Cần coi nhân lựclà nhân tố chính quyết định tốc độ và chất lượng của tăng trưởng kinh tế. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực chất chính là tăng cường đầu tư cho giáo dục – đào tạo. Giải pháp trước mắt đó là nâng cao trình độ văn hoá và trình độ nhận thức cho người lao động. Phấn đấu hoàn thành chiến lược phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010, tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học, tiến tới thực thi chiến lược phổ cập trung học phổ thông. Từng bước xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dạy nghề hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Cùng với đó, cần tiếp tục đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình của các cơ sở đào tạo để tăng tính thực tiễn, sát với thực tế VN, theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và thế giới. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo cũng cần được nâng cao trên tất cả các mặt như phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.
Nhà nước có chính sách thiết thực khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, có trình độ quản lý thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài để đào tạo người lao động. Trong đó chú trọng hướng các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án thuộc các lĩnh vực: đào tạo nghề, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đại học và sau đại học, Các lĩnh vực này có khả năng tạo lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư, đồng thời cần phát triển nhanh để đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH đất nước. Bên cạnh đó, tăng cường vận động ODA cho giáo dục ở mọi cấp học, ưu tiên cho cấp phổ cập, dành một tỷ lệ thích đáng vốn ODA (kể cả đi vay ưu đãi) đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống trường đại học, cao đẳng, dạy nghề ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam.
26 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bình luận số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài 1:“Bình luận số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiên nay.”
Mục lục
Số lượng tăng trưởng kinh tế 3
I. Tăng trưởng kinh tế là gì? 3
1. Khái niệm 3
2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm 4
II. Đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay 6
1. GO ( tổng giá trị sản xuất) 6
2. GDP ( tổng sản phẩm quốc nội) 7
2.1 Xuất khẩu hàng hóa 8
2.2 Nhập khẩu hàng hóa 9
B Chất lượng tăng trưởng kinh tế 10
I. Khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế 10
II Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay 12
Cơ cấu ngành 13
Hiệu quả kinh tế 15
Tích cực 15
Hạn chế 16
Tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái 19
Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 20
I. Nhân tố kinh tế 20
1. Nhân tố tác động đến tổng cung 20
2. Nhân tố tác động đến tổng cầu 23
II Nhân tố phi kinh tế 23
1 Văn hóa xã hội 23
2. Thể chế chính trị xã hội 23
D. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế 24
1. Thay đổi tư duy về tăng trưởng kinh tế 24
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 24
3. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 25
4. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa 26
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia. Năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hôi nhập với các nước phát triển.
Trước những cơ hội và thách thức đó, Đại hội Đảng VIII( 1996) đã xác định tầm nhìn chiến lược : “ Xây dựng Việt Nam trở thành một nước CNH với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phất triển của lực lượng sản xuất. Đời sống vất chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Đến năm 2020 Việt Nam sẽ đứng vào danh sách các quốc gia công nghiệp mới, sẽ không còn môt người nghèo đói trên lãnh thổ Việt Nam…”
Văn kiện Đại hội Đảng đã xác định rõ ràng mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước ta: không chỉ xét trên góc độ số lương mà cả chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Trước hết chúng ta xem xét số lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam:
A. Số lượng:
Tăng trưởng kinh tế là gì?
Khái niệm:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của sản lượng thực tế theo thời gian. Cũng có thể hiểu tăng trưởng kinh tế là sư gia tăng thu nhập đầu người theo thời gian.
Bản chất của tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi về lượng của nến kinh tế, được thể hiện ở quy mô và tốc dộ của các chỉ tiêu trong tăng trưởng.
2.Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm:
Year
Growth rate(%)
Year
Growth
Rate(%)
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
2.84
3.36
6.01
4.68
5.09
5.81
8.70
8.08
8.83
9.54
9.34
8.15
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
5.76
4.77
6.79
6.89
7.08
7.34
7.79
8.40
8.20
8.50
6.23
5.32
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân trên 4%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991 - 1995), tăng trưởng GDP bình quân là 8,2%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 5,5% - 6,5%, và thuộc vào loại cao trong số các nước đang phát triển. Trong giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là 6,9%, tuy có thấp hơn nửa đầu thập niên 90 thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á, nhưng vẫn vào loại cao trong khu vực. Năm 2001, tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 6,89%, năm 2002: 7.08%, năm 2003: 7,34%, năm 2004: 7,79%, năm 2005: 8.40%, năm 2006: 8,20% và năm 2007: 8,50%, năm 2008:6.23% So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng rất cao. Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng đang được cải thiện. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá trong nước và quốc tế, mặc dù Việt Nam đạt được những kết quả tăng trưởng cao, nhưng đó là những kết quả tăng trưởng theo chiều rộng chứ chưa có sức bật tăng trưởng theo chiều sâu. Việt Nam vẫn đang ở trong ranh giới của những nước kém phát triển theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc. Năm 2009 vừa qua kinh tế Việt Nam rơi vào suy thoái, tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức 5.32% , tuy nhiên vấn vượt mục tiêu 5% theo kế hoạch. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy nói chung, nhiều nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính 2008, tăng trưởng ở ngưỡng dưới mức không mà nước ta đạt được tốc độ dương khá như trên là một thành công lớn.
