi Tiệp không còn chịu đựng nổi người đàn ông ấy : “Tiệp đứng chết trân thấy rõ cuộc chiến tranh này tàn khốc hơn cuộc chiến đã lấy đi tuổi trẻ của nàng và Tuyên” [7;109] . Rõ ràng trong chân dung Mỹ Tiệp chúng ta thấy một gương mặt hoàn toàn khác lạ về người phụ nữ , không còn dấu vết của người đàn bà cam chịu , an phận , tự hứng chịu và dầy vò nỗi đau đớn tinh thần một mình để giữ cho mái ấm bề ngoài yên ổn như bao người đàn bà khác trong xã hội ; mà ở đây ta ngạc nhiên khi theo dõi từng bước trân trong cuộc đời nang , mỗi bước đi là một lần xông xáo , một lần gan góc , một lần dũng cảm nói to lên sự thật về mái ấm gia đình đang đổ vỡ , nơi người phụ nữ làm vợ mà vừa làm chồng , làm mẹ mà vừa làm cha , một mình xoay xỏa cáng đáng việc lớn việc bé còn anh chồng chỉ mỗi việc nhăm nhe tiến thủ nào Học viện , nào “nếp sống mới con người mới” . Khi tìm hiểu nỗi đau đớn mất mát và tổn thương của người phụ nữ trước hạnh phúc bé mọn đời thường ,chúng tôi nhận thấy rõ nét hơn ảm ảnh của quá khứ chiến tranh vẫn luôn là mối họa bao trùm lên hạnh phúc mỏng manh , chông chênh của con người ; hơn thế nữa cuộc hôn nhân không tình yêu của người phụ nữ đặt dưới bàn tay chiến tranh dàn xếp , chuyện lấy chồng giữa bom đặt ngặt nghèo giữa lằn giới mỏng manh của sự sống và cái chết càng khiến cho cuộc đời và số phận người phụ nữ thêm sóng gió , truân chuyên . Sự mất mát , hụt hẫng và tổn thương to lớn trong tâm hồn con người bước ra từ chiến trương khốc liệt càng in hằn một dấu ấn sâu đậm , càng xoáy sâu vào bi kịch hạnh phúc của con người giữa đời thường , dù không còn tiếng bom rơi đạn lạc song vẫn chẳng kém phần dữ dội , bi thương . Viết về bi kịch của người phụ nữ trong hạnh phúc “Gia đình bé mọn” , Dạ Ngân đã cho chúng ta thấy sự tổn thương đau đớn trước những đổ vỡ lớn lao không dễ gì bù đắp mà chiến tranh để lại đâu chỉ giáng xuống đầu Mỹ Tiệp , cô nhà văn Nam Bộ can trường mà nó còn bủa vây lấy hết thẩy thân phận đàn bà trong gia tộc nức danh của nàng , từ cô Ràng thủ lĩnh , cô Ràng trời biển- em ruột của ba đến chị Hai Hoài , Mỹ Nghĩa và cô em Mỹ Út . Nỗi bất hạnh của những người phụ nữa bất hạnh đi ra từ chiến tranh , nỗi bất hạnh của một gia đình và mảnh vườn thiếu vắng người đàn ông là những dẫn chứng đau lòng cho một thời kỳ đất nước hoạn nạn , tang tóc . “Cái dáng cắm cúi chật vật đau khổ” của Hai Hoài với thâm niên một thập kỉ ở góa , cái sự quả quyết của thủ lĩnh Tư Ràng một mình chèo lái con thuyền gia tộc giữa cơn chớp bể với quyền sinh quyền sát thay chỗ cho người đàn ông , một mặt vừa khắc họa chân dung của những người phụ nữ miệt vườn cứng cỏi , quyết đoán nhưng mặt khác , nó để lại dư vị xót xa cho thân phận con người mà chồng , con họ mãi mãi nằm lại chiến trường . Trong cái gia tộc dòng dõi ấy , khi những người đàn bà gồng mình để thế việc đàn ông , vừa phải hứng chịu cảm giác mất mát khi thiếu đi hơi ấm của người trụ cột , bi kịch góa bụa đã khiến họ còm cõi già nữa đến cực đoan trong tâm hồn , chỉ duy có Mỹ Tiệp theo họ là hạnh phúc hơn cả khi đường đường chính chính có tấm chồng công chức mẫn cán đàng hoàng . Thế nên sống giữa vòng vây điệp trùng của các bà góa , cô góa , má góa , chị góa , cô em út cũng góa “bốn bức tường gương mà nếu nàng soi vào thì nàng phải lập tức quên tuổi trẻ và khát vọng của mình đi để nhớ rằng không thể so sánh nỗi bất hạnh nào với nỗi bất hạnh của những người góa bụa” [7;22] .Như vậy là , viết về bi kịch của người phụ nữa giữa hạnh phúc đời thường giản dị nhưng rất đỗi chật vật , gieo neo , tác giả đã giúp chúng ta cảm thấu nỗi mất mát tổn thương vô bờ và sự bất hạnh to lớn của số phận những người phụ nữ : Một người có gia đình , có đức ông chồng bề ngoài tưởng yên ổn tử tể mà bên trong sóng gió còn một bên là vòng vây của tập đoàn những người đàn bà góa bụa thân yêu ruột thịt chịu mặc cảm dầy vò khi cứ phải gồng mình lên chống trọi với cảm giác thiếu hụt đàn ông . Cả hai bên đều chung nỗi bất hạnh phát khởi từ thảm họa còn rơi rớt của chiến tranh . Nhưng xung đột diễn ra bên trong tâm lý người phụ nữ đã được nhà văn vô cùng tinh tế nhận ra và biểu hiện giữa những lớp sóng tâm trạng ngổn ngang trên tưng khuôn mặt người trong gia đìn bé mọn ấy , đó cũng là những dòng văn gây ám ảnh nhiều nhất cho người đọc về bi kịch của hạnh phúc không trọn vẹn mà thân phận đàn