Đề tài Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 B. NỘI DUNG 4 Chương 1: BIỂU TƯỢNG VÀ VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA BIỂU TƯỢNG VƯỜN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH 4 1. Khái quát về biểu tượng 4 1.1. Khái niệm 4 1.1.1. Theo quan điểm triết học, tâm lí học và văn hóa 4 1.1.2. Theo quan điểm ngôn ngữ học và văn học 5 1.1.3. Tổng kết các quan niệm trên, có thể đi đến một số kết luận khái quát về biểu tượng 6 1.2. Phân loại biểu tượng 7 1.2.1. Biểu tượng văn hóa 7 1.2.2. Biểu tượng nghệ thuật - biểu tượng thơ ca 7 1.2.3. Biểu tượng ngôn từ nghệ thuật 7 1.3. Biểu tượng thơ ca 7 1.3.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu 7 1.3.2. Một số kết luận chung về biểu tượng thơ ca 9 2. Vai trò, vị trí của biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính 10 2.1. Thống kê sơ lược hệ thống biểu tượng trong thơ Nguyễn Bính 10 2.1.1. Biểu tượng mùa xuân 10 2.1.2. Biểu tượng cánh bướm 12 2.1.3. Biểu tượng bến nước - con đò 12 2.2. Vai trò, vị trí của biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính 13 Chương 2: VƯỜN - HÌNH ẢNH BIỂU TƯỢNG CHO LÀNG QUÊ BẮC BỘ VIỆT NAM 22 1. Thơ Nguyễn Bính đã tái hiện lại chân thực làng quê Việt Nam, mà cụ thể là không gian đồng bằng Bắc Bộ 22 2. Vườn - một biểu tượng chân thực, sinh động cảnh quê Bắc Bộ 23 3. Vườn - biểu tượng của tình quê, duyên quê con người Việt 24 3.1. Mảnh vườn với những mối lương duyên tươi thắm và cả những mối tình duyên lỡ làng 24 3.1.1. Những mối lương duyên tươi thắm 24 3.1.2. Mảnh vườn với những cuộc tình duyên lỡ dở 26 3.2. Vườn quê - nơi gìn giữ những giá trị truyền thống của văn hóa làng quê 28 3.2.1. Mảnh vườn biểu trưng cho cội nguồn, gốc rễ nhân sinh 28 3.2.2. Mảnh vườn biểu trưng cho những giá trị chân quê truyền thống 28 4. Biểu tượng vườn trong mối tương quan so sánh với các tác giả khác 29 4.1. Khu vườn tình ái - Xuân Diệu 30 4.2. Khu vườn - nơi ẩn náu của những người khốn khổ và điểm đến của niềm hoan lạc và khao khát yêu đương trong "Những người khốn khổ" của V. Huygô 32 Chương 3: PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA VƯỜN QUA THẾ GIỚI TRẦN THẾ VÀ MỘNG TƯỜNG 37 1. Phương thức xây dựng biểu tượng 37 1.1. Ngôn từ 37 1.1.1. Sử dụng lớp từ chỉ loại 37 1.1.2. Mảng “lời quê” diễn tả sắc thái 38 1.1.3. Các biện pháp tu từ 40 1.2. Cách cảm nhận và đo đếm không gian, thời gian 44 1.2.1. Cách cảm nhận và đo đếm không gian 44 1.2.2. Cảm nhận và đo đếm thời gian 45 1.3. Xây dựng hình ảnh “cố viên” - vườn cũ 47 2. Vườn - biểu tượng cho hai thế giới thực tại và mộng tưởng 48 2.1. Vườn trần, vườn hoang - biểu tượng của thế giới trần thực 48 2.1.1. Vườn trù phú - biểu trưng cho một thế giới thực tại hạnh phúc, đủ đầy 50 2.1.2. Vườn hoang - biểu trưng cho một thế giới đổ vỡ, chia lìa 51 2.2. vườn xuân, vườn tiên - biểu tượng cho thế giới mộng tưởng 52 C. KẾT LUẬN 54 THƯ MỤC THAM KHẢO

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3494 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trăm cánh của bướm chim rối rắm. Vườn trong thơ Xuân Diệu đẹp nhất vào những đêm trăng. Không gì lãng mạn hơn việc lấy hình ảnh một khu vườn đờm cú trăng làm nơi giao duyên, hò hẹn: Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá Ánh sáng tuôn đầy các lối đi Tôi với người yêu qua nhà nhẹ Im lìm không dám nói năng chi (Trăng) Vườn trăng trong thơ Xuân Diệu có khi là vườn tình đắm say, si mê. Ở đó, có không khí huyền ảo của một khu vườn đầy chất trăng trong Liêu Trai, có bóng dáng những chàng Trương Quân Thụy đa tình băng qua tường tìm gặp Thôi Oanh Oanh. Lạc. Lạc vào vườn trăng Xuân Diệu, đâu đâu ta cũng bắt gặp một ỏnh nhỡn tình tứ, một nỗi niềm yêu đương khao khát được bộc lộ, cảm thông, chia sẻ và đền đáp. Dù là sớm mai, chiều hôm hay đêm tối, Xuân Diệu đều tạo cho khu vườn tình ái của mình một không khí tình yêu thực sự với mọi cung bậc khác nhau của tình cảm: khi đau khổ cô đơn, khi nhớ nhung thiết tha, khi xa cách chia lìa, lúc nồng làn say đắm. Nếu vườn sớm mai thường ở trạng thái tươi vui đầy lạc quan thì vườn chiều thường êm ả, lặng lẽ, mang cái hư ảo của cõi u minh. Điều này thể hiện một cảm quan đặc biệt về thời gian, ấn tượng thị giác và liên tưởng mạnh mẽ về ánh sáng trong thi pháp thơ Xuân Diệu. Trong quan niệm của Xuân Diệu, vườn chính là một biểu tượng của sự sống. Nơi đây, nhà thơ có thể thả hồn mình ra để đón lấy những rung động của cuộc đời giữa một khu vườn trần rộng lớn nhiều hương sắc và lắm đam mê. Không chỉ vậy, vườn còn là nơi gặp gỡ của tình yêu. Nó hẹn hò và mời mọc con người đến với tình yêu: Tất cả vườn anh rất đợi chờ Bởi vì em có ngón tay thơ Đến đây em hỏi giựm đôi lộc Kẻo tội lòng anh tủi ước mơ (Dâng) Lối vào vườn anh luôn rộng mở chờ đợi bước chân của em. Này là chùm thương nhớ khóm yêu đương, này là nụ mơ mòng đợi ánh sương, lá bàng khuâng run trước gió, chim hòa ríu rít liễu vui vầy… tất cả đều có lứa, cú đụi, súng đụi nhịp nhàng chựm-khúm, nụ-sương, lỏ-giú, chim-liễu. Vườn tình là không gian thích hợp cho tình yêu lên ngôi, không chỉ thơ mộng, hài hòa, đầy sức sống, dường như nó còn là hiện thân của thế giới tâm linh, là vũ trụ thu nhỏ lại để tình yêu lớn lên. Tình yêu ngang tầm và vươn tầm vũ trụ phù hợp với lòng khao khát yêu vô biên và tuyệt đích của chàng thi sĩ đa tình. Thiên nhiên không còn giữ nguyên bản tính của nó nữa, tất cả đều trở thành kẻ si tình đến độ qua con mắt của nhà thơ. Nâng vườn lên thành một biểu tượng nghệ thuật đặc sắc trong thơ, chỉ có ở Xuân Diệu và Nguyễn Bính. Qua khảo sát sơ bộ, có thấy thấy biểu tượng vườn trong sáng tác của hai tác giả xuất hiện với số lượng là tương đương nhau. Nhưng ở Nguyễn Bính, mảnh vườn là tượng trưng cho cảnh quờ, duyờn quờ và hồn quờ. Cỏi độc đáo của Nguyễn Bính là tính chất thôn dã, mộc mạc, chân thành, rất gần với bản chất người nhà quê vẫn ẩn náu trong ta… một điều mà ta không thể hiểu bằng kí ức, một điều quý vô ngần: hồn xưa của đất nước. Vườn của Nguyễn Bính là mảnh vườn quờ, cũn Xuõn Diệu là vườn chốn thành thị. Vườn của Nguyễn Bính được dựng lên bằng hình ảnh hàng cau, giàn giầu, dậu mùng tơi, cây cam, cây bưởi, cây chanh, hoa xoan, ao cần… Vườn của Xuân Diệu lại chủ yếu là trăng, sương, hoa, lá, chim, bướm… Nguyễn Bính viết bằng tỡnh quờ mộc mạc, Xuân Diệu viết rung động của một thứ ái tình đơn chiếc, không được đền đáp. Ở Nguyễn Bính là mảnh vườn của ước mơ xa xưa, của tuổi thơ thi nhân còn ở Xuân Diệu là khu vườn của thực tai khát khao yêu đương. Một mảnh vườn cổ tích và một khu vườn mộng tưởng ân ái sánh đôi trong vườn thơ của phong trào thơ Mới. Nó hấp dẫn, lôi cuốn độc giả bởi chất men say của hồn thơ lãng mạn, đa tình. Ở đó có những cô đơn, tủi hờn nhớ thương đến nao lòng, có những tình yêu si mê