Từ đó, Nghị quyết 36/2009/QH12 đã xác định tổng quát mục tiêu kinh tế vĩ mô 2010: “ Nỗ lực phấn đấu phục hồi tăng trưởng cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng ngăn chặn lạm phát cao trở lại, tăng cường an sinh xã hội, quốc phòng_an ninh phấn đấu đạt mục tiêu cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm năm 2006-2010.”: 1.`Tổng sản phẩm trong nước (GDP):6.5%
2. Giá trị tăng thêm theo khu vưc:
*Nông_lâm_ngư nghiệp:2.8%
*Công nghiệp_xây dựng:7%
*Khu vực dịch vụ :7.5%
3. Xuất khẩu tăng thêm: >6%
4. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội:41%GDP
5. Chỉ số giá tiêu dùng:<7%
II. Đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay:
Để hiểu rõ hơn tình hình tăng trưởng kinh tế hiện nay chúng ta cùng xem xét một số chỉ tiêu ( thước đo) tăng trưởng thuộc hệ thống tài khoản quốc gia: GO, GDP, NI, GNI, NDI, GDP/người, Giá để tính các chỉ tiêu tăng trưởng…
1.GO (tổng giá trị sản xuất):
GO là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Có hai cách tiếp cận : GO= tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hoặc GO là tổng giá trị tăng thêm và chi phí trung gian.
Năm 2009 mặc dù gặp khó khăn thách thức từ cuộc khủng hoảng tài chính năm trước nhưng giá trị sản xuất các ngành của Việt Nam vẫn tăng :
GO nông_lâm_ngư nghiệp(2008-2009):
TT
2008(tỷ đồng)
2009(tỷ đồng)
2009 so vơi 2008(%)
Tổng số
213.516
219.887
103,0
Nông nghiệp
156.682
160.081
102,2
Lâm nghiệp
6.752
7.008
103,8
Ngư nghiệp
50.082
52.798
105,4
èGiá trị khu vực nông lâm ngư nghiệp năm 2009 tăng 3% so với năm 2008 trong đó nông nghiệp đóng góp nhiều nhất băng 160.081tỷ đồng. tăng 3399 tỷ đồng, tương ứng tăng 2,2%. Trong đó phải kể đến sự đóng góp của một số mặt hàng chủ lực như: gạo, cà phê, chè, hồ tiêu…
Khu vực công nghiệp hoạt động sôi động hơn giá trị đóng góp vào GO khá cao, trong đó khu vức đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất:
GO công nghiệp(2008-2009):
TT
2008(tỷ đồng)
2009(tỷ đồng)
2009 so với 2008(%)
Tổng số
647.376
696.577
107,6
KV nhà nước
163.086
169.102
103,7
KV tư nhân
222.362
244.376
109,9
KV ĐT nước ngoài
261.886
283.099
108,1
GO ngành công nghiệp gấp khoảng ba lần khu vực nông nghiệp. Đây là một dấu hiệu tốt của kinh tế Việt Nam, thể hiện xu hướng đi lên công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo hướng nhà nước đã dặt ra…
GDP (Tổng sản phẩm quốc nội):
Khái niệm: Tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định.
Phương pháp tính: Có ba phương pháp tiếp cận cơ bản, từ sản xuất, tiêu dùng và phân phối. Xét trên góc độ tiêu dùng: GDP= C+I+G+( X-M), trong đó:
C: tiêu dùng
I: đầu tư
G: chi tiêu chính phủ
X: giá trị xuất khẩu
M: Giá trị nhập khẩu
2.1.Xuất khẩu:
Xuất khẩu là nhân tố đóng góp quan trọng trong cơ cấu GDP theo chi tiêu. Tuy nhiên cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm sức mua của thế giới giảm đáng kể, giá cả của nhiều mặt hàng giảm mạnh, ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm 2009 giảm, chỉ đạt 41,4 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm 2008. Những tháng cuối năm kinh tế Việt Nam dần hồi phục trở lại, kim ngạch xuất khẩu tăng góp phầm nâng cao tổng sản phẩm quốc nội. Trong đó phải kể đến những đóng góp tích cực của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như:
Dệt may
Gạo
Giày dép
Cà phê
Dầu thô
90
80
77
67
33
( Đơn vị:triệu USD)
Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm tới 50% GDP của cả nước (cao thứ 6 trong khu vực ASEAN, thứ 9 ở châu Á và thứ 17 trên thế giới), nhưng cơ cấu xuất khẩu của chúng ta đang đối mặt với nhiều vấn đề. Hàng nguyên liệu, hàng thô, hàng sơ chế, hàng gia công hiện vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, do đó khả năng thu ngoại tệ chưa khai thác hết. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch của các mặt hàng này chiếm tới 3/4, chủ yếu là do sự tăng nhanh về lượng của các mặt hàng than đá, dầu thô, cà phê, hạt tiêu, điều, chè và sự tăng nhanh về giá của các mặt hàng này... Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng của chúng ta chưa có thương hiệu riêng hoặc phải dùng thương hiệu của nước khác khi xuất khẩu, nên không tạo ra được giá cả cạnh tranh với hàng hóa cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tính đến cuối năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 56.6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008.
