Dựa theo kết quả thu được và thực tế điều tra của nhóm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng nhu cầu cải tạo môi trường sông Tô Lịch của nhân dân rất cấp bách, kết quả tính toán của chúng tôi chỉ phản ánh được phần nào nhu cầu của họ. Thực tế cho thấy rằng họ sẵn sàng đóng góp cho công trình cải tạo sông Tô Lịch nếu như việc đó diễn ra một cách triệt để và thật sự có hiệu quả mang lại lợi ích rõ rệt cho nhân dân. Vấn đề đặt ra không phỉa là nhân dân có chịu đóng góp hay không mà ở chỗ hoạt động cải tạo có đúng như dự kiến mang lại những lợi ích thiết thực hay không, điều này sẽ tạo ra niêm tin cho nhân dân, giúp việc thu phí hỗ trợ hoạt động cải tạo.
Đây sẽ là một nguồn vốn hỗ trợ tài chính cho hoạt động cải tạo môi trường sông Tô Lịch nói riêng cũng như cải tạo những cảnh quan xung quanh con người, ảnh hưởng tới môi trường sống và làm việc của con người nói chung.
37 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu những lợi ích của việc cải tạo hệ thống môi trường sông Tô Lịch và xác định mức phí huy động trong dân cho việc cải tạo đó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỷ sinh vật giảm rõ rệt. Do đó, việc đánh giá thực trạng ô nhiễm sông Tô Lịch do các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt gây ra đã trở thành vấn đề cấp bách, đặc biệt khi Hà Nội đang phát triển thành một thủ đô văn minh, hiện đạị. Nguồn nước sông Tô Lịch bị ô nhiễm trầm trọng dẫn đến tình trạng ảnh hưởng tới đời sống của dân cư hai bên bờ. Cải thiện được vấn đề này cần có nguồn vốn rất lớn. Nếu nguồn vốn đó được đầu tư từ chính phủ là chủ yếu thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hiệu quả trong quá trình quản lí và sử dụng do sự xuất hiện của một số người ăn theo, chủ yếu là bộ phận dân cư ở hai bên bờ. Vì vậy, sự kết hợp giữa vốn của Nhà nước và nguồn vốn huy động từ dân để cải tạo sông Tô Lịch là phương án có tính khả thi và bền vững.
Những thực tiễn được trình bày ở trên đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu những lợi ích của việc cải tạo hệ thhống môi trường sông Tô Lịch và xác định mức phí huy động trong dân cho việc cải tạo đó”.
Mục tiêu nghiên cứu
Phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên CVM là một phương pháp còn rất mới mẻ nên việc tiếp cận và sử dụng phương pháp này trong các dự án chưa nhiều. Một trong những mục tiêu chính của đề tài của chúng tôi khi lựa chọn đề tài này là muốn vận dụng những lý thuyết đã được học vào thực tế nhằm tăng khả năng nắm bắt một phương pháp hiệu quả, đưa ra một mô hình về mặt lý thuyết của phương pháp này ở một khía cạnh khác.
Mục tiêu thực tế của đề tài cải tạo sông Tô Lịch là mang lại lợi ích trực tiếp cho những người dân sống hai bên bờ sông nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.Bên cạnh đó đề tài cũng nhằm một mục đích xa hơn là mang lại một nguồn thu đáng kể cho Nhà nước đóng góp vào công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá của đất nước.
Phạm vi nghiên cứu
Sự ô nhiễm của sông Tô Lịch có ảnh hưởng rất lớn đến sinh đời sống và sản xuất của toàn thành phố Hà Nội, đặc biệt là các khu dân cư sống sát hai bên bờ sông.Đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tôi chỉ đề cập đến việc thu phí của những khu dân cư này để cải tạo môi trường sông Tô Lịch mang lại lợi ích thiết thực cho họ. Lý do khiến chúng tôi chọn phạm vi này bởi những hộ gia đình sống sát hai bên sông là những người chịu tác động trực tiếp của ô nhiễm môi trường đồng thời họ cũng là những người đầu tiên được hưởng lợi khi môi trường được cải tạo.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM theo phương cách phỏng vấn và phát phiếu điều tra các gia đình tại địa điểm môi trường cần nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng.
Chương I: Phương pháp luận
1. Khái niệm
1.1. Phí
Theo Pháp lệnh về phí và lệ phí của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc hội khoá 10 (số 38/2001 PL - UBTVQH10 ngày 28/8/2001), Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành theo Pháp lệnh phí và lệ phí.
Danh mục phí về lĩnh vực Khoa học, công nghệ và môi trường gồm 11 khoản trong đó các loại phí liên quan tới môi trường như sau:Phí bảo vệ môi trường, Phí thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường, Phí vệ sinh, Phí kiểm định phương tiện đo lường chất lượng.
- Các loại phí và lệ phí : thực hiện “trả tiền tiêu dùng“, nhiều nước qui định thu phí tuỳ theo mục đích sử dụng và hoàn cảnh : phí vệ sinh thành phố, phí về cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu trên đồng ruộng.
- Thuế tài nguyên : mục đích của thuế tài nguyên là nhằm hạn chế những nhu cầu không quan trọng và xác lập mức tối đa về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích những hành vi bảo đảm cuộc sống bền vững.
- Thuế môi trường dùng để khuyến khích bảo vệ và nâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố môi trường gây ra ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn quy định, trực tiếp làm giảm lợi nhuận của họ. Nguyên tắc tính thuế phải lớn hơn chi phí để giải quyết chất phế thải và khắc phục ô nhiễm. Biện pháp đánh thuế sẽ gây sức ép, buộc nhà sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu hoặc thay thế nhiên liệu ít ô nhiễm hơn, áp dụng kỹ thuật chống ô nhiễm. Các sắc thuế môi trường chủ yếu bao gồm :
+ Thuế ô nhiễm bầu không khí
+ Thuế ô nhiễm tiếng ồn
+ Thuế ô nhiễm các nguồn nước
1.2. Tổng giá trị kinh tế (TEV)
Trong thực tiễn khi chúng ta đánh giá một hàng hoá môi trường như một khu rừng miền núi, rừng ngập mặn, hồ nước, bãi biển, loài thực vật nào đó có ý nghĩa trước mắt mà có những giá trị khó lượng hoá thậm chí không lượng hoá được. Do đó các nhà kinh tế học môi trường phải nhìn nhận đánh giá tài nguyên đó trên góc độ giá trịkinh tế.
Tổng giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên là giá trị sử dụng hay giá trị không sử dụng
TEV = UV + NUV
Hay TEV = DUV + IUV + OV + BV + EV
Trong đó
TEV: tổng giá trị kinh tế
UV: giá trị sử dụng
NUV: giá trị không sử dụng
DUV: giá trị sử dụng trực tiếp
IUV: giá trị sử dụng gián tiếp
OV: giá trị lựa chọn
BV: giá trị để lại
EV: giá trị tồn tại
Giá trị sử dụng trực tiếp thực chất liên quan đến giá trị đầu ra của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ môi trường, cụ thể đó là những nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị trên thị trường
Giá trị sử dụng gián tiếp: thông thường những giá trị sử dụng gián tiếp liên quan đến những chức năng của môi trường trong việc hậu thuẫn các hoạt động kinh tế xã hội và tạo ra ngăn chặn những thiệt hại môi trường, ví dụ như khă năng chống xói mòn, kiểm soát lũ lụt.
Giá trị không sử dụng bao gồm cơ bản là những giá trị tồn tại và những giá trị tuỳ thuộc. Đây là một giá trị rất phức tạp cả về tính toán và nhận thức, nó thể hiện giá trị phi phương tiện nằm trong bản chất của sinh vật nhưng không liên quan đến việc sử dụng thực tế, thậm chí không liên quan đến việc lựa chọn sinh vật này. Thay vào đó, giá trị này được coi như những yếu tố phản ánh sự lựa chọn của con người, nghĩa là những giá trị này nằm trong nhận thức của con người nhiều hơn.
2. Nguyên tắc
2.1. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)
Nguyên tắc này bắt nguồn từ các sáng kiến do tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triẻn (OECD) đề ra vào các năm 1972 và 1974 . PPP “ Tiêu chuẩn” những tác nhân gây ô nhiẽm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm. PPP “ Mở rộng” năm 1974 chủ trương rằng, các tác nhân gây ô nhiễm thì ngoài việc tuân theo các chỉ tiêu đối với viềc gây ô nhiễm thì còn phải bồi thường thiệt hại cho những người bị thiệt hại do ô mhiễm này gây ra. Nói tóm lại, theo nguyên tắc PPP thì người gây ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện, nhằm đảm bảo cho môI trường ở trong trạng thái chấp nhận được.
