Đề tài Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường, phát triển trong quy hoạch khai thác vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn

Bản quy hoạch khai thác tổng hợp tài nguyên vùng bãi bồi bổ sung kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường. Để làm rõ sự cần thiết phải đầu tư cho bảo vệ môi trường, các nhà xây dựng quy hoạch nên tiến hành phân tích chi phí lợi ích cho các phương án của hoạt động phát triển. Trong dự toán nhu cầu đầu tư nên có khoản đầu tư cho môi trường, nên có phần đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường, hiệu quả của khoản kinh phí đầu tư cho môi trường để các cán bộ quản lý của huyện Kim Sơn, các cán bộ thực hiện quy hoạch nhận diện được vấn đề. 2. Hoạt động nuôi tôm quy mô lớn có tác động khá mạnh đến chất lượng môi trường. Do vậy, kiến nghị Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn nên tiến hành thực hiện đánh giá tác động môi trường chi tiết cho hoạt động phát triển đã nêu. Cần chỉ rõ các tác động trước mắt, các tác động lâu dài do tích luỹ ô nhiễm. Ảnh hưởng của chất lượng môi trường đến năng suất và sản lượng nuôi tôm.

doc77 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường, phát triển trong quy hoạch khai thác vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o điều kiện để phát triển nuôi tôm. - Chuyển đổi quá trình nuôi tôm từng bước từ nuôi quảng canh tự nhiên sang nuôi tôm thâm canh thông qua nuôi quảng canh cải tiến đến nuôi bán thâm canh. Bảng 8: Các phương án bố trí sử dụng đất vùng bãi bồi Kim Sơn Đơn vị: ha TT Các loại đất Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 2005 2010 2005 2010 2005 2010 1 Đất thuỷ sản 1767 1865 1887 1952 1912 2192 2 Đất trồng cói 675 605 605 535 565 305 3 Đất xây dựng kết cấu hạ tầng 580 610 580 610 610 620 4 Đất khu dân cư 210 210 210 220 230 230 5 Đất công trình công cộng 25 30 30 35 35 35 6 Đất chưa sử dụng 125 62 70 30 30 0 Tổng cộng 3382 3382 3382 3382 3382 3382 Nguồn:Quy hoạch khai thác tổng thể vùng bãi bồi - TTPTV Trong bản quy hoạch, có 3 phương án sử dụng đất được xây trên toàn vùng nghiên cứu. Hiện trạng sản xuất tại vùng bãi bồi Kim Sơn cho thấy canh tác lúa và trồng cói chưa thực sự đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sông vật chất và tinh thần cho người dân. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế thuỷ sản là hoàn toàn phù hợp trong tình hình hiện nay. Phương án 1: phương án này là phương án sử dụng diện tích để nuôi trồng thuỷ sản thấp. Phương án này được xây dựng trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế chậm, không có sự đầu tư tập trung của Nhà nước và vốn đầu tư của Nhà nước không cao. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn vùng đến năm 2005 là 1.767 ha và đến năm 2010 là 1865 ha. Phương án 1 tăng diện tích nuôi thuỷ sản từ 241,4 ha năm 1999 của toàn vùng lên 7,7 lần. Kéo theo đó là sự gia tăng giá trị tổng thu nhập toàn vùng. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất diễn ra từ từ, tổng nguồn vốn đầu tư không tăng quá đột ngột. Phương án 1 dễ thực hiện, dễ thích nghi với tình hình sản xuất hiện tại - với trình độ sản xuất, vốn công nghệ ở điểm xuất phát quy hoạch - nói chung còn rất hạn chế. Tuy nhiên, phương án 1 không đáp ứng được yêu cầu phát triển cao về nuôi trồng thuỷ sản ở bãi bồi ven biển Kim Sơn. Về diện tích không đạt được con số 2.200 ha và không tương xứng với khả năng thực tế có thể đạt được trên tổng diện tích 3.382 ha toàn vùng. Thứ hai: không có khả năng mở rộng thêm diện tích nuôi trồng thuỷ sản bởi những thông số kỹ thuật gắn liền với quy hoạch theo phương án này. Thứ 3: suất đầu tư bình quân trên 1 ha sẽ rất cao, diện tích nuôi theo phương thức cho năng suất cao ít dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Phương án 2: phương án này là phương án sử dụng diện tích để nuôi trồng thuỷ sản trung bình. Phương án này được xây dựng trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa nhanh và không dứt điểm, có sự đầu tư tập trung của Nhà nước nhưng vốn đầu tư không cao và trên diện nhỏ theo từng dự án nhỏ. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn vùng đến năm 2005 là 1.887 ha và đến năm 2010 là 1.952 ha. Phương án 2 tăng diện tích nuôi thuỷ sản từ 241,4 ha năm 1999 của toàn vùng lên 8 lần. Kéo theo đó là sự gia tăng đáng kể giá trị tổng thu nhập toàn vùng. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất diễn ra khá nhanh, tổng nguồn vốn đầu tư không tăng quá đột ngột. Phương án dễ thích nghi với từng dự án đầu tư của Nhà nước và của tư nhân - nói chung còn hạn chế. Tuy nhiên, phương án 2 không đáp ứng được yêu cầu phát triển cao về nuôi trồng thuỷ sản ở bãi bồi ven biển Kim Sơn. Về diện tích không đạt được con số 2.200 ha và không tương xứng với khả năng thực tế có thể đạt được trên tổng diện tích 3.382 ha toàn vùng. Thứ hai: không có khả năng mở rộng thêm diện tích nuôi trồng thuỷ sản bởi những thông số kỹ thuật gắn liền với quy hoạch theo phương án này. Thứ 3: suất đầu tư bình quân trên 1 ha khá cao, diện tích nuôi theo phương thức cho năng suất cao không lớn dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao. Phương án 3: phương án này là phương án sử dụng diện tích để nuôi trồng thuỷ sản cao. Phương án này được xây dựng trên cơ sở sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh và dứt điểm, có sự đầu tư tập trung của Nhà nước với vốn đầu tư cao và trên diện rộng. Diện tích nuôi tôm toàn vùng đến năm 2005 là 1.912 ha và đến năm 2010 là 2.192 ha. Phương án 3 đáp ứng được yêu cầu phát triển cao về nuôi trồng thuỷ sản ở bãi bồi ven biển Kim Sơn. Về diện tích đạt được con số 2.200 ha và rất tương xứng với khả năng thực tế có thể đạt được trên tổng diện tích 3.382 ha toàn vùng. Thứ hai: có khả năng sử dụng tối đa diện tích toàn vùng sang nuôi trồng thuỷ sản bởi những thông số kỹ thuật gắn liền với quy hoạch đã được tính toán nhằm đáp ứng nhu cầu lớn nhất. Thứ 3: suất đầu tư bình quân trên 1 ha không cao, diện tích nuôi theo phương thức cho năng suất cao lớn dẫn đến hiệu quả đầu tư cao. Tuy nhiên, phương án này cần có sự đầu tư lớn và tập trung của Nhà nước, tư nhân, hộ gia đình, trước nhất là Nhà nước. Thứ hai: đòi hỏi phải có sự quan tâm và thống nhất cao cuả tỉnh và huyện về chủ trương phát triển thuỷ sản theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Thứ 3: đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong tỉnh và huyện để thực thi phương án này. Theo các nhà xây dựng quy hoạch, phương án 3 đáp ứng mọi yêu cầu về các thông số về kinh tế kỹ thuật cho việc phát triển thuỷ sản trên vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn. Nhược điểm của phương án 3 không phải là nhược điểm kkhách quan nên với sự quyết tâm nhất trí cao của tỉnh Ninh Bình và huyện Kim Sơn thì nhược điểm này không đáng lo. Đặc biệt là thực trạng điều kiện tự nhiên và hiện trạng phát triển sản xuất trên vùng quy hoạch cho thấy việc chuyển đổi từ lúa - cói - thuỷ sản sang cói - thuỷ sản (thuỷ sản là chính) là điều tất yếu, không thể thay đổi. Nghĩa là tại vùng quy hoạch diện tích nuôi thuỷ sản chỉ có thể tăng lên mà không thể giảm đi. Căn cứ vào phương án chọn này, đến chương sau ta nêu những ưu điểm và hạn chế của phương án chọn, sẽ tính toán các phương án đầu tư cho môi trường dựa trên sự lựa chọn đã nêu của các nhà quy hoạch. 