2.2. Nhập khẩu hàng hóa:
Nhập khẩu hàng hóa: Năm 2009 tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính khoảng 68.8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008. Khu vực kinh tế trong nước là 43,9 tỷ USD ( giảm 16,8 % ), khu vực vốn đầu tư nước ngoài là 24.9 tỷ USD ( giảm 10.8 %). Nhập siêu tập trung chủ yếu vào khu vực kinh tế trong nước, chứng tỏ Việt Nam chưa tận dụng được thời cơ, chậm khắc phục thách thức do cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình hội nhập đã cam kết. Trong các nhóm hàng hóa nhập khẩu thì:
Nguyên vật liệu
Máy móc thiết bị
Hàng tiêu dùng
Vàng
61,3%
29,5%
8,7%
0.5%
Mặc dù kim ngạch nhập khẩu có tốc dộ giảm nhanh hơn xuất khẩu nhưng 2009 Việt Nam vẫn nhập siêu và ước tính ở mức 12.2 tỷ USD, giảm 32,1 % so với 2008, bằng 21.6 % tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009.
XNK(2008-2009) , đơn vị: triệu USD
TT
Năm 2008
Xuất khẩu Nhập khẩu
Năm 2009
Xuất khẩu Nhập khẩu
Tổng giá trị
63.229
80.691
57.096
68.830
KV kinh tế trong nước
52.823
32.918
43.957
KV đầu tư nước ngoài
27.859
24.177
24.873
Nếu như Việt Nam có lợi thế xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản và các mặt hàng thô… chưa qua chế biến với giá trị không cao thì chúng ta nhập khẩu phần lớn là máy móc, nguyên vật lệu phục vụ cho sản xuất và xây dựng (như xăng dầu, sắt thép..), ngay cả nguyên liệu cho ngành may mặc cũng phài nhập khẩu phần nhiều. Trong khi dệt may là mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường Châu Âu, vì thế mà giá trị ròng thu về không nhiều. Sự lệch lạc này cho thấy nhân tố công nghệ của chúng ta còn yếu kém, kỹ thuật chế biến hạn chế, chịu sự chi phối nhiều từ nước ngoài. Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, thiếu về cả lượng và chất không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước… Khắc phục được những hạn chế trên cán cân thương mại của chúng ta sẽ được cải thiện góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế nhanh…
Một số mặt hàng XNK chủ yếu 2009:
HH nhập khẩu (triệu USD)
HH xuất khấu (triệu USD)
Xăng dầu
6159
Dệ may
9065
Sắt thép
5327
Dầu thô
6194
Vải vóc
4224
Giầy dép
4066
Đồ điện tử
3931
Gạo
2663
Ôtô nguyên chiếc
2943
Gỗ và sp gỗ
2597
Chất dẻo
2823
Cà phê
1730
Chất lượng tăng trưởng kinh tế:
I. Khái niệm chất lượng tăng trưởng:
Tăng trưởng kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng hàng đầu, có liên quan mật thiết đến các biến số vĩ mô khác như việc làm, lạm phát, nghèo đói,… Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét tăng trưởng kinh tế trên giác độ số lượng thu nhập tăng thêm thì chưa đủ. Thực tế cho thấy nhiều “loại” tăng trưởng không những không đem đến cho con người cuộc sống tốt đẹp hơn mà trái lại còn để lại những hậu quả không tốt mà các thế hệ tương lai phải gánh chịu. Năm 1996, UNDP đã chỉ ra 5 loại tăng trưởng xấu để các quốc gia tham khảo, đó là:
1. Tăng trưởng không việc làm: Tăng trưởng không tạo ra việc làm mới cho xã hội, không cải thiện dược tình trạng thất nghiệp trong nèn kinh tê
2. Tăng trưởng không lương tâm: Tăng trưởng chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ người giàu, trong khi điều kiện sống của phần đông người nghèo không được cải thiện.