2.2. Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền (BPP)
- Nguyên tắc BPP chủ trương rằng việc phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường cần được bảo trợ bởi những người muốn thay đổi hoặc những người không phải trả giá cho việc gây ô nhiễm. Nguyên tắc BPP cũng tạo ra một khoản thu nhập, mức phí tính theo đầu người càng cao, càng nhiều người nộp thì số tiền thu được càng nhiều. Số tiền thu được theo nguyên tắc BPP có thể do các cá nhân muốn bảo vệ môi trường hay do những cá nhân không phải trả cho việc thải ra các chất gây ô nhiễm trong giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, số tiền này không trực tiếp do các công ty trả nên nguyên tắc BPP không tạo ra bất kỳ sự khuyến khích nào đối với việc bảo vệ môi trường trực tiếp.
3. Phương pháp
3.1. Phân tích chi phí-lợi ích (CBA)
- CBA là một quá trình xác định và so sánh lợi ích của việc thực hiện một dự án với những chi phí bỏ ra để thực hiện dự án chương trình đó. Phân tích lợi ích chi phi có nhiều loại khác nhau, trong đó có một số loại chủ yếu như sau
- Phân tích tài chính: là quá trình xác định và so sánh lợi ích chi phí của dự án dưới giác độ của các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư thực hiện dự án, thực chất của phân tích tài chính là phân tích các nguồn tiền tệ: khoản thu, khoản chi để xem dự án đó có sinh lời hay không.
- Phân tích kinh tế : là quá trình xác định và so sánh lợi ích chi phí của dự án nhưng dưới giác độ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong phân tích kinh tế thì lợi ích kinh tế được phân tích toàn diện hơn, bao gồm cả chi phí cơ hội của việc sử dụng các nguồn lực và các lợi ích do đóng góp cho các mục tiêu phát triển như tạo việc làm, tích kiệm ngoại tệ, công bằng xã hội.
- Phân tích chi phí lợi ích mở rộng có tính đến yếu tố môi trường là quá trình CBA mà trong đó các chi phí và lợi ích môi trường thể hiện thông qua các tác động ngoại ứng tích cực và tiêu cực của môi trường sẽ được định giá bằng tiền.
- Trình tự tiến hành phân tích chi phí lợi ích
Bước 1: Xác định rõ quyền sở hữu vốn đầu tư
Bước 2: Xác định rõ ràng hợp lý thời gian, không gian của dự án, đưa ra danh mục các dự án thay thế.
Bước 3: Liệt kê những ảnh hưởng vật chất tiềm năng
Bước 4: Dự đoán những ảnh hưởng có thể xảy ra trong suốt đời của dự án
Bước 5: Lượng hoá bằng tiền mọi tác động
Bước 6: Đưa tất cả các chi phí và lợi ích về cùng mốc thời gian
Bước 7: Tính các chỉ tiêu phân tích tài chính như NPV, IRR, B/C của các phương án thay thế
Bước 8: Phân tích ý nghĩa kinh tế của các chỉ tiêu trên
Bước 9: Từ kết quả phân tích, đưa ra quyết định đầu tư hay không đầu tư hay đề xuất phương án lựa chọn từ danh mục các phương án thay thế
3.2. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) bỏ qua nhu cầu tham khảo giá thị trường bằng cách hỏi thẳng từng cá nhân một cách rõ ràng để đánh giá tài sản môi trường. Mặc dù có rất nhiều biến tố của kỹ thuật này, phương cách thường được áp dụng nhất là phỏng vấn các gia đình hoặc tại nhà họ và hỏi cái giá sẵn lòng trả (WTP) của họ cho việc bảo vệ môi trường. Sau đó các nhà phân tích có thể tính toán giá trị WTP trung bình của những người trả lời phỏng vấn và nhân nó với tổng số người thụ hưởng địa điểm hay tài sản môi trường đang xem xét, để có được tổng giá trị ước tính của tài sản đó.
Một ưu điểm của phương pháp CVM là trên lý thuyết nó có thể được sử dụng để đánh giá các nguồn tài nguyên mà sự tồn tại tiếp tục của nó được người đánh giá cao, nhưng bản thân họ không bao giờ đến tham quan cả.
So với các phương pháp khác, phương pháp CVM có vẻ tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, có một trở ngại tiềm ẩn đối với nhà phân tích thiếu thận trọng mà chúng ta sẽ thảo luận ở một số vấn đề sau:
- Nói ít đi WTP. Giả thiết chính của kỹ thuật CVM là tổng số WTP được những người trả lời phát biểu tương ứng với sự đánh giá của họ về tài sản đang xem xét. Các nhà phê bình đang nghi ngờ tính hiệu lực của một giả thiết như vậy, cho rằng bản chất giả thiết của phương án CVM làm cho câu trả lời của các cá nhân không đúng với giá trị thực. Tuy nhiên, do phần nói bớt di nầy tương đối nhỏ nên đây có thể không phải là vấn đề quá nghiêm trọng.
- WTP với WTA có sự chênh lệch khá lớn giữa giá trị WTP và WTA
Trên lý thuyết câu hỏi về việc trả tiền có thể được đặt ra như thường lệ “ Bạn sẵn lòng trả bao nhiêu (WTP) để có được” hoặc dưới dạng ít gặp hơn “ Bạn sẵn lòng nhận bao nhiêu (WTA) để bồi thường cho việc tài sản môi trường này?”. Khi đem so sánh hai câu hỏi trên, các nhà phân tích để ý rằng WTA cao hơn WTP rất nhiều, một kết quả mà các nhà phê bình cho là mất hiệu quả của phương pháp CVM và cho thấy rằng khi trả lời các câu hỏi như thế các cá nhân muốn nói lên điều mà họ muốn nó xảy ra hơn là những đánh giá.
c. Thiên lệch một phần-toàn phần: Các nhà phê bình phương pháp CVM đã lưu ý rằng nếu người ta lần đầu tiên được hỏi WTP của họ cho một phần tài sản môi trường (như một con sông trong hệ thống các con sông) và sau đó được hỏi đánh giá cho toàn bộ tà sản (nghĩa là toàn bộ hệ thống các con sông) thì số tiền được phát biểu là như nhau vì trong cách phân bố thông thường việc chi tiêu của họ: đầu tiên chia thu nhập khả dụng của họ thành nhiều khoản ngân sách (nhà ở, thực phẩm, xe hơi, giải trí) sau đó chia tiếp vào các khoản mục thực sự phải mua. Vì thế, đối với giải trí bước đầu xác định tổng ngân sách mà mỗi cá nhân dành cho giải trí và sauđó chia tiếp thành số tiền họ sẵn lòng chi tiêu cho mỗi nơi họ muốn viếng thăm.
Một phương pháp giải quyết vấn đề này là lần đầu tiên hỏi họ để biết tổng ngân sách dành cho giải trí và kế đó là WTP của họ đối với tài sản môi trường đang xem xét, nhắc nhở họ về ngân sách giải trí có hạn của họ và cho rằng số tiền mà họ dành cho tài sản này không thể chi tiêu cho việc khác.
Một phương pháp thứ hai là giới hạn việc sử dụng CVM trong việc đánh giá một nhóm lớn của hàng hoá môi trường, việc giới hạn này nếu cần, sẽ làm hạn chế đáng kể việc áp dụng CVM ở quy mô rộng lớn và chính nó có thể tạo ra những trở ngại nhiều hơn đối với khă năng của người trả lời để hiểu nhóm lớn hàng hoá như vậy
d. Thiên lệch theo phương tiện: khi hỏi một câu về WTP các nhà phân tích phải xác định việc đóng góp theo con đường nào (phương tiện đóng góp). Những người được hỏi có thể thay đổi WTP của họ tuỳ theo phương tiện đóng góp họ chọn.
e. Thiên lệch điểm khởi đầu: nếu nghiên cứu ban đầu đã thử gợi ý cho những người trả lời bằng cách đề nghị một số tiền khởi đầu sau đó tăng lên hay giảm đi số tiền này dựa theo người trả lời đồng ý hay từ chối số tiền đó. Tuy nhiên, người ta thấy rằng sự lựa chọn mức tiền ban đầu ảnh hưởng đến số tiền WTP sau cùng của người trả lời.
