Mối quan hệ giữa tư liệu lao động và sức lao động: Yêu cầu của máy móc thiết bị với trình độ kỹ năng của người lao động. Yêu cầu điều khiển và công suất thiết bị với thể lực con người. Tính chất đặc điểm của thiết bị tác động về tâm sinh lý của người lao động. Số lượng công cụ thiết bị so với số lượng lao động các loại.
Mối quan hệ giữa người lao động với môi trường xung quanh: Mọi quá trình lao động đều phải diễn ra trong một không gian nhất định, vì thế con người có mối quan hệ mật thiết với môi trường xung quanh như: gió, nhiệt độ, thời tiết, địa hình, tiếng ồn, ánh sáng.
Nghiên cứu, nắm được và hiểu rõ các mối quan hệ trên để đánh giá một cách chính xác là vấn đề rất quan trọng, làm cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả tối ưu đồng thời đem lại cho con người những lợi ích ngày càng tăng về vật chất và tinh thần, con người ngày càng phát triển toàn diện và có phúc lợi ngày càng cao.
98 trang |
Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại Bưu điện Thành phố Vinh - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh. Cán bộ nhân viên Bưu điện thành phố dù làm ở bất cứ việc nào đều tạo ra sản phẩm văn minh - đó là sản phẩm có tiến bộ và trí tuệ hơn trước, phong cách văn minh thể hiện trong giao tiếp ứng xử, tôn trọng các đối tượng mình được phục vụ, và với đồng nghiệp, đặc biệt đối với khách hàng; còn cuộc sống văn minh thể hiện với việc xây dựng tổ chức cuộc sống của bản thân, gia đình và với cộng đồng.
Thứ năm là cuộc vận động xây dựng và học tập các điển hình tiên tiến. Nội dung tập trung vận động cán bộ công nhân viên xây dựng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến toàn diện hoặc từng mặt. Tổ chức phổ biến bài học kinh nghiệm các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt của các đơn vị trong ngành.
Mỗi đợt thi đua Bưu điện Thành phố Vinh đều mở cuộc vận động rộng rãi đến toàn bộ cán bộ công nhân viên, có sự phối hợp chỉ đạo của Ban giám đốc, chuyên môn, công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ trong đơn vị và Bưu điện Tỉnh. Thời gian các cuộc vận động tuỳ theo mức độ lớn nhỏ mà có thể kéo dài hay ngắn, có các yêu cầu và chỉ tiêu cụ thể được đưa ra để phấn đấu thực hiện. Với cuộc vận động lớn và kéo dài Bưu điện Thành phố phân chia ra các đợt hàng quý 6 tháng hoặc 1 năm phát động thi đua, sơ kết, tổng kết.
2.3 Ý KIẾN NHẬN XÉT RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN.
2.3.1. Những kết quả đạt được.
Là một đơn vị trực thuộc chịu sự quản lý của Bưu điện Tỉnh Nghệ An, Bưu điện thành phố vinh luôn nắm vững và thực hiện những định hướng phát triển chung của toàn ngành và định hướng phát triển riêng của Bưu điện tỉnh Nghệ An, cụ thể hoá các mục tiểu, triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn của mình để góp phần cùng bưu điện tỉnh Nghệ An nâng cao hiểu quả sản xuất kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu của Tập đoàn Bưu chính viễn thông giao cho. Một trong những nội dung quan trọng để thực hiện được các yêu cầu trên đó là dần hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại đơn vị mình. Đối với Bưu điện thành phố Vinh thì trong những năm qua công tác tổ chức lao động cũng đã đạt được những thành công bước đầu, phát huy được yếu tố con người trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng quyết định đến việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế của Bưu điện tỉnh giao cho. Những nội dung chủ yếu của công tác tổ chức lao động của Bưu điện thành phố vinh như: phân công lao động và hiệp tác lao động;cải tiến việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc; hoàn thiện định mức lao động; quy định và không ngừng hoàn thiện các hình thức kích thích vật chất và tinh thần đối với người lao động; đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động; đảm bảo an toàn lao động và phát huy tính sáng tạo của người lao động; tăng cường kỷ luật lao động. Một số những kết quả đạt được trong các lĩnh vực phải kể đến như:
Một là, phân công lao động và hiệp tác lao động. Thời gian qua Bưu điện thành phố vinh đã thực hiện phân công lao động dựa trên sự phụ hợp giữa những khả năng và phẩm chất của người lao đông, những yêu cầu của công việc. Lấy yêu cầu của công việc làm tiêu chuẩn lựachọn, làm phương hướng phần đấu, đào tạo phát triển hoặc đào thải nhân viên. Dựa theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của người lao động để phân biệt của người lành nghề khác nhau để từ đó giao cho nhân viên ít lành nghề những công việc đơn giản, những công việc phức tạp thì giao cho nhân viên lành nghề hơn. Ngoài ra Bưu điện thành phố vinh đã có những phân công lao động hợp lý để thay thế nhau khi có người nghỉ phép, nghỉ bù, đi học mà vẫn đảm bảo công việc hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Bên cạnh việc phân công lao động, Bưu điện thành phố vinh còn thực hiện hiệp tác lao động tập thể theo hình thức tổ chức sản xuất với sự bố trí ca kíp lao động chặ chẽ, rõ ràng để nâng cao năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí.
Hai là, tổ chức phục vụ nơi làm việc. Các Bưu cục của Bưu điện thành phố vinh được trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, các phương tiện bổ hộ lao động giúp cho các cán bộ công nhân viên của đơn vị thực hiện công việc trôi chảy, tiết kiệm sức lao động chân tay, hưng phấn trong công việc, an toàn trong lao động, khách hành hài lòng là điều kiện kiên quyết để nâng cao năng suất lao động giúp đơn vị luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu doanh thu nộp cho Bưu điện tỉnh.
Ba là, đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động nhận biết được mặt bằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động trong đơn vị mình còn nhiều hạn chế, lãnh đạo Bưu điện thành phố vinh luôn tích cực tạo mọi điều kiện xin cho nhân viên củađơn vị mình được đi học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Vì vậy mà trong thời gian qua đơn vị không để xẩy ra sai sót lớn trong nghiệp vụ chuyên môn, luôn cập nhật nhanh nhất những thay đối khai thác dịch vụ mới, thiết bị công nghệ mới.
Bốn là, hàng năm tất cả các bộ nhân viên trong đơn vị bắt buộc phải đi khám sức khoẻ định kỳ do Bưu điện tỉnh tổ chức, và đều được tư vấn sức khoẻ.
Bên cạnh đó là sự trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động đảm bảo chất lượng, tuân thủ nghiêm ngặt nội quy an toàn lao động nên trong những năm qua Bưu điện thành phố vinh không để xẩy ra tai nạn lao động nào trong việc làm và nhân viên luôn đảm bảo thể trạng tốt hoàn thành công việc.
2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của tồn tại.
a. Tồn tại.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác tổ chức của đơn vị mình thì Bưu điện thành phố vinh cũng còn nhiều tồn tại cần được hoàn thiện. Đó là tổ chức điều hành và thực hiện công việc trong các tổ sản xuất, Bưu cục chưa tận tình, trách nhiệm, chưa chủ động khai thác hết khả năng để phục vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có cán bộ công nhân viên còn chậm đồi mới, chưa thấy hết trách nhiện của mình nên hiểu quả công việc đạt được chưa cao.
Phong trào thi đua và công tác khen thưởng của Bưu điện thành phố vinh những năm qua đã đạt được những thành công nhất định. Song bên cạnh đó vẫn còn những điểm tồn tại hạn chế phong trào chung cần phải được khắc phục như:
1. Việc kiểm tra đôn đốc có nơi có lúc chưa thường xuyên nên chưa kịp thời phát hiện những nhân tố để nhân rộng những sáng tạo, điển hình tiên tiến của đơn vị.
