Đề tài Biện pháp giải quyết vấn đề dân số

Sau khi nghiên cứu sự tác động của dân số đến một số vấn đề như: tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm và đầu tư, giáo dục, y tế Ta có thề kết luận giữa dân số và phát triển Kinh tế - Xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Dân số có thể thúc đẩy , cũng có thể kìm hãm sự phát triển Kinh tế - Xã hội và phát triển Kinh tế - Xã hội sẽ cũng tác động trở lại dân số. các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, tuy không có các chuyên đề bàn riêng về dân số nhưng trong khi trình bày các quan điểm duy vật về lịch sử đã thể hiện một cách chính xác khoa học về vấn đè này: “ Một xã hội biết điều chỉnh số dân như điều chỉnh phát triển kinh tế thì xã hội đó mới thật sự phát triển

doc30 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp giải quyết vấn đề dân số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Mỗi nước có trình độ phát triển khác nhau thì tình trạng dân số cũng khác nhau : Qui mô dân số ở các nước đang phát triển lớn hơn và tăng nhanh hơn nhiều so với các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ em dưới 14 tuổi trong tổng dân số ở các nước đang phát triển (năm 1999) lại thấp hơn nhiều so với các nước đã phát triển 4% so với 14%, tình hònh sinh sản và tử vong ở hai nhóm nước này cũng có sự khác biệt rất lớn : theo thống kê từ năm 1950 tới nay, số con trung bình của một phụ nữ ởi các nước nghèo bao giờ cung nhiều gấp hơn hai lần ở những nước giàu... Tại sao lại có sự khác nhau ở các nước như vậy? Phải chăng là do sự phát triển khác nhau ở các nước khác nhau? Qua kết quả nghiên cứu dân số người ta giải thích được tại sao lại có sự khác nhau này, bởi vì tại giữa sự phát triển kinh tế - xã hội và dân số có mối quan hệ hai chiều, chuyển hóa nhân quả giữa chúng, đó là các quá trình dân số : sinh, tử và di cư có mức độ cao hay thấp, nhiều hay ít, đưa tới việc xác định tình trạng dân số ở một lãnh thổ nhất định và tại một thời điểm nhất định, trên các phương diện quy mô, cơ cấu và phân bố theo lãnh thổ. Kết quả này sẽ tác động theo nhiều cách khác nhau đến quá trình phát triển như tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ, tỷ lệ tiêu dùng và tích luỹ, sử dụng các nguồn vốn... Các quá trình trên dẫn tới mức độ bảo đảm việc làm, chất lượng môi trường, tình trạng công nghệ, y tế và giáo dục, địa vị phụ nữ ... Đến lượt nó, các kết quả này lại tác động mạnh đến các quá trình dân số sinh, tử, di cư; từ đó chúng ta thấy tồn tại mối quan hệ chặt chẽ hai chiều giữa một bên là dân số và bên kia là sự phát triển. Để có thể hiểu sâu hơn mối quan hệ này chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố phát triển đến dân số : y tế, giáo dục, việc làm... và dân số tác động ngược trở lại. Bài tiểu luận này sẽ làm rõ một phần những tác động, mối quan hệ giữa chúng qua từng phần của bài tiểu luận. Bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót do trình độ cũng như thời gian có hạn, mong thầy chỉ bảo thêm cho em để có bài viết hoàn thiện hơn. Phần dân số và kinh tế Về vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm thì nhấn mạnh một chiều tác động tích cực hay tiêu cực của dân số đến kinh tế, chúng không thể giải thích được rõ mối quan hệ giữa chúng. Muốn làm rõ mối quan hệ này ta phải xét sự tác động hai chiều từ dân số đến kinh tế và ngược lại, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Bởi phát triển kinh tế không chỉ phụ thuộc riêng vốn nhân lực mà mó còng phụ thuộc nguồn vốn khác như tài nguyên thiên nhiên, vốn vật chất kỹ thuật... Để đánh giá đúng đắn tác động của dân số đến kinh tế cần phải biết thêm sự gia tăng đó xảy ra ở đâu, trong điều kiện nào và như thế nào - do giảm tỉ lệ chết, tăng mức sinh hay do nhập cư; sự tăng dân số không phải là do một nguyên nhân như yếu hay thậm chí là quan trọng dẫn đến mức sống thấp, sự bất công nghiêm trọng hay quyền tự do lựa chọn bị hạn chế, vốn là đặc thù của thế giới thứ ba... Phát triển ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu dân số, tỷ lệ sinh tỷ lệ chết như thế nào... I. Dân số và kinh tế I.1. Dân số - Nguồn lao động và việc làm Các quá trình biến động dân số ảnh hưởng rất lớn đế sự phát triển của nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng và đi kèm theo nó là vấn đề việc làm. Thực tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy mối quan hệ giữa dân số, nguồn lao động và việc làm cần được xem xét từ nhiều phương diện khác nhau. Tái sản xuất dân số là nguồn cung cấp lực lượng lao động duy nhất cho xã hội nhưng nếu dân số tăng quá nhanh sẽ gây ra khó khăn cho việc bảo đảm việc làm, nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Cho nên ở đây chúng ta sẽ phân tích, làm rõ sự tác động qua lại giữa biến động dân số - lực lượng lao động và giải quyết việc làm. Xu hướng hiện nay trên thế giới đó là giảm sinh, kéo dài tuổi thọ, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số ngày càng tăng lên. Nhưng ở nước ta năm 1991 là 51,8%, năm 1997 là 57,91% trong khi đó ở các nước phát triển là 66,5%, ở các nước đang phát triển khoảng 60% (năm 1990) Dân số Việt Nam Trong độ tuổi lao động Năm Chỉ báo 1991 1993 1995 1997 tổng dân số(nghìn người) 6.774,0 71.025,6 73.962,4 76.709,6 Dân số trong độ tuổi lao động(nghìn người) 34.690,3 37.245,6 39.854,2 43.819,6 Tỉ dân số trong độ tuổi lao đông (%) 51,18 52,43 53,88 57,91 Tỉ số phụ thuộc 95/100 91/100 85/100 73/100 Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ tăng dân số của nước ta liệc tục giảm và đạt mức xấp xỉ1,8% vào năm 1997 nhưng tốc độ tăng dân số của ta vẫn còn khá cao, tốc đọ gia tăng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động liên tục tăng, qua tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động từ 1991 đến 1997 ta thấy nó có xu hướng tăng dần nghĩa là số người bước và độ tuổi lao động đang có xu hướng tăng dần. Những biến động này cho ta thấy nước ta đang ở trong thời kì đầu của hiện tượng "dư lợi dân số" khi tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh và tỷ lệ dân số trong độ tuổi phụ thuộc giảm xuống tương ứng. Theo dự báo của Liên hiệp quốc thì ở Đông Nam Á tỷ lệ dân số trong độ tuổi phụ thuộc từ năm 1995 sẽ giảm dần đến năm 2020 và sau đó tăng trở lại. Hiện tượng "dư lợi dân số" chỉ kéo dài trong vài thập kỉ khi diễn ra quá trình giảm mức sinh nhanh chóng và mức chết ổn định. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam Năm Chỉ báo 1996 1997 1998 Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động trong tổng dân số 47,54 47,97 48,55 Tỉ lệ dân số từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao đông 74,02 72,30 71,43 Tỉ lệ dân số trong độ tuổi tham gia lực lượng lao đông 82,03 81,07 81,76 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong tổng dân số tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ đủ 15 tuổi trở lên ở nước ta có xu hướng giảm dần. Nhưng nó vẫn cao hơn mức trung bình của các nước đang phát triển : theo đánh giá của tổ chức Lao động Quốc tế thì các nước đang phát triển chi dao động trong khoảng : 64%-70% còn tỷ lệ bình quan trên toàn thế giới trong năm 1996 là 61,07% so với năm 1995 là 63,63% giảm 2,56%. Trong những năm vừa qua, lực lượng lao động trong độ tuổi 35-54 tuổi tăng cả về số tuyệt đối và tỷ lệ năm 1996 : 35,60%, năm 1997:37,7% và năm 1998 là 40,31%, trong khi đó lực lượng lao động từ 15-35 tuổi và lao động trên 55 tuổi lại giảm. Tỷ lệ nữ trong lực lượng lao động giữ ở mức ổn định : năm 1996:50,61%, năm 1997:50,01% và năm 1998:50,04%. Trong đó chia theo khu vực thành thị và nông thôn như sau : 1996 1997 1998 Khu vực đô thị 51,01 48,87 48,80 Khu Vực nông thôn 50,51 50,30 50,37 Trinh đọ văn hoá là cơ sở quan trọng đẻ nâng cao năng lực và kĩ năng làm việc của người lao động. Số người từ biết đọc, biết viết trở lên tăng dần, từ 94,91% lực lượng lao động ( năm 1996) đến 96,17% (năm 1998). Như vậy, chỉ số người lớn biết chữ ở nước ta khá cao nhưng vẫn tăng lên qua mỗi năm. Trình độ học vấn phổ thông Từ năm 1996 đến năm 1998 số người tốt nghiệp các cấp học phổ thông có xu hướng tăng dân qua từng năm. Tỉ lệ lao động biết chữ và chưa tốt nghiệp câpI đã giảm xuống tương ứng Trình độ chuyên môn kĩ thuật Số người chưa đào tạo nghề còn rất lớn, chiếm xấp xỉ 87% lực lượng lao đông của cả nước. Nhưng có sự chênh lệch giữa các vùng và ta còn thấy sự bất hợp lí cơ cấu của trình độ lực lượng lao động kĩ thuật : tỉ lệ công nhân kĩ thuật/ cán bộ trung cấp / cán bộ có trình độ đại học trở lên là 2,3/1,7/1 so với tỉ lệ của các nước phát triển là 10/4/1. Tỉ trọng lao động trí óc chỉ chiếm 7,9%, còn lao động chân tay và lao động giản đơn chiếm tới 92,1%. Kết quả này so với các nước cùng khu vực Đông Nam Á thì chúng ta dang có nguy cơ tụt hậu Vậy lực lượng lao động của nước ta hiện nay rất dồi dào và không ngừng tăng qua từng năm nhưng do chất lượng là như trên(không biết trên ở đâu) dẫn đến tình hình lao động thường xuyên thiếu việc làm ở Việt Nam rất trầm trọng, tỷ lệ thất nghiệp còn tương đối cao nên vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay vẫn còn là vấn đề bức xúc, nóng bỏng. Lao động có việc làm thường xuyên tập trung chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp gần 70% do Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển. Song do tác động của quá trình công nghiệp hoá nên lao động trong các khu vực này có xu hướng giảm dần, năm 1996 : 69,80% năm 1997:65,84% và năm 1998 còn 63,48%. Lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đang tăng lên, năm 1996 : 30,20%, năm 1997 tăng lên 34,16% và năm 1998 là 36,43% trong đó khu vực dịch vụ có mức tăng mạnh nhất cả về số lượng tương đối và tỷ lệ. Bên cạnh đó, tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam còn tương đối cao và không ổn định. Trước đây do trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, thất nghiệp thường xuyên được ẩn dưới hình thức thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Nhưng từ khi chuyển đôi nền kinh tế ta đã thống kê đầy đủ chính xác về tỷ lệ thất nghiệp hơn trước. So với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam còn tương đối cao : năm 1996 : 5,62% năm 1997:5,82%, trong khi đó các nước phát triển nư Mỹ :5,4%, Aixơlen:4,4% (năm 1996) và các nước đang phát triển : Malaixia:3%, Trung Quốc : 3% (năm 1996). Lực lượng thất nghiệp ở nước ta thường tập trung vào các vùng đông dân và những vùng đô thị lớn. Các vùng nông thôn thường có tỷ lệ thất nghiệp thấp Tỷ lệ thất nghiệp phân theo vùng Đơn vị:% Năm Vùng 1996 1997 Miền núi và trung du phía bắc 6,13 6,12 Đồng bằng sông Hồng 7,31 7,27 Băc Trung Bộ 6,67 6,38 Duyên hải miền Trung 5,30 5,20 Đông Nam Bộ 5,30 5,79 Tây Nguyên 4,08 4,84 Đồng bằng sông Cửu Long 4,59 4,56 Bình quân cả nước 5,62 5,82 Như vậy nước ta trong vài thập kỉ này lực lượng lao động sẽ dồi dào, nhưng nó có tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển đất nước