Đề tài Bước đầu tìm hiểu chính quyền ở Thái Nguyên thời kì Pháp thuộc (1884- 1945)

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: CHÍNH QUYỀN THÁI NGUYÊN TRƯỚC 1884 4 1. Đôi nét về quá trình hình thành, phát triển của tỉnh Thái Nguyên đến trước 1884 4 1. Chính quyền ở Thái Nguyên trước 1884 6 PHẦN II: CHÍNH QUYỀN THÁI NGUYÊN THỜI PHÁP THUỘC (1984 – 1945) 9 2.1. Sự thay đổi về cương vực hành chính của Thái Nguyên dưới thời Pháp thuộc 9 1.2. Bộ máy cai trị thực dân ở Thái Nguyên 11 PHẦN III: MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN THÁI NGUYÊN THỜI PHÁP THUỘC 26 3.1. Mối quan hệ giữa hệ thống quan lại người Pháp và hệ thống quan lại người Việt trong hệ thống chính quyền Thái Nguyên 26 3.2. Vai trò của chính quyền Thái Nguyên trong việc giải quyết các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá 30 3.2. Chính quyền Thái Nguyên trong toàn bộ hệ thống chính trị Pháp ở Bắc Kì 32 KẾT LUẬN 34 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu tìm hiểu chính quyền ở Thái Nguyên thời kì Pháp thuộc (1884- 1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thái Nguyên không có quan Đốc học, đến đầu thời Tự Đức (1848), nhà Nguyễn mới đặt chức Huấn đạo ở hai huyện Bình Xuyên và Phổ Yên để dạy học trò. Điều này được lý giải do Thái Nguyên hay trấn Lạng Sơn, Cao Bằng là những ngoại trấn xa, là vùng biên viễn xa nơi giáo hoá triều đình Nguyễn, học trò ít nên Gia Long đã không đặt chức Đốc học mà lấy Đốc học Kinh Bắc kiêm nhiệm. Mãi cho đến năm 1930 Minh Mệnh mới cho đặt chức Đốc học Thái Nguyên, nhưng sau đó lại bãi bỏ do Thái Nguyên hoc trò ít và chỉ cho đặt chức Giáo thụ ở phủ Thông Hoá để cho học trò theo học ở đó. PHẦN II: CHÍNH QUYỀN THÁI NGUYÊN THỜI PHÁP THUỘC (1984 – 1945) Tháng 8-1858 liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam. Ngày 25-8-1883 Triều đình Huế và cao uỷ Pháp kí hiệp ước Hardmand chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp. Đạt được thắng lợi quan trọng này, Pháp bắt tay vào việc bình định các tỉnh Bắc Kì, trong đó ưu tiên hàng đầu là xây dựng hệ thống chính quyền thực dân trên cả 3 vùng, bao gồm cả Thái Nguyên. 2.1. Sự thay đổi về cương vực hành chính của Thái Nguyên dưới thời Pháp thuộc Từ năm 1835 tỉnh Thái Nguyên gồm 3 phủ, 2 châu 9 huyện, được phân bố như sau: + Phủ Phú Bình có 5 huyện: Tư Nông, Phổ Yên, Đồng Hỉ, Vũ Nhai, Bình Xuyên + Phủ Tòng Hoá có 3 huyện và 1 châu: huyện Đại Từ, Văn Lãng, Phú Lương và châu Định (sau đổi là Định Hoá) + Phủ Thông Hoá có 1 huyện và 1 châu: huyện Cảm Hoá và châu Bạch Thông. Ở Thái Nguyên, thời kì Pháp thuộc, chính quyền thực dân đã có những điều chỉnh về mặt hành chính cùng với một số những tỉnh khác ở Bắc Kì để phục vụ cho chính sách vừa bình định, vừa thống trị và khai thác của chúng. 20-10-1890, huyện Bình Xuyên thuộc phủ Phú Bình bị tách khỏi Thái Nguyên để nhập vào đạo Vĩnh Yên 9-9-1981 toàn bộ phủ Tòng Hoá và 4 huyện còn lại của phủ Phú Bình tách khỏi tỉnh Thái Nguyên để sát nhập vào Tiểu khu Thái Nguyên là một trong 3 tiểu quân khu thuộc Đạo Quan binh I Phả Lại. Cùng ngày, châu Bạch Thông (thuộc phủ Thông Hoá) bị tách khỏi tỉnh Thái Nguyên để sát nhập vàp tiểu Quân khu Lạng Sơn, đồng thời huyện Cảm Hoá bị sát nhập vào Tiểu Quân khu Cao Bằng. Cả hai tiểu quân khu này đều thuộc Đạo Quan binh II Lạng Sơn. Tổ chức Đạo quan binh là hình thức kết hợp chặt chẽ chính quyền quân sự với chính quyền dân sự. Nó cho phép người đứng đầu có toàn quyền huy động mọi khả năng của địa phương mình vào việc bình định, chống lại hành động nổi dậy của mọi lực lượng nổi dậy. Việc sát nhập nhiều vùng của Thái Nguyên vào các Đạo quan binh khiến cho việc bình định các vùng này trở nên dễ dàng hơn. 10-10-1892, chính quyền thực dân lấy lại phủ Tòng Hoá, cả phủ Phú Bình từ Đạo Quan binh I Phả Lại cùng châu Bạch Thông và huyện Cảm Hoá từ Đạo quan binh II trả cho tỉnh Thái Nguyên. Kết quả là 1-11-1892 tỉnh Thái Nguyên được lập lại như cũ và dưới quyền một Công sứ như các tỉnh đồng bằng. 11-4-1900, toàn bộ phủ Thông Hoá bị tách khỏi Thái Nguyên để góp phần tạo nên tỉnh Bắc Kạn. 25-6-1901 tổng Yên Bình thuộc huyện Phú Lương bị sát nhập vào châu Bạch Thông của Bắc Kạn Vào cuối 1904-1905, tỉnh Thái Nguyên gồm 7 huyện, 1 châu với 51 tổng và 199 làng bản: Huyện, Châu Số tổng Số làng bản huyện Tư Nông 8 45 huyện Phổ Yên 6 24 huyện Đồng Hỷ 5 28 huyện Vũ Nhai 5 15 huyện Đại Từ 5 21 huyện Văn Lãng 6 12 huyện Phú Lương 7 21 châu Định Hoá 9 33 Ngoài tỉnh lỵ là Thái Nguyên, và các huyện lỵ, châu lỵ ra, giới cầm quyền thực dân còn đặt thêm 3 trung tâm hành chính là Chợ Chu, Phương Độ và Hùng Sơn để dễ bề thống trị Sở văn hoá thông tin tỉnh Thái Nguyên, Khởi nghĩa Thái Nguyên 80 năm nhìn lại, sđd tr 37 . Cho tới đầu năm 20 của thế kỉ trước, tỉnh Thái Nguyên được chia thành 2 phủ, 3 huyện, 3 châu, với 51 tổng, gồm 227 làng như sau: Phủ, Huyện, Châu Số tổng Số làng bản phủ Phú Bình 7 44 phủ Phổ Yên 8 36 huyện Đồng Hỷ 6 34 huyện Đại Từ 5 23 huyện Phú Lương 7 21 châu Vũ Nhai 6 29 châu Văn Lãng 4 13 châu Định Hoá 8 27 Trong những năm 20, châu Văn Lãng bị sát nhập vào huyện Đại Từ A. Echinard, Tiểu chí Thái Nguyên, sđd tr 49 . Cho tới trước cách mạng tháng Tám, Thái Nguyên gồm 2 phủ, 3 huyện và 2 châu A. Echinard, Tiểu chí Thái Nguyên, sđd tr 44-51 Phủ, Huyện, Châu Số tổng Số làng bản phủ Phú Bình 8 48 phủ Phổ Yên 7 38 huyện Đồng Hỷ 6 34 huyện Đại Từ 9 38 huyện Phú Lương 7 21 châu Vũ Nhai 6 23 châu Định Hoá 8 30 1.2. Bộ máy cai trị thực dân ở Thái Nguyên Bộ máy cai trị thực dân Pháp ở Thái Nguyên được thiết lập theo tinh thần Hiệp ước 1884. Cụ thể là vào những năm đầu thế kỉ, bộ máy cai trị ở Thái Nguyên được phân làm hai ngạch: Viên chức Pháp và quan lại người Việt. Hệ thống quan lại người Pháp 1 Công sứ, thuộc ngạch quan cai trị bậc 3, làm chủ tỉnh Xem phụ lục 2 1 Phó công sứ, thuộc ngạch quan cai trị hạng 4 2 Tham tá 3 Thanh tra lính khố xanh 8 Trưởng trại lính khố xanh 1 Trưởng đồn lính sen đầm 2 Nhân viên thuế quan và độc quyền 1 Nhân viên ngành công chính 1 Nhân thuộc ngạch viên bưu điện 1 Viên chức quan cai trị hạng 5 đại diện Công sứ tại chợ Chu 1 Tham tá bậc nhất đại diện Công sứ tại Phương Độ, chủ đồn điền Văn Giá phụ tá. Công sứ đứng đầu tỉnh trực tiếp thuộc quyền lãnh đạo của Thống sứ Bắc Kì (28.1.2886). Là người thay mặt cho Thống sứ nắm tình hình cấp tỉnh về mọi mặt, thông qua hệ thống quan lại người Việt. Ở Thái Nguyên, viên Công sứ Pháp nắm quyền giám sát và kiểm soát tối cao về nhân sự “bộ phận quyết nghị cấp xã”. Việc này được thể hiện qua những quy định: