PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa thực tế của đề tài
Trong giao dịch thương mại quốc tế có rất nhiều phương thức thanh tóan quốc tế khác nhau như : thanh tóan chuyển tiền trực tiếp cho nhau hoặc trước khi nhận hàng hoặc sau khi nhận hàng, thanh tóan theo phương thức nhờ thu gồm nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ, nhờ thu trả ngay, nhờ thu trả chậm, thanh tóan theo phương thức tín dụng chứng từ . . . và mỗi phương thức khác nhau đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Phương thức thanh tóan bằng tín dụng chứng từ là phương thức đáp ứng được đòi hỏi của hai bên người nhập khẩu và người xuất khẩu. Trong phương thức này thì ngân hàng của hai bên là những nhà trung gian đảm bảo cho người xuất khẩu khi đã giao hàng thì sẽ nhận được tiền và bên nhập khẩu khi nhận được chứng từ thì phải thanh tóan Nhờ vào sự ưu việt hơn so với những phương thức chuyển tiền bằng điện, nhờ thu . . . nên phương thức tín dụng chứng từ đã trở thành phương thức hữu hiệu với cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và nó đã trở thành phương thức thông dụng hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các điều luật, các quy tắc quốc tế vào trong quá trình thực hiện thì xảy ra những mâu thuẫn bất đồng do những quy tắc thống nhất này ngày càng bộc lộ những điểm bất cập và không theo kịp với sự phát triển và đa dạng hóa của quá trình trao đổi thương mại quốc tế tòan cầu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những tranh chấp xảy ra khi áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ sẽ rất giúp ích cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trong thực tế. Đồng thời việc nghiên cứu phân tích những thay đổi của UCP600 so với UCP500 và chỉ ra những hạn chế của UCP600 cũng giúp ích thêm phần nào cho việc đưa nhanh UCP600 vào thực tiễn họat động thanh tóan quốc tế hiện nay, vốn đang rất sôi động và đặc biệt là kể từ khi Việt nam gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của thế giới.
Đề tài: Biện pháp ngăn ngừa tranh chấp khi áp dụng UCP600 trong phương thức tín dụng chứng từ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với ý nghĩa muốn chỉ ra những điểm hạn chế của UCP 500, những thay đổi trong UCP600 và việc áp dụng UCP600 trong thực tiễn giao dịch thanh tóan chứng từ hiện nay, luận văn cần phải nêu ra những cơ sở lý luận dùng để phân tích đánh giá, và đưa ra kết luận.
Mục tiêu của đề tài trước tiên là nghiên cứu những lý luận cơ bản của phương thức tín dụng chứng từ để thấy rằng quá trình sử dụng UCP 600 để kiểm tra chứng từ là một quá trình không thể thiếu trong phương thức tín dụng chứng từ. Cũng từ việc áp dụng quy tắc kiểm tra tín dụng chứng từ này mà đã phát sinh những tranh chấp trong kiểm tra chứng từ và thanh tóan .
Tiếp theo đề tài cũng đi vào nghiên cứu các tình huống cụ thể xảy ra tranh chấp, ý kiến thắc mắc khi áp dụng các điều khỏan của UCP 500 và các lý luận phân tích của ICC khi giải quyết những tranh chấp này. Từ đó thấy được tính tất yếu của việc phải thay đổi UCP 500 bằng UCP 600 để khắc phục những bất cập của nó, tránh những tranh chấp không cần thiết xảy ra.
Cuối cùng đề tài cũng chỉ ra thực trạng họat động thanh tóan xuất nhập khẩu hiện nay của Việt nam. Đưa ra những biện pháp để hạn chế những tranh chấp xảy ra góp phần thúc đNy phát triển xuất khẩu.
Do việc áp dụng UCP600 bắt đầu từ tháng 1/7/2007 cho tới thời điểm làm luận văn chưa được lâu nên những tranh chấp thực tế phát sinh từ việc áp dụng UCP600 chưa có nhiều. Nhưng đề tài cũng mạnh dạn đưa ra những nhận định đánh giá có tính chủ quan của tác giả về những bất cập, hạn chế của UCP600 đồng thời đúc kết một số điểm cần chú ý khi sử dụng nó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, đề tài này đề cập tới những tranh chấp xảy ra khi áp dụng UCP 500 trong quá trình kiểm tra chứng từ khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Vì vậy đối tượng nghiên cứu ở đây là những điều khỏan điều kiện của UCP500, UCP600 khi kiểm tra chứng từ và trong từng tranh chấp cụ thể trong giao dịch thương mại. Trong quá trình nghiên cứu thì có rất nhiều tranh chấp liên quan đến việc áp dụng các điều khỏan của UCP500 nhưng đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu những điều khỏan có xảy ra tranh chấp nhiều nhất mà ICC phải tập trung vào để sửa đổi nhiều nhất để khắc phục .Ngòai ra đề tài cũng phân tích đánh giá thêm sự hiểu biết của các cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng chứng từ ở một số ngân hàng trong nước, một số cán bộ của công ty xuất nhập khẩu thông qua kết qua khảo sát bằng những bảng câu hỏi về thực tiễn khi áp dụng UCP 500, UCP600, về những hiểu biết của họ về thay đổi của UCP600. Và từ đó đưa ra những biện pháp ngừa ngừa việc phát sinh tranh chấp trong họat động thanh tóan xuất nhập khẩu khi áp dụng phương thức tín dụng chứng từ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua phần lý luận và tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ, bằng phương pháp mô tả tôi đã giới thiệu được cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ, quá trình áp dụng, vận dụng UCP vào phương thức này. Để nêu bật những tranh chấp thường xảy ra trong phương thức tín dụng chứng từ, tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống. Bên cạnh đó bằng phương pháp phỏng vấn điều tra khảo sát và thống kê thực tế, kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp số liệu, tôi đã đưa ra một kết quả định lượng để xác định nguyên nhân thực tế gây ra tranh chấp xuất phát từ sự hiểu biết chưa thấu đáo của các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ , từ đó đưa ra một số biện pháp khắc phục.
Mô hình nghiên cứu đề tài được xây dựng theo mô hình sau :
Xác định mục tiêu
Phân tích tình huống tranh chấp trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ khi áp dụng UCP 500
Những thay đổi của UCP 600
Lý luận phương thức tín dụng chứng từ
Nhận định, giải pháp
5. Điểm mới của đề tài
UCP600 mới ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 nên việc áp dụng còn tương đối mới đối với các bên tham gia gồm cả ngân hàng và người xuất nhập khẩu. Những thay đổi của UCP600 mang tính thực tiễn cao với mục đích để quá trình thanh tóan giữa các quốc gia được nhanh chóng thuận tiện. Việc nghiên cứu những điểm mới của UCP600, tìm ra những hạn chế, những bất cập khi sử dụng trong thực tiễn tuy còn hơi sớm nhưng là một điểm mới mà chưa có luận văn nào trước đây đề cập tới. Việc khảo sát từ những cán bộ ngân hàng làm nghiệp vụ thanh tóan quốc tế, cán bộ doanh nghiệp làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu nhằm để tìm hiểu đánh giá sự hiểu biết của họ về UCP, về những sai sót tranh chấp thường xuyên xảy ra và từ đó đưa ra các biện pháp để phòng tránh nó .
6. Nội dung nghiên cứu
Nội dung của đề tài được chia làm ba chương chính :
Chương 1: là phần trình bày về cơ sở lý luận của phương thức tín dụng chứng từ. Trong đó nêu ra một số khái niệm của thư tín dụng, phân lọai thư tín dụng, quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Bên cạnh đó còn chỉ ra tính tất yếu của việc ra đời UCP600, sự khác biệt của UCP600 với UCP500. Chương này cũng nêu ra các lọai quy tắc tập quán quốc tế đang sử dụng trong phương thức này nhưng chủ yếu là đi sâu vào giới thiệu về Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ.
Chương 2: là phần trình bày về những tình huống tranh chấp xảy ra trong phương thức tín dụng chứng từ khi sử dụng UCP 500 và phán quyết của ICC cho từng trường hợp cụ thể. Sau đó đề tài đề cập tới thực tế hiểu biết của những cán bộ ngân hàng, cán bộ làm xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Việt Nam khi sử dụng UCP 500. Từ những kết quả khảo sát điều tra đó, chương này đã đưa ra nhận định về sự hiểu biết của các bên liên quan về UCP500, UCP600 trong phương thức tín dụng chứng từ, đưa ra những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Chương này cũng đề cập tới họat động xuất nhập khẩu của Việt nam trong năm 2008.