4. Các thông số cơ bản
4. 1. Các thông số cơ bản
- Chọn biến thời gian thích hợp về mặt lý thuyết, phân tích kinh tế dự án đầu tư phải được kéo dài trong thời gian vừa đủ để có thể bao hàm hết mọi lợi ích và chi phí của dự án. Trong việc lựa chọn biến thời gian thích hợp cần lưu ý hai nhân tố sau:
+ Thời gian tồn tại hữu ích dự kiến của dự án để tạo ra các sản phẩm đầu ra, các lợi ích kinh tế mà dựa vào đó dự án được thiết kế. Khi lợi ích thu được của dự án trở nên rất nhỏ thì thời gian sống hữu ích của dự án có thể xem như kết thúc.
+ Hệ số chiết khấu được sử dụng trong phân tích kinh tế của dự án. Hệ số chiết khấu càng lớn thì thời gian chiết khấu của dự án sẽ càng giảm bởi nó làm giảm giá trị hiện tại ròng của dự án theo thời gian.
- Chiết khấu là một cơ chế mà nhờ đó ta có thể so sánh chi phí và lợi ích ở các thời điểm khác nhau trên trục thời gian. Trong sử dụng chiết khấu cần đảm bảo hai đIều kiện sau:
+ Một số biến số đưa vào tính chiết khấu( chi phí lợi ích) phải được đưa về cùng một đơn vị giá trị.
+ Giá trị một dơn vị chi phí hoặc lợi ích hiện tại lớn hơn mọt đơn vị lợi ích hoặc chi phí trong tương lai.
4.2. Các chỉ tiêu tính toán
- Giá trị hiện tại ròng (NPV): Đối với đa số các dự án, việc phân tích, kiểm tra được thực hiện bằng cách so sánh lợi ích và chi phí theo thời gian.
NPV là đại lượng dùng để xác định giá trị lợi nhuận ròng khi chiết khấu dạng lợi ích và chi phí về năm thứ nhất. Nó được xác định theo công thức sau:
giá trị hiện tại ròng (NPV)
n Bt n Ct
NPV= ồ ----- - ( C0 + ồ ------- )
t=1 (1+r)t t=1 (1+r)t
Trong đó
Bt : lợi ích năm t
Ct : chi phí năm t
C0 : chi phí năm đầu
r : hệ số chiết khấu
t : thời gian tương ứng (t=1,2,..,n)
ồ: tổng trong khoảng thời gian từ năm thứ nhất đến năm thứ n
Dự án có lãi khi NPV>0, hoà vốn khi NPV=0, lỗ khi NPV<0 NPV là chỉ tiêu hữu ích nhất vì nó có ít hạn chế và được sử dụng phổ biến trong phân tích dự án. Thông qua chỉ tiêu này để đo lường khả năng sinh lời bằng tiền của dự án.
ý nghĩa của NPV: NPV là một chỉ tiêu kinh tế trợ giúp cho chủ đầu tư khi đưa ra quyết định đầu tư hay lựa chọn phương án tối ưu trong danh mục các phương án thay thế.
- Giá trị tương lai ròng (NFV)
n
NFV= ồ (Bt - Ct)*(1+r)t
t=1
Ngoài chỉ tiêu NPV, trong phân tích dự án có thể sử dụng NFV thay cho NPV. ý nghĩa của việc sử dụng NFV cũng tương tự như NPV. Chỉ khác NPV chiết khấu các dòng chi phí và lợi ích về năm thứ nhất, trong khi NFV tính gộp chí phí và lợi ích về thời điểm trong tương lai (thường cuối dự án) NFV được xác định như sau:
Các thông số có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính NPV đã nêu trên. Quyết định lựa chọn dự án dựa trên chỉ tiêu NFV cũng tương tự như NPV. Thông thường đối với dự án đầu tư, chủ dự án sẽ quyết định bỏ vốn đầu tư khi NPV (NFV) >0. Đối với các dự án đầu tư cho môi trường có thể quyết định đầu tư ngay cả khi NPV (NFV)=0. Do đặc trưng của dự án môi trường là bên cạnh những lợi ích kinh tế còn có những lợi ích xã hội chưa được lượng hoá hết. Chẳng hạn: cải thiện sức khoẻ cộng đồng, môi trường sinh thái.
- Hệ số hoà vốn nội bộ (IRR): hệ số hoà vốn nội bộ là hệ số K mà qua đó giá trị hiện tại ròng bằng không.
n Bt n Ct
ồ ----- - ( C0 + ồ ------- ) = 0
t=1 (1+r)t t=1 (1+r)t
IRR được sử dụng khá phổ biến. Giá trị IRR sau khi tính toán được so sánh với lãi suất hoặc hệ số chiết khấu. Đây là chỉ tiêu dùng để lựa chọn dự án. Nếu IRR lớn hơn lãi suất hoặc hệ số chiết khấu thì dự án có lãi, hoà vốn khi IRR bằng lãi suất hoặc hệ số chiết khấu, lỗ khi IRR nhỏ lãi suất. Có thể lựa chọn dự án ngay cả khi IRR bằng hệ số chiết khấu đối với các dự án đầu tư phát triển nhằm tạo công ăn việc làm cho xã hội hoặc cải thiện chất lượng môi trường.
-Tỷ suất lợi nhuận (B/C): tỷ suất lợi nhuận so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu. Nó được xác định qua công thức sau:
n Bt n Ct
B/C = ( ồ -------- ) / ( C0 + ồ -------- )
t=1 (1+r)t t=1 (1+r)t
Tóm lại, cả ba chỉ tiêu đã trình bày ở trên đều căn cứ vào giá trị hiện tại của dòng lợi ích và chi phí. Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, đIều này được thể hiện qua bảng sau:
NPV
B/C
IRR
Quyết định
Nếu
>0
Thì >1
Và >r
Đầu tư
<0
<1
<r
Không đầu tư
=0
=1
=r
Có thể đầu tư hoặc không đầu tư.
- Thời gian hoàn vốn: chỉ tiêu này phản ánh khoảng thời gian thu hồi vốn của dự án. Nếu thời gian hoàn vốn < đời dự án thì dự án đó có hiệu quả. Thời gian hoàn vốn tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng loại dự án. Đối với dự án môi trường thường có thời gian hoàn vốn dài, và lợi ích môi trường thường không thể thấy ngay khi mới thực hiện dự án.
Thời gian hoàn vốn không đo lường trực tiếp khả năng có lãi hoặc lỗ của dự án mà nó cho biết thời hạn sẽ thu hồi đủ vốn của dự án.
Chương II: Thực trạng môi trường khu vực
1. Vị trí địa lý và tình trạng ô nhiễm nước của thành phố Hà Nội:
1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, cách biển Đông khoảng 100 km. Địa hình thành phố Hà Nội tương đối bằng phẳng, độ dốc tự nhiên nhỏ ( 0,003%) và dốc theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Khu vực phía Bắc và Tây Bắc có độ cao trên 7m. Khu vực trung tâm thành phố có độ cao trung bình từ 6m đến 7m, khu vực phía Nam thành phố là vùng trũng có độ cao từ 4,5m đến 5m và đây là khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng khi có mưa lớn kéo dài, vùng cao nhất có cốt là +10m. Do địa hình tương đối bằng phẳng nên gây khó khăn cho việc thoát nước.
1.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước :
Hà Nội có 4 sông thoát nước chính là : sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu với chiều dài là 38,9 km và các mương đất có tổng chiều dài là 38 km, 18 hồ với tổng diện tích là 660 ha, lớn nhất là Hồ Tây có diện tích là 516 ha.
Hệ thống thoát nước Hà Nội là hệ thống cống chung với tổng chiều dài đường cống thoát nước là 170km trên tổng số 220 km đường và như vậy là có tới hơn 50 km đường không có hệ thống thoát nước.
Do hệ thống thoát nước nhiều nơi đã cũ cho nên về mùa mưa các trận ngập lụt thường xuyên xảy ra, ngập lụt thường kèm theo những vấn đề nghiêm trọng không chỉ với tài sản của nhân dân mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ do trong khi ngập lụt có thể có dịch bệnh do nước thải gây nên. Nước mưa có thể mang hàm lượng cao các chất lơ lửng phốt pho, amoniac, cũng như sắt, oxit, các loại muối và các vi khuẩn ngấm vào các giếng và các đường ống bị rò rỉ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Do Hà Nội chưa có các trạm xử lý nước thải nên nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện đổ trực tiếp xuống hệ thống cống chung và ao hồ. Điều này đã gây hiện tượng ô nhiễm các sông, hồ, ao từ các mức độ nhẹ đến nặng. Nhìn chung các ao, hồ đều có khả năng tự làm sạch khá lớn nhưng mức độ ô nhiễm ngày càng tăng, việc xử lý thực tế diễn ra trong hệ sinh thái dưỡi nước đang bị quá tải và có thể bị huỷ hoại hoàn toàn do các chất hữu cơ và chất thải công nghiệp. Như vậy hệ thống thoát nước vừa thiếu vừa không đồng bộ chính là vấn đề môi trường lớn nhất, gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người dân.Qua hai bảng số liệu về tình trạng ô nhiễm của 4 con sông Kim Ngưu, Tô Lịch, Sét, Lừ và 4 hồ Giảng Võ, Đống Đa, Thanh Nhàn 1, Thanh Nhàn 2 cho thấy mức độ ô nhiễm hệ thống thoát nước ở Hà Nội.