2. Việc tổ chức thi đua khen thưởng nòn nặng về văn bản thủ tục hành chính, chưa thực sự năng động sáng tạo để tạo ra khí thế làm việc hưng phấn cho người lao động.
3. Chưa xác định chỉ tiểu nội dung thi đua cho mọi đối tượng nên đôi lúc còn lúng túng trong việc vận dụng triển khai tổ chức.
4. Trong công tác tổ chức phân công bố trí lao động, lập kế hoạch, định mức ở nhiều nội dung còn một số hạn chế.
5. Việc bố trí trạng thiết bị phục vụ nơi làm việc còn một số nơi chưa phù hợp với các điều kiện lao động của người lao động
Ngoài ra việc đầu tư trang thiết bị còn chậm trễ và thiếu, không gian làm việc còn chật chội, việc bài trí nơi giao dịch còn chưa khoa học, chưa ngăn nắp nên chưa gây được ấn tượng mạnh với khách hàng.
* Những tồn tại trên của Bưu điện Thành phố Vinh xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, sự hạn chế về trình độ nghiệp vụ chuyên môn của người lao động. Lao động trong đơn vị chủ yếu được đào tạo cách đây vài chục năm mà chưa được đào tạo lại hoặc nếu có thì chỉ sơ qua mang tính ăn xổi chứ chưa được đào tạo kỹ, đào tạo sâu, bài bản nên khi gặp phải công việc phức tạp thường gây cho người lao động tâm lý bối rối, mọi công việc hầu như chỉ ở mức độ hoàn thành chứ chưa thật xuất sắc.
Hai là, tồn tại về bố trí ca làm việc giữa thứ bảy, chủ nhật và ngày thường còn hạn chế vì lưu lượng công việc do tính chất đa dạng có thể ngày thứ bảy và chủ nhật tăng đột biến không dự tính được mà số lượng người lao động cũng như ngày thường thậm chí còn giảm nên không phục vụ được hết khách hàng đó là một điều bất cập trong việc phân công lao động.
Ba là, lao động trong đơn vị còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng bao cấp, ỷ lại. Tư tưởng đó tạo cho họ chỉ cần hoàn thành công việc của mình ở mức vừa phải là đủ, mọi công việc nhiệm vụ được giao chỉ thực hiện chung chung, đại khái không thật sự tận lực. Sự tồn tại này một phần do sự giáo dục truyền đạt tư tưởng của đơn vị đối với người lao động chưa được thông suốt, chưa hiệu quả.
Bốn là, công tác định mức lao động đã được chú trọng những vẫn còn tồn tại chưa phân tích quá trình sản xuất bước công việc thành các bộ phần hợp thành, xác định rõ quá trình sản xuất để loại bỏ những bộ phận thừa, lạc hậu thay thế những bộ phận tiên tiến.
Chưa xác định những hao phí thời gian có ích, để có biện pháp khắc phục trên cơ sở đó xác định trình độ lành nghề của người lao động để cần có máy móc dụng cụ cần dùng, bố trí chế độ làm việc tối ưu và tổ chức nơi làm việc hợp lý.
2.3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tổ chức lao động tại bưu điện Thành phố Vinh - Nghệ An.
a. Thuận lợi
Công tác tổ chức lao động của Bưu điện Thành phố Vinh được kế thừa những kinh nghiệm của ngành và Bưu điện tỉnh Nghệ An. Khi thực hiện được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc, Ban thường vụ công đoàn, các phòng chức năng chuyên môn , nghiệp vụ của Bưu điện Tỉnh, sự ủng hộ của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Thành phố, các ngành, cấp uỷ và UBND các phường, xã tạo điều kiện. Đồng thời cộng với sự đoàn kết nhất trí của tập thể lãnh đạo, sự đồng tình của toàn thể cán bộ công nhân viên đơn vị đã cố gắng phấn đấu thực hiện nhiệm vụ đề ra.
b. Khó khăn
Cùng với những thuận lợi kể trên công việc tổ chức lao động của Bưu điện Thành phố Vinh gặp không ít khó khăn.
Thứ nhất là năm 2006 khi Bưu điện Tỉnh Nghệ An tiến hành đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh và chia tách BC-VT mới ra đời Bưu điện Thành phố Vinh. Đây là khoảng thời gian khá ngắn để đơn vị có thể hoàn thiện công tác tổ chức lao động và cơ cấu bộ máy của mình.
Thứ hai là cơ sở vật chất chưa được ổn định, tại giao dịch trung tâm đang tiến hành cải tạo đầu tư cơ bản, điều kiện phương tiện sản xuất còn hạn chế, các cơ sở Bưu điện khu vực vẫn còn phải thuê nhà của dân, của cơ quan.
Thứ ba, lực lượng lao động phần lớn là nữ, đã phục vụ từ những năm chống Mỹ, tuổi cao, lại do ảnh hưởng của thời kỳ bao cấp nhiều năm, nên khi chuyển sang cơ chế mới chậm thích ứng và có nhiều lúng túng. Thay đổi cách nghĩ, cách làm của số người này theo phương pháp lao động khoa học đòi hỏi sự bền bỉ, lâu dài.
Thứ tư là những năm gần đây đã được tăng cường lực lượng lao động trẻ, được đào tạo qua các trường, có trình độ tay nghề nhưng do tuổi đời, tuổi nghề còn ít nên chưa có ý thức đầy đủ về sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Thứ năm, trang thiết bị phục vụ nơi làm việc có chỗ chưa đảm bảo, chưa đồng bộ, còn chậm, tiến hành chưa kịp thời nên ảnh hưởng đến người lao động làm việc chưa được tốt.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC
LAO ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ VINH
3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN.
3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh doanh
Bưu điện Thành phố Vinh là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điệnTỉnh Nghệ an, hoạt động chuyên ngành bưu chính viễn thông.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Bưu điện Thành phố Vinh là sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực:
- Khai thác và vận chuyển Bưu phẩm, Bưu kiện, báo chí nội tỉnh.
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính – phát hành báo chí trên địa bàn Thành phố.
- Cung cấp các dịch vụ viễn thông tại các điểm giao dịch và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh viễn thông trên địa bàn Thành phố.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông liên quan đến dịch vụ do đơn vị cung cấp
- Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng công ty BCVT cho phép
Trong những năm gần đây Bưu điện Thành phố Vinh đã không ngừng đổi mới, phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh dịch vụ Bưu chính viễn thông, mặt khác mở thêm nhiều các loại hình dịch vụ khác đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trên địa bàn thành phố và tỉnh Nghệ An, ngoài những dịch vụ truyền thống như chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngành bưu chính nói chung và cụ thể tại Bưu điện thành phố đã có thêm nhiều dịch vụ mới, chất lượng cao như : Chuyển tiền nhanh, chuyển tiền quốc tế, chuyển phát nhanh EMS, EMS thoả thuận, dịch vụ uỷ thác, Tiết kiệm Bưu điện, dịch vụ quà tặng, điện hoa, dịch vụ phát hàng thu tiền COD, bảo hiểm nhân thọ bưu chính đồng thời về chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao hơn đặc biệt là công tác chăm sóc khách hàng. ở Bưu điện thành phố Vinh khách hàng thực sự được coi là thượng đế , khách hàng được phục vụ chu đáo, được tôn trọng, được đề cao, được đáp ứng như khác hàng mong muốn. Kết quả sản xuất hàng năm các kế hoạch đều đạt và vượt mức kế hoạch Bưu điện Tỉnh giao. Kế hoạch sản lượng, doanh thu hàng năm đều tăng trưởng bình quân 11% - 28% so với năm trước. Là đơn vị có doanh thu cao đứng thứ hai trong số các đơn vị trực thuộc của Bưu điện Nghệ An vì vậy việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của Bưu điện Thành phố Vinh đã góp phần đáng kể vào thành tích chung của Bưu điện Tỉnh Nghệ An.
