Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Da giầy Hà Nội

Marketing là hoạt động của con người diễn ra trong quan hệ với thị trường. Marketing có nghĩa là làm việc với thị trường để biến những thay đổi tiềm ẩn thành hiện thực với mục đích thoã mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Tư tưởng của marketing coi thị trường là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuất hàng hoá, chỉ bán cáo thị trường cần chứ không bán cái mình có. Muốn biết nhu cầu của thị trường và khách hàng cần phải nghiên cứu tỷ mỷ và có ứng xử phù hợp, và mục tiêu của marketing không chỉ là lợi nhuận mà bên cạnh đó còn là tổ chức quản lý và đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng.

doc18 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Da giầy Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên không thể đảo ngược. Đó là một trong những thách thức, sức ép lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong việc xây dựng các chươngtrình kinh tế. Trong những năm gần đây, các nhà quản lý cũng như người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn về vấn đề chất lượng. Trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, không ai phủ nhận vai trò quan trọng của chất lượng sản phẩm. Chất lượng đã trở thành yếu tố quyết định sự thành bại, yếu tố sống còn của doanh nghiệp, của quốc gia. Do đó vấn đề chất lượng ngày càng dành được sự quan tâm sâu sắc của các doanh nghiệp và của các quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vận động theo xu hướng toàn cầu hoá, hợp tác hoá trong mọi lĩnh vực từ sản xuất đến dịch vụ. Chính xu hướng này kéo theo một loạt sự biến đổi và buộc các công ty Việt Nam phải vận động để thích nghi. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc xác định chiến lược hoạt động cụ thể của mình. Một trong những lý do lớn nhất khiến hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam không những không cạnh tranh nổi ngoài nước mà còn bị hàng nước ngoài lấn át trên thị trường nội địa là do chất lượng hàng hoá của nước ta còn thấp. Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng những biến pháp và áp dụng các hệ thống chất lượng để nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp nước ta là một đòi hỏi cấp bách. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nước ta cũng đã bắt đầu đi vào xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng thích hợp với mình. Dựa trên những hiểu biết, nhận thức về chất lượng, quản lý chất lượng, về điều kiện hoàn cảnh của mình các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, và chính điều này làm cho chất lượng hàng hoá, dịch vụ đang có sự chuyển biến tốt đẹp. Công ty Cổ phần Da giầy Hà Nội nhận thức rõ vai trò của chất lượng và mang tính quyết định của vấn đề này, Công ty đã nhanh chóng áp dụng phương pháp mới (áp dụn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000) - nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng vị thế của Công ty trên thị trường. Vì những lý do trên, dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Văn Minh em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Da giầy Hà Nội". Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng sản phẩm Chương II: Phân tích thực trạng doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm Chương III: Một số giải pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Minh đã tận tình hướng dẫn đồng cảm ơn các cô chú, anh chị ở Công ty đã tạo thuận lợi cho em trong quá trình tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến đề tài. Chương I- Những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng sản phẩm. I- Các khái niệm cơ bản. - Theo quan điểm của Max thì chất lượng sản phẩm là mức độ là thước đo giá trị sử dụng của nó. - Theo quan điểm của những người sản xuất thì chất lượng sản phẩm là những đặc tính kinh tế kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đáp ứng những nhu cầu định trước của nó trong những điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật. + Ưu điểm: - Có thể đo đếm được thông qua hệ thống đo lường cụ thể dễ đánh giá chất lượng sản phẩm. - Nó phản ánh đúng bản chất