Như vậy có thể nói phí BVMT đối với nước thải hiện nay là một công cụ hữu hiệu nhất để nhằm hạn chế các doanh nghiệp thải chất thải gây ô nhiễm môi trường. Để làm rõ phần nào đó mức độ ô nhiễm do Công ty Giấy Hải Phòng gây ra và khẳng định tính hiệu quả của công cụ phí BVMT trong việc kiểm soát ô nhiễm do nước thải Công ty gây ra, trong chuyên đề em đã trình bày 3 phần cơ bản :
Trong chương I, em trình bày tổng quan về cơ sở lý luận, thực tiễn của việc áp dụng phí nước thải trong quản lý môi trường. Cụ thể: tìm hiểu căn cứ, phương pháp luận cho việc tính phí BVMT, các phương pháp tiếp cận tính phí nước thải, tính tất yếu của việc tính phí nước thải và các phương pháp thực hiện phí BVMT ở một số quốc gia.
Chương II : Em làm rõ hiện trạng môi trường và tính phí nước thải tại Công ty Giấy Hải Phòng. Cụ thể là vấn đề sử dụng nước ra sao, tác động của nguồn nước thải đối với môi trường thế nào và áp dụng tính phí cho công ty Giấy theo hai phương pháp khác nhau.
Chương III : em trình bày nội dung đề xuất mô hình tính phí BVMT đối với nước thải của Công ty Giấy Hải Phòng, tác động của việc tính phí nước thải đến hoạt động của công ty đồng thời em xin đưa ra một số kiến nghị đối với việc thực hiện phí BVMT đối với nước thải.
74 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với công ty giấy Hải Phòng (Hapaco), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và khu dân cư.
2.1.3. Vấn đề nước thải của công ty
Các chỉ tiêu nước thải của công ty cho thấy nồng độ các chất BOD5, COD đều vượt giới hạn cho phép để thải ra ngoài. Hàm lượng BOD, COD cao gấp 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể hàm lượng BOD thải ra ngoài là 281 mg/l (tiêu chuẩn cho phép 50 mg/l ), hàm lượng COD là 525 mg/l (tiêu chuẩn cho phép 100 mg/l ), ngoài ra hàm lượng TSS cũng vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng so với hàm lượng COD, BOD không đáng kể, hàm lượng TSS có trong nước thải 158 mg/l ( tiêu chuẩn cho phép 100 mg/l). Vì vậy cần phải có biện pháp xử lý nước thải để tránh ô nhiễm ra các vùng lân cận. Về mùa mưa, khi nước sông dâng cao, nước thải không thoát kịp thì việc ứa đọng nước thải ngay trong địa bàn của công ty là vấn đề cần phải quan tâm.
2.1.4. Sự cố môi trường :
Công ty giấy Hải Phòng có các thiết bị và hóa chất có thể gây ra sự cố nếu người sản xuất không tuân thủ quy tắc lao động như khi vận hành máy xeo, sử dụng bon khí Clo. Tuy nhiên cho đến nay nhà máy chưa có sự cố nào xảy ra gây ảnh hưởng đến môi trường.
2.2. Vấn đề nước thải của công ty giấy
2.2.1. Hiện trạng sử dụng nước
Nước cung cấp cho công ty sản xuất giấy HAPACO được sử dụng vào hai mục đích chủ yếu là : phục vụ cho hoạt động sản xuất và phục vụ cho sinh hoạt của công nhân làm việc trong nhà máy. Nước phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty được sử dụng nhiều ở các công đoạn nấu, rửa, tẩy và xeo giấy.
Nước sử dụng trong công ty được lấy từ hai nguồn nước máy và nước giếng khoan trong đó chủ yếu là sử dụng nước máy.
Mức độ tiêu thụ nước của công ty là khá cao khoảng 1.800.000 m3/năm
Với mức sản phẩm đạt được năm 2000 là : 7285 tấn/năm
Mức tiêu thụ nước cho 1 tấn sản phẩm là : 247 m3/tấn
2.2.2. Hiện trạng phát thải và quản lý nước thải
Nước thải từ công ty sản xuất giấy thường mang theo tạp chất, hóa chất, bột giấy và các chất ô nhiễm dưới dạng hữu cơ và vô cơ. Nước thải từ nhà máy bao gồm 2 nguồn cơ bản đó là :
Nước thải từ các hoạt động sản xuất
Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân
Nước thải từ các hoạt động sản xuất được thải ra từ hầu hết các công đoạn của quá trình sản xuất. Trong đó ô nhiễm nhất, nguy hại nhất là ở công đoạn rửa và tẩy trắng. Nước thải từ công đoạn rửa có chứa dịch đen, phenol, độ PH cao còn từ công đoạn tẩy trắng nước thải có hàm lượng BOD5, COD cao, lignin hòa tan, ngoài ra nó còn chứa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học được tạo thành do sự kết hợp giữa các hóa chất sử dụng trong quá trình tẩy với một số chất chứa trong thành phần của lignin. Các chất này có khả năng tích tụ trong cơ thể sống tới một giới hạn nào đó sẽ gây ra hiệu ứng sinh học như các hợp chất Clo hữu cơ làm tăng lượng AOX trong nước thải, rất độc với người và vi sinh vật.
Hầu như 2 nguồn thải trên được đổ lẫn và thải trực tiếp cùng với nước mưa ra hệ thống sông gần đó mà không qua xử lý .
Bảng 5 : Chất lượng nước thải tại công ty được điều tra như sau
Lượng nước thải (m3/năm)
BOD
( mg/l)
COD
(mg/l)
TSS
(mg/l)
PH
1.800.000
281
525
158
9,12
TCVN
50
100
100
5,5 - 9
Nguồn : Báo cáo quan trắc nước thải tại công ty giấy HP của Sở KHCN và MT Hải Phòng.
Nhận xét :
Qua bảng phân tích nồng độ của các chất gây ô nhiễm có trong nước thải của công ty giấy nói trên ta thấy, trong nước thải công nghiệp có chứa hàm lượng BOD và COD cao gấp 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Nồng độ PH trong nước thải của công ty không gây tác động nhiều cho môi trường nước, mức độ chênh lệch so với tiêu chuẩn cho phép là không đáng kể. Ngoài các chất ô nhiễm trên trong nước thải còn chứa nhiều chất gây ô nhiễm khác như các kim loại (Na, Cu, Pb),... phenol, clo dư và nhiều hợp chất gây ô nhiễm khác cũng góp phần đáng kể trong việc gây ô nhiễm môi trường.
2.3. Tác động của nước thải của công ty giấy Hải Phòng đối với môi trường
2.3.1. Đối với nguồn nước sử dụng
Nguồn nước thải của quá trình sản xuất giấy chứa các chất ô nhiễm khác nhau. Mỗi khâu, mỗi công đoạn sản xuất đặc tính của chất thải khác nhau vì vậy mà khi chúng được đưa ra bên ngoài khỏi quá trình sản xuất sẽ có những ảnh hưởng, mức độ tác động đến nguồn nước mặt hay nguồn nước ngầm là không giống nhau.
a. Với nguồn nước mặt : các chất ô nhiễm trong nước thải có ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nước mặt nơi trực tiếp tiếp nhận như các chất sau :
+ Huyền phù vô cơ ( cao lanh, đất cát,) trong nước thải từ công đoạn rửa nguyên liệu thô và công đoạn xeo giấy gây ra hiện tượng lắng đọng làm tắc cống và nước có độ đục cao.
+ Huyền phù hữu cơ ( vỏ cây, mùn gỗ, xơ sợi,) từ công đoạn sử lý nguyên liệu, nấu, rửa, sàng; các thành phần trong gỗ hòa tan như : hemicelluno, methano, axit axetic, đường, thải ra từ công đoạn nấu tẩy làm tăng lượng BOD, COD trong nước, giảm lượng oxy hòa tan khiến cho nước có màu đục, mùi hôi, gây ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái nước mặt.
+ Hàm lượng phenol cao thải ra từ công đoạn nấu khiến cho nước trở nên độc hại gây chết cá và có mùi khó chịu như H2S, SO2, CO2
+ Các hợp chất hữu cơ khác làm phụ gia cho các công đoạn như xút NaOH từ công đoạn nấu, tẩy trắng tạo ra khí thải độc hại, nước thải chứa chất oxy hóa làm thay đổi nồng độ PH, ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh vật. Các muối vô cơ hòa tan trong quá trình nấu, tẩy không gây độc nhưng chúng tạo ra phì dưỡng đây là điều kiện thuận lợi cho rong rêu, tảo, bèo phát triển nhanh và che phủ bề mặt làm giảm khả năng khuyếch tán oxy từ bề mặt, ảnh hưởng tới nguồn lợi thủy sản.
Tóm lại, các chất ô nhiễm trong nước thải của công ty đang góp phần quan trọng trong việc gây ô nhiễm môi trường nước mặt và ở đây là làm ô nhiễm khu vực sông Lạch Tray. Điều này chính là gián tiếp gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của các loài sinh vật, thủy sinh dưới nước và tới đời sống của người dân xung quanh, gần khu vực con sông này.
b. Với nguồn nước ngầm : do quá trình thẩm thấu trong lòng đất mà có thể nói các chất gây ô nhiễm môi trường nước mặt cũng chính là những chất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Tuy nhiên do cấu trúc địa chất lớp đất tầng mặt của công ty sản xuất giấy là khá vững, không là đất phù sa pha cát cho nên quá trình thẩm thấu diễn ra chậm, mức độ thẩm thấu ít, không ảnh hưởng gì lắm tới nguồn nước ngầm.
2.3.2. Đối với môi trường không khí và cảnh quanh xung quanh.
Do trong nước thải từ công đoạn rửa, tẩy có chứa một lượng đáng kể phenol nên thường gây ra mùi khó chịu. Ngoài ra lượng phù huyền vô cơ và huyền phù hữu cơ cao làm cho nước có màu đục và mùi hôi (H2S). Hàm lượng xơ sợi, đất cát trong nước thải cao để trong thời gian dài tạo nên hiện tượng phân hủy yếm khí, gây mùi khó chịu. Hơn nữa nó góp phần làm cản dòng chảy, gây ứa đọng, tắc nghẽn, tăng thêm độ ô nhiễm cho nước và không khí, ảnh hưởng cảnh quan xung quanh.
2.3.3. Đối với sức khỏe cộng đồng
Các chất ô nhiễm môi trường nước phần nào cũng sẽ ảnh hưởng hoặc trực tiếp đến sức khỏe con người như các hợp chất hữu cơ chứa Clo được thải từ công đoạn tẩy rửa rất độc hại đối với con người và các loại sinh vật sống gần đấy. Đây là những chất có khả năng phân hủy sinh học chậm gây nên hiện tượng tích đọng trong cơ thể sống đến một giới hạn nào đó sẽ gây ra hiệu ứng sinh học, tiêu biểu là chất điôxin gây hiện tượng quái thai, đần độn ở người. Do đặc điểm và điều kiện của công ty nên đa số nguồn nước thải từ các hoạt động sản xuất thường được thải lẫn với nước thải sinh hoạt rồi đổ trực tiếp ra sông không qua xử lý gì. Chính vì vậy mà trong nước thải thường có hàm lượng coliform cao là nguy cơ gây ra bệnh dịch, tả, ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân xung quanh trực tiếp sử dụng nguồn nước.
III. áp dụng tính phí nước thải cho công ty giấy Hải Phòng
3.1. Xác định mức phí bằng công thức tính phí tổng quát
3.1.1. Công thức
Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải có dạng :
T =M* ( A1 X1+ A2 X2 +. ..+AnXn )*Y*Z +H
Trong đó :
T : phí gây ô nhiễm
M : Tổng lượng nước thải trên một đơn vị thời gian
Ai : Mức phí cho một đơn vị gây ô nhiễm
Xi : Nồng độ của các chẩt trong dòng thải
Y : Hệ số thể hiện khả năng chịu tải của môi trường
Z : Hệ số đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam
H : Hằng số gây ô nhiễm
3.1.2. Xác định các thông số
a. Xác định hệ số đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam
Theo kinh nghiệm của các nước cho thấy phí ô nhiễm có quan hệ với chính sách phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước, trình độ khoa học công nghệ trong mỗi thời kỳ. Nhưng vấn đề đặt ra đối với phí ô nhiễm môi trường là phải tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp cần được khuyến khích và phát triển trong điều kiện hiện tại và trong tương lai. Điều này thể hiện qua hệ số đặc trưng của nền kinh tế (Z). Dưới góc độ phí ô nhiễm môi trường cần xác định :
+ Các ngành kinh tế được nhà nước ưu tiên, khuyến khích phát triển
Đối với các ngành kinh tế và khu vực này nên quy định Z trong khoảng
0 < Z < 1 tuỳ theo mức độ ưu tiên của nhà nước, ngành nào được ưu tiên nhất sẽ có hệ số Z nhỏ nhất ( như các ngành công nghệ sạch hay công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường .. .. )
+ Các ngành kinh tế mang tính nhân đạo
Đối với trường hợp đặc biệt này, dù khu vực đó có công nghiệp cao, mới hay cũ thì cũng nên áp dụng một hệ số Z bằng nhau đối với tất cả các doanh nghiệp hoặc cơ quan thuộc diện phải nộp phí ô nhiễm và Z nằm trong khoảng 0 < Z <1 .
Trong trường hợp các ngành kinh tế nhân đạo mà chung với các khu vực kinh tế Nhà nước ưu tiên thì hệ số nhỏ hơn sẽ được áp dụng .
+ Các ngành kinh tế không thuộc loại a, b đã nêu trên sẽ có Z = 1
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể không xét đến hệ số đặc trưng của nền
kinh tế. Tức là không có sự ưu tiên trong vấn đề nộp phí ô nhiễm môi trường.
Mọi ngành công nghiệp đều bình đẳng như nhau trong vấn đề nộp phí ô nhiễm môi trường theo đúng nguyên tắc PPP – Người gây ô nhiễm phải trả tiền .
Bảng 6 : Hệ số đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam ( Giả định )
STT
Ngành kinh tế
Hệ số Z
1
Hoá chất , phân bón , thuốc trừ sâu
0,8
2
Giấy, sản phẩm bằng giấy
1
3
Thuốc lá
1
4
Dệt sợi
1
5
Bia, nước giải khát
1
6
Xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng
1
7
Chế biến thực phẩm thuỷ sản
0,7 – 1
8
Hoá mỹ phẩm
1
9
Luyện kim
1
10
Sản xuất hàng tiêu dùng
1
11
Bệnh viện, xí nghiệp dược
0,7 – 0,9
12
Sản xuất nguyên liệu da, vải giả da
1
13
Gốm , sành sứ, thuỷ tinh
1
14
Khai thác hầm mỏ
1
15
Chế biến lâm sản và sản xuất gỗ
1
Nguồn : Cục môi trường
b. Hệ số chịu tải môi trường
Hệ số này biểu thị mức độ chịu tải của môi trường của mỗi một vùng phụ thuộc vào thực trạng môi trường, tình hình phát triển kinh tế- xã hội của mỗi vùng và nó cũng phản ánh mức độ tiềm năng tương ứng do ô nhiễm gây ra. Khả năng chịu tải của vùng núi, nông thôn những vùng không có khu công nghiệp khác với các đô thị, các thành phố lớn và khu công nghiệp. Ngoài ra, chọn hệ số chịu tải môi trường lớn ở nơi có mức độ ô nhiễm cao sẽ tránh được hậu quả tích luỹ. Vì vậy việc đưa yếu tố này vào công thức tính phí sẽ là cần thiết .
Hệ số chịu tải môi trường Y sẽ làm tăng hay giảm phí ô nhiễm tuỳ thuộc vào mức độ chịu tải của môi trường của vùng đó.
Bảng 7 : Hệ số chịu tải môi trường cho các vùng được giả định như sau
STT
Vùng
Hệ số Y
1
Thành phố có dân số lớn hơn 1 triệu
1,1
2
Thành phố có dân số lớn hơn 2 triệu
1,2
3
Các thành phố công nghiệp
1,3
4
Các khu công nghiệp, khu chế xuất
1,3
5
Vùng nông thôn
0,8
6
Miền núi
0,5
7
Ven biển
0,8
Nguồn : Cục môi trường
c. Suất phí Ai
Suất phí hay đơn giá là bao nhiêu đối với một đơn vị khối lượng chất thải. Suất phí trên một đơn vị chất thải sẽ bằng chính giá trị của tác hại mà nó gây ra, hay bằng chi phí biên cho việc lắp đặt thiết bị giảm ô nhiễm .