Bưu điện Thành phố Vinh là đơn vị sản xuất kinh doanh, phục vụ các dịch vụ bưu chính viễn thông, hoạt động chủ yếu là lĩnh vực dịch vụ Bưu chính. Đặc điểm của thông tin bưu chính ngành Bưu điện khác biệt so với các ngành kinh tế khác đó là:
Sản phẩm của ngành bưu chính viễn thông là loại sản phẩm đặc biệt mang tính vô hình, nó không phải là những mặt hàng cụ thể để trưng bày bán ở các quầy hàng. Để khách hàng biết và sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngành bưu điện là do công tác tư vấn, giới thiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ của ngành, đơn vị, của người trực tiếp bán hàng đến người tiêu dùng. Đặc điểm này cho thấy vai trò, tầm quan trọng của lao động bán hàng (Giao dịch viên) quyết định rất lớn đến kết quả kinh doanh.
Lưu lượng thông tin bưu chính (thư từ, bưu phẩm, bưu kiện) là đại lượng ngẫu nhiên tăng giảm phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Thông tin bưu chính là loại nghiệp vụ thực hiện quá trình nhận gửi, vận chuyển, giao phát các loại bưu phẩm, bưu kiện, chuyển tiền từ người gửi đến người nhận theo phương thức truyền đưa nguyên vẹn hình thức và nội dung ban đầu của vật phẩm tới người nhận. Các bưu gửi được chấp nhận như thế nào ở người gửi, phảiđưa đúng như vậy cho người nhận. Không có sự biến đổi nào về hình thức cũng như nội dung. Các tin tức được chuyển dời theo thời gian và không gian. Các bưu gửi phải đảm bảo an toàn 100%, không mất mát, rách nát, hư hỏng, không được tiết lộ nội dung. Đặc điểm này chi phối đến quá trình thay đổi công nghệ trong thông tin bưu chính trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều khó khăn.
Quá trình sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới thông tin và phương tiện vận chuyển, quá trình sản xuất mang tính dây chuyền: đó là việc tham gia vào quá trình truyền đưa tin tức bưu chính có nhiều cá nhân tập thể , nhiều xí nghiệp ở nhiều tỉnh thành, thậm chí nhiều nước tham gia. Muốn cho quá trình sản xuất thực hiện được phải thống nhất về thể lệ, thủ tục, qui trình khai thác, và khớp hành trình từ khâu đầu đến khâu cuối cùng. Lao động của mỗi cá nhân, tập thể chỉ là lao động bộ phận. Kết quả sản xuất một sản phẩm dịch vụ, thể hiện công sức của các tập thể và cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất.
Một đặc điểm của thông tin bưu chính là quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ không tách rời nhau: Khi nhận gửi bưu gửi của khách hàng , cũng là lúc bắt đầu quá trình sản xuất, bắt đầu quá trình tiêu thụ sản phẩm. Khi phát bưu gửi cho người nhận cũng là lúc chấm dứt quá trình sản xuất, đồng thời chấm dứt quá trình sử dụng phương tiện thông tin của người sử dụng. Như vậy quá trình tiêu thụ xẩy ra đồng thời với quá trình sản xuất. Bưu điện không thể tự sản xuất nếu không có nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ. Không phải như các ngành sản xuất khác là sản xuất ra hàng hoá rồi mới tiêu thụ sau, mà ở ngành bưu điện sản phẩm được tạo ra và tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất.
Trong ngành Bưu điện phải chú ý đặc biệt đến chất lượng thông tin, qui định nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm của ngành là không có thứ phẩm. Mục đích kiểm tra chất lượng trong khai thác bưu chính là phát hiện và phòng ngừa sai sót xẩy ra.
Trong những năm gần đây, từ khi nền kinh tế của nước ta chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, qui luật cạnh tranh đã diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt, đòi hỏi ngành Bưu điện phải quan tâm đến mối quan hệ với khách hàng, luôn cải tiến tổ chức, quan tâm phát triển mạng lưới, bố trí máy móc thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về lĩnh vực dịch vụ bưu chính viễn thông
Bưu điện Thành phố Vinh là đơn vị là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc Bưu điện Tỉnh Nghệ An có chức năng sản xuất kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn Thành phố Vinh, đối tượng phục vụ là mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Bưu chính- Viễn thông, cụ thể Bưu điện Thành phố hoạt động chủ yếu các lĩnh vực:
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính – phát hành báo chí như: Dịch vụ chuyển tiền, Bưu phẩm, Bưu kiện, Điện hoa, chuyển phát nhanh EMS, Tiết kiệm Bưu điện, nhận đặt báo chí dài hạn, bán lẻ báo chí, bán tem thư, phong bì
- Cung cấp các dịch vụ viễn thông tại các điểm giao dịch và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh viễn thông trên địa bàn thành phố như: Điện thoại, Điện báo, FAX, TELEX, Thu nợ cước điện thoại, bán thẻ, phát triển thuê bao điện thoại.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông: Bán máy điện thoại và các thiết bị viễn thông
- Ngoài ra công ty còn kinh doanh các ngành nghề khác khi thị trường có phát sinh nhu cầu và được tổng công ty cho phép.
Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh Bưu điện Thành phố còn đảm đương nhiệm vụ: Là trung tâm đầu mối tổ chức khai thác quá giang của Bưu điệnTỉnh, đóng chuyển, giao nhận bưu phẩm ,bưu kiện với các tỉnh. Vận chuyển bưu phẩm , bưu kiện, báo chí nội tỉnh. Với tính chất của nhiệm vụ trung tâm đầu mối khai thác quá giang của Tỉnh, nên Bưu điện Thành phố bên cạnh chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch doanh thu hàng năm thì việc hoàn thành nhiệm vụ làm trung tâm đầu mối khai thác quá giang cũng không kém phần quan trọng . Đánh giá kết quả sản xuất hàng năm là việc hoàn thành kế hoạch doanh thu, đồng thời việc thực hiện việc lưu thoát khối lượng công việc ,tổ chức khai thác, giao nhận, vận chuyển tại trung tâm khai thác đảm bảo chỉ tiêu: thời gian, an toàn, chính xác 100%.
Là đơn vị hạch toán phụ thuộc , hàng năm đơn vị thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Bưu điện tỉnh giao như: Chỉ tiêu kế hoạch thu, chi, các chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu phát triển mạng lưới, đảm bảo việc làm, đời sống cho CBCNV và thực hiện tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, cơ chế quản lý của nghành.
3.1.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực.
Tổng số lao động của đơn vị trong giai đoạn 2002-2006 hàng năm tương đối ổn định , có tăng nhưng không đáng kể, chỉ riêng năm 2003 do thay đổi sắp xếp tổ chức sản xuất , BĐT chuyển bộ phận thu cước viễn thông của công ty viễn thông về BĐTP nên lao động tăng do 40 người được điều chuyển theo nhiệm vụ .
Do đặc điểm ngành bưu chính, tính chất công việc của BĐTP, công việc phù hợp với nữ giới, đồng thời do đào tạo ở các trường nghiệp vụ bưu điện lao động cho ngành bưu chính chủ yếu là nữ nên lao động nữ ở bưu điện Thành phố chiếm 85% - 86% . Lao động nam chỉ tập trung ở các tổ lái xe , hộ tống, phát nhanh, quản lý . Các trung tâm giao dịch 100% là nữ.
- Với nhiệm vụ chính của đơn vị là sản xuất kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, nên lao động chủ yếu của đơn vị là lao động trực tiếp sản xuất chiếm 85 – 90% lao động toàn đơn vị.
- Lao động gián tiếp là các bộ phận quản lý tài chính kế toán, kế hoạch, tổ chức lao động tiền lương, các chuyên viên chức năng chiếm 10-15% lao động của đơn vị. Tốc độ tăng trưởng của lao động gián tiếp trong 5 năm là 10,5%.