bà mãi mãi phải hứng chịu. 1.2 Bi kịch của sự vỡ mộng Tác phẩm “Gia đình bé mọn” ra đời vào những năm đầu của thế kỉ 21 nhưng trong tiểu thuyết này chúng tôi vẫn thấy hiển hiện trên từng trang viết của nhà văn nỗi bàng hoàng , thảng thốt đến vỡ vụn khi chị tái dựng lại một phần hiện thực xã hội Việt Nam những năm 80-90 của thế kỉ trước trong cơn bao cấp mù mịt để từ bối cảnh không gian thời gian như vậy , Dạ Ngân đi sâu vào bi kịch của người phụ nữ trước sự thực đau đớn đến phũ phàng về thảm cảnh đất nước và nhân cách con người thay đổi mang tên “vỡ mộng” . Ngay từ những dòng đầu tiên của Chương I , bóng dáng Mỹ Tiệp và chị Hai Hoài hiện đã đi liền với vẻ bần thần ngác ngơ vì : “Tuổi trẻ và mảnh vườn hương hỏa không còn , tuổi trẻ không còn , niềm hy vọng ngây ngất sau năm 1975 cũng không còn , thay vào đó là sự chật vật ngơ ngác không hiểu sao sự tình lại ra nông nỗi” [7;6] . Chiến tranh và loạn li đã làm sau sắc thêm những tổn thương của xã hội , đứng giữa thời kì bao cấp đi liền với vô vàn đè nén ác chế , cuộc sống của con người hàng ngày hàng giờ , phải đối mặt cùng những sự thực nghiệt ngã , dập tắt ngay ảo tưởng về một tương lai huy hoàng , rực rỡ mà con người trong chiến tranh hàng ao ước , thay vào đó là cảnh : “ Kẻ chèo người dong buồn lá dừa nước vừa đi vừa đổi cả tư trang , bàn ghế và tủ thờ để lấy gạo” [7;62] , là cảnh xếp hàng bằng chổi cùn , gạch vụn , nón mê ….thay thế cho con người , cảnh miền Bắc thiên đường với xe đạp và có biển đăng kí , là những chiếc thìa đục lỗ trong cửa hàng ăn để chống nạn ăn cắp , là nhưng chai nước tiểu 750ml mà đàn bà con gái đi thử thai phải nộp cúng y tá , bác sĩ “ nước tiểu thì bán cho dân trồng rau còn chai thì bán lại cho bọn sản xuất rược lậu” , đến nhân viên nhà nước thì rặt toàn người hống hách và vô cảm như mụ bưu vụ , mụ nhân viên nhà vé “ nà và nàm” . Có thể thấy phác họa một lát cắt của cuộc sống hiện thực xã hội thời kì bao cấp khốn khó xập xệ , nhà văn Dạ Ngân đã vượt lên chủ nghĩa tả khổ thông thường ; trải lòng cùng trang giấy về những năm tháng bản thân đã kinh qua , tác giả cho ta một cái nhìn đầy đủ hơn về hình hài của hạnh phúc khi liên tiếp bị va đập bởi hiện thực chua xót , một cái nhìn kinh ngạc và đau đớn hơn khi hạnh phúc luôn bị dập tắt bởi vật chất tầm thường . Chỉ điểm qua một vài chi tiết nhỏ , chúng ta cũng ngậm ngùi cay đắng trước tình cảnh con người dưới xã hội nhiều tổn thương : Sau một ngày vét cảm ở kho , nhịn đói nhịn khát “Nàng để nguyên bao cám và con gái và xe đạp lên xe lôi nghễu nghện về trong nỗi mừng ngất ngây trời đất (…) nó mừng bao cám mới còn hơn mừng ba đi vắng về , cũng như ba nó thường xuyên quí heo hơn quí nó” [7;74] hay như giấc mơ của con gái Thu Thi về một chiếc xe đạp mới giờ tan tành theo cái chết của năm con vịt xiêm , tài sản thiết thực duy nhất của ba mẹ con khi ấy …Đó chỉ là những chi tiết bé nhỏ trong vô vàn những trang văn Dạ Ngân nói về thảm cảnh của con người khi hanh phúc và niềm vui con trẻ cứ khắc khoải , thoi thóp trong không gian tù túng , áp chế của xã hội . Nó đánh mất ở con người ta những ước mơ về một cuộc sống dung dị , ấm êm , nó đẩy con người ta vào nghịch cảnh bi thảm khi phải sống chung với nỗi bần cùng nghèo đói làm thiên tính ngày một rơi rụng đi còn sự thảng thốt bàng hoàng thì cứ ngày càng xâm chiếm tâm hồn , vấp phải sự vỡ vụn thê thảm trong chính tinh thần . Tuy nhiên bi kịch ảo mộng đau đớn hơn trong cõi lòng sâu kín của người phụ nữ chính là khi họ rơi vào trạng thái “hoang tưởng , nhầm lần” về chính hạnh phúc mà họ tô vẽ ra . Chúng tôi muốn đề cập ở đây sự hao hụt thất vọng về những giá trị hạnh phúc mà các nhân vật trong tiểu thuyết – những người phụ nữ trong “ Gia đình bé mọn” đang tự áp đặt và lầm vào mối bi kịch dày vò bản thân họ . Như trên đã phân tích và chỉ ra , bi kịch trong hạnh phúc gia đinh Mỹ Tiệp là cuộc hôn nhân không có tính yêu của cô với anh chồng mẫn cán Hai Tuyên tham tiến công danh lợi lộc hơn là vợ và những đứa con nên cuối cùng sau rất nhiều giằng xé và dũng cảm , Tiệp mới đưa ra ý định ly hôn với chồng . Có thể nói , hành động “liều lĩnh” của người phụ nữ dám thách thức chồng , gia tộc , dòng họ và cả xã hội hủ lậu nặng nề trong những năm 90 của thế kỉ trước mà Dạ Ngân đưa vào tiểu thuyết này không chỉ là một thành công đáng ghi nhận của chị