Đề tài Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cafe Việt Nam sang thị trường EU

Theo số liệu thống kê, trong tháng 12/2007, cả nước xuất khẩu được 125,2 nghìn tấn cà phê với trị giá 215,8 triệu USD, tăng 78,41% về lượng và tăng 77,7% về trị giá so với tháng 11/2007, giảm 31,96% về lượng và giảm 16,36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006. Trong năm 2007, xuất khẩu cà phê vào thị truờng EU đạt trên 878,8 triệu USD, tăng 63% so với năm 2006. Mức tăng này này chủ yếu do giá cà phê trên thế giới tăng mạnh trong năm 2007. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cà phê vào EU dự kiến đạt 820 triệu USD, giảm 6% so với năm 2007, do sản lượng sản xuất trong nước giảm. Như vậy, 2007 là năm đặc biệt thành công đối với ngành cà phê của nước ta với lượng cà phê xuất khẩu đạt 1.209 nghìn tấn với kim ngạch 1,878 triệu USD, tăng 23,32% về lượng và tăng 54,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006 (mức cao kỷ lục cả về lượng và trị giá).

doc48 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cafe Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và chiều sâu. Tiếp theo Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU (ngày 15-12-1992) và sau đó là hiệp định khung được ký giữa Việt Nam và EU (ngày 17-7-1995), mối quan hệ này đã có sự phát triển miới. Thực tế cho thấy Việt Nam và EU đã trở thành những bạn hàng không thể thiếu của nhau, cùng bổ sung cho nhau, hợp tác hai bên cùng có lợi. Sự hợp tác này bao gồm các lĩnh vực từ thương mại đến đầu tư, tài chính tín dụng, khoa học công nghệ, văn hoá - nghệ thuật. Về thương mại, quy mô buôn bán giữa Việt Nam và EU thời kỳ 1990-2000 tăng 12,1 lần. Kể từ năm 1991 đến nay, danh mục mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU có sự phát triển, ngoài những mặt hàng truyền thống như thuỷ sản, nông sản (cà phê, chè, gia vị) đã có các sản phẩm công nghiệp chế biến như: dệt may, giày dép, các sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ, đồ chơi trẻ em, đồ sứ mỹ nghệ, và gần đây đã xuất hiện những mặt hàng như : điện tử, điện máy. EU đã và sẽ luôn luôn là thị trường quan trọng đối với ngoại thương của Việt Nam. Trong quan hệ thương mại song phương, Việt Nam tiếp tục xuất siêu; về nhập khẩu, khoảng 90% hàng nhập khẩu của Việt Nam từ EU là sắt, thép, phân bón và sản phẩm dầu mỏ. Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU qua các năm Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 3.198 3.919 4.939 5.480 7.045 9.028 So với năm trước 3,88 22,56 26,02 10,96 28,54 28,16 (Nguồn:Thông tin thương mại) Để thúc đẩy quan hệ thương mại song phương, Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN). EU đã cam kết dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), đồng thời EU đã gia hạn và điều chỉnh tăng hạn ngạch nhập hàng dệt - may Việt Nam, công nhận hơn 30 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh cuả EU. Một số doanh nghiệp và nhiều hàng hoá Việt Nam đã được chấp nhận và từng bước có chỗ đứng ổn định tại thị trường EU. Nếu xét về cơ cấu các nước thuộc EU có quan hệ thương mại với Việt Nam, đứng đầu là CHLB Đức chiếm tỷ trọng 28,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU: Tiếp đến là cộng hoà Pháp chiếm 20,7%, Anh 12,7%, I-ta-li-a 9,6%, Bỉ, Luých-xăm-bua 8,1%, Hà Lan 7,6%, Tây Ban Nha 4,2%, Thuỵ Điển 2,8%, Đan Mạch 2,2%, áo 1,4%, Phần Lan 0,9%, Hy Lạp và Bồ Đào Nha đều là 0,4%. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của EU vào Việt Nam; tính đến hết năm 2002 các nước thành viên EU đã có 285 dự án FDI đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 7 tỷ USD (trong đó Pháp 2,58 tỷ USD, Anh 1,8 tỷ, Hà lan 1,17 tỷ USD)....Các dự án FDI của EU đã góp phần quan trọng vào việc bổ sung nguồn vốn, mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp thu công nghệ tiên tiến,. Tuy nhiên, nguồn vốn FDI của EU vào Việt Nam mấy năm gần đây đang có chiều hướng suy giảm. Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp châu âu đầu tư vào Việt Nam, tháng 10-2003, EU đã tổ chức diễn đàn đầu tư EU-ASIA tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, trên các trang thông tin của EU, các doanh nghiệp EU và Việt Nam có thể tìm chọn lựa đối tác với các dự án cụ thể. Một số dự án có thể đước cộng đồng châu Âu chọn để tài trợ cho từng khâu; làm luận chứng khả thi, đào tạo và huấn luyện, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật.... EU đang có các chương trình, dự án đối với Việt Nam trong các lĩnh vực; hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật, phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, y tế , cải cách hệ thống ngân hàng, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật trong việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chỉ tính riêng năm 2002 tổng số vốn của dự án, chương trình của EU tiến hành ở Việt Nam vào khoảng 311 triệu euro, tăng 4% so với năm 2001. Mặc dù quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - EU đang phát triển nhanh, nhưng hiện nay còn gặp khó khăn và chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của hai bên. Giá trị thương mại Việt Nam - EU mới chiếm 0,12% tổng kim ngạch ngoại thương của EU và chiếm 13,84% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Nhìn chung, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU còn hạn chế về chủng loại, tập trung vào một số ít mặt hàng như dệt may, giày dép, thuỷ sản. Chất lượng hàng hoá chưa cao, mẫu mã đơn sơ...So với các nước đang phát triển khác ở châu á, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào EU có lợi thế do đang được hưởng chế độ GSP, song khả năng cạnh tranh lại kém so với các nước châu Phi, Thái Bình Dương và Ca-ri-bê, cũng như của một số nước Đông Âu, một phần do các nước này được hưởng các ưu đãi thương mại riêng theo Công ước Lô-mê hoặc theo các hiệp định liên kết. Về chủ quan, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm thương trường, thiếu hiểu biết về luật lệ, văn hoá kinh doanh của thị trường EU; việc tiếp thị nắm thông tin về kinh tế thị trường EU còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn làm ăn theo kiểu sản xuất nhỏ, manh mún, chưa phù hợp truyền thống và tập quán kinh doanh châu Âu, ngay cả việc khai thác các thế mạnh để tìm thế chủ động, trong việc chinh phục, chiếm lĩnh thị trường EU. Mặt khác, theo đánh giá của các chuyên gia EU, mặc dù Việt Nam đã có chính sách hội nhập kinh tế quốc tế tầm chiến lược, nhưng một số chính sách ngắn hạn thương xuyên thay đổi, nhiều khi không nhất quán thiếu ổn định, ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của môi trường đầu tư (chính sách thuế, quy định về tỷ lệ nội địa hoá liên quan xuất khẩu....), cho nên chưa tạo cho bạn hàng EU lòng tin yên tâm làm ăn lâu dài với doanh nghiệp Việt Nam. Triển vọng từ nay đến hết năm 2004, xuất khẩu của Việt nam sang EU vẫn có chiều hướng tốt do đây là khu vực kinh tế ổn định, ít biến động và EU vẫn đang dành cho Việt Nam chế độ GSP (chỉ có hàng dệt may là quản lý bằng hạn ngạch. Tuy nhiên, sau đó hàng hoá Việt Nam sẽ phải cạnh tranh hết sức gay gắt với hàng hoá của các nước khác, nhất là Trung Quốc,. Một số mặt hàng truyền thống như dệt may, thuỷ sản, gạo, đường... sẽ gặp khó khăn do quy định của EU. Về tổng thể, việc phát triển thị trường xuất khẩu nước ta vào EU sẽ ngày càng khó khăn hơn nếu ta chưa gia nhập FTA. Các bộ, ngành và doanh nghiệp cần có kế hoạch tích cực chuẩn bị để tranh thủ những điều kiện thuận lợi và khắc phục những khó khăn, thách thức mới về thương mại, đầu tư khi EU mở rộng, kết nạp thêm mười thành viên mới vào ngày 1-5-2004. -EU có một hệ thống thuế quan , chính sách nhập khẩu thống nhất đối với hàng hóa từ ngoài khối. Liên minh châu Âu đang cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế và luật pháp cho phù hợp với tình hình mới. Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo, đường, chuối, sắn lát.v.v...Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được thực hiện nghiêm ngặt. Bên cạnh cam kết với các nước thành viên WTO, EU ký nhiều hiệp định thương mại và các hiệp định ưu đãi khu vực và song phương và dành chế độ MFN toàn phần cho sản phẩm nhập khẩu từ Ôxtrâylia, Canađa, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Dilân, Singapo, Hoa Kỳ và các hiệp định ngành hàng song phương khác. Bên cạnh các cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO về nông nghiệp, EU duy trì hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số sản phẩm, giảm dần trị giá và số lượng các sản phẩm được trợ cấp xuất khẩu. Trong một số lĩnh vực dịch vụ, EU đã có cam kết cụ thể thực hiện theo lịch trình chung của GATs, kể cả lĩnh vực viễn thông cơ bản, tài chính và dịch vụ nghe nhìn. EU áp dụng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho 143 quốc gia và 36 vùng lãnh thổ, trong đó các nước chậm phát triển nhất được ưu đãi nhiều hơn theo sáng kiến “Mọi sản phẩm trừ vũ khí- EBA”. EU áp dụng nhiều biện pháp tác động trực tiếp đến nhập khẩu vào lãnh thổ mình như thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thuế quan, thuế gián tiếp, giấy phép, biện pháp tự vệ, quy tắc và tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, chống bán phá giá... Tất cả các nước thành viên EU phải áp dụng chính sách ngoại thương chung đối với ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu là người đại diện duy nhất cho Liên minh trong đàm phán, ký các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. Chính sách ngoại thương của EU gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định được xây dựng dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá dưới hình thức đẩy mạnh tự do hoá thương mại (giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu và tiến tới xoá bỏ hạn ngạch, GSP). Hiện nay, 25 nước thành viên EU áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Đối với hàng nhập khẩu, mức thuế trung bình đánh vào hàng nông sản là 18%, hàng công nghiệp là 2%. -Người dân EU cũng có các sở thích thị hiếu tiêu dùng phong phú, Về sở thích, thị hiếu nói chung thì người Tây Âu rất thích các hàng hóa chất lượng cao và có xu hướng thích mua những đồ mà họ có thể tự lắp ráp. Nhìn vào đồ gỗ xuất khẩu của VN, chúng ta có thể thấy, hầu hết đồ gỗ đã được đóng sẵn, Chính vì vậy, mặt hàng này không những không được người tiêu dùng Tây Âu ưa chuộng, mà việc vận chuyển khi xuất khẩu cũng rất khó khăn. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng một số đồ dùng chỉ qua một lần rồi vứt bỏ cũng là một điểm đáng lưu ý. Sản xuất hàng hóa kiểu ‘‘ăn chắc, mặc bền’‘ như chúng ta vẫn làm ngày càng trở nên không thực tế. Ngay cả VN cũng thế thôi, trong những tình huống khẩn cấp như bùng bổ dịch SARS, dịch cúm gà thì loại quần áo, trang thiết bị bảo hộ chỉ dùng một lần càng tỏ ra cần thiết. Trong khi tự mình có thể sản xuất được, song vì không ‘‘thức thời’‘, nên chúng ta đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để nhập khẩu loại hàng đó về. Hiện nay, do hệ quả của lối sống công nghiệp, hiện đại, cuộc sống của người Tây Âu ngày càng được tổ chức gọn nhẹ, dễ mang. Ví dụ những bao gạo nặng tới 15-20 kg mà VN xuất khẩu sang EU đã không được ưa chuộng. Trong khi đó, Thái Lan đã rất nhạy bén khi xuất các bao gạo chỉ nặng có 1kg. Là một thị trường phát triển ,có thu nhập cao, một điều người tiêu dùng EU cũng rất quan tâm là chất lượng, độ an toàn của sản phẩm, đặc biệt với các sản phẩm đồ ăn thức uống tiêu dùng như cafe. Do đó cafe chúng ta nhập khẩu vào EU cần chú ý các yếu tố trên nhằm thỏa mãn các yêu cầu, thị hiếu của thị trường này. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAFE CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 2.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu cafe Việt Nam thời gian qua. Trong thời gian qua, việc xuất khẩu cafe của nước ta đã có những khởi sắc. -Về tình hình xuất khẩu: Bảng 7.Sản lượng và sản lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu trong niên vụ 2006/2007 Quốc gia Chủng loại Đơn vị tính Sản lượng (1) Xuất khẩu (2) (1) – (2) 06/07 So 05/06 (%) 06/07 So 05/06 (%) Toàn cầu A/R Triệu bao 121,65 10,54 96,74 9,7 24,91 Arabica Triệu bao 78,63 15,96 63,23 7,3 15,40 Robusta Triệu bao 43,02 1,82 33,51 14,4 9,51 Brazil A/R Nghìn bao 52.512 29,04 28.718 12,63 23.794 Vietnam R Nghìn bao 15.500 14,01 18.154 37,34 -2.654 Colombia A Nghìn bao 12.200 -1,04 11.177 4,04 1.023 Indonesia R/A Nghìn bao 6.770 -21,82 4.121 -28,26 2.649 Guatemala A Nghìn bao 3.817 3,85 3.747 11,92 70 Honduras A Nghìn bao 2.700 -15,74 3.215 9,80 -515 India A/R Nghìn bao 4.750 2,87 3.071 -14,26 1.679 Ethiopia A Nghìn bao 5.350 16,24 2.933 8,54 2.417 Mexico A Nghìn bao 4.200 5,01 2.893 15,38 1.307 Uganda R/A Nghìn bao 2.350 8,86 2.704 35,08 -354 Bờ Biển Ngà R Nghìn bao 2.482 3,60 2.478 19,17 4 (Nguồn: Thông tin thương mại) Chúng ta đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu cafe lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil.Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong năm 2007 của nước ta với kim ngạch đạt gần 2 tỷ USD, nhưng bên cạnh đó, sản xuất cà phê của Việt Nam vẫn ở trong quy mô nhỏ lẻ, các doanh nghiệp chưa chú trọng đến kỹ thuật mà chỉ quan tâm tới khâu chế biến và tiêu thụ. Hiện nay nước ta có gần 490 nghìn hécta đất trồng cà phê (trong đó Tây Nguyên chiếm tới 90% diện tích đất trồng với 439 nghìn hécta) với năng suất gần 1,7 tấn/ha, sản lượng bình quân mỗi năm gần 1 triệu tấn. Sản phẩm chủ yếu là cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay và cà phê hoà tan. Cà phê xuất khẩu chiếm tới 90% cà phê của cả nước. Với lợi thế về khí hậu, chất lượng giống và chi phí vận chuyển, song có đến 95% sản lượng cà phê là sản xuất ở quy mô nhỏ, trên 80% số nông trại có diện tích dưới 2 hécta, hộ lớn nhất cũng chỉ đạt 5 hécta và hộ thấp nhất chỉ là 2 -3 sào/hộ, đó là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trang chất lượng cà phê không đồng đều khiến cho giá xuất khẩu cà phê của nước ta thấp hơn 10% so với giá các sản phẩm cùng loại trên thế giới.Theo số liệu thống kê, trong tháng 12 năm 2007, cả nước xuất khẩu được 125,2 nghìn tấn cà phê với trị giá đạt 215,8 triệu USD, tăng 78,41% về lượng và tăng 77,7% về trị giá so với tháng 11 năm 2007 và giảm 31,96%; giảm 31,96% về lượng và giảm 16,36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006.Như vậy, năm 2007 là năm đặc biệt thành công đối với ngành cà phê của nước ta với lượng cà phê xuất khẩu đạt 1.209 nghìn tấn và kim ngạch đạt 1,88 tỷ USD, tăng 23,32% về lượng và tăng 54,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006 (mức kỷ lục về lượng và trị giá). Theo dự báo của Bộ Công Thương, xuất khẩu cà phê của nước ta trong năm 2008 ước đạt 1.100 nghìn tấn, giảm 10% so với năm 2007. Lượng cà phê xuất khẩu giảm do lượng cà phê của nước ta được dự báo sẽ giảm trong niên vụ này. Bảng 8:Diến biến lượng xuất khẩu cà phê qua các tháng (ĐVT: Tấn) (Nguồn: Thông tin thương mại) Bảng 9. Dự báo xuất khẩu cafe Việt Nam 2000 2005 2010 Lượng (1000 tấn) 733 700 -780 780 - 860 Trị giá (Tr.USD) 501 890 – 950 1420 – 1.570 (Nguồn:chiến lược xuất khẩu cafe thời kỳ 2001-2010) -Về giá cafe xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với diễn biến trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta xuất khẩu của nước ta tiếp tục đứng ở mức cao. Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại II dao động trong khoảng 1.870 – 1.940 USD/tấn. Đơn giá xuất khẩu cà phê trung bình trong tháng 12/2007 đạt 1.730 USD/tấn, tăng 21,57% so với cùng kỳ năm 2006. Trong năm 2007, giá cà phê xuất khẩu trung bình của nước ta đạt 1.553 USD/tấn, tăng 25,12% so với năm 2006; tăng 88,37% so với năm 2005 và tăng 265% so với năm 2001. Trong năm 2007, đơn giá xuất khẩu của nước ta đầy biến động, trong tháng 8/07 đơn giá cà phê xuất khẩu tăng cao kỷ lục, đạt 1.883 USD/tấn. Sau khi đạt giá xuất khẩu đỉnh điểm trong tháng 8, đến tháng 9/07 đơn giá xuất khẩu giảm dần và đến tháng 12 đơn giá xuất khẩu dừng ở mức 1.730 USD/tấn Bên cạnh đó, sau khi vượt ngưỡng 30.000 đồng/kg vào trung tuần tháng 01/2008, vào cuối tháng giá thu mua cà phê nhân trong nước tiếp tục tăng từ 600 – 1.100 đồng/kg lên mức 31.100 – 31.300 đồng/kg, tăng gần 45% so với cùng kỳ năm 2007. Bảng 10:Lượng và giá cà phê xuất khẩu trung bình từ T12/06 đến T12/07 (Nguồn: Tin thương mại) Bảng 11.Lượng và giá cà phê xuất khẩu trung bình từ 2001 đến 2007 (Nguồn: Tin thương mại) -Về thị trường xuất khẩu. Trong năm 2007, cà phê của nước ta được xuất sang 143 thị trường trên thế giới, tăng 68% so với 86 thị trường năm 2006. Trong đó, Đức tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất, đạt 177 nghìn tấn, tăng 17,59% so với năm 2006. Bên cạnh đó, lượng cà phê xuất sang một số thị trường chủ lực như Italia, Thuỵ Sĩ, Bỉ và Indonesia tăng rất mạnh, lần lượt tăng tới 70,14%; 88,38%; 32,27%; 104,81% và tăng 844,3% so với năm 2006. Tính riêng trong tháng 12/07, lượng xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ đạt cao nhất với 20 nghìn tấn, kim ngạch đạt 35 triệu USD, so với tháng 11/07 tăng 109% về lượng và 106% về kim ngạch. Nhìn chung lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường đều tăng so với năm 2006, tuy nhiên cũng có một số thị trường giảm khá mạnh về lượng nhập. Cụ thể, Ấn Độ giảm 71% về lượng và 66% về kim ngạch so với năm 2006; CH Séc giảm lần lượt 61% và 49%; Đài loan là một trong những thị trường xuất khẩu cà phê chính của nước ta những cũng giảm khá mạnh về lượng nhập trong năm 2007, giảm 60% về lượng và 17% về kim ngạch. Bảng 12.Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 12 và cả năm 2007 (Đvt: Tấn/1000 USD) TT T12/07 So T11/07 (%) So T12/06 (%) 12T/07 So 12T/06 (%) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Đức 19.926 34.415 51,69 48,73 -25,26 -10,55 177.162 278.454 17,59 44,52 Mỹ 20.081 34.961 109,22 106,12 -31,93 -15,89 135.044 212.756 3,17 27,84 Tây Ban Nha 8.003 14.164 8,04 10,97 -15,09 10,34 95.171 150.062 26,16 66,58 Italia 9.492 16.332 80,43 77,91 -0,09 19,26 90.871 143.724 70,14 115,91 Thụy Sĩ 7.700 12.904 276,54 290,67 -54,22 -45,91 80.311 115.707 88,38 108,86 Nhật Bản 4.308 7.611 198,75 201,44 -4,73 14,97 46.604 76.407 32,27 70,09 Bỉ 7.556 12.763 82,21 83,30 178,62 238,89 45.205 71.945 104,81 155,35 Inđônêxia 558 1.045 172,20 321,29 -76,37 -67,97 41.332 60.593 844,30 934,98 Hà Lan 2.929 5.162 29,68 34,35 -0,83 29,65 32.396 51.226 19,73 57,85 Anh 3.489 6.006 866,48 889,47 -69,90 -62,17 32.131 47.757 -22,99 -7,37 Pháp 3.635 6.145 33,79 64,43 19,61 47,13 31.740 49.040 44,26 84,78 Hàn Quốc 2.865 4.820 4,98 2,77 17,80 43,38 29.430 45.674 -8,74 18,57 Malaixia 2.445 4.153 25,26 23,70 19,56 44,85 21.744 34.635 35,12 69,92 Philippine 1.517 2.745 -0,59 -4,13 -8,39 16,29 19.274 31.048 73,84 120,24 Ba Lan 1.361 2.364 192,58 179,10 -50,83 -38,79 18.633 28.923 4,74 35,18 Nga 2.466 4.309 49,36 60,38 17,54 46,53 17.763 27.465 68,34 116,69 Trung Quốc 1.713 2.954 49,88 53,03 4,14 28,89 16.015 24.915 18,20 56,93 Ôxtrâylia 875 1.538 159,64 148,80 -50,51 -38,01 12.288 18.620 29,39 53,46 Singapore 4.575 7.873 1.149 1.141 372,58 541,37 11.155 17.216 25,43 63,87 Nam Phi 1.194 1.972 215,87 238,80 12,75 35,46 8.324 12.563 1,27 25,89 Bungary 588 986 -30,33 -32,46 6.423 10.080 Slôvenhia 737 1.295 80,53 74,52 113,50 160,87 5.233 8.410 37,66 81,23 Bồ Đào Nha 251 440 167,02 166,92 -67,36 -60,73 4.871 7.907 21,38 52,82 Hy Lạp 436 744 144,94 138,57 122,45 154,40 4.004 6.392 25,40 60,85 Canađa 38 65 100,00 75,67 -90,82 -88,89 3.914 6.054 -36,88 -16,51 Đan