Tiền chính là nhựa sống của một công ty. Nếu dòng tiền bị ảnh hưởng thì khả năng duy trì hoạt động, tái đầu tư và đáp ứng các yêu cầu về vốn cũng bị đẩy vào tình trạng xấu. Nắm rõ được tình hình nguồn tiền của công ty là điều tối quan trọng để tiến hành ra quyết định. Trong đó đánh giá tình hình nguồn tiền của doanh nghiệp dựa trên việc quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp đó là một trong các biện pháp tốt.
Hiện tại các doanh nghiệp của chúng ta đang tìm mọi phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, để tận dụng tối đa vốn đầu tư, không để cho dòng tiền bị ứ đọng, gây ra lãng phí.
Chúng ta hãy xét một ví dụ đơn giản: một công ty sản xuất nước sốt cho món mì spaghett sử dụng $100 để mua cà chua, hành, tỏi, hạt tiêu., nhập kho. Một tuần sau, công ty đã chế biến các thành phần này thành nước sốt và xuất kho. Tuần sau đó công ty kiểm tra xem hàng đã tới tay khách hay chưa. Như vậy lượng tiền trị giá $100 đã bị đọng trong vòng hai tuần chính là vốn lưu động của công ty. Nếu công ty thu hồi tiền từ khách hàng càng nhanh thì càng sớm tiến hành quay vòng sản xuất, mua các nguyên liệu mới để tiếp tục sản xuất. Nếu nguyên liệu mua về tồn trong kho cả tháng thì công ty sẽ bị đọng vốn trong thời gian đó và không thể sử dụng lượng tiền này để thanh toán các hóa đơn và các hoạt động đầu tư khác. Vốn lưu động cũng sẽ bị đặt trong tình trạng xấu nếu khách hàng không thanh toán đúng hạn hoặc nhà cung cấp đòi tiền gấp.
39 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều lệ: đó là số vốn lưu động được hình thành từng nguồn vốn điều lệ ban đầu khi doanh nghiệp mới thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn lưu động mà doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: là số vốn lưu động hình thành từ góp liên doanh của các bên tham gia liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật.
- Nguồn vốn đi vay: là nguồn vốn lưu động được hình thành thông qua việc đi vay ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu hoặc vay các tổ chức kinh tế khác.
1.2.2 Căn cứ theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất:
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiêp có thể chia thành 3 loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: gía trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm: các khoản giá trị sản xuất sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển…
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn ( đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…), các khoản kí quỹ kí cược ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán ( các khoản phải thu, khoản tạm ứng…).
Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn trong các khâu của quá trình sản xuất. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp phân bổ đầu tư hợp lí và có biên pháp quản lí phù hợp đối với từng loại vốn.
Căn cứ vào hình thái biểu hiện thì vốn lưu động được chia làm
-Vốn vật tư hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…
-Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn.
Cách phân loại này giúp ta phân biệt đươc các loại vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất. Từ đó hình thành cơ cấu vốn lưu động hợp lí đối với từng doanh nghiệp
Căn cứ vào quan hệ sở hữu về vốn
Theo cách phân loại này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại:
- Vốn chủ sở hữu: là vốn lưu đông thuộc quyền sở hửu của doanh nghiệp, doanh nghiêp có đầy đủ các quyền chiếm hửu, chi phối và định đoạt khoản vốn đó. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn do chủ sở hữu doanh nghịêp bỏ ra, vốn góp cổ phần…
- Các khoản nợ: là khoản vốn lưu động hình thành từ vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác,hoặc việc phát hành trái phiếu, các khoản nợ ngân hàng chưa thanh toán.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn cuả bản thân doanh nghiệp hoặc từ các khoản nợ. Từ đó, doanh nghiệp có các biện pháp huy động và quản lý vốn lưu động phù hợp hơn.
Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng
Khái niệm kết cấu vốn lưu động.
Từ các cách phân loại trên có thể xác định được kết cấu vốn lưu động theo những tiêu thức khác nhau. Kết cấu vốn lưu động phản ánh thành phần và mối quan hệ tỉ lệ giữa các thành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp khác nhau kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động có thể chia thành 3 nhóm chính:
- Nhóm các nhân tố về mặt dự trữ vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp tới nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kì hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp.
- Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kĩ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kì sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất.
- Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán mà doanh nghiệp lựa chọn; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỉ luật thanh toán…
2. Hiệu quả sử dụng vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
2.1 Quan điểm hiệu quả sử dụng vốn - Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích và tăng giá trị tài sản chủ sở hữu.
- Hiệu quả sử dụng vốn cũng cần được xem xét ở hai mặt đó là:
+ Hiệu quả về mặt xã hội
+ Hiệu quả về mặt kinh tế
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì họ quan tâm đến hiệu quả kinh tế hơn, tuy nhiên hiệu quả xã hội cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả kinh tế hơn vì điều này nó liên quan đến khả năng tồn tại hay là phá sản của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế cũng là thước đo để xác định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, là cơ sở để xếp hạng tín nhiệm.
Vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có cơ cấu vốn thiên về vốn vay. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế là một trong những chỉ tiêu được các nhà đầu tư xem xét để quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp này hay không.
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
2.2.1 Vòng quay hàng dự trữ
Vòng quay hàng dự trữ, tồn kho
=
Tổng số ngày
Tồn kho bình quân trong kì
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định, qua chỉ tiêu này giúp nhà quản trị tài chính xác định được mức dữ trữ vật tư, hàng hoá hợp lý trong kỳ sản xuất kinh doanh.
2.2.2 Kì thu tiền bình quân
Kì thu tiền bình quân
=
Giá vốn hàng bán
Vòng quay các khoản phải thu trong kì
Vòng quay các khoản phải thu trong kì
=
Doanh thu bán hàng trong kì
Các khoản phải thu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu; chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
2.2.3 Vòng quay tài sản lưu động
Vòng quay TSLĐ trong kì
=
Doanh thu thuần
Tổng TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần.
2.2.4 Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay VLĐ
=
Doanh thu thuần
Tổng TSLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay của một tài sản lưu động trong kỳ, vốn lưu động quay càng nhiều vòng thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
2.2.5 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong kì
Hiệu quả sử dụng TSLĐ
=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng TSLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn lưu động. Nó cho biết mỗi đơn vị TSLĐ có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
2.2.6 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Mức đảm nhiệm TSLĐ
=
TSLĐ sử dụng bình quân trong kì
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu, doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu % đơn vị TSLĐ. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao
2.2.7 Kì luân chuyển vốn lưu động
Kỳ luân chuyển vốn lưu động: phản ánh số ngày để thực hiên 1 vòng quay vốn lưu động. Kỳ luân chuyển càng nhỏ thì trình độ sử dung vốn lưu động càng cao và ngược lại. Công thức xác định như sau:
Kì luân chuyển VLĐ
=
360
Số vòng quay VLĐ
2.3 Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp sản xuất
Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền mặt doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động thường xuyên, hay nói một cách cụ thể hơn đó là lượng tiền cần thiết để tài trợ cho hoạt động chuyển hóa nguyên liệu thô thành thành phẩm bán ra thị trường.Đặc biệt đó là doanh nghiệp sản xuất. Vốn lưu động của doanh nghiệp được tạo lập từ nhiều nguồn khác nhau và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Những thành tố quan trọng của vốn lưu động đó là lượng hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả. Các nhà phân tích thường xem xét các khoản mục này để đánh giá hiệu quả và tiềm lực tài chính của một công ty. Vì vậy, để quản lí sử dụng vốn lưu động hợp lí và hiệu quả các doanh nghiệp sản xuất cần phải:
2.3.1 Quản lý vốn bằng tiền
Tiền mặt tại quỹ là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu vốn dự trữ tiền mặt hay tiền mặt tương đương (các chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng) ở một mức nhất định theo quy mô và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ tiền trong các doanh nghiệp thông thường là để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như: mua sắm hàng hoá, vât liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Chính vì vậy doanh nghiệp cần:
-Xác định mức vốn bằng tiền hợp lý nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.
-Quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi bằng tiền để tránh việc thất thoát vốn.
2.3.2 Quản lý các khoản phải thu:
Trong cơ chế thị trường hiện nay để bán được hàng hoá các doanh nghiệp thường chấp nhận cho khách hàng nợ lại. Việc quyết định cho khách hàng chiếm dụng vốn, doanh nghiệp có thể xem xét từ các khía cạnh: mức độ uy tín, khả năng thanh toán của khách hàng, tình trạng tài chính tổng quát của doanh nghiệp... Nói chung đối với mỗi chính sách bán chịu doanh nghiệp cần đánh giá kỹ theo các thông số chủ yếu sau:
+ Số lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ dự kiến tiêu thụ được.
+ Giá bán sản phẩm, hàng hoá dịch vụ.
+ Các khoản chi phí phát sinh thêm do việc tăng các khoản nợ.
+ Các khoản chiết khấu chấp nhận
+ Thời gian thu hồi nợ bình quân đối với các khoản nợ.
Để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ phải thu, hạn chế việc phát sinh các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, doanh nghiệp cần coi trọng các biện pháp sau:
Các doanh nghiệp khi ứng tiền trước hoặc bán chịu cho khách hàng phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa các bên và tuân theo các quy định trong bộ luật dân sự.Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng. Nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì được thu lãi thuế tương ứng như lãi suất quá hạn của ngân hàng.
Các khoản công nợ phát sinh phải có chứng từ hợp lệ. Doanh nghiệp phải thường xuyên đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để thu hồi các khoản nợ đến hạn phải thu.
2. 3.3 Quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho dự trữ đối với doanh nghiệp sản xuất là NVL, SPDD,TP. Mỗi loại dự trữ có đặc điểm riêng.Do đó cần có biện pháp quản lý thích hợp đối với từng loại dự trữ.
Để quản lý tốt loại vốn này cần phối hợp nhiều biện pháp từ khâu mua sắm, vận chuyển và dự trữ ở kho.