3.Tăng trưởng không tiếng nói: Tăng trưởng không gắn với sự cải thiện về dân chủ, không xây dựng cơ chế tham gia giữa người dân và các nhà làm chính sách.
4. Tăng trưởng không gốc rễ: Tăng trưởng nhưng đạo đức xã hội bị suy thoái, truyền thống dân tộc mai một...
5. Tăng trưởng không tương lai: Tăng trưởng nhưng huỷ hoại môi trường sinh thái đe dọa đến cuộc sống của con người ở hiện tại và các thế hệ tương lai phải gánh chịu hậu quả...
Chính vì lẽ đó, nghiên cứu tăng trưởng kinh tế bên cạnh sự gia tăng về số lượng, còn cần và nhất thiết phải quan tâm đến khía cạnh chất lượng. Có thể hiểu: “ Chất lượng tăng trưởng phản ánh nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, duy trì trong một thời gian dài, gắn với đó là quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền tự do cho mỗi người…”
II. Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam:
Sau hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tích đầy ấn tượng trong tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo.Điều này không chỉ góp phần giúp đất nước khắc phục tình trạng kém phát triển, mà còn làm tiền đề để thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác như giảm thất nghiệp, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, xóa đói giảm nghèo...Về cơ bản, những thành tựu tăng trưởng đã đến được với đại bộ phận người dân, thể hiện ở mức tăng rõ rệt về thu nhập và tiêu dùng của tất cả các nhóm dân cư trong thời gian qua. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng đang bộc lộ ngày càng rõ những lo ngại về chất lượng và sự bền vững của quá trình tăng trưởng, xét cả về trung hạn và dài hạn. Để đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể tiếp cận trên nhiều giác độ khác nhau như: theo nhân tố đầu vào, theo kết quả đầu ra, theo cấu trúc ngành kinh tế, theo năng lực cạnh tranh…trước hết chúng ta cùng xem xét cấu trúc ngành kinh tế của nước ta hiện nay:
Cơ cấu ngành kinh tế:
Cơ cấu kinh tế Việt Nam phân theo nhóm ngành, 1991-2008
Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều đi kèm với những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ba nhóm ngành nông nghiệp (bao gồm nông- lâm nghiệp và thuỷ sản), công nghiệp (bao gồm công nghiệp và xây dựng) và dịch vụ. Xét đồ thị phát triển, cơ cấu kinh tế của nước ta trong thời gian qua đã có sự chuyển dịch tích cực: tỷ trọng nông- lâm- thuỷ sản trong GDP đã giảm đều đặn (từ 40,5% xuống 22,09% trong thời kỳ 1991-2008) và tỷ trọng công nghiệp- xây dựng tăng lên tương ứng (từ 23,8% tăng lên 39,73% trong cùng thời kỳ). Trong khi đó, khu vực dịch vụ sau một thời gian dài chững lại (1995-2004) và tăng chậm hơn nhịp độ tăng trưởng chung của GDP.. Tuy nhiên,có thể thấy xu hướng chuyển dịch diễn ra khá chậm chạp, trong nhiều năm qua, xét theo tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GDP, cơ cấu kinh tế chủ yếu biến đổi theo sự chuyển dịch của hai nhóm ngành nông- lâm - thủy sản và công nghiệp- xây dựng. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP tăng giảm theo từng năm và chưa thể hiện một xu thế chuyển dịch rõ ràng hướng tới một cơ cấu hiện đại, trong khi đây là khu vực có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành có liên quan chặt chẽ đến cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư. Cơ cấu lao động chưa có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tiến bộ, lao động chưa có việc làm còn lớn, đang bị “tắc nghẽn” trong lĩnh vực nông nghiệp, tình trạng thất nghiệp trá hình ở nông thôn còn phổ biến. Trong khi đó, cơ cấu đầu tư thể hiện sự mất cân đối lớn giữa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và tình trạng đầu tư tràn lan ở các địa phương, đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thu về không cao. Điều này bộc lộ sự yếu kém trong công tác quản lý các dự án và vốn đầu tư của nước ta. Nhìn từ góc độ dài hạn, quá trình chuyển dịch cơ cấu chưa diễn ra theo một quy hoạch chiến lược tổng thể có tầm nhìn dài hạn, với một lộ trình hợp lý và được bảo đảm thực hiện nghiêm ngặt. Những năm qua là giai đoạn hình thành cơ cấu được định hướng bởi các quy hoạch mang tính cục bộ ngành và địa phương, nhằm phục vụ cho các lợi ích cục bộ và ngắn hạn. Chính vì thế, quy hoạch tổng thể thường bị điều chỉnh, phá vỡ, hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu chuyển dịch không đúng yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng cao, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh. Tất cả những điều nói trên phản ánh tầm nhìn cơ cấu hạn chế, nặng về hiện vật và tư duy “chính sách ngành”, chưa theo kịp các xu hướng công nghệ và nguyên lý phát triển hiện đại.