Suất phí có thể cố định cho một loại chất thải đối với mọi ngành công nghiệp khác nhau, hoặc biến đổi tuỳ thuộc vào các ngành công nghiệp khác nhau.
Bảng 8 : Suất phí giả định đối với các chất gây ô nhiễm
STT
Chất ô nhiễm bị tính phí
Suất phí dưới tiêu chuẩn
(đồng/tấn)
Suất phí trên tiêu chuẩn(đồng /tấn)
1
BOD5
1.400
7.000
2
COD
2.800
14.000
3
TSS
1.400
2.800
4
SO2
140.000
350.000
5
NO2
140.000
350.000
Nguồn: cục môi trường
d. Hằng số H
Thể hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp thải chất ô nhiễm, do ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến chất lượng môi trường .
Hằng số H có thể xác định : Như nhau đối với mọi doanh nghiệp
Thay đổi đối với các doanh nghiệp
Vì vậy để đơn giản ta lấy H như nhau đối với mọi doanh nghiệp là H=0
3.1.3. áp dụng tính phí nước cho công ty giấy HAPACO
Ta có:
Tổng lượng nước thải thải ra của công ty là :
M = 1.800.000m3/năm
Với :
Hệ số đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam là : Z = 1
Hệ số chịu tải môi trường cho công ty giấy là : Y = 1,1
Giả định hằng số H = 0
Lượng BOD trong nước thải cho một năm là:
281.103 * 1.800.000 = 505,8.109mg/năm = 505,8 tấn /năm
Lượng COD trong nước thải cho một năm là:
525.103 * 1.800.000 = 945 tấn /năm
Lượng TSS trong nước thải cho một năm là:
158.103 * 1.800.000 = 284,4 tấn /năm
Tổng mức phí mà doanh nghiệp phải nộp trong một năm:
T = (505,8 * 700 + 945 *14.000 + 284,4 * 2.800) * 1 * 1,1 + 0
= 19.323.612(đồng)
= 19,324(triệu đồng)
3.2. Tính phí nước thải theo cách tính của Nghị định 67
Theo tinh thần của Nghị định 67/2003/ NĐ- CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, cách tính phí được thể hiện như trong công thức sau:
T = M * X * 10-3 * A
Trong đó :
T là số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp
( đồng)
M là tổng lượng nước thải thải ra ( m3)
X là hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải ( mg/l )
A là mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường tiếp nhận tương ứng (đồng/ kg )
Vì hoàn cảnh VN hiện nay không cho phép tính hết được các chất gây ô nhiễm có trong nước thải nên chúng ta chỉ có thể tính dựa vào các chỉ tiêu BOD, COD, và TSS.
Do đó : T = TBOD + TCOD + TTSS
TBOD = M * XBOD* 10-3 * ABOD
TCOD = M * XCOD* 10-3 * ACOD
TTSS = M * XTSS * 10-3 * ATSS
Trong đó:
T : Tổng số phí BVMT đối với nước thải của công ty giấy phải nộp (triệu đồng )
TBOD, TCOD, TTSS : phí BVMT được tính cho các chất gây ô nhiễm BOD, COD, TSS
M : tổng lượng nước thải được thải ra môi trường trong một năm ( m3 )
XBOD, XCOD, XTSS : hàm lượng chất gây ô nhiễm BOD, COD, TSS có trong nước thải (mg/l)
ABOD, ACOD, ATSS : mức thu phí BVMT đối với nước thải của các chất BOD, COD, TSS (đồng/kg)
Bảng 9 : Mức phí BVMT đối với một số chất gây ô nhiễm có trong nước thải
TT
Chất gây ô nhiễm có trong nước thải
Mức thu
(đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải)
Tên gọi
Ký hiệu
Môi trường tiếp nhận A
Môi trường tiếp nhận B
Môi trường tiếp nhận C
Môi trường tiếp nhận D
1.
Nhu cầu oxy sinh hoá
ABOD
300
250
200
100
2.
Nhu cầu oxy hoá học
ACOD
300
250
200
100
3.
Chất rắn lơ lửng
ATSS
400
350
300
200
4.
Thuỷ ngân
AHg
20.000.000
18.000.000
15.000.000
10.000.000
5.
Chì
APb
500.000
450.000
400.000
300.000
6.
Arsenic
AAS
1.000.000
900.000
800.000
600.000
7.
Cadmiun
ACd
1.000.000
900.000
800.000
600.000
Nguồn : Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT- BTC hướng dẫn thực hiện phí BVMT đối với nước thải.
Do đặc điểm sản xuất và sự phân bố của công ty nên môi trường tiếp nhận nước thải của nhà máy giấy HAPACO là thuộc loại B. Do vậy khi tính toán xuất phí mà công ty phải nộp ta dùng mức thu phí áp dụng cho môi trường tiếp nhận B.
Như vậy ta có :
Lượng nước thải ra của công ty là: 1.800.000(m3/năm)
Nước thải có chứa các chất gây ô nhiễm với nồng độ:
XBOD = 281(mg/l)
XCOD = 525 (mg/l)
XTSS = 158 (mg/l)
Suất phí BVMT đối với từng chất:
ABOD = 250 (đồng/kg)
ACOD = 250 (đồng/kg)
ATSS = 350 (đồng/kg)
Phí BVMT tương ứng với từng chất:
TBOD = M * XBOD * ABOD * 10-3
= 1.800.000 * 281* 250* 10-3
= 126.450.000(đồng)
= 126,45(triệu đồng)
TCOD = M * XCOD * ABOD * 10-3
= 1.800.000 * 525 *250 *10-3
= 236.250.000(đồng)
= 236,25(triệu đồng)
TTSS = M * XTSS * ATSS * 10-3
=1.800.000 * 158 *350 *10-3
= 99.540.000(đồng)
= 99,54(triệu đồng)
Tổng phí nước thải mà công ty giấy phải nộp trong một năm là:
T = TBOD + TCOD + TTSS
= 126,45 + 236,25 + 99,54
= 462,24 (triệu đồng)
So sánh hai cách xác định mức phí dựa vào hai công thức trên ta có kết quả khác nhau:
Tính phí theo công thức tổng quát, doanh nghiệp sẽ phải nộp là 19,324 (triệu đồng) tức là chiếm 0,024 % doanh thu của công ty năm 2000
Tính phí theo công thức mới doanh nghiệp sẽ phải nộp là 462,24 (triệu đồng) tức là chiếm 0,583% doanh thu của công ty.
Sở dĩ ta thấy có sự chênh lệch giữa hai cách tính phí trên là do suất phí đưa ra ở hai công thức là khác biệt nhau, chênh lệch nhau rất nhiều. ở công thức tính tổng quát suất phí được qui định cho hai mức là trên tiêu chuẩn và dưới tiêu chuẩn, có nghĩa là nếu cơ sở sản xuất kinh doanh nào có nước thải vượt quá tiêu chuẩn thì áp dụng mức phí trên tiêu chuẩn, còn ngược lại thì áp dụng mức phí dưới tiêu chuẩn. Với cách tính này có thể thấy một vấn đề đặt ra là: Nếu một cơ sở sản xuất kinh doanh nào đó chỉ thải ra nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm vượt trên tiêu chuẩn giới hạn một số lượng nhỏ thì cũng phải chịu suất phí ở mức trên tiêu chuẩn đối với toàn bộ chất thải của mình. Mặt khác các cơ sở sản xuất có mức thải chất ô nhiễm ra môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép rất nhiều thì họ sẵn sàng chấp nhận đóng mức phí ô nhiễm môi trường vì suất phí đối với các chất vượt tiêu chuẩn cùng một mức. Với công thức tính mới tuy tỷ lệ giữa số phí phải nộp so với doanh thu không cao nhưng nó phần nào tính bình đẳng hơn cho doanh nghiệp với cùng một mức phí và qui định suất phí cho từng môi trường nền khác nhau. Tuy nhiên mức phí đưa ra ở cả hai công thức trên đều chưa phù hợp vì mức phí đưa ra còn thấp nên không làm thay đổi được hành vi của doanh nghiệp.