Xác định đúng đắn lượng hàng tồn kho cần thiết theo phương pháp trực tiếp:
_ Xác định mức dự trữ cần thiết về NVL chính:
Dự trữ cần thiết NVL chính trong kì
=
Số ngày dự trữ về NVL chính
x
Mức tiêu dùng bq 1 ngày về chi phí NVL năm kế hoạch.
Số ngày dự trữ cần thiết về NVL chính là số ngày kể từ lúc doanh nghiệp bỏ tiền ra mua cho đến khi đưa NVL vào sản xuất. Hoặc là số ngày cách nhau giữa 2 lần nhập kho NVL và số ngày dự trữ bảo hiểm.
Mức tiêu dùng về chi phí NVL chính bình quân 1 ngày năm kế hoạch được xác định bằng cách lấy tổng chi phí NVL chính trong năm kế hoạch chia cho số ngày trong năm (360 ngày).
_Xác định dự trữ về sản phẩm dở dang:
Số ngày dự trữ sản phẩm DD
=
CP SX bỡnh quõn 1 ngày trong kỡ
x
Chu kỡ SX sản phẩm
x
Hệ số SP chế tạo
CP SX bỡnh quõn 1 ngày
=
Tổng CP SX trong kỳ (S giá thành SP)
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian kể từ khi đưa NVL vào sản xuất cho đến khi SP được sản xuất xong và hoàn thành các thủ tục nhập kho.
Hệ số sản phẩm đang chế tạo là tỷ lệ phần trăm giữa giá thành bình quân SP đang chế tạo và giá thành sản xuất SP.
_ Xác định dự trữ thành phẩm cần thiết:
Số dự trữ cần thiết về TP trong kì
=
Giá thành SX của sp hh bình quân 1 ngày kì SX
X
Số ngày dự trữ về TP
Giá thành SX của sp hh bình quân 1 ngày kì KH
=
S giá thành sản xuất SP hh cả năm
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Ngoài cách xác định dự trữ HTK nêu trên, ta còn có thể xác định theo phương pháp gián tiếp, xác định theo đơn đặt hàng. Đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, có thể xác định theo kinh nghiệm hoặc theo mức trung bình của ngành, hoặc tính theo tỷ lệ trên doanh thu.
Xác định và lựa chọn người cung ứng thích hợp.
Doanh nghiệp cần cân nhắc các nguồn cung ứng và người cung ứng. Mục tiêu cần đạt được trong việc lựa chọn là giá cả thấp, những điều khoản thương lượng thuận lợi (thời gian và địa điểm giao hàng, điều kiện được hưởng tín dụng thương mại).
Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư hàng hoá. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm NVL hoặc hàng hoá có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường. Đây là một biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn cho doanh nghiệp.
Lựa chọn các phương tiện vận chuyển thích hợp, giảm bớt chi phí vận chuyển, bốc dỡ.
Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản NVL hoặc hàng hoá, áp dụng thưởng phạt vật chất để tránh tình trạng bị mất mát hao hụt quá mức vật tư hàng hoá.
Thường xuyên kiểm tra nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạng vật tư hàng hoá bị ứ đọng, có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó để thu hồi vốn.
Tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Theo thông tư số 64TC/TCDN, doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng tồn kho thực tế của từng loại vật tư, hàng hoá để xác định mức dự phòng theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá Lượng vật tư tồn Giá hạch toán Giá thực tế trên
Vật tư, HH cho năm kế = kho giảm giá tại ´ trên sổ kế - thị trường tại
hoạch, năm BC tại thời điểm 31/12 toán thời điểm 31/12
Giá thực tế trên thị trường của các loại vật tư hàng hoá tồn kho bị giảm giá tại thời điểm 31/12 là giá có thể mua hoặc bán trên thi trường.
Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư, hàng hoá bị giảm giá và tổng hợp vào bảng kê chi tiết khoản dự phòng giảm giá HTK của doanh nghiệp. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.3.4 Quản lý hàng tồn kho
Chi phí trả trước là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành SP của nhiều chu kỳ kinh doanh như: Chi phí SCL TSCĐ, chi phí cải tiến kỹ thuật... doanh nghiệp nên xây dựng một định mức về chi phí trả trước, muốn vậy phải lập kế hoạch SCL TSCĐ.
Nhu cầu vốn về chi phí trả trước có thể xác định theo công thức sau:
Nhu cầu vốn về chi phí trả trước trong kì
=
Số chi phí trả trước đầu kì
+
Số chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong kì
-
Số chi phí trả trước dự kiến phân bổ vào giá thành SP
2.3.5 cách xác định nhu cầu VLĐ:
Theo phương pháp trực tiếp:
Nhu cầu VLĐ
=
Dự trữ hàng tồn kho
+
Các khoản phải thu của KH
-
Các khoản phải trả
Trong đó:
*) Xác định dự trữ HTK (đã trình bày ở phần trên)
*) Xác định các khoản nợ phải thu của khách hàng:
Nợ phải thu KH trong kì
=
Tgian trung bình cho KH trả nợ
x
Doanh thu tiêu thụ bình quân 1 ngày.