Chương 3: là phần trình bày về thực trạng của họat động thanh tóan xuất nhập khẩu tại một số ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt nam, xu hướng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế tranh chấp xảy ra khi áp dụng UCP600 vào thực tiễn nhằm thúc đNy họat động xuất nhập khẩu . Những biện pháp này ngòai biện pháp kỹ thuật còn phải có sự hiểu biết thêm các nghiệp vụ hỗ trợ liên quan.
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp ngăn ngừa tranh chấp khi áp dụng UCP600 trong phương thức tín dụng chứng từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à ngày 25/1. Người thụ hưởng xuất trình chứng từ vào ngày 24/1 với B/L có ngày xếp hàng vào ngày 22/1 và trong thời gian này Ngân hàng thương lượng nhận được tu chỉnh không cho phép giao hàng từng phần. Chúng tôi cho rằng chứng từ hợp lệ vì tu chỉnh nhận được vào sau ngày hàng xếp lên tàu nên ngày 28/1 chúng tôi vẫn gửi chứng từ đi. Nhưng Ngân hàng phát hành cho rằng Ngân hàng thương lượng đã nhận được tu chỉnh trước khi ngày thương lượng.
Phân tích: Điều 9(d) (i) đã chỉ ra rõ ràng “ Trừ những quy định đã nêu trong điều 48 thì thư tín dụng không thể hoặc được sửa đổi hoặc bị hủy nếu không có sự đồng ý của Ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận nếu có và người thụ hưởng. Điều 9(d)(ii) cũng thêm vào “ Ngân hàng phát hành sẽ bị trói buộc không hủy ngang bởi tu chỉnh mà họ phát hành kể từ lúc phát hành tu chỉnh đấy”. Tu chỉnh trên khi phát hành thì ngân hàng phát hành đã bị trói buộc trách nhiệm của mình và họ chắc chắn không biết rằng việc xếp hàng đã xảy ra. Trong trường hợp này người thụ hưởng đã biết được sẽ có cái tu chỉnh này xảy ra. Và tốt nhất là ngân hàng thương lượng phải thông báo cho ngân hàng phát hành việc từ chối tu chỉnh của người thụ hưởng.
Thắc mắc 4: Liệu rằng Ngân hàng phát hành hay Ngân hàng thương lượng có thể đưa ra một thời hạn nhất định cho việc thông báo tu chỉnh
Câu hỏi: Ngân hàng phát hành đã không nhận được sự chấp nhận hay từ chối tu chỉnh từ người thụ hưởng và khi nhận bộ chứng từ thì bộ chứng từ phù hợp hòan tòan với L/C gốc. Như vậy có phải trong trường hợp này được hiểu rằng người thụ hưởng từ chối tu chỉnh? Và để cho rõ ràng ngân hàng phát hành/ngân hàng thông báo có thể đưa ra một thời hạn cho việc trả lời từ chối hay chấp nhận tu chỉnh nếu không nhận được thông báo từ người thụ hưởng?
Phân tích: Điều 9(d)(iii) chỉ ra rằng người thụ hưởng nên đưa ra thông báo chấp nhận hay từ chối tu chỉnh. Nhưng sau đó tiếp tục chỉ ra rằng nếu người thụ hưởng không đưa ra thông báo thì việc đưa ra bộ chứng từ phù hợp với L/C và tu chỉnh chưa được chấp nhận đó dường như đựơc coi như là thông báo chấp nhận tu chỉnh đó của người thụ hưởng và tới thời điểm đó L/C sẽ được tu chỉnh. Trường hợp trên coi như là người thụ hưởng từ chối tu chỉnh.
Ủy ban ngân hàng đã đưa ra ý kiến phản đối việc ngân hàng phát hành tự đưa thêm điều kiện về thời hạn phải trả lời cho người thụ hưởng, nếu không trả lời thì tu chỉnh này tự động coi như được chấp nhận. Ngân hàng thông báo tu chỉnh cũng không được quy định thời hạn trên khi thông báo cho người thụ hưởng vì việc này sẽ làm thay đổi bản chất của tín dụng chứng từ là cam kết không hủy ngang.
2.1.7. Liên quan đến điều khỏan số 13 : Tiêu chuẩn để kiểm tra chứng từ
Thắc mắc 1: Chứng từ bảo hiểm được phát hành cho người cầm chứng thư (to bearer) có thể được chấp nhận không trong khi L/C quy định một chứng thư bảo hiểm dạng có ký hậu bỏ trống (blank endorsed).
Câu hỏi: Thư tín dụng yêu cầu một bộ đầy đủ chứng thư bảo hiểm ký hậu bỏ trống nhưng khi xuất trình lại là chứng thư lọai quyền hưởng lợi dành cho người giữ chứng thư nên không có ký hậu bỏ trống đằng sau chứng thư bảo hiểm.
Phân tích : Khi yêu cầu một chứng thư bảo hiểm có ký hậu để trống, ngân hàng phát hành đang tìm kiếm một chứng từ mà có khả năng chuyển nhượng bằng cách hòan tất việc ký hậu cụ thể là người được hưởng quyền lợi bảo hiểm là ngân hàng phát hành hoặc người mở L/C.
Chứng thư bảo hiểm phát hành cho người giữ chứng thư cũng có cùng hiệu lực như lọai chứng thư bảo hiểm chuyển quyền sở hữu bằng cách ký hậu. Vì vậy đây không phải là bất hợp lệ.
Thắc mắc 2: Nếu một ngân hàng mở cửa nửa ngày thứ bảy có thể được xem như là một ngày làm việc của ngân hàng trong “ banking days following the day of receipt of documents under sub-article 13(b)”
Câu hỏi : Điều 13(b) quy định thời gian kiểm tra chứng từ trong vòng 7 ngày làm việc của ngân hàng sau ngày nhận được bộ chứng từ để quyết định từ chối hay chấp nhận bộ chứng từ và thông báo cho bên nhận chứng từ. Liệu rằng ngày thứ bảy một ngân hàng mở cửa nửa ngày có đựợc xem như là một ngày làm việc trong UCP 500?
Phân tích : Trong UCP 500 đúng là không hề có quy định hay chỉ dẫn gì thêm liên quan đến “banking day” Mà một ngày làm việc thì được hiểu là ngày ngân hàng đó mở cửa và xử lý công việc chứng từ của tín dụng thư. Nó có thể là một ngày, nửa ngày. Vì vậy nó được tính như một ngày làm việc trong điều 13(b) nói tới việc kiểm tra bộ chứng từ.
Thắc mắc 3 : Chứng từ được sửa đổi sau ngày hết hiệu lực của L/C.
Câu hỏi : Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra bộ chứng từ đã thông báo sai sót chứng từ tới ngân hàng thương lượng và giữ bộ chứng từ chờ ý kiến của ngân hàng thương lượng mà không thông báo cho người mở L/C những sai sót đó. Ngân hàng thương lượng đã chỉnh sửa chứng từ và gửi lại tới ngân hàng phát hành đúng vào ngày L/C hết hiệu lực. Ngân hàng phát hành từ chối chứng từ có đúng không?
Phân tích : Chứng từ hay chứng từ được sửa đều phải được xuất trình lại cho ngân hàng phát hành trong vòng hiệu lực L/C hay trước thời hạn xuất trình đã quy định trong L/C. Trường hợp trên còn phụ thuộc nơi hết hiệu lực của L/C. Ngân hàng phát hành từ chối là đúng theo trách nhiệm đã được quy định trong UCP.
Nếu chứng từ được xuất trình tới ngân hàng thương lượng trong thời gian hiệu lực của L/C nhưng ngân hàng phát hành không nhận được trong thời hạn hiệu lực của L/C, thì ngân hàng phát hành có nghĩa vụ hòan trả ngân hàng thương lượng nếu chứng từ hợp lệ.
Thắc mắc 4 : Ngân hàng phát hành có thể xử lý bộ chứng từ nếu người mở L/C từ chối thanh tóan hoặc người thụ hưởng không yêu cầu chuyển trả.
