MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Ý nghĩa của đề tài
3. Phương pháp tiến hành
4. Bố cục
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG
1. Các khái niệm
1.1. Địa danh và Địa danh học
1.1.1. Khái niệm địa danh
1.1.2. Địa danh nước ngoài
1.1.3. Địa danh học
1.2. Địa danh học và địa danh học bản đồ
1.3. Mối quan hệ giữa địa danh và ngôn ngữ
1.4. Các c¸ch phân loại địa danh
2. Các nguồn tư liệu
2.1. Báo chí 8
2.2. Sách giáo khoa
2.3. Bản đồ và Atlas
3. Vài nét về các cách viết địa danh nước ngoài
3.1. Các cách viết địa danh nước ngoài từ trước tới nay
3.2. Cụ thể về các cách viết địa danh
3.2.1. Phiên âm (transcription)
3.2.1.1. Phiên âm trực tiếp (phiên âm từ ngôn ngữ gốc)
3.2.1.2. Phiên âm gián tiếp (phiên âm qua ngôn ngữ trung gian)
3.2.2. Chuyển tự (transliteration)
3.2.3. Dịch nghĩa
3.2.4. Nguyên dạng
4. Cơ sở ngôn ngữ của việc viết tên riêng và địa danh nước ngoài
CHƯƠNG II :
TÌNH HÌNH VIẾT ĐỊA DANH NƯỚC NGOÀI TRÊN MỘT SỐ VĂN BẢN TIẾNG VIỆT HIỆN NAY
1. Báo chí
1.1. Báo Nhân Dân
1.1.1. Phiên âm trực tiếp
1.1.2. Phiên âm gián tiếp
1.1.3. Dịch nghĩa
1.1.4. Chuyển tự
1.2. Báo An ninh thế giới
1.2.1. Sử dụng cách viết nguyên dạng địa danh
1.2.2. Giữ nguyên cách viết những địa danh quen thuộc (phiên âm qua Hán Việt)
1.2.3. Dịch nghĩa
1.3. Báo Tin tức
1.3.1. Viết theo nguyên dạng
1.3.2. Viết liền phiên âm trực tiếp, có dấu sắc ở những âm tiết khép
1.3.3. Phiên âm gián tiếp qua Hán Việt
1.3.4. Dịch nghĩa
2. Sách giáo khoa
2.1. Sách giáo khoa Trung học cơ sở
2.2. Sách giáo khoa Phổ thông trung học
3. Bản đồ
3.1. Bản đồ Quân sự
3.2. Bản đồ dân sự
CHƯƠNG III:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐỊA DANH TRÊN CÁC VĂN BẢN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Tổng kết, so sánh và đánh giá tình hình viết địa danh trên các văn bản tiếng Việt hiện nay
1.1. Cách viết chung
1.1.1. Viết địa danh qua cách đọc Hán Việt
1.1.2. Dịch nghĩa
1.2. Các cách viết riêng
1.2.1. Báo chí
1.2.2. Sách giáo khoa
1.2.3. Bản đồ
2. Một số ý kiến về vấn đề chuẩn hoá địa danh nước ngoài trên các văn bản tiếng Việt
2.1. Những qui định của quốc tế và Việt Nam về cách viết địa danh
2.2. Qui tắc và thực tế ghi địa danh trên bản đồ
2.2.1. Qui tắc chung về ghi địa danh trên bản đồ
2.2.2. Thực tiễn ghi địa danh trên các bản đồ có tính chất quốc tế
2.3. Những đề nghị về vấn đề ghi địa danh nước ngoài trên các văn bản
3.3.1. Phương hướng chung
3.3.2. Các đề nghị cụ thể
3.3.3. Các xử lý cụ thể
3. Đôi điều biện luận
3.1. Viết nguyên dạng đảm bảo tính dân tộc
3.2. Viết nguyên dạng đảm bảo tính khoa học
3.3. Viết nguyên dạng đảm bảo tính đại chúng
KẾT LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Địa danh là một phạm trù lịch sử. Địa danh phản ánh nhiều khía cạnh địa lý, lịch sử, văn hoá . . Địa danh được xem là những tấm bia lịch sử, văn hoá bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy, để hiểu rõ một vùng đất nào, ta không thể không quan tâm đến địa danh.
Địa danh, hơn thế nữa còn là sản phẩm của một chế độ chính trị nhất định. là nơi tàng trữ dấu ấn của việc tiếp xúc ngôn ngữ và văn hoá của các dân tộc. Địa danh ra đời trong một hoàn cảnh văn hoá nhất định và còn lưu giữ đến trăm, ngàn năm sau. Do đó, địa danh trở thành “vật hoá thạch”, một di chỉ khảo cổ học ghi những cái mốc trong dòng thời gian. Cho nên, qua việc nghiên cứu địa danh, ta sẽ biết phần nào lịch sử, chính trị của một vùng, một nước, lịch sử văn hoá của các dân tộc sống trên vùng đất ấy. Hơn nữa, địa danh còn thể hiện tâm lý của những người đã tạo ra địa danh, cũng như lịch sử ngôn ngữ ở các thời đại xa xưa.
Ở nước ta, trong những năm gần đây đã có nhiều sách nhgiên cứu địa danh, từ điển địa danh (trong và ngoài nước)đã được công bố. Điều đó cho thấy nhu cầu rất lớn của xã hội về đề tài này. Tuy nhiên, do sự hiều biết còn rất khác nhau về địa danh học, lịch sử, ngôn ngữ dẫn đến sự không thống nhất trong cách viết địa danh (viết hoa, viết thường, viết rời, có gạch nối, không có gạch nối), cách phiên chuyển địa danh từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt (phiên âm, dịch nghĩa, giữ nguyên ngữ hoặc phiên chuyển từ nguyên ngữ, qua ngữ trung gian)
“Sự không thống nhất này dẫn đến những khó khăn và trở ngại lớn trong giao lưu, học tập và thực tế không mấy ai có thể hiều đọc thế nào, viết thế nào về địa danh cho đúng, cho chuẩn” [4, 40]
Như vậy, vấn đề địa danh, đặc biệt là địa danh nước ngoài trên các văn bản tiếng Việt (báo chí, sách giáo khoa, bản đồ .) xử lý thế nào cho thống nhất, dân tộc, khoa học và đại chúng là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Chúng tôi - những sinh viên năm cuối chuyên nghành ngôn ngữ học nhận thức được rất rõ điều này. Có thể nói đây là một đề tài còn rất nhiều khó khăn và trở ngại trước mắt nhưng cũng chứa chất nhiều điều thú vị và hấp dẫn mà chúng tôi muốn khám phá.
2. Ý nghĩa của đề tài
Địa danh nói chung và địa danh nước ngoài nói riêng là một vấn đề quan trọng đối với nhiều nghành khoa học: Lịch sử, Địa lý, Ngôn ngữ . là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển, giao lưu và hợp tác quốc tế. Địa danh còn mang trong nó ý nghĩa khẳng định về chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi của quốc gia. Địa danh lại là nội dung của bản đồ - phương tiện tra cứu hữu hiệu.
Qua việc phân tích, đánh giá cách viết địa danh nước ngoài trên một số sách, báo và bản đồ hiện nay để thấy được thực trạng không thống nhất và nhằm tới một mục đích là đóng góp một phần nhỏ bé cho công trình “ Xây dựng hệ thống thông tin địa danh Việt Nam và quốc tế phục vụ công tác lập bản đồ” (dự án cấp quốc gia của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường), tiến tới cách viết địa danh thống nhất trên các văn bản, sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Phương pháp tiến hành
Đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp: thống kê, đối chiếu, so sánh. Được tiến hành cụ thể theo các bước sau.
Bước 1:
Thống kê toàn bộ các địa danh nước ngoài trên một số sách, báo và bản đồ.
a. Báo chí
a1. Báo Nhân Dân
a2. Báo An ninh Thế giới
a3. Báo Tin Tức
b. Sách giáo khoa
Bao gồm sách giáo khoa địa lý và lịch sử ( kể cả sách bài tập) từ lớp 7 đến lớp 12
c. Bản đồ và Atlas
c1. Bản đồ Quân sự
c2. Bản đồ Dân sự
c3.Atlas
Bước 2.
Tìm hiều về các cách viết địa danh nước ngoài phổ biến từ trước tới nay, từ đó lấy cơ sở để thống kê các cách viết địa danh trong từng văn bản cụ thể.
Bước 3.
So sánh, đối chiếu cách xử lý địa danh trên các văn bản.Từ đó đánh giá sự không thống nhất trong cách viết địa danh. Trong đề tài này, chúng tôi chọn cách ghi địa danh trên Atlas là tài lệu gốc, là cơ sở để tiến hành so sánh.
Bước 4.
Tổng kết và đưa ra kiến nghị chuẩn hoá địa danh trên các văn bản.
4. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài của chúng tôi gồm bốn chương và một phụ lục
Chương 1. Lý luận chung
Chuơng 2. Tình hình viết địa danh trên một số văn bản tiếng Việt hiện nay
Chương 3. Đánh giá tình hình địa danh nước ngoài trên các văn bản, giải pháp và kiến nghị.
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu khảo sát tình hình viết địa danh nước ngoài trên một số văn bản tiếng Việt hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Đảng. Báo chí thông tin, tham gia phát hiện và giải thích những vấn đề nóng hổi của xã hội, làm như vậy là báo chí thực hiện chức năng tuyên truyền cổ động và tổ chức tập thể của mình.
Chúng ta nhận thức được vai trò như thế của báo chí trong đời sống, đồng thời cũng nhằm xác định nhiệm vụ của báo chí trong công cuộc định hướng xã hội, chuẩn hoá ngôn ngữ trong đó có chuẩn hoá địa danh nước ngoài.
Đây chính là nhiệm vụ to lớn đặt ra cho báo chí nước ta vì tình hình địa danh nước ngoài trên các báo hiện nay là rất không thống nhất.