*) Xác định khoản nợ phải trả:
Nợ phải trả nhà cung cấp
=
Kì trả tìên trung bình
x
Giá trị NVL hoặc hh mua vào bình quân 1 ngày trong kì.
- Theo phương pháp gián tiếp:
Nhu cầu VLĐ
=
Tỷ lệ nhu cầu VLĐ
x
DTT
DTT
Tỷ lệ nhu cầu VLĐ/ DTT
=
Mức dự trữ HTK bq
+
Các khoản phải trả bq
-
Các khoản phải thu bq
DTT
DTT
DTT
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp sản xuất
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng là cơ sở tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ rất phức tạp và đa dạng nhưng chung quy lại người ta phân thành hai loại:
2.1. Nhóm nhân tố có thể lượng hoá được
2.1.1 Doanh thu trong kỳ:
Cùng một lượng VLĐ, nếu như doanh thu trong kỳ càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ là tốt và ngược lại. Từ đó có thể thấy rằng việc tăng doanh thu hay tăng mức lưu chuyển hàng hoá là mục tiêu phân đấu của mọi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc tăng mức lưu chuyển hàng hoá có thể kéo theo chi phí kinh doanh tăng. Nhưng nếu tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí thì vẫn đảm bảo có lãi tức là việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả.
2.1.2 Chi phí kinh doanh:
Có thể hiểu chi phí kinh doanh là đảm bảo tốt nhất quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở sử dụng hợp lý tiết kiệm mọi nguồn vật tư, tiền vốn, sức lao động của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận tối đa trong khuôn khổ pháp luật, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
Để quản lý tốt chi phí kinh doanh, các doanh nghiệp lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch tài chính là hình thức hoá tiền tệ tính toán các chỉ tiêu về chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế hoặch, cùng các biện pháp phấn đấu thực hiện kế hoạch đó, kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh là những mục tiêu phấn đấu của đơn vị, đồng thời cũng là căn cứ để đơn vị cải tiến công tác quản lý kinh doanh, thực hiện chế độ tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm hàng hoá, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp trong kỳ.
Nếu tổng số vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ là một số cố định. Khi tổng chi phí thực tế đã chi trong kỳ tăng (giảm) sẽ trực tiếp làm cho hệ số sinh lời của VLĐ trong kỳ đó giảm (tăng) tức là hiệu quả sử dụng VLĐ giảm (tăng).
2.1.3 Lượng tiền mặt tồn quỹ
Đây là bộ phận VLĐ giúp doanh nghiệp thanh toán với khách hàng, tận dụng thời cơ trong kinh doanh, giao dịch với ngân hàng và tổ chức tín dụng. Nếu lượng tiền này nhỏ hơn mức trung bình cần thiết thì không đủ để doanh nghiệp chi tiêu trong những ngày không giao dịch với ngân hàng. Còn nếu lượng tiền này lớn hơn mức trung bình cần thiết thì sẽ gây ra thừa tiền trong quỹ, lãng phí vốn.
2.1.4 Mức dự trữ hàng hoá:
Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục, thường xuyên, tốc độ quay vốn nhanh, đòi hỏi các doanh nghiệp SX phải có mức dự trữ hàng hoá phù hợp với quy mô kinh doanh. Nếu vốn dự trữ hàng hoá thực tế nhỏ hơn mức tối thiểu cần thiết thì doanh nghiệp sẽ thiếu hàng để bán ra, hoạt động bán hàng bị gián đoạn, doanh thu đạt được không được tối đa, dẫn đến hiệu quả sử dụng VLĐ không tốt. Còn nếu dự trữ hàng hoá thực tế lớn hơn mức dự trữ cao nhất thì hàng hoá bị ứ đọng trong kho gây lãng phí vốn mặc dù doanh thu có thể đạt được như dự tính.
2.1.5 Tốc độ luân chuyển của VLĐ:
Với mức lợi nhuận đạt được ở mỗi vòng quay vốn là cố định. Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ sẽ phụ thuộc vào số vòng quay vốn ở kỳ kinh doanh đó.
Như vậy tổng lợi nhuận trong mỗi kỳ kinh doanh trên một lượng VLĐ cho biết trước có quan hệ tương quan tỷ lệ thuận với số vòng quay của VLĐ trong kỳ đó.
2.2. Các nhân tố không thể lượng hoá được
Đó là những nhân tố mang tính định tính và mức độ tác động của chúng đối với hiệu quả sử dụng VLĐ là không thể tính được. VLĐ của doanh nghiệp trong cùng một lúc được phân bố trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong quá trình vận dụng đó VLĐ chịu tác động của nhiều nhân tố làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
2.2.1 Xét về mặt khách quan
Hiệu quả sử dụng VLđ của doanh nghiệp SX chịu ảnh hưởng của một số nhân tố sau:
+ Lạm phát: Do tác động của nền kinh tế thị trường có lạm phát là cho sức mua của đồng tiền sụt giảm hay giá cả của các loại vật tư hàng hoá tăng lên... Vì vậy nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị của các loại tài sản đó thì sẽ làm cho VLĐ giảm dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ.