Mạch 167 277 14,38 18,26 -34,25 -22,86 2.298 3.538 9,69 40,12 Niuzilân 516 877 183,52 172,42 348,70 450,12 2.119 3.373 309,07 432,64 ấn độ 0 0 -100,00 -100,00 2.073 2.619 -70,77 -66,16 Thụy Điển 399 676 140,36 129,20 16,33 36,79 1.762 2.860 -34,35 -13,59 (Nguồn: Tin thương mại) Qua bảng trên ta nhận thấy các nước thuộc liên minh EU vẫn đang là các thị trường lớn, quan trọng của Việt Nam, có thể kể ra như : Đức, Italia, Tây ban nha,Bỉ ,Ba lan , Phápbên cạnh đó chúng ta đang mở rộng, tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng khác. Việt Nam đang mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê sang một số thị trường khác như vùng Trung Cận Đông, châu Phi, một số nước ASEAN và vùng Trung Mỹ. 2.2 Tình hình xuất khẩu cafe của nước ta sang EU thời gian gần đây. -Về kim ngạch. Với mặt hàng cà phê, hiện EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cà phê, chiếm tỷ trọng khoảng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta. Trong năm 2007, xuất khẩu cà phê vào thị truờng này đạt trên 878,8 triệu USD, tăng 63% so với năm 2006. Mức tăng này này chủ yếu do giá cà phê trên thế giới tăng mạnh trong năm 2007. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cà phê vào EU dự kiến đạt 820 triệu USD, giảm 6% so với năm 2007, do lượng xuất giảm. Tuy nhiên cafe vẫn là một trong các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của nước ta. Trong 2 tháng đầu năm 2008, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm khá mạnh. Đức tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta, đạt 31,78 nghìn tấn. Bảng 13.Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU trong năm 2007 Mặt hàng Tháng 12/2007 (nghìn USD) So tháng 12/06(%) Năm 2007 (nghìn USD) So năm 2006 (%) Tổng 941.401 -4,96 9.028.338 28,16 Giày dép các loại 238.839 16,54 2.176.308 11,45 Hàng dệt may 147.455 8,34 1.487.636 20,14 Hàng hải sản 120.459 102,82 911.479 40,69 Cà phê 104.005 3,93 878.873 63,18 Gỗ, sản phẩm gỗ 129.812 135,36 621.197 27,85 Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện 37.654 50,03 415.195 50,96 Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 25.760 21,98 247.161 20,55 Sản phẩm chất dẻo 209.258 1.672,17 185.024 77,15 Hạt điều 12.444 71,17 164.527 56,08 Cao su 15.305 -66,44 147.566 -4,12 Sản phẩm mây, tre, cói, thảm 58.407 499,66 119.303 27,28 Sản phẩm gốm sứ 16.084 5,29 116.707 19,12 Sản phẩm đá quý, kim loại quý 5.956 -3,25 88.290 -2,35 Hạt tiêu 6.039 28,08 85.586 37,52 Than đá 0 - 40.633 112,78 Hàng rau quả 4.458 75,30 39.062 49,61 Đồ chơi trẻ em 4.097 90,12 29.203 -7,56 Xe đạp và phụ tùng 2.204 14,61 21.041 -59,54 Mỳ ăn liền 23.400 1.182,19 17.564 27,24 Chè 1.165 -18,53 11.630 7,02 Dây điện và dây cáp điện 859 87,96 9.272 174,48 Thiếc 260 -64,96 5.601 100,47 Gạo 281 307,25 4.894 106,76 Quế 0 - 303 32,89 (Nguồn: Tin thương mại) - Về thị trường :Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn ổn định và đang phát triển. Trong năm 2007, cà phê của nước ta được xuất sang 143 thị trường trên thế giới, tăng 68% so với 86 thị trường năm 2006. Trong đó, Đức tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất, đạt 177 nghìn tấn, tăng 17,59% so với năm 2006. Bên cạnh đó, lượng cà phê xuất sang một số thị trường chủ lực như Italia, Thuỵ Sĩ, Bỉ và Indonesia tăng rất mạnh, lần lượt tăng tới 70,14%; 88,38%; 32,27%; 104,81% và tăng 844,3% so với năm 2006. Hết 2007, Đức tiếp tục giữ vị trí số 1 về nhập khẩu cà phê của Việt Nam với thị phần khoảng 14%. Tiếp theo là các nước như Italia, Tây Ban Nha, Thuỵ Sỹ Bảng 14.Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU tháng 12 và cả năm 2007 (Đvt: Tấn/1000 USD) TT T12/07 So T11/07 (%) So T12/06 (%) 12Tháng/07 So 12 Tháng 06 (%) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Đức 19.926 34.415 51,69 48,73 -25,26 -10,55 177.162 278.454 17,59 44,52 Tây Ban Nha 8.003 14.164 8,04 10,97 -15,09 10,34 95.171 150.062 26,16 66,58 Italia 9.492 16.332 80,43 77,91 -0,09 19,26 90.871 143.724 70,14 115,91 Thụy Sĩ 7.700 12.904 276,54 290,67 -54,22 -45,91 80.311 115.707 88,38 108,86 Bỉ 7.556 12.763 82,21 83,30 178,62 238,89 45.205 71.945 104,81 155,35 Hà Lan 2.929 5.162 29,68 34,35 -0,83 29,65 32.396 51.226 19,73 57,85 Anh 3.489 6.006 866,48 889,47 -69,90 -62,17 32.131 47.757 -22,99 -7,37 Pháp 3.635 6.145 33,79 64,43 19,61 47,13 31.740 49.040 44,26 84,78 Slôvenhia 737 1.295 80,53 74,52 113,50 160,87 5.233 8.410 37,66 81,23 Bồ Đào Nha 251 440 167,02 166,92 -67,36 -60,73 4.871 7.907 21,38 52,82 Hy Lạp 436 744 144,94 138,57 122,45 154,40 4.004 6.392 25,40 60,85 Đan Mạch 167 277 14,38 18,26 -34,25 -22,86 2.298 3.538 9,69 40,12 Thụy Điển 399 676 140,36 129,20 16,33 36,79 1.762 2.860 -34,35 -13,59 Séc 0 0 -100,00 -100,00 -100,00 -100,00 945 1.506 -60,54 -49,36 (Nguồn: Tin thương mại) 2.3 Một số nhận xét, đánh giá về tình hình xuất khẩu cafe của Việt Nam sang thị trường EU. 2.3.1Về các kết quả đạt được: Trải qua một thời gian gây dựng và phát triển, cây cafe hiện nay đang ngày càng phát triển ở Việt Nam, cafe đã và đang trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta,mặt hàng này của chúng ta đã có mặt tại trên 143 thị trường trên thế giới, mở rộng tầm ảnh hưởng của cây cafe Việt Nam,đối với thị trường EU, một thi trường quan trọng của nước ta, hiện nay, cây cafe đang dần chứng tỏ vị trí của mình là một mặt hàng đầy tiềm năng cho xuất khẩu vào thị trường này, kim ngạch và thị trường của cafe Viêt Nam trong EU đang ngày càng gia tăng. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu cafe vào EU đã đạt khoảng 878.873 triệu USD,đây thật sự là bước phát triển to lớn của cafe Việt Nam.EU giờ đã trở thành thị trường xuất khẩu cafe lớn nhất của nước ta, đây là tín hiệu tốt ,là tiền đề cho sự phát triển thương mại nói chung và cho việc xuất khẩu nói riêng của nước ta với thị trường EU,nhiều diện tích cafe sẽ được gieo trồng, tạo nhiều công ăn việc làm cho nhân dân địa phương và khu vực xung quanh tạo nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế địa phương tạo sự ổn định và phát triển cho xã hội và đất nước ta. Tạo ra lợi ích cho cả Việt Nam và EU. 2.3.2 Về hạn chế còn tồn tại. - Cây cafe của nước ta hiện nay được trồng còn thiếu tính quy hoạch, mang nhiều tính tự phát, chưa có định hướng cụ thể ,lâu dài cho nông dân trồng trọt, điều này góp phần tạo nên sự không ổn định trong việc trồng cafe, khi giá cao có hiện tượng đổ xô đi trồng cafe, khi rớt giá lại có hiện tượng chặt bỏ hàng loạt, điều này làm nguồn cung cafe của Việt Nam không ổn định, tạo khó khăn cho cả doanh nghiệp và cả người trồng, đặc biệt khi có các đơn hàng lớn từ thị trường EU. - Thị trường EU là một thị truờng đòi hỏi rất cao về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm.Nông dân ta hiện nay còn thiếu các kỹ thuật trồng trọt, các kỹ thuật chế biến,máy móc phần lớn còn cũ kĩ,lạc hậu, điều này ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cafe Việt Nam, gây khó khăn cho việc xuất khẩu tới các thị trường yêu cầu cao, khó tính như thị trường EU, ngoài ra sản phẩm cafe của nước ta chưa có tính đa dạng, các doanh nghiệp vẫn chưa chú ý đúng mức tới mẫu mã sản phẩm, tạo hiệu ứng kích thích tiêu dùng với khách hàng thị trường EU. -Chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp, phần lớn còn manh mún, ai biết người ấy, chưa có các hoạt động đầu tư tìm hiểu thị trường,xúc tiến thương mại hợp lý và hiệu quả và còn thiếu đội ngũ nhân lực có chất lượng cao.