2.3. Quy hoạch phát triển nuôi tôm vùng bãi bồi. 2.3.1. Các hình thức nuôi thuỷ sản. a. Nuôi quảng canh tự nhiên. Phương thức sản xuất này có các đặc điểm sau đây: Phương thức nuôi tôm quảng canh thường được bố trí ở các bãi bồi có cao trình thấp, giáp biển hoặc vùng trũng. Diện tích đầm vào khoảng từ 2 - 3ha, lớn nhất cũng không quá 5ha. Trong đầm có giữ lại những cây nước mặn để tiếp tục giữ đất phù sa và cung cấp các điều kiện sinh thái và dinh dưỡng cần thiết cho thuỷ sản. Bờ được đắp bằng đất với độ cao trung bình khoảng 0,75 - 1m. Bờ đắp chắc chắn, an toàn. Khi có điều kiện có thể chuyển sang hình thức nuôi cao hơn. Mỗi đầm được đặt 2 cống: một cống vừa lấy nước biển vừa lấy giống thuỷ sản tự nhiên đầm nuôi, 1 cống để tháo trong đầm khi cần thiết. Đáy cống đặt ở cao trình cao nhất phải bằng mức thấp nhất của thuỷ triều để có thể lấy nước biển tự chảy và tháo cạn hết nước trong đầm khi thay nước. Cột nước trong đầm luôn giữ ở mức 1m. Phương thức nuôi quảng canh thường lấy nguồn giống tự nhiên ngoài biển vào nên thường có hỗn hợp các loài thuỷ sản: tôm rảo, tôm he, tôm sú, cua, cá các loại... Phương thức này hoàn toàn dựa vào tự nhiên, tôm tự kiếm thức ăn từ tự nhiên, người nuôi không phải bỏ thêm thức ăn . b. Nuôi quảng canh cải tiến. Về cơ bản các yếu tố kỹ thuật làm đầm, lấy giống, thay nước cũng tiến hành tương tự như nuôi quảng canh tự nhiên. Diện tích đầm khoảng 1 - 2ha. Lớn nhất cũng không quá 3ha. Bờ được đắp bằng đất với chiều cao khoảng 1m - 1,5m. Phương thức nuôi này ngoài việc lấy giống từ tự nhiên còn chủ động thả thêm tôm giống. Phương thức này cho ăn thức ăn tươi sống. Thức ăn tạo ra từ các nguồn tôm cá tại chỗ, chủ yếu là các loài cá tạp, các loại ốc sò được đập nhỏ. c. Nuôi bán thâm canh. Các khu nuôi bán thâm canh cần được bố trí ở những nơi đã có đê ngăn nước biển được xây dựng tương đối vững chắc, ở vùng cao triều và trung triều (cao trình ít nhất là bằng mức triều thấp nhất). Các ao nuôi tôm bán thâm canh có diện tích trung bình từ 0,5 - 1,5ha. Ao lớn nhất không quá 2ha. Bờ ao được xây dựng chắc chắn đắp cao 2m. Có cống lấy nước và cống tháo xả nước. Đảm bảo cột nước trong ao là 1,2 - 1,5m. Có ao chứa nước mặn, sử lý sau đó cấp vào ao nuôi và bổ sung bằng hệ thống kênh cấp để đảm bảo đúng mực nước trong ao và độ mặn phù hợp. Có ao chứa nước thải. Nước thải từ ao được dẫn theo các kênh thoát nước vào ao chứa nước thải. Nước thải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn thải trước khi thải ra biển. Phương thức bán thâm canh không lấy giống từ tự nhiên và chủ động thả giống. Giống tôm được mua từ các trại sản xuất giống. Mật độ thả là 10 con/m2 mặt nước. Phương thức nuôi bán thâm canh không sử dụng thức ăn tươi sống mà sử dụng thức ăn công nghiệp. Thức ăn là các loại thức ăn chế biến từ các xưởng sản xuất. Thường xuyên được bổ sung nước biển vào ao nuôi để đảm bảo cột nước 1,2m - 1,5m và độ mặn thích hợp. Có sử dụng máy sục khí. d. Nuôi thâm canh. Các khu nuôi bán thâm canh được bố trí ở những nơi đã có đê ngăn nước biển được xây dựng tương đối vững chắc, ở vùng cao triều (cao trình cao hơn mức triều thấp nhất). Diện tích các ao nuôi thâm canh tốt nhất là 0,5 - 1,0ha. Chủ động thả giống, không lấy giống tự nhiên, giống chọn lọc con giống đồng đều, khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh. Con giống được lấy từ các trại sản xuất giống. Mật độ thả giống là 30 con/m2 mặt nước. Cho ăn thức ăn công nghiệp 100%. Bờ ao được xây dựng chắc chắn đắp cao 2m - 2,5m tuỳ thuộc địa hình. Có cống lấy nước và cống tháo xả nước. Đảm bảo cột nước trong ao là 1,2 - 1,5m. Có ao chứa nước mặn, xử lý sau đó cấp vào ao nuôi và bổ sung bằng hệ thống kênh cấp để đảm bảo đúng mực nước trong ao và độ mặn phù hợp. Có mương cấp và mương thoát nước độc lập. Có ao chứa nước thải. Nước thải từ ao được dẫn theo các kênh thoát nước vào ao chứa nước thải. Nước thải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn thải trước khi thải ra biển. Có sử dụng các chế phẩm, các công nghệ gây nuôi thức ăn tự nhiên, công nghệ xử lý môi trường, các loại thuốc phòng bệnh và điều trị bệnh cho các đối tượng nuôi thuỷ sản. Có sử dụng máy sục khí (ao 1ha sử dụng khoảng 5 máy sục khí) 2.3.2.Quy hoạch diện tích nuôi tôm vùng bãi bồi Phương châm của các nhà xây dựng quy hoạch trong việc phân bố diện tích theo các phương thức nuôi là luân chuyển dần các phương thức nuôi từ thô sơ đến hiện đại theo từng giai đoạn và trên cơ sở địa hình từng tiểu khu vì: Căn cứ vào phương châm và nguyên tắc chọn địa điểm nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, các nhà quy hoạch bố trí diện tích các hình thức nuôi tại các tiểu vùng và các tiểu khu như sau (xem 9). Bảng 9: Phân bố diện tích các phương thức nuôi năm 2005 Đơn vị tính: ha,%. Phương thức nuôi Tiểu vùng MB1-BM2 Tiểu vùng MB1-BM2 Tổng cộng Đông Giữa Tây Đông Giữa Tây Diện tích Tỷ lệ Thâm canh 28 132 0 78 65 27 330 17,3 Bán thâm canh 28 230 0 116 97 28 499 26,1 Quảng canh cải tiến 23 198 33 116 195 18 583 30,5 Quảng canh 14 99 0 77 292 18 500 26,1 Tổng cộng 93 659 33 387 649 91 1912 100 785 1127 Nguồn:Quy hoạch khai thác tổng thể vùng bãi bồi - TTPTV Trong tổng số 1912 ha nuôi tôm vào năm 2005, ở tiểu vùng Bình Minh 2 được bố trí 785 ha chiếm 40,63% diện tích đất của tiểu vùng. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với một tiểu vùng cho đến nay phương hướng sản xuất đang là phát triển các loại cây nông nghiệp: lúa cói. Diện tích nuôi thâm canh ở tiểu vùng này là 160 ha, chiếm 20,38% tổng diện tích nuôi tôm của toàn vùng. Diện tích nuôi thâm canh chủ yếu tập trung ở khu vực giữa của tiểu vùng. ở tiểu vùng Bình Minh 3 được bố trí 1127 ha chiếm 77,72% diện tích đất của tiểu vùng. Đây là một tỷ lệ phù đối với một tiểu vùng vì hiện nay phương hướng sản xuất đang là phát triển thuỷ sản. Diện tích nuôi thâm canh ở tiểu vùng này là 170 ha, chiếm 15,38% tổng diện tích nuôi tôm của toàn vùng. Diện tích nuôi thâm canh chủ yếu tập trung ở khu vực giữa và khu vực Đông của tiểu vùng. Bảng 10: Phân bố diện tích các phương thức nuôi vào năm 2010 Đơn vị tính: ha,%. Phương thức nuôi Tiểu vùng MB1-BM2 Tiểu vùng MB1-BM2 Tổng cộng Đông Giữa Tây Đông Giữa Tây Diện tích Tỷ lệ Thâm canh 140 454 0 155 167 55 971 44,30 Bán thâm canh 79 189 33 116 301 23 741 33,80 Quảng canh cải tiến 36 114 0 77 134 13 374 17,06 Quảng canh 0 0 0 39 67 0 106 4,84 Tổng cộng 255 757 33 387 669 91 2192 100 1045 1147 Nguồn:Quy hoạch khai thác tổng thể vùng bãi bồi - TTPTV Trong tổng số 2192 ha nuôi tôm vào năm 2010 chiếm 64,81% diện tích tự nhiên toàn vùng nghiên cứu. ở tiểu vùng Bình Minh 2 được bố trí 1045 ha chiếm 54,09% diện tích đất của tiểu vùng. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với một tiểu vùng cho đến nay phương hướng sản xuất đang là phát triển các loại cây nông nghiệp: lúa cói. Diện tích nuôi thâm canh ở tiểu vùng này là 594 ha, chiếm 56,84% tổng diện tích nuôi tôm của toàn vùng. Diện tích nuôi thâm canh chủ yếu tập trung ở khu vực giữa và khu vực Đông của tiểu vùng. ở tiểu vùng Bình Minh 3 được bố trí 1147 ha chiếm 79,1% diện tích đất của tiểu vùng. Đây là một tỷ lệ được các nhà quy hoạch đánh giá là phù hợp đối với một tiểu vùng vì hiện nay phương hướng sản xuất đang là phát triển thuỷ sản. Diện tích nuôi thâm canh ở tiểu vùng này là 377 ha, chiếm 32,87% tổng diện tích nuôi tôm của toàn vùng. Diện tích nuôi thâm canh chủ yếu tập trung ở khu vực giữa và khu vực Đông của tiểu vùng. III. Những yếu tố tích cực và hạn chế của bản quy hoạch xét trên quan điểm kinh tế môi trường. 3.1. Các yếu tố tích cực - Khai thác tối đa tiềm năng thuỷ sản của vùng bãi bồi bằng việc chuyển đuổi mục đích sử dụng đất sang nuôi thủy sản. Diện tích đất không sử dụng của khu vực bãi bồi từ 752.44 ha năm 2000 giảm xuống còn 125 ha vào năm 2005 và 0 ha vào năm 2010. Diện tích nuôi tôm toàn vùng đến năm 2005 là 1.912 ha và đến năm 2010 là 2.192 ha. - Có tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh và dứt điểm theo hướng tăng giá trị kinh tế của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là hoạt động nuôi tôm. - Đưa tiến bộ khoa học và sản xuất, diện tích nuôi thâm canh, với quy trình kỹ thuật phức tạp hơn nhưng cho năng suất cao hơn sẽ thay thế dần diện tích nuôi theo phương pháp quảng canh. - Phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức sống của người dân. Vùng bãi bồi Kim Sơn sẽ góp phần mạnh mẽ vào phát triển kinh tế xã hội toàn huyện Kim Sơn, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo và bước đầu giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của họ. Quy hoạch khai thác vùng bãi bồi đáp ứng cho chủ trương chung của Đảng và Nhà nước là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Khai thác bãi bồi đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Trước đây khai thác các bãi bồi là để khẩn hoang di dân, tạo thêm đất nông nghiệp và nơi ở cho số dân nghèo khổ không có đất canh tác ở nội đồng. Vào những thời kỳ đó hiệu quả nhằm đạt được là tạo dựng nơi sinh sống cho một bộ phận dân cư. Lúc này vấn đề hiệu quả kinh tế thường không được đặt ra mà điều quan trọng là đạt được hiệu quả xã hội. Trong việc khai thác bãi bồi đã chú ý đến hiệu quả kinh tế bên cạnh hiệu quả xã hội, thông qua việc đạt được hiệu quả kinh tế để thực hiện các hiệu quả xã hội. Trong việc khai thác bãi bồi hiệu quả kinh tế thể hiện ở sử dụng đất đai, mặt nước, sử dụng đồng vốn, sử dụng sức lao động mang lại lợi nhuận cao. Vốn đầu tư cần được thu hồi nhanh trong thời gian ngắn. Hiệu quả kinh tế còn thể hiện ở sự lựa chọn ngành sản xuất, phương thức sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này khác với khai hoang lấn biển trước đây ở chỗ ngày trước người ta lo trồng cây lương thực để có cái ăn cho nông dân đi khai hoang là chính. Khai thác bãi bồi đã tính đến các hiệu quả xã hội. Dân số nước ta nói chung và của huyện huyện Kim Sơn ngày càng tăng lên trong khi đất đai nông nghiệp trong nội đồng ngày càng giảm đi do phải chuyển mục đích sử dụng đất sang phát triển giao thông, xây dựng các công trình văn hoá, các công trình phúc lợi, công trình công nghiệp..v.v... Số diện tích đất nông nghiệp tính bình quân cho mỗi người dân ngày càng giảm, vì vậy, bãi bồi là nguồn lợi do thiên nhiên mang lại, đã được quy hoạch khai thác, sử dụng có hiệu quả, trước hết là để tăng diện tích đất sản xuất cho nông dân. Bãi bồi được khai thác sẽ góp phần nâng cao đời sống nhân dân địa phương, đảm bảo cho họ cuộc sống ổn định và ấm no. 3.2. Các yếu tố hạn chế xét trên quan điểm kinh tế và môi trường. Để đánh giá tính đúng đắn của bản quy hoạch khai thác vùng bãi bồi cần phải được sự xem xét của nhiều chuyên gia trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thuỷ lợi, đất và sử dụng đất... Chuyên đề này chỉ xem xét bản quy hoạch trên góc độ môi trường, góc độ kinh tế môi trường. Với cách nhìn nhận như vậy, có thể nói bản quy hoạch chưa giải quyết triệt để vấn đề lợi ích ích trước mắt và lợi ích lâu dài trong việc khai thác vùng bãi bồi, cụ thể là chưa dành một khoản kinh phí thích đáng đầu tư cho môi trường. Có hai lý do để khẳng định điều đó Thứ nhất, mặc dù các nhà quy hoạch giải quyết khá tốt vấn đề ô nhiễm môi trường trong khu nội đầm bằng cách thiết kế các ao trung gian để lưu trữ nước thải, làm lắng đọng các chất bẩn. Việc làm ao trung gian khiến cho lượng nước thải trước khi thải ra hoặc trước khi lấy vào đều được sử lý sơ bộ, đảm bảo yêu cầu của kỹ thuật nuôi. Tuy nhiên, việc sử lý nước thải như đã nêu là không triệt để. Nước thải từ một đầm thải ra có thể đạt yêu cầu về các chỉ tiêu thải. Khi lượng thải đó phát sinh trên toàn vùng, với một khối lượng thải lớn thì tất yếu sẽ có sự tích luỹ ô nhiễm. Nói cách khác, chất thải của một đầm không làm ô nhiễm nhưng chất thải của nhiều đầm nuôi tôm sẽ làm ô nhiễm trên quy mô vùng. Đến khi môi trường chung bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường trong đầm dẫn đến suy giảm năng suất nuôi. Không đạt hiệu quả phát triển bền vững. Một ví dụ cho việc không giải quyết được vấn đề môi trường chung là: Sau mỗi vụ nuôi tôm, ở đáy đầm thường để lại một lượng bùn dày khoảng 20 cm. Lượng bùn này là kết quả của lượng thức ăn nuôi tôm lắng đọng, xác tôm, và các chất thải khác lắng đọng trong quá trình luôn chuyển nước từ ngoài vào trong đầm. Để phòng trừ bệnh hại tôm, để đạt năng suất cao trong