nói chung và phát triển kinh tế nói riêng; hay nó sẽ là yếu tố kìm hãm sự phát triển hay không còn phụ thuộc và sự cung cấp việc làm cho người lao động. Vì vậy trong khoảng thời gian này, ta cần có kế hoạc đầu tư và khai thác tôt hơn nguồn nhân lực trong tương lai sắp bước vào độ tuổi lao động bằng những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động nhất là tầng lớp thanh niên. Nguyên nhân của nó là do tác động của gia tăng dân số (cả gia tăng tự nhiên và cơ học), do dân số tập trung đông vào một địa bàn nên nhu cầu về vốn, tư liệu sản xuất... trở nên khó khăn, khan hiếm hơn các vùng khác, vấn đề bảo đảm việc làm cũng khó khăn hơn. Tình trạng lao động thường xuyên thiếu việc làm ở Việt Nam rất trầm trọng và chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Năm 1998 tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở mức 28,19%, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ này cao nhất : 37,78% và vùng Tây Bắc có tỷ lệ thấp nhất : 18,12%. Tình trạng thiếu việc làm chủ yếu là thuộc khu vực sản xuất nông - lâm - ngư - nghiệp. Sở dĩ tỷ lệ lao động ở khu vực nông thôn nước ta còn cao do tình trạng dân số tăng quá nhanh trong lúc đó diện tích đất canh tác có hạn và ngày càng thu hẹp nên bình quân diện tích đầu người ngày càng nhỏ và không đủ đất cho lượng dân số ngày càng tăng này. Vì thế, hiện nay Đảng và Nhà nước ta ngoài các biện pháp tăng việc làm phân bố lại dân số nhằm điều hoà hợp lý giữa nhu cầu và khả năng bảo đảm cho việc àm cho người lao động trên bình diện quốc gia. Còn phải tiếp tục phấn đấu giảm tỷư lệ gia tăng dân số, sơm ổn định dẫn số, ổn định nguồn lao động nên tỷ lệ gia tăng dân số đang giảm dần : giai đoạn 1986-1990 là 2,3% thì giai đoạn 1991-1995 là 2,0 và đạt mức xấp xỉ 1,8% vào năm 1997. I.2. Dân số - Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu người hằng năm. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Công thức dưới đây dùng để minh hoạ cho mối quan hệ trên. Tỷ lện gia tăng GNP = Tỉ lệ gia tăng GNP - Tỉ lệ gia tăng dân số (tính trên đầu người) Qua công thức trên ta càng thấy rõ mối quan hệ giữa chúng để GNP bình quân đầu người thì tỷ lệ gia tăng GNP phải tăng nhanh hơn tỷ lệ gia tăng dân số và nếu có thể hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số mà không làm GNP bị giảm sút cung sẽ làm tăng GNP tính trên đầu người. Thực tế đã minh chứng điều này: GNP/người/năm tỉ lệ tăng (USD) dân số Nhật bản 21.060 0,3 Mỹ 19.870 0,9 Các nước có GNP/ người trung bình 1.940 1,8 Các nước có GNP/ người thấp 320 3,4 Trong lúc các nước đang phát triển có mức bình quân GNP đầu người thấp thì tỉ lệ gia tăng dân số lại càng cao còn các nước phát triển thì mức GNP bình quân đầu người rất cao nhưng tỉ lệ gia tăng dân số, đặc biệt là gia tăng tự nhiên lại thấp và có xu hướng giảm. Gia tăng dân số ở các nước đang phát triển đã hạn chế tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cũng là nước đang phát triển và tăng trưởng kinh tế được xác định bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Mức tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số qua hai giai doạn 5 năm ở Việt Nam Tăng trưởng kinh tế Gia tăng dân số Giai đoạn 1986-1990 3,9 2,3 Giai đoạn 1991-1995 8,3 2,0 Qua đó ta thấy giai đoạn 1991-1995 nền kinh tế tăng trưởng cao hơn giai đoạn 1986-1990, tỷ lệ gia tăng dân số giảm như vậy việc giảm tỷ lệ tăng dân số đã góp phân vào quá trình tăng trưởng của đất nước. Mặc dù giai đoạn 1991-1995 kinh tế tăng trưởng cao chủ yếu do thực hiện đường lối đổi mới, huy động được mọi nguồn vốn đặc biệt thu hút được vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế. Để đi sâu vào việc ảnh hưởng của tỷ lệ tăng dân số đến tăng trưởng kinh tế và tác động trở lại của tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thì chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu tăng trưởng dân số và gia tăng dân số trong các vùng kinh tế của nước ta. Tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số trong các vùng kinh tế ở Việt Nam (1991 – 1995) Tăng trưởng kinh tế bình quân / năm Tỉ lệ gia tăng dân số bình quân /năm Miền núi và trung du phía Bắc 5,56 2,37 Đồng bằng sông Hồng 9,15 2,0 Bắc Trung Bộ 5,75 2,4 Duyên hải miền Trung 6,45 2,57 Tây nguyên 5,97 3,7 Đông Nam Bộ 12,85 2,56 Đồng bằng sông Cửu Long 7,38 2,13 Như vậy giữa các vùng tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ tăng dân số có sự khác nhau. Các vùng có sự tăng trưởng kinh tế cao thì tỷ lệ tăng dân số tương đối thấp như : Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ ... ; các vùng có sự tăng trưởng thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số cao như Tây Nguyên, duyên hải miền Trung. Dân số tăng chậm đã góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế cao. Xét về mức hộ gia đình và cá nhân thì việc kiểm soát được mức sinh và quy mô gia đình ít còn có tác dụng trực tiếp đối với tăng trưởng phúc lợi xã hội của hộ gia đình và cá nhân. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là từ 15-49 tuổi thì từ 15-37 tuổi là lứa tuổi sinh cao nhất. Và khi sinh con thì phải có chi phí để nuôi con, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục phổ thông trong tình hình hiện nay là tương đối lớn, nó chiếm khoảng 6%-11% thu nhập của hộ gia đình trong năm. Vì vậy nếu họ chủ động được việc sinh đẻ bằng cách áp dụng các phương pháp tránh thai thì ở độ tuổi 15-34 là độ tuổi đang sung sức, họ có thể đóng góp tích cực cho xã hội qua sự tham gia chủ động tích cực của họ vào thị trường lao động, đồng thời giảm tỉ lệ sinh xuống sẽ làm cho mức thu nhập đóng góp cho hộ gia đình tăng lên. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho hiện nay ở các nước đang phát triển tỷ lệ sinh của phụ nữ giảm xuống. Và những ảnh hưởng của thu nhập đến mức sinh này cũng đã ảnh hưởng đén Việt Nam hiện nay, chúng tra có thể thấy rõ khi so sánh mức sinh của các nhóm dân cư đô thị và nông thôn, ở đô thị dân cư có mức thu nhập cao hơn so với nông thôn nhưng có mức sinh thấp hơn mặc dù khả năng kinh tế cho phép họ đẻ nhiều con hơn. Sở dĩ ở các nước có nền kinh tế phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số thấp, nhất là tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất thấp là do những nguyên nhân sau : - Khi nền kinh tế phát triển sẽ có điều kiện để làm tốt công tác giáo dục và y tế, đầu tư có hiệu quả cho việc thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình nâng cao dân trí cùng với sự hiểu biết về kỹ thuật hạn chế sinh đẻ và tổ chức tốt mạng lưới dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch sẽ có tác dụng làm giảm tỷ lệ sinh. - Trong một quốc gia có nền kinh tế phát triển do nhu cầu về sáng tạo và áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật hiện đại vào cuộc sống nên các bậc cha mẹ phải quan tâm nâng cao trình độ, hay "mặt chất lượng" của con cái hơn là số lượng. Thực tế này đã làm giảm đáng kể nhu cầu về số lượng con để tăng chất lượng cho chúng bao gồm cả thể lực trí lực và điều kiện sinh hoạt. - Trong nền kinh tế phát triển, người ta có thể thay thế chế độ bảo hiểm bằng nhiều con để nương tựa lúc tuổi già bằng chế độ bảo hiểm xã hội và phúc lợi khá tốt. Sự trợ giúp của con cái đối với cha mẹ khi già yếu không phụ thuộc và số lượng con đã khuyến khích gia đình qui mô nhỏ, ít con . - Giảm tốc độ gia tăng dân số và nâng cao tuổi thọ thông qua các chính sách hợp lý về phát triển giáo dục, y tế và đẩy mạnh chương trình kế hoạch hoá gia đình đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển như : Hàn Quốc, Thái lan, Trung Quốc ... các nước này đã đạt được những thành tựu lớn trong việc phát triển kinh tế và tăng mức thu nhập binh quân của người dân. I.3. Dân sô - Tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư Tiêu dùng là vấn đề cốt lõi của thị trường. Dân số càng đông thì nhu cầu tiêu dùng càng lớn, khi dân cư có sức mua cao sẽ tạo ra một nhu cầu về thị trường hàng hoá lớn và chính nó lại thúc đẩy phát triển sản xuất. Bên cạnh mặt tích cực của dân số đối với phát triển thị trường hàng hoá, mặt tiêu cực của sự gia tăng dân số nhanh cũng thể hiện rất rõ nét, đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Sản xuất lương thực, thực phẩm không đủ dùng Tiêu dùng là một yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng thị trường. Có nhiều yếu tố xác định khối lượng và cơ cấu vật phẩm tiêu dùng và các loại dịch vụ nhưng quy mô, cơ cấu dân số là những yếu tố quan trọng. Nghiên cứu tác động của dân số đến tiêu dùng trên phạm vi trên toàn xã hội trước hết cho thấy khối lượng vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào quy mô dân số. Chẳng hạn, lượng lương thực dùng tăng nhanh phụ thuộc vào quy mô dân số thế giới như bảng sau : Sản lượng ngũ cóc trên thế giới(1950 – 1993) Năm Tổng sản lượng (triệu tấn) Bình quân đầu người(kg) 1950 631 247 1960 847 279 1970 1096 296 1980 1447 325 1990 1780 336 1993 1697 306 Như vậy, nhìn chung trong khoảng 40 năm qua lượng lương thực đã tăng cùng với qui mô dân số. Qui mô dân số năm 1993 tăng lên trong khoảng thời gian này đã tăng lên 2,7 lần. Dân số càng đông thì nhu cầu tiêu dùng càng lớn : Mỗi người dân là một đơn vị tiêu dùng. Tiêu dùng lớn dẽ giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó khối lượng hàng hoá tiêu dùng sẽ còn phụ thuộc vào sức mua, điều kiện thu nhập của người dân. Bảng số liệu về cơ cấu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2000 của các vùng Vùng núi phía bắc Đồng bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng Bằng Nam Bộ GDP/Người(nghìn) 2.846,3 4.799,1 3.109,9 4.090,8 2.814,4 15.208,9 4625,1 Cơ cấu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ(%) 1,1 18,8 6,9 8,5 2,5 37,3 19,1 Nguồn : Những vấn đề kinh tế thế giới - tháng 9/2003 Trung tâm khoa học và xã hội nhân văn quốc gia - viện kinh tế thê giới và niên giám thống kê năm 2001) Cơ cấu dân số theo giới tính, độ tuổi đã tác động trực tiếp đến cơ cấu tiêu dùng của mỗi địa phương, quốc gia và khu vực, do với giới tính khác nhau và độ tuổi khác nhau thì con người có nhu cầu tiêu dùng cũng khác nhau. Bên cạnh mặt tích cực của dân số đối với sự phát triển thị trường hàng hoá, mặt tiêu cực của gia tăng dân số nhanh cũng thể hiện rất rõ nét, đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Đó là sản xuất lương thực, thực phẩm không đủ tiêu dùng.Theo tính toán, mức ăn bình quân nhân khẩu hàng năm phải đạt trên 300kg lương thực quy thóc mới đủ đảm bảo lượng calo tiêu chuẩn cho cơ thể hoạt động bình thường. Trước năm 1989, sản lượng lương thực có tăng nhưng do tỷ lệ gia tăng dân số quá nhanh nên không cung cấp đủ yêu cầu. Do không đủ ăn nên từ năm 1875, nước ta mỗi năm phải nhập thêm 1 triệu tấn gạo. Nhưng từ năm 1989 đến nay, nhờ đường lối đổi mới, sản xuất nông nghiệp phát triển, sản lượng lương thực tăng nhanh, tỷ lệ gia tăng dân số lại giảm dần nên đã có sự dư thừa để xuất khẩu. Tiết kiệm và đầu tư là hai yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia bởi tiết kiệm nhiều sẽ tạo thêm vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, tăng sản phẩm xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thầtn của con người. Người ta đã chứng minh được rằng khối lượng tích luỹ của mỗi quốc gia phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu dân số, nhất là cơ cấu dân số theo độ tuổi. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ em nói riêng và tỷ số phụ thuộc nói chung thường lớn nên khối lượng tích luỹ nhỏ và tăng chậm. Ngược lại, ở các nước phát triển tỷ lệ trẻ em thấp nên có điều kiện nâng cao tích luỹ tăng đầu tư phát triển sản xuất. Ở nước ta từ năm 1990 về trước do nền kinh tế tăng trưởng thấp và không ổn định, tốc độ gia tăng dân số lại tương đối cao : tử 2,3 đến 2,5%/năm nên chưa có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Năm 1986 tổng tiết kiệm khoảng 7 tỷ VNĐ, tỷ lệ tiết kiệm/GDP=1,2% nên là hầu như không có tiết kiệm trong nước. Từ năm 1991, công cuộc đổi mới bắt đầu phát huy tác dụng nền kinh tế ở mức cao, bình quân 8,3%/năm trong khi tỷ lệ dân số giảm đáng kể đã tạo nguồn tích luỹ và đầu tư trong nước (thu nhập lớn hơn chi tiêu, do đó tiết kiệm hơn 30% tổng thu nhập quốc dân và dành cho đầu tư tăng trưởng). Tuy nhiên, quy mô chưa lớn (thu chủ yếu từ dầu và thuế xuất nhập khẩu). Từ năm 1997, tuy Việt Nam có chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nhưng mức tăng trưởng kinh tế vẫn khá nên khối lượng tiết kiệm và đầu tư vẫn được mở rộng. Đây là kết quả tổng hợp của các chính sách đổi mới về kinh tế - xã hội trong đó tác động tích cực của chính sách dân số. Việc giảm đi mức sinh, quy mô gia đình càng nhỏ, tỷ lệ phụ thuộc ngày càng thấp đã làm tăng khả năng tiết kiệm của các hộ gia đình, tạo điều kiện để các gia đình tăng vốn đầu tư ngày một nhiều hơn, đồng thời việc hạ thấp tỷ lệ sinh và tỷ lệ tăng dân số sẽ làm giảm bớt khoản chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước cho y tế, văn hoá, giáo dục, bảo hiểm xã hội v...v. tức là có điều kiện để tăng chi cho đầu tư phát triển sản xuất. II. Dân số và xã hội II.1.Dân sô - Giáo dục Mức sinh cao và gia tăng dân số dẫn đến sự gia tăng tỷ trọng dan số trong độ tuổi đi học. Ngay trong trường hợp tỷ trọng này được giữ nguyên hoặc xu hướng giảm chậm thì số lượng trẻ em trong độ tuổi đi học hàng năm vẫn tăng trong một thời gian nhất định. Năm 1990, tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi ở các nước phát triển là 20%, các nước đang phát triển là 35% và các nước chậm phát triển là 45%. Năm 1989 ở Việt Nam dân số dưới 15 tuổi chiếm xấp xỉ 39%, đến năm 1994 con số này giảm xuống còn 36,6%. Mức giảm này là hệ quả tất yếu của quá trình giảm sinh trong giai đoạn 1989-1994, tuy nhiên số dân dưới 15 tuổi (độ tuổi đang và sẽ đi học) vẫn tăng thêm gần 1 triệu người trong cùng giai đoạn này. Trong những năm 1990, số lượng học sinh cả 3 cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông vẫn tăng lên không ngừng. Bên cạnh nguyên nhân do dân số tăng lên, chính sách giáo dục của Việt Nam đặc biệt từ sau khi ban hành luật Phổ cập giáo dục tiểu học 1901đã có ảnh hưởng tích cực đến việc trẻ em được đi học. Tuy nhiên, những nỗ lực của nhà nước và xã hội đã có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn nếu như gia tăng dân số vẫn duy trì ở mức cao như những năm 1990 Số lượng học sinh qua các năm học Năm học 1992-1993 1993-1994 1994-1995 1995-1996 1996-1997 1997-1998 Mức gia tăng (6/1)(%) Số học sinh phổ thông cả nước 1290,9 13652,8 14529,0 15561,0 16348,0 16970,2 131,4 Tiểu học 9527,2 9782,9 10029,0 10228,8 10352,7 10383,6 108,9 Trung học cơ sở 2813,4 3163,5 3657,6 4312,9 4839,7 5204,6 185,0 Trung học phổ thông 570,4 706,4 843,2 1019,5 1155,6 1382,0 242,3 So sánh số liệu của thời kỳ 1992-1993 đến 1997-1998 cho thấy lượng gia tăng lớn nhất trong thời kỳ này là học sinh trung học cơ sở (185%) và trung học phổ thông (242,3%) học sinh tiểu học tăng xấp xỉ 86.6000 em và đạt mức 108,9%. Mặc dù số lượng học sinh tiểu học tăng lên ít hơn nhưng tỷ lệ trẻ em được đi học vẫn tăng lên, đến nay đã đạt trên 95% so với trẻ em trong độ tuổi đi học. Các số liệu cho thấy áp lực của tăng dân số đến việc trẻ em chọ tiểu học đã có sự suy giảm nhất định.Do tỉ lệ học sinh đi học không ngừng tăng lên, số lượng giáo viên tăng lên không đáp ứng đủ nên dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên tiểu học trầm trọng,Năm 1997-1998 cả nước có 317.900 lớp tiểu học mà chỉ có 311.500 giáo viên tiểu học, thiếu 6400 giáo viên, Tình trạng thiếu giáo viên nói chung, trong đó đặc biệt giao viên tiểu học ở các vùng núi và vùng dân tộc ít người. không nhũng thiếu giáo viên mà còn thiếu phòng học và nếu có phòng học thì tỉ lệ phòng học không đúng quy cách vẫn còn khá lớn. Nếu một lớp học tương ứng với một phòng học thì tính đến năm 1997 cả nước còn thiếu 185.878 phòng học của các trường phổ thông, những phòng học đúng quy cách chỉ chiếm khoảng 50%. Phần lớn những phòng học hiện nay có cũng ở trong tình trạng chưa đáp ứng được các yêu cầu chung về diện tích ánh sáng, trang thiết bị. Chất lượng phòng học ở những vùng như Đông Nam Bộ, miền núi trung du còn thấp hơn rất nhiều. Ở nước ta bình quân mỗi học sinh chỉ có 0,43m2 phòng học, trong đó phổ thông trung học là 2,47m2. Có nhiều vùng phai cho học hai hoặc ba ca trong ngày, đặc biệt là đối với tiều học. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của học sinh. Mức sinh cao và gia tăng dân số dẫn đến sự gia tăng tỷ trọng dân số trong độ tuổi đi học đã thêm phần gánh nặng cho ngành giáo dục đòi hỏi chi phí lớn. Ngân sách của nhà nước chi cho đào tạo 1992 1993 1994 Tổng số(triệu đồng) 2370249 3961431 6035301 Số tiền trung bình/học sinh(nghìn đồng) 178,11 218,16 360,77 Năm 1998, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đã tăng lên 10.365.000 triệu đồng. Tỷ lệ ngan sách chi cho giáo dục và bình quân chi tiêu cho đầu học sinh vẫn tăng lên trong những năm qua. Và nó còn đè nặng lên các gia đình tuỳ theo từng cấp học. Trung bình một gia đình có một con đi học tiều học chi phí cho năm học 1992-1993 là 103.000 đồng. Đến cấp phổ thông trung học một gia đình trung bình chi 512.000 đồng một năm, trong đó phần lớn nhất (37%) là chi cho học thêm. Đối với các nước phát triển, thu nhập đầu người tăng lên hàng năm, dân số có xu hướng ổn định, ngân sách nhà nước cho giáo dục sẽ thuận lợi hơn, vì nguồn tiết kiệm sẽ ngày càng tăng lên để đầu tư cho các dịch vụ xã hội. Trong khi đó, ở các quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển mặc dù thu nhập quốc dân có tăng lên thậm chí từ năm 1970 đến 1990 tốc độ tăng GDP là 1,82 lần nhưng do tốc độ gia tăng dân số còn cao, thu nhập bình quân trên đầu người không tăng lên đáng kể nên ngân sách quốc gia đầu tư cho giáo dục vẫn thấp hơn các nước phát triển. Trong giai đoạn 1985-1995, chi phí cho giáo dục trong tổng sản phẩm quốc nội bị giảm. Như vậy, gia tăng dân số của một quốc gia là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư giáo dục Đầu tư giáo dục của các nước năm 1985 và 1995 Nhóm nước Tỉ lệ tăng dân số(1970 – 1995) Tỉ lệ GNP dành cho giáo dục 1985 1995 Đang phát triển 2,1 4,1 3,8 Phát triển 0,7 5,1 5,2 Toàn thễ giới 1,7 4,9 4,9 Ở nước ta tính trung bình một học sinh cần 6,8 năm để tốt nghiệp tiểu học 5 năm, 5,1 năm đối với trung học cơ sở bốn năm và 3,5 năm với trung học phổ thông ba năm. Tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học thấp là do tỷ lệ lưu ban và bỏ học của học sinh tiểu học cao. Tỷ lệ học sinh có xu hướng gia tăng từ 8,4% năm học 1986-1987 lên 12,75% năm học 1989-1990 và giảm dần trong những năm học sau đó. Gia tăng dân số cao, cùng với đói nghèo cũng được coi là một trong những nguyên nhân của hiện tượng bỏ học tại các vùng còn khó khăn và nghèo của đất nước. Ở cấp độ gia đình, các quá trình nhân khẩu có ảnh hưởng rõ nét đến giáo dục của các thành viên trong gia đình. Ngay cả trong trường hợp giáo dục miễn phí ở cấp tiểu học, các gia đình có ít con hơn sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để giáo dục con em mình hơn là các gia đình có nhiều con. Quy mô gia đình lớn, phát triển kinh kế gia đình hạn chế đã khiến cho các thành viên trong độ tuổi đi chọ gặp khó khăn trong việc tiếp cân cơ hội giáo dục. Đối với các cấp giáo dục tương đối cao, sự thua thiệt của các gia đình đông con về các chỉ tiêu giáo dục lại càng rõ nét. Trẻ em ở gia đình có 1-2 con có tỷ lệ tốt nghiệp cấp I chỉ cao gấp 1,5 lần, nhưng tỷ lệ tốt nghiệp cấp III lại cao gấp 7 lần so với các gia đình có từ 7 con trở lên. Trẻ em trong gia đình chỉ có từ 1-2 con vẫn có khả năng tốt nghiệp cấp II cao gần gấp 2 lần so với trẻ em trong gia đình có từ 7 con trở lên. Gia đình có ít hơn thì có lợi hơn đối việc học hành của trẻ em và tạo được nhiều cơ hội cho con cháu bởi vì trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thay đổi vị thế của mỗi người trong xã hội. Mặt khác giáo dục cũng tác động ngược trở lại dân số. Trình độ học vấn cao của của dân cư là một trong những yếu tố tác động đến mức sinh, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển dân số hợp lý trong quá trình phát triển. Mức sinh phụ thuộc vào trình độ học vấn của dân cư mà trước hết là trình độ học vấn của phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ và sắp bước vào độ tuổi sinh đẻ. Số con trung bình của phụ nữ có học vấn càng cao thì càng ít con bởi vì phần lớn phụ nữ có học vấn cao chủ động được việc sinh sản bằng các biện pháp tránh thai. Yếu tố quyết định mức sinh của một dân tộc không chỉ là trình độ học vâns của mỗi phụ nữ mà còn là tỷ lệ phụ nữ có trình độ học vấn trên tống số phụ nữ. Tỷ lệ những người có trình độ văn hoá cần được nâng cao đến mức nào đó mới có khả năng để định lại giá trị của đứa con, tao ra dư luận tiến bộ trong cộng đồng. Mức đó phù hợp với phụ nữ có ít nhất là trình độ học vấn cấp I. Bởi vì, với trình độ đó người phụ nữ mới có được vốn tối thiểu để có thể kiểm soát được hành vi sinh đẻ của mình. Trình độ học vấn của người phụ nữ có con là nhân tố quan trọng quyết định đến mức chết của trẻ sơ sinh, nâng cao chất lượng nuôi dạy con cái. II.2. Dân số và y tế Sự gia tăng dân số không kiểm soát được luôn dẫn đến những hệ quả tiêu cực đối với sức khoẻ con người và xã hội. Đó là tình trạng trẻ em và phụ nữ ít được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ con người có nguy cơ cao bị nhiễm các bệnh lây nhiễm Trong bối cảnh đó, công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ luôn gặp phải những khó khăn trở ngại lớn cả về phạm vi, quy mô hoạt động cũng như những phương hướng hoạt động cơ bản để nâng cao sức khoẻ con người. Những phụ nữ có mức sinh cao sẽ có những nguy hiểm tiềm ẩn. Trong những năm trước đây, khi tỉ lệ sinh ở nước ta còn cao, người phụ nữ đẻ dày, đẻ nhiều nên các bệnh về tai biến sản khoa tăng