đắm đuối, có chàng Nguyễn Bính quê mùa mà lãng tử, có chàng Xuân Diệu cô đơn mà vẫn yêu, vẫn sống cuống quýt, chân thành 4.2. Khu vườn - nơi ẩn náu của những người khốn khổ và điểm đến của niềm hoan lạc và khao khát yêu đương trong "Những người khốn khổ" của V. Huygô Huygụ - con người vĩ đại mà bản thân là cả một diễn đàn, ông gầm thét trên đỉnh đầu thế giới như một cơn giông tố kêu gọi quyền được sống cho tất cả những là cao đẹp nhất trong tâm hồn con người. Ông biết dạy cho tất cả mọi người biết yêu cuộc đời, yêu cái đẹp, yêu sự thật và yêu nước Pháp cũng đã xây dựng trong tác phẩm Những người khốn khổ một biểu tượng khu vườn độc đáo. Thông qua khu vườn, V.Huygụ có thể nói được với người đọc rất nhiều về thiên nhiên, về tình yêu, về con người, về cuộc sống… Những con người lương thiện khốn khổ được ông ấp ủ, chở che dưới tán lá của những khu vườn tịnh mịch của bóng đêm hay giữa tiếng thầm thì của côn trùng và hoa lá. Lòng tốt nảy nở, tình yêu đơm hoa, sự sống hồi sinh dưới sự bảo vệ của khu vườn. Theo bố cục của tác phẩm, ta sẽ thấy hình ảnh khu vườn hiện lên ở nhiều sắc thái khác nhau Đó là khu vườn lạnh lẽo trong đêm tối nơi mà người tù khổ sai Giăng Vangiăng lần đến mong tìm một cái lều của phu lục lộ trú tạm qua đêm. Ở đó, con người khốn khổ ấy đã phải gắng sức thoát ra khỏi cơn cuồng nộ của một con chó dữ - chủ nhân của cái ổ ấp áp mà anh ta tưởng nhầm là lều của phu phụ lục, để rồi cay đắng thở than Thân ta thật không bằng một con chó Đó là khu vườn thanh sạch và giản dị của Đức giám mục Mirien – con người của tình thương và ánh sáng, người duy nhất không những không xua đuổi con người nguy hiểm mang số tù 26.041 ấy mà còn rọi chiếu vào tâm hồn chai sạn, đen thẫm lại vì uất ức và đau khổ của anh một luồng ánh sáng khác lạ - ánh sáng khác lạ và kì diệu của lòng nhân ái, tình thương. Khu vườn của Đức giám mục Mirien cũng giản dị và thanh sạch như chủ nhân của nó. Ở đó người làm vườn chăm sóc và nâng niu những bông hoa và cả những con sâu. Ông làm vườn không phải với tư cách của người làm vườn mà với tư cách của một người yêu cái đẹp, hiểu được giá trị đích thực của cái đẹp. Khác với mảnh vườn giản dị của Đức giám mục Mirien, khu vườn Xanh Cowlu - nơi mà Phăngtin - cô thiếu nữ trong trắng đáng thương ngây thơ vui đùa cựng đỏm bạn trụy lạc, phóng đãng của mình lại là khu vườn sống động, lẳng lơ và đa tình. Sự sống động rực rỡ ẩn chứa một cái gì vừa say sưa vừa buông thả - đó là cảnh vườn ngự tôn nghiêm nhưng lại có cả lũ chim trời du đãng lượn bay. Và sau này, Phăngtin đã phải chịu bao hậu quả cay đắng cho những phút giây dại khờ nông nổi. Nàng đã phải làm tất cả, từ lao động khổ cực đến bỏn túc, bỏn răng và bán cả thân mình để nuụi Cụ dột - kết quả hai năm phiêu lưu trong tình ái. Cho đến phút cuối, trước khi nhắm mắt người mẹ tội nghiệp ấy chỉ có một mơ ước được thấy mặt con, được có một khu vườn ở đó Cụdột chơi đùa, tha hồ bắt bướm trong cỏ. Hình ảnh khu vườn trong trường hợp này chỉ là khu vườn trong mộng, khu vườn của, ước mơ - một ước mơ nhỏ nhoi vậy thôi mà con người đáng thương và đáng trọng đó phải đánh đổi cả cuộc đời mà vẫn không đạt được. Khi Giăng Vangiăng cừng Cụdột lẩn trốn sự truy lùng mẫn cán một cách đặc biệt của Giave, sự tuyệt vọng đã đưa hai con người khốn khổ đó vào một khu vườn như kiểu một mộ địa giữa trần gian - khu vườn kỡ quỏi của nhà tu kín số 62. Nhưng chính nơi đó, hai người đã an toàn để thoát khỏi vũng kỡm tỏa, săn đuổi của pháp luật và nhà tù vụ nhõn. Cũng chính ở khu vườn đú, Cụdột từ con vịt còi xấu xí lột xác thành con thiên nga xinh đẹp, trong trắng mà vẻ đẹp kì diệu ấy đó gõy một tiếng sét ái tình cho chàng Mariuyt, mở đầu một thiờn tỡnh sử diễm lệ trong khu vườn Luychxembua ngập tràn ánh sáng và hoàn thành thiờn tỡnh sử đó bằng nụ hôn thần tiên trong khu vườn phố Pơluymơ cành lá rườm rà và vạn vật đều tấu lên bản tình ca của ánh sáng, tình yêu và khát khao giao hòa trời đất. Khu vườn tình yêu ở phố Powluymờ cũn trở lại một lần nữa, đó là khi Mariuyt và Cụdột đó cưới nhau. Ở tuyệt đỉnh của hạnh phúc, họ hứa hẹn với nhau chúng mình sẽ trở lại cái vườn xinh của chúng mình ở phố Pơluymờ và đôi vợ chồng trẻ chỉ biết có yêu nhau ấy đã vui chơi suốt ngày ở khu vườn hạnh phúc mặc cho người cha khốn khổ, đỏ mắt vì chờ đợi. Hình ảnh khu vườn cuối cùng xuất hiện trong tác phẩm là khi Giăng Vangiăng chỉ còn là ngọn đèn dầu thoi thóp thì Mariuyt và Cụdột đến, níu kéo sự sống của người cha khốn khổ bằng viễn cảnh về một cuộc sống hạnh phúc mà ở đó cái vườn hoa lúc này đẹp lắm, giống thanh thảo mọc rất tốt, lối đi trong vườn dải toàn cát bờ sông, có những vỏ sò ốc tớm… Ở đó, cha sẽ nếm những quả dâu do chính con chăm tưới và cha cũng sẽ có luống vườn của cha, cha chồng trọt đi, để xem những quả dâu của cha có đẹp bằng những quả dâu của con không?. Và rồi tại chính khu vườn yên tĩnh ở phố Lomacnờ, một con người suốt đời sống bằng tình yêu và vì tình yêu đó trỳt hơi thở cuối cùng bên sự yêu thương muộn mằn của người con gái mà ông luôn luôn coi trọng hơn chính bản thân mình. Như vậy, có thể nhận thấy rằng hình ảnh khu vườn được tái hiện trong Những người khốn khổ hết sức sinh động và biểu cảm. Nó không chỉ dừng lại ở một hình ảnh mang tính biểu trưng cao mà còn được nâng lên thành một biểu tượng sống động, đẹp đẽ. Có thể thấy một số nét tương đồng giữa hai tác giả trong việc xây dựng biểu tượng vườn. Khu vườn trong sáng tác của Huygụ tượng trưng cho một nước Pháp xa xưa với những vườn dâu, những vỏ sò ốc tím, những giống thanh thảo mọc trên nhưng lối đi… Mảnh vườn trong thơ Nguyễn Bính là vườn của thôn quê Việt Nam mà tại đó chứ đựng rất nhiều hình ảnh giản dị, mộc mạc của quê nhà thôn dã: dậu mùng tơi, hoa chanh nở, hoa xoan rụng… Khu vườn của V.Huygụ là nơi trở về, nơi chở che cho những con người khốn khổ trước những nghiệt ngã của số phận. Trú ẩn tại nơi này, con người có thể tìm thấy sự an toàn, bình yên. Mảnh vườn của Nguyễn Bính cũng như thế. Nú chớnh là nơi mà người con sau bao nhiêu năm lưu lạc, xa quê vẫn đau đáu một khát vọng trở về, cháy bỏng và thôi thúc (Xuân tha hương), vẫn mong muốn níu giữ lại những kí ức tuổi thơ, những hình ảnh đã gắn bó với mình suốt quãng đời thơ ấu Thày ơi đừng chặt vườn chè. Mẹ ơi đừng bán cây lê con trồng (Thư gửi thày mẹ). Khu vườn của Huygụ là nơi ghi dấu cho những phút thăng hoa của tình yêu trỏi gỏi, rong ruổi trên khắp khu vườn. Vườn của Nguyễn Bính cũng là nơi anh tỏ tình với em, là nơi chúng ta cùng cảm nhận những rung động sâu xa của tình yêu đôi lứa ngọt ngào Đêm qua mới thật là đêm. Ai đem trăng sáng dói lờn vườn chè (Thời trước) Trong những giây phút đau khổ khi sắp lìa dần sự sống, người mẹ nghèo khổ bất hạnh Phăngtin hồi tưởng lại những kí ức đẹp đẽ về khu vườn, mong