cụ thể. - Nó dễ dàng biết được những gì cần hoàn thành. + Nhược điểm. - Tách rời thị trường không gắn với nhu cầu của người tiêu dùng có nguy cơ làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng tụt hậu so với nhu cầu. - Nhìn nhận đánh giá chất lượng sản phẩm đơn thuần về mặt kỹ thuật ở trạng thái tĩnh. * Quan điểm của người tiêu dùng. + Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng của người tiêu dùng. + Chất lượng sản phẩm nhìn nhận từ bên ngoài theo quan điểm khách hàng. + Chất lượng sản phẩm không phải là sản phẩm tốt nhất mà là sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. - Khái niệm chung ISO 9000 + Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu những đặc trưng kinh tế, kỹ thuật của nó thể hiện được sự thoả mãn của nhu cầu trong điều kiện tiêu dùng, các định phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn. Như vậy theo quan điểm này chất lượng sản phẩm phải đạt được tính vật lý nội tại khách quan của sản phẩm với việc đánh giá chủ quan bên ngoài đó là sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng. * Các đặc trưng cơ bản của chất lượng sản phẩm (có 5 đặc trưng cơ bản): - Chất lượng sản phẩm là một phạm trù tổng hợp kinh tế, kỹ thuật, xã hội - Chất lượng sản phẩm có tính chất tương đối (thay đổi theo không gian và thời gian) theo không gian các thị trường khác nhau thì đánh giá sản phẩm khác nhau, còn theo thời gian là các thời điểm khác nhau thì đánh giá chất lượng sản phẩm khác nhau. - Chất lượng sản phẩm và dịch vụ là những khái niệm trừu tượng vừa cụ thể: + Trừu tượng: là những nhu cầu phù hợp khách hàng nghĩa là chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua mức độ đáp ứng nhu câù của khách hàng với sự đánh giá mức độ phù hợp là rất khó và nó tác động nhiều những đánh giá chủ quan cảm tính: VD: chỉ tiêu về màu sắc, mùi, vị.. + Cụ thể: là mỗi mức chất lượng phải thông qua một hệ thống chỉ tiêu cụ thể. VD: như tính năng tác dụng của sản phẩm, những đặc tính, kinh tế, kỹ thuật, độ bền, tuổi thọ. - Chất lượng sản phẩm biểu hiện thông qua 2 loại chỉ tiêu về chất lượng đó là chất lượng thiết kế và chất lượng tuân thủ thiết kế. + Chất lượng thiết kế là phản ánh mức độ phù hợp của sản phẩm đối với nhu cầu của khách hàng. + Chất lượng tuân thủ thiết kế: thể hiện mức độ chất lượng sản phẩm đạt được so với tiêu chuẩn thiết kế đề ra. - Chất lượng sản phẩm và dịch vụ chỉ được xác định trong những điều kiện cụ thể với mục đích cụ thể. * Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm: sản phẩm là hàng hoá (có 8 chỉ tiêu). + Năng lực thể hiện sản phẩm mức độ thoả mãn của sản phẩm đem lại. + Tính đặc trưng cá biệt, tính vượt trội cá biệt của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh về sản phẩm + Sự nhất quán với chỉ tiêu chất lượng đặt ra ban đầu. + Tính tin cậy được đo bằng khả năng hoàn thành một cách xuất sắc hoàn hảo một chức năng đặc biệt của sản phẩm trong một thời điểm nhất định, tính tin cậy thường được đo bằng thời gian bình quân xẩy ra sửa chữa thứ nhất hoặc thời gian bình quân các lần sửa chữa của sản phẩm so với tuổi thọ của nó. + Tuổi thọ của sản phẩm: là khoảng thời gian sử dụng của sản phẩm trước khi nó vỡ, hỏng hóc và phải thay thế hơn là tiếp tục sửa chữa. + Dịch vụ đi kèm. + Tính thẩm mĩ của sản phẩm: nói đến hình dáng, bao bì của sản phẩm ngoài ra còn đánh giá qua sự cảm nhận về chất lượng và danh tiếng của Công ty. + Có rất nhiều trường hợp khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm một cách gián tiếp thông qua so sánh nhãn mác danh tiếng của hãng và qua quảng cáo. II- Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm - Nhóm nhân tố bên ngoài: gồm nhu cầu thị trường, trình độ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ chế quản lý của Nhà nước. - Nhóm nhân tố bên trong: gồm chất lượng trình độ lao động của doanh nghiệp, chất lượng nguyên vật liệu, khả năng về công nghệ cũng như trình độ tổ chức quản trị trong doanh nghiệp. - Nhân tố bên ngoài. + Nhu cầu thị trường vừa là lực đẩy, lực hút cho doanh nghiệp tăng thêm chất lượng sản phẩm . + Nhu cầu thị trường luôn thay đổi tạo sức ép cho các doanh nghiệp phải cải tiến