mùa vụ tới, các quy trình công nghệ nuôi tôm mới nhất đều khuyến nghị phải nạo vét hết lượng bùn này ra khỏi đầm. Cách sử lý đơn giản nhất là nạo vét và đổ ra khu đất trống gần nhất. Do vậy, nếu không quy hoạch khu đổ thải ngay từ bây giờ, nếu không bỏ chi phí để vận chuyển lượng bùn thải đó đến một khu vực nhất định thì lượng bùn đó sẽ được đổ thải một cách bừa bãi, sau đó theo các dòng dẫn nước chảy trở lại vào các đầm hoặc theo mưa rửa trôi xuống các đầm nuôi. Điều này sẽ là góp phần gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nuôi tôm, làm giảm năng suất, gây thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, việc hy sinh một diện tích đất nhất định làm khu vực đảm bảo duy trì chất lượng môi trường chưa được chấp nhận, việc tạo cơ chế cho sự phối hợp giữa các chủ đầm trong công tác bảo vệ môi trường chưa được chú trọng. Như vậy, vấn đề môi trường chưa được giải quyết triệt nếu xét trên quan điểm xã hội. Thứ hai, trong dự toán đầu tư không tính đến chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường chung toàn vùng. Các nhà quy hoạch khi xây dựng dự toán đầu tư chỉ xét đến chi phí đầu tư cho yếu tố môi trường nội đầm. Tuy nhiên, vấn đề môi trường nội đầm là do yếu tố kỹ thuật nuôi tôm quy định. Việc hạch toán chi phí đó vào sản phẩm là đương nhiên vì chúng thuộc nhóm chi phí mang tính cá nhân. Do không có khoản đầu tư để giải quyết vấn đề môi trường chung trong toàn khu vực dẫn đến hoạt động bảo vệ môi trường chung không có kinh phí để thực hiện. Do vậy, trong tương lai, hoạt động này sẽ không được chú trọng đúng mức. Hơn nữa, việc không dự toán khoản kinh phí cho bảo vệ môi trường chung cho toàn vùng dẫn đến việc hạch toán không chính xác hiệu quả kinh tế xã hội trên quy mô vùng. Chương III. Dự báo một số vấn đề môi trường do thực hiện quy hoạch phát triển hoạt động nuôi tôm và vấn đề hiệu quả kinh tế. I. Hướng giải quyết vấn đề môi trường trong quy hoạch và dự báo những vấn đề phát sinh. 1.1. Tiếp cận cách giải quyết vấn đề môi trường trong quy hoạch. Bản quy hoạch đã đề cập đến sự cần thiết phải bảo vệ môi trường cho khu vực bãi bồi. Yếu tố môi trường khá được chú trọng trong nội đầm của các chủ nuôi tôm nhằm đáp ứng các yêu cầu về quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, đây không thuộc phạm vi nghiên cứu của chuyên đề. Bởi vì, hoạt động đầu tư cho môi trường trong khu nội đầm thuộc về quy trình kỹ thuật của công nghệ nuôi, đã được các chủ đầm hạch toán trong giá trị sản phẩm. Các biện pháp bảo vệ môi trường được nêu ra bao gồm: Trồng rừng ngập mặn ở bên ngoài đê Bình Minh 3 với diện tích 1000 ha (ngoài khu vực quy hoạch). Phần diện tích này tiếp giáp với biển. Đứng trên quan điểm bảo vệ môi trường việc trồng rừng ngập mặn có tác dụng khắc phục và phòng ngừa các hậu quả môi trường. Tuy nhiên, như bản quy hoạch nhìn nhận, trồng rừng ngập mặn trước mắt không giải quyết được vấn đề nghèo đói vùng ven biển. Do vậy, trước mắt việc nuôi tôm vẫn rất được coi trọng. Hoạt động nuôi tôm vẫn được tiến hành trong khu vực trồng rừng ngập mặn (với mức độ khai thác vừa phải là nuôi quảng canh). Tuy vậy, bản quy hoạch vẫn nhấn mạnh, trong giai đoạn 2000 - 2010 tập trung nguồn lực mạnh nhất cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Với quan điểm như trên chắc chắn vấn đề môi trường sẽ là thứ dễ bị hy sinh hơn nếu có xung đột với hoạt động phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Biện pháp thứ hai: Đối với các dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản trước khi đi vào hoạt động, bắt buộc phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và phải được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án. Mặc dù đây là một giải pháp tích cực nhưng tính khả thi dường như không cao. Bởi vì, trên thực tế đối với các hoạt động sản xuất khác, mặc dù thuộc phạm vi điều chỉnh của luật môi trường cho đến nay còn chưa thực hiện nghiêm chỉnh việc đánh giá tác động môi trường. Việc yêu cầu chủ đầm nuôi tôm thực hiện đánh giá tác động môi trường sẽ khá khó khăn nếu cán bộ quản lý môi trường ở địa phương không cương quyết. Thứ 3, sau khi quai đê Bình Minh 3 đã hoàn thành, khu vực bãi bồi ngoài đê Bình Minh 3 sẽ được giành diện tích lớn cho trồng rừng ngập mặn phòng hộ. Bản quy hoạch kiến nghị trồng cây xanh tại các tuyến đường, trên bờ các kênh mương lớn. Rừng ngập mặn ở sát chân đê Bình Minh sẽ được bảo vệ và chăm sóc. Thứ 4: Bảo vệ hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển: Mầm bệnh trong nước thải từ các ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn thuỷ sản tự nhiên ngoài biển khi nước thải đổ ra biển mà không được xử lý. Bảo vệ rừng ngập mặn, không được chặt phá rừng bừa bãi. Nghiêm túc thực hiện những biện pháp bảo vệ môi trường. Phải có những tính toán đầy đủ các yếu tố đảm bảo cân bằng sinh thái. Thứ năm: Đối với những dự án nuôi trồng thuỷ sản phải coi bảo vệ môi trường nước như một điều kiện quyết định cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Không xả nước thải ra môi trường tự nhiên, khi chưa được xử lý. Cần xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Nên lựa chọn ở một vị trí thuận lợi cho việc tập trung nước thải của toàn vùng. Mặc dù giải pháp được nêu ra nhưng vấn đề này chưa được các nhà quy hoạch coi là một yếu tố để tính toán hiệu quả kinh tế. Thứ 6: Đối với những chủ đầm cần nắm vững mối quan hệ mật thiết giữa vật nuôi thuỷ sản và môi trường, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng ngừa, trị bệnh, kiểm tra theo dõi đối tượng nuôi. Xây dựng các ao, đầm nuôi thuỷ sản cần dựa trên các số liệu về điều kiện môi trường tự nhiên và thực hiện đúng quy hoạch cần gắn chặt việc nuôi trồng thuỷ sản với việc bảo vệ rừng ngập mặn, những yếu tố đảm bảo sự giàu có lâu bền về dinh dưỡng cho các thuỷ vực và môi trường đất. Thứ 7: Tiến hành nghiên cứu đánh giá các tác nhân và ảnh hưởng trong mối tương tác hệ nuôi - môi trường - nguồn lợi, nhằm đề ra các biện pháp công nghệ thích hợp duy trì được tính bền vững của mối quan hệ này. Thành lập các khu bảo tồn và các khu vực bảo vệ động thực vật thuỷ sản ở các thuỷ vực điển hình. Nghiên cứu, bảo vệ và khôi phục các loài thuỷ sản quý hiếm, có nguy cơ bị diệt chủng. Xây dựng chương trình quốc gia nghiên cứu và ngăn chặn các nguy cơ ô nhiễm cho các thuỷ vực. Thực hiện các hoạt động quản lý chất thải và việc xử lý chúng trước khi thải vào môi trường nước. Nhanh chóng cụ thể hoá và triển khai hướng dẫn áp dụng Luật bảo vệ môi trường, pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, pháp lệnh thú y bằng các quy định cụ thể. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách bảo trợ và khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản lâu bền theo cách tiếp cận sinh thái môi trường. 1.2. Dự báo vấn đề môi trường do tác động của hoạt động nuôi tôm vùng bãi bồi. 1.2.1. Các nguồn thải Hai nguồn thải chính có khả năng truyền bệnh và gây ô nhiễm môi trường bên trong và bên ngoài khu vực dự án đó là nước và bùn thải. a. Nước thải Hiện nay, chưa có những nghiên cứu cụ thể, chi tiết về các thành phần trong nguồn nước thải cũng ảnh hưởng của nó đến nguồn tiếp nhận nước thải từ các ao nuôi tôm. Trên thực tế vì tính nghiêm trọng của vấn đề môi trường mà người ta chỉ đưa ra những khuyến cáo ngắn như: “Trong các ao nuôi thâm canh, một lượng thức ăn do tôm không ăn hết có xu hướng tích luỹ dưới đáy ao. Nếu lượng thức ăn này được thải vào nguồn nước tự nhiên sẽ gây nên các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ví dụ hiện tượng phú dưỡng” hoặc “Nguồn nước tháo ra từ các trại nuôi tôm có chứa hai sản phẩm phụ cốt yếu là: các chất dinh dưỡng và các chất rắn lơ lửng, dẫn đến làm giảm chất lượng nguồn nước tự nhiên cũng như môi trường ven biển”( Nguồn: Hướng dẫn quy hoạch, quản lý vùng và trại nuôi tôm - Bộ thuỷ sản - Viện kinh tế và quy hoạch thuỷ sản) Do đó vấn đề này cần được nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ hơn để đi đến kết luận về sự ảnh hưởng của nó đến môi trường xung quanh khu vực dự án. Chủ dự án có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan môi trường và quản lý môi trường trong việc nghiên cứu này. b. Lượng bùn thải. Khi mức độ thâm canh trong các ao nuôi ngày càng cao thì hàm lượng bùn tích tụ tại các đáy ao nuôi ngày càng nhiều. Lượng bùn này được tạo thành do sự xói mòn lớp đất trên bờ ao nuôi, chất bài tiết của tôm, lượng thức ăn dư thừa và sản phẩm phân huỷ chất hữu cơ trong các ao nuôi cũng như các chất tích tụ trong quá trình thay nước. Đã có các số liệu cho thấy tại các ao nuôi tôm Thái Lan, lượng bùn ướt tích tụ trong 1 vụ nuôi tôm khoảng 134 tấn/ha. Nghiên cứu tập tính ăn của tôm tại các trại nuôi tôm đã xác định 77,5% lượng đạm và 85% lượng phốt pho được bón vào ao nuôi đã bị hao hụt trong môi trường nuôi. Do đó trong các ao nuôi thâm canh, hiệu suất sử dụng thức ăn rất thấp và cũng dễ gây ra hiện tượng ô nhiễm. Nền đáy ao nuôi, đặc biệt là lớp bùn đáy ao có chứa một lượng lớn vật chất hữu cơ gây ô nhiễm sau mỗi vụ nuôi. Theo kết quả tính toán của một số mô hình nuôi tôm tại Thái Lan cho thấy: Mỗi kg bùn có chứa 13,6mg H2S; 45,9mgNH3-N; 0,2mg NO2-N; 0,4mg NO3N; 1,2mg PO4; pH trung bình 5,8 và lượng vật chất hữu cơ chiếm 16%. 1 ha ao nuôi trong một vụ tích tụ 134 tấn có chứa 1822,4mg H2S; 6150,6mg NH3-N; 26,8mg NO2-N; 53,6mg NO3N; 160,8mg PO4. Trên 10 ha nuôi trong một vụ sẽ tích tụ một lượng bùn ướt có chứa 18.224mg H2S; 61506mgNH3-N; 268mg NO2-N; 536mg NO3N; 1608mg PO4. Mỗi năm nuôi 2 vụ thì lượng bùn ướt tính tụ sẽ chứa 36.448mg H2S; 123.012mgNH3-N; 536mg NO2-N; 1072mg NO3N; 3216mg PO4. Dự án thực hiện trong ba năm thì lượng bùn ướt tích tụ sẽ chứa 109.344mg H2S; 369036 mgNH3-N; 1608mg NO2-N; 3216mg NO3N; 9648mg PO4. Như vậy, với thời gian và diện tích dự án đã xác định, chúng ta hoàn toàn có thể tính được khối lượng các chất nói trên trong lượng bùn tích tụ. Những số liệu đó sẽ là căn cứ giúp chúng ta dự đoán các tác động xấu tới môi trường trong và ngoài khu vực dự án. c. Các yếu tố khác. Nước thải và bùn thải từ các đầm nuôi tôm công nghiệp đang là vấn đề rất mới mẻ đối với hoạt động bảo vệ môi trường, nên những yếu tố khác như hiện tượng bốc hơi, hiện tượng giải phóng axit,... từ các đầm nuôi chưa được quan tâm và nghiên cứu một cách cụ thể. Trong tương lai, khi dự án thực hiện những yếu tố trên phải được đánh giá chi tiết và đầy đủ. Chủ dự án phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan môi trường và quản lý môi trường. Không thể chữa trị bệnh hiệu quả khi các bệnh tôm đã xẩy ra trong đầm nuôi, hoặc nuôi dưỡng các loại tôm đã bị nhiễm bệnh từ đầu. Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cho tôm ngoài việc thực hiện quản lý chăn nuôi tốt còn cần nắm các thông tin chi tiết về các loại bệnh tôm để có thể kiểm soát chặt chẽ các loại tôm mới nhập về cũng như lúc đang nuôi dưỡng. Các bệnh thông thường gặp ở tôm là: - Ký sinh trùng gây bệnh: Gây ra bệnh mang đen, bệnh Fusarium, bệnh dộp thân cho tôm: - Các lây nhiễm vi khuẩn: Bệnh do vi khuẩn hình dấu phẩy phát quang (Luminous Vibriosis), bệnh do vi khuẩn hình dấu phẩy. - Lây nhiễm vi rút: bệnh tôm sú Baculovirus, bệnh vi rút HPV, bệnh đầu vàng (YHD), bệnh đốm trắng. 1.2.2. Tác động của dự án tới khu vực xung quanh Do dự án chưa thực hiện nên việc đánh giá chất lượng nước thải và bùn thải từ đầm tôm chưa có số liệu cụ thể nên việc dự đoán các ảnh hưởng của nó đến môi trường xung quanh chỉ dựa trên kinh nghiệm của những mô hình nuôi trước đây. Những căn cứ khoa học để dự báo ảnh hưởng của nước thải và bùn thải từ đầm nuôi tôm đến môi trường xung quanh khu vực dự án là chưa thể có. Do đó, đây là một vấn đề mà chúng ta cần phải nghiên cứu trong thời gian tới. Những tác động tiêu cực nói chung có thể xẩy ra là: a. Gia tăng độ mặn trong nước ngầm và trong đất. Trong vùng dự án, nước ngầm là nguồn cung cấp bổ sung cho hoạt động của nghề nuôi tôm. Việc trữ nước mặn thường xuyên trong các ao tôm gần các gợn cát ven biển sẽ làm thấm nước mặn vào đất tầng nước ngầm, làm mặn hoá đất và nước ngầm. Vấn đề này nếu không được quan tâm đúng mức, thì việc mặn hoá đất và tầng nước ngầm theo thời gian sẽ gây ra những hậu quả khó lường. b. Sự xâm nhập mặn vào nguồn nước mặt Khả năng tác động của dự án dễ thấy nhất là sự xâm nhập mặn tới nguồn nước mặt vì nước thải từ ao nuôi sẽ và nước thải nông nghiệp sẽ được dẫn trên một mương chung. Nước này không thể dùng tưới cho nông nghiệp vì đã bị nhiễm mặn. Nếu không xem xét và giải quyết vấn đề này sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất các loại cây trồng. c. Sự axit hoá nước và đất Lượng thức ăn không được tiêu thụ hết trong quá trình nuôi tôm cùng với lớp bùn đáy của đầm sẽ tạo ra lượng trầm tích đáng kể dễ gây ra sự axit hoá cho nước và đất tại các vị trí của dự án. Trong tương lai nếu không được kiểm soát thì diện tích đất chua sẽ ngày càng tăng. Năng suất nông nghiệp sẽ giảm sút và trở lên nghiêm trọng nếu không được quan tâm đúng mức. d. Sự lan truyền bệnh tật cho thuỷ sinh vật ngoài biển. Mầm bệnh trong nước thải từ các ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn thuỷ sản tự nhiên ngoài