Đề tài Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy Việt Nam

Về tổ chức, trước hết, Tổng công ty thực hiện sắp xếp lại các doanh nghiệp để cân đối hài hoà về đầu tư phát triển theo xu hướng chung tiến tới thành lập tập đoàn kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh trong khu vực. Tiếp đến là tổ chức, bố trí lại lao động cho phù hợp, sắp xếp, bố trí công việc cho phù hợp với khả năng của từng cán bộ cũng như từng người lao động để họ phát huy được tiềm năng sáng tạo của mình góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Về đào tạo: tiến hành tiêu chuẩn hoá các vị trí chức danh công tác, thực hiện chương trình đào tạo nâng cao và bổ xung cán bộ cho các công trình mới, tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ những người lao động để nâng cao tay nghề góp phần làm tăng năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, giúp họ có thể thích nghi nhanh chóng với các công nghệ và máy móc mới tiên tiến vừa mới được huy động vào sản xuất.

doc80 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấy loại thu hồi. Các nguyên liệu này mới được sử dụng ở các đơn vị có qui mô nhỏ. Đây là một nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Về lao động, cũng trong tình trạng chung của cả nền kinh tế. Tổng công ty Giấy Việt Nam thiếu nhiều các công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và có kinh nghiệm vận hành máy móc. Mặc dù Tổng công ty đã tổ chức nhiều các lớp bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên nhưng trình độ cán bộ công nhân viên nhìn chung còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu. Do vây, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Các nhà quản trị tài chính chưa có điều kiện học hỏi các phương pháp quản lý mới bên ngoài, lối suy đoán và lập phương án sản xuất kinh doanh chưa có nhiều nét đột phá chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, ít có cơ sở khoa học nên độ chính xác không cao. Một nguyên nhân nữa là tình trạng thiếu vốn của Tổng công ty dẫn đến vốn vay chiếm tỷ trong lớn trong tổng nguồn vốn. Do vây, chi phí trả lãi hàng năm lớn khoảng ở mức 60 tỷ đồng làm giảm lợi nhuận của Tổng công ty. Đến lượt nó lại làm cho khả năng tích luỹ của Tổng công ty kém không có khả năng đầu tư vào các dự án lớn để khắc phục các khó khăn về nguyên liệu giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam nói riêng và của ngành giấy Việt nam nói chung. Bộ máy quản lý còn cồng kềnh và có nhều sai sót. Do các nhà máy, công ty nằm rải rác trên nhiều tỉnh nên nhiều khi việc kiểm tra, đôn đốc từ ban lãnh đạo tới các công ty còn khó khăn không sát sao kịp thời. Do ảnh hưởng của thời tiết: Công việc trồng nguyên vật liệu bị ảnh hưởng không nhỏ của thời tiết. Nói tóm lại hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong gia đoạn vừa qua chưa cao do rất nhiều nguyên nhân tác động trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nó tác động đa phương, đa chiều tới quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn vừa qua, đòi hỏi Tổng công ty phải có các giải pháp kịp thời khác phục các khó khăn này, từng bước nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới. Chương III Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. Định hướng hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam đến năm 2005 - 2010. Bước sang những năm đầu của thế kỷ 21, Tổng công ty Giấy Việt Nam gặp rất nhiều thuận lợi cũng như khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong kế hoạch 5 năm (2001-2005), Tổng công ty Giấy Việt Nam xác định: Các thuận lợi cơ bản đó là: Một là, chính sách bảo hộ ngành giấy của nhà nước vẫn còn tiếp tục trong những năm đầu của kế hoạch và giảm dần trong những năm tiếp theo. Hai là, một số công trình đầu tư dần dần được hoàn thành bổ sung năng lực hiện có. Ba là, giá giấy thế giới có chiều hướng gia tăng để phù hợp với việc tăng giá bột, giảm sức ép đối với sản xuất trong nước. Các khó khăn cơ bản là: Thứ nhất, giá bột giấy tăng cao từ năm 1999 và vẫn còn giữ ở mức cao trong một vài năm tới. Trong khi năng lực sản xuất mất cân đối giữa bột và giấy. Hai là, giá vật tư biến động nhất là giá điện, xăng dầu biến động liên tục. Điều này làm giá thành sản xuất giấy biến động gây khó khăn không nhỏ đối với việc tiêu thụ sản phẩm giấy. Ba là, việc huy động các nguồn vốn đầu tư còn bị động, không kịp thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ thi công các dự án đầu tư, gây lãng phí vốn. Từ những thuận lợi cũng như những khó khăn trên, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã đề ra một số mục tiêu cơ bản trong kế hoạch 2001- 2005 đó là: Thứ nhất, tiếp tục duy trì năng lực sản xuất hiện có ở mức cao, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản dở dang để bổ sung năng lực sản xuất hiện có. Hai là, tập trung đầu tư có trọng điểm, đầu tư dứt điểm để huy động kịp thời năng lực sản xuất. Ba là, tạo được sự cân đối hài hoà giữa đầu tư sản xuất giấy với sản xuất bột giấy và tạo vùng nguyên liệu lâu dài. Bốn là tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên cơ sở tự cân đối bột giấy, giảm chi phí sản xuất chuẩn bị bước đầu cho việc hội nhập nền kinh tế khu vực (APTA). Mục tiêu đến năm 2010: Phát triển ngành công nghiệp giấy gắn với vùng nguyên liệu để góp phần thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi, đổi mới thiết bị và hiện đại hoá công nghệ, kết hợp với đầu tư chiều sâu và đầu tư công nghệ mới tiến tới nội địa hoá một phần thiết bị công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo đủ khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Đối với đầu tư phát triển công nghiệp giấy và bột giấy: Kinh tế nhà nước làm nòng cốt giữ vai trò chủ đạo, khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư trực tiếp của nước ngoài tham gia phát triển công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy. Tập trung đầu tư hợp lý, có trọng điểm để giải quyết sự mất cân đối giữa bột giấy và giấy nhằm chủ động đảm bảo đủ bột giấy cho sản xuất giấy, tiến tới xuất khẩu, hạn chế tối đa nhập khẩu giấy và bột giấy các loại. Đầu tư phát triển phải gắn với môi trường. Phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam bảo đảm tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới, có biện pháp ràng buộc đối tác nước ngoài chuyển giao công nghệ để vươn lên chủ động chế tạo từng phần hoặc toàn bộ thiết bị sản suất, hạn chế tối đa việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Trên cơ sở các mục tiêu trên đây và định hướng phát triển ngành giấy đến năm 2010 đã được nhà nước phê chuẩn cũng như về khả năng huy động các dự án trong thời kỳ kế hoạch: Công ty giấy Việt Trì, xeo II Công ty giấy Đồng Nai, nâng cấp xeo Công ty giấy Bãi Bằng, giấy Tissu cầu Đuống( công ty giấy Bãi Bằng)..., mở rộng Nhà máy giấy Vạn Điểm, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ và bước đầu huy động giấy Thanh Hoá, Tổng công ty Giấy Việt Nam đưa ra một số chỉ tiêu chủ yếu sau: - Năng lực sản xuất mới có thể huy động thêm năm 2005 là 173.000 tấn giấy các loại, trong đó 60.000 tấn giấy in và giấy viết. Tốc độ tăng là 11,3% năm. Lượng giấy sản xuất vào năm 2005 là 307200 tấn. Đến năm 2010, lượng giấy toàn ngành là 1.260.000 tấn, Tổng công ty giấy Việt Nam là 750.000 tấn. - Giá trị tổng sản lượng năm 2005 là 2791 tỷ đồng bằng 176% năm 2000. - Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2001- 2005 là 26.000 tỷ đồng, bằng 287% so với giai đoạn 1995-2000. Trong đó, Tổng công ty giấy Việt Nam khoảng 18.000 tỷ đồng - Tổng nộp ngân sách năm 2005 là 145 tỷ đồng, bằng 134% năm 2000. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là 20,23 tỷ đồng. - Tổng vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam giai đoạn 2005-2010 khoảng 30.000 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty giấy Việt Nam 20.000 tỷ đồng. - Tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy đến giai đoạn 2010 khoảng 11.400 tỷ đồng. Dưới đây là bảng tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch 2001-2005 của Tổng công ty Giấy Việt Nam. 3.2 Những thuận lợi khó khăn của Tổng công ty giấy Việt Nam Được thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh khi đất nước đang chuyển mình trong cơ chế thị trường với chính sách kinh tế mở cửa và được sự bổ trợ của nhà nước về sản xuất kinh doanh, Tổng công ty giấy Việt Nam đã biết giành thế chủ động cho mình để đứng vững trên thị trường. Kết quả kinh doanh của Tông công ty đã vượt mức kế hoạch đề ra. Đảm bảo 3 mục tiêu: Nhà nước, tập thể, cá nhân. Nhìn lại những chặng đường đã qua và hướng tới tương lai ta thấy Tổng công ty giấy Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn như sau: 3.2.1. Những thuận lợi của Tổng công ty giấy Việt Nam. Việt Nam nằm trong khu vực thị trường tiềm năng Châu á, mức tiêu dùng giấy bình quân đầu người thấp. Ngành công nghiệp giấy nói chung và Tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng có triển vọng to lớn để mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh. Trong thời gian mới chuyển sang cơ chế thị trường, vì cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trình độ quản lý còn chưa cao đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp, các công ty nước ngoài. Vì vậy Tổng công ty giấy Việt Nam được sự bảo hộ mậu dịch của Nhà Nước, sự bảo hộ này cũng đã dần tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ giấy trong nước. So với các doanh nghiệp trong nước khác, Tổng Công Ty có tiềm năng về nguồn vốn, có nhiều cơ hội và khả năng để đáp ứng được nhu cầu lớn về sản phẩm trong nước, có thể cung cấp trong thời gian dài, có đủ nguồn lực để cung cấp, đáp ứng các hợp đồng với lượng hàng nhiều. Tổng công ty giấy Việt Nam có một đội ngũ nhân viên hùng mạnh, sau khi thành lập đội ngũ cán bộ công nhân viên đều là những người sống và làm việc trong hai thời kỳ đó là thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung và thời kỳ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nếu biết kết hợp hài hoà giữa những cán bộ, công nhân dày dặn kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất và kinh doanh với những nhân viên trẻ đầy khả năng và sức sáng tạo thì Tổng công ty sẽ tạo ra được một lực lượng lao động đầy hứa hẹn. Một yếu tố nữa mà không thể không nói đến đó là sự chỉ đạo điều hành rất hiệu quả của các cán bộ lãnh đạo và Hội đồng quản trị Tổng công ty, tạo ra những tiền đề cần thiết cho đơn vị thành viên từng bước vươn lên làm ăn có hiệu quả và phát huy vai trò chủ động sáng tạo của từng đơn vị thành viên đó. Đối với một doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng thì mặt hàng kinh doanh thường là một trong những thuận riêng có trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mặt hàng mà Tổng công ty giấy Việt Nam sản xuất và kinh doanh là các sản phẩm phục vụ cho công tác văn phòng và học đường đặc biệt là các loại giấy như giấy viết, giấy đánh máy, giấy in báo... Đây là những mặt hàng mang lại thuận lợi lớn cho Tổng công ty giấy Việt Nam vì nhu cầu về giấy trên thị trường không bao giờ hết. Tổng công ty chỉ cần có các chính sách hợp lý cũng như hoạch định được các chiến lược kinh doanh phù hợp thì mặt hàng kinh doanh này sẽ đem lại hiệu quả cao cho Tổng công ty. 3.2.2. Những khó khăn của Tổng công ty giấy Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi trên, Tổng công ty giấy Việt Nam còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn. Có những khó khăn xuất phát từ môi trường kinh doanh và cũng có những khó khăn xuất phát từ môi trường bên trong Tổng công ty. Cụ thể: Môi trường kinh doanh trong cơ chế thị trường tạo điều kiện cho Tổng công ty tự mình vươn lên, nhưng để làm được điều đó Tổng công ty phải đủ sức mạnh thực sự mới có thể cạnh tranh với các công ty khác. Trong thời điểm hiện tại khi đất nước bước vào cơ chế thị trường không được bao lâu thì việc thích nghi với sự phát triển và biến đổi của nó là một thử thách lớn đối với Tổng công ty. So với thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh nói chung chỉ việc thực hiện theo mệnh lệnh của cấp trên còn việc tiêu thụ thì không phải lo.. Cũng như nguồn vốn được Nhà nước cấp phát, chuyển sang nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều phải tự hạch toán kinh doanh. Trong thời kỳ bao cấp, nếu việc sản xuất kinh doanh có bị thâm hụt thì đã có Nhà nước bù đắp, còn bây giờ thì Tổng công ty phải tự chịu trách nhiệm đối với Nhà nước trong việc bảo toàn và phát triển về vốn do Nhà nước cấp, tự độc lập sản xuất kinh doanh và phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, xã hội như là các loại hình doanh nghiệp khác đang hoạt động trong thị trường nước ta. Xét trên góc độ cạnh tranh trong cơ chế thị trường, Tổng công ty với kinh nghiệm thực sự là chưa nhiều để cạnh tranh với các đối thủ dày dặn kinh nghiệm trên thương trường như