MỤC LỤC
I. Khái niệm và đặc điểm truyền hình - 3 -
1. Khái niệm - 3 -
2. Đặc điểm loại hình của truyền hình - 5 -
3. Sơ lược lịch sử truyền hình - 6 -
3.1. Trên thế giới - 6 -
3.2. Đài THVN là Đài truyền hình quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam và là đài phủ sóng toàn quốc duy nhất tại Việt Nam - 8 -
II. Kĩ thuật sản xuất các chương trình truyền hình - 9 -
1. Chương trình truyền hình - 9 -
2. Quy trình sản xuất chương trình truyền hình - 12 -
III. Bình luận truyền hình Việt Nam trong tiến trình hội nhập - 15 -
1. Bình luận và bình luận truyền hình - 15 -
2. Những cơ hội và thách thức của bình luận trên truyền hình trước quá trình hội nhập của Việt Nam - 18 -
2.1. Cơ hội lớn - 18 -
2.2. Thách thức phải vượt qua - 22 -
KẾT LUẬN - 27 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 28 -
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bình luận truyền hình Việt Nam trong tiến trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình luận truyền hình Việt Nam trong tiến trình hội nhập
Mở Đầu
Toàn cầu hoá và hội nhập là quá trình vận động mang tính hệ thống và khách quan trên phạm vi toàn cầu, bao trùm tất cả các mặt đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên toàn thế giới. Hiện tại, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, điều này đánh dấu một bước phát triển cao hơn trong quá trình hội nhập - đây là kết quả tất yếu khi mà quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi mặt, tác động tới toàn bộ sự phát triển của mỗi quốc gia. Nước ta đang trong tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Trước bối cảnh lịch sử mới, chúng ta có những thời cơ mới song cũng phải đối mặt với những thách thức hết sức to lớn. Con đường phải vượt qua là phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường.Trước tình hình đó, truyền hình đã có những bước phát triển mới nhưng đồng thời cũng phải đối diện với những khó khăn.
Liệu trong thế kỷ tới, truyền hình có còn như hiện nay không? Trả lời được câu hỏi này là chúng ta đã biết được tương lai của truyền hình trong kĩ nguyên số hoá.
Kể từ khi tín hiệu radio đầu tiên được phát sóng vào thế kỷ 18, con người vẫn luôn luôn theo đuổi một mục đích duy nhất là phủ sóng cho nhiều người trên một diện tích rộng. Từ xa xưa đến nay vẫn luôn tồn tại u mơ cháy bỏng của con người là vượt qua khoảng cách về thời gian và không gian bị giới hạn bằng mắt và tai. Bởi vậy, người ta đã xây dựng rất nhiều trạm phát trên núi, nối liền các thành phố và thị trấn với nhau bằng những đường dây cáp như một tấm màng nhện khổng lồ, rồi sau đó đã tiến hành phóng vệ tinh vào quỹ đạo trái đất nhằm thực hiện ước mơ trên. Với những nỗ lực như vậy, trong thế kỷ này, những người ở cách xa nhau nửa vòng trái đất đã có thể cùng xem và cùng suy ngẫm một vấn đề trong cùng một thời gian. Mắc Luhan gọi đó là ngôi làng toà cầu. Theo ông, camera và micro không chỉ đơn thuần là thiết bị điện tử, đó chính là biến thể( sự nối dài ) của con mắt và tai người, có khả năng thu nhận những sự kiện ở rất xa. Thông qua những biến thể này, một cá nhân có thể vượt qua được nền tảng chính trị cũng như văn hoá truyền thống của mình để cùng chia sẻ và thấu hiểu giá trị cũng như cách nhìn của những con người khác nhau trên thế giới. Những con người, những bộ tộc hoặc dân tộc đã lưu trữ lối sống cũng như nền văn hoá của mình trong một phạm vi hẹp qua hàng ngàn năm, nay đã có thể gia nhập ngôi làng toàn cầu nhờ vào bản chất của sóng điện từ. Bản chất đó có thể mô tả là khả năng truyền đến rất nhiều người một thông điệp cùng một thời gian. Cho dù có sự khác nhau về địa lý, về văn hóa, về nghề nghiệp người ta vẫn có thể hiểu ít nhất là những vấn đề cơ bản trong bức thông điệp đó.
Tuy vậy, ngày nay con người đang mất dần hứng thú với truyền hình và họ chờ đợi một cái gì hơn thế nữa. Nhu cầu của họ đang chuyển từ những vấn đề dành cho quảng đại dân cư sang những vấn đề dành cho những cá nhân riêng lẻ.
Hiện nay, chúng ta đang trong thời kỳ xây dựng một khuôn mẫu mới cho hoạt động thông tin liên lạc của con người. Ðó chính làmột môi trường phương tiện cho phép từng cá nhân liên lạc một cách thuận tiện vào bất kì lúc nào, bất kỳ ở nơi đâu qua phương tiện liên lạc trọn vẹn có chức năng hợp nhất mọi dạng phương tiện liên lạc. Sự ghép nối có tổ chức tạo nên sự linh hoạt giữa công nghệ mạng đang tạo ra một hệ thống liên lạc trọn vẹn mới cho phép vượt qua mọi trở ngại trong việc liên lạc giữa cá nhân với cộng đồng. Hệ thống mới này đồng thời cũng hợp nhất các phương tiện đã phát triển một cách độc lập với nhau trong quá khứ như : video, audio, text, liên lạc vô tuyến, hữu tuyến thành một phương tiện duy nhất. Chúng ta hãy xét xem môi trường mới với tên gọi là liên lạc trọn vẹn , sẽ thay đổi môi trường phương tiện hiện đại như thế nào?
Thứ nhất, việc liên lạc giữa cá nhân, tổ chức và quảng đại dân cư trước đây được thiết lập theo nhiều cách khác nhau nay sẽ được hợp nhất bằnh hình thức liên lạc trọn vẹn. Chúng ta đã vượt qua giai đoạn khởi đầu của hình thức liên lạc trọn vẹn khi mà chức năng xử lý và lưu giữ thông tin do máy tính đảm nhiệm, khả năng nối mạng do Internet đảm nhiệm, khả năng dịch vụ video do truyền hình đảm nhiệm và chức năng liên lạc do điện thoại đảm nhiệm.
Ngày nay người ta có thể nối máy thu hình hoặc máy tính của mình vào mạng Internet và liên lạc với những người khác bằng lời thoại hoặc thông điệp audio, video. Không chỉ có vậy, ngày nay chúng ta còn có thể đọc báo, tạp chí hoặc xem truyền hình qua Internet .
Thứ hai, khả năng hợp nhất liên lạc giữa mạng truyền dẫn có dây và không dây chỉ có thể thực hiện được qua mạng hợp nhất có chức năng ghép nối mạng. Trên cơ sở công nghệ số, mạng có dây và không dây sẽ thiết lập và duy trì mạng hợp nhất có chức năng ghép nối mạnh và trở thành mạng hạ tầng. Ðến lượt mình, mạng hạ tầng này sẽ cung cấp một môi trường hợp nhất có khả năng cung cấp đa dịch vụ cho người sử dụng.
Thứ ba, mục tiêu tương lai của dịch vụ phương tiện là các cá nhân chứ quảng đại dân cư. Người ta sẽ tiêu nhiều thời gian hơn cho những dịch vụ cung cấp thông tin cho họ vào thời gian và địa điểm mà họ đã định. Bởi vậy các phương tiện phải cung cấp nhiều và lựa chọn khác nhau và điều kiện phải phù hợp với thị hiếu cũng như mối quan tâm của từng cá nhân . đến đây sẽ chấm dứt thời kỳ truyền tải một chiều và đồng dạng( giống nhau).