khá nhiều. Giai đoạn 1986-1990, Việt Nam có mức sinh cao, so với năm 1986 đến năm 1990 số người bị tai biến sản khoa tăng 146% trong đó số nhiễm trùng hậu sản tăng hơn 200%, số bị băng huyết tăng 150%, số sảy thai tăng 143% và sản giật tăng 134%. Những tai biến đến sản khoa này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ chết của người mẹ ở Việt Nam còn tương đối cao so với thế giới và các nước trong khu vực. Tỉ lệ chết của bà mẹ ở một số nước Tên nước Tỉ lệ chết của mẹ trên 100000 lần sinh con sống Việt Nam 160 Xingapo 10 Nhật Bản 18 Malaixia 80 Ian 120 Thái Lan 200 Trong cuộc điều tra gần đây, tỷ lệ tử vong của bà mẹ ở Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc còn lên tới 200/100.000. Trong khi đó 90% các trường hợp tử vong của người mẹ có thể tránh được nếu hệ thống y tế, giao thông thuận lợi, cấp cứu kịp thời và đội ngũ cán bộ y tế giỏi. Trên thực tế, tỷ lệ tử vong của bà mẹ có thể giảm được hơn nữa nếu như việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại cơ sở được dễ dàng và thuận lợi hơn. Do hệ quả tăng dân số nhanh trong những năm dưới đây, do cơ cấu dân số và phân bố dân cư còn những bất hợp lý, nên việc chăm sóc sức khoẻ cả bà mẹ lẫn trẻ em tuy có nhiều tiến bộ song vẫn chưa đạt hiệu quả cao, có xấp xỉ 75% trẻ em sinh ra trong vòng 10 năm trước năm 1994 đã từng được tiêm vắc xin phòng chống các bệnh trẻ em nhưng 80,7% các em sinh lần đầu được tiềm vắc xin, trong khi đó chỉ số này đối với các em thứ sáu trở lên chỉ đạt 65%. So với năm 1976, năm 1996, số giường bệnh tuy có tăng nhưng không tăng kịp so với sự gia tăng dân số nên tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 người dân giảm. Số giường bệnh qua các năm Năm Tổng số giường bệnh Giường bệnh quốc lập Tỉ số giường bệnh cho 10000 dân Tông số Quốc lập 1976 159188 98362 32,40 20,00 1986 214451 148485 35,10 24,30 1993 183934 134635 25,99 18,90 1996 164199 121808 21,78 16,15 Bảng số liệu trên cho thấy, năm 1996 so với năm 1976 tông số giường bệnh trong cả nước tăng được 3,15% nhưng tỷ lệ giường trên 10000 dân lại giảm 32,78%. Thiếu thuốc chữa bệnh, những chỉ số về chi phí sử dụng thuốc cho thấy Việt Nam đang ở vào nhóm các nước có mức hưởng thụ thuốc bình quân thấp nhất thế giới Bình quân sử dụng thuốc hàng năm ở một số khu vực và quốc gia Stt Nước Bình quân sử dụng thuốc đầu người trong 1 năm 1 2 3 Các nước phát triển Nhật Bản Mỹ Các nước đang phát triển Thái Lan Inđônêxia Viêt Nam Bình quân chung thế giới 300 300 285 10 18 10 5 40 Song song với tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh, vấn đề thiếu cán bộ y tế cũng đang là vấn đề đáng quan tâm. Thực tế ở Việt Nam hiện nay mới có 4,2 bác sỹ cho 10.000 dân. Con số này sẽ không thay đổi đến năm 2000 do số lượng đào tạo giai đoạn 1990-1995 chỉ đủ bù số hao hụt cán bộ và tăng dân số hàng năm. Trên cả nước, số cán bộ y tế trung bình hoạt động trên 1km2 địa bàn là 0,65 người, tuy nhiên chỉ số này lại rất nhau giữa các tỉnh. Chỉ số cao nhất thuộc về Hà Nộ L 5,68 người/ km2 và thấp nhất là Gia Lai 0,13 người/km2. Điều này khiến cho địa bàn hoạt động của y tế xã phường chênh lệch nhau rất nhiều. Ở Hà Nội, một cán bộ y tế xã, phường chỉ phải hoạt động trong vòng 0,05 km2; song ở Gia Lai con số này là 30 km2 gấp 31,6 lần Hà Nội. Như vậy, ở Hà Nội một người dân chỉ cần 200-300m là có thể tìm thấy 1 cán bộ y tế, song ở Gia Lai khoảng cách này là 5-6km. Sự phát triển của hệ thống y tế, đặc biệt mạng lưới y tế tại cơ sở đã đem lại những thành tựu lớn cho việc chăm sóc sức khoẻ người dân khả năng chữa chạy các loại bệnh thông thường và nguy hiểm, việc phòng chống và hận chế các bệnh dịch lây nhiễm đã đạt được nhiều tiến bộ. Tất cả những thành công đó đã góp phần nâng cao sức khoẻ người dân, giảm mức chết tự nhiên và tăng tuổi thọ dân số. Bên cạnh đó, hệ thống y tế Việt Nam cũng đã tích cực tham gia vào việc triển khai thực hiện các hoạt động dân số - kế hoạch hoá gia đình như tuyên truyền, vận động, cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình có thể nói rằng y tế Việt Nam đã góp phần đắc lực cho quá trình giảm tỷ lệ gia tăng dân số tiến tới ổn định quy mô dân số trong những năm qua. Do hệ thống y tế được mở rộng về nhiều cấp, tỉ lệ bác sỹ ngày càng nâng lên, khoa học phát triển phát hiện ra nhiều cách chữa trị cho các loại bệnh và các loại bệnh chưa chữa được trước đây, những tiến bộ vượt bậc của y tế làm cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân được tăng cường nên đã giảm được mức chết ở trẻ em, giảm số người chết vì bệnh tật, dịch vụ kế hoạc hoá gia đình và giảm mức sinh tương đối tốt. Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em, người già ngày một tốt hơn. II.3. Dân số và vấn đề giới tính Bình đẳng giới với dân số và phát triển có một mối liên quan mật thiết với nhau; giải quyết vấn đề giới trở thành một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện chương trình dân số và phát triển trên toàn thế giới hiện nay. Tăng cường bình đẳng và công bằng giữa các giới và trao quyền lực cho phụ nữ, xoá bỏ mọi bạo lực chống lại phụ nữ và đảm bảo cho phụ nữ khả năng kiểm soát khả năng sinh sản của chính họ là những nền tảng của các chương trình dân số và các chương trình có liên quan đến phát triển. Ngoài ra sự phân bố địa lý dân cư cũng ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng nam,nữ. Ở những vùng đông dân cư, thành thị giáo dục có điều kiện phát triển hơn những vùng dân cư thưa thớt, có