1.1. Báo Nhân Dân
Báo Nhân Dân sử dụng các cách viết địa dnah:
1.1.1. Phiên âm trực tiếp
- Phiên âm và viết rời có gạch nối
... “cảnh sát I- rắc cho biết, ngày 5. 1 tại A- mi- ri- y- a gần sân bay Bát – đa, một xe bom nổ nhằm đoàn xe quân sự Mỹ...”
(ND, ngày 04. 01. 2005, tr8)
.... “ở Tan A- pha, phía bắc thành phố Mô- xun, quê hương của tổng thống lâm thời G. D. y. a. na bị tiến công rốc- két...”
(ND, ngày 06. 01. 2005, tr8)
.... “lượt đi trận bán kết thứ hai giữa đội chủ nhà Mi- an- ma và đội Xin- ga- po được tổ chức ở sân bay Chi- rát (Ma- lai- xi- a) .....”
( ND, ngày 30. 12. 2004, tr8)
“Thủ tướng I- xra- en tiếp tục thúc đẩy thực hiện kế hoạch rút quân khỏi dải Ga- da....”
(ND, ngày 29. 12. 2004, tr8)
Việc sử dụng dấu nối (-) để viết tên riêng, địa danh rất phổ biến vào những thập kỷ trước không chỉ đối với từ ngữ nước ngoài mà còn cả đối với nhân danh và địa danh Việt Nam. Hiện nay, số lượng văn bản sử dụng cách viết này không còn nhiều.
“Dấu nối là ký hiệu chính tả, thường dùng để nối các thành tố trong từ đa tiết hoặc trong tổ hợp từ”. [32, 60]
Việc sử dụng dấu nối để ghi địa danh có ưu điểm là giúp người đọc nhận diện các từ đa tiết dễ dàng hơn, do đó, sẽ đọc đúng, hiểu mau, tránh được sự ngộ nhận. Dấu nối giúp người đọc đỡ phải vận dụng trí óc quá căng thẳng, tiết kiệm được tư duy.
Bên cạnh đó, sử dụng dấu nối cũng dẫn đến nhiều phiền phức: không tiết kiêm trong khi viết và in ấn, thiếu nhất quán và thiếu nhất trí. Ví dụ: Dim- ba- bu- ê
Dim- ba- buê
Sở dĩ có cách viết này là vì địa danh nước ngoài khi phiên đều có số lượng âm tiết rất lớn 3- 4 âm tiết. Số lượng âm tiết hơi lớn so với thông thường như thế làm cho người Việt cảm thấy khó khăn khi ban đầu tiếp xúc với địa danh nước ngoài, để dễ dàng hơn họ lựa chọ giải pháp viết rời có gạch nối
- Viết hoa các chữ cái đầu âm tiết
Ví dụ: A- déc- bai- gian
Ai- đa- hô
Ban- khát
Bai- rơn...
Việc xây dựng qui tắc viết hoa đã được nhiều người lưu tâm, bàn luận từ lâu.
Theo Nguyễn Văn Thạc: “Chữ hoa biều thị sự bắt đầu của một câu, có tác dụng phân đoạn về mặt cú pháp. Về mặt này nó thường được kết hợp với các dấu biểu thị sự kết thúc của câu như dấu chấm, dấu hỏi chấm, dấu than, dấu chấm lửng.[25, 45]
Khi chữ hoa được dùng để viết những đơn vị không phải tên riêng, danh từ riêng thì nó có tác dụng biểu thị sự tôn kính, trân trọng như Chủ tịch nước CHXHCNVN, Tổng bí thư BCHTWĐ
Chữ hoa còn chủ yếu được dùng vào việc phân đoạn các đơn vị từ vựng, các tiếng hoặc các từ, các cụm từ được gọi là tên riêng. Các đơn vị tên riêng ấy cũng rất đa dạng, phức tạp về danh giới, nguồn gốc, cấu tạo, hoạt động chức năng, tạo nên bức tranh nhiều màu, nhiều vẻ về mặt từ vựng học của vấn đề.
Cũng có thể nói đến mặt tác dụng thẩm mỹ của chữ hoa như một hình thức mỹ thuật của văn tự, thường được dùng vào việc trang trí, trình bày. Nhưng đó là mặt tác dụng không thuộc về ngôn ngữ học”… [25, 45- 46]
“Tên địa lý, (địa danh) do mỗi yếu tố cấu tạo của nó không có ý nghĩa định danh biệt lập. Cho nên cách viết hoa địa danh cũng phải dựa trên qui tắc viết hoa tên người, viết hoa ký hiệu định danh, nghĩa là viết hoa chữ cái đầu không có gạch nối”. [25]
*Đối với địa danh hai thành phần thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi thành phần
.... “thiệt hại to lớn về người và tài sản gây ra bởi trận động đất và sóng thần ngày 26. 12 vừa qua tại nhiều nước Châu Á đặc biệt là ở Xri Lan- ca, In- đô- nê- xi- a.....”.
(ND, ngày 28. 12. 2004, tr8)
“Hai vụ đánh bom nhằm vào doanh trại của lực lượng đặc nhiệm và bộ nội vụ Arập Xêut tại thủ đô Ri- át....”
(ND, ngày 31. 12. 2004, tr8)
... “ngày 14. 2 hàng trăm người I- xra- en đã biểu tình tại Giê- ru- xa- lem, Ga- li- lê, Ten A- víp và khu định cư Gu- sơ Ca- típ....”
(ND, ngày 16. 02. 2005,tr8)
“Sáng sớm 14. 3, một trận động đất 6,4 độ rích- te xảy ra ở miền trung Niu Di- lân...”
So sánh với cách viết địa danh Việt Nam ta sẽ thấy có sự đối lập: Địa danh Việt Nam nếu có bao nhiêu âm tiết thì cũng viết hoa tất cả các chữ đầu âm tiết, còn tên các địa danh nước ngoài được phiên âm dù có bao nhiêu âm tiết thì cũng chỉ viết hoa mỗi chữ đầu của mỗi thành phần.
Địa danh Việt Nam Cửa Tùng, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột
Địa danh nước ngoài Niu Đêli, Ban- đa Xê- ri- bê- ga- oan
- Các âm tiết có phụ âm tắc p, t, k ở cuối (còn gọi là âm tiết khép) theo tập quán trong tiếng Việt vốn có dấu sắc nên trong phiên âm ở đây cũng có dấu sắc.
.... “ cuộc đàm phán cấp bí thư đối ngoại giữa Ấn Độ và Pa- ki- xtan dự kiến diễn ra tại thủ đô I- xla- ma- bát...”
(ND, ngày 28. 11. 2004, tr8)
..... “I- rắc xem xét khả năng hoãn bầu cử do tình hình bất ổn...”
(ND, ngày 26. 12. 2004, tr8)
.... “hội nghị và triển lãm nhân “tuần lễ xanh” 2005 diễn ra từ ngày 31. 5 đến 3. 6 tại Brúc- xen....”
(ND, ngày 04. 02. 2005, tr8)
... “ngày 6. 2 nhóm tìm kiếm hỗn hợp gồm cảnh sát Áp- ga- ni- xtan và lực lượng An ninh quốc tế (ISF) tại Áp- ga- ni- xtan đã tìm thấy xác chiếc máy bay Bô- inh 3747...”
(ND, ngày 07. 02. 2005, tr8)
... “đã có ba nước thành viên EU phê chuẩn bản hiến pháp trên thông qua con đường quốc hội là Hung – ga- ri , Lít- va và Xlô- vê- ni- a...”
(ND, ngày 22. 02. 2005, tr8)
“Vê- nê- xu- ê- la và Cô- lôm –bi- a thông báo sẽ nối lại tất cả các dự án hợp tác kinh tế và thương mại song phương bị gián đoạn từ cuộc khủng hoảng ngoại giao hồi tháng 1 do Cô- lôm – bi- a bắt giữ một thủ lĩnh quân nổi dậy nước này tại thủ đô Ca- ra- cát”
(ND, ngày 22. 02. 2005, tr8)
“Tại thủ đô Ma- pu- tô (Mô- dăm- bích), tổng thống đắc cử nước này tuyên thệ nhậm chức....”
(ND, ngày 04. 02. 2005, tr8)
1.1.2. Phiên âm gián tiếp
Chủ yếu phiên theo tiếng Hán và cách đọc Hán Việt
“Ngày 17. 2 tại Hà Nội, ngài Ha- tô- ri, đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam và GS Nguyễn Trọng Nhân, chủ tịch hội Nhãn Khoa Việt Nam cùng ký kết “Dự án nâng cao kỹ thuật điều trị nhãn khoa của Việt Nam...”
(ND, ngày 19. 02. 2005, tr8)
“Khai mạc hội nghị cấp cao cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp...”
(ND, ngày 27. 11. 2004, tr8)
“CHDCND Triều Tiên đình chỉ tham gia đàm phán sáu bên”
(ND, ngày 11.02.2005, tr8)
“ Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và EU lại bùng nổ sau khi văn phòng đại diện thượng mại Mỹ thông báo sẽ ban hành thuế trừng phạt”
(ND, ngày 30. 12. 2005, tr8)
.... “Đại sứ quán Anh ở Y- ê- men vẫn tiếp tục đóng cửa vì lo ngại an ninh không đảm bảo và không rõ khi nào sẽ mở cửa trở lại.”
(ND, ngày 09. 01. 2005, tr8)
“Trung Quốc chào đón công dân thứ 1,3 tỷ tại Bắc Kinh. Dự kiến số dân nước này sẽ là 1,46 tỉ người vào năm 2030”
(ND, ngày 30. 01. 2005, tr8)
... “trường Cô- xít thuộc Bruy- giơ, một địa danh nổi tiếng tại Pla- măng của vương quốc Bỉ, đã tổ chức đêm ẩm thực Việt Nam...”
(ND. ngày 29. 01. 2005, tr8)
1.1.3. Dịch nghĩa
Cách viết này chiếm số lượng rất ít
Ví dụ: B. Đen, B. Đỏ
1.1.4. Chuyển tự
Áp dụng cho những ngôn ngữ mà chữ viết không theo dạng Latin, xuất phát từ các bộ chữ Hán (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên...), Krilich (Nga, Bungari....), Pali Sanscrit (Ấ Độ, Mianma, Thái Lan...)
