Đề tài Bước đầu nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường ở làng sắt thép Đa Hội - Bắc Ninh, đề xuất việc xây dựng một mô hình phát triển bền vững cho làng nghề Đa Hội

Xuất phát từ đường lối chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật Nhà nước và trên cơ sở nét đẹp truyền thống về đạo đức lối sống, thuần phong mỹ tục, tập quán địa phương, mọi thành viên trong cộng đồng phải có trách nhiệm, nghĩa vụ, tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng làng văn hoá. Cụ thể: - Xây dựng thư viện, nhà văn hoá tạo cơ sở vật chất cho sinh hoạt cộng đồng. - Hàng tuần, hàng tháng có tổ chức các buổi truyền thanh, tuyên truyền mang nội dung thông báo chính sách của Đảng cũng như công tác bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hoá cộng đồng. - Mọi thành viên đều phải có trách nhiệm xây dựng và tự nguyện tham gia ủng hộ các hoạt động văn hoá như: các dịch vụ văn hoá, câu lạc bộ thanh niên, câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống, các hoạt động thể dục, thể thao, hội khuyến học, hội ngành nghề truyền thống, hội người cao tuổi, hội làm vườn, hội sinh vật cảnh.

doc79 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường ở làng sắt thép Đa Hội - Bắc Ninh, đề xuất việc xây dựng một mô hình phát triển bền vững cho làng nghề Đa Hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– 5 cm chiều ngang phù hợp để đưa vào các máy cán. Thép phế liệu kích thước nhỏ sau phân loại được đưa tới các lò luyện thép, tại đây chúng được nấu chảy bằng các lò điện. Thép nấu chảy đạt yêu cầu được cho vào các khuân bằng gang, sau khi để nguội tự nhiên tạo ra các sản phẩm là các phôi thép có nhiều dài đạt khoảng 1,2m , đường kính trong 5cm. Thép phế liệu có kích thước phù hợp với phôi thép tiếp tục được đưa qua các lò nung, tạo điều kiện cho các quá trình cán được dễ dàng. Tuỳ theo loại sản phẩm tạo ra các loại thép xây dựng hay các sản phẩm dân dụng mà có thể nung ở các mức độ khác nhau. Đối với sản phẩm thép xây dựng, thép vằn, thép trơn, thép chữ V…) và thép dẹt thì nguyên liệu được ủ mềm 30% - 70%. Đối với sản phẩm thép cuộn thì nguyên liệu được nung chính 100%. Thép sau nung được đưa tới các máy cán, tuỳ theo loại sản phẩm mà kích thước và hình dạng lỗ cán phù hợp. Ở đây thép được tạo hình dạng theo yêu cầu. Qua các bước gia công này, sản phẩm thép xây dựng và thép dẹt đã đạt yêu cầu về hình dáng và chất lượng, có thể đem đi bán để sử dụng. Thép cuộn sau khi cán được đưa tới các hộ rút thép làm dây buộc. Trước khi rút thép, thép cuộn được hàn chập với nhau tạo độ dài yêu cầu. Sản phẩm thép dây buộc có thể được đưa tới các hộ sản xuất đinh. Ở đây, thép dây được đ qua các máy cắt đinh để tạo và cắt mũi nhọn. Để tạo đinh có chất lượng như trên thị trường, đinh từ náy cắt được đưa vào các thùng có acid HNO3 và trấu tạo bền mặt trơn và bóng sáng. Sản phẩm dây dạng cuộn mạ kẽm được tạo ra sau khi mạ kẽm dây thép buộc, sản phẩm này phần lớn được sử dụng để đan rào chắn B40 hay dây thép gai, phần còn lại được sử dụng làm dây buộc chất lượng cao. Quy trình mạ kẽm thép dây buộc bao gồm các bước sau: Thép dây buộc được đưa vào lò nung để gia công nhiệt. Sau khi nung thép dây buộc cứng trở nên mềm hơn và được đưa vào hệ thống mạ. Ở đây, thép được đưa qua bể chứa acid H2SO4 để tẩy sạch rỉ sắt theo phản ứng: Fe3SO4 + 4H2SO4 FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O Thép sau khi tẩy được đưa qua bể nước + xút nguội để rửa acid rồi tiếp tục đưa qua bể mạ, bằng quá trình mạ điện, kẽm trong bể mạ phủ lên bề mặt thép theo yêu cầu. Từ bể mạ, thép được đưa tới các bể nguội và cuối cùng là bể nước nóng (50 – 700C) để cố định bề mặt kẽm và tạo bề mặt nhẵn cho dây thép. Như vậy, quá trình sản xuất ở làng nghề Đa Hội có những đặc điểm: sản xuất mang tính thủ công nhỏ ( sản xuất theo hộ gia đình ). Chính vì vậy, sự phát triển sản xuất còn bị hạn chế: năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm đôi khi còn chưa hợp lý, và chưa sản xuất được nhiều mặt hàng có chất lượng cao. Ngoài ra, do khả năng kinh tế của hộ còn nhiều hạn chế nên trong sản xuất sử dụng nhiều máy móc thiết bị thế hệ cũ, chưa chú ý đến vấn đề tối ưu hoá trong sản xuất. Hơn nữa, sự phân bổ sản xuất trong các xóm còn chưa đông đều. Quy hoạch sản xuất còn mang nặng tính tự phát, chưa được quản lý. Tất cả những dặc điểm trên làm tăng khả năng gây ô nhiễm môi trường của các chất thải từ quá trình sản xuất. Đặc biệt, do khu sản xuất nằm ngay trong các hộ gia đình nên môi trường sinh sống của nhân dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của sản xuất. II.2. Nhu cầu nguyên nhiên liệu Là một làng nghề nhưng Đa Hội có một tiềm năng sản xuất rất lớn. Để đáp ứng cho quá trình sản xuất, Đa Hội sử dụng một lượng lớn nguyên nhiên liệu. Trang thiết bị chính sử dụng trong sản xuất : Như đã trình bày trong bảng, quá trình sản xuất ở Đa Hội mang tính thủ công với công nghệ chưa được hiện đại và bán cơ giới. Trang thiết bị thuộc thế hệ cũ được nâng cấp sửa chữa. Ngoài ra, một số trang thiết bị trong dây truyền sản xuất là gia công chế tạo. Một số trang thiết bị chính sử dụng trong sản xuất tại làng nghề có thể được liệt kê như sau: Nhu cầu nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất của làng nghề đa hội TT Nguyên nhiên liệu Đơn vị Lượng tiêu thụ 1 Sắt thép các loại T/năm 300000 2 Than T/năm 350000 3 Điện năng Triệu KWh/năm 48 - 60 4 Nước Làm mát máy Mạ kẽm 1000 m3/năm 1000 m3/năm 4500 7,2 5 Dầu (cán máy) T/năm 250 6 Kẽm (mạ) Kg/năm 500 7 H2SO4 Kg/năm 94000 8 NAOH Kg/năm 1000 9 Các loại hoá chất khác: HCl, HNO3,… ít Lò đúc thép: Các hộ đúc thép ở Đa Hội đều sử dụng lò điện loại trung tần của Trung Quốc có công suất tiêu thụ điện 250KWh và đạt nhiệt độ lò 16000C với số lượng 20 lò. Thời gian cho mỗi mẻ đúc là 2 giờ với công suất lò trung bình là 500 kg/mẻ. Dao cắt thép: 150 chiếc được đặt cố định, thuộc loại trung bình và lớn được sử dụng để cắt các loại thép phế liệu nhằm đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của các công đoạn sau. Lò nung: tổng số lò nung ở Đa Hội khoảng 90 chiếc thuộc loại lò nung dạng hộp có kích thước 1,5 x 1,7 x 1m, nhiên liệu tiêu thụ là than kiple dạng cục, nhiệt độ trong lò đạt khoảng 1000 - 13000C. Thép được nung trong lò đến nhiệt độ từ 500 - 9000C (theo kinh nghiệm sản xuất ) trước khi chuyển sang công đoạn cán định hình sản phẩm. Bên cạnh