Dán tem: đây là một hình thức quản lý hàng hóa trong và ngoài nước có hiệu quả dễ kiểm soát và phát hiện vi phạm. Qua đợt dán tem 17 mặt hàng người ta đã thấy được ưu điểm của nó là hạn chế được hàng nhập lậu xuất hiện trên thị trường thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và có nhiều chuyển biến tích cực đặc biệt với một số mặt hàng: Mặt hàng sứ của công ty sứ Thiên Thanh, ti vi màu lắp trong nước hiệu JVC, TOSHIBA. Tuy nhiên biện pháp này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Những biện pháp ngiệp vụ mà các cơ quan chức năng đang áp dụng để phát hiện và ngăn chặn và quay vòng temchưa thật sự hiệu quả, hiệu lực của những con thương mại ngày nay đang ngày càng suy dảm, xuất hiện sự thiếu hụt giả tạo ở mỗi đợt dán tem, xuất hiện tem giả, sử dụng lại mớ hàng hoặc chào hàng bằng hàng có dán tem thật nhưng bán cho khách hàng không có tem cùng loại nhưng giá thấp hơn việc gián tem chủ yếu dựa vào lời khai của chủ hàng nên thường không đảm bảo tính trung thực đòi hỏi việc dán tem phải được thực hiện một cách triệt để, tăng cường việc kiểm tra giám sát, xử lý ngiêm minh các vụ vi phạm trong gian lận tem phát huy tính hiệu lực và mặt hàng tốt của việc dán tem.
- Xử lý ngiêm minh các vụ vi phạm buôn lậu và gian lận thương mại, điều tra xét xử ngay một số các vụ buôn lậu điển hình để dăn đe giáo dục chung, đình chỉ hoạt động hoặc rút giấy phép kinh doanhđối với các đơn vị vi phạm tịch thu hàng hóa và xử lý theo mức độ vi phạm.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Buôn lâu và gian lận thương mại ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lậu vượt qua biên giới dễ dàng thuận tiện hơn, an toàn hơn ngay cả khi hàng hoá bị bắt giữ vì đó chỉ là hình thức sau đó hàng lại được trả về tiêu thụ nội địa, hoặc chúng mua thông tin để chuyển hướng vận chuyển sang lối khác,...
Ngoài các thủ đoạn trên đây bọn gian thương còn sử dụng nhiều thủ đoạn khác tinh vi và xảo quyệt như sử dụng “người đẹp” để cản đường làm việc của các lực lượng chống buôn lậu, lợi dụng lực lượng mỏng của đội hình chống buôn lậu để khi có lỡ bị bắt hàng thì hành hung, đe doạ,...
2-/ Nguyên nhân của tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại.
2.1. Nguyên nhân khách quan:
* Sự kiến tạo địa hình lãnh thổ Việt Nam.
Sự kiến tạo địa hình lãnh thổ Việt Nam với nhiều núi non hiểm trở nhiều đường ngang lối tắt với khu vực biên giới nước ngoài mà cụ thể là Lào, Trung Quốc và Campuchia. Đây là một khó khăn ở nước ta cho việc kiểm soát thông lưu buôn bán hàng hoá với nước ngoài, mở ra các cơ hội cho buôn lậu và gian thương hoạt động đưa hàng lậu, trốn thuế hàng cấm XNK vào Việt Nam.
Đặc điểm của đường biên giới Việt Nam là dài và khá phức tạp tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia, chung một số vùng biên giới các nước Trung Quốc, Thái Lan nhưng hàng lậu trên biển thường được xé lẻ trên hải phận của nước ngoài và trả đi các điểm tập kết khác nhau trong đất liền mà thường là vùng hiểm trở heo hút mà lực lượng chống buôn lậu mỏng không đủ máy móc, trang thiết bị để bắt giữ.
Nhìn chung địa hình lãnh thổ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho gian thương hoạt động và trong một vài năm trở lại đây chúng khai thác khá triệt để lợi thế này.
* Chuyển đổi cơ chế:
Việc chuyển đổi cơ chế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đã mở ra các điều kiện thuận lợi cho gian thương hoạt động. Cơ chế kinh tế mở cho phép mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài khuyến khích sản xuất và tiêu dùng trong nước nhưng đồng thời với nó là tệ nạn buôn lậu tuồn hàng lậu, hàng cấm vào Việt Nam lại diễn ra tràn lan.
Nước ta chuyển sang cơ chế thị trường từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ, năng suất lao động chưa cao, kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý còn hạn chế nên hàng hoá có chất lượng thấp, chi phí và giá cả cao nên khả năng cạnh tranh của hàng hoá kém trong khi đó hàng hóa nước ngoài thì ngược lại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, năng suất lao động và tay nghề cao, cán bộ được đào tạo có hệ thống có năng lực, trình độ quản lý,... nên hàng hoá có chất lượng cao giá cả thấp hơn so với hàng hoá của Việt Nam. Do vậy để bảo hộ sản xuất trong nước và ổn định phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị xã hội, Nhà nước ta phải dùng hàng rào thuế quan để bảo hộ. Trong điều kiện đó mục tiêu lợi nhuận đã thúc đẩy gian thương tìm mọi thủ đoạn để tằng trữ buôn bán, vận chuyển hàng lậu qua biên giới cũng như lợi dụng mọi khe hở để gian lận, trốn thuế.
* Trang thiết bị cho công tác chống buôn lậu còn thiếu và lạc hậu.
Bọn buôn lậu và gian lận thương mại thường sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để tuồn hàng lậu vào Việt Nam, chúng sử dụng nhiều phương tiện khác nhau đơn giản có, hiện đại có. Các đầu nậu thường liên lạc với nhau bằng điện thoại di động để điều khiển thông tin cho nhau một cách nhanh chóng đầy đủ để chống lại chúng.
Trên một số cửa khẩu ở đường biên cơ sở vật chất nghèo nàn, không đảm bảo đầy đủ cho đời sống cũng như công tác chống buôn lậu, đây là vấn đề đang còn hết sức nan giải vì điều kiện kinh tế đất nước còn rất nhiều khó khăn và đồng thời có rất nhiều vấn đề kinh tế xã hội khác phải giải quyết như giáo dục, y tế,...
Trên tuyến sông hay biển thì bọn “đầu nậu” thường vận chuyển bằng các tàu thuyền lớn còn tàu của các lực lượng chống buôn lậu phần lớn là nhỏ công suất thấp và rất nhiều cái cũ nên việc đuổi bắt gặp rất nhiều khó khăn. Trên sông Sêpôn hải quan của ta còn không được phép sử dụng tàu lớn đi trên sông tuần tra, đuổi bắt vì ảnh hưởng đến dân cư sống trên sông của cả hai nước Lào và Việt Nam, do vậy mà bọn “đầu nậu” cứ thản nhiên vận chuyển hàng lậu trên sông bằng tàu lớn mặc cho lực lượng hải quan không cho phép và thậm trí giao hàng ngay trên sông không cần phải cập bến của Việt Nam, nếu có dấu hiệu khả nghi chúng cứ thế đi còn các thuyền nhỏ thì phong toả vào các hướng hoặc quay vào vùng sông của Lào.
* Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách của Nhà nước.
Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bọn gian thương lợi dụng kẽ hở của hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh và có nhiều vướng mắc của ta hiện nay để đưa hàng hoá vào Việt Nam.