- Số lao động có trình độ đại học cao đẳng của các năm 2002 - 2006 tăng dần, năm 2002 - 2006 tăng 37 người, hàng năm chiếm tỷ lệ từ 7,5-18,3% lao động toàn đơn vị, bình quân các năm chiếm tỷ lệ 9,5%, tốc độ tăng trưởng bình quân các năm là 38,32%
- Số lao động có trình độ trung cấp của các năm 2002 - 2006 tương đối ổn định , năm 2002 - 2006 chỉ tăng 18 người, hàng năm chiếm tỷ lệ từ 14 - 17% lao động toàn đơn vị. Bình quân lao động trình độ trung cấp các năm 2002 - 2006 chiếm tỷ lệ 15,34%
- Số lao động có trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật năm 2002 - 2006 không tăng, chiếm tỷ lệ 60-75% lao động toàn đơn vị. Bình quân lao động trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật các năm 2002 - 2006 chiếm tỷ lệ 71,22% Tốc độ tăng trưởng bình quân các năm là 0,87% .
Bình quân số lao động chưa qua đào tạo của các năm chiếm tỷ lệ 3,54%
Từ thực tế hiệu quả sử dụng lao động của Bưu điện thành phố thể hiện những ưu nhược điểm sau:
- Tốc độ tăng lao động hàng năm đều thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động của đơn vị, thể hiện tính hiệu quả của việc sử dụng bố trí lao động của đơn vị tốt.
- Với hiệu quả sử dụng lao động của đơn vị nên hàng năm năng suất lao động bình quân đều được tăng lên 17,25 %.
- Chất lượng đội ngũ ngày một nâng cao thể hiện ở tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng đại học ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng của lao động trình độ đại học ngày càng cao, tỷ lệ lao động trình độ sơ cấp, công nhân giảm dần do đơn vị thực hiện tốt công tác đào tạo , nâng cao trình độ đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tuy nhiên về đội ngũ lao động tại Bưu điện thành phố vẫn còn một số tồn tại, tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp chuyên môn chiếm tỷ lệ cao so với tổng số lao động của đơn vị, thậm chí còn có số lao động chưa qua đào tạo nghề.
Xuất phát từ đặc điểm: Bưu điện Nghệ An là đơn vị kinh tế thành viên của Tổng công ty BC - VT Việt Nam, hạch toán phụ thuộc và Bưu điện Thành phố Vinh là đơn vị trực thuộc Bưu điện Nghệ An, do đó chức năng tuyển dụng lao động là do giám đốc Bưu điện Tỉnh tuyển và phân phối cho các đơn vị trực thuộc trong đó có Bưu điện Thành phố Vinh.
Qui trình tuyển dụng và phân bổ lao động của Bưu điện Tỉnh là căn cứ vào kế hoạch lao động hàng năm của đơn vị trực thuộc xây dựng và trình lên Bưu điện Tỉnh.
Bưu điện Thành phố Vinh hàng năm căn cứ vào các yếu tố sau đây để xây dựng kế hoạch lao động trình Bưu điện Tỉnh:
- Định mức lao động, công nghệ của Bưu điện Tỉnh và cơ sở hàng năm
- Phương án cải tiến tổ chức sản xuất và bố trí sắp xếp lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ của đơn vị.
- Dự kiến số lao động nghỉ các chế độ hàng năm.
Từ đó xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương cho năm, kế hoạch trình Bưu điện Tỉnh gồm:
+ Nhu cầu lao động định biên cần tăng thêm.
+ Nhu cầu về trình độ và nghề đào tạo của lao động.
Bưu điện Thành phố chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp lực lượng lao động, bố trí sắp xếp lao động theo nhu cầu thực tế tổ chức sản xuất của đơn vị.
Ví dụ:
Năm 2006 Bưu điện Thành phố Vinh lập kế hoạch nhu cầu lao động căn cứ các điều kiện:
- Qua khảo sát đường thư Bưu tá, dự kiến tổ chức lại sản xuất, năm 2007 tăng thêm 2 đường thư.
- Để đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh mở thêm dịch vụ Phát tại nhà.
- Tăng cường công tác tiếp thị bán hàng và chăm sóc khách hàng.
- Trong năm có 7 người ở các bộ phận về nghỉ hưu theo chế độ.
Bưu điện Thành phố Vinh lập nhu cầu lao động gửi Bưu điện Tỉnh như sau:
3.1.3. Yêu cầu đối với đội ngũ lao động tại đơn vị.
Bưu điện Thành phố Vinh là đơn vị sản xuất kinh doanh bởi vậy đội ngũ lao động tại đơn vị được chia thành hai nhóm.
+ Đối với công tác làm quản lý:
Cán bộ làm công tác quản lý được đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng trình độ cao đẳng, đại học quản lý kinh tế và kinh doanh, các khoá bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài ngành Bưu điện. Trên cơ sở làm việc gì, sắp xếp vị trí nào thì có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn , nghiệp vụ đó. Đặc biệt từ năm 2003 đến nay, do đơn vị thay đổi mô hình tổ chức sản xuất, các tổ giao dịch, tổ khai thác được nâng tầm từ Tổ thành Trung tâm, yêu cầu về công tác quản lý của trung tâm cũng đòi hỏi cao hơn trước, nên các trưởng, phó Trung tâm đều được cử đi đào tạo trình độ đại học tại trường ở địa phương để vừa học vừa có điều kiện tham gia công tác
+ Đối với lao động trực tiếp sản xuất:
Việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh đã được đơn vị hết sức chú trọng vì đây là đội ngũ thực sự tạo ra doanh thu cho đơn vị.
- Đối với nhóm lao động tạo doanh thu như nhân viên tiếp thị, giao dịch viên tại các Bưu cục, ki ốt: Nhóm lao động này thường xuyên được cử đi bồi dìng các khoá ngắn hạn như Marketing, chăm sóc khách hàng, giao tiếp và ứng xử tại trường ngành hoặc tổ chức ở Bưu điện Tỉnh nhằm nâng cao kỹ năng giao dịch khách hàng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, hiểu biết về các sản phẩm mới.
- Đối với nhóm lao động thực hiện nhiệm vụ khối lượng như: Công nhân khai thác Bưu phẩm, Bưu kiện, EMS, đối soát chuyển tiền, do việc đầu tư về công nghệ và máy tính, sự đổi mới về tổ chức khai thác và vận chuyển đơn vị đã phối hợp với phòng quản lý nghiệp vụ Bưu điện Tỉnh tổ chức đào tạo tại chỗ về quy trình nghiệp vụ đồng thời cử đi đào tạo bồi dưỡng tại trường ngành và tham gia tập huấn theo tổ chức của ngành.
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN.
Qua tìm hiểu, tiếp cận hoạt động của bưu điện Thành phố Vinh cho thấy công tác tổ chức lao động đã được đơn vị quan tâm và đã đưa lại hiệu quả cao cho quá trình công tác tổ chức lao động, tuy nhiên cũng qua nghiên cứu tình hình thực tế vẫn còn một số vấn đề chưa phù hợp, những điểm thiếu sót cần khắc phục. Để góp phần tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác tổ chức lao động, tôi xin được đưa ra một số biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại Bưu điện Thành phố Vinh như sau.
3.2.1 Hoàn thiện các hình thức kích thích vật chất, tinh thần cho người lao động.
Trong thời gian qua, Bưu điện Thành phố đã có những chính sách khuyến khích động viên CBCNV lao động theo cơ chế của Bưu điện Tỉnh và cơ chế riêng của đơn vị, tuy nhiên việc động viên khen thưởng có nhiều lúc còn hình thức, chiếu lệ, thiếu sâu sát, đặc biệt là đối với việc sáng tạo cái mới đem lại hiệu quả, chỉ đánh giá ở mức chung chung, nên chưa phát huy được tiềm năng sẵn có trong đội ngũ đông đảo nhân viên. Do vậy, theo tôi trong thời gian tới Bưu điện Thành phố cần thực hiện một số biện pháp theo các hướng sau:
+ Khuyến khích, ưu tiên những ý tưởng mới, những sáng tạo mới có thể đem lại kết quả thiết thực cho đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho những ý tưởng có điều kiện thực nghiệm tại đơn vị.