2.Hiệu quả kinh tế
2.1. Tích cực:
-Tăng thu nhập giải quyết việc làm cho người lao động:
Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển mạnh các thành phần kinh tế, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích kinh tế tư nhân và hộ gia đình, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, từ năm 2001 đến nay, vốn đầu tư ngày càng tăng, hằng năm chiếm trên 35% - 40% GDP. Hiện nay, cả nước có khoảng 234 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (khoảng 113 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động), với khoảng 2 nghìn làng nghề, 110 nghìn trang trại, 3 triệu hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, tiểu chủ... đã thu hút hàng chục triệu lao động vào làm việc. Số người có việc làm tăng thêm 5,55 triệu người, bình quân mỗi năm tăng thêm từ 900 nghìn đến 1 triệu người. Nhìn chung, mức tăng này chỉ tương ứng mức tăng thêm của lực lượng lao động hằng năm, tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ, từ 6,28% (năm 2001) xuống còn 5,1% (năm 2006). Qua số liệu thực tế về phát triển kinh tế Việt Nam những năm qua cho thấy, nếu kinh tế tăng trưởng 1% thì việc làm tăng từ 0,3% - 0,35%.
Bên cạnh đó, nhiều chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với các mô hình kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản, trồng và bảo vệ rừng, phát triển các làng nghề, xã nghề...; chương trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở...; xây dựng các công trình trọng điểm như đường Hồ Chí Minh, thủy điện Sơn La, lọc dầu Dung Quất,... được thực hiện không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cải thiện đáng kể đời sống cùa người lao động.
-Đời sống được cải thiện,tình trạng đói nghèo giảm đáng kể:
Chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta ngày càng tăng. Tốc độ tăng dân số còn 1,1%. Xoá hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo. Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường; hoàn thành phổ cập tiểu học trong cả nước. Người có bệnh được chữa trị; giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng xuống khoảng 20%; tăng tuổi thọ trung bình lên 71 tuổi. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi rường xã hội an toàn, lành mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện.các khoản đầu tư cho giáo dục y tế ngày càng được chú trọng đầu tư nhiều hơn.
2.2. Hạn chế:
_Tuy lực lượng lao động tăng, nhiều người có việc làm nhưng năng suất lao động xã hội (được tính bằng GDP theo giá thực tế chia cho tổng số lao động đang làm việc) của Việt Nam còn rất thấp: năm 2007 đạt khoảng 25,9 triệu đồng/người/năm, hoặc 1.608 USD/người/năm. Đó là những con số rất thấp so với các nước khác, chẳng hạn thấp hơn so với các nước ASEAN nhiều lần:
Việt Nam
Indonesia
Thái Lan
Malaysia
1
2.5
4.1
10.7
Nếu tính bằng giá so sánh thì tốc độ tăng năng suất lao động trong thời kỳ 1991-2008 chỉ đạt 5,2%/năm và mức tăng tuyệt đối mỗi năm là 0,37 triệu VND trên một lao động làm việc. Khi năng suất lao động thấp và tăng chậm, thì chẳng những tác động không tốt tới tăng trưởng GDP mà còn chứng tỏ giá trị thặng dư tạo ra thấp, ảnh hưởng đến tích lũy tái đầu tư để tái sản xuất mở rộng cũng như nâng cao mức sống.
_Rõ ràng lợi thế về nguồn lao động dồi dào của Việt Nam không được sử dụng hết, thậm chí vẫn đang bị lãng phí nghiêm trọng, bởi cho đến nay, vẫn có tới 4,7% lao động ở thành thị thất nghiệp và gần 20% lao động ở nông thôn chưa được sử dụng. Theo ước tính, số thất thoát thời gian lao động trên tương đương với trên 10 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn. Đặc biệt, thực tế cho thấy, so sánh giữa tỉnh, thành phố, nơi nào có trình độ phát triển kinh tế càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng cao, tiêu biểu là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, nguồn lao động lớn chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả đang trở thành vấn đề xã hội. Thất nghiệp, thiếu việc làm, không chỉ khiến người lao động không có thu nhập để trang trải cuộc sống, không đủ để tái sản xuất sức lao động, khó thoát được nghèo đói, mà còn dẫn đến nhiều vấn đề xã hội như gây phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội và tội phạm tăng… Sức ép về dân số tiếp tục gia tăng cũng sẽ làm cho tình trạng thiếu việc làm căng thẳng hơn trong thời gian tới. _Năng lực sản xuất của vốn đầu tư cũng đang giảm thấp đến mức báo động với chỉ số ICOR tăng mạnh trong giai đoạn 1991-2009 và thể hiện tính chu kỳ rõ rệt cùng với tăng trưởng GDP. Nếu như năm 1991, hệ số ICOR tính được là 2,9 (nghĩa là đầu tư gần 3 đồng thì GDP tăng lên 1 đồng), thì năm 2008, hệ số này là 6,66. Thậm chí, theo tính toán của ủy ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội, hệ số ICOR năm 2009 gần mức 8 (VnEconomy 2009). Đây là tín hiệu cảnh báo cho hiệu quả đầu tư sụt giảm nghiêm trọng. Trong vòng 17 năm (1991-2008), hệ số ICOR tăng 2,3 lần. Ngay cả mức phổ biến từ 4-5,3 trong giai đoạn 2000-2007 cũng cao hơn nhiều so với khuyến cáo của các định chế tài chính có uy tín như Ngân hàng Thế giới: Đối với một nước đang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi, có nghĩa là hiệu suất đầu tư của nước ta chỉ bằng một nửa. Điều đáng nói ở khu vực đầu tư công, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, thành phần chủ đạo của nền kinh tế, thì hệ số ICOR lại cao vọt. Nếu hệ số ICOR chung của nền kinh tế năm 2009 là 8, thì ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 12.