+ Rủi ro: Do rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, cùng cạnh tranh... Khi kinh tế thị trường không ổn định, sức mua có hạn thì càng làm tăng khả năng rủi ro của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải gặp nhiều rủi ro do thiên tai gây ra như: hoả hoạn, bão lụt... mà các doanh nghiệp khó có thể tránh được.
+ Yếu tố sản xuất tiêu dùng: chu kỳ, tính thời vụ của sản xuất và tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp tới mức lưu chuyển hàng hoá.
Những hàng hoá có chu kỳ sản xuất dài vốn hàng hoá lớn sẽ làm cho tốc độ chu chuyển VLĐ chậm và ngược lại bên cạnh sự phân bổ hàng hoá giữa nơi sản xuất và tiêu dùng cũng ảnh hưởng tới tốc độ chu chuyển hàng hoá. Nếu sự phân bố này là hợp lý sẽ tạo điều kiện rút ngắn thời gian lưu thông hàng hoá, tăng tốc độ chu chuyển tăng hiệu quả sử dụng VLĐ.
+ Nhu cầu thị trường, giá cả hàng hoá dịch vụ. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhu cầu về thị trường và giá cả hàng hoá và dịch vụ là những biến số rất khó xác định. Sự thay đổi của cũng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả việc sử dụng vốn hay lợi nhuận thu được của doanh nghiệp.
Chẳng hạn, có sự biến động lớn về sức mua đối với một hàng hoá nào đó mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Nếu sức mua mặt hàng này giảm doanh nghiệp sẽ đạt mức doanh thu và lợi nhuận thấp làm cho hiệu quả sử dụng VLĐ thấp. Ngược lại doanh nghiệp sẽ đạt được mức doanh thu về lợi nhuận cao hơn.
+ Giá cả cũng tác động tương tự như vậy, sự thay đổi giá cả có thể cho sự biến động đột ngột của nhu cầu hoặc số lượng cung ứng. Giá cả thay đổi sẽ làm tăng lên hoặc giảm đi mức độ lãi của doanh nghiệp thu được trên một đơn vị hàng hoá tiêu thụ.
+ Các chính sách kinh tế của nhà nước: Để thưc hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước, nhà nước đưa ra chính sách kinh tế phù hợ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phù hợp với từng thời kỳ, giai doạn phát triển của nền kinh tế.
+ Các chính sách thuế, đây là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước, thuế có tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì đây là khoản chi phí bắt buộc. Nếu nhà nước yêu cầu đóng thuế thấp đối với ngành kinh doanh của doanh nghiệp thì lợi nhuận thu được nhiều hơn, doanh nghiệp có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh. Ngược lại với mức thuế cao, lợi nhuận giảm, doanh nghiệp không muốn mở rộng quy mô kinh doanh mà còn thu hẹp dần quy mô hoạt động.
Bên cạnh chính sách thuế còn có các chính sách khác ảnh hưởng tới việc kinh doanh như chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thuộc tiêu chuẩn...
2.2.2 Xét về mặt chủ quan
Đó là những nhân tố chủ quan của chính bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
_ Xác định nhu cầu vốn lưu động: Do xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
_ Việc lựa chọn phương án đầu tư: Là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời có giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay VLĐ. Ngược lại sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp làm ra có chất lượng kém, không phù hợp với thị hiếu của khách hàng dẫn đến hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được làm cho VLĐ bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
_ Trình độ tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp. Việc tổ chức nhân sự có ảnh hưởng trực tiếp đến điều hành mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Nếu bố trí đúng người đúng việc, mọi hoạt động diễn ra một cách nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, người quản lý không phải mất thời gian chỉnh đốn, nhắc nhở nhân viên của mình. Nhưng nếu bố trí người không đúng vị trí thì các hoạt động không thể diễn ra một cách bình thường được. Khi mọi hoạt động đã nhịp nhàng thì chắc chắn mọi hiệu quả sẽ đạt được và hiệu quả sử dụng các yếu tố dần đạt đến mức độ tối ưu v.v..
_ Uy tín trong kinh doanh: Trong điều kiện hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo dựng cho mình chữ tín trong kinh doanh. Có như vậy doanh nghiệp mới đẩy nhanh được tiêu thụ hàng hoá, thuận lợi trong việc tham gia các hợp đồng kinh doanh, tạo được nhiều mối làm ăn tốt đẹp, tạo dựng được uy tín trên thị trường.
_ Trình độ tổ chức lưu chuyển hàng hoá: Để đưa hàng hoá đến được tay người tiêu dùng, doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí nào đó và tổ chức một quy trình mua vào, dự trữ, bán ra. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách giảm chi phí và nâng số vòng vốn quay thì phải tổ chức tốt quá trình mua vào, dự trữ và bán ra. Quy trình này được quyết định bởi trình độ tổ chức lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp và khả năng cơ giới hoá.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có thể có các nguyên nhân khác ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố tìm ra nguyên nhân nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả đồng vốn mang lại la cao nhất.