và đổi mới chất lượng sản phẩm. + Nhu cầu thị trường cũng là định hướng cho sự phát triển của chất lượng sản phẩm và dịch vụ. + Trình độ công nghệ - khoa học: ngày càng tiến bộ hiện đại tạo lực đẩy và đưa khả năng cho doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm chất lượng ngày cangf cao và đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường. + Cơ chế quản lý: - Tạo môi trường ổn định cho doanh nghiệp phát triển. - Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp tác động đến chất lượng sản phẩm. - Tạo ra sự bình đẳng cho các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp yên tâm đầu tư và phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm. + Nhân tố bên trong: - Lao động là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm. Ngày nay công nghệ phát triển nhanh hiện đại, nhưng con người vẫn là yếu tố quyết định và chất lượng sản phẩm dịch vụ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, vào khả năng tay nghề và nhận thức của người lao động về quản lý chất lượng và yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm. - Khả năng công nghệ máy móc thiết bị của doanh nghiệp. * Trình độ kỹ thuật, máy móc, thiết bị doanh nghiệp đang sử dụng * Tính đồng bộ của máy móc thiết bị trong doanh nghiệp và khả năng vận hành tổ chức quản lý máy móc thiết bị. => ảnh hướng tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. - Nguyên vật liệu: tốt, cấp thường xuyên, đầy đủ. - Trình độ tổ chức quản lý và trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Chương II- Phân tích thực trạng doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm. I- Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty : - Công ty Giầy Hà Nội mà tiền thân của nó là một phân xưởng giầy của Nhà máy quốc phòng X 40 trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội chuyên sản xuất hàng may mặc, găng tay và các đồ quân nhu khí như dây lưng, bao súng. - Năm 1992 theo quyết định số 388 TTg của Thủ tướng Chính phủ Công ty làm thủ tục thành lập lại doanh nghiệp theo giấy phép số 2766 QĐUB ngày 11/11/1992 với vốn cố định: 3.026 tỷ đồng. Vốn lưu động: 0.786 tỷ đồng. - Năm 1994 Xí nghiệp Giầy Hà Nội được đổi tên thành Công ty Giầy Hà Nội theo quyết định số 1538 QĐUB 12/8/1994 của UBND thành phố Hà Nội. Tên giao dịch HASHOFA. - Năm 1998 căn cứ vào quyết định số 4177 UBND 11/10/1998 của UBND TP.Hà Nội cho phép Công ty Giầy Hà Nội được cổ phần hoá: + Tên gọi bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần Da Giầy Hà Nội + Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Hanoi Shoes Soint -Slock Company + Tên viết tắt: HASHOFA - Trụ sở chính của Công ty: Km số 6 đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội. - Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: 32 Hàng Muối - Hoàn Kiếm - Hà Nội. * Các giai đoạn phát triển của Công ty. + Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, quan hệ kinh tế giữa các nước Đông Âu phát triển mạnh mẽ, nhờ đó các doanh nghiệp may và giầy da có đơn hàng sản xuất các sản phẩm găng tay xuất khẩu đi Liên Xô, Tiệp, Đức. Tuy nhiên trong thời kỳ này hàng quốc phòng vẫn chiếm một tỷ lệ lớn. Sau 30 năm xây dựng và phát triển, được sự hỗ trợ của cấp trên, những nỗ lực của chính bản thân Công ty đã từng bước phát triển trưởng thành đáng kể so với những ngày đầu mới thành lập. Đến ngày 31/12/1996 Công ty đã có 583 máy sản xuất đồ da với 11 chủng loại khác nhau, Công ty có một dây chuyền sản xuất cặp túi cao cấp một dây chuyền sản xuất giầy nữ hoàn chỉnh, toàn bộ Công ty có 860 lao động, 17.500m2 nhà xưởng 1.8112 tỷ đồng vốn lưu động. Ngày 31/12/1997 số máy móc thiết bị của Công ty vẫn giữ nguyên ngoài việc Công ty nhập thêm một dây chuyền sản xuất găng tay bảo hộ lao động, một dây chuyền sản xuất cặp túi giả da. Số lao động của Công ty lên tới 943 người, diện tích nhà xưởng 12.410m2 và 2,6307 tỷ đồng vốn lưu động, Công ty đã thiết lập được mối quan hệ với Công ty giầy da trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Nhờ đó đã có được những hợp đồng gia công đáng kể tháo gỡ những khó khăn trong thời kỳ quá độ của Công ty. II- Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty Cổ phần Da giầy Hà Nội. 1. Nguồn nhân lực: Công ty sản xuất kinh doanh nên lực lượng lao động chủ yếu là lao động trực tiếp vì vậy ngay từ khi tuyển dụng công nhân Công ty chú ý đến lực lượng trẻ, nhanh nhẹn, mạnh dạn, có sức khoẻ, đã tốt nghiệp PTCS, PTTH. Do tình hình thị trường có thay đổi nên trong những năm qua ngành da giầy nói chung và Công ty Cổ phần Da giâỳ Hà Nội nói riêng có gặp khó khăn về nhân sự nên một số lao động trẻ có tay nghề cao đã chuyển sang các ngành nghề khác, điều này làm cho Công ty đang gặp khó khăn về nguồn lực kế cận… Tỷ trọng công nhân bậc thấp (bậc 2, 3) của Công ty chiếm đa số 526 người cihếm 68,785% tổng công nhân. Trong khi đó số lượng công nhân bậc cao (bậc 5,6) chỉ có 39 người chiếm 5,1% và số lượng kỹ sư chỉ có 7 người chiếm 0,93%. Điều đó chứng tỏ rằng trình độ của công nhân trong Công ty là khá thấp điều này ảnh hưởng đến kỹ năng và năng suất lao động đặc biệt là ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của Công ty, nguyên nhân chủ yếu là do thị trường có thay đổi nên Công ty mới chuyển đổi từ chế biến da thuộc sang sản xuất túi, ví do đó công nhân chưa được đào tạo hoàn chỉnh họ vừa sản xuất vừa học tập để nâng cao tay nghề, học qua làm. 2. Đặc điểm công nghệ máy móc thiết bị. Quy trình công nghệ của thuộc da là một qui trình sản xuất phức tạp chế biến liên tục nhưng không phân bước công việc rõ ràng, sản phẩm da là kết quả của nhiều chế biến, nhiều công đoạn trong thời gian từ khi nhập nguyên liệu da tươi đưa vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm ít nhất là ba ngày, dài nhất là 15 ngày đến 1 tháng. Ngoài ra còn sử dụng vật liệu khác đặc biệt là các loại hoá chất khác như axít Sunfuric, Natriclo, máy móc thiết bị gồm máy xẻ, máy bào, máy dán giấy. Và máy thiết bị của Công ty chủ yếu được nhập từ Đài Loan và Liên Xô (cũ) với ba dây chuyền thiết bị. - Dây chuyền Thái. - Dây chuyền ITALIA. - Dây chuyền túi Hàn Quốc. 3. Đặc điểm nguyên vật liệu. Do đặc thù của Công ty những năm gần đây làm theo đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài nên nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu phụ thuộc vào họ, những nguyên vật liệu này các đối tác đưa sang để gia công, Công ty chỉ đáp ứng bao bì, vật tư phụ khác chủ yếu mua của các doanh nghiệp trong nước. 4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công ty Cổ phần Da giầy Hà Nội khá rộng bao gồm thị trường trong nước và thị trường quốc tế, nhưng trong đó sản phẩm của Công ty sản xuất chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường quốc tế chiếm 95%, đặc biệt thị trường EU và Nhật Bản. Do trong những năm qua Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các đối tác nước ngoài như ý và Hàn Quốc vì vậy mà sản phẩm của Công ty có mặt ở thị trường nhiều nước trên thế giới và những thị trường này được xem là những thị trường rất khó tính cả về kiểu dáng, mẫu mã lẫn chất lượng như thị trường Pháp, Đức, ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan còn trong nước sản phẩm của Công ty chỉ có 5% tổng sản lượng sản xuất chủ yếu là giầy dép nữ. 5. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đặc điểm sản phẩm của Công ty. - Công ty Cổ phần Da giầy Hà Nội chủ yếu sản xuất những sản phẩm túi, cặp, ví da của Italia, túi giả da của Hàn Quốc và dép Thái Lan do 90-95% là theo đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoaì nên Công ty có qui mô sản xuất khá lớn, sản xuất hoàn chỉnh để đưa sản phẩm ra ngoài thị trường vì vậy Công ty luôn luôn phải duy trì chất lượng sản phẩm tốt thường xuyên để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra nhằm góp phần đảm bảo uy tín của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Vì làm theo đơn đặt hàng của nhiều đối tác của nhiều nước khác nhau nên sản phẩm của Công ty rất đa dạng cả về mẫu mã lẫn chủng loại… 6. Đặc điểm thông tin của Công ty. Công ty duy trì một hệ thống thông tin liên tục thông suốt giữa các cấp, các bộ phận chức năng khác nhau liên quan đến qui trình của hệ thống quản lý chất lượng hệ thống thông tin được thực hiện thông qua các cuộc họp giao ban hàng tuần và tháng của đơn