Đề tài Biện pháp hoàn thiện trả lương sản phẩm ở Công ty Bê tông - Thép Ninh Bình

Công ty Bê tông – Thép Ninh Bình không áp dụng chế độ tiền lương luỹ tiến .Điều đó rất khó cho công ty mỗi khi thị trường có biến động về nhu cầu sản phẩm bê tông hoặc sản phẩm thép. Đơn cử như khoảng từ tháng 10/ 2003 đến tháng 3/ 2004 khi mà nhu cầu thép trên thị trường trong nước cũng như thế giới tăng mạnh mặc dù gái thép tăng trên 50 % so với tháng 7/ 2003 và công ty thường xuyên không có đủ hàng để bán. Vậy tại sao công ty không áp dụng chế độ lương luỹ tiến để khuyến khích công nhân tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

doc60 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp hoàn thiện trả lương sản phẩm ở Công ty Bê tông - Thép Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề nghị Sở Xây dựng thông qua và Sở Lao động- Thương binh & Xã hội hiệp y định mức lao động- Đơn giá tiền lương cho Công ty thực hiện theo từng thời kỳ. Như vậy thực chất của công tác hoàn thiện chế độ tiền lương trong Công ty là phải thực hiện tốt công tác định mức trước khi giao định mức cho từng phân xưởng, từng người lao động. Để làm được điều đó thì Hội đồng định mức của Công ty phải thống kê tình hình thực hiện định mức các năm trước đó rồi đưa chỉ tiêu định mức ra thảo luận công khai và phải có sự tham gia của đại diện công nhân từng phân xưởng để thông qua định mức phù hợp tránh gây ức chế cho người lao động gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra Công ty phải tuân theo những quy định như quy định chung và quy định về trả lương cho công nhân gián tiếp và công nhân khối văn phòng. Công ty Bê tông – Thép Ninh Bình xây dựng định mức lao động dựa trên Nghị định số 28/CP ngày 28 tháng 03 năm 1987 của chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước và thông tư số 14/LĐTBXH- TT ngày 10 tháng 04 năm 1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức – giá tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước kết hợp với phương pháp thống kê kinh nghiệm nghĩa là dựa vào số liệu thống kê và kinh nghiệm của cán bộ định mức để xây dựng. Biểu tổng hợp trình duyệt định mức lao động và đơn giá tiền lương năm 2003 TT Diễn giải Đ/vị tính Định mức Công/tấn Định mức sản lượng Đơn giá cho tấn SP 1 – Đơn giá tiền lương/tấn thép SP Tấn 25,28 434.547 1 Phân xưởng thép luyện Tấn 2,86 0,3496 50.725 2 Phân xưởng luyện thép Tấn 11,34 0,0880 181.584 3 Phân xưởng cán thép Tấn 8,22 0,1216 132.257 4 Bốc xếp Tấn 0,76 1,3175 14.978 5 Quản lý + Khối phục vụ sản xuất Tấn 2,10 0,4761 55.003 II) Đơn giá tiền lương / 1 m3 Bê tông M3 11,10 211.643 1 Phân xưởng Bê tông M3 10,05 0,09 172.967 2 Quản lý + Khối phục vụ sản xuất M3 1,05 0,95 38.676 ( Nguồn : phòng Kế hoạch) Từ đó cán bộ định mức sẽ sử dụng phương pháp so sánh điển hình nghĩa là tiến hành phân loại các chi tiết, các bước công việc thành từng nhóm, xác định định mức lao động cho 1 chi tiết hoặc 1 bước công việc điển hình, các chi tiết còn lại dùng phương pháp ngoại suy để tính toán. Ví dụ như trong phân xưởng cán thép, công đoạn vận chuyển phôi vào lò nung Thành phần công việc : Vận chuyển phôi đủ tiêu chuẩn vào trước lò Kiểm tra và vận chuyển than vào trước lò Nạp phôi phải đúng quy cánh( theo đúng kỹ thuật nung), phôi nung thấu mới được đưa vào cán. Với năng suất lao động bình quân 0,8333 ( tấn/ công ) thì quy định định mức công cho tấn sản phẩm là 1,2 công/ tấn Từ đó dùng phương pháp so sánh điển hình có thể tính toán được địng mức lao động của các bước công việc khác như sau: (Đơn vị: công / tấn ) STT Tên bước công việc Định mức lao động 1 Cán thép 1,38 2 Vận chuyển than 2,26 3 Sửa chữa cơ điện 3,38 4 Bốc xếp 0,76 Như vậy xây dựng định mức là nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên định mức ở bộ phận kỹ thuật và lao động tiền lương. Nhưng lãnh đạo của Công ty đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác này vì định mức chỉ phát huy tích cực trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, sau thời gian khỏang 6 tháng Công ty lại rà xét lại toàn bộ định mức đã ban hành và sửa đổi rồi lại trình lên Sở Lao động hiệp y định mức mới. Công tác xây dựng đơn giá trả lương sản phẩm. Để xây dựng đơn giá trả lương theo sản phẩm thì công ty đã căn cứ vào quy chế trả lương Căn cứ vào điều 5 và điều 7 Nghị định 28/CP ngày 28 tháng 03 năm 1997 của Chính phủ về đổi mới tiền lương – thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước Căn cứ Thông tư số 05/ 2001/TT - BLĐTBXH ngày 29 tháng 01 năm 2001 của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước. Để đảm bảo quản lý quỹ tiền lương được tốt hơn và đảm bảo trả lương cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty. Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Ngày 04/10/2002 Bộ lao động – Thương binh và xã hội đã trình chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương thay thế cho Nghị định 197/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ, sau khi tổng hợp ý kiến tham gia của một số Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp... Quy định quy chế quản lý quỹ lương và trả lương như sau: Những quy định chung: Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận và trả theo năng xuất lao động , chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định( Điều 55 Bộ luật lao động ). Tiền lương của người lao động được trả theo lương khoán sản phẩm với hình thức mỗi tháng trả một lần, thời gian từ 15 đến 20 hàng tháng. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn tại nơi làm việc . Lương được trả bằng tiền mặt, người lao động phải ký nhận đầy đủ vào bảng thanh toán lương. Thang bảng lương do Nhà nước quy định để làm cơ sở tính các chế độ BHXH, BHYT, tiền nghỉ hàng năm theo chế độ quy định của luật lao động . Khi bản thân CBCNV hoặc gia đình gặp khó khăn người lao động được tạm ứng tiền lương do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận. Căn cứ vào những quy định trên, Công ty Bê tông –thép Ninh Bình xây dựng tổng quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương của sản phẩm khoán từ các phân xưởng và sản lượng kế hoạch của từng sản phẩm . Cụ thể: Doanh nghiệp xác định đơn giá tiền cho từng đơn vị sản phẩm sau đó giao xuống từng phân xưởng . Phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất của năm tới rồi trình lãnh đạo công ty thông qua Như vậy tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong năm kế hoạch có thể tính được theo công thức: Tổng quỹ lương = S ( đơn giá tiền lương 1 đơn vị x sản lượng kế hoạch) theo đơn giá Sau đó doanh nghiệp xác định quỹ tiền lương bổ sung, quỹ phụ cấp – chế độ khác và quỹ lương làm thêm giờ thì tính được Tổng quỹ tổng quỹ quỹ tiền quỹ phụ quỹ tiền tiền lương = lương tính + lương bổ + cấp chế + lương làm chung theo đơn giá sung độ khác thêm giờ Từ công thức trên ta có thể tính được tổng quỹ lương của doanh ngiệp như sau GiảI trình xây dựng đơn giá tiền lương theo sản phẩm STT Chỉ tiêu đơn giá- tiền lương đơn vị tính Số báo cáo năm trước Kế hoạch Năm 2004 Kế hoạch Thực hiện I) Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh tính đơn giá Tổng sản phẩm quy đổi -- Sản phẩm thép Tấn 13.000 13.000 15.000 -- Bê tông đúc sẵn m3 6.500 7.500 8.000 Tổng doanh thu Triệu Đ 55.000. 64.504. 68.000. Tổng chi phí( Chưa có lương) Triệu Đ 45.000. 55.604. 68.839. Lợi nhuận Triệu Đ 1.800. 970. 950. Nộp ngân sách Triệu Đ 2.100. 2.179. 2.100. II) Đơn giá tiền lương Định mức lao động -- Thép xây dựng Công/tấn 25,28 25,28 25,28 -- Bê tông Công/m3 11,61 11,61 11,10 Hệ số lương cấp bậc bình quân 2.09 2.09 2.15 Hệ số lương thưởng tính trong đơn giá 0.20 0.20 0.20 Lương tối thiểu được áp dụng 1000 Đ 290 290 290 Quỹ lương kế hoạch năm theo đơn giá tiền lương 1000 Đ 7.926.163 7.926163 8.211.349 đơn giá tiền lương --Thép xây dựng đồng/tấn 377.772 377.772 434.547 --Bê tông đồng/tấn 216.609 216.609 211.643 III)Tổng quỹ lương tính theo đơn giá 1000 Đ 7.926.163 8.142.772 8.211.349 IV) Quỹ tiền lương bổ sung 1000 Đ V) Quỹ phụ cấp – Chế độ khác ( nếu có) 1000 Đ VI) Quỹ tiền lương làm thêm giờ 1000 Đ VII)Tổng quỹ tiền lương chung ( III+IV+V+VI ) 1000 Đ 7.926.163 8.142.772 8.211.349 ( Nguồn: phòng kế hoạch ) Xây dựng đơn gía tiền lương cho từng laọi sản phẩm . Thành phần công việc trong công đoạn sản xuất thép thành phẩm Phân xưởng thép phế liệu 2. hàn cắt 2.1.Thành phần công việc Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị sản xuất như bình ga, chai O2,,,mỏ hàn, dây hàn trước khi làm việc. Kiểm tra toàn bộ thiết bị trước khi làm việc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Cắt toàn bộ phế liệu to thành phế liệu nhỏ theo quy định. Xếp gọn thành đống hoặc vận chuyển tập kết về vị trí quy định. Loại bỏ tấm phế liệu không đủ tiêu chuẩn chất lượng hoặc có dính dầu mỡ,tạp chất, xỉ nhiều. Thu gọn và làm vệ sinh toàn bộ dụng cụ sản xuất sau khi làm việc. 2.2 . Bố trí lao động Chia làm 3 tổ mỗi tổ 15 đến 17 người. Năng suất lao động bình quân 1,9670 (Tấn/công) Cấp bậc công việc 3/7 Hệ số lương cấp bậc 1,83 Tiền lương cấp bậc 384.300 (Đồng/tháng) Tiền lương bình quân ngày 14.780 đồng/ngày định mức công cho tấn sản phẩm 0,51 công/tấn Đơn giá tiền lương cho một tấn sản phẩm 14.780 x 0,51 = 7.538 (đồng/tấn) BảN thuyết minh xây dựng đơn giá tìên lương năm 2003 1. đơn giá tiền lương tính cho một tấn thép xây dựng 1.1.Tiền lương cấp bậc, số lao động gián tiếp của 3 phân xưởng( liệu , luyện, cán ): (3,24 X 3 + 3,06 X 2,16 X 6) X 290.000 X 12 tháng = 121.507.790 đồng .Phụ cấp trách nhiệm: --Quản đốc phân xưởng 0,4 X 3 =1,2. -- Phó quản đốc phân xưởng: 0,3 X 4 = 1,2. -- Kế toán + Thống kê : 0.3 X 6 =1,8. -- Tổ trưởng sản xuất : 0,1 X 9 = 0,9. Cộng 5,10 Tổng số tiền trách nhiệm phảI trả cho 3 phân xưởng sản xuất thép: 5,10 X 290.000 X 12 tháng = 17.748.000 đồng. 1.3.Tiền lương cấp bậc phảI trả cho người lao động của 3 phân xưởng + Số ngày được nghỉ theo chế độ: --Hội họp 5 -- Lễ, tết 8 -- Phép, việc riêng có lương 15 Cộng 28 + Tổng số lao động trong biên chế của 3 phân xưởng : -- phân xưởng thép liệu : 97 người -- phân xưởng luyện thép : 139 người -- Phân xưởng cán thép : 99 người Cộng 335 người + Hệ số cấp bậc bình quân của cả 3 phân xưởng: ( 97 X 1.88 +139 X 2,17 + 99 X 2,12 ) : 335 = 2,07 + Quỹ tiền lương phảI trả cho cả 3 phân xưởng: 2,07 X 290.000 X 335 người = 216.569.749 đồng Phụ cấp ca 3 phảI trả cho công nhân lao động trực tiếp của 3 phân xưởng: -- phân xưởng thép liệu : 30 người. -- Phân xưởng luyện thép : 39 người -- phân xưởng cán thép : 31 ngưòi Cộng 100 người Tổng số tiền phụ cấp ca 3 phảI trả: 2,05 X 290.000 X 40% X 12 tháng X 100 người = 285.360.000 ( đồng ) Tiền lương phảI trả cho khối quản lý công ty và khối phục vụ sản xuất: -- Khối quản lý: 29 người. -- Khối phục vụ sản xuất 58 người. Cộng 87 người Hệ số lương cấp bậc và phụ cấp trách nhiệm bình quân : 2,48. + Tỷ lệ phân bổ cho từng bộ phận sản xuất như sau: Ba phân xưởng sản xuất thép xây dựng 335/509 chiếm tỷ lệ 65,8% = 57 người Phân xưởng Bê tông: 158/509 chiếm tỷ lệ 31,04 % = 27 người phân xưởng mộc: 16/509 chiếm tỷ lệ 3,14% = 3 người Cộng 87 người + Quỹ lương thời gian của khối quản lý công ty và khối phục vụ được phân bổ cho sản phẩm thép: 2,48 X 60 ngưỡi X 290.000 X 12 tháng=517.824.000 ( đồng) -- Lương quản lý phân xưởng: 121.507.790 đồng -- Phụ cấp trách nhiệm 17.748.000 đồng. -- Lương thời gian trả theo chế độ 216.569.749 đồng -- Phụ cấp ca : 285.360.000 ( đồng ) -- Lương quản lý công ty + Khối phục vụ 517.824.000 ( đồng) Tổng cộng 1.049.652.539 Kế hoạch sản xuất năm 2003: -- Thép các loại bình quân: 15.000 tấn. --Tiền lương thời gian được phân bổ cho một tấn thép: 1.049.652.539 (đồng) : 15000 tấn = 69.976 (đồng / tấn) Đơn giá tiền lương cho một tấn thép sản phẩm: 379.544 + 69.976 = 449520 (đồng) Đơn giá tiền lương trên m3 bê tông đúc sẵn 2.1. Cả cho lao động gián tiếp phân xưởng 2,66 X 5 X 290.000 X 12 tháng = 46.284.000 đồng Phụ cấp trách nhiệm Quản đốc: 1 X 0,4 = 0,4 Phó quản đốc : 2 X 0,3 = 0,6 Kế toán thống kê: 2 X 0,3 = 0,6 Tổ trưởng: 6 X 0,1 = 0,6 Tổng 2,2 Số tiền phụ cấp trách nhiệm: 2,2 X 290.000 X 12 tháng =7.656.000 ( đồng) 2.3. Tiền lương trả cho người lao động theo chế độ : + Hội họp = 5( công) + Lễ, tết = 8 ( công) + Phép+ riêng = 15 công Tổng 28 Công/ người Hệ số cấp bậc bình quân của phân xưởng bê tông 2,34 Bình quân lương cấp bậc : 2,34 X 290.000 /26 =26.100 ( đồng/ công). Quỹ lương thời gian phảI trả cho công nhân trực tiếp sản xuất của phân xưởng Bê tông : 26.100 X 28 công X 192 người = 140.313.600 đồng Tiền lương của khối văn phòng +khối phục vụ phân bổ cho bê tông 87 người X 31,04 % = 27 người Quỹ lương phân bổ cụ thể: 27 người X 2,48 X 290.000 X 12 tháng = 233.020.800 (đồng ) * Tổng quỹ thời gian + các khoản phụ cấp phân bổ cho sản phẩm bê tông : + Lương cấp bậc gián tiếp phân xưởng: 46.284.000 đồng + Phụ cấp trách nhiệm : 7.656.000 ( đồng) + Lương thời gian phảI trả theo chế độ : 140.313.600 đồng + Lương khối văn phòng+ Phục vụ sản xuất: 233.020.800 (đồng ) Tổng 427.274.400 (đồng) Kế hoạch sản xuất năm 2004 = 8.000 m3 bê tông Tiền lương thời gian phân bổ cho 1 m3 bê tông 427.274.400 : 8.000 m3 = 53.409 đồng/ m3 + Đơn giá tiền lương cho 1 m3 bê tông 172.967 + 53.409 = 226.376 đồng/ m3 Tính toán tương tự công ty đã xây dựng được đơn giá tiền lương cho từng công việc như trong bảng sau TT Tên công việc Đơn vị Đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị ( Đồng / đơn vị ) Phân xưởng thép phế liệu 1 - xuống liệu Tấn 18.623 2 - hàn cắt Tấn 7.538 3 - Chọn, vận chuyển vào lò Tấn 16.110 Phân xưởng luỵên phôi 4 - nạp liệu vào lò Tấn 25.822 5 . Cẩu trục Tấn 12.358 6 - Vận hành điện Tấn 12.406 7 - hàn cắt Tấn 12.561 8 - hàng tạp Tấn 69..368 9 . Sửa chữa cơ điện Tấn 11.631 10 - Xây nắp lò Tấn 10.602 11 - Vận chuyển vật tư Tấn 10.140 Phân xưởng cán thép 12 - Vận chuyển phôi vào lò Tấn 18.608 13 - Cán thép Tấn 25.637 14 - Vận chuyển than Tấn 35.595 15 - Sửa chữa cơ điện Tấn 132.257 Phân xưởng Bê tông đúc sẵn 16 - Rửa đá M3 17.146 17 - Trộn bê tông M3 16.807 18 - hàn cốt thép M3 21.255 19 . Tổ sắt M3 28.380 20 - Bê tông ly tâm M3 37.403 21 - Sửa chữa và bảo dưỡng M3 18.403 22 - Vận chuyển vật tư M3 15.653 23 Vận chuyểnvà dịch vụ bán hàng M3 17.960 .Công tác thống kê và ghi chép số liệu ban đầu cho việc trả lương Công ty Bê tông – Thép Ninh Bình dựa vào công tác định mức và công tác thống kê bảng chấm công cũng như quỹ lương để tiến hành chia lương và trả lương. Do đặc điểm các sản phẩm của Công ty là những sản phẩm phức tạp, sản xuất phải qua nhiều công đoạn như thép, bê tông do đó công tác chấm công chủ yếu dựa vào thời gian lao động và năng suất lao động. Tuy nhiên cũng có những tổ tiến hành bình bầu công điểm do những thành viên tronh tổ bình bầu hàng ngày hoặc là do cán bộ quản lý chấm công điểm hàng ngày. Sau đó những bảng chấm công sẽ được tập hợp lên phòng kế toán của phân xưởng thống kê tính tóan từ đó quy đổi ra số công hưởng lương theo sản phẩm. Ví dụ như bảng chấm công của tổ rút thép f 4 của phân xưởng Cán thép như sau: bảng chấm công Đơn vị: phân xưởng cán thép tháng 1 năm 2004 bộ phận: tổ rút thép f 4 STT Họ và tên Ngày trong tháng Quy ra công ... 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 …..... 29 30 31 Số công hưởng lương SP 1 Nguyễn thi Bốn 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 nghỉ tết 10 10 10 140 2 Đỗ đăng Tính 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 130 3 Vũ thị Minh 8 8 8 8 8 8 8 6 8 8 8 8 8 102 4 Bùi huy Bích 8 8 8 8 8 8 8 8 8 72 5 Nguyễn Văn Thiện 10 10 Sản lượng rút thép f 4 = 7355 kg ( Nguồn : Phòng kế toán phân xưởng Cán thép ) Phân xưởng cán thép thì sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn do đó phải chấm công theo thời gian lao động và năng suất lao động, trong khi đó phân xưởng bê tông tuy cũng phải trải qua nhiều công đoạn nhưng cũng có những bộ phận ví dụ như tổ tạo khuân trong phân xưởng bê tông do thực hiện chế độ tiền lương theo sản phẩm cá nhân không hạn chế nên công tác thống kê cũng đơn giản hơn, trong đó cán bộ quản lý chỉ cần đếm và kiểm tra sản phẩm của từng công nhân trong khoảng thời gian rồi phân loại tùy thuộc vào chất lượng của sản phẩm . Sau đó cán bộ quản lý tập hợp lại rồi chuyển lên phòng kế toán phân xưởng vào sổ và tính toán làm cơ sở cho việc tính lương. Bảng chấm công Đơn vị: phân xưởng Bê tông. tháng 1 năm 2004 Tổ : tạo khuân STT Họ và tên Số lượng sản phẩm Loại A Loại B Loại C 1 Nguyễn Quang Tỉnh 12 4 0 2 Nguyễn Bá Tốn 12 4 2 3 Lê văn Trụ 11 4 1 4 Đoàn ngọc Minh 10 4 0 5 Phạm Văn Nhượng 10 5 2 6 Nguyễn Văn Nông 8 3 2 7 Lê Văn Hiếu 7 5 3 8 Phạm Văn Mạnh 7 4 2 (nguồn : Phòng kế toán phân xưởng Bê tông) Đối với khối văn phòng, công tác chấm công được thực hiện từng ngày do đó các trưởng phòng có thể quản lý được nhân viên của mình từ đó làm cơ sở cho công tác tính lương quản lý và khen thưởng cũng như kỷ luật Phân tích tình hình trả lương theo sản phẩm ở công ty Phân tích diện trả lương và các hình thức trả lương theo sản phẩm ở công ty. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho những đối tượng sau đây: - Chế độ trả lương sản phẩm tập thể áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất sản xuất các sản phẩm như cột điện, pa- nen, cán thép . Chiếm tỷ lệ 83,1 % so với toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Chế độ trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp không hạn chế được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất trong các công đoạn như làm khuân, tháo khuân của phân xưởng Bê tông ... Chỉ chiếm tỷ lệ 10,7 % so với toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp áp dụng cho công nhân phụ trợ, phục vụ. Chiếm tỷ lệ 3,5% so với toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Kết hợp chế độ trả lương thời gian với trả lương sản phẩm gián tiếp cho cán bộ quản lý các phân xưởng. Chiếm tỷ lệ 2,69 % so với toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Phân tích các hình thức trả lương theo sản phẩm. 2.2.1. Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp không hạn chế. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất gồm 3 bộ phận: - Lương sản phẩm: Được tính theo công thức sau: Lsp = S(ĐGi ´ Qi) Trong đó: - Lsp : Tiền lương sản phẩm của cá nhân - ĐGi : Đơn giá tiền lương sản phẩm i - Qi : Sản lượng sản phẩm i của cá nhân - Lương thời gian nghỉ để làm các công việc khác, ngừng việc hưởng 100% tiền lương cấp bậc. Công nhân nghỉ để làm các công việc khác như: bảo vệ, vận chuyển, bốc xếp... Còn thời gian ngừng việc bao gồm: thời gian ngừng máy để sửa chữa; vệ sinh, bảo dưỡng máy... - Lương nghỉ phép, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng, nghỉ chế độ lao động nữ theo quy định của Bộ luật Lao động được hưởng 100% lương cấp bậc trong thời gian nghỉ. Chế độ trả lương sản phẩm này được áp dụng cho các công nhân trực tiếp sản xuất ở phân xưởng Mộc trong Công ty. Ví dụ như đối với Công nhân Nguyến Văn Hoạch thuộc phân xưởng Mộc có Biểu khoán như sau: Biểu khoán Họ tên: nguyễn Văn Hoạch Phân xưởng Mộc tháng 3/ 2004 STT Thành phần công