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI HÀ NỘI VÀ VÍ DỤ
1.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp SX tại Hà Nội
Như đã nêu ở phần I, việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Việc xác định và vạch ra phương hướng rõ ràng, cụ thể là nhiệm vụ hàng đầu đối với các nhà quản trị. Tuy nhiên, để phát huy được tất cả những tiềm năng, đồng thời nâng cao được hiệu quả tối đa khi sử dụng vốn lưu động tại Việt Nam vẫn luôn là bài toán khó.
Có thể kể đến các doanh nghiệp đã thành công trong kinh doanh hay nói cách khác là họ đã sử dụng hiệu quả vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Sau đây là thực trạng vốn và tình hình sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất Hà Nội:
Nếu ví doanh nghiệp như một cơ thể sống thì vốn chính là máu của doanh nghiệp. Vốn cung cấp các “dưỡng chất” để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tình trạng chung là thiếu vốn, chính nguyên nhân này đã khiến cho các doanh nghiệp của chúng ta gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường.
Hà Nội là thành phố có số lượng doanh nghiệp khá lớn ở tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Số doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn Thủ đô là 15.596 doanh nghiệp, chiếm 19,2% số doanh nghiệp của cả nước và gần bằng 60% tổng số doanh nghiệp hoạt động trên vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. So với các ngành nghề khác, nhìn chung các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất hoạt động tương đối có hiệu quả. Theo số liệu thống kê năm 2005 của Cục Thống kê Thành phố thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân của doanh nghiệp công nghiệp sản xuất là 4,63%, cao hơn bình quân chung của các doanh nghiệp trên địa bàn (3,57%).
Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội có thể chia ra làm 3 nhóm chính với các đặc thù về vốn khác nhau:
1.1. Quy mô vốn
Doanh nghiệp nhà nước: Các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước tuy chỉ chiếm 11% tổng số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhưng chiếm tới 60% tổng số vốn. Vốn bình quân của các doanh nghiệp này là 142 tỷ đồng. Các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước có số vốn lớn (trên 100 tỷ) chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp do Trung ương quản lý như các Tổng Công ty 90, 91. Các doanh nghiệp địa phương có số vốn trong khoảng từ 10 tỷ đến 100 tỷ; các doanh nghiệp có vốn lớn hơn 100 tỷ chỉ chưa đến 10 doanh nghiệp.
Doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Các doanh nghiệp công nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tới 82% về số lượng nhưng chỉ chiếm 15,5% vốn của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn. Vốn trung bình của một doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước là 6 tỷ đồng. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước tập trung trong một số ngành công nghiệp chế biến như: sản xuất thực phẩm, đồ uống, may mặc; xuất bản, in ấn, sao ghi; sản xuất nhựa; sản xuất sản phẩm kim loại.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: tập trung trong ngành công nghiệp chế biến, không tham gia công nghiệp khai mỏ và sản xuất điện nước và chủ yếu ở những ngành sản xuất có hàm lượng chất xám cao như: chế tạo và lắp ráp thiết bị điện tử, ô tô, xe gắn máy, sản xuất thiết bị, dây và cáp điện... Số lượng các doanh nghiệp này không nhiều (chỉ chiếm 7% tổng số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội) nhưng phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô vốn vừa đến lớn. Bình quân vốn của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp chế biến là 96 tỷ đồng trong khi doanh nghiệp nhà nước là 94 tỷ đồng và doanh nghiệp ngoài nhà nước là 6 tỷ. Điều này cho thấy ưu thế vượt trội về quy mô sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài lớn hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước cùng ngành. Đây là tình trạng chung không chỉ riêng ở Hà Nội mà còn ở các thành phố lớn khác như thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung các doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài Nhà nước có quy mô vốn không lớn nên khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu chưa cao. Lý do cơ bản dẫn đến tình trạng này là do trình độ quản lý còn yếu kém và đặc biệt là khả năng huy động vốn còn nhiều hạn chế. Hình thức thức công ty cổ phần vẫn chưa thực sự phổ biến nên nguồn huy động vốn mà các doanh nghiệp chú trọng nhất cho đến nay vẫn là vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, vay được vốn ngân hàng cũng không phải là một điều dễ dàng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước do nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách quan như: không có tài sản thế chấp, lãi suất ngân hàng quá cao, dự án kinh doanh của doanh nghiệp có rủi ro cao và trong các khoản vay trước doanh nghiệp trả nợ không đúng hạn.
1.2. Cơ cấu vốn
Vốn cố định của một doanh nghiệp công nghiệp sản xuất Hà Nội chiếm từ 29% đến 62% tuỳ theo ngành nghề và trung bình trong cả ngành là 45%, thấp hơn tỉ trọng vốn cố định của các doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh khoảng 10%. Bảng 1 dưới đây cho thấy tỷ trọng vốn cố định trong các doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội.