muốn được một lần trở lại khu vườn ngọt ngào, đẹp đẽ đó. Giăng Vangiăng cũng trong những giây phút cuối cùng của sự sống, qua lời kể của người con gái, cũng mơ tưởng đến một khu vườn mà ở nơi đó, sẽ nếm những quả dâu do chính đứa con gái chăm tưới và cũng sẽ có luống vườn của mình. Nguyễn Bính mơ tưởng đến một khu vườn Ngự Uyển - nơi cất cánh của tình yêu, của hạnh phúc (Xóm Ngự Uyển).. Như vậy, mặc dù có sự khác xa nhau về thời gian, không gian, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa nhưng chúng ta có thể thấy hai tác giả đã gặp nhau trên văn chương từ chính những tương đồng trong việc khắc họa biểu tượng vườn này. Có khu vườn thực nơi trần thế, có khu vườn ảo mộng dệt nên từ chính ước mong của tác giả. Có khu vườn yên bình, là nơi trú chân cho con người sau hành trình đau khổ, nhưng cũng có khu vườn đầy những nguy hiểm rình rập con người. Sự đa dạng về cách thức xây dựng, phương thức biểu đạt này ngày càng bổ sung, làm phong phú những giá trị mới cho biểu tượng này. * Tiểu kết Biểu tượng và đồng thời là ám ảnh của nông thôn trong thơ Nguyễn Bớnh chớnh là mảnh vườn. Vườn đồng nghĩa với nhà: Em ơi em ở lại nhà Vườn dâu em đốn mẹ già em thương với quê hương: Đem thân về chốn vườn dâu cũ Buồn cũng như khi chị lấy chồng với kỉ niệm tuổi thơ: Nhưng mộng mà thôi, mộng mất thôi Hoa thừa rượu ế ấy tỡnh tụi Xa rồi vườn cũ hoa cam rụng Gặp lại nhau chi muộn mất rồi! với hạnh phúc: Như chuyện Tương Như và Trác Thị Đưa nhau về đất Lõm Cựng Vườn cam trắng xóa hoa cam rụng Tôi với em Nhi kết vợ chồng Trong xã hội nông nghiệp trồng lúa nước, vườn chứ không phải ruộng trở thành biểu tượng của quê hương, không hẳn vì nơi chôn rau cắt rốn của nhà thơ có nhiều vườn tược, hoặc các nhân vật trữ tình của ông gắn bó với nghề vườn, mà chủ yếu, vì một nguyên nhân sâu xa hơn nằm trong cõi tâm linh người Việt. Ai cũng biết, trước khi làm ruộng tộc tộc người này đã làm rẫy, làm nương, khi họ tiến xuống đồng bằng trồng lúa nước, nương rẫy được bảo lưu trong một biến thể của nó là vườn. Nông đóng vai trũ chớnh thỡ tang trở thành phụ, đi vào tâm linh (chùa Bà Dâu). Ngưu Lang, Chức Nữ là sự huyền thoại giai đoạn tiền sử bản lề này. Quay về với cội nguồn là một nhu cầu giải thoát và bù đắp của con người và, theo nguyên tắc của đời sống tâm linh, cái gì cổ sơ hơn thì thiêng liêng hơn. Mảnh vườn, vườn dâu kề cận cội nguồn hơn thửa ruộng. Trong thơ Nguyễn Bính, vườn, do vậy không chỉ là biểu tượng của thôn quê, mà là của cả dân tộc, chân quê của mỗi con người Việt Nam Chương 3 PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA VƯỜN QUA THẾ GIỚI TRẦN THẾ VÀ MỘNG TƯỜNG 1. Phương thức xây dựng biểu tượng 1.1. Ngôn từ Nói đến phương thức biểu hiện thơ Nguyễn Bính nói chung và xây dựng biểu tượng vườn nói riêng là nói đến thế giới ngôn từ của nhà thơ. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính là ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu màu sắc dân gian dân tộc. Đó là là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh quen thuộc. Nhà thơ đã chọn cho mỡnh cỏch biểu đạt nội dung, tư tưởng thông qua các sự vật, hiện tượng cụ thể xung quanh, tác động vào giác quan người đọc để lại ấn tượng lâu bền. Như khi nói đến vườn quê, nhà thơ đã tắm người đọc vào những cảnh quan thôn dã bình dị, gần gũi với tất cả mọi người - thế giới của dàn đỗ vỏn, ỏo rau cần, giậu mùng tơi, hoa chanh, hoa bưởi, giời cao, gió cả. Ngay từ lúc đầu người đọc đã có cảm giác gần gũi, thân thuộc với không gian thơ bởi thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh. 1.1.1. Sử dụng lớp từ chỉ loại Xây dựng biểu tượng vườn, Nguyễn Bớnh đó sử dụng hàng loạt danh từ chỉ đối tượng vườn quê: vườn cải, hoa non nở cánh vàng, lũ bướm, gió sớm, dậu tầm xuân, bướm vàng, dậu mùng tơi xanh rờn, con bướm trắng, tơ hong Bên cạnh danh từ chỉ đối tượng vườn quờ, cỏi dân dã mang màu sắc quê rất đậm đà là ở bảng từ chỉ loại (trước danh từ) rất đặc trưng cho không gian vườn quê xứ Bắc. Lớp từ này gợi ra vùng chữ rất riêng của Nguyễn Bính. Nhà thơ sử dụng linh động và phong phú vốn từ vựng quê để diễn tả không gian vườn quê. Những từ mà dân quê hay dùng xuất hiện nhiều trong thơ Nguyễn Bính. Đó là giàn đỗ ván, giàn trầu, miếng trầu, giậu tầm xuân, giậu mùng tơi, giậu duối, ánh trăng, quầng trăng, đóa hoa, chòm hoa, hàng dừa, hàng xoan, hàng liễu, hàng cau, hàng chim, tán lá, làn cây, bờ cây, lùm cây, đám lá… Ngoài ra, những từ chỉ hoạt động của không gian cũng mang rất đậm màu sắc quê: trẩy, chăn tằm, dệt vải, nuôi lợn, hái dâu, nuụi bốo… Chúng phụ họa với những lớp từ chỉ loại trên tạo ra khí sắc riêng trong phong cách chân quê của Nguyễn Bính. Bảng từ chỉ loại có tác dụng cá thể hóa sự vật thực thể. Khi kết hợp với danh từ chỉ vật thể thì danh từ chỉ loại có tác dụng miêu tả hình dáng sự vật. Khi kết hợp với danh từ chỉ đồn vật, chỉ người thì danh từ chỉ loại, ngoài tác dụng phân biệt loại sự vật, còn có tác dụng gợi ra những màu sắc địa phương và thời đại. Tóm lại, sự kết hợp của danh từ chỉ loại với danh từ chỉ đối tượng là sự vật hiện tượng thân thuộc, gắn bó với mảnh vườn quê tạo ra một không gian làng quê rất đặc trưng của xứ Bắc. Đồng thời tạo ra chất thẩm mĩ riêng của ngôn từ biểu hiện: mộc mạc, dân dã, quê mùa . 1.1.2. Mảng “lời quờ” diễn tả sắc thái Sắc thái là một phương diện hình thức, góp phần tạo nên diện mạo không gian của sự vật. Sắc thái bao gồm cả màu sắc, ánh sáng với những biểu hiện phức tạp, tinh vi gắn với trạng thái tồn sinh cụ thể của sự vật. Nó cho phép cảm nhận trực quan về sự vật ấy. Sắc thái của hình ảnh vườn trong thơ Nguyễn Bính được thể hiện chủ yếu trên phương diện sắc màu. Trong các thi phẩm, gam màu chủ đạo được Nguyễn Bính sử dụng là gam màu sáng, giống như ca dao rất tươi tắn, trong trẻo. Màu vàng dịu mát của cánh bướm hòa tan trong màu vàng rực của hoa cải. Sự phối màu ấy, dát vàng lên một góc vườn quê, dệt nên bức tranh đẹp như trong mộng: Anh trồng cả thảy hai vườn cải Tháng chạp hoa non nở cánh vàng …Qua dậu tầm xuân thấy bướm nhiều Bướm vàng vàng quá bướm yờu yờu Em sang bắt bướm vườn anh mãi Quên cả làng Ngang động trống chèo (Hết bướm vàng) Dừng chân trước cửa nhà nàng Thấy hoa vàng với bướm vàng hôn nhau (Dòng dư lệ) Qua việc sử dụng sắc màu, ta thấy hiện lên một khu vườn tươi tắn, đáng yêu, thanh bình, thơ mộng hũa cựng vẻ đẹp của không gian làng quê Bắc Bộ: bầu trời quê trong xanh hòa trong màu xanh của lúa, của đồi, nắng vàng hoe, hoa cải vàng, bươm bướm trắng, lá vàng, tơ đào, môi son, má hồng, thắt lưng xanh. Qua lớp từ ngữ chỉ màu sắc này, Nguyễn Bớnh đó bộc lộ quan điểm thẩm mĩ khá tinh tế: Ở chốn này đây nhiều mái tranh Nhiều hoa tim tím, lắm giời xanh Nhiều bươm bướm trắng, nhiều tơ trắng Ta nhớ ai đâu chốn thị thành (Không