Hạn chế số thành viên của bộ phận quyết nghị cấp xã; nắm quyền lựa chọn cuối cùng những thành viên của chính quyền cấp xã; theo dõi mọi biến chuyển về nhân sự; ràng buộc bằng hình thức khen thưởng, khống chế bằng hình thức kỉ luật hành chính từ khiển trách bãi miễn, cách chức cá nhân đến giải tán tập thể. Ông ta cũng có quyền kiểm soát, điều khiển và thi hành luật pháp. Ở Thái Nguyên viên Công sứ có phó sứ kiêm phó án giúp việc là chánh án toà án đệ nhị cấp, có quyền hạn giải quyết mọi việc trong phạm vi tỉnh từ việc dân sự đến việc hình sự. Viên Công sứ cũng là giám đốc nhà tù, ông ta có một chánh và một phó Đề lao giúp việc. Để phục vụ cho hệ thống này về nhiều mặt, Pháp đã từng bước xây dựng các tổ chức phụ tá phục vụ đắc lực trong việc bình ổn trật tự xã hội và đẩy mạnh quá trình khai thác bóc lột. * Toà công sứ: Giúp việc cho Công sứ Pháp có Toà Công sứ. Toà công sứ Thái Nguyên là lỵ sở của cơ quan cai trị cao nhất của tỉnh do một viên công sứ đứng đầu. Toà công sứ thường xuyên có các toán lính khố xanh bảo vệ bên ngoài. Bảo vệ bên trong là một số lính Pháp và giúp việc là các nhân viên toà Công sứ. * Hội đồng hàng tỉnh: Được thành lập chính thức theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 19.3.1913Dương Kinh Quốc, Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945, NXB KH&XH, 1988, sđd tr 135 . Hội đồng hàng tỉnh ở Thái Nguyên có trách nhiệm góp ý kiến với chính quyền các vấn đề như: chi phí các vấn đề có tính chất kinh tế, xã hội về việc phân chia các khu vực hành chính của cấp phủ, huyện, châu, xã…song mọi “thỉnh nguyện” có tính chất chính trị đều tuyệt đối cấm. * Hệ thống toà án: Tư pháp của người Pháp gồm có: Toà án vi cảnh, Toà án trị an có quyền mở rộng, Toà án thương sự (thương mại pháp đình). Các toà án này có Công sứ kiêm chánh án chủ toạ, và phó sứ kiêm phó Chánh án giúp việc. Các toà án này có trách nhiệm trong phạm vi tỉnh và giải quyết các sự việc liên quan đến người Pháp trong phạm vi thẩm quyền, không có biện lý (công tố uỷ viên). Viên Chánh án có quyền nới rộng làm luôn việc của biện lý trong các vụ án hình sự và chuyển giao hồ sơ cho phòng luận tội (công tố viên) khép án A. Echinard, Tiểu chí Thái Nguyên, sđd, tr 14 . Tư pháp bản xứ gồm có: Toà án cấp nhất, viên Công sứ có phó sứ kiêm phó án giúp việc, là chánh án toà án đệ nhị cấp có quyền hạn giải quyết mọi việc trong phạm vi tỉnh, từ việc dân sự đến hình sự. Trong mỗi huyện cũng đặt một toà án đệ nhất cấp, tương tự như toà án vi cảnh của Pháp, quyền xét xử được giao cho ông huyện, có một Thừa phán lục sự giúp việc. * Lực lượng cảnh sát: Một lực lượng cảnh sát được đặt dưới quyền hành trực tiếp của Công sứ. Lực lượng này gồm 305 lính, dưới quyền chỉ huy của một giám binh, dưới quyền giám binh có 4 viên chức khố xanh và một kế toán. Quân lực được phân bố như sau: Thái Nguyên vùng trung tâm: 195 Bốt chợ Chu: 55 Bốt Phấn Mễ: 30 Bốt Hà Châu: 25 * Hệ thống nhà tù: Nhà tù Thái Nguyên được xây dựng từ 1903- 1904. Đây là một công trình hình chữ nhật có 4 dãy nhà bên trong, có sân chính giữa và có tường cao 3m bao xung quanh, song song với một con đường tuần tra một khoảng rộng từ 3- 4 m A. Echinard, Tiểu chí Thái Nguyên, sđd tr 37 . Viên Công sứ là giám đốc nhà tù, ông ta có một Chánh và một phó đề lao người Pháp giúp việc cùng với 6 nhân viên cai ngục người bản xứ trong đó có 1 là y tá. Ở chợ Chu có một nhà tù hàng tỉnh (1916) nhốt từ 80 đến 100 tù, đặt dưới quyền kiểm soát của viên xếp bốt và viên Đại lý cai trị A. Echinard, Tiểu chí Thái Nguyên, sđd tr 38 . Các nhà tù này đã trở thành nơi giam giữ nhiều chiến sĩ yêu nước đã tham gia cuộc khởi nghĩa Binh lính Thái Nguyên (1917) và khởi nghĩa Yên Bái (1930). Hệ thống nhà tù, một công cụ thực dân Pháp để đàn áp, tra tấn những người nổi dậy, nhưng những người tù binh cũng luôn chứa đựng tinh thần phản kháng. Ngày 27- 28/8/1922, tại nhà tù chợ Chu nổ ra cuộc nổi dậy của những người tù, họ phá nhà lao, chiếm bưu điện và cướp vũ khí giặc, gây cho giặc nhiều tổn thất. * Hệ thống lô cốt: Cùng với hệ thống nhà tù, ngay ở thời điểm đầu thế kỉ XX, giới cầm quyền thực dân đã cho xây dựng nhiều lô cốt, mà chủ yếu là ở địa bàn Chợ Chu và Chợ Mới. Tư liệu cho biết Dương Kinh Quốc, Vài nét về Thái Nguyên những năm tháng trước cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn (8.1917) , trong sách Khởi nghĩa Thái Nguyên 80 năm nhìn lại, Thái Nguyên 1997, sđd 39. , ở địa bàn Chợ Chu và Đại Từ đã có 5 lô cốt đặt tại các điểm: Chợ Chu, Hùng Sơn, Cù Vân, Hà Lam, Quảng Nạp. Ở Chợ Mới có 4 lô cốt đặt tại: Chợ Mới, Đồn Du, Giang Tiên, Ban Mua. Các lô cốt này nằm chủ yếu bảo vệ các tuyến đường giao thông nội tỉnh và liên tỉnh. Hệ thống quan lại thực dân ở Thái Nguyên bao gồm cả Công sứ và phó Công sứ chứng tỏ đây là một tỉnh quan trọng. Chính quyền thực dân đã đặt thêm ở đây chức phó Công sứ để cùng Công sứ nắm quyền cai trị trong tỉnh. Công sứ có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của các cơ quan trực thuộc và các cơ quan chính quyền cấp dưới, kể cả lực lượng quân sự đồn trú trong tỉnh. Trên tất cả những hệ thống công sở, trong đó có trại lính, sở công chính, bưu điện, tài chính, kinh tế (đồn điền) đều có sự có mặt của người Pháp cai quản và đứng đầu. Đặc biệt Pháp thiết lập ở đây một hệ thống toà án ở các cấp để chủ yếu xét xử những người phạm tội. Trong số những vị trí mà Pháp cài người của mình, thì quan Pháp ở Trại lính khố xanh là nhiều nhất (8 viên). Điều này chứng tỏ Thái Nguyên là tỉnh có số lượng đồn lính khố xanh vào loại nhiều nhất và lớn nhất Bắc Kì tại đây, Pháp cũng cử những tướng giỏi để nắm giữ trách nhiệm chỉ huy những trại lính khố xanh này. Trại lính được thiết lập tại 7 điểm: Phương Độ, Chợ Chu, Hùng Sơn, Đình Cả, Đồn Đu, Lang Dang, Quảng Nạp. Ngoài ra ở tỉnh lỵ còn có một trại lính bộ binh thuộc địa, một đồn lính sen đầm; ở Chợ Chu và Phương Độ mỗi nơi còn có một đồn lính dân vệ. Trước đây, phụ trách về mặt quân sự trong tỉnh là những Lãnh binh do người Việt đứng đầu (như Nguyễn Văn Các, Lê Tuân, Nguyễn Cáp, Nguyễn Hạp..), nhưng trong thời kì Pháp thống trị thì chức Lãnh binh lại do người Pháp nắm, đồng thời cử thêm những quan chức Pháp giữ vai trò là Tham tá và Thanh tra cho những hoạt động quân sự của Pháp, người Việt chỉ nắm chức phó Lãnh binh. Năm 1898, Quân lính khố xanh của tỉnh Thái Nguyên là 800, có 17 giám binh hay lãnh binh phụ trách chỉ huy lực lượng khố xanh Xem phụ lục số 2 . Sang đến những năm 1903-1904, quân số lính khố xanh rút xuống còn 530 người, và chỉ có 12 giám