Câu hỏi : Ngân hàng phát hành yêu cầu xuất trình 1 vận đơn hàng không giao hàng cho người mở L/C (airwaybill consigned to applicant). Khi nhận hàng người mở L/C thấy hàng hóa chất lượng xấu nên đã từ chối chứng từ do chứng từ có bất hợp lệ. Ngân hàng phát hành sẽ xử lý chứng từ như thế nào khi người mở L/C từ chối thanh tóan và người thụ hưởng không yêu cầu chuyển trả chứng từ. Ý nghĩa của việc giữ chứng từ lúc này như thế nào? Trách nhiệm của ngân hàng phát hành trong việc thanh tóan như thế nào nếu như để cho người mở L/C được quyền kiểm sóat hàng hóa.
Phân tích : Khi từ chối bộ chứng từ, ngân hàng phát hành được yêu cầu phải chỉ ra chứng từ được giữ tùy theo sự định đọat của người xuất trình hoặc đang được trả lại. Nếu người mở L/C từ chối bỏ qua sai sót chứng từ, ngân hàng phát hành nên chuyển trả chứng từ cho người xuất trình. Khi chứng từ đã được giữ tùy theo sự định đọat của người xuất trình, thì ngân hàng phát hành được lọai trừ trách nhiệm
Trách nhiệm của ngân hàng phát hành là kiểm tra sự phù hợp trên cơ sở của chứng từ được xuất trình. Khi chứng từ có sai biệt thì ngân hàng phát hành không còn trách nhiệm với người thụ hưởng, thậm chí cả khi người mở L/C được quyền kiểm sóat hàng .
Khảo sát đánh giá sự hiểu biết về UCP 500, UCP600 của các ngân hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam.
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Để đánh giá được sự hiểu biết của các cán bộ ngân hàng, các doanh nghiệp làm về xuất nhập khẩu sử dụng phương thức tín dụng chứng từ về những sai sót chứng từ khi áp dụng UCP 500 và những thay đổi của UCP600, tôi chọn phương pháp khảo sát điều tra một số cán bộ đơn vị làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu, một số thanh tóan viên phòng Thanh tóan quốc tế của một số ngân hàng. Qua đó thấy được sự hiểu biết của họ đối với UCP 500, UCP600 khi áp dụng trong thực tế như thế nào.
2.2.2. Quy mô khảo sát và đối tượng được phỏng vấn
Để kết quả điều tra có tính khách quan và có mẫu tương đối lớn, tôi đã tiến hành phát bảng câu hỏi đến 50 người làm tại các công ty xuất nhập khẩu lớn khác nhau và 50 người làm nghiệp vụ tín dụng chứng từ tại các ngân hàng lớn. Phương thức điều tra chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp và đây chính là đối tượng chính của cuộc điều tra.
2.2.3. Nội dung bảng câu hỏi
Khâu quan trọng nhất của phương pháp điều tra là việc thiết lập ra bảng câu hỏi (phiếu thăm dò). Nội dung của bảng câu hỏi phải phản ánh được những thông tin cần thiết để rút ra được kết luận phục vụ cho mục tiêu đề ra. Nội dung chủ yếu của bảng câu hỏi được đề cập trong Phụ lục số 1.
Thiết kế nội dung bảng câu hỏi : Bao gồm các câu hỏi liên quan đến các chứng từ như hóa đơn, vận đơn, bảo hiểm . . . và các điều kiện thường gặp trong tín dụng thư liên quan đến những hiểu nhầm, hiểu sai trong quá trình thực hiện, những thay đổi của UCP600.
Thông tin người trả lời : Nếu người được điều tra là những người đã làm qua thực tế và có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu sử dụng phương thức tín dụng chứng từ và những cán bộ ngân hàng chuyên kiểm tra các bộ chứng từ theo L/C thì sẽ cho những câu trả lời chính xác hơn.
Phương án trả lời cho các câu hỏi : Để có được tiêu chuẩn chung cho việc đánh giá sự hiểu biết của cán bộ làm xuất nhập khẩu về những tranh chấp xảy ra liên quan đến chứng từ theo UCP 500, những thay đổi của UCP600 trong bảng câu hỏi đã đưa ra các phương án lựa chọn một đáp án trong bốn đáp án .
2.2.4. Kết quả khảo sát
2.2.4.1. Kết quả khảo sát của cán bộ ngân hàng làm nghiệp vụ tín dụng chứng từ
Sau khi phát hết những phiếu câu hỏi cho cán bộ ngân hàng làm nghiệp vụ tín dụng chứng từ của một số ngân hàng như : Vietcombank, Eximbank, Đông á, Quốc tế, Á châu . . . số phiếu thu về đủ 50 phiếu. Sau khi đánh giá theo thang điểm thì có kết quả sau :
1 : Số người trả lời đúng chiếm 76%
2 : Số người trả lời không đúng chiếm 7%
3 : Số người trả lời không biết đúng hay sai chiếm 14%
4 : Số người trả lời chưa gặp trong thực tế chiếm 3%
Biểu đồ 2.2.4.1
2.2.4.2. Kết quả khảo sát của cán bộ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Đối tượng được khảo sát là các cán bộ phòng xuất nhập khẩu của các công ty xuất nhập khẩu như : công ty xuất nhập khẩu Thiên nam, công ty xuất nhập khẩu Tân bình, Artechport Sàigòn, Savimex . . . ta có kết quả sau:
1 : Số người trả lời đúng chiếm 60%
2 : Số người trả lời không đúng chiếm 18%
3 : Số người trả lời không biết đúng hay sai chiếm 12%
4 : Số người trả lời chưa gặp trong thực tế chiếm 10%
Biểu đồ 2.2.4.2
Các phiếu khảo sát cho ta thấy: Tỉ lệ hiểu biết của những cán bộ ngân hàng về các điều khỏan của UCP 500, UCP600 cao hơn cán bộ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngân hàng khi kiểm tra chứng từ chỉ quan tâm đến bề mặt của bộ chứng từ và trách nhiệm của ngân hàng là phải hiểu các điều khỏan của UCP để vận dụng vào việc kiểm tra chứng từ sao cho phù hợp với tập quán quốc tế. Còn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì phải hiểu UCP để khi lập chứng từ sẽ tránh được sai sót.
Thực tế cho thấy, phương thức tín dụng chứng từ có nhiều ưu điểm, đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia, nhưng việc vận dụng phương thức này trong thực tế vẫn làm phát sinh rất nhiều tranh chấp. Khá nhiều ngân hàng và doanh nghiệp còn lúng túng trong việc giải quyết những tranh chấp này.
STT
Ngân hàng
Doanh nghiệp
1
Số người trả lời đúng
76%
60%
2
Số người trả lời không đúng
7%
18%
3
Số người trả lời không biết đúng hay sai
14%
12%
4
Số người trả lời chưa gặp trong thực tế
3%
10%
Bảng 2.2.4 : So sánh kết quả khảo sát
2.2.5. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp
Lý do tranh chấp xảy ra khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ có nhiều nhưng liên quan đến bộ chứng từ thì nguyên nhân chính là do những bất cập của các điều khỏan của UCP 500. Nó chưa theo kịp với những phát sinh trong thực tế thương mại quốc tế ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, một số điều khỏan của UCP 500 còn rất chung chung nên khó vận dụng trong thực tế.
Các doanh nghiệp không thông hiểu thực sự về phương thức tín dụng chứng từ, có ý ỷ lại vào ngân hàng trong việc tìm hiểu luật pháp quốc tế về tín dụng chứng từ.
Các ngân hàng thì cũng chưa trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về phương thức tín dụng chứng từ cho tất cả các nhân viên thanh tóan quốc tế trong điều kiện mở rộng mạng lưới ồ ạt như hiện nay.
Nguyên nhân chính mà đề tài muốn đề cập tới là do việc hiểu và vận dụng UCP 500 không chính xác. Nhiều doanh nghiệp Việt nam chưa hiểu được UCP bảo vệ quyền lợi của mình như thế nào. Hoặc là lại quá tin tưởng là UCP sẽ giúp mình bảo vệ được quyền lợi về tiền thanh tóan hay hàng hóa.
Đôi khi còn xảy ra tranh chấp ngay giữa người nhập khẩu với ngân hàng phát hành L/C (ngân hàng của nhà nhập khẩu) hoặc ngược lại giữa người xuất khẩu với ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu (ngân hàng tại nước người xuất khẩu) khi đã xảy ra thiệt hại cho bên mua hoặc bên bán.
