Đề tài Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú tại khách sạn thương mại Nghệ An

Trong tình hình kinh doanh hiện nay, việc đầu tư nâng cấp sửa chữa khách sạn cần có nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, vì vậy đề nghị chính phủ cần có chính sách tín dụng đầu tư cho loại hình kinh doanh này và cho phép các khách sạn được vay vốn lãi suất ưu đãi nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách thuế bình đẳng giữa các khách sạn thuộc doanh nghiệp Nhà nước với các khách sạn liên doanh và chính phủ xem xét lại mức thuế đất đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Cho phép thành lập hiệp hội khách sạn, thông qua đó, hệ thống khách sạn Việt Nam có tiếng nói chung, có điều kiện để trao đổi thông tin học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao chất lượng phục vụ, bảo vệ quyền lợi và uy tín của toàn hệ thống, bảo vệ lợi ích của khách du lịch, tạo thành sức mạnh tổng hợp, giữ giá trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Lao động trong khách sạn chủ yếu là tiếp xúc trực tiếp với khách vì vậy ngoại hình của nhân viên là rất quan trọng. Nhà nước cần có quy định chế độ nghỉ hưu.

doc40 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú tại khách sạn thương mại Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uân là một chỉ tiêu tổng hợp, cho phép đánh giá một cách chung nhất của hiệu quả sử dụng lao động của toàn bộ doanh nghiệp. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân cho ta thấy, trong một thời gian nhất định thì trung bình một lao động tạo ra doanh thu là bao nhiêu. - Lợi nhuận bình quân trong doanh nghiệp. Lợi nhuận bình quân của một nhân viên trong doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. hay = : lợi nhuận bình quân của một nhân viên P: lợi nhuận toàn doanh nghiệp : số lao động bình quân trong kỳ Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ở khách sạn, nó cho ta thấy một lao động của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ( tháng, quý, năm ) nó phản ánh mức độ cống hiến của mỗi người lao động trong doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận để tích luỹ tái sản xuất mở rộng trong đơn vị và đóng góp vào ngân sách nhà nước. - Hiệu quả sử dụng thời gian lao động. Hiệu quả sử dụng thời gian lao động là tỷ số so sánh giữa kết quả lao động và hao phí lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng thời gian lao động là chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng lao động. Công thức: Ht = Ht : Hiệu quả sử dụng thời gian lao động T : Tổng quỹ thời gian lao động của nhân viên D : doanh thu toàn khách sạn Tổng quỹ thời gian lao động(T) = số lao động bình quân trong ngày(G) x số ngày làm việc bình quân trong kỳ(N) x số lao động bình quân trong kỳ() Hay T = G x N x Hiệu quả sử dụng thời gian lao động cho biết trong một giờ làm việc của nhân viên sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian lao động cho toàn bộ phận lưu trú. Các chỉ tiêu khác Ngoài 3 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trên, người ta còn sử dụng chỉ tiêu mức doanh thu bình quân ( hoặc mức lợi nhuận bình quân) trên 1000 đồng chi phí tiền lương, tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động một cách hoàn thiện hơn. Mức doanh thu bình quân trên 1000 đồng chi phí tiền lương = Tổng doanh thu trong kỳ/ tổng quỹ lương. Mức lợi nhuận bình quân trên 1000 đồng chi phí = Tổng doanh thu trong kỳ/ tổng quỹ lương. Chỉ tiêu này cho biết 1000 đồng chi phí lương đem lại bao nhiêu đồng doanh thu( hoặc lợi nhuận) cho doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương càng cao. hay Tp = Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc từng ngành sản xuất và phương hướng sản xuất kinh doanh của từng ngành. Doanh nghiệp có thể phấn đấu tăng tỷ suất lợi nhuận theo hướng: + Giảm chi phí hoạt động, hạ giá thành sản phẩm. + Tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú trong kinh doanh khách sạn. 1.4.1 Nhân tố bên trong: a) Trình độ tổ chức quản lý trong khách sạn. - Tuyển chọn và đào tạo lao động, phân công lao động hợp lý từng bộ phận đồng thời đi cùng với chất lượng của mỗi nhân viên phù hợp với đòi hỏi chất lượng của mỗi công việc, mỗi chức danh. Vì vậy để sử dụng lao động có hiệu quả các nhà quản lý phải biết bố trí đúng người đúng việc và đúng thời điểm cần thiết. - Quy trình công nghệ: Một cái máy muốn chạy tốt thì các bộ phận của nó phải hoạt động đều đặn, ăn khớp với nhau có nghĩa rằng để chất lượng phục vụ khách sạn cao thì không có nghĩa là các bộ phận hoạt động rời rạc, không ăn khớp mà chúng phải phụ thuộc vào nhau, có quan hệ mật thiết với nhau, nhận được mọi thông tin khác của nhau. - Các công cụ đòn bẩy kinh tế. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất đối với người lao động vì tiền lương là một phần thu nhập quốc dân dành cho tiêu dùng cá nhân biểu hiện dưới dạng tiền tệ được phân phối cho người lao động căn cứ vào số lượng mà mỗi người đã cống hiến. b) Độ tuổi trung bình và giới tính của đội ngũ lao động. Nếu độ tuổi trung bình của người lao động quá trẻ thì thích hợp với tính chất công việc phục vụ nhưng lại ít kinh nghiệm nghề nghiệp, còn nếu độ tuổi trung bình quá cao thì nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp nhưng lại không phù hợp với tính chất công việc phục vụ, nói chung trong kinh doanh khách sạn thì độ tuổi trung bình hợp lý là từ 20-30 tuổi đó là độ tuổi trung bình chung của toàn bộ khách sạn. Nếu phân theo giới tính đó là những nhóm người tập thể lao động được phân định theo tiêu thức giới tính. c) Trình độ đội ngũ lao động. Đây là một trong những nhân tố tiền đề cho quá trình sản xuất và là một trong những nhân tố có tác động tích cực nhất đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một đội ngũ lao động bao giờ cũng cần hai mặt là số lượng và chất lượng. Một đội ngũ lao động có số lượng lao động hợp lý tức là số lượng lao động đó vừa đủ so với khối lượng công việc không thừa không thiếu. Chất lượng lao động thể hiện khả năng của người lao động về trình độ học vấn trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, trình độ ngoại ngữ, ngoại hình, khả năng giao tiếp. 1.4.2 Nhân tố bên ngoài. a) Nguồn khách. Khách với những đặc điểm về giới tính, quốc tịch, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội và những đặc điểm về tâm sinh lý là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng đội ngũ lao động hợp lý thì cần phải nghiên cứu tìm hiểu tâm lý dân tộc, thành