. Tốc độ tăng trưởng GDP và hệ số ICOR của Việt Nam, 1991-2009
_Tăng trưởng kinh tế Việt nam thường đi kèm với tỷ lệ lạm phát cao. Thu nhập của người dân tăng nhưng thu nhập thục tế tăng chậm hơn hoặc thậm chí giảm, do đó không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư trong xã hội.
3.Tăng trưởng và môi trường sinh thái:
Tăng trưởng kinh tế quá cao làm cho lượng khí thải,chất thải vào môi trường ngày càng lớn.hơn thế nữa các doanh nghiệp,công ty lại không chú trọng tới việc xử lý rác thải làm cho môi trường ngày càng bị hủy hoại nghiêm trọng,múc ô nhiễm ngày càng tăng.
Công ty Vedan Việt Nam là một ví dụ điển hình về thực trạng gây ô nhiễm môi trường.Thế nhưng mức độ xử phạt hàng chính đối với các trường hợp này còn quá nhẹ. Họ sẵn sàng chịu phạt và tiếp tục xả thải, do đó không khuyến khích việc xử lý chất thải trước khi dưa ra môi trường. Đây chính là mặt trái của sự tăng trưởng đòi hỏi sự tham gia tích cực của các bên hữu quan.
_Nhìn vào cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, thì gỗ và các sản phẩm từ gỗ chiếm tỷ trọng khá lơn.Việc khai thác rừng quá mức làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hạn hán lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực hạ lưu, dất đai xói mòn giảm dộ phì nhiêu, năng suất canh tác giảm đáng kể.
Xã hội càng hiện đại, tốc độ đô thị hóa diễn ra một cách chóng mặt, quy mô dân thành thị tắng kèm theo là sự gia tăng dân số hàng năm thì con người tác động tới môi trường ngày càng nhiều. Lượng chất thải sinh hoạt mỗi ngày thải ra môi trường là một con số đáng báo động. Trong khi các công ty thu gom và xử lý rác luôn ở trong tình trạng quá tải, thì sông hồ là nơi phải hứng chịu lượng thải… Môi trường đô thị xuống cấp trầm trọng bởi khói,bụi, chất thải…
Hàng năm môi trường phải hứng chịu:
CO2
SiO2
Niken
Bụi bặm
Zn, Hg, Pb…
20.000
1.530
1,0
700
0,6
( Đơn vị: triệu tấn)
Tiếp đó con người lại chính là nạn nhân của những hành đông vô trách nhiệm của mình. Rác thải bừa bãi, đặc biệt rác thải hóa chất của nhà máy, khu công nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái và sức khóe con người, gây ra rất nhiều bệnh tật, xuất hiện những làng ung thư, những đứa trẻ sinh ra bị dị tật. Đã đến lúc con người phải nhìn nhận lại tăng trưởng kinh tế theo đúng nghĩa của nó trên cả gác độ số lượng và chất lượng.