vị của Công ty, các phân xưởng báo cáo hàng ngày. 7. Đặc điểm về bộ máy quản trị của Công ty. Sơ đồ quản lý của Công ty Cổ phần Da giầy Hà Nội Giám đốc PGĐ kinh doanh PGĐ sản xuất - kỹ thuật Phòng quản lý kỹ thuật và CL Phân xưởng cơ điện Phân xưởng cắt Phòng Cung tiêu Phòng Kế hoạch Văn phòng Công ty Phân xưởng Việt - Thái Phân xưởng Việt - ý Phân xưởng may 3 Phân xưởng may 2 Phân xưởng may 1 Phòng Bảo vệ Phòng TC - HC Phòng Tài vụ III- Đánh giá chung về thực trạng chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty. 1. Tình hình chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty. Với phương châm: Chất lượng sản phẩm quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vì vậy trong những năm qua công tác chất lượng của Công ty luôn được chú trọng và đưa ra những biện pháp, kế hoạch quản lý chất lượng phù hợp và bắt đầu từ tháng 4/2001 Công ty đã bắt đầu nghiên cứu và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 200 đã đề ra chính sách chất lượng. - Nguyên tắc quản lý - Chính sách chất lượng - Mục tiêu chất lượng - Cam kết của lãnh đạo - Hướng vào khách hàng. Nhận xét: Công ty có định hướng đúng về chất lượng và phần nào nói lên sự thành công của doanh nghiệp trong việc nghiên cứu áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001: 2000. 2. Hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000. Quá trình nghiên cứu và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Cổ phần Da giầy Hà Nội đã đạt được những kết quả là: + Hệ thống tài liệu văn bản của hệ thống chất lượng ISO 2001 đã ban hành xong và được đưa vào áp dụng tại tất cả các đơn vị liên quan. 3. Ưu điểm tình hình quản lý chất lượng tại Công ty. Theo chính sách của Công ty Cổ phần Da giầy Hà Nội "Công ty sẽ cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng không ngừng cải tiến chất lượng ở mọi giai đoạn sản xuất để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường để đạt mục tiêu trở thành một trong những Công ty hàng đầu trong việc cung cấp những sản phẩm chế biến từ da, giả da trong những năm tới và Công ty huy động tất cả mọi thành công hệ thống quản lý chất lượng. 4. Nhược điểm. Trong điều kiện làm việc hiện nay bên cạnh một số ít trang thiết bị công nghệ máy móc mới, tiên tiến vẫn còn một số có phần đang xuống cấp ngoài dây chuyền mới nhập, trang thiết bị của Công ty không đồng bộ cả về chất lượng lẫn năng suất sản xuất, điều này sẽ gây ảnh hưởng tính đồng bộ và ổn định của chất lượng sản phẩm. 5. Nguyên nhân. - Nguyên nhân khách quan - Nguyên nhân chủ quan. Chương III Một số giải pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm I- Định hướng của Công ty trong một số năm tới. 1. Hoàn thiện bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả. Hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý chất lượng nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành quá trình sản xuất và đảm bảo cho quá trình đó hoạt động thường xuyên có hiệu quả. Nếu hoạt động quản lý không có hiệu quả, cơ cấu tổ chức cồng kềnh, còn cán bộ quản lý không đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm dẫn đến quá trình đó hoạt động ngừng trệ và không bình thường ảnh hưởng rất lớn đến ổn định chất lượng sản phẩm, quá trình sản xuất kinh doanh chung của Công ty. Bởi vì, hoạt động quản lý mà cốt lõi của nó là cơ cấu tổ chức và cán bộ quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và ngày càng đóng một vai trò quan trọng, nhân tố quyết định tính ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm. 2. Nguồn nhân lực. Trong công tác quản trị kinh doanh nói chung và quản lý chất lượng nói riêng phải nói tới giá trị và nói tới con người. Con người là yếu tố sáng tạo năng động nhất quyết định đến sự thành công của tổ chức cũng như cháat lượng sản phẩm. Mọi thành viên trong Công ty ít nhiều liên quan đến vấn đề chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3. Đầu tư phát triển chiều sâu. Khẳng định vai trò quan trọng của nhân tố con người trong quản lý và quản lý chất lượng là điều cần thiết, nhưng nếu chỉ dựa vào thuần tuý sức người, lòng nhiệt tình thì chưa đủ, và công nghệ lạc hậu thì Công ty cũng