mà cùng với nó , cử chỉ ấy được xem như một phát súng báo hiệu sự trỗi dậy của quyền tự quyết trong người phụ nữ . Ở đây , ta bắt gặp hình bóng của những người phụ nữ thời đại đã dám đứng lên thách thức và đấu tranh cho hạnh phúc của riêng mình . Tuy vậy sức vóc của người đàn bà thể trạng 38 kí là Mỹ Tiệp với một quyết tâm quá sức ấy đã vấp phải búa rìu của gia tộc , sự kịch liệt phản đối của “vòng vây các bà góa”. Những người phụ nữ trong gia đình sinh ra và lớn lên giữa chiến tranh ác liệt lại mang trong mình căn tính của những người dân miệt vườn nên từ suy nghĩ tới tình cảm luôn thể hiện thái độ quyết đoán , gia giáo đến cực đoan , khư khư giữ trong nếp nghĩ những tư tưởng khắc nghiệp để bảo toàn cho thanh danh của vọng tộc , cho nền tảng truyền thống của gia đình . Trong chiến dịch “bỏ chồng dài đằng đẵng , Mỹ Tiệp đã phải lằn mình hứng chịu những sóng gió căn ngăn đến từ bà cô Ràng trời biển tới Hai Hoài người phụ tá mẫn cán và anh Năm Trường trụ cột gia đình . Vốn gia giáo vì thừa hưởng những đức tính từ gia đình lại thêm tâm lý cố hữu , họ không chắp nhận trong gia đình trên dưới năm người góa bụa lại có kẻ bỏ chồng là Mỹ Tiệp , nó như một vết mực đen làm ô danh dòng tộc , làm xấu hổ gia đình . Ta hãy nghe những lời rỉ rả của từng nguời thân trong gia đình cô : “ làm đàn bà con gái là phải chịu khổ , ráng khổ chút nữa rồi cũng sẽ hết đời thôi con” [7;94] , đến những giọt nước mắt vừa như khuyên lơn vừa như than phận của chị Hoài : “có chồng , ừ thì không vừa ý không hòa hợp thì cũng hơn là không có (…) người ta kiếm tấm chồng hổng ra mầy có mầy còn eo sách gì nữa” [7;94.95] , nhất là lời răn của bà cô trời biển : “ đặng vợ mất chồng là chuyện của thế gian , giờ hai tay hai đứa con bỗng nhiên con vùng vằng ? Ừ thì con chán nản , con ấm ức nhưng sao con lại làm um lên tui có người khác đây , chồng ơi tui có người khác đây nè ! Thân bại danh liệt , con giết con , con giết cả thanh danh nhà mình rồi thì thằng Tuyên nó muốn giết con cũng hổng ai dám cản” [8;98] Với những người phụ nữ ấy , họ tự đặt ra giá trị của hạnh phúc là có mái ấm gia đình , có chồng con đề huề để thiên hạ soi vào không làm ô nhục thanh danh của dòng tộc . Đó vốn là những suy nghĩ mang tính chất “thâm căn cố đế” ám ảnh sâu nặng vào trí óc người phụ nữ khiến họ mặc nhiên thừa nhận vậy là “hạnh phúc” , là “trọn vẹn” để rồi dẫu có sóng gió truân truyên người phụ nữ vẫn cứ một mình cam phận chịu đựng và đổ tại cho số kiếp để mãi mãi sống chung với bất hạnh do chính mình đặt ra . Đây cũng là nguyên nhân đau lòng đẩy người phụ nữ vào bi kịch bất hạnh của thân phận họ . Đi ngược lại với suy nghĩ ảo tưởng để rồi vỡ mộng về hạnh phúc không có thực của những người thân trong gia đình , Dạ Ngân đã xây dựng chân dung của một Mỹ Tiệp thẳng thắn đến quyết liệt khi cô dám chỉ mặt nỗi bất hạnh mang tên “hạnh phúc” mà gia tộc đang gán cho cô , dám phơi bày nguyên nhân của thảm kịch hạnh phúc gia đình cô đang lao đao , chấp nhận từ bỏ cuộc hôn nhân không có tình yêu mặc cho vây quanh là búa rìu là sự miệt thị đến cay độc của người thân của dư luận . Khắc họa chân dung của những người phụ nữ với bi kịch tâm hồn khi lầm vào hạnh phúc ảo tưởng và bi kịch người phụ nữ khi dám xả thân chống lại vạch trần hạnh phúc giả dối , Dạ Ngân giúp chúng ta nhận ra một phần nguyên do trong bi kịch đời tư của họ , ngoài những lý do khách quan thì còn tồn đọng trong nếp nghĩ chủ quan nhiều tư tưởng lề thói lạc hậu khó vượt qua . Bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ rơi vào cảm giác vỡ mộng đau đớn không chịu dừng lại ở những sóng gió ban đầu khi Mỹ Tiệp quyết tâm ly dị chồng và vấp phải sự phản đối kịch liệt của những người thân mà mối bi kịch này còn đeo đẳng ám ảnh và day dứt hơn khi cô từ bỏ Tuyên đến với hai người tình sau . Người đầu tiên là gã nhà báo hào hoa tình tứ mà Tiệp đã lao tới , đã xả thân và tôn thờ phụng sự cho hạnh phúc cô mơ ước nhưng chỉ sau khi lột trần cô nhanh hơn so với thời điểm của một cuộc tình đúng nghĩa , gã đã về Sài Gòn “bỏ của chạy lấy người” . Bẽ bàng tủi hổ và quá ư cay đắng với cái danh miệt thị “con đàn bà khờ dại” , người phụ nữ ấy một lần nữa lại dẫm chân vào bi kịch mà cô tưởng mình đã thoát khi ảo mộng về người tình lí tưởng song cũng giúp cô sau tất cả chua chát , nhận ra rõ hơn trân lí của một tình