Hoà nhập vào xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã chủ trương làm bạn với tất cả các nước, thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Có thể nói chưa bao giờ chúng ta lại gặt hái được nhiều thành công trong công tác đối ngoại và hợp tác kinh tế như những năm qua. Từ một nước chỉ bó hẹp trong quan hệ với một số nước trước đây, ngày nay Việt Nam đã quan hệ ngoại giao với 160 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và lãnh thổ. Thực hiện chiến lược hướng về XK là giải pháp mở cửa nền kinh tế, là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên, để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thông qua XK sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội bằng việc mở rộng trao đổi và thúc đẩy việc tận dụng các lợi thế, các tiềm năng và cơ hội của đất nước.
Trong nền kinh tế quốc dân, thuỷ sản là một trong những ngành có nhiều khả năng và tiềm năng huy động để phát triển. Thuỷ sản là một trong những mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục là mũi nhọn để phát triển ngành thuỷ sản và có vai trò rất quan trọng để phát triển và cơ cấu lại kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tóm lại biện pháp thúc đẩy XK hàng hoá trong nền kinh tế thị trường nói chung và biện pháp thúc đẩy XK thuỷ sản Việt Nam nói riêng đóng vai trò quan trọng đưa hàng hoá của nước ta xâm nhập vào thị trường thế giới, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm XK Việt Nam. Qua đó góp phần thực hiện thành công chiến lược hướng về xuất khẩu đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện để Việt Nam thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước./.
52 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (lấy ngành hàng thuỷ sản làm ví dụ)", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch đặt ra cho năm 1999 về kim ngạch XK là 950 triệu USD, theo số liệu của Bộ thuỷ sản thì trong 8 tháng đầu năm 1999 cả nước XK ước đạt 600 triệu USD, bằng 63,15% kế hoạch năm và bằng 112,77% so với cùng kỳ năm 98. Kim ngạch XK có mức tăng trưởng tương đối cao từ 22-23% năm.
2-/ Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu:
Cơ cấu mặt hàng XK thuỷ sản chủ yếu bao gồm 4 nhóm mặt hàng chính:
1. Giáp xác và nhuyễn thể đông lạnh: nhu cầu tăng với mức 20-22%/năm.
2. Cá sống, tươi, đông lạnh (kể cả cá phi lê): nhu cầu tăng 25-30%/năm.
3. Cá hộp (chủ yếu là cá ngừ hộp): nhu cầu tăng 15-20%/năm.
4. Đồ hộp giáp xác và nhuyễn thể và thực phẩm phối chế: nhu cầu tăng với tốc độ 20-25%.
Trong đó mặt hàng XK chủ lực tôm đông lạnh 46,3 nghìn tấn, cá và thuỷ sản khác 26,4 nghìn tấn (1991-1995). Tuy nhiên hiện nay cơ cấu chế biến hàng thuỷ sản có sự thay đổi, lúc đầu XK tôm đông lạnh là chính nhưng vài năm gần đây mặt hàng XK tinh chế tăng lên về số lượng và đa chủng loại (tôm, các loại cá, mực,...) sản lượng hàng XK do nuôi trồng chiếm 25% tổng lượng XK. Từ chỗ ban đầu chỉ có 5-7 chủng loại đến nay có trên 100 loại mặt hàng thuỷ đặc sản, riêng hàng đông lạnh đã có 70-80 chủng loại khác nhau, hàng thuỷ sản tinh chế đã bán trực tiếp với các siêu thị nước ngoài, chiếm tỷ trọng 6-7% giá trị kim ngạch XK thuỷ sản.
Để thích ứng với thị trường, khách hàng, chúng ta đã đa dạng hoá sản phẩm, nếu như những năm đầu thập niên 80, 80-90% sản phẩm XK là tôm thì trong 6 tháng đầu năm 1998 tôm chỉ còn chiếm 55% giá trị kim ngạch XK, sản phẩm từ tôm nuôi ngày càng đóng vai trò quan trọng, năm 1997 tỷ trọng tôm nuôi chiếm khoảng 62% về sản lượng và 68% về giá trị. Tỷ trọng cá và các loại nhuyễn thể trong hàng thuỷ sản XK ngày một gia tăng. Năm 1990 tôm đông 34.120 tấn, cá và mực đông 12.102 tấn, năm 1995 hai mặt hàng tương ứng là 66.500 tấn và 44.000 tấn. Các mặt hàng hải sản tươi sống, ướp đá, thuỷ sản ăn liền đã chiếm trên 1/6 khối lượng sản phẩm và đạt giá trị xấp xỉ 114 triệu USD. Tuy vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng nhanh kim ngạch XK của thuỷ sản Việt Nam, cần chú ý phát triển các loại thuỷ sản có giá trị và chất lượng cao, nhu cầu của thị trường thế giới đang tăng lên. Ngoài hải sản (tôm, cá, nhuyễn thể chân đầu và chân bụng, thực phẩm phối chế, đồ hộp thuỷ sản), chú ý phát triển các thuỷ đặc sản khác như: cua ghẹ, rong biển, hải sâm và cầu gai, ếch nuôi, cá sấu, ba ba, trai ngọc, actemia,...
Dưới đây là một số mặt hàng thuỷ sản tại thị trường Nhật Bản 25/9/99:
Bảng 10: một số mặt hàng thuỷ sản tại thị trường nhật bản 25/9/1999
Mặt hàng
Xuất xứ
Điều kiện
Số lượng (kg)
Giá (Yên/kg)
1- Cá ngừ vây xanh
Nhật Bản
tươi
38
1.842-1.850
Nhập khẩu
tươi
4.136
325-5.000
Nhập khẩu
đông lạnh
3.052
2.492-4.800
2- Cá ngừ vây vàng
Nhật Bản
tươi
141
954-2.200
Nhật Bản
đông lạnh
579
944-1.100
3- Cá ngừ mắt to
Nhật Bản
tươi
1.416
1.923-3.500
Nhật Bản
đông lạnh
24.283
1.201-4.000
4- Cá bơn vỉ
Nhật Bản
tươi
98
3.223-6.000
Nhập khẩu
tươi
450
1.464-2.000
5- Cá sòng Nhật
Nhật Bản
tươi
2.444
962-2.000
6- Cá nhảy
Nhật Bản
tươi
14.556
473-1.500
7- Cá trích
Nhật Bản
tươi
3.190
673-1.500
8- Cá bánh đường đỏ
Nhật Bản
tươi
5
10.852-19.000
9- Cá hồi keta
Nhật Bản
tươi
3.023
380-750
Nhập khẩu
tươi
6.173
729-2.100
10- Cá vược Nhật Bản
Nhập khẩu
tươi
1.380
666-2.500
11- Cá chim trắng
Nhập khẩu
tươi
226
2.554-4.000
12 - Mực ống
Nhập khẩu
tươi
3.954
737-940
13- Mực nang
Nhập khẩu
đông lạnh
32
1.546-2.200
14- Ghẹ xanh
Nhập khẩu
đông lạnh
538
472-950
15- Cua tuyết luộc
Nhập khẩu
đông lạnh
364
1.441-3.800
16- Cua lông luộc
Nhập khẩu
đông lạnh
256
1.262-1.500
17- Ngao dầu
Nhập khẩu
tươi
4.187
501-1.800
18- ốc tháp
Nhập khẩu
tươi
485
1.310-1.800
19- Bào ngư
Nhập khẩu
tươi
340
7.968-10.500
Bảng 11: Danh mục hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản bắt buộc phải đăng ký chất lượng năm 1999
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1005/1998 QĐ/BTS ngày 31/12/1998 của Bộ thuỷ sản). Cơ quan cấp đăng ký: Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
TT
Tên hàng hoá
Căn cứ đăng ký chất lượng
1
Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm
28 TCN 102 : 1997
2
Tôm he bố mẹ
28 TCN 100 : 1996
3
Tôm sú bố mẹ
28 TCN 99 : 1996
4
Tôm càng xanh mẹ ôm trứng
28 TCN 97 : 1996
5
Tôm giống càng xanh
28 TCN 98 : 1996
6
Tôm biển giống PL25-PL30
28 TCN 96 : 1996
7
Tôm biển giống PL15
28 TCN 124 : 1998
8
Cá nước ngọt bố mẹ
28 TCN 131 : 1998
9
Cá bột nước ngọt
28 TCN 132 : 1998
10
Cá hương nước ngọt
28 TCN 133 : 1998
11
Cá giống nước ngọt
28 TCN 134 : 1998
Bảng 12: Danh mục hàng hoá xuất khẩu về thuỷ sản phải kiểm tra nhà nước về chất lượng năm 1999
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2386/1998 QĐ - BKHCNMT ngày 14/12/1998 của Bộ khoa học công nghệ và môi trường).
* Cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản:
- Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản.
- Các trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực 1,2,3.
Nhóm
Mã số HS
Tên hàng hoá
Căn cứ kiểm tra
0302
0302.00
Cá tươi ướp lạnh....
Cá đông lạnh nguyên con, cá làm sẵn đông lạnh
Quy định 867/1998 QĐ-BYT ngày 4/4/1998 của Bộ Y Tế (chỉ tiêu vi sinh)
0304
0304.00
Cá khúc (phi lê) và các loại thịt cá khác.
Cá phi lê đông lạnh
Quy định 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 của Bộ Y Tế (chỉ tiêu vi sinh)
0306
0306.00
Động vật giáp xác...
Tôm vỏ đông lạnh
TCVN 4381-92 (chỉ tiêu vi sinh)
Tôm thịt đông lạnh
TCVN 4380-92 (chỉ tiêu vi sinh)
Tôm thịt đông lạnh IQF
TCVN 5835-94 (chỉ tiêu vi sinh)
Tôm mũ ni đông lạnh
TCVN 4546-94 (chỉ tiêu vi sinh)
Tôm chín luộc chín đông lạnh
TCVN 4380-92 (chỉ tiêu vi sinh)
0307
0307.00
Động vật thân mềm có mai
Mực đông lạnh
TCVN 2644-93 (chỉ tiêu vi sinh)
Mực nang phi lê ăn liền đông lạnh
28 TCN 104-1997 (chỉ tiêu vi sinh)
Nhuyễn thể 2 vỏ đông lạnh XK
28 TCN 105-1997 (chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng kim loại nặng,DSP &PSP)
Ghẹ miếng đông lạnh
28 TCN 103 : 1997 (chỉ tiêu vi sinh)
1604
1604.00
Cá chế biến hoặc bảo quản...
Đồ hộp cá trích
Codex stand 94-1981
Đồ hộp cá ngừ
28 TCN 106 - 1997 (chỉ tiêu vi sinh, histamin, kim loại nặng)
Cá, mực khô tẩm gia vị ăn liền
TCVN 6175-1996 (chỉ tiêu vi sinh, chất bảo quản)
1605
1605.00
Các sản phẩm từ động vật giáp xác thân mềm...
Tôm bao bột chiên
Quy định 867/1998/QĐ - BYT ngày 4/4/98 của Bộ Y Tế (chỉ tiêu vi sinh)
Há cảo
Quy định 867/1998/QĐ - BYT ngày 4/4/98 của Bộ Y Tế (chỉ tiêu vi sinh)
3-/ Thị trường xuất khẩu thuỷ sản:
Trong thập kỷ vừa qua, mậu dịch thuỷ sản thế giới liên tục tăng trưởng, do nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu. Trong khi Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu tiếp tục thống soái thị trường nhập khẩu, thì khu vực Đông Nam á và Viễn Đông được coi là các thị trường đang có sức cạnh tranh cao trong lĩnh vực tiêu thụ hàng thuỷ sản như Malaixia, Singapore, Đài Loan,...
Theo Hiệp hội chế biến và XK thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết đến giữa tháng 5/1999 - Việt Nam đã XK thuỷ sản sang 49 thị trường trên thế giới. Theo đó là danh sách 49 doanh nghiệp dẫn đầu XK thuỷ sản sang 10 thị trường lớn: Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Bỉ, Thái Lan và Hà Lan.
Xét về tỷ trọng của các thị trường XK thuỷ sản Việt Nam nhận thấy dẫn đầu vẫn là Nhật Bản, tiếp đến là Trung Quốc và Hồng Kông... thể hiện ở bảng sau:
Nước
Nhật Bản
Trung Quốc và Hồng Kông
Các nước Châu á khác
Mỹ
EU
Tỷ trọng
39%
16%
15%
13%
11,6%
Những năm gần đây, các nước chủ yếu nhập thuỷ sản của ta là Nhật Bản với tỷ trọng: năm 1996: 20%, 1997: 46%, 1998: trên 60%; các nước EU thường chiếm khoảng 13%, Hồng Kông 11-12%, Mỹ 6-8% về giá trị xuất khẩu. Ngoài ra còn có Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Cộng hoà liên bang Nga, Ôxtrâylia...
Dự báo năm 1999 xuất khẩu vào các nước như sau:
Các nước Châu á - TBD
660-680 triệu USD
Chiếm 75% kim ngạch XK
Các nước Âu - Mỹ
200-220 triệu USD
Chiếm >20% kim ngạch XK
Nhật Bản là thị trường quan trọng số một đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, với tỷ trọng hàng năm chiếm trên dưới 50% tổng sản lượng thuỷ sản XK của Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 1998, lượng hàng xuất sang thị trường Nhật Bản đạt 63.269 tấn, tuy có tăng so với cùng kỳ năm trước 0,36% nhưng về mặt giá trị lại giảm tới 10,43%. Nguyên nhân là do giá tại thị trường này giảm liên tục với mức phổ biến từ 1,2-3,5 USD/kg tuỳ theo từng loại thuỷ sản. Đối với thị trường EU thì tuy rằng Thái Lan, ấn Độ và Trung Quốc là những bạn hàng Châu á chính của EU xét về XK mặt hàng tôm đông lạnh, cá rút xương, mực ống và một số mặt hàng không phải là cá ngừ, nhưng đối với Việt Nam, EU cũng là thị trường nhập khẩu thuỷ sản rất lớn, nó quan trọng không thua kém thị trường Nhật Bản và đây là thị trường đứng thứ 2 về XK thuỷ sản của Việt Nam với tỷ trọng chiếm 13% về giá trị XK. Tuy vậy EU vẫn đang sử dụng vũ khí quan thuế và phi quan thuế trừng phạt, chia nhóm ra để hạn chế, khống chế các nước XK theo những điều kiện có lợi nhất cho họ. Đối với Việt Nam, thị trường này đã có một số cải thiện đáng kể trong việc nhập khẩu tôm và cá ngừ, bạch tuộc, song cho đến nay Việt Nam vẫn ở danh sách II và vẫn chưa xuất được nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào EU. Năm 1997 Việt Nam xuất được 20.474,8 tấn đạt 75.169.809 USD; năm 1998 là 23.081 tấn đạt 93.391.595 USD tăng 124,24% so với năm trước; trong đó tôm vẫn là mặt hàng lớn: năm 1998 đạt 11.849,5 tấn; với 68.585,541 USD tăng 128,6% về giá trị kim ngạch và 103,32% về khối lượng XK. Một số mặt hàng khác như: Mực đông lạnh năm 1998 sản lượng tăng không nhiều so với năm trước 102,16%, kim ngạch lại giảm chỉ bằng 98% so với năm trước 3570,6 tấn đạt 8.444.047 USD. Cá đông lạnh: năm 1998 sản lượng XK là 3432,5 tấn với 75.176.655 USD bằng 181,27% và 230% các chỉ tiêu tương ứng của năm trước. Bạch tuộc: mức tăng không đáng kể năm 1998 là 1.886 tấn với 2.583.263 USD tăng 139,4% và 111,68% chỉ tiêu tương ứng của năm trước.