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng Atlas của Anh làm cơ sở để đối chiếu. Như vậy, để có thể nhận dạng được địa danh chuyển tự là rất khó vì bản thân Atlas đã thực hiện một bước chuyển tự cho các ngôn ngữ không phải chữ viết Latin sang cách viết của Anh, một trong những ngôn ngữ sử dụng hệ thống chữ viết Latin.
Vì vậy, để có thể xem xét các cụ thể các trường hợp chuyển tự, chúng tôi sẽ căn cứ vào vị trí của các địa danh tương ứng với các hệ ngôn ngữ nhất định. Vấn đề chuyển tự xin phép được trình bày cặn kẽ hơn vào một dịp khác.
Như vậy, địa danh nước ngoài trên báo Nhân Dân chủ yếu được xử lý theo cách phiên âm trực tiếp và viết rời có gạch nối. Bên cạnh đó còn có các cách: Dịch nghĩa, phiên âm gián tiếp qua Hán Việt.
Tình hình cụ thể như sau:
BẢNG 1
STT
Các cách viết
Tần số xuất hiện (lần)
Tổng số địa danh
Tû lệ (%)
1
Phiên âm trực tiếp và viết rời có gạch nối
742
797
93,2
2
Phiên âm gián tiếp
52
797
6,3
3
Dịch nghĩa
4
797
0,5
1.2. Báo An ninh thế giới
1.2.1. Sử dụng cách viết nguyên dạng địa danh
“ANDERSON HOUSE hay ngôi nhà mèo, cách Meniapolis về phía đông nam 75 dặm, bên bờ sông Mississippi được xây dựng vào năm 1856”
(Antg, số 264, ngày 24. 01. 2002, tr32)
“Cứ mỗi học kỳ, 56 sinh viên đang theo học khoa quản trị kinh doanh của viện đại học Malibu ở bang California lại được giáo sư James Martinoff đưa đến nhà tù Nellis gần thành phố Las Vegas để thực tập....”
(Antg, số 264, ngày 24. 01. 2002 tr32)
“Cách đây hai năm, Mc Drisler, 18 tuổi, sống tại Los Angeles, do ngủ gật khi đang lái xe đã đâm vào gốc cây ven đường và bị chấn thương sọ não, hôn mê kéo dài ...”
(Antg, số 229, ngày 23. 05. 2001, tr32)
“Một nhóm kỹ sư ở trường đại học quốc gia Singapore và các bác sĩ ở bệnh viện Singapore đã tìm ra một loại chất dẻo có thể đắp vá các lỗ thủng trên hộp sọ....”
(Antg, số 420, ngày 12. 01.2005, tr32)
“Một nhóm các nhà khoa học Autralia đã phát triển một loại máy kiểm tra huyết áp kỹ thuật tự động...”
(Antg, số 420, ngày 12. 01. 2005, tr32)
... “các nhân viên của họ không ngờ bị mắc mưu chú bé 15 tuổi ở New York bởi chú là người sưu tập chữ ký chuyên nghiệp”
(Antg, số 228, ngày 16. 05. 2001, tr32)
... “chuyện lạ ấy đã xảy đến với một kỹ sư chuyên trách về vấn đề nông trại ở bang Missouri (Mỹ)”
(Antg, số 256, ngày 28. 11. 2001, tr32)
“Để ngăn ngừa tệ săn bắt động vật hoang dã phát triển tại miền đông Canada..... chính quyền bang Ontario đã triển khai việc đặt các hình thú giả tại nhiều khu rừng”
(Antg, số 294, ngày 29. 08. 2002, tr32)
... “cô Mojadad người ở thành phố Mascara, Angerie, có biểu hiện chảy máu ra từ đôi mắt mỗi lần cô khóc...”
(Antg, số 294, ngày 29. 08. 2002, tr32)
“Từ năm 1931, hiệu kim hoàn của ông Athus- Bertrand ở khu Favorite, thủ đô Paris được xem là chứng nhân quan trọng trong những đời tổng thống Pháp”
(Antg, số 263, ngày 01. 07. 2002, tr32)
....“Khi mùa đông đến, nước sông chảy qua thành phố Québec, Canada đóng thành những tảng băng đồ sộ...”
(Antg, số 232, ngày 13. 06. 2001. tr32)
1.2.2. Giữ nguyên cách viết những địa danh quen thuộc (phiên âm qua Hán Việt)
“Trung tuần tháng 8 vừa qua, cảnh sát Menton của Pháp đã phát hiện xác chết của một người đàn ông khoảng 60 tuổi...”
(Antg, số 400, ngày 23. 09. 2004, tr32)
“Came là một chú chó đực giống chăn cừu được hai vợ chồng Adrian và Leonie Boehme ở bang New South Wales của Úc nuôi dưỡng từ 10 năm nay....”
(Antg, số 259, ngày 20. 12. 2001, tr32)
“Các bác sĩ ở viện y học Luân Đôn trong ba năm đã tiến hành một ca phẫu thuật chưa từng có trong lịch sử y học thế giới ...”
(Antg, số 261, ngày 03. 01. 2002, tr32)
“Trong hồ sơ cảnh sát Mỹ vào các thập niên 40 và 50 còn ghi lại một khuôn mặt tội phạm giả danh “bậc thầy”..
(Antg, số 269, ngày 07. 03. 2002, tr32)
“Chiếc xe hơi loại Jaqua XK 120 là tác phẩm của Eric Bowyer, một nhà môi trường học người Anh được bọc toàn bằng cỏ”
(Antg, số 303, ngày 31. 10. 2002, tr32)
... “tại hội chợ triển lãm xe hơi quốc tế vừa tổ chức ở Pháp hồi đầu tháng 10- 2004, một hãng chế tạo xe hơi của Thuỵ Sỹ đã giới thiệu kiểu xe có tên gọi Presto....”
(Antg, số 249, ngày 10. 10. 2001, tr32)
... “ngân hàng nằm cạnh nhà hát kịch lừng danh Lascala ở Milan (thành phố miền bắc nước Ý...”
(Antg, số 262, ngày 10. 01. 2002, tr32)
1.2.3. Dịch nghĩa
.. “tại thị trấn Pietermaritzbut của Nam Phi, một người làm dịch vụ lễ tang đã nảy ra sáng kiến làm một chiếc quan tài ngồi”
(Antg, số 232, ngày 16. 05. 2001, tr32)
Tuy nhiên, cách viết này chiếm sè luîng kh«ng nhiÒu
BẢNG 2
STT
Các cách viết
Tần số xuất hiện (lần)
Tổng số địa danh
Tỷ lệ (%)
1
Nguyên dạng
405
441
91,8
2
Phiên âm gi¸n tiÕp
34
441
7.7
3
Dịch nghĩa
2
441
0,5
Trong số các cách viết tên riêng ở trên thì viết nguyên dạng địa danh chiếm tỷ lệ lớn nhất. Cách viết này hầu như không gây khó khăn gì cho người đọc, bằng chứng là báo An ninh thế giới có số lượng bán ra nhất nhì Việt Nam. Viết nguyên dạng đảm bảo tính quốc tế, tính thế giới đúng như tên gọi của tờ báo này.
Bên cạnh cách viết nguyên dạng còn có viết theo phiên âm và dịch nghĩa và một vài trường hợp phiên âm có dấu thanh điệu, có gạch nối. Những kiểu viết này chỉ xảy ra một hoặc hai lần trong số tư liệu đã khảo sát. Cho nên theo chúng tôi, đây không phải là cách viết đặc trưng của tờ báo này mà là do sơ suất của biên tập viên hoặc do lỗi in ấn.
1.3. Báo Tin tức
1.3.1. Viết theo nguyên dạng
“Một làn sóng biểu tình sẽ nổ ra ở khu vực lãnh thổ Palestin...... các cuộc biểu tình sẽ đưa ra đề nghị được an táng ông Arapat ở Jerusalem...”
(TT, số 1614, ngày 15. 07. 2004, tr12)
... “họ sẽ đưa ra đề nghị cả gói cho Iran nhằm thuyết phục nước này ngừng mọi hoạt động làm giàu Urani...”
(TT, số 1614, ngày 15. 07. 2004, tr12)
... “Ấn Độ đã phóng thành công tên lửa đối không tầm ngắn tại một địa điểm tại bang Orissa”
(TT, số 1729, ngày 27.11. 2004, tr12)
“Tối 13. 8, đã xảy ra một cuộc thảm sát gần 160 người tị nạn Tutsi gốc Công gô tại Giatumba cách Bujumbura (Burunđi) khoảng 15km...”
(TT, số 1641, ngày 16. 08. 2004, tr12)
.... “kêu gọi phiến quân hạ vũ khí để kỷ niệm ngày độc lập được canh gác cẩn mật tại thủ phủ mùa hè Srinaga của bang Kashmir thuộc Ấn Độ”
(TT, số 1641, ngày 16. 08. 2004, tr12)
1.3.2. Viết liền phiên âm trực tiếp, có dấu sắc ở những âm tiết khép
“Đại hội toàn quốc Irắc khai mạc tại thủ đô Bátđa”
(TT, số 1641, ngày 16. 08. 2004, tr12)
“Một vụ nổ đã xảy ra tại trường dòng ở tỉnh Pakita, Đông Nam Cabun của Ápganixtan...”
(TT, số 1654, ngày 31. 03. 2004, tr12)
“Bất chấp những phản ứng khá dữ dội từ các đồng minh Mỹ và Ôxtrâylia, chính phủ Philíppin tiếp tục rút quân khỏi I- rắc”
(TT, số 1616, ngày 17. 07. 2004, tr12)
... “ba ngân hàng tại thủ đô Buênốt Airét của Áchentina, trong đó có hai chi nhánh của ngân hàng đã bị đánh bom...”