C.Các nhân tố tác động dến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
I. Nhân tố kinh tế:
Nhóm nhân tố tác động đến tổng cung:
Trên giác độ các yếu tố đầu vào, một nền kinh tế đạt được tăng trưởng dựa chủ yếu vào 3 nhân tố chính: vốn (K), lao động (L) và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP – Total Factor Productivity). Hàm sản xuất có dạng: Y = F (K,L,TFP) Tại mô hình này, tong trưởng kinh tế được phân thành 2 loại: tong trưởng kinh tế theo chiều rộng, phản ánh tăng thu nhập phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn vốn, số lượng lao động và lượng tài nguyên thiên nhiên được khai thác; và tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, đó là sự gia tăng thu nhập do tác động của yếu tố TFP. Trên phương diện tính toán, TFP chỉ phần trăm tăng GDP sau khi trừ đi phần đóng góp của việc tăng số lao động và vốn. TFP phản ánh sự gia tăng chất lượng lao động, chất lượng máy móc, vai trò của quản lý và tổ chức sản xuất. TFP phụ thuộc hai yếu tố: tiến bộ công nghệ và hiệu quả sử dụng vốn, lao động. Đối với các nước đang phát triển, trong giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hóa do các yếu tố tong trưởng kinh tế theo chiều rộng như lao động, tài nguyên thiên nhiên tương đối dồi dào, trong khi trình độ của người lao động và công nghệ còn hạn chế thì tong trưởng theo chiều rộng thường được lựa chọn. Song, nếu nền kinh tế phát triển dựa quá nhiều vào vốn và lao động thì tốc độ tăng trưởng không cao, kém tính bền vững và dễ bị tổn thương khi có những biến động kinh tế từ bên trong cũng như bên ngoài. Nền kinh tế cũng sẽ không có những bước tiến mang tính chất đột phá lớn. Chính vì lẽ đó, chiến lược tong trưởng kinh tế cần được nghiên cứu theo chiều sâu, tức là dựa chủ yếu vào nhân tố TFP.
* Thực trạng tại Việt Nam:
Đóng góp của các yếu tố vào GDP (%)
TT
1993 – 97
1998 – 02
2003 – nay
Đóng góp của L
16,02
20,00
19,07
Đóng góp của K
68,98
57,42
52,73
Đóng góp của TFP
15,00
22,58
28,20
Tỷ lệ GDP
100%
100%
100%
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Phân tích mức độ đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và năng suất tổng hợp đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho thấy, mặc dù chất lượng tăng trưởng phần nào được cải thiện thể hiện qua sự tăng lên của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP hàng năm (từ 15% thời kỳ 1992-1997 lên 22,58% thời kỳ 1998-2002 và 28,2% giai đoạn 2003 đến nay), tuy nhiên, tăng trưởng do yếu tố vốn chiếm tới 52,73% và yếu tố lao động chiếm 19,07%; tức cả hai yếu tố này còn chiếm gần 3/4 tổng cả ba yếu tố tác động đến tăng trưởng. So sánh với các nước trong khu vực thì tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng hàng năm của Việt Nam còn thấp hơn nhiều:
Việt Nam
Thái Lan
Philippin
Indonesia
28.2%
35%
41%
43%
Rõ ràng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nghiêng nhiều về số lượng hơn là chất lượng, nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu. Ngay cả trong tăng trưởng chiều rộng thì sự tăng trưởng của nước ta cũng nghiêng nhiều về yếu tố vốn hơn là yếu tố lao động (tỷ trọng đóng góp của vốn cao gấp 3 lần tỷ trọng đóng góp của yếu tố lao động). Trong khi đó, vốn là yếu tố mà nước ta còn thiếu, chủ yếu là từ các nguồn như FDI, ODA…, hiệu quả sử dụng và công tác quản lý vốn đầu tư còn hạn chế bất cập, còn lao động là yếu tố mà nước ta rất dồi dào, trong khi chúng ta không tận dụng dược lợi thế đó. Kéo dài tình trạng này, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ không bền vững, chất lượng tăng trưởng không được cải thiện, cuối cùng sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Nhân tố tác động đến tổng cầu:
Năm 2009 Chính Phủ Việt Nam đã tung ra gói kích cầu với tổng giá trị là 143 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ 8 tỷ USD, được phân bổ cho từng ngành kinh tế nhằm đối phó với cuộc suy thoái tài chính 2008, đồng thới thúc đẩy việc khôi phục tăng trưởng kinh tế. Khoản kích cầu này được WB nhận xét là tương đối mạnh dạn, dược xếp vào loại cao trên thế giới. Sau một năm
thực hiện, hiệu quả của các gói kích cầu là khá rõ rệt trên nhiều phương diện kinh tế xã hội. Với sự quyết liệt trong việc thực hiện gói hỗ trợ gồm hỗ trợ lãi suất tín dụng, miễn giảm thuế, khuyến khích xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, từ mức GDP 3.1% (quý I), tăng trưởng kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực trong nửa cuối năm 2009, GDP đã lên 4,5% trong quý II, 5,76% trong quý III, 6,8% trong quý IV. GDP năm 2009 đạt 5.32%, đây là một kết quả đáng khích lệ với sự tăng trưởng kinh tế nước ta.
