Đề tài Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Môi trường kinh doanh là tập hợp các điều kiện, các yếu tố tác động để hoạt động kinh doanh trôi chảy. Một doanh nghiệp không thể đứng vững lâu dài trong một môi trường kinh doanh không ổn định, không thuận lợi, hơn nữa hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đó được xem xét đánh giá dưới nhón quan hay thị hiếu của người tiêu dùng, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hỡnh ảnh hay uy tớn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải gúp phần tớch cực vào việc hỡnh thành mụi trường kinh doanh thuận lợi mà trong đó là việc tích cực tham giá chống buôn lậu và gian lận thương mại.

doc51 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên liệu vật tư xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp hoặc để tạo tài sản cố định. Điều này có nghĩa là với những hàng hoá thuộc loại này Hải quan không cần quan tâm đến giá trị hàng hoá (để tính thuế), và như thế hải quan dễ dàng cho qua các loại hàng hoá này như vậy đã vô hình để bọn gian thương lợi dụng kẽ hở này để tiến hành hành vi gian lận. Qua tiến hành giám định việc khai giá nhập khẩu thiết bị của 12 xí nghiệp liên doanh đầu tư, thì đã có 6 xí nghiệp có hiện tượng nâng giá thiết bị nhập khẩu với giá trị cao so với giá trị thực tế là 14 triệu USD. 2.6. Gian lận thương mại trong lĩnh vực sản xuất hàng gia công xuất khẩu. Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã kí kết. Theo quy định của luật thuế xuất nhập khẩu, hàng thuộc đối tượng này được miễn thuế. Trên cơ sở các hợp đồng gia công và văn bản cho phép của Bộ thương mại cấp cho các đơn vị sản xuất, Hải quan kiểm tra định mức tiêu dùng nguyên phụ liệu đã nhập cho đến khi kết thúc hợp đồng, phần thừa không dùng hết mới phải nộp thuế. Song trong thực tế có những hợp đồng gia công kéo dài từ 5 dến 10 năm, nguyên phụ liệu nộp vào sản xuất và sản phẩm gia công hoàn chỉnh được xuất khẩu phải thực hiện trong một thời gian dài, bằng rất nhiều chuyến hàng, qua nhiều cửa khẩu. Đây là kẽ hở để các chủ sản xuất lợi dụng. Thủ doạn của bọn chúng là nhập nguyên phụ liệu nhiều nhưng sử dụng để sản xuất thì không hết, đa số phần lớn là bán lại cho các cơ sở sản xuất khác trong nước với giá cao hơn để thu lợi. Ngoài ra còn rất nhiều thủ đoạn và cách thức mà bon gian lận sử dụng như lợi dụng chính sách và cơ chế hoạt động của thuế,qua hoạt động của văn phòng đại diện các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam, gian lận thương mại qua hàng kinh doanh chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, hàng đổi hàng... Như vậy có thể thấy, gian lận thương mại ở nước ta hiện nay hết sức đa dạng và phức tạp khó kiểm soát với xu hướng ngày càng nhiều các phương thức gian lận tinh vi. II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NẠN BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI NƯỚC TA 1. Tác động đến các chủ thể kinh tế Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại xâm hại đến chế độ chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá. Như ta đã biết: thuế quan là các mức thuế đấnh trên hàng hoá xuất nhập khẩu nhắm mục đích làm tăng giá của hàng nhập khẩu để làm giảm sức cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước hoặc kích thích sản xuất tại nội địa. Vì vậy các hành vi buôn lậu,trốn thuế xuất nhập khẩu thông qua hoạt động gian lận thương mại, cạnh tranh tiêu cực phi kinh tế đã xâm haị đến chế độ chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá. Buôn lậu và gian lận thương mại gây nhiều thiệt hại cho người sản xuất trong nước, làm điêu đứng các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại. đối với các người sản xuất trong nước. Việc hàng ngoại tràn ngập thị trường với chất luợng cao hơn giá rẻ hơn, thực sự là mối đe doạ trực tiếp đến tương lai của hàng nghìn công nhân trong các xí nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp mới còn non trẻ. Nguyên nhân là nhữmg xí nghiệp sản xuất trong nước vẫn còn phải nhập một số nguyên phụ liệu, nhiên liệu... và phải nộp thuế nhập khẩu số hàng hoá này. trong quá trính sản xuất ra sản phẩm để đem bán trên thị trường, họ còn phải nộp thuế lợi tức, thuế doanh thu. Trong khi hàng ngoại do trốn được thuế nên giá rẻ hơn, vì vậy làm cho hàng nội không tiêu thụ đựơc, dẫn đến đọng vốn, nợ chồng chất rồi đi đến phá sản. đối với doanh nghiệp thương mại do giá cả hàng hoá mua vào cao hơn nên không thể cạnh tranh được với hàng lậu trốn thuế. Những doanh nghiệp kinh doanh đúng luật, nộp thuế đầy đủ bị những doanh nghiệp kinh doanh trái phép, gian lận trồn thuế cạnh tranh chèn ép không thể phát triển được. Nói về vấn đề này một số doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp đã lên tiếng. Ông Đỗ Quang Chiêu Phó tổng giám đốc Tổng công ty hoá chất Việt Nam cho rằng “sản phẩm của chúng tôi phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập lậu từ bên ngoài, điều này chẳng những thất thu cho ngân sách, thiệt hại đến người tiêu dùng mà còn gây không ít khó khăn cho sản xuất trong nước”. Công ty xe đạp Thống nhất dự tính “mỗi năm có tới 600.000 – 700.000 xe đạp nhập lậu vào nước ta, trong khi trong nước chỉ sản xuất và tiêu thụ được từ 250.000 – 300.000 chiếc. Do hàng nhập lậu, trốn thuế nên giá bán rất rẻ đã nảy sinh một sức ép lớn, một sự cạnh tranh bất bình đẳng trong thị trường, làm cho sản phẩm nội địa không thể tiêu thụ được, gây ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động”. Buôn lậu và gian lận thương mại là hình thức cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng rất lớn đến mội trường kinh doanh trong nước. Môi trường kinh doanh kà nhân tố tác động mạnh mẽ tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như kích thích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. chính vì vậy khi môi trường đó không còn trong sạch, bất bình đẳng thì nó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Như vậy buôn lậu và gian lận thương mại đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế trong nước. Không những ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong nước mà buôn lậu và gian lận thương mại còn ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, gây ra tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong báo Văn hoá số 24 ra tháng 12/1999 đã ghi lại lời phát biểu của đại diện công ty Việt Nam – Suzuki: “số lượng xe máy nhập lậu và gian lận thương mại ước lượng bình quân 7- 8 chiếc/năm. Nhu cầu hiện nay là 350.000 chiếc /năm. trong khi các công ty liên doanh hoặc có vốn đầu tư 100% nước ngoài chỉ sản xuất và tiêu thụ được khoảng 23.000 chiếc do bị xe nhập lậu giá rẻ cạnh tranh. Nếu so sánh thì xe nhập lậu chiếm 30% thị phần trong khi năng lực sản xuất của các công ty này là hơn 1 triệu xe. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì liệu nền công nghiệp chế tạo xê máy sẽ đi về đâu”. Thực trạng này còn làm cho thị trường hàng hóa mất ổn định, làm mất cân bằng cục bộ giữa cung và câu, gây tâm lý hoang mang cho các nhà sản xuất trong nước, làm giảm lòng tin của người tiêu dùng. Với người tiêu dùng, hàng ngoại tràn ngập thị trường với giá rẻ sẽ tạo nên thị hiếu ưa dùng hàng ngoại. Song người tiêu dùng không thấy được nguồn cung của hàng ngoại này là rất bấp bênh do phải trốn thuế gian lận trong qua trình nhập cảnh, và không phải lúc nào cũng trốn thuế được. Do đó trong từng thời kỳ sẽ nảy sinh các cơn sốt về giá, về mức cung gây đảo lộn trên thị trường, làm mất ổn định nhà nước không kiểm soát được. Buôn lậu và gian lận thương mại cũng làm thất thoát ngiêm trọng nguồn thu ngân sách thông qua thuế xuất nhập khẩu làm ảnh hưởng đển quá trình tích luỹ vốn của nhà nước để tiến hành cân đối thu chi ngân sách và công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Đối với các nhà thống kê kinh tế thì buôn lậu và gian lận thương mại lại tạo ra một con số giả tạo của lượng tiêu thụ trong nền kinh tế. Mà những con số này lại có tác động trực tiếp đến những quyết định về chủ trương chính sách của Nhà Nước về kinh tế của đất nước, như vậy việc những thông tin và dự báo của các nhà thống kê dựa trên các số liệu như vậy sẽ không chính xác, thiếu thực tê, không mang lại tác dụng cho nền kinh tế mà có khi còn gây ảnh hưởng sấu đến nền kinh tế. 2. Tác động đến văn hoá xã hội Buôn lậu và gian lận thương mại ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá xã hội. Mục đích của buôn lậu và gian lận thương mại là làm thế nào để thu được lợi nhuận cao nhất với mọi thủ đoạn bất chính, vì vậy đã làm giảm giá trị và làm sói mòn hệ thống đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mặt khác từ những đồng tiền thu lợi từ những việc làm bất chính đó đã xuất hiện những kẻ tha hoá đạo đức trầm trọng khi chúng tham gia vào những tụ điểm tệ nạn, gây mất an ninh trật tự xã hội, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, tác động nghiêm trọng đến nhân cách văn hoá của nhiều người trong mọi tầng lớp nhân dân. Điều này có thể thấy rõ qua thực tế hiện nay là ngày càng có những tay “anh chị”, “bảo kê” kiểu xã hội đen trong thế giới buôn lậu, hàng loạt xã vùng biên giới có nhiều nhân dân do hiểu biết còn hạn chế vì hoàn cảnh đã tham gia vận chuyển tiếp tay cho bọn buôn lậu. Đây là những vấn đề bức xúc mà Nhà Nước ta đang phải giải quyết nhằm duy trì một nền văn hoá lành mạnh đậm đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng một xã hội công bằng văn minh. 3. Tác động đến chính trị Buôn lậu và gian lận thương mại len lỏi vào từng nhà dân vùng biển, đồng thời lôi kéo, tấn công và làm sa ngã một bộ phận cán bộ Nhà Nước trong nhiều hoạt động từ kinh doanh xuất nhập khẩu đến vận tải, từ hải quan, biên phòng đến các ngành tư pháp. Nạn buôn lậu và gian lận thương mại đã trở thành quốc nạn cùng với tham nhũng được đánh giá như là trong những nguy cơ lớn đe doạ trực tiếp đến sự ổn định và vững mạnh của chế độ, an ninh quốc gia. Tội phạm gia tăng trên các lĩnh vực gây ra hậu quả to lớn đến hình ảnh của Đảng và Nhà Nước trước con mắt của thế giới và làm giảm uy tín và lòng tin của nhân dân vào vai trò quản lý của Nhà Nước. Như vậy có thể thấy buôn lậu và gian lận thương mại đã tác động tiêu cực và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với cả lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội, không những cho hiện tại mà còn kéo dài cho mai sau. chính vì thế mà việc tìm ra giải pháp khắc phục xoá bỏ tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại đã và đang là một trong những nhiệm vụ cấp thiết đối với Nhà Nước và toàn thể nhân dân ta cũng như đây là vấn đề quốc tế. III. NHỮNG MẶT ĐÃ LÀM ĐƯỢC VÀ CHƯA LÀM ĐƯỢC TRONG VIỆC CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1. Những mặt đã làm được trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại . Trước tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra ngày càng phức tạp và khó kiểm soát như vậy, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách để khắc phục hậu quả và chống lại vấn nạn này. Nhà Nước đã ban hành chính sách dán tem hàng hoá nhằm tăng hiệu quả quản lý thị trường, chống hàng lậu, sản phẩm gian lận. Theo đánh giá của các lực lượng chống buôn lậu kể từ khi thực hiện chính sách này tình hình nhập lậu các mặt hàng thuộc diện phải dán tem đã giảm đáng kể. Cùng với đó là tình hình sản xuất các mặt hàng đó trong nước đã có nhiều cải thiện tích cực. Các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại đã giảm một phần. Đối với chính sách của Nhà Nước cũng đã có những sửa đổi và ban hành những luật mới nhằm thay thế những điều luật cũ lạc hậu không con theo kịp tình hình thực tế, mục đích là giảm tình tràng buôn lậu và gian lận thương mại. Đối với thuế xuất nhập khẩu Nhà Nước cũng đã có những điều chỉnh và đặc biệt là Nhà nước đã ban hành áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) nhằm xác định xuất sứ của các loại hàng hoá, giảm đáng kể được hàng nhập lậu trên thị trường. Ngoài ra Nhà nước cũng có nhiều chính sách khác như chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nhân dân vùng biên để kích thích đầu tư sản xuất, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động ở vùng này nhằm ngăn chặn tình trạng nhân dân còn tiếp tay cho bọn buôn lậu. chính sách khuyến khích, động viên qua lương thưởng đối với lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 11 diễn ra vào tháng 5/1997 của Nhà nước ta đã thông qua luật thương mại. Nó là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân. Luật thương mại còn quy định rõ ràng nhiệm vụ của Nhà nước trong việc quản lý thị trường, buôn lậu và gian lận thương mại. Điều 245-khoản 12 trong luật thương mại có nêu nội dung quản lý Nhà nước về thương mại là: “Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành luật thương mại. Xử lý các vi phạm về luật thương mại, tổ chức việc đấu tranh chống buôn lậu, buôn lậu hàng cấm, hàng giả, đầu cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép và các hành vi vi phạm khác trong luật thương mại”. Bộ luật này ra đời đã đóng góp