việc Đơn vị Khối lượng thành phẩm Đơn giá ( đồng ) Thành tiền 1 Đp 1,8X0,6 Cánh 01 28.000 28.000 2 Đp 1,2x 2,2 Cánh 01 64.000 64.000 3 Đp 0,8 x 2,2 Cánh 3 35.000 105.000 4 Khuân Đp 3,0 x 2,4 Bộ 1 460.000 460.000 5 Lắp khoá công ty Công 0,5 25.000 12.500 6 Lắp khuân sân vận động Công 0,5 25.000 12.500 ( nguồn : phòng kế toán Phân xưởng Mộc) Đp : Cánh cửa Đivanô Như vậy tổng số tiền anh Nguyễn Văn Hoạch được nhận trong tháng 3 / 2004 là: 28.000 + 64.000 + 105.000 + 460.000 + 12.500 + 12.500 = 692.000 (đồng) Ngoài ra phân xưởng còn chấm công điểm từng ngày cho từng công nhân để có chế độ khen thưởng và xử phạt hợp lý đồng thời đảm bảo tiến độ sản xuất. Phân tích hình thức chia lương sản phẩm tập thể Công ty áp dụng hình thức trả lương sản phẩm tập thể đối với những công việc cần một tập thể công nhân cùng thực hiện, có định mức thời gian dài, khó xác định kết quả cho từng công nhân đó là những bộ phận sản xuất trong các phân xưởng bê tông và cán thép. * Cách tính: Tiền lương của cả tập thể được xác định theo công thức sau: LTcn = S(Qi ´ ĐGi) Trong đó: - LTcn : Tiền lương của tổ - Qi : Khối lượng sản phẩm i mà tổ sản xuất được - ĐGi : Đơn giá khối lượng sản phẩm i Cách chia tiền lương tập thể cho công nhân được tiến hành chia theo giờ công (hoặc giờ công quy đổi )và áp dụng theo công thức sau: Tiền lương bình quân một ngày công quy đổikhi làm lương sản phẩm = Tổng tiền lương tập thể Tổng số ngày công quy đổi của tập thể Tiền lương công nhân = Tiền lương bình quân ngày quy đổi khi làm lương sản phẩm ´ Ngày công quy đổi của công nhân đó ( Lư u ý rằng có một số bộ phận khó xác định đúng công điểm thì người ta sẽ sử dụng ngày công thực tế thay cho ngày công quy đổi ) Ví dụ như tổ rút thép thuộc phân xưởng cán thép có tổng lương theo sản phẩm Tổng tiền lương cho tổ : 1.965.822 ( đồng) Tổng số ngày công quy đổi : 454 ( ngày công điểm) Tiền lương cho 1 công điểm : 1.965.822 : 454 = 4.330 ( đồng / điểm ) Như vậy với công nhân Nguyễn thị Bốn, chị đi làm 14 ngày/ tháng, điểm cho mỗi ngày là 10 điểm, do đó ngày công điểm cuả chị trong tháng là 140. Thành tiền tương ứng là: 140 x 4.330 = 582.288 ( đồng ) Tương tự từ bảng chấm công ta có thể tính được tiền lương của những công nhân khác trong tổ như sau: Bảng thanh toán lương Đơn vị : Phân xưởng Cán thép tháng 1 năm 2004 Tổ rút thép f 4 STT Họ và tên Lương khoán SP Các khoản phụ cấp Tổng cộng lương cả tháng Ngày công Tiền %TN % họp 1 Nguyễn thị Bốn 140 582.288 80.000 706.202 2 Đỗ đăng Tính 130 540.696 20.000 562.900 3 Vũ thị Minh 102 582.288 441.660 4 Bùi huy Bích 72 582.288 311.760 5 Nguyễn Văn Thiện 10 124.787 43.300 Cộng 454 1.965.822 80.000 20.000 ( nguồn: phòng kế toán phân xưởng Cán thép ) Phương pháp tính lương sản phẩm theo phương pháp chấm công điểm thể hiện tính công bằng trong hệ thống tiền lương của công ty, bởi thông qua chấm công cho điểm thì lao động của mỗi công nhân đóng góp vào sản phẩm được đánh giá bởi những công nhân cùng tổ, do đó sẽ tăng tinh thần trách nhiệm của mỗi công nhân vào công việc chung Bảng thanh toán lương Đơn vị: PX cán thép tháng 1 năm 2004 tổ : vận chuyển STT Họ và tên Lương khoán SP Các khoản phụ cấp Tổng cộng lương cả tháng Ngày công Tiền %TN % VSCN %cán phôi 1 Phạm thị Phin 14 582.288 100.000 170.000 852.288 2 Vũ thị Thơm 13 540.696 100.000 170.000 780.696 3 Nguyễn hữu Nhân 14 582.288 170.000 752.288 4 Trịnh văn Toán 14 582.288 170.000 752.288 5 Nguyễn Thị Bốn 3 124.787 80.000 204.347 Cộng 58 2.412.347 100.000 100.000 730.000 3.342.347 ( nguồn: phòng kế toán phân xưởng cán thép ) Từ đó ta tính được tiền lương cho 1 công = 2.412.347 : 58 = 41.592 (đồng/ công) 2.2.3) Lương sản phẩm gián tiếp cho cán bộ quản lý: Đối với cán bộ quản lý phân xưởng tiền lương được hưởng theo tỷ lệ phần trăm lương sản phẩm của đơn vị mình thực hiện trong tháng và đặc điểm được tính theo hệ số lương bình quân của công nhân sản xuất trực tiếp theo mỗi phân xưởng từ 1,2 đến 2,2 lần tuỳ thuộc vào độ phức tạp của công việc, trình độ chuyên môn, mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài tiền lương được tính như trên Công ty còn xây dựng hệ số công việc đảm nhiệm để tính phần tiền lương tăng thêm (lương mềm) tương ứng với tỷ lệ vượt mức sản lượng của các bộ phận sản xuất. Hệ số công việc đảm nhận được xây dựng theo hướng dẫn của Nhà nước và áp dụng cho lao động quản lý ứng với mức độ phức tạp của công việc được giao. Công ty quy định: Nếu phân xưởng do họ phụ trách hoàn thành 100% mức sản lượng được giao và bản thân đảm bảo đủ ngày công thì phần lương mềm là 20.000 đồng/người/tháng ứng với hệ số công việc đảm nhận là 1. Ví dụ trong phân xưởng cán thép, tháng 1 năm 2004 đạt 100 % kế hoạch do đố tiền thưởng kế hoạch là 20.000 đông/ người . Ví dụ trong phân xưởng Cán thép Tổng quỹ lương phân xưởng : 73.052.154 ( đồng ) Tổng số lao động phân xưởng : 98 ( người ) Lương bình quân 73.052.154 : 98 = 745.430 ( đồng/ người ) Do đó lương của cán bộ quản lý trong phân xưởng, ví dụ của quản đốc phân xưởng Trịnh Đức Doanh, đi làm đủ số ngày quy định, hệ số lương cấp bậc là 2 do đó tiền lương của anh là: 745.430 X 2 = 1.490.860 ( đồng ) Thưởng kế hoạch trong thánh là 20.000 ( đồng) , phụ cấp trực đêm ngoài giờ là 200.000 ( đồng) Tổng tiền lương tháng 1 năm 2004 của anh Doanh là 1.490.860 + 20.000 + 200.000 = 1.710.860 ( đồng) Bảng thanh toán lương Đơn vị: Phân xưởng cán thép tháng 1 năm 2004 Tổ : Quản lý phân xưởng STT Họ và tên Lương thời gian Các khoản phụ cấp Tổng cộng lương cả tháng Ngày công Tiền Thưởng kếhoạch Trựcđêm ngoài giờ 1 Trịnh Đức Doanh X 2 1.490.860 20.000 200.000 1.710.860 2 Hà khắc Tuệ X 1,8 1.341.774 20.000 200.000 1.561.774 3 Bùi minh Thường X 1,6 1.192.688 20.000 200.000 1.412.688 4 Hoàng thị Mỹ X 1,2 894.516 20.000 100.000 1.014.516 5 Hoàng Đình Hải X 1,1 819.973 20.000 100.000 939.973 Cộng 5.739.81 100.000 800.000 6.639.811 Lương bình quân 73.052.154 : 98 = 745.430 ( đồng/ người ) (nguồn : phòng kế toán phân xưởng Cán thép ) Đối với khối văn phòng và khối phục vụ sản xuất : Hưởng lương theo hệ số lương bình quân của công nhân sản xuất trực tiếp. Lương bình quân được xác định bằng quỹ lương khoán sản phẩm của toàn công ty chia theo tổng số lao động trực tiếp tham gia hưởng lương trong tháng Hệ số hưởng lương được áp dụng từ 1,0 đến 3,0 lần so lương bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất + Giám đốc Hệ số 2,7 + Phó giám đốc Hệ số 2,5 + trưởng các phòng ban nghiệp vụ Hệ số 2,2 + Phó phòng ban nghiệp vụ Hệ số 1,9 + Cán bộ, nhân viên nghiệp vụ Hệ số 1,2 -> 1,8 Tuỳ thuộc vào độ phức tạp của công việc, trình độ chuyên môn, mức dộ hoàn thành nhiệm vụ, hiệu quả công việc, Ban giám đốc công ty và chủ tịch công đoàn duyệt hệ số lương hàng tháng Công nhân phục vụ sản xuất Công ty cũng thực hiện khoán sản phẩm và có đơn giá tiền lương riêng cho từng công việc do đó phương pháp chia lương đối với công nhân phục vụ sản xuất không khác so với công nhân trực tiếp sản xuất. 3.