II. Nhân tố phi kinh tế:
1. Văn hóa xã hội
Văn hóa xã hội là nhân tố cơ bản của mọi nhân tố dẫn đến phát triển, thể hiện giá trị nhân văn, nét truyền thống, tín ngưỡng của một quốc gia. Việt Nam với 54 dân tộc anh em hội tụ nhiều nét văn hóa đặc sắc là điểm đến văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển. Đây là nhân tố quan trọng đối với ngành du lịch và lữ hành…
2.Thể chế chính trị xã hội:
Việt Nam luôn được thế giới đánh giá cao bởi một nền chính trị ổn định, tạo môi trường dầu tư an toàn và hấp dẫn một hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước…
D. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế:
1. Thay đổi tư duy về tăng trưởng kinh tế:
tong trưởng kinh tế cần dựa trên nền tảng coi trọng chất lượng. Theo đó, trong dài hạn cần từ bỏ quan điểm phải đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh theo chiều rộng, tăng trưởng nhờ tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động, mà chuyển dần sang mô hình tăng trưởng dựa vào tri thức và công nghệ. 2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: _Tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn. Cần đầu tư có trọng tâm để tạo sự bứt phá của một số công nghệ cao có tác động tích cực đến sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Khuyến khích các tổ chức nghiên cứu khoa học tham gia trao đổi sản phẩm công nghệ trên thị trường. Nên sử dụng FDI như là xung lực để tạo hiệu ứng lan toả thúc đẩy công nghệ phát triển. _ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về đầu tư theo hướng loại bỏ tình trạng khép kín trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tách chức năng quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh. Từ đó, tăng cường tính công khai, minh bạch và thực hiện đầu tư có hiệu quả, tránh dàn trải. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và thực hiện quản lý đầu tư theo quy hoạch. Khắc phục tình trạng tiêu cực, lãng phí, thất thoát trong đầu tư, tăng cường công tác giám sát đầu tư, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy định về quản lý đầu tư. _ Cần tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước nhằm thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân. .
_Đối với vốn FDI, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế nhằm thu hút vốn, công nghệ và tạo ra nhiều việc làm mới cho lao động VN. Trong thời gian trước mắt, nên tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại mà các nhà đầu tư nước ngoài còn vướng mắc để đưa các dự án đã được cấp giấy phép đi vào hoạt động. Chính sách đầu tư nước ngoài cần đặt mục tiêu thu hút các công ty có tiềm năng lớn về vốn và khả năng cao trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, các công ty hàng đầu trên thế giới đầu tư vào VN.
_Đối với vốn ODA, để nâng cao hiệu quả cần phát huy vai trò làm chủ quốc gia từ khâu vận động đến khâu sử dụng và khai thác dự án, lựa chọn những lĩnh vực phù hợp để vận động ODA, từ đó tối đa hoá hiệu quả và tác động lan toả của các chương trình, dự án ODA. Về công tác quản lý, nên tăng cường sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng ở các cấp vào quá trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát các chương trình, dự án để góp phần làm cho nguồn vốn này được quản lý và sử dụng một cách công khai, minh bạch, chống được thất thoát, lãng phí và tham nhũng. 3. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Cần coi nhân lựclà nhân tố chính quyết định tốc độ và chất lượng của tăng trưởng kinh tế. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực chất chính là tăng cường đầu tư cho giáo dục – đào tạo. Giải pháp trước mắt đó là nâng cao trình độ văn hoá và trình độ nhận thức cho người lao động. Phấn đấu hoàn thành chiến lược phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010, tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học, tiến tới thực thi chiến lược phổ cập trung học phổ thông. Từng bước xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dạy nghề hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Cùng với đó, cần tiếp tục đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình của các cơ sở đào tạo để tăng tính thực tiễn, sát với thực tế VN, theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và thế giới. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo cũng cần được nâng cao trên tất cả các mặt như phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.
Nhà nước có chính sách thiết thực khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, có trình độ quản lý thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài để đào tạo người lao động. Trong đó chú trọng hướng các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án thuộc các lĩnh vực: đào tạo nghề, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đại học và sau đại học,… Các lĩnh vực này có khả năng tạo lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư, đồng thời cần phát triển nhanh để đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH đất nước. Bên cạnh đó, tăng cường vận động ODA cho giáo dục ở mọi cấp học, ưu tiên cho cấp phổ cập, dành một tỷ lệ thích đáng vốn ODA (kể cả đi vay ưu đãi) đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống trường đại học, cao đẳng, dạy nghề ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam.
4.Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Cần có chính sách hình thành và thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của 5 loại thị trường cơ bản: thị trường hàng hoá – dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học – công nghệ và thị trường bất động sản. Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, hệ thống văn bản pháp luật cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhằm thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Nghiên cứu thực hiện trước thời hạn một số cam kết nếu thấy có cơ hội thuận lợi và việc thực hiện đem lại lợi ích cho quốc gia. Bên cạnh đó, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cải cách hành chính nâng cao vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
------------------The end-------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25903.doc