Chương III
Đề xuất mô hình tính phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải của công ty giấy hải phòng
I. Đề xuất mô hình tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
1.1. Những hạn chế của các mô hình tính phí đang được áp dụng
Việc áp dụng phí BVMT đối với nước thải công nghiệp ở nước ta nhằm hai mục tiêu cơ bản, đó là : thứ nhất, nó làm thay đổi hành vi của chủ thể gây ô nhiễm theo hướng có lợi hơn cho môi trường. Thứ hai, nó tạo ra một khoản thu tương đối lớn để phục vụ cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để đưa ra một mức phí hợp lý, có thể kết hợp được hài hoà hai mục tiêu trên đồng thời không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không phải là đơn giản. Mức thu phí quá thấp khiến cho những doanh nghiệp chịu phí sẵn sàng trả tiền phí thay vì phải điều chỉnh hành vi của mình, khi đó mục tiêu đặt ra khó có thể thực hiện được. Còn nếu quá cao sẽ khiến cho rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp trong nước không thể gánh chịu được và dẫn đến phá sản. Mặt khác nếu việc đưa ra mức phí cao mà không có cơ sở hợp lý sẽ không thuyết phục được các doanh nghiệp và như vậy sẽ phải đối mặt với sự phản đối từ phía các doanh nghiệp, việc thu phí sẽ gặp nhiều khó khăn và mục tiêu đặt ra cũng sẽ không thực hiện được.
Phương pháp tính phí BVMT đối với nước thải dạng tổng quát có khả năng đảm bảo được các mục tiêu ưu tiên trong phát triển kinh tế, có tính đến khả năng chịu tải của môi trường. Tuy nhiên phương pháp này tương đối phức tạp, đòi hỏi nhiều chỉ số, không đảm bảo sự công bằng giữa các ngành kinh tế. Hơn nữa ở công thức tổng quát thì suất phí được qui định cho hai mức là trên tiêu chuẩn và dưới tiêu chuẩn, có nghĩa là nếu cơ sở sản xuất kinh doanh nào có nước thải vượt quá tiêu chuẩn thì áp dụng mức phí trên tiêu chuẩn, còn ngược lại thì áp dụng mức phí dưới tiêu chuẩn. Với cách tính này có thể thấy một vấn đề đặt ra là: Nếu một cơ sở sản xuất kinh doanh nào đó chỉ thải ra nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm vượt trên tiêu chuẩn giới hạn một số lượng nhỏ thì cũng phải chịu suất phí ở mức trên tiêu chuẩn đối với toàn bộ chất thải của mình. Mặt khác các cơ sở sản xuất có mức thải chất ô nhiễm ra môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép rất nhiều thì họ sẵn sàng chấp nhận đóng mức phí ô nhiễm môi trường vì suất phí đối với các chất vượt tiêu chuẩn cùng một mức.
Phương pháp tính phí của Cục môi trường đưa ra (Nghị định số 67/2003/NĐ- CP ) đưa ra đơn giản, dễ tính nhưng xuất phí đưa ra là quá thấp so với chi phí để xử lý một đơn vị chất thải. Chính vì vậy, nếu áp dụng suất phí đó khả năng điêu chỉnh hành vi của người gây ô nhiễm có thể sẽ thấp. Hơn nữa, sự bất bình đẳng trong tính phí đối với phần chất thải nằm trong tiêu chuẩn môi trường giữa doanh nghiệp có nồng độ chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường và doanh nghiệp có nồng độ chất thải vượt tiêu chuẩn môi trường cũng có thể tạo ra một sự phản ứng đáng kể trong các doanh nghiệp gây ô nhiễm.
1.2.Đề xuất mô hình tính phí theo chi phí xử lý chất thải
Sự cần thiết phải áp dụng cách tính theo phí xử lý chất thải
Theo như phần lý luận căn cứ thực hiện phí bảo vệ môi trường ở chương I đã chỉ ra rằng người ta sẽ đạt được mức ô nhiễm tối ưu tức là làm cho người gây ô nhiễm tự điều chỉnh lượng ô nhiễm thải ra ngoài tới mức tối ưu, khi suất phí cho một đơn vị gây ô nhiễm được xác định sao cho bằng giá trị với số tiền của tác hại mà nó gây ra cho môi trường. Chính vì vậy, các nước trên thế giới thường dùng chỉ tiêu chi phí để lắp đặt các thiết bị giảm ô nhiễm để tính suất phí cho một đơn vị chất gây ô nhiễm.
Như vậy với trường hợp nước thải có chứa các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn môi trường em có đề xuất là chỉ tính phí cho phần chất thải vượt tiêu chuẩn môi trường đối với những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nước, phí BVMT được xác định theo công thức sau:
T = M * ( X – X* ) * A * 10-3
Trong đó : T là số tiền phí BVMT đối với nước thải công nghiệp phải nộp đồng )
M là tổng lượng nước thải thải ra (m3)
X là nồng độ chất gây ô nhiễm thực tế trong nước thải (mg/l)
X* là nồng độ chất gây ô nhiễm theo tiêu chuẩn cho phép (mg/l)
A là mức thu phí BVMT đối với chất gây ô nhiễm có trong nước thải (đồng/kg)
1.3. Tính theo chi phí cho xử lý chất thải
Thực tế chi phí trung bình để xử lý nước thải đối với hai chất BOD và COD là 1800-2600 đồng/m3, ta lấy trung bình 2200 đồng TSS là 1000 đồng/m3 bao gồm chi phí cho mua sắm, vận chuyển, xây dựng, lắp đặt, chạy thử hệ thống xử lý; chi phí nhân công vận hành, chi phí điện nước, chi phí hoá chất.
Hiệu suất xử lý của công nghệ là 90%, chi phí để xử lý BOD gấp đôi chi phí để xử lý COD.
Bảng 10 : Khả năng xử lý của công nghệ đối với 1m3 nước thải
Chất gây ô nhiễm
Nồng độ ban đầu
(g/m3)
Nồng độ sau xử lý(g/m3)
Xử lý được
(g/m3)
BOD
500
50
450
COD
1000
100
900
TSS
1000
100
900
Vì chi phí để xử lý BOD gấp 2 lần chi phí để xử lý COD hay là cùng một chi phí như nhau lượng COD được xử lý gấp hai lần lượng BOD được xử lý có nghĩa là:
Để xử lý 450g BOD cần một chi phí là 1100 đồng
Để xử lý 900g COD cần một chi phí là 1100đồng
Để xử lý 900g TSS cần một chi phí là 1000 đồng
Như vậy:
Chi phí để xử lý 1000g BOD = (1000*1100)/450 = 2444 đồng
Chi phí để xử lý 1000g COD = (1000*1100)/900 = 1222 đồng
Chi phí để xử lý 1000g TSS = (1000*1000)/900 = 1110 đồng
Do đó nếu tính theo giá của công nghệ để xử lý nước thải thì suất phí cho các chất gây ô nhiễm có trong nước thải là: BOD là 2444 đồng
COD là 1222 đồng
TSS là 1100 đồng
II. áp dụng mô hình tính phí theo chi phí xử lý chất thải cho công ty giấy Hải Phòng
Công thức tính phí BVMT đối với nước thải công nghiệp theo chi phí xử lý chất thải :
T = M * ( X – X* ) * A * 10-3
Trong đó : T là số tiền phí BVMT đối với nước thải công nghiệp phải nộp đồng )
M là tổng lượng nước thải thải ra (m3)
X là nồng độ chất gây ô nhiễm thực tế trong nước thải (mg/l)
X* là nồng độ chất gây ô nhiễm theo tiêu chuẩn cho phép (mg/l)
A là mức thu phí BVMT đối với chất gây ô nhiễm có trong nước thải (đồng/kg) tính theo chi phí cho xử lý chất thải
Tuy nhiên do điều kiện ở Việt Nam chưa cho phép nên công thức chỉ tính cho các chất gây ô nhiễm COD, BOD, TSS.