yêu đích thực là như thế nào . Ấy là lúc Mỹ Tiệp gặp được người đàn ông số phận như mối duyên tiền định của mình , một nhà văn xứ Nghệ Viết Đính khi anh cũng đang lao đao trong gia đình mình . Cuộc tình sóng gió , bền bỉ mà cũng gieo neo khôn cùng giữa hai đầu Nam Bắc ròng rã ngót nghét gần hai thập niên của Tiệp và Viết Đính đã giúp cô nhận ra đâu là bến đò neo đậu trái tim phụ nữ quá tổn thương của mình . Bước chân vào con đường tìm kiếm hạnh phúc đích thực – còn đường vừa ngập đầy niềm vui ngây ngất chuyếnh choáng song chẳng kém nước mắt tủi nhục mất mát và hi sinh gớm ghê , Mỹ Tiệp – người phụ nữ can trường ấy đã giám chắp nhận tất cả . Nhưng quả thực , chúng tôi chưa nói tới hạnh phúc nồng nàn , mê đắm mà hai con người ấy tận hưởng , chỉ biết rằng sau rất nhiều giây phút lãng mạn , tình yêu của Tiệp một lần nữa lại vấp phải hiện thực nghiệt ngã đến xót lòng , một lần nữa cô lại rơi vào vùng tối của những vỡ vụn về hình ảnh người yêu , người tình lãng tử mà quần chàng vá chằng vá chịt , chiều chiều chàng cưỡi “cá xanh” đi bỏ mối rượu và lại còn : “suốt ngày bã hèm với heo cúi , ban đêm máy chữ rào rào.”[7;186] . Thậm chí đêm tâm hôn của đôi tình nhân luống tuổi ấy còn phải lén lút trong nỗi kinh hoàng giữa căn gác xép của người bạn : “ những cố gắng đền bù của anh với hoàn cảnh không đánh thức nàng tận cùng như nàng nghĩ . Tại sao lại cứ hình ảnh cục phân vàng vàng trong bể nước , tại sao vẫn cứ cái hình thù của tấm ri đô và những tấm cót ép chung quanh , tại sao vẫn bị chi phối bới người đàn ông chủ nhà đang nín thở trên giường và đứa bé tim tím vì mồ côi mẹ và thiếu đói” [7;154] . Những ám ảnh thực tại phũ phàng cứ len lỏi đến từng ngõ ngách trong sâu thẳm tình yêu hạnh phúc của người đàn bà , nó khiến cho nàng phải quyết tâm đấu tranh dứt bỏ những mảng mầu tối trong cuộc sống khốn khó chỉ để sống trọn vẹn với tình yêu vốn nồng nàn hương thơm mật ngọt . Nhưng càng cố gắng gạt đi ám ảnh trần trụi của hiện thực gieo neo , người phụ nữ ấy lại càng bị cuốn vào dòng bi kịch vốn đeo đẳng khó lòng từ bỏ , bi kịch của những mất mát do hạnh phúc không trọn vẹn , hạnh phúc đổ vỡ do vây quanh toàn những mảnh vụn hiện thực phũ phàng . Có thể nói xây dựng chân dung nhà văn Mỹ Tiệp và những người phụ nữ trong gia đình cô , Dạ Ngân đã thể hiện bản lĩnh vững vàng của ngòi bút đàn chị khi đi sâu vào bi kịch dai dẳng , khốc liệt nằm trong góc khuất của tâm hồn người đàn bà giữa hạnh phúc đời thường . Một mặt , nhà văn bầy tỏ niềm cảm thông chân thành sâu sắc đối với những đau khổ bất hạnh của người phụ nữ đến và đi ra từ chiến tranh trong cảnh ngộ góa bụa nhưng mặt khác chị cũng chỉ ra nguyên nhân sâu xa của thảm kịch bất hạnh mà người phụ nữ hứng chịu , ngoài bàn tay xếp đặt của chiến tranh thì còn có nguyên nhân nội tại từ căn bệnh “ảo tưởng” và tự thỏa hiệp với hạnh phúc với cuộc đời . Đồng thời chúng tôi cũng nhận ra một luồng tư tưởng mới mà Dạ Ngân thổi vào tác phẩm thông qua hình tượng Mỹ Tiệp : Người phụ nữ quyết liệt phải giám đi đến tận cùng khao khát của trái tim , phải gan lì dám đương đầu để dành giật hạnh phúc , phải chấp nhận trả giá để sống đẹp và thành thật với chính bản thân mình . 2. Bi kỊch cỦa sỰ giẰng xé nỘi tâm. Trong tiểu thuyết “Gia đình bé mọn”,bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ sống giữa đời thường không chỉ là sự mất mát ,thiếu hụt và đổ vỡ trong tinh thần ,mà đau đớn hơn ,bi kịch ấy còn là sự giằng xé quyết liệt trong nội tâm của người phụ nữ.Ở đây,chúng tôi muốn đi sâu vào mối tình định mệnh ,sóng gió gần hai mươi năm trời của Mỹ Tiệp và Viết Đính,trong đó diễn ra một cuộc chiến giành giật đau đớn khi người phụ nữ ấy luôn luôn phải phân thân lựa chọn giữa:Tình yêu và Tình mẫu tử;Khát vọng riêng tư và Nghĩa vụ gia đình, mà chắc chắn rằng ,sự chọn lựa nào cũng đẩy cô vào bi kịch. 2.1.Tình yêu và tình mẫu tử Trong đời sống tinh thần của người phụ nữ nói chung,tình yêu và tình mẫu tử luôn luôn là hai dòng tình cảm thiêng liêng nhất,được họ đặc biệt tôn thờ nhưng để trọn vẹn cho hai thứ tình ấy dung hợp và bện chặt vào nhau,đối với người đàn bà bỏ chồng tìm đến người tình đích thực như Tiệp,đó là cả một hành trình gian nan ,đầy ải,chất chứa nhiều mâu thuẫn và níu kéo khôn nguôi,khiến người phụ nữ ấy luôn ở trong trạng thái dằn vặt tới tột cùng.