Bảng 1
Các chỉ tiêu
Sông Kim Ngưu
Sông Tô Lịch
Sông Sét
Sông Lừ
NH4( mg/l)
12,25
16,14
22,53
22,61
SS (mg/l)
40,8
37
35,8
35,67
BOD5(mg/l)
27,2
26,2
39,4
36,7
COD (mg/l)
54,3
52,14
67,7
64,9
Coliform (PC/100 ml)
130,657
262,085
207,342
175,557
Steptococss (PC/100mg)
109,383
10,757
24,812
11,457
Bảng 2
Các chỉ tiêu
Hồ Giảng Võ
Hồ Đống Đa
Hồ Thanh Nhàn 1
Hồ Thanh Nhàn 2
Độ pH
7,4
7,9
86
8,3
Độ dẫn điện
432
470
412
456
DO (mg/l)
1,3
2,9
15,3
10,8
NH3-N (mg/l)
13,7
6,5
4,3
5,5
NO3-N (mg/l)
2,1
1,5
1,5
0,9
Độ đục
24
46
60
53
SS (mg/l)
16
38
49
52
Độ màu
Chưa lọc
320
288
Đã lọc
169
119
Từ bảng 1 ta nhận thấy sông Sét là sông bị ô nhiễm nhất trong 4 con sông tiếp đến là sông Lừ, Kim Ngưu và cuối cùng là sông Tô Lịch.
Từ bảng 2 ta nhận thấy các hồ bị ô nhiễm từ nhẹ đến nặng do các loại nước thải sinh hoạt, nhà máy, bệnh viện... đổ vào.
Tình trạng ô nhiễm của môi trường nước do một số nguyên nhân chính sau:
- Hệ thống thoát nước bị quá tải do mức độ tăng trưởng nhanh của đô thị, hơn nữa hệ thống này đã quá cũ mà không được cải tạo, bảo dưỡng thường xuyên do điều kiện kinh phí hạn hẹp.
- Dòng chảy ở các sông, mương ở một vài nơi bị thu hẹp do sự lấn chiếm trái phép của dân cư xung quanh đó.
- Các nguồn nước bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, bệnh viện đổ trực tiếp vào mà chưa qua xử lý sơ bộ.
- Ngoài ra ý thức của người dân chưa cao nên các sông, mương, hồ, ao bị dân sống quanh vùng đổ đầy rác và các loại phế thải.
2. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Thực tế, nhiều đoạn sông hồ ở Hà Nội đang được cải tạo, sông Tô Lịch đầu tư cải tạo trên nhiều đoạn. Nhìn tổng thể hệ thống sông Tô Lịch tương đối bằng phẳng có cốt cao nhất 10-11m và thấp nhất từ 4-5m, độ dốc tự nhiên trung bình theo hướng Bắc-Nam là 0,004% theo hướng Đông Nam là phẳng .
Sông Tô Lịch chảy theo hướng Bắc- Nam với tổng chiều dài 14,4 km từ cống Đô trên mương Thụy Khê tới điểm hợp dòng với sông Nhuệ và được chia làm 6 đoạn( theo địa hình dòng sông ). Tương ứng với các điểm chia đoạn các nguồn xả chính vào sông Tô Lịch từ lớn đến nhỏ như sau:
- Cầu Sơn 2 : Nằm ở hạ lưu sông Kim Ngưu trước khi đổ ra sông Tô lịch, lưu lượng xả vào sông Tô Lịch của sông Kim Ngưu :
Qtb = 3,034 m3/s
- Điểm cầu Dâu : Đây là mặt cắt phía hạ lưu của hợp lưu sông Tô Lịch với sông Lừ, lưu lượng xả của sông Lừ vào sông Tô Lịch :
Qtb = 2,322 m3/s
- Điểm Cống vị : Mương xả ra sông ( mương Ngọc Hà - Đội Cấn – Cống Vị )
lưu lượng xả vào sông Tô Lịch :
Qtb = 0,884 m3/s
- Điểm Cống Mọc : Mương xả ra sông (Mương Hào Nam – Yên Lãng ), lưu lượng xả vào sông Tô Lịch :
Qtb = 0,644 m3/s
- Điểm Nghĩa Đô : Mương xả ra sông ( Mương Nghĩa Đô ), lưu lượng xả ra sông Tô Lịch :
Qtb = 0,398 m3/s
- Điểm Cống Bưởi : Mặt cắt phía thượng nguồn sông Tô Lịch ( Mương Thụy Khê ), lưu lượng xả vào sông Tô Lịch :
Qtb = 0,248 m3/s
Khi tiến hành đo lưu lượng của sông Tô Lịch, các chuyên gia Nhật Bản đã sở dụng công thức hồi quy để tính toán dòng chảy tự nhiên bắng cách sử dụng nhiều ví dụ để tìm ra dòng chảy tự nhiên đã đưa ra công thức :
Q = 0,0069A
Trong đó:
- Q : Dòng chảy tự nhiên (m3/s).
- A : Diện tích lưu vực (km2).
Theo cách tính này thì dòng chảy tự nhiên của sông Tô Lịch được tính xấp xỉ là 0,5 m3/s.
Cùng tiến hành tính dòng chảy tự nhiên ở sông Tô Lịch các chuyên gia của tổng cục khí tượng thuỷ văn đưa ra công thức
Q = A*Xmp
Trong đó :
- Xp là lượng mưa trung bình hàng năm.
- A, m được tính theo khu vực.
Cách tính này cũng cho ra kết quả là xấp xỉ 0,5 m3/s.
Tuy nhiên khi đo dòng chảy chậm của sông Tô Lịch, khi dòng chảy trên sông phải thật sự là dòng chảy kiệt, thì các chuyên gia ước tính rằng vào khoảng từ 4 đến 5 m3/s. Điều này kết hợp với dòng chảy tự nhiên tính toán được ở trên cho thấy lượng dòng chảy chậm trên sông phần lớn là dòng chảy của nước thải. Qua đây ta thấy được rằng dòng chảy của sông Tô Lịch được sinh ra từ chính nước thải sinh hoạt của dân cư, các bệnh viện, nhà máy...v.v trong thành phố.
3. Thực trạng ô nhiễm của sông Tô lịch
Sông Tô Lịch là con sông chính tiếp nhận nước thải của của thành phố Hà Nội, mật độ nước thải đổ ra sông là rất lớn, một số nguồn nước thải chính mà ta có thể thống kê được là :
- Bệnh viện Lao.
- Bệnh viên nhi Thụy Điển.
- Bệnh viện phụ sản.
- Bệnh viện Giao thông.
- Nhà máy giầy Thượng Đình.
- Nhà máy cao su Sao Vàng.
- Nhà máy Lever Haso.
- Nhà máy bóng đèn.
- Nhà máy bia Hà Nội.
- Nhà máy Trung Kinh.
- Nhà máy nhựa Đại Kim.
- Nhà máy Sơn tổng hợp.
Ngoài những nhà máy bệnh viện đã thống kê được ở trên thì nguồn nước thải sinh hoạt của dân cư cùng với của những cơ sở sản xuất nhỏ cũng chiếm tỷ lệ rất cao và không kém phần độc hại.Để thấy rõ hơn tình trạng ô nhiễm ta chọn ra 4 điểm khống chế trên sông là :
- Cống Bưởi (thượng lưu).
- Cầu mới (điểm giữa thượng lưu và hạ lưu).
- Cầu Dậu và cầu Bươu (hạ lưu).