Thị phần XK của Việt Nam vào EU năm 1997 là 11%, năm 1998 đạt 18%, dự kiến năm 1999 khoảng 22-23% trong tổng kim ngạch XK.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ ngày 1/1/1999 đến 30/4/1999 XK hàng thuỷ sản của Việt Nam vào EU xấp xỉ 45 triệu USD (một số nước như Đức nhập 932,5 tấn đạt 3,862 triệu USD; Anh 746,3 tấn đạt 3,362 triệu USD, Pháp 742 tấn đạt 2,453 triệu USD,...).
Thị trường Hồng Kông là thị trường quan trọng đối với việc XK thuỷ sản của Việt Nam và chiếm khoảng 10% về giá trị XK hàng thuỷ sản.
Hiện nay Singapore là thị trường thứ 4 về XK thuỷ sản của Việt Nam (phần chính là sản phẩm chế biến thô) và chiếm tỷ trọng 8% giá trị XK thuỷ sản.
Thị trường Mỹ: Sau khi lệnh cấm vận thương mại của Mỹ được bãi bỏ đối với Việt Nam (3-2-1994), khối lượng XK tôm của Việt Nam sang Mỹ tăng đáng kể từ 1.305 tấn năm 1995 lên 2.579 tấn năm 1996, chủ yếu là tôm hùm đen bỏ đầu còn vỏ. Hiện nay đầu ra hàng thuỷ sản Việt Nam ở thị trường Mỹ đã có tốc độ tăng trưởng rõ rệt. Nếu như trong năm 1998 giá trị kim ngạch XK thuỷ sản sang thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng 10-11% trong tổng kim ngạch thì sang 7 tháng đầu năm 1999, cơ cấu tỷ trọng này đã tăng lên 17-18% (73 triệu USD trong tổng kim ngạch XK hàng thuỷ sản tính đến cuối tháng 7 là 505,4 triệu USD). Những mặt hàng thuỷ sản XK chủ lực của Việt Nam ở thị trường Mỹ là cá basa, tôm, đùi ếch. Trong các mặt hàng vào Mỹ con tôm vẫn giữ giá trị chủ lực - năm 1997 là 3.074 tấn đạt 31.319.360 USD thì năm 1998 là 6.125,7 tấn với giá trị 66.889.728 USD (theo số liệu của FAO).
Mặt hàng mực đông lạnh: năm 1998 ta mới chỉ xuất được 142,8 tấn tăng 212% so với năm 1997, song giá trị đạt 334.207 USD tăng 263,15% so với 1997. Mặt hàng cá đông lạnh: bao gồm các loại cá ngừ, cá minh thái, cá nheo, cá bơn, cá lưỡi trâu,... năm 1997 Việt Nam xuất được 1.893,6 tấn, năm 1998 3.432,5 tấn với giá trị 9.242.663 USD. Năm 1998 và đầu năm 1999 ngành thuỷ sản có nhiều nỗ lực vượt bậc mở rộng cửa XK vào Mỹ. Năm 1999 toàn ngành phấn đấu đạt 14-15% thị phần so với tổng kim ngạch XK. Nhìn chung những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng HACCP ở thị trường Mỹ hiện nay đều được các doanh nghiệp XK thuỷ sản Việt Nam đáp ứng.
4-/ Những hạn chế và khó khăn trong XK thuỷ sản:
Bên cạnh những thuận lợi như được sự quan tâm chỉ đạo của chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành vì mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản. Đối với các doanh nghiệp cùng với việc quan tâm đổi mới công nghệ, trình độ quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến việc đa dạng hoá thị trường, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trường truyền thống. Ngoài ra việc thành lập Hiệp hội chế biến và XK thuỷ sản Việt Nam cũng góp phần giúp đỡ các doanh nghiệp làm tốt nhiệm vụ xúc tiến thương mại, giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam, khả năng cung cấp nguyên liệu chế biến thuỷ sản XK cũng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới do việc tích cực triển khai nuôi trồng thuỷ sản và chương trình đánh bắt xa bờ. Mặt khác việc phê duyệt "Chương trình phát triển XK thuỷ sản đến năm 2005" theo Quyết định số 251/1998 QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tạo lực bẩy quan trọng cho sự phát triển của ngành,... Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu thuỷ sản vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức, đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực ngày càng phức tạp mà khả năng khắc phục không thể một sớm một chiều, vì vậy việc XK thuỷ sản vào các thị trường truyền thống sẽ còn nhiều khó khăn lớn. Trong khi đó, trình độ công nghệ và quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp còn nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, năng lực tiếp cận thị trường còn yếu kém, lại thiếu về thông tin, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý và lao động có kỹ thuật cao,... cũng góp phần làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam. Bênh cạnh đó, phương thức khai thác trắng, vô tổ chức, quá nhiều lao động và tàu thuyền đã tạo nên sự mất cân đối giữa nguồn hải sản với số lượng phương tiện và người đánh bắt, dẫn đến cạn kiệt thuỷ sản ven bờ. Nuôi trồng thuỷ sản hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn lớn như môi trường sinh thái bị phá vỡ, tài nguyên cạn kiệt, cơ sở khoa học kỹ thuật cho nuôi trồng thuỷ sản còn rất thiếu. Về nguyên liệu cho nhu cầu chế biến XK thuỷ sản vẫn thiếu trầm trọng, các nhà máy chế biến mới chỉ sử dụng hết 60-70% công suất, thậm chí có doanh nghiệp chỉ sử dụng 30-40% công suất, công nghiệp chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu quá yếu cả về quy mô và công nghệ, còn nhiều hạn chế về mặt chất lượng sản phẩm, vệ sinh thực phẩm và an toàn chất lượng. Đặc biệt là trình độ công nghệ bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch còn thấp, hệ số thất thoát sau thu hoạch cao.