biển khi được đổ ra biển. Trước vấn đề về mầm bệnh trong nước thải, chủ dự án cần kiểm soát kỹ nguồn nước thải ra và thông báo ngay cho cơ quan môi trường và quản lý môi trường khi có dịch bệnh, đồng thời nghiên cứu kỹ tình hình dịch bệnh đang lan tràn để tìm ra các giải pháp giảm thiểu, nếu không sẽ gây hậu quả nghiêm trọng khó lường đối với môi trường sống của thủy sinh vật ngoài biển. e. ảnh hưởng đến chất lượng nước ở các khu vực lân cận Do quá trình trao đổi chất của tôm và lượng thức ăn cung cấp cho tôm không được tiêu thụ hết nên nước tiêu thoát từ các ao tôm có chứa hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất lơ lửng và cặn cao. Điều này có thể sẽ gây ra ảnh hưởng lâu dài đối với chất lượng nước của các kênh và sông tiếp nhận. Vậy chủ dự án phải có giải pháp xử lý nguồn thải ra của mình hay đóng tiền cho cơ quan môi trường và quản lý môi trường xử lý chung cho toàn khu vực. f. Các ảnh hưởng tiềm tàng. - Ô nhiễm không khí: Sự tích tụ bùn thải theo thời gian cùng với quá trình khuyếch tán của ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra các khí độc có hại cho môi trường. - Suy giảm đa dang sinh học: Sự phát triển và mở rộng dự án sẽ làm tăng lượng chất độc hại tích tụ trong nước cũng như lượng bùn thải trong tương lai sẽ gây hậu quả cho hệ sinh thái. g. Các tác động ngoại lai tiềm tàng đối với việc tiến hành dự án Việc gia tăng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu tại các khu vực sản xuất nông nghiệp bên cạnh vùng dự án có thể làm suy thoái chất lượng nước trong khu vực nuôi tôm. Đối với khu vực dự án thử nghiệm, những tác động này dự kiến là nhỏ vì các nguồn cấp nước chủ yếu lấy từ biển. Các kênh lấy nước, thoát nước vào ao tôm có thể bị bồi lắng bởi các chất rắn lơ lửng hoặc sét kết bông, đặc biệt vào mùa mưa. Điều này gây nên sự gia tăng lượng bùn lắng trong đầm nuôi. II. Phân tích chi phí lợi ích cho phương án không đầu tư cho môi trường và phương án có đầu tư cho môi trường 2.1. Phân tích chi phí lợi ích phương án không đầu tư cho môi trường. Các thông số tính toán: - Phương án quy hoạch được lựa chọn để đưa vào tính toán là phương án chọn trong quy hoạch. - Năng suất nuôi tôm được các nhà quy hoạch dự kiến thành 3 mức: Mức cao, mức trung bình và mức thấp. + Phương án đạt mức năng suất tôm nuôi thấp Nuôi thâm canh đạt năng suất 20 tạ/ha Nuôi bán thâm canh đạt năng suất 13 tạ/ha Nuôi quảng canh cải tiến đạt 8 tạ/ha Nuôi quảng canh tự nhiên đạt 5 tạ/ha + Phương án đạt mức năng suất tôm nuôi trung bình Nuôi thâm canh đạt năng suất 30 tạ/ha Nuôi bán thâm canh đạt năng suất 19 tạ/ha Nuôi quảng canh cải tiến đạt 10 tạ/ha Nuôi quảng canh tự nhiên đạt 6 tạ/ha + Phương án đạt mức năng suất tôm nuôi cao Nuôi thâm canh đạt năng suất 38 tạ/ha Nuôi bán thâm canh đạt năng suất 24 tạ/ha Nuôi quảng canh cải tiến đạt 14 tạ/ha Nuôi quảng canh tự nhiên đạt 8 tạ/ha - Quy hoạch phân bố diện tích tôm vào năm 2005, 2010 theo phương án mà các nhà quy hoạch lựa chọn. Bảng 11: Phân bố diện tích các phương thức nuôi vào năm 2005 và 2010 Đơn vị tính: ha,%. TT Phương thức nuôi Năm 2005 Năm 2010 Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ 1 Thâm canh 330 17,26 971 44,30 2 Bán thâm canh 499 26,10 741 33,80 3 Quảng canh cải tiến 583 30,49 374 17,06 4 Quảng canh 500 26,15 106 4,84 Tổng cộng 1912 100 2192 100 Nguồn: Quy hoạch tổng thể khai thác vùng bãi bồi huyện Kim Sơn -TTPTV Trên cơ sở diện tích nuôi tôm theo các loại hình khác nhau vào các năm 2005, 2010 ta dự báo diện tích nuôi cho từng năm trong giai đoạn 2001-2010. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản trên một ha cho từng loại hình nuôi đã được các nhà quy hoạch tính toán, với các mức chi phí như sau: Bảng 12: Chi phí xây dựng cơ bản và thời gian khấu hao TT Loại hình nuôi tôm Chi phí Thời gian khấu hao 1 Nuôi tôm thâm canh: 300 triệu/ha 8 năm 2 Nuôi tôm bán thâm canh: 170 triệu/ha 5 năm 3 Nuôi quảng canh cải tiến 70 triệu/ha 3 năm 4 Nuôi quảng canh tự nhiên 30 triệu/ ha 1,5 năm Giá trị đầu tư hàng năm bao gồm: Chi phí khấu hao xây dựng cơ bản và chi phí sản xuất hàng năm. Chi phí xây dựng cơ bản được bỏ ra vào năm đầu tiên của dự án và được khấu hao dần trong thời gian hoạt động của dự án. Chi phí sản xuất hàng năm thì được hạch toán vào giá trị sản phẩm ngay trong năm đầu tư. Vốn sản xuất hàng năm Chi phí đầu tư hàng năm khấu hao vốn xây dựng cơ bản = + (1-Hệ số rủi ro) Diện tích Năng suất Sản lượng tôm Căn cứ vào năng suất của mỗi loại hình nuôi tôm, diện tích nuôi của mỗi loại hình ta tính được sản lượng và doanh thu từ hoạt động nuôi tôm. = X X Đơn giá Doanh thu Sản lượng = X Mức năng suất được sử dụng trong tính toán là các mức năng suất mà các nhà quy hoạch dự báo. Mức năng suất dự báo được ước tính trên cơ sở tham khảo năng suất nuôi tôm thực tế của Trung Quốc. Trên cơ sở tham khảo số liệu của Trung Quốc, các nhà quy hoạch đưa ra 3 mức năng suất: cao, trung bình và thấp. Cả ba mức năng suất này đều cao hơn so với trình độ sản xuất trong nước hiện nay. Các nhà quy hoạch ước tính, mức năng suất cao sẽ đạt được vào năm 2010, mức trung bình đạt được vào năm 2005 và mức thấp sẽ đạt vào ngay thời gian đầu thực hiện quy hoạch, áp dụng công nghệ sản xuất mới. Tuy nhiên, theo các nhà môi trường và dựa trên tình hình thực tế nuôi tôm trong giai đoạn vừa qua người ta cho rằng nếu yếu tố môi trường không được giải quyết tốt thì dù có công nghệ mới, năng suất bình quân chỉ đạt ở mức trung bình vào năm 2010, và mức thấp vào năm 2005. Trên cơ sở dự báo như vậy, kết quả tính toán sản lượng và doanh thu được đưa ra trong các bảng bên. Lấy doanh thu trừ đi chi phí đầu tư, ta tính được lợi nhuận. Doanh thu hàng năm Chi phí đầu tư hàng năm Lợi nhuận hàng năm = -  Bổ sung trang 1 (phần I) Bổ sung trang 2 (phần I) 2.2. Phân tích chi phí lợi ích phương án có đầu tư cho môi trường Các thông số tính toán: Ngoài các số liệu đầu vào của phương án như trong quy hoạch, ta tính thêm yếu tố môi trường. Việc phải đầu tư cho sử lý môi trường cho khu vực nuôi tôm làm cho các chủ đầu tư phải bỏ thêm kinh phí. Kinh phí này chủ yếu sẽ dành cho việc sử lý nước thải, và lượng bùn thải phát sinh sau mỗi vụ nuôi. Khoản chi phí đầu tư cho môi trường được nhắc tới ở đâu không bao gồm chi phí cho sử lý môi trường trong nội đầm. Bởi vì chi phí việc sử lý môi trường trong nội đầm thuộc về chi phí cá nhân, do yêu cầu về quy trình kỹ thuật quy định và chi phí đó đã được tính trong giá thành sản phẩm. ở đây ta chỉ quan tâm đến khoản chi phí đầu tư cho môi trường mà nếu không có khoản đầu tư ấy, các chủ đẩm sẽ gây