Các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật quốc gia điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ còn chưa thống nhất. Các bên tham gia giao dịch thanh tóan còn hạn chế về hiểu biết về pháp luật, về hợp đồng.
Thực trạng họat động xuất nhập khẩu của Việt nam năm 2007 và 5 tháng đầu năm 2008
2.3.1. Xuất khẩu
Tình hình xuất khẩu của Việt nam trong năm 2007 có tốc độ tăng trưởng cao. Theo Báo cáo tổng kết của Bộ Công thương năm 2007: giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm 2007 đạt 48,387 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu đạt 27,8 tỷ USD, chiếm 57,5% và tăng 21,0% so với năm 2006; khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 20,6 tỷ USD, chiếm 42,5% và tăng 22,2%.
Về mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch trên 1 tỷ USD (11 mặt hàng và nhóm hàng ) trong đó có 4 mặt hàng là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch đạt trên 3 tỷ USD, 2 mặt hàng điện tử và sản phẩm gỗ đạt trên 2 tỷ USD. Một số nhóm hàng mới mặc dù có kim ngạch chưa cao nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh như dây điện và cáp điện tăng 25,6%; túi xách, vali, mũ, ô dù tăng 26,2%; sản phẩm nhựa tăng 52,0%; hàng thủ công mỹ nghệ tăng 18,9% .
Về khu vực thị trường: Các thị trường truyền thống về xuất khẩu vẫn được duy trì, tuy có những biến động nhất định, cụ thể :
Thị trường Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn (43,8%,) với kim ngạch khoảng 21,0 tỷ USD và tăng 22,8% so với năm 2006 .
Thị trường Châu Âu chiếm 19,8% với kim ngạch đạt 9,6 tỷ USD, tăng 19,0% so với năm 2006, chủ yếu do tăng trưởng các mặt hàng dệt may, thủy sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, cà phê, sản phẩm nhựa, thủ công mỹ nghệ. Riêng mặt hàng xe đạp và giầy mũ da tiếp tục gặp khó khăn do EU áp thuế chống bán phá giá.
Thị trường Châu Mỹ, chiếm 24,3%, với kim ngạch đạt 11,6 tỷ USD, tăng 28,0% so với năm 2006, trong đó chủ yếu là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch khoảng 10,2 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng xuất khẩu cả nước.
Thị trường Châu Phi, Tây Nam Á hiện chiếm tỷ trọng nhỏ (3,8%)với kim ngạch đạt đạt 1,8 tỷ USD, tăng 23,0% so với năm 2006.
Các chỉ tiêu xuất khẩu năm 2008
Dự kiến năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sẽ đạt 59,03 tỷ USD, tăng 22,0% so với ước thực hiện năm 2007, trong đó các doanh nghiệp 100% vốn trong nước sẽ tăng cao hơn so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (24,2% so với 20,3%).
Năm 2008 dự kiến sẽ xuất hiện thêm 3 mặt hàng có kim ngạch đạt và trên mức 1 tỷ USD là: hàng thủ công mỹ nghệ ước đạt 1,0 tỷ USD, tăng 33,4%; sản phẩm nhựa ước đạt 1,0 tỷ USD, tăng 37,9%; dây điện và cáp điện ước đạt 1,3 tỷ USD, tăng 46,9% .
Thị trường Châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thị ttrường xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 24,5 tỷ USD, chiếm khoảng 41,8%, tăng 16,7% so với ước thực hiện năm 2007, trong đó vào thị trường Trung Quốc tăng 25,0%, Hàn Quốc tăng 25,0%; duy trì tốc độ tăng trưởng vào các thị trường còn lại như ASEAN, Nhật Bản, Đài Loan…
Thị trường Châu Mỹ đứng thứ 2 với kim ngạch ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 25,2%, trong đó vào Hoa Kỳ tăng 28,0%, chiếm tỷ trọng 22,4%.
Xuất khẩu vào thị trường Châu Âu ước đạt 11,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 20,0%, tăng 22,9%, trong đó vào thị trường EU chiếm 17,7%, tăng 22,4%.
Thị trường Châu Đại Dương, Châu Phi Tây Nam Á mặc dù có kim ngạch còn nhỏ nhưng dự kiến sẽ tăng trưởng cao trong năm 2008 với mức tương ứng là 25,0% và 53,8%.
Doanh số thực hiện xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2008 :
Theo Bộ Công thương kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2008 đạt 23,4 tỷ USD bằng 30,9% kế họach năm 2008 và tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2007. Tính riêng tháng 5/2008 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5,15 tỷ USD.
Nhập khẩu
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 ước đạt 60,78 tỷ USD, tăng 35,4% so với năm 2006, trong đó doanh nghiệp 100% vốn trong nước nhập khẩu 39,27 tỷ USD, chiếm 64,6%, tăng 38,3% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21,51 tỷ USD, chiếm 35,4%, tăng 30,5% so với năm 2006.
Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có trị giá tăng cao so với năm 2006 gồm: ô tô nguyên chiếc các loại tăng 145,5%; linh kiện ô tô tăng 82,2%; thép thành phẩm tăng 75,6%; phôi thép tăng 38,9%; phân bón các loại tăng 45,1%; sợi các loại tăng 36,8%; hóa chất nguyên liệu tăng 39,1%; máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 56,3%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 43,6%; vải tăng 33,6%....
Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thuộc nhóm máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu (không kể xăng dầu) và chiếm 58% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu.
Nhập siêu cả năm 2007 ước khoảng 12,3 tỷ USD tăng 144,7% so với năm 2006, bằng 25,6% kim ngạch xuất khẩu (năm 2006 là 12,7%).
Các chỉ tiêu nhập khẩu năm 2008:
Để bảo đảm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở mức 8,5% đến 9% và cao hơn, dự kiến nhập khẩu trong năm 2008 sẽ tiếp tục ở mức cao. Trong điều kiện thị trường thế giới đã hình thành mặt bằng giá mới cao hơn năm 2007, kim ngạch nhập khẩu năm 2008 dự kiến ở mức tối thiểu là 76 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2007.
Mức nhập siêu năm 2008 dự kiến vẫn ở mức cao, khoảng 16,9 tỷ USD, tăng 36,9% so với ước thực hiện năm 2007, chiếm 28,7% kim ngạch xuất khẩu.
Doanh số thực hiện nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2008 :
Theo Bộ Công thương kim ngạch nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2008 lên tới 37,8 tỷ USD và nhập siêu trong 5 tháng đã đạt mức kỷ lục là 14,4 tỷ USD bằng 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2007.
Đơn vị : tỷ USD
Năm 2006
Thực hiện
Năm 2007
Thực hiện
Năm 2008
Kế họach
Thực hiện 5 tháng đầu năm
Nhập khẩu
44,89
60,78
76
37,8
Xuất khẩu
39,82
48,39
59,03
23,4
Bảng 2.3.2: Doanh số họat động xuất nhập khẩu năm 2007, 5 tháng 2008
Tóm tắt chương II
Chương II đã trình bày một số những tranh chấp xảy ra trong quá trình áp dụng UCP 500 suốt từ năm 1994 đến năm 2006. Đây là những tranh chấp tiêu biểu tương ứng với từng điều khỏan của UCP 500 đã được ICC phân xử.
Qua các phiếu khảo sát những cán bộ ngân hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam, chương II cũng đã đưa ra đánh giá sơ bộ sự hiểu biết của họ về UCP 500, UCP600. Từ đó rút ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến tranh chấp xảy ra. Chương này cũng trình bày họat động xuất nhập khẩu của Việt nam trong năm 2007, 2008 để thấy rõ sự phát triển của họat động xuất nhập khẩu của Việt Nam từ khi gia nhập WTO hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
CHƯƠNG III :
BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA TRANH CHẤP PHÁT SINH KHI ÁP DỤNG UCP600
Họat động thanh tóan xuất nhập khẩu tại một số ngân hàng Việt nam và xu hướng áp dụng phương thức tín dụng chứng từ
Tình hình họat động thanh tóan xuất nhập khẩu của Việt nam ngày càng phát triển nhất là từ khi Việt nam tham gia WTO. Việt nam luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào họat động xuất nhập khẩu. Sự kiện Việt nam gia nhập vào WTO đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Sự phát triển của ngành ngọai thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho họat động thanh tóan xuất nhập khẩu của ngành ngân hàng. Trong thanh tóan ngọai thương, các ngân hàng đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các lọai hình dịch vụ thanh tóan đa dạng, góp phần phát triển họat động giao dịch giữa các công ty xuất nhập khẩu Việt nam với doanh nghiệp nước ngòai.