Như vậy cái nỗi lo của các đài truyền hình lo lắng sự “đắt khách” của mình giảm thiểu đã được gạt bỏ. Đối thủ trước mắt chính là sự bùng nổ Internet. Số người giải trí trong không gian Internet ngày càng tăng. Tuy vậy cái bậc thang danh vọng mà truyền hình chiếm giữ bao lâu nay đâu dễ dàng từ bỏ. Với hệ thống âm thanh vòng (nhà hát tại gia) và màn hình phẳng long lanh truyền hình vẫn đang ngày càng thu hút người xem.
I. Khái niệm và đặc điểm truyền hình
1. Khái niệm
Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình (television) bắt nguồn từ hai từ “tele” có nghĩa là “ở xa” và vision là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa”. Thực chất, cội nguồn trực tiếp của truyền hình là điện ảnh. Chính điện ảnh đã cung cấp cho truyền hình những ý tưởng, gợi ý đầu tiên về một phương thức truyền thông cũng như kho tàng những biểu hiện phong phú, có sức thuyết phục mạnh mẽ, làm cơ sở cho truyền hình có thể thích ứng nhanh chóng với những đặc trưng kĩ thuật riêng của mình.
Về kĩ thuật, truyền hình đựoc hoạt động theo nguyên lý cơ bản sau: hình ảnh về sự vật được máy ghi hình (camera) biến đổi thành tín hiệu điện trong đó mang thông tin về độ sáng tối, màu sắc. Đó là tín hiệu hình ( tín hiệu video). Sau khi được xử lý, khuyếch đại, tín hiệu hình được truyền đi trên sóng truyền hình nhờ máy phát sóng hoặc hệ thống dây dẫn. Tại nơi nhận, máy thu hình tiếp nhận tin hiệu rồi đưa đến đèn hình để biến đổi ngược từ tín hiệu hình thành hình ảnh trên màn hình. Phần âm thanh cũng được thực hiện theo một nguyên lý tương tự như thế để rồi đưa ra loa.
Hệ thống kĩ thuật truyền hình đen trắng chỉ truyền đi tín hiệu thông tin về độ sáng tối của hình ảnh. Đối với kĩ thuật truyền hình màu, ngoài việc truyền đi tín hiệu về độ sáng tối, người ta còn phải tái hiện cả màu sắc của sự vật. Kĩ thuật truyền hình màu được xây dựng trên cơ sở phối hợp ba thành phần màu cơ bản là đỏ, xanh và xanh lá cây theo tỷ lệ khác nhau để tạo ra các sắc màu theo ý muốn. Hiện nay trên thế giới đang tồn tại 3 hệ thống truyền hình màu cơ bản là: NTSC, PAL và SECAM. Tất nhiên, máy thu có bộ giải mã màu theo hệ thống nào thì chỉ có thể dùng hệ máy ấy phát đi mà thôi. Sự xuất hiện của truyền hình như một điều thần kỳ trong sáng tạo của con người. Với sự kết hợp giữa hình ảnh động và âm thanh, truyền hình mang lại cho con người cảm giác về một cuộc sống rất thật đang hiện diện trước mắt. Đó là cuộc sống thật nhưng đã được cô đọng lại, làm giàu thêm về ý nghĩa, làm sáng rõ hơn về hình thức và làm phong phú hơn những khía cạnh, bình diện, đường nét sinh động.
2. Đặc điểm loại hình của truyền hình
- Truyền hình chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Nếu so với các loại hình truyền thông đại chúng khác, truyền hình sử dụng tổng hợp tất cả các loại thông tin có trong báo, phát thanh, phim ảnh…
Hình ảnh chủ yếu và đặc trưng trong truyền hình là hình ảnh động về hiện thực trực tiếp. Âm thanh trong truyền hình bao gồm: lời nói của con người, âm nhạc, tiếng động và các âm thanh của hiện trường ghi hình như gió, mưa, sấm, tiếng kêu của muông thú, tiếng hót của chim chóc, tiếng xe chạy… Trong các chương trình dàn dựng có hậu kỳ, người ta có thể tạo ra các âm thanh, tiếng động nhân tạo để mang lại hiệu quả thể hiện cao hơn. Trên thực tế, không phải lúc nào những tiếng động thực tế cũng phù hợp với yêu cầu thể hiện trong các chương trình truyền hình.
Nếu coi hình ảnh động và âm thanh là 2 yếu tố cấu thành ngôn ngữ truyền hình thì mỗi yếu tố đó đều có vai trò quan trọng không thể thiếu. Thông thường yếu tố hình ảnh được nhấn mạnh và là thành phần chủ đạo, có tính chất quyết định đối với truyền hình. Trong thực tế hình ảnh động cũng là cái tạo nên cái đặc thù của truyền hình, tạo nên sức hút đặc biệt và chuyên chở phần thông tin chủ yếu của các chương trình truyền hình. Tuy nhiên tiếng nói là bộ phận chính trong âm thanh có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyên chở nội dung thông tin của truyền hình. Bởi vì, một mặt ý nghĩa xác định của các thông điệp phần lớn bằng lời nói. Thực ra những ý nghĩa mà hình ảnh động mang lại không phải lúc nào cũng đầy đủ hơn các phương tiện biểu đạt khác cả về chiều rộng và bề sâu của chúng, nhất là trong trường hợp những tư tưởng đó có mối quan hệ phức tạp tế nhị.
Sự kết hợp hài hoà giữa hình ảnh động và âm thanh tạo cho truyền hình khả năng chuyển tải các nội dung thông tin vô cùng phong phú. Hầu như bất cứ sự kiện, hiện tượng, vấn đề gì trong hiện thực đều có thể biểu đạt, phản ánh qua các chương trình truyền hình. Đặc điểm này tạo cho truyền hình một khả năng đặc biệt trong việc đa dạng hoá chức năng, đáp ứng nhu cầu thông tin xã hội theo một dải tần rất rộng. Truyền hình vừa là nhà hát, là trường học, lại vừa là sân chơi, là công cụ giao lưu, là phương tiện giải quyết nhiều dịch vụ xã hội hiện đại.
3. Sơ lược lịch sử truyền hình
3.1. Trên thế giới
- Từ khoảng những năm 1890- 1920 đã có nhiều nhà khoa học Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Đức… tập trung nghiên cứu và đề xuất các kỹ thuật truyền phát hình ảnh. Nhà phát minh người Anh là John L.Bảid đã trình chiếu những hình ảnh truyền trực tiếp ở Luân Đôn năm 1926 và năm 1932 ông đã thực hiện việc phát các hình ảnh về cuộc đua ngựa tại Đêby( Anh) tới một rạp chiếu phim.
- Tiến sỹ Vladimir Zworykin- một nhà khoa học Mỹ là người đã mở ra một giai đoạn mới về lịch sử truyền hình với việc phát minh ra đèn ống truyền hình điện tử. Sau đó,năm 1926, ông tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật truyền hình bằng việc phát minh ra những thiết bị mới cho phép ghi lại ngay lập tức các thành phần khác nhau của một hình ảnh rồi chuyển thành các tín hiệu điện và cuối cùng thành hình ảnh hoàn chỉnh trên màn hình. Năm 1927, chương trình truyền hình đầu tiên qua dây dẫn đã được thực hiện giữa hai thành phố Wasinhton và New York với khoảng cách 250 dặm.
Người có công lớn trong việc phổ biến truyền hình ở Mỹ là David Sarnoff- con trai một gia đình người Nga nhập cư. Khi phụ trách điều hình liên đoàn phát thanh
Mỹ ( RCA) và đài NBC, ông đã đưa Vladimir Zworykin vào đội nghiên cứu của RCAvà năm 1932 đội nghiên cứu này bắt đầu phát minh thử nghiệm. Tham gia đội nghiên cứu của David Sarnoff có những người tiên phong trong lĩnh vực truyền hình như Phillo Farnsworth- người phát minh ra máy quay phim điện ảnh và Allen B.Dumont- người chế tạo thành công ống thu hình, ống nghe va những chiếc máy thu hình gia đình đầu tiên.Vào năm 1939, tại hội chợ thế giới tổ chức tại New York, lần đầu tiên người ta được chứng kiến hình ảnh động trên máy thu hình. Trước đó , ngày 22-11-1936, Liên đoàn phát thanh truyền hình Anh(đài BBC) đã bắt đầu thực hiện chương trình truyền hình phát đầu tiên thường xuyên trên thế giới.
- Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai với tất cả sự khốc liệt của nó đã làm gián đoạn quá trình phát triển của truyền hình. Phải đợi đến sau cuộc chiến tranh này kết thúc, lịch sử truyền hình mới thực sự chuyển qua một bước ngợăt nhất định. Tại các nước kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức…truyền hình nhanh chóng trở thành mạng phủ sóng rộng khắp trên phạm vi quốc gia.
- Vào giữa những năm 50 của thế kỷ XX, truyền hình màu xuất hiện ở Mỹ, sau đó nhanh chóng mở rộng sang Tây Âu và Nhật Bản. Người Nhật Bản nhanh chóng tìm thấy sự hấp dẫn của truyền hình màu cả về những khía cạnh xã hội và thương mại của nó. Công nghệ truyền hình màu và sản xuất các thiết bị cho nó được phát triển đặc biệt nhanh ở Nhật Bản từ đầu những năm 60. Quá trình phát triển truyền hình đồng thời với quá trình phát triển khuôn khổ màn hình, tăng giờ, tăng kênh phát sóngvà đa hệ hoá, tiêu chuẩn hoá kỹ thuật đối với thiết bị thu nhận tín hiệu truyền hình.
- Truyền hình cáp bùng nổ vào thập niên 70 của thế kỷ XX ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản với sự giúp đỡ của các vệ tinh nhân tạo trong việc chuyển tiếp những chương trình. Tuy nhiên, từ năm 1949, truyền hình cáp đã xuất hiện ở Mỹ. Mục đích ban đầu của truyền hình cáp là nhằm khắc phục tình trạng khó phủ sóng ở các khu vực địa hình núi non hiểm trở. Hệ thống truyền hình cáp đầu tiên được thiết lập ở Pensinvania và Ôrêgiôn mới chỉ đựoc 3-5 kênh. Hiện nay đã có những kênh truyền hình cáp khổng lồ như CNN với gần 60 triệu thuê bao
Ngày nay, truyền hình trên thế giới đang là một phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến và có sức mạnh đặc biệt mà khó có phương tiện truyền thông nào khác sánh nổi. Chắc chắn truyền hình còn giữ được những ưu thế ấy trong thời gian dài nữa nhờ việc phát triển phong phú các loại chương trình, mở ra nhiều loại hình dịch vụ giải trí phục vụ cho nhu cầu đa dạng của con người.
Với sự giúp đỡ của mạng lưới vệ tinh địa tĩnh trong không gian, các chương trình được truyền đi khắp thế giới bất chấp các biên gới quốc gia. Việc ứng dụng kĩ thuật số mở ra cho truyền hình những khả năng càng to lớn hơn trong việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng, thu hút công chúng. Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ X, số lượng máy thu hình trên thế gới đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng. Nếu năm 1970 trên toàn thế giới, số lượng máy thu hình tính bình quân trên 1000 dân là 81 máy thì năm 1997, con số đó là 240 máy, tăng gấp 3 lần. Số liện tương tự ở các nước phát triển là 9,9 và và 157 máy và ở các nước chậm phát triển là 0,5 và 28 máy, tức là tăng 55 lần.
3.2. Đài THVN là Đài truyền hình quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam và là đài phủ sóng toàn quốc duy nhất tại Việt Nam
Đài được thành lập vào ngày 7/9/1970 từ một ban biên tập thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1976, Đài tách khỏi Đài Tiếng Nói Việt Nam và chuyển trụ sở sang khu vực Giảng Võ hiện nay. Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền Hình Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1987 và bắt đầu từ đó Đài trở thành Đài Truyền hình Quốc gia .
Một số dấu mốc quan trọng của Đài THVN
- Ngày 7/9/1970: VTV được thành lập từ một ban biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam
- 1976: Tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam và chuyển tới địa điểm mới
- 30/4/1987: Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền Hình Việt Nam
- Ngày 1/1/1990: Bắt đầu phát sóng song song 2 kênh: VTV1 và VTV2
- Tháng 2/1991: Bắt đầu phát sóng vệ tinh kênh VTV1 để các đài địa phương thu và phát lại nhằm phủ sóng toàn quốc
- Tháng 4/1995: Bắt đầu phát chương trình VTV3, và chương trình này được tách thành 1 kênh riêng và được phát sóng vệ tinh vào tháng 3 năm 1998.
- Ngày 27/4/2000: VTV4 được chính thức phát trên mạng toàn cầu qua 3 quả vệ tinh phủ sóng toàn bộ châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ và Tây Bắc Úc.
- Tháng 3/2001: Chuẩn DVB -T được chính thức chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV
- Ngày 10/2/2002: Bắt đầu phát VTV5 phục vụ đồng bào thiểu số bằng tiếng dân tộc
- Tháng 10/2004: Mạng DTH được chính thức khai trương song song với mạng TH cáp và MMDS
- Tháng 12/2005: Dịch vụ Internet băng thông rộng được chính thức khai trương trên mạng DTH và Truyền hình cáp
- Năm 2007, kênh VTV6 sẽ ra đời
Cơ cấu tổ chức của Đài THVN
II. Kĩ thuật sản xuất các chương trình truyền hình
1. Chương trình truyền hình
Thuật ngữ chương trình truyền hình thường được sử dụng trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi trong ngành, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay cả đài truyền hình. Trường hợp thứ hai chương trình truyền hình dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được phát đi theo định kì. Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể các nhà báo và cán bộ kĩ thuật, dịch vụ. Đồng thời đó cũng chính là quá giao tiếp truyền thông giữa những người làm truyền hình với công chúng xã hội rộng rãi. Có thể nói, chương trình truyền hình là sự gặp nhau giữa nhu cầu, thị hiếu của công chúng với mục đích và ý tưởng sáng tạo của những nhà truyền thông bằng phương tiện truyền hình. Một chương trình gọi là có chất lượng khi nó thu hút được sự quan tâm của người xem và thể hiện mục đích của người sáng tạo. Mặt khác bất kỳ chương trình truyền hình nào cũng hàm chứa những giá trị tư tưởng, văn hoá đặc thù của mỗi dân tộc, quốc gia, giai cấp, tầng lớp xã hội cụ thể. Những giá trị này không chỉ được truyền tải qua nội dung mà còn biểu hiênj cả trong phương pháp sáng tạo và hình thức thể hiện của các tác phẩm, tài liệu cũng như cách tổ chức xây dựng chương trình.
Các chương trình truyền hình trong ngày hay trong tuần được bố trí phối hợp với nhau sao cho vừa tránh được sự nhàm chán, tạo sự thu hút liên tục đối với công chúng, vừa phù hợp với thời gian, điều kiện theo dõi của người xem. Đối với các kênh truyền hình tổng hợp, trong những ngày làm việc trong tuần, buổi tối được coi như là giờ “vàng” vì đó là thời điểm có nhiều người xem truyền hình nhất. Vì thế, người ta thường bố trí những chương trình quan trọng có ý nghĩa xã hội vào thời gian này. Những bản tin ngắn thường được bố trí vào sáng sớm và sau thời điểm bữa ăn trưa. Các chương trình giải trí tập trung nhiều vào các ngày nghỉ hoặc buổi chiều, ban đêm trong các ngày làm việc. Các chương trình dành cho các đối tượng chuyên biệt thường được phát vào thời điểm thích hợp nhất đối với việc tiếp nhận của từng đối tượng. Việc phát lại một chương trình vào các thời điểm khác nhau trong ngày hay trong tuần, tuỳ theo định kỳ của chương trình là điều kiện giúp công chúng có thể lựa chọn thời gian xem phù hợp với thời gian biểu làm việc và sinh hoạt của mình.