binh và lãnh binh cho tất cả các đồn bốt và trại trung tâm. Tại những trung tâm hành chính như Phương Độ, Chợ Chu, Hùng Sơn, do vị trí quan trọng của các trung tâm này Pháp đã đặt ở đây những quan chức có quyền đại diện cho Công sứ, đó là những vị Đại lý có quyền thay mặt cho Công sứ điều hành mọi công việc. Ở Phương Độ, ông Gernard nắm quyền kiểm soát chính trị ở huyện Tư Nông, sau thành phủ Phú Bình; Ở Chợ Chu, ông Metaireau nắm quyền kiểm soát chính trị châu Định Hoá, lãnh địa của Lương Tam Kì và một số tổng thuộc huyện Phú Lương, tổng Chợ Mới, ít lâu sau chuyển sang Bắc Kạn; Ở Hùng Sơn, ông Leger nắm quyền kiểm soát chính trị các huyện Đại Từ và Văn Lãng, sau thành huyện Đại Từ. Những trung tâm hành chính này có thể coi là những đơn vị hành chính cấp trung gian giữa tỉnh và huyện (có một viên quan mang hàm Tri phủ, có Giáo thụ, Thông ngôn, Lại mục). Pháp chia ra những trung tâm hành chính để dễ bề cai trị, đồng thời Pháp cũng muốn tăng cường sự có mặt của mình tại những cấp độ hành chính dưới tỉnh ở những địa bàn quan trọng về mặt chiến lược, từ đây có thể dễ dàng cai quản hay mở rộng quyền kiểm soát trực tiếp ở Thái Nguyên cũng như các vùng xung quanh. Hệ thống quan lại người Việt Thời Pháp thuộc thì hệ thống quan lại người Việt ở Thái Nguyên được thiết lập như sau Theo như tài liệu mà chúng tôi sưu tầm đựoc do Echinard, Công sứ Pháp ỏ Thái Nguyên viết thì dưới thời kì của quan Công sứ Emmerich, hệ thống chính quyền ở Thái Nguyên có quan Công sứ, dưới quyền có tất cả các vị cầm đầu các công sở và tổ chức cai trị bản xứ gồm 1 tuần phủ, một án sát, một phó lãnh binh và 8 tri huyện, tri châu. : 1 Án sát phụ trách toàn tỉnh 1 Thương tá giúp việc cho Án sát 4 Tri huyện đặt tại huyện Phú Lương, Phổ Yên, Vũ Nhai, Đồng Hỉ 2 Tri phủ đặt tại các phủ Phú Bình và Đại Từ 1 Tri Châu tại châu Định Hoá. 1 mang hàm tri phủ phụ trách trung tâm Phương Độ. 3 Nhân viên gồm: Giáo thụ, thông ngôn, Lại mục tại trung tâm hành chính Phương Độ. 1 Nhân viên tại bưu điện Chợ Chu. 1 Nhân viên tại bưu điện Chợ Mới. Cho đến những năm chót của thập niên thứ 2 thế kỉ XX, tư liệu cho biết về bộ máy cai trị toàn tỉnh đại thể được bảo lưu như 1905: 1 Công sứ Pháp 1 phó Công sứ 1 Án sát, mang hàm tuần phủ 2 Tri phủ (Phú Bình, Phổ Yên) 3 Tri huyện (Đồng Hỉ, Đại Từ, Phú Lương) 3 Tri châu (Vũ Nhai, Văn Lãng, Định Hoá) 1 Bang tá (Làm việc tại Lang Hít) Bên cạnh bộ máy quan lại người Việt, mà chủ yếu là người Kinh còn tồn tại hệ thống chính quyền riêng của một vài dân tộc thiểu số do Pháp dựng lên. Theo đó, người Dao đựơc phép có Động trưởng, chánh Mán ở cơ sở, quản chiều, phó quản chiều ở cấp châu…Đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh, du cư, rải rác, phân tán và riêng rẽ nên bản thân bộ máy mà bọn thực dân áp đặt cho họ là không có lãnh thổ. Do vậy, người dân vừa phải chịu ách áp bức, bóc lột dưới bộ máy tay sai nơi cư trú lại vừa phải chịu nỗi thống khổ thông qua bộ máy chính quyền theo dân tộc. Từ bộ máy quan lại của người Việt ở Thái Nguyên cho thấy, đứng đầu tỉnh và chịu trách nhiệm chung không phải là quan Tổng đốc mà là một Tuần phủ (giai đoạn 1901 đầu 1902) hoặc là một Án sát mang hàm Tuần phủ (giai đoạn những năm 20 của thế kỉ XX). Như vậy Thái Nguyên là một tỉnh loại 2 ( loại 1 đứng đầu là Tổng đốc). Điều này có thể lý giải rằng, Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, mật độ dân cư không đông, rải rác đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, lại xa trung tâm kinh tế, giao thông đi lại khó khăn. Với những lý do ấy, Thái Nguyên đóng vai trò là tỉnh loại 2 ở khu vực Bắc Kì. Với những chức quan như Tri phủ, Tri châu và giai đoạn về sau, Pháp đặt thêm chức Bang tá ở Thái Nguyên chứng tở đây là một tỉnh miền núi rộng lớn có địa bàn chiến lược quan trọng. Hệ thống quan lại người Việt so với trước khi bị thực dân Pháp thiết lập ách cai trị thì hầu như không thay đổi về hình thức nhưng bổ sung thêm về số lượng quan cai trị qua từng thời kì hay thay đổi trong cơ cấu số lượng để cai quản tỉnh chặt chẽ hơn. Và đặc biệt ở cấp tỉnh, bên cạnh bộ máy quan lại nhà Nguyễn có bộ máy cai trị của thực dân Pháp trùm lên trên bộ máy cai trị của nhà Nguyễn. Đó là sự tham gia của một số viên quan Pháp (Công sứ và phó Công sứ) đứng đầu tỉnh thông qua bộ máy cai trị địa phương. Và sau này khi Pháp tiến hành “cải lương hương chính”, thiết lập bộ máy cai trị đến cấp làng xã thì nó mới có sự xáo trộn đáng kể. Trong tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên, những chức vụ từ trước do triều đình đặt ra vẫn tồn tại và do người Việt quản lý, nhưng chức Lãnh binh ở Thái Nguyên sau này lại do Pháp nắm. Vì Thái Nguyên là nơi thường xuyên diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa và nổi loạn cũng như nạn cướp bóc, thổ phỉ. Người Việt chỉ nắm chức phó Lãnh binh giúp việc cho Lãnh binh trong việc điều động quân hay quản lý binh lính. * Cai trị hương thôn: Cùng với bộ máy cai trị cấp tỉnh, huyện, thông qua các cuộc “Cải lương hương chính”, Pháp dần thiết lập và tổ chức bộ máy cai trị ở cấp xã ở Bắc Kì nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Đứng đầu mỗi tổng có một chánh tổng và một phó tổng, có một lý trưởng và nhiều phó lý. Các gia tộc Mán rừng như Cao lan, Thanh vân hay Thanh y, được đặt dưới quyền các Chánh quản mán, hay Chánh Mán mục chức vụ tương tự như Chánh tổng. Mỗi Chánh quản mán chỉ huy nhiều trưởng trại hay trưởng nhóm. Ở huyện Đại từ, có những người Mán Cao Lan hoàn toàn Việt Nam. Họ xuống các cánh đồng bằng đi cấy lúa, và thành lập những làng riêng biệt trong các tổng của người An Nam. Việc lựa chọn những nhân viên hàng tổng hay hàng xã được lựa chọn y theo nghị định ngày 3/7/1930 đối với những làng xóm thuần nhất xã An Nam, đối với những làng pha trộn các dân tộc hay đơn thuần gồm dân bản địa thì việc này được làm theo tập quán địa phương, dân tự chọn lấy đại diện của họ, lập một biên bản, cử và trình lên nhà chức trách những người được lựa chọn tiến cử vào chức vụ còn khuyết Echinard, Tiểu chí Thái Nguyên, sđd tr 63 . * Hội đồng kì mục Tất cả các làng đều có Hội đồng kì mục, Hội đồng này được thành lập theo những nội dung của nghị định ngày 25.2.1927 và theo tập quán địa phương, mỗi Hội đồng gồm có: Những nhân viên hàng tổng, xã cũ đã từ chức (chánh tổng, lý trưởng, xã đoàn…) Các cựu chánh phó hương hội đã thừa hành chức vụ trong 6 năm Các viên chức ngạch cai trị bản xứ hay thuộc các công sở của chính phủ bảo hộ, đã từ chức hay về hưu. Các sĩ quan và hạ sĩ quan bộ binh hay hải quan, thuộc ngạch khố