Để đến được với người mình yêu,Tiệp đã sẵn sàng bỏ lại đằng sau người chồng cằn cỗi,ti tiện ,sẵn sàng vứt đi hạnh phúc giả tạo,ngột ngạt về một mái ấm gia đình;thế nhưng trên đoạn đường truân chuyên sóng gió ấy,Tiệp luôn sống trong mặc cảm vì mình không làm trọn vẹn nghĩa tình mẫu tử với các con,mặc cảm vì mình là một người mẹ không mang lại cho các con một tổ ấm theo đúng nghĩa của nó,lúc nào cũng thường trực trong cô một sự bấp bênh và mâu thuẫn trong cảm giác về người tình xứ Bắc và những giọt máu ruột thịt phương Nam.Chúng ta khó lòng mà hình dung cảm giác giằng xé đến nát lòng của nhân vật khi liên tục bị dày vò bởi hai thứ tình yêu và tình mẫu tử chẳng thể hòa hợp…Trong tác phẩm này ,những đoạn văn ,câu văn hay nhất chính là chỗ Dạ Ngân như hóa thân vào nhân vật để viết nên những dòng tâm sự đầy thống thiết khi phải hứng chịu mối bi kịch của nghịch lý lựa chọn giữa một bên là người yêu dấu với một bên là hai đứa con thơ dại kiếm tìm mẹ,và ở đây,dù có gan góc và dũng cảm đến mấy thì người phụ nữ ấy chắc chắn vẫn sẽ rơi vào vòng kiểm tỏa của bi kịch,dẫu là chọn lựa nào đi chăng nữa.Mỹ Tiệp có thể ở lại bên những đứa con bé bỏng đang gào khóc cần mẹ ,nhưng làm sao chịu được cảm giác nhớ nhung đang dâng đầy và nỗi hứng háo đêm đêm dày vò về người tình ?Và thế là,người đàn bà nhỏ bé ấy cùng đứa con gái già dặn cứ một mình ki cóp tằn tiện để mỗi năm ra Bắc vào Nam vừa khỏa lấp nỗi thương nhớ quằn quại người tình , vừa gồng mình lên làm bệ đỡ che chở cho các con . Nhưng thậm chí ngay cả khi đa đoan trên nẻo đường hạnh phúc chông chênh ấy , Tiệp vẫn không thoát khỏi tâm trạng giằng xé : Ở bên Đính thì cồn cào nhớ con đến nghẹn lòng , nhưng về Nam với con thì hình ảnh Đính lại mụ mị cả đầu óc . Trong hành trình khổ ải có nước mắt mặn chát và niềm vui sướng khôn tả lúc được sống với người yêu , những tưởng sau gần hai thập niên ròng rã , Tiệp sẽ hạnh phúc viên mãn bên Đính , nhưng cuối cùng người đàn bà ấy vẫn không thoát khỏi sự ân hận , mặc cảm xé lòng vì chưa tròn nghĩa mẫu tử : “Nàng nghẹt thở bên Đính không phải vì tâm trạng của một nàng dâu , một người vợ chính danh mà vì nàng là một người mẹ đã bỏ vãi các con ở xa mình hàng nghìn cây số để đi lấy chồng , ý nghĩ ấy càng lúc càng cộm lên như giữa nàng và Đính đang có một cái dằm …Nàng đứng yên và bỗng dưng ôm bụng đổ ập xuống , nàng đổ xuống một cách thê thảm , quằn quại như một cái cây trong bão , nàng muốn được gào khóc , được đào bới , nàng muốn vạch đất xé trời để được thấy các con , giá có thể chạy bổ mà trở về được , giá có thể thấy chúng một lần nữa …Để được sống với người mình yêu cũng có nghĩa là phải thường xuyên gào khóc với lương tâm làm mẹ vầy sao , cái giá này nàng đã ước lượng hết chưa và phải trả đến bao giờ …Nàng khóc rỉ rả trong tay Đính và lại nghĩ như muôn ngàn lần trong mười mấy năm qua , rằng nếu có kiếp sau , nàng sẽ chọn gì , tình yêu hay tình mẫu tử ? Phải nếu có kiếp sau ấy nàng sẽ chọn sao cho hai thứ tình ấy có trong nhau , sinh ra cho nhau và vì nhau mãi mãi suốt đời”[7;279.280] . Trong suốt thiên tiểu thuyết , Dạ Ngân đã để cho nhân vật của mình tự quyết định con đường hạnh phúc chông gai dài gấp trăm ngàn lần và cũng để nhân vật lựa chọn cho đến khi kết thúc cũng không thoát khỏi mối giằng xé bi thương giữa thiên chức cao cả : làm mẹ và vai trò của một người tình bền bỉ , kiên trung . Khép lại tác phẩm , khi đọc bức thư ngắn của đứa con gái Thu Thi đang nức nở nghẹn ngào : “ Mẹ ơi con cần mẹ , con khổ quá . Chồng con ảnh có người khác (…) phải chi hồi đó con theo mẹ con nghe lời mẹ , nhưng mà con cần mẹ , lúc nào con cũng cần mẹ mẹ ơi !” [7;292.293] , lương tâm Mỹ Tiệp lại chất chồng thêm biết bao nỗi đau đớn , cắn rứt vì mặc cảm mẫu tử chưa và sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho cô ; để rồi mãi mãi ám ảnh như một cái vòng luẩn quẩn : “Tình duyên lận đận , học hành dở ương , con cái nhỏ dại , cái vòng tròn của nàng chưa khép lại mà vòng tròn của con gái nàng đã chồng lên , cái bóng của nàng , cái bi kịch của nàng , và đó cũng là cái phần thiếu hụt mà nàng luôn cảm thấy khi đi còn chưa hết con đường mẫu tử của mình” [8;295] . Tiếng nói đau đớn thoát thai từ chân xác suy tưởng của người phụ nữ đã bật lên càng về cuối càng day dứt , lúc tìm đến hạnh phúc riêng tư tưởng trọn vẹn thì cũng là lúc vấp phải tình mẫu tử trồi