Trong luật pháp có quy định những mặt hàng cấm xuất (như gỗ, động vật quý hiếm,...) cấm nhập (ma tuý, văn hoá phẩm đồi truỵ, ti vi,...) và những mặt hàng mà Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch cũng như các cơ quan được giao hạn ngạch,... nhưng khi xảy ra vi phạm thì chức năng nhiệm vụ lại trùng lắp nhau và đổ trách nhiệm cho nhau hay nói khác đi việc phân định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan không rõ ràng và có phần trùng lên nhau nên khi có vi phạm xảy ra thì không biết thuộc chứng năng nhiệm vụ của ai và đặc biệt là không biết áp dụng mức xử phạt nào,... Nhiều qui định của Nhà nước mang tính chung chung chưa rõ ràng cụ thể nên tạo ra nhiều kẽ hở cho gian thương lợi dụng lách luật và bẻ cong để hợp pháp hoá lô hàng nhập lậu.
Sự thiếu xót trong luật pháp còn thể hiện ở chỗ, một số mặt hàng như bánh kẹo, đồ điện tử điện gia dụng, thuốc chữa bệnh,... chưa có một văn bản pháp luật nào quy định rõ buôn lậu với số lượng bao nhiêu, trị giá hàng nhập lậu tới mức nào thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một số văn bản lại có sự chồng chéo nhau không đồng nhất thậm chí còn chênh lệch quá lớn như: nếu áp dụng khoảng 2 điều 6 Nghị định số 01/CP để xử lý thì mức phạt sẽ từ 1-10 triệu đồng, trường hợp có nhiều tình tiết nặng phạt đến 50 triệu đồng, còn nếu áp dụng khoản 2 điều 12 Nghị định số 16/CP thì mức phạt chỉ từ 5 đến 10 triệu đồng.
Luật pháp của nước ta còn tạo ra rất nhiều khe hở nữa để gian thương lợi dụng như thiếu sót trong quản lý giá XNK để gian thương khai giảm giá trị hàng nhập khẩu để hưởng chênh lệch thuế hoặc khai tăng giá trị xuất khẩu để lấy hạn ngạch, quản lý hàng đổi hàng chưa chặt chẽ,...
* Đời sống và trình độ của dân cư biên giới thấp.
Các cư dân biên giới thường có đời sống thấp, kinh tế kém phát triển, hệ thống giáo dục y tế kém phát triển thậm trí có nơi còn không có trường học, bác sỹ. Đây là một trong những nguyên nhân bọn gian thương lợi dụng lôi kéo và muc chuộc các cư dân ở khu vực này và vô tình họ đã tiếp tay cho buôn lậu.
Vận chuyển hàng lậu là một cách thức mang lại thu nhập lớn hơn cho họ thay vì làm kinh tế tại nhà mà vẫn đói kém, sự kém hiểu biết của họ và đời sống vật chất khó khăn đã làm cho đa số cư dân vùng biên tham gia vào đội quân cửa vạn vận chuyển hàng lậu, tiếp tay cho buôn lậu. Theo con số thực tế thì ở khu vực cửa khẩu của các tỉnh miền núi hoặc có cửa khẩu ở khu vực nhiều đường mòn lối tắt qua nước ngoài thì có khoảng 80-90% cư dân biên giới tham gia vào vận chuyển hàng lậu.
Các phương thức mà bọn gian thương áp dụng đã phát huy tác dụng tạo ra sự ràng buộc chặt chẽ giữa “cửu vạn” và “đầu nậu”, tạo nên thái độ kiên quyết bảo vệ hàng lậu, bất hợp tác với các lực lượng chống buôn lậu và chống lại lực lượng này gây khó khăn rất lớn cho công tác chống buôn lậu đây là một trong những điều rất bức xúc hiện nay.
2.2. Nguyên nhân chủ quan.
* Sự phối hợp lỏng lẻo và thiếu đồng bộ giữa các cơ quan quản lý sức mạnh tập thể góp phần rất lớn vào sự thành công của công việc nhưng trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại của ta lại chưa có một sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ và có hiệu quả giữa các lực lượng chống buôn lậu, giữa cơ quan quản lý chuyên ngành với hải quan còn phối hợp lỏng lẻo và thiếu đồng bộ, chưa có được những quy định cụ thể trong việc quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá đặc biệt là hàng hoá vật tư chuyên dùng, dường như trong quan niệm của mọi người đây là nhiệm vụ của hải quan do vậy mà bàng quan chưa điều tra nắm tình hình một cách chắc chắn để có biện pháp đánh trúng tụ điểm buôn lậu và những đường dây buôn lậu lớn. Nhiều trường hợp phát hiện ra bọn buôn lậu nhưng vì lực lượng ít, đơn lẻ, không huy động được lực lượng nên không ngăn chặn được hoặc bị đánh tháo.
* Chính quyền địa phương.
Nhiều nơi chính quyền địa phương các xã, huyện vùng tiếp giáp biên giới còn buông lỏng quản lý thị trường cho nên tạo kẽ hở cho bọn gian thương có đất dung thân và hoạt động. Có nơi chính quyền biết mà vẫn làm lơ đi để cho bọn gian thương ngang nhiên hoành hành. Nhiều chính quyền làm nogư và không có hình thức gì để ngăn cản hiện tượng cả làng biên giới làm “cửu vạn”, xác nhận cho họ có hoàn cảnh khó khăn để xin các lực lượng chống buôn lậu thả hàng khi họ bị bắt và để tiếp tục “làm ăn”, thậm trí chính quyền còn quan niệm buôn lậu là vì kế sinh nhai của bà con? Đây là hiện tượng có thể coi như “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” tạo điều kiện cho buôn lậu và gian lận phát triển chính quyền còn tiếp tay cho buôn lậu huống chi là phối hợp với các lực lượng cơ quan quản lý chuyên ngành để chống buôn lậu và gian lận thương mại.
* Thủ tục hải quan.
Để có một giấy thông hành xuất nhập khẩu đòi hỏi cơ quan tham gia hoạt động XNK phải làm đầy đủ các thủ tục, và ở Việt Nam để làm xong các thủ tục này phải mất rất nhiều thời gian công sức và tiền của, thậm trí nếu không có mối quan hệ tốt được tạo lập từ trước thì khó có thể mà hoàn tất được thủ tục trong một thời gian ngắn nhất có thể, hay nói cách khác đi khi các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh XNK phải làm rất nhiều các thủ tục rườm rà và phức tạp. Một số cơ quan nghiệp vụ thuộc nhóm kiểm tra nghiệp vụ thường gây ra chồng chéo, khó khăn về mặt thủ tục làm cho trong nhiều trường hợp làm mất cơ hội kinh doanh của họ và để nhanh chóng họ sử dụng các thủ đoạn khác nhau, đặc biệt là các thủ đoạn mua chuộc các cán bộ công nhân viên hải quan, cơ quan giám định làm giả chứng từ, quay vòng chứng từ,... để đưa hàng lậu vào Việt Nam.
* Một số nguyên nhân khác:
- Năng lực trình độ của các lực lượng chống buôn lậu còn thấp kém chưa được đào tạo một cách hệ thống và toàn diện về các nghiệp vụ, thao tác trong việc chống buôn lậu cũng như xử lý vi phạm, còn có nhiều bối rối trong xử lý đặc biệt là xử lý các vụ bắt giữ hàng của cửu vạn, đôi lúc xử lý thiên về tình cảm hơn, làm cho tính cưỡng chế của luật pháp bị bẻ cong và không có tính hiệu quả.
- Sự yếu kém trong quản lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra buôn lậu và gian lận thương mại. Một số cán bộ quản lý không có năng lực và trình độ trong quản lý, không được đào tạo mà chỉ đưa lên vì có thâm niên làm việc cao có kinh nghiệm hơn,...