đề) Màu xanh, màu vàng, màu trắng là những màu sắc tươi sáng gây ấn tượng mạnh về mảnh vườn. Màu vàng của mảnh vườn không rực rỡ chói chang mà thanh nhẹ tươi mát. Đó là màu của tằm chín vàng, lá vàng rơi, hoa cải vàng, bươm bướm vàng… cũng từ đó, những mộng tưởng của nhà thơ cũng được dệt bằng màu vàng: giấc mộng vàng, bình minh nạm vàng (Lỡ bước sang ngang). Màu xanh của mảnh vườn phần lớn được sử dụng với nghĩa tả thực, đó là màu xanh của vườn chè, bầu trời xanh, cành dâu xanh, lỏ dõu xanh, cây cỏ xanh mượt. Cũng chính từ sắc xanh trù phú đú, đó dệt nên trong lòng nhà thơ màu xanh của ước mơ, tuổi trẻ: ước mơ màu xanh, xuân xanh, đầu xanh, mắt xanh… Màu trắng của mảnh vườn gợi sự tinh khiết, trong sáng của cảnh vật: hoa trắng, tơ trắng, bướm trắng. Và từ đó, nó được nâng lên thành vẻ đẹp tâm hồn con người chân quê: lòng trinh trắng, lòng trẻ như cây lụa trắng. Cũng có khi màu trắng gợi cảm giác tang tóc, thê lương, lạnh lẽo và cô đơn. Nguyễn Bính nghiêng về lối tả màu sắc thực, song , đôi khi màu sắc cũng được ảo hóa: Sớm Đào, trưa Lý, đêm Hồng Phấn Tuyết Hạnh, Sương Quỳnh, máu Đỗ Quyên (Xóm Ngự Viên) Hai câu thơ nhiều màu sắc tạo ấn tượng về một khu vườn rực rỡ các loài hoa khoe đủ sắc màu. Từ đó gợi liên tưởng đến thế giới người đẹp đông đúc đầy vẻ yêu kiều diễm lệ. Màu sắc ở đây vốn là màu pha nhưng lại gắn với đối tượng cung nữ là màu ảo. Tuy nhiên, chúng ta ít gặp màu sắc trong khu vườn Nguyễn Bính nói riêng cũng như trong mọi cảnh vật, con người thơ Nguyễn Bính. Đặt bên cạnh lối cảm nhận và đặt màu sắc của Hàn Mặc Tử ta có thể thấy rõ hơn điều này. Cách cảm nhận màu sắc của Hàn Mặc Tử rất đặc biệt. Nhà thơ cảm nhận màu sắc bằng một linh giác quá nhạy bén được thể hiện bằng thứ ngôn từ cực tả: xanh thì phải vườn ai mướt quá xanh như ngọc, vàng thì phải ánh lên Từng mảnh nhạc vàng rơi lả tả, Tiếng vàng rơi xuống giếng, sắc trắng thật lạ lung không chỉ mài mà còn hắt lên cả ánh, màu trắng lóe sáng trắng nắng chang chang, trắng hơn da thịt người tiờn… Nguyễn Bính không giống thế, màu sắc trong thơ ông thường được diễn tả ở trạng thái thông thường, có tính khách quan, ít được lạ húa, khụng huyền ảo húa, khụng đẩy đến mức cực đoan tột cùng như Hàn Mặc Tử. Nét đặc sắc riêng trong lối dùng màu sắc của Nguyễn Bính khi tả về khu vườn là nhà thơ thiên về lối tả truyền thống. Đó là màu sắc thực, ít ảo ưa dùng màu trực tiếp hơn gián tiếp, màu sắc tĩnh hơn màu động, màu nguyên hơn màu pha. Không sử dụng màu sắc trau chuốt, mượt mà như Đoàn Văn Cừ, cũng không sáng tạo ra những màu sắc tõn kỡ như Chế Lan Viên nhưng Nguyễn Bính vẫn tạo ra trong thơ mình vẻ đẹp của ngôn ngữ nhiều màu sắc, giản dị, mộc mạc mà vô cùng gợi cảm. 1.1.3. Các biện pháp tu từ a) Ẩn dụ Nhiều cây cối, hoa lá trong khu vườn trở thành những hình ảnh ẩn dụ thường xuyên đi về trong thơ Nguyễn Bính. Nói đến tình yêu lứa đôi, tác giả thường nhắc đến hoa - bướm, trầu - cau, nói về những thân phận lỡ dở, những cuộc tình tan vỡ, những chia li, tan tác thường là hoa tàn, giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn,vườn hoang… Theo thống kê, ẩn dụ bướm - hoa xuất hiện 9 lần, bướm - ong 3 lần, giầu - cau 3 lần, bướm - vườn 2 lần, tằm - dâu 1 lần, trăng - gió 1 lần. Hầu hết các ẩn dụ trong thơ Nguyễn Bính đều bắt nguồn từ những ẩn dụ quen thuộc trong ca dao: từ chất liệu đến cách thức xây dựng hình tượng. Nhưng nó không hề tạo cảm giác nhàm chán, không mất đi giá trị biểu cảm mà rất gần gũi, thân quen, làm thức dậy trong lòng ta những rung động mãnh liệt về vẻ đẹp của vườn quê, cảnh quờ, tỡnh quờ. Những hình ảnh ẩn dụ góp phần tạo nên màu sắc dân tộc đậm đà trong thơ ông. Nguyễn Bính là một nhà Thơ Mới. Tính hiện đại trong thơ ông thể hiện rõ nhất ở dòng cảm xúc trữ tình lãng mạn, một cái Tôi trữ tình được cụ thể hóa, cá thể hóa ở nhiều cung bậc tình cảm, trạng thái khác nhau. Nhưng để chuyển tải dòng cảm xúc trữ tình lãng mạn ấy, nhà thơ đã rất độc đáo khi sử dụng và triển khai một hệ thống các phương tiện biểu đạt truyền thống trong ca dao trữ tình mà trước hết thông qua việc xây dựng, tái hiện hình ảnh khu vườn. Ngôn ngữ ẩn dụ không những làm câu thơ trở nên sinh động mà cũn giỳp tác giả nhắc đến đối tượng như một cách gián tiếp, kín đáo, tế nhị… b) So sánh Giống như thơ xưa, Nguyễn Bính thường lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn so sánh. Bên cạnh việc lấy hình ảnh khu vườn, thi nhân còn sử dụng hàng loạt các hình ảnh thuộc về phạm trù vườn quen thuộc, gần gũi, giản dị với đời sống thôn quê, ít màu sắc thành thị để so sánh Hồn tôi như vũng nước đầy (Vũng nước) Hồn anh như hoa cỏ may Một chiều cả giú bỏm đầy áo em (Hoa cỏ may) Tình anh nở giữa mùa thu Tình em lẳng lặng kín như buồng tằm (Đêm cuối cùng) Hoa có bao nhiêu nở hết rồi Như đoàn cung nữ hé môi tươi (Vườn xuân) Biểu đạt thế giới nội tâm, đào sâu khai thác cái tôi nội cảm, nên điều thường gặp trong so sánh Nguyễn Bính là so sánh tâm hồn với những sự vật, hiện tượng cụ thể. Xét về mặt biểu đạt, vế cần so sánh trong thơ Nguyễn Bính phần lớn là tỡnh tụi, lũng tụi, tâm hồn tôi thể hiện một cái tôi cá nhân đang tự giãi bày, tự phân tích. Cũng do vậy mà nội dung so sánh trong thơ ông là những hình ảnh, các hiện tượng cụ thể xảy ra trong đời sống (nhất là đời sống thôn quê dân dã). Những hình ảnh dùng để so sánh thường là: tơ, lụa trắng, vũng nước, con thoi, hoa cỏ may, hoa hướng dương, hoa hồng, lan, sen, đào, cau… những hình ảnh gợi nhớ gợi thương đến những mảnh vườn quờ, gúc vườn quê mộc mạc, trù phú gắn bó với cuộc sống thôn dã. Chính điều này đã làm cho ví von, so sánh dưới ngòi bút Nguyễn Bính càng trở nên dễ hiểu, thêm giàu sức gợi cảm đối với người đọc, khơi gợi hồn quê trong từng câu từng chữ. Có thể thấy chuẩn so sánh của Nguyễn Bính là cái đẹp truyền thống, đậm đà chất dân dã, đồng quê. Một tâm hồn luôn khao khát yêu đương, khao khát gắn bó thủy chung được ví như đóa hoa hướng dương, sự lạnh lùng, vô cảm của lòng người được nhà thơ ví như chiếc lá khoai… tất cả là biểu hiện của mong ước giãi bày thành thực, của xu hướng hiện thực hóa, hữu hình hóa mọi cái trừu tượng, vô hình. Nguyễn Bính thật gần gũi với lối nói truyền thống bởi bao giờ nhà thơ cũng tìm cách hình tượng hóa một cách cụ thể - cảm tính mọi điều cần đem ra so sánh. c) Nhân hóa Vườn trong thơ Nguyễn Bính trong chỉ là vườn thực, là vật vô tri vô giác mà nó còn là một thực thể có linh hồn. Thực thể ấy đã được xây dựng bằng một bút pháp nhân hóa tài tình của thi nhân. Nó thể hiện được cái tình tứ, lãng mạn, tâm trạng buồn, cô đơn của nhà thơ. Đây là cái vẻ xác xơ quạnh vắng của mùa đông qua cái nhìn của một tâm hồn cô đơn với nỗi sầu tuyệt vọng: Chim hiền ướt cánh vắng thư sang Gà xóm cầm canh gáy trễ tràng Giời đất cứ như quân chiến bại