phần xã hội, độ tuổi, nghề nghiệp, khả năng thanh toán và tâm sinh lý của khách du lịch để xác định những yêu cầu đối với người lao động của khách sạn. b) Các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Chính sách bảo hiểm xã hội, quỹ phúc lợi xã hội chế độ bảo hiểm người lao động nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động cũng như trách nhiệm của mỗi người lao động phải đóng góp. Nó giúp cho việc sử dụng lao động có hiệu quả hơn, lao động làm việc năng suất hơn, sự trung thành lớn hơn, tinh thần được nâng cao hơn, làm giảm bớt khó khăn khi bị ốm đau, bệnh tật, khi về hưu... c) Luật pháp. Trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành luật lao động với những quy chế quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Do đó việc chấp hành các quy chế đó phải được thực hiện ở mọi hình thức doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh... Để tránh những doanh nghiệp chỉ vì lợi ích trước mắt mà lợi dụng người lao động. 1.5 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh dưới sự điều tiết của nhà nước. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển đòi hỏi nhà nước phải quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Một trong những con đường để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng hiệu quả đội ngũ lao động. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là vấn đề cấp bách có ý nghĩa cả về kinh tế và chính trị xã hội. + Đối với doanh nghiệp: Việc sử dụng lao động sống có hiệu quả trong doanh nghiệp khách sạn đã góp phần tăng khối lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng tích lũy cho doanh nghiệp dưới dạng các quỹ, thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng. + Đối với người lao động, việc sử dụng lao động có hiệu quả là điều kiện bảo đảm không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện nâng cao trình độ nghề nghiệp, chất lượng phục vụ, khuyến khích khả năng sáng tạo của con người lao động. + Đối với khách hàng việc sử dụng lao động có hiệu quả trong doanh nghiệp góp phần làm thỏa mãn nhu cầu của khách trong khoảng thời gian ngắn nhất, đảm bảo văn minh phục vụ đối với người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của khách sạn. + Đối với nhà nước: sử dụng lao động có hiệu quả trong doanh nghiệp sẽ làm tăng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, tăng tích lũy cho nhà nước, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân bằng các quỹ phúc lợi xã hội. Chương 2 Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thương Mại Nghệ An. 2.1 Giới thiệu khái quát về khách sạn Thương Mại nghệ An. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Thương Mại Nghệ An. Khách sạn Thương Mại Nghệ An được thành lập năm 1998 theo quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Khách sạn được thành lập trên cơ sở nguồn vốn của công ty Thương Mại nay là công ty cổ phần Thương Mại Nghệ An thuộc sở Thương Mại Nghệ An. Trước năm 1995, so với các tỉnh và thành phố lớn trong cả nước, Nghệ An vẫn là tỉnh chưa thu hút được nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế, cơ sở vật chất vẫn còn hạn hẹp chưa đáp ứng đuợc nhu cầu của khách. Trước tình hình đó, để cùng hòa mình vào nền kinh tế thị trường và phát huy được tiềm năng du lịch của tỉnh nhà, công ty cổ phần Thương Mại Nghệ An quyết định thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Khách sạn Thương Mại được xây dựng theo kiến trúc hiện đại và lịch sự. Tòa nhà có 6 tầng với 51 buồng ngủ bao gồm 3 loại buồng, tầng 1 được sử dụng kinh doanh nhà hàng, một hội trường lớn khoảng 500 chỗ ngồi dành cho khách, hội trường lớn này khách sạn thường được dùng để tổ chức hội nghị, hội thảo, đám cưới… tầng 2 có 2 hội trường nhỏ hơn. Khách sạn Thương Mại với chức năng chính là kinh doanh lưu trú, ăn uống, bên cạnh đó khách sạn còn kinh doanh một số dịch vụ bổ sung như massage, taxi, cho thuê xe du lịch, kinh doanh tour du lịch… cùng với sự tận tình tâm huyết của nhân viên phục vụ đã, đang và sẽ làm hài lòng những nhu cầu ngày càng tăng của khách. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn Thương Mại Nghệ An. Sơ đồ tổ chức lao động tại khách sạn Thương Mại Nghệ An. Giỏm đốc Phũng tổ chức hành chớnh Phũng nghiệp vụ KD Phũng kế toỏn tài vụ Bảo vệ Kỹ thuật Kinh doanh Lễ tõn Buồng Nhà hàng Dịch vụ khỏc Sơ đồ1: Mô hình tổ chức quản lý tại khách sạn Thương Mại Nghệ An. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận khác nhau và có mối liên hệ qua lại phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có trách nhiệm và quyền hạn nhất định cùng nhằm thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản trị càng hoàn hảo thì hoạt động quản trị càng tác động có hiệu quả đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị hợp lý và có hiệu quả là vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Tại khách sạn Thương Mại Nghệ An cơ cấu bộ máy được thiết lập theo mô hình quản trị trực tuyến, cơ cấu này tuân thủ theo nguyên tắc một thủ trưởng đảm bảo mỗi cấp dưới chỉ có một cấp trên phụ trách, mỗi quan hệ trong tổ chức được thiết lập theo chiều dọc và hoạt động quản trị được tiến hành theo tuyến. Cơ cấu này tạo nên sự thống nhất, tập trung cao độ, xác định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng. Tuy nhiên mô hình quản trị này có một số nhược điểm, cơ cấu này đòi hỏi giám đốc phải có trình độ, kiến thức toàn diện, tổng hợp vì phải đồng thời thực hiện liên kết cả các chức năng quản trị. Cơ cấu này còn có hạn chế việc sử dụng và hợp tác lao động giữa các tuyến, mọi thông tin giữa hai quản trị viên hoặc giữa hai nhân viên khác tuyến sẽ phải đi vòng theo kênh đã định. Do vậy, mô hình này chủ yếu được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. b) Chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp. * Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất của khách sạn. Tổ chức xây dựng bộ máy cán bộ, quản trị nhân sự, xây dựng hệ thống tiền lương, thưởng, định mức lao động… * Phòng kế toán: Quản lý ngân quỹ, theo dõi tình hình thu chi của khách sạn. Quản lý tất cả các loại hóa đơn chứng từ của khách sạn. Có trách nhiệm báo cáo tình hình ngân quỹ cho nhà quản trị khi cần thiết. * Phòng kinh doanh: Nắm bắt chính xác số liệu về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo từng thời kỳ nhất định. Xây dựng kế họach chiến lược kinh doanh. Chịu trách nhiệm về công tác tiếp thị, quảng cáo tổ chức hội nghị, tiệc cưới. Đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng và phó phòng, có trách nhiệm thông báo cho giám đốc về tình hình hoạt động của mỗi đơn vị theo định kỳ. Ngoài ra còn có nhiệm vụ giúp giám đốc đưa ra những ý tưởng kinh doanh phù hợp. Các bộ phận lao động tham gia trực tiếp vào khách sạn gồm có : Lễ tân, nhà hàng, bếp, bảo vệ , kỹ thuật. Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận như sau: * Bộ phận lễ tân: Đây là “trung tâm thần kinh” của khách sạn, có nhiệm vụ đặt và bố trí buồng cho khách, làm các thủ tục đăng ký khách sạn. Trực tiếp hoặc phối hợp các với các bộ phận khác phục vụ khách trong suốt thời gian lưu trú tại khách sạn. Tiếp nhận các ý kiến tư vấn và xử lý những khiếu nại của khách, đồng thời chuyển những thông tin cần thiết cho các bộ phận dịch vụ của khách sạn nhằm cải tiến chất lượng phục vụ. * Bộ phận nhà hàng, bar: Bộ phận này phục vụ nhu cầu ăn uống những bữa ăn thường và các bữa tiệc lớn, nhỏ đúng giờ kịp thời, chính xác, đúng nguyên tắc và động tác quy định. * Bộ phận buồng: Bộ phận buồng chịu trách nhiệm tổ chức lo liệu đón tiếp, phục vụ nơi nghỉ ngơi của khách, quản lý việc cho thuê buồng và quán xuyến quá trình khách ở. *Bộ phận bảo vệ: Bộ phận này có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho khách sạn và sự an toàn của du khách. * Bộ phận kỹ thuật: Bộ phận này thường xuyên theo dõi bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điện nước…của khách sạn. * Bộ phận giặt là: Đảm bảo việc giặt ga, rèm cửa, quần áo đồng phục của cán bộ công nhân viên, quần áo cho khách ( nếu có yêu cầu). Đứng đầu mỗi bộ phận là các tổ trưởng chịu trách nhiệm nhận chỉ thị từ cấp trên, bàn giao công việc cho nhân viên ở bộ phận mình, đồng thời trực tiếp giám sát, nghiệm thu sản phẩm, báo cáo kết quả thực hiện công việc lên cấp trên. Với hình thức quản trị kiểu trực tuyến này, giám đốc không cần thiết phải trực tiếp quan sát tình hình hoạt động kinh doanh mà chỉ cần thông qua các phòng ban và các bộ phận là có thể nắm bắt được mọi tình hình của doanh nghiệp. 2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn. - Kinh doanh lưu trú : Đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn. Bao gồm 51 buồng được trang bị các tiện nghi hiện đại như tivi từ 17-21 in, máy điều hòa. Bàn làm việc, điện thoại, tủ đầu giường…Khóa cửa buồng được trang bị bởi các khóa an toàn và tiện lợi. Tùy theo yêu cầu của khách sẽ được bố trí các loại buồng khác nhau. - Kinh doanh ăn uống: Lĩnh vực kinh doanh này góp phần rất lớn trong tổng doanh thu của khách sạn. Bên cạnh kinh doanh phục vụ ăn uống đối với khách lưu trú, khách sạn còn nhận phục vụ khách có nhu cầu lớn như: đám cuới, hội nghị, hội thảo… Nhìn chung, đây là lĩnh vực kinh doanh rất mạnh của khách sạn nhưng đối tượng được phục vụ chủ yếu là khách nội địa. - Dịch vụ vui chơi giải trí: Khu vật lý trị liệu có 12 phòng massage, 1 phòng xông hơi khô và 1 phòng xông hơi ướt. Khu vực night club có 10 phòng hát karaoke với hệ thống âm thanh hiện đại, có quầy bar phục vụ nhiều đồ uống khác nhau. - Các lĩnh vực kinh doanh khác: Ngoài các dịch vụ trên khách sạn còn kinh doanh các dịch vụ khác: Đặt vé máy bay, bán hàng lưu niệm, đội ngũ lái xe taxi phục vụ khách đi lại khi có nhu cầu, dịch vụ tổ chức du lịch lữ hành, dịch vụ giặt là… 2.1.4 Cơ sở vật chất của khách sạn Thương Mại Nghệ An. Khách sạn Thương Mại với tòa nhà 6 tầng, kiến trúc hiện đại và đẹp mắt. Khách sạn có hai cửa ra vào: Cửa dành cho khách và cửa dành cho nhân viên, phía ngoài khách sạn với diện tích 600m2 được dành làm chỗ để xe. Sảnh đón tiếp được bố trí cạnh cửa riêng dành cho khách, rộng, đẹp phù hợp với quy mô của khách sạn. Buồng ở của khách có 51 buồng với 3 loại khác nhau, tất cả các buồng đều được trang bị các tiện nghi hiện đại, kiếu dáng đồng bộ, chất lượng tốt được bày trí đẹp mắt, gọn gàng. Nhà hàng được bố trí ở tầng 1, có trang thiết bị đầy đủ, dây chuyền chế biến thức ăn được thực hiện nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách. Khách sạn có hội trường lớn ở tầng 1 nhận đặt tiệc, đám cưới, hội nghị, hội thảo. Có hai nhà thi đấu cầu lông đáp ứng nhu cầu thể thao của khách và của nhân viên. Khách sạn còn có 12 phòng massage phục vụ nhu cầu của khách. Ngoài ra khách sạn còn có 2 xe 15 chỗ ngồi, 2 xe 4 chỗ ngồi và 1 xe 7 chỗ ngồi luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách trong quá trình vận chuyển. Hệ thống điện cung cấp 24/24, đảm bảo độ chiếu sáng cho từng khu vực. Hệ thống nước đủ cho sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy, cung cấp nước liên tục 24/24. 2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn qua 2 năm 2003-2004. Dựa vào kết quả kinh doanh của khách sạn ta có thể nhận xét về quá trình kinh doanh của khách sạn tương đối tốt. Tổng doanh thu của khách sạn tăng 25% tương ứng tăng 2700 triệu đồng. Trong đó doanh thu lưu trú tăng 27,45% tương ứng tăng 1400 triệu đồng. Doanh thu ăn uống tăng 12,22% tương ứng tăng 1000 triệu đồng. Doanh thu dịch vụ bổ sung tăng 25% tương ứng 300 triệu đồng. Như vậy qua bảng phân tích ta thấy dịch vụ lưu trú chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh doanh của khách sạn. Điều này chứng tỏ khách sạn đó kinh doanh đúng chức năng của mình. Stt Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 So sánh năm 04/03 Số tiền % 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 10800 13500 2700 +25 - Doanh thu KD lưu trú Tỉ trọng - Doanh thu KD ăn uống Tỉ trọng - DTKD dịch vụ bổ sung Tỉ trọng Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % 5100 47,22 4500 41,66 1200 11,11 6500 48,14 5500 40,74 1500 11,11 1400 - 1000 - 300 - +27,45 +0,92 +22,22 +1,02 +25 0 2 Tổng chi phí Tỷ suất phí Triệu đồng % 7538,4 69,8 9269,1 68,66 +229 - +35,41 - 1,14 3 Tổng quỹ lương Triệu đồng 781,2 979,2 +198 +25,34 4 Năng suất LĐ Năng suất LĐ trực tiếp Triệu đồng Triệu đồng 174,19 196,36 198,52 232,75 +24,33 +36,39 +13,96 +18,53 5 Tiền lương BQ năm Tiền lương BQ tháng Triệu đồng Triệu đồng 12,6 1,05 14,4 1,2 +1,8 +0,15 +14,28 +14,28 6 Tổng vốn kinh doanh - Vốn cố định Tỉ trọng -Vốn lưu động Tỉ trọng Triệu đồng - % Triệu đồng % 15700 10200 64,96 5500 35,03 16000 11600 72,50 4400 27,50 300 1400 - -1100 - +1,91 +13,72 +7,54 -20 -7,53 7 Thuế phải nộp Triệu đồng 275 396 +121 +44 8 Lợi nhuận Triệu đồng 250 467 +217 +86,8 Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn Thương Mại Nghệ An (2003-2004) Tổng chí phí tăng 35,41% tương ứng 229 triệu đồng nhưng tỷ suất phí lại giảm 1,14%. Như vậy xét về tỷ suất phí thì có