Ta đánh giá chất lượng nước sông tại 4 điểm trên theo mùa khô và mùa mưa qua bảng tổng hợp sau :
Các chỉ tiêu
Cống Bưởi
Cầu Mới
Cầu Dậu
Cầu Bươu
Mùa Mùa
mưa khô
Mùa Mùa
mưa khô
Mùa Mùa
mưa khô
Mùa Mùa
mưa khô
Độ pH
8,5 8,8
7,8 8,1
7,7 8,09
8,14 8,6
BOD5
15,05 18,88
23,7 33,6
26,8 45,1
21 29,8
COD
31,25 34
44,7 57,6
57,9 87,3
41,5 51
DO
1,32 2,6
0,67 1,5
0,708 1,2
1,1 1,7
SS
28 37
29 35
38 39
26 66
Pb
0,15 0,15
0,125 0,15
0,22 0,29
0,155 0,21
CN-
0,25 0,27
0,275 0,34
0,3 0,31
0,245 0,25
Cr+3
0,0185 0,052
0,017 0,02
0,0225 0,023
0,0145 0,017
Cr+6
0,16 0,2
0,13 0,15
0,13 0,16
0,16 0,18
Zn
0,76 1,01
1,14 1,21
1,08 1,25
1,4 1,4
Mn
0,055 0,064
0,137 0,183
0,08 0,14
0,118 0,19
Fe
0,2 0,5
0,39 0,61
0,7 1,5
0,425 0,6
Sn
0,13 0,17
0,155 0,21
0,38 0,7
0,26 0,42
NH3-N
2,33 6,7
12,7 25,4
13,3 25,3
8,9 17,6
Cl-
32,52 66,49
32,87 78,69
30,78 65,88
29,3 63,5
NO3(N)
0,25 0,45
0,42 0,9
1,26 3,5
0,47 1,3
NO2(N)
0,075 0,1
0,08 0,15
0,4 0,4
0,185 0,35
Dầu
3,55 3,9
4,37 4,5
4,8 5,7
4,7 5,2
VS Fe
13850 8000
7366 16000
4766 9000
6416 14300
Fs
3759 11300
2586 11800
2448 8300
2320 7800
COND
487 810
493 628
593 710
618 725
TURB
34 36
37 42
36 46
27 37,2
Qua số liệu ở bảng trên ta nhận thấy :
Về mùa khô nước sông liên kết là nước thải.
- Hàm lượng BOD, COD trên toàn bộ sông đều vượt quá chỉ tiêu cho phép, BOD đo được khoảng 25 mg/l đến 30mg/l cá biệt có điểm cầu Bươu có lúc lên đến 45 mg/l, COD từ 30 đến 50 mg/l cá biệt có điểm lên tới 80 mg/l ở cầu Dậu.
- Sông thường trong tình trạng yếm khí, lượng ô xy hoà tan trung bình trên toàn sông khoảng nhỏ hơn 1 mg/l.
- Hàm lượng các chất hữu cơ NO3 đều vượt quá tiêu chuẩn, sông ở tình trạng phì dinh dưỡng.
- Hàm lượng các kim loại nặng, độc hại lên rất cao Pb ( 0,12 – 0,15 mg/l ) Cr6+ ( 0,1 – 0,15 mg/l ) hợp chất có chứa Xianua ( CN- ) từ 0,2 – 0,25 mg/l cá biệt tại cầu Dậu là 0,3 mg//l.
- Các kim loại khác như : Fe, Zn, Mn, Sn ... đã xuất hiện trong nước sông.
- Lượng dầu mỡ trong sông rất cao từ : 3,9 – 5,2 mg/l, tại cầu Dậu lên tới
5,7 mg/l, váng dầu có thể tìm thấy dọc sông.
- Lượng Coliform Fe, Fs lên rất cao
Tổng lượng Coliform từ 10.000 – 20.000 MPN/100 ml .
- Nước sông có màu xanh đen, mùi hơi đặc biệtvào những ngày nắng nóng, rau bèo hai bên bờ sông ngăn cản dòng chảy.
Về mùa mưa nước sông chảy mạnh hơn, lưu tốc dòng chẩy tăng do ảnh hưởng của nước mưa đã pha loãng nước thải nên chất lượng nước sông Tô Lịch được cải thiện nhiều. Tuy nhiên kết quả phân tích cho thấy dù thậm chí đã được pha loãng hơn nhưng nước sông vẫn ở tình trạng xấp xỉ hoặc cao hơn chút ít so với tiêu chuẩn cho phép và một số chỉ tiêu vẫn cao hơn nhiều như :
- Các chất dầu mỡ : 4,5 – 5 mg/l
- Hàm lượng COD : 30 – 45 mg/l
BOD : 20 – 25 mg/l
- Chất lơ lửng SS : 120 mg/l.
Để thấy rõ hơn ta đi vào xem xét đánh giá mức độ ô nhiễm cụ thể một nguồn thải và điển hình là khu công nghiệp Thượng Đình, khu này nằm xen kẽ trong khu dân cư đông đúc, khâu xử lý chất thải gần như không có.
Bảng sau được đưa ra có nội dung là thành phần tính chất nước thải ở cống xả của khu vực Thượng Đình chảy ra sông Tô Lịch:
TT
Các chỉ tiêu
Cao xà lá
Đình Vòng
Bóng đèn phích nước
Nhà máy nước
1
Lưu lượng
( m3/ngd )
9000
4700
500
7000
2
Nhiệt độ nước thải
( 0C )
22 - 27
22 - 26
25 - 30
22 - 27
3
Độ pH
7,4 – 7,6
7,4 – 7,8
6,8 – 7,2
7 – 7,8
4
Cặn lơ lửng (mg/l)
60 – 450
60 – 125
120 – 180
120 – 300
5
ôxy hoà tan (mg/l)
2,2 – 3,3
1,5 – 3,5
4 – 7,5
1,5 - 5
6
Độ ôxy hoá KmnO4 (mg/l)
65 – 750
8 – 1,5
7 – 12
7
COD (mg/l)
800 – 2080
80 – 290
150 – 180
175 – 290
8
BOD5 (mg/l)
30 – 155
15 – 60
50 – 100
15 – 72
9
NH4+ (mg/l)
2 – 6
0,2
3 – 5
0,5 – 5
10
PO43+ (mg/l)
1,7 – 8
0,7 – 10
0,1 – 0,3
0,4 – 0,9
11
NO3- (mg/l)
1 – 7
3,5 – 7,5
0
0,1 – 0,4
12
Cl - (mg/l)
70 – 1800
10 – 45
15 – 36
15 –35
13
Độ dẫn điện
( ms/cm )
300 – 900
500 – 550
14
Cr6+ (mg/l)
0,01
0,01 – 0,06
15
Tổng lượng chất tan (mg/l)
200 – 2000
200 – 500
1250
810
16
SO42+ (mg/l)
20 – 200
3 – 9
Căn cứ vào kết quả khảo sát đo lường chất lượng nước sông Tô Lịch khu vực này ta thấy rằng các chỉ tiêu lý, hoá sinh đã thay đổi đột ngột :
- Ô xi hoà tan : tỷ lệ này giảm từ 3-5 mg/l ở nước sông trước khu công nghiệp xuống còn 1,5-3 mg/l ở nước sông sau khi xả nước thải công nghiệp.
- pH : do tính ổn định và tính đậm đặc của nước sông nên pH môi trường nước sông sau các miệng xả nước thải của khu công nghiệp nằm trong khoảng 7,2 – 7,8.
- Độ màu của nước sông : do các dòng xả nước thải nhất là sau miệng xả của nhà máy cao su xà phòng, trong sông hình thành dòng nước màu vàng nâu hoặc trắng đục ( thường xảy ra vào lúc 9h đến 10h30 hàng ngày ).
- BOD5 của nước sông sau miệng xả tăng đột ngột từ 15-20 mg/l trước miệng xả đến 20-25 mg/l sau miệng xả. Trị số COD tương ứng từ 20-45mg/l cũng tăng tới 40-180 mg/l, thậm chí có lúc tăng tới 380 mg/l (tại Kim Giang).
- NH4+ trong nước sông ở đoạn trước và sau khi xả nước thải cũng tương ứng ở mức 5-8 mg/l và 17-20 mg/l.
- PO43+ tương ứng từ 0,15-2 mg/l tăng tới 0,4-5 mg/l.
- Hàm lượng H2S ở đoạn sông này cũng rất cao 3-15 mg/l.
- Hàm lượng muối kim loại nặng ở đoạn sông này khá cao như :
+ Hàm lượng kim loại Cu là 0015-0,03 mg/l vượt quá lượng cho phép của nguồn nước mặt 0,005 mg/l.
+ Hàm lượng Cr6+ đạt tới 0,002-0,006 mg/l vượt xa mức tiêu chuẩn cho phép.