Sự yếu kém về quy hoạch, tổ chức sản xuất và đầu tư không thoả đáng, tổ chức XK chưa hợp lý; dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, giành giật thị trường, đẩy giá nguyên liệu lên cao nên hiệu quả kinh doanh, chế biến, XK giảm, thu gom hàng XK theo từng phi vụ vẫn gia tăng, vẫn còn tình trạng xuất lậu, xuất khẩu tiểu ngạch vẫn gia tăng nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước. Vấn đề thị trường tiêu thụ quốc tế đang là mấu chốt cơ bản, tình trạng cạnh tranh giá cả đang diễn ra rất gay gắt, mà nhất là hàng hoá có nguồn gốc từ những nước vừa lún vào cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Việc cập nhật kịp thời, chính xác và đầy đủ thông tin về thị trường quốc tế cũng như khả năng phân tích và dự báo được các xu hướng chuyển biến trên thị trường của các doanh nghiệp XK thuỷ sản còn yếu kém. Do thiếu thông tin về thị trường và giá cả thuỷ sản XK của thế giới nên không ít doanh nghiệp xuất khẩu của ta đã phải gánh chịu những thiệt thòi không đáng có. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ và chưa hoàn chỉnh, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng và cơ sở hậu cần còn yếu kém. Chưa có quỹ bảo hiểm cho ngành XK thuỷ sản, mặc dù đó là ngành có nhiều rủi ro và tỷ lệ lợi nhuận không cao. Còn hạn chế nhiều trong dịch vụ hỗ trợ chế biến và XK thuỷ sản. Thêm vào đó các nhà chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chưa liên kết được với nhau tạo thành một khối thống nhất nhằm góp phần ổn định thị trường, tạo thế cạnh tranh với thị trường nước ngoài.
phần III
các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thuỷ sản trong nền kinh tế thị trường
I-/ Hệ thống quan điểm cơ bản đổi mới chính sách ngoại thương và thực hiện chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu ở nước ta:
Nghị quyết đầu tiên của Bộ chính trị khoá VIII là về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, đã chứng tỏ Đảng ta rất quan tâm đến lĩnh vực này trong đó nhấn mạnh đến việc thúc đẩy XK nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Theo phương hướng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 "phát huy lợi thế tương đối, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, đáp ứng tới nhu cầu của sản xuất và đời sống, hướng mạnh về XK, thay thế XK những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả"; "mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế, các công ty và các tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước", chính sách và cơ chế quản lý Ngoại thương của Việt Nam đã được thể chế hoá trong pháp luật của Nhà nước thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Đẩy mạnh XK, bao gồm XK hàng hoá và XK dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về nhập khẩu, về ngoại tệ cần thiết cho nền kinh tế quốc dân phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Phấn đấu tăng kim ngạch XK, mở rộng quy mô XK, đa dạng các mặt hàng XK, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng XK, góp phần cải thiện cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế.
- XK đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Đa dạng hoá thị trường XK, thị trường nhập khẩu phù hợp với cơ chế thị trường trên cơ sở gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, mở rộng giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và nước ngoài.
- Mở rộng quyền hoạt động ngoại thương cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đi đôi với sự quản lý thống nhất của Nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương bằng pháp luật và các đòn bẩy kinh tế.
- Xoá bỏ bao cấp và bù lỗ trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp XK, nhập khẩu kinh doanh phải có hiệu quả (bao gồm hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế - xã hội) đồng thời phải thực hiện trách nhiệm xã hội do pháp luật quy định. Khi phục vụ lợi ích chung, trong trường hợp doanh nghiệp XK bị thua thiệt, Nhà nước có chính sách hỗ trợ thích đáng.
Để thực hiện vững chắc chiến lược "hướng về xuất khẩu" đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng cơ cấu lại nền kinh tế để hoà nhập và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Muốn đứng vững và thắng lợi trong cạnh tranh, ta phải biết khai thác và phát huy tối đa và có hiệu quả các nguồn lực trong nước, phát huy lợi thế so sánh của ta so với các nước khác. Những lợi thế so sánh ở mức độ nhất định về lao động, tài nguyên, vị trí địa lý,... cho phép chúng ta sớm có những bước đi hợp lý hơn trong việc bố trí, sắp xếp lại nền kinh tế theo hướng XK.
Tháng 11 vừa qua kỳ hợp Quốc hội đưa ra Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phan Văn Khải trình bày, đã đặt ra cho năm 2000 mục tiêu tổng quát về kinh tế, xã hội là: "Chặn đà giảm sút nhịp độ tăng trưởng, phát triển kinh tế với tốc độ cao hơn năm 1999, tạo được chuyển biến mạnh mẽ về nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế theo kịp tiến trình hội nhập của nền kinh tế, có bước tiến mới về phát triển khoa học - công nghệ, bồi dưỡng nguồn nhân lực và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của các tầng lớp dân cư, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo đà phát triển bền vững cho 5 năm tiếp theo".
Phương pháp luận của chiến lược sản xuất "hướng về XK" là sự phân tích về sử dụng các "lợi thế so sánh" hay những nhân tố sản xuất thuộc tiềm năng của một đất nước như thế nào trong sự phân công lao động quốc tế, để mang lại lợi ích tối ưu cho một quốc gia. Theo cách tiếp cận đó, chiến lược "hướng về XK" là giải pháp "mở cửa" nền kinh tế quốc dân để thu hút vốn và kỹ thuật vào khai thác những tiềm năng lao động và tài nguyên của đất nước.
II-/ Triển vọng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường:
Mục tiêu chung của hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay là: "Đẩy mạnh XK, coi XK là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nâng sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trên thị trường. Giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sau và tinh trong hàng xuất khẩu".
Với mục tiêu mà Đại hội lần thứ VII đề ra trên đây, theo dự báo của các chuyên gia ngành Thương mại, thì tổng kim ngạch XK 5 năm 1996-2000 khoảng 60-65 tỷ USD. Đến năm 2000 với dân số khoảng 80 triệu người, kim ngạch XK đạt 20 tỷ USD, bình quân đầu người 250 USD, xuất khẩu đóng góp khoảng 40-50% vào GDP. Thời kỳ 2001-2010 dự kiến mức tăng trưởng GDP hàng năm 11-12%, dự báo tốc độ tăng XK hàng năm 14%. Đến năm 2010 với dân số khoảng 95 triệu người, mức GDP trên đầu người đạt 1.600 USD. GDP cả nước đạt 152 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu đạt 70 tỷ USD, bình quân đầu người 740 USD, XK đóng góp khoảng 46% GDP. Thời kỳ 2011-2020, dự báo mức tăng trưởng GDP hàng năm 9-10%, tốc độ XK hàng năm 12%. Đến năm 2020 với dân số khoảng 110 triệu người. GDP cả nước 440 tỷ USD, mức GDP đầu người đạt trên 4.000 USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 200 tỷ USD, bình quân đầu người 1.800 USD, XK đóng góp khoảng 45% GDP.
Để thực hiện và đạt được mục tiêu tăng trưởng XK với tốc độ nhanh như trên, hoạt động XK trước hết phải hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phải ra sức sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước (đất đai, nhân lực, tài lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất,...).
- Nâng cao năng lực sản xuất hàng XK để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch XK.
- Tạo ra những mặt hàng XK có khối lượng và giá trị lớn, đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới về chất và lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
Hiện nay, hàng hoá Việt Nam đã và đang có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng để đẩy nhanh hoạt động XK, tạo điều kiện cho hàng hoá của nước ta xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường các nước càng nhiều, ổn định và vững chắc, chúng ta phải nhanh chóng khắc phục ách tắc trong hoạt động XK, đồng thời cần phải thực hiện các giải pháp một cách có hiệu quả.
Theo kế hoạch của Bộ thương mại dự kiến năm 1999 kim ngạch XK sẽ đạt khoảng 11 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 1998 vượt 10,5% kế hoạch. Trong đó: doanh nghiệp Việt Nam là 8,55 tỷ USD chiếm 77,7%, tăng 15,85, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2,45 tỷ USD, chiếm 22,3% tăng 23,6%.
Về cơ cấu XK, dự kiến nhóm hàng nông lâm thuỷ sản chiếm 37,3% kim ngạch, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 38,2% và hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 24,5%.
Các mặt hàng XK chủ yếu như dầu thô (14 triệu tấn, tăng 15,7% so với năm 1998), gạo (3,7 triệu tấn), cà phê (380.000 tấn, tăng 2,7%), cao su (200.000 tấn, tăng 11,1%), chè (35.000 tấn, tăng 16,7%), lạc nhân (110.000 tấn, tăng 22,2%), hàng thủy sản (900-950 triệu USD, tăng 12-14%), hàng dệt may (1.500 triệu USD, tăng 7,8%...).