điều kiện phát triển kinh tế. Nên phụ nữ cũng có cơ hội học tập, tìm việc làm có thu nhập cao, có cơ hội tiếp cận thông tin về kế hoạch hoá gia đình nhiều hơn phụ nữ ở các vùng dân cư thưa thớt, kinh tế kém phát triển. Ngoài ra, do ở những vùng này có nền kinh tế phát triển cao hơn, trình độ dân trí cao nên phụ nữ cũng được đối xử bình đẳng hơn. Chính vì vậy, ở thành thị và những nơi kinh tế phát triển, địa vị của người phụ nữ được nâng cao hơn những vùng kinh tế kém phát triển, dân cư thưa thớt. Bình đẳng giới có ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố của biến động dân số như sinh, chết và chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Hiện nay, vai trò và trách nhiệm của nam giới chưa được quan tâm đúng mức mà coi đây là vấn đề của phụ nữ. Khi có sự bình đẳng nam nữ, thì người chồng không áp đặt cho vợ mình phải sinh đủ số con mà anh ta mong muốn mà có sự bàn bạc của học về số con sinh ra, thời điểm sinh con và cùng chia sẻ gánh nặng nuôi dạy con cái Ở nước ta hiện nay, bình đẳng giới còn ảnh hưởng tới kế hoạch gia đình, sức khoẻ sinh sản và việc giảm mức chết. Ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam đã lãng quên trách nhiệm của nam giới trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình, phụ nữ thụ động trong các phương pháp tránh thai, phòng bệnh qua đường tình dục họ không được chồng thảo luận bàn bạc về vấn đề đó. Chính điều này thể hiện rõ nhất sự bình đẳng trong lĩnh vực dân số. Nói một cách khác, ở đâu có sự bình đẳng giới thì ở đó nam giới sẵn sàng chia sẻ với vợ mình về việc thực hiện các biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Do không chủ động trong việc sinh con và thời điểm sinh con cộng với nạo hút thai, lấy chồng sớm làm việc sớm dẫn đến sức khoẻ sức khoẻ người khoẻ người phụ nữ kiệt quệ. Thông thường mức chết của nam giới cao hơn nữ giới. Những nơi kém phát triển có sự bất bình đẳng nam nữ thì nữ giới có mức chết cao hơn. Ở những nước nghèo, mức chết trẻ em dưới 5 tuổi và mức chết phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ thường cao. III. Biện pháp giải quyết vấn đề dân số Muốn giải quyết vấn đề dân số không chỉ là giảm sinh mà còn phải kết hợp với các yếu tố khác như : giáo dục, y tế, tăng trưởng kinh tế Bởi vì theo phân tích trên giữa chúng có mối quan hệ với nhau. Trước hết là phải phát triển kinh tế, khi nền kinh tế phát triển sẽ có điều kiện để làm tốt công tác giáo dục và y tế, đầu tư có hiệu quả cho việc thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, nâng cao dân trí, cùng với sự hiểu biết về kĩ thuật hạn chế sinh đẻ và tổ chức tốt mạng lước dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch sẽ có tác dụng làm giảm tỉ lệ sinh chậm. Phải xem việc đầu tư cho giáo dục là quốc sách, đưa giáo dục dan số vào trường học, tăng cường giáo dục cơ bản. Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở, chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Xoá bỏ tình trạng “trắng” về cơ sở y tế, đảm bảo mỗi xã có một trạm y tế và có cán bộ trình độ y sĩ trở lên phụ trách. Phát triển những lĩnh vực y tế nhằm chăm sóc bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, cũng như đáp ứng việc giải quyết những bệnh tật mới đang có nguy cơ gia tăng như tim mạch, béo phì, u bướu, bệnh lây nhiễm qua đường tình dụcChú ý phát triển y tế vùng cao vùng xa, vùng khó khăn. Có chính sách bao hiểm y tế cho người nghèo, phụ nữ nghèo, trẻ em nghèo. Tăng cường đào tạo cán bộ ngành y, dược để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng của việc khám, chữa bệnh. Có chính sách thích hợp để đưa cán bộ y tế đến vùng khó khăn. Cần can thiệp y tế vào xã hội nhằm chống chết chu sinh và chết của trẻ em dưới 1 tuổi và 5 tuổi. Cải thiện chế độ dinh dưỡng và quản lý thai nghén đảm bảo sức khoẻ trẻ em khi còn là thai nhi. Tuyên truyền khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. Giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ các nguồn nước, chống ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất thực hiện tốt các chương trình tiêm chủng. Tuyên tryền, giáo dục nhằm loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu có ảnh hưởng đến chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, nhất là những tập tục lạc hậu liên quan đến sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và điều trị bệnh. Tích cực tuyên truyền nhằm làm cho tất cả những người trước và trong độ tuổi sinh đẻ biết và sử dụng tốt các biện pháp tránh thai hiện đại. Đảm bảo việc sử dụng các biện pháp nạo hút thai một cách an toàn để tránh các hệ quả xấu đối với người phụ nữ. Tăng mức bình đẳng giới Phần kết luận Sau khi nghiên cứu sự tác động của dân số đến một số vấn đề như: tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm và đầu tư, giáo dục, y tế Ta có thề kết luận giữa dân số và phát triển Kinh tế - Xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Dân số có thể thúc đẩy , cũng có thể kìm hãm sự phát triển Kinh tế - Xã hội và phát triển Kinh tế - Xã hội sẽ cũng tác động trở lại dân số. các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, tuy không có các chuyên đề bàn riêng về dân số nhưng trong khi trình bày các quan điểm duy vật về lịch sử đã thể hiện một cách chính xác khoa học về vấn đè này: “ Một xã hội biết điều chỉnh số dân như điều chỉnh phát triển kinh tế thì xã hội đó mới thật sự phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0282.doc
Tài liệu liên quan