Chương trình truyền hình rất phong phú, đa dạng. Người ta liên tục tìm cách để phát triển những chương trình mới đáp ứng kịp thời các nhu cầu khác nhau của xã hội. Nếu xét từ nội dung, chương trình truyền hình bao gồm các nhóm: nhóm các chương trình thời sự - tin tức, nhóm các chương trình giải trí, nhóm các chương trình giáo dục và phổ biến kiến thức khoa học – kĩ thuật. Nếu xét từ cách thức sản xuất, chương trình truyền hình bao gồm: loại các chương trình truyền hình trực tiếp, loại các chương trình sản xuất qua băng tù và loại chương trình phim truyện.
Loai chương trình truyền hình trực tiếp là các cuộc tường thuật tại chỗ các sự kiện chính trị, xã hội, văn hoá, các cuộc toạ đàm, trao đổi tại trường quay, các chương trình trò chơi, các trận thi đấu thể thao… Đây là loại hình chương trình phát huy được đầy đủ thế mạnh của truyền hình. Tuy nhiên việc thực hiện các chương trình loại này đòi hỏi những điều kiện cho phép về kĩ thuật, kinh phí, khả năng tiếp cận cũng như khả năng tố chức thực hiện của mỗi cơ quan đài truyền hình.
Loại chương trình truyền hình sản xuất qua băng từ bao gồm tất cả các chương trình có khâu hậu kỳ trong quá trình sản xuất. Nghĩa là các chương trình này bao giờ cũng phát đi sau khi sự kiện đã kết thúc. Trong khoảng thời gian giãn cách từ khi sự kiện kết thúc đến khi phát sóng người ta thực hiện các công việc biên tập, viết lời bình, dựng hình và thao tác khác để hoàn thiện tác phẩm.
Lịch phát sóng của mỗi đài truyền hình sử dụng thời lượng rất lớn. Mỗi đài truyền hình khó có thể sản xuất đủ chương trình để lấp hết thời lượng phát sóng. Hơn nữa, nếu có sản xuất đủ thì đó cũng là một giải pháp kém tính hiệu quả vì vừa tốn kém kinh phí phí, vừa thiếu sự phong phú và sinh động. Chính vì thế, việc trao đổi chương trình là rất cần thiết đối với truyền hình. Tuy nhiên việc trao đổi chương trình cũng kéo theo những hình ảnh tiêu cực về văn hoá, chính trị, xã hội. Để tránh và hạn chế những hình ảnh tiêu cực ấy, mỗi đài truyền hình đều có sự lựa chọn kỹ khi mua hoặc trao đổi chương trình với các tổ chức sản xuất chương trình truyền hình của các quốc gia khác.
2. Quy trình sản xuất chương trình truyền hình
Chương trình truyền hình được bắt đầu thực hiện sau khi kịch bản được duyệt. Việc thực hiện tiến hành trong điều kiện đặc thù của truyền hình nó phụ thuộc nhiều vào khả năng, trang bị kĩ thuật từ khi bắt đầu đến khi phát sóng tới máy thu của người xem.
Sơ đồ các bước thực hiện 1 chương trình truyền hình như sau:
Sơ đồ khối:
Sản xuất tiền kì
Biên tập
Điều độ sản xuất
Duyệt kịch bản
Phát sóng
Kiểm tra
Sản xuất hậu kì
b) Nhiệm vụ của từng khối:
* Biên tập:
Gồm các phóng viên, biên tập viên, đạo diễn là những người sáng tác hoặc dựa theo một kịch bản văn học có sẵn để xây dựng nên kịch bản truyền hình ( với các chương trình khác nhau như: thời sự, chuyên đề, văn nghệ, phim truyền hình…) Các nội dung trên được thể hiện dưới dạng kịch bản phân cảnh để thuận tiện cho các công đoạn sau.
* Duyệt kịch bản:
Từ nội dung kịch bản của khối biên tập đã lập ( các phóng viên, biên tập viên, đạo diễn), người phụ trách các ban biên tập sẽ duyệt và đưa ra quyết định sản xuất hay không sản xuất các chương trình theo đề cương, kịch bản đó. Việc này nhằm tránh lãng phí trong việc sản xuất chương trình.
* Điều độ sản xuất;
Sau khi kịch bản đã được duyệt cho phép sản xuất thì việc bố trí các phương tiện kỹ thuật, nhân lực… để thực hiện sản xuất chương trình thì là do khối điều độ sản xuất đảm nhiệm.
Cụ thể công việc của khối này là bố trí:
- Địa điểm: ở trường quay truyền hình, sân vận động, các tỉnh xa.
- Thời gian: thời gian quay tiền kỳ, hậu kỳ, thời gian dự định phát sóng.
- Thiết bị: số lượng thiết bị, chủng loại thiết bị ( xe truyền hình lưu động, thiết bị viba, máy nổ…)
- Nhân sự: số người thực hiện chương trình ( camera, ánh sáng, kỹ thuật video, audio, lái xe…)
* Sản xuất tiền kỳ:
Sau khi xác định được địa điểm, thời gian sản xuất chương trình thì bắt đầu việc sản xuất tiền kỳ. Một kíp làm việc trong khâu này bao gồm:
- Biên tập, đạo diễn, quay phim, hoạ sĩ, dựng cảnh, ánh sáng, kĩ thuật, chủ nhiệm chương trình. Kíp làm việc này phải tuân thủ theo kịch bản đã đề ra.
Ví dụ: Chỉ dùng 1 camera nếu quay tin, phóng sự, chuyên đề. Chỉ dùng 1 studio với đầy đủ các thiết bị video, audio, kĩ sảo để quay các chương trình ca nhạc, sân khấu. Dùng 1 xe truyền hình lưu động gồm các thiết bị gần như 1 studio để làm tường thuật hoặc ghi hình các chương trình ca nhạc, diễn đàn, các chương trình thể dục thể thao…
- Sản phẩm của khâu tiền kỳ:
+ Các băng gốc để sản xuất chương trình hậu kỳ.
+ Phát sóng trực tiếp các chương trình tường thuật trực tiếp tại chỗ ở các studio hoặc xe truyền hình lưu động.
* Sản xuất hậu kỳ:
Đây là giai đoạn sản xuất tiếp theo sau khi đã hoàn thành việc sản xuất tiền kỳ. Công việc của giai đoạn này trước tiên là phải xem băng và phân cảnh theo xung điều khiển trên băng, từ đó lên bố cục dựng trên giấy sau bắt đầu dựng hoàn chỉnh chương trình thì đến giai đoạn hoà âm, lồng tiếng cho chương trình đã dựng đó. Hoà âm từ đơn giản như đọc tin, đọc tiếng, khớp tiếng cho phim truyện, phim truyền hình, sân khấu, ca nhạc.
Sản phẩm của hậu kỳ chình là băng thành phẩm với đầy đủ nội dung chương trình theo thời lượng đã quy định.
* Kiểm tra:
Khâu này có nhiệm vụ kiểm tra lại nội dung, hình thức thể hiện chương trình và chất lượng kĩ thuật ( gồm video và audio) của chương trình sau khi đã sản xuất hậu kỳ xong hoàn chỉnh.
Nếu không có vấn đề gì xảy ra về mặt nội dung và kỹ thuật thì băng thành phẩm sẽ được niêm phong và đưa vào kho chờ phát sóng.
* Phát sóng:
Có nhiệm vụ phát sóng các băng thành phẩm đã qua kiểm tra
Phát sóng trực tiếp các chương trình thời sự, tường thuật. ( đài có 5 bản tin phát sóng thẳng).
Sản xuất chương trình truyền hình luôn luôn có mối quan hệ hữu cơ với kỹ thuật truyền hình. Chính kỹ thuật đã tạo điều kiện cho việc hình thành công nghệ và trong khi thực hiện công nghệ này lại nảy sinh ra các yêu cầu mới trở lại với kỹ thuật đòi hỏi kỹ thuật tìm biện pháp thích ứng cho công nghệ thể hiện được nhiều ý định nghệ thuật của sáng tác.