giảm so với năm 2003, điều này rất có lợi cho doanh nghiệp. Tổng quỹ lương tăng 25,34% tương ứng 198 triệu. Tiền lương bình quân năm tăng 14,28% tương ứng 1,8 triệu đồng. Tiền lương bình quân tháng của một người tăng 14,28% tương ứng tăng 0,15 triệu đồng, điều này khuyến khích người lao động rất nhiều trong công việc. Tổng vốn kinh doanh tăng 1,91% tương ứng tăng 300 triệu đồng. Trong đó vốn cố định tăng 13,7% tương ứng tăng 1,4 tỷ đồng, vốn lưu động giảm 20% tương ứng giảm 1,1 tỷ đồng. Như vậy khách sạn có nguồn vốn rất ổn định, đặc biệt 12/2004 khách sạn đi vào cổ phần hóa thì nguồn tài chính ổn định hơn. Thuế và các khoản phải nộp tăng 44% tương ứng 121 triệu đồng nghĩa là doanh nghiệp thực hiện nộp thuế đầy đủ và có trách nhiệm trong đóng góp vào thu nhập quốc gia. Lợi nhuận của khách sạn là chỉ tiêu kết quả cuối cùng phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng lợi nhuận năm 2004 tăng so với năm 2003 là 86,9% tương ứng tăng 217 triệu đồng. Điều này chứng tỏ khách sạn kinh doanh có hiệu quả. Lợi nhuận của khách sạn tăng lên do nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu vẫn là nỗ lực của cả khách sạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tình hình đội ngũ lao động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thương Mại Nghệ An. Số lượng và cơ cấu lao động kinh doanh lưu trú của khách sạn. Đội ngũ lao động trong một khách sạn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân tố quyết định đến hiệu quả lao động cũng như hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Nhân viên khách sạn chính là bộ mặt của khách sạn góp phần quan trọng tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn. Một khách sạn có thể tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc trực tiếp vào hiệu quả lao động của từng bộ phận nhân viên trong khách sạn. Stt Các bộ phận Năm 2003 Năm 2004 Độ tuổi TB năm 2004 Số lượng Nam Nữ Số lượng Nam Nữ 1 Ban giám đốc 1 0 1 1 0 1 40 2 Lễ tân 5 2 3 5 2 3 27 3 Buồng 12 0 12 15 0 15 30 4 Kế toán 3 0 3 3 0 3 30 5 Kỹ thuật 3 3 0 3 3 0 35 6 Bảo vệ 5 5 0 6 6 0 35 7 dịch vụ khác 20 8 12 20 28 12 28 8 Tổng 49 18 31 53 39 14 Bảng 3: Số lượng và cơ cấu lao động của khách sạn Thương Mại. Qua bảng số liệu ta nhận thấy với quy mô của khách sạn thì số lượng lao động tương đối phù hợp. Số lượng lao động kinh doanh lưu trú bình quân năm 2004 tăng 4 người so với năm 2003 trong đó năm 2003 lao động nữ là 31 người chiếm 63,26% và năm 2004 lao động nữ là 34 người chiếm 64,15%. Như vậy qua 2 năm lao động nữ vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao vì đó là đặc tính của công việc cần sự khéo léo tỷ mỷ. Mặt khác, những bộ phận bổ trợ cho lĩnh vực kinh doanh này đòi hỏi sức khỏe làm những công việc nặng như bộ phận bảo vệ, bảo dưỡng tu sửa thì khách sạn sử dụng chủ yếu là lao động nam. Như vậy, khách sạn Thương Mại Nghệ An đã sử dụng lao động theo giới tính là tương đối hợp lý và có sự sắp xếp bố trí lao động kinh doanh lưu trú phù hợp với tính chất công việc. Chất lượng đội ngũ lao động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thương Mại Nghệ An. Khách sạn Thương Mại Nghệ An nhìn chung đang còn nhiều vấn đề cần phải cải tiến, khách sạn chưa đáp ứng được nhu cầu tối đa của khách. Đội ngũ nhân viên phục vụ tuy đã có nhiều cố gắng nhưng trình độ chuyên môn còn thấp, đặc biệt trình độ ngoại ngữ còn kém. Chất lựơng đội ngũ lao động kinh doanh lưu trú được thể hiện qua các chỉ tiêu về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ. Stt Các bộ phận Tổng số Trình độ chuyên môn Trình độ ngoại ngữ Đại học T.cấp Sơ cấp A B C 1 Ban giám đốc 1 1 1 2 Lễ tân 5 2 3 2 2 1 3 Buồng 15 3 10 2 5 4 2 4 Kế toán 3 2 1 2 1 5 Kỹ thuật 3 2 1 6 Bảo vệ 6 4 2 7 Dịch vụ khác 20 3 10 7 4 5 8 Tổng 53 11 30 12 13 12 4 Bảng 4: Chất lượng đội ngũ lao động kinh doanh lưu trú Bộ phận hoạt động kinh doanh lưu trú gồm 53 nhân viên nhưng chỉ có 11 người tốt nghiệp đại học chiếm 20,75 % trong khi đó số nhân viên tốt nghiệp trung cấp là 30 người chiếm 56,6%, tốt nghiệp sơ cấp là 12 người chiếm 22,64%. Nhìn chung trình độ cán bộ công nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú còn tương đối thấp, tuy vậy lao động ở ngành khách sạn du lịch không nhất thiết đòi hỏi lao động có trình độ cao mà đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Để nâng cao được hiệu quả kinh doanh, để chất lượng lao động được đảm bảo, dịch vụ được tốt hơn thì công ty nên tạo điều kiện thuận lợi để giúp người lao động có thể tham gia các lớp, khóa học ngắn hạn, tại chức để có thể nâng cao trình độ chuyên môn cao hơn nữa. Bên cạnh đó khả năng ngoại ngữ của nhân viên còn thấp trong số 51 nhân viên ở bộ phận kinh doanh lưu trú thì chỉ có 4 người có trình độ tiếng ngoại ngữ C chủ yếu là tiếng Anh, số nhân viên không sử dụng ngoại ngữ chiếm 45,28%. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thương Mại Nghệ An. 2.3.1 Đánh giá theo năng suất lao động kinh doanh lưu trú. Qua bảng biểu ta thấy tổng doanh thu lưu trú năm 2003 so với 2004 tăng 1,4 tỷ đồng tương ứng tăng 27,45%, số lượng lao động tăng 4 người tương ứng 8,16%, số lao động trực tiếp tăng 4 người tương ứng tăng 11,11% như vậy số lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất tăng lên, đây là một trong những yếu tố góp phần tăng doanh thu của khách sạn. Năng suất lao động tăng 18,56 triệu đồng tương ứng tăng 17,83%, năng suất lao động trực tiếp tăng 20,84 triệu đồng tương ứng tăng 14,71%. Stt Cỏc chỉ tiờu Đơn vị tớnh Năm 2003 Năm 2004 So sỏnh năm 04/03 +/- % 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 10800 13500 2700 +25 - Doanh thu KD lưu trỳ Tỉ trọng Triệu đồng % 5100 47,22 6500 48,14 1400 - +27,45 +0,92 2 Tổng LĐKD lưu trú Số LĐ trực tiếp phục vụ Tỉ trọng LĐ trực tiếp Người Người % 49 36 73,46 53 40 75,47 +4 +4 - +8,16 +11,11 +2,01 3 Năng suất LĐ Năng suất LĐ trực tiếp Triệu đồng Triệu đồng 104,08 141,66 122,64 162,5 +18,56 +20,84 +17,83 +14,71 Bảng 5: Năng suất lao động kinh doanh lưu trú bình quân năm 2003-2004 2.3.2 Đánh giá thông qua chỉ tiêu lợi nhuận bình quân. Stt Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 So sánh năm 04/03 Số tiền % 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 10800 13500 2700 +25 - Doanh thu KD lưu trú Tỉ trọng Triệu đồng % 5100 47,22 6500 48,14 1400 - +27,45 +0,92 2 Tổng số lao động Người 49 53 +4 +8,116 3 Tổng chi phí Tỷ suất phí Triệu đồng % 6480 69,8 8775 68,66 +2295 - +35,41 -1,14 4 Tổng thuế Triệu đồng 275 369 +121 +44 5 Năng suất LĐ Triệu đồng 104,08 122,64 +18,56 +17,83 6 Tổng lợi nhuận Triệu đồng 250 467 +217 +86,8 7 Lợi nhuận bình quân/ 1 nhân viên Triệu đồng 5,102 2,558 +2,544 +50,137 Bảng 6: Hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú theo chỉ tiêu lợi nhuận năm 2003-2004. Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng chi phí năm 2004 so với năm 2003 tăng 295 triệu đồng tương ứng tăng 35,41% và tốc độ tăng của chi phí cao hơn doanh thu. Năng suất lao động kinh doanh lưu trú tăng 17,83% tương ứng 18,56 triệu đồng và lợi nhuận của năm 2004 tăng 86,8% tương ứng 217 triệu đồng. Như vậy năm 2004 khách sạn kinh doanh rất hiệu quả. Hiệu quả sử dụng lao động ở khách sạn được phản ánh rõ nét qua chỉ tiêu lợi nhuận bình quân trên một nhân viên, vì vậy lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty. Tăng lợi nhuận một cách hợp lý là mục đích của một doanh nghiệp đồng thời thoả mãn lợi ích của nhà nước và người lao động. 2.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí lương ở khách sạn. Nếu xét theo chỉ tiêu doanh thu thì khách sạn sử dụng chi phí tiền lương chưa hiệu quả( hiệu quả sử dụng tiền lương năm 2003 là 13,82 lần cao hơn năm 2004 là 13,78 lần). Nhưng xét theo lợi nhận thì khách sạn sử dụng chi phí tiền lương có hiệu quả( hiệu quả sử dụng tiền lương năm 2003 là 0,32 lần thấp hơn năm 2004 là 0,476 lần). Stt Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 So sánh năm 04/03 +/- % 1 Tổng doanh thu(D) Triệu đồng 10800 13500 2700 +25 2 Tổng lợi nhuận(L) Triệu đồng 250 467 +217 +86,8 3 Tổng quỹ lương(P) Triệu đồng 781,2 979,2 +198 +25,34 4 H=D/P Lần 13,82 13,78 -0,04 5 H=L/P Lần 0,32 0,476 +0,156 Bảng 7: Hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú theo chỉ tiêu tiền lương Tiền lương là một bộ phận chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá trị sản phẩm. Cho nên, trong công tác quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiền lương được sử dụng như một công cụ quan trọng- đòn bẩy kinh tế- để kích thích động viên người lao động tích cực sản xuất, tạo nhiều sản phẩm có chất lượng tốt nhằm làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đánh giá chung. Qua việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại khách sạn Thương Mại qua 2 năm ta nhận thấy: So với năm 2003 thì năm 2004 khách sạn kinh doanh có hiệu quả hơn, mặc dù đạt được thành tích đó nhưng khách sạn đã gặp không ít nhược điểm. Tổng lợi nhuận và doanh thu của khách sạn đều cao hơn năm 2003, và tổng chi phí cũng tăng lên mà tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, như vậy là khách sạn chưa tiết kiệm được chi phí. Điều này là bất hợp lý trong kinh doanh và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động, đặc biệt là kinh doanh lưu trú vì lao động kinh doanh lưu trú là bộ phận kinh doanh chính mang lại cho khách sạn nguồn thu đáng kể và quyết định sự tồn tại hay phát triển của khách sạn. Tuy khách sạn đã tạo được uy tín trên thị trường biểu hiện thông qua lượng khách tiêu dùng và các dịch vụ bổ sung ngày càng gia tăng, bên cạnh đó khách sạn vẫn còn một số hạn chế: - Độ tuổi trung bình ở khách sạn khá cao nên không phù hợp với hoạt động kinh doanh khách sạn nhất là những bộ phận lao động trực tiếp. - Trình độ của công nhân viên nói chung còn thấp, đa số là trình độ trung cấp, sử dụng ngoại ngữ không thành thạo lắm trừ những lao động ở bộ phận lễ tân. - Hiệu quả sử dụng lao động không cao - ở một số bộ phận công việc thường dồn hết vào người tổ trưởng còn những người khác thì nhàn rỗi. - Khả năng thu hút vốn và mở rộng quy mô kinh doanh còn hạn chế. Đây là một số hạn chế mà trong năm 2005 này khách sạn đang tìm cách khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho khách sạn. Chương 3 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thương Mại Nghệ An. 3.1 Xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam và Nghệ An. 3.1.1 Xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam. Việt Nam có tiềm năng du lịch rất phong phú đặc biệt là thiên nhiên và di sản văn hóa, cùng với sự nỗ lực của người dân, du lịch Việt Nam bắt đầu một tương lai đầy hứa hẹn. Tương lai gần Việt Nam có thể trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn cho những chuyến đi du lịch châu á. Với thời tiết lý tưởng quanh năm cho các hoạt động du lịch và được coi là địa điểm du lịch an toàn nhất, những bãi biển đẹp đầy áp ánh nắng mặt trời, trải dài khắp đất nước, với những con người hiền lành thân thiện, thiên nhiên còn nguyên sơ và khách sạn đầy đủ tiện nghi với đủ mọi thứ hạng, Việt Nam sẽ làm du khách hào hứng với một nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc dân tộc từ Bắc vào Nam. Chỉ có Việt Nam mới có nhiều danh lam thắng cảnh kề sát bên nhau như vậy. Ngành du lịch Việt Nam đang cố gắng làm hài lòng du khách với những tour du lịch phong phú, hấp dẫn từ những chuyến đi dã ngoại khó khăn, mạo hiểm ở miền Bắc, lặn biển và thể thao thả diều ở miền Nam, những chuyến di dành riêng cho phụ nữ và những người độc thân, cho tới tổ chức những chuyến đi nghỉ để chơi golf không thể quên được cho tới việc ngủ trong các hộ nông dân, ngư dân bình dị. Những bãi biển tuyệt đẹp ở Việt Nam làmcho du khách cứ tưởng mình đang lọt vào một thiên đường. Tuy hiện nay khách du lịch chưa ồ ạt đến Việt Nam, nhưng Việt Nam đang có một tiềm năng lớn với sự hấp dẫn đặc biệt giữa mối đan xen hiện đại và cuộc sống gắn liền với văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Nhân dân Việt Nam cần cù, chăm chỉ và giàu ý tưởng đang ra sức phát triển hoạt động kinh tế trên mọi lĩnh vực cuộc sống. Dựa trên điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, xu hướng của ngành du lịch Việt Nam sẽ mở rộng thêm thị trường khách du lịch đặc biệt là khách châu Âu đồng thời sẽ có nhiều loại hình thức du lịch phát triển. 