Đánh giá chung về tình hình thực hiện trả lương theo sản phẩm ở Công ty. Những ưu điểm Một là, thực hiện tốt các chế độ, chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước ban hành. Cụ thể: - áp dụng thang, bảng lương hiện hành của Nhà nước để tính lương thời gian cho người lao động dựa trên hệ số cấp bậc và mức lương tối thiểu. - Thực hiện nghiêm chỉnh NĐ 28/CP “Về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước” do chính phủ ban hành ngày 28/03/1997. Ngày 04/10/2002 Bộ lao động – Thương binh và xã hội đã trình chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương thay thế cho Nghị định 197/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ, sau khi tổng hợp ý kiến tham gia của một số Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp... Qua việc thực hiện chế độ tiền lương theo nghị định này, trong các năm qua, tiền lương và thu nhập của người lao động trong Công ty được ổn định và ngày càng cải thiện, giúp Công ty phân công và sử dụng lao động hợp lý. Do đó, tiền lương thực sự gắn lợi ích của cá nhân, của tập thể người lao động với các chỉ tiêu năng suất, chất lượng và hiệu quả... - Tuân thủ các điều luật lao động về thời gian làm việc, nghỉ ngơi đối với lao động và thực hiện tốt các văn bản pháp quy của Nhà nước về vệ sinh – an toàn lao động... làm cơ sở cho việc trả lương, phân phối thu nhập đầy đủ, chính xác và công bằng. Hai là, áp dụng các hình thức trả lương theo sản phẩm.Công ty đã thực hiện một hình thức trả lương tiên tiến, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay và nó đã thể hiện được nhiều ưu việt so với các hình thức khác. Cụ thể: - Hình thức trả lương theo sản phẩm và chấm công điểm đã gắn chặt người lao động với Công ty, thúc đẩy người lao động cố gắng đạt năng suất lao động cao, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch bởi vì sự đóng góp sức lao động của các công nhan khác nhau là khác nhau do đó phương pháp chia lương này mang lại công bằng cho mỗi người công nhân. - Tiền lương theo sản phẩm là cơ sở để xác định trách nhiệm của mỗi người thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tổ chức quản lý. Đồng thời nó cũng là cơ sở để xác định chính xác hơn tiền lương của cán bộ quản doanh nghiệp và cônh nhân giám tiếp . - áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm Công ty đã và đang xây dựng được một đội ngũ cán bộ tổ chức, định mức kỹ thuật có trình độ, có đủ năng lực để đảm bảo công tác xây dựng các phương pháp định mức phù hợp và thực hiện các nhiệm vụ của Công ty. Ba là, Tiền lương luôn được Công ty trả đúng hạn, công ty luôn thanh toán tiền lương vào giữa tháng, có thể tạm ứng trước do đó ổn định đời sống và kích thích tình thần hăng hái làm việc của toàn thể cán bộ, công nhân trong Công ty. Những tồn tại và những nguyên nhân dẫn đến tồn tại 2.4.1. Công tác xây dựng định mức Công ty Bê tông - Thép Ninh Bình xây dựng định mức lao động chưa thật chính xác do dựa trên phương pháp kinh nghiệm và phương pháp so sánh điển hình . Điều đó dẫn đến những phí phạm trong sử dụng thời gian lao động của cán bộ công nhân viên 2.4.2. Bố trí lao động Trong những năm qua, Công ty Bê tông - Thép vẫn chưa làm tốt việc sắp xếp đúng cấp bậc công nhân với cấp bậc công việc. Tuy một công nhân bậc thợ thấp hoặc trung bình có thể làm được hầu hêt các công việc nhờ có sức khoẻ tốt và sự nhanh nhẹn của tuổi trẻ, song điều đó sẽ làm nảy sinh các vấn đề như: công nhân mới tuyển nhưng do quen biết nên được xếp vào làm các công việc chính, có thu nhập cao, hoặc công nhân chỉ lo tăng năng suất lao động cá nhân mà không chú ý đến việc bảo dưỡng máy móc thiết bị, bảo đảm chất lượng sản phẩm và tiết kiệm nguyên vật liệu. Chưa có chế độ khuyến khích công nhân tăng sản lượng Công ty Bê tông – Thép Ninh Bình không áp dụng chế độ tiền lương luỹ tiến .Điều đó rất khó cho công ty mỗi khi thị trường có biến động về nhu cầu sản phẩm bê tông hoặc sản phẩm thép. Đơn cử như khoảng từ tháng 10/ 2003 đến tháng 3/ 2004 khi mà nhu cầu thép trên thị trường trong nước cũng như thế giới tăng mạnh mặc dù gái thép tăng trên 50 % so với tháng 7/ 2003 và công ty thường xuyên không có đủ hàng để bán. Vậy tại sao công ty không áp dụng chế độ lương luỹ tiến để khuyến khích công nhân tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Phần III. biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm ở công ty Bê Tông- Thép ninh bình Tạo nguồn tiền lương của nhân viên trong doanh nghiệp Cái khó nhất đối với doanh nghiệp là vấn đề tạo nguồn tiền lương, tăng thu nhập cho người lao động mà vẫn không vi phạm các chế độ chính sách, bảo tồn vốn và phát triển doanh nghiệp. mọi thủ pháp tạo nguồn tiền lương cũ không hợp lý sẽ không thực hiện được như : hưởng chênh lệch giá, tính vào giá thành mức khấu hao thấp, giảm tổng thu và tổng chi, tranh thủ lợi thế so với các doanh nghiệp khác về chính sách chế độ… Như vậy nhằm mục đích củng cố và hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm của Công ty Bê tông thép Ninh Bình . Công ty có thể áp dụng một số giải pháp chung như sau: Một là, mở rộng quy mô sản xuất, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ Hai là, cải tiến cơ cấu sản phẩm tức là sản xuất những mặt hàng để tiêu thụ có lợi . Muốn làm được điều đó thì Công ty cần phải thành lập phòng nghiên cứu thị trường để sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra trong một thời kì nhất định phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Doang nghiệp cần nghiên cứu kỹ các mặt hàng sản xuất như bê tông, thép và luôn chú ý cải tiến thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Ba là, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành , giảm giá bán. Đó là nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp trong cạnh tranh Bốn là, khai thác mọi nguồn tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp như tài sản cố định, trước hết là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, lao động trên cơ sở phát triển sản xuất chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp, tăng nguồn thu cho doanh nghiệp Năm là, quản lý tốt lao động, xử lý có kết quả số người dư thừa, giảm biên chế bộ máy quản lý hành chính Sáu là, áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất Sáu là, nâng cao mức sống của người lao động. Sử dụng có hiệu quả đòn bẩy tiền lương, phân phối hợp lý quỹ tiền lương trong nội bộ nhằm bảo đảm vừa kích thích sản xuất phát triển vừa thực hiện công khai công bằng và dân chủ trong nội bộ doanh nghiệp Tăng cường công tác định mức trong doanh nghiệp Định mức lao động giữ một vị trí quan trọng, nó không chỉ là cơ sở của tổ chức lao động khoa học mà còn là cơ sở để trả lương chính xác, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Qua nghiên cứu hệ thống định mức của Công ty Bê tông - Thép Ninh Bình có thể thấy Công ty đã xây dựng mức cho tất cả các loại sản phẩm, bán thành phẩm ở từng công đoạn sản xuất. Thực tế, trong quá trình sản xuất có những cải tiến hoặc đầu tư mới làm nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị, do đó việc điều chỉnh và xây dựng mới hệ thống định mức của Công ty là rất cần thiết, làm cơ sở để hoàn thiện các hình thức trả lương cho các bộ phận sản xuất. Các vấn đề cần quan tâm khi xây dựng định mức: * Đội ngũ làm công tác định mức: Phải đáp ứng các yêu cầu: - Hiểu biết về các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất trong Công ty: số lượng, chất lượng, công suất, tình trạng sử dụng..., đồng thời nắm vững các bước công việc của từng công đoạn trong tiến trình sản xuất. - Kết hợp chặt chẽ với cán bộ kỹ thuật và thống kê phân xưởng để biết rõ tình trạng máy móc thiết bị và kiểm tra việc thực hiện định mức đề ra để có những sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp. * Phương pháp xây dựng: Do đặc điểm sản phẩm của Công ty nên sử dụng kết hợp phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp có căn cứ kỹ thuật, trong đó Công ty nên tăng cưởng sử dụng phương pháp có căn cứ kỹ thuật để đảm bảo tính khách quan và tiên tiến. - Chụp ảnh thời gian ngày làm việc giúp cán bộ định mức phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc trong ngày của công nhân. Từ đó, phát hiện ra các loại thời gian lãng phí, tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp loại trù. Dựa vào sự phân tích đó để xác định các loại thời gian trong ngày làm việc hợp lý như: Thời gian chuẩn kết, thời gian phục vụ, thời gian nghỉ ngơi và thời gian tác nghiệp. - Bấm giờ công việc giúp cho cán bộ định mức xác định thời gian tác nghiệp sản phẩm, phát hiện nguyên nhân gây lãng phí và hao phí thời gian thông qua sự nghiên cứu các hoạt động cuả công nhân khi trực tiếp thực hiện công việc đó. Khi quan sát, ghi chép phải khách quan, tránh làm ảnh hưởng đến đối tượng được quan sát, cần có cán bộ kỹ thuật để quan sát tính hợp lý của các thao tác và máy móc thiết bị. Sau khi đã có tài liệu ghi chép cần tổng hợp, phân tích để xây dựng các mức hợp lý. Mức sản lượng ca/1CN = Thời gian tác nghiệp ca Thời gian tác nghiệp sản xuất Các mức được xây dựng sẽ có tác dụng tích cực trong sản xuất nếu đi đôi với việc xây dựng các tiêu chuẩn và quản lý chất lượng sản phẩm. Việc rà soát, xây dựng lại hệ thống định mức của Công ty sẽ đem lại những hiệu quả sau: - Chất lượng mức được nâng cao vì mức được điều chỉnh phù hợp với năng lực làm việc thực tế của công nhân và máy móc thiết bị. - Việc lập kế hoạch và tổ chức sản xuất (bố trí lao động, thời gian thực hiện) sát với thực tế. - Hệ thống định mức có căn cứ khoa học là cơ sở để Công ty thực hiện có hiệu quả các hình thức tiền lương đặc biệt là tiền lương sản phẩm. 3.Phân công bố trí lao động. Phân công bố trí lao động phù hợp là một biện pháp hiệu qủa để khai thác tiềm năng của con người, giúp cho người lao động nhận được tiền công thoả đáng tương ứng với số lượng và chất lượng lao động đã hao phí. Do đó, Công ty cần thiết phải tiến hành sắp xếp lại lao động sản xuât theo cách: - Bố trí những công nhân có trình độ lành nghề, bậc thợ cao đảm nhận những công việc đòi hỏi kỹ năng cao và kinh nghiệm, có tính chất quyết định đến toàn bộ quy trình sản xuất. - Những công việc đơn giản hơn được giao cho công nhân bậc thợ thấp và công nhân mới tuyển dụng. Là một doanh nghiệp có quy mô vừa nên đánh giá mức độ phức tạp của các công việc trong Công ty không gặp nhiều khó khăn, vì vậy ván đề còn lại là xác định cấp bậc công nhân. Công ty có thể căn cứ vào quy định trình độ lành nghề của công nhân trong tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật tổ chức thi tay nghề, thi nâng cấp bậc để xác định cấp bậc công nhân. Nội dung thi gồm hai phần: + Phần lý thuyết: Tương ứng với những hiểu biết chung về chính sách, nhiệm vụ sản xuất và những công việc của Công ty, yêu cầu chung về trình độ chuyên môn, và quan trọng hơn là những kiến thức cụ thể về nghề ở mỗi cấp bậc công nhân mà người lao động trong Công ty phải biết. + Phần thực hành công việc trên máy: Đó là những kỹ năng thực hành thể hiện trong những thao tác, động tác đối với công việc cụ thể. Cán bộ phòng tổ chức trong quá trình đào tạo, huấn luyện dạy nghề cần phát hiện ra những học viên, công nhân có năng lực để bồi dưỡng thêm kiến thức và tay nghề cho người lao động trong Công ty. Lao động có tay nghề cao và được phân công bố trí hợp lý có tác dụng: - Nâng cao năng suất lao động của cá nhân và phân xưởng, từ đó hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất. - Làm cho sản xuất ổn định, do đó nguồn nhân lực trong Công ty cũng được ổn định, Công ty có thể tạo ra việc làm thường xuyên cho công nhân, giảm nhu cầu tuyển dụng thêm lao động và mức tiền lương bình quân sẽ tăng lên tương ứng với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. - Giúp Công ty sản xuất được những mặt hàng có chất lượng tốt, quy trình công nghệ phức tạp. Nhờ vậy, có doanh thu và lợi nhuận cao, người lao động sẽ được phân chia lợi nhuận dưới dạng tiền thưởng hoặc các khoản phúc lợi. Vấn đề thời gian làm việc: Đối với lao động nữ, việc bố trí 2 ca sản xuất một ngày gây cho họ khá nhiều khó khăn để sắp xếp công việc trong