+ Phát động thành phong trào thi đua sâu rộng trong toàn đơn vị và mỗi nhóm - tổ , trung tâm trực tiếp thực hiện, sáng tạo trên nhiều phương diện.
+ Có bộ phận trực tiếp thu nhận ý kiến góp ý của các nhân viên trên toàn mạng lưới để ngày càng hoàn thiện hơn các dịch vụ, thể lệ quy trình.
+ Để phát huy tính sáng tạo của người lao động, việc vận động và tổ chức các phong trào thi đua củađơn vị cần phải chú ý các bài học sau:
Thứ nhất, phải thấm nhuần tư tưởng thi đua là một tất yếu khách quan, nảy sinh trong lao động tập thể, gắn liền với phong trào quần chúng, là một trong những biện pháp quan trọng để xây dựng các nhân tố mới, thông qua phong trào thi đua biến nó thành một trường học đặc biệt để đào tạo xây dựng đội ngũ, đồng thời thi đua là một biện pháp tích cực để thực hiện tốt công tác quản lý, là cơ sở để khen thưởng một cách đích thực và có tác dụng động viên giáo dục nêu gương.
Thứ hai, đề ra được các chính sách thi đua khen thưởng cho phù hợp, tạo được các phong trào thi đua sâu rộng, liên tục và nhiều mặt, từ quản lý, sản xuất kinh doanh đến văn hoá, văn nghệ thể thao, tạo thêm nhiều khí thế sôi nổi, tạo thêm sức khoẻ để thực hiện tốt công việc được giao. Đồng thời, các biện pháp, hình thức tổ chức động viên thi đua đa dạng, phong phú, khơi dậy được tính tự giác, sáng tạo, vượt khó của cán bộ công nhân viên.
Thứ ba, là phong trào thi đua phải được duy trì thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh.
Thứ tư, là việc xây dựng các mục tiêu, nội dung của các phong trào thi đua bám sát chủ trương, đờng lối của Đảng, Nhà nước và của ngành. Chỉ tiêu và nội dung thi đua phải thiết thực, phù hợp với tình hình đặc điểm của đơn vị.
Trong công tác thi đua đơn vị cần thực hiện tốt hơn một số nội dung sau:
- Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng để mọi người nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của công tác thi đua khen thưởng, để công tác thi đua tiếp tục là động lực của mọi cá nhân, tập thể.
- Xây dựng hoàn thiện các quy chế thi đua khen thưởng. Gắn kết chặt chẽ thi đua với khen thưởng, có tiêu chuẩn khen thưởng thiết thực, đúng đối tượng, chú trọng khen thưởng các đơn vị cơ sở và các cá nhân. Khen thưởng đồng thời cả về mặt tinh thần lẫn vật chất để nâng cao tác dụng động viên khuyến khích. Về chế độ khen thưởng đơn vị nên thực hiện việc bình bầu khen thưởng các tháng, quý thay vì thực hiện bình bầu khen thưởng khi sơ kết 6 tháng và tổng kết cuối năm nhằm tạo động lực thúc đẩy kịp thời cán bộ công nhân viên chức hăng say hơn trong công việc. Tiếp tục khuyến khích các cá nhân, tổ sản xuất kinh doanh đăng ký thi đua giành danh hiệu lao động giỏi; chiến sỹ thi đua; tập thể lao động giỏi; tập thể lao động xuất sắc.
Thứ 5: Đảm bảo các chế độ đãi ngộ và phúc lợi
Chế độ trả lượng hiện nay của Bưu điện Tành phố Vinh bưu điện tỉnh nghệ An về cơ bản là dựa trên nguyên tắc trả lương theo chất lượng và hiệu quả công việc, đảm bảo công khai, mọi người lao động có thể tính toán được tiền lương mà bản thân được hưởng. Cơ cấu tiền lương được chia làm 2 phần, gồm lương chính sách theo quy định của Nhà nước và phần lương khoán được gắn kết giữa giá trị lao động của cá nhân và kết quả thực hiện chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của đơn vị. Phần lương khoán chiếm từ 70% đến 75% trong tổng số lương, như vậy trong cơ cấu lương đã coi trọng đến chất lượng và hiệu quả công việc, do đó khuyến khích người lao động hăng say, tích cực làm việc.
Tuy nhiên, cơ chế trả lương như đã nói ở trên chưa có tác dụng khuyến khích người lao động. Đơn vị nên tiến hành trả lương khuyến khích căn cứ vào mức độ cống hiến, mức độ hoàn thành công việc được đánh giá hàng tháng, hàng quy, năm
3.2.2 Tăng cường kỷ luật lao động:
Kỷ luật và thi hành kỷ luật là khía cạnh quan trọng trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Thi hành kỷ luật bao gồm hình phạt một nhân viên không đáp ứng tiêu chuẩn đã ấn định. Thi hành kỷ luật có hiệu quả là nhằm vào hành vi sai trái của nhân viên. Thi hành kỷ luật một cách tuỳ tiện, không chính xác không những nguy hại đến nhân viên mà còn có hại với tổ chức. Do đó, thi hành kỷ luật không nên áp dụng bừa bãi. Thi hành kỷ luật thường không phải là một giải pháp tối ưu. Do đó tiến hành thi hành kỷ luật cần phải năng động
Thực trạng việc thực hiện chấp hành kỷ luật lao động của cán bộ công nhân viên tại Bưu điện Thành phố trong những năm qua tương đối tốt. Tuy nhiên, để duy trì được thành quả này đòi hỏi sự cố gắng rất cao của toàn thể các đơn vị, cụ thể đơn vị cần tập trung lãnh đạo thực hiện tốt một số việc sau đây:
+ Cần tăng cường việc giáo dục nhận thức về kỷ luật lao động như: Tuyên truyền phổ biến các nội quy lao động, thảo luận kiểm điểm tình hình kỷ luật lao động ở các cuộc họp tổ, trung tâm sản xuất, bộ phận sản xuất và toàn đơn vị. Dùng các phương tiện thông tin như: Bản tin, thông báo bằng công văn trong toàn đơn vị để thông báo kịp thời tình hình kỷ luật lao động trong đơn vị.
+ Khi biện pháp giáo dục thuyết phục kém hiệu quả đối với cán bộ công nhân viên vi phạm kỷ luật lao động hoặc là lỗi vi phạm kỷ luật lao động ở mức nặng thì bắt buộc phải sử dụng biện pháp như: phê bình, cảnh cáo, hạ cấp bậc (nếu giữ vị trí cán bộ), buộc thôi việc. Tuy nhiên, nếu người vi phạm có thành khẩn thì giảm nhẹ hình phạt.
+ Mỗi khi có xử lý kỷ luật cần thông báo cho các trung tâm tổ biết và yêu cầu thông báo đến toàn thể CBCNV trong đơn vị.
+ Việc thi hành kỷ luật phải theo một trình tự khoa học, hợp lý, theo đúng thủ tục. Việc thi hành kỷ luật cần phải tuỳ theo mức độ mà áp dụng đi từ thấp đến cao, tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ. Tuỳ cơ ứng biến.
Cho nghỉ việc là hình thức nặng nhất nó luôn gây tổn thương cho người bị kỷ luật và cho cả gia đình họ. Ngoài ra còn gây cú xốc tâm lý cho bạn bè đồng nghiệp, với người lãnh đạo khi giải quyết công việc này sao cho khéo léo và tạo sự thải mái trong tâm lý chung trong đơn vị.