Với sự gia tăng về số lượng các ngân hàng thương mại trong thời gian qua cùng với sự phát triển mạng lưới của các ngân hàng trong hệ thống đã tác động rất nhiều đến doanh số thanh tóan xuất nhập khẩu.
Trong năm 2007, các ngân hàng đã tăng cường mảng tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm cho doanh số thanh tóan xuất nhập khẩu năm 2007 tăng gấp 1.5 lần so với 2006. Trong đó tỉ trọng thanh tóan nhập khẩu vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Tiêu biểu chỉ có ngân hàng Ngọai thương là có tỉ trọng thanh tóan xuất khẩu cao hơn thanh tóan nhập khẩu . Hiện nay ngân hàng Ngọai thương là ngân hàng luôn giữ vị trí số một trong thanh tóan xuất nhập khẩu và chiếm 24,1% thị phần thanh tóan xuất nhập khẩu của cả nước. Ngân hàng Công thương chiếm 8% thị phần thanh tóan xuất nhập khẩu của cả nước. Các ngân hàng cổ phần tương đối lớn như ACB, Sacombank, Eximbank . . . chiếm thị phần tương đối nhỏ. Các ngân hàng cổ phần còn lại thị phần gần như không đáng kể.
Tình hình thanh tóan bằng phương thức tín dụng chứng từ của hệ thống ngân hàng Việt nam đã được cải thiện do phương thức này ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong thanh tóan.
Theo thống kê thực tế cho thấy: trong rất nhiều phương thức thanh tóan ( nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ . . . ) thì phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng phổ biến nhất và chiếm tỉ trọng hơn 60%. Khỏang 11%-15% giao dịch thương mại quốc tế sử dụng phương thức tín dụng chứng từ với tổng giá trị hàng năm khỏang 1000 tỷ USD cho thấy tầm quan trọng của phương thức này.
Đơn vị : tỷ USD
STT
Ngân hàng
Năm 2006
Năm 2007
Thanh toán Nhập
Thanh toán Xuất
Tổng
Thanh toán Nhập
Thanh toán Xuất
Tổng
1
VCB
10,1
12,7
22,8
12,2
14,2
26,4
2
Vietinbank
3,68
1,58
5,26
4,26
2,84
7,1
3
EIB
1,42
0,36
1,78
1,7
0,48
2,18
4
ACB
1,17
0,54
1,71
1,99
0,82
2,81
5
Sacombank
1,06
0,19
1,25
1,69
0,4
2,09
6
Dong a
0,91
0,39
1,3
1,42
0,59
2,01
7
VIB
0,64
0,08
0,72
0,79
0,12
0,91
8
Saigonbank
0,25
0,02
0,27
0,32
0,05
0,37
Bảng 3.2 : Số liệu doanh số thanh tóan xuất nhập khẩu qua ngân hàng
Tác động của qúa trình hội nhập buộc các ngân hàng thương mại phải phải củng cố dịch vụ thanh tóan bằng L/C thương mại để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngòai, đặc biệt là ngân hàng của Mỹ. Các ngân hàng của Việt Nam cần chuẩn bị triển khai rộng rãi dịch vụ thư tín dụng dự phòng để đáp ứng nhu cầu của thị trường Mỹ.
Biện pháp để ngăn ngừa tranh chấp phát sinh khi áp dụng UCP600
Các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ phải được phổ cập để hiểu rõ về phương thức tín dụng chứng từ
Qua phần khảo sát sơ bộ ở trên, có thể thấy một thực trạng là các doanh nghiệp không thông hiểu thực sự về phương thức tín dụng chứng từ hoặc là có ý ỷ lại vào ngân hàng trong việc tìm hiểu luật pháp quốc tế về tín dụng chứng từ. Còn các ngân hàng thì cũng không dám khẳng định chắc chắn là đã trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về phương thức tín dụng chứng từ cho tất cả các nhân viên thanh tóan quốc tế trong điều kiện mở rộng mạng lưới ồ ạt như hiện nay. Vì vậy việc phổ biến kiến thức về phương thức tín dụng chứng từ rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tranh chấp xảy ra.
Muốn tránh được những tranh chấp xảy ra thì người sử dụng phương thức tín dụng chứng từ phải hiểu được bản chất của phương thức này. Trước tiên, tín dụng chứng từ là một phương thức thanh tóan liên quan đến bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ được đảm bảo thanh tóan nếu chứng từ xuất trình tại ngân hàng bên bán phù hợp với những quy định đề ra trong tín dụng thư. Phương thức tín dụng chứng từ cũng có thể hiểu như là một khỏan tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khầu.
Phương thức thanh tóan tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi và được nhiều công ty và ngân hàng lựa chọn vì nó là phương thức thanh tóan linh họat, bảo đảm tính an tòan cho các giao dịch thương mại quốc tế. Trước hết do các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở các quốc gia khác nhau nên thường thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp lọai bỏ rào cản đó. Sau đó trong giao dịch tín dụng chứng từ luôn có sự hiện diện của hai ngân hàng đại diện cho hai bên đối tác cùng với những yêu cầu khắt khe về chứng từ, những yếu tố đó sẽ dung hòa lợi ích đối nghịch giữa các bên trong hợp đồng.
Như vậy biện pháp của các ngân hàng, doanh nghiệp là phải tăng cường tổ chức các lớp tập huấn đào tạo, học về phương thức tín dụng chứng từ và UCP600. Trên thực tế do các địa bàn khác nhau thì họat động xuất nhập khẩu cũng khác nhau nên kinh nghiệm và sự hiểu biết của cán bộ nhân viên cũng khác nhau. Vì vậy việc tổ chức học hỏi kinh nghiệm thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng.
Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của từng ngân hàng thương mại nói riêng. Vì vậy, vấn đề đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn có trình độ, năng lực, phẩm chất là hết sức quan trọng và cần thiết.
Bên cạnh đó cần phải đặt mua các tạp chí có uy tín trên thế giới như : Documentary credit world . . . Các tạp chí này rất hữu ích vì nó có nội dung tường thuật lại qúa trình giải quyết vụ việc tranh chấp về L/C trên thế giới, các bài viết bình luận về UCP của các chuyên gia hàng đầu thế giới về luật, các thống kê tình hình sử dụng L/C thương mại, L/C dự phòng trên thế giới và các khuyến cáo về các kiểu lừa đảo hay xảy ra trên thế giới. Qua các tạp chí này, người đọc sẽ nắm bắt được những thông tin mới nhất về phương thức thanh tóan tín dụng chứng từ, nâng cao khả năng làm việc của mình.
Các bên liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ phải hiểu được những rủi ro có thể xảy ra và từ đó mỗi bên đưa ra những biện pháp ngăn ngừa rủi ro riêng.
Rủi ro đối với mỗi bên
Đối với nhà nhập khẩu: Việc thanh toán của ngân hàng cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. Ngân hàng chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho ngân hàng chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành.
Đối với nhà xuất khẩu: Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu ngân hàng chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một ngân hàng có uy tín trong nước. Còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của ngân hàng phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.
Đối với ngân hàng phát hành L/C (issuing bank): Ngân hàng phát hành là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu. Ngân hàng này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành là ở chỗ ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, Ngân hàng cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.
Đối với ngân hàng thông báo thư tín dụng (advising bank): Ngân hàng thông báo là ngân hàng được ngân hàng mở yêu cầu thông báo một L/C do ngân hàng mở phát hành cho người bán. Ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì ngân hàng thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan.
Đối với ngân hàng được chỉ định: Ngân hàng được chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ ngân hàng phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, các ngân hàng được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, ngân hàng này thường phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành hoặc nhà xuất khẩu.
Đối với ngân hàng xác nhận (confirming bank): Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn có uy tín hoặc ngân hàng có quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng mở, được ngân hàng mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với ngân hàng xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của ngân hàng mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở L/C do ngân hàng mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản.
Đối với ngân hàng chiết khấu (negotiating bank): Ngân hàng chiết khấu là ngân hàng được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu L/C cho chiết khấu tự do. Cũng như ngân hàng phát hành, ngân hàng chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP500. Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng chiết khấu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của ngân hàng mở và nhà nhập khẩu. Các rủi ro mà ngân hàng chiết khấu có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do ngân hàng mở bị phá sản; rủi ro do ngân hàng chiết khấu không hành động đúng theo quy định của UCP600.