(TT, số 1721, ngày 18. 11. 2004, tr12)
“Phát biểu tại sân bay ở Vácsava.... thủ tướng Thái Lan Marek Belka cho biết ....”
(TT, số 1635, ngày 09. 08. 2004)
1.3.3. Phiên âm gián tiếp qua Hán Việt
“Ngoại trưởng Ấn Độ đã tới Ixlamabad để tham dự hội nghị cấp cao hội trưởng các nước khu vực Nam Á...”
(TT, số 1618, ngày 20. 07. 2004, tr12)
... “Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã bắt đầu chuyến thăm chính thức bốn nước...”
(TT, số 1715, ngày 11. 11. 2004, tr12)
... “tại Luân Đôn, giá dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 10 giảm 1,03 USD xuống còn 39,61 USD/thùng...”
(TT, số 1655, ngày 01. 09. 2004, tr12)
... “đại diện hai nước Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên sẽ tiếp tục gặp nhau để tìm hiểu thông tin về 10 công dân Nhật Bản được coi là mất tích ở Triều Tiên”
(TT, số 1622, ngày 24. 07. 2004, tr12)
“Cầu treo Rio- Antirio ở Hy Lạp sẽ được khánh thành vào ngày 12. 8 tới ”
(TT, số 1620, ngày 22. 07. 2004, tr12)
“Nga mới đưa ra quyết định về việc có xây dựng một tuyến đường ống dẫn dầu ...”
(TT, số 1696, ngày 20. 10. 2004, tr12)
1.3.4. Dịch nghĩa
Trong số tất cả các địa danh đã khảo sát được ở báo Tin Tức chỉ có hai địa danh là được dịch nghĩa: Đông Timo và Nam phi
Báo Tin tức sử dụng tới bốn cách viết địa danh nước ngoài. Trong đó dịch nghĩa và phiên qua Hán Việt chiếm số lượng không nhiều, còn lại là hai cách viết nguyên dạng, phiên âm trực tiếp chiếm phần chủ yếu với khối lượng địa danh gần như tương đương nhau.
BẢNG 3
STT
Các cách viết
Tần số xuất hiện (lần)
Tổng số địa danh
Tỷ lệ (%)
1
Nguyên dạng
171
368
46,5
2
Phiên âm trực tiếp
172
368
46,7
3
Phiên âm gián tiếp
23
368
6,3
4
Dịch nghĩa
2
368
0,5
2. Sách giáo khoa
Sách giáo khoa là loại văn bản có thể dễ dàng xác định được đối tượng hướng tới. Tuy nhiên, để có thể đưa tới một hệ thống địa danh được thống nhất cho thế hệ trẻ thì những người biên soạn sách giáo khoa còn rất nhiều việc phải làm, sao cho khi các em tiếp xúc với địa danh nước ngoài thì có thể lĩnh hội một cách có hiệu quả và chính xác.
Hiện nay, tình hình địa danh trên sách giáo khoa cũng không thống nhất, giống như cục diện chung trên các văn bản.
Sau khi xử lý tư liệu (so sánh và đối chiếu) chúng tôi chia sách giáo khoa làm hai mảng.
2.1. Sách giáo khoa Trung học cơ sở
a. Sách giáo khoa lớp 7
Sử dụng cách phiên âm và viết rời có gạch nối ( Việt hoá các âm tiết và thêm gạch nối)
Ví dụ: B. A- mun- xen
Đ. Xu- ma- tơ- ra
Đ. Gia- va
A- côn- ca- goa
Bê- li- xê
b. Sách giáo khoa lớp 8
- Phiên âm trực tiếp và viết rời có gạch nối
Ví dụ: Nê- đéc- lan
S. Mi- xi- xi- pi
Ca- na- đa
Sao- tham- tơn
Gla- gâu
- Phiên âm gián tiếp
Ví dụ: Vân Nam, S. Dương Tử, Quảng Đông, Quảng Tây, Sơn Đông, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Thanh Đảo, Nam Kinh, Mãn Châu, Lữ Thuận, Thẩm Dương.....
c. Sách giáo khoa lớp 9
- Phiên âm trực tiếp và viết rời có gạch nối
Ví dụ: Lát- vi- a, Hi- rô- si- ma, Ran- gun, Bô- hêm, Kê- ni- a, U- gan- đa, Tan- da- ni- a, Mô- dăm- bich....
- Phiên âm gián tiếp
Ví dụ: Mãn Châu, Hồng Công, Đài Loan....
Tóm lại, địa danh nước ngoài xuất hiện trên sách giáo khoa THCS chủ yếu là ở dạng phiên âm trực tiếp có gạch nối (Việt hoá) và phiên âm gián tiếp qua cách đọc Hán Việt ( HánViệt hoá), đồng thời các sách giáo khoa ở bậc học này còn sử dụng một số các địa danh đã được dịch nghĩa.
BẢNG 4
STT
Các cách viết
Tần số xuất hiện
Tổng số địa danh (lần)
Tỷ lệ (%)
1
Phiên âm trực tiếp và viết rời có gạch nối
307
359
85,5
2
Phiên âm gián tiếp qua cách đọc Hán Việt
44
359
12,3
3
Dịch nghĩa
8
359
2,2
2.2. Sách giáo khoa Phổ thông trung học
a. Sách giáo khoa lớp 11
- Phiên âm trực tiếp
* Phiên âm và viết rời có gạch nối
Ví dụ: O- ran – giơ, Cai- rô, Du- e- ra, S. Dam- be- giơ
* Phiên âm và viết liền (có dấu sắc)
Ví dụ: Luýchxămbua, Đétroi, Bơminham, cuôcxcơ..,
- Dịch nghĩa
Ví dụ: B. Đen, B.Trắng
- Phiên âm gián tiếp (Hán Việt hoá)
Ví dụ: Trùng Khánh, Lan Châu, Hương Cảng...
b. Sách giáo khoa lớp 12
- Phiên âm trực tiếp, viết liền và có thêm dấu thanh
Ví dụ: Giơnevơ, Phnômpênh, Bátđa, Marốc...
- Phiên âm gián tiếp
Ví dụ: Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mỹ, Liên Xô, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Mông Cổ, Ai Cập...
- Dịch Nghĩa
Ví dụ: B. Đỏ
Các sách giáo khoa bậc PTTH có khác so với THCS ở chỗ phiên âm các địa danh nước ngoài và viết liền.
BẢNG 5
STT
Các cách viết
Tần số xuất hiện (lần )
Tổng số địa danh
Tỷ lệ (%)
1
Phiên âm trực tiếp và viết liền
342
383
89,5
2
Phiên âm gián tiếp
33
383
8,7
3
Dịch nghĩa
7
383
1,8
3. Bản đồ
Xét về mặt mô hình hoá, bản đồ là một dạng mô hình đồ hoạ tốt nhất thay thế cho lãnh thổ, giúp nghiên cứu nó như nghiên cứu trên chính thực địa. “Bản đồ là hình thức phản ánh, là công cụ đồ hoạ ghi nhận vị trí không gian và quan hệ của các đối tượng hiện thực. Bản đồ là kết quả của nhận thức và đồng thời là nguồn để nhận thức.
Mặt khác, địa danh là yếu tố nội dung của bất kỳ loại bản đồ nào. Vì thế, yêu cầu cách viết địa danh phải chính xác, đúng thực tế khách quan để có thể cung cấp cho xã hội lượng kiến thức chuẩn xác, đồng thời định hướng cách xử lý địa danh đối với các văn bản tiếng Việt khác.
Cách viết địa danh trên các bản đồ vì thế là vấn đề được lưu tâm từ trước tới nay. Tuy nhiên, trên thực tế cách viết địa danh trên các bản đồ vẫn chưa thống nhất, chưa khoa học và chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
3.1. Bản đồ Quân sự
a. Phiên âm và viết liền
- Viết hoa tất cả các con chữ ở các địa danh quốc gia, thủ đô và các thành phố lớn.
Ví dụ: ANGÔLA, CABUN, CANAĐA, CAIRÔ, CÔXTARICA, CATMANĐU, CUALA LUMPUA...
- Dấu thanh xuất hiện ở những âm tiết khép
Ví dụ: AMAĐABÁT, ÁCHENTINA, BUỐCKINAPHAXO, BÉCNÔ
Tuy nhiên, việc sử dụng dấu sắc ở những âm tiết khép cũng không ổn định.
Ví dụ: BUCARET, BÂYRUT, CARACAT, CATMANĐU
b. Phiên âm gián tiếp ( Hán Việt hoá)
Ví dụ: ÁO, BÌNH NHƯỠNG, CÁP NHĨ TÂN, HỒNG CÔNG, LUÂN ĐÔN, NAM KINH....
Dịch nghĩa:
Ví dụ: Đông Timo, Nam Phi, Trung Phi...
Tuy nhiên, các thèng kª trªn ®©yt chưa thể bao quát được một cách tuyệt đối tình hình. Bëi v×, ë b¶n ®å qu©n sù vÉn cã nh÷ng trêng hîp ®Þa danh ®îc phiªn ©m trùc tiÕp vµ viÕt rêi:
VÝ dô: AC M£ NI A
Ban kha s¬
B¤ G¤ TA
BèT XOA NA
BU §A PET
Ca r« li na
CAN CóT TA….
BẢNG 6
STT
Các cách viết
Tần số xuất hiện
Tổng số địa danh
Tỷ lệ (%)
1
Phiên âm trực tiếp
387
430
90
2
Phiên âm gián tiếp
40
430
9,3
3
Dịch nghĩa
3
430
0,7
3.2. Bản đồ dân sự
a. Phiên âm trực tiếp và viết rời không gạch nối, có dấu thanh
Ví dụ: ÁP GA NI XTAN, A MA ĐA BÁT, ÁC HEN TI NA, AI XƠ LEN, Am xtéc đam...
b. Phiên âm gián tiếp qua cách đọc Hán Việt
Ví dụ: AI CẬP, ÁO, ẤN ĐỘ...