gia đình và hoàn thành nhiệm vụ ở Công ty. Nếu Công ty có đủ máy móc để bố trí ngày làm một ca thì có lợi rất nhiều, đó là: - Người lao động toàn tâm toàn ý vào công việc. - Có thể bố trí làm thêm từ 2- 4 giờ một ngày mà không ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và sức khoẻ người lao động. Hơn nữa, mức thu nhập của họ tăng đáng kể do tiền công làm thêm luôn được trả cao. Để giải quyết được vấn đề này, cấp lãnh đạo Công ty phải đề ra một chiến lược đầu tư dài hạn để mua sắm, trang thiết bị mới thêm nhiều máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất. 4. Tăng cường chế độ trả lương luỹ tiến Chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến chỉ áp dụng hạn chế ở những khâu yếu trong sản xuất, khi sản xuất đang cần phải tiến hành khẩn trương để hoàn thành nhiệm vụ... Trên thực tế, Công ty Bê tông thép Ninh Bình chưa áp dụng hình thức nàytrong suốt quá trình sản xuất kinh doanh vì thế chưa khuyến khích được công nhân tăng sản lượng trong những giai đoạn nước rút trong cạnh tranh cũng như khi thực hiện hợp đồng. Xin đề nghị là chế độ trả lương luỹ tiến không chỉ áp dụng đối với công nhân thuộc phân xưởng thép mà nên áp dụng cả cho cả công nhân phục vụ sản xuất như công nhân vệ sinh công nghiệp, công nhân thuộc tổ điện, công nhân tổ bơm nước, tổ bảo vệ... hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ lương khoán đối với công nhân phục vụ sản xuất khiến tiền lương của họ phụ thuộc rất nhiều vào công nhân trực tiếp sản xuất như vậy sẽ không khuyến khích họ tăng trách nhiệm đối với sản phẩm . Không những thế khi áp dụng chế độ lương luỹ tiến còn tăng khả năng giảm bớt số lao động dư thừa đồng thời có thể sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong Công ty. Vì thế trong những điều kiện cần thiết thì doanh nghiệp nên áp dụng chế độ lương luỹ tiến như là một đòn bẩy kinh tế tương tự như tiền thưởng nhưng nó lại gắn trực tiếp với lượng sản phẩm phụ trội do tăng cường độ lao động đem lại. Điều kiện áp dụng - Hệ số tăng của đơn giá sản phẩm luỹ tiến phải được xây dựng một cách hợp lý và Công ty chỉ sử dụng một hệ số tăng đơn giá sản phẩm luỹ tiến cho các mức sản lượng vượt mức khác nhau. Do đó, cần nghiên cứu áp dụng chế độ tiền lương này để khuyến khích công nhân một cách tối đa và đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. * Cách tính: Để đảm bảo chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến có hiệu quả, Công ty cần chú ý đến điều kiện cơ bản là: Mức tăng của đơn giá tiền lương phải nhỏ hơn hoặc bằng mức tiết kiệm chi phí cố định. Hệ số tăng của đơn giá sản phẩm luỹ tiến được khống chế theo công thức: Kđ Ê C (H – 1) L ´ H Trong đó: - L : Hệ số tiền lương trong giá thành đơn vị sản phẩm của công ty bằng 0,3 - C : Hệ số chi phí cố định trong giá thành đơn vị sản phẩm của Công ty bằng 0,25 - H : Hệ số tăng sản lượng đạt được Đơn giá luỹ tiến = Đơn giá cố định ´ (1 + Kđ) Một số điểm cần chú ý khi xác định hệ số tăng của đơn giá sản phẩm lũy tiến là: Công tác định mức ở Công ty Bê tông – Thép Ninh Bình được thực hiện dựa trên kinh nghiệm nên khá chính xác và Công ty lại sử dụng phương pháp khoán sản phẩm nên sản lượng vượt không nhiều, do đó sử dụng ba đơn giá để trả cho công nhân tăng sản lượng ở ba mức khác nhau hợp lý Như vậy, có thể xác định hệ số tăng của đơn giá sản phẩm luỹ tiến với ba mức độ hoàn thành sản lượng định mức sau đây: Mức 1: Hoàn thành định mức sản lượng từ 101% đến 110% (Hệ số H = 1,1) Kđ Ê 0,25 (1,1 – 1) 0,3 ´ 1,1 = 0,076 Mức 2: Hoàn thành định mức sản lượng từ 111% đến 120% (hệ số H = 1,2) Kđ Ê 0,25 (1,2 – 1) 0,3 ´ 1,2 = 0,14 Mức 3: Hoàn thành định mức sản lượng từ 121% trở lên (hệ số H = 1,3) Kđ Ê 0,25 (1,3 – 1) 0,3 ´ 1,3 = 0,192 Căn cứ vào các hệ số Kđ xác định ở trên tôi đề xuất phương án trả lương sản phẩm luỹ tiến cho bộ phận phục vụ sản xuất : Biểu 21: Phương án trả lương sản phẩm luỹ tiến cho bộ phậnSản xuất thép thành phẩm Công việc Đơn vị Mức sản lượng/công Đơn giá cố định (đ) Hoàn thành định mức (%) Kđ Đơn giá luỹ tiến Hàn cắt Tấn 1,9670 7.538 101 – 110 0,076 7.595 111 – 120 0,14 8.593 121 trở lên 0,192 8.972 * Kết quả đạt được: Với ba đơn giá luỹ tiến khác nhau cho ba mức độ hoàn thành sản lượng định mức như ở phương án trên, chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến thúc đẩy công nhân phát huy hết khả năng để tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và đảm bảo đúng thời hạn giao hàng đối với Công ty. * Điều kiện thực hiện: Để đảm bảo phát huy tác dụng của chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến thì khi tiến hành áp dụng cần đảm bảo các điều kiện sau: - Cán bộ làm công tác định mức phải rà soát lại các loại định mức để kiểm tra mức độ hoàn thành mức trong thời gian chưa áp dụng lương luỹ tiến . Từ đó tiến hành điều chỉnh lại định mức trước khi xây dựng hệ số tăng của đơn giá sản phẩm luỹ tiến. - Chỉ áp dụng chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến cho những cá nhân, tập thể đã hoàn thành kế hoạch mặt hàng sản xuất, tức là đảm bảo vượt mức tất cả các sản phẩm được giao thì mới tính. Điều này nhằm tránh việc công nhân chỉ tập trung một số loại sản phẩm để được trả đơn giá cao, còn các sản phẩm khác có đơn giá thấp thì không hoàn thành định mức. Hoàn thiện công tác tính đơn giá tiền lương Như đã phân tích ở trên, Công ty Bê tông- Thép Ninh Bình tính đơn giá tiền lương cho từng đơn vị sản phẩm rồi sau đó mới tổng hợp lại rồi nhân với sản lượng của kỳ kế hoạch tính ra quỹ lương chung cho toàn doanh nghiệp trong kỳ đó. Như thế quỹ lương của doanh nghiệp là không phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, do đó không gắn bó chặt chẽ trách nhiệm của người lao động với công ty. Không những thế Công ty lại khoán sản phẩm cho từng tổ, từng cá nhân không căn cứ vào trình độ bậc thợ cũng như thang bậc lương nên không khuyến khích công nhân tăng sản lượng và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Vì vậy Công ty nên xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch theo doanh thu. Công ty xác định quỹ lương năm kế hoạch theo công thức: SVkh = [Lđb ´ TLmindn ´ (Hcb + Hpc) + Vvc] ´ 12 Trong đó: - SVkh : Tổng quỹ lương kế hoạch - Lđb : Lao động định biên - TLmindn : Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định - Hcb : Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân - Hpc : Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương - Vvc : Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lượng lao động này chưa tính trong định mức lao động tổng hợp * Lao động định biên: Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ qui đổi. Năm 2003, lao động định biên của Công ty Cơ khí 120 là: 630 người. * Xác định mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương (TLmindn). Căn cứ vào mức tiền lương tối thiểu do chính phủ quy định là 290000 đồng/tháng, Công ty đã áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu để xác định mức tiền lương tối thiểu của năm 2003 như sau: Hệ số điều chỉnh theo vùng: K1 = 0,3 Hệ số điều chỉnh theo ngành: K2 = 1,2 Hệ số điều chỉnh tăng thêm: Kđc = K1 + K2 = 0,3 + 1,2 = 1,5 Giới hạn trên của khung tiền lương tối thiểu của Công ty là: TLminđc = TLmin ´ (1 + Kđc) TLminđc = 290 000 ´ (1 +1,5) =725 000 đồng/tháng Khung tiền lương tối thiểu của Công ty là: 290000 đồng/tháng đến 725.000 đồng/tháng. Công ty đã chọn mức lương tối thiểu là: 400000 đồng/tháng * Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân: Hcb = 2,15 * Hệ số các khoản phụ cấp bình quân được tính trong đơn giá tiền lương là: Hcb = 0,20 Mức tiền lương bình quân của công nhân trong toàn Công ty là : 400000 ´ (2,15 + 0,20) = 940.000 đồng/tháng * Quỹ tiền lương của viên chức quản lý chưa tính trong định mức lao động tổng hợp (Vvc): Quỹ tiền lương của viên chức quản lý chưa tính trong định mức lao động tổng hợp được tính căn cứ vào số lao động định biên do cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quy định, hệ số lương cấp bậc, chức vụ được xếp, các khoản phụ cấp được hưởng của viên chức quản lý và mức lương tối thiểu do doanh nghiệp được lựa chọn. - Lao động định biên: 86 người - Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của viên chức quản lý: 4 - Hệ số phụ cấp được hưởng của viên chức quản lý : 0,05 - Mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp chọn là: 400000 đồng/tháng Vậy Vvc = 400000 ´ 86 ´ (4 + 0,05) = 139.320.000 đồng/tháng Ta có: Quỹ tiền lương kế hoạch để xác định đơn giá tiền lương năm 2004 là: SVkh = [630 ´ 400000 ´ (2,15 + 0,20) + 134.920.000] ´ 12 = 8.725.440.000 đồng b) Doanh thu kế hoạch năm 2004 là: STkh = 76,473 tỷ đồng c) Xác định đơn giá tính quỹ tiền lương: Công ty áp dụng tính đơn giá tiền lương trên doanh thu với công thức xác định như sau: Vđg = SVkh STkh Trong đó: - Vđg : Đơn giá tiền lương (đơn vị tính đồng/1000 đồng) - SVkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch - STkh: Tổng doanh thu kế hoạch Vậy: Đơn giá tiền lương năm kế hoạch theo 1000 đồng doanh thu là: Vđg = 8.725.440.000 76.473.000.000 ´ 1000 = 114,8 (đồng/1000đồng) Biểu 13: Xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu năm 2004 Chỉ tiêu tính đơn giá Đơn vị tính Số báo cáo năm 2003 Kế hoạch 2004 Kế hoạch được duyệt Thực hiện I) Chỉ tiêu tính đơn giá 1. Tổng doanh thu 2. Tổng chi (chưa có lương) 3. Lợi nhuận 4. Tổng các khoản nộp NS 1000đ 1000đ 1000đ 1000đ 65.500.000 550.000 1.700.000 85.700.000 730.000 2.225.000 76.473.000 720.000 2.150.000 II) Quỹ tiền lương tính đơn giá 1. Quỹ tiền lương theo định mức lao động - Lao động định biên -Hệ số lương câp bậc cvbq - Hệ số bình quân các khoản phụ cấp và tiền thưởng được tính trong đơn giá - Mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp được áp dụng 2. Quỹ tiền lương của cán bộ viên chức (chưa tính trong định mức lao động) - Biên chế - Lương cấp bậc cvbq - Phụ cấp bình quân 1000đ đ 7.106.400 630 2,15 0,20 400.000 86 4 0,05 III) Đơn giá tiền lương đ/1000đ 114,8 IV) Quỹ phụ cấp chế độ khác không tính trong đơn giá V) Quỹ tiền lương làm thêm giờ VI) Tổng quỹ tiền lương chung 8.725.440 Kết luận Kinh tế thị trường bùng nổ, thừa nhận cạnh tranh đã làm cho thị trường sôi động. Cạnh tranh không chỉ khốc liệt trong thị trường hàng hoá vật chất dịch vụ mà cả thị trường lao động bởi chúng ta thấy một thực trạng phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây là lao động giỏi như thợ bậc cao và ngay cả các cán bộ quản lý tài năng từ các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang làm việc cho các Công ty liên doanh, thậm chí cả những công ty tư nhân dù quy mô nhỏ. Vậy nguyên nhân của nạn chảy máu lao động giỏi này là từ đâu, có thể khẳng định đó là bắt nguồn từ lợi ích kinh tế mà cụ thể là tiền lương và điều đó càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của quản trị nhân lực nói chung và công tác tiền lương nói riêng trong doanh nghiệp. Như vậy, nhà nước muốn những đứa con đẻ của mình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và các doanh nghiệp muốn cho các mặt quản lý đi vào nề nếp và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực thì phải xây dựng được một chế độ tiền lương hợp lý, đồng thời phải thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể trong tiến trình phát triển kinh tế của nước nhà. Công ty Bê tông – Thép Ninh Bình cũng là 1 doanh nghiệp nhà nước nên cũng vướng mắc vào “ Căn bệnh chung” của doanh nghiệp nhà nước như nêu trên. Do đó trên cơ sở phân tích thực trạng việc áp dụng các hình thức trả lương ở công ty Bê tông – Thép Ninh Bình bản báo cáo này đã tìm ra một số những tồn tại đồng thời đưa ra những biện pháp để hoàn thiện trả lương sản phẩm ở Công ty. Em xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Văn Lư, các thầy cô thuộc khoa Quản trị kinh doanh và ban lãnh đạo, cán bộ phòng ban thuộc Công ty Bê tông – Thép Ninh Bình đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Nguyễn Minh An Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kt và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. NXB Giáo dục – 1998 2. Giáo trình Kinh tế lao động. NXB Giáo dục – 1998 3. Giáo trình Quản trị nhân lực . NXB Giáo dục – 1998 4. Luật Lao động của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam 5. Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ 6. Thông tư 13 và 14 /LĐTBXH – TT ngày 10/4/1997 của Bộ lao động – Thương binh và xã hội 7. Thông tư 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001 Hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước. 8. Nghị định số 03/2003/NĐ - CP của Chính Phủ ngày 15 – 01 – 2003 . 9. Tài liệu về công tác tiền lương của công ty Bê tông- Thép Ninh Bì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0004.doc