hại lẫn cho nhau do làm chất lượng môi trường chung trong toàn vùng xấu đi. Khoản đầu tư ấy còn nhắm đến mục đích là duy trì chất lượng môi trường và lâu dài để đảm bảo hoạt động sản xuất sẽ vẫn có hiệu quả trong tương lai. Với tiêu chí như vậy, các khoản đầu tư cho môi trường được đề cập đến ở đây sẽ dành cho việc sử lý lượng nước thải từ trong đầm ra hệ thống dẫn nước chung, cho việc nạo vét, chuyên chở lượng bùn thải đến khu vực án toàn và sử lý lượng bùn đó. Từ số liệu về lượng nước thải từ hoạt động nuôi, lượng bùn tích luỹ sau mỗi vụ nuôi, được sự hỗ trợ của các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), các chi phí đó được ước tính như sau: Chi phí để chuyên chở và xử lý sơ bộ lượng bùn tích tụ: Đối với nuôi thâm canh: 19000 đồng/tấn x 134 tấn/ha x 2 vụ/năm = 5.092.000 đồng/ha/năm Đối với nuôi bán thâm canh: 19000 đồng/tấn x 69 tấn/ha x 2 vụ/năm = 2.622.000 đồng/ha/năm Đối với nuôi quảng canh cải tiến: 19000 đồng/tấn x 40 tấn/ha x 2 vụ/năm = 1.520.000 đồng/ha/năm Chi phí để xử lý lượng nước thải trước khi thải ra môi trường chung: Chi phí này chủ yếu dùng để mua chế phẩm sinh học BZT để xử lý nước. Chế phẩm này có tác dụng bẻ gãy các liên kết hữu cơ, làm phân huỷ các chất hữu cơ có thể gây ô nhiễm môi trường. Mức chi phí để xử lý nước thải bằng chế phẩm sinh học BZT đối với loại hình nuôi thâm canh là 6,9 triệu/ha/năm, bán thâm canh là 4,9 triệu/ha/năm, đối với quảng canh cải tiến 2 triệu/ha/năm. Các khoản chi khác: là các khoản chi cho việc trồng rừng ngập mặn, chi cho công tác quản lý trong hoạt động bảo vệ môi trường.... Bảng 17: Chi phí cho Xử lý môi trường tại khu vực nuôi tôm Đơn vị: triệu đồng/ha TT Loại hình nuôi Xử lý bùn Xử lý nước Chi khác Tổng cộng 1 Thâm canh 5,1 6.9 2 14 2 Bán thâm canh 2,6 4,9 1,5 9 3 Quảng canh cải tiến 1,5 2 0,5 4 4 Quảng canh tự nhiên - - - 2 Với mức chi phí như vậy, số tiền chi cho hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn vùng được tính trong bảng 17: Khi đó, chi phí đầu tư hàng năm được tính như sau: Chi phí đầu tư hàng năm khấu hao vốn xây dựng cơ bản Vốn sản xuất hàng năm Chi phí cho xử lý ô nhiễm = + + Trong điều kiện chất lượng môi trường được đảm bảo tốt nhờ có khoản đầu tư thích đáng cho môi trường như đã nêu, mức năng suất sẽ chỉ phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật nuôi. Với khả năng nuôi tôm thâm canh ngày càng cao, sự áp dụng các công nghệ nuôi từ Trung Quốc, năng suất nuôi tôm được dự báo sẽ đạt ở mức cao mà các nhà quy hoạch đưa ra vào năm 2010 và mức trung bình vào năm 2005. Lợi nhuận hàng năm được tính như sau: Doanh thu hàng năm Chi phí đầu tư hàng năm Lợi nhuận hàng năm = Bổ sung trang 1 (phần II) Bổ sung trang 2(phần II) 2.3. So sánh hai phương án Sự khác nhau cơ bản của hai phương án đang xét là có và không có đầu tư cho sử lý ô nhiễm môi trường. Do có đầu tư cho môi trường, hiệu quả kinh tế của hai phương án cũng khác nhau. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu được đưa ra trong 2 bảng dưới đây. Bảng 18. Phương án không đầu tư cho môi trường. Đơn vị: tỷ đồng TT Các chỉ tiêu Giai đoạn 2001-2005 2006-2010 2001-2010 1 Tổng giá trị đầu tư 320,06 724,95 1045,02 2 Doanh thu 431,24 1130,12 1561,37 3 Tổng lợi nhuận 111,18 405,17 516,35 4 Tỷ suất lợi nhuận 35% 56% 49% Bảng 19. Phương án có đầu tư cho môi trường Đơn vị: Tỷ đồng TT Các chỉ tiêu Giai đoạn 2001-2005 2006-2010 2001-2010 1 Tổng giá trị đầu tư 391,74 893,61 1285,35 2 Doanh thu 595,93 1566,72 2162,65 3 Tổng lợi nhuận 204,19 673,11 877,30 4 Tỷ suất lợi nhuận 52% 75% 68% Tổng giá trị đầu tư của phương án có đầu tư cho môi trường trong giai đoạn 2001-2010 là 1285,35 tỷ đồng, cao hơn so với phương án không đầu có đầu tư cho môi trường 240,33 tỷ đồng (tăng 23%). Tuy nhiên, nhờ có đầu tư cho môi trường mà năng suất nuôi tôm đạt cao hơn, dẫn đến doanh thu cũng cao hơn. Tổng doanh thu của phương án có đầu tư cho môi trường giai đoạn 2001 - 2010 là 2.162,65 tỷ đồng, tăng 38,5% so với tổng doanh thu của phương án không đầu tư cho môi trường (1561,37 tỷ đồng). Cân đối chi phí và lợi ích của hai phương án, ta có tổng lợi nhuận của phương án có đầu tư cho môi trường là 877,30 tỷ đồng, so với phương án không đầu tư cho môi trường là 516,35 tỷ đồng, tăng 69,9%. (Phần lợi nhuận tăng này một phần là do quy mô vốn đầu tư cao hơn, một phần là do chất lượng môi trường tốt hơn mang lại). Hiệu quả đầu tư của phương án có đầu tư cho môi trường không chỉ nguồn vốn đầu tư quy mô lớn hơn mang lại. Bởi vì tỉ suất lợi nhuận trong cả giai đoạn 2000 - 2010 của phương án có đầu tư cho môi trường (68%) lớn hơn của phương án không đầu tư cho môi trường (49%). Qua các kết quả tính toán trên, có thể thấy rằng việc đầu tư cho môi trường đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế. Phương án có đầu tư cho môi trường đã giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển và bảo vệ môi trường, làm hài hoà được lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Kết luận. 1. Vùng bãi bồi là một tài nguyên quý giá. Việc khai thác vùng bãi bồi phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế của người dân là chính đáng. Tuy nhiên, nếu hoạt động khai thác đó (cụ thể là hoạt động nuôi tôm) nếu quá mạnh mẽ, vượt quá giới hạn phục hồi, giới hạn của sự tái tạo thì hoạt động phát triển đó sẽ gây ra những tác động làm suy thoái tài nguyên vùng bãi bồi. Đến lúc đó, không chỉ hiệu quả kinh tế từ khai thác tài nguyên vùng bãi bồi bị suy giảm đến mức cạn kiệt mà môi trường sống cũng sẽ bị đe doạ. 2. Hoạt động nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh cao được dự báo là sẽ tác động khá mạnh mẽ đến điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường vùng bãi bồi. Về kinh tế, hoạt động nuôi tôm sẽ nâng hiệu quả kinh tế có thể khai thác của vùng bãi bồi trong một năm từ 5-7 triệu đồng lên hàng chục triệu đồng lợi nhuận. Về môi trường, với mức độ nuôi tập trung và với quy mô lớn như đề xuất của bản quy hoạch khai thác vùng bãi bồi, hoạt động nuôi tôm sẽ tác động trực tiếp đến tới đa dạng sinh học, lớp phủ thực vật, tài nguyên sinh vật, chất lượng nước... trong vùng. Các tác động môi trường của hoạt động nuôi tôm sẽ tác động ngược trở lại đến hoạt động khai thác vùng bãi bồi, thể hiện ở việc giảm năng suất, giảm sản lượng nuôi tôm dẫn đến hiệu quả kinh tế sẽ bị suy giảm. Vùng bãi bồi là một vùng giàu tiềm năng nhưng cũng khá nhạy cảm với môi trường. Sự xung đột giữa phát triển và môi trường được thể hiện rất rõ trong quá trình xây dựng phương án khai thác vùng bãi bồi. 3. Bản quy hoạch khai thác tổng hợp tài nguyên vùng bãi bồi huyện Kim Sơn là một bản quy hoạch rất có giá trị, làm định hướng cho các hoạt động phát triển của vùng bãi bồi. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh môi trường, bản quy hoạch giải quyết chưa được triệt để vấn đề môi trường, nhất là vấn đề môi trường có tính chất toàn vùng. Bản quy hoạch mới chỉ đánh giá được hiệu quả kinh tế của nuôi tôm mà chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường. Đặc biệt, bản quy hoạch chưa chỉ ra được cần phải đầu tư bao nhiêu tiền cho vấn đề bảo vệ môi trường vùng bãi bồi. Chưa đánh giá được sẽ hiệu quả kinh tế môi trường sẽ như thế nào nếu không đầu tư cho môi trường và nếu có đầu tư cho môi trường. 4. Sau khi phân tích chi phí lợi ích cho hai phương án: Không đầu tư cho môi trường cho thấy: nếu có đầu tư cho môi trường, hiệu quả kinh tế thu được sẽ bền vững hơn, lâu dài hơn. Khi không đầu tư cho môi trường sẽ dẫn đến năng suất nuôi tôm bị ảnh hưởng, dẫn đến hiệu qủa kinh tế không cao. Nếu không đầu tư cho môi trường, tổng lợi ích kinh tế có thể khai thác được từ vùng bãi bồi là: 516,34 tỷ trong giai đoạn 2001-2010. Nếu có đầu tư cho môi trường tổng lợi ích kinh tế thu được sẽ là: 877,30 tỷ cũng trong giai đoạn nói trên. 5. So sánh hai phương án không đầu tư cho môi trường và có đầu tư cho môi trường cho thấy hiệu quả kinh tế mạng lại do đầu tư cho là khá lớn. Trong phương án có đầu tư cho môi trường, tổng giá trị đầu tư tăng 23,0% so với phương án không đầu tư cho môi trường. Tuy nhiên, lợi nhuận của phương án có đầu tư cho môi trường tăng 69,9%. Như vậy, ta có thể thấy, nếu đầu tư cho môi trường không những chất lượng môi trường được đảm bảo mà hiệu quả kinh tế cũng được duy trì và tăng lên. Giải quyết được vấn đề môi trường sẽ làm hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Kiến nghị 1. Bản quy hoạch khai thác tổng hợp tài nguyên vùng bãi bồi bổ sung kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường. Để làm rõ sự cần thiết phải đầu tư cho bảo vệ môi trường, các nhà xây dựng quy hoạch nên tiến hành phân tích chi phí lợi ích cho các phương án của hoạt động phát triển. Trong dự toán nhu cầu đầu tư nên có khoản đầu tư cho môi trường, nên có phần đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường, hiệu quả của khoản kinh phí đầu tư cho môi trường để các cán bộ quản lý của huyện Kim Sơn, các cán bộ thực hiện quy hoạch nhận diện được vấn đề. 2. Hoạt động nuôi tôm quy mô lớn có tác động khá mạnh đến chất lượng môi trường. Do vậy, kiến nghị Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn nên tiến hành thực hiện đánh giá tác động môi trường chi tiết cho hoạt động phát triển đã nêu. Cần chỉ rõ các tác động trước mắt, các tác động lâu dài do tích luỹ ô nhiễm. ảnh hưởng của chất lượng môi trường đến năng suất và sản lượng nuôi tôm. 3. Các nhà xây dựng quy hoạch nên xây dựng các phương án chi tiết hơn cho hoạt động bảo vệ môi trường tại vùng bãi bồi nhằm duy trì chất lượng môi trường, đảm bảo cho việc khai thác lâu dài và bền vững vùng bãi bồi. Các hoạt động bảo vệ môi trường muốn thiết thực và đi vào thực tế thì bẩn quy hoạch phải không chỉ đề xuất các hoạt động mà còn phải dự toán kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường. Hơn nữa, hoạt động bảo vệ môi trường cần được sự ủng hộ của các nhà quản lý tại địa phương. Do vậy, cần chỉ ra yếu tố lợi, hại của việc bảo vệ môi trường và không bảo vệ môi trường để các cán bộ và nhân dân huyện tích cực hơn trong hoạt động bảo vệ môi trường. 4. Để bảo vệ môi trường vùng bãi bồi, cần thực hiện các biện pháp đồng bộ như: khôi phục rừng ngập mặn, tính toán lượng dân di cư thích hợp cho vùng dự án, lắp đặt hệ thống kiểm tra chất lượng nước trong đầm nuôi, hệ thống phòng trừ dịch bệnh tôm, xử lý nước thải từ các đầm nuôi trước khi đưa ra môi trường... Cần nghiên cứu các tác động tiêu cực của dự án đến nguồn tiếp nhận chất đổ thải để có giải pháp lựa chọn phương án không những mở rộng, phát triển dự án mà còn đảm bảo không gây ảnh hưởng lớn tới môi trường hiện tại cũng như tương lai. 5. Như tính toán của bản quy hoạch, hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm là khá lớn. Tuy nhiên, để bản quy hoạch thực sự có tính khả thi, thực sự đem lại lợi ích lâu dài cho người dân vùng bãi bồi nói riêng và cho huyện Kim Sơn nói chung, chúng ta cần giáo dục nhận thức về môi trường cho người dân. Việc tuyên truyền , phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường cần được tiến hành song song với hoạt động phổ biến kỹ thuật nuôi tôm. Hoạt động này nhằm làm cho mỗi người dân đều tự nhận thức được vai trò và tác dụng của bảo vệ môi trường. Phụ LụcTài liệu tham khảo. Giáo trình Kinh tế môi trường - Khoa Kinh tế, Quản lý môi trưòng và Đô thị - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Giáo trình Quản lý môi trường - Khoa Kinh tế, Quản lý môi trưòng và đô thị - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Giáo trình Kinh tế kế hoạch hoá vùng - Khoa Kinh tế, Quản lý môi trưòng và đô thị - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Giáo trình Đánh giá tác động môi trường - Khoa Kinh tế, Quản lý môi trưòng và đô thị - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Giáo trình Phân tích chi phí - lợi ích - Khoa Kinh tế, Quản lý môi trưòng và đô thị - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Giáo trình Kinh tế phát triển - Khoa Kinh tế phát triển - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Giáo trình Kinh tế đầu tư - Khoa Kinh tế đầu tư - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Quy hoạch tổng thể khai thác và sử dụng hợp lý vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn, Ninh Bình.- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng -2001. Sổ tay kỹ thuật nuôi tôm biển-Viện nghiên cứu hải sản - Nhà xuất bản nông nghiệp - 1995 Tài liệu hướng dẫn đào tạo nguồn lực đánh giá tác động môi trường - Cục Môi trường 1997. Đề tài KHCN 07-04 Nghiên cứu biến động môi trường do thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các biện pháp kiểm soát bảo đảm phát triển bền vững.- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng, 12/2000. Mô tả và hướng dẫn sử dụng mô hình tăng trưởng kinh tế - dự án Vie 89-034 Luật môi trường Việt Nam. Sách: 200 câu hỏi đáp về môi trường - Cục môi trường - 2000. Hạch toán tài nguyên rừng Quảng Ninh - Vietpro-2020. Kế hoạch hành động môi trường 2001-2005 - Cục môi trường và IUCN. Economy and Environment, Case studies in Vietnam - David Glover

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0030.doc
Tài liệu liên quan