Biện pháp ngăn ngừa tranh chấp đối với mỗi bên trong phương thức tín dụng chứng từ
Đối với người mua : Người mua cần phải hết sức thận trọng khi đàm phán để ký kết hợp đồng tránh việc sau khi ký kết hợp đồng rồi mới thấy bất lợi nên cố tình kéo dài thời gian mở L/C. Nên quy định điều kiện phạt nếu giao hàng chậm vào trong hợp đồng để tránh trường hợp người bán thấy bất lợi cho mình mà kéo dài thời gian giao hàng.
Khi làm đơn xin mở L/C thì phải thống nhất với hợp đồng vì muốn nhận được hàng hóa đúng như hợp đồng người mua cần phải quy định cụ thể chặt chẽ các điều kiện của hợp đồng vào trong L/C dưới dạng điều kiện có chứng từ.
Đối với người bán : Việc người mua không mở L/C hay mở chậm trễ là bất lợi lớn cho người bán. Nên quy định điều kiện phạt nếu mở L/C chậm hoặc có quyền thay đổi đơn giá vào trong hợp đồng để giảm thiểu rủi ro này.
Người bán phải kiểm tra kỹ nội dung của L/C để xem họ có thể đáp ứng được các điều kiện về chứng từ mà L/C yêu cầu không. Nếu thấy không thể thì phải yêu cầu sửa đổi. Bộ chứng từ muốn thanh tóan được thì phải phù hợp nghiêm ngặt với điều kiện của L/C và phù hợp với UCP600.
Đối với ngân hàng phát hành : trách nhiệm của ngân hàng là phải làm cho người mua hiểu được nghĩa vụ phải thanh tóan của họ khi bộ chứng từ hợp lệ. Điều cốt yếu phải hiểu là hợp đồng hòan tòan độc lập với tín dụng thư, ngân hàng không chịu trách nhiệm về tính thật giả của bộ chứng từ. Để tránh tình trạng khi ngân hàng phát hành đã thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình mà người mua vẫn cố tình trì hõan nghĩa vụ thanh tóan của mình thì biện pháp tốt nhất là ngân hàng phát hành áp dụng tỉ lệ ký quỹ cao tùy theo uy tín của người mua với ngân hàng trước khi phát hành L/C.
Ngân hàng phát hành phải mở L/C đúng như đơn xin mở L/C, và phải tư vấn cho người mở L/C sao cho các điều khỏan điều kiện phù hợp với hợp đồng đã ký. Ngân hàng cũng xem xét các điều kiện này để tùy theo từng trường hợp quyết định tài trợ cho người mua hay không. Ví dụ như khống chế các quy định về chứng từ để có thể quản lý được lô hàng bằng quy định 3/3 vận đơn gốc phải xuất trình qua ngân hàng.
Trong quá trình kiểm tra chứng từ có thể kết hợp với người mua để xem xét việc từ chối chứng từ, nâng cao năng lực trong việc phát hiện chứng từ giả mạo. Việc quyết định từ chối bộ chứng từ dựa trên bất hợp lệ phải hòan tòan phù hợp với UCP600 vì nếu việc từ chối không hợp lý thì sẽ dẫn đến tranh chấp và làm giảm uy tín của ngân hàng phát hành.
Đối với ngân hàng thông báo : Việc kiểm tra tính xác thực của L/C nhằm tránh tranh chấp xảy ra giữa ngân hàng và người bán vì nếu L/C chưa được xác thực thì nguy cơ giao hàng mà chưa có cam kết của ngân hàng phát hành rất cao.
Đối với ngân hàng chiết khấu, ngân hàng chỉ định, ngân hàng xác nhận đều phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ và tự chịu trách nhiệm về quyết định bộ chứng từ có phù hợp với điều khỏan của L/C và UCP600 hay không. Vì vậy việc áp dụng UCP600 một cách chính xác sẽ làm giảm thiểu tranh chấp xảy ra giữa các bên và muốn áp dụng được chính xác thì đề tài cũng mong muốn chỉ ra những điểm quan trọng cần lưu ý trong quá trình áp dụng UCP600 ở phần 3.3.4 dưới đây.
Ngân hàng cùng doanh nghiệp phải hiểu và vận dụng đúng các điều khỏan của UCP600
Ngay sau khi UCP600 ra đời, các đơn vị như ngân hàng, phòng thương mại và công nghiệp Việt nam, trường đại học ngọai thương, báo Viet trade … đều tổ chức các lớp tìm hiểu về UCP600. Các ngân hàng nước ngòai đặc biệt như ngân hàng CitiBank có riêng bộ phận Citi Trade University có chương trình hướng dẫn và tiếp nhận những thắc mắc trong quá trình thực hiện UCP600 từ các khách hàng,các ngân hàng đại lý của họ . . . Khi áp dụng UCP600 để kiểm tra bộ chứng từ, chúng ta cần chú ý đến rất nhiều khái niệm mới, định nghĩa mới và phải vận dụng sao cho đúng các điều khỏan của nó. Dưới đây là một số chú ý khi vận dụng UCP600
Chú ý khi vận dụng các định nghĩa và điều khỏan chung
Thời điểm UCP600 có hiệu lực bắt đầu từ 1/7/2007 nhưng những L/C phát hành và xác nhận sau ngày 1/7/2007 thì có nên áp dụng theo UCP 500? Rủi ro đối với việc vận hành theo hai bản Quy tắc này là không chỉ ra bản quy tắc nào trong L/C. Chính vì vậy ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên áp dụng ngay UCP600 càng sớm càng tốt.
Chúng ta có nên phát hành hoặc xác nhận standby L/C theo UCP thay thế cho ISP98 không?.
Các bạn nên nhớ rằng UCP600 chỉ thay thế cho UCP500 còn ISP98 thì vẫn tồn tại một cách độc lập. Trường hợp này tùy theo quyết định cá nhân của mỗi ngân hàng/doanh nghiệp. ISP98 được phát hành ra đặc biệt là dùng cho Standby L/C và nó đã được thực tế chấp nhận rộng rãi. Nếu sử dụng UCP thay cho ISP98 thì một số điều khỏan như điều 32, 36 nên được lọai trừ để tránh tranh chấp xảy ra.
Cần chú ý đến nghĩa của từ ‘negotiation’. Khi một ngân hàng được chỉ định như một ngân hàng thương lượng và nhận được chỉ dẫn hòan trả để đòi tiền ngân hàng hòan trả, thì ngân hàng này khi thương lượng bộ chứng từ có thể đòi tiền và chờ nhận tiền để thanh tóan cho người thụ hưởng?.
Bản chất của từ ‘negotiation’ là : việc mua hối phiếu hoặc bộ chứng từ của ngân hàng chỉ định bằng cách ứng trước hoặc chấp nhận ứng trước khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ. Bằng cách sử dụng tiền đã nhận được từ ngân hàng phát hành, ngân hàng chỉ định đang thực hiện thanh tóan, không phải là thương lượng. Thương lượng L/C không được bao gồm bất kỳ tham chiếu nào tới việc đòi tiền hòan trả từ ngân hàng hòan trả hoặc là tham chiếu tới việc ghi nợ tài khỏan của ngân hàng phát hành với ngân hàng chỉ định.
Nếu L/C có thêm điều khỏan “mô tả hàng hóa theo như hóa đơn chiếu lệ được đính kèm và là một phần không thể tách rời khỏi L/C, thì ngân hàng nên xử lý lọai L/C như thế nào? Điều khỏan này có nghĩa việc xuất trình cũng phải phù hợp với điều khỏan và điều kiện của tòan bộ hóa đơn chiếu lệ. Vì vậy ngân hàng nên lọai bỏ tham gia vào L/C như vậy. Hợp nhất phần liên quan của hóa đơn chiếu lệ vào trong phần mô tả hàng hóa trong L/C. Chỉ ra trong L/C rõ ràng phần liên quan đến hóa đơn chiếu lệ có thể áp dụng vào L/C.
Chú ý tới nghĩa vụ và trách nhiệm
Trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng thông báo sẽ như thế nào khi nhận được một L/C có những chỉ thị không rõ ràng hay không đầy đủ ? Rõ ràng là tùy thụôc vào quyết định của ngân hàng là sẽ thông báo hoặc không thông báo lọai L/C như vậy.