Cây vườn rách rưới gió lang thang (Mùa đông gửi cố nhân) Đây là nỗi buồn đau trước cái chết của người trinh nữ, khiến cả kinh thành Hà Nội chít khăn xô. Không chỉ soi bóng vào thiên nhiên mà nhà thơ cũn cú một cái nhìn về thiên nhiên hết sức hiện đại. Một nhà thơ tình với trái tim đa tình và khao khát yêu đương đã tạo cho nhà thơ một cái nhìn tình tứ, lãng mạn về thế giới. Nhà thơ thấy màu hoa như phảng phất màu môi Hoa cuối cùng xoan rời rụng hết Lấy gì phảng phất được màu môi (Nhớ người trong nắng) Nhìn hoa đào rơi nhà thơ liên tưởng đến những tim tình tan vỡ: Hoa đào từng cánh rơi như tưới Xuống mặt rêu phong những giọt buồn Như những tim tình tan vỡ ấy (Thôi nàng ở lại) Trong cái nhìn lãng mạn của nhà thơ, hoa tượng trưng cho vẻ đẹp mong manh, dễ vỡ, như màu môi của thiếu nữ, như trái tim dễ thổn thức của thi sĩ đa tình. Lòng mơ tưởng về vẻ đẹp Ngự Viờn đó khiến Nguyễn Bính sáng tạo được một câu thơ thật hào hoa: Sớm Đào, trưa Lý, đêm Hồng Phấn Tuyết Hạnh, sương Quỳnh, máu Đỗ Quyên (Xóm Ngự Viên) Trong cảm nhận của nhà thơ, thế giới hoa mà đông đúc, rộn rang đầy vẻ yêu kiều, diễm lệ như thế giới của người đẹp. Những cảnh vật hiện lên trong khu vườn như bướm, hoa, cây cỏ… thật có hồn, tình tứ và thơ mộng: Hoa đi đón rước bao nhiêu bướm … Hoa yêu dấu bướm cho nên bướm Quả quyết yêu hoa đến trọn đời (Hương cố nhân) Xem cỳc yờu sương mỉm miệng cười (Trong vườn cúc) Chỉ mải mê nhìn bướm ủ hoa (Bao nhiêu đau khổ của trần gian) Thiên nhiên trong vườn thơ Nguyễn Bính đầy tính người, đa tình, lãng mạn, phiêu du và bồng bột như cốt cách nhà thơ. Việc đưa những phẩm chất người vào thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá cho phép thi nhân diễn đạt được các biến thái tinh vi của trời đất, vạn vật giống như sinh linh thực, có hồn. Với cách nhìn mởi mẻ, hiện đại về vạn vật, nhà thơ đó cú những khám phá mới, những phát hiện riêng về vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên. Ông đã trả lại linh hồn, sức sống, đường nét, màu sắc cho thiên nhiên, và đó là đóng góp có giá trị bền vững vào thơ ca dân tộc. Cái nhìn mới mẻ, những mộng tưởng của tâm hồn nhà thơ đã được phả vào cảnh thực, làm cho cảnh thiên nhiên cũng đa tình, bay bổng, lãng mạn. Chính sự khám phá trực tiếp bằng con mắt cá nhân, sự chuyển hóa tài tình cảnh vật vào trong những chuyển biến tinh tế của tâm hồn, nhà thơ đã tô điểm cho quê hương một vẻ đẹp vừa tươi mới rộn rang, vừa phảng phất vẻ đẹp xưa, vừa là cảnh tượng của sự nương náu yên bình. Bằng những lời thơ chân quê, Nguyễn Bớnh đó khẳng định vị thế chắc chắn và sâu xa trong tâm hồn người dân Việt. Có thể nói rằng, chừng nào còn những con người Việt tha thiết xứ sở, thiết tha với tiếng mẹ đẻ, thì chừng ấy, tiếng Việt chân quê của Nguyễn Bớnh cũn được trân trọng và lưu truyền. Người ta sẽ còn nhớ mãi một góc vườn quê Nguyễn Bính - nơi bảo lưu những vẻ đẹp của ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Việt Nam. Thơ Nguyễn Bính vì thế mà luôn luôn trường tồn trong lòng đọc giả mọi thế hệ. 1.2. Cách cảm nhận và đo đếm không gian, thời gian 1.2.1. Cách cảm nhận và đo đếm không gian Cách cảm nhận và đo đếm không gian của Nguyễn Bính rất độc đáo, mang đậm sắc thái dân gian. Nó thể hiện cách cảm, cách nghĩ của người dân quê về không gian, và được biểu hiện bằng chính lời ăn, tiếng nói của họ. Không gian vườn trong thơ Nguyễn Bớnh ớt được đo bằng những đơn vị đô đo chính xác về kích thước, chiều dài, chiều rộng, độ cao, độ sâu mà thường được đếm bằng những sự vật, hiện tượng cụ thể gần gũi với người lao động. Không gian vườn cũng mang nhiều cách trở. Sự cách trở ấy luôn được đo đếm bằng tâm cảm Nhà nàng ở cạnh nhà tôi Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn (Người hàng xóm) Tôi ở đầu thụn cụ cuối thôn Biết còn gặp gỡ được nhau không Cách hai bờ giếng nhưng xa cách Như kẻ đầu sông kẻ cuối sông (Nhặt nắng) Trong cảm nhận không gian ấy, những sự vật vốn rất gần gũi với người dân quê bỗng trở thành không gian ngăn cách, chia biệt đôi lứa. Chỉ một dậu mùng tơi, hai bờ giếng cũng trở nên xa cách muôn trùng. Nhiều khi nó không còn là khoảng cách vật lí nữa mà là khoảng cách tõm lớ, phụ thuộc vào tâm cảm của nhân vật trữ tình. Dậu mùng tơi không chỉ là vật ngăn cách, phân định không gian giữa nhà nàng và nhà tôi mà còn là vật cản mà chàng trai rụt rè đã tự tạo nên để rồi không thể đến được với người mình yêu, đến lúc nhận ra, hối hận thỡ đó quỏ muộn mằn. Hai bờ giếng có xa cách gỡ đõu. Nhưng nó là cả một vũ trụ cách ngăn trong tâm tưởng của đôi lứa yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau. Nhà thơ còn mở rộng cả không gian khi đưa những mã hiện thực dân dã vào trong thơ để diễn tả nổi buồn, nỗi mất mát của tình yêu trong tâm hồn con người hiện đại: Từ ngày cô đi lấy chồng Gớm sao có một quãng đồng mà xa Bờ rào cây bưởi không hoa Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo Lợn khụng nuụi đặc ao bèo Giàu không dây chẳng buồn leo vào giàn Giếng thơi mưa ngập nước tràn Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều (Qua nhà) Mỗi chữ trong bài thơ đều là lời quê được dùng theo lề lối quê, bình dị, mộc mạc mà giàu sức biểu cảm đến kinh ngạc. Nhà thơ đó dựng cỏi cú để gợi cỏi khụng, cỏi thừa gợi cái thiếu, cái đầy gợi cái rỗng, cỏi cũn gợi cái mất. Bằng cách liên tiếp dùng những từ mang sắc thái phủ định chỉ cái vắng, cỏi khụng: không hoa, khụng nuôi, chẳng buồn leo súng đôi với những từ chỉ cỏi cú, cỏi đầy: đặc ao bèo, giàn. Nhà thơ đã làm cho mảnh vườn vốn rất trù phú kia đầy cả một nỗi trống không. Sự thiếu vắng người thương làm hoang tàn đi cảnh vật. Cái này càng đầy thì cái kia càng trống. Thi nhân đã mượn cái tràn, cái ngập, cái đầy của không gian để diễn tả, khẳng định nỗi trống vắng trong tâm hồn, sự cô đơn lạnh lẽo của lòng người khi người thương mất đi. Khi cô gái còn, mảnh vườn sao thật đẹp tươi, trù phú và giàu sức sống. Khi cô gái đi rồi, vẫn mảnh vườn ấy, nhưng sao thật trống rỗng, hư không. Người đọc phải tê tái lòng trước những lời quê mùa nôm na mà chứa đầy xúc cảm ấy. Như vậy, biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính được đo đếm, cảm nhận mang đậm chất quê, gần gũi với cách cảm, cách nghĩ, lời ăn tiếng nói của người dân quê. Điều đó đem lại vẻ đẹp cho thơ Nguyễn Bính - vẻ đẹp của lời quê, làm sống dậy hồn quê. 1.2.2. Cảm nhận và đo đếm thời gian Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải giản đơn chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian, mà là một hình tượng thời gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực tổ chức tác phẩm. Thời gian nghệ thuật vận động theo ba chiều: quá khứ, hiện tại và tương lai. Bên cạnh thời gian hiện thực cũn cú thời gian tõm lớ, bởi vậy, thời gian nghệ thuật không nhất thiết