Về cơ cấu thị trường XK của Việt Nam năm 2000 sẽ là: Châu á có tỷ trọng là 50%, Châu Âu 20%, Châu Mỹ 25%, các Châu lục khác 5%. Xu hướng chuyển dịch từ Đông sang Tây: từ Châu á sang Châu Âu và Bắc Mỹ.
Biểu13: Dự báo kim ngạch XK và cơ cấu khu vực thị trường XK của Việt Nam năm 2000
Năm
Khu vực
2000
Kim ngạch XK (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
Tổng số:
19.435
100
1. Đông Bắc Âu
5.830
30
2. Đông Nam á
4.664
24
3. Tây Bắc Âu
4.275
22
4. Bắc Mỹ
2.332
12
5. SNG và Đông Âu cũ
971
5
6. Châu Đại Dương
588
2
7. Trung Cận Đông và Nam á
388
2
8. Châu Phi
194
1
9. Mỹ La tinh
194
1
Để thực hiện được các phương hướng, kế hoạch cho năm 1999 và những năm tiếp theo 2000, 2005, 2010,... chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp sau đây nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá:
1-/ Các biện pháp cơ bản để tạo nguồn hàng, cải tiến cơ cấu xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu:
1.1. Xây dựng chiến lược phát triển hàng XK chủ lực phù hợp với tiềm năng của các địa phương và vùng lãnh thổ. Xây dựng chiến lược các ngành hàng XK chủ lực để tạo ra nguồn hàng lớn và ổn định, tạo ra các mặt hàng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
1.2 Đầu tư phát triển hàng xuất khẩu:
Các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu, chế biến hàng xuất khẩu cần bám sát lợi dụng kết quả đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để tăng sản lượng hàng hoá, dịch vụ XK. Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại để sản xuất, chế biến hàng XK, mở rộng đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do, vùng sản xuất nông lâm thuỷ sản lớn và tập trung,... Quan tâm phát triển khoa học công nghệ, dành tỷ lệ đầu tư thích đáng từ vốn ngân sách Nhà nước cho việc nghiên cứu tiếp thị, nghiên cứu triển khai phát triển hành XK chủ lực; hình thành hệ thống xúc tiến XK có tầm cỡ so với các nước trong khu vực, hỗ trợ đắc lực cho quản lý và sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khuyến khích các giải pháp công nghệ, tuyển chọn giống mới nhằm tăng giá trị XK.
1.3. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu:
Giảm XK sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến ngày càng sâu và tinh trong cơ cấu hàng XK nhằm ngày càng có nhiều giá trị gia tăng trong giá trị hàng XK. Chuyển dịch từ chỗ chủ yếu sản xuất XK hàng nông lâm hải sản sang chủ yếu là hàng công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp nhẹ). Bênh cạnh đó cần phải mở ra các mặt hàng hoàn toàn mới mà hiện nay chưa có nhưng có tiềm năng và triển vọng, phù hợp với xu hướng quốc tế như mặt hàng kỹ thuật điện, máy công nghiệp, dịch vụ,... Đồng thời nâng cao chất lượng và hình thức sản phẩm XK chủ lực, sản phẩm XK với bao bì đạt tiêu chuẩn thương mại quốc tế, phù hợp tập quán tiêu dùng của nước nhập khẩu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn hoá XK Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế.
1.4. Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu:
Vấn đề này gay gắt của nhiều tập đoàn kinh tế thế giới là chiếm lĩnh thị trường, các phí tổn tiếp cận thị trường, quảng cáo, tiếp thị ngày càng lớn chính sách thị trường là mối quan tâm của các nền kinh tế như người ta gọi là "chiến tranh thương mại".
ở Việt Nam, chính sách này phải dựa trên cơ sở các yếu tố kinh tế và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, cần tính đến các quan hệ bạn hàng lớn, lâu dài kể cả đối với XK và nhập khẩu nhằm cân bằng và ổn định thị trường xuất nhập khẩu. Các mặt hàng chủ yếu của chính sách bao gồm nghiên cứu, tiếp thị, chiến lược sản phẩm và kinh doanh xúc tiến bán hàng,... sao cho phù hợp với nhu cầu của từng thị trường. Để mở rộng thị trường bên ngoài, phải chủ động hội nhập quốc tế. Tiếp theo việc gia nhập AFTA, APEC Chính phủ đang và sẽ tiếp tục đàm phán ký kết các Hiệp định thương mại song phương và đa phương khác đặc biệt là đàm phán gia nhập WTO và tiến tới ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Chính phủ Việt Nam đang chủ trương thâm nhập vào các thị trường mới như Trung Đông, Đông Âu và Nam Mỹ. Bên cạnh đó cần tiếp tục duy trì và phát triển thị trường ASEAN, giữ gìn và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào,... mở rộng sang thị trường EU và nối lại quan hệ Việt-Nga, đàm phán để đạt được Quy chế tối huệ quốc (MFN) thúc đẩy XK của Việt Nam.
2-/ Các biện pháp thuộc về công cụ kinh tế vĩ mô của Nhà nước:
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia đã thành công trong phát triển kinh tế cho thấy: muốn thực hiện được các mục tiêu chiến lược đề ra Nhà nước phải nhất quán trong việc sử dụng các công cụ, chính sách của mình để tác động vào nền kinh tế. Vì vậy chiến lược hướng về XK đòi hỏi sự tác động cùng chiều của mọi công cụ, chích sách có lợi cho XK.
Trước hết, hiện nay do tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, cần thực hiện mở rộng chi tiêu của Chính phủ để kích cầu, tăng sản lượng, nhưng sự gia tăng này phải hướng vào:
+ Xúc tiến việc mở rộng và thâm nhập thị trường XK như tài trợ cho việc thành lập các trung tâm, các chi nhánh thương mại ở các nước,hình thành mạng lưới cung cấp thông tin thị trường nước ngoài một cách kịp thời và thường xuyên cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trợ cấp cho các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới hoặc đưa ra sản phẩm mới.
+ Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam: Nhập khẩu công nghệ máy móc, thiết bị hiện đại cho các ngành sản xuất, chế biết hàng xuất khẩu, tài trợ cho việc đào tạo kiến thức chương trình quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp, thành lập các tổ chức kiểm tra chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hai là: Chính sách thuế cần cải cách theo hướng tăng diện chịu thuế thu nhập, giảm tỷ lệ thuế suất, đặc biệt là thuế gián thu. Tiếp tục thực hiện chính sách thuế ưu tiên cho XK như khấu trừ thuế nhập khẩu đầu vào cho sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, giảm thuế suất cho hàng hoá XK, để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Luật thuế giá trị gia tăng được áp dụng từ ngày 01/01/1999 đã quy định mức thuế suất 0% đối với tất cả các hàng hoá XK và còn được thoái trả thuế giá trị gia tăng ở các khâu trước. Đồng thời cần có những ưu tiên đặc biệt về thế đủ hấp dẫn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn đầu tư trong nước vào những dự án có tỷ lệ sản phẩm XK cao. Cần thực hiện chủ trương tạm thời không thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với các doanh nghiệp XK trên 50% sản phẩm sản xuất ra hoặc có doanh thu từ XK chiếm trên 50% tổng doanh thu. Kéo dài thời hạn nộp thuế nhập khẩu khi nhập vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng XK (thời hạn hiện nay là 9 tháng). Cho phép hàng tạm nhập, tái xuất được hưởng chế độ miễn thuế như hàng chuyển khẩu để thúc đẩy loại hình dịch vụ này. Cần đánh thuế cao đối với sản phẩm của các liên doanh với nước ngoài sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam, buộc các công ty nước ngoài tăng cường XK sản phẩm liên doanh ra nước ngoài. Để thực hiện đầy đủ những cam kết Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu quả chung (CEFT) vào năm 2006, Nhà nước cần xây dựng và công bố một lịch trình giảm thuế cụ thể, buộc các doanh nghiệp phải có kế hoạch để sẵn sàng tham gia cạnh tranh quốc tế.