xanh, hay ngạch lính cơ đã giải ngũ hay về hưu. Trong những làng không có Hội đồng quản trị, các kì mục trực tiếp trông coi công việc hàng xã, ra quyết định và chuyển cho những nhân viên hàng xã thi hành. Họ kiểm soát sự chấp hành và giúp đỡ những nhân viên này thi hành nhiệm vụ. Quy định này của chính phủ cũng không khác nhiều so với những thay đổi sau này được ghi trong những Đạo dụ đổi lại việc hương chính tại Bắc kì. Hội đồng kì mục ở Thái Nguyên đã được Pháp ghi rõ trong cuốn tiểu chí Thái Nguyên: Giữa hội đồng này và dân chúng có một sự hoà hợp tương đối. Hiếm có những đơn kiện, những vụ lạm dụng quyền hành hay thâm thụt công quỹ. Trị an ở hương thôn chỉ có ở các làng thuộc phủ Phổ Yên. Có tổ chức đội tuần tráng đảm nhiệm việc trị an như vùng xuôi. c. Hệ thống đồn binh Bên cạnh bộ máy dân sự, do vị trí chiến lược của Thái Nguyên, và để đối phó vơí các cuộc đấu tranh của nhân dân trong tỉnh, thực dân Pháp đã bố trí ở đây một hệ thống dầy đặc các đồn binh. Trước cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên (1917) toàn Thái Nguyên có 37 đồn binh, được bố trí như sau: Châu Định Hoá 5 đồn: Quảng Nạp, Bảo Biên, Chợ Chu, Thác Mu, Đinh Man Huyện Đại Từ 6 đồn: Văn Lãng, Phú Minh, Yên Rã, Ký Phú, Hùng Sơn, Cù Vân. Huyện Phú Lương 6 đồn: Chợ Mới, Ba Xã, Bãi Nứa, Giang Tiên, Phấn Mễ, Đồn Du (đồn Phú Lương) Châu Vũ Nhai 6 đồn: Dac Kiết, Lang Hít, Bắc Lao, Cúc Đình, Đình Cả, Tràng Xá. Phủ Phú Bình 4 đồn: Hà Châu, Kha Sơn Thượng, Phương Độ, Chợ Hạnh. Phủ Phổ Yên 6 đồn: Bến Đặng, Lang Danh, Bá Vân, Chợ Chã, Sơn Cốt, Phố Cò. Huyện Đồng Hỉ (gồm cả tỉnh lỵ Thái Nguyên): Minh Lý, Mo Na Khôn, đồn lính khố xanh ở tỉnh lỵ, đồn lính Pháp ở tỉnh lỵCao Văn Biền, Khơỉ nghĩa Thái Nguyên nguyên nhân và diễn biến, bài viết trong Khởi nghĩa Thái Nguyên 80 năm nhìn lại, Thái Nguyên 1997, sđd tr 63. . Mỗi đồn binh độc lập có từ 30 đến 50 lính. Những đồn lớn gồm nhiều trại lính có thể từ 100- 200 lính. Những đồn binh này thuộc quân đội Pháp, do người Pháp trực tiếp chỉ huy, gồm lính lê dương (người Âu Phi), lính Khố đỏ, lính Khố xanh (người Việt). Nếu tính trung bình là 50 lính trên địa bàn Thái Nguyên thì có ít nhất là 1800 lính chỉ huy. Ngoài ra còn có lính Khố vàng, lính Khố lục, lính dõng, do quan lại người Việt chỉ huy. Như vậy tổng số quân lính vũ trang trên địa bàn Thái Nguyên có khoảng 2 ngàn người. Toàn bộ số lính này trải ra một mạng lưới đóng chốt ở những đầu mối quan trọng nhất, bao trùm toàn bộ lãnh thổ Thái Nguyên. Các đồn binh cùng với hệ thống lô cốt do lính cảnh vệ canh gác có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ các tuyến đường giao thông nội tỉnh và liên tỉnh. Bảo vệ đường Bắc Kạn: Đồn Đôn Du, đồn Chợ Mới, lô cốt Giang Tiên, lô cốt Bãi nứa. Bảo vệ thung lũng sông Cầu: đồn Làng Hịch, lôcốt Minh Lý, lôcốt Đắc Kiệt. Bảo vệ đường Hùng Sơn và Chợ Chu: đồn Chợ Chu, đồn Hùng Sơn, đồn Hà Lâm hay Phú Minh, lô cốt Cù Vân. Bảo vệ các đồn điền của Pháp: đồn Phương đô, đồn Làng Danh, lô cốt Chợ Hạnh. Đây là những tuyến đường bộ quan trọng, phục vụ cho xe cộ đi lại, vận chuyển những nguyên vật liệu, những sản phẩm khai thác từ các mỏ. Do vậy, đây là những tuyến đường quan trọng cần phải đựơc bảo vệ. Ngoài con đường “chiến lược” đi từ Hà Nội lên Cao Bằng được xếp hạng là con đường “thuộc địa số 3” thì còn có những con đường nối tỉnh lỵ tới các nơi như: Đáp Cầu, phủ Đa Phúc, Sơn Tây, Chợ Chu. Các trung tâm hành chính và các đồn binh cũng được nối với nhau bằng những tuyến đường có thể sử dụng cho xe cộ vận hành. Các lô cốt và đồn binh Pháp đặt ra có sự thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp từng thời kì và tuỳ thuộc vào tình hình chính trị quân sự của tỉnh mà Pháp tiến hành bổ sung hay thủ tiêu những đồn bốt hay lô cốt này Xem phụ lục 2 * Trong giai đoạn 1923- 1933, số quân được tăng cường như sau Số liệu lấy từ: Echinard- Lịch sử quân sự chính trị tỉnh Thái Nguyên, (Bản dịch lưu trữ tại ban Lịch sử Đảng tỉnh Thái Nguyên), sđd tr 15 : - Đồn Du dưới quyền ông Deschanps lãnh binh, một đơn vị khố xanh có chỉ huy: 50 - Đồn Quảng Nạp dưới quyền ông Reffaeli giám binh, một đơn vị khố xanh có chỉ huy: 50 - Đồn Hùng Sơn, dưới quyền chỉ huy của ông Penx lãnh binh, một đơn vị khố xanh có chỉ huy gồm cả Phú Minh: 35 - Đồn Chợ Chu, dưới quyền giám binh Deguelle với một đơn vị khố xanh có chỉ huy: 60 => Tổng cộng: 175 * Duy trì binh lực, binh thương ở các đồn - Lang Hít dưới quyền đội 1 20 - Hà Châu dưới quyền lãnh binh Kentzinger 25 - Đình Cả dưới quyền đội 51 25 Cộng lại: 70 Như vậy tổng cộng binh lực ở các đồn thời kì này là 175+70=245 người. Toàn bộ binh lính của đồn binh là 400 người, còn lại trong tỉnh lỵ là 133 người. * Lính khố xanh: Theo thống kê từ phía Pháp, trước năm 1900 có khoảng 1000 người lính khố xanh, 20 công chức Tây chỉ huy. Đến ngày 1.1.1928, binh lực phân bố là: - Ông Latollec giám binh chỉ huy đồn binh 130 ng - Ồng Ferrier lãnh binh ở Chợ Chu 57 ng - Ông Rigail, giám binh ở Phấn Mễ 30 ng - Ông đội khố xanh ở Lang Hít 10 ng - Ông Chazet phó giám binh ở Hùng Sơn 20 ng - Ông Kentzinger, lãnh binh ở Hà Châu 20 ng - Ông Barot, phó giám binh ở Đình Cả 20 ng Cộng: 320 người Đến ngày 1.7.1933, binh lực rút xuống 270 người, với 6 giám binh và lãnh binh bậc một chỉ huy. Cuối năm 1932 Pháp tổ chức một đội 20 lính xe đạp ở đồn binh trung tâm giúp việc bình định nhanh chóng hơn khi cần thiết. * Lính dõng: Lính dõng đặt dưới quyền giám binh chỉ huy khố xanh, các đồn trưởng và các quan, châu, huyện. Ở Chợ Chu có chỉ huy trực tiếp là việc châu uý tức châu đoàn đồng thời là phụ tá của Tri châu. Ở Vũ Nhai cũng có châu đoàn, còn các châu đoàn khác bị thủ tiêu từ năm 1932. Một tổng đoàn ở tổng, một xã đoàn ở xã. Tất cả các xã đoàn đều đặt dưới quyền của tổng đoàn, trên tổng đoàn có một viên châu đoàn. * Lính cơ: Đến năm 1932, 90 lính cơ làm nhiệm vụ bảo vệ các quan Nam triều, phân bổ như sau: - Thái Nguyên quan tỉnh 30 - Định Hoá tri châu 12 - Phú Lương tri huyện 8 - Đại Từ tri huyện 8 - Vũ Nhai tri châu 8 - Đồng Hỷ tri huyện 8 - Phú Bình tri phủ 8 - Phổ Yên tri phủ 8 Ngoài ra Thái Nguyên còn có một đại đội thuộc địa số 9, gồm 1 đại uý (ông Brunel) và một trung uý (ông Labelle) và 100 đồn, hơn 100 chốt Thống kê từ : Echinard, Lịch sử quân sự chính trị tỉnh Thái Nguyên, sđd tr 118 . Lực lượng này được phân bố trong tỉnh và sẵn sàng tác chiến khi cần thiết. Bên cạnh những đồn bốt, Pháp còn cho dựng lên những hệ thống hệ thống cứ điểm, mạng lưới điếm canh dày đặc và rộng khắp được tiến hành trong các cuộc hành quân xâm lược trên phạm