Ở giai đoạn chuẩn bị đòi hỏi tập trung cao độ về trí óc, tính sáng tạo nghệ thuật và tổ chức công việc. Kế hoạch sản xuất phải có giải pháp cụ thể về nghệ thuật, kỹ thuật, công nghệ, tổ chức thực hiện, khả năng kinh tế, đồng thời phải nêu rõ phương thức thể hiện các ý đồ của đạo diễn, qua đó thấy rõ tính khả thi trong điều kiện kỹ thuật hiện có.
Công tác chuẩn bị không nên coi nhẹ và rút ngắn, đơn giản hoá, vì nó sẽ ảnh hưởng đến các bước sau này, đặc biệt là ảnh hưởng đến quan hệ và sự cộng tác, đến không khí sản xuất.
Nếu công tác chuẩn bị tốt, giai đoạn thực hiện sẽ chỉ phụ thuộc vào công nghệ lựa chọn, điều kiện cho phép trong dây chuyền sản xuất để thực hiện các ý đồ của kịch bản.
Giai đoạn kết thúc chương trình có ý nghĩa chủ yếu đối với công việc tiếp theo. Ở đây việc thông báo đầy đủ các dữ liệu của chương trình, kiểm tra chất lượng kỹ thuật và nghệ thuật là điều kiện cho việc tiếp nhận và phân phối dễ dàng.
Các bước thực hiện một chương trình truyền hình đã nêu trên sẽ tuỳ thuộc vào quy mô của từng đài, tuỳ thuộc vào trình độ của đội ngũ làm chương trình truyền hình để lựa chọn và tiến hành làm chương trình cho phù hợp với quy mô của đài.
III. Bình luận truyền hình Việt Nam trong tiến trình hội nhập
1. Bình luận và bình luận truyền hình
Theo các nhà nghiên cứu, thể loại bình luận đã xuất hiện trên báo chí phương Tây từ rất sớm. Ngay từ khi mới xuất hiện thể loại này đã nhanh chóng thu hút được tình cảm của công chúng vì nó đem lại cho họ những tri thức lý lẽ để đánh giá, lý giải những vấn đề, sự kiện, tình huống, hoàn cảnh… nảy sinh hàng ngày hàng giờ trong đời sống, mang lại cho họ những nhận thức đúng đắn tạo cở sở cho những hành động vì lợi ích của chính họ.
Với năng lực phản ánh hiện thực như vậy, một bài bình luận thực chất là mộy sự giải thích, một cách cắt nghĩa, được dùng để hướng dẫn cách nhìn nhận những vấn đề của đời sống. Nó đảm nhiệm việc cung cấp thường xuyên các cách đánh giá về những tin tức quan trọng để làm cho công chúng hiểu và nhận thức được những diễn biến của đời sống. Thực tế đã cho thấy rằng so với các thể loại báo chí khác, bình luận có thể có những ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc hơn đến cách suy nghĩ của công chúng…
Theo tư điển tiếng Việt, bình luận có nghĩa là “bàn bạc phải trái, hay dở nhân một biến cố gì hay một vấn đề gì”. Còn theo tác giả Trần Thế Phiệt “bình luận cần phải chú ý cả hai mặt: bình và luận. Bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của vấn đề, đánh giá nó, khai thác nó ở các mặt nội dung ý nghĩa. Luận là bàn bạc mở rộng vấn đề, đặt nó vào trong quá trình diễn biến, phát triển, nhận định khả năng và triển vọng của vấn đề mà người bình luận quan tâm, rồi nêu những tác dụng của nó trong đời sống xã hội, trong thực tế và trong lý luận”
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng- nhất là ở đặc trưng thông tin lý lẽ nhưng giữa bài bình luận và bài xã luận vẫn có những điểm khác biệt. Một bài xã luận thường đề ra các nhiệm vụ chính trị, còn một bài bình luận tuy có luận điểm rõ ràng nhưng không nhất thiết phải là chỉ thị hay kêu gọi để hành động. Các bài xã luận thường có cấu trúc theo phương pháp diễn dịch - từ một vài luận điểm triển khai thành những nội dung lớn có tính chất định hướng rộng, còn bài bình luận chủ yếu đi theo phương pháp quy nạp. Nó rút ra kết luận thông qua việc bàn bạc về những vấn đề cụ thể. Như vậy bài bình luận thường chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ hơn, thể hiện sự nhất quán về chỗ đứng, về cách nhìn nhận đánh giá của người bình luận.
Bình luận vừa phải có cái nhìn toàn diện đồng thời lại phải chặt chẽ, sắc sảo trong việc đánh giá, phân tích, lý giải những hiện tượng cụ thể và điều quan trọng là toàn bộ quá trình đó phải thể hiện được sự đánh giá của tác giả và ban biên tập về các sưj kiện trong đời sống, từ đó rút ra những bài học cần thiết.
Trên thực tế trong đời sống truyền hình hiện nay, bình luận có vai trò vô cùng quan trọng. Đó là thể loại giải thích, cắt nghĩa một sự kiện, một quá trình hoặc một vấn đề trong xã hội. Một trong những đặc điểm quan trọng của bình luận truyền hình là tính nhạy bén, sự xác thực và độ tin cậy cao của nó. Một bài bình luận trên truyền hình thường gây được nhiều tranh luận trong người xem. Những ý kiến của bình luận truyền hình thường kích thích, khích lệ người xem tự kiểm tra đánh giá lại nhận thức của mình để từ đó hình thành quan điểm chính kiến riêng, Bình luận trên truyền hình là sự gợi ý là cách định hướng suy nghĩ cho người xem.
Chúng ta có thể thấy sự tác động tích cực của bình luận truyền hình qua ví dụ sau:
Gần đây các chương trình thời sự của VTV có đề cập đến vấn đề giá thuốc và quản lý giá, đặc biệt là chương trình Tiêu điểm đã phân tích một số vấn đến bất hợp lý liên quan đến Bảo hiểm y tế tự nguyện. Là khán giả xem truyền hình, chúng tôi rất hài lòng vì VTV đã nêu ra những vấn đề bức xúc từ cuộc sống, đặc biệt là đối với người nghèo, người không nằm trong diện bảo hiểm y tế bắt buộc"...
Xem chương trình xong tôi thấy rất hài lòng. Nhưng, qua các phóng sự cũng phải thấy rằng, các thông tin về nguyên nhân giá thuốc tăng, vai trò quản lý dược phẩm của cục quản lý dược và các quan chức quản lý giá thuốc ở các địa phương còn chưa rõ ràng, dẫn đến giá thuốc tăng lên không hạ xuống thường xuyên vẫn chưa có lời giải đáp. Tệ hơn là chưa có cơ quan sản xuất hay nhập khẩu dược phẩm nào bị phạt nặng hay rút giấy phép kinh doanh. Nhiều xí nghiệp sản xuất dược phẩm… hô giá nguyên liệu tăng liên tục - chi phí nhập khẩu nguyên liệu tới 60% nên phải tăng giá, nhưng lợi nhuận hình như không giảm mà ngày càng tăng lên, thậm chí giá cổ phiếu cũng được đẩy lên rất cao so với thời điểm mới được cổ phần hoá??? Những thông tin đó hy vọng sẽ được tất cả mọi người lưu tâm.
Liên quan đến Bảo hiểm Y tế tự nguyện phải tạm dừng, nay triển khai tiếp tục đi kèm với các qui định mang tính bắt buộc. Đây là quan điểm tính lời và lỗ trong kinh doanh bảo hiểm nhưng không hợp lý, chúng tôi đồng quan điểm với ý kiến của một Luật sư trong chương trình Tiêu điểm là để tránh lỗ nên có sự điều tiết quỹ Bảo hiểm y tế bắt buộc vì cùng là đóng góp của người dân. Việc tạm thời quản lý riêng chỉ mang tính chất tham khảo để phát triển loại hình y tế tự nguyện để tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, hoặc nhằm hoạch định chính sách thu phí cho phù hợp.