các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt trong thời gian tới Việt Nam thực hiện thoả thuận AFTA (Khu vực thị trường Đông Nam á tự do) thì thuế suất, một trong các công cụ mà Nhà nước dùng để bảo trợ cho Tổng công ty, không còn tác động mạnh đến sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh có sản xuất nhiều loại mặt hàng. Về đội ngũ nhân viên của Tổng công ty như đã đề cập ở trên khi biết kết hợp sức mạnh của họ thì sẽ là một trong những yếu tố thuận lợi, quyết định rất nhiều đến kết quả kinh doanh của Tổng công ty. Tuy nhiên, để làm được điều này thì rất khó, không dễ gì mà có thể thay đổi được hoàn toàn thói quen lao động và tư duy của con người nhất là những người đã có thâm niên lao động nhiều năm trong thời kỳ bao cấp. Những lối mòn về tư duy sẽ cản trở rất lớn con đường phát triển của Tổng công ty. Không những thế các nhà quản trị nói chung hay nhà quản trị vốn nói riêng chưa có nhiều điều kiện học hỏi các phương pháp quản lý của bên ngoài, hay lối suy đoán và phương án kinh doanh chưa có nhiều nét đột phá. Về việc huy động công suất máy móc trong Tổng công ty trong những năm gần đây đã đạt được mức tối đa, sử dụng hết công suất máy móc. Trong khi đó các dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng cũng như ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh triển khai hơi chậm, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của Tổng công ty trong thời gian tới. Về hành lang pháp lý, vì đất nước mới bước vào cơ chế thị trường nên những quy định pháp luật đặc biệt là các luật kinh tế, luật thương mại, luật đầu tư, luật tài chính... đang trên con đường hoàn thiện dần. Điều đó có nghĩa là tổng công ty luôn sẵn sàng có những thay đổi, điều chỉnh tiêu thức kinh doanh, hạch toán kinh doanh cho phù hợp cũng như việc thực hiện chế độ sử dụng và huy động vốn sản xuất kinh doanh trong tổng công ty. 3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy Việt Nam Trong cơ chế thị trường, các thành phần không phân biệt hình thức sở hữu đều phải tự chủ trong kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Do vậy vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để tồn tại và phát triển. Đối với các doanh nghiệp như Tổng công ty giấy được Nhà nước giao vốn và tự chịu trách nhiệm về phần vốn đó cho nên Tổng công ty phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả để bảo toàn và phát triển nguồn vốn đó. Quyền tự chủ được nâng lên nhưng trách nhiệm cũng nặng nề hơn, bắt buộc Tổng công ty phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không đơn thuần là tăng doanh thu hay lợi nhuận trên một đồng vốn bỏ ra. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay với tình hình tài chính eo hẹp, sự bảo trợ của Nhà nước không hoàn toàn đảm bảo cho sự mong đợi của Tổng công ty giấy Việt Nam. Vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm, muốn vậy phải sử dụng nó đúng mục đích và có hiệu quả. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có tầm quan trọng rất lớn và toàn diện bởi khi thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là khi chúng ta tác động đến tất cả các hoạt động, các vấn đề liên quan trong doanh nghiệp. Có nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mới đẩy nhanh được tốc độ phát triển cũng như mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là điều kiện, là công cụ để tạo ra lợi nhuận, mà lợi nhuận là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt được mục đích này càng cao thì dấu hiệu lớn mạnh của đơn vị càng nhiều và ngược lại. 3.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy Việt Nam Từ những phân tích ở phần trước về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam và định hướng phát triển của Tổng công ty trong kế hoạch 2005-2010. Bằng kiến thức lý luận đã được trang bị tại trường và từ thực tế của Tổng công ty, theo ý nghĩ chủ quan của mình, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần đẩy mạnh việc quản lý, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam trên cơ sở sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn vốn hiện có, khai thác các tiềm năng về kỹ thuật, lao động và các lợi thế khác. 3.4.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định được tạo ra bởi sự tổng hợp các biện pháp kinh tế kỹ thuật bao gồm những biện pháp về quản lý và phát huy vai trò của tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và quản lý sử dụng vốn cố định nói riêng. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và lĩnh vực hoạt động, Tổng công ty có thể tập trung thực hiện các biện pháp sau: * Đầu tư, nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, máy móc công nghệ sản xuất giấy và bột giấy: Tăng cường đổi mới TSCĐ là việc làm hết sức quan trọng đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ, hầu hết các trang thiết bị, máy móc và công nghệ hiện nay của Tổng công ty đã lạc hậu, một số đã khấu hao hết mà chưa được quan tâm đầu tư lại. Chính vì vậy, Tổng công ty phải nhanh chóng xử lý dứt điểm các TSCĐ hư hỏng, hoặc không sử dụng được nhằm thu hồi vốn cố định để tái đầu tư cho TSCĐ mới. Trước khi nhập trang thiết bị, máy móc, công nghệ, Tổng công ty phải xác định được trình độ tiên tiến của trang thiết bị, máy móc cũng như công nghệ đó bằng cách thuê các chuyên gia hoặc công ty tư vấn có đủ khả năng và kinh nghiệm trong việc đánh giá kỹ thuật, trình độ máy móc, trang thiết bị và công nghệ, có khả năng đánh giá mức độ phù hợp của chúng với điều kiện thực tế về thời tiết, khí hậu, địa lý nơi dự định đặt máy móc, trang thiết bị, công nghệ đó... nhằm tránh tình trạng nhập phải trang thiết bị, máy móc, công nghệ lạc hậu hoặc không phù hợp, không sử dụng có hiệu quả, không đáp ứng được mong muốn về kỹ thuật, chất lượng, gây lãng phí nguồn vốn như không ít các doanh nghiệp gặp phải. Tăng cường đổi mới máy móc, trang thiết bị, công nghệ sẽ giúp Tổng công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá được sản phẩm, từ đó tăng cường khả năng canh tranh của sản phẩm cả về chất lượng lẫn giá cả trên thị trường Giấy Việt Nam. Phải đánh giá và đánh giá lại TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác trong nền kinh tế thị trường, giá cả thường xuyên biến động, hiện tượng hao mòn vô hình thường xuyên xảy ra rất đa dạng và mau lẹ. Những điều đó đã làm cho nguyên giá của TSCĐ và giá trị còn lại của chúng phản ánh sai lệch so với mặt bằng giá hiện tại của TSCĐ. Việc thường xuyên đánh giá và đánh