lên mãnh liệt nhất . Người đàn bà trong tiểu thuyết này nói riêng và số kiếp người phụ nữ trong cõi đời nói chung , mãi mãi chẳng thế vượt qua vòng khổ ải của bi kịch ấy . [7;295] 2.2 Khát vọng bản năng và nghĩa vụ gia đình Người phụ nữ trong tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân trong bi kịch hạnh phúc cuộc đời mình không chỉ hứng chịu những mặc cảm giằng xé quyết liệt giữa tình yêu và tình mẫu tử mà còn phải đấu tranh giữa khát vọng bản năng thầm kín với nghĩa đời thường trong gia đình . Ở đây , chúng tôi muốn nói tới khát vọng tình dục trong đời sống của người phụ nữ , một vấn đề mà lâu nay văn chương viết về phái nữ phần nhiều thường né tránh . Trong nhân vật Mỹ Tiệp , Dạ Ngân không chỉ khắc họa chân dung của cô như một người phụ nữ có khát vọng sống – tồn tại mãnh liệt mà còn là người có những khát vọng thành thực với những nhu cầu ham muốn bản năng . Trong cuộc hôn nhân với người chồng đầu tiên Hai Tuyên , Tiệp đã kinh hoàng nhận ra giữa cô và chồng là hai đường thằng song song chẳng bao giờ có điểm gặp gỡ , vì vậy mà đời sống vợ chồng như một cử chỉ ép buộc miễn cưỡng đầy đau đơn không thỏa mãn trái tim và cảm xúc mãnh liệt của người đàn bà : “Tiệp cắn răng , cổ họng khát khô như chạy giữa sa mạc một mình , không lá cỏ hay một lạch nước (…) miễn cưỡng mặc cho Tuyên tung hoành với những bộ dạng rõ ràng là để biểu diễn sự “ sáng tạo” vừa được đánh thức sau thời kì trục trặc vợ chồng (…) mãi đến khi mang thai Thu Thi nàng vẫn ít khi cảm nhận được tận cùng cảm nhận của sự sung sướng nghĩ trái tim mình thuộc loại có nắp nó không chịu mở ra , vì vậy cảm xúc không nở bùng như nàng vẫn hình dung.”[7;48.52].Những xúc cảm chân thành ,cởi mở tận sâu cõi lòng về những ẩn ức đời sống tình dục trong trang văn Dạ Ngân không hề dung tục mà trái lại,ánh lên cái nhìn nhân văn và xúc động sâu sắc tới độc giả tiếp nhận.Nhưng số phận người đàn bà,mãi mãi không bao giờ được sống yên ổn với khát vọng bản năng chân chính ,giữa bao nhiêu quẫy đạp vùng vẫy vẫn cứ phải chịu giằng xé đau đớn bởi nghĩa vụ đối với gia đình ,với họ tộc ,bởi lý thuyết “chính danh”, “đàng hoàng” mà giáo trình của cô Tư Ràng đã lập sẵn: “Danh dự là đàng hoàng , mà đàng hoàng là thể diện , thể diện là tốt khoe xấu che . Nhưng nàng không thể cùng lúc lên giường với Tuyên mà vẫn thậm thụt đi dâng hiến cho người khác , đó là sự rạch ròi tối thiểu của một người đàn bà tự trọng , mà tự trọng là đàng hoàng . Vậy thì nàng sẽ bảo toàn lòng tự trọng đó và danh sự cũng từ tự trọng mà ra”[7;79] . Người phụ nữ ấy rõ ràng là đã nhận thức sâu sắc bi kịch mình đang lựa chọn , một bên là danh giá , danh dự của họ tộc theo cách “tốt khoe xấu che” của bà cô với một bên là lòng tự trọng tối thiểu của con người , giữa khát vọng bản năng trỗi dậy cùng người yêu với vòng vây hà khắc của những người thân tron gia đình . Có những lúc người đàn bà ấy đã cắn răng chịu đựng cảm giác chán chường trong nhu cầu bản năng chỉ để tuân theo lí thuyết của bà cô và ham muốn của ông chồng kém cỏi : “nỗi thất vọng về tính cách và tâm hồn và cả trữ lượng nhân tính ít ỏi của chồng khiến nàng mặc cho Tuyên cư xử một cách đại khái với mình , thậm chí nàng luôn luôn bằng lòng để Tuyên chỉ cởi bỏ mảnh dưới của mình theo thói quen y nguyên của thời chiến , lúc cả hai còn sợ bị chết trần chết truồng . Tuyên không có nhu cầu ngắm vuốt nàng , không cảm thấy vướng víu khi giữa da thịt hai người là chiếc áo của nàng , mãi mãi như thế , nàng chưa bao giờ là Eva trước mặt chồng , mãi mãi một cảm giác chán chường , rất nhanh nhưng rất chán khi chính nàng cũng đê mê cao trào như cảm xúc bi dốc ngược ra để ai đó thu hồi lại ngay cái nàng vừa có , nàng hiểu ra nhiều lần đó là do cảm giác do không có tình yêu với Tuyên , trái tim chưa được yêu của mình đã phá hỏng ngay cảm giác của nhục thể” [7;155] . Trải lòng mình với những tâm sự sâu kín như thế Dạ Ngân đã để cho nhận vật nói lên mặt trái của đời sống vợ chồng hiện đại trong xã hội ngày nay : Tình yêu chân chính phải là khát vọng được chung sống với nhau , còn ngược lại như Tiệp và Hai Tuyên mãi mãi sẽ làm thiêu rụi cảm xúc thăng hoa đẹp đẽ của tình dục khi hôn nhân không có tình yêu . Mỹ Tiệp trong tiểu thuyết này vốn là con người có khao khát sống mãnh liệt và thành thật vì vậy nàng đã quyết tâm từ bỏ người chồng cằn cỗi