Cũng cần nhìn nhận BHYT tự nguyện là một chính sách nhân đạọ về y tế, giả sử có lỗ thì nên đề xuất chính phủ hỗ trợ vì lỗ ở đây là lỗ vì tính chất xã hội, vì người nghèo.
Song, vấn đề đặt ra là ngành BHXH nên đề ra các giải pháp quản lý khám và điều trị minh bạch hơn ở các bệnh viện. Bởi, các chương trình cũng chỉ rõ có tình trạng bệnh nhẹ cho thuốc đắt tiền, bệnh nặng thuốc không tương xứng…ỏồi tình trạng bệnh nhân là BHYT phải nằm 2 người/giường do quá tải người bệnh đông, giường bệnh ít nhưng việc thanh quyết toán với BHXH và người bệnh chưa bao giờ bệnh viện lấy tiền giường theo thực tế (2 người/giường) bao giờ cũng lấy đủ 1 người/giường. Đây là tình trạng móc túi bệnh nhân và BHXH công khai chưa ai lên tiếng. Mong chương trình Tiêu điểm và nhiều chương trình khác của VTV tiếp tục phản ánh sâu hơn nhằm cải thiện những bất hợp lý đang tồn tại".
Trên đây là ý kiến của bạn xem đài Phương Dung qua đó có thể thấy được sự ảnh hưởng lớn lao của bình luận trên truyền hình.
2. Những cơ hội và thách thức của bình luận trên truyền hình trước quá trình hội nhập của Việt Nam
2.1. Cơ hội lớn
Để biết mình biết người trong thế giới hôm nay, xin hãy đưa mắt nhìn quanh. Mỹ đang làm nhiều cách duy trì thế siêu cường, nhưng đồng thời đã phải tính đến những nước cờ toàn cầu khác. Còn trong nước, ráo riết cải cách giáo dục nhằm duy trì lợi thế lâu dài. Thủ tướng Abe đang muốn cơ cấu lại nền kinh tế và thức tỉnh tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ Nhật Bản, với ý định đưa nước Nhật trở thành một trong những "diễn viên chính" của thế kỷ 21.Trung Quốc đang hun đúc tinh thần “trỗi dậy hoà bình” để giành lại 5 thế kỷ bị đánh mất, hiện nay là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tính theo GDP - PPP, và đang trên đường trở thành siêu cường mới. Ấn Độ đang tiến bước vững chắc thành cường quốc khu vực. Nga đang làm mọi việc phục hồi vị thế của mình. Thái Lan, láng giềng, mấy năm qua đã đưa ra chiến lược kinh tế mới với nhiều trung tâm, song nửa đường đứt gánh với cuộc đảo chính 19/09/2006. Nếu tin tức báo chí là đúng thì 10 năm qua kinh tế Campuchia tăng trưởng bình quân 8%/năm, riêng năm 2006 GDP tăng 10% - nghĩa là năng động hơn nền kinh tế Việt Nam… Nền kinh tế đang tràn đầy sức sống, nhưng thị trường còn nhiều khuyết tật hoang dã vì thiếu nền tảng vững chắc của nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự; Là đất nước có tỷ lệ cao về dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, nhưng tỷ lệ người không có việc làm và người thiếu việc làm rất lớn, mặt khác lại thiếu trầm trọng lực lượng lao động có nghề và nguồn nhân lực có kỹ năng cao; Giáo dục và y tế đang là hai vấn đề bức xúc lớn kéo dài từ hàng chục năm nay, hiện vẫn chưa có lời giải. Thực trạng này sẽ cho phép VN thoát khỏi nước nghèo và chậm phát triển vào năm 2010 (còn khoảng 3 năm nữa)?.v.v... Đất nước đứng trước tình hình: Những thành tựu của 20 năm đổi mới lớn bao nhiêu, thì những đòi hỏi của phát triển càng bức xúc bấy nhiêu, nếu không đáp ứng được, sự phát triển năng động sẽ chuyển hoá dần thành quá trình tích tụ năng lượng huỷ hoại. Về kinh tế: Chẳng những phải làm cho nền kinh tế nước ta có khả năng chấp nhận luật chơi chung, có khả năng tham gia hiệu quả vào sân chơi chung toàn cầu, mà còn phải có sức sống bên trong đủ mạnh để đối mặt được với mọi sóng gió đến từ bên ngoài, dù là trên mặt trận tài chính tiền tệ, hay là cuộc khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng chính trị, quân sự bất kỳ nơi nào, bất kể từ đâu tới. Hơn nữa, nước ta đang nằm trong lòng khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, không theo kịp sự phát triển năng động này đồng nghĩa với thảm bại.Về chính trị: Phải chăm lo mọi mặt sao cho lòng người thu về một mối, để trong có ấm thì ngoài mới yên, có mạnh bên trong mới đứng vững được với bên ngoài. Trong lịch sử của mình, nước ta chưa bao giờ đứng trước tình hình phát huy sức mạnh dân tộc trở thành vấn đề sống còn quyết liệt như trong thời đại ngày nay. Muốn cạnh tranh kinh tế thắng lợi, phải phát huy được sức mạnh dân tộc. Muốn không bị đè bẹp dù là trên phương diện văn hoá hay trên bất kỳ phương diện chính trị, sức mạnh nào, rất cần đến sức mạnh dân tộc. Không muốn là cái bóng của bất kỳ ai, không phải cầu cạnh núp bóng ai, càng phải có sức mạnh dân tộc. Quan trọng hơn nữa, để được tất cả các đối tác tôn trọng, và để có hợp tác thật sự, nhất thiết phải phát huy sức mạnh dân tộc.
Trong xu thế cơ bản là hoà bình, ổn định, thế giới ngày nay đang tích tụ những yếu tố của các biến động khó lường. Không nên hoang tưởng tự vẽ ra những con ngoáo ộp để hù doạ mình, song không thể không dự trù đến những tình huống bất trắc. Còn nhiều câu hỏi mới, nhiều vấn đề mới đặt ra, đặt ra cho cả đất nước mãi mãi về sau, nhưng hướng đi tìm câu trả lời chỉ có một: Một nước Việt Nam có sức sống mãnh liệt và có ích cho mọi đối tác của mình.
Đây là thời đại của thông tin, việc chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn baog giờ hết. Nhưng cũng cần tỉnh táo nhận ra rằng nếu chúng ta không biết cách làm chủ thông tin chúng ta sẽ trở thành “nô lệ thông tin” của nước ngoài. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 nước Mĩ đã đưa ra tuyên bố: “ Chúng ta cần phải buộc cả thế giới nghe chúng ta”. Giờ đây với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và sự xuất hiện phát triển mạnh mẽ của loại hình truyền hình trả tiền (pay – TV) thì nhu cầu thông tin của công chúng được thoã mãn hơn , thế giới trở thành một “thế giới phẳng”. Nhưng quá nhiều thông tin, lượng thông tin ồ ạt khiến việc kiểm soát thông tin trở nên vô cùng khó khăn. Đó là cơ hội cho kẻ thù truyền bá những tư tưởng chống phá cách mạng, thường rất tinh vi.Điều cấp thiết đặt ra là chúng ta phải trang bị cho công chúng một công cụ tư tưởng để tỉnh táo trước mọi luận điệu xuyên tạc của kẻ thù. Và dĩ nhiên công cụ hữu dụng nhất chính là bình luận truyền hình.
Để có chương trình bình luận truyền hình hay tác giả phải khai thác tối đa khả năng kể chuyện bằng hình ảnh. Hãy để hình ảnh kể câu chuyện của chính bạn. Một phóng viên từng đạt giải thưởng báo chí của đàu BBC, Martin Bell đã thể hiện như sau: “Thủ thuật là nhường địa vị hàng đầu cho hình ảnh và để chúng kể hầu hết câu chuyện. Rồi sau đó bổ sung và trau chuốt nó bằng một vài lời cho câu chuyện”. Tất nhiên, không thể nhường lời cho hình ảnh chẳng nói lên điều gì. Cho nên điều đầu tiên là phải tìm được những hình ảnh trung tâm của cây chuyện, biết kể chuyện tự hình ảnh ấy đã có tính bình luận rồi. Người phóng viên chỉ cần viết thêm một vài lời bình luận và tiếp tục câu chuyện.