Năng lực trình độ kém và sự yếu kém trong quản lý, kiểm tra kiểm soát, tổ chức lực lượng, tư tưởng chủ quan duy ý chí gây ra nhiều nhầm lẫn như bắt nhầm đối tượng, phân tích và xử lý thông tin sa, đánh giá sai mức độ nghiêm trọng,... hoặc chống thì có chống nhưng chỉ là hình thức còn đâu lại vào đấy, tạo ra nhiều khe hở cho gian thương hoạt động.
- Một số cán bộ công chức trong lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại kém mất phẩm chất như hải quan, thuế cục, quản lý thị trường,... tiếp tay cho buôn lậu để hợp thức hoá hàng lậu hoặc làm ngơ đi để hàng lậu vượt biên làm cho tình hình ngày càng thêm phức tạp và rắc rối hơn. Nhiều vụ buôn lậu lớn có sự trợ giúp của bộ phận này làm cho ngân sách Nhà nước thâm hụt hàng chục tỉ đồng và nhiều thiệt hại khác cho sản xuất trongnước hoặc người tiêu dùng, mất ổn định chính trị, an ninh trật tự và quy tắc bị đảo lộn,... mà điển hình là vụ án Tân Trường Sanh, Epco Minh Phụng,... chúng mua chuộc các cán bộ hải quan cao cấp và các cơ quan giám định hàng hoá để hợp pháp hoá lô hàng gây thiệt hại nghiêm trọng,... Đây là một nguyên nhân mà người ta đánh giá là tiêu cực nhất và không chỉ làm cho hàng lậu được tuồn vào Việt Nam mà nó còn gắn với cả tham nhũng làm giàu cá nhân một cách hợp pháp.
- Chất lượng hàng nội không được kiểm tra thấu đáo còn để lọt lưới thị trường nhiều loại hàng hoá chất lượng kém, hàng lậu thuế hàng giả sản xuất trong nội địa tương đối nhiều và khá phổ biến do đó mà công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại gặp nhiều khó khăn, hàng dởm hàng giả theo khe hở đó mà tuồn vào nội địa.
- Một số giải pháp được đưa ra nhưng chưa thực hiện một cách triệt để, phát huy tác dụng thậm trí còn làm xuất hiện thêm các thủ đoạn mới như, dán tem mặt hàng nhập khẩu là một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lý nhưng nhiều lúc hàng phải nằm chờ để được dán tem hoặc dán theo đợt, đợt này dán còn đợt kia thì lại chờ thủ tục hướng dẫn,... gây ra nhiều ách tắc và thủ đoạn mới để đưa hàng lậu vượt qua cửa khẩu cũng như tiêu thụ chúng ví dụ: bóc tem quay vòng tháo phần vỏ có dán tem, xin tem của khách hàng,...
III-/ Chống buôn lậu và gian lận thương mại - thành tựu và hạn chế.
1-/ Thành tựu đạt được.
Buôn lậu là một hiện tượng kinh tế xã hội tiêu cực do vậy mà bất cứ quốc gia nào cũng đều phải đấu tranh chống buôn lậu. Công tác chống buôn lậu của nước ta trong thời gian qua tuy còn nhiều khó khăn hạn chế nhưng cũng thu được những thành tựu đáng kể thể hiện ở kết quả bắt giữ và giá trị tịch thu qua một số năm.
Từ năm 1996 đến tháng 9/97 Bộ đội biên phòng kết hợp với các ngành chức năng bắt giữ trên 15.000 vụ buôn lậu thu nộp ngân sách 743 tỉ đồng. Riêng bộ đội biên phòng các tỉnh, thành và các hải đoàn trực tiếp bắt giữ 901 vụ buôn lậu lớn, 304 phương tiện với tổng trị giá trên 100 tỉ đồng. Điều tra khởi tố 309 vụ, 542 đối tượng, điển hình là vụ bắt giữ 6.020 ô tô đã qua sử dụng đưa từ Đức về, bắt giữ 7.821 kg thuốc nổ, 1.830 kíp nổ, 130 súng các loại, bắt giữ 335,2 kg các chất ma tuý trong đó có 3,2 kg hêrôin và hàng trăm tép hêrôin, thu 2.600 NDT, 10.500 USD và 156 triệu tiền Việt Nam giả.
Trong năm 1998 thực hiện chỉ thị 853/1997/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ các lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại phối hợp chặt chẽ hoạt động tương đối có hiệu quả ở khắp các vùng đất nước nhất là tại các điểm nóng. Riêng lực lượng hải quan bắt giữ 11.600 vụ vi phạm trị giá hàng hoá khoảng 260 tỉ đồng và 2 triệu USD. Công an phát hiện bắt giữ 16.000 vụ trị giá 570 tỉ đồng. Quản lý thị trường kiểm tra xử lý 58.000 vụ nộp ngân sách 150 tỉ đồng. Các chiến sỹ biên phòng bắt giữ 1.700 vụ buôn lậu trị giá 90 tỉ đồng,... Các địa phương đã đóng góp nhiều thành tích trong hoạt động chống buôn lậu như Lạng Sơn xử lý trên 4.800 vụ trị giá gần 40 tỉ đồng - Quảng Ninh 6.000 vụ, trị giá 50 tỷ đồng. Quảng Trị trên 3.600 vụ trị giá 26 tỉ đồng, Long an 3.100 vụ với 15 tỉ đồng,...
- Trong 6 tháng đầu năm 99 các lực lượng chống buôn lậu cả nước phát hiện và bắt giữ 19.102 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với nhiều mặt hàng khác nhau trong đó có những mặt hàng mới như thóc giống giả, vàng bạc đá quý,...
Nhìn chung tình hình buôn lậu và gian lận thương mại qua các năm, công tác phát hiện điều tra, khám phá, xử lý các loại tội phạm của lực lượng chống buôn lậu có nhiều chuyển biến tích cực từ Trung ương đến địa phương chủ động nắm bắt tình hình, các lực lượng chống buôn lậu sớm triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tập trung trinh sát các khu vực, các tuyến, địa bàn trọng điểm, chú trọng tăng cường phối hợp giữa các lực lượng nên công tác chống buôn lậu đã được đẩy mạnh lên một bước, tạo được sự chuyển biến tích cực có chiều sâu đánh trúng khám phá được nhiều băng ở đường dây buôn lậu lớn, phát hiện nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của bọn gian thương, đồng thời phát hiện một số sơ hở, thiếu sót của một số chủ trương, cơ chế, chính sách của Nhà nước và của một số ban, ngành, địa phương tạo kẽ hở cho buôn lậu và gian thương “lách” như việc cho nhập loại xe tải nhỏ kèm theo cánh cửa, ghế trao, cho kiểm hoá ngoài cảng theo yêu cầu của chủ hàng,...
Những kết quả đạt được của công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đã đóng góp rất lớn vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào sự ổn định, phát triển sản xuất trong nước, an ninh trật tự xã hội, hạn chế được các tiêu cực xã hội như tham nhũng, ma tuý,... cũng như bảo vệ được một phần nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.
2-/ Hạn chế tồn tại.
Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta diễn ra hết sức phức tạp bọn buôn lậu và gian lận thương mại sử dụng rất nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt, gây ra nhiều khó khăn cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta. Các cơ quan chức năng, bằng sự nỗ lực cố gắng của mình trong công tác điều tra, phát hiện và xử lý vi phạm đã thu được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó còn có một số hạn chế và tồn tại đòi hỏi phải được khắc phục.
- Trong công tác điều tra: công tác điều tra chưa được tổ chức chặt chẽ còn buông lỏng, để nhiều khe hở cho gian thương hoạt động, kiểm tra hàng hoá tại cửa khẩu còn mang tính chất đại diện chưa kiểm tra toàn bộ lô hàng, một số trường hợp để cho chủ hàng tự kê khai và kiểm tra sơ qua, công tác điều tra thường được làm theo đợt, đợt này làm, đợt khác lại buông lỏng không chặt chẽ ngay từ đầu và liên tục, nhiều lúc chỉ làm theo hình thức và mang tính chất phong trào nên các gian thương thường ít hoạt động vào đợt ra quân mà nằm chờ cho hết đợt hoặc tạm lắng xuống thì mới bắt đầu hoạt động.