ấy vì trái tim nàng đã lên tiếng rằng : “ Tuyên đã đi tắt vào đời con gái của mình Tuyên đã dùng lợi thế ở Cứ , Tuyên đã quỵ lụy Tuyên đã bủa vây lòng thương hại của mình , vậy là đã đến lúc Tuyên phải trả giá cho cuộc hôn nhân lấy được nầy , mình chư từng yêu Tuyên , trái tim mình nhất thiết phải biết một tình yêu đích thực là như thế nào” [7;69] . Và lần này khi đến với Đính tình yêu của anh đã thức dậy trong cô tất cả những ham muốn từ lâu bị kìm kẹp bởi muôn vàn giáo lí họ tộc : “Những câu chuyện thì thầm cùng với da thịt nguyên sơ . Lần đầu tiên nàng cảm nhận thấy trong bàn tay tinh nghịch của mình một sinh vật cừ khôi – trước đây với Tuyên nàng không có nhu cầu đùa giỡn với nó , chắc chắn vì nàng không khao khát nó . Nàng trôi trên người Đính như ban nãy Đính đã cẩn trọng với từng xentimet thịt da nàng . Tiệp thấy mình bạo dạn và lão luyện , sự nhịp nhàng của thịt da đằm thắm ngọt ngào . Từ thể thủ nàng đã ào sang thế chủ , một cực khác với lần đầu , nàng bốc cháy từ gót chân tới đỉnh đầu và thật sự không biết mình đang bồng bềnh ở đâu , chính danh hay không chính danh , tà dâm hay không tà dâm , chỉ thấy mình đúng là mình trong tưởng tượng” [7;157]. Tới đây một lần nữa chúng ta lại phát hiện thêm vẻ đẹp mới trong chân dung người phụ nữ hiện đại với đời sống tính dục , họ không những khát khao sống thành thật với bản năng mà còn dám vượt qua để mạnh mẽ và chủ động trong quan hệ này . Theo ý chúng tôi , một nhà văn sinh ra và trưởng thành trong xã hội nề nếp cũ như Dạ Ngân , nhưng vẫn đem vào văn chương tư tưởng mới về vấn đề tình dục và khát khao tình dục của người phụ nữ , rõ ràng là đáng ghi nhận hơn cả . Nhà văn Nguyên Xuân Khánh trong một cuộc phỏng vấn đã khẳng định rằng : “ Viết về tính dục như đi trên một đường ranh giới , một sợi chỉ đỏ mỏng mảnh , không cẩn thận là ngã ngay” [6;4] . Ở điểm này , Dạ Ngân hoàn toàn có thể bước đi vững chắc trên lằn ranh giới ấy bởi những đoạn văn viết về khát vọng tình dục của người phụ nữ , không chỉ là bi kịch giằng xé lương tâm giữa ham muốn với nghĩa vụ gia đình , dòng tộc mà trên hết là những trang văn đẹp đẽ , ở đó có sự hòa quyên đặc biệt giữa những rung động thăng hoa với suy tưởng hạnh phúc của hai người yêu nhau . Có thể nói, những cung bậc thầm kín trong khát vọng riêng tư của Mỹ Tiệp luôn nằm đối trọng với nghĩa vụ đối với gia đình ,dòng tộc;ngay cả khi hoá giải cuộc hôn nhân với người chồng cũ bằng một quyết định của toà án để thanh thản và an tâm hơn với hạnh phúc của mình,người đàn bà ấy vẫn thấy mình lơ lửng trên án treo còn nặng nề hơn,đó “hơn cả tà dâm,ngoại tình,giựt chồng,đánh cắp hạnh phúc người khác…cái tội bị cô Ràng xử trảm,cái tội bị gia tộc ruồng bỏ,mà không có gia tộc thì không người Việt Nam nào yên ổn với lương tâm cả.”[7;194].Thể hiện sự vật lộn ,giằng xé trong tâm hồn người phụ nữ giữa khát vọng yêu sống mãnh liệt với sức ép dòng tộc và mối tình thân ruột rà,Dạ Ngân đã bày tỏ sâu sắc tiếng nói đồng cảm với số phận người đàn bà trong xã hội hôm nay. Thông qua quá trình tìm hiểu bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ ,chúng tôi thực sự mong muốn hướng tới một cái nhìn cảm thông,nhân văn và tha thiết yêu thương đối với số kiếp người phụ nữ,những trăn trở,dằn vặt tận sâu tâm hồn họ về tình yêu,hạnh phúc và một mái ấm gia đình. Bằng sự trải nghiệm tinh tế,bằng một vốn sống đủ đầy ,từng trải để đón nhận mọi thanh âm của cuộc đời,bằng sự nhạy cảm đặc biệt của một người đàn bà viết văn,Dạ Ngân đã thực sự để lại cho văn chương đương đại một bức chân dung phụ nữ đẹp vẹn toàn:Vừa nền nã đúng chất miệt vườn Tây,vừa gan góc xông pha tới dữ dội để vươn lên sống thành thật với khát vọng đẹp từ chân xác bản thân. Kết Luận Bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ là một đề tài không hoàn toàn mới mẻ trong văn học xưa nay,cũng đồng thời là khuynh hướng tìm tòi của nhiều nhà nghiên cứu phê bình lý luận.ý thức sâu sắc điều này,chúng tôi tìm đến tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân với mong muốn giản dị:phát hiện thêm một số nét nghĩa mới lạ trong cách thể hiện của chị ở một đề tài có phần xưa cũ như thế này. Viết về bi kịch của người phụ nữ trong xã hội hiện đại giữa nhiều mối quan hệ trong gia đình,trong tình yêu,Dạ Ngân đặc biệt có ý thức đi sâu ,lý giải,cắt nghĩa nguyên nhân sâu xa trong thảm kịch mà họ phải chịu đựng.