Đây là điểm yếu lớn của cafe Việt Nam khi xâm nhập thị trường EU. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAFE SANG THỊ TRƯỜNG EU. 3.1 Định hướng xuất khẩu cafe nước ta thời gian tới. Việt Nam chúng ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO và đang ngày một hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.Nhiều thị trường trên thế giới đã và đang mở ra với hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có thị trường EU.Nhiều hiệp định về thương mại giữa Việt Nam và EU đã được ký kết,mở đường cho quan hệ thương mại giữa hai bên phát triển mạnh mẽ. Đây là cơ hội để Việt Nam chúng ta đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu các mặt hàng lợi thế của mình như các mặt hàng nông sản mà cụ thể ở đây là mặt hàng cafe.Định hướng xuất khẩu cafe Việt Nam sang thị trường EU cũng nằm trong định hướng cho việc xuất khẩu cafe đến năm 2010 và nằm trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010. - Hiện nay Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cafe lớn vào EU,tuy nhiên chủ yếu chúng ta vẫn xuất khẩu cafe thô, sơ chế và chủ yếu là loại cafe robusta với giá bán thấp.Vì vậy Việt Nam cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đảm bảo các diện tích cafe vối điều cho hiệu quả cao nhất với năng suất cao,giá thành hạ và tăng sản lượng cafe chè ở mức cao hợp lý, phấn đấu có một cơ cấu sản lượng cafe vối,chè là 4:1 Ngành cafe Việt Nam cần chủ trương đổi mới phương hướng sản xuất cafe theo hai hướng: Giảm bớt diện tích cafe Robusta,chuyển các diện tích kém phát triển,không có hiệu quả sang trồng các loại cây lâu năm khác như cao su,hạt tiêu,cây ăn quả, Mở rộng diện tích cafe Arabica ở những nơi có điều kiện đất đai,khí hậu thích hợp. -Thị trường EU đầy tiềm năng song cũng không ít thách thức, cafe của Việt Nam luôn phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của các nước khác,việc hạ thấp giá thành sản xuất sẽ giúp cafe Việt Nam tăng sức cạnh tranh trên thị trường.Các việc cần làm nhằm giảm giá thành là chúng ta cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để có năng suất cao với mức đầu tư hợp lý.Giảm lượng sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, tận dụng các nguồn hữu cơ và các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp(IPM). Mặc dù chi phí cho nhân công của ngành cafe của Việt Nam là tương đối thấp so với các nước khác vì GDP trên đầu người thấp và sản lượng cafe của nước ta khá cao nhưng giá thành cafe của Việt Nam còn ở mức cao,chưa có lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả,nguyên nhân chủ yếu là do nông dân với mong muốn đạt năng suất cao nhất đã tăng đầu tư phân bón, nước tưới quá cao làm giảm hiệu quả đầu tư và đội giá thành sản xuất. Việc cần làm hiện tại là cần đầu tư nghiên cứu ,cách đầu tư có hiệu quả cao nhất, khuyến cáo các nhà sản xuất tăng cường sử dụng nhiều hơn các loại phân hữu cơ trong trồng trọt.Đây cũng là một xu hướng tiến bộ trong trồng trọt. Ngoài ra cần đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến cafe,nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.Xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn cho sản phẩm cafe xuất khẩu. Vào 7/2001 Tổ chức cafe quốc tế cùng với hiệp hội các nước sản xuất cafe đã soạn thảo một bản báo cáo đề nghị một chương trình hành động trong hệ thống toàn cầu nhằm nâng cao chất lượng cafe,báo cáo này được công bố vào 18/7/2001, sau đó vào 9/2001 ICO lại đưa ra một văn bản về chương trình cải tiến chất lượng cafe,chương trình này đề cập đến một số nội dung sau:giá cafe xuống thấp,thu nhập của những người sản xuất cafe giảm từ 13 tỷ năm 1997 xuống còn 8 tỷ năm 2000 và năm 2001 còn thấp hơn trong khi ở các nước tiêu thụ thu nhập đã quá 55 tỷ usd,giá uống một tách cafe cao hơn giá trị thu nhập một ngày công lao động nhiều nông nhân,chương trình cải tiến chất lượng cafe loại bỏ cafe chất lượng xấu không để xuất khẩu.Người tiêu dùng sẽ có cafe chất lượng cao hơn và người sản xuất sẽ có lợi nhận lớn hơn từ thị trường lành mạnh hơn, giảm được lượng cung cấp dư thừa. Trong những năm gần đây, công nghiếp sơ chế của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, nhiều trang bị mới tốt hơn đã được sử dụng trong chế biến,tuy nhiên với cafe Arabica thì chế biến ướt vẫn là việc có nhiều khó khăn,đặc biệt là khâu lột vỏ quả,làm sạch,nhiều nơi khó khăn vì lượng nước sạch dùng cho chế biến quá lớn, nó gây ra khó khăn về xử lý nước thải để tránh gây ô nhiễm môi trường. Việc chuẩn bị thực hiện dự án nâng cao chất lượng cafe thông qua việc ngăn ngừa sự hình thành nấm mốc cũng có vị trí quan trọng trong việc cải tiến chất lượng cafe Việt Nam.