Tổng phí tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức sau :
T = TBOD + TCOD + TTSS
Trong đó: TBOD, TCOD, TTSS là phí bảo vệ môi trường được tính tương ứng cho các chất gây ô nhiễm BOD, COD, TSS
TBOD = M * ( XBOD – X*BOD )* ABOD * 10-3
TCOD = M * ( XCOD – X*COD )* ACOD * 10-3
TTSS = M * ( XTSS – X*TSS ) * ATSS * 10-3
áp dụng cho công ty giấy HAPACO
Ta có:
Lượng nước thải ra của công ty: M = 1.800.000 (m3/năm)
Nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải:
XBOD= 281 (mg/l)
XCOD= 525 (mg/l)
XTSS= 158 (mg/l)
Suất phí BVMT đối với từng chất:
ABOD= 2444 (đồng/kg)
ACOD= 1222 (đồng/kg)
ATSS= 1110 (đồng/kg)
Số phí BVMT đối với từng chất BOD, COD, TSS là:
TBOD= M * (XBOD - X*BOD) * ABOD * 10-3
=1.800.000 * (281- 50) * 2444 * 10-3
=1.016.215.200 (đồng)
=1016,22 (triệu đồng)
TCOD= M * (XCOD- X*COD) * ACOD* 10-3
=1.800.000 * (525- 100) * 1222 * 10-3
=934.830.000(đồng)
=934,83(triệu đồng)
TTSS= M * (XTSS- X*TSS) * ATSS * 10-3
=1.800.000 * (158- 100) *1110 * 10-3
=115.884.000 (đồng)
=115,884 (triệu đồng)
Tổng phí nước thải mà công ty giấy phải nộp trong một năm là:
T = TBOD + TCOD + TTSS
= 1016,22 + 934,83 +115,884
= 2066,9349 (triệu đồng)
Nếu đem kết quả tính trên so sánh với doanh thu của công ty ta có tổng số phí BVMT mà công ty phải nộp trong một năm chiếm 2,61% doanh thu của công ty năm 2000.
Với cách tính phí BVMT như trên tức là chỉ tính cho phần nồng độ chất thải vượt tiêu chuẩn môi trường, nó sẽ :
+ Đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp thuộc diện nộp phí và doanh nghiệp không phải nộp phí.
+ Giảm bớt phần nào gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp vì đối với chất thải nằm trong giới hạn cho phép tức là đạt tiêu chuẩn môi trường thì ảnh hưởng của nó đối với môi trường tiếp nhận và sức khẻo con người là có thể chấp nhận được.
Tuy nhiên với cách tính này cũng không tránh khỏi doanh nghiệp sẽ pha loãng nồng độ các chất gây ô nhiễm để nó dưới tiêu chuẩn môi trường cho phép và bằng cách đó doanh nghiệp sẽ tránh được việc phải nộp một khoản phí cao hơn.
III. Tác động của việc tính phí nước thải đến hoạt động của công ty giấy Hải Phòng
3.1. Tác động đến tình hình tài chính của công ty
Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng muốn hướng tới đạt được mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá chi phí sản xuất. Phí bảo vệ môi trường ở đây áp dụng cho nước thải công nghiệp chắc chắn là một trong những rào cản khiến cho doanh nghiệp không đạt được mục tiêu như mong muốn. Công ty giấy Hải Phòng cũng là một trong số những doanh nghiệp như vậy. Việc nộp phí nước thải sẽ buộc doanh nghiệp phải trích ra một khoản doanh thu nhất định để nộp phí, điều này sẽ kéo theo giảm lợi nhuận có được của doanh nghiệp.
Theo như tính toán ở trên số tiền mà công ty trích ra nộp phí nước thải chiếm 0,538 % trong tổng doanh thu. Còn nếu như tính theo chi phí để xử lý nước thải thì số tiền mà công ty phải nộp còn chiếm cao hơn là 2,61% trong tổng doanh thu.
Cụ thể như tính toán theo công thức tính phí của Cục môi trường
( Nghị định số 67/ 2003/NĐ- CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ) thì số tiền mà công ty trích ra nộp phí nước thải là 462,24(triệu đồng) tức là chiếm 0,538% trong tổng doanh thu.
Doanh thu của công ty năm 2000 là : 79,3 tỷ đồng = 79.300.000.000 đồng
Doanh thu sau khi trích nộp phí nước thải sẽ là :
79.300.000.000 – 462.240.000 = 78.837.760.000 đồng
= 78,83776 tỷ đồng
Còn nếu tính theo % so với lợi nhuận mà công ty có được ta có:
Lợi nhuận của công ty năm 2000 bằng SDthu - SChi phí
Tổng chi phí năm 2000 là : 73.568.324.000 (đồng)
Lợi nhuận thu được = 79.300.000.000 – 73.568.324.000
= 5.731.676.000(đồng)
Lợi nhuận sau khi nộp phí nước thải còn:
5.731.676.000 – 462.240.000 = 5.269.436.000(đồng)
Rõ ràng là khi nộp phí nước thải thì doanh thu và lợi nhuận có được của công ty sẽ giảm đi một lượng, mức giảm này chính bằng số tiền mà công ty trích nộp phí nước thải : 462,24( triệu đồng)
Nếu tính theo chi phí xử lý chất thải thì số tiền mà công ty trích nộp phí nước thải còn chiếm cao hơn là 2.066,9349 (triệu đồng) tức là chiếm 2,61% trong tổng doanh thu.
Doanh thu của công ty sau khi nộp phí còn là :
79.300.000.000 – 2.066.934.900 = 77.233.065.100 (đồng)
= 77,233 (tỷ đồng)
Lợi nhuận có được sau khi nộp phí là :
5.731.676.000 – 2.066.934.900 = 3.664.741.100 (đồng)
= 3,6647 (tỷ đồng)
3.2. Tác động đến hoạt động môi trường của công ty
Việc áp dụng phí nước thải cho ngành công nghiệp nói chung và công ty giấy Hải Phòng nói riêng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của công ty mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động môi trường khác của doanh nghiệp này.
3.2.1. Đối với hoạt động môi trường bên trong của doanh nghiệp
Trước đây và cho tới thời điểm này có thể nói công ty chưa quan tâm đến hoạt động môi trường ngay trong công ty. Hiện tại trong doanh nghiệp mới chỉ có phòng sản xuất và an toàn lao động chưa có một phòng ban riêng nào quan tâm nghiên cứu, xử lý đến vấn đề môi trường trong doanh nghiệp đặc biệt vấn đề xử lý nước thải. Phòng này mới chỉ có nhiệm vụ quản lý về đào tạo cán bộ kỹ thuật, tham mưu trong việc lựa chọn thiết bị, quy trình, kỹ thuật công nghệ tức là mới chỉ dừng lại ở công việc xây dựng, tổ chức kỹ thuật và một số hoạt động đảm bảo an toàn lao động mà chưa đi vào thực hiện cụ thể, có hoạt động thực sự liên quan đến việc xử lý chất thải của công ty. Sắp tới phí nước thải công nghiệp sẽ được áp dụng đối với những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường và công ty giấy Hải Phòng cũng là một trong những doanh nghiệp ấy. Và theo tính toán ở trên khoản phí mà công ty phải nộp hàng năm là 2066,9349 (triệu đồng)- một khoản phí không phải là ít và chắc chắn số tiền này sẽ còn tăng lên rất nhiều nếu như doanh nghiệp không có biện pháp xử lý, hạn chế nồng độ chất gây ô nhiễm trong nước.