3.1.2 Xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh du lịch ở Nghệ An. Nghệ An là một tỉnh có nhiều lợi thế đầu tư phát triển, diện tích tự nhiên là16.847km2 trong đó có 198.000ha đất nông nghiệp, 13.000ha đất đỏ bazan, 511.000ha đất trồng, 684.000ha đất nông nghiệp, rất có điều kiện phát triển cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Nghệ An có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn và có bờ biển dài 82km, với trữ lượng hải sản trên 80.000 tấn, có khả năng phát triển mạnh nghề nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản. Nghệ An là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa, có nhiều đền chùa, miếu mạo nổi tiếng như Đền Quả, Đền Cờn, Đền Cuông…nhiều rừng nguyên sinh như rừng quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống… nhiều bãi tắm đẹp như Cửa Lò, Nghi Thiết, Quỳnh Phương, Diễn Thành… có thể phát triển mạnh du lịch văn hóa- lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch biển. Vừa qua, tỉnh Nghệ An đã được Bộ chính trị, Chính phủ xác định là tỉnh có vị trí trung tâm và là đầu mối giao thông của khu vực Bắc Trung bộ cho phép quy hoạch để xây dựng thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế- văn hóa không chỉ của tỉnh mà còn cho cả khu vực. Trên cơ sở đó, tỉnh đang chỉ đạo bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, là điều kiện tốt để các nhà đầu tư có thể đầu tư vào Nghệ An. Với chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước Việt Nam, sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong tỉnh , Nghệ An đã và đang có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tốc độ tăng trưởng GDP đạt khá( năm 2003 đạt 11,52%), trong đó hợp tác Quốc tế và kinh tế đối ngoại đóng góp phần đáng kể. Với chủ trương phát huy mạnh nội lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực ngoài tỉnh, ngoài nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Nghệ An đã và đang có chính sách kích cầu đầu tư thông thoáng, tích cực thực hiện cải cách hành chính, thống nhất đầu mỗi một cửa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào Nghệ An. Đây là điều kiện thuận lợi để Nghệ An phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của tỉnh Nghệ An. Đặc biệt, năm 2005 Nghệ An lần đầu tiên tổ chức “ năm du lịch Nghệ An”, đây là cơ hội lớn để bè bạn trong nước và quốc tế biết đến Nghệ An. Đối với Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng, năm 2005 mang nhiều ý nghĩa trọng đại bởi đây là dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chi Minh, lần thứ 75 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 30 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Với những gì mà Nghệ An đang có , sở du lịch đang có những chính sách để thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước. 3.2 Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của khách sạn thương mại nghệ an. 3.2.1 Mục tiêu kinh doanh. Để có được những thành quả về doanh thu, lợi nhuận, khách sạn Thương Mại Nghệ An đã có những biện pháp đào tạo phát triển và sử dụng lao động có hiệu quả. Mục tiêu về thị trường của khách sạn sắp tới vẫn phát huy hiệu quả thu hút khách công vụ, khách dự hội nghị , hội thảo từ các tỉnh khác đến. Đây là một nguồn khách ổn định mang lại doanh thu và lợi nhuận không nhỏ cho khách sạn. Nắm vững khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phấn đấu đạt mức tăng trưởng về doanh thu. ) Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất như nâng cấp trang thiết bị phòng ngủ, trang bị cho nhà ăn và các dịch vụ. Kiểm tra chất lượng phục vụ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, tổ chức cán bộ công nhân viên tham gia học lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản. 3.2.2 Phương hướng kinh doanh. Để phát huy tốt các thành tích đạt được trong năm 2004, căn cứ khả năng và cơ sở vật chất hiện có của đơn vị và căn cứ nhiệm vụ, phương hướng; mục tiêu của nghị quyết Đảng bộ khách sạn Thương Mại Nghệ An năm 2005, khách sạn Thương Mại xây dựng những phương hướng sau: - Tập trung mở rộng đổi mới công tác thị trường bằng sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đơn vị, phát huy nỗ lực, đổi mới và mở rộng các dịch vụ bổ sung. - Đa dạng hoá nâng cao chất lượng sản phẩm tạo các yếu tố hấp dẫn để thu hút khách. - Đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường kỉ cương, kỷ luật đảm bảo an toàn trong đơn vị, nâng cao trình độ quản lý. - Đảm bảo ổn định nội bộ, kinh doanh có hiệu quả, năng suất chất lượng. Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên. 3.3 Một số giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thương Mại Nghệ An. Để đứng vững và đảm bảo phát triển khách sạn Thương Mại Nghệ An cần phải có những chiến lược cạnh tranh đúng đắn để tạo ra sức mạnh cạnh tranh trong điều kiện kinh doanh khó khăn như vậy. Song điều quan trọng đầu tiên mà khách sạn cần phải làm đó là việc sử dụng lao động sao cho hợp lý, có hiệu quả để giảm chi phí sức lao động lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra sức cạnh tranh về giá, về chất lượng phục vụ so với khách sạn khác. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thương Mại: 3.3.1 Nâng cấp cơ sở vật chất cho bộ phận kinh doanh lưu trú. Cơ sở vật chất của khách sạn tuy đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách nhưng để đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay khách sạn cần trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại như hệ thống mạng kết nối giữa khách hàng và nhân viên, giữa các phòng ban khác nhau, nhằm hỗ trợ cho người lao động trong công việc để tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động. Mặt khác, khách sạn cũng cần cải thiện trang bị cơ sở vật chất trong buồng nghỉ như hệ thống chiếu sáng, khóa cửa và cách sắp xếp bố trí phòng ở sao khách luôn có cảm giác an toàn và ấm cúng. Đồng thời cơ sở vật chất phải đầy đủ tiện nghi và sang trọng vì phòng của khách không những là nơi khách nghỉ mà còn là nơi khách làm việc. Chính vì vậy phong cách phục vụ của nhân viên buồng và một số bộ phận dịch vụ khác cần có sự sáng tạo và linh hoạt phục vụ. 3.3.2 Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động kinh doanh lưu trú. Đây là một vấn đề được nhiều khách sạn quan tâm và. Khách sạn cần phải nắm bắt rõ phương châm "Thiếu con người có đào tạo là thiếu thành công". Lao động kinh doanh lưu trú , trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn rất cần thiết có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ để giao tiếp với khách, đó là lực hút khách vô hình đến nghỉ tại khách sạn. Nâng cao chất lượng lao động cần quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nhân viên thông qua các khóa học. Cụ thể là: - Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lao động kinh doanh lưu trú bằng cách cử nhân viên theo họccác lớp đào tạo nghiệp vụ do sở du lịch tổ chức. Doanh nghiệp khuyến khích người đi học bằng cách cho hưởng nguyên lương, trợ cấp ngày lễ, ngày tết. Sau khi kết thúc khóa học, nếu kết quả học tập đạt loại khá người lao động sẽ được nâng bậc lương và được sắp xếp công việc phù hợp. - Cần chú trọng công tác đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong khách sạn còn yếu, số người biết ngoại ngữ năm 2004 chỉ chiếm 54,72%. Vì vậy, khách sạn nên mở các lớp đào tạo ngoại ngữ vào những lúc ít khách cho toàn cán bộ công nhân viên hoặc cũng có thể tổ chức học cho từng tổ hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho họ có điều kiện tham gia học ở các trung tâm ngoại ngữ để 100% cán bộ công nhân viên có thể sử dụng tiếng Anh. Đồng thời nên tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan học tập nghiệp vụ ở trong và ngoài nước hoặc mời chuyên gia về giảng dạy cho cán bộ công nhân viên. Để đánh giá được công tác đào tạo thì sau khi đã hoàn thành khóa học , khách sạn nên tiến hành khảo sát nhân viên nhằm kiểm tra việc áp dụng những kỹ năng mới, những thao tác kỹ thuật xem có đảm bảo đúng quy trình hay không, mức độ áp dụng lý thuyết vào thực tế như thế nào để rút kinh nghiệm đào tạo cho những lần sau. Tóm lại đội ngũ lao động kinh doanh lưu trú trong khách sạn Thương Mại Nghệ An là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Để đạt được hiệu quả cao thì trước hết bản thân mỗi nhân viên trong khách sạn phải thường xuyên rèn luyện phấn đấu, hăng hái học hỏi để nâng cao kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Tuyển dụng, bố trí sử dụng đội ngũ lao động kinh doanh lưu trú hợp lý. Công tác tuyển dụng lao động có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng lao động của các bộ phận sau này của khách sạn. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng sẽ giảm bớt được thời gian, chi phí đào tạo sau này, là điều kiện đầu tiên để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trên khía cạnh nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng hoà nhập, bảo đảm cho đội ngũ lao động có độ tuổi hợp lý, ngoại hình phù hợp đặc biệt là bộ phận đón tiếp. Phân công lao động kinh doanh lưu trú cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng lao động. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú thì nhà quản lý phải bố trí lao động dựa trên năng lực của từng người, bố trí đúng người đúng việc. Làm việc đúng ngành nghề đào tạo sẽ làm họ thoải mái tư tưởng, cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp. Chất lượng phục vụ tốt hơn. Nâng cao chất lượng phục vụ là vấn đề quyết định bức bách nhất, là thách thức đối với người quản lý khách sạn phấn đấu sao cho chất lượng cao, giá thành hạ là mục tiêu của ngành khách sạn. Bên cạnh đó, chất lượng phục vụ cao còn góp phần tăng điều kiện nghỉ ngơi tích cực cho người lao động, nâng cao mức sống về văn hoá cho người lao động. Cơ sở tuyển dụng là định mức lao động, khối lượng công việc dự kiến và chức danh công việc. Công tác tuyển dụng phải tiến hành theo 6 bước sau: Bước 1: Chuẩn bị và thông báo tuyển dụng Bước khởi đầu của quy trình tuyển dụng nhân viên là công tác chuẩn bị tuyển dụng bao gồm: thành lập hội đồng tuyển dụng, phác thảo thông báo tuyển dụng, bộ hồ sơ xin việc, các mẫu trắc nghiệm, phỏng vấn…Tiếp theo là thông báo tuyển dụng. Bước 2: Thu nhận hồ sơ và sơ tuyển. Thông qua việc thu nhận và xem xét hồ sơ của các ứng cử viên, doanh nghiệp có thể loại bớt những hồ sơ không hợp lệ hoặc không đạt yêu cầu so với thông báo tuyển dụng đã đề ra. Do vậy, qua mỗi bước của qui trình tuyển dụng thì số lượng ứng cử viên giảm dần. Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp và kiểm tra tay nghề. Mục đích cơ bản của phỏng vấn và kiểm tra tay nghề là giúp hội đồng tuyển dụng đưa ra những kết luận đối với các ứng cử viên về các mặt như: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tay nghề, ngoại hình, kinh nghiệm làm việc, khả năng hòa nhập, định hướng nghề nghiệp… Bước 4: Kiểm tra sức khỏe. Đây là một khâu rất quan trọng trong quy trình tuyển dụng, nhằm khẳng định khả năng làm việc ổn định và lâu dài của các ứng cử viên. Bước 5: Ra quyết định tuyển dụng. Những ứng cử viên đã đạt yêu cầu của các bước tuyển dụng nói trên là những người trúng tuyển và sẽ được nhận quyết định tuyển dụng của doanh nghiệp. Danh sách những người trúng tuyển cần niêm yết công khai và rõ ràng. Hoàn thiện hình thức đánh giá nhân sự Đánh giá lao động là một trong những cách giúp cho khách sạn có thể nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, cụ thể là thông qua đánh giá mà có chính sách thưởng thích hợp, từ đó khuyến khích người lao động làm việc tích cực hơn, và cũng thông qua đánh giá có thể so sánh kết quả giữa các kì, các năm với nhau, từ đó các nhà quản lý có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động lên mức cao nhất. Vì vậy khách sạn nên thành lập một bộ phận chuyên trách để đánh giá, nếu nhân viên nào sai sót, sẽ bị đánh dấu và cuối ngày nhân viên đó sẽ bị nhắc nhở ngay, tránh sai sót lặp lại. Nếu vẫn tiếp tục mắc phải sai sót thì sẽ có hình thức phạt bằng vật chất trừ vào lương, thưởng. Hoặc các nhà quản trị nhân lực soạn thảo ra một bảng hệ thống các câu hỏi, với các tình huống trả lời khác nhau, dựa vào kết quả trả lời của nhân viên mà ban quản trị đánh giá năng lực của mỗi người. Ngoài ra còn có thể sử dụng thêm các hòm thư góp ý của khách hàng về chất lượng phục vụ đặt ở những nơi đông người qua lại nhất hoặc ở ngay trong phòng khách lưu trú. Hoàn thiện vấn đề xác định tiền lương trong khách sạn. Tiền lương là số tiền người lao động nhận được dựa trên số lượng và chất lượng đã bỏ ra. Tổ chức tiền lương hợp lý chẳng những đảm bảo thu nhập để tái sản xuất sức lao động nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động mà còn phát huy được sức mạnh của đòn bẩy tiền lương. Tổ chức tiền lương hợp lý làm cho người lao động từ lợi ích vật chất của mình mà quan tâm đến thành quả lao động chăm lo nâng cao hiệu quả sản xuất. Vì vậy tổ chức tiền lương theo đúng số lượng và chất lượng lao động là một biện pháp để nâng cao hiệu quả lao động. Kích thích vật chất đối với người lao động thông qua chính sách tiền lương, thưởng, phụ cấp. Góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động là một trong những đòn bẩy kích thích nhân viên làm việc tích cực hơn. Chỉ khi nào con người quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả lao động của mình thì hiệu quả lao động trong doanh nghiệp, trong xã hội mới thực sự được nâng cao. Hiện nay Công ty khách sạn Thương Mại Nghệ An đang duy trì mức lương 1.200.000 đ/tháng/người, với mức lương này đời sống của người lao động được đảm bảo. Với hình thức trả lương theo thời gian hiện nay khách sạn Thương Mại gặp một số khó khăn trong lao động , tạo