Đó không chỉ là sự huỷ diệt của chiến tranh đối với tuổi thanh xuân,không chỉ là tư tưởng nệ cổ,hà khắc còn mang nặng trong trí óc con người,mà với tâm thế của một người trong cuộc,tác giả cho thấy nguyên nhân nằm ngay trong thái độ cam phận,nín nhịn,của người phụ nữ Việt Nam suốt chiều dài đằng đẵng bi kịch họ gánh theo. Chất tự sự làm nên thành công cho tiểu thuyết này,không phải nằm trong những cách tân về mặt thi pháp ,mà trước hết và trên hết nó là sự ngưng đọng,kết dính nhiều mảnh kí ức phong phú về một thời đã qua,những trải nghiệm thành thực,mẫn cảm của nhà văn cùng cảm quan của con người hiện đại;chính sự chân thực đến xúc động trên từng trang viết đã giúp Dạ Ngân khơi gợi nơi người đọcmối đồng cảm sâu sắc.Rất nhiều ý kiến cho rằng, “Gia đình bé mọn” là cuốn tự truyện của nhà văn khi câu chuyện từ đầu tới cuối chính là đời tư của chị.Song ở vấn đề này,chúng tôi đồng quan điểm với tác giả khi Dạ Ngân cho rằng,chị đã “tiểu thuyết hoá thành công”(http;/evan.com.vn/News/chan-dung/2005/10/3B9ACDD7/),còn nếu chỉ mang nguyên cuộc đời thực của mình vào trang viết bỏ qua các yếu tố hư cấu, “Gia đình bé mọn”chẳng thể trở thành niềm trăn trở,day dứt ,ám ảnh cho chính tác giả và bạn đọc tiếp nhận,chẳng thể trở thành cuốn tiểu thuyết vinh danh cho sự nghiệp của nhà văn. Dạ Ngân đôi lần tâm sự về nghề văn,về con đường chị đã và đang còn cất bứơc,đó là một hành trình khổ ải cho những người đàn bà cầm bút,nhưng trên tất cả,văn chương đựơc chị tôn thờ,ngưỡng vọng như một đức tin chân thành và sáng suốt bởi ý nghĩa cứu rỗi và hướng thiện cho con người.Xuất phát từ những lời phơi bày gan ruột ấy,chúng tôi cảm nhận sâu sắc rằng,với tiểu thuyết “Gia đình bé mọn”,với chân dung Mỹ Tiệp và bi kịch hạnh phúc gian truân của người phụ nữ,Dạ Ngân đã thực sự làm tròn “đạo” mà chị coi là niềm tin khi đằng sau mọi bi kịch ngồn ngang trong cõi đời,chất văn Dạ Ngâ vẫn đầy lạc quan,hướng con người tới hạnh phúc bình yên qua bao đoạn trường. Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 1.Nguyễn Thị Bình.Mấy nhận xét về nhân vật của văn xuôi Việt Nam sau năm 1975(in trong 50 năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám).Nxb Đại học Quốc gia,Hà Nội,1996. 2.Đặng Anh Đào.Phụ nữ và sáng tác văn chương(Trao đổi ý kiến-Vương Trí Nhàn),Tạp chí Văn học số 6/1996 3.Hà Minh Đức(chủ biên).Lý luận văn học,Nxb Giáo dục,Hà Nội,2001. 4.Nguyễn Thị Hoa,Nhân vật nữ trong truyện ngắn của ba tác giả nữ Yban,Võ Thị Hảo,Nguyễn Thị Thu Huệ.Luận văn Th.S KH,Đại học Sư Phạm Hà Nội,2003. 5.Trần Thị Hoài Hương.Bi kịch con người thời hiện đại qua truyện ngắn của ba tác giả nữ :Nguyễn Thị Thu Huệ,Võ Thị Hảo Trần Thị Trường.(Khoá luận tốt nghiệp ngành Văn học,Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn,2000) 6.Nguyễn Xuân Khánh,Vui buồn cộng lại thành cuộc sống,Báo Pháp luật&Đời sống,số ra ngày 6/1/2008,tr.4 7.Dạ Ngân,Gia đình bé mọn,Nxb Phụ Nữ,Hà Nội,2005 8.Dạ Ngân-Nguyễn Quang Thân 20 năm tình yêu và tác phẩm,Nxb Phụ nữ,Hà Nội,2001 9.Dương Bình Nguyên,Dạ Ngân-Người đàn bà mang dấu chấm thiên di,An ninh thế giới cuối tháng,sô 9/2007. 10.Vương Trí Nhàn,Phụ nữ và sáng tác văn chương (Trao đổi ý kiến),Tạp chí Văn học số 6/1996 11.Nhiều tác giả,Nhà văn Việt Nam Thế kỉ 20,Tập 8,Nxb Hội Nhà Văn,Hà Nội,2001 12.Nhiều tác giả,Tuyển văn các tác giả nữ Việt Nam,Nxb Giáo dục,Hà Nội,2001,tr.8 13.Huỳnh Như Phương,Những tín hiệu mới,Nxb Hội Nhà Văn,Hà Nội,1004,tr.136 14.Bùi Việt Thắng,Những biến đổi của cấu trúc thể loại tiểu thuyết sau năm 1975(in trong 50 năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám),Đại học Quốc Gia,Hà Nội,1996. 15.Bích Thu,Theo dòng văn học,Nxb Khoa học xã hội,Hà Nội,1998. 16.Lê Thị Hương Thuỷ,Truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì Đổi mới(qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ,Phan Thị Vàng Anh,Lý Lan,Yban),Luận văn Th.S KH,Đại học KHXH&NV,2004. 17.Nguyễn Thị Ngọc Tú,Trần Thị Thắng,Nguyễn Thị Như Trang,Trần Thị Trường(Tuyển chọn và giới thiệu),Truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam,Nxb Giáo dục,Hà Nội,2003 18.Truyện ngắn Yban-Bức thư gửi mẹ Âu Cơ,Nxb Thanh Niên,Hà Nội,2005. 19.Các website: 07/ http;//evan.com.vn/News/Phe-binh/2006/11/3B9AD4DB/ Mục Lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHDOCS 43.doc