Ta có :
Mức tiêu thụ nước của công ty năm 2000 là : 1.800.000 m3/năm
Số lượng sản phẩm sản xuất ra là : 2785 tấn/ năm
Như vậy, mức tiêu thụ nước cho 1 tấn sản phẩm là : 247 m3/tấn
+ Nếu như tính theo phương pháp của Cục môi trường ( Nghị định 67)
Số tiền nộp phí nước thải là : 462,24 (triệu đồng)
1 tấn sản phẩm cần một khoản nộp phí nước thải là :
462,24/ 7285 =0,06345 (triệu đồng)
Nếu như mức sản phẩm dự kiến sản xuất ra năm 2004 là : 15.500 tấn sp
Mà khi đó doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ sản xuất cũ, không có hoạt động gì xử lý chất thải thì :
Lượng nước thải ra của công ty là : 247 * 15.500 = 3.828.500 m3/năm
Lúc đó số phí phải nộp là : 0,06345 * 15.500 = 983,475 ( triệu đồng)
Lượng nước thải của công ty tăng lên một lượng tương ứng là :
3.828.500 – 1.800.000 = 2.028.500 m3
+ Nếu tính theo phương pháp chi phí xử lý chất thải :
Số tiền nộp phí nước thải của công ty năm 2000 là : 2.066,9349 (triệu đồng)
Dự kiến năm 2004, số phí phải nộp là :
0,2837 * 15.500 = 4.397,734 ( triệu đồng)
Như vậy, so sánh với doanh thu mà công dự kiến đạt được năm 2004 là : 96,5 tỷ. Tỷ lệ phần trăm số phí phải nộp là : 4,557% so với doanh thu.
3.2.2. Đối với hoạt động môi trường ở bên ngoài doanh nghiệp
+ Về phía khách hàng:
Công ty giấy Hải Phòng đang từng bước đầu tư và mở rộng năng lực sản xuất điều đó có nghĩa là thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ ngày càng rộng. Khi xã hội càng phát triển nhu cầu của con người ngày càng lớn, người tiêu dùng không chỉ thoả mãn đủ nữa mà thoả mãn làm sao có chất lượng tốt nhất. Chính vì đó để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng đòi hỏi công ty phải sản xuất các sản phẩm của mình thân thiện với môi trường, hàng hoá đạt chất lượng môi trường cao. Mặt khác sản phẩm của công ty không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, hơn nữa sắp tới thực hiện thu phí nước thải công nghiệp cũng buộc công ty phải sản xuất ra các sản phẩm ít gây ô nhiễm môi trường nhất vừa để tránh được một khoản lệ phí phải nộp mà lâu dài hơn là mối quan hệ với bạn hàng, tạo uy tín, hình ảnh về sản phẩm của mình, công ty mình trên thị trường.
+ Về phía cộng đồng : công ty sẽ có được mối quan hệ với dân cư xung quanh tốt hơn và nhận được sự ủng hộ của người dân khi doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề nước thải của mình. Bởi vì do vị trí địa lý công ty giấy Hải Phòng đặt ngay cạnh con sông Lạch Tray do đó nước thải từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được đổ trực tiếp ra hệ thống mương chảy ra sông mà không qua xử lý gì. Nếu điều này kéo dài chắc chắn công ty sẽ phải chịu sức ép từ phía cộng đồng cùng cơ quan Nhà nước có liên quan. Thực tế đã cho thấy những vụ kiện, những đơn giải trình giữa người dân và doanh nghiệp không lấy gì làm êm thấm và hoà bình cả. Lúc đó công ty không chỉ mất thời gian, tài chính đền bù mà có thể giảm hình ảnh của công ty xuống rất nhiều đây là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sợ. Rõ ràng là doanh nghiệp nên tuân thủ theo đúng TCVN về các chất gây ô nhiễm thải ra môi trường để tạo được mối quan hệ với dân cư xung quanh tốt hơn.
+ Về phía nhà quản lý, chức trách của thành phố : Công ty sẽ tránh được tiền phạt do vi phạm tiêu chuẩn môi trường hơn nữa còn nhận được sự ưu đãi, quan tâm của thành phố thông qua các buổi hội thảo triển lãm, giới thiệu sản phẩm, tránh được những việc gây khó dễ cho công ty trong lĩnh vực xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm nếu như doanh nghiệp áp dụng công nghệ xử lý nước thải.
IV. Một số kiến nghị đối với việc thực hiện phí BVMT đối với nước thải
4.1. Những kiến nghị chung đối với việc thực hiện phí BVMT đối với nước thải
Công cụ kinh tế là một trong những loại công cụ để quản lý môi trường ở Việt Nam và phí bảo vệ môi trường chính là công cụ hữu hiệu nhất trong giai đoạn hiện nay. Nó không chỉ có mục đích làm thay đổi hành vi ô nhiễm theo hướng tích cực, có lợi cho môi trường mà còn tạo thêm nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên việc áp dụng công cụ kinh tế vào kiểm soát ô nhiễm nước thải công nghiệp ở nước ta còn rất mới mẻ, bên cạnh đó điều kiện kinh tế trong nước phát triển chưa cao, hệ thống luật pháp khung thể chế chính trị còn chưa hoàn thiện, trình độ dân trí chưa cao nên trong quá trình áp dụng không tránh khỏi có những khó khăn, thiếu sót cần phải tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp. Để có thể giúp cho các nhà quản lý môi trường đạt được hiệu quả trong việc thu phí và sử dụng phí đồng thời phần nào có thể giúp công ty thực hiện nghiêm túc, có cách nhìn tích cực hơn, thân thiện hơn với môi trường em xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp sau :
4.1.1. Trong việc tính phí :
Trong thực tế, hiện nay đã ban hành thông tư hướng dẫn Số 125/ TTLT- BTC- TNMT nhưng chưa thể thực hiện được bởi vì cách tính phí nước thải theo các chỉ tiêu BOD, COD, TSS và một số kim loại nặng còn nhiều bất cập:
+ Để xác định nồng độ các chất thải có trong nước một cách chính xác không phải là một việc làm đơn giản và tốn kém nhất là trong điều kiện hiện nay khi hệ thống quan trắc còn lạc hậu và thiếu.
+ Trong công thức tính phí nước thải công nghiệp, lượng nước thải có nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn áp dụng cố định một mức giá. Vậy có nên chỉ thu phần vượt tiêu chuẩn hay không nhưng với mức thu khác, cao hơn mức quy định hay là ta chia ra làm hai mức thu với mức thu thấp là trường hợp có nồng độ các chất gây ô nhiễm dưới tiêu chuẩn và mức thu cao trong trường hợp có nồng độ vượt tiêu chuẩn.
+ Trong điều kiện hiện nay khi chưa đủ điều kiện cho phép chúng ta chỉ có thể tính phí cho các chất BOD, COD, TSS và một số kim loại nặng và nên sử dụng suất phí chung cho tất cả các ngành, các thành phần kinh tế để đảm bảo tính công bằng.
4.1.2. Trong việc thu phí
Để giúp cho việc thu phí được dễ dàng và thuận tiện chúng ta nên kết hợp phí với công cụ pháp luật.
+ Doanh nghiệp cố tình chốn tránh không nộp phí thì không những chúng ta buộc họ nộp phí mà còn phạt cảnh cáo một khoản tiền.
+ Với những doanh nghiệp có hành vi gian lận như khai báo lượng thải, nồng độ chất gây ô nhiễm thấp hơn mức thực tế hoặc pha loãng nước thải để giảm nồng độ chất thải để không phải nộp phí thì phải phạt một mức tiền cao hơn mức phí mà doanh nghiệp phải nộp.
+ Bộ Tài Nguyên và Môi trường cần có hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động để triển khai Nghị định 67/ NĐ- CP thống nhất trong cả nước, tránh tình trạng có nơi thực hiện ngay, có nơi chưa thực hiện hay chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp, gây mất công bằng trong xã hội, tạo phản ứng không lành mạnh đối với chính quyền.
4.1.3. Trong việc sử dụng phí:
Nghị định 67/NĐ- CP của Chính Phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ( công nghiệp và sinh hoạt ) có hiệu lực từ 1/1/2004 trong đó có trích 80% chia đều cho hai quỹ môi trường : Quốc gia và địa phương để đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường và 20% cho Sở Tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên chưa thấy có qui định cụ thể về chế độ sử dụng nguồn tài chính này như thế nào, mới chỉ đề cập và dùng cho việc thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Vì vậy sớm có một quy chế sử dụng nguồn vốn này đặc biệt tạo một phần lớn tài chính cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đầu tư cho sản xuất sạch hơn hoặc mua sắm công nghệ xử lý chất thải, những doanh nghiệp có mức độ ô nhiễm nặng cần ưu tiên cho vay trước.