giá lại chính xác TSCĐ, tức là xác định được ‘giá trị thực’ của TSCĐ là cơ sở cho việc xác định mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn, hoặc kịp thời xử lý những TSCĐ bị mất giá để chống sự thất thoát vốn. Đối với công nghệ, Tổng công ty nên đầu tư theo hướng sử dụng đa dạng nguyên liệu, đặc biệt chú ý cây thân thảo, phế liệu nông nghiệp và giấy thải loại vì chúng rất sẵn có ở nước ta mà cũng rất rẻ tiền. Hơn nữa, cần phải ưu tiên đầu tư các “công nghệ sạch”, giải quyết các tồn tại về ô nhiễm, giảm thiểu chất thải ra môi trường. Các dự án đầu tư mới phải được tiêu chuẩn hoá về qui mô, trình độ công nghệ, kỹ thuật đồng thời với hệ thống sử lý môii trường hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn Việt Nam về: cơ, hoá, vi sinh cho nước thải, lọc bụi tĩnh điện cho khí thải. * Quản lý chặt chẽ tài sản cố định: Doanh nghiệp mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản hiện có theo đúng chế độ hoạch toán kế toán thông kê hiện hành, phản ánh trung thực tình hình sử dụng, biến động của tài sản trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Khi kết thức năm tài chính, công ty phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản cố định hiện có. Xác định chính xác số tài sản thừa, thiếu, mất phẩm chất, nguyên nhân và xử lý trách nhiệm, đồng thời có căn cứ để lập báo cáo tài chính. Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng. Theo quy định của Bộ Tài chính tại quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 thì trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải trích khấu hao trung bình của TSCĐ lằng cách lấy giá trị còn lại chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian sử dụng ) của TSCĐ. Như vậy, những TSCĐ hiện đang sử dụng đã trích khấu hao theo quy định cũ thì nay áp dụng theo quy định mới. Tổng công ty cần phải điều chỉnh mức trích khấu hao của những TSCĐ có bảo đảm sự thống nhất về thời gian sử dụng của những TSCĐ cùng loại và như vậy mới phản ánh đúng mức độ hao mòn của TSCĐ, để tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao và giá thành của sản phẩm. Riêng với tài sản thuộc loại phải thanh lý, nhượng bán Tổng công ty phải lập Hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trịị tài sản để xử lý một cách dứt điểm thu hồi vốn phục vụ mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn. Phải lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp để vừa đảm bảo thu hồi vốn nhanh bảo toàn được vốn, vừa đỡ gây ra những biến động lớn trong giá thành và giá bán sản phẩm. * Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: Việc làm này là hết sức quan trọng, có thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Tổng công ty mới có những giải pháp kịp thời và có hiệu quả để giải quyết các khó khăn cũng như các biện pháp phát huy các mặt tích cực trong việc sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Tổng công ty nên tránh việc đánh giá mang tính hình thức như hiện nay. Có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ, nhưng có thể kể ra những biện pháp chính là: Tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, giảm thời gian tác nghiệp, hợp lý hoá giây chuyền công nghệ, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt về chế độ duy trì, bảo dưỡng máy móc, áp dụng các chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm vật chất đối với người quản lý và sử dụng TSCĐ... 3.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty nên việc sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao hay thấp sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh. * Kế hoạch hoá công tác sử dụng vốn lưu động: Để chủ động trong việc quản lý VLĐ, trước mỗi năm doanh nghiệp lập kế hoạch phải căn cứ vào những tiêu chí có cơ sở khoa học như kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức hao phí vật tư, giá cả, lao vụ, trình độ và năng lực quản lý... để lập kế hoạch cho VLĐ một cách vững chắc và tiết kiệm. Trước hết công ty cần xác định nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết sao cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục song vẫn thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý. Nếu vốn được xác định quá thấp sẽ gây gián đoạn quá trình sản xuất, ngược lại dự đoán vốn dư thừa lại gây tác hại do vốn bị ứ đọng, có thể phát sinh nhiều chi phí không hợp lý. Sau khi đã xác định nhu cầu vốn, Tổng công ty phải xây dựng kế hoạch huy động vốn, trọng tâm là việc lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn. Trong rất nhiều nguồn như vay ngân hàng, liên doanh liên kết, doanh nghiệp tự bổ sung... công ty phải lựa chọn nguồn phù hợp dựa trên quan điểm hiệu quả kinh tế và tình hình kinh doanhthực tế tại thời điểm nghiên cứu. Nếu đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng thì trước hết cần huy động các nguồn tài trợ nội bộ như lợi nhuận giữ lại, các quỹ phát triển , phần còn lại sẽ huy động từ bên ngoài. Nếu phát sinh nhu cầu bổ sung vốn thì cần sử dụng linh hoạt các nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời của các quỹ trích lập theo mục đích nhưng chưa sử dụng. * Tăng cường quản lý hàng tồn kho. Hàng tồn kho của Tổng công ty hàng năm rất lớn, trên dưới 800 tỷ đồng, chiếm 50%-57% giá trị tài sản lưu động. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trước mắt Tổng công ty phải giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho này bằng cách điều chỉnh hàng hoá cũng như nguyên vật liệu ứ đọng ở các công ty thành viên này sang các công ty thành viên khác thiếu hàng hoá và nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh ( điều hoà vốn), tạm ngừng việc nhập và dự trữ các nguyên vật liệu còn dư thừa, tiến hành bán thành phẩm với giá thấp hơn giá hiện tại trên thị trường nhưng phải bảo đảm hoà vốn để giải phóng hàng hoá, thành phẩm tồn kho, thu hồi vốn nhằm tái đầu tư và sản xuất. Về lâu dài để không lập lại tình trạng dự trữ quá lớn như giai đoạn vừa qua Tổng công ty nên áp dụng mô hình quản lí dự trữ EOQ ( Economic Oprdering Quantity). Mô hình này được giả định là những lần cung cấp hàng hoá là bằng nhau cho nên Tổng công ty nên áp dụng cho hàng tháng hoặc hàng quý khi mà nhu cầu về sản xuất ít có biến động. Cụ thể mô hình này như sau: Chi phí lưu kho bao gồm chi phí hoạt động (chi phí bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo hiểm hàng hoá, chi phí do hao hụt mất mát...) và chi phí tài chính ( chi phí sử dụng vốn như trả lãi, chi phí về thuế, khấu hao ...).Nếu gọi số lượng mỗi lần cung ứng hàng hoá là Q thì dự trữ trung bình sẽ là Q/2. Gọi C1 là chi phí lưu kho đơn vị hàng hoá thì tổng chi phí lưu kho của Tổng công ty là: C1* Q/2. - Chi phí đặt hàng: chi phí đặt hàng này bao gồm chi phí quản lý giao dịch và vận chuyển hàng hoá. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần thường ổn định, không phụ thuộc vào lượng hàng hoá được mua. - Gọi D là lượng hàng hoá cần sử dụng trong một tháng hoặc một quí của Tổng công ty thì số lượng hàng cung ứng sẽ là: C2* D/Q. - Gọi TF là tổng chi phí tồn trữ hàng hoá ta sẽ có: TF = C1*Q/2 + C2*D/Q. Khi đó để tổng chi phí tồn trữ hàng hoá thấp nhất thì Q* sẽ là: 2DC2 Q* = C1 Điều cốt yếu ở đây là, Tổng công ty phải xác định được lượng hàng hoá D cần được sử dụng trong từng tháng hoặc từng quí. Tốt nhất, Tổng công ty nên dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng tháng, từng quý và năng lực sản xuất trong thời gian này để xác định lượng hàng D. * Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu. Các khoản phải thu tuy có tác dụng làm doanh thu bán hàng tăng lên, chi phí tồn kho giảm, tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả song nó cũng làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quĩ. Tình trạng thực tế của Tổng công ty Giấy Việt Nam đó là khoản phải thu ngày càng một gia tăng và ở mức cao. Năm 2001, khoản phải thu lên tới 850 tỷ đồng, chiếm 41,36% tổng giá trị tài sản lưu động. Như vậy, vốn lưu động của Tổng công ty bị chiếm dụng khá lớn trong khi đó Tổng công ty đang bị thiếu vốn để đầu tư ( hàng năm phải trả khoảng 60 tỷ đồng tiền lãi vay). Chính vì vậy, quản lý chặt chẽ khoản phải thu để Tổng công ty vừa gia tăng được doanh thu, tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có vừa bảo đảm tính hiệu quả là điều hết sức quan trọng. Biện pháp để giảm thiểu khoản phải thu tốt nhất là: Không chấp nhận bán chịu với mọi giá để giải phóng hàng tồn kho mà trước khi quyết định bán chịu hay không Tổng công ty nên phân tích khả năng tín dụng của khách hàng và đánh giá khoản tín dụng được đề nghị. Đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng nhằm xác định liệu khoản tín dụng này sẽ được khách hàng thanh toán đúng thời hạn hay không. Để làm được việc này, Tổng công ty phải xây dựng được một hệ thống các tiêu chuẩn tín dụng như: phẩm chất, tư cách tín dụng; năng lực trả nợ; vốn của khách hàng; tài sản thế chấp; điều kiện kinh tế của khách hàng. Tiếp đến Tổng công ty phải phân tích đánh giá cái được, cái mất của khoản tín dụng đó. Tổng công ty chỉ cung cấp khoản tín dụng thương mại cho khách hàng khi có khả năng thu hồi nợ, cái được lớn hơn cái mất (về tài chính, mối quan hệ) khi cấp tín dụng cho khách hàng (bán chịu). Ngoài ra, Tổng công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách: xắp xếp các khoản phải thu theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết thu nợ khi đến hạn; theo dõi kỳ thu tiền bình quân khi thấy kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu không tăng có nghĩa là Tổng công ty đang bị ứ đọng ở khâu thanh toán cần phải có biện pháp kịp thời để giải quyết. Như năm 2000 kỳ thu tiền bình quân là 124 ngày, tăng 14 ngày so với năm 1999 nhưng doanh thu chỉ tăng 15 tỷ đồng, như vậy Tổng công ty đã bị ứ đọng ở khâu thanh toán. Năm 2001 chỉ tiêu này có khả quan hơn, kỳ thu tiền bình quân là 125 ngày, tăng 1 ngày so với năm 2000 nhưng doanh thu tăng 226 tỷ đồng. Các nhà quản lý có thể dùng biện pháp bán nợ trên thị trường mua bán nợ nhằm thu hồi vốn, quản lý chặt chẽ các khoản bán chịu nhằm giảm lượng khoản phải thu. * Tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý: Chi phí bán hàng và quản lý hàng năm của Tổng công ty chiếm khoảng 9% tổng chi phí, trong khi đó lợi nhuận lại quá thấp chỉ bằng 2%-3% tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Biện pháp cụ thể là, điều chỉnh lại qui trình bán hàng, giảm thiểu số nhân viên quản lý ở các phòng ban sao cho vừa đảm bảo được hiệu quả quản lý vừa tăng doanh thu. Do đó, để nâng cao lợi nhuận Tổng công ty phải kịp thời điều chỉnh hướng tới chi phí quản lý nhỏ nhất có thể được, có các giải pháp huy động vốn khác để giảm thiểu các chi phí lãi vay ngắn hạn ngân hàng. Phải thường xuyên đánh giá, tiến hành phân tích tình hình sử dụng VLĐ thông qua các chỉ tiêu để điều chỉnh kịp thời các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhằm tăng mức doanh lợi. 3.4.3 Các giải pháp khác: Các giải pháp về thị trường: Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả. Đây là biện pháp tốt nhất để tăng số lượng và doanh số bán hàng trong cả hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư trong những năm tiếp theo. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao về giấy in, giấy viết, giấy in báo cho thị trường trong nước. Hiện tại, nước ta mỗi năm vẫn thiếu khoảng 200000 tấn giấy, chủ yếu là giấy bao bì công nghiệp chất lượng cao và một số giấy đặc biệt. Cho nên, Tổng công ty nên đầu tư để đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất các loại giấy bao bì chất lượng cao và giấy đặc biệt cung cấp cho thị trường vẫn bị bỏ ngỏ này. Các giải pháp về đầu tư: Đầu tư dứt điểm các công trình đang xây dựng dở dang cũng như các công trình đầu tư chiều sâu, mở rộng đã được duyệt nhằm huy động nhanh chóng mọi năng lực sản xuất vào quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Đặc biệt, chú ý dứt điểm các công trình đầu tư nâng cao năng lực sản xuất bột giấy, như: xử lý giấy vụn, bột CTMP ở Công ty giấy Bãi Bằng, Nhà máy bột giấy Kom Tum nhằm phấn đấu đến năm 2005 có thể cơ bản tự cân đối được bột giấy sản xuất trong nước. Đi đôi với đầu tư công nghiệp, Tổng công ty phải tiến hành qui hoạch ổn định các vùng trồng cây nguyên liệu, như: vùng nguyên liệu trung tâm Bắc Bộ, Thanh Hoá, Kom Tum, các tỉnh Lâm Đồng, miền Đông Nam Bộ, nhằm nâng cao khả năng cung cấp nguyên liệu tập trung cho nhu cầu sản xuất bột giấy và giấy cho Tổng công ty Giấy Việt Nam nói riêng và toàn ngành giấy Việt Nam nói chung. Giải pháp về tài chính: Khó khăn nhất của Tổng công ty Giấy Việt Nam hiện nay là thiếu vốn, thiếu vốn để tập trung đầu tư vào việc đổi mới TSCĐ, thiếu vốn đầu tư vào các quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì lẽ đó, tạo và thu hút nguồn vốn là nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện để chủ động nguồn