Ba là, cần sử dụng hiệu quả các biện pháp và chính sách tài chính, tín dụng nhằm tăng cường khả nặng cạnh tranh của hàng XK Việt Nam trên thị trường quốc tế, thực hiện tín dụng ưu đãi đối với ngành phải huy động vốn lớn cho sản xuất, gia công, chế biến, khai thác hàng XK như áp dụng mức thế chấp vay thấp, lãi vay thấp, nâng mức vay thấu chi, lập quỹ ưu đãi tín dụng XK, lập quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ bù giá XK, lập quỹ tài chính XK nhằm bồi thường những thiệt hại do bất khả kháng. Đồng thời sử dụng và khai thác sức mạnh của tín dụng quốc tế trong việc hỗ trợ tín dụng cho XK của Việt Nam. Nhà nước cần hỗ trợ tài chính, tín dụng cho việc thành lập mới các doanh nghiệp phi quốc doanh sản xuất những mặt hàng XK truyền thống của Việt Nam như Nhà nước cho vay vốn dài hạn với lãi suất thấp để thành lập các doanh nghiệp cổ phần, để hỗ trợ cho tư nhân hoá, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất, khai thác, kinh doanh hàng XK. Nhà nước bán chịu dài hạn, cho thuê (khô hoặc ướt) các doanh nghiệp, nhà máy quốc doanh sản xuất hàng XK. Trong giai đoạn hiện nay cần tập trung ưu tiên cho các doanh nghiệp trên ứng dụng chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000.... Đối với đầu tư nước ngoài, bên cạnh những chính sách ưu đãi về tài chính tín dụng hiện nay dành cho các xí nghiệp liên doanh, Nhà nước nên quy định tỷ trọng XK bắt buộc cho xí nghiệp liên doanh, nên khuyến khích các hình thức đầu tư BOT, BT các doanh nghiệp sản xuất hàng XK. Trong khi quỹ hỗ trợ XK chưa hình thành, Bộ Thương mại đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ cho áp dụng biện pháp sử dụng quỹ bình ổn giá để hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh XK.
Bốn là, chính sách tỷ giá hối đoái cần thường xuyên điều chỉnh linh hoạt có lợi cho XK và cải thiện cán cân thanh toán. Trong tình hình vừa qua với sự khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra giữa các nước trong khu vực, và xa hơn là các nước ở Bắc á như Nhật, Hàn Quốc thì quyết định điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần sát với tỷ giá thực tế của Ngân hàng Nhà nước đã góp phần đẩy mạnh XK và hạn chế nhập khẩu nhưng vẫn đảm bảo tương đối ổn định nền kinh tế. Sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để đẩy mạnh XK như xác lập chế độ thanh toán hàng XK theo tỷ giá hối đoái riêng với mức cao hơn tỷ giá thị trường, có thể phá giá có mức độ đồng ngân hàng Việt Nam cũng là một biện pháp đẩy mạnh XK hàng hoá Việt Nam (tuy nhiên cần phải thận trọng với giải pháp này).
3-/ Các biện pháp về cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý hoạt động XK:
Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều thủ tục nhưng có lẽ sôi động, nhiều góc cạnh là hai khâu: quyền kinh doanh và phạm vi hàng hoá được XK, nhập khẩu. Để đạt được mục tiêu cải cách hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu thì bước tiên phong phải là đổi mới về cơ chế - chính sách và tiếp nối là rà soát các thủ tục theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ nhất.
Ngày nay sự ra đời của Nghị định 57 (1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ ban hành trên nền tảng Luật Thương mại, theo đó huỷ bỏ chế độ cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ nay, doanh nghiệp nào muốn XK, nhập khẩu theo ngành hàng ghi trong giấy kinh doanh trong nước thì chỉ cần đăng ký mã số tại Cục hải quan tỉnh, thành phố. Nghị định này đã có hiệu ứng, nhất là ở các trung tâm kinh tế lớn. Nghị định này cùng với việc cho phép mọi doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được trực tiếp nhận gia công của nước ngoài, làm đại lý mua, bán hàng cho thương nhân nước ngoài, được làm dịch vụ tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu những mặt hàng phù hợp với đăng ký kinh doanh của đơn vị mình, bằng thủ tục giản tiện. Cùng với quá trình mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, cơ chế quản lý về phạm vi hàng hoá được xuất nhập khẩu từng bước được cải tiến, theo hướng giảm dần mặt hàng phải xin giấy phép. Còn đối với một số ít việc vẫn cần cho quản lý bằng thủ tục hành chính thì Bộ thương mại đã rà soát lại các thủ tục và cải tiến để đơn giản giấy tờ cùng với thời gian hợp lý, với biện pháp cụ thể như: Công bố công khai quy trình và thời gian giải quyết công việc; uỷ quyền, bỏ tầng nấc. Bên cạnh đó cần khắc phục sự hạn hẹp do cách ghi ngành hàng cụ thể trong giấy chứng nhận kinh doanh hiện hành, thay vào đó chỉ ghi một số ngành nghề có hạn ngạch, có điều kiện, những ngành nghề còn lại được gộp là "kinh doanh thương mại hoặc sản xuất - thương mại". Cần sớm có những cải sửa các chi tiết về thủ tục kiểm tra hàng hoá ra vào cửa khẩu, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu thông thoáng hơn. Mặt khác chúng ta nên đa dạng hơn về phương thức kinh doanh, thực hiện các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ quảng cáo, triển lãm; dịch vụ vận tải, giao nhận kho vận, dịch vụ tư vấn pháp luật. Đào tạo đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn giỏi, nhanh chóng nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới, nêu cao tinh thần dân tộc khi làm ăn với các đối tác nước ngoài.
III-/ Phương hướng và các biện pháp thúc đẩy XK thuỷ sản Việt Nam:
1-/ Phương hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam:
Quyết định số 251/1998/QĐ-TTg ngày 25/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển XK thuỷ sản đến năm 2005 với mục tiêu là: Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản, đưa kim ngạch XK thuỷ sản tăng nhanh đạt 1,1 tỷ USD năm 2000 và 2 tỷ USD vào năm 2005; đưa kinh tế thuỷ sản phát triển thành ngành mũi nhọn trong nền kinh tế đất nước. Hiện tại chúng ta cần cố gắng để thực hiện kế hoạch năm 1999 đã đề ra với chỉ tiêu kim ngạch XK đạt 950 triệu USD. Phương hướng tiếp theo là tăng nhanh tỷ trọng sản lượng hải sản có giá trị XK trong tổng sản lượng khai thác, đạt 20-22% vào năm 2000 và trên 22-24% vào năm 2005; nâng cao công suất chế biến lên 1000 tấn sản phẩm/ngày vào năm 2000 và 1.500 tấn sản phẩm/ngày vào năm 2005; đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm XK. Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thuỷ sản chế biến có giá trị gia tăng, đưa tỷ trọng hàng có giá trị gia tăng từ 17,5% hiện nay lên 25-30% vào năm 2000 và 40-45% vào năm 2005. Nâng tỷ trọng XK các mặt hàng tươi sống từ 4-5% trong tổng sản phẩm XK hiện nay lên 10% vào năm 2000 và 14% vào năm 2005.