Thành phần Quỹ hỗ trợ môi trường hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận, theo tính chất quay vòng vốn với lãi suất bằng không hoặc ưu đãi nhằm mục đích hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kiểm soát ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trợ giúp cải thiện chất lượng môi trường đối với các ngành công nghiệp. Quỹ này phải hoạt động công khai và trung thực như cân nhắc các hoạt động sử dụng quỹ, việc chi tiêu và hoạt động phải được giám sát, đánh giá đều đặn.
Bên cạnh đó các cơ quan quản lý môi trường nên tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường, tuyên truyền nhận thức cho các doanh nghiệp biết tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, cung cấp thông tin về kinh nghiệm sản xuất sạch, áp dụng công nghệ xử lý nước thải đưa minh chứng cho doanh nghiệp đã áp dụng và thực hiện để tăng cường tính thuyết phục.
Ngoài ra khi đã thực hiện Nghị định 67 về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thì nhu cầu xử lý ô nhiễm sẽ rất lớn, nhu cầu nghiên cứu công nghệ nội sinh này hoặc nhập khẩu cũng sẽ gia tăng. Mặt khác, hầu hết các thiết bị, linh kiện, thậm trí một số hoá chất phục vụ quan trắc môi trường đều phải nhập khẩu và nhiều khi nhập khẩu rất khó khăn vì công nghệ, thiết bị nào thì hoá chất ấy do nhà sản xuất muốn giữ bí quyết công nghệ và buộc người tiêu dùng phụ thuộc vào họ. Vì vậy, Nhà nước cần ban hành các chính sách ưu đãi về thuế đối với lĩnh này như : miễn thuế VAT, thuế nhập khẩu đối với sản phẩm, công nghệ môi trường nhập khẩu, máy móc thiết bị các vật liệu, phụ liệu, hoá chất... mà trong nước chưa sản xuất được phải nhập khẩu...
Tổ chức các chương trình hội chợ, triển lãm giao lưu, trao giải thưởng, danh hiệu, cấp bằng cho những doanh nghiệp tuân thủ tốt tiêu chuẩn môi trường để nhằm tạo ấn tượng tốt, uy tín cho doanh nghiệp, nâng cao sản phẩm, thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
4.2. Kiến nghị đối với công ty giấy Hải Phòng
Theo như phần tính toán ở chương II công ty giấy Hải Phòng nên tiếp cận theo hướng giảm thải để tránh khỏi phải nộp một khoản phí hàng năm và những khoản chi phí hữu hình và vô hình khác.
Có 2 phương pháp để công ty có thể tiến hành để giảm thải lượng ô nhiễm bằng cách xử lý cuối đường ống hay sử dụng công nghệ xử lý chất thải hoặc là áp dụng phương pháp tiếp cận SXSH để giảm thải tại mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình sản xuất.
Đối với công ty giấy HAPACO- một ngành công nghiệp sử dụng rất nhiều lượng nước đầu vào và hoá chất, phụ gia trong quá trình sản xuất, nguồn thải ứng với mỗi công đoạn sản xuất lại có tính chất và mức độ các chất ô nhiễm khác nhau nên phương pháp hiệu quả hơn cả là có thể giảm thiểu ô nhiễm theo hướng sản xuất sạch hơn.
Trước hết :
+ Lượng nước dùng cho sản xuất giấy là rất lớn vì vậy ta có thể thu hồi nước tái quay vòng lại theo sơ đồ sau :
Bột + nước
Sàng khô
Sàng áp lực
Hơi phun
Hút chân không
Thu hồi tuần hoàn
Xeo
Nước Lò ép
Thu hồi Sấy
Nước thải
+ Công nghệ sản xuất giấy là một qúa trình hoá học, các chất sinh ra như CO do đốt cháy dầu không triệt để, SO2 do không phản ứng hết với giấy trong quá trình xông, tàn dư xút NaOH trong nước thải còn nhiều (ở quá trình tẩy trắng) là điều không có lợi cho sản xuất và cả môi trường. Dầu, than, xút, lưu huỳnh, clo dư là những chất chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm vì vậy phải thực hiện quy trình công nghệ nghiêm ngặt, thay đổi thiết bị tẩy rửa cũ để giảm chi phí dầu, than, xút, lưu huỳnh, clo là nguyên gốc sinh ra các độc tố.
Một điều mà dễ nhận thấy là khi phí nước thải công nghiệp được áp dụng thì buộc công ty phải quan tâm hơn đến vấn đề nước thải của mình như:
+ Công ty sẽ thành lập một phòng ban chuyên môn trong lĩnh vực môi trường để phục vụ cho các hoạt động liên quan đến môi trường như : quan trắc môi trường, bộ phận đo lường, phân tích mẫu nước thải,...
+ Có chương trình đào tạo huấn luyện các cán bộ trong lĩnh môi trường phục vụ cho công ty như cán bộ về kỹ thuật công nghệ, cán bô quan trắc, cán bộ giám sát theo dõi các công đoạn vận hành...
+ Doanh nghiệp sẽ cân nhắc giữa việc bỏ cùng một khoản tiền hoặc chi cho trả lệ phí hoặc là đầu tư cho công nghệ xử lý mà hướng hiệu quả là đầu tư theo hướng SXSH. Bởi vì, nếu không áp dụng công nghệ, hàng năm doanh nghiệp cũng phải nộp một khoản phí bằng chi phí cho áp dụng công nghệ. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ phải chịu những khoản chi phí hữu hình và vô hình khác mà doanh nghiệp áp dụng công nghệ không phải trả đó là : tiền phạt do vi phạm tiêu chuẩn môi trường, xử phạt và trả phạt bồi thường khi xảy ra sự cố gây thiệt hại về tài sản và tính mạng cho người dân ở khu vực xung quanh, khó khăn trong việc tham gia thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến uy tín của công ty, thương hiệu sản phẩm...
Kết luận
Như vậy có thể nói phí BVMT đối với nước thải hiện nay là một công cụ hữu hiệu nhất để nhằm hạn chế các doanh nghiệp thải chất thải gây ô nhiễm môi trường. Để làm rõ phần nào đó mức độ ô nhiễm do Công ty Giấy Hải Phòng gây ra và khẳng định tính hiệu quả của công cụ phí BVMT trong việc kiểm soát ô nhiễm do nước thải Công ty gây ra, trong chuyên đề em đã trình bày 3 phần cơ bản :
Trong chương I, em trình bày tổng quan về cơ sở lý luận, thực tiễn của việc áp dụng phí nước thải trong quản lý môi trường. Cụ thể: tìm hiểu căn cứ, phương pháp luận cho việc tính phí BVMT, các phương pháp tiếp cận tính phí nước thải, tính tất yếu của việc tính phí nước thải và các phương pháp thực hiện phí BVMT ở một số quốc gia.
Chương II : Em làm rõ hiện trạng môi trường và tính phí nước thải tại Công ty Giấy Hải Phòng. Cụ thể là vấn đề sử dụng nước ra sao, tác động của nguồn nước thải đối với môi trường thế nào và áp dụng tính phí cho công ty Giấy theo hai phương pháp khác nhau.
Chương III : em trình bày nội dung đề xuất mô hình tính phí BVMT đối với nước thải của Công ty Giấy Hải Phòng, tác động của việc tính phí nước thải đến hoạt động của công ty đồng thời em xin đưa ra một số kiến nghị đối với việc thực hiện phí BVMT đối với nước thải.
Trong điều kiện nước ta hiện nay tốc độ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng trong khi đó việc quản lý môi trường chủ yếu dựa vào công cụ pháp lý. Mặt khác, hệ thống các qui định, pháp luật của ta lại chưa hoàn thiện, hiệu lực chưa cao, thêm vào đó ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng các đối tượng gây ô nhiễm còn hạn chế, điều kiện và khả năng giám sát của các cơ quan quản lý môi trường còn nhiều khó khăn thì chương trình thu phí BVMT đối với nước thải cần phải được nghiên cứu xây dựng để vừa đảm bảo cơ sở khoa học, điều kiện thực tế vừa có tính thuyết phục đối với các đối tượng áp dụng, phương pháp tính đơn giản, thuận tiện trong quá trình thu phí. Đồng thời quá trình thu phí nên tiến hành theo từng giai đoạn từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng, từng bước điều chỉnh và hoàn thiện dần cho phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế và hiện trạng ô nhiễm môi trường.