3.2.3 Đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động:
Trong công tác đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động của Bưu điện Thành phố Vinh trong 4 năm qua đã thực hiện khá tốt, đến năm 2005 số lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng tăng dần, tỷ lệ lao động trình độ sơ cấp ngày một giảm. Lao động thuộc các bộ phận: Tiếp thị bán hàng, kiểm soát viên, giao dịch viên đều được tham dự những khoá đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ, Bưu điện Thành phố có kế hoạch cụ thể về số lao động được đi đào tạo Đại học tại chức về quản trị kinh doanh cho cán bộ trưởng phó các trung tâm. Tuy nhiên, do điều kiện trường đào tạo nghiệp vụ của ngành ở xa (Hà Đông), thời gian, phương tiện đi lại khó khăn, nên việc nâng cao trình độ cho số công nhân lên trung cấp chưa được nhiều. Qua phân tích, đến thời điểm năm 2006, số lao động có trình độ trung cấp tại đơn vị chỉ chiếm 17,3% và số lao động sơ cấp chiếm tới 60,7%. Tỷ lệ này còn quá thấp so với yêu cầu ngày càng cao của xã hội.Trong thời gian tới Bưu điện Thành phố cần tập trung đào tạo người lao động theo các nội dung chính sau đây:
Trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị chia tách Bưu chính và Viễn thông như hiện nay, đã buộc làm các doanh nghiệp Bưu chính phải “tự vận động mạnh mẽ hơn” để tồn tại. Không chỉ các dịch vụ mới ra đời mà ngay cả các dịch vụ Bưu chính truyền thống cũng có nhiều sự thay đổi về phương thức sản xuất kinh doanh. Do đó việc nghiên cứu và xây dựng hoàn thiện thể lệ quy trình một cách chuẩn mực là yếu tố tất yếu.
Vì vậy, các cán bộ công nhân viên Bưu điện Thành phố cần phải được bồi dưỡng nâng cao, đào tạo kịp thời kiến thức về chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đảm bảo nhân viên trong toàn đơn vị hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp, hiểu rõ quá trình sản xuất kinh doanh, nhận thức được một cách sâu sắc về yêu cầu chất lượng sản phẩm mà mình cung cấp, từ đó đáp ứng khách hàng tốt hơn.
3.2.4 Tổ chức phân công và hiệp tác lao động khoa học hợp lý:
a. Phân công lao động khoa học hợp lý.
Phân công lao động chính là quá trình tách riêng các hình thức khác nhau trong hoạt động lao động, đem quá trình lao động căn cứ vào những điều kiện nhất định mà phân chia ra các loại công việc khác nhau. Thực hiện tốt công tác phân công và hiệp tác lao động sẽ giúp cho đơn vị đạt được hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh và trong công tác quản trị nhân lực.
Đối với Bưu Điện Thành phố Vinh, do đặc điểm riêng của quá trình sản xuất là: Lượng tải đi - đến – qua không đồng đều; yêu cầu sản phẩm Bưu chính - Viễn thông không có thứ phẩm; mạng thông tin trải rộng nên việc phân công lao động cần chú trọng ở những điểm sau:
- Phân công lao động toàn năng: Tức là kiêm nhiệm chức năng của một nghề và một số chức năng của các nghề khác. Phân công lao động toàn năng được ứng dụng ở những nơi có lượng tải nhỏ như các bưu cục 3; Những lao động làm nhiệm vụ thay thế nghỉ bù, phép Những lao động này phải làm việc toàn năng mới có thể thay thế được.
- Phân công lao động chuyên nghề: Đây là hình thức phân công lao động làm các chức năng trong sản xuất của từng nghề như trong sản xuất Bưu chính – Phát hành báo chí hoặc sản xuất điện chính (kiêm khai thác điện thoại, điện báo).
- Phân công lao động chuyên sâu: Là việc phân công các lao động làm các công việc chuyên sâu theo từng loại sản phẩm hay từng loại thiết bị. Hình thức phân công này áp dụng cho những nơi có khối lượng sản phẩm thông tin lớn và làm việc liên tục như: Giao dịch trung tâm - Bưu cục đa dịch vụ có doanh thu cao
Ngoài các hình thức phân công lao động nêu trên, căn cứ vào những đặc điểm riêng có của sản xuất Bưu chính - Viễn thông là: Khối lượng sản phẩm không đồng đều giữa các giờ trong ngày; Giữa các ngày trong tháng; Giữa các tháng trong năm để phân công lao động. Vì vậy, việc phân công lao động còn chú ý bao hàm cả khái niệm điều độ lao động tức là: Điều độ lao động trong ca (Giờ nhiều việc nhiều người, ít việc ít người ); Điều độ lao động trong tuần (Điều độ giữa ngày thường và ngày chủ nhật, thứ 7); Điều độ lao động trong tháng (bố trí lao động thay thế nghỉ lễ, phép, thứ 7, chủ nhật) và điều độ lao động trong năm.
Ngoài ra, sự phân công lao động luôn gắn liền với sự thay đổi về TCSX và TCLĐ, công việc đó thường xuyên được xem xét và có kế hoạch tiến hành đồng thời với kế hoạch sản xuất hàng năm.
Việc tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động cần phải được thực hiện hàng năm để phù hợp với tình hình thị trường và sản xuất kinh doanh của đơn vị. Khối giao dịch, kinh doanh cần được phân bổ hợp lý theo nguyên tắc phân đoạn thị trường, phân đoạn khách hàng và phù hợp với quy mô của trung tâm. Sắp xếp lại lao động tại các bưu cục nhằm bổ sung và hỗ trợ cho nhau giữa các lao động có trình độ chênh lệch. Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn cho bưu cục kiểu mẫu và đơn vị điển hình tiên tiến. Từ đó triển khai trên diện rộng thực hiện xây dựng bưu cục kiểu mẫu.
Trung tâm khai thác bưu chính là bộ phận quan trọng trong quá trình sản xuất của đơn vị, hiện tại lao động ở bộ phận này đang thiếu và yếu cả về sức khoẻ và yếu về chất lượng (việc vận chuyển, khai thác các túi bưu phẩm , bưu kiện , hàng hoá nặng ở đây phù hợp với lao động nam), trong thời gian tới cần khảo sát , định mức lại lao động để kịp thời bổ sung, điều chỉnh lao động có đủ điều kiện về sức khoẻ về chuyên môn để bố trí cho bộ phận này.
Khảo sát khối lượng các tổ bưu tá, phát nhanh, lái xe để tổ chức, sắp xếp lại lao động phục vụ trong việc tăng tốc độ về chuyển phát, khai thác và tăng năng suất lao động, đảm bảo định mức hợp lý chế độ làm việc 40 giờ/ tuần. Đặc biệt là tổ bưu tá và tổ phát nhanh. Hiện nay các khu nhà chung cư cao tầng ở Thành phố Vinh phát triển tương đối nhanh vì vậy đơn vị cần nghiên cứu phương án phát thư báo, bưu phẩm cho nhân dân ở khu chung cư cao tầng để vừa tạo điều kiện thuận tiện cho lực lượng bưu tá, đồng thời cũng đảm bảo chỉ tiêu nhanh chóng, chính xác, an toàn tiện lợi cho khách hàng, vừa giảm được chi phí .
b. Hợp tác lao động chặt chẽ, đồng bộ:
Hợp tác lao động là sự phối hợp các dạng lao động trong một dây chuyền sản xuất. Quá trình hợp tác lao động luôn gắn liền với sự phân công lao động, phân công lao động càng hợp lý thì hợp tác lao động càng chặt chẽ và điều này sẽ góp phần củng cố sự phân công lao động; Phân công lao động càng sâu thì hợp tác lao động càng rộng. Nhiệm vụ của hợp tác lao động là quy định một cách có kế hoạch và duy trì một cách tự giác tỷ lệ hợp lý giữa các hình thức lao động chuyên môn hoá; xác định các mối quan hệ sản xuất hợp lý giữa các bộ phận cấu thành của doanh nghiệp và từng người lao động.