Công tác quản lý hành chính, xử lý tài liệu ở một số cửa khẩu còn được tiến hành một cách chậm chạp và mang tính thủ công gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh XNK và họ đã tìm cách để tự đơn giản hoá bằng nhiều thủ đoạn. Quản lý theo ngành dọc chưa chặt chẽ và đồng nhất gây ra tình trạng lợi dụng chức quyền để tiếp tay cho buôn lậu.
- Một số biện pháp được đưa ra nhưng chưa thực hiện triệt để và phát huy hết tác dụng của nó hay nói khác đi là hiệu quả của giải pháp không cao làm phát sinh thêm nhiều thủ đoạn mới. Một ví dụ điển hình là biện pháp dán tem. Dán tem được coi là một biện pháp hữu hiệu để quản lý và ngăn chặn hàng lậu và bảo vệ sản xuất trong nước nhưng khâu tổ chức thực hiện lại bộc lộ nhiều vướng mắc và hạn chế làm cho hiệu quả của nó đang ngày một suy giảm và tình trạng buôn lậu sau những thắt chặt ban đầu từ những đợt đầu đang có nguy cơ phục hồi và phát triển mạnh do: dán tem còn nhiều vướng mắc trong việc phân biệt các đối tượng phải dán tem và không phải dán tem như đầu đĩa hình, trò chơi CD - rom,...
Truy thu thuế 5% thuế doanh thu và thuế lợi tức khâu lưu thông hàng hoá thuộc diện dán tem nhưng không dán tem đối với một số hộ kinh doanh lớn là tương đối nhiều nên họ tìm mọi cách để trốn thuế.
Dán tem nhưng quản lý hàng hoá dán tem lại chưa được tổ chức chặt chẽ trên thị trường xuất hiện nhiều tem giả, tem quay vòng,...
- Xử lý các vụ án buôn lậu và gian lận thương mại còn nhẹ chủ yếu là xử lý hành chính, xử lý hình sự ít, một số trường hợp hải quan gửi hồ sơ vụ án lên khởi tố hoặc đề nghị cơ quan khởi tố vụ án hình sự thì lại được gửi lại để xử lý hành chính. Do vậy mà sau khi nộp phạt các gian thương lại tiếp tục buôn lậu để bù đắp lại, do vậy mà tính hiệu quả kém mặc dù nó có liên quan đến lợi ích.
IV-/ Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.
1-/ Thuận lợi:
Một thuận lợi rất lớn trong công tác chống buôn lậu ở nước ta là pháp chế xã hội chủ nghĩa là pháp chế duy nhất và cưỡng chế đối với tất cả công dân Việt Nam cũng như các công dân nước ngoài được phép kinh doanh ở Việt Nam. Tính duy nhất của pháp luật Việt Nam tạo ra sự thống nhất từ trên xuống, từ Trung ương đến địa phương và bắt buộc các công dân nhất nhất phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật Việt Nam, không ai được phép làm trái với các quy định của pháp luật, nếu vi phạm thì tuỳ theo mức độ mà truy cứu trách nhiệm hành chính, dân sự hay hình sự. Tính cưỡng chế và duy nhất của pháp luật Việt Nam áp dụng cho tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực do vậy mà trong lĩnh vực thương mại khi có các vi phạm xảy ra thì luật duy nhất áp dụng là luật của nước công hoà XHCN Việt Nam.
Một thuận lợi nữa trong công tác chống buôn lậu là dân tộc Việt Nam có tinh thần đoàn kết và tự chủ cao. Buôn lậu và gian lận thương mại là một hiện tượng tiêu cực xã hội do vậy cần phải được loại trừ và cần sự tham gia của toàn xã hội. Các lực lượng chống buôn lậu có thể huy động được sức mạnh, tinh thần đoàn kết của quần chúng trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, kêu gọi tinh thần đoàn kết đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng chung của cả nước của toàn dân tộc.
2-/ Khó khăn:
Công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta có rất nhiều khó khăn và trở ngại khácnhau do đó mà để lọt lưới nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng. Dưới đây là một số khó khăn cơ bản mà lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại đang gặp phải:
- Cơ sở vật chất nghèo nàn và lạc hậu, thiếu thốn phương tiện để kiểm tra kiểm soát cũng như đuổi bắt. Một số cửa khẩu đóng chốt như ở làng Vây cách cửa khẩu Lao Báo mới chỉ có lều trạm còn cán bộ phải ở nhờ nhà dân để cư trú, công tác kiểm tra tiến hành thủ công và giải quyết theo sự quan sát chủ quan không có máy móc thiết bị để kiểm tra và xác minh giấy tờ cũng như phương tiện đuổi bắt đối tượng buôn lậu, phần lớn các phương tiện của lực lượng chống buôn lậu có công suất nhỏ hơn của các gian thương đặc biệt là các phương tiện tàu thuỷ nên không theo kịp các tàu này,...
- Lực lượng chống buôn lậu của ta mỏng và thiếu không đủ để bao vây phong toả hết các hướng di chuyển tẩu tán hàng của gian thương, một số cửa khẩu đóng ở khu vực miền núi không đủ lực lượng để ngăn cản và bắt giữ hàng của đội quân “cửu vạn” chỉ bắt được một số còn lại những người khác lại di chuyển theo đường khác hoặt chúng tập trung lại để răn đe, đe doạ người thi hành công vụ. Trên sông, biển lực lượng của ta không đủ để bắt hết được các tàu thuyền nhỏ chở hàng từ thuyền lớn đi vào các điểm tập kết, hơn nữa các lực lượng này chưa huy động được sức mạnh của tập thể của đông đảo quần chúng để tạo nên mối quan hệ giữa dân chúng và cơ quan quản lý,... trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại,... Đây là một khó khăn lớn mà ta chưa giải quyết được.
- Năng lực trình độ của các nhân viên, cán bộ hải quan cũng như các cơ quan quản lý chuyên ngành kém. Một số người chỉ được học qua lớp huấn luyện nghiệp vụ chưa được đào tạo cơ bản và thật sự có chất lượng nên khi thực hiện, triển khai có nhiều lúng túng chưa thông thạo, chậm chạp, bộc lộ tính chủ quan duy ý chí và xử lý bừa bãi không theo quy định của luật pháp,...
- Một số cửa khẩu chưa có hệ thống điện lưới quốc gia, trung tâm bưu điện như cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh),... giao thông liên lạc còn nhiều khó khăn là một trong những khó khăn rất lớn gây trở ngại cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.
- Các cơ quan phải xem xét giải quyết rất nhiều các giấy tờ và thủ tục khác nhau trong đó có nhiều loại giấy tờ chồng chéo nhau gây phức tạp và phiền hà mất thời gian và công sức cho việc giải quyết. Một số văn bản pháp quy lại chồng chèo nhau giữa các bộ phận gây khó khăn cho công tác xử lý và vận dụng, áp dụng mức phạt cụ thể,...
- Thái độ bất hợp tác của một số cơ quan chuyên ngành, của cư dân và chính quyền một số địa phương cũng như thái độ hợp tác, tiếp tay cho gian thương của một số cán bộ, nhân viên hải quan quốc phòng tha hoá, biến chất dã và đang gây khó khăn trở ngại lớn cho công tác đấu tranh chống buôn lậu của nước ta hiện nay.