Bảng 1: Tỷ trọng vốn cố định trong doanh nghiệp
Ngành
31/12/2003
31/12/2004
Những ngành có tỉ trọng vốn cố định lớn
Công nghiệp khai thác mỏ
SX thiết bị truyền thông, nghe nhìn
SX thuỷ tinh, SP thuỷ tinh, gốm sứ, VLXD
SX thực phẩm đồ uống
Dệt
SX giấy và sản phẩm giấy
SX phương tiện vận tải khác
62%
60%
44%
40%
49%
43%
41%
59%
64%
47%
42%
46%
43%
40%
Những ngành có tỉ trọng vốn cố định nhỏ
Xuất bản, in sao bản ghi
SX hoá chất và SP hoá chất
SX máy móc thiết bị
SX máy móc và thiết bị điện
29%
29%
34%
34%
29%
32%
30%
39%
Như vậy, nhìn chung, quy mô cũng như tỷ trọng vốn cố định của các doanh nghiệp công nghiệp SX Hà Nội không cao. Những ngành cần có trang thiết bị hiện đại như sản xuất máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng, sản xuất thiết bị điện, tỷ trọng tài sản cố định rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng tài sản. So với TP Hồ Chí Minh thì tỉ trọng vốn cố định của các doanh nghiệp công nghiệp SX Hà Nội nhỏ hơn. Điều này thể hiện trình độ trang thiết bị và công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp SX Hà Nội còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở khu vực ngoài nhà nước. Chính vì vậy, các doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội mới chỉ dừng lại ở việc gia công, lắp ráp máy móc, trang thiết bị chứ chưa tự mình sản xuất
1.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: được xác định thông qua hai chỉ tiêu là hệ số sinh lợi vốn lưu động và vòng quay vốn lưu động. Hệ số sinh lợi vốn lưu động được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận và vốn lưu động bình quân.
Bảng 2: Hệ số sinh lợi vốn lưu động trong một số ngành công nghiệp sản xuất tại Hà Nội
Ngành
Toàn ngành
Sản xuất chế biến
SX thực phẩm, đồ uống
May trang phục, thuộc, nhuộm
SX giấy và sản phẩm giấy
SX hoá chất và SP hoá chất
SX SP từ cao su và plastic
SX máy móc thiết bị
SX thiết bị truyền thông, nghe nhìn
SX xe có động cơ, rơ moóc
SX phương tiện vận tải khác
SX và phân phối điện nước
7.30%
6.65%
14.17%
6.28%
0.52%
11.17%
1.23%
-0.76%
13.21%
25.01%
9.88%
13.19%
Tuy nhiên, đây không hẳn là một dấu hiệu đáng mừng bởi hệ số sinh lời của vốn cố định cao lại xuất phát từ nguyên nhân là giá trị còn lại của tài sản cố định nhỏ do những tài sản này đã được sử dụng và khấu hao trong nhiều năm. Trong tương lai, nếu trang thiết bị không được dổi mới thì các doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội sẽ rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, chưa nói đến các doanh nghiệp nước ngoài.
Hiện tại, Hà Nội đang dành rất nhiều ưu tiên cho các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất, đặc biệt với sự thay đổi mở rộng địa giới hành chính ngày 01/08/2008 vừa qua đã giúp Hà Nội có nhiều tiềm lực về vốn, đất đai cũng như nguồn nhân lực. Hứa hẹn sẽ đưa Hà Nội trở thành thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp. Vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn vốn lưu động vẫn luôn đặt ra cho các nhà quản trị, làm sao để chúng ta có thể tận dụng tối đa nguồn vốn lưu động hay nói cách khác chính là chúng ta sử dụng hiệu quả đồng vốn mà mình bỏ ra.
Ví dụ về Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông
2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty
Việc phân tích đánh giá tình hình tài chính giúp chúng ta nắm bắt được tình hình của Công ty để từ đó có những biện pháp hợp lý nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Để biết rõ hơn khái quát tình hình tài chính của Công ty, ta xem bảng chỉ tiêu sau:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Tổng nguồn vốn
306.434
316.725
331.539
2. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
142.656
164.028
189.791
3. Tổng tài sản lưu động
197.037
198.903
200.581
4. Tổng nợ ngắn hạn
159.008
148.544
138.098
5. Hàng tồn kho
68.823
67.004
65.698
6. Hệ số tài trợ (2/1)
0,466
0,518
0,572
7. Khả năng thanh toán hiện hành (3/4)
1,239
1,339
1,452
8. Khả năng thanh toán nhanh [(3-5)/4]
0,806
0,888
0,977
Từ kết quả tính toán trên ta thấy hệ số tài trợ tăng dần qua các năm chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của Công ty càng cao bởi vì hầu hết tài sản mà công ty có đều được đầu tư bằng số vốn của mình.
Về mặt tài sản thì ta thấy, quy mô của tài sản tăng dần qua các năm.Điều này cho thấy Công ty không ngừng mua sắm, đổi mới TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn của mình.
Nhận thấy trị số của chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành tăng dần qua các năm, điều này chứng tỏ rằng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty càng cao, cứ một đồng nợ phải trả thì công ty sẵn có 1.239 đồng năm 2002, 1.339 đồng năm 2003 và 1.452 đồng năm 2004 để chi trả, nghĩa là khả năng trả nợ của Công ty là ổn định. Như vậy ngoài số tiền sẵn có để trả nợ, Công ty luôn có vốn để đầu tư tiếp.