Ngân hàng thông báo nên thông báo L/C và báo tới người thụ hưởng những vấn đề mà vì nó ngân hàng thông báo đã yêu cầu ngân hàng phát hành làm rõ. Và cho tới thời điểm xuất trình chứng từ thì những vấn đề đó đã được giải quyết . Còn nếu chứng từ được xuất trình như L/C thì ngân hàng thông báo sẽ gửi thẳng tới ngân hàng phát hành mà không kiểm tra.
Trong điều 9 của UCP600 quy định rõ ‘ thông báo cần phải phản ánh chính xác với những điều khỏan của L/C’. Các ngân hàng phải thông báo và chuyển tải tất cả các chi tiết của L/C tới người thụ hưởng chứ không thông báo dưới dạng giới hạn chiết khấu tại ngân hàng thông báo.
Ngân hàng nên phát hành L/C tham chiếu tới URR525 và không nên thay thế bằng điều 13(b). Nếu không ngân hàng phát hành nên chỉ ra trong L/C là ủy quyền hòan trả sẽ tuân thủ theo điều 13(b)
Chú ý khi kiểm tra chứng từ
Trong điều 14(b) của UCP600, việc không thực hiện thanh tóan cho tới ngày thứ 5 bất chấp là chứng từ xuất trình hòan tòan hợp lệ với L/C có được chấp nhận không? . Trong điều 14(f) ghi ‘ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ được xuất trình thể hiện được chức năng của chứng từ được yêu cầu’. Cụ thể như Giấy chứng nhận chất lượng thì phải ghi : hàng hóa đã được kiểm định và xác nhận là trong tình trạng tốt chứ không được ghi hàng hóa xuất xứ từ Việt nam
Các điều kiện không chứng từ nên được bỏ qua ngay cả khi nó được kết nối với chứng từ được yêu cầu như : tàu chuyên chở phải dưới 20 tuổi hay container phài là FCL (full container loaded).
Trong phạm vi có thể, nên tránh việc phát hành hay xác nhận những L/C có điều kiện không chứng từ để tránh những hiểu lầm đáng tiếc. Những điều kiện không chứng từ sẽ bị bỏ qua vì không có bằng chứng (chứng từ) để kiểm tra sự phù hợp. Nếu chứng từ quy định chứa đựng nội dung mâu thuẫn với điều kiện đó thì chứng từ này không phù hợp theo điều 14(d)
Theo điều 16 (iii) của UCP600, lựa chọn mới sau đây được đưa vào Thông báo từ chối “ Ngân hàng phát hành đang giữ chứng từ cho tới khi nào nhận được chấp nhận bất hợp lệ của người mở L/C và đồng ý chấp nhận nó hoặc nhận những chỉ thị khác từ người xuất trình trước khi đồng ý chấp nhận bất hợp lệ đó”
Để tránh việc phải đưa vào trong thông báo từ chối lựa chọn trên, nên đưa vào trong L/C điều khỏan sau “Trong trường hợp chứng từ xuất trình theo đây được quyết định là có bất hợp lệ, ngân hàng phát hành có thể tìm kiếm một chấp nhận bất hợp lệ đó từ người mở L/C. Nếu có được chấp nhận bất hợp lệ đó, ngân hàng phát hành có thể giải phóng bộ chứng từ và thực hiện thanh tóan dù bất kỳ thông tin nào trước đó gửi tới người xuất trình chứng từ chỉ ra rằng ngân hàng phát hành đang đang giữ chứng từ với sự định đoạt của người xuất trình, trừ khi ngân hàng phát hành được chỉ thị khác bởi người xuất trình trước khi giải phóng bộ chứng từ”.
Điều khỏan về sự miễn trách cần chú ý
Theo điều 35 của UCP 600, “ngân hàng phát hành hay xác nhận phải hòan trả tiền cho ngân hàng chiết khấu hay ngân hàng chỉ định ngay cả khi chứng từ bị thất lạc trong quá trình vận chuyển giữa ngân hàng chỉ định và ngân hàng phát hành . . .” , ngân hàng nào chịu trách nhiệm?
Miễn rằng ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định kiểm tra chứng từ và quyết định về sự hợp lệ (liệu rằng nó được hay không được chiết khấu hay chấp nhận thanh tóan) và gửi chứng từ đến ngân hàng phát hành theo cách được mô tả trong L/C, ngân hàng phát hành bị trói buộc phải thanh tóan nếu chứng từ thực sự phù hợp. Tuy nhiên ngân hàng phát hành sẽ tòan quyền yêu cầu một bản copy bộ chứng từ để họ có thể tìm hiểu chắc chắn rằng chứng từ có thực sự phù hợp vào thời điểm mà nó xuất trình cho ngân hàng chỉ định.
Chú ý không nên sử dụng những L/C quy định lọai trừ một số điều khỏan của UCP600 , điều này sẽ gây nên hậu quả không lường trước được
Mục đích của Điều 10(f) là quy định các điều kiện của L/C duy trì hiệu lực cho tới khi người thụ hưởng thông báo chấp nhận việc sửa đổi.
Việc lọai trừ điều 10(f) sẽ làm mâu thuẫn đặc điểm không hủy ngang của L/C và cũng mâu thuẫn với ý kiến của ICC cho rằng im lặng không có nghĩa là đồng ý.
Mục đích của điều 28(i) là quy định chứng từ bảo hiểm có thể chứa dẫn chiếu đến bất kỳ điều khỏan lọai trừ nào.
Việc lọai trừ điều 28(i) có thể làm cho L/C không thể thực hiện được cho người thụ hưởng bởi vì các công ty bảo hiểm đã thông báo đến nhóm sọan thảo UCP600 rằng các chứng từ bảo hiểm được yêu cầu bởi thị trường tái bảo hiểm chứa đựng những điều khỏan loại trừ ví dụ như khủng bố . . .
Điều 35 đề cập đến rủi ro mất chứng từ trên đường chuyển. Nếu điều 35 đọan thứ hai bị lọai trừ, ngân hàng chỉ định có thể từ chối thanh tóan hoặc chiết khấu khi quyền lợi của họ không được bảo vệ trong trường hợp họ lựa chọn hành động theo sự chỉ định. Người thụ hưởng có thể từ chối chấp nhận L/C khi quyền lợi của họ không được bảo vệ trong trường hợp chứng từ phù hợp được xuất trình tới ngân hàng chỉ định.
Mục đích của điều 38(k) là dành cho ngân hàng chuyển nhượng thu nhận chứng từ thay thế từ người thụ hưởng thứ nhất trừ khi L/C được chuyển nhượng tòan bộ và không có chứng từ thay thế được yêu cầu, ngân hàng chuyển nhượng không nên chấp nhận lọai trừ này.
Mục đích của điều 14(l) là chứng từ có thể được phát hành bởi bất ký bên nào miễn rằng chứng từ vận tải đáp ứng được yêu cầu của điều khỏan 19, 20, 21, 22, 23.
Nếu loại trừ điều này thì có nghĩa là hãng giao nhận phát hành chứng từ vận tải và ký như người chuyên chở cũng sẽ được chấp nhận
Luôn luôn áp dụng và vận dụng đúng ISBP 681 trong quá trình kiểm tra chứng từ
Phải hiểu là ISBP không sửa đổi UCP mà nó giải thích việc áp dụng UCP vào thực hành như thế nào. Nó phù hợp với UCP và các ý kiến và quyết định của ICC. Luật pháp một số quốc gia có thể buộc cách thực hành khác đi.
Sử dụng ISBP 681 sẽ làm thuận tiện cho việc thanh tóan. Lợi ích của việc sử dụng nó là làm giảm tranh chấp xảy ra và những sai sót của bộ chứng từ, giảm chi phí và sự kiện tụng. Trong điều 2 của UCP600 khi định nghĩa về xuất trình phù hợp đã tham chiếu tới ISBP. Vì vậy trong lúc đã có UCP600 mà chưa phát hành ISBP681 thì cơ sở để quyết định sẽ không rõ ràng.