- Sinh thái dưới nước : do xả nước thải công nhiệp làm cho một số loài, một số cá thể, các thuỷ sinh vật đều nghèo đi
- ở một mức độ nhất định khu công nghiệp Thượng Đình cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước ngầm mạch nông và nguồn nước ngầm mạch sâu tức là ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân làm cho sức khoẻ của nhân dân bị đe dọa.
Sông bị ô nhiễm cùng với các trận ngập lụt thường kèm theo những vấn đề nghiêm trọng không chỉ với tài sản của nhân dân mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ do trong khi ngập lụt có thể có dịch bệnh do nước thải gây nên. Chỉ tính riêng trong trận lụt 14 ngày năm 1984 ước tính chung đã gây thiệt hại khoảng 81,5 triệu USD, trận lụt 7 ngày năm 1989 thiệt hại khoảng 45,2 triệu USD. Từ thực trạng ô nhiễm trên của sông Tô Lịch nói riêng và toàn thành phố Hà Nội nói chung thì việc triên khai một hệ thống xử lý ô nhiễm và khơi thông dòng chảy đồng bộ và triệt để là yêu cầu rất cấp bách.
Chương III: Phân tích chi phí lợi ích cải tạo môi trường hệ thống sông Tô Lịch
1. Nội dung các phương án
Xuất phát từ thực trạng sông Tô Lịch và những ảnh hưởng của nó tới sản xuất, đời sống của dân cư và nhất là đời sống của dân cư hai bên bờ sông. Yêu cầu đặt ra là phải có những giải pháp biểu hiện đề ra để khắc phục những ảnh hưởng này. Cải tạo sông Tô Lịch là giải pháp có tính khả thi có thể giải quyết những yêu cầu trên.
Phân tích chi phí lợi ích dự án cải tạo sông Tô Lịch nhằm mục đích làm sáng tỏ kết quả thu được từ những hoạt động đầu tư cho cải tạo môi trường.
Hai phương án đưa ra tôi xét cụ thể là phương án cơ sở và phương án đề xuất :
1.1. Phương án cơ sở
Là phương án phản ánh hoạt động của các khu vực dân cư, xí nghiệp, bệnh viện đổ nước thải trực tiếp khi chưa có hoạt động cải tạo và giải quyết ô nhiễm một cách triệt để.
1.2. Phương án đề xuất
Là phương án cải tạo triệt để và lâu dài, tận gốc những vấn đề bức xúc nhất hiện nay về môi trường không những cho khu vực dân cư xung quanh hai bên bờ sông Tô Lịch mà còn cho cả toàn thành phố Hà Nội.
1.2.1. Nội dung của phương án:
- Giai đoạn I: Cải tạo sông mương
+ Việc này bao gồm các phần việc : đào đắp bờ sông, nạo vét đáy sông tạo độ dốc thủy lực
+ Kè bờ, làm đường hai bên bờ sông. Cải tạo xây dựng lại các cống qua sông.
- Giai đoạn II: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải :
+ Hệ thống xử lý tại chỗ : xử lý nước thải cho từng cụm nhà ở, nhà máy.
+ Hệ thống xử lý tập trung : Xử lý nước thải cho cả vùng.
Chia khu vực nghiên cứu thành 7 vùng xử lý nước thải, vị trí cụ thể như sau
+ Vùng 1 : Đặt tại Bưởi
+ Vùng 2 : Đặt tại xã Trần Phú
+ Vùng 3 : Đặt tại Láng Hạ
+ Vùng 4 : đặt tại sân bay Bạch Mai
+ Vùng 5 : Đặt tại xã Trung Hoà
+ Vùng 6 : Đặt tại xã Tân Triều
+ Vùng 7 : thuộc huyện Thanh trì
1.2.2. Ưu nhược điểm của phương án đề xuất
Phương án này tất nhiên là có rất nhiều điểm mạnh như giải quyết triệt để nguồn gây ô nhiễm, tạo nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội. Những nhược điểm của nó cũng không phải là không có, nhưng những lợi ích của nó mang lại thực sự rất lớn không chỉ về mặt môi trường mà còn cả về vấn đề quy hoạch đô thị, ổn định dân cư trong chiến lược mở rộng và phát triển thành phố Hà Nội.Nhược điểm lớn nhất hiện nay của phương án này là đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, công nghệ hiện đại và giải pháp đưa ra là bước đầu chúng ta sẽ vay vốn nước ngoài để thực hiện và sau đó là dựa vào phí thu được sẽ góp phần trả nợ dần.
2. Khái toán chi phí
2.1. Chi phí đầu tư ban đầu
2.1.1. Phương án cơ sở
Vì không có các hoạt động cải tạo sông nên không có chi phí đầu tư để xây dựng các công trình khắc phục sự cố môi trường, do đó phương án này không có chi phí đầu tư ban đầu.
2.1.2. Phương án đề xuất :
Tổng chi phí xử lý nước sôngvề mức tiêu chuẩn
tương ứng với giai đoạn I của dự án.
Đơn vị tính: 1000USD
STT
Danh mục công trình
Kinh phí
1
Công việc chuẩn bị mặt bằng
723
2
Công việc xây dựng chính
85.068
3
Cải tạo mương thoát nước
4.548
4
Cải tạo hồ
19.918
5
Cải tạo và xây dựng cống
10.032
6
Cung cấp thiết bị để nạo vét cống và mương thoát nước
9.650
7
Chi phí hành chính
3.401
8
Chi phí thu hồi dền bù đất
15.180
9
Chi phí dịch vụ kỹ thuật
15.388
10
Thuế nhập khẩu
3.979
11
Trượt giá
21.791
12
Dự phòng phí
26.289
13
Trạm xử lý nước thải( 7 trạm )
Giai đoạn 2
200.000
Tổng cộng
416.268
Tổng chi phí xử lý nước sông
về mức tiêu chuẩn tương ứng với giai đoạn II của dự án
Stt
Hạng mục công trình
Kinh phí
1
Tổng chi phí xử lý nước sông về mức tiêu chuẩn có thể bơi thuyền
416.268
2
Chi phí thêm cho các trạm xử lý
200.000
Tổng cộng (1) + (2)
600.268
3. Phương pháp xác định mức phí
3.1. Cơ sở xác định mức phí
Cơ sở xác định mức phí hàng năm để cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch và duy trì hệ thống cải tạo đó là Mức tiền sẵn sàng chi trả(WTP) mà các hộ dân cư hai bên bờ sông bỏ ra để có được chất lượng nước sông tốt hơn.
Tổng lợi ích người tiêu thụ ( ở đây là các hộ dân cư sống 2 bên bờ sông ) có được là WTP gộp bao gồm phần thật sự chi trả và phần thặng dư của người tiêu thụ.
P
B
A C
0 D Q
Hình 1 cho thấy đường cầu của một sản phẩm( một mặt hàng thị trường hoặc phi thị trường ). Giả sử giá đang ở mức OA, lượng cầu sẽ là OD. Chúng ta có thể tôi đường cầu là “đường mức sẵn lòng trả”: nó cho thấy mức sẵn lòng trả cho một sản phẩm thêm vào và đó là đường mức sẵn lòng trả biên.
Số tiền mà các cá nhân chi trả thật sự ở ngoài thị trường( hoặc số tiền mà họ sẽ trả nếu có thị trường ) cho bởi tổng chi OACD. Nhưng có WTP giá cao hơn cho các đơn vị đầu tiên, như WTP là OB cho đơn vị đầu tiên, và giảm xuống DC ứng với đơn vị cuối cùng. Do đó WTP cao hơn phần chi trả thật sự.
Nếu chúng ta cộng dôi ra của WTP ở phia trên OA ( giá thực sự trả ) của mỗi đơn vị sản phẩm chúng ta sẽ có hình tam giác ABC. Phần này được gọi là phần thặng dư của người tiêu thụ: đó là lợi ích họ có được trên số tiền mà họ thực sự trả. WTP gộp là OACD + ABC = OBCD và phần này và phần này được tạo nên bởi phần thật sự chi trả và phần thặng dư của người tiêu thụ. Nói cách khác, chúng ta gọi OBCD là WTP gộp và ABC là WTP ròng.
Như vậy dựa trên WTP của các hộ gia đình sẽ xây dựng được đường cầu và từ đó tính được tổng lợi ích của các hộ gia đình hai bên sông, từ đó có thể đưa ra mức phí cần thiết.
WTP là 1 số liệu quan trọng khi sử dụng phương pháp CVM để đành giá hàng hoá môi trường và được thu thập qua quá trình phỏng vấn phát phiếu điều tra.