tính bình quân hóa trong tiền lương và tạo ra tư tưởng đối phó của người lao động. Để khắc phục được nhược điểm đó khách sạn nên trả lương khoán theo thu nhập. Đây là cơ chế khoán mà tiền lương và tiền thưởng của tập thể và cá nhân người lao động tùy thuộc vào thu nhập của doanh nghiệp là cơ chế khoán gộp quỹ lương với các quỹ của doanh nghiệp. Tổng thu nhập = Tổng doanh thu – ( trị giá vốn NLHH + chi phí ngoài lương + thuế GTGT) Tổng quỹ lương = Tổng thu nhập – ( thuế TN doanh nghiệp + trích lập các quỹ ) Việc phân phối tiền lương của tổ cho từng người phải dựa vào hai yếu tố cơ bản là người lao động thực tế và cấp bậc của người lao động Với cách tính lương cho người lao động như trên sẽ làm cho thu nhập của người lao động gắn liền với chất lượng và khối lượng của người lao động, kích thích nhân viên quan tâm tới công việc. Với tay nghề cao, làm đủ ngày công thì kết quả lao động của tổ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của khách sạn. Các kiến nghị Trong tình hình kinh doanh hiện nay, việc đầu tư nâng cấp sửa chữa khách sạn cần có nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, vì vậy đề nghị chính phủ cần có chính sách tín dụng đầu tư cho loại hình kinh doanh này và cho phép các khách sạn được vay vốn lãi suất ưu đãi nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách thuế bình đẳng giữa các khách sạn thuộc doanh nghiệp Nhà nước với các khách sạn liên doanh và chính phủ xem xét lại mức thuế đất đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Cho phép thành lập hiệp hội khách sạn, thông qua đó, hệ thống khách sạn Việt Nam có tiếng nói chung, có điều kiện để trao đổi thông tin học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao chất lượng phục vụ, bảo vệ quyền lợi và uy tín của toàn hệ thống, bảo vệ lợi ích của khách du lịch, tạo thành sức mạnh tổng hợp, giữ giá trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Lao động trong khách sạn chủ yếu là tiếp xúc trực tiếp với khách vì vậy ngoại hình của nhân viên là rất quan trọng. Nhà nước cần có quy định chế độ nghỉ hưu.. Kết luận Qua việc nghiên cứu tình hình lao động tại khách sạn Thương Mại Nghệ An, ta thấy bên cạnh những ưu điểm của đội ngũ cán bộ công nhân viên, cũng như cách bố trí lao động còn có những nhược điểm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của khách sạn. Ban quản lý cần có giải pháp thiết thực để khắc phục những nhược điểm, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Từ những nhìn nhận và đánh giá về tình hình sử dụng lao động của khách sạn Thương Mại Nghệ An đề tài xin nên ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng lao động ở bộ phận lưu trú của khách sạn. Song do trình độ và thời gian hạn chế nên việc tìm hiểu, nghiên cứu phân tích và đánh giá tình hình sử dụng lao động ở bộ phận lưu trú chưa được toàn diện về mọi mặt . Em rất mong được góp ý của thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô giáo TS Trần Thị Phùng, Ban giám đốc, phòng tổ chức, phòng kế toán cùng toàn thể nhân viên trong khách sạn Thương Mại Nghệ An đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Hà nội, ngày 10 tháng 8 năm 2005 Sinh viên thực hiện Trần thị Hoàng Yến Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Nguyên Hồng- Hà Văn Sự, Bài giảng kinh tế doanh nghiệp khách sạn du lịch. Trường ĐH Thương Mại, Hà Nội 1994. 2. Nguyễn Trọng Đặng – Nguyễn Doãn Thị Liễu - Vũ Đức Minh–Trần Thị Phùng, Quản trị doanh nghiệp khách sạn du lịc, NXB thống kê 2003 3. Khách sạn Thương Mại Nghệ An, Báo cáo tổng kết năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ năm 2004 4. Luận văn khóa trước 5. Thông tin từ mạng internet. Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I. Lý luận chung về hiệu quả sử dụng lao động trong khách sạn 2 1.1 Các vấn đề cơ bản về khách sạn và kinh doanh khách sạn 2 1.1.1 Khái niệm về khách sạn 2 1.1.2 Các đặc điểm kinh doanh khách sạn 2 1.1.3 Phân loại khách sạn 3 1.2 Lao động trong khách sạn 5 1.2.1 Tính tất yếu của lao động trong kinh doanh khách sạn 5 1.2.2 Đặc điểm của lao động trong kinh doanh khách sạn 6 1.2.3 Phân loại lao động trong kinh doanh khách sạn 7 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú trong khách sạn 8 1.3.1 Các khái niệm hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh trong khách sạn 8 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú trong khách sạn 8 1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú trong kinh doanh khách sạn 11 1. 4.1 Những nhân tố bên trong 11 1. 4.2 Những nhân tố bên ngoài 11 1.5 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú 13 Chương 2. Tình hình sử dụng lao động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thương Mại Nghệ An 15 2.1 Giới thiệu khái quát về khách sạn Thương Mại Nghệ An 15 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Thương Mại 15 2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn Thương Mại 16 2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn 18 2.1.4 Cơ sở vật chất của khách sạn 19 2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn qua 2 năm 2003-2004 19 2.2 Tình hình đội ngũ lao động kinh doanh lưu trú tại khách sạn 21 2.2.1 Số lượng và cơ cấu lao động kinh doanh lưu trú của khách sạn 21 2.2.2 Chất lượng đội ngũ lao động kinh doanh lưu trú của khách sạn 22 2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thương Mại Nghệ An 23 2.3.1 Đánh giá theo năng suất lao động bing quân 23 2.3.2 Đánh giá thông qua chỉ tiêu lợi nhuận bình quân 24 2.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí lương ở khách sạn 25 2.4 Đánh giá chung 25 Chương 3. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thương Mại 27 3.1 Xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam và ở Nghệ An 27 3.1.1 Xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam 27 3.1.2 Xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh du lịch ở Nghệ An 28 3.2 Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của khách sạn 29 3.2.1 Mục tiêu kinh doanh 29 3.2.2 Phương hướng kinh doanh 29 3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú tại khách sạn 30 3.3.1 Nâng cao trình độ cơ sở vật chất bộ phận kinh doanh lưu trú 30 3.3.2 Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ 31 3.3.3. Tuyển dụng, phân công và bố trí đội ngũ lao động 32 3.3.4 Hoàn thiện hình thức đánh giá nhân sự 33 3.3.5 Hoàn thiện vấn đề tiền lương 34 3.4 Các kiến nghị 35 Kết luận 36 Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0063.doc
Tài liệu liên quan