Đồng thời việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn chất lượng cấp nhà nước về cafe cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm,nó là một cơ sở đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng cafe Việt Nam.Tất cả tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu cafe vào EU. -Thị trường EU rất khó tính, cafe Việt Nam hiện nay còn sơ sài về chủng loại, chúng ta cần đa dạng hóa sản phẩm cafe để tạo điều kiện xâm nhập thị trường EU.Nhằm khắc phục tình trạng đơn điệu chỉ có một loại cafe vối nhân sống, chúng ta cần đưa ra thị trường nhiều loại cafe như cafe rang xay, cafe hòa tan,tổ chức sản xuất và cung cấp cho khách hàng các loại cafe hữu cơ, cafe đặc biệt,mở rộng sản xuất cafe có giá trị gia tăng. -Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cafe ở nước ngoài,khuyến khích tiêu dùng cafe trong nước. Hiện nay cafe của nước ta đã được xuất khẩu rộng rãi trên thế giới. Đây là một thành tựu lớn đối với ngành cafe của Việt Nam. Trong giai đoạn tới, cụ thể là giai đoạn 2007 – 2010 chúng ta sẽ tập trung khai thác vào các thị trường như Mỹ,EU, Nhật bản, Trung quốc, Canada, Ngađây là các thị trường quan trọng đối với cafe của Việt Nam. EU: thị trường này những năm gần đây đạt khoảng 5,7 tỷ usd/năm, vào năm 2005, xuất khẩu của Việt Nam vào EU thực tế mới chỉ chiếm 5,6% kim ngạch nhập khẩu vào thị trường này,chúng ta phấn đấu đến năm 2010 nâng tỷ lệ này lên 13%(tương đương 750 triệu usd). -Phát triển ngành cafe một cách bền vững: cafe là một nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu nông dân trên thế giới,trong đó có Việt Nam, hơn nữa cafe hiện nay đang trở thành thức uống phổ biến trên thế giới,do đó việc tiếp tục sản xuất cafe và phát triển cafe một cách bền vững là rất cần thiết.Trong đó việc duy trì và phát triển các thị trường lớn, quan trọng như EU là điều rất cần thiết được chú trọng. Giá cafe hiện nay vẫn chưa thực sự ổn định,những lúc giá cafe xuống thấp làm cho đời sống nhân dân lao đao, gặp khó khăn, điều đó đòi hỏi thực hiện đúng theo chủ trương, chính sách của nhà nước,chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đảm bảo cả về chất lượng và số lượng,ít sử dụng hóa chất, tăng sử dụng các biện pháp hữu cơ, hạ giá thành sản xuất, đảm bảo sản xuất bền vững. 3.2 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cafe Việt Nam sang thị trường EU. 3.2.1 Các giải pháp từ phía nhà nước. 3.2.1.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch các vùng trồng cafe,các cơ sở chế biến và cơ cấu cây trồng. Nhiều năm nay ở Việt Nam có hiện tượng lúc giá cafe tăng cao thì đã xuất hiện tình trạng chặt hết tiêu, điều và một số diện tích cây nông nghiệp lâu năm khác để trồng cafe. Điều này đã xảy ra một lần năm 1994 đến năm 1998 và gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi diện tích cây cafe tăng lên có nghĩa là trong tương lai, nguồn cung cafe sẽ tăng mạnh, mất cân bằng cung – cầu gây giảm giá. Bên cạnh đó, diện tích tăng lên một phần nào đó đồng nghĩa với việc số lượng người dân phục thuộc vào cây cafe nhiều hơn, lúc có nguy cơ thì nó ảnh hưởng tới nhiều người hơn. Bên cạnh đó, diện tích cafe tăng thêm từ diện tích trồng tiêu, điều rất nhiều, cứ theo chu kỳ của các loại nông sản này, cái nào lên thì nông dân chặt những cây còn lại. Nhớ một điều đơn giản, những cây nông nghiệp trên là những loại cây lâu năm, từ lúc trồng đến đợt thu hoạch đâu cũng vài năm (với cafe là 4 năm). Lúc thu hoạch, giá đã bát đầu giảm, lượng diện tích mới trồng lúc giá lên sẽ chỉ được hưởng 1-2 và tối đa là 3 năm giá tốt, sau đó thì tới chu kỳ khoảng 5-7 năm giá thấp, thậm chí thấp hơn giá thành. Người dân vốn đã nghèo, không có chi phí để tiếp tục duy trì vườn cây của mình nên đànhphá, chọn một loại cây khác. Vậy, việc quy hoạch và ổn định vùng trồng ở đây rất cần thiết, điều tiến không chỉ diện tích cafe mà các loại cây nông nghiệp dài ngày khác. Tránh việc làm theo phong trào như đã nói ở trên để rồi tự làm hại nhau. Vai trò bộ nông nghiệp và các tỉnh có diện tích cây trồng nông nghiệp lớn trong trường hợp này nên được phát huy kiên quết hơn, ngăn chặn ngay việc nông dân tự ý phát triển hoặc thay thế các loại cây nông nghiệp dài ngày. Vấn đề là ngoài một phần diện tích cây trồng của nhà nước, phần lớn còn lại được sở hữu bởi cá nhân. Vậy làm cách nào để “bắt buộc” mà không vi phạm đến quyền tự do của người dân? Việc này chúng ta có thể học tập nhiều nước phát triển khác, đó là lúc giá cao chúng ta có thể tăng một số loại thuế, lúc giá xuống dùng chính tiền thuế này để hỗ trợ nông dân với cam kết duy trì vườn cây. Với sự hỗ trợ có cam kết này, diện tích vườn cây sẽ không bị thế chổ bởi loại cây trồng khác, giữ ổn định về lượng cung sản phẩm. Các cơ sở chế biến cũng cần được quy họch hợp lý, phu hợp với quy hoạch và quy mô vùng trồng nguyên liệu,cần đảm bảo yếu tố hiệu quả và việc bảo vệ môi trường. 3.2.1.2 Tập trung đầu tư vào công nghệ kỹ thuật chế biến. Phần lớn cafe xuất khẩu của chúng ta sang EU vẫn là sản phẩm thô và sơ chế do đó tuy xuất khẩu nhiều nhưng giá trị xuất khẩu chưa cao. Có điều này là do công nghệ chế biến của nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập, máy móc thiết bị của chúng ta còn cũ kĩ, lạc hậu, tỷ lệ hao phí còn cao mà chất lượng chưa được như mong đợi,trong khi đó ở các thị trường như EU, chất luợng là một trong những yếu tố hàng đầu cần phải được quan tâm,nếu chất lượng cafe của Việt Nam xuất khẩu vào EU thấp thì các doanh nghiệp cafe của nước ta sẽ khó có thể cạnh tranh với các đối thủ từ các nước khác hoặc bị ép giá rất thấp. Nhà nước cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ người trồng cafe, tổ chức trang bị cho họ nhiều hơn các kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch,giúp nâng cao hiệu quả. Tổ chức các đơn vị hướng dẫn tư vấn người trồng cafe.Nhà nước cũng có thể tăng cường các hoạt động cho vay vốn ,tổ chức đào tạo các lớp kỹ thuật, hỗ trợ người trồng về việc nâng cấp máy móc thiết bị hiện đại hơn, đảm bảo chất lượng, chúng ta cũng có thể tận dụng , nâng cấp các cơ sở hiện tại, tăng quy mô và công nghệ, xây dựng các nhà máy gần vùng nguyên liệu và theo như quy hoạch. 3.2.1.3 Nâng cao các hoạt động thanh, kiểm tra, đảm bảo về chất lượng của cafe xuất khẩu. Như đã nói ở trên, chất lượng là một yếu tố rất quan trọng đối với thị trường EU, nó đảm bảo tính cạnh tranh cho cafe Việt Nam , hơn nữa nó còn thể hiện uy tín các sản phẩm của chúng ta. Do đó nhà nước cần hướng dẫn cho người trồng cafe các kỹ thuật từ việc trồng trọt , thu hái, chế biến cafe Như hiện nay nông dân ta hiện nay thu hoạch cafe chủ yếu vẫn dùng tay, quả xanh và quả chín vẫn được để lẫn, khi phơi sấy thì nông dân chủ yếu trải ra, phơi trong sân, rất thủ công và chưa đảm bảo vệ sinh,vì vậy cần có các biện pháp hướn dẫn họ như việc phân loại quả khi thu hoạch, dùng máy sấy thay cho thủ công, sử dụng các bao bì, nơi bảo quản hợp lý đảm bảo vệ sinh ,chất lượng. Yếu tố chất lượng ,an toàn vệ sinh thực phẩm là một yếu tố quan trọng và nhạy cảm do đó nhà nước ta cũng cần phải có biện pháp thực hiện tốt điều này.Cần có các hoạt động phổ biến tuyên truyền cho người trồng cafe biết về các tiêu chuẩn kỹ thật đặt ra, ngoài ra cần tổ chức các cơ quan, đơn vị phụ trách về vấn đề thanh kiểm tra chất lượng , an toàn vệ sinh của sản phẩm cafe trước khi xuất khẩu.Liên kết,phối hợp chặt chẽ các khâu của quá trình trồng trọt thu hoạch, chế biến, của người trồng và người chế biến, xuất khẩu.Từ đó tạo được sản phẩm có chất lượng cao và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. 