- Gian thương sử dụng nhiều thủ đoạn mới tinh vi để vận chuyển hàng lậu, chúng thay đổi phương thức vận chuyển, mặt hàng, địa điểm liên tục đã đưa hàng lậu vượt biên cũng như tiêu thụ đặc biệt là vào các khu vực mà lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại không được phép vào như nhà ga xe lửa,... đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Trên đây là một số khó khăn mà lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại nước ta đang gặp phải, ngoài ra còn có những khó khăn khác như: khó khăn về địa hình, lãnh thổ, khó khăn từ phía nước bạn cho phép còn nước ta thì cấm,...
V-/ Thực trạng tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở một số quốc gia trên thế giới.
1-/ Braxin.
Theo đánh giá của hội liên hiệp mậu dịch toàn quốc Braxin thì số hàng ngoại đổ vào thị trường nước này trong năm 1997 thông qua các con đường phi pháp khác nhau đã đạt tới 15 tỉ USD, khiến cho việc thu thuế của Braxin thiệt 4 tỉ USD. Còn theo con số thống kê gần đây mới được công bố bởi cơ quan chức năng, hiện nay trong số 3.500.000 chiếc máy điện thoại di động đang được đưa vào sử dụng ở Braxin thì có 60% là hàng nhập khẩu phi pháp và trong số máy camera hiện tiêu thụ trên thị trường có tới 2/3 là sản phẩm buôn lậu.
Theo đánh giá của Chính phủ Braxin kim ngạch buôn lậu vàng và đá quý hàng năm ở nước này vào khoảng 500 triệu USD, buôn lậu động vật hoang dã hàng năm vào khoảng 1,5 tỉ USD với khoảng 12 triệu động vật hoang dã đem bán trong đó có 30% được buôn lậu ra thị trường nước ngoài.
2-/ Nga.
Tình hình buôn lậu ở Nga diễn ra rất nghiêm trọng. Số vụ buôn lậu năm sau thường tăng nhiều so với năm trước. Ví dụ: năm 1994 có 43.442 vụ, năm 1995: 83.833 vụ, năm 1996: 160.690 vụ, năm 1997 có 237.442 vụ. 6 tháng đầu năm 1998 tăng 11% so với cùng kỳ năm 1997.
Mặt hàng nhập lậu chủ yếu vào thị trường Nga là ô tô du lịch, thuốc lá, thực phẩm, thời trang, giầy dép,... Mặt hàng xuất khẩu trái phép ra thị trường nước ngoài là dầu thô, dầu thành phẩm, gỗ, gang, thép và ngoại tệ.
3-/ Mêhicô.
Mêhicô là đất nước có hoạt động buôn lậu được liệt vào hàng thứ bảy trên thế giới. Nhiều thương gia đã thông qua kênh mậu dịch thông thường, lợi dụng thủ đoạn phi pháp như “báo cao”, “báo thấp” hoặc “báo giả” để trốn lậu thuế. Hoạt động buôn lậu cao cấp này đã khoác lên mình cái áo “mậu dịch hợp pháp” so với hoạt động buôn lậu phổ thông như nhập khẩu phi pháp thì trốn thuế còn an toàn hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Do vậy thiệt hại kinh tế mà nó gây ra đối với Nhà nước cũng tăng rất nhiều. Điều tra của Bộ công thương Mêhicô cho biết: hiện nay trên 80% hàng nhập khẩu của Mêhicô là có hành vi phi pháp khiến cho ngân khố nước này mỗi năm thiệt vài tỉ USD gây mối đe doạ nghiêm trọng tới sự phát triển của các ngành công nghiệp truyền thống nước này.
4-/ Pháp.
Theo thống kê của Bộ kinh tế - tài chính Pháp cho biết trong năm 1997 hải quan Pháp đã phá được 110.000 vụ buôn lậu thiệt hại tài chính lên tới 920 triệu frăng trong đó có 39.000 vụ liên quan tới mậu dịch XNK và số tiền trốn thuế là 716 triệu frăng.
5-/ Một số nước khác trên thế giới.
- Bêlarút: đây là đất nước mà ô tô được chọn làm mục tiêu của các tổ chức buôn lậu, chúng dùng các loại xe container hạng nặng để vận chuyển các loại xe du lịch. Tính riêng mặt hàng ô tô cũng đã khiến cho Bêlarút hàng năm thiệt hại hàng vài trăm triệu USD. Ngoài ra buôn lậu thuốc lá và rượu cũng đang tấn công vào thị trường nước này theo điều tra của cơ quan chức năng thì trong số thuốc lá nhập khẩu đang lưu hành trên thị trường nước này có tới 30% là nhập lậu đặc biệt là loại thuốc lá Marllboro thì có tới 50% là từ buôn lậu. Trong số rượu cao cấp nhập khẩu đang lưu hành trên thị trường thì có trên 75% là nhập lậu.
- Anbani: tính riêng hoạt động buôn lậu thuốc lá trên biển mỗi tháng khiến cho nước này thiệt 5 triệu USD.
- Vênêzuêla: buôn lậu hàng năm cũng đã gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 600 triệu USD.
- Châu á: mà đại diện là Paskistan mỗi năm tiêu thụ hơn 700.000 ti vi màu nhập lậu thiệt hại cho Nhà nước lên tới hàng trăm triệu USD.
Chương III
Giải pháp chống buôn lậu và Gian lận thương mại ở việt nam
I-/ Quan điểm chung về chống buôn lậu và gian lận thương mại.
1-/ Quan điểm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Pháp chế XHCN đòi hỏi tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các cán bộ công nhân viên và tất cả các công dân của đất nước phải tuân thủ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước XHCN, hệ thống pháp luật duy nhất do cơ quan quyền lực cao nhất ban hành, mà ở nước ta là Quốc Hội - cơ quan đại diện cho quyền lực của quần chúng nhân dân Việt Nam.
Xã hội muốn ổn định và phát triển được đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ hoàn thiện và đồng bộ phù hợp với cơ sở kinh tế xã hội. Buôn lậu và gian lận thương mại là một hiện tượng kinh tế xã hội tiêu cực, do vậy cần phải loại trừ chúng. Muốn vậy chúng ta phải có luật cụ thể về vấn đề này, phải làm tốt các khâu xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại.
- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, do vậy nhà nước phải không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hơn nữa thủ đoạn của bọn buôn lậu và gian lận thương mai ngày càng tinh vi và phức tạp, hệ thống pháp luật cũ không đầy đủ sẽ không đáp ứng được cho yêu cầu chống buôn lậu và gian lận thương mại thực tế, do đó phải bổ sung thêm cho phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra, nâng cao hiệu quả của công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại từ đó nâng cao hiệu quả của công tác quản lý của nhà nước về thương mại.
- Tổ chức thực hiện pháp luật : Đây là một khâu rất quan trọng vì có tổ chức thực hiện được tốt thì công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại mới phát huy được tác dụng, để làm tốt được khâu này đòi hỏi phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể những nội dung của luật và không trái với luật, nâng cao ý thức pháp luật và sự hiểu biết pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại cho các lực lượng chống buôn lậu và toàn thể quần chúng nhân dân. Muốn vậy phải tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm, đây là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội.
- Kiểm tra kiểm soát việc thực thi pháp luật: An ninh trật tự xã hội muốn ổn định đòi hỏi pháp luật phải được thực thi một cách đầy đủ và nghiêm minh, các hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý. Do đó đây là khâu đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và công bằng đối với tất cả mọi người trong xã hội.
2-/ Quan điểm quần chúng.
Chống buôn lậu và gian lạn thương mại không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, của các lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại mà đây là trách nhiệm của mọi người, của toàn xã hội.