vi toàn tỉnh. Năm 1930, riêng vùng nông thôn 7 châu, huyện phía Nam, chưa kể hàng chục đồn trại có chính quyền đóng, đã có 372 điếm canhBan nghiên cứu lịch sử đảng tỉnh Bắc Thái, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, XB 1930, sđd tr 33 , Thanh niên là những lực lượng chủ yếu trong tỉnh bị thực dân Pháp bắt phải cầm súng đi đánh thuê. Năm 1926, số dân trong tỉnh chỉ có hơn 10 vạn người, nhưng lực lượng trong bộ máy đàn áp của chúng lên tới hàng ngàn tay súng, cùng với nó là hệ thống kiểm lâm, thuế quan, mạng lưới chuyên dò xét chỉ điểm…Với những lực lượng này thực dân Pháp đã kìm kẹp gắt gao và đàn áp đẫm máu cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Từ những con số thống kê trên cho thấy quy mô và mật độ của những trại lính và đồn binh ở Thái Nguyên là dày đặc. Ít có một tỉnh nào ở Bắc Kì lại có số lượng đồn binh đông đến thế. Việc Pháp bố trí ở Thái Nguyên một lực lượng đồn binh như vậy trước hết là để phục vụ cho công cuộc bình định của chúng. Trước đây, thực dân Pháp phải dung dưỡng bọn Cờ vàng như một công cụ để khống chế nhân dân nhưng bản thân chúng cũng phải hứng chịu những hậu quả nặng nề. Từ sự bất ổn xã hội do quân Cờ vàng gây ra, tình hình này mâu thuẫn với những yêu cầu của thực dân là cần có sự ổn định để vơ vét nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và khả năng kinh tế nhiều mặt ở đây. Vì vậy công việc quan trọng hàng đầu của thực dân trong quá trình xâm lược và nô dịch nhân dân tỉnh là ráo riết xây dựng và thường xuyên tăng cường bộ máy đàn áp thành chỗ dựa chế độ thuộc địa của chúng. Thứ hai, trước khi xâm lược toàn bộ Bắc kì, Pháp cũng nhận định Thái Nguyên là tỉnh có vị trí chiến lược về mặt quân sự. Có vai trò là tỉnh đệm giữa các tỉnh miền châu thổ và miền thượng du, lại cộng thêm địa thế hiểm trở, núi cao, khí hậu khắc nghiệt, giao thông vận tải tiếp tế khó khăn…là nơi mà những người yêu nước dùng làm căn cứ cách mạng cùng với dân tộc ít người đấu tranh chống Pháp. Do vậy, thông qua việc siết chặt hoạt động quân sự ở đây, Pháp muốn đàn áp những hoạt động chống Pháp của những người yêu nước mà chúng biết là quy mô và địa bàn hoạt động của những nghĩa quân này không chỉ giới hạn ở địa phận tỉnh Thái Nguyên. Thứ ba, cũng do vị trí địa lý tạo nên, Thái Nguyên là giao điểm quá độ trên tất cả các lĩnh vực như trao đổi hàng hoá, lưu thông tiền tệ… “đâu cũng thấy rằng tỉnh này không thoát khỏi những ràng buộc của định luật thiên nhiên đã quy định” A. Echinard, Tiểu chí Thái Nguyên, sđd tr 59 . Trong tỉnh còn có hệ thống các chợ mà quan trọng nhất là chợ Thái Nguyên. Chợ này được đánh giá là một trong những nút của đầu mối giao thông, ngoài ra còn có hệ thống chợ Chu, chợ Hùng Sơn, Kha- sơn- hà. Việc lưu thông tiền tệ diễn ra giữa người miền xuôi và ngừơi miền ngược trong việc lưư hành những đồng bạc cũ và mới. Theo tài liệu cho biết, ngay từ sớm, trên địa bàn tỉnh còn đã diễn ra hoạt động buôn bán thuốc phiện, từ Trung Quốc qua các tỉnh biên giới xuống Thái Nguyên rồi xuống các tỉnh miền xuôi. Hệ thống đồn bốt và xây dựng lực lượng quân sự gồm cả lính cơ, lính dõng, lính khố xanh, khố đỏ, lính lê dương, dưới sự chỉ huy của các giám binh và lãnh binh người Pháp… là công cụ đắc lực mà Pháp sử dụng để đàn áp các cuộc khởi nghĩa và nổi dậy của nhân dân Thái Nguyên. Đồng thời bằng cách huy động quân từ Thái Nguyên, Pháp có thể ứng phó với những biến cố xảy ra giữa hai vùng trung du và đồng bằng, hỗ trợ hay tiếp viện cho công cuộc đàn áp sự chống đối của nhân dân ở các tỉnh lân cận khi cần thiết. Hệ thống lô cốt và đồn bốt được xây dựng với lực lượng chủ yếu là quân người Việt (khố xanh và khố đỏ) luôn tiềm ẩn nguy cơ nổi loạn và phản kháng đối với thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên (1917) do Lương Ngọc Quyến và Đội Cấn đứng đầu đã là minh chứng rõ cho điều này. Nguyên nhân chính của cuộc khởi nghĩa đó là do sự tàn ác của bọn chỉ huy Pháp đối với binh lính Việt Nam và sự vô trách nhiệm của chính quyền thuộc địa ở Thái Nguyên trước sự thật dã man này. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo dài lâu nhất và có tiếng vang lớn trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất ở Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân ta đã nổi dậy, giành và làm chủ được một tỉnh lỵ trong một tuần lễ, long trọng tuyên bố những tuyên tuyên ngôn cho dư luận trong nước biết việc thành lập chính quyền cách mạng với quốc hiệu Đại Hùng và đã gây cho bọn thực dân bao nỗi kinh hoàng khiếp sợ. PHẦN III: MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN THÁI NGUYÊN THỜI PHÁP THUỘC 3.1. Mối quan hệ giữa hệ thống quan lại người Pháp và hệ thống quan lại người Việt trong hệ thống chính quyền Thái Nguyên Như đã nói, hệ thống chính quyền ở Thái Nguyên gồm hai bộ phận: hệ thống quan lại người Việt và hệ thống quan lại người Pháp. Đứng đầu hệ thống quan lại người Pháp là Công sứ và phó Công sứ nắm quyền giám sát và kiểm soát mọi hoạt động trong tỉnh. Công sứ là người thay mặt cho Thống sứ nắm tình hình cấp tỉnh về mọi mặt. Dưới quyền thường trực của Công sứ và Phó Công sứ, có các tổ chức cai trị như Toà công sứ, Hội đồng hàng tỉnh, Toà án bản xứ (Toà án đệ nhất cấp), các loại công sở cấp tỉnh (công chính, thú y, y tế, địa chính, lâm nghiệp, đề lao…). Những toà án lập ra một mặt thực hiện những quyền tư pháp của người Pháp, bảo vệ quyền lợi của người Pháp (lập đồn điền, khai thác mỏ, mở thêm giao thông, chính sách giáo dục, y tế...) mặt khác cũng để xét xử những người mà Pháp cho là phạm tội. Ngoài Công sứ và phó Công sứ, ở một số đơn vị hành chính trong tỉnh, như các trung tâm hành chính, Pháp đã đặt thêm chức Đại lý để cai quản nắm giữ trực tiếp đơn vị hành chính dưới tỉnh. Viên Đại lý ở đây có quyền đại diện cho Công sứ điều hành mọi công việc của địa phương, báo cáo tình hình với Công sứ và có quyền tự quyết khi cần thiết. Dưới thời Pháp thuộc, hệ thống chính quyền phong kiến ở cấp tỉnh, huyện, xã vẫn được duy trì, làm chức năng tay sai và lừa bịp. Để cho bộ máy người bản xứ ngày càng trở thành công cụ đắc lực, công việc đào tạo tay sai được bọn thực dân chú ý. Năm 1888, ngay trên đường hành quân xâm lược các châu, huyện phía bắc, bọn thực dân đã tuyển mộ trong đám lưu manh buôn lậu một số tay sai dùng vào việc dẫn đường và sau đó giúp chúng thiết lập bộ máy chính quyền nguỵ đầu tiênBan nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Bắc Thái, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, sđd tr 33 . Từ chức năng của từng hệ thống quan lại trong