3.2.1.4 Tổ chức tuyên truyền giới thiệu , cung cấp các thông tin về chính sách, thị trường EU.Tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. EU là thị trường có hệ thống chính sách về việc nhập khẩu chặt chẽ nghiêm ngặt.Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp cafe nếu không có sự hiểu biết về các thông tin này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm ăn với các đối tác phía EU, khó để có thể thâm nhập vào thị trường này.Do đó nhà nước cần có các biện pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ về các quy định, luật pháp,chính sách của EU về hàng hóa xuất khẩu mà cụ thể là hàng nông sản, cafe.Giới thiệu cho doanh nghiệp biết về các luật lệ, quy định của EU về hải quan, thuế,các chế độ ưu đãi,các quy định về chất lượng,mẫu mã , xuất xứ hàng hóa,Đây là những yếu tố quan trọng , có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp nước ta khi xuất khẩu cafe sang EU. Thêm vào đó,các doanh nghiệp của chúng ta còn thụ động trong việc tìm hiểu thông tin thị trường, nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ, tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Bộ công thương, các cơ quan thương vụ của nước ta tại EU cần có trách nhiệm thu thập, tìm kiếm, phổ biến các thông tin về các yếu tố liên quan của thị trường EU,thông qua nhiều hình thức, phương tiện thông báo đến các doanh nghiệp tổ chức, người trồng cafe, 3.2.1.5 Thực hiện việc cải tiến các thủ tục hành chính, các thủ tục hải quan, các thủ tục về xuất khẩu. Hiện nay trong bộ máy hành chính của nước ta vẫn còn tồn tại nhiều thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp,máy móc,quan liêu,những điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động của nền kinh tế nói chung và các hoạt động xuất khẩu, xuất khẩu cafe nói riêng. Nó gây ảnh hưởng tới tốc độ xuất khẩu cafe, hiệu quả cũng như giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu cafe của ta.Chính vì lẽ đó việc cải tiến bộ máy hành chính là hết sức quan trọng,chúng ta cần có các biện pháp nhằm cải tiến bộ máy hành chính theo hướng gọn nhẹ hiệu quả, thực hiện các thủ tục một cửa tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu cafe của ta. 3.2.1.6 Thực hiện việc đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ trong giao dịch, đàm phán kinh doanh. Nhân lực luôn là một yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động.Hiện nay đội ngũ nhân lực có chất lượng của chúng ta còn thiếu và yếu. Để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cafe sang thị trường EU thì việc đào tạo cán bộ thương mại là yếu tố vô cùng cần thiết.Chúng ta có thể làm điều đó thông qua các cách : Nhà nước tổ chức hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo,nâng cao chất lượng cán bộ kinh doanh,quản lý của doanh nghiệp Nhà nước trực tiếp đứng ra tổ chức công tác đào tao cán bộ kinh doanh, thực hiện tổ chức các hội thảo,hội nghị khoa học về hoạt động xuất khẩu cafe. Nhà nước tổ chức, thực hiện khuyến khích đào tạo nghề, cử cán bộ sang các nước phát triển nhằm học hỏi tiếp thu kinh nghiệm. 3.2.1.7 Tăng cường hoạt động giao tiếp kinh tế quốc tế, đẩy mạnh các nền tảng hỗ trợ xuất khẩu. EU là một thị trường lớn và tiềm năng, quan hệ của nước ta với EU thời gian qua đã có những bước phát triển quan trọng, tuy nhiên nó vẫn chưa tương xứng với tiêm năng của cả hai bên, do đó Nhà nước ta cần tăng cường các hoạt động giao lưu kinh tế với thế giới nói chung, với EU nói riêng, thực hiện ký kết , đàm phán các hiệp định thương mại, tạo điều kiện cho hàng hóa nước ta, ở đây là cafe có điều kiện thuận lơi hơn trong việc thâm nhập vào thị trường EU. Ngoài ra ta thấy các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng như:đường xá, kho bãi, cũng rất quan trọng ,nó giúp hàng hóa nước ta lưu chuyển nhanh hơn, thực hiện công vệc lưu chuyển , bảo quản nhanh chóng hơn, do đó công việc này cũng rất cần được sự quan tâm của nhà nước ta. 3.2.2 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp. 3.2.2.1 Nghiên cứu phát triển đa dạng hóa sản phẩm,tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm cafe của Việt Nam. EU là một thị trường tiềm năng song cũng có những yêu càu rất cao,về chất lượng, tính đa dạng, phong phú của sản phẩm,. Người tiêu dùng EU luôn muốn các sản phẩm có tính đa dạng cao ,do đó để phát triển mặt hàng cafe của Việt Nam tại thị trường EU, bản thân các doanh nghiệp cần chú ý tập trung phát triển, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Đa dạng , phong phú sản phẩm hơn sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn trong quảng bá , giới thiệu sản phẩm, người tiêu dùng cũng có thể có nhiều sự lựa chọn hơn cho tiêu dùng để phù hợp với sở thích của mình.Điều này cũng góp phần làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU. Hiện nay do nhiều yếu tố khác nhau, các sản phẩm cafe của chúng ta chủ yếu vẫn là sản phẩm thô và sơ chế.Điều này ảnh hưởng lớn đến giá trị, khả năng, sức cạnh tranh,. của cafe nước ta , vì vậy hiện nay bên cạnh các sản phẩm thô nói trên chúng ta cũng nên tập trung phát triển một số các sản phẩm chế biến hoàn thiện như càfe hòa tan, cafe đóng gói,bên cạnh đó khâu bao bì, mẫu mã của sản phẩm cũng cần được quan tâm đầu tư bởi mẫu mã cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cafe là một loại thức uống, do vậy việc thiết kế mẫu mã phù hợp tiêu dùng là điều cần lưu ý, mẫu mã sang trọng đẹp, lịch sự sẽ thu hút được khách hàng hơn, đặc biệt với sản phẩm đồ ăn thức uống như cafe.Chúng ta ahiện nay vẫn chưa thực hiện tốt công việc này vì vậy cần chú ý quan tâm trong tương lai.Các điều đó sẽ Tạo bước tiến cho cafe Việt Nam. 3.2.2.2 Tổ chức tốt công tác xuất khẩu,xây dựng và quảng bá sản phẩm. Hiện nay các hoạt đọng xuất khẩu của nước ta hầu như vẫn còn nhỏ lẻ, các doanh nghiệp phần lớn chưa có sự lên kết,mạnh ai nấy làm, các việc như thu mua nguyên liệu, tìm đối tác, xuất khẩu, còn riêng rẽ, đây là một hạn chế do đó việc đẩy mạnh công tác xuất khẩu là rất cần thiết.Các doanh nghiệp cần cùng nhau liên kết, thành lập các đầu mối thu mua nguồn hàng,chế biến sản phẩm. Liên kết cũng là một yếu tố cần thiết để tồn tại và phát triển trong tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Một điều cần nói là hiện nay là để phát triển xuất khẩu thì công tác xây dựng và quảng bá sản phẩm cũng rất quan trọng. Việc xây dựng và phát triển thương hiêu