phải theo trật tự vốn có của tự nhiên mà có thể đảo ngược trình tự thời gian, thay đổi nhịp độ, tăng giảm tốc độ, thậm chí có thể bỏ qua một hoặc hai trong ba chiều vận động của nó. Qua bàn tay tái tạo của người nghệ sĩ, thời gian nghệ thuật không chỉ là sự vận động một chiều đơn điệu mà trở nên đa dạng, nhiều chiều và hết sức gợi cảm. Sử dụng hình ảnh vườn để diễn đạt các sắc thái của thế giới quan, nhân sinh quan, Nguyễn Bính luôn luôn đặt nó trong những dự cảm, mang đậm dấu ấn thời gian. Khảo sát các tập thơ Nguyễn Bính, ta thấy vườn luôn đi kèm với các từ chỉ thời gian ước lệ: thuở ấy, thuở trước, năm xưa, ngày xưa, ngàn xưa, thời xưa, cái ngày, từ ấy, bữa ấy, đêm ấy, chiều ấy, năm ấy, một buổi, bao giờ, đêm đêm, chiều chiều Có phải ngày xưa vườn Ngự uyển Là đây, hoa cỏ giống vườn tiên? (Xóm Ngự Viên) Trời chiều lạc lối tới vườn lê Vườn đầy hoa trắng như em ấy (Truyện cổ tích) Các từ ngữ chỉ thời gian này tạo hoàn cảnh và tình thế để nhân vật bộc lộc tâm trạng. Công thức thời gian mơ hồ không gắn với mốc cụ thể đã tạo ra khoảng thời gian giao cảm chung cho mọi tâm hồn. Đó là thời gian được khắc sâu trong kí ức hoặc thời gian của sự đợi chờ. Nhờ lối diễn đạt độc đáo về thời gian, hình ảnh khu vườn bỗng trở thành những nhân vật có linh hồn, cũng đang chuyển mình cũng những bước đi của thời gian Bên cạnh việc xây dựng thời gian ước lệ, biểu tượng vườn còn được diễn tả trên bình diện của thời gian mùa vụ, hoa cỏ (thảo mộc). Đối với nhà nông, mùa vụ là nhịp điệu lưu chuyển mang tính tuần hoàn của vận động tự nhiên. Nó in rõ dấu ấn trong cây cỏ thảo mộc và chi phối việc sản xuất nông nghiệp của con người, nhất là con người tiểu nông cổ truyền. Nương theo nhịp lưu chuyển ấy, con người tiến hành canh tác, trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch. Dần dần xuất hiện ý niệm về thời gian mùa vụ. Ngoài ruộng đồng ra, vườn chính là nơi sinh hoạt lao động mang đậm tính chất kinh tế tự cung tự cấp mùa nào thức ấy của người dân quê thôn dã. Bởi lẽ đó, khi xuân về khu vườn bao giờ cũng sinh sôi nảy nở, tốt tươi, báo hiệu sự trù phú của cây cỏ. Thong thả dân gian nghỉ việc đồng Lỳa thì con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng (Xuân về) Hoa đỗ ván nở mùa xuân Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm (Nhà tôi) Anh trồng cả thảy hai vườn cải Tháng chạp hoa non nở cánh vàng (Hết bướm vàng) Khi xuân chuẩn bị qua, hạ đến, vườn lại chuyển mình, mang những sắc màu mới: Chưa hè giời đã nắng chang chang Tu hú vừa kêu vải mới vàng Hoa gạo tàn đi cho sắc đỏ Nhập vào sắc đỏ của hoa xoan (Cuối tháng ba) Như vậy, trong thơ Nguyễn Bính, vườn gắn liền với thời gian, luôn được cảm nhận qua mùa và qua thế giới của muôn vàn cây cỏ. Mỗi cây cỏ, mà đặc biệt là loài hoa nơi làng mạc thôn dã đều có khả năng báo hiệu thời gian. Ở đây, nhà thơ đó tỡm về với những ước lệ dân gian: hương sen trong khu vườn mùa hạ, hoa cúc trong khu vườn mùa thu, hoa mai, hoa đào của vườn xuân. Dấu hiệu vườn xuân được cảm nhận qua sự khoe sắc của những loài hoa rất đặc trưng như hoa đỗ ván, hoa cải, hoa xoan, hao mai, đào, mơ, mận, hoa bưởi, hoa cam. Xuân chưa qua mà mùa hạ dường như đã đến trong cái nắng chang chang, trong sắc tàn của hoa gạo, hoa xoan. Rồi hẹ đến với mùa sen đang rộ nở, thu sang trong sắc vàng quen thuộc của lá rơi, qua sắc màu hoa cúc. Cách cảm nhận và đo đếm thời gian này sẽ được phân tích kĩ lưỡng và cụ thể hơn khi đi vào nghiên cứu vườn - biểu tượng cho hai thế giới thực tại và mộng tưởng. 1.3. Xây dựng hình ảnh “cố viờn” - vườn cũ Cố viên (vườn cũ) là điểm tụ day dứt nhất của hồi ức cố hương. Viết về Nguyễn Bính, nhiều người đã đề cập đến vườn như một mụ tớp lặp đi lặp lại, một tín hiệu mang nhiều giá trị thẩm mĩ của thi sĩ. Nguyễn Bớnh, Xuõn Diệu và Hàn Mặc Tử đều có những ám ảnh vườn, nhưng mỗi người một khác. Với Xuân Diệu là vườn tình, nú có bóng dáng của hoa viên, nơi giành riêng cho luyến ái trần thế. Với Hàn Mặc Tử, vườn lại là chốn nước non thanh tú có bóng dáng những vườn Ê đen trong Kinh thánh hay Đào nguyên trong văn chương Đạo giáo. Dù là tỡnh tiờn duyờn tục thì vẫn cứ là vườn tình. Còn Nguyễn Bính, vườn là quờ. Dự nhiều khi gắn với giấc mơ quan trạng, về thời trước (Thời trước, Xóm Ngự Viờn, Búng bướm, Truyện cổ tích, Hoa và rượu…) thì vườn vẫn là gốc quê, chân quê. Với Nguyễn Bính, nhớ về vườn thì không thể vắng thiếu những cây cỏ thảo mộc thân thương: mỗi thi phẩm thường có một nền tảng không gian vườn tược, và mỗi một mối tình hay gắn với một cái cây. Vườn kia, cây kia có khi là nơi nảy nở, có khi là chốn tiêu tan, có khi là chứng nhân, có khi là nạn nhân của một mối duyên lỡ dở nào đó. Không ít tứ thơ được lập theo cách xoay quanh những cỏi cõy nào đó: Ngày qua ngày lại qua ngày/ Lá xanh nhuộm đã thành cõy lỏ vàng… Lối cấu tứ ấy khiến cho không gian trong mỗi bài thơ Nguyễn Bính từa tựa như một sân khấu nhỏ, trên đó bài trí một cảnh quê, mà ở trung tâm của cảnh bao giờ cũng là một cái cây nào đó, để vừa tạo cảnh trí, vừa như một đạo cụ để nhân vật của một mối duyờn quờ lỡ dở tựa vào đó mà thổ lộ tâm sự. Ví như thi phẩm Ngày trước, cấu tứ xoay quanh vườn chè, Mưa xuân xoay quanh hoa xoan, Cụ hái mơ xoay quanh rừng mơ, Qua nhà xoay quanh cây bưởi. Thi phẩm mở ra những hứa hẹn với cây bưởi đầy hoa: Lối này lắm bưởi nhiều hoa/ Đi vòng để được qua nhà đấy thôi, nhưng rồi lỡ dở, nàng đi lấy chồng mất rồi, thế là bưởi cũng không ra hoa nữa, những thứ cõy khỏc cũng cô quạnh, trống không: Bờ rào cây bưởi không hoa/ Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo. Đặc điểm này cho thấy phần sâu sắc nhất trong hồn thơ Nguyễn Bính hoàn toàn thuộc về đất quờ. Quờ không chỉ đi vào cảnh, vào tình, mà đã can thiệp rất sâu vào cấu trúc hình tượng cũng như cấu tứ các thi phẩm. 2. Vườn - biểu tượng cho hai thế giới thực tại và mộng tưởng Mảnh vườn của Nguyễn Bính đa dạng và nhiều sắc thái khác nhau. Nhưng tổng kết lại, nó biểu tượng cho hai thế giới: vườn trần, vườn hoang - biểu tượng của thế giới trần thế và vườn xuân, vườn tiên - biểu tượng cho thế giới mộng tưởng. 