các dạng trang thiết bị chính này, Đa Hội còn sử dụng một số thiết bị phụ trợ khác như hàn hơi, hàn điện, các bể mạ tự tạo... Nghề tái chế sắt thép Đa Hội đã phát triển và mở rộng không những chỉ trong phạm vi xã Châu Khê mà còn lan rộng sang các khu lân cận khác như Dục Tú, Đình Bảng với công đoạn tái chế chủ yếu là đúc thép. II.3. Nhu cầu lao động: Đến năm 2001, xã Châu Khê có 1.358 hộ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (chiếm 48%), trong đó tập trung chủ yếu ở làng nghề Đa Hội với 97 hộ sản xuất thép (chiếm 71%). Các sản phẩm của làng nghề đã và đang đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu của thị trường, tạo công ăn việc làm cho khoảng 3000 lao động địa phương và 1000 – 1500 lao động nông nhàn ở các vùng khác tới. Vị trí làm việc của công nhân là tại các xưởng sản xuất. Trên thực tế các xưởng này được xây dựng không có quy hoạch và khong theo một tiêu chuẩn nào, phần lớn là tạm bợ, mái lợp bằng tôn hoặc tấm amiang. Hệ thống chiếu sáng kém, các loại máy, phương tiện vận tải phát ta tiếng ồn, lượng bụi và khí thải lớn, thường xuyên trong cả khu vực làng nghề. Công nhân thường làm việc theo nhu cầu sản xuất , thời gian làm việc trung bình từ 10 đến 12 tiếng trong ngày nên sau giờ làm việc công nhân thường cảm thấy mệt mỏi, nhất là hầu hết công nhân làm việc ở nguyên trong một tư thế hoặc yêu cầu độ tập trung cao như trong các xưởng: nấu thép, cán thép, rút thép, máy cắt… Mặc dù môi trường làm việc bị ô nhiễm và điều kiện làm việc khắc nghiệt, nhưng cũng chỉ có gần 50% số công nhân trong làng nghề dùng các thiết bị bảo hộ lao động. Trong các xưởng mạ, nhiều công nhân không sử dụng gang tay, ủng, khẩu trang chống hoá chất. Công nhân trong các xưởng nấu, cán, và rút thép cũng chỉ dùng các loại gang tay thô sơ. Không có thói quen dùng bảo hộ lao động cùng với môi trường làm việc khắc nghiệt và thời gian làm việc keó dài là những nguyên nhân gây nên tỷ lệ các bệnh nghề nghiệp và các tai nạn lao động trong làng nghề. III. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: III.1. Môi trường không khí: III.1.1 Môi trường không khí khu vực các hộ gia đình sản xuất: Môi trường không khí tại các khu vực này đã bị ô nhiễm bụi, tiếng ồn, CO, và ô nhiễm nhiệt. a) Ô nhiễm bụi: Nguồn gây ra bụi chủ yếu là do các hoạt động sản xuất . Tuy nhiên ở các công đoạn khác nhau thì mức độ ô nhiễm phát sinh khác nhau, trong đó công đoạn đáng chú ý nhất là tại các cơ sở cắt, cán, và các cơ sở rút sắt cuộn. Bên cạnh đó, cần chú ý rằng bụi tại tất cả các cơ sở sản xuất nàylà loại bụi sắt và do tiêu chuẩn chưa quy định cụ thể đối với loại bụi này nên phải áp dụng tiêu chuẩn cho phép đối với bụi lơ lửng để so sánh định lượng, như vậy ảnh hưởng thực tế của loại bụi này đối với con người có thể lớn hơn rất nhiều. b). Ô nhiễm khí CO: Khí CO là một trong những khí ô nhiễm không khí chính ở làng nghề Đa Hội. Chỉ có hàm lượng của CO trung bình trong 24h là vượt quá tiêu chuẩn cho phép 2 đến 3 lần, song hàm lượng trung bình một giờ chỉ bằng một nửa tiêu chuẩn cho phép. c) Ô nhiễm khí CN: Số lượng các cơ sở mạ kẽm ở Đa Hội không nhiều (4 cơ sở) song trong quá trình mạ đã gây ô nhiễm không khí với chất CN ở nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép 2 lần. d) Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn là một thông số môi trường đáng quan tâm tại làng nghề Đa Hội. Nguồn gây ra tiếng ồn cao và rất cao là các cơ sở cắt cóc và cán. Ngoài ra ở hầu hết các vị trí sản xuất tiếng ồn nằm trong khoảng70 - 80 dBA, đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh tình trạng ô nhiễm khí độc và tiếng ồn, các khu vực có các hộ sản xuất còn bị ô nhiễm nhiệt, nhiệt độ không khí vượt quá nhiệt độ của môi trường (36,50C) là 4 đến 50C và đặc biệt là ở các cơ sở cán, cắt cóc, cán sắt dẹt. Có những khu vực làm việc, nhiệt độ lên tới 420C, cao hơn tiêu chuẩn cho phép trên 100C, rất có hại đối với người và các hộ sinh hoạt gần đó. III.1.2. Môi trường không khí khu vực dân cư: Hàm lượng hơi khí độc trong môi trường không khí xung quanh nhỏ hơn so với khu vực có các hộ sản xuất song có các thông số ô nhiễm chính là: bụi, SO2, tiếng ồn vẫn cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép. Kết quả đo đạc cho thấy bụi là thông số ô nhiễm chính đối với môi trường không khí xung quanh kể cả một số khu vực có ít hoạt động sản xuất và sinh hoạt như chùa làng, vượt quá 2 đến 3 lần tiêu chuẩn cho phép trung bình một giờ và 24h. Tương tự như trong khu vực sản xuất, hàm lượng CO trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép trung bình 24h là từ 1 đến 2,5 lần, song lại nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép trong 1h. Hàm lượng các chất ô nhiễm còn lại như Pb, SO2, NO2, CN, HC đều thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Tiếng ồn tại khu chợ và xung quanh khu sản xuất vượt tiêu chuẩn cho phép 15 - 20 dBA vào khoảng thời gian từ 22 - 6h. Nhiệt độ không khí xung quanh khu vực sản xuất cao hơn nền nhiệt chung trên 20C Kết quả phân tích cho thấy nền môi trường đã bị nhiễm bẩn bởi bụi và CO nhưng ở mức xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép, mà nguyên nhân có thể là do các hoạt động giao thông vận tải vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm. Dưới những tác động của quá trình sản xuất tái chế sắt thép ở làng Đa Hội , chất lượng không khí ở khu vực đã bị thay đổi một cách đáng kể, các thông số ô nhiễm đã gia tăng rất nhiều (bụi: 2 - 2,3 lần,Pb: 1,8 - 2,5, SO2:1,8 - 3,2 lần, CO: 1,1 - 2,8 lần so với nền môi trường xung quanh. T.T Vị trí khảo sát Mức độ ồn Thời gian 6 - 18h 18 - 22h 22 - 6h 1 Cánh đồng 57,6 51,6 40,3 2 Chùa 62,7 61,2 52,5 3 Chợ làng 84,9 66,9 62,5 4 Cạnh đường sản xuất 84,1 72,8 64,1 5 TCVN 5949 - 1995 60 55 45 TT Vị trí lấy mẫu Chỉ tiêu Bụi Pb SO2 NO2 CO CN HC 1 h 24 h 1 h 24 h 1 h 24 h 1 h 24 h 1 h 24 h 1 h 24 h 1 h 24 h 1 Cánh đồng 0,38 0,30 0,0002 0,00016 0,0018 0,0016 0,024 0,019 4,71 4,51 0 0 0,09 0,086 2 Chùa 0,76 0,6 0,0004 0,0003 0,0038 0,003 0,017 0,0167 5,65 5,18 0 0 0,15 0,11 3 Chợ làng 0,92 0,7 0,0005 0,0004 0,0036 0,0033 0,04 0,026 14,13 9,85 0 0 0,46 0,38 4 Cạnh đường khu vực sản xuất 0,89 0,78 0,0004 0,0004 0,0093 0,0051 0,018 0,014 19,87 12,56 0 0 0,31 0,23 TCVN 5937 - 5938 - 1995 0,3 0,2 _ 0,005 0,5 0,3 0,4 0,1 40 5 0,01 0,01 5 1,5 Chất lượng môi trường không khí xung quanh làng Đa Hội Vị trí Nồng độ bụi (mg/m3) Mức ồn (dBA) Nhiệt độ không khí (0C) 1. Cầu Song Tháp 0.5 – 1.0 75 – 80 24 2. Xưởng đúc 2.5 – 3.0 75 – 80 36 – 42 3. Máy cắt phôi 1.5 – 1.7 95 – 105 25 4. Xưởng sản xuất dây thép 0.8 – 1.5 85 – 90 28 5. Xưởng cán thép 0.62 – 1.2 8 – 92 32 – 35 6. Trục đường qua làng 3 – 10 75 – 90 26 – 28 7. Sân trường tiểu học 0.5 – 0.7 70 – 75 25 TCCP 0.3 (*) 60 (**) 30 (***) Ghi chú: (*) TCVN 5937 - 1995:Tiêu chuẩn về chất lượng không khí xung quanh (**)TCVN 5949 – 1995: Mức ồn cho phép ở khu công cộng và khu dân cư (***) TC 505 BYT/QĐ: TC các yếu tố vi khí hậu đối với các đối tượng công nhân III.2. Hiện trạng môi trường nước: III.2.1. Tình hình sử dụng nước: III.2.1.1. Nguồn phát sinh ô nhiễm : Dựa theo quy trình sản xuất của ngành nghề này thì nước thải gây ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ công đoạn làm mát máy và làm mát sản phẩm... Nước làm mát ở đây tuy không tham gia hoàn toàn vào trong chu trình sản xuất , nhưng chỉ với việc tưới làm mát sản phẩm trong máy cán và đúc đã kéo theo một lượng lớn các chất cặn bã (thành phần chủ yếu là mạt sắt và dầu bôi trơn máy) xuống hệ thống cống rãnh và hồ chứa. Bên cạnh đó, các chủ xưởng sản xuất không quan tâm đến việc phân luồng dòng thải gây ô nhiễm nặng với các dòng thải gây ô nhiễm nhẹ (hay không gây ô nhiễm)mà tất cả đều được thải trực tiếp ra đường thải chung của làng. Hệ thống cống thải hầu như không được xây dựng cẩn thận. Không có biện pháp chống thấm, gia cố lòng cống, dẫn đến ùn tắc gây mất vệ sinh chung cũng như những mỹ quan của khu vực. III.2.1.2. Lượng nước thải ra môi trường: Như trên đã trình bày về các xưởng sản xuất thép của làng Đa Hội, xưởng cán sắt, ủ thép (hay đúc thép) đều sử dụng nguồn nước ngầm tự khai thác. Nước ngầm được hút lên bằng máy bơm liên tục trong thời gian làm việc. Theo điều tra thì mỗi xưởng sản xuất máy cán và đúc thép trung bình một ngày làm việc từ 10 - 12h. Theo tính toán thì để hút được một khối nước, máy bơm phải hút hết 45 phút. Như vậy thì trung bình mỗi ngày, mỗi một xưởng sản xuất khai thác mộtlượng nước ngầm là: (12 x 60)/45 = 16m3. Theo thống kê thì toàn làng Đa Hội có 69 xưởng cán thép và 8 xưởng đúc thép. Vậy trung bình một ngày đêm toàn làng Đa Hội khai thác một lượng nước từ 1001m3 đến 1232m3. III.2.2. Đánh giá chất lương môi trường nước: III.2.2.1. Nước ngầm: Cũng như nhiều khu vực khác trong tỉnh, thôn Đa Hội nhân dân sử dụng nước giếng khoan vào mục đích sinh hoạt. Về định tính qua cảm quan cho Bảng phân tích chất lượng nước giếng thấy: nước giếng khu vực này nhìn chung khá trong, màu và mùi vị không phát hiện dược bằng thị giác và khứu giác STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả TCBYT 505/92 1 PH _ 6,8 6,5 - 8,5 2 Độ cứng (CaCO3) Mg/l 114 500 3 Độ màu PtCo 10 10 4 Độ đục NTU 9 <10 5 COD Mg/l 7,9 _ 6 BOD Mg/l 5,7 _ 7 Rắn tổng số Mg/l 40 _ 8 Fe Mg/l 0,25 0,3 9 Coliform MPN/100ml 15 3 10 Feacal coliform MPN/100ml 6 0 Nhận xét: Nhìn chung chất lượng nước ngầm tạikhu vực làng Đa Hội đạt tiêu chuẩn cho phép đối với tiêu chuẩn sở dụng nước cho mục đích sinh hoạt. Như trên nhận xét, về cảm quan khi xam thực tế chất lượng nước thì thấy nước có độ trong, song giá trị đo về độ đục so với tiêu chuẩn Bộ y tế đạt xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép. Đối với chỉ tiêu vi sinh vật học thì không đạt tiêu chuẩn cho phép. Trong tiêu chuẩn Việt Nam cũng như tiêu chuẩn ngành (Bộ y tế) quy định đối với chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt và ăn uống thì chỉ tiêu không được phát hiện thấy. Trên thực tế đạt giá trị 15 MPN/100ml nước. Nguyên nhân nước bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh (coliform) bao gồm: Nước thấm theo hệ thống cống rãnh xuống nước giếng. Phân rơi vãi do một số yếu tố nào đó làm thấm lọc các vi sinh vật gây bệnh xuống giếng. Sử dụng gầu hoặc các thiết bị múc nước nhiễm các vi sinh vật gây bệnh. Các chỉ tiêu BOD, COD, độ đục, độ màu, hàm lượng kim loại, Fe trong nước đều đạt dưới hoặc xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép. Tuy vậy, để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh các bệnh về đường ruột, mắt, viêm loét... , nước ngầm trong khu vực trước khi sử dụng cần phải được xử lí với nhiều biện pháp thích hợp. III.2.2.2. Nước mặt: Toàn làng Đa Hội có 4 ao và có một đoạn sông Ngũ Huyện Khê chảy qua làng, Nhìn chung các ao đều bị ô nhiễm nặng, nước ao có màu đen bẩn. Kết quả phân tích chất lượng nước ao được thể hiện ở bảng sau: STT Chỉ tiêu Đơn vị M1 M2 TCVN 5942/1995 1 PH _ 7,2 7,8 5,5 - 9 2 BOD Mg/l 15,7 62,7 _ 3 COD Mg/l 21,2 78,9 _ 4 Rắn tổng số Mg/l 105 165 2 5 Fe Mg/l 0,7 1,2 1 6 Coliform MPN/100ml 721.700 2.750.000 10000 7 Feacal Coliform MPN/100ml 553.500 1.230.000 _ 8 TBVTN Mg/l 0,39 0,52 0,15 Ghi chú: M1: Sông Ngũ Huyện Khê M2: Nước ao Nhận xét: Từ kết quả bảng trên cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều vượt tiêu chuẩn cho phép ( so sánh với tiêu chuẩn VN 5942/1995 loại B). Các chỉ tiêu rắn tổng số, coliform, feacal coliform đều vượt quá xa tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Đặc biệt còn phát hiện thấyTBVTVtrong nước ao và sông cao hơn chỉ tiêu cho phép từ 2,6 - 3,5 lần. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước mặt là do nước thải sinh hoạt và sản xuất đổ trực tiếp ra sông và ao, nước rửa chuồng trại chăn nuôi có cuốn theo phân gia súc và người cũng được đổ trực tiếp ra ao. Bên cạnh đó rác thải sinh hoạt cũng được đổ bừa bãi xung quanh bờ ao. III.2.2.3. Nước thải từ quá trình sản xuất: Theo điều tra, các công đoạn chủ yếu thải ra nước thải gây ô nhiễm môi trường chủ yếu ở phân xưởng đúc và phân xưởng cán thép. Tại phân xưởng cán thép, nước thải chủ yếu là do quá trình làm nguội để bảo vệ thiết bị cán. Nước thải chứa nhiều rỉ sắt, hàm lượng sắt tổng số cao, hàm lượng chất rắn lơ lửng lớn, ngoài ra còn cả dâù mỡ cuốn theo từ máy móc. Kết quả phân tích nước thải sản xuất làng nghề Đa Hội STT Chỉ tiêu Đơn vị M3 M4 M5 M6 TCVN 5945/1995 (Loại B) 1 PH _ 5,8 6,3 6,0 6,2 5,5 - 9 2 Rắn lơ lửng Mg/l 90 75 70 75 100 3 Rắn tổng số Mg/l 215 220 310 275 _ 4 DO Mg/l 1,9 2 1,95 2 _ 5 BOD Mg/l 175 210 215 _ 50 6 COD Mg/l 370,2 330,5 315,7 312,5 100 7 NH3 Mg/l 0,65 0,35 0,52 0,05 1 8 P tổng số Mg/l 0,27 0,25 0,39 0,35 _ 9 N tổng số Mg/l 0,7 0,5 0,75 0,72 _ 10 Dầu mỡ Mg/l 1,72 2,1 2,2 2,5 1 11 Fe Mg/l 5,7 6,2 5,7 6,7 5 Ghi chú: M3: Nước