BẢNG 7
STT
Các cách viết
Tần số xuất hiện (lần)
Tổng số địa danh
Tỷ lệ (%)
1
Phiên âm trực tiếp và viết rời không gạch nối
356
322
90,4
2
Phiên âm gián tiếp
356
31
8,7
3
Dịch nghĩa
356
3
0,9
Như vậy, cả hai bản đồ quân sự và dân sự đều chủ trương phiên âm các địa danh, giữ nguyên cách viết với những địa danh được phiên qua ngôn ngữ trung gian. Điểm khác nhau giữa hai bản đồ là cùng phiên âm nhưng một bản đồ thì viết liền, còn bản đồ kia thì viết rời
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐỊA DANH TRÊN CÁC VĂN BẢN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Tổng kết, so sánh và đánh giá tình hình viết địa danh trên các văn bản tiếng Việt hiện nay
Qua chương 2, chúng ta đã thấy một bức tranh không đồng nhất về cách viết địa danh nước ngoài: phiên âm trực tiếp, phiên âm gián tiếp, phiên âm và viết rời, phiên âm và viết liền, chuyển tự, dịch nghĩa... tình trạng hỗn loạn này làm cho người tiếp nhận không thể tiếp thu một cách có hiệu quả nội dung của các văn bản.
Ở phần này, chúng tôi sẽ tiến hành công việc tổng kết, so sánh và đánh giá tình hình địa danh trên các văn bản có điểm gì giống và khác nhau để phần nào làm rõ hơn cục diện không thống nhất của các cách viết địa danh. Từ đó, chúng tôi xin mạo muội đóng góp một vài ý kiến nhỏ bé cho một giải pháp chung đồng nhất cách viết địa danh nước ngoài trên toàn quốc.
1.1. Cách viết chung
1.1.1. Viết địa danh qua cách đọc Hán Việt
Điều dễ nhận thấy trong tất cả các văn bản đã khảo sát là đều giữ nguyên địa danh phiên âm gián tiếp qua cách đọc Hán Việt đối với các địa danh quen thuộc: Anh, Úc, Mỹ, Đức... đây thực chất là các địa danh được viết tắt từ cách đọc Hán Việt: Anh cát lợi, Úc địa lợi á, Mỹ lợi Kiêu, Đức ý chí.... những địa danh (được viết tắt này) đã trở lên vô cùng quen thuộc với người Việt.
Các địa danh được xử lý theo cách này chiếm số lượng không nhiều, cụ thể chúng tôi xin trình bày ở bảng 8 trong sự đối chiếu với các địa danh đó ở nguyên ngữ hoặc nguyên ngữ gần đúng đã được phát hiện và các cách viết các điạ danh đó tiếng Anh và tiếng Pháp
BẢNG 8
STT
Nguyên ngữ
Tiếng Pháp
Tiếng Anh
Phiên âm Hán Việt
1
Hellás/ Hellas
Grèce
Grecce
Hy Lạp
2
France
France
France
Pháp (Pháp lan tây)
3
Schwei/ Suisse
Suise
Switzerland
Thuỵ Sĩ
4
Danmark
Danemark
Denmark
Đan Mạch
5
Potugal
Potugal
Bồ Đào Nha
6
Nederland
Hollande
Holland
Hà Lan
7
Polska
Pologle
Poland
Ba Lan
8
Espana
Espagne
Spain
Tây Ban Nha
9
Great Britain
Angleterre
England
Anh (Anh cát lợi)
10
Nippon
Japan
Nhật Bản
11
Krung Thep
Băng Cốc
12
Turkiye
Turquie
Turkey
Thổ Nhĩ Kỳ
13
India
India
Ấn Độ
14
Mongol
Mông Cổ
15
London
Luân Đôn
16
Deutschland
Allemagne
Germany
Đức (Đức ý chí)
17
Italia
Italie
Italia
Ý (Ý đại lợi)
18
Australia
Úc (Úc địa lợi á)
19
America
Etas- Unis
The United States
Mỹ (Mỹ lợi kiêu)
20
Russie
Russia
Nga (Nga la tư)
21
Rôma
Rome
Rome
La Mã
22
Suede
Sweden
Thuỵ Điển
23
Joseun
Triều Tiên
24
Pyongsang
Hàn Quốc
25
Zhònghua
Trung Hoa
26
Beijing
Bắc Kinh
Chú thích bảng 8:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Nguyên ngữ hoặc nguyên ngữ gần đúng đã được phát hiện. Đối với các địa danh thuộc các ngôn ngữ hình khối: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... chúng tôi ghi địa danh ở nguyên dạng kèm theo âm Latin hóa.
Cột 3: Cách viết địa danh tương ứng ở tiếng Pháp
Cột 4: Cách viết địa danh tương ứng trong tiếng Anh
Cột 5: Phiên âm gián tiếp qua tiếng Hán và cách đọc Hán Việt thường dùng hiện nay, chú thích các phiên âm gốc chưa viết tắt trong ngoặc đơn
1.1.2. Dịch nghĩa
Ví dụ: B. Đen, B. Đỏ, Trung Phi, Nam Phi, Đông Timo....
Như vậy, cách viết địa danh nước ngoài ở các văn bản đã được khảo sát chỉ giống nhau ở chỗ cùng dùng phiên âm qua cách đọc Hán Việt và dịch nghĩa đối với các địa danh có nghĩa. Tuy nhiên, số lượng các địa danh của hai cách viết này lại rất khiêm tốn. Còn lại, chủ yếu là các cách viết địa danh không giống nhau ở các văn bản.
1.2. Các cách viết riêng
1.2.1. Báo chí
Gồm có các cách viết sau
BẢNG 9
STT
Các cách viết
Các loại báo
Nhân Dân
An ninh thế giới
Tin Tức
1
Nguyên dạng
X
X
2
Phiên âm và viết rời có gạch nối
X
3
Phiên âm và viết liền
X
4
Phiên âm gián tiếp
X
X
X
5
Dịch nghĩa
X
X
X
Ghi chú: Dấu “X” thể hiện cách viết được sử dụng trên thực tế của từng loại báo.
Bảng 9 là kết quả thống kê những cách viết địa danh của từng loại báo nhưng vẫn chưa lột tả được một cách tuyệt đối thực trạng khôg thống nhất trên các báo.
- Báo An ninh thế giới
Chủ yếu viết nguyên dạng và sử dụng một số ít địa danh được dịch nghĩa và phiên âm gián tiếp qua cách đọc Hán Việt nhưng có lúc chúng ta lại bắt gặp cách phiên âm và viết rời có gạch nối.
“Báo An ninh thế giới tặng các gia đình Cu Ba trung tâm bão khu vực Pan- pi- tê tỉnh Ma- tan- xát 1500 USD và hai trường mang tên Hồ Chí Minh và Võ Thị Thắng”
(Antg, số 250, ngày 20. 10. 2004, tr1)
- Báo Nhân Dân
Sử dụng hai cách viết cho một địa danh trên cùng một tít
“Bộ thương mại Hoa Kỳ công bố quyết định cuối cùng mức thuế sản phẩm tôm nhập khẩu vào Mỹ”
(ND, ngày 29. 01. 2005)
Báo Tin Tức
Dùng hai cách viết địa danh trên cùng một tin
“Khoảng 650 lính hải quân Thái Lan và Xigapo bắt đầu cuộc tập trận mang tên Exim Sing- Siam kéo dài tám ngày. Từ năm 1981, hải quân Thái Lan và Singapore đều đặn tổ chức tập trận theo định kỳ hai năm”
(TT, số 164, ngày 16. 08. 2004)
Trên đây chỉ là vài dẫn chứng nhỏ cho thấy sự không thống nhất địa danh trong cùng một văn bản. Vì vậy, chúng ta cần nhận thấy rằng để thống nhất cách viết địa danh trên tất cả các văn bản thì phải việc trước tiên là cần phải thống nhất cách viết ngay trong bản thân từng văn bản.
1.2.2. Sách giáo khoa
Chúng tôi tiến hành khảo sát địa danh trên hai bậc học: bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông thấy rằng sách giáo khoa cả hai bậc học này đều không viết địa danh ở nguyên dạng mà chủ yếu là phiên âm (phiên âm và viết liền, phiên âm viết rời có gạch nối, phiên âm qua ngôn ngữ trung gian (Hán Việt) và một số địa danh được dịch nghĩa.
BẢNG 10
STT
Các cách viết
S¸ch Gi¸o Khoa
THCS
PTTH
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Lớp 11
Lớp 12
1
Phiên âm qua Hán Việt
X
X
X
X
X
2
Phiên âm và viết rời có gạch nối
X
X
X
3
Phiên âm và viết liền
X
X
4
Dịch nghĩa
X
X
X
X
X
1.2.3. Bản đồ
Cả hai bản đồ đều áp dụng cách phiên chuyển địa danh (phiên âm, chuyển tự và dịch nghĩa), trong đó địa danh được phiên âm chiếm số lượng nhiều nhất.Tuy nhiên, nguyên tắc phiên âm giữa hai bản đồ lại không đồng nhất với nhau. Điều này thể hiện ở sự không thống nhất từng thành phần của âm tiết.
Trong khi mô tả từng thành phần của âm tiết (phụ âm đầu, nguyên âm, phụ âm cuối) đối với hai bản đồ trong sự so sánh với Atlas, chúng tôi sẽ viết hoa, viết liền, viết thường các địa danh giống như cách viết trên thực tế để tiện so sánh và đối chiếu.
a. Phụ âm đầu
STT
Các phụ âm đầu
Ví dụ
Atlas
Bản đồ Quân sự
Bản đồ Dân sự
Atlas
Bản đồ Quân sự
Bản đồ Dân sự
1
C
C
K
CALCUTTA
CANCUTTA
KÔNKATA
2
C
X
X
BARCELONA
BAXELONA
BA XÊ LÔ NA
3
Ch
S
Ch
Chicago
Sicago
Chicagô
4
K
C
C
Baku
BACU
Ba cu
5
K
C
K
Kualalumpur
CUALA LUM PUA
Kua a la lăm pơ
6
J
Gi
Gi
JAMAICA
GIAMAICA
GIAMAICA
7
S
S
X
SLOVAKI?