Cần phải có một hệ thống luật pháp về quản lý ngọai hối, thanh tóan quốc tế và xuất nhập khẩu
Luật pháp Việt nam cần cụ thể hóa về cách giải quyết khi có tranh chấp, xung đột giữa UCP và luật Việt nam. Cần có tính cưỡng chế của các phán quyết của trọng tài trong và ngòai nước. Hiện nay, trong quá trình hội nhập làm ăn với nước ngòai, có một thực trạng là phía Việt Nam thường phải chấp thuận theo luật quốc tế. Còn quan hệ giữa các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ ở trong nước thì luật pháp chưa thực sự đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên và tính cưỡng chế còn chưa cao.
Các bên tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ cần phải biết lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp
Phương pháp thương lượng : Thương lượng là phương pháp trong đó các bên giải quyết tranh chấp bằng cách liên lạc trực tiếp với nhau và trao đổi quan điểm bên ngòai hệ thống xét xử chính thức. Thương lượng có thể dẫn tới kết quả là tranh chấp được giải quyết, hoặc các bên chuẩn bị đưa tranh chấp ra một bên thứ ba là bên hòa giải hoặc trọng tài.
Kiện ra trọng tài : Phương pháp kiện ra trọng tài sử dụng một hoặc một số người độc lập, khách quan và có năng lực để làm trọng tài. Các bên được tự do chọn cơ quan trọng tài, các quy tắc, và các trọng tài. Phương pháp này có 3 đặc điểm chính :
Các bên được lựa chọn theo quy định của pháp luật xem có bị ràng buộc bởi các quy tắc thủ tục hay không? Nếu họ muốn bị ràng buộc, họ được chọn các quy tắc áp dụng.
Các bên được lựa chọn địa điểm và thời gian cho công tác trọng tài
Các bên được lựa chọn một hoặc các trọng tài không liên quan đến địa điểm, thời gian và các quy tắc thủ tục của công tác trọng tài. Tuy nhiên trong trường hợp trọng tài quy chế (hay trọng tài thường trực), việc chọn trọng tài được hạn chế trong danh sách trọng tài đã được tổ chức trọng tài thiết kế trước.
Hòa giải : Hòa giải là phương pháp trong đó người hòa giải cố gắng giúp các bên đạt tới giải quyết được tranh chấp, hoặc phát hành một lời khuuyên hoặc một báo cáo chính thức sau quá trình hòa giải. Các quy tắc thủ tục hết sức mềm dẻo hoặc thậm chí không tồn tại.
Hòa giải khác với trọng tài ở chỗ hòa giải không được quyền đưa ra quyết định. Hòa giải đặc biệt hữu ích khi giải quyết tranh chấp giữa các bên có quan hệ thương mại lâu dài hoặc khi tranh chấp nhỏ.
Kiện ra tòa : Kiện ra tòa án là một trong những phương pháp truyền thống để giải quyết tranh chấp. Tòa án sẽ là người xét xử tranh chấp và cưỡng chế thi hành phán quyết của mình theo thủ tục của tòa. Tòa án còn có thể thực hiện cả việc cưỡng chế thi hành phán quyết của nước ngòai.
Trong phương thức tín dụng chứng từ, trong L/C thường không quy định các vấn đề trọng tài hay luật áp dụng mà chỉ dẫn chiếu tới UCP. Do đó các bên sẽ trước hết căn cứ vào UCP đang tham chiếu, kết hợp với một số nguồn luật có thể áp dụng để giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó sử dụng điều khỏan trọng tài trong hợp đồng để chọn phương phương pháp giải quyết tranh chấp phù hợp.
Thông thường để tiết kiệm thời gian và chi phí, các bên đầu tiên nên chọn các phương pháp thương lượng và hòa giải, nếu không giải quyết được mới dùng phương pháp trọng tài và phương pháp đưa ra tòa. Phương pháp thương lượng có ưu điểm là không làm ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa hai bên, chi phí thấp. Trong khi đó phương pháp hòa giải lại đòi hỏi phải có sự tham gia của môt bên thứ ba, làm phát sinh thê chi phí hòa giải.
Theo Luật Thương mại của Việt Nam năm 1997, các bên trước hết phải dung phương pháp thương lượng. Các bên cũng có htể thỏa thuậnchọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung gian hòa giải. Nếu thương lượng hoặc hòa giải mà không đạt kết quả thì tranh chấp thương mại được giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án.
Nếu dung phương pháp trọng tài, có thể chọn Trung tâm trọng tài quốc tế về Thư tín dụng tại Newyork. Như thế sẽ làm tăng chi phí phát sinh và bất lợi về ngôn ngữ (vì phải dung tiếng Anh) với bên Việt Nam. Vì vậy bên Việt Nam nên thỏa thuận chọn Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam làm cơ quan trọng tài.
Cần phải tranh bị thêm kiến thức về hợp đồng ngọai thương
Hợp đồng ngọai thương phải có nội dung đầy đủ, chặt chẽ về khía cạnh kỹ thuật, pháp lý là yêu cầu chung nhất đối với các giao dịch mua bán ngọai thương.
Với quá trình phát triển tòan cầu, kỹ thuật công nghệ thông tin phát triển, tính phức tạp của các giao dịch quốc tế ngày càng tăng. Tính bất thường của các hợp đồng ngày càng khó nhận diện. Vì vậy cần phải liên tục học hỏi và tìm hiểu kinh nghiệm trong việc ký kết hợp đồng ngọai thương.
Một số khuyến cáo cần chú ý và thận trọng trong trường hợp như :
Lãi cao bất thường, không thực tế
Mua bán khác thường ví dụ như mua bán thu tín dụng dự phòng
Giao dịch quá phức tạp
Cố tình đưa những tên tuổi của các tổ chức có uy tín như : FED, Worldbank, IMF, EEC …
Đòi thư cam kết haybảo lãnh của ngân hàng với số tiền lớn
Dẫn chiếu một cách không thích hợp tới ICC
Tóm tắt chương III :
Chương này trình bày những nhận định về tình hình thanh tóan xuất nhập khẩu của một số ngân hàng Việt nam, về họat động thanh tóan xuất nhập khẩu sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Từ đó thấy được xu hướng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh tóan bằng L/C ngày càng phát triển và có tầm quan trọng trong các giao dịch thương mại quốc tế.
Chương III tập trung vào những biện pháp để hạn chế tranh chấp xảy ra khi áp dụng UCP600 chủ yếu là những biện pháp mang tính kỹ thuật. Phải củng cố thêm kiến thức hỗ trợ như kiến thức về hợp đồng ngọai thương, về pháp luật , luật pháp quốc tế. Ngòai ra cũng đưa ra biện pháp lựa chọn các giải quyết nào là tối ưu khi tranh chấp đã xảy ra.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua các phần nghiên cứu tổng quan lý luận cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh trong phương thức tín dụng chứng từ có thể thấy rằng :
Các phát sinh tranh chấp xảy ra tăng dần lên theo sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Ngành ngân hàng, ngành vận tải, ngành bảo hiểm . . . cũng thay đổi theo trong xu thế hội nhập và nền kinh tế tòan cầu hóa. Điều tất yếu không tránh khỏi là các họat động thanh tóan xuất nhập khẩu của Việt nam với các nước ngày càng tăng, dẫn đến kéo theo nhiều rủi ro và tranh chấp phát sinh. Các tranh chấp trong thực hiện hợp đồng mua bán nói chung và trong thanh tóan bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng phát sinh từ nhiều vấn đề phức tạp khác nhau nhưng nguyên nhân từ việc vận dụng UCP trong kiểm tra chứng từ chiếm phần không nhỏ. Việc thay đổi UCP và cho ra đời bản UCP600 cũng không ngòai mục đích nhằm giảm thiểu những vụ tranh chấp phát sinh và làm cho quá trình thương mại hóa tòan cầu trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Tuy nhiên khi sử dụng UCP600 trong phương thức tín dụng chứng từ thì không lọai trừ khả năng sẽ phát sinh những tranh chấp mới. Vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ các điều khỏan của UCP600 để có những biện pháp khắc phục.
Có nhiều biện pháp ngăn ngừa tranh chấp phát sinh trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ nhưng đề tài chủ yếu đề cập tới biện pháp áp dụng UCP600 sao cho đúng . Do việc áp dụng UCP600 mới bắt đầu từ tháng 7/2007 nên pháp ngăn ngừa tranh chấp phát sinh trước mắt mà đề tài nêu ra là phải nghiên cứu kỹ những thay đổi của UCP600 cũng như những điểm cần chú ý khi áp dụng UCP600 để tránh những sai sót xảy ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TONG HOP DE TAI thay sua 2.doc