2.1. Vườn trần, vườn hoang - biểu tượng của thế giới trần thực Trước khi đi vào phân tích biểu tượng này, chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của khu vườn trần thế và những hình ảnh có liên quan qua bảng thống kê sau: STT Vườn Hình ảnh Nguồn 1 Vườn trù phú - vườn trần Mưa tạnh, trời quanh nắng, lá nõn, gió, hoa bưởi, hoa cam, bướm Xuân về Hoa tươi, thục nữ Thơ xuân Vườn cải, hoa non nở cánh vàng, lũ bướm, gió sớm, dậu tầm xuân, bướm vàng Hết bướm vàng Vườn dâu, mẹ già, em gái Lỡ bước sang ngang Vườn dâu tốt lá, tằm chín vàng Đàn tôi Lắm bưởi nhiều hoa Qua nhà dậu mùng tơi xanh rờn, con bướm trắng, tơ hong Người hàng xóm Vườn chè, cây lê Thư gửi thày mẹ Vườn đất mới, dâu, cam, măng non, tre nhà, Vườn dâu cũ Khăn hồng Hoa đào Xuân tha hương Quả lành nặng trĩu từng cây Vườn chiều hồng Vườn dâu, giàn đỗ ván, hoa đỗ ván nở Nhà tôi Hoa, bướm Hương cố nhân Bướm ủ hoa Bao nhiêu đau khổ của trần gian Cúc, sương Trong vườn cúc Bướm cưới, hoa hồng Đám cưới bướm 2 Vườn hoang Vườn hoang tàn, bạc phếch ánh trăng, ếch kêu Câu ca đứt quãng, cây vườn mờ xanh Giậu đổ dây leo, hoa tàn, con bướm cánh nghiêng nghiêng, lá rơi, rêu xanh, lối hèn, cú kêu, đàn dơi, Xóm Ngự Viên Hoa cúc tàn Thu rơi từng cánh Hoa tàn, hết bướm vàng Hết bướm vàng Mảnh vườn xác xơ, hoa lê cuối mùa Lỡ bước sang ngang Bờ rào cây bưởi không hoa, giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn Qua nhà Hoa đầy vườn Anh về quê cũ Qua sự thống kê này, chúng ta có thể nhận thấy: thế giới trần thực, hiện tại trong thơ Nguyễn Bính dựa trên sự xây dựng, miêu tả về hai khu vườn. Đó là khu vườn trù phú, tốt tươi, biểu tượng cho hạnh phúc, tình yêu, sự sum vầy. Đó là khu vườn hoang tàn biểu trưng cho một thực trạng tiêu điều. Là một nhà thơ chân quê, luôn gần gũi với cảnh quê, người quờ, nờn trong mọi sáng tác, dù tái hiện sự vật, sự việc ở trạng thái nào đi chăng nữa, Nguyễn Bính vẫn luụn cú sự lựa chọn và sử dụng các hình ảnh giống nhau. Vấn đề là ở chỗ hình ảnh thơ ấy đang ở trạng thái nào, giai đoạn nào. Mặc dù miêu tả về hai khu vườn khác nhau, các hình ảnh vẫn được lựa chọn và sử dụng giống nhau: con bướm, hoa cải, giàn giầu không, hoa cam, hoa chanh… Tuy nhiên, cách thức sắp xếp hình ảnh, các thủ pháp lựa chọn hình ảnh bổ sung, liên quan khác nhau, dẫn đến người đọc có ấn tượng mạnh mẽ về hai khu vườn khác nhau. 2.1.1. Vườn trù phú - biểu trưng cho một thế giới thực tại hạnh phúc, đủ đầy Diện mạo trù phú của vườn quê Nguyễn Bính được nhìn nhận trên hai đặc điểm Vạn vật đang ở trạng thái vận động, giai đoạn phát triển, sinh sôi nảy nở Vạn vật hòa quyện, gắn bó mật thiết với nhau Mảnh vườn trong thơ Nguyễn Bính là mảnh vườn động, nơi mà vạn vật đang đua nhau khoe sắc, đang ở trong giai đoạn sinh sôi nảy nở tươi tốt. Đó là hình ảnh những chú bướm quấn quýt bờn cụ hàng xóm, bướm chập chờn bay trên luống cải để một cô bạn khác ra vườn đuổi bắt. Hình ảnh mảnh vườn với vẻ đẹp tươi tắn, đầy sắc hương mời gọi chính là một biểu hiện của khoảng bình yên trong thế giới tâm linh của nhà thơ, nó hiện lên thật đẹp, thật hiền hòa. Đó là những luống cải hoa vàng, là hoa xoan tớm ngỏt, hoa đỗ ván, hoa đào, hoa dâm bụt, là Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng; Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng, là hàng cau, giàn giầu, vườn chanh. Đó là mảnh vườn của ước mơ xa xưa, của tuổi thơ Nguyễn Bính - một tuổi thơ Nguyễn Bính sống ở làng quê với Mấy sào vườn ruộng trồng toàn chè, cau. Khi vườn tốt lá, trẻ con ẩn nấp tìm nhau rất khó. Vườn còn trồng các loại cam chanh, cam đường, mít na, mít mật, lê, mơ, mận, na, táo, đào, quất, quýt, cũn cú mãng cầu xiêm, vú sữa… một gốc thông cao vút, trên những cây khế có nhiều chum hoa đỏ. Ven ao ngòi là mấy cây dừa và những rặng liễu. Hoa cũng rất nhiều: hồng, cúc, lan, tử tiêu, ngọc lan, mẫu đơn, huệ, ngâu, những dàn thiờn lớ và nho xum xuê trước sõn… Loại cây thuốc có hoa cũng rất nhiều, huyền sâm, thiết môn, huyết dụ, bồng bồng, gừng, nghệ, giềng, bo bo… Nhà có nhiều cây vừa do cậu ruột của Bớnh thớch trồng cây hoa, vừa do các học trò của ông mang tới tặng thầy làm kỉ niệm Thụn Võn cú biếc có hồng Biếc trong nắng sớm, hồng trong vườn chiều Chính bởi dấu ấn một tuổi thơ êm đẹp, chính bởi tình yêu bẩm sinh với cảnh quê, Nguyễn Bớnh đó mang cả đất, cả người quê ấy vào trong thơ. Vườn trong thơ Nguyễn Bính là nơi trồng rau, ươm hạt, là biểu trưng cho một thế giới yên bình, ngập tràn tình yêu, sức sống và sự trù phú. Đúng như nhà văn Tô Hoài đã từng nhận xét: Khi nào anh cũng là người của các xứ đồng, của cánh diều bay, của dây hoa lý, của mưa thưa, mưa bụi giữa mọi công ăn việc làm vất vả sương nắng. Bởi đấy là cốt lõi cuộc đời và tâm hồn thơ Nguyễn Bính. Quê hương là tất cả và cũng là nơi in đậm dấu vết đời mình. 2.1.2. Vườn hoang - biểu trưng cho một thế giới đổ vỡ, chia lìa Đối lập với một khu vườn trù phú, trong thơ Nguyễn Bính cũng có những mảnh vườn hoang tàn. Đó tượng trưng cho sự đổ vỡ, chia lìa. Điều này được Nguyễn Bính khắc họa ở hầu hết tác phẩm viết vào giai đoạn sau Cách mạng, phản ánh không khí đau thương và tang tóc của chiến tranh, đã phá hủy biết bao cuộc đời, mái nhà êm ấm thanh bình. Sự tang tóc, đổ vỡ này thường được Nguyễn Bính miêu tả theo thủ pháp đi từ cái chung đến cỏi riờng, từ diện rộng đi vào chiều sõu. Nền nhà trống, ếch kờu chõn lỗ cột Vườn hoang tàn, bạch phếch ánh trăng soi Người lũ lượt kéo nhau đi hành khất Cha dìu con…gục xuống mỏn hơi rồi Chim hiền ướt cánh vắng thư sang Gà xóm cầm canh gáy trễ tràng Giời đất cứ như quân chiến bại Cây vườn rách rưới gió lang thang Đó là những mảnh vườn tan tác, hoang tàn, thường được miêu tả kết hợp với hình ảnh con người. Nhưng đó không còn là những con người của cuộc sống thôn quê bình yên, thanh bình nữa mà là những con người - nạn nhân của cuộc chiến tranh. Khắc họa song song hình ảnh khu vườn bên cạnh hình ảnh con người làm tô đậm thêm hiện thực khốc liệt. Là một nhà thơ lãng mạn, song với những thi phẩm viết về hình ảnh của những mảnh vườn đổ nát, hoang tan, Nguyễn Bớnh đó giống như một nhà thơ hiện thực sâu sắc Một điều đáng chú ý là trong sáng tác của Nguyễn Bính, nhà thơ rất chú trọng đến việc vận dụng thủ pháp thời gian, tạo sự liên kết giữa các thế giới. Trong bài thơ Xóm Ngự Viên, Nguyễn Bớnh cú khắc họa hai thế giới, một là thế giới yên bình, trù phú của quá khứ êm đềm và một thế giới hoang tàn của thực tại đau thương. Hai thế giới này đan xen, xuất hiện xen kẽ làm nổi bật bức tranh toàn cảnh của thôn quê Việt Nam trước và sau chiến tranh. Với thủ pháp liên kết này, giá trị tố cáo trong thơ Nguyễn Bính càng sâu sắc hơn. 2. 