SLOVAKIA
X LÔ VA KI A
8
J
Gi
Gi
JAMAICA
GIAMAICA
GIAMAICA
9
Z
X
D
BRADIL
BRAXIN
BRADIN
10
Z
D
D
Zimbabue
DIMBABUÊ
DIM BA BUÊ
11
W
U
U
Winnepeg
Uynipech
Uyn ni pec
b. Các nguyên âm
STT
Các nguyên âm
Ví dụ
Atlas
Bản đồ quân sự
Bản đồ dân sự
Atlas
Bản đồ quân sự
Bản đồ dân sự
1
a
¬
a
Miami
Mai ơ mi
Mai a mi
2
ac
¨c
ac
Dacca
ĐĂC CA
ĐAC CA
3
ar
¨c
ac
Khartoum
KHẮC TUM
Khác tum
4
ar
a
a
BARCELONA
BAXELONA
BA XÊ LÔ NA
5
au
ao
au
SAO PAULO
XAOPAOLÔ
XAO PAU LÔ
6
e
e
ê
BARCELONA
BXELONA
BA XÊ LÔ NA
7
ei
ª
©y
Riode Janeiro
RIÔĐƠGIANÊ RÔ
RIÔ ĐÊ GIA NÂY RÔ
8
en
ªn
en
Valencia
Va lên xi a
Va len xi a
9
er
ec
ec
Amsterdam
AM XTEC DAM
Am xtéc đam
10
er
¬
Aberdeen
Abơđin
11
o
o
ô
Ottawa
Ót ta oa
Ốt ta oa
12
o
«
ô
CAIRO
CAIRÔ
CAIRÔ
13
on
©n
¬n
Boston
Bo xtân
Bốt xtơn
14
or
ooc
oc
Bordeax
Boóc đô
Booc đô
15
ork
ooc
oc
New York
Niu y ooc
Niu Yooc
16
um
um
ăm
Kualalumpur
KUA LA LUM PUA
Kua a la lăm pơ
17
urg
¬c
ơc
JOHANNESBURG
GÔHANNEXBƠC
Giô han ne xbơc
1
2
3
4
5
6
18
urg
¬c
t
Pittsburgh
PIT XBƠC
Pit xbơc
19
rg
uôc
uôc
HAMBURG
Ham buốc
Ham buốc
21
r
ua
ơ
Kualalumpur
KUA LA LUM PUA
Kua a la lăm pơ
22
y
I
i
KENYA
KÊNIA
KÊ NI A
23
y
Y
i
NAGOYA
NAGÔYA
Nagoia
c. Phụ âm cuối.
STT
C¸c phô ©m cuèi
VÝ Dô
Atlas
B§. Qu©n sù
B§. D©n sù
Atlas
B§. Qu©n sù
B§. D©n sù
1
d
t
t
Islamabad
Islamab¸t
Ixlamabat
2
l
n
n
Helsinki
HENXINHKI
Hen xin ki
3
s
t
t
Las Vegas
Lat vª gat
Lat ve gat
4
k
c
c
BANK KOK
B¡NG CèC
B¡NG CèC
5
r
a
a
Amur
Amua
A mu a
6
r
c
c
BERLIN
BECLIN
BÐC LIN
Qua sự so sánh ở các bảng trên, chúng ta thấy sự không thống nhất trong từng thành phần của âm tiết. Phiên âm không giống nhau giữa hai bản đồ thậm chí cùng một bản đồ cũng không có sự thống nhất.
Ví dụ: Urg có nhiều cách phiên
* urg- ơc- ơc : JOHANNESBURG- GÔHANNEXBƠC- Giô han ne xbơc
* urg- uôc- uôc: HAMBURG- Ham buốc- Ham buốc
* urg- ơc- ơt: Pittsburg- PIT XBƠC- Pit xbơc
Hay cả hai bản đồ đều cùng phiên âm cuối là
* t cho d và s
*c cho r và k.....
Tất cả những điểm không thống nhất đó gây khó khăn cho việc sử dụng bản đồ, không biết đọc và viết thế nào cho đúng. Thậm chí, chúng ta còn cảm thấy rất băn khoăn khi muốn tìm chính xác một địa danh
Sự không đồng nhất còn thể hiện ở cả dấu thanh điệu,. Cùng một địa danh nhưng bản đồ này có dấu thanh điệu còn bản đồ kia thì không và ngược lại.
d, Dấu thanh điệu
STT
Atlas
Bản đồ quân sự
Bản đồ dân sự
1
Amsterdam
AMXTECDAM
Am xtéc đam
2
Baghda
BATĐA
Bát đa
3
Beirut
BÂY RUT
Bây rút
4
Bordeax
Boóc đô
Booc đô
5
BUDAPEST
BUĐAPET
Bu đa pét
6
CARACAS
CARACAT
Ca ra cát
7
CYRUS
SIP
SÍP
8
CZECHREPUBLIC
SEC
SÉC
9
Damacus
ĐAMAT
Đa mát
10
Islamabad
IXLAMABAT
I xla ma bát
11
Jakarta
GIACACTA
GIA CÁC TA
12
Kalhmandu
CATMANĐU
Cát man đu
13
KAZAKSTAN
CADĂCXTAN
CADĂCXTAN
14
Khorat
Cò rạt
Co rat
15
SAUDI ARABIA
ARẬP XÊUT
ARẬP XÊ ÚT
16
STOCKHOM
XTÔC KHÔM
Xtốc khôm
17
TAJIKISTAN
TATGIKIXTAN
TÁT GI KI XTAN
18
Tel Aviv
Tenavip
Ten Avíp
19
Vilnius
VINHIUT
Vi nhi út
20
Winnipeg
Uy ni pếch
Uyn ni pec
Tóm lại, cách phiên âm của hai bản đồ đều không có sự thống nhất ở tất cả các thành phần: phụ âm đầu, nguyên âm, phụ âm cuối, dấu thanh điệu. Tình hình này đòi hỏi phải có một cách xử lý chung và đồng nhất cho các bản đồ để định
2. Một số ý kiến về vấn đề chuẩn hoá địa danh nước ngoài trên các văn bản tiếng Việt
2.1. Những qui định của quốc tế và Việt Nam về cách viết địa danh
a . Qui định của Liên Hiệp Quốc (LHQ)
Thống nhất hoá địa danh trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc –No6/1981
- Thống nhất hoá địa danh: Nghĩa là mọi đối tượng địa hình ở mỗi nước phải dùng tên đã được tổ chức địa danh của chính nước đó chấp nhận.
- Các địa danh đã được thống nhất hoá đó phải phù hợp với tên dùng ở địa phương và khi tính đến cách ghi thì phải cố gắng đúng về mặt ngôn ngữ đến mức có thể đạt được.
-Việc thống nhất hoá quốc gia các địa danh là một điều kiện tiên quyết cho việc thống nhất quốc tế chung.(dÉn theo [31])
b. Tinh thần chủ yếu của hội đồng chính tả và hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ về cách viết tên riêng, địa danh nước ngoài (1983)
- Nếu chữ viết dùng chữ cái Latin thì giữ nguyên hình chữ viết ( kể cả những chữ cái f, j, w, z) như trong nguyên ngữ, chỉ lược bớt các dấu phụ mà chữ Việt không có như: ö, ç
Ví dụ: Paris, NewYork, Peiofi ( lược dấu phụ ở o)...
- Nếu chữ viết nguyên ngữ không phải chữ viết ghi âm bằng chữ cái (ghi từng âm), thì dùng một cách phiên chính thức bằng chữ cái Latin (thường là phiên âm đã có tính phổ biến trên thế giới)
Ví dụ: Tokyo, Hirosima, Osaka...
-Nếu chữ viết nguyên ngữ dùng một hệ thống chữ cái khác thì áp dụng lối chuyển tự chính thức sang chữ Latin.
Ví dụ: Lomnosov, Moskba, Abdel, Kader..
2.2. Qui tắc và thực tế ghi địa danh trên bản đồ
2.2.1. Qui tắc chung về ghi địa danh trên bản đồ
Trên bản đồ dựa trên địa danh điểm dân cư, tên đơn vị hành chính và các ghi chú địa lý khác. Trong khuôn khổ chung của bản đồ- trừ các cực (địa lý và nam châm), vòng cực, đường chí tuyến, đường xích đạo- chỉ sử dụng bộ chữ Latin
Ở các nước sử dụng bộ chữ Latin thì đưa lên nguyên dạng chữ gốc, kể cả chữ cái có dấu đặc biệt của chúng...
Đối với địa danh không dùng bộ chữ Latin thì chuyển sang dạng chữ Latin. Khi ghi chú ở các vùng trên, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không vi phạm tới tín ngưỡng và tình cảm các dân tộc". (dẫn theo [31])
2.2.2. Thực tiễn ghi địa danh trên các bản đồ có tính chất quốc tế
- Bản đồ địa lý tổng quát thế giới: Tỷ lệ 1: 1 triệu ( do GS. Anbrext) ĐHTH Viên ( Áo) khởi xướng thành lập 1891 trong khuôn khổ hiệp hội địa lý thế giới.
Phần chính tả, phiên âm, phiên chữ đối với địa danh trong qui pham 1904 có qui định như sau
* Khi thành lập bản đồ cho lãnh thổ nước mình thì sử dụng địa danh được qui định bởi các cơ quan quốc gia (của nước mình)
* Khi thành lập bản đồ cho một phần hay toàn bộ lãnh thổ nước khác thì sử dụng địa danh được qui định bởi nước sở tại. Nếu hệ thống chữ viết của các nước là như nhau thì các tên gọi được giữ nguyên, không có gì thay đổi. Nếu tên gốc không ở dạng Latin thì phải chuyển nó theo các chữ Latin bởi một hệ thống chuyển đổi đã được thoả thuận giữa nước có địa danh và nước thành lập bản đồ.