Đặc điểm sản xuất của nghành Bưu chính - Viễn thông đòi hỏi phải có sự hợp tác lao động chặt chẽ và chính xác cao trên toàn mạng lưới. Với mạng lưới sản xuất kinh doanh của Bưu điện Thành phố trên một địa bàn rộng và phức tạp càng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ, chính xác và đồng bộ, không những đồng bộ trong đơn vị mà đòi hỏi đồng bộ nhịp nhàng với mạng toàn tỉnh và Quốc gia.
Trong sản xuất thông tin chúng ta áp dụng hình thức hợp tác cơ bản là: chế độ điều khiển nghiệp vụ, chế độ điều độ thông tin, các quy trình quy phạm kỹ thuật, các chế độ thủ tục khai thác. Các quy định về tổ chức lao động nh tổ chức các ca làm việc hợp lý, quy định nội dung kỹ thuật và tổ chức ca sản xuất. Đó là các hình thức hợp tác nhiều người, nhiều nghề, nhiều chức danh trên toàn bộ dây chuyền sản xuất trong phạm vi toàn Bưu Điện Thành phố. Ngoài ra còn có hình thức hợp tác bằng hợp đồng kinh tế, đây là hình thức hợp tác có bảo đảm cho quá trình sản xuất có đủ điều kiện tiến hành liên tục.
Việc hợp tác lao động chặt chẽ và đồng bộ là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho hoạt động SXKD trở nên nhịp nhàng, cân đối đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Đơn vị.
3.2.5 Thực hiện việc đánh giá lao động và tình hình sử dụng lao động làm căn cứ cho công tác lập kế hoạch nhân lực và khuyến khích nhân viên
Đánh giá thực trạng lao động và tình hình sử dụng lao động là bước rất quan trọng trong công tác lập kế hoạch nhân lực. Việc đánh giá lao động và tình hình sử dụng lao động hiện tại sẽ cho cái nhìn tổng thể về nguồn nhân lực, xác định được điểm mạnh, điểm yếu về mặt nhân lực của đơn vị, từ đó có thể xác định sẽ thừa hay thiếu những loại lao động nào, những kỹ năng nào còn yếu, còn thiếu, cần củng cố, bố sung thêm từ đó xác định các chương trình và chính sách của quản trị nhân sự tiếp theo để giải quyết các vấn đề này.
Áp dụng căn cứ chính xác
Điều quan trọng nhất của công tác đánh giá là đưa ra được những tiêu chí để làm căn cứ cho đánh giá. Những tiêu chí này cần chính xác, phù hợp đối với mỗi loại lao động khác nhau. Việc đánh giá cần công bằng và công khai nên các căn cứ đưa ra phải có tác dụng khuyến khích người lao động phấn đấu hoàn thiện mình, mặt khác giúp đơn vị đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của người lao động, đánh giá được mức độ đóng góp của người lao động đối với thành quả chung.
Hiện tại Bưu điện Thành phố Vinh tiến hành đánh giá nhân viên theo phương pháp chấm điểm. Phương pháp này do Tổng công ty hướng dẫn nay là tập đoàn BCVT và thống nhất thực hiện trong các đơn vị thành viên. Do vậy để làm tốt công tác đánh giá nhân viên, đơn vị cần chú trọng trong cách thực hiện.
Cách thức thực hiện có hiệu quả
Thực hiện chấm điểm chất lượng theo ngày, theo ca làm việc: Dựa vào hệ thống chỉ tiêu chất lượng công tác đã được ban hành, từng tổ đội sản xuất; phòng ban sẽ theo dõi và chấm điểm cho từng ngày hoặc từng ca một. Cuối tháng sẽ thống kê tổng hợp để đánh giá chất lượng cho cả tháng.
Thường xuyên cập nhật, bổ sung chức danh mới chưa có trong bảng xác định hệ số mức độ phức tạp công việc: Bảng xác định hệ số mức độ phức tạp công việc cho từng chức danh, nội dung công việc của toàn đơn vị được thực hiện tại một thời điểm. Trong quá trình phát triển, với sự thay đổi về công nghệ, mở rộng thêm thị trường, triển khai dịch vụ mới, áp dụng những tiến bộ mới vào trong sản xuất và quản lý sẽ nảy sinh những công việc mới, yêu cầu những chức danh mới. Bởi vậy việc cập nhật, bổ sung thường xuyên những chức danh, nội dung công việc này sẽ làm cho người lao động thực hiện công việc nhận thức được trách nhiệm, từ đó xác định được các mục tiêu phấn đấu đồng thời có cơ sở để trả lương, thưởng một cách xứng đáng.
Lập Hội đồng đánh giá chất lượng hàng tháng cho tập thể và cá nhân: Căn cứ bảng chấm điểm chất lượng theo ngày, theo ca làm việc, căn cứ vào tình hình khiếu nại của khách hàng, các chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch được giao, Hội đồng đánh giá chất lượng sẽ xếp loại chất lượng cho từng đơn vị.
Tiến hành cung cấp thông tin phản hồi cho CBCNV và nhận thông tin phản hồi cho phía CBCNV: Đây thực chất là một cuộc thảo luận với CBCNV và kết quả thực hiện công việc của họ, Thông qua cuộc thảo luận, người lao động biết mình được đánh giá như thế nào và họ cần làm gì để thực hiện công việc tốt hơn. Sẽ có những phản ứng khác nhau từ phía CBCNV, họ có thể nói ra trong cuộc thảo luận hoặc không nói, hoặc tỏ ra bất mãn. Do vậy cần khuyến khích tất cả CBCNV chủ động, tích cực tham gia và quá trình đánh giá. Đơn vị có thể lập các hòm thư để nhận ý kiến phản hồi khi người lao động không muốn phản hồi trực tiếp.
Căn cứ sự công bằng trong đánh giá và khuyến khích tất cả CBCNV chủ động, tích cực tham gia vào quá trình đánh giá.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI BƯU ĐIỆN TỈNH NGHỆ AN.
Trong điều kiện hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO thì việc tự chủ trong kinh doanh là yếu tố quan trọng để làm nên thành công cho doanh nghiệp. Ngoài ra tiến trình chia tách bưu chính viễn thông đã chuẩn bị hoàn tất. Vậy Bưu điện Thành phố Vinh có một số kiến nghị sau:
- Nhu cầu đào tạo bổ sung lao động nam có nghiệp vụ cho bộ phận khai thác là rất cần thiết.
- Dịch vụ kinh doanh hàng hoá khác cần phát triển bởi ngành bưu chính phát triển phải quan tâm đến đội ngũ có trình độ, có kiến thức về Marketing, luật thương mại bổ sung vào bộ phận kế hoạch, tiếp thị bán hàng.
KẾT LUẬN
Ngành Bưu chính – Viễn thông là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế, hoạt động của ngành Bưu chính Viễn thông ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất xã hội. Trong xu thế kinh tế hoá toàn cầu, môi trường kinh doanh trong nước đang từng bước thay đổi, bưu điện Thành phố Vinh thuộc Bưu điện Tỉnh Nghệ An cũng đang từng bước đổi thay cho phù hợp với điều kiện kinh doanh mới, trong đó yếu tố công tác tổ chức lao động là vấn đề bức thiết và quan trọng hàng đầu.
Qua thời gian thực tập, được tiếp cận và nghiên cứu về tình hình thực trạng công tác tổ chức lao động tại Bưu điện Thành phố Vinh, cùng với việc phân tích đánh giá để thấy rõ được những khó khăn thuận lợi, ưu nhược điểm và nguyên nhân , trên cơ sở đó em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại Bưu điện Thành phố Vinh.