không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác - có trình độ cán bộ công nhân và máy móc thiết bị đồng bộ và tiên tiến hơn. 4. Các giải pháp của Công ty đối với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Chứng chỉ ISO 9001:2000 chỉ có hiệu lực trong 3 năm, sau 3 năm hệ thống quản lý chất lượng đó được xem xét đánh giá lại bởi tổ chức chứng nhận. Nếu vẫn đảm bảo được sự phù hợp với các yêu cầu của ISO 9001 thì Công ty sẽ được cấp lại chứng chỉ và nếu không đảm bảo được sự phù hợp thì chứng chỉ đó bị thu hồi - từ là hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đã xây dựng và áp dụng không được chứng nhận. Ngoài ra, còn có các cuộc đánh giá định kỳ 6 tháng một lần của tổ chức chứng nhận. Do đó, việc duy trì sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng với các yêu cầu của ISO 9001 là công việc thường nhật, coi như hoạt động sản xuất kinh doanh và phải được sự chỉ đạo thực hiện thống nhất trong toàn Công ty. Tập trung vào đánh giá nội bộ phát hiện sự không phù hợp và truy tìm nguyên nhân chính để khắc phục sự không phù hợp đó, tăng cường sự phòng ngừa các nguyên nhân, không để lặp lại. II- Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Da giầy Hà Nội. 1. Hoàn thiện và nghiêm túc thực hiện hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000. Sơ đồ: Các bước thực hiện quản lý chất lượng Quản lý chất lượng Xác định mục tiêu Sự phát triển của Công ty Định hướng chất lượng Thực hiện chỉ tiêu chất lượng Chất lượng phù hợp Hệ thống hoá quản lý chất lượng Nội dung thực hiện Thực trạng và chỉ tiêu chất lượng Xác định tiêu chuẩn Xác định nhiệm vụ Xây dựng quy chế chất lượng Phương hướng giải quyết Tính chi phí Dự đoán thị trường Xác định mục tiêu Chất lượng sau khi bán Chất lượng bảo quản Chất lượng sản xuất Chất lượng đầu vào 2. Tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao nhận thức về chất lượng sản phẩm. Một trong tám yếu tố đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh là: Trình độ quản lý và kỹ năng của con người trong hoạt động kinh doanh. Và Jim Keyser cho rằng: "Các công ty ngày nay hơn nhau hay không là do phẩm chất trình độ và sự gắn bó của công nhân viên đối với Công ty - nghĩa là các nhà quản lý, quản trị phải nhận thức và đề ra chiến lược quản trị tài nguyên nhân sự của mình một cách có hiệu quả". Điều đó nói lên rằng nhân tố con người có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng sản phẩm, vì vậy nâng chất lượng sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng của nhân tố con người - Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. 3. Công ty cần thành lập phòng Marketing - nghiên cứu thị trường trên cơ sở đó làm căn cứ xác định phương án nâng cao chất lượng sản phẩm. Marketing là hoạt động của con người diễn ra trong quan hệ với thị trường. Marketing có nghĩa là làm việc với thị trường để biến những thay đổi tiềm ẩn thành hiện thực với mục đích thoã mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Tư tưởng của marketing coi thị trường là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuất hàng hoá, chỉ bán cáo thị trường cần chứ không bán cái mình có. Muốn biết nhu cầu của thị trường và khách hàng cần phải nghiên cứu tỷ mỷ và có ứng xử phù hợp, và mục tiêu của marketing không chỉ là lợi nhuận mà bên cạnh đó còn là tổ chức quản lý và đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng. 4. Sử dụng phương pháp thống kê trong công tác quản lý chất lượng. - Tập hợp số liệu dễ dàng; - Xác định vấn đề một cách chính xác; - Phỏng đoán và nhận biết các nguyên nhân; - Xác định hiệu quả cải tiến. 5. Công ty cần đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và tăng cường công tác bảo dưỡng, sửa chữa để bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm. 6. Công ty cần phải quản lý tri thức doanh nghiệp một cách có hiệu quả hơn để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp - Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Giáo trình Quản lý chuyển giao công nghệ và chất lượng sản phẩm 3. Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp 4. Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35313.doc
Tài liệu liên quan