bộ máy chính quyền Thái Nguyên thì có thể suy ra quan hệ giữa hai hệ thống này. Trước hết đó là mối quan hệ trên- dưới, trên nguyên tắc cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cấp trên. Trong bộ máy của Pháp thì phó Công sứ nằm dưới quyền của Công sứ, giúp việc cho Công sứ và có quyền thay mặt cho Công sứ quyết định mọi việc trong tỉnh khi Công sứ vắng mặt. Đối với quan lại người Việt thì các quan Tri phủ, Tri huyện sẽ trực tiếp giúp quan đầu tỉnh điều hành công việc hàng tỉnh. Quan tỉnh thường xuyên đi giám sát, kinh lý quan lại cấp dưới, giám sát cả giới cầm quyền ở cấp Tổng và cấp xã. Trong chừng mực nhất định, quan tỉnh còn nắm cả chức năng tư pháp. Trong quan hệ giữa hệ thống quan lại người Việt và hệ thống quan lại người Pháp thì Công sứ Pháp sẽ nắm quyền chỉ đạo tối cao với toàn tỉnh và trực tiếp đối với Tuần phủ hay Án sát ở Thái Nguyên. Các viên quan ở các cấp đều trực thuộc trực tiếp Công sứ Pháp. Mọi hoạt động của họ đều trực tiếp liên hệ với Công sứ. Song các bản thảo của họ thì được phép gửi cho hai nơi: Công sứ Pháp chủ tỉnh và quan đầu tỉnh người Việt. Bên cạnh mối quan hệ trên dưới, giữa hệ thống quan lại người Pháp và hệ thống quan lại người Việt còn có mối quan hệ chi phối- phụ thuộc. Mối quan hệ này thể hiện ở việc tất cả những vấn đề chính trị, hành chính, tài chính đều thuộc quyền của người Pháp. Quan lại của người Việt thực chất chỉ mang tính bù nhìn, tay sai, phục tùng mệnh lệch của Pháp mà thôi. Sau đây là sơ đồ về tổ chức cai trị cấp tỉnh thể hiện mối quan hệ nàyDương Kinh Quốc, Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng tháng 8, , sđd tr 142 : Thống sứ Bắc Kì Công sứ Tổng đốc Tuần phủ + Tri phủ Án sát Chánh quan lang Quan lang Tri phủ Tri huyện Quản đạo Tri châu Thông phán Văn phòng tỉnh lỵ, phủ, huyện, đạo, châu lỵ Thừa phán Các tổ chức phụ tá Công sứ Bang tá, Phủ uý, Huỵên uý, Châu uý, Phó châu Từ đạo dụ ngày 2 tháng 5 năm Đồng Khánh nguyên niên (3.6.1886) thiết lập chức Kinh lược sứ Bắc Kì, cho phép chức này được thay mặt vua mà tự tiện làm việc rồi mỗi năm một vài lần về tâu cho vua biết Phan Khoang, Việt Nam Pháp thuộc sử, … . Điều này có nghĩa là Bắc Kì kể từ đây đã khá độc lập và hầu như không còn liên quan nhiều đến triều đình bao nhiêu. Sau này, khi bãi bỏ chức Kinh lược sứ (dụ ngày 26.7.1897) , Thống sứ Bắc Kì đã thực sự khống chế toàn bộ giới quan lại người Việt ở Bắc Kì. Quan lại người Việt là những tay sai đắc lực cho thực dân Pháp. Phần đông đều là những kẻ được Pháp ưu đãi cho làm Tuần phủ, Tri châu được Pháp đào tạo, trả công ăn lương Pháp, cho nên phụ thuộc chặt chẽ vào Pháp và trở thành công cụ để Pháp thông qua đó thống trị và bóc lột nhân dân. Cùng với mối quan hệ lệ thuộc vào Pháp thì hệ thống quan lại người Việt ở tỉnh cũng có mối quan hệ lỏng lẻo với Nam Triều thông qua viên Khâm sai đại thần- đại diện cho sự có mặt của triều đình ở Bắc Kì, vì về hình thức Bắc Kì nằm dưới chế độ nửa bảo hộ của Pháp. Như vậy, những viên Tri phủ, Tri huyện đã thực hiện chức năng kép vừa có mối quan hệ với chính phủ bảo hộ, lại vẫn duy trì mối liên hệ với Triều đình thông qua viên Khâm sai ở Bắc Kì, nhưng sự lệ thuộc với triểu đình đã không còn chặt chẽ và trực tiếp như trước. Pháp chi phối toàn bộ máy cai trị ở địa phương, bình ổn về chính trị để phục vụ cho lợi ích kinh tế của mình. Sau này, thông qua các cuộc “Cải lương hương chính” vào những năm 1921, 1927,1941, thực dân Pháp đã dần dần thiết lập và tổ chức được bộ máy cai trị hành chính cấp xã ở Bắc Kì nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Chính sách “Cải lương hương chính” càng thể hiện ý đồ thắt chặt hơn mối quan hệ chi phối- lệ thuộc qua những nét chính của nó: Trước hết, Chính quyền thực dân giám sát và kiểm soát mọi hoạt động nội bộ của xã, thông qua việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh, thành viên trong Ban Quản trị xã; nắm quyền duyệt Hương ước, duyệt Hương ẩm (sổ thu- chi của xã). Thông qua việc này nắm toàn bộ tài sản của xã, chỉ giao cho Hội đồng kì mục quản lý số tài sản này. Mọi khoản thu chi đều phải do Hội đồng Kì mục xã lập thành chương mục rõ ràng đệ trình lên chính quyền tỉnh phê duyệt. Thứ hai, thông qua “Cải lương hương chính”, chính quyền quản lý chặt chẽ vai trò của lý trưởng, hoặc xã trưởng trong cơ cấu tổ chức xã thôn. Nhiệm vụ của lý trưởng, xã trưởng ở tỉnh Thái Nguyên là: tiến hành thu thuế của xã dân và giao nộp cho chính quyền cấp trên; thi hành luật pháp, quy chế, quyết định của chính quyền cấp trên đối với xã, thay mặt cho xã dân với tư cách là bên nguyên hay bên bị trước pháp luật; cung cấp tài liệu theo yêu cầu của cấp trên, báo lên chính quyền cấp trên tình hình của xã về mọi mặt: chính trị, kinh tế, hành chính… Thứ ba, chính quyền thực dân công khai đưa giai cấp địa chủ phong kiến đã được “tân học hoá” lên cương vị thống trị độc tôn ở vùng nông thôn để dần dần thay thế cho tầng lớp Nho sĩ, địa chủ trước kia, lấy đó làm chỗ dựa cho chính quyền thực dân. Tóm lại là trong mối quan hệ giữa bộ máy chính quyền ở Thái Nguyên tồn tại hai mối quan hệ chủ yếu, mối quan hệ trên- dưới, và mối quan hệ chi phối- lệ thuộc. Mối quan hệ thứ hai bắt nguồn từ mối quan hệ thứ nhất song cũng có những độc lập nhất định. Mặc dù bộ máy quan lại người Việt ở tỉnh Thái Nguyên trên danh nghĩa vẫn là cấp dưới của triều đình trung ương song về mối quan hệ lệ thuộc- chi phối với trung ương thì hầu như không tồn tại. 3.2. Vai trò của chính quyền Thái Nguyên trong việc giải quyết các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá Chính quyền ở Thái Nguyên cũng như chính quyền ở các địa phương khác dưới thời Pháp thuộc, là chính quyền mang bản chất thực dân, vì thế chức năng chủ yếu của nó là đàn áp, bóc lột và vơ vét. Trong thời kì đầu bộ máy chính quyền này hoạt động chủ yếu trong việc đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân như: khởi nghĩa Yên Thế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, khởi nghĩa của A Cốc Thượng, khởi nghĩa của Mã Mang, sau này là khởi nghĩa Binh lính Thái Nguyên (1917) và những cuộc khởi nghĩa khác trong và ngoài tỉnh. Chính quyền ấy thông qua hệ thống chính quyền tay sai đã tiến hành những hoạt động vơ vét, bóc lột nhân dân như cướp đất, mở đồn điền, khai thác triệt để những tài nguyên của địa phương, đặc biệt là hoạt động khai thác mỏ với quy mô tốc độ ngày càng lớn và đi với nó là nạn thuế má nặng nề…Song chính quyền này vẫn có những giá trị, vai trò nhất định đối với một số hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội ở địa phương. Trước hết, trong lĩnh vực kinh tế: Những chính sách của chính quyền thực dân từ các bộ phận như Hội đồng hàng tỉnh, Hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính Bắc kì cũng đã tác động đến nền kinh tế, tài chính trong tỉnh làm cho nền kinh tế trong tỉnh có sự biến đổi lớn. Chính sách “Tiểu đồn điền” Andrew Hardy- Chính sách tiểu đồn điền của Pháp ở trung du bắc Việt Nam, Tìm hiểu kết quả của việc cấp đất về xã hội, văn hoá và môi trường , (Bản dịch tiếng Việt, Lưu trữ ở Sở văn hoá tỉnh Thái Nguyên), sđd tr 2 đã được viên Công sứ Thái Nguyên Echinard đặc biệt chú trọng và phát triển ở Thái Nguyên. Trong công nghiệp là những hoạt động khai mỏ, về khách quan thì hoạt động khai mỏ đã có tác động đến đời sống kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Sự ra đời của các hầm mỏ đã từng bước phá vỡ cơ cấu kinh tế xã hội truyền thống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Cùng với quá trình đó là sự ra đời của đội ngũ công nhân mỏ Thái Nguyên, một đội ngũ ngày càng trưởng thành về ý thức chính trị giai cấp. Về chính trị: Nổi bật nhất là những chính sách của chính quyền thực dân về vấn đề dân tộc thiểu số. Ở Thái Nguyên, bên cạnh việc tiếp tục duy trì bộ máy quan lại người Việt mà chủ yếu là của người kinh, thì Pháp có cho xây dựng hệ thống chính quyền riêng của một vài dân tộc thiểu số, theo đó người Dao có đồng trưởng, Chánh Mán ở cơ sở, quản chiều, phó quản chiều ở cấp châu…Bọn thực dân ra sức tuyên truyền bộ máy này, coi như là quyền tự trị của dân tộc. Thực chất là Pháp muốn lừa bịp nhằm khơi dậy mâu thuẫn dân tộc để chúng dễ bề cai trị và bóc lột. Trong xã hội vai trò của chính quyền ở Thái Nguyên là thực hiện chức năng quản lý, do vậy nó vẫn giữ vai trò bình ổn và duy trì trật tự xã hội. Và có một lợi ích mà người dân dễ nhận thấy dưới chế độ này là nhờ sự có mặt của quân đội Pháp mà sự an ninh ở các làng mạc, thôn xóm được bảo đảm hơn, người dân cũng được yên ổn, hạn chế phần nào sợ cướp bóc giặc giã là nạn xảy ra thường xuyên trước đây. Đặc biệt như đã trình bày, chính sách của chính quyền thực dân đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp đã khiến cho Thái Nguyên trở thành tỉnh có đội ngũ đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam: đó là đội ngũ công nhân ngành mỏ. Đội ngũ này cũng có sự đóng góp cho truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam bởi cuộc đấu tranh của hơn 450 công nhân mỏ Lang Hit (6.1913). Mặc dù nằm ngoài mục tiêu của chủ nghĩa thực dân, trên lĩnh vực văn hoá ở Thái Nguyên vẫn diễn ra quá trình phát triển giáo dục và mở mang văn hoá với những kết quả nhất định. Đầu những năm 30 trong toàn tỉnh có 2 trường tiểu học kiêm bị, giành cho nam học sinh tại thị xã Thái Nguyên và Chợ Chu, 1 trường kiêm bị giành cho nữ học sinh ở thị xã, 16 trường sơ học ở các địa phương Echinard, Tiểu chí Thái Nguyên, sđd tr 33 …cơ sở vật chất bước đầu cũng được xây dựng ở mức độ nhất định. Tóm lại, chính quyền Thái Nguyên mặc dù là chính quyền thực dân nhưng cũng có những vai trò nhất định trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị và xã hội của địa phương. Nó vừa thực hiện chức năng đàn áp, bóc lột và mức độ nào đó là khủng bố những phong trào yêu nước của nhân dân nhưng trên những khía cạnh nhất định vẫn có giá trị và ý nghĩa trong đối với việc duy trì trật tự an ninh xã hội và điều khiển những hoạt động kinh tế ở địa phương. 3.2. Chính quyền Thái Nguyên trong toàn bộ hệ thống chính trị Pháp ở Bắc Kì So với toàn bộ hệ thống chính trị của Pháp thiết lập ở các tỉnh Bắc Kì, tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc về cơ bản là giống với những tỉnh khác. Đứng đầu tỉnh là một viên Công sứ Pháp, bên dưới là hệ thống chính quyền tay sai người Việt phục vụ đắc lực cho công cuộc bình định của chúng. Tuy nhiên do vị trí địa lý đặc biệt của Thái Nguyên và mưu đồ quân sự của Pháp mà bộ máy chính quyền ở đây được xây dựng có những nét riêng mang đặc thù của tỉnh trung du, vùng đệm, có nhiều thành phần dân tộc cư trú. Đó là, bên cạnh chính quyền dân sự hoàn chỉnh, đầy đủ thì còn tồn tại thì Pháp đã cho xây dựng ở đây một hệ thống dày đặc các đồn binh, mà vai trò và chức năng của nó chủ yếu là Pháp muốn nắm vị trí chiến lược về mặt quân sự này từ đó có thể ứng phó nhanh với những biến động xảy ra ở vùng đồng bằng và thượng du kế cận, đồng thời cũng để đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân trong tỉnh vốn nổi tiếng là tỉnh có truyền thống nổi loạn và khởi nghĩa từ thời kì dưới sự cai trị của chính quyền triều đình trung ương. Thứ hai, với đặc tính là một tỉnh miền núi và có nhiều thành phần dân tộc thiểu số sinh sống, Pháp đã cho tổ chức ra hệ thống chính quyền riêng của một vài dân tộc thiểu số. Đây là điểm khác biệt về chính quyền thực dân ở Thái Nguyên so với một số tỉnh đồng bằng. Chính sách này của Pháp thể hiện tầm nhìn của Pháp trong việc giải quyết vấn đề dân tộc thiểu số mà cho đến bây giờ đó vẫn là những kinh nghiệm cho chúng ta trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh trung du, miền núi. Trong mối quan hệ của chính quyền tỉnh với chính phủ bảo hộ thì chính quyền tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thống sứ Bắc Kì. Việc bổ nhiệm, thăng gián, điều động số quan đầu tỉnh này đều thuộc quyền Thống sứ, sau khi đã được toàn quyền Đông Dương thông qua, phê chuẩn. Việc bổ nhiệm các viên chức ở cấp Phủ, huyện, đạo, châu cũng thuộc quyền của Thống sứ. Đối với các tỉnh khác như Bắc Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Phúc Yên…là các tỉnh giáp danh biên giới với Thái Nguyên, các tỉnh trong đạo quan binh Phả Lại, Đạo quan binh Lạng Sơn… thì chính quyền Thái Nguyên đều có mối liên hệ mật thiết. Điều này thể hiện trong việc phối hợp giữa chính quyền Thái Nguyên với chính quyền của các tỉnh trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, đặc biệt là sự phối hợp qua lại giữa chính quyền thực dân ở Thái Nguyên với hai hai tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Yên trong việc đàn áp hay truy quét lực lượng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên (1917) . KẾT LUẬN Trên cơ sở việc tìm hiểu bước đầu tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc giai đoạn 1884- 1945 có thể nêu lên mấy kết luận sau đây: 1. Sau những hoạt động đánh chiếm, tổ chức chính quyền là công việc đầu tiên của thực dân trước khi bước vào công cuộc khai thác, bóc lột và vơ vét thuộc địa. Bởi vì, trật tự kinh tế không thể nào tách rời với trật tự chính trị, có bình ổn được chính trị thì mới phát triển được kinh tế. Tổ chức chính quyền của thực dân Pháp từng bước được thiết lập bằng biện pháp quân sự, thông qua đàn áp và các thủ đoạn nhằm lợi dụng triệt để bộ máy thống trị chế độ phong kiến đã tạo ra một chính quyền thuộc địa mang tính thực dân sâu sắc ở Thái Nguyên . 2. Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía bắc, có vị trí địa lý quan trọng về mặt chiến lược, là vùng trung gian giữa con đường từ Trung Quốc sang, giữa miền thượng du và miền châu thổ Bắc Kì, có nhiều tộc người đông đúc cư trú ở đây. Do vậy, Thái Nguyên là một trong những tỉnh đầu tiên nằm trong kế hoạch tiến đánh và bình định các tỉnh Bắc Kì của thực dân Pháp. Ngày 10/5/1884 sau hai lần đánh chiếm, thực dân Pháp mới chính thức đưa quân tới đóng tại thành Thái Nguyên và bắt đầu thiết lập tổ chức chính quyền thực dân tại đây. 3. Tổ chức chính quyền thực dân ở Thái Nguyên thực chất là việc xây dựng và thiết lập hệ thống quan lại thực dân Pháp trùm lên trên hệ thống quan lại vốn có từ trước của người Việt ở Thái Nguyên, chính quyền nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…để chính quyền ấy mang tính thực dân, phục vụ cho mục đích nô dịch và đàn áp, khai thác và bóc lột nền kinh tế xã hội địa phương. 4. Mối quan hệ giữa hệ thống quan lại người Pháp và hệ thống quan lại người Việt trong bộ máy chính quyền Thái Nguyên là mối quan hệ trên- dưới và chi phối- phụ thuộc. Biểu hiện của mối quan hệ trên- dưới đó là cấp dưới chịu sự chỉ đạo của cấp trên mà ở đây là quan lại người Việt phải chịu sự chỉ đạo của viên Công sứ Pháp dưới quyền của Thống sứ Bắc Kì. Còn trong mối quan hệ chi phối- phụ thuộc, trên tất cả lĩnh vực chính trị, hành chính, tài chính đều thuộc quyền của người Pháp. Pháp lập ra bộ máy tay sai đắc lực người Việt, vừa dung dưỡng lại vừa nắm chặt bộ máy này, để buộc hệ thống quan lại người Việt phải lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp. Từ đó, Pháp chi phối mọi hoạt động của bộ máy quan lại bản xứ và thông qua đó tiến hành khai thác và bóc lột thuộc địa, phục vụ cho lợi ích kinh tế của chúng. 5. Trong quá trình nghiên cứu về tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời kì Pháp thuộc (1884- 1945) chúng tôi nhận thấy, so với tổng thể hệ thống chính trị của Pháp thiết lập ở các tỉnh Bắc Kì thì tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên về cơ bản là giống với những tỉnh khác. Nhưng bên cạnh đó cũng có những nét riêng khác xuất phát từ vị trí địa lý của tỉnh. Trước hết là sự bố trí dày đặc hệ thống đồn binh và lô cốt trên địa bàn tỉnh. Rồi trước đây đó là việc thành lập Tiểu quân khu Thái Nguyên thuộc Đạo quan binh 1 Phả Lại mà thủ phủ đặt tại tỉnh Thái Nguyên đã chứng tỏ vị trí chiến lược về mặt quân sự của Thái Nguyên so với các tỉnh khác mà Pháp đã nhận thấy cần phải nắm giữ. Thứ hai, bên cạnh bộ máy quan lại người Việt, do nhận thức rõ Thái Nguyên là tỉnh có mật độ dân tộc thiểu số đông, Pháp đã thành lập ở đây hệ thống chính quyền riêng của một số dân tộc thiểu số. Nó vừa thể hiện đặc tính của một tỉnh trung du miền núi, nhưng cũng thấy được cách ứng xử khôn ngoan của thực dân Pháp trong việc giải quyết và lợi dụng vấn đề dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 6. Chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc là sự kết hợp của hệ thống quan lại người Pháp và hệ thống quan lại người Việt nhằm mục đích phục vụ cho công cuộc khai thác và bóc lột của thực dân. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bộ máy chính quyền Thái Nguyên không còn vai trò gì đối với nhân dân. Trong những chừng mực nhất định, với tư cách là một tổ chức chính quyền, nó cũng thực hiện những chức năng duy trì trật tự an ninh xã hội, phát triển ở mức độ nhất định các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp…góp phần làm biến đổi xã hội sâu sắc, đặc biệt là sự xuất hiện của đội ngũ công nhân mỏ đầu tiên của Viêt Nam từng bước trưởng thành qua đấu tranh và có để lại những dấu ấn trong lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân. 7. Việc nghiên cứu tổ chức chính quyền của các địa phương thời Pháp thuộc nói chung và chính quyền Thái Nguyên nói riêng sẽ mang lại nhiều giá trị thông tin lịch sử, chính trị, quân sự quan trọng trên các lĩnh vực: Chính quyền thuộc điạ của Pháp ở Bắc Kì mà cụ thể là ở Thái Nguyên, vị trí chiến lược của Thái Nguyên, cách thức tổ chức bộ máy chính quyền ở một tỉnh miền núi, mối quan hệ của chính quyền thực dân và chính quyền bản xứ…điều đó cho ta thấy vấn đề tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc rất cần được nghiên cứu sâu và cụ thể hơn, nhất là hiện nay việc tìm hiểu và viết về lịch sử địa phương đang trở thành mối quan tâm của những nhà nghiên cứu, góp phần bổ sung và hoàn thiện lịch sử của dân tộc. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Echinard, Tiểu chí tỉnh Thái Nguyên, Bản dịch lưu trữ tại Ban tuyên giáo Thái Nguyên. A. Echinard, Lịch sử chính trị và quân sự tỉnh Thái Nguyên, Lực lượng cảnh sát đặc biệt, Bản dịch lưu tại Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Tỉnh uỷ tỉnh Thái Nguyên Bản gốc tiếng Pháp mang tựa đề: Histoire politique et militaire de la province de Thai- Nguyen, Lưu tại TV KHXH, số Lv 6131 . Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập I, XB 2003 Dương Kinh Quốc, Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945, NXB KHXH, Hà Nội, 1988. Đại Nam nhất thống chí, tập IV, NXB KHXH, Hà Nội, 1971. Đại Nam thực lục, tâp IV, NXB Giáo dục, Hà Nội 2004 Nội các triều Nguyễn, Khâm định đại nam hội điển sự lệ, tập 2, NXB Thuận Hoá, Huế 1993. Nguyễn Khánh Toàn (chủ biên), Lịch sử Việt Nam, tập II, NXB KHXH, 1989 Nguyễn Minh Tường, Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh, NXB KHXH, Hà Nội, 1996. Nguyễn Trãi toàn tập, NXB KHXH, Hà Nội 1976 Nguyễn Văn Khánh, Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858- 1945), NXB ĐH Quốc gia, HN 1999. Phạm Văn Sơn, Quân dân Việt Nam chống Tây xâm (1847- 1945), Sài Gòn 1971. Sở văn hoá thông tin tỉnh Thái Nguyên, Khởi nghĩa Thái Nguyên 80 năm nhìn lại, Thái Nguyên 1997. Sở văn hoá thông tin tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên đất và người, Thái Nguyên 2006. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên Đệ nhất kỷ, tập1, NXB Giáo dục Vũ Thị Phụng, Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB Đại học quốc gia, In lần thứ 4. Vũ Quốc Thông, Pháp chế sử Việt Nam, Tủ sách đại học Sài Gòn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSDOCS (66).doc