3.2. Đánh giá chung
Phiếu điều tra được phát trên 3 phường có sông Tô Lịch chảy qua:phường Thượng Đình, Phường Hạ Đình và phường Yên Hoà. TRong quá trình tiến hành điều tra thực tế, nhóm nghiên cứu chia các hộ điều tra thành 3 lớp. Với lớp 1 là các hộ ở sát ven bên bờ sông, lớp 2 là các hộ ở cách ven bờ sông 1 lớp nhà, lớp 3 là các hộ dân cách bờ sông ít nhất 2 lớp nhà. Qua quá trình phát phiếu điều tra, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 127 hộ tiêu biểu ( trong đó 59 hộ thuộc lớp 1, 38 hộ thuộc lớp 2, còn lại 30 thuộc lớp 3) là họ sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền để cải tạo chất lượng nước sông lên 2 mức sau:
- Tình huống 1: Nâng cao chất lượng nước sông từ mức nước ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn I của dự án.
- Tình huống 2: Nâng cao chất lượng nước hơn nữa từ mức hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn II của dự án.
- Tình huống 3: Nâng cao chất lượng nước hơn nữa từ mức hiện tại lên mức nước có thể giải trí như câu cá, bơi lội (tình huống giả định).
Kết quả sau khi tổng hợp 2 bảng trên thể hiện ở bảng sau
Tình huống 1
Tình huống 2
Tình huống 3
WTP trung bình toàn thể mẫu(đồng)
18110
25942
41811
Tuy nhiên sau khi xử lý số liệu thu thập được kết quả cho thấy mức WTP do các hộ ở lớp 3 trả hầu hết bằng 0, cho nên khi tiến hành dựng đường cầu xã hội số liệu sử dụng chủ yếu là số liệu của lớp 1 và lớp 2. Vì vậy khi dựng đường cầu xã hội ở phần sau, chúng tôi chỉ dựa trên đường cầu lớp 1 và lớp 2.
4. Phương pháp xác định mức phí
Qua quá trình điều tra, kết quả thu được có thể phân loại thành 3 mức WTP của các hộ thuộc 3 lớp nhà dân. Để tính được tổng giá trị lợi ích của việc cải thiện nước sông lên các mức tình huống 1, 2 hoặc 3, đồng thời xác định được mức phí tương đối chính xác, nhất thiết phải xây dựng được đường cầu cho từng chất lương nước. Đường cầu này thể hiện mối tương quan giữa WTP và số hộ dân sẵn lòng trả cho việc cải thiện từ mức ô nhiễm nước ban đầu lên mức 1,mức 2 hoặc mức 3
Mô hình đường cầu được xây dựng như sau:
Qi = a + b Pi
Trong đó Pi : số tiền mà hộ gia đình sẵn sàng chi trả cho từng tình huống tương ứng với mỗi giai đoạn cải tạo ( WTP ).
Qi : số hộ sẵn sàng chi trả mức Pi tương ứng.
a và b : các tham số cần xác định.
Để thoả mãn hàm cầu cần giả định tương quan là tuyến tính và P >= 0; a>0; b<0.
4.1. Đối với tình huống nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn I
Sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính qua số liệu điều tra, ta dựng được 2 hàm cầu.
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà đầu tiên ven bờ sông(lớp 1)
D11: P11 = 319233,038 – 58997,05 Q11
( tổng số hộ điều tra thuộc lớp 1 là 59 hộ )
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà thứ hai ven bờ sông(lớp 2)
D12: P12 = 88415,206 – 22321,428Q12
( tổng số hộ điều tra là 38 hộ).
Từ 2 đường cầu ở 2 lớp nhà 1và 2: D11 và D12, với hàng hoá môi trường sử dụng phương pháp cộng dọc 2 đưòng cầu trên ta có đường cầu xã hội D1
P1 = P11+P12= 407648,206 – 81318,478Q1
( tổng số hộ điều tra là 97 hộ)
P
407648
319233
D1
D11
88451
D12
3,961 5,411 Q
Như vậy phần lợi ích xã hội ( của 97 hộ ) là phần gạch sọc trên hình vẽ
Tổng lợi ích xã hội khi cải tạo nước sông lên mức 1 là TBM ( 1000đ )
Như vậy mức phí của mẫu điều tra được xác định bởi
Trong đó :
TBM : Tổng lợi ích mẫu
F: mức phí trung bình của mẫu/tháng ( đơn vị đ )
Q1: số hộ có thu nhập thấp trong mẫu điều tra
Q2: số hộ có thu nhập cao trong mẫu đIều tra
Số hộ tổng thể : 375.000 hộ
Theo phương pháp thống kê suy rộng điều tra chọn mẫu ta xác định được mức phí của tổng thể theo trình tự sau :
Trong đó : F là mức phí trung bình của tổng thể/tháng
eF : phạm vi sai số cho phép
Theo số liệu tính toán được, từ trên ta có ta có :
Như vậy ta có thể tìm được giá trị lợi ích gia tăng mà mỗi hộ trung bình nhận được khi chất lượng nước sông được cải thiện lên mức I được chính là mức phí F.
Tổng giá trị của việc cải thiện hiện nay được ước tính bằng cách nhân giá trị trung bình của mỗi hộ với số hộ tổng thể(375000 hộ) là TB ( đơn vị đ ).
TB max: 913477500đồng= 913,47 triệu đồng/tháng
TB min: 6638212500đồng=6638,21 triệu đồng/tháng
4.2. Đối với tình huống nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn II
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà đầu tiên ven bờ sông (lớp 1)
D21 : P21 = 4575552 - 102406Q21
( tổng số hộ điều tra thuộc lớp 1 là 59 hộ )
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà thứ hai ven bờ sông(lớp 1)
D22 : P22 = 123580 - 50709 Q22
( tổng số hộ điều tra thuộc lớp 2 là 38 hộ )
Từ 2 đường cầu ở 2 lớp nhà 1và 2: D21 và D22, với hàng hoá môi trường sử dụng phương pháp cộng dọc 2 đưòng cầu trên ta có đường cầu xã hội D2
Phương trình đường cầu xã hội :
D2 : P2 = P21+P22 = 581132 - 153116 Q2
( tổng số hộ điều tra là 97 hộ )
581132
457552
D21
123580 D2
2,4 4,468
Tổng lợi ích là phần diện tích gạch dọc :
Tương tự ta tính được: 4876,25 Ê F Ê 14788,55
TB min = 1829718750 đồng/ tháng = 1829,72 triệu đồng/ tháng
TB max= 5545706250 đồng/ tháng = 5545,71 triệu đồng/ tháng
4.3. Đối với tình huống nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn III
Sử dụng phần mềm SPSS xử lý các số liệu điều tra thu được các đường cầu sau
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà đầu tiên ven bờ sông(lớp 1)
D31 : P31 =667473 - 172910 Q31
( tổng số hộ điều tra thuộc lớp 1 là 59 hộ )
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà thứ hai ven bờ sông(lớp 1)
D32 : P32 = 81948 - 22396Q32
( tổng số hộ điều tra thuộc lớp 2 là 38 hộ )
Từ 2 đường cầu ở 2 lớp nhà 1và 2: D31 và D32, với hàng hoá môi trường sử dụng phương pháp cộng dọc 2 đường cầu trên ta có đường cầu xã hội D3
Phương trình đường cầu xã hội :
D3 : P3 = P31+P32 = 749422 - 195317 Q3
( tổng số hộ điều tra là 97 hộ )
Tổng lợi ích là phần diện tích gạch dọc :
p
749422
667473 D3
D31
81948 D32
3,659 3,86 Q
Tương tự ta tính được: 5315,77 Ê F Ê 24264,77
TB max = 9099288750 đồng = 9099,29 triệu đồng/ tháng
TB min= 1993413750 đồng= 1993,41 triệu đồng/ tháng
5. Tính phí thực tế
5.1. Tính phí thực tế cho phương án cải tạo nước sông lên mức nước tương ứng với giai đoạn I của dự án
Trên thực tế mức WTP mà người dân đưa ra bao giờ cũng chỉ vào khoảng 70 - 90% số tiền mà cuối cùng họ thực sự trả. Như vậy mức phí sẽ làm trong khoảng từ F đến Fx100/70 tức là:
3479,91< F < 25288,43
Như vậy 1 năm thu được :
TB MAX = FMAX x N
= 25288,43 x 375.000 = 9483,16 triệu đồng/ tháng
Tổng lợi ích của dự án tối đa được phép thu trong 1 tháng: 9483,16 triệu đồng
5.2. Tính phí thực tế cho phương án cải tạo nước sông lên mức nước tương ứng với giai đoạn II của dự án
Mức phí hàng tháng có thể thu tối đa : 14788,55x 100 = 21126,5đồng/ tháng 70
Lợi ích từ tiền thu phí là:21126,5 x 375.000 = 7922,44triệu đồng/ tháng
5.3. Tính phí thực tế cho phương án cải tạo nước sông lên mức nước tương ứng với giai đoạn III của dự án
Mức phí hàng tháng có thể thu tối đa : 24264,22x 100 = 34663,17đồng/ tháng
70
Lợi ích từ tiền thu phí là:34663,17x 375.000 = 12998,69 triệu đồng/ tháng
6. So sánh 3 mức cải tạo
Với 3 mức cải tạo nêu trên, theo sự khảo sát sơ bộ của chúng tôi trên những mẫu thu thập được, sau 20 năm có sự so sánh trong bảng sau:
Đơn vị: tỷ đồng
Phương án
mức 1
Phương án mức 2
Phương án mức 3
Tổng chi phí
6244,02
9244,02
giả định
Tổng phí thu được ( 20 năm)
2280
1896
3120
Với 3 mức phí này, chúng ta thấy có sự chênh lệch tương đối lớn. Tuỳ theo tình hình thực tế Nhà nước có thể điều chỉnh mức phí cho phù hợp. Cụ thể, nếu Nhà nước nhận thấy mức sống của dân cư cao hơn so với mức điều tra trong đề tài thì có thể tăng mức phí lên cho tương ứng, còn trong trường hợp ngược lại thì Nhà nước phải chấp nhận giảm mức phí.