Để có một bài bình luận truyền hình hay cần phải gạt bỏ những mô tả “báo tường”, “bìa”… thay vào đó, hãy nghĩ tới hình ảnh như một sự kiểm chứng. Chúng ta phải chấm dứt suy nghĩ bằng câu chữ mà hãy tìm đến suy nghĩ đó trong hình ảnh.
- Mường tượng hình ảnh biết nói không cần lời bình.
- Hình ảnh là các tính từ bổ nghĩa của bạn
- Ghi nhận tâm trạng cảm xúc
- Đừng yêu cầu quay cảnh của X mà hãy hỏi “làm thế nào để ghi được tâm trạng, tinh thần của X”.
Trong một tác phẩm bình luận truyền hình quy mô tính chất của vấn đề, sụ kiện phải được coi như yếu tố chi phối chất lượng của tác phẩm. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là phương pháp đánh giá những vấn đề sự kiện đó để cung cấp cho công chúng một cách hiểu đúng đắn và sâu sắc.
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất chương trình bình luận (kinh tế, văn hoá, xã hội)
Do đặc điểm của sản phẩm truyền hình là các chương trình phong phú đa dạng gần như đơn chiếc và có những tính chất đặc thù riêng về văn hoá, xã hội, kinh tế, giáo dục, tuyên truyền, thông tin…, nên công nghệ sản xuất cũng không theo một chu trình cố định nào, mà nó có khả năng co dãn sáng tạo. Ngay từ khâu sáng tác kịch bản, đạo diễn chương trình đã phải cân nhắc, lựa chọn các yêu cầu nghệ thuật kĩ thuật, các bước công nghệ hợp lý. Tránh xu hướng phức tạp dẫn đến chỗ không có điều kiện khả thi hoặc đơn giản quá không tận dụng được hết tính ưu việt của thiết bị, không phát huy được tính sáng tạo của người làm chương trình. Bởi đối tượng của truyền hình là hàng triệu khán giả vì vậy truyền hình đòi hỏi sự nhanh nhạy và hấp dẫn người xem. Trong thực tế mở ra cho truyền hình khả năng sản xuất và sáng tạo ở mức độ cao và không thể dừng lại không bị hạn chế, cùng một chương trình truyền hình nhưng tuỳ thuộc vào công nghệ sẽ có những mức độ thể hiện khác nhau. Muốn cho sản phẩm truyền hình hấp dẫn và nhanh nhạy, cần phải đầu tư và phát huy hết khả năn của khoa học công nghệ. Kỹ thuật giới thiệu với biên tập những khả năng mới của thiết bị sẽ dẫn đến hình thành các bước công nghệ mới làm cho chương trình phong phú hơn và cũng chính trong khi thực hiện công nghệ lại nảy sinh những yêu cầu mới đòi hỏi kĩ thuật phải tiếp tục tìm tòi công việc. Chu trình đó sẽ kéo dài liên tục với sự phát triển của KHKT. Dây chuyền sản xuất tối ưu sẽ được hình thành trên công nghệ cùng với những kinh nghiệm đã được tích luỹ và sự sáng tạo của những người tham gia làm chương trình truyền hình.
* Đặc điểm:
- Ghi hình trong trường quay.
- Sử dụng thêm băng tư liệu và dựng chương trình ngay tại chỗ.
- Hạn chế công việc hậu kỳ hình và tiếng, rút ngắn thời gian sản xuất chương trình.
* Các bước công nghệ:
1. Biên tập chương trình chuẩn bị kịch bản, lời bình hoặc nội dung phỏng vấn.
2. Chuẩn bị Studio, các kĩ sảo cần dùng
3. Ghi hình trong Studio, âm thanh được thu đồng bộ với việc ghi hình. Tiến hành dựng chương trình kèm theo dùng băng tư liệu.
4. Tiến hành làm hậu kì một số đoạn chương trình nếu có yêu cầu của biên tập.
5. Kiểm tra chương trình, ghép nối vào chương trình phát sóng.
Khâu hậu kỳ của chương trình này đơn giản hơn rất nhiều, khâu hậu kỳ có thể tiến hành ngay trong lúc thực hiện tiền kỳ, giúp cho thời gian thực hiện chương trình giảm đi rất nhiều.
2.2. Thách thức phải vượt qua
Nếu có từ nào được nhắc đến nhiều nhất trong năm qua, có lẽ chính là ba chữ: WTO. Nhưng với những người dân Việt Nam, qua câu hỏi gửi về cho người chỉ huy những cuộc đàm phán, WTO vẫn là một điều gì đó tương đối mơ hồ. Những câu hỏi mang tầm vĩ mô: Việt Nam sẽ chịu những tác động lớn nào khi đã là thành viên của WTO? Chính phủ đã chuẩn bị những gì cho cuộc cạnh tranh khốc liệt sắp tới? Cơ hội và thách thức nào sẽ đến với từng ngành nghề cụ thể như thương mại, dịch vụ, bưu chính viễn thông...một lần nữa lại được đặt lên bàn "ông WTO" Trương Đình Tuyển. Cần nói thêm rằng, những câu hỏi như vậy đã thường xuyên được nhiều quan chức liên quan trả lời trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Bộ cam kết WTO cũng đã được dịch sang Tiếng Việt và phổ biến trên mạng Internet cũng như in thành sách. Nhưng công chúng vẫn trông đợi một câu trả lời thực sự thấu đáo và dễ hiểu từ Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển. Họ hy vọng sẽ nhận diện rõ hơn những cơ hội, thách thức cụ thể của hội nhập từ những giải thích vốn "gần gũi, bình dân" của "ông WTO" thay vì chăm chắm đọc những cam kết, bảng biểu mà có cố đọc mãi cũng không thể hiểu vì nó chỉ dành cho những nhà kỹ thuật am tường. Và bên cạnh những câu hỏi chung, mỗi người, từ chỗ đứng của cá nhân mình, đều đau đáu một câu hỏi: Gia nhập WTO sẽ tác động như thế nào đến cuộc sống của tôi? Một sinh viên bày tỏ hoang mang khi ra trường với lượng kiến thức không vững vàng và xa rời thực tế sẽ tìm việc làm như thế nào khi cạnh tranh về nhân lực trở nên gay gắt. Một doanh nghiệp dệt may nhỏ "muốn tham gia vào cuộc chơi, cụ thể là đưa sản phẩm dệt may ra nước ngoài", đặt câu hỏi"Vậy chúng tôi phải làm thế nào xâm nhập thị trường nước ngoài nhanh và hiệu quả nhất"? Một người nông dân muốn biết, nông sản của ông liệu có cạnh tranh được với những nước có trình độ khoa học, công nghệ tiến bộ hơn? Một công chức quan tâm khi nào lương công chức đủ sống, thậm chí mua được ô tô để đi? Và tất cả cùng chờ đợi một lời giải đáp thiết thực: Tôi phải làm gì để tận dụng những cơ hội và vượt qua được những khó khăn đó? Làm gì để góp sức cùng đưa đất nước bay lên từ đường băng WTO?11 năm đàm phán, WTO dường như chỉ là "chuyện của chính phủ" bởi người dân nếu có muốn quan tâm cũng mù mờ vì thiếu thông tin. Nay, khi "hội nhập đã gõ cửa từng nhà, WTO đã "xộc" đến mâm cơm của từng người" - như cách ví von của Đại sứ Việt Nam tại WTO Ngô Quang Xuân, người dân cần nhiều hơn một bộ cam kết WTO vốn chỉ dành cho những người có chuyên môn, am hiểu về kinh tế.