cống thải gần sông Ngũ Huyện Khê M4: Nước thải rãnh phía đầu làng M5: Nước thải rãnh phía cuối làng M6: Nước thải phân xưởng cán thép Nhận xét:Nước thải ô nhiễm hơn tiêu chuẩn 5945/1995 loại B - Quy định nước thải đổ ra các thuỷ vực sử dụng vào các mục đích khác nhau trừ mục đích sinh hoạt, cụ thể là: Hàm lượng oxy hoà tan trong nước thấp: từ 1,8 - 2,1 mg/l Hàm lượng BOD từ 175 mg/l đến 275 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho phép 3,5 đến 5,5 lần Hàm lượng COD từ 312,5 mg/l đến 390,5 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3,1 đến 3,9 lần Nước thải phát hiện thấy có dầu mỡ với hàm lượng cao: 1,72 mg/l - 2,2 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho phép 5,7 đến 7,3 lần Hàm lượng Fe từ 5,7 mg/l đến 6,5 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1,14 đến 1,3 lần Hàm lượng Niken trong nước thải cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2,7 lần. Tại hệ thống cống thải chung của làng cũng phát hiện thấy hàm lượng Niken tương đối cao. III.3. Môi trường đất: Trong khu vực làng nghề thuộc xã Châu Khê, diện tích đất và đất vườn xung quanh được sử dụng làm mặt bằng cho sản xuất, tập kết vật liệu và đổ thải. Diện tích đổ thải rắn của các hộ sản xuất ngày càng tăng và phát triển cả ra phần diện tích đất canh tác và dọc bờ sông Ngũ Huyện Khê. Có thể đánh giá mức độ lấn đất để mở rộng sản xuất ở khu vực này như sau: Tổng lượng chất thải rắn từ sản xuất hàng năm là khoảng 30.000 m3. Nếu chiều cao đổ thải trung bình là 2m thì diện tích đất lấn chiếm trong 5 năm: 5 x 30.000/2 = 75.000 m2 (7,5ha ); nếu diện tích này trải đều theo chiều dài 2,5 km của ba thôn Song Tháp, Đa Vạn, Đa Hội thì chiều rộng dải lấn chiếm là 30m . Chiều rộng trung bình của sông Ngũ Huyện Khê là 25m. Như vậy, chỉ trong khoảng 5 – 7 năm nữa với tốc độ đổ thải như hiện nay thì nếu không được quản lý và xử lý triệt để thì đoạn sông chảy qua làng nghề Đa Hội sẽ bị lấp hoàn toàn, phía đất canh tác cũng bị mất một diện tích tương tự. Ngoài những tác động lấn chiếm diện tích đất tự nhiên và đất canh tác do đổ thải rắn thì môi trường đất còn chịu tác động của các chất độc hại từ dòng nước thải của sản xuất và sinh hoạt đổ bừa bãi ngấm xuống. Quan sát hiện trường cho thấy dải đất canh tác phía sau khu làng nghề hầu hết bị bỏ hoang do không đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng. QUY TRÌNH TÁI CHẾ SẮT THÉP ĐA HỘI KÈM DÒNG THẢI Nguyên liệu thu mua Phân loại Phế liệu kích thước >20 cm chiều rộng Cắt hơi Máy cắt móc Lò Máy cán Thép cuộn Hàn chập Rút dây thép cuộn Lò ủ Mạ kẽm Phế liệu kích thước <3 cm chiều rộng Lò đúc thép Khuân đúc Phôi Thép dẹp Máy đột dập Máy cắt Thùng quay H2SO4, Zn, NAOH, Nước Than ĐINH Cắt hơi Phôi Nga (6 x 6 cm) Tiếng ồn Điện COx, NOx, t0, SO2 Bụi, tiếng ồn Dầu COx, NOx, SOx, Than bụi, nhiệt bụi CO2 tiếng ồn Bụi, tiếng ồn Các sản phẩm khác HNO3 Trâu MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ KẾT QUẢ ĐO MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG ĐA HỘI Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng nước tại làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội TT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Chỉ tiêu PH Mg/l DO Mg/l TS Mg/l SS Mg/l COD Mg/l BOD5 Mg/l åN Mg/l åP Mg/l NH4+ Mg/l Fe Mg/l Zn Mg/l Dâu Mỡ Mg/l Coli form Mg/l Khác Mg/l 1 N31 Nước thải xưởng cán thép Mai Khuê 6.67 - - 51 38 11 0.85 0.095 0.531 0.95 1.27 0.25 1100 2 N32 Nước thải mạ cán thép Đa Hội 3.51 - - 69 29 12 0.91 0.261 0.64 3300 19.95 0.28 92000 3 N33 Ao nhận nước thải sau làng 6.37 2.6 - 4.6 90 65 2.15 0.782 1.213 0.43 0.07 0.09 35000 4 N34 Ao nhận nước thải cuối làng 6.45 3.7 - 53 55 29 3.28 0.113 0.754 0.33 0.2 0.1 32000 5 N35 Nước giếng khoan nhà Ô Sinh Thành 6.68 - 166 - - - - - 0.821 1.81 1.75 KPHĐ Âm tính Mn = 0.095 Cứng = 275 Bảng 2. Kết quả phân tích chất lượng đất và thành phần chất thải tại làng nghề Đa Hội TT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Chỉ tiêu pKKCL C % åN åP % Độ màu % Zn Mg/l Fe Mg/l Pb Mg/l Al Mg/l Dỗu mỡ Mg/l 1 ĐCTR31 Bãi thải lò nấu thép Hữu Vạn 9.74 2.41 0.4918 0.0002 0.036 10 34250 69 28900 1.7 2 ĐCTR32 Đất khu xưởng cán thép Mai Khuê 8.15 4.25 0.2444 0.0144 0.0142 13 25360 58 45600 6.5 3 ĐCTR33 Đất cuối làng 7.63 2.14 0.3176 0.0972 0.079 12 20400 49 27630 1.3 4 ĐCTR34 Đất giữa làng 7.81 2.28 0.4027 0.0783 0.084 15 21210 52 25010 0.9 5 ĐCTR35 Đất đầu làng 7.52 2.34 0.3540 0.0068 0.065 9 18670 60 26600 2.5 Bảng 3. Kết quả đo các thông số vi khí hậu và mức âm tại làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội TT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu 0C Độ ẩm % Tốc độ gió Mức âm chung Mức âm ở các dải tần số (Hz) Leq max min 31.5 65 125 250 500 1000 2000 4000 8000 16000 1 K31 Lò nấu thép 40 65 1 78.3 80.7 77.3 36.5 35.9 47.3 58 61.9 68.9 76.5 71.3 67.8 60.5 2 K32 Xưởng sản xuất Mai Khuê 39 85 1 79.7 80.3 78.8 78.5 50.3 62.2 70.5 74.5 74.6 73.8 69.2 64.3. 65.7 3 K33 Khu vực chợ 41 78 1.5 77.6 79.9 78.1 77.8 51.2 59.8 68.9 72.4 72.7 71.1 65.7 61.2 59.8 4 K34 Đường làng 38 80 1.5 78.5 79.2 76.4 74.6 53.9 61.4 68.4 76.4 77.2 73.8 69.8 62.1 51.3 5 K35 Đường cuối làng 39 82.5 1.5 77.1 71.5 69.5 68.7 59.4 64.3 66.0 72.8 77.0 69.4 60.1 56.2 48.9 Bảng 4. Kết quả khảo sát chất lượng môi trường khí tại làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội TT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Chỉ tiêu Bụi Mg/l SO3 Mg/l CO2 Mg/l NO2 Mg/l Fe Mg/l Zn Mg/l Cu Mg/l Pb Mg/l Al Mg/l HC Mg/l 1 MK31 Cánh đồng 0.216 0.0018 4.92 0.0024 KPHĐ KPHĐ - - - 0.058 2 MK32 Đường vào KV tập trung 10 máy cán thép 2.07 0.0239 11.72 0.027 0.05 - - - - 0.06 3 MK33 Đường cạnh xưởng nấu thép Hứu Vạn 2.176 0.0201 10.61 0.053 0.475 0.034 - - - 0.057 4 MK34 Khu vực chợ 0.94 0.0042 9.74 0.019 KPHĐ KPHĐ - - - 0.049 5 MK35 Đường làng cách lò đúc 20m, cuối gió 3.15 0.00197 10.65 0.049 0.0541 0.028 - - - 0.063 6 MK36 Xưởng ông Tuyền 2.64 0.25 43 - - - 0.0048 0.0031 - - TCVN 5937, 5938 - 1995 0.3 0.5 40 0.4 - - - 0.005 - 1.5 Nguồn: Viện khoa học công nghệ môi trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (mẫu MK31 – MK35) Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường (mẫuMK36) Bảng 5: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại Đa Hội Số hiệu mẫu Chỉ tiêu ĐH1 ĐH14 ĐH7 ĐH8 ĐH12 TCVN 5942 - 1995 M K M K M K M K M K B Độ cứng(mg/l CaCO3) 38 - 65 - 60 - 56 - 60 - Chất rắn tổng số 172 113 180 - 108 57 244 976 120 834 COD(mg/l) 15 45 30 - 25 35 30 132 25 118 <35 BOD(mg/l) 9 12 15 - 17 11.4 19 44 15 48 <25 Amonia(mg/l) 0 0 0.39 - 0 0 0 0.15 0 0.14 1.0 NH4(mg/l) 0 0 0.546 - 0 0 0 0.193 0 0.182 15 Nitrite(mg/l) 0.003 0.018 0.014 - 0.014 0.009 0.023 0.009 0.014 0.009 0.05 Nitrate(mg/l n) 0.051 0.028 0.05 - 0.063 0.063 0.076 0.1 0.03 0.14 15 SO2-4(mg/l) 5 0 4.0 - 0 20 39.0 87 0 95 H2S(mg/l) 0.16 0.042 0.16 - 0.112 0.074 0.144 0.042 0.112 0.085 Ca2+(mg/l) 33.2 28.8 38.4 - 26.4 30.8 38.4 38.6 26.4 54 K+(mg/l) 4.8 - 5.9 - 5.7 - 6.0 - 5.7 - PO43-(mg/l) 0.3 0.16 0.54 - 0.34 0.2 0.54 4.1 0.3 5.4 P tổng số(mg/l) 0.673 0.447 0.987 - 0.73 0.516 0.987 3.703 0.673 4.431 Phenol(mg/l) - 0.11 - - - 0 - 0.1 - 0.09 Al(mg/l) - 0.34 - - - 0.02 - 0.04 - 0.01 Cl-(mg/l) 38 - 44 - 68.0 - 50.0 - 68 - åFe(mg/l) 0.05 0.08 0.05 - 0.16 0.08 0.13 0.87 0.16 0.85 2 Cu2+(mg/l) 0.2 0 0.2 - 0 0 0 0 0 0 1.0 CN-(mg/l) - - - - - - - - - - Mn(mg/l) - 0.003 - - - 0.017 - 0.002 - 0.003 Pb(mg/l) 0.00213 - 0.00221 - 0.00311 0.00286 0.00347 0.00854 0.00315 0.00869 0.1 Cr(mg/l) 0.00197 0.00174 0.00197 - 0.00074 0.00103 0.00196 0.00556 0.00195 0.00605 0.05 Ni(mg/l) 0.0027 - 0.00282 - 0.00334 0.00130 0.00292 0.00485 0.00315 0.00398 1.0 Zn(mg/l) 0.00934 0.00147 0.00885 - 0.01002 0.00052 0.00765 0.0002 0.00855 0.0002 2 Dầu khoáng(mg/l) - 0.0085 - - - 0.0016 - 1.5605 - 1.698 Dỗu(mg/l) 0.02 0.09 0.05 - 0.62 0.05 0.28 5.853 0.35 6.025 0.3 Tổng Coliform (MPN/100ml) 16000 54000 16000 - 9200 16000 9200 54. 104 9200 54. 104 104 Chú giải: ĐH – Nước hồ ĐH12 - Nước sông Ngũ Huyện Khê ĐH14 – Mương chảy ra sông ĐH7 – Nước sông Ngũ Huyện Khê ĐH8 - Nước sông Ngũ Huyện Khê Bảng 6. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại thôn Đa Hội Số hiệu mẫu Chỉ tiêu ĐH5 ĐH6 TCVN 5944 - 1995 M K M K Độ cứng(mg/l CaCO3) 10 - 195 - 300 – 500 Chất rắn tổng số 120.2 95 572 49 750 – 1500 COD(mg/l) 5.0 40 20 30 BOD(mg/l) 3.8 15.6 6.2 10 NH4(mg/l) - - 2.652 - Nitrate(mg/l n) 0.012 0.032 0.11 0.003 45 SO2-4(mg/l) 5.0 3 67 0 200 – 400 H2S(mg/l) 0 0.042 0.16 0.063 Ca2+(mg/l) 11.6 38.4 65.6 15.2 K+(mg/l) 3.2 - 27.2 - PO43-(mg/l) 0.51 0.12 2.06 0.16 P tổng số(mg/l) 0.951 0.37 2.346 0.447 Phenol(mg/l) - 0 - 0 0.001 Al(mg/l) - 0.04 - 0.06 Cl-(mg/l) 44 - 92 - 200 – 600 åFe(mg/l) 0.19 0.08 0.16 0.08 1 – 5 Cu2+(mg/l) 0 0 0 0 1.0 CN-(mg/l) - - - - 0.001 Mn(mg/l) - 0.015 - 0.003 0.1 – 0.5 Pb(mg/l) 0.00287 0.00326 0.00274 0.00315 0.05 Cr(mg/l) 0.00215 0.00213 0.00207 0.00098 0.05 Ni(mg/l) 0.00118 0.00185 0.00433 0.00182 Zn(mg/l) 0.00872 0.00026 0.00818 0.00052 5 Dầu khoáng(mg/l) - 0.0018 - 0.0024 0 Dỗu(mg/l) 0 0.051 0.01 0.04 0 Tổng Coliform (MPN/100ml) 542 5400 5400 1100 3 Chú thích: M – Mùa mưa; K – Mùa khô ĐH5 – Nước giếng khoan; ĐH6 – Nước giếng khơi; Nguồn: Môi trường và phát triển tại các làng nghề thủ công Công nghiệp hoá - Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội Nhận xét: Nước giếng khoan chưa bị ô nhiễm, nồng độ các chỉ tiêu còn nằm trong giới hạn cho phép Bảng 7. Kết quả phân tích nước thải làng nghề Đa Hội Chỉ tiêu Số hiệu mẫu TCVN5945/95 Loại B M M M M M M PH 7.6 5.8 6.0 5.5 5.7 5.5 - 9 Độ màu, PtCo 1020 - - - - Chất rắn lơ lửng 885 90 75 65 75 100 Chất rắn tổng số - 215 220 215 275 DO 0.7 1.9 2.0 2.1 2.0 BOD 755.5 175 210 275 205 50 COD 928.7 370.2 330.5 390.5 312.5 100 NH3 - 0.65 0.35 0.29 0.75 1 P tổng số 5.23 0.27 0.25 0.32 0.35 N tổng số 9.25 0.7 0.5 0.57 0.72 Dỗu mỡ 1.75 1.72 2.1 1.9 2.0 0.3 åFe 2.72 5.7 6.2 6.35 6.5 5 Coliform(MPN/100ml) 211500 - - - - Chú thích: M1 – Nước thải trong cống cạnh trung tâm các phân xưởng sản xuất. Phân tích ngày 30/9/1997. M11 – Nước cống thải gần ao Miễu M12 – Nước thải rãnh phía đầu làng M13 – Nước thải rãnh phía trước làng M14 – Nớc thải rãnh phía cuối làng M15 – Nước thải rãnh sản xuất hộ anh Nguyễn Xuân Giang (Mộu M11 đến M15 phân tích tháng 10/1998) Nguồn: Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội Bảng 8. Lượng nước thải tại làng nghề Đa Hội TT Đặc trưng (vị trí) Lượng, đơn vị 1 Khí thải M3/ngày Toàn làng Đa Hội 6.375.000. 2 Nước thải m3/ngày - Cơ sở mạ kẽm 4T/ngày 6.0 - Cơ sở mạ kẽm 3T/ngày 4.5 - Lượng nước làm mát máy tại cơ sở Hữu Vạn 13.000 - Tổng lượng nước thải tại các cơ sở cán 13.5000 - Tổng lượng nước thải của làng nghề 210 3 Chất thải rắn Kg/ngày - Xỉ mạ kẽm 5 - Xỉ than 9000 - Phế liệu công đoạn phân loại 2000 Nguồn: Viện khoa học và Công nghệ môi trường ĐH Bách khoa Hà Nội Bảng 9. Kết quả phân tích chất lượng nước ao chứa nước thải tại Đa Hội Số hiệu mẫu Chỉ tiêu ĐH3 ĐH10 ĐH11 TCVN 5942 - 1995 M K M K M K B Độ cứng(mg/l CaCO3) 145 - 155 - 58 - Chất rắn tổng số 680 296 675 112 565 230 COD (mg/l) 70 70 90 35 29 55 <35 BOD(mg/l) 33 20 36 17 18 15 <25 Amonia(mg/l) 3.4 0 3.4 0 0.02 0.01 1.0 NH4(mg/l) 4.524 0 4.524 0 0.026 0.013 15 Nitrite(mg/l) 0.062 0.034 0.06 0.001 0.01 0.003 0.05 Nitrate(mg/l) 0.031 0.059 0.05 0.03 0.076 0.032 15 SO2-4(mg/l) 3.0 5.0 5.0 3 5.0 5.0 H2S(mg/l) 0.144 0.053 0.144 0.053 0.16 0.053 Ca2+(mg/l) 46.8 40.8 46.8 15.2 38.4 40.8 K+(mg/l) 35.2 - 29.6 - 27.2 - PO43-(mg/l) 4.12 3.05 3.0 0.91 0.51 1.55 P tổng số(mg/l) 4.415 3.053 3.02 1.388 0.951 1.964 Phenol(mg/l) - 0.05 - 0.07 - 0.09 Al(mg/l) - 0.03 - 0.01 - 0.04 Cl-(mg/l) 90 - 92 - 44 - åFe(mg/l) 1.04 0.14 0.94 0.15 0.1 0.33 2 Cu2+(mg/l) 0 0.03 0 0 0 0.03 1.0 CN-(mg/l) - - - - - - Mn(mg/l) - 0.001 - 0.002 - 0.001 Pb(mg/l) 0.0043 0.0032 0.0042 0.0033 0.0021 0.004 0.1 Cr(mg/l) 0.0024 0.0026 0.0024 0.0013 0.0018 0.0019 0.05 Ni(mg/l) 0.0038 0.0032 0.0035 0.0021 0.0027 0.0029 1.0 Zn(mg/l) 0.0089 0.0002 0.0092 0.0002 0.0083 0.0002 2.0 Dầu khoáng(mg/l) - 0.015 - 0.0158 - 0.0186 Dỗu(mg/l) 1.12 0.035 0.75 0.36 0.2 0.41 0.3 Tổng Coliform (MPN/100ml) 35. 105 33000 35. 105 33000 16000 34000 10000 Chú giải: ĐH3 – Ao nhận nước thải chung ĐH10 – Ao nhận nước thải cuối thôn ĐH11 – Ruộng lúa sau thôn(đã gặt) Bảng 10. Kết quả phân tích chất lượng nước ở rãnh dẫn nước thải Đa Hội Số hiệu mẫu Chỉ tiêu ĐH2 ĐH13 M K M K B Độ cứng(mg/l CaCO3) 175 - 155 - Chất rắn tổng số 620 215 645 - COD (mg/l) 120 65 125 - <35 BOD(mg/l) 80 11.6 75 - <25 Amonia(mg/l) 0 0.01 0 - 1.0 NH4(mg/l) 0 0.013 0 - 15 Nitrite(mg/l) 0.012 0.003 0.003 - 0.05 Nitrate(mg/l) 0.036 0.032 0.03 - 15 SO2-4(mg/l) 67 0 39 - H2S(mg/l) 0.16 0.042 0.144 - Ca2+(mg/l) 57.2 40.8 33.2 - K+(mg/l) 29.6 - 27.2 - PO43-(mg/l) 2.79 0.72 2.12 - P tổng số(mg/l) 2.88 1.191 2.409 - Phenol(mg/l) - 0.11 - - Al(mg/l) - 0.04 - - Cl-(mg/l) 68 - 68 - åFe(mg/l) 0.94 0.33 0.95 - 2 Cu2+(mg/l) 0 0 0 - 1.0 CN-(mg/l) - - - - Mn(mg/l) - 0.001 - - Pb(mg/l) 0.0034 0.00426 0.00355 - 0.1 Cr(mg/l) 0.00231 0.00135 0.00201 - 0.05 Ni(mg/l) 0.0042 0.00234 0.00375 - 1.0 Zn(mg/l) 0.00981 0.00007 0.00935 - 2.0 Dầu khoáng(mg/l) - 0.0125 - - Dỗu(mg/l) 0.06 0.28 0.25 - 0.3 Tổng Coliform (MPN/100ml) 54. 