hợp lý có thê làm hàng hóa tăng sức cạnh trnah đối với đối thủ cạnh tranh,nó không phải có được một cách nhanh chóng và dễ dàng mà cần rất nhiều tâm huyết và công sức, trí tuệ,Đây là điều cần thiết đối với cafe của Việt Nam bởi lẽ chúng ta tuy là một trong các nhà xuất khẩu cafe hàng đầu thế giới tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có một thương hiệu thực sự có ảnh hưởng,có vị thế trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp cần nhận thứ rõ ràng về vấn đề thương hiệu ,phát triển sản phẩm, xây dựng cho mình những chiến lược hợp để phát triển sản phẩm, tập trung vào các thế mạnh của nmìnhvấn dề này rát đáng lưu ý vì vai trò quan trọng của thương hiêu và quảng cáo không chỉ đáp ứng yêu cầu kinh doanh trước mắt mà còn phục vụ cho một chiến lược kinh doanh lâu dài.Các doanh nghiệp cafe của Việt Nam cần chú ý đến vấn đề bả quyền ,vấn đề quan trọng ở các thị trường phát triển như EU.Tránh tình trạng bị động khi gặp các vấn đề tranh chấp về thương hiệu, điều đó vừa vất vả, tốn kém lại chưa chắc có hiệu quả. Vấn đề quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp cũng cần được quan tâm, nhận thức của các doanh gnhiệp Việt Nam hiên nay còn hạn chế, chưa có các biện pháp đầu tư đúng mức và phù hợp cho công tác này.Quảng cáo tốt không dễ, nó vừa là khoa học ,vừa là nghệ thuật, tuy nhiên nếu biết sử dụng sẽ đem lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp.Giữa thương hiệu và quảng cáo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thương hiệu làm cho quảng cáo dễ được chấp nhận hơn,dễ gây ấn tượng hơn, ngược lai quảng cáo cũng sẽ đem thương hiệu tới gần người tiêu dùng hơn,dễ được chấp nhận hơn, giúp cafe Việt Nam xuất khẩu nhanh hơn, hiệu quả hơn cả trước mắt và cả trong tương lai sắp tới. 3.2.2.3 Thực hiện công tác đào tạo cán bộ , nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu. Nhân lực là yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động, hiện nay nhân lực trong các doanh nghiệp ta còn thiếu và yếu, khi xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt vào các thị trường phát triển và khó tính như EU thì việc có cán bộ có khả năng , năng lực là rất cần thiết.Doanh nghiệp cần tích cực đầu tư cho các hoạt động đào tạo cán bộ,trang bị các kiến thức về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng đàm phán , giao dịch,..có thể cử một số cán bộ có khả năng ra nước ngoài nhằm học hỏi tiếp thu kin nghiệm, đây là bước đi cần thiết cho các doanh nghiệp. 3.2.2.4 Thực hiện thúc đẩy công tác tìm kiếm thông tin,nghiên cứu thị trường,xúc tiến thương mại. Trong nền kinh tế thị trường, số phận của hàng hóa dịch vụ là do thị trường quyết định, thị trường là nơi thẩm tra cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt khi nước ta hội nhập vào nền kinh tế thị trường thì điều đó càng được khẳng định.Đối với một doanh nghiệp khi muốn thâm nhập vào một thị trường thì việc tìm hiểu về thị trường đó là cực kỳ quan trọng và cần thiết.Để có thể thâm nhập vào thị trường chúng ta cần tìm hiểu nắm rõ điều kiện kinh tế,luật pháp của nước nhập khẩu, đặc biệt là các chinh sách về thuế, các hàng rào thương mại, kỹ thuật , phong tục tập quán, thị hiếu tiêu dùng,đối với những mặt hàng cụ thể.Cần nắm rõ đặc điểm ,thị hiếu cụ thể từng thị trường để có sách lược ,chiến lược kinh doanh phù hợp,trong vấn đề nghiên cứu thị trường thì việc quan tâm đến các chính sách của nước nhập khẩu là quan trọng. Ngoài ra để tổ chức tốt hơn các hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu thì các hoạt động xúc tiến thương mại cũng cần chú ý.Cần có chiến lược tiếp thị, quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp đối với thị trường EU.Doanh nghiệp cần tham dự các hội hội chợ thương mại nhằm quảng bá rộng rãi sản phẩm của mình,tích cực trao đổi học hỏi kinh nghiệm của các công ty nước bạn hay thậm chí cả đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống phân phối tại thị trường EU, từng bước mở rộng mạng lưới,tăng cường sử dụng các công cụ hỗ trợ như internet vào công việc quảng bá giới thiệu sản phẩm,chúng ta cũng nên chủ động trực tiếp kinh doanh liên lạc với khách hàng, giảm bớt khâu trung gian trong tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm. Đồng thời việc liên kết với các công ty tại thị trường nhập khẩu như EU cũng rất cần thiết,tận dụng khả năng hiểu biết địa bàn của họ trong việc phát triển tiêu thụ sản phẩm, thực hiện hai bên cùng có lợi. KẾT LUẬN Sau một thời gian xây dựng và phát triển, ngành cafe của Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn, từ lúc mới được gieo trồng nhỏ lẻ giờ đây cây cafe đã và đang là một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta,Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cafe lớn thứ hai thế giới, mặt hàng này của chúng ta đã có mặt tại rất nhiều nơi trên thế giới.Hiện nay thị trường EU đã và đang là thị trường lớn nhất của cafe xuất khẩu của Việt Nam.Mặc dù vậy, thực tế xuất khẩu cafe giữa Việt Nam và EU vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thực tế có thể có giữa hai nước.Nhiều cản trở vẫn ảnh hưởng tới xuất khẩu cafe của nước ta sang EU, nhiều vấn đề vẫn đang đặt ra yêu cầu phải giải quyết nhằm tăng cường cơ hội hợp tác,thúc đẩy xuất khẩu cafe sang EU. Đề án đã nêu một số các giải pháp, tuy nhiên để thực hiện cần có sự quyết tâm, phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và người trồng cafe .Cần có định hướng đúng đắn, kịp thời của nhà nước đối với việc trồng và xuất khẩu cafe.cần có sự phối hợp giữa doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân nhằm nâng cao chất lượng và giá trị xuát khẩu cafe sang EU. Hi vọng rằng các giải pháp trên sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu cafe Việt Nam sang thị trường EU, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình kinh tế thương mại- NXB Thống kê 2003 2.Chiến lược xuất khẩu cafe đến năm 2010- Hệp hội cafe Việt Nam. 3.Kinh doanh với thị trường EU-Phòng thương mại và công nghệ Việt Nam. 4.Thâm nhập thị trường EU,những điều cần biết-NXB Thống kê 2004 5.Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam-NXB LĐ-XH 6.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU- NXB Lý luận –Chính trị 7. Thời báo kinh tế Việt Nam 8. www.vicofa.org.vn - Hiệp hội cafe Việt Nam 9. www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn 10.www.gso.gov.vn (Tổng cục thống kê) 11.www.moit.gov.vn (Bộ công thương) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6173.doc
Tài liệu liên quan