vốn, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư. Dựa trên tình hình thực tế, Tổng công ty có thể giải quyết vấn đề này bằng một số biện pháp sau: Một là, tạo nguồn vốn tập trung: Tổng công ty cần nắm bắt và quản lý chặt chẽ các quĩ đầu tư phát triển, quĩ đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn kháu hao ở các đơn vị thành viên. Nên chăng, Tổng công ty trực tiếp nắm giữ 50% các quĩ này, còn lại 50% để các đơn vị thành viên quản lý để chủ động đầu tư các tài sản có giá trị nhỏ(đối với các công ty hạch toán độc lập). Tổng công ty phải đủ quyền lực huy động các quĩ này khi thấy cần thiết tập trung nguồn vốn để đầu tư. Hai là, tiếp tục cổ phần hoá, thu hút cổ đông: cổ phần hoá sẽ giúp Tổng công ty gia tăng được nguồn vốn chủ sở hữu, số tiền thu được từ việc bán cổ phiếu có thể được dùng đầu tư vào các dự án quan trọng. Hơn nữa, nếu khuyến khích người lao động trong công ty đó mua cổ phần thì sẽ thúc đẩy được người lao động làm việc tốt hơn từ đó năng suất lao động được nâng lên, hiệu quả quản lý cũng như hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh sẽ được nâng lên rõ rệt. Để thực hiện biện pháp này, Tổng công ty nên lập kế hoạch cổ phần hoá cho một số công ty thành viên, phân loại các công ty cần cổ phần hoá và các công ty không tiến hành cổ phần hoá để có kế hoạch cụ thể. Để tránh tình trạng thất thoát tài sản vốn của Tổng công ty khi cổ phần hoá, Tổng công ty phải thực hiện tốt khâu kiểm kê và định giá giá trị tài sản. Trước tiên Tổng công ty có thể cổ phàn hoá các công ty như: nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, công ty giấy Bình An. Ngoài ra, Tổng công ty nên nắm 51% cổ phần để không làm tuột tay quyền kiểm soát doanh nghiệp. Ba là, phát hành trái phiếu: phát hành trái phiếu sẽ đảm bảo cho Tổng công ty một nguồn vốn lớn, ổn định và dài hạn. Tổng công ty nên phát hành trái phiếu công trình, có nghĩa là Tổng công ty phát hành trái phiếu để thu hút vốn đầu tư cho một công trình cụ thể. Chẳng hạn như, Tổng công ty có thể phát hành trái phiếu nhà máy giấy Kom Tum để huy động vốn cho dự án xây dựng nhà máy giấy Kom Tum. Tuy nhiên, việc thu hút vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu chỉ nên thực hiện trong một chừng mực nhất định vì đây là một hình thức vay nợ, nếu vay quá lớn thì chi phí vốn sẽ tăng cao ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả sử dụng vốn. Bốn là, thành lập các công ty liên doanh với các công ty trong và ngoài nước: thực hiện biện pháp này Tổng công ty sẽ khắc phục được khó khăn về vốn khi đầu tư vào các dự án lớn mà Tổng công ty không đủ tiềm lực tài chính để đầu tư nhưng lại quan trọng cần phải đầu tư. Ngoài ra, nếu liên doanh với các công ty khác đặc biệt là với các công ty nước ngoài Tổng công ty sẽ có cơ hội học hỏi các kinh nghiệm và phương pháp quản lý mới để áp dụng cho Tổng công ty góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cũng như hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Bốn biện pháp trên đây đều có những mặt tích cức và tiêu cực, cho nên Tổng công ty phải xác định nguồn vốn phù hợp với từng dự án cũng như tiến độ đầu tư cụ thể để huy động vốn có hiệu qủa, vốn sẽ được đầu tư một cách có hiệu quả hơn. Các giải pháp về tổ chức và đào tạo. Về tổ chức, trước hết, Tổng công ty thực hiện sắp xếp lại các doanh nghiệp để cân đối hài hoà về đầu tư phát triển theo xu hướng chung tiến tới thành lập tập đoàn kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh trong khu vực. Tiếp đến là tổ chức, bố trí lại lao động cho phù hợp, sắp xếp, bố trí công việc cho phù hợp với khả năng của từng cán bộ cũng như từng người lao động để họ phát huy được tiềm năng sáng tạo của mình góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Về đào tạo: tiến hành tiêu chuẩn hoá các vị trí chức danh công tác, thực hiện chương trình đào tạo nâng cao và bổ xung cán bộ cho các công trình mới, tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ những người lao động để nâng cao tay nghề góp phần làm tăng năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, giúp họ có thể thích nghi nhanh chóng với các công nghệ và máy móc mới tiên tiến vừa mới được huy động vào sản xuất. Các giải pháp về nghiên cứu phát triển. Nghiên cứu phát triển về nguyên liệu, về công nghệ sản xuất là hết sức quan trọng. Các kết quả của nghiên cứu phát triển góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Về nguyên liệu: mở rộng phạm vi sử dụng nguyên liệu đa dạng, xác định thêm các giống, loài cây cung cấp xơ, sợi cho sản xuất giấy đạt hiệu quả, có năng suất cao là cơ sở cho việc phát triển và ổn định ngành kinh doanh trồng cây nguyên liệu. Về công nghệ: xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, chú ý các xí nghiệp nhỏ, đang khó khăn về giải quyết chất lượng sản phẩm cũng như môi trường, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới, đặc biệt các dự án đầu tư mới theo xu thế chung. Kế hoạch hoá việc sử dụng vốn: Trong những năm qua, Tổng công ty chưa thực sự làm tốt công tác kế hoạch hoá việc sử dụng vốn. Chính vì vậy, nó gây ra sự bất hợp lý trong đầu tư giữa tài sản cố định với tài sản lưu động, giữa sản xuất giấy với sản xuất bột giấy. Do đó, để tránh tình trạng này, Tổng công ty phải kế hoạch hoá việc sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của mình. Giải pháp này sẽ giúp cho vòng quay vốn lưu động cũng như vòng quay vốn cố định dược gia tăng. Để thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá việc sử dụng vốn, trước tiên, Tổng công ty phải nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, lập kế hoạch sản xuất, xác định nhu cầu vốn cụ thể cho từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ đó sử dụng vốn sản xuất kinh doanh một cách tiết kiện và hiệu quả. 3.5 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn 3.5.1 Đối với Nhà nước: Một là, tiếp tục duy trì chính sách bảo hộ như hiện nay đến năm 2003 khi Việt Nam thực hiện quy định của AFTA. Hiện tại sức cạnh tranh của ngành giấy nước ta vẫn còn kém. Do vậy, chính sách bảo hộ hiện tại vẫn là cần thiết để Tổng công ty có đủ thời gian huy động nguồn lực để đầu tư vào các dây chuyền máy móc, các công nghệ hiện đại nâng khả năng cạnh tranh lên một bước. Hai là, giảm thiểu các thủ tục hành chính trong việc xét duyệt các dự án đầu tư vì các thủ tục hành chính rườm rà, thời gian cấp phép lâu sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của Tổng công ty. Trước mắt, Nhà nước