Chưa bao giờ đội ngũ những người làm báo Việt Nam lớn mạnh, các loại hình báo chí phát triển đa dạng, phong phú như ngày nay, vai trò và ảnh hưởng của báo chí có tác động tích cực và mạnh mẽ trong xã hội như ngày nay. Qua báo chí, hình ảnh Việt Nam đang trên đường đổi mới đã gây ấn tượng rất sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế... Báo chí là phương tiện hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng trong đông đảo nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức hiểu biết về WTO, vị thế, cơ hội, thách thức, các hành động và giải pháp của chúng ta để hội nhập hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa. Nhưng trên thực tế một số báo thiếu nhạy bén về chính trị, chạy theo thị hiếu tầm thường, nặng về thông tin tiêu cực... Một số báo còn đăng và làm tiết lộ cả những thông tin mật của Nhà nước, bí mật kinh tế của DN. Các nhà báo, như tất cả các công nhân công nghiệp khác, làm việc theo những yêu cầu khắc nghiệt về “hạn chót”. Bản thân các cơ quan báo chí là những công ty liên doanh ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, thể hiện vai trò của mình trong sản xuất trực tiếp cho thị trường người tiêu dùng. Đồng thời những cơ quan báo chí đó làm công việc “siêu cấu trúc” ủng hộ hoặc chống lại những lợi ích của chính trị và hợp tác.
Vào thế kỉ XX, chúng ta chứng kiến sự ra đời của các loại hình báo chí điện tử, những thị trường lớn, các đại lí trực tiếp, sự xuất hiện văn hoá media phổ thông và người đọc tích cực (chủ động lựa chọn). Do đó, có thể nói thế kỉ XX là thế kỉ của truyền thông đại chúng, của các văn bản có âm thanh và có hình ảnh gồm phim, ảnh, radio, in ảnh màu, ti vi, video. Mỗi hình thức này lần lượt thiết lập những mô hình như báo chí đã có: những liên doanh công nghiệp dựa trên nền sản xuất kinh tế và một vai trò siêu cấu trúc hay tư tưởng. Mặc dầu đã có sự chuyển dịch từ báo in “nặng” sang những loại hình nhẹ hơn, thậm chí là phát thanh trên sóng radio, hoá ra tất cả vẫn phải dựa trên cơ sở “viết” hoặc sử dụng bản thảo dựng sẵn. Các nhà truyền thông sử dụng radio và tivi vẫn viết và dùng các cách thức khác nhau để thể hiện nội dung thông tin, hơn là chỉ nói. Đặc điểm này của các loại hình báo chí thế kỉ XX được gọi là “nền văn hoá nói thứ hai”, và do đó việc thể hiện tư tưởng vẫn can thiệp vào quá trình của cái có vẻ như là “đưa tin trực tiếp”. Phim ảnh, radio và TV vẫn hoạt động như những liên doanh lớn, thường là hùng mạnh, với các sản phẩm phục vụ thị trường và đảm nhiệm vai trò bảo vệ chính trị. Trong khi tính “nhẹ” của văn hoá nói được gia tăng và việc các dạng thức báo chí điện tử tìm mọi cách để thể hiện trực tiếp thông tin, người dùng không còn cần phải được đào tạo chính quy để sử dụng các dạng thức này nữa. Họ tự đào tạo mình và thoải mái tuỳ chọn cách mình tiếp nhận, khai thác thông tin. Do đó, như các nhà nghiên cứu đã nói, việc “tiêu dùng” các sản phẩm báo chí đã trở thành quan trọng như việc “sản xuất”. Những khán giả, thính giả và độc giả mới và năng động đã ra đời. Vào thế kỉ XXI, nhân loại chứng kiến sự ra đời của các loại hình báo chí tương hợp, dòng chảy dữ liệu siêu tốc, các mạng lưới, các dịch vụ đa thành phần, hiện tượng tiêu dùng định hướng sản xuất, việc tập trung vào “bản sắc” riêng và sau cùng là vấn đề toàn cầu hoá. Báo chí thế kỉ thứ 3 là một trong những cách đưa tin tương hợp và là một trong các dòng chảy thông tin. Ngày càng có nhiều người có học vấn cao hoặc yêu thích các loại hình báo chí và đưa ra những thông điệp phản hồi. “Tính lỏng” mới này có nghĩa là các rào cản và sự phân biệt giữa “nhà sản xuất” và “người tiêu dùng” hoặc “độc giả/khán giả/thính giả” đang biến mất. Độc giả vừa là người tiêu dùng, vừa có thể tự sản xuất và phổ biến tin tức trong khi nhà sản xuất chuyên nghiệp ngày càng phải tìm mọi cách để khai thác thông tin phản hồi từ phía khách hàng của mình. Nhìn chung, các loại hình báo chí đã phát triển cùng với những giai đoạn biến đổi văn hoá chính: từ văn hoá nói đến văn hoá viết, từ văn hoá viết đến văn hoá dùng bản thảo, từ văn hoá dùng bản thảo sang văn hoá in ấn và từ văn hoá in ấn đến văn hoá xuất bản điện tử. Như thế, thế giới chứng kiến sự đa dạng và phức hợp chưa từng có trong cách thức con người truyền thông, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm báo chí. Khi bạn đọc là người tiêu dùng các sản phẩm tin tức đã trở nên chủ động hơn, đặc biệt với sự hỗ trợ của những thành tựu công nghệ mới, thông tin về mặt số lượng không còn quan trọng nữa mà yếu tố chất lượng cao của thông tin đã trở thành mối quan tâm hàng đầu.
Chính vì thế chất lượng của chương trình bình luận trên truyền hình càng ngày càng có những yêu cầu cao hơn. Truớc hết là đối với bản thân người sán xuất, không thể có những tác phẩm hay nếu như trình độ của phong viên còn non nớt. Bình luận là một thể loại khó, nó đòi hỏi người viết phải có óc phân tích logic, đánh giá xác đáng, đưa ra kết luận hợp lý không được võ đoán. Đăc biệt trong xã hội ngày nay nhu cầu thông tin ngày một lớn, nhưng không phải là cái cách đưa tin 1 chiều như trước đây nữa mà người viết chỉ nêu lên, bản thân người xem tự đánh giá, đặc biệt với thể loại bình luận thì hãy để hình ảnh tự nó nói lên thông tin, có như vậy mới có sức thuyết phục cao được.
KẾT LUẬN
Ngày nay khi mà chất lượng kĩ thuật hình ảnh ngày càng hoàn thiện, khuôn khổ màn hình ngày càng mở rộng thì truyền hình ngày càng có khả năng hấp dẫn công chúng hơn. Vì thế truyền hình đã trở thành kẻ cạnh tranh khổng lồ đầy uy lực đối với loại hình phương tiện truyền thông đại chúng khác như: sách, báo, phát thanh, điện ảnh… Và ngày nay khi mà việc ứng dụng công nghệ thông tin không ngừng mở rộng, cuộc “se duyên” giữa truyền hình va Internet ( TV online) đã tạo nên một sức mạnh mới không gì thay thế được cho truyền hình.
Như vậy với việc Việt Nam ra nhập WTO, có nghĩa là chấp nhận đối đầu với những thách thức và tận dụng những cơ hội mà nó mang lại. Trên tất cả các phương diện của đời sống việc ra nhập WTO đã có những ảnh hưởng nhất định. Truyền hình cũng không nằm ngoài vòng tác động của WTO, nó là phương tiện thông tin nhưng đồng thời cũng sự ra nhập WTO mà tự thân nó cũng có nhiều thay đổi nhằm nâng cao chất lượng của mỗi thể loại, mỗi chương trình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng: Báo chí Truyền hình (Lý luận và thực hành)- PGS-TS Dương Xuân Sơn
Truyền thông đại chúng (Tạ Ngọc Tấn – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001)
Giáo trình công nghệ sản xuất chương trình truyền hình ( Đài Truyền hình Việt Nam, Trường Trung học Truyền hình, 2003)
Làm tin phóng sự truyền hình ( sách dịch)
Trang web:
vietnamjournalism
vietnamnet.vn
vnexpress.net
vtv.vn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBC 81.doc