* Tên các đối tượng địa lý phân bố trên lãnh thổ nhiều quốc gia sẽ ghi ở dạng đã được chấp nhận bởi nước in bản đồ tương ứng
Các tên truyền thống, tên đồng nghĩa, tên cổ thì tuỳ theo ý kiến của nước in bản đồ mà ta có thể đặt trong ngoặc đơn
* Những nguyên tắc nêu trên có thể bổ sung cho phù hợp với các nghị quyết của hội đồng kinh tế và xã hội LHQ hay của tổ chức LHQ về địa danh.
* Theo ý kiến của nước in bản đồ, có thể in lên lề bản đồ các nội dung sau:
Danh sách các thuật ngữ chính có trên bản đồ, đặc biệt nếu chúng đã được viết tắt và cần được dịch sang một trong những thứ tiếng chính thức của LHQ
Chỉ dẫn các cách phát âm địa danh- tiếng của nước in bản đồ hoặc bằng hệ thống ghi âm của hội ngữ âm quốc tế.
- Bản đồ địa lý tổng quát toàn cầu 1: 2,5 triệu (khởi xướng 1956, lúc đầu chỉ có 7 nước XHCN Châu Âu thực hiện, sau này có thêm Việt Nam tham gia, ta đã hoàn thành 4 mảnh)
Những qui tắc đầu tiên về ghi địa danh trên bản đồ này do cơ quan trắc địa bản đồ Hungari biên soạn năm 1961. Tất cả các địa danh đều được ghi bằng bộ chữ Latin theo nguyên tắc sau:
* Trên lãnh thổ những nước sử dụng bộ chữ Latin thì địa danh giữ nguyên dạng, kể cả dấu phụ và dấu thanh.
Ví dụ: ghi là Đà Nẵng (đối với Việt Nam)
Gyorgy (đối với Hungari)
* Trên lãnh thổ những nước không sử dụng hệ chữ khác nhưng có hệ thống chữ Latin hoá, tức là phiên chữ như Bungari, một số nước thuộc Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản thì địa danh theo hệ thống Latin hoá đó.
* Đối với những nước không sử dụng hệ chữ Latin và không có hệ thống Latin hoá riên thì sử dụng hệ thống phiên âm tiếng Anh hay tiếng Pháp tương ứng với từng nước mà ở đó tiếng Anh hay tiếng Pháp phổ biến.
* Đối với các đối tượng địa lý tự nhiên phân bố trên nhiều nước thì tên gọi của chúng ở mỗi nước được viết bằng ngôn ngữ chính thức ở nước sở tại, như đối với S. Đanuyp đã được viết trên bản đồ bằng các dạng sau: Donau, Dunaj, Duno, Dunav, Dunarea tương ứng với phần mà con sông có trên từng nước.
* Đồng thời, trong qui tắc ghi địa danh còn qui định rằng: trong bất cứ trường hợp nào cũng không được vi phạm tới tín ngưỡng và tình cảm của các dân tộc.
Đến đây có thể rút ra kết luận rằng: trên các bản đồ địa lý có tính chất quốc tế, các địa danh ở các nước có bộ chữ Latin thì được viết nguyên dạng, các địa danh ở những nước không dùng hệ chữ Latin mà có hệ thống Latin hoá thì được Latin hoá, những trường hợp khác thì phiên âm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đồng thời, qui trình ghi địa danh không được vi phạm tới tín ngưỡng và tình cảm của các dân tộc. Dẫn theo [29]
2.3. Những đề nghị về vấn đề ghi địa danh nước ngoài trên các văn bản
3.3.1. Phương hướng chung
Qua phân tích tình hình thực tế và các phương pháp viết địa danh nước ngoài ở trên. Theo chúng tôi, khi viết địa danh chúng ta nên viết nguyên dạng. Nguyên dạng có những lợi thế.
- Nguyên dạng đảm bảo tính chính xác, khoa học, không sai lạc thông tin, tiện lợi cho giao lưu quốc tế.
- Viết nguyên dạng tên riêng, địa danh nước ngoài, người dân Việt Nam sẽ dần dần làm quen với các cách viết tiếng nước ngoài.
- Viết nguyên dạng không những thống nhất với quốc tế mà còn dễ dàng thống nhất với trong nước, phiên âm thì khó tránh khỏi tình trạng mỗi người phiên một cách khác nhau.
- Viết nguyên dạng là thể hiện sự tôn trọng với tên riêng, địa danh nước ngoài .
- Viết nguyên dạng đảm bảo tính dân tộc, khoa học và đại chúng.
3.3.2. Các đề nghị cụ thể
- Nguyên tắc chung
Về khái niệm nguyên dạng. Một câu hỏi đặt ra: thế nào là nguyên dạng? Hay nói một cách khác, khi nói rằng viết, đọc theo nguyên dạng thì nguyên dạng phải được hiểu thế nào. Trong phạm vi này có thể hiểu chúng theo hai cách:
* Nguyên dạng là dạng ở ngôn ngữ gốc của đơn vị từ vựng đó (1)
* Nguyên dạng là ở dạng ngôn ngữ mà đơn vị từ vựng đó xuất hiện (cụ thể trong tiếng Việt là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp). (2)
Chẳng hạn địa danh Maxcơva theo cách hiểu (1) phải là Moskva còn theo cách hiểu (2) có thể là Moscow hoặc Moscou....
3.3.3. Các xử lý cụ thể
- Đối với những ngôn ngữ có chữ viết Latin: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Tây Ban Nha.... thì viết theo nguyên dạng.
Ví dụ: London, Paris. Frankfurt....
Chỉ bỏ những dấu phụ không có trong chữ quốc ngữ .
Ví dụ: ESPANÑA --> ESPANA Sãopaolo --> Saopaolo...
- Những ngôn ngữ thuộc hệ Xlavơ: Nga, Bungari.... thì viết theo dạng chuyển tự sang hệ thống chữ viết Latin của Anh hoặc của Pháp
Ví dụ: MOSKBA ---> MOSVKA
KA3AXCTAH ---> KAZAKSTAN
ΛИTBA ----> LITHUANIA
ГРУЗИЯ ----> GEORGIA
ΛАТВИЯ ----> LATVIA
БΕΛΟΡУCCИЯ ----> BELARUS
MИHCK ----> MISNK?
- Những ngôn ngữ hình khối: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc....địa danh sẽ được viết theo dạng phiên âm Latin chính thức trong nguyên ngữ hoặc phổ biến trong các ngôn ngữ lớn trên thế giới, có kèm theo chú thích cách viết quen thuộc.
Ví dụ:
Đài Trung --> T’aichung (Đài Trung)
Đài Nam --> T’ainam(Đài Nam)
Đài Loan --> Taiwan ( Đài Loan)
Bắc Kinh --> Beijing (Bắc Kinh)
Bình Nhưỡng ---> Pyongsang (Bình Nhưỡng)
Ôsaka --->Ōsaka (Ôsaka)
Tôkyo --> Tōkyō(Tôkyo)
- Đối vói các địa danh quen thuộc: Mỹ, Đức, Ý, Nhật,... và các địa danh đã được dịnh nghĩa cũng sẽ được viết theo nguyên dạng (1), (2)
Mỹ --> America
Ý --> Italia
Pháp --> France
Úc --> Australia
Anh --> England
Luân Đôn --> London
Đức --> Deutschland
- Đối với các địa danh đã được dịch nghĩa cũng phải được viết theo nguyên dạng (1), (2).
Ví dụ:
B. Đen --> Black sea
B. Đỏ --> Red sea
Nam Phi --> South Africa
Đông Ti Mo --> East Timor
Ghi nê Xích đạo --> Guinea Ecuatorial
- Tất cả các cách viết cụ thể như trên, theo chúng tôi cần có phiên âm cách đọc (chú thích cách đọc), đối với các địa danh quen thuộc. Bởi vì, các địa danh đó từ trước tới nay có những cách viết khác nhau, chưa nhất quán.
- Vấn đề cần giải quyết ở đây là: Thế nào là địa danh quen thuộc và lấy tiêu chí nào để xá định địa danh này. Ở đây chúng tôi xác định địa danh cần chú thích cách đọc là tên các quốc gia, thủ đô và các thành phố lớn.
Ví dụ:
Anh --> England (Anh)
Oasinhtơn --> Washington (Oasinhtơn)
Chicagô --> Chicago (Chicagô)
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những ý kiến chủ quan mà chúng tôi mạnh dạn đưa ra, không có một tham vọng gì lớn nào mà chỉ mong muốn (nếu có thể) ý kiến của chúng tôi sẽ được các nhà khoa học quan tâm và xem xét.
3. Đôi điều biện luận
- Sở dĩ chúng tôi đưa ra giải pháp viết nguyên dạng các địa danh nước ngoài là do xác định được những chặng đường khó khăn và những trở ngại trước mắt để tiến tới một cách viết chuẩn mực. Về các cách viết khác, các tác giả đã đưa ra những lí lẽ riêng tương đối thuyết phục nhưng lại kèm theo những khó khăn mà theo chúng tôi là không thể khắc phục được. Ví dụ về giải pháp phiên âm có tới 5, 6 cách viết khác nhau, trong khi nguyên dạng là “Albania” thì lại được phiên âm và viết thành: An-ba-ni, Anbani, ANBANI, AN-BA-NI....Các giải pháp còn lại đều không thể bao quát được hết tất cả các địa danh. Do vậy, chỉ còn một cách là viết nguyên dạng.
Nguyên dạng có chú thích phiên âm, có tác giả cho rằng sẽ gây lên một khối lượng khổng lồ và cồng kềnh các ngoặc đơn khó khăn cho việc đọc, viết và in ấn. Bản thân chúng tôi cũng biết được điều này. Tuy nhiên, chúng ta đã xác định đây là một vấn đề đầy khó khăn và cÇn được thực hiện một cách có bài bản theo từng bước nên việc có phải viết dài, in nhiều thì cũng sẽ chẳng có gì đáng lo ngại để tiến tới một mục đích chung: Thống nhất cách viết địa danh trên các văn bản, và đến lúc đó sự tiết kiệm giấy mực sẽ lớn hơn gấp nhiều lần còn tiết kiệm trí óc thì tăng lên gấp bội. Tức là, khi một địa danh cụ thể tất cả mọi người đều có thể đọc và viết theo một kiểu duy nhất.