Giữ gìn trật tự an toàn xã hội, không là trách nhiệm của riêng ai. Do vậy để sự nghiệp cách mạng XHCN được thành công thì nhân dân phải đoàn kết với nhau, Nhà nước và nhân dân cùng làm. Có như vậy thì mới có được những chuyển biến tích cực trong lịch sử. Để chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả, phải có quan điểm lấy dân làm gốc, phải để nhân dân thấy được quyền lợi của mình trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Qua đó nâng cao ý thức và năng lực làm chủ của quần chúng nhân dân. Đảng và Nhà nước phải có trách nhiệm chỉ rõ cho nhân dân con đường hoạt động đúng, hiểu rõ quan điểm chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
3-/ Quan điểm toàn diện và đồng bộ.
Sở dĩ bọn buôn lậu và gian thương có đường hoạt động là do rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cả yếu tố khách quan và chủ quan như sự sơ hở của hệ thống pháp luật, sự trợ giúp của cán bộ hải quan tha hoá biến chất...Do vậy đồng thời với công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại thì cần phải bịt kín các khe hở của luật pháp, cơ chế chính sách và đào tạo sử dụng người tham gia vào công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại có đầy đủ năng lực phẩm chất, sự nhiệt thành với công việc...
Quan điểm toàn diện và đồng bộ đòi hỏi phải có các giải pháp khác nhau không chỉ trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại mà còn trong các công tác khác như hoàn chỉnh luật pháp, giáo dục tư tưởng đạo đức và nhận thức, các giải pháp kinh tế xã hội khác...
II-/ Một số giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam
1-/ Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Pháp luật là một trong những công cụ cơ bản để điều chỉnh quan hệ xã hội nói chung và là một công cụ để chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả. Luật pháp là căn cứ để bắt giữ và xử lý các hành vi vi phạm. Tuy nhiên hệ thống pháp luật của ta hiện nay vừa thiếu vừa chưa đầy đủ rõ ràng, còn tạo ra nhiều khe hở cả trong quy định lẫn xử lý, cơ sở pháp lý còn thiếu, chưa thống nhất và đồng bộ. Nhiều văn bản pháp quy đã được sử dụng từ lâu bộc lộ nhiều thiếu sót thậm chí không còn phù hợp trong điều kiện hiện tại vẫn đang được sử dụng và chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Một số văn bản của một số cơ quan còn chồng chéo nhau, chưa được quy định cụ thể rõ ràng hoặc có sự mâu thuẫn nhau gây khó khăn cho người thừa hành cũng như gây ra các tệ quan liêu tham nhũng hối lộ, tuỳ tiện trong sử dụng, chủ quan duy ý chí trong cả công tác điều tra lẫn xử lý, trong cả quản lý và điều hành.
Để chống buôn lậu và gian lận có hiệu quả đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn nữa, sửa đổi bổ sung các van bản cũ,xây dựng thêm các điều luật mới về chống buôn lậu và gian lận thương mại, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các lực lượng chống buôn lậu, các van bản thống nhấtvà đồng bộ từ trung ương đến địa phương, thiết lập các biểu thuế thích hợp cho hoạt động xuất nhập khẩu, quy định cụ thẻ cho từng mặt hàng,tránh chung chung dẫn đến áp dụng tuỳ tiện....Hệ thống pháp luật phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu hiện tại của công tác chống buôn lậu cả trong bắt giữ và xử lý vi phạm, khắc phục các sơ hở làm thất thoát tài sản của nhà nước, gây trở ngại cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm thiẹt hại lợi ích của nhân dân....
2-/ Cải cách thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là một trong các công cụ để quản lý, kiểm tra,kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động lưu thông hàng hoá trong và ngoài nước. Tuy nhiên các thủ tục của ta còn rườm rà, phức tạp, người kinh doanh phải làm rát nhiều các thủ tục khác nhau làm mất thời gian công sức, tiền của và thậm chí mất cơ hội kinh doanh của họ. Tù đó gây khó khăn cho hoạt động đầu tư nước ngoài cũng như kinh doanh buôn bán với các đối tác nứoc ngoài...dẫn đến các thủ đoạn gian lận trốn thuế. Điều này đòi hỏi các thủ tục phải được tinh giản đi nhưng vẫn bảo đảm sự quản lý của Nhà Nước, chống được buôn lậu và gian lận thương mại, bảo dảm thu đúng, thu đủ các khoản thuế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước đồng thời bảo vệ được sản xuất trong nước và người tiêu dùng, không gây phiền hà ách tắc trong lưu thông, trong tiến trình hội nhập thương mại vào khu vực và thế giới Đổi mới cả về quy trình, nghiệp vụ, tổ chức quản lý các giấy tờ, rà soát lại các văn bản các quy định và hệ thống lại theo hướng đơn giản, hài hoà thống nhất và dễ hiểu, dễ thực hiện. áp dụng trang thiết bị máy móc hiện đại vào việc tổ chức, kiểm tra, kiểm soát, lưu trữ các tài liệu văn bản, tính thuế thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu, tra mã...làm cho các thủ tục được giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả, đảm bảo tính trung thực khách quan.Việc áp dụng này đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn để đầu tư cho trang thiết bị máy móc, đào tạo cán bộ nghiệp vụ có kĩ thuật sử dụng, thông thạo ngôn ngữ máy
Công tác kiểm dịch hàng hoá cũng phải được tinh giản, chỉ cần có một cơ quan giám định hàng hoá, chứng nhận thì hải quan có thể thông qua thay vì phải thông qua 3 hay 4 cơ quan giám định như trước kia ở một số nơi
3-/ Kiểm tra sau thông quan.
Kiểm tra sau thông quan là một khâu kiểm tra hải quan thực hiện để kiểm tra thẩm định tính trung thực các nội dung khai báo và tính thuế của người làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất nhập khẩu đã được giải phóng nhằm thu đúng thu đủ thuế cho ngân sách nhà nươc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan
Hàng hoá đã được đưa vào lưu thông nhưng vẫn phải được rà soát lại các thủ tục. Việc kiểm tra sau thông quan chỉ có thể thực hiện tốt trên cơ sở các số liệu, tài liệu được ghi chép đầy đủ. Nhưng trên thực tế các tài liệu này chưa được ghi chép và lưu trữ một cách cẩn thận, do đó phải được chấn chỉnh và sắp xếp lại đảm bảo cho công tác kiểm tra sau thông quan được thực hiện nhanh chóng, ngăn chặn việc để cho các gian thương lọt lưới trốn thuế...
4-/ Thực hiện quản lý giá đối với hàng hoá xuất nhập khẩu
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu các gian thương thường trốn thuế bằng cách khai giá hành nhập khẩu thấp, do vậy mà phải có sự quản lý giá nhập khẩu chặt chẽ. Theo thông tư 82/1997/BTC của bộ tài chính: Ba điều kiện để nhập khẩu hàng hoá nằm ngoài danh mục hàng hoá quy định giá tối thiểu là: Hợp đồng hợp pháp, có xác nhận thanh toán qua ngân hàng và không có trong bảng giá tối thiểu. Các quy định này thực tế đã bị các gian thương lạm dụng thông đồng khai giá thấp. Do vậy các lực lượng chống buôn lậu phải tổ chức kiểm tra một cách chặt chẽ các hợp đồng và bảng thanh toán 100% qua ngân hàng với giấy tờ hồ sơ phát hiện kịp thời và thực hiện truy thu thuế, xử phạt vi phạm...