phải dứt điểm các thủ tục đầu tư đã được trình như gói thầu III, Bãi Bằng giai đoạn I, dự án Kom Tum, dự án tiền khả thi Nhà máy bột và giấy Thanh Hoá do các dự án này rất quan trọng đối với sự phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam nói riêng cũng như ngành Giấy Việt Nam nói chung. Ba là, đưa các công trình như nhà máy bột giấy Kom Tum (tổng số vốn 3421,6 tỷ đồng), nhà máy bột và giấy Thanh Hoá (1413,5 tỷ đồng) vào các công trình trọng điểm để cân đối đủ vốn đầu tư theo tiến độ vì vốn đầu tư lớn Tổng công ty không đủ tiềm lực tài chính để thực hiện. Bốn là, đối với trồng rừng: về đất đai, trồng rừng nguyên liệu phải là một nghề kinh doanh nên cần tập trung. Nhưng hiện tại đất trồng rừng nguyên liệu hết sức hiếm hoi, không tập trung, độ dốc cao, hơn 10% là đất hoang hoá, bạc mầu lại ở vùng sâu xa. Do vậy, Nhà nước cần quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và ưu đãi lãi suất vay bằng 50% đầu tư công nghiệp. Về vốn, do đầu tư trồng rừng có đặc điểm riêng nên không thể coi như dự án đầu tư công nghiệp. Đề nghị Nhà nước:vốn cho vay theo kế hoạch được duyệt hàng năm được trả một lần cả gốc và lãi (lãi đơn) khi khai thác; cho vay 100% vốn theo nhu cầu, ứng trước 20%-30% vốn theo thông báo đã chuẩn bị đất, cây trồng đúng thời vụ; không thực hiện đấu thầu như các công trình đầu tư khác vì đất có chủ. Mặt khác đề nghị cơ quan cấp trên cũng như nhà Nước tạo điều kiện giúp đỡ Tổng công ty tìm kiếm đầu tư từ bên ngoài để tăng nguồn vốn, tăng sức mạnh của Tổng công ty. Năm là, Nhà nước tiếp tục bảo lãnh cho Tổng công ty vay vốn ngân hàng, hỗ trợ lãi suất đối với các công trình đầu tư quan trọng, tiếp tục điều chỉnh giá giấy cho phù hợp với xu thế tăng giá bột giấy để giảm thiệt hại cho Tổng công ty. Trên đây là một số các giải pháp cũng như kiến nghị đối với Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong giai đoạn tới. Không một biện pháp nào quan trọng hơn biện pháp nào, mà Tổng công ty cần phải thực hiện một cách đồng bộ và triệt để cùng với sự giúp đỡ có hiệu quả từ phía Nhà nước thì mới mong đạt kết quả tốt. 3.5.2 Về phía Tổng công ty Với những giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã nêu thì về phía Tổng công ty cũng phải có sự hoàn thiện về tổ chức và con người để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp trên. Đối với công tác tổ chức bộ máy quản lý cần có các thay đổi thích hợp đồng bộ với các chính sách và phù hợp với các định hướng, mục tiêu chung của Tổng công ty đề ra. Luôn tìm cách giảm các chi phí thuộc về hệ thống quản lý bằng cách xây dựng cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, đúng chức năng, phân định trách nhiệm chuyên môn rõ ràng. Đối với công tác đãi ngộ nhân viên, có thể nói quản trị suy cho cùng là quản trị con người, mọi người đều có các nhu cầu riêng của họ vì vậy họ đến làm việc trong Tổng công ty để nhằm có thể đáp ứng nhu cầu đó của bản thân khi mọi người cố gắng thực hiện mục tiêu chung của Tổng công ty cũng chính là khi họ thực hiện mục tiêu của bản thân họ nhờ sức mạnh đoàn kết của tất cả mọi người trong Tổng công ty. Để kích thích nhiều người lao động thì bản thân Tổng công ty cũng phải có các chính sách đãi ngộ thích đáng, cho dù thế nào cũng phải đảm bảo được quyền lợi cho họ tạo cho họ một sự yên tâm, thoải mái và lạc quan, hăng say lao động. Chỉ khi nào, tâm trạng con người thoải mái lạc quan thì khi đó năng suất lao động mới cao, chất lượng sản phẩm cũng vì thế mà tốt hơn lên. Về chiến lược lâu dài, cần chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo lao động, kỹ sư cho ngành giấy. Trong thời gian tới dự báo tình hình kinh tế đât nước sẽ có nhiều thay đổi, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng thay thế rất nhiều cho lao động thủ công của con người. Để theo kịp những tiến bộ này cần thiết phải có đội ngũ kỹ sư thiết bị ngành giấy, vấn đề này trong những năm gần đây cũng đã được đưa ra bàn nhiều, đó còn là những đòi hỏi to lớn cấp bách của đất nước đối với ngành giấy làm chúng ta đau đầu, trăn trở. Thực tế cho thấy hầu hết các kỹ sư thiết bị trong ngành giấy đều có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thiếu toàn diện. Những người xuất thân từ cơ khí chế tạo thì thiếu hiểu biết về máy hoá và máy giấy, ngược lại những người xuất thân từ máy hoá thì thiếu kiến thức về chế tạo máy...Vì vậy khi một sự cố thiết bị xảy ra đòi hỏi nhũng kỹ sư thiết bị phải phân tích, tìm ra nguyên nhân và quyết định biện pháp sửa chữa rất vất vả và thiếu tự tin trước tình hình này, đòi hỏi phải có một mô hình đào tạo kỹ sư thiết bị cho ngành giấy để cho ra đời những kỹ sư có kiến thức về các quá trình công nghệ thiết bị của các dây chuyền phụ trợ hiện có ở nhà máy bột và giấy. Có kiến thức cơ bản về lắp đặt thiết bị ngành giấy, có kiến thức vè tổ chức quản lý bảo dưỡng thiết bị ngành giấy. Có khả năng thực thi các tác nghiệp ngành giấy, có thể đưa ra được các biện pháp sửa chữa hỏng hóc thông thường. Để có được mô hình đào tạo này thì cũng phải đưa ra được nhiều nội dung chủ yếu trương trình đào tạo. Đây là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung mà đặc biệt là vốn cố định mang tính chất chiến lược của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Biện pháp này cũng đã được thực hiện bằng sự ra đời của trường đào tạo ngành giấy đặt cạnh công ty giấy Bãi Bằng song quy mô chưa lớn, chất lượng chưa cao. Cần phải phát huy hơn nữa để không phải chỉ sau năm nữa mà sau 5 năm chúng ta vẫn được chào đón những đứa con của ngành thiết bị giấy Việt Nam. Điều quan trọng nữa là khi Việt Nam tham gia vào AFTA thì sự bảo trợ của nhà nước đối với Tổng công ty cũng không còn nữa. Vì vậy, ngay từ bây giờ Tổng công ty nên tập dần với các tình huống như là không có sự bảo trợ của nhà nước nữa để quen dần và các ứng xử kịp thời với những biến động như khi thử áp dụng luật thuế GTGT trong thời gian vừa qua. Điều này cũng có nghĩa là Tổng công ty Giấy Việt Nam phải thoát ra được căn bệnh của các doanh nghiệp nhà nước , không quan tâm đến việc mở rộng và phát triển nguồn vốn sở hữu, ỉ lại vào sự bảo hộ của ngân sách nhà nước để làm cho vốn của đơn vị bị ứ động ở nhiều nơi, nhưng không gây ảnh hưởng xấu rất lớn đến công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết luận Mọi sự phát triển đều có cơ sở của nó, một sự phát trển vững chắc thì trước tiên cũng phải dựa trên một cơ sở vững chắc. Vốn đóng vai trò là cơ sở, là phương tiện, là động lực, là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì sự tồn tại của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi chính sách bảo hộ của nhà nước không còn tiếp tục thực hiện thì việc quản lý và sử dụng vốn càng trở thành vấn đề quan tâm của những người làm công tác quản trị. Song công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là vấn đề quyết định sự thành công hay thất bại của mọi chiến lược sản xuất kinh doanh trong đơn vị. Trên thực tế, những khó khăn chủ yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là vốn và sử dụng hiệu quả vốn nhất là đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng mang tính chất xã hội. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là yêu cầu hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bài viết trên đã nêu lên những nét khái quát nhất về tình hình sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam và đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn. Hy vọng, trong thời gian tới, Tổng công ty Giấy Việt Nam sẽ đạt được những thành công mới trong sản xuất kinh doanh để vững bước trong thế kỷ 21 đầy cơ hội và thách thức, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Qua chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của thầy giáo TS - Nguyễn Hữu Tài và các thầy cô giáo trong khoa tài chính doanh nghiệp cùng các cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty giấu Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập. danh mục tài liệu tham khảo Tài chính doanh nghiệp. Chủ biên TS Lưu Thị Hương, nhà xuất bản giáo dục 1998. Quản trị tài chính doanh nghiệp Chủ biên TS Vũ Duy Hào- Đàm Văn Huệ, Nhà xuất bản thống kê 1998 Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính. Chủ biên TS Nguyễn Văn Công Nhà xuất bản tài chính - 1998 Tài chính doanh nghiệp sản xuất GS TS Trương Mộc Lâm - Nhà xuất bản tài chính 1997 Bảo toàn và phát triển vốn Chủ biên Nguyễn Công Nghiệp - Nhà xuất bản thống kê 1992 Tạp chí tài chính năm 2000 và 2001 mục lục lời nói đầu chương 1: một số nhận thức về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 1.1 Lý luận chung về vốn trong các doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn trong các doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm chung 1.1.1.2 Đặc điểm vốn 1.1.2 Phân loại vốn của doanh nghiệp 1.1.2.1 Vốn cố định a, Khái niệm b, đặc điểm vốn cố định 1.1.2.2 Vốn lưu động a, Khái niệm b, Đặc điểm vốn lưu động 1.1.2.3 Vốn đầu tư tài chính a, Khái niệm b, Các hình thức hoạt động đầu tư tài chính 1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn chương 2: thực trạng sử dụng vốn tại tổng công ty giấy việt nam 2.1 Khái quát tình hình hoạt động của Tổng công ty giấy Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty giấy Việt Nam 2.2.1 Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty giấy Việt Nam 2.1.2.1 Chức năng hoạt động của Tổng công ty giấy Việt Nam 2.1.2.2 Nhiệm các phòng ban của Tổng cong ty gấy Việt Nam 2.1.3 Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam 2.2 Thực trạng hiệu quả sử ụng vốn của Tổng công ty giấy Việt Nam 2.2.1 Tình hình vốn của Tổng công ty giấy Việt Nam 2.2.2 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn cố định Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra đối với công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty giấy Việt Nam 2.3.1Kết quả đạt được Những vấn đề còn tồn tại trong công tác sử dụng vốn Chương 3 : Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy Việt nam 3.1Định hướng hoạt động của Tổng công ty giấy Việt Nam 3.2 Những thuận lợi, khó khăn của Tổng công ty giấyViệt Nam 3.2.1 Những thuận lợi 3.2.2 Những khó khăn 3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy Việt Nam 3.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy Việt Nam 3.4.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 3.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3.4.3 Các giải pháp khác 3.5 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 3.5.1 Đối với nhà nước 3.5.2 Về phía công ty Kết luận Bảng 8: Hiệu quả sử dụng VLĐ tại Tổng công ty Giấy Việt Nam (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 So sánh 99/98 so sánh 00/99 So sánh 01/00 ± % ± % ± % Doanh thu 2270 2247 2262 2488 -23 99 15 100,7 226 110 Lợi nhuận 53 30 52 57 -23 56,6 22 173,3 5 109,6 Vốn LĐ bình quân 1185 1420 1694 1922 235 119,8 274 119,3 228 113,5 HTK bình quân 690 754 848 1076 64 109,3 94 112,5 228 126,9 Hệ số đảm nhiệm của VLĐ 0,522 0,632 0,7489 0,77 0,11 121,1 0,1169 118,5 0,0211 102,8 Số vòng lưu chuyển VLĐ 1,9156 1,5824 1,3353 1,29 -0,3332 82,6 -0,2471 84,4 -0.0453 99,96 Mức doanh lợi của VLĐ 0,0447 0,0211 0,0307 0,0296 -0,0236 47,2 0,0096 145,5 -1,04 99,96 Số ngày một vòng lưu chuyển VLĐ 188 228 270 279 40 121,3 42 118,4 65 124,1 Vòng quay HTK 3,2899 2,9801 2,6675 1,686 -0,3089 90,6 -0,3126 89,5 -0,9815 0,83 Số ngày một vòng quay HTK 109 121 135 213 22 111 14 111,6 78 0,5777 Nguồn: Phòng tài chính –Kế toán Báo cáo tài chính năm 1998,1999,2000, 2001 Bảng 9: Hiệu quả sử dụng VCĐ tại Tổng công ty Giấy Việt Nam (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 So sánh 99/98 so sánh 00/99 so sánh 01-00 ± % ± % ± % Doanh thu 2270 2247 2262 2488 -23 99 15 100,7 226 110 Lợi nhuận 53 30 52 57 -23 56,6 22 173,3 5 109,6 Vốn CĐ bình quân 714 729 750 1194 15 102,1 21 104 444 100,6 Mức doanh lợi VCĐ 0,0742 0,0412 0,0693 0,048 -0,033 55,5 0,0281 168,2 -0,022 99,7 Hiệu suất sử dụng VCĐ 3,1793 3,0823 3,016 2,0838 -0,097 96,9 -0,0663 97,8 -0,932 99,7 Hàm lượng VCĐ 0,3145 0,3244 0,3316 0,4799 0,01 103,1 0,0072 102,3 0,1483 100,45 Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Báo cáo tài chính năm 1998,1999,2000,2001 Bảng 11: Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2001-2005 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị TSL tỷ đồng 1647 2105 2562 2608 2791 Doanh thu tỷ đồng 2322 2967 3612 3677 3935 Tổng vốn đầu tư TH tỷ đồng 1640 4400 Sản lượng sản phẩm chủ yếu - Giấy các loại 1000 tấn 182,2 232,2 282,2 287,2 307,2 + Giấy in, viết 1000 tấn 110 140 170 170 170 + Giấy in báo 1000 tấn 35 35 40 40 40 Tổng số lao động Người 13000 14000 14500 15000 16400 Thu nhập bình quân 1000Đ/người 1200 1260 1350 1400 1600 Tỏng nộp NS Tỷ đồng 116 128 129 141 145 Nguồn: Phòng tài chính –kế toán Kế hoach phát triển giai đoạn 2001-2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0166.doc
Tài liệu liên quan