7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến WTP
7.1. Mối Quan hệ giữa wtp và Chi tiêu
Trong quá trình điều tra thực tế, mức sẵn lòng chi trả (WTP) do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chẳng hạn như: trình độ văn hoá, mức chi tiêu, mức độ ô nhiễm... Nhưng do mẫu điều tra có hạn nên chỉ đưa ra mối quan hệ giữa Mức sẵn lòng chi trả (WTP) với Trình độ, WTP và học vấn.
7.1.1. Mối Quan hệ giữa wtp1 va Chi tiêu
Từ mẫu điều tra gồm 97 hộ,
P_value = 0.061( không có ý nghĩa)cho thấy WTP ở giai đoạn 1 của dự án mà người dân sẵn sàng trả chưa chắc đãphụ thuộc vào Chi tiêu của hộ gia đình.
7.1.2. Mối Quan hệ giữa wtp 2 va Chi tiêu
Từ mẫu điều tra gồm 97 hộ, P_value = 0.0387(có ý nghĩa)cho thấy WTP ở giai đoạn 2 của dự án mà người dân sẵn sàng trả phụ thuộc vào Chi tiêu của hộ gia đình.
7.1.3. Mối Quan hệ giữa wtp 3 va Chi tiêu
Từ mẫu điều tra gồm 97 hộ, P_value = 0.043 (có ý nghĩa) cho thấy WTP ở giai đoạn 3 của dự án mà người dân sẵn sàng trả phụ thuộc vào Chi tiêu của hộ gia đình.
7.2. Mối quan hệ giữa WTP và Trình_độ
7.2.1. WTP1 và trình độ
Sum of Squares
df
Mean Square
F
Sig.
Between Groups
10860011214.862
3
3620003738.287
2.667
.052
Từ mẫu điều tra gồm 97 hộ, P_value = 0.052 (có ý nghĩa) cho thấy WTP ở giai đoạn 1 của dự án mà người dân sẵn sàng trả phụ thuộc vào Trình độ văn hoá của người điền phiếu.
7.2.2. WTP2 và trình độ
Sum of Squares
df
Mean Square
F
Sig.
Between Groups
20435437743.622
3
6811812581.207
2.998
.035
Từ mẫu điều tra gồm 97 hộ, P_value = 0.035 (có ý nghĩa) cho thấy WTP ở giai đoạn 2 của dự án mà người dân sẵn sàng trả phụ thuộc vào Trình độ văn hoá của người điền phiếu.
7.2.3. WTP3 và trình độ
Sum of Squares
df
Mean Square
F
Sig.
Between groups
44290736976.865
3
14763578992.288
2.169
.097
Từ mẫu điều tra gồm 97 hộ, P_value = 0.097 (có ý nghĩa) cho thấy WTP ở giai đoạn 3 của dự án mà người dân sẵn sàng trả phụ thuộc vào Trình độ văn hoá của người điền phiếu.
Kiến nghị
Tổng số phí thu được nên được sử dụng với hai mục tiêu sau:
- Dùng để trả lãi cho các khoản vay vốn OECF đầu tư cho công trình( theo tính toán số lãi của giai đoạn I 1995-2000 là hơn 44 triệu USD)
- Dùng để trả chi phí phát sinh khi thu phí
Ngoài ra, cần thực thi một số biện pháp hỗ trợ cho dự án như sau:
- Chi phí thực hiện nghĩa vụ lắp đặt bể tự hoại của các hộ
- Cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi để lắp các bể tự hoại.
- ở các khu nhà mới nên yêu cầu có các bể tự hoại thích hợp ngoài việc lắp đặt các xí tự hoại, đồng thời nên thu xếp việc bảo dưỡng và hút bùn, nếu không thì không thể đạt được kết quả khá hơn.
- Xử lý nước thải sơ bộ ở các nhà máy công nghiệp:
+ Các loại nước thải độc hại nhất được xả ra từ nhà máy công nghiệp như các loaị hoá chất, kim loại nặng, dầu và mỡ. Bước đầu tiên đối với các qui định là các nhà máy phải thông báo việc sử dụng những loại hoá chất, các chất độc khác hoặc các chất nguy hiểm nào trong quá trình sản xuát phải có khả năng lấy mẫu và phân tích thành phần chất thải rắn, nước thải và không khí
+ Xử lý sơ bộ nước thải ở các nhà máy là rất cần thiết và nên thu xếp thường xuyên theo cách cơ học hoặc đơn giản với bộ phận tách nước, làm cho cặn lắng được lọc.
+ Nên có các tiêu chuẩn về điều kiện cống và các công trình khác trong nhà máy. Đối với các xí nghiệp nên có các qui định nghiêm ngặt và giấy phép về việc thải các phế thải ra môi trường.
- Chiến dịch phổ biến công cộng:
Đến nay đã có một số kinh nghệm về các chiến dịch. Các chương trình TV, quảng cáo, áp phích giáo dục ở phường, ở trường học rất có hiệu quả, đặc biệt là cần thiết khi nghĩ về tương lai.
+ Cần phải ra các thông báo chung và phổ biến kiến thức về hệ thống thoát nước đồng thời với các vấn đề môi trường.
+ Cần phải làm sáng tỏ ý nghĩa của việc xử lý nước thải. Mọi người phải biết họ có thể làm gì cho họ để có được môi trường tốt hơn và trong sạch hơn, như việc xây và xử dụng các hố xí, không đổ rác bừa bãi, không phá hoại, làm hư hại cống thoát nước. Cải tạo, phục hồi và bảo dưỡng các xí tự hoại để cải tạo điều kiện sống của họ.
Kết Luận
Dựa theo kết quả thu được và thực tế điều tra của nhóm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng nhu cầu cải tạo môi trường sông Tô Lịch của nhân dân rất cấp bách, kết quả tính toán của chúng tôi chỉ phản ánh được phần nào nhu cầu của họ. Thực tế cho thấy rằng họ sẵn sàng đóng góp cho công trình cải tạo sông Tô Lịch nếu như việc đó diễn ra một cách triệt để và thật sự có hiệu quả mang lại lợi ích rõ rệt cho nhân dân. Vấn đề đặt ra không phỉa là nhân dân có chịu đóng góp hay không mà ở chỗ hoạt động cải tạo có đúng như dự kiến mang lại những lợi ích thiết thực hay không, điều này sẽ tạo ra niêm tin cho nhân dân, giúp việc thu phí hỗ trợ hoạt động cải tạo.
Đây sẽ là một nguồn vốn hỗ trợ tài chính cho hoạt động cải tạo môi trường sông Tô Lịch nói riêng cũng như cải tạo những cảnh quan xung quanh con người, ảnh hưởng tới môi trường sống và làm việc của con người nói chung.
Chúng tôi cũng hy vọng rằng trong tương lai sẽ mở rộng nghiên cứu để đưa ra mô hình chuẩn xác và phù hợp hơn với tình hình của Việt Nam.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35368.doc