Trong hoạt động xuất khẩu các gian thương cũng thường khai tăng giá hàng xuất khẩu để lấy hạn ngạch cao, vì nhà nước ta thường không quản lý giá hàng xuất khẩu. Do vậy việc quản lý giá hàng xuất khẩu cũng phải được đặt ra, ngăn chặn tình trạng đạt kim ngạch xuất khẩu giả tạo và nạn quay vòng hàng hoá, tìm cách phát hiện giá thực xuất, xử phạt vi phạm truy thu thuế đối với số hàng vượt quá hạn ngạch thực tế của lô hàng thực xuất.
5-/ Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ nâng cao đời sống cho nhân dân.
Chống buôn lậu và gian lận thương mại là một công tác đòi hỏi phải có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, trên thực tế nhiều cá nhân tổ chức cho rằng nhiệm vụ này chỉ là của các lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại, tiếp tay cho buôn lậu bằng cách tiêu dùng hàng trốn lậu thuế với giá rẻ.. thái độ không hợp tác và tiếp tay cho bọn buôn lậu đã gây ra tác hại không mhỏ cho sản xuất tiêu dùng, an ninh trật tự xã hội do vậy mà việc tuyên truyền nâng cao ý thức giác ngộ cho quần chúng nhân dân là một việc làm cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên liên tục để mọi người thấy hết được tầm quan trọng của công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu áp dụng các biện pháp cóhiệu quả cao, tham gia vào việc lập pháp và hoàn thiện pháp luật..
Các dân cư ở khu vực biên giới do điều kiện khó khăn về kinh tế không được giáo dục ý thức pháp luật nên vì lợi ích trước mắt họ đã tiếp tay cho bọn buôn lậu và gian lận thương mại. Do đó yêu cầu Nhà nước và Chính phủ quan tâm hơn nữa đến việc phát triển kinh tế các vùng biên giới phát triển y tế giáo dục tuyên truyền giáo dục họ để có thể nhận thức được và tiếp tục phát triển kinh tế địa phương. Đây là yêu cầu hết sức khó khăn vì hầu hết họ đều là người dân tộc ít người khác biệt về ngôn ngữ, ngèo khó, họ làm như vật chỉ mong có một cuộc sống khá hơn..nhưng lại rất cấp bách trong mọt vài năm trở lại đây đòi hỏi phải được quan tâm giải quyết kịp thời.
6-/ Đẩy mạnh sản xuất trong nước.
Sản xuất trong nước có nhiều yếu kém năng suất chất lượng thấp, chi phí giá thành cao khả năng cạnh tranh với nước ngoài kém là một trong những nguyên nhân của tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại do đó mà sản xuất trong nước phải được đầu tư phát triển mạnh hơn nữa cả về trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại, trình độ năng lực quản lí của cán bộ kĩ thuật phải được nâng lên một bước nâng cao tay nghề của công nhân viên, nâng cao năng suất lao động từ đó nâng cao số lượng chất lượng sản phẩm hạ giá thành tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và dần thay thế hàng ngoại, có như vậy thì mới hạn chế được hàng lậu. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế củaViệt Nam là cơ sở hạ tầng thấp kém thì khó mà có thể đầu tư được đặc biệt là thiếu vốn, quản lí mang tính chủ quan khó thay đổi... Mặc dù vậy các doanh nghiệp trong nước đã biết khắc phục khó khăn dựa vào các lợi thế, tiềm lực của mình để có thể phát triển và trụ vững trong kinh doanh.
7-/ Tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành trong công tác chống buôn lâu và gian lận thương mại đồng thời phân định rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chuyên ngành.
- Theo tinh thần của chỉ thị 358/1997/CT-TTg của thủ tướng Chính Phủ ngày 11/10/97 về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới đặt ra yêu cầu về sự phối hợp giữa các ngành địa phương trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại:
+ Tổng cục hải quan phối hợp bộ nội vụ, bộ thương mại , bộ tài chính tiến hành kiểm tra đồng loạt hàng hoá đang làm thủ tục xuất nhập khẩu, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các tổ chức cá nhân có cửa hàng buôn bán hàng hoá nhằm ổn định thị trường nội địa và quản lí hoạt động kinh doanh đảm bảo kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng kí. Các bộ ngành cơ quan chức năng chống buôn lậu và gian lận thương mại phải xây dựng các phương án kinh doanh cụ thể thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
- Các bộ ngành ở TW có trách nhiệm cùng các địa phương thực hiện tốt các chính sách kinh tế văn hoá xã hội nhằm nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc TW dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp đảng uỷ và sự giám sát của hội đồng nhân dân quản lí chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu của địa phương và TW đóng trên địa bàn.
+ Cán bộ ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương xây dựng lực lương chống buôn lậu và gian lận thương mại trong sạch vững mạnh trang bị đầy đủ phương tiện hiện đại cần thiét cho công tác điều tra ngăn chặn mọi hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại. Đại diện các cơ quan này phải chịu trách nhiệm hàng tháng báo các kết quả chống buôn lậu và gian lận thương mại với thủ tướng chính phủ.
- Chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan bộ phận phải được phân định rõ:
+ Hàng hoá qua cửa khẩu trác nhiệm chính là của hải quan.
+ Hàng kinh doanh trên thị trường nội địa trách nhiệm chính là lực lượng quản lí thị trường.
+ Biên phòng làm nhiệm vụ an ninh cửa khẩu bảo vệ đường biên chống buôn lậu ở vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và biên giới có đòn biên phòng nhưng chưa có tổ chức hải quan.
Cơ quan thuế vụ thuộc bộ nội vụ chịu trách nhiệm chống thất thu thuế, giám sát hàng hoá chốn lậu thuế , kiểm tra háo đơn cheứng từ theoquy định của ngành. Bộ nội vụ thứchiện triển klhai các nghiệp vụ nhằm phát hiện tổchức đường dây buôn lạu trong nội dịa và xuyên quốc gia, làm rõ và sớm đưa ra xết xử các vụ án buôn lậu và gian lận thương mại.
+ Bộ thương mại với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại cónhiệm vụ quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu để đề suất các điềuchỉnh về chính sách liên quan đến hoạt động này đệ trình lên Chính phủ.
+ Bộ tài chính ban hành các chế độ sử dụng tiềnthu về từ hoạt động thanh lý hàng hoá buôn lậu bị tịch thu, phạt các chủ thể tham gia buôn lậu.. Xét cấpcác kinh phí đột xuất để trang bị vật tư kỹ thuật cần thiết cho hoạt đông chống buôn lậu và gian lận thương mại..
+ Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện quản lí hành chính kinh tế trên địa bàn,tổ chức phối hợp tất cả các cơ quan làm nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại trực tiếp thụ lí các vụ việc vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại trốn thuế trên địa bàn.
Phải có sự phối hợp và phân định rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn thì công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại mới đồng bộ và đạt hiệu quả cao.
8-/ Xây dựng lực lương chống buôn lậu và gian lận thương mại trong sạch.
Để đối phó với thủ đoạn trong buôn lậu và gian lận thương mại đòi hỏi các lượng lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại phải mạnh cả số lượng và chất lượng, số lượng trong đội chống và gian lận thương mại hiện nay ở nước ta còn thấp đòi hỏi phải được bổ sung, chỉ đạt 3-4 người ở một số cửa khẩu, phải tăng thêm để hoạt động có hiệu quả. Về mặt chất lượng các lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại hoạt đông trong môi trường rất nhạy cảm, luôn có sự cám giỗ vật chất từ phía bọn buôn lậu cùng với cả sự đe doạ tính mạng do đó không thể loại trừ khả năng có cán bộ vì vụ lợi tiếp tay cho bon gia thương. để công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả thì những phần tử này cần phải đươcj loại trừ thay vào đó là những người có năng lực và tinh thần trách nhiệm, tư tưởng vững vàng, hoạt động vì sự tin tưởng của nhân dân, an toàn xã hội.