105 35000 54. 104 - 10000 Chú giải: ĐH2 – Rãnh cống bên phố ĐH13 – Rãnh nhận nước thái sau xưởng cán GÓP Ý CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MỘT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO LÀNG NGHỀ ĐA HỘI I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH: Với vị trí là một sinh viên chuyên nghành kinh tế môi trường cộng với vốn kiến thức về cơ sở lý luận và thực tiễn chưa được phong phú nếu không muốn nói là ít ỏi của một sinh viên năm thứ tư. Do vậy, trong quá trình xây dựng mô hình phát triển bền vững cho làng nghề Đa Hội, tôi tập trung nhiều vào việc xây dựng mô hình về mặt môi trường. Đối với các vấn đề khác như Kinh tế , Văn hoá, Xã hội... tôi chỉ có thể đề xuất ra một số ý kiến mang tính chất tham khảo. I.1. Môi trường : Nhìn vào quá trình sản xuất như đã mô tả ở hình vẽ, ta có thể thấy rằng tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường làng nghề Đa Hội chính là nước thải từ quá trình sản xuất . Vì vậy, trước tiên ta đi xây dựng mô hình xử lý nước thải từ quá trình sản xuất . I.1.1. Xử lí nước thải sản xuất: Việc nghiên cứu các phương pháp khác nhau để xử lý nước thải sản xuất sắt thép đã được quan tâm từ rất lâu. Có nhiều phương pháp để xử lý nước thải sản xuất sắt thép. Tuy nhiên xét tình hình thực tế thì đây là một loại hình sản xuất làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam nên sản xuất sắt thép ở làng nghề Đa Hội mang tính chất gia đình, vốn tư nhân. Do vậy, khi xây dựng phương án xử lý nước thải làng nghề Đa Hội cần phải chú ý đến tính khả thi của dự án. Phương án xử lý nước thải sắt thép làng nghề Đa Hội phải đạt hiệu quả cao song cũng phải mang tính khả thi cao đối với từng hộ gia đình sản xuất . Xét đặc điểm và tình hình thực tế ở làng nghề Đa Hội, ta có thể lựa chọn phương án xử lý nước thải bằng phương pháp lọc qua bể. Ta có thể xem xét thí nghiệm sau: I.1.1.1 Thí nghiệm: Nguyên vật lliệu được dùng trong bể lọc: Trấu Sỏi Cát Than củi Sơ đồ mô hình xử lý nước thải Ghi chú: Lớp 1: Trấu + cát Lớp 2: Sỏi + cát Lớp 3: Than củi Bước 1: Nước thải được đưa vào bể lắng và để lắng trong 12h. Mục đích để chất thải rắn lắng xuống bể. Bước 2: Nước thải sau khi qua công đoạn làm lắng được đi qua hệ thống phun mưa và xuống trực tiếp bể lọc, ở đây nhờ qua giàn mưa mà oxy từ không khí hoà tan nhiều vào trong nước làm tăng khả năng oxy hoá sắt(II) thành sắt(III) kết tủa ở dạng Fe(OH)3. Bước 3: Nước thải từ giàn mưa được phun trực tiếp xuống bể lọc. Nước thải sẽ được ngấm dần từ trên xuống dưới qua lần lượt 3 lớp lọc. Lớp 1: nước thải ngấm qua lớp 1 có thành phần là trấu và cát được trộn với nhau ở một tỷ lệ phù hợp. Tại đây, lớp một có tác dụng giữ lại hàm lượng dầu trong trấu là chủ yếu và đồng thời một lượng sắt không tan trong nước thải. Lớp 2: Nước thải qua lớp 1 sẽ được ngấm tiếp qua lớp 2 có thành phần là sỏi trộn với cát cũng với một tỷ lệ nhất định. Tại lớp này thì sắt được giữ lại. Trong thời gian đầu mới lọc, quá trình oxy hoá sắt(II) thành Fe(III) rất chậm. Sau một thời gian làm việc, bề mặt các hạt cát được phủ một lớp Fe(OH)3. Lớp này xúc tác quá trình oxy hoá sắt(III) do đó tốc độ quá trình hoá sắt tăng lên rất nhanh. Lớp 3: Sau khi nước thải ngấm qua hai lớp trên sẽ được ngấm qua lớp cuối cùng của bể lọc. Tại lớp cuối cùng có thành phần là than củi, nước thải sau khi qua hai lớp trên sẽ được lớp than củi hấp thụ tiếp hàm lượng dầu còn lại trong nước thải. STT Thành phần BOD COD Rắn lơ lửng Rắn tổng số Dầu Fe 1 Đơn vị Mg/l Mg/l Mg/l Mg/l Mg/l Mg/l 2 M1 65 125 150 250 5,2 10,8 3 M2 40 75 70 245 0,82 0,5 4 TCVN loại B 5945/1995 50 100 100 _ 1 5 I.1.1.2. Xây dựng mô hình công nghệ xử lý nước thải: Từ kết quả thu được, xét hoàn cảnh thực tế của các cơ sở sản xuất sắt thép làng nghề Đa Hội về địa điểm, kinh phí, ta có thể xây dựng mô hình công nghệ xử lý nước thải như sau: ép cặn Chôn Bể chứa Cặn Bể lọc Giàn phun mưa Bể lắng Bể điều hoà Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất làng Đa Hội Trong quá trình xử lý nước thải sản xuất thép làng nghề Đa Hội bằng công nghệ xử lý như trên, ở công đoạn nước thải được lọc qua lớp 1, đến một khoảng thời gian nhất định hàm lượng dầu trong nước thải được giữ lại trong lớp trấu của bể lọc sẽ làm giảm hiệu quả của việc xử lý nước thải. Lúc này cần phải thay lớp trấu cũ đó bằng một lớp trấu mới để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc xử lý nước thải,nhưng vấn đề nảy sinh là lại tạo ra một lượng chất thải rắn nhất định. Để xử lý một cách triệt để vấn đề này, có thể đưa ra giải pháp dùng trấu có chứa dầu sau khi thay thế sẽ làm nguyên liệu cho các lò nung gạch cung cấp cho xây dựng. I.1.1.3. Tính toán chi phí: Chi phí cho quá trình xử lý nước thải ở đây chủ yếu chỉ tập trung cho việc thay mới lớp chấu + cát ở bể lọc. Kết quả thực nghiệm cho thấy: khoảng thời gian để thay mới vật liệu là 10 ngày (tương ứng với thời gian để 1m3 chấu + cát xử lý được 100m3 nước thải). Kinh phí thay mới vật liệu lọc là Trấu: Kết quả xác định trọng lượng cho thấy: 1m3 trấu tương ứng với 10 bao. Trong khi đó giá một bao trấu là 5000 đồng, do vậy 1 m3 trấu là 50000 đồng. Trong thiết kế thực nghiệm loại vật liệu lọc này chiếm tỷ lệ 75% (có nghĩa là 0,75 m3 trấu). Như vậy, kinh phí để mua loại vật liệu lọc này là 37500 đồng. Kinh phí thay mới vật liệu lọc là cát: 1m3 cát giá 35000 đồng. Tỷ lệ vật liệu lọc này chiếm 25%. Như vậy, kinh phí chi để thay mới vật liệu lọc này là 8000 đồng. Như vậy, tổng kinh phí chi để mua vật liệu lọc xử lý 100m3 nước thải của làng nghề sản xuất Đa Hội là: 37.500 đồng + 8.000 đồng = 45.500 đồng hay là 455 đồng/ 1m3 nước thải. I.1.2.Chất thải ở khu vực các lò nấu thép và nung thép: I.1.2.1. Xử lý chất thải rắn (xỉ than, xỉ kim loại, và các loại không chất thải rắn khác): Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường làng nghề, ban quản lý dự án sẽ kết hợp với xã trong việc trong việc tổ chức thu gom và xử lý chất thải Đối với chất