3.1. Viết nguyên dạng đảm bảo tính dân tộc
“Thời đại ngày nay là thời đại các dân tộc có điều kiện giao lưu, hợp tác rộng rãi với nhau về tất cả các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội và cả về ngôn ngữ. Chúng ta trân trọng và bảo vệ tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của nó không có nghĩa là đóng cửa lại không cho bất kì một yếu tố gì gọi là ngoại lai xâm nhập. Trên thực tế, khi đã là yêu cầu là xu thế thì không ai có thể cưỡng lại được. Âm /p/ vốn không có trong tiếng Việt, âm /r/ chỉ tồn tại với tư c¸ch là một âm của phương ngữ nhưng do một qúa trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ phương Tây mà những âm /p/ và /r/ vào tiếng Việt và ngày nay chúng ta gọi /pari/ (paris) chứ không gọi là /bazi/ cho hợp với âm vốn có của tiếng Việt.
Ngày nay, do kết quả và yêu cầu của sự giao lưu văn hoá ngày càng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới mà dần dần đã hình thành trong các ngôn ngữ một mảng những từ có tính chất quốc tế trong đó có các tên riêng... Có người cho rằng, khi một ngôn ngữ dùng tên riêng nước ngoài thì phải được đồng hoá theo quy luật chung. Ví dụ Moskva vào tiếng Pháp là Moscou, tiếng Anh là Moscow, nhưng đó là c¸ch viết cuối thế kỉ XIX trở về trước. Hiện tại, xu hướng chủ đạo là không đồng hoá trong ngôn ngữ của mình tên riêng nước ngoài mà cố gắng tôn trọng cái dạng vốn có của nó, để nhằm đạt tới một sự thống nhất trong phạm vi quốc tế (đối với những ngôn ngữ không có chữ viết ghi âm cùng một hệ chữ cái như nhau, thì sự tôn trọng này biểu hiện ở biện pháp chuyển tự. Chính vì thế mà ở các ngôn ngữ có chữ viết Latin, các tên riêng của ta đều đựoc viết y nguyên như trong tiếng Việt và thường bỏ đi các dấu phụ mà chữ viết người ta không có. Sự trung thành này đến mức từ điển Mĩ Webter’s Geophraphical. Dictionary. 1971 ghi ba kiểu viết tên nước ta: Vietnam, Viet-nam, Vietnan)”. [23, 10]
3.2. Viết nguyên dạng đảm bảo tính khoa học
Chúng ta biết rằng nếu chọn giải pháp phiên âm thì sẽ không khoa học mà còn vấp phải những khó khăn không thẻ khắc phục được. Có những trường hợp khó biết hoặc không thể xác định được phát âm thực sự trong nguyên ngữ, có khi biết rồi thì lại lúng túng vì có nhiều biến thể phát âm, không có một chuẩn phát âm rõ ràng ổn định. Đó là chưa kể những ngôn ngữ mà phát âm chưa được chuẩn hoá và cũng chưa kể việc xác định nguyên dạng tên riêng, địa danh nước ngoài cũng đã là cả một vấn đề.
Ngay trong những trường hợp thuận lợi nhất, tức là khi biết rõ nguyên ngữ và chính xác chuẩn phát âm thì viết phiên âm để có một âm na ná sẽ cho nhiều kiểu viết khác nhau.
Để khắc phục tình trạnh thiếu nhất trí, có thể áp dụng một số quy tắc phiên âm. Nhưng những quy tắc này sẽ rất phức tạp, phải dự kiến tất cả các trường hợp tên riêng, địa danh ở tất cả các ngôn ngữ có chính tả và ngữ âm rất khác nhau, muốn áp dụng những quy tắc này lại phải biết đích xác tên riêng, địa danh là ở ngôn ngữ nào, phát âm ra sao-điều mà không ai và bao giờ cũng làm được. Ví dụ, tương ứng với “hét” không chỉ có “Hyde” mà còn có “head”,... Cho nên, dù có đề ra được những quy tắc chặt chẽ, áp dụng một cách nhất quán để có thể viết tên riêng nước ngoài một cách thống nhất đi nữa thì cũng chỉ có thể khắc phục tình trạng cùng một tên riêng nước ngoài mà có nhiều kiểu phiên khác nha nhưng vẫn không thể nào khắc phục được tình trạng ngược lại đó là có nhiều tên riêng, địa danh nước ngoài khác nhau nhưng lại viết phiên âm hoàn toàn giống nhau.
Dựa vào chữ viết, giữ nguyên dạng tên riêng, địa danh nước ngoài thì có thể tránh được những khó khăn nêu trên và dễ dàng tạo được một sự nhất trí không những trên sách báo của chúng ta, mà còn giữ sách báo tiếng Việt với nói chung sách báo nước ngoài không phải nhất thời mà là lâu dài, một sự nhất trí mang lại tiện lợi trong học tập, nghiên cứu, cho các công tác văn hoá, khoa học, báo chí xuất bản, công tác thư viện, khoa học.... nói tóm lại, cho sự nghiệp phát triển văn hoá và khoa học- kỹ thuật của chúng ta.
3.3. Viết nguyên dạng đảm bảo tính đại chúng
Theo Đào Tiến Thi, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+ 2, năm 2005: “Đại chúng không phải là cái gì tĩnh tại mà luôn vận động và phát triển....cái “đại chúng ” hôm nay khác cái “đại chúng” trước kia rất nhiều. Ngày nay, nước ta có điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, kinh tế xã hội phát triển, các phương tiện thông tin đại chúng cũng ngày càng phong phú .Từ các thanh niên Việt Nam nếu ở những năm bốn mươi của thế kỷ trước gọi “lựu đạn” là “nịu đạn”... đánh vần một cái giấy phải mất mười lăm phút thì bây giờ đêm đêm ngồi trước màn hình xem truyền hình trực tiếp các trận bóng đá quốc tế, thuộc từng tên cầu thủ viết bằng nguyên ngữ cho đến các em học sinh tiểu học đã được học ngoại ngữ, làm quen với ngoại ngữ nên vì thế nó cũng chẳng còn xa lạ với các em- điều mà các thế hệ trước đây không may mắn có được”. [26, 88]
Tác giả cũng đã dẫn ra trường hợp cô phát thanh viên đọc “seatle” là “xit tơn” mà có người cho là đọc sai và phải đọc là “xê- a tơn” mới đúng. Tác giả cho rằng cô phát thanh viên không phải là “đại chúng”, cô được đào tạo chuyên nghề để mà đọc đúng. Cô ta có thể đọc sai những ngôn ngữ xa lạ nào chứ không thể được phép sai những ngôn ngữ mà cô ta bắt buộc phải biết nhất là khi địa danh ấy lại tương đối quen thuộc như seatle (tên một thành phố ở Mỹ)
Điều này chứng tỏ cái bất cập của giải pháp phiên âm. Thế là phiên âm làm sai cả chữ lẫn âm, trong khi nguyên dạng chí ít là được chữ viết
KẾT LUẬN
Để kết thúc những điều đã trình bày trong khoá luận này, chúng tôi rút ra mấy kết luận như sau:
1. Cách viết địa danh nước ngoài trên một số sách, báo, bản đồ ở nước ta hiện nay là không thống nhất.
2.Nghiên cứu cách viết địa danh nước ngoài và tiến tới chuẩn hoá địa danh trên các văn bản, các phương tiện thông tin đại chúng.... là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, nó không chỉ đụng chạm đến các vấn đề ngôn ngữ có liên quan mà còn đụng chạm đến những vấn đề xãc hội khác, những yêu cầu của thực tế sử dụng ngôn ngữ của nhân dân.
3. Cách viết địa danh nước ngoài từ trước tới nay tồn tại nhiều cách khác nhau: phiên âm. chuyển tự, dịch nghĩa, nguyên dạng.... và để thống nhất một cách viết chung cần phải tuân theo những nguyên tắc cụ thể sao cho khoa học và tiện dùng đảm bảo chức năng giao tiếp (trong và ngoài nước) một cách có hiệu quả nhất.
4. Khi viết địa danh nước ngoài cần chú ý đến mối quan hệ giữa chữ và âm. Bởi vì địa danh nước ngoài là một bộ phận của tên riêng nước ngoài- thành phần đặc biệt của từ vựng ngôn ngữ và khi xử lý đại danh cần quan tâm đến chữ viết sau đó mới đến phát âm
5. Cách viết địa danh nước ngoài trong tiếng Việt, tốt nhất là viết theo nguyên dạng, áp dụng cụ thể cho các loại hình ngôn ngữ khác nhau. Nguyên dạng có những đặc điểm, hạn chế và khó khăn nhất định nhưng có thể khắc phục được và so với các phương pháp khác thì chủ trương nguyên dạng là có lợi hơn cả, có khả năng đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của xã hội.
6. Đối với chủ trương nguyên dạng cần được thực hiện theo từng bước. Đầu tiên cần chú thích phiên âm cho những địa danh quen thuộc. Có thể chọn chuẩn hoá địa danh trên bản đồ làm cơ sở để thống nhất cách viết địa danh trên tất cả các văn bản khác.
Do thời gian có hạn, kiến thức ngôn ngữ ít ỏi và chưa vững vàng, đề tài của chúng tôi chắc chắn sẽ có nhiều nhược điểm về cả nội dung và hình thức, đôi chỗ chúng tôi xét thấy ý hiểu của mình chưa chuẩn xác và thấu đáo về mọi vấn đề, vì thế những kết luận rút ra có thể mang tính chủ quan và vội vã. Tuy nhiên, qua đề tài này chúng tôi đã có thể xác định được một cách rõ ràng tầm quan trọng của một cách viết tên riêng, địa danh nước ngoài thống nhất trên các văn bản. Vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu một cách viết toàn diện và sâu sắc để đi tới một giải pháp thực sự hợp lý và khoa học, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NN42.doc