Mặc dù đã rất cố gắng để nghiên cứu, phân tích và đánh giá, song do khả năng kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Những giải pháp đưa ra có thể còn mang tính chủ quan của cá nhân em. Rất mong được sự bổ sung và góp ý của cô giáo để em hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể ban lãnh đạo Bưu điện Thành phố Vinh, các phòng chức năng đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực tập, xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa quản trị kinh doanh, Thạc sĩ Trần Thị Hoà đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn để em có được kiến thức hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Thành phố Vinh, tháng 6 năm 2007
Môc lôc
Trang
Ch¬ng I: Mét sè vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ tæ chøc lao ®éng trong doanh nghiÖp
1
1.1. Vai trß cña c«ng t¸c tæ chøc lao ®éng trong doanh nghiÖp
1
1.1.1. Kh¸i niÖm vÒ tæ chøc lao ®éng
1
1.1.2. Vai trß cña c«ng t¸c tæ chøc lao ®éng trong doanh nghiÖp
2
1.2. Néi dung cña c«ng t¸c tæ chøc lao ®éng trong doanh nghiÖp
4
1.2.1. Ph©n c«ng vµ hîp t¸c lao ®éng trong doanh nghiÖp
4
1.2.2. Tæ chøc vµ phôc vô n¬i lµm viÖc
8
1.2.3. §iÒu kiÖn lao ®éng
13
1.2.4. ChÕ ®é lµm viÖc, nghØ ng¬i
14
1.2.5. C«ng t¸c x©y dùng ®Þnh møc lao ®éng
16
1.2.6. KÝch thÝch vËt chÊt, tinh thÇn ®èi víi ngêi lao ®éng
17
1.2.7. Tæ chøc ®µo t¹o n©ng cao tr×nh ®é cho ngêi lao ®éng
18
1.2.8. Tæ chøc kû luËt vµ thi ®ua trong lao ®éng
18
1.3. Nh©n tè ¶nh hëng tíi c«ng t¸c tæ chøc lao ®éng cña doanh nghiÖp
19
1.3.1. Nh©n tè bªn trong doanh nghiÖp
19
1.3.2. Nh©n tè bªn ngoµi doanh nghiÖp
23
Ch¬ng II: Thùc tr¹ng c«ng t¸c tæ chøc lao ®éng bu ®iÖn TP.Vinh - NghÖ An
26
2.1. Kh¸i qu¸t vÒ bu ®iÖn Thµnh phè Vinh
26
2.1.1. Qu¸ tr×nh ph¸t triÓn cña bu ®iÖn Thµnh phè Vinh - NghÖ An
26
2.1.2. §Æc ®iÓm vÒ tæ chøc bé m¸y
29
2.1.3. §Æc ®iÓm vÒ lao ®éng
34
2.1.4. §Æc ®iÓm vÒ c¬ së vËt chÊt kü thuËt m¹ng líi phôc vô
36
2.1.5. §Æc ®iÓm vÒ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh
38
2.1.6. KÕt qu¶ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña bu ®iÖn Thµnh phè Vinh
39
2.2. Thùc tr¹ng c«ng t¸c tæ chøc lao ®éng cña Bu ®iÖn TP.Vinh - NghÖ An
41
2.2.1. Thùc tr¹ng viÖc ph©n c«ng vµ hîp t¸c lao ®éng trong ®¬n vÞ
41
2.2.2. Thùc tr¹ng c«ng t¸c tæ chøc vµ phôc vô n¬i lµm viÖc
44
2.2.3. Thùc tr¹ng ®iÒu kiÖn lao ®éng
48
2.2.4. Thùc tr¹ng chÕ ®é lµm viÖc nghØ ng¬i
51
2.2.5. Thùc tr¹ng c«ng t¸c x©y dùng ®Þnh møc lao ®éng
51
2.2.6. Thùc tr¹ng c«ng t¸c kÝch thÝch vËt chÊt, tinh thÇn ®èi víi ngêi lao ®éng
61
2.2.7. Thùc tr¹ng c«ng t¸c ®µo t¹o n©ng cao tr×nh ®é cho ngêi lao ®éng
63
2.2.8. Thùc tr¹ng c«ng t¸c kû luËt vµ thi ®ua trong lao ®éng
64
2.3. ý kiÕn nhËn xÐt rót ra tõ thùc tr¹ng c«ng t¸c tæ chøc lao ®éng t¹i bu
®iÖn Thµnh phè Vinh - NghÖ An
69
2.3.1. Nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®îc
69
2.3.2. Nh÷ng vÊn ®Ò cßn tån t¹i vµ nguyªn nh©n cña tån t¹i
70
2.3.3. Nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n trong c«ng t¸c tæ chøc lao ®éng t¹i bu
®iÖn Thµnh phè Vinh - NghÖ An
72
Ch¬ng III: Mét sè biÖn ph¸p hoµn thiÖn c«ng t¸c tæ chøc lao ®éng t¹i
Bu ®iÖn Thµnh phè Vinh
74
3.1. Môc tiªu ph¸t triÓn cña bu ®iÖn Thµnh phè Vinh - NghÖ An
74
3.1.1. Môc tiªu ph¸t triÓn kinh doanh
74
3.1.2. Môc tiªu ph¸t triÓn nguån nh©n lùc
78
3.2. §Ò xuÊt mét sè biÖn ph¸p hoµn thiÖn c«ng t¸c tæ chøc lao ®éng t¹i
Bu ®iÖn Thµnh phè Vinh - NghÖ An
81
3.2.1. Hoµn thiÖn c¸c h×nh thøc kÝch thÝch vËt chÊt, tinh thÇn cho ngêi lao ®éng
82
3.2.2. T¨ng cêng kû luËt lao ®éng
84
3.2.3. §µo t¹o vµ n©ng cao tr×nh ®é cho ngêi lao ®éng
85
3.2.4. Tæ chøc ph©n c«ng vµ hiÖp t¸c lao ®éng khoa häc hîp lý
86
3.2.5. Thùc hiÖn viÖc ®¸nh gi¸ lao ®éng vµ t×nh h×nh sö dông lao ®éng lµm
c¨n cø cho c«ng t¸c lËp kÕ ho¹ch nh©n lùc
89
3.3. Mét sè kiÕn nghÞ víi bu ®iÖn tØnh NghÖ An
91
KÕt luËn
92
Phô lôc
93
Tµi liÖu tham kh¶o
Tµi liÖu tham kh¶o
1. TS. Vò Träng Phong: Gi¸o tr×nh tæ chøc lao ®éng khoa häc. Häc viÖn C«ng nghÖ Bu chÝnh ViÔn th«ng, 2005.
2. TS. Hµ V¨n Héi: Qu¶n trÞ nguån nh©n lùc. Häc viÖn C«ng nghÖ Bu chÝnh ViÔn th«ng, 2005.
3. TS. Hµ V¨n Héi - GS.TS. Bïi Xu©n Phong - TS. Vò Träng Phong: Qu¶n trÞ nguån nh©n lùc trong doanh nghiÖp bu chÝnh viÔn th«ng. NXB Bu ®iÖn, 2002.
4. §ç ViÕt ThuÇn: §Þnh møc kinh tÕ kü thuËt trong ngµnh bu chÝnh viÔn th«ng. ViÖn kinh tÕ Bu ®iÖn, 2004.
5. Tæ chøc lao ®éng trong doanh nghiÖp. NXB Thanh niªn, 1999.
6. TS. NguyÔn V¨n Vinh: Bµi gi¶ng "Tæ chøc lao ®éng khoa häc trong doanh nghiÖp bu chÝnh viÔn th«ng". ViÖn kinh tÕ Bu ®iÖn.
7. Bµi gi¶ng "Tæ chøc lao ®éng". Khoa qu¶n trÞ kinh doanh I - Häc viÖn C«ng nghÖ Bu chÝnh ViÔn th«ng.
8. TS. NguyÔn ThÞ Minh An: Bµi gi¶ng kinh tÕ bu chÝnh viÔn th«ng. Khoa qu¶n trÞ kinh doanh I - Häc viÖn C«ng nghÖ Bu chÝnh viªn th«ng.
9. §Þnh luËt vµng - Cernergie - NXB Thanh niªn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KhL.doc
- PHLC~1.DOC