Đặc biệt, ngày 16/11/1999 Uỷ ban Châu Âu (EC) thuộc liên minh Châu Âu (EU) đã quyết định đưa Việt Nam vào danh sách I các nước được phép XK thuỷ sản vào EU. Đây là một triển vọng, cơ hội mới để thúc đẩy XK thuỷ sản Việt Nam.
Bảng 14: Hai phương án XK thuỷ sản đến năm 2000-2010(Bộ thuỷ sản)
Phương án I
Các chỉ tiêu chính
1995
2000
2005
2010
1. Giá trị XK năm cuối kỳ (tỷ USD)
0,55
1,1
2,0
3,5
- Tôm đông lạnh
0,33
0,5
0,8
1,0
- Thuỷ sản đông lạnh khác
0,13
0,2
0,3
0,5
- Thuỷ sản tươi sống
0,07
0,2
0,4
0,8
- Sản phẩm giá trị gia tăng
-
0,05
0,2
0,5
- Đồ hộp
-
0,05
0,1
0,3
2. Tốc độ tăng bình quân 5 năm
35
20
17
15
Phương án II
Các chỉ tiêu chính
1995
2000
2005
2010
1. Giá trị XK năm cuối kỳ (tỷ USD)
0,55
1,2
2,4
4,5
- Tôm đông lạnh
0,33
0,55
0,8
1,2
- Thuỷ sản đông lạnh khác
0,13
0,2
0,4
0,6
- Thuỷ sản tươi sống
0,07
0,25
0,5
1,0
- Sản phẩm giá trị gia tăng
-
0,10
0,3
0,7
- Đồ hộp
-
0,08
0,3
0,5
2. Tốc độ tăng bình quân 5 năm
35
25
20
17
2-/ Biện pháp thúc đẩy XK thuỷ sản Việt Nam:
2.1. Phát triển sản xuất nguyên liệu là yếu tố hàng đầu để tăng giá trị kim ngạch XK thủy sản. Muốn tăng nhanh giá trị kim ngạch, vấn đề nguyên liệu phải được giải quyết đồng bộ, từ khâu giống, công nghệ khai thác và bảo quản sau thu hoạch, hạ giá thành sản xuất nguyên liệu để đảm bảo có nguồn nguyên liệu phát triển ổn định và có chất lượng tốt. Phát triển sản xuất nguyên liệu phải được định hướng bằng các chương trình sản phẩm chủ lực như nhóm sản phẩm tôm, cá, nhuyễn thể, thực phẩm phối chế và đồ hộp. Phát triển sản xuất nguyên liệu từ 3 nguồn: khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và nhập nguyên liệu. Trong nuôi trồng thuỷ sản hướng vào nuôi tôm (vì tôm là mặt hàng chủ lực); nuôi cá biển và cá nước ngoạt thương phẩm, nuôi đặc thuỷ sản. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải trên cơ sở quy hoạch (quy hoạch vùng nuôi, sản xuất, cung ứng giống, công nghệ nuôi, sản xuất thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ môi trường bền vững,...). Cơ cấu nguyên liệu khai thác trong những năm đầu vẫn chiếm tỷ trọng lớn, cần phát triển đội tàu khai thác các đối tượng có giá trị XK cao, quan tâm đầy đủ các thiết bị, phương tiện bảo quản sau thu hoạch, khuyến khích việc nhập nguyên liệu để chế biến tái xuất, phấn đấu đạt tỷ trọng nhập 5-8% vào năm 2005.
2.2. Chống thất thoát sau thu hoạch và quản lý thị trường nguyên liệu, đây là giải pháp để tăng chất lượng nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm. Muốn đạt được cần hình thành sớm các chợ cá gần vùng nguyên liệu có đủ các điều kiện để phân loại, bảo quản, thương mại, đấu giá nguyên liệu. Bổ sung, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn vệ sinh thuỷ sản trong quá trình thương mại trên thị trường. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết, phối gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến.
2.3. Xây dựng cơ cấu mặt hàng thuỷ sản hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao, xây dựng cơ cấu đầu tư nhằm phát huy các lợi thế so sánh của từng địa phương và vùng lãnh thổ. Chúng ta cần chú ý phát triển các loại thuỷ sản có giá trị và chất lượng cao, nhu cầu trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng lên. Ngoài hải sản (tôm, cá, nhuyễn thể chân đầu và chân bụng, thực phẩm phối chế, đồ hộp thuỷ sản), chú ý phát triển các thuỷ đặc sản khác như: cua ghẹ, rong biển, hải sâm và cầu gai, ếch nuôi, cá sấu, ba ba, trai ngọc, actemia,...
Bên cạnh đó cần có chính sách đầu tư phù hợp, không dàn trải, từ đầu tư tạo nguồn nguyên liệu theo các chương trình sản phẩm đến đầu tư nâng cấp, phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản, nghiên cứu, triển khai và đào tạo.
2.4. Hình thành một ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản vững mạnh, đủ khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực, do vậy cần phải tăng cường năng lực công nghệ chế biến, trong đó trước hết là đầu tư nâng cấp điều kiện sản xuất ở các cơ sở hiện có để thoả mãn các yêu cầu chất lượng của từng thị trường, phát triển thêm một số cơ sở chế biến XK để nâng công suất chế biến sản phẩm lên 1.000 tấn/ngày vào năm 2000 và 1.500 tấn/ngày vào năm 2005. Xây dựng, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn về điều kiện sản xuất và an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản trong phạm vi cả nước. Nâng cao tỷ trọng các cơ sở chế biến thuỷ sản, thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP, và HACCP, mở rộng chủng loại và khối lượng chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng, nâng cao năng lực hoạt động của trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản - NAFIQACEN.
2.5. Xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá bạn hàng, giảm dần tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp có nhu cầu thuỷ sản lớn. Một mặt, duy trì, củng cố các thị trường truyền thống, mặt khác, tích cực tìm các giải pháp để XK sang các thị trường tiêu thụ trực tiếp, có nhu cầu thuỷ sản Việt Nam là Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, EU, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông,... Để làm điều này cần thành lập sớm cơ quan nghiên cứu thị trường, nghiên cứu kỹ nhu cầu tiêu dùng của từng thị trường, tăng cường công tác thông tin tiếp thị, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm; chúng ta cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài, tiếp cận với các siêu thị và hãng kinh doanh siêu thị để giới thiệu thủy sản Việt Nam, nhất là hàng hoá đã chế biến sâu. Bên cạnh đó cần tăng cường hợp tác quốc tế, tạo tiền đề pháp lý cho việc mở rộng thị trường, thiết lập quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền về chất lượng với các nước thuộc liên minh Châu Âu. Nhất là khi ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ sẽ tạo cơ hội và triển vọng lớn cho XK thuỷ sản của Việt Nam, đồng thời tham gia các diễn đàn kinh tế của các tổ chức ASEAN, APEC để mở rộng thị trường.