9-/ Trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của ta phần lớn là lạc hậu, thiếu không đủ phục vụ cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả đòi hỏi phải trang bị thêm theo hướng đầy đủ hiện đại và hoàn thiện như:
- Sử dụng các phương tiện hiện đại truyền tin và xử lý thông tin nhanh chóng đặc biệt là các thông tin tình báo,...
- Trang bị tàu thuyền đuổi bắt có khả năng chạy với tốc độ cao.
- Trang bị máy soi container và các thiết bị khác cho hoạt động kiểm tra kiểm soát của hải quan.
- ứng dụng vi tính vào quy trình hoạt đông hải quan như đăng kí tiếp nhận tờ khai, tính thuế kiểm tra mã số hàng hoá.
- Sử dụng các phương tiện truyền và sử lí thông tin nhanh chóng đặc biệt là các thông tin tình báo...
10-/ Một số giải pháp cụ thể cần được thực hiện:
- Dán tem: đây là một hình thức quản lý hàng hóa trong và ngoài nước có hiệu quả dễ kiểm soát và phát hiện vi phạm. Qua đợt dán tem 17 mặt hàng người ta đã thấy được ưu điểm của nó là hạn chế được hàng nhập lậu xuất hiện trên thị trường thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và có nhiều chuyển biến tích cực đặc biệt với một số mặt hàng: Mặt hàng sứ của công ty sứ Thiên Thanh, ti vi màu lắp trong nước hiệu JVC, TOSHIBA... Tuy nhiên biện pháp này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Những biện pháp ngiệp vụ mà các cơ quan chức năng đang áp dụng để phát hiện và ngăn chặn và quay vòng temchưa thật sự hiệu quả, hiệu lực của những con thương mại ngày nay đang ngày càng suy dảm, xuất hiện sự thiếu hụt giả tạo ở mỗi đợt dán tem, xuất hiện tem giả, sử dụng lại mớ hàng hoặc chào hàng bằng hàng có dán tem thật nhưng bán cho khách hàng không có tem cùng loại nhưng giá thấp hơn việc gián tem chủ yếu dựa vào lời khai của chủ hàng nên thường không đảm bảo tính trung thực đòi hỏi việc dán tem phải được thực hiện một cách triệt để, tăng cường việc kiểm tra giám sát, xử lý ngiêm minh các vụ vi phạm trong gian lận tem phát huy tính hiệu lực và mặt hàng tốt của việc dán tem.
- Xử lý ngiêm minh các vụ vi phạm buôn lậu và gian lận thương mại, điều tra xét xử ngay một số các vụ buôn lậu điển hình để dăn đe giáo dục chung, đình chỉ hoạt động hoặc rút giấy phép kinh doanhđối với các đơn vị vi phạm tịch thu hàng hóa và xử lý theo mức độ vi phạm.
- Có chế độ khen thưởng thích hợp, khuyến khích lợi ích vật chất cho người cơ quan đơn vị có thành tích và trong hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại để họ tích cực hơn nữa và nâng coa hiệu quả của công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.
- Thành lập và tổ chức tốt các trạm thanh tra kiểm soát liên ngành trước mắt la trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Long An, Hà Giang, Quang Trị.
- Một số mặt hàng cấm như ma tuý chất kích thích... có thể sử dụng chó vào nghiệp vụ vào việc phát hiện buôn lậu, đây là một phương pháp hết sức hiệu quả và cần được phá huy tác dụng.
- Buôn lậu và gian lận thương mại thường đi kèm với tham nhũng do vậy phải kết hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại với chống tham nhũng. Bọn gian thương và tham nhũng hiện nay đang câu kết với nhau tạo thành đường dây buôn lậu lớn, làm ăn phi pháp, hoạt động tinh vi do vậy để chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả thì phải đẩy mạnh công tác điều tra giám sát hoạt động của các cơ quan có tổ chức.
- Cơ chế chính sách xuất nhập khẩu phải được thực hiện một cách linh hoạt mềm dẻo trong từng thời kỳ để nâng cao hiệu quả của thị trường trong nước, vừa hạnchế hàng lậu vừa tạo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, vừa phù hợp với các chương trình hội nhập khu vực và quốc tế.
- Tăng cường hợp tácvới các cơ quan hải quan của các nước trong khu vực đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tăng cường hợp tác tao đổi thông tin tình báo. Lựa chọn mục tiêu, hồ sơ phương án quản lý đánh giá rủi ro, phát hiện các hiện tượng buôn lậu và gian lận thương mại, phối hợp với các lực lượng chức năng các nước bạn trong kiểm tra kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các nước phát triển trong việc đào tạo cán bộ có năng lực trình độ và nghiệp vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại, kỹ thuật và các phương pháp đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại một cách có hiệu quả tranh thủ sự giúp đỡ của họ về mặt vật chất kỹ thuật hiện đại cho công tác kiểm soát, giám định hàng hóa chống buôn lậu...
Kết luận
Buôn lậu và gian lận thương mại là một hiện tượng kinh tế xã hội tiêu cực đang diễn ra một cách phổ biến hiện nay với nhiều thủ đoạn tinh vi phức tạp, gây nhiều khó khăn trở ngại cho lực lượng chốngbuôn lậu và gian lận thương mại cũng như sản xuất trong nước. Do vậy cần phải tiêu diệt và loại trừ hoàn toàn, tận gốckhông cho chúng phát triển tràn lan. Tuy nhiên thực trạng về buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta hiện nay là hết sức bức xúc và nóng hổi. Trong khi đó nhưng biện pháp chống tiêu cực này đã bộc lộ nhiều hạn chế khách quan đòi hỏi Đảng và Nhà nước các cấp bộ ngành cơ quan chức năng cần phải xem xét khặc phục tính chủ quan đồngthời khắc phục được những yếu tố khách quan. Nâng cao hơn nữa hiệu quả của các giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mạiphù hợp với tình hình hiện nay.
Nghiên cứu đề tài này giúp em hiểu rõ hơn về thực trạng tình hình chống buôn lậu và gian lận thương mại, ở nước ta hiệu quả của các giải pháp mà chúng ta đưa ra và đặc biệt là nó cho em thấy được vai trò tác dụng của việc chống buôn lậu và gian lận thương mại, ổn định thị trường, an ninh chính trị... thúc đẩy nền kinh tế phát triển hội nhập vào khu vực và thế giới.
Tài liệu tham khảo
1. Từ điển tiếng Việt - NXB Khoa học, Hà Nội - 1997.
2. Bộ Luật hình sự nước cộng hoà XHCN Việt Nam (1985).
3. Luật Thương mại quốc tế.
4. Tạp chí Thông tin lý luận số 5/1999.
5. Thời báo Kinh tế số 1,13,22,24,25,28,41,55,... /99; 8,21.../98
6. Tạp chí Thông tin tài chính số 3,18/99
7. Tạp chí Kinh tế và dự báo số 2/2000, 3/98.
8. Tạp chí Thương mại số 12,21,6,8,24.../98.
Số 5,8,16,17.../99
Số 1+2/2000
9. Công báo số 32,8,45/99.
10. Kinh tế Châu á Thái Bình Dương số 1/98.
11. Tạp chí Kinh tế và phát triển số 31/99
12. Báo Hải quan số 10,11,14,15,24,26,31,32,..../99
Số 2,4,8/2000
13. Báo An ninh thế giới số 112/99
14. Chỉ thị 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ.
15. Thông tư liên tịch số 21/1999/TTLT-BTM-BCA-BGTVT-TCHQ ngày 23/6/1999.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0697.doc