đáng kể vào quá trình chống buôn lậu và gian lận thương mại. Ngoài ra việc ban hành Nghị quyết số 85/CP- ngày 11/7/1997 của Chính phủ đã đề ra một số giải pháp cấp bách về chống buôn lậu, ngày 16/7/1997 Thủ tướng chính phủ đã có công điện số 5 về việc đôn đốc các cấp, các ngành tổ chức thực hiện. Đồng thời Chính phủ còn ban hành chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 về đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong tình hình mới đã góp phần tích cực vào cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Có rất nhiều vụ buôn lậu và gian lận thương mại đã bị bắt dữ và xử lý. Công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt nhiều kết quả tốt đã góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế đất nước. Báo cáo của các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng bị hàng lậu chèn ép cho thấy tình hình tiêu thụ đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt doanh thu cao. Chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan cũng đã có những kết quả lớn. Do nhận rõ được tính chất nghiêm trọng của gian lận thương mại lãnh đạo ngành Hải quan đã tập trung chỉ đạo công tác chống gian lận thương mại bằng các biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng loại hình, từng đối tượng vi phạm. Tổng cục hải quan đã ban hành nhiều văn bản, quy chế, quy trình, nghiệp vụ, các thủ tục Hải quan, cải cách thủ tục hải quan, nâng cao trình độ sắp xếp bộ máy quản lý làm việc...nhằm khắc phục, hạn chế những sơ hở trong cơ chế, chính sách mà bọn gian thương có thể khai thác lợi dụng. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao ngành đã nghiên cứu đề xuất những giải pháp góp phần thiết thực vào công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại như : Tổng cục Hải quan đã tích cực các bộ ngành liên quan ,kiến nghị Chính phủ có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất việc quy định thuế suất căn cứ vào mục đích sử dụng mà không căn cứ vào tính chất mặt hàng, mặt khác Tổng cục hải quan cũng kiểm tra việc nhập khẩu của các doanh nghiệp về một số mặt hàng dễ lợi dụng chính sách thuế. Ngăn chặn gian lận thương mại thông qua giá hàng hoá xuất nhập khẩu. Nhà nước đã bổ xung thêm các nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý tính thuế và giao cho Hải quan có trách nhiệm xác định giá tính thuế hiện nay có 20 nhóm mặt hàng nhập khẩu trong tổng số 97 nhóm mặt hàng được Nhà nước thông qua bộ tài chính quy định giá tối thiểu. Như vậy việc gian lận qua giá cơ bản đã được ngăn chặn thông qua việc áp dụng bảng giá tối thiểu này. Ngăn chặn gian lận thương mại thông qua việc cố ý khai sai số lượng, trọng lượng, phẩm cấp hàng hoá. Để chống hình thức gian lận này lực lượng hải quan đã ban hành các quy trình, quy định tỉ lệ kiểm tra đối với từng loại hàng hoá, kể cả có trường hợp kiểm tra chi tiết 100. Đối với phẩm cấp hàng hoá nếu khó xác định, Hải quan yêu cầu giám định chất lượng xuất nhập khẩu của các cơ quan chức năng. Đồng thời Hải quan cũng đã tích cực đề nghị Chính phủ giao cho các cơ quan chức năng giám định hàng hoá, quy định rõ ràng các tiêu chuẩn giải quyết, xử lý các trường hợp gian lận thương mại trong việc cố ý khai báo sai chủng loại và phẩm cấp hàng hoá. Ngăn chặn gian lận thương mại qua việc lợi dụng làm thủ tục Hải quan cho hàng xuất khẩu chuyển tiếp. Với hình thức gian lận này lự lượng hải quan đã ban hành nhiều chỉ thị, quy chế về hàng chuyển tiếp. Trong đó quy định chặt chẽ việc kiểm tra, áp tải, quản lý của hải quan đối với hàng chuyển tiếp, quy định tiêu chuẩn về hàng hoá, kho bãi để được đưa về làm thủ tục chuyển tiếp, đồng thời tăng cường công tác tái kiểm tra, thanh tra nên phát hiện nhiều vụ gian lận thương mại thông qua việc lợi dụng hàng chuyển tiếp. Ngăn chặn gian lận thương mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tư . Tổng cục Hải quan quy định cho các đơn vị của các địa phương khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá cho các đối tượng thuộc diện liên doanh đầu tư nước ngoài phải chú ý kiểm tra giá trị khai báo của máy móc thiết bị, phụ tùng và các phương tịên sản xuất kinh doanh, vật tư để đầu tư xây dựng cơ bản, hình thành xí nghiệp hoặc để tạo tái sản cố định, để so sánh đối chiếu với giá cả thực tế trên thị trường quốc tế. Phải lập sổ theo dõi hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu của từng công trình, thanh khoản được chính xác số hàng được miễn thuế. Đồng thời Nhà nước cũng thông qua các công ty giám định kiểm toán để thẩm định lại giá trị hàng hoá được miễn thuế mà các xí nghiệp liên doanh đầu tư vốn nước ngoài đã nhập vào Việt Nam, những việc làm cu thể và hợp lý này đã mang lại kết quả là đã ngăn chặn được phần nào việc gian lận thương mại của các chủ đầu tư liên doanh trong xuất nhập khẩu hàng hoá. Ngăn chặn gian lận thương mại trong lĩnh vực hàng gia công xuất khẩu. Lực lượng hải quan đã tiến hành kiểm tra định mức tiêu hao nguyên vật liệu, có sổ theo dõi hàng nhập khẩu nguyên liệu của từng mặt hàng gia công. Đây là cơ sở thang khoản các hợp đồng được chính xác, không để các chủ hàng sản xuất hàng gia công nhập nguyên phụ liệu nhiều nhưng lại xuất thành phẩm ít nhằm tiêu thụ số nguyên liệu thừa cho mục đích khác thu lợi bất chính. Ngoài ra Tổng cục Hải quan còn áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp , tăng cường công tác kiểm tra, tái kiểm tra, bổ xung điều chỉnh các quy định vè nghiệp vụ hải quan cho phù hợp với tùng giai đoạn, chấn chỉnh lề lối tác phong làm việc của cán bộ nhân viên hải quan cơ sở, xử lý nghiêm những vụ tiêu cực, cố ý làm trái quy định, nên đã phát hiện và hạn chế được khá nhiều vụ gian lận thương mại tinh vi phức tạp. Theo kết quả của Tổng cục Hải quan về tình hình chống buôn lậu và gian lận thương mại của nước ta trong những năm vừa qua được thể hiện qua các số liệu cụ thế sau: Kết quả chống gian lận thương mại: Năm 1991 phát hiện và xử lý 4000 vụ với tổng giá trị thu hồi là 35 tỷ đồng Việt Nam trong đó có 28 vụ khởi tố hình sự. Năm 1992 phát hiện và xử lý 7.207 vụ với tổng giá trị gian lận là 87 tỷ đồng. Năm 1993 phát hiện và xử lý 7.337 vụ với tổng trị giá gian lân là 87 tỷ đồng, khởi tố hình sự 49 vụ. Năm 1994 phát hiện vử lý 8.500 vụ với tổng giá trị 290 tỷ đồng, khởi tố hình sự 53 vụ. Năm 1995 phát hiện vử lý 3000 vụ với tổng giá trị 70 tỷ, khởi tố hình sự 21 vụ. Năm 1996 phát hiện và xử lý 12.463 vụ với tổng trị giá là 320 tỷ, khởi tố hình sự 52 vụ. Năm 1997 phát hiện và xử lý 16.000 vụ với tổng giá trị 530 tỷ đồng, khởi tố hình sự 51 vụ. Năm 1998 phát hiện và xử lý 10.839 vụ với tổng giá trị 250 tỷ, khởi tố hình sự 56 vụ. Năm 1999 phát hiện và xử lý 19.102 vụ. Kết quả chống buôn lậu: Năm 2003, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 120.365 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại với tổng số thu hơn 443 tỷ đồng, cụ thể như sau: Lực lượng công an: Đã kiểm tra, xử lý 8.652 vụ vi phạm, trong đó có 5.016 vụ buôn lậu và buôn bán hàng cấm. trị giá hàng tịch thu hơn 300 tỷ đồng, đã truy thu, phạt thuế nộp ngân sách 81,8 tỷ đồng. Lực lượng quản lý thị trường: Đã kiểm tra, xử lý 64.680 vụ, trong đó có 16.774 vụ buôn bán, vận chuyển hàng lậu. Tổng thu hơn 153 tỷ. Lực lượng Hải quan: Đã xử lý gần 13.000 vụ, thu nộp ngân sách trên 70 tỷ đồng. Lực lượng biên phòng: Đã kiểm tra, xử lý 2.688 vụ, tổng thu hơn 41 tỷ, thu giữ 164 phương tiện, khởi tố điều tra 25 vụ. Lực lượng bảo vệ thực vật : Đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 18.900 lượt cửa hàng, đại lý buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, phát hiện 1.739 cơ sở vi phạm, thu giữ 100 kg và 115 lít thuốc cấm sử dụng, 574 kg và 369 lít thuốc quá hạn sử dụng, tổng số tiền phạt trên 624 triệu đồng. Lực lượng kiểm lâm : Đã kiểm tra , xử lý 34.588 vụ vi phạm, trong đó xử lý hành chính 34.154 vụ, xử lý hình sự 394 vụ. Tịch thu 3.393 phương tiện vi phạm, hơn 40 nghìn mét khối gỗ, 44.103 kg và 21.466 con động vật hoang giã cùng nhiều loại lâm sản khác. Thu nộp ngân sách trên 100 tỷ đồng. Các trạm kiểm lâm liên hợp đã kiểm tra và xử lý 2.724 vụ vi phạm với tổng số thu gần 32 tỷ, các trạm có số thu lớn như Km15 - Quảng Ninh, trạm Dốc Quýt – Lạng Sơn , Tân hợp – Quảng trị. Có được kết quả trên là sự cố gắng của các lực lượng, các ngành chức năng cùng nhau phối hợp trong cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại. Việc phối kết giữa các tổ chức, bộ phận , các ngành có liên quan đã tăng cường khả năng đối phó và chống lại các hình thức vi phạm tinh vi của bọn tội phạm, giúp cho Nhà nước phát hiện và xử lý được nhiều vụ vi phạm kinh tế lớn giảm thiệt hại cho Nhà nước, tạo được sự chuyển biến tích cực, có chiểu sâu, đánh chúng nhiêu băng ổ, đường dây buôn lậu và gian lận thương mại có quy mô lớn. Tăng niềm tin của nhân dân vào sự quản lý của Nhà nước, góp phần đẩy lùi nạn buôn lậu và gian lận thương mại, làm thông thoáng môi trường kinh tế, tạo điều kiện tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. 2. Những hạn chế còn tồn tại trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại của nước ta trong thời gian vừa qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhiều vấn đề phát sinh từ các chính sách của Nhà nước chưa được giải quết triệt để. Cụ thể : Luật pháp nước ta còn nhiều kẽ hở, điều này đã được chứng minh qua việc ngày càng có nhiều những vụ gian lận thương mại xuất phát từ các kẽ hở của luật. chính sách pháp luật còn nhiều bất cập, thiếu chặt chẽ, quản lý pháp luật của Nhà nước còn bị buông lỏng, việc thể chế hoá đường lối chính sách còn châm chạp, pháp luật chưa thực sự tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh thậm chí còn có lúc mâu thuẫn nhau nên còn để gian thương lợi dụng xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại có trường hợp còn tuỳ tiện, chủ quan do chưa có những điều luật chặt chẽ nên còn bỏ sót nhiều vụ gian lận. Đơn cử như trường hợp các văn bản pháp quy chưa có văn bản nào quy định rõ ràng đầy đủ loại hành vi gian lận thương mại mà chủ yếu mới đề cập chung chung trong tội danh buôn lậu như tại điều 97 Bộ luật hình sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoặc cho gian lận thương mại là một loại hành vi vi phạm hành chính nên việc bắt giữ và xử lý các hành vi gian lận thương mại còn phụ thuộc vào sự vận dụng điều 97 bộ luật hình sự và các quy định về việc xử phạt hành chính. Các văn bản hướng dẫn còn một số thiếu sót, chưa rõ ràng. Hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác chống buôn lậu vẫn còn chồng chéo, nhiều văn bản trói buộc nhau, dẫn đến ngay cả các lực lượng chống buôn lậu còn chưa thống nhất thì làm sao vận dụng để trị bọn gian thương. Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại mang tính chất rất phức tạp, trong khi tội danh gian lận thương mại chưa được xác định đúng, nên trong quá trình xử lý các vụ gian lận thương mại còn có sự khập khiễng. Không thống nhất giữa các cơ quan chức năng, còn có sự xuề xoà trong khi thực hiện pháp quy hoặc có sự vận dụng tuỳ tiện trong xét xử ,vì ranh giới xử lý hành chính và xử lý hình sự trong các trường hợp đối với hàng hoá thông thường vẫn chưa được xác định( trừ ma tuý là ngoại lệ, thuốc lá ngoại, kim loại màu đã được thông tư liên ngành số 11 ngày 12/11/1990 của toà án nhân dân tối cao Bộ tư pháp, Bộ công an hướng dẫn ). Đối với việc sử phạt hành chính, pháp lệnh và nghị định chỉ dừng lại ở việc xác định các nhóm hành vi, nên khi áp dụng dễ tạo sơ hở hoặc tiêu cực trong qua trình thực hiện. Các khung xử phạt quá rộng khó định lượng, nhiểu quy định về mức xử phạt, không tương xứng với mức hành vi vi phạm. Ví dụ : Nghị định 232/HĐBT trước đây quy định phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với hành vi giả mạo giấy tở xuất nhập khẩu không khai báo hoặc không có giấy phép; phạt từ 500.000 đến 1 triệu đối với các hành vi cố ý khai sai loại hàng, phẩm cấp hàng, trị giá hàng và xuất sứ hàng hoặc dùng các thủ đoạn khác. Nghị định 16/CP ngày 20/3/1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan có tăng mức xử phạt từng hành vi, có hệ thống và phân định thành nhiều nhóm trong 9 Điều. Song thực tế thấy rằng các mức phạt vẫn còn quá nhẹ so với nhiều vụ gian lận thương mại có giá trị trốn thuế lớn có tính chất phức tạp , hậu quả nghiêm trọng. Lực lượng, chống buôn lậu và gian lận thương mại chưa đủ mạnh. Trên tất cả các tuyến, cửa khẩu : Biên giới, đất liền, trên biển, hàng không lực lượng ở đâu cũng hạn chế về cả quy mô lẫn chất lượng trang thiết bị phục vụ cho công tác này. Để đối phó với hàng trăm cửu vạn thì Hải quan ở các cửa khẩu biên giới trên đất liền chỉ có một tổ chuyên trách gồm 7 người, làm việc trong điều kiện thiếu thốn, không có điện, thiếu phương tiện liên lạc. Chính vì vậy mà không đủ sức chống trọi với các tổ chức buôn lậu lớn. Chống buôn lậu trên biển thì lại không có phương tiện chuyên dùng, nên nhiều khi gặp trường hợp dù đã phát hiện ra hành vi và đối tượng buôn lậu thì các cán bộ hải quan cũng không thẻ bắt được bọn chúng. Mặt khác trình độ nghiệp vụ của đội ngũ chống buôn lậu còn hạn chế chưa băt kịp với những hình thức tinh vi, phức tạp cả bon tội phạm. Một trong những nguyên do nữa đó là kinh phí dành cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại con hạn hẹp, ngoài số tiền trích thưởng( 30%) cho mỗi vụ phát hiện và bắt giữ chống buôn lậu và gian lận thương mại, các lực lượng chức năng không còn nguồn thu nào khác. Trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại còn tồn tại nhiều tiêu cực như : Việc xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, tiếp tay cho bọn gian lận chưa được nghiêm, chưa đủ tác dụng răn đe, có trường hợp còn được bỏ qua. Nhiều nơi chính quyền các xã, huyện vùng giáp biên còn buôn lỏng quản lý thị trường cho nên đã tạo ra khe hở cho bọn buôn lậu có đất dung thân. Thậm chí chính quyền còn làm ngơ trước các hiện tượng vi phạm như cả làng làm cửu vạn cho bọn buôn lậu và có nơi còn coi đó là một nghề mưu sinh. Một số cán bộ công chức do sự cám dỗ của đồng tiền đã thoái hoá biến chất tiếp tay cho bọn tội phạm gây ra những hậu quả to lớn đối với không chỉ nền kinh tế mà cả xã hội. Điển hình như vụ Tân Trường Sanh, Epco- Minh Phụng..., đây cũng là một vấn đề nhức nhối hiện nay mà đòi hỏi Nhà nước phải sớm giải quyết. Việc dán tem các mặt hàng nhập khẩu mặc dù cũng thu được một số kết quả tích cực nhưng nhìn chung vẫn chưa thật sự triệt để, còn thiếu tính liên tục, mang tính chất phong trào. Trong khi đó, người tiêu dùng không có ý thức về việc tiêu dùng những hàng buộc phải có tem, trái lại sẵn sàng mua những mặt hàng không dán tem với quan niệm “miễn là giá rẻ”. Bên cạnh đó, việc quản lý tem của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, hiện tượng quay vòng tem, ;àm giả tem vẫn diễn ra khá phổ biến làm giảm hiệu quả của việc dán tem. Sự phối hợp kém đồng bộ, không chặt chẽ, thiếu hiệu quả của các lực lượng tham gia chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng khó nắm bắt được tình hình một cách chắc chắn, từ đó mà khộng có được biện pháp hữu hiệu nhằm đánh trúng những tụ điểm, đường dây buôn lậu quy mô lớn. Một hạn chế nữa đó là công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại vẫn chưa được quan tâm đúng mức, bị xem nhẹ do chưa thấy hết được hậu quả nghiêm trọng của tệ nạn này. Vì thế trong các hội nghị bàn về chống buôn lậu và gian lận thương mại, ý kiến của các ngành các cấp chưa được thống nhất, chưa đặt vấn đề đấu tranh chống buôn lậu là nhiệm vụ quan trọng cấp bách. Ngoài ra thì chất lượng hàng nội địa còn thấp, chưa cạnh tranh được với hàng nhập ngoại nên tạo ra cho người tiêu dùng trong nước tâm lý muốn dùng hàng ngoại hơn. Đồng thời chất lượng hàng nội vẫn chưa được kiểm tra thấu đáo, còn để lọt ra thị trường nhiều loại hàng chất lượng kém, mặt khác hàng giả trong nước cũng lộng hành nên đã làm mất niềm tin của người tiêu dùng vào hàng hoá trong nước sản xuất, tạo chở ngại và khó khăn cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. CHƯƠNG III . MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM. Buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta trong những năm gần đây diễn biến rất phức tạp, đã trở thành “quốc nạn”, xâm hại đến kinh tế, đời sống xã hội, đến lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia. Vì vậy cần phải có những giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại một cách có kế hoạch, chiến lược và đồng bộ giữa các ngành hữu trách. Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương, biện pháp kiên quyết ngăn chặn , hạn chế , đẩy lùi nạn buôn lậu và gian lận thương mại, đồng thời các ngành, các lực lượng, các cấp chính quyền ở các địa phương nhất là các tuyến biên giới, cùng biền hải đảo càng phải có những biện pháp và hành động cụ thể trong cuộc chiến không khoan nhượng này. I- CÁC GIẢI PHÁP CẤP NHÀ NƯỚC. 1. Nhà nước cần phải hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống pháp luật. Đây là biện pháp hàng đầu trong tình hình hiện nay ở nước ta. Bởi vì hệ thống luật pháp, nhất là trong lĩnh vực quản lý thuế, còn nhiều sơ hở chậm được bổ sung sửa đổi. Hiệu quả và hiệu lực của các văn bản pháp quy còn thấp. Để chống buôn lậu và gian lận thương mại thu được kết quả cần phải có những điều luật cụ thể, chính sách nghiêm minh cho từng đối tượng hành vi vi phạm hoàn thiện các công cụ chính sách, luật pháp nhằm xoá bỏ những kẽ hở mà bọn tội phạm hay lợi dụng. Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay còn thiếu và không đầy đủ rõ ràng, nên trong việc thực hiện thiếu cơ sở pháp lý dẫn đến tuỳ tiện không thống nhất. Nhiều chế định, quy định được ban hành đã lâu, nay không còn phù hợp song vẫn chưa được thay thế, sửa đổi, bổ sung kịp thời. Trong các văn bản còn mâu thuẫn, gây khó khăn cho những cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành thực hiện. Luật pháp không đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh sẽ dẫn đến tình trạng thực hiện tuỳ tiện, chủ quản trong kiểm tra, giám sát và xử lý. Vì vậy Nhà nước cần phải tiến hành rà soát văn bản pháp quy đã ban hành để bổ sung sửa đổi hoặc thay thế. Tích cực triển khai và thực hiện các biện pháp khắc phục gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT. Hoàn thiện chính sách vĩ mô như chính sách thuế, quản lý xuất nhập khẩu... Nên tập trung nghiên cứu, xây dựng một chính sách thuế hợp lý, dễ hiểu, không qua cao, khuyến khich được nhà sản xuất kinh doanh tự giác trong qua trình nộp thuế. Đồng thời thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 31/TTg ngày 27/10/1999 về đấu tranh sản xuất và buôn bán hàng lậuvà các văn bản có liên quan về phòng chống tệ nạ gian lận thuê...Chính phủ cần có biện pháp chế tài để nâng cao để nâng cao hiệu lực bảo hộ của nhà nước đối với các loại hình sở hữu công nghiệp đã đăng ký. Mặt khác Nhà nước cần điều chỉnh chính sách thuế, thưởng hợp lý, tăng cường quản lý Nhà nước. Đi đôi với việc ra các văn bản quy phạm pháp luật chức năng thì Nhà nước cũng cần phải ban hành những văn bản đi kèm nhằm hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các văn bản trên giúp cho quá trình thực hiện đạt hiệu quả. 2. Xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của từng tổ chức: Trong những biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại Nhà nước cần làm rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp, quy định rõ trách nhiệm về vật chất của tổ chức giám định, hạn chế tối đa sự trùng lặp trong quá trình xử lý vụ việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ thuộc các ngành hữu quan, cụ thể : Hàng qua cửa khẩu thì trách nhiệm chính thuộc về Tổng cục Hải quan. Hàng kinh doanh trên thị trường nội địa trách nhiệm chính thuộc về Cục quản lý thị trường (ngành thương mại). Các trạm biên phòng làm nhiệm vụ an ninh cửa khẩu, bảo vệ đường biên công tác phòng chống buôn lậu và có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm chống thất thu, giám sát hàng hoá trốn lậu thuế, kiểm tra các hoá đơn chứng từ theo quy định của ngành. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn, tổ chức phối hợp với tất cả các cơ quan làm nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại, kiến nghị với các cơ quan chuyên trách về những vấn đề vướng mắc phát sinh. Quy định rõ ràng trách nhiệm chính sách để dễ dàng thi hành nhiệm vụ, nhưng đồng thời trong công tác phòng chống cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động mang lại kết quả cao nhất. UBND tỉnh, thành phố cần trực tiếp chỉ đạo các ngành có liên quan trong địa phương phối hợp cung nhau thực hiện. 3. Gắn việc chống buôn lậu và gian lận thương mại với công cuộc cải cách hành chính. Đây là một yêu cầu đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại phải gắn với việc thực hiện Nghị quyết 38/CP của chính phủ về cải cách nền hành chính Nhà nước. Đối với Hải quan cần nghiên cứu để xây dựng các giải pháp tối ưu nhằm mục tiêu bảo đảm sự quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu được chặt chẽ, chống được buôn lậu, gian lận thương mại có hiệu quả, thu đúng, thu đủ thuế xuất nhập khẩu đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước, nhưng vẫn tạo được thuận lợi cho thương mại lành mạnh phát triển, khuyến khích được xuất nhập khẩu, bảo hộ được sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, hội nhập thương mại trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở cải cách hành chính sâu rộng, giảm các thủ tục rườm rà, gây phiền hà ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tiếp tục đổi mới các quy trình nghiệp vụ, rà soát các văn bản, các quy định và hệ thống lại theo hướng đơn giản, hài hoà thống nhất. Kiên quyết loại bỏ các quy định không rõ ràng, không có tính khả thi, gây ách tăc, phiền hà, tiêu cực tạo điều kiện cho bọn gian thương lợi dụng. 4. Biện pháp về kỹ thuật nghiệp vụ Tăng cường lực lượng, nầng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho các lực lượng tham gia chống buôn lậu và gian lận thương mại, tạo điều kiện cho họ kiểm tra, kiểm soát nhanh chóng và đối phó kịp thời với những hành vi trong buôn bán hàng lậu và gian lận thương mại. Về lâu dài, cần tăng cường các biện pháp kiểm tra số lượngvà chất lượng hàng hoá ở các khâu giao nhận tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các đầu mối xuất nhập khẩu. Xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh cả về chất và lượng. Buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, phức tạp đòi hỏi cán bộ ngành chức năng phải có sự hiểu biết toàn diện. Tổ chức lực lượng tại các địa bàn, các bộ phận nghiệp vụ phải thật hơp lý, khoa học, hiệu quả các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, đồng thời vừa phải góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hoà nhập với kinh tế khu vực và trên thế giới. Nâng sao trình độ văn hoá chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ hải quan, biên phòng, cảnh sát kinh tế... Từng bước tiêu chuẩn hoá các chức danh nghề nghiệp, nghiệp vụ, số công chức chưa đước đào tạo hoặc đã được đào tạo nhưng trái ngành phải được đào tạo lại theo yêu cầu của công tác mới. Riêng đối với lực lượng chống buôn lậu cần mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động, đặc biệt là ở các vùng biến giới hải đảo, đánh sâu vào nội địa, xây dựng phương án trọng điểm trên từng tuyến biên giới. 5. Hợp tác quốc tế với các cơ quan Hải quan của các nước trong việc đấu tranh chống gian lận thương mại. Tăng cường hợp tác nhằm trao đổi thông tin, lựa chọn mục tiêu, lập hồ sơ quản lý, đánh giá rủi ro thông qua đó có thể phát hiện các trường hợp có nguy cơ gian lận thương mại cao, phối hợp với các nước trong khu việc kiểm soát Hải quan, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các nước phát triển trong việc đào tạo cho cán bộ hải quan về các kỹ năng và phương pháp đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. 6. Dán tem hàng hoá phải thực sự hiều quả. Dán tem tuy đã coi là biện pháp cần thiết để quản lý hàng nhập khẩu, song thực tế đã cho thấy không phải bất cứ một mặt hàng nào nhập khẩu cũng có thể áp dụng biện pháp này. Muốn áp dụng hiệu quả phải xem xét thật cụ thể tính chất, đặc điểm của hàng hoá và bao bi sử dụng hàng hoá đó. 7. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước. Nhà nước cần có chính sách để đẩy mạnh sản xuất trong nước,để hàng hoá Việt Nam tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường góp phần ngăn chặn hàng lậu. Muốn vậy đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách phù hợp với cơ chế mới, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động kinh doanh. 8. Cải cách chính sách lương thưởng. Nhà nước cần có cơ chế chính sách lương thưởng thoả đáng đối với cán bộ công chức làm nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại. Vì hiện nay chính sách tiền lương của chúng ta còn bất hợp lý, nó chính là vật cản cho sự phát triển kinh tế, làm tăng sự phân hoá bất bình đẳng trong tầng lớp nhân dân. 9. Phải có những chính sách phát triển kinh tế vùng biên: Nhà nước tạo điều kiện và xây dựng cho nhân dân vùng biên trở thành lực lượng tích cực, nòng cốt trong công tác chống buôn lậu. Tình trạng hiện nay là bon buôn lậu đang lợi dụng nhưng một bộ phận quần chúng nhân dân hiểu biết thấp tiếp tay cho bon chúng, trở thành cửu vạn chuyên vận chuyển hàng lậu qua biên giới. Nguyên nhân chủ yếu để bọn buôn lậu lợi dụng là đời sống của nhân dân các vùng biên giới vẫn còn nghèo, lạc hậu, nên dễ bị đông tiền làm mở mắt. giải pháp đưa ra là phải cải thiện được công ăn việc làm cho người dân, đồng thời tuyên truyền sâu rộng các quy định của Nhà nước về chống buôn lậu giúp cho người dân hiểu được tác hại của những hành động trước kia. 10. Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức giác ngộ của cán bộ và nhân dân về việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tuyên truyền giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, nâng cao ý thức giác ngộ của cán bộ tham gia công tác chông buôn lậu và gian lận thương mại. Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã từng bước đổi mới hệ thống pháp luật với tư duy pháp lý mới. Cơ sở pháp lý mới của quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đã bắt đầu hình thành. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao giác ngộ pháp luật nhằ hình thành một cơ chế kiểm tra việc tuân theo những cơ sở pháp lý mới này. Căn cứ vào đương lối đổi mới của đảng và Nhà nước ta, xuất phát từ đặc điểm công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta thời gian qua và trạng thái ý thức pháp luật của cán bộ nhân dân lao động chúng ta phải đưa ra được một hệ thống giáo dục nâng cao trình độ cho toàn thể nhân dân, giúp cho họ hiểu được và thực hiện được những hệ thông văn bản pháp luật mới, như thế thì công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại của chúng ta mới đạt hiêu quả cao. 11. Phải xử lý nhanh, nghiêm minh và thích đáng những kẻ buôn lậu và gian lận thương mại cùng BỌN TIẾP TAY cho bọn chúng. Đây là biện pháp nhăm đảm bảo áp lực của luật và có tính chất răn đe bon tội phạm. Trong thời gian qua, chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến việc đấu tranh kiên quyết và kịp thời đối với những hành vi buôn lậu và gian lận thương mại. Một số cá nhân, đơn vị có những hành động vi phạm được phát hiện nhưng không bị xử lý kịp thời hoặc có khi chỉ bị xử lý qua loa, không đúng mức. Ngoài ra một thực tế đáng lo ngại là vẫn còn những cán bộ trong lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại do tha hoá về đạo đức, tư tưởng không vững vàng đã bị mua chuộc tiếp tay cho kẻ xấu. Điển hình là hai vụ án EPCO Minh Phụng và Tân Trường Sanh gây hậu quả rất lớn cho nền kinh tế - xã hội mà trong đó có liên quan đến cán bộ hải quan những người trực tiếp tham gia váo công tác chống buôn lậu, nó tạo ra làn sóng bất bình trong nhân dân, giảm lòng tin của nhân dân vào những người bảo vệ và thực thi pháp luật. 12. Các ngành các cấp phải thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình chống buôn lậu và gian lận thương mại. Vì hàng lậu trên thị trường hiện nay xuất phát từ rất nhiều nguồn khác nhau tuân vào với đủ chủng loại và mẫu mã. Hàng lậu lan tràn dẫn đến cung vượt quá cầu, làm cho các ngành sản xuất trong nước không phát triển được, gây mất ổn định trong nền kinh tế. Để khắc phục điều này thì các ngành chức năng cần kiêm tra, kiểm soát thị trường thường xuyên thì mới có khả năng hạn chế được nạn buôn lậu và gian lận thương mại. Theo ý kiến của Văn phòng chính phủ nêu nhận định và hướng chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Khoan trong qua trình thực hiện công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại năm 2005 ra ngày 7/6/2005 như sau: Ban chỉ đạo cần phân tích tình hình thực tế theo địa bàn và mặt hàng thường xảy ra buôn lậu và gian lận thương mại để chỉ đạo các lượng chức năng có chương trình, kế hoạch hoạt động chung cũng như từng thời kỳ nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát những khu vực, những mặt hàng trọng tâm, trọng điểm, nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, cần quan tâm công tác giáo dục, quản lý cán bộ, chiến sỹ, giảm thiểu những hiện tượng tiêu cực trong nội bộ, xử lý kỷ lụât nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm, làm trong sạch đội ngũ, công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Ban chỉ đạo cần tập trung nghiên cứu để ban hành quy chế phối hợp giữa các lực lượng, bảo đảm nâng cao sức mạnhtổng hợp của các lực lượng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, tránh phân tán, cục bộ, cùng Bộ công an nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo vừa qua giữa các lực lượng chức năng nhằm tăng cường phát hiện, xử lý các ổ nhóm, tụ điểm buôn lậu để có biện pháp hiệu quả chỉ đạo lực lượng công an tập trung đánh trúng bọn đầu sỏ, đường dây buôn lậu lớn, xử lý nghiêm trước pháp luật. Ban chỉ đạo 127 Trung ương và ban chỉ đạo 127 địa phương phân công một bộ phận chuyên nghiên cứu, thống kê, đánh giá tình hình về cung cầu, về biến động thị trường hàng hoá, về cơ chế, chính sách...để đề xuất biện pháp xử lý, lấy phòng ngừa là chính, đặc biệt chú ý những biện pháp, cơ chế, chính sách về kinh tế. Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thu hút đầu tư vào Việt Nam và việc Việt Nam chuẩn bị ra nhập tổ chức WTO. Ngoài ra, Phó thủ tướng cũng lưu ý, tập trung chỉ đạo các lượng chức năng, phối hợp với doanh nghiệp, hiệp hội, các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về sở hữu trí tuệ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, từng bước ngăn chặn có hiệu quả hành vi sản xuất, buôn bán hàng lậu, vi phạm kiểu dáng. nhãn hiệu hàng hoá, bản quyền, coi đây là công tác trọng tâm, thường xuyên của lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường. II- CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANG NGHIỆP. Một mặt cần phải làm cho các doanh nghiệp nhận thức được rằng sản xuất, kinh doanh theo đúng nguyên tắc của thị trường là biện pháp cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển măt khác phải nâng cao trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc ngăn ngừa và chống hàng lậu. Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước phải chủ động trong việc phòng chống hàng lậu, hàng giả đối với những hàng do mình sản xuất, kinh doanh bằng những biện pháp kinh tế kỹ thuật, kịp thời xây dựng và đăng ký các nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Tích cực tham gia phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc phát hiện, khám phá các đường dây buôn lậu lớn liên quan đến các sản phẩm của mình. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là lợi ích của các doanh nghiệp, cụ thể: 1. Hàng Việt Nam cần phải tăng tính cạnh tranh. Hiện nay, ngoài những tác động của hàng lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại các nhà sản xuất trong nước hầu như chưa chịu nhìn thẳng vào sự thật đó là hàng hoá của mình sản xuất ra không cạnh tranh được với hàng hoá ngoại nhập và hàng hoá nhập lậu giá rẻ tràn lan trên thị trường. Như vậy các doanh nghiệp trong nước phải có những giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm mình, muốn làm được nhiệm vụ này thì doanh nghiệp phải cải tiến nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm. Song trên thực tế việc cạnh tranh về giá cả đối với hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại là chuyện không tưởng, vì những lý do sau: Thứ nhất, hàng hàng lậu và hàng gian lận thương mại do trốn thuế được nên giá thành sẽ rẻ hớn so với hàng sản xuất trong nước phải chịu thuế. Đây là lý do chính. Thứ hai, hàng gian lận thường có chất lượng kém vì nguyên liệu đầu vào của nó không được đảm bảo và như thế chi phí đầu vào thấp nên giá thành sẽ rẻ. Như vậy chỉ còn cách vừa phải chống hàng lậu vừa phải cạnh tranh về mặt chất lượng với nó. Thực tế đã cho thấy người tiêu dùng chọn chất lượng làm ưu tiên hàng đầu. để nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng thì doanh nghiệp cần tích cực đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng hàng hoá. Xu thế hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam đang làm đó là tham gia áp dụng hệ thống quản lý chất ISO. Đây là một công cụ đắc lực cho hàng Việt Nam nâng cao sức mạnh cạnh tranh cả trong nước và trên thế giới. 2. Các doanh nghiệp cần tham gia góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh là tập hợp các điều kiện, các yếu tố tác động để hoạt động kinh doanh trôi chảy. Một doanh nghiệp không thể đứng vững lâu dài trong một môi trường kinh doanh không ổn định, không thuận lợi, hơn nữa hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đã được xem xét đánh giá dưới nhãn quan hay thị hiếu của người tiêu dùng, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh hay uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải góp phần tích cực vào việc hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi mà trong đó là việc tích cực tham giá chống buôn lậu và gian lận thương mại. III- CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NGƯỜI TIÊU DÙNG. Thực tế không ai gắn bó trực tiếp với hàng hoá hơn người tiêu dùng, cũng không ai quan tâm sâu sắc, cụ thể với hàng hoá thật giả hơn người tiêu dùng. Trong điều kiện lực lượng các cơ quan có chức năng chống hàng lậu vừa thiếu lại vừa yếu thì việc tham gia tích cực của người tiêu dùng sẽ giải quyết được mâu thuẫn này, lúc này lực lượng người kiểm tra, kiểm soát sẽ có mặt ở khắp nơi, bất cứ chỗ nào có. Cần nâng cao hiệu quả và hiệu lực của việc triển khai pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như các văn bản pháp quy liên quan. Mặt khác người tiêu dùng cũng cần phải thấy được nghĩa vụ, quyền lợi, và tác hại về nhiều mặt của nạn buôn lậu và gian lận thương mại đối với lợi ích chung của đất nước, qua đó nâng cao ý thức tự giác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Ngoài ra việc hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình chống buôn lậu và gian lận thương mại, nắm vững mục tiêu, công cụ biện pháp thực hiện. Không tiếp tay cho bọn buôn lậu và gian lận thương mại như vận chuyển, mua bán hàng lậu, biết có hành vi gian lận mà không thông báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết kịp thời. Tất cả những hành động đó cũng vì mục đích hướng tới một Nhà nước bình đẳng giàu mạnh, đây là nhiệm vụ không chỉ của một cá nhân, một tổ chức đơn lẻ nào, mà nó là trách nhiệm của toàn xã hội. KẾT LUẬN Đất nước ta, trong điều kiện hiện nay đang ra sức tập trung thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước từng bước đưa nước ta vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại có ý nghĩa quan trọng và có ý nghĩa thiết thực. Thông qua công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả, chúng ta góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế, bảo vệ tốt lợi ích và chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chống buôn lậu và gian lận thương mại, thất thu thuế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách đồng thời tăng tích luỹ vốn phục vụ cho nhiệm vụ phát triển đất nước, đảm bảo cho những chiến lược của nhà nước được tiên hành theo đúng kế hoạch. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát huy nội lực làm ra được nhiều sản phẩm, cạnh tranh trong môi trường lành mạnh, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động góp phần nầng cao đời sống nhân dân. Mặt khác tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh chân chính trong và ngoài nước tham gia tích cực vào hoạt động thương mại quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Thực tế hiện nay công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn vì hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại ngày tinh vi, phức tạp, bên cạnh đó những hạn chế còn tồn tại như hệ thống luật lệ của nước ta còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ, lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại còn hạn chế về nhiều mặt như số lượng, chất lượng và phương tiện kỹ thuật. Nhận thức của nhân dân về tác hại của nạn buôn lậu và gian lận thương mại còn hạn chế, còn có hiện tượng tiêu cực trong lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại . Chính vì những vấn đề còn tôn tại trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại còn rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ, ủng hộ hơn nữa của các ngành các cấp, chính quyền, các doanh nghiệp và đăc biệt là toàn xã hội. Chúng ta cần lên án mạnh mẽ để đẩy lùi nạn buôn lậu và gian lận thương mại đang ngày càng diễn ra phức tạp khó lường. Mỗi hoạt động trực tiếp hay gián tiếp tiếp tay cho bọn buôn lậu và gian lận thương mại là đi ngược lại với lợi ích quốc gia và sự phát triển của đất nước. Để công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt hiệu quả thì Nhà nước các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân (người tiêu dùng) cần phải phối hợp cùng nhau tìm ra biện pháp và công cụ phù hợp đồng bộ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam (năm 1985) Luật thương mại Việt Nam. Tử điển Việt Nam. Giáo trình kinh tế thương mại - Trường ĐHKTQD Hà Nội. Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ số 853/1997/CT- TTg ngày 11/10/1997. Báo Pháp luật( Tháng 4/1999) , báo Văn hoá (số 24 tháng 12/1999), báo An ninh kinh tế ra ngày 29/9/2005. ý kiến chỉ đạo của phó thủ Tướng Vũ Khoan : “Phải tìm ra quy luật hoạt động của buôn lậu”( 6/2/2004) .Vietnamnet. Thời báo kinh tế các số: 7, 23, 46 ra năm 1998 ; 22, 28, 68 ra năm 1999. Các Tạp chí: + Thông tin và lí luận số 5 ra năm 1999. + Kinh tế và phát triển số 31 ra năm 1999. + Thị trường giá cả số 2 năm 1999. + Thương mại các số : 20, 24 ra năm 1998; 7, 18, 20 ra năm 1999;1, 2, 3 ra năm 2000. + thông tin và tài chính số 18 năm 1999 + Kinh tế và dự báo số 2 năm 2000. Bài viết của PGS.TS Đặng Đình Đào Trường ĐHKTQD Hà Nội bàn về: “Biện pháp chống hàng giả và gian lận thương mại ở nước ta” MỤC LỤC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0672.doc
Tài liệu liên quan