Để đảm bảo các khoản thu từ phí được sử dụng một cách hiệu quả, các kết quả sử dụng phí phải rõ ràng, dễ nhận biết, đảm bảo các khoản thu từ phí được quản lý minh bạch và phải được kiểm toán độc lập. Sẽ chẳng làm được gì nếu cứ yêu cầu phải giải quyết hết mọi vấn đề hoặc mọi rắc rối trước khi thực hiện phí. áp dụng cách tiếp cận từng bước, bắt đầu từ nhỏ và mở rộng sau khi đã có kinh nghiệm. Không nên bàn luận quá nhiều về phí mà hãy thực hiện nó.
Danh mục tài liệu tham khảo
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2003) Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường, Trường ĐHKTQD (Hà Nội)
PGS.TS Nguyễn Đức Khiển(2002) Luật và các tiêu chuẩn môi trường, Nhà xuất bản Hà Nội.
Sở Khoa học công nghệ và môi trường (2003), Báo cáo quan trắc nước thải công nghiệp tại công ty Cổ phần giấy HP (HAPACO)
Viện Khoa học và công nghệ môi trường (2001), ĐHBKHN
Luật BVMT
GS.TSKH Đặng Như Toàn( 2001), Giáo trình quản lý môi trường, Trường ĐH KTQD ( Hà Nội )
Cục môi trường(2001), Giới thiệu về công cụ kinh tế và khả năng áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt Nam, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường .
Cơ quan phát triển hợp tác quốc tế Canada (2003), Dự án môi trường Việt Nam – Canada giai đoạn II, Sở Tài Nguyên và Môi trường (Hải Phòng).
Lưu Đức Hải (1997), Giáo trình cơ sở khoa học môi trường, Trường ĐH KHTN( Hà Nội )
Sở Khoa học công nghệ và môi trường(1996), ĐTM Công ty Giấy Hải Phòng.
TS. Nguyễn Danh Sơn (2001), Kinh tế chất thải trong PTBV, Nhà xuất bản chính trị quốc gia( Hà Nội )
TS. Nguyễn Danh Sơn (1999), Kinh tế chất thải đô thị ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia( Hà Nội )
Báo cáo về hoạt động sản xuất của Công ty Giấy Hải Phòng do Phòng Kế toán -Thống kê của Công ty cung cấp.
Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý môi trường và
phí bảo vệ môi trường 4
I.Quản lý môi trường 4
1.1. Khái niệm môi trường 4
1.1.1.Môi trường 4
1.1.2. Các thành phần của môi trường 4
1.2.Khái niệm quản lý môi trường 5
1.3.Mục tiêu quản lý môi trường 5
II. Phí BVMT 6
2.1. Khái niệm phí BVMT 6
2.2. Căn cứ thực hiện phí BVMT 7
2.2.1. Căn cứ vào lý thuyết xác định mức thải và phí xả thải 7
2.2.2. Căn cứ trên nguyên tắc PPP 8
2.2.3. Căn cứ vào cơ sở pháp lý 9
III. phí nước thải 12
3.1. Khái niệm và phân loại nước thải 12
3.1.1. Khái niệm nước thải 12
3.1.2. Phân loại nước thải 12
3.2. Kinh nghiệm thực hiện phí BVMT ở một số quốc gia 14
3.2.1. Phương pháp tính phí nước của các nước OECD 14
3.2.2. Phương pháp tính phí nước thải ở các nước đang phát triển 18
3.3. Tính tất yếu của việc tính phí nước thải ở Việt Nam 20
3.4. Các phương pháp tiếp cận tính phí nước thải 21
3.4.1. Tính phí dựa vào khối lượng tiêu thụ các nguyên liệu đầu vào 21
3.4.2. Tính phí dựa vào lợi nhuận 22
3.4.3. Tính phí dựa vào sản phẩm đầu ra 22
3.4.4. Tính phí dựa vào mức độ gây ô nhiễm 23
3.4.5. Tính phí dựa vào phí cố định và phí biến đổi 24
3.5. Căn cứ tính phí BVMT đối với nước thải 25
3.5.1. Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải 25
3.5.2. Đặc tính của chất gây ô nhiễm 25
3.5.3. Môi trường nền 27
IV. Mô hình tính phí BVMT đối với nước thải ở Việt Nam 27
4.1. Xác định mức phí bằng công thức tính phí tổng quát 27
4.2. Phương pháp tính phí nước thải theo Nghị định 67 của Chính Phủ 28
Chương II : Thực trạng môi trường và tính phí nước thải tại công ty
Giấy Hải Phòng 29
I.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty HAPACO 29
1.1.Sơ lược quá trình hoạt động của công ty 29
Vị trí phân bố của công ty 29
Quá trình hình thành hoạt động của công ty 29
Doanh thu của công ty 31
Đời sống cán bộ công nhân viên của công ty 32
1.2. Qui trình công nghệ sản xuất Giấy của công ty HAPACO 33
1.2.1. Quá trình sản xuất Giấy 34
1.2.2. Thành phần hoá học, các nguyên liệu thực vật làm giấy 34
1.2.3. Qui trình công nghệ sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu 35
1.2.4. Qui trình công nghệ sản xuất giấy vệ sinh 38
1.3. Nguyên liệu, phụ liệu và công suất hoạt động của công ty 39
1.3.1. Nguyên liệu và phụ liệu của công ty 39
1.3.2. Công suất hoạt động của công ty 40
II. Hiện trạng môi trường và chất thải của công ty HAPACO 41
2.1. Hiện trạng môi trường chung của công ty 41
2.1.1.Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực sản xuất 41
2.1.2. Hiện trạng môi trường không khí tại các vùng lân cận 41
2.1.3. Vấn đề nước thải của công ty 41
2.1.4. Sự cố môi trường 42
2.2. Vấn đề nước thải của HAPACO 42
2.2.1. Hiện trạng sử dụng nước 42
2.2.2. Hiện trạng phát thải và quản lý nước thải 42
2.3. Tác động của nước thải của công ty Giấy Hải Phòng
đối với môi trường 44
2.3.1. Đối với nguồn nước sử dụng 44
2.3.2. Đối với môi trường không khí và cảnh quan xung quanh 45
2.3.3. Đối với sức khoẻ cộng đồng 45
III. áp dụng tính phí nước thải cho công ty Giấy Hải Phòng 46
3.1. Xác định mức phí bằng công thức tính phí tổng quát 46
3.1.1. Công thức 46
3.1.2. Xác định các thông số 46
3.1.3. áp dụng tính phí nước thải cho công ty Giấy HAPACO 49
3.2. Tính phí nước thải theo cách tính của Nghị định 67 50
Chương III : Đề xuất mô hình tính phí BVMT đối với nước thải của
công ty Giấy Hải Phòng 54
I. Đề xuất mô hình tính phí BVMT đối với nước thải. 54
1.1. Những hạn chế của các mô hình tính phí đang được áp dụng. 54
1.2. Đề xuất mô hình tính phí theo chi phí xử lý chất thải 55
1.3. Tính theo chi phí cho xử lý chất thải 56
II. áp dụng mô hình tính phí theo chi phí xử lý chất thải cho công ty
Giấy Hải Phòng 57
III. Tác động của việc tính phí nước thải đến hoạt động của công ty
Giấy Hải Phòng 59
3.1.Tác động đến tình hình tài chính cuả công ty 59
3.2.Tác động đến hoạt động môi trường của công ty 60
3.2.1. Đối với hoạt động môi trường bên trong doanh nghiệp 60
3.2.2. Đối với hoạt động môi trường bên ngoài doanh nghiệp 62
IV. Một số kiến nghị đối với việc thực hiện phí
BVMT đối với nước thải 63
4.1. Những kiến nghị chung đối với việc thực hiện phí BVMT đối với nước thải 63
4.1.1. Trong việc tính phí 63
4.1.2. Trong việc thu phí 64
4.1.3. Trong việc sử dụng phí 64
4.2. Kiến nghị đối với công ty Giấy Hải Phòng 66
Kết luận 68
Danh mục tài liệu tham khảo 70 Nước rửa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0155.doc