2.6. Tăng cường đào tạo cán bộ có tay nghề và trình độ kỹ thuật cao, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến hàng thuỷ sản XK; đào tạo cán bộ làm công tác tiếp thị chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng phương pháp phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đào tạo giữa các trường và doanh nghiệp. Mặt khác cần phát huy vai trò của Hiệp hội chế biến và XK thuỷ sản Việt Nam; động viên, hướng dẫn và tổ chức các hội viên của mình tham gia tích cực vào việc thực hiện chương trình phát triển XK thuỷ sản đến năm 2005, thường xuyên phối hợp với Bộ thuỷ sản tổ chức tốt thông tin thị trường, giới thiệu khách hàng cho các doanh nghiệp. Nâng cao năng lực hoạt động của Hội nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam, Hội nghề cá Việt Nam, Hiệp hội chế biến và XK thuỷ sản Việt Nam để tập hợp các nhà sản xuất và kinh doanh thuỷ sản, giúp đỡ nhau về công nghệ, vốn kinh doanh, thông tin kinh tế - thương mại, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh... nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của ngành thuỷ sản Việt Nam, thúc đẩy XK thuỷ sản Việt Nam phát triển mạnh.
Về chính sách khuyến khích phát triển ngành thuỷ sản, Bộ thuỷ sản, cần chủ động phối hợp với các Bộ có liên quan nghiên cứu và xây dựng từng chính sách cụ thể để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trước mắt, Bộ thuỷ sản phối hợp với Bộ tài chính trình thủ tướng Chính phủ chính sách về thuế XK thuỷ sản. Về vốn thì vốn ngân sách đã được phê duyệt, riêng về vốn vay thì ưu tiên cho vay đóng tàu đánh cá xa bờ,... qua đó để tăng thêm nguyên liệu cho chế biến đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý hoạt động XK thủy sản, thực hành tiết kiệm, chống tham những và buôn lậu.
IV-/ Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả XK trong nền kinh tế thị trường:
1-/ Việc thúc đẩy XK ở Việt Nam đòi hỏi phải tiếp tục vận dụng các chính sách và biện pháp thúc đẩy XK hiện có, đồng thời khắc phục những hạn chế và yếu kém đã nêu ở trên. Dưới đây xin làm rõ thêm một số vấn đề nhằm tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chính sách và biện pháp ấy.
1.1 Về lựa chọn nhóm ngành mũi nhọn trong định hướng XK. Trước mắt chúng ta nên tập trung vào các ngành vừa tận dụng được lợi thế về công nhân, lao động, tài nguyên thiên nhiên, vừa phù hợp với khả năng đầu tư của chúng ta ở giai đoạn hiện nay. Khi đã tích luỹ đủ điều kiện về vốn, công nghệ thì chúng ta đầu tư vào ngành có hàm lượng cao về vốn và công nghệ.
1.2 Thành lập tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam hoạt động có hiệu quả, có nhiệm vụ thu thập và nghiên cứu thông tin về thị trường ngoài nước, bố trí triển lãm, tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế nhằm hỗ trợ phát triển các mặt hàng mới hoặc ngành nghề sản xuất cụ thể, hỗ trợ việc thực hiện các chương trình nằm trong chính sách XK của Nhà nước và tổ chức hợp tác kinh tế đối ngoại.
1.3 Tiếp tục phát triển mạnh hình thức khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
1.4 Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài. Việc ưu tiên sản xuất hàng XK, nuôi trồng chế biến thuỷ sản, sử dụng công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động đã thể hiện rất rõ trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thông qua các quy định về miễn giảm thuế lợi tức trong một thời gian nhất định cho nhà đầu tư. Hình thức liên doanh là hình thức hợp nhất cho Việt Nam trong tích luỹ vốn, chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lý.
2-/ Để nâng cao khả năng cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam, một số kiến nghị để thực hiện tốt, đó là:
2.1 Nuôi trồng thuỷ sản có tính chất quyết định đến việc tăng sản lượng, phương hướng lâu dài là phải sản xuất thâm canh. Việc tăng sản lượng thuỷ sản của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vào thời gian đầu thế kỷ 21 sẽ chủ yếu hy vọng vào việc tăng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, còn khả năng đánh bắt cá tự nhiên là rất hạn chế, nhất là nguồn hải sản đánh bắt ven bờ.
2.2 Xây dựng cơ cấu mặt hàng thuỷ sản hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao; xây dựng cơ cấu đầu tư nhằm phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương và vùng lãnh thổ. Thực hiện chương trình đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa to lớn về kinh tế và quốc phòng.
2.3 Xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá bạn hàng, giảm dần tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp, có nhu cầu thuỷ sản lớn.
Kết luận
Hoà nhập vào xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã chủ trương làm bạn với tất cả các nước, thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Có thể nói chưa bao giờ chúng ta lại gặt hái được nhiều thành công trong công tác đối ngoại và hợp tác kinh tế như những năm qua. Từ một nước chỉ bó hẹp trong quan hệ với một số nước trước đây, ngày nay Việt Nam đã quan hệ ngoại giao với 160 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và lãnh thổ. Thực hiện chiến lược hướng về XK là giải pháp mở cửa nền kinh tế, là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên, để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thông qua XK sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội bằng việc mở rộng trao đổi và thúc đẩy việc tận dụng các lợi thế, các tiềm năng và cơ hội của đất nước.
Trong nền kinh tế quốc dân, thuỷ sản là một trong những ngành có nhiều khả năng và tiềm năng huy động để phát triển. Thuỷ sản là một trong những mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục là mũi nhọn để phát triển ngành thuỷ sản và có vai trò rất quan trọng để phát triển và cơ cấu lại kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tóm lại biện pháp thúc đẩy XK hàng hoá trong nền kinh tế thị trường nói chung và biện pháp thúc đẩy XK thuỷ sản Việt Nam nói riêng đóng vai trò quan trọng đưa hàng hoá của nước ta xâm nhập vào thị trường thế giới, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm XK Việt Nam. Qua đó góp phần thực hiện thành công chiến lược hướng về xuất khẩu đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện để Việt Nam thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước./.
tài liệu tham khảo
1-/ Kinh tế Thương mại dịch vụ - NXB thống kê, Hà Nội 1998
2-/ Giáo trình Thương mại quốc tế - NXB thống kê, Hà Nội 1998
3-/ Tình hình kinh tế xã hội năm 97, 98 - Tổng cục thống kê
4-/ Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thương mại 1998-Bộ TM
5-/ Giáo trình kinh tế học quốc tế - NXB Thống kê - HN 1995
6-/ Giáo trình kinh tế ngoại thương-ĐH Ngoại thương-NXB Giáo dục-HN-1994
7-/ Lý luận và thực tiễn TMQT-Trung tâm kinh tế Châu á-TBD, NXB thống kê 1994
8-/ Võ Thanh Thu "Kinh tế đối ngoại" - NXB thống kê 1994
9-/ Võ Thanh Thu, Đoàn Thị Hồng Vân "Hướng dẫn thực hành XNK tại Việt Nam - NXB thống kê tháng 6/1994
10-/ Vũ Phạm Quyết Thắng "Kinh tế đối ngoại Việt Nam - nội dung - giải pháp - hiệu quả" - NXB thống kê 1994
11-/ Kinh tế học - David Begg - NXB KHKT 1992
12-/ Các Nghị định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về XNK
13-/ Các thông tư của Bộ
14-/ Các thời báo kinh tế 1996,1997,1998,1999
15-/ Báo diễn đàn doanh nghiệp 1996-1999
16-/ Tạp chí thuỷ sản 1990-1999
17-/ Các báo và tạp chí khác 1991-1999 như:
- Báo Thương mại Việt Nam
- Báo Thương nghiệp thị trường Việt Nam
- Nghiên cứu thị trường
- Thị trường giá cả
- Kinh tế và dự báo
- Phát triển kinh tế
- Kinh tế thế giới
- Báo Ngân hàng
- Báo Tài chính
- Báo Hà Nội mới....
mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0709.doc