thải sản xuất (xỉ mạ kẽm, xỉ than, tro), quy định các hộ sản xuất phải có trách nhiệm chuyển đến điểm tập kết đã quy định, không để tình trạng đổ bừa bãi ra khu nhà xưởng như hiện nay. Lượng chất thải này có thể được sử dụng để san nền, làm đường trong làng. Đối với chất thải sinh hoạt, sẽ tổ chức thu gom tại mỗi nhà xưởng, rồi chuyển đến điểm tập kết của làng. I.1.2.2. Xử lý khí thải và bụi Bố trí các quạt thông gió cục bộ tại các vị trí công nhân nấu thép, đổ khuân để xử lý. Các biện pháp thông gió khống chế, thu gom các hơi độc (SO2, NO2, CO, bụi oxit kim loại…) ngay tại nguồn tạo ra chúng, dẫn vào hệ thống xử lý bụi, khí. Phương pháp thu khí hiệu quả hiện nay là dùng các ống chụp, hộp chụp ghép với khung lò tại nơi thoát khí ra. Quá trình xử lý khí thải và hơi kim loại như sau:Hỗn hợp khí thải và hơi kim loại được chụp hút và quạt hút vào buồng lắng. Các hạt bụi có kích thước lớn sẽ đập vào tường chắn và rơi xuống; bụi có kích thước nhỏ sẽ theo luồng khí sang buồng phun sương để xử lý tiếp. Tại đây, các loại khí SO2, NO2, CO… sẽ hoá hợp với nước, tạo thành các axit (H2SO4, H2CO3,…) Khí sạch Thiết bị xử lý Khí thải Phun sương Chụp hút Nguồn thải Bể trung hoà Tường chắn bụi Nước xả vào hệ thống thoát nước chung Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý bụi và khí thải Nước thải chứa căn kim loại và bụi , axit được dẫn vào bể và trung hoà bằng vôi bột , qua bể lắng và thải ra môi trường khi pH = 7 – 8. Lượng khí thải còn lại được hấp thụ qua thiết bị lọc khí rồi xả vào môi trường qua ống khói. Cặn ở hố thu cặn của bể lắng sẽ được nạo vét định kỳ. Nước sau xử lý có thể dùng lại I.1.3.Nước thải sinh hoạt: Trong điều kiện của làng nghề Đa Hội , đề xuất sử dụng mô hình thoát nước và xử lý nước thải tại chỗ. Các gia đình sử dụng nước thải sinh hoạt để tưới cây. Lượng nước dư được xử lý trong điều kiện tự nhiên trong hố thấm. Đối với mỗi hộ gia đình, cần phải xây rãnh thoát nước, hố thu gom để điều hoà, đồng thời tách rác trước khi dẫn nước ra vườn tưới cây hay đưa ra hố thấm để xử lý. Nước tắm, rửa, giặt, rửa chuồng trại, nước từ các hố xí được chảy vào hố tập trung, V = 1m3, có lưới tách rác, đáy hố có độ dốc để dồn cặn lắng, sau đó chảy theo máng dẫn hở hay ống nhựa vào hố thấm. Phần nước còn lại trong hố thu (thấp hơn ống dẫn) dùng để tưới vườn, rửa chuồng trại,…Hố thấm được đào sâu 1, 5 - 2 m, tường xếp đá hay xây gạch có chừa lỗ, trong có vật liệu lọc tự nhiên như sỏi, đá dăm, gạch vỡ, xỉ than,… Nạo vét hố thu nước theo định kỳ. Nếu không dùng hố thấm, có thể dẫn nước thải (nước xám) theo mương dẫn hở xây bằng gạch, ống sành, PVC hay fibro-ximăng ra vườn, phân tán theo các tuyến nhánh để tưới cây, hoặc dẫn theo các rãnh thấm dọc theo các luống cây trong vườn, bằng hệ thống ống PVC hay ống sành đục lỗ cho nước tự thấm vào đất I.1.3. Rác thải và vệ sinh môi trường I.1.3.1 Rác thải : Để xử lý lượng rác thải, mỗi gia đình cần qui hoạch nơi để rác riêng để ủ làm phân bón, hoặc đốt. Hố ủ cần đặt xa nguồn cấp nước, nhà ở. - Thu gom và xử lí tập trung tại vị trí được quy hoạch: thu gom, phân loại. Rác có nguồn gốc động vật, thực vật thì ủ mục làm phân hoặc đem chôn, các loại rác không tiêu huỷ được, cần phân loại, tận dụng để tái chế, loại không tận dụng được thì đem đốt. - Có thể phân loại, xử lý rác thải hữu cơ ngay tại hộ gia đình, bằng bể Biogas hay ủ làm phân Compost trong vườn. I.1.3.2. Phân gia súc: Ở nông thôn Việt Nam việc chăn nuôi gia súc có nhiều mục đích như: chăn nuôi trâu bò để cung cấp sức kéo, kết hợp chăn nuôi lợn và gia cầm để cung cấp thịt, trứng và phân bón cho sản xuất nông nghiệp, cây trồng... Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm cần dời xa nhà và khu vực có nguồn cấp nước. Phân gia súc chứa trong các hố xây đúng qui cách để ủ làm phân bón ruộng. Một số hộ gia đình chăn nuôi nhiều gia súc, gia cầm có thể sử dụng bể Biogas để xử lý phân chuồng, phân bắc và rác hữu cơ. Để tránh tình trạng sử dụng phân tươi, đồng thời góp phần tạo nguồn phân bón hữu cơ, cần thiết phải xử lý các loại phân người, gia súc. Việc xử lý vừa có tác dụng diệt trừ các loại mầm bệnh nguy hiểm như trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh, vừa tạo điều kiện phân huỷ, chuyển hoá các chất hữu cơ thành những hợp chất vô cơ chứa các nguyên tố N,P,K cho cây trồng dễ hấp thụ. Để xử lý phân gia súc kết hợp với phân người, có thể dùng các loại bể tự hoại, bể khí sinh học (Biogas). Khi dùng bể khí sinh học, có thể kết hợp xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ. Ngoài ra, có thể sử dụng cách ủ hiếu khí để chế biến phân compost. Bà con nông thôn Việt Nam cũng rất có nhiều kinh nghiệm trong xử lý phân chuồng bằng phương pháp yếm khí. Phân được chôn vào hố hay chất thành đống rồi trát đất, bùn kín xung quanh. Để tăng nhanh quá trình phân hủy, diệt khuẩn và nâng cao hàm lượng dinh dưỡng cho phân, có thể bổ sung thêm phân lân và tro bếp, tro đốt rác vườn, ... Cần lưu ý không để nước phân trôi ra ngoài tùy tiện, gây ô nhiễm đất, nước ngầm cũng như nước mặt. Để thực hiện việc thu gom xử lý rác thải cần phải tổ chức đội thu gom, vận chuyển và xử lý; kinh phí cho đội này lấy từ việc thu phí từ các hộ gia đình. I.2. Mô hình quản lí về văn hoá - xã hội: I.2.1. Các hoạt động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường Mỗi thôn tổ chức một tổ vệ sinh thực hiện việc thu gom rác thải, quét dọn đường sá, đảm bảo vệ sinh môi trường thôn, xóm vào 17h00 hàng ngày. Mỗi lao động trong độ tuổi huy động 1 năm là 10 ngày công, cân đối số ngày công huy động trong năm, ai thiếu nộp 10000đ/1 công. Số ngày công còn lại chưa huy động được sẽ được tính bằng tiền để trả công cho nhân viên trong tổ dịch vụ. Từng hộ gia đình tự thu gom rác thải sinh hoạt để trước cổng nhà sau 16h00 hàng ngày để tổ vệ sinh thu gom.Thu gom và xử lý tập trung tại vị trí được quy hoạch: thu gom, phân loại. Rác có nguồn gốc động vật, thực vật thì ủ mục làm phân hoặc đem chôn, các loại rác không tiêu huỷ được, cần phân loại, tận dụng để tái chế, loại không tận dụng được thì đem đốt. - Có thể phân loại, xử lý rác thải hữu cơ ngay tại hộ gia đình, bằng bể Biogas hay ủ làm phân Compost trong vườn. UBND xã ký kết hợp đồng thu dọn vệ sinh với các công ty môi trường bên ngoài để thu gom, tập trung số rác thải của từng thôn vào nơi quy định. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã phải đảm bảo thu gom và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật. Rác thải làng nghề có chứa chất nguy hại cần xử lý riêng. I.2.2. Mô hình quản lý văn hoá Xuất phát từ đường lối chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật Nhà nước và trên cơ sở nét đẹp truyền thống về đạo đức lối sống, thuần phong mỹ tục, tập quán địa phương, mọi thành viên trong cộng đồng phải có trách nhiệm, nghĩa vụ, tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng làng văn hoá. Cụ thể: - Xây dựng thư viện, nhà văn hoá tạo cơ sở vật chất cho sinh hoạt cộng đồng. - Hàng tuần, hàng tháng có tổ chức các buổi truyền thanh, tuyên truyền mang nội dung thông báo chính sách của Đảng cũng như công tác bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hoá cộng đồng. Mọi thành viên đều phải có trách nhiệm xây dựng và tự nguyện tham gia ủng hộ các hoạt động văn hoá như: các dịch vụ văn hoá, câu lạc bộ thanh niên, câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống, các hoạt động thể dục, thể thao, hội khuyến học, hội ngành nghề truyền thống, hội người cao tuổi, hội làm vườn, hội sinh vật cảnh. - Tham gia xây dựng hội khuyến học nhằm khuyến khích, hỗ trợ, khen thưởng những người học giỏi. Lập quỹ khuyến học giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó, đạt thành tích cao trong học tập. - Mọi thành viên trong cộng đồng làng phải có trách nhiệm bảo vệ các công trình như giao thông, thuỷ lợi, đường điện, trường học, hệ thống truyền thanh, giải trí. IIKIẾN NGHỊ: Qua các kết quả điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng sản xuất cũng như hiện trạng môi trường của làng nghề Đa Hội cho thấy rằng vấn đề môi trường là một vấn đề đang rất cần được quan tâm và cần có những biện pháp giải quyết cho phù hợp, khả thi để ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm cho làng nghề. II.1. Biện pháp quản lí tại cơ sở sản xuất : Cần cải tạo nhà xưởng để đảm bảo việc thông gió tự nhiên nhằm giảm nhiệt độ và giảm nồng độ các khí độc có trong xưởng sản xuất . Tăng cường việc quản lý hệ thống cấp thoát nước, giảm bớt lượng nước sử dụng trong sản xuất từ đó làm giảm lượng nước thải. II.2. Biện pháp kỹ thuật và công nghệ: Dần dần thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu bằng các thiết bị tiên tiến hơn. Tạo điều kiện cho chủ các cơ sở sản xuất được tập huấn về công nghệ và thiết bị mới trong quy trình sản xuất vừa và nhỏ. Thiết kế lắp đặt hệ thống chụp hút khí tại các vị trí phát sinh chất ô nhiễm độc hại, nâng cao ống khói lò nung tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình pha loãng khí ô nhiễm . Cần trang bị các phương tiện bảo hộ lao động như: quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, kính chuyên dụng cho những người sản xuất. Bảo dưỡng thường xuyên các bộ phận gây tiếng ồn của máy móc để giảm thiểu tiếng ồn. II.3. Biện pháp quy hoạch: Việc đầu tiên cần phải thực hiện là phân bổ và sắp xếp quỹ sử dụng đất, cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng như cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện bảo đảm cho sản xuất , cải tạo và nâng cấp hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, quy hoạch bãi rác hợp vệ sinh cũng như có những biện pháp xử lý rác thích hợp. Sau khi đã quy hoạch tốt cơ sở hạ tầng của khu đất sản xuất, dần dần di chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư theo thứ tự ưu tiên về tiềm năng kinh tế cũng như khả năng gây ô nhiễm, đồng thời thiết kế vùng đệm hợp lý. Tăng cường mở rộng diện tích trồng cây xanh ở xung quanh khu sản xuất và trong khu dân cư, ven đường giao thông. KẾT LUẬN Hoạt động kinh tế và bảo vệ môi trường luôn có mối liên hệ tác động qua lại, mật thiết với nhau. Vừa có sự hỗ trợ thúc đẩy nhau phát triển, vừa có những hạn chế lẫn nhau . Do đó, cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sao cho chúng phát huy tốt nhất những ảnh hưởng tích cực lên nhau nhưng lại vừa hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực giữa chúng. Làng nghề sắt thép Đa Hội là một trong những làng nghề truyền thóng đặc trưngcủa nông thôn Việt Nam. Sản xuất thép đã gắn liền với người dân Đa Hội qua nhiều thế hệ và ngày càng phát triển , sản phẩm của làng nghề đã được tiêu thụ và sử dụng rộng rãi khắp miền Bắc. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất cảu làng nghề Đa Hội còn lạc hậu và hạn chế mang nét đặc thù riêng xuất phát từ kinh nghiệm, sự học hỏi. Chính vì vậy, làng sản xuất sắt thép Đa Hội đã và đang gây ra những hậu quả suy thoái về môi trường , thải vào môi trường một lượng lớn các chất gây ô nhiễm và nguy hại gây ra những hậu quả xấu ảnh hưởng lâu dài tới đời sống sức khoẻ của người lao động trực tiếp và cộng đồng dân cư xung quanh. Với mong muốn rằng sẽ tìm ra một giải pháp cụ thể cho sự phát triển bền vững của làng nghề Đa Hội, tôi đã thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, với vốn kiến thức còn nhỏ hẹp và thời gian thực hiện đề tài còn khá gấp rút nên đề tài mới chỉ đề ra phương hướng giải quyết bước đầu. Để đề tài này có thể mang tính khả thi và áp dụng được vào thực tiễn, tôi tự nhận thấy rằng cần phải bổ xung và chỉnh sửa rất nhiều. Chính vì vậy mà tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các Thầy, các Cô, PGS.TS Nguyễn Đắc Hy và các cán bộ Viện Sinh thái và Môi trường cũng như tất cả những người quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp sản xuất thép Châu Khê - Bắc Ninh. Công ty tư vấn Xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam – Bộ xây dựng. Hà Nội 3/2000 Luật bảo vệ môi trường Luận văn tốt nghiệp – Nguyễn Thị Thuỳ Dương – KTMT 38 - Đại học KTQD Kinh tế môi trường - NXB Hà Nội 1995 – Lê Thạc Cán Nguyễn Duy Hồng – Hoàng Xuân Cơ Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh. Cục thống kê tỉnh Bắn Ninh Nghị quyết đại hội Đảng VIII Môi trường và phát triển tại các làng nghề thủ công nghiệp hoá. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học quốc gia Hà Nội. Hà Nội 2001 “Phát triển bền vững trong tầm nhìn của thời đại” NXB: Công ty in và văn hoá phẩm, 2003 – PGS.TS Nguyễn Đắc Hy – Viện sinh thái và môi trường . Tạp chí môi trường – số 12/2002 Tài liệu môi trường – Phòng môi trường huyện Từ Sơn – Bắc Ninh Tài liệu môi trường – Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Bắc Ninh TCVN 5949 – 1995

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29667.doc
Tài liệu liên quan