2. Vườn xuân, vườn tiên - biểu tượng cho thế giới mộng tưởng STT Hình ảnh Nguồn 1 Hoa cam rụng trắng xóa, vườn cam, hoa thơm, bướm, phấn hương bay, Hoa với rượu 2 Trăng, vườn đào Không ngủ 3 Giếng cạn, hoa râm bụt, nắng vàng Nhặt nắng 4 Hoa đào, mặt sân rêu Thôi nàng ở lại 5 Con bướm vàng, vườn lê, hoa trắng, nữ chúa vườn lê, bà tiên Truyện cổ tích 6 Cành dâu xanh, lá dâu xanh, bóng bướm Bóng bướm 7 hoa cỏ, vườn Ngự Uyển, cung tần mĩ nữ, nhà vua, du khách, son phấn, hương đưa, công chúa, hoàng hậu, mẫu đơn nở đỏ, gót son, lầu Tôn nữ, ngựa bạch, áo Trạng Nguyên, tiệc yến, đường hoa má phấn, nhạc ngựa Xóm Ngự Viên 8 Hoa nở, nhụy vàng, cánh nhung, bướm vàng, phấn hương, bướm vờn hoa, bướm xem hoa nở, cảnh tiên Sao chẳng về đây Bên cạnh mảnh vườn thực, vườn quê trong thơ Nguyễn Bính còn là vườn của tâm tưởng và mộng tưởng. Trong nỗi nhớ khắc khoải, trong niềm hoài niệm tha thiết của người con tha hương, hình ảnh mảnh vườn hiện lên thật thân thương, thanh bình và thơ mộng. Vẻ đẹp vườn quê thể hiện tập trung nhất là ở gương mặt thụn Võn, tất cả đều bình dị, thân thiết. Đó là vườn quê đẹp như trong cổ tích, vàng tươi hoa cải, rập rờn bướm trắng, phơi phới lứa tuổi đương tơ, đầy cây non lộc mới, mưa nắng dịu dàng: Xứ mình lắm bướm nhiều hoa Bờ tơ ngà lộc, tay ngà vin xanh Mưa nhè nhẹ, nắng thanh thanh Nên thơ, ôi cả xứ mình nên thơ (Xuân về nhớ cố hương) Không gian vườn trong thơ Nguyễn Bính còn là không gian của mộng tưởng, đưa ta trở về với những miền đất xưa lung linh màu sắc huyền thoại và cổ tích (Truyện cổ tích, Quan trạng, Thuở trước). Sự dao động giữa hai miền thực - ảo, sự thực hóa ảo, ảo hóa thực làm cho không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính vừa rất đỗi gần gũi thân thiết, vừa lạ lùng, kì diệu. Am hiểu cảnh sắc và con người thôn quê, dù viết về bất cứ cái gì nhà thơ bao giờ cũng khơi dậy hồn quờ, tỡnh quờ một cách sâu sắc, thấm thía. * Tiểu kết Nhìn toàn cảnh, vườn quê Nguyễn Bính được tạo ra từ sự tổng hợp của các tính chất cụ thể và điển hình, chân thực và mộng tưởng, một khoảng không gian ngăn cách nhưng thật gần gũi, một khoảng không gian cổ kính nhưng rất đỗi quen thuộc, thân thương. Nghĩa là một khoảng không gian mang đầy đủ hình ảnh, màu sắc, đường nét của làng quê Việt Nam tự nghìn đời. Trờn cỏi nền không gian ấy, nhà thơ khắc họa sâu sắc những cảnh đời, những số phận, tính cách và vẻ đẹp tâm hồn của những người dân quê bình dị. C. KẾT LUẬN Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm biểu tượng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, khám phá biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bớnh trờn hai phương diện. Một là giá trị tượng trưng. Hai là phương thức biểu đạt. Có thể thấy, biểu tượng và đồng thời là ám ảnh của nông thôn trong thơ Nguyễn Bớnh chớnh là mảnh vườn. Vườn đồng nghĩa với nhà, với quê hương, với hạnh phúc: Trong xã hội nông nghiệp trồng lúa nước, vườn chứ không phải ruộng trở thành biểu tượng của quê hương, không hẳn vì nơi chôn rau cắt rốn của nhà thơ có nhiều vườn tược, hoặc các nhân vật trữ tình của ông gắn bó với nghề vườn, mà chủ yếu, vì một nguyên nhân sâu xa hơn nằm trong cõi tâm linh người Việt. Mảnh vườn, vườn dâu kề cận cội nguồn hơn thửa ruộng. Trong thơ Nguyễn Bính, vườn, do vậy không chỉ là biểu tượng của thôn quê, mà là của cả dân tộc, chân quê của mỗi con người Việt Nam Nói đến phương thức biểu hiện thơ Nguyễn Bính nói chung và xây dựng biểu tượng vườn nói riêng là nói đến thế giới ngôn từ của nhà thơ. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính là ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu màu sắc dân gian dân tộc. Đó là là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh quen thuộc. Nhà thơ đã chọn cho mỡnh cỏch biểu đạt nội dung, tư tưởng thông qua các sự vật, hiện tượng cụ thể xung quanh, tác động vào giác quan người đọc để lại ấn tượng lâu bền. Bên cạnh đó, Nguyễn Bính còn là một nhà nghệ sĩ tài ba nhờ việc vận dụng các biện pháp tu từ Hầu hết các ẩn dụ trong thơ Nguyễn Bính đều bắt nguồn từ những ẩn dụ quen thuộc trong ca dao: từ chất liệu đến cách thức xây dựng hình tượng. Nhưng nó không hề tạo cảm giác nhàm chán, không mất đi giá trị biểu cảm mà rất gần gũi, thân quen, làm thức dậy trong lòng ta những rung động mãnh liệt về vẻ đẹp của vườn quê, cảnh quờ, tỡnh quờ. Những hình ảnh ẩn dụ góp phần tạo nên màu sắc dân tộc đậm đà trong thơ ông. Bên cạnh đó, nhà thơ còn vận dụng thành công biện pháp so sánh. Những hình ảnh dùng để so sánh thường là: tơ, lụa trắng, vũng nước, con thoi, hoa cỏ may, hoa hướng dương, hoa hồng, lan, sen, đào, cau… những hình ảnh gợi nhớ gợi thương đến những mảnh vườn quờ, gúc vườn quê mộc mạc, trù phú gắn bó với cuộc sống thôn dã. Chính điều này đã làm cho ví von, so sánh dưới ngòi bút Nguyễn Bính càng trở nên dễ hiểu, thêm giàu sức gợi cảm đối với người đọc, khơi gợi hồn quê trong từng câu từng chữ. Thủ pháp nhân hóa cùng cách nhìn mởi mẻ, hiện đại về vạn vật, nhà thơ đó cú những khám phá mới, những phát hiện riêng về vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên. Ông đã trả lại linh hồn, sức sống, đường nét, màu sắc cho thiên nhiên, và đó là đóng góp có giá trị bền vững vào thơ ca dân tộc. Một điều đáng lưu ý nữa, đó là cách cảm nhận và đo đếm không gian và thời gian trong thơ Nguyễn Bớnh. Nú mang đậm sắc thái dân gian và thể hiện cách cảm, cách nghĩ của người dân quê về không gian, và được biểu hiện bằng chính lời ăn, tiếng nói của họ. Việc vận dùng thành công những thủ pháp nghệ thuật trờn đó đưa Nguyễn Bính trở thành một người nghệ sĩ tài ba, một nhà thơ của tỡnh quờ và cảnh quê độc đáo, có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc. Việc triển khai biểu tượng vườn gợi mở hướng nghiên cứu biểu tượng vườn trong sự xâu chuỗi các biểu tượng nằm trong hệ thống biểu tượng thơ Nguyễn Bớnh. Đõy có thể coi là một con đường rộng mở cho chúng ta đến với thế giới nghệ thuật cũng như cảm xúc và tư tưởng của nhà thơ. Mặc dù trong đề tài đã bước đầu triển khai việc việc so sánh biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính với nhiều tác giả khác nhưng sự so sánh này mới chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ. Trong thời gian tới, nên tiếp tục đào sâu, triển khai hướng nghiên cứu so sánh một cách nghiêm túc và trên hướng nghiên cứu rộng hơn. THƯ MỤC THAM KHẢO Bựi Cụng Hựng. Biểu tượng thơ ca (Tạp chí văn học số 1. 1988) Chu Văn Sơn. Ba đỉnh cao thơ Mới (NXB Giáo dục. 2003) Đỗ Đức Hiểu. Thi pháp hiện đại (NXB Hội nhà văn. 2000) Hoài Thanh - Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam (NXB Văn học. 2003) Lưu Khánh Thơ. Xuân Diệu tác gia, tác phẩm (NXB Giáo dục. 2004) Nguyễn Bính (Sở văn hóa thông tin Hà Nam. 1986) Nguyễn Đức Hạnh. Một số biểu tượng thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam hiện đại (Tạp chí văn học số 4. 2001) Nguyễn Quốc Túy. Thơ Mới - Bình minh thơ Việt Nam hiện đại (NXB Văn học. 1995) Nguyễn Thị Ngân Hoa. Tìm hiểu những nhân tố tác động tới quá trình biến đổi ý nghĩa của biểu tượng trong ngôn ngữ nghệ thuật (Tạp chí ngôn ngữ số 10. 2006) Phạm Thu Yến. Vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca dân gian (Tạp chí văn học số 4. 1999) Thảo Linh. Nguyễn Bính - Nhà thơ chân quê (NXB Văn hóa - thông tin. 2000) Trần Ngọc Thêm. Cơ sở văn hóa Việt Nam (NXB Giáo dục. 1999) Tuyển tập Nguyễn Bính (NXB Văn học. 1986) Vũ Thanh Việt. Thơ tình Nguyễn Bính (NXB Văn hóa thông tin Hà Nội. 2000) MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBieu tuong vuon.doc
Tài liệu liên quan