Từ kết quả trên ta thấy trị số của khả năng thanh toán nhanh tăng dần qua các năm, như vậy với số vốn bằng tiền, Công ty đã đảm bảo tốt việc thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn và đã biết cách quản lý hàng tồn kho.
2.2. Tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động
Mục tiêu quản lý vốn lưu động là làm thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng vốn lưu động.
Trước hết ta tìm hiểu cơ cấu tài sản lưu động của công ty:
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh(%)
Lượng
Tỷ trọng(%)
Lượng
Tỷ trọng(%)
Lượng
Tỷ trọng(%)
03/02
04/03
1.Tiền
-TM
-TGNH
18.546
8.221
10.325
9,41
4,17
5,24
22.642
9.759
12.883
11,38
4,90
6,48
26.447
10.312
16.135
13,18
5,14
8,04
122,1
118,7
124,8
116,8
105,7
125,2
2.Khoản phải thu
103.745
52,65
102.269
51,42
100.92
50,32
98,6
98,7
3.Hàng tồn kho
68.823
34,93
67.004
33,69
65.698
32,75
97,4
98,1
4.TSLĐ khác
5.923
3,01
6.988
3,51
7.512
3,75
117,9
107,5
S TSLĐ
197.037
198.903
200.58
100,9
100,8
Đơn vị: triệu đồng
2.2.1 Công tác quản lý tiền mặt.
Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho công tác quản lý vốn lưu động là cần xác định cho được định mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Nếu Công ty nắm giữ một lượng tiền mặt lớn thì sẽ tránh được tình trạng thiếu tiền một cách tạm thời và do đó không phải đi vay ngắn hạn. Tuy nhiên giữ tiền mặt cũng phát sinh thêm chi phí bởi nếu Công ty nắm giữ tiền mặt quá hạn mức trong két thì lượng tiền đó không sinh lời.
Qua bảng số liệu về cơ cấu tài sản lưu động của Công ty thì tổng lượng tiền năm 2002 là 18.546 triệu đồng trong đó tiền mặt là 8.221 triệu đồng chiếm 44,33% tổng lượng tiền, tiền gửi nhân hàng là 10.325 triệu đồng chiếm 55,67% tổng lượng tiền. Tổng lượng tiền năm 2003 là 22.642 triệu đồng, trong đó tiền mặt là 9.759 triệu đồng chiếm 43,10% tổng lượng tiền, tiền gửi ngân hàng là 12.883 triệu đồng chiếm 56,90% tổng lượng tiền. Tổng lượng tiền năm 2004 là 26.447 triệu đồng, trong đó tiền mặt là 10.312 triệu đồng chiếm 38,99% tổng lượng tiền, tiền gửi ngân hàng là 16.135 triệu đồng chiếm 61,01% tổng lượng tiền. Tỷ trọng tiền mặt năm 2002 chiếm 4,17% ; năm 2003 chiếm 4,90% ; năm 2004 chiếm 5,14% trong tổng số vốn lưu động. Tiền mặt tăng cả về quy mô và tỷ trọng cho thấy Công ty cần rà soát lại định mức dự trữ tiền mặt để xem có biện pháp nào rút bớt lượng tiền mặt dư để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty phải xác định được định mức tiền mặt phù hợp để có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nợ tức thời. Công ty cũng không nên để dư một lượng tiền quá nhiều tại quỹ gây lãng phí giá trị của tiền.
Trong cơ cấu tài sản lưu động của Công ty, lượng tiền năm 2002 chiếm 9,41% ; năm 2003 chiếm 11,38% và năm 2004 chiếm 13,18% nhưng tiền gửi ngân hàng luôn có tỷ trọng lớn hơn tiền mặt. Như vậy, lượng tiền chết (tiền không sinh lời) đang giảm dần, Công ty cần tận dụng triệt để hơn nữa chi phí cơ hội của tiền. Nếu để tiền quá nhiều tại quỹ, vừa mất chi phí giữ tiền, lại vừa mất công bảo quản. Việc gửi tiền vào ngân hàng vừa tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thanh toán với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là thanh toán L/C trong công tác xuất nhập khẩu của công ty, lại vừa có thu nhập lãi tiền gửi.
2..2.2 Công tác quản lý các khoản phải thu.
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản lưu động của Công ty. Tỷ trọng các khoản phải thu năm 2002 chiếm 52,65% ; năm 2003 chiếm 51,42% ; năm 2004 chiếm 50,32%. Các khoản phải thu trong ba năm: 2002, 2003, 2004 là tương đối cao, chứng tỏ trong thời gian này Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều. Trong những năm: 2003, 2004 tỷ lệ các khoản phải thu có giảm đi song vẫn ở mức cao. Các khoản phải thu năm 2003 so với năm 2002 có tỷ lệ là 98,7% ; năm 2004 so với năm 2003 có tỷ lệ là 98,6%. Như vậy mức giảm tỷ lệ các khoản phải thu là rất nhỏ, chỉ là 0,1%. Nếu các khoản phải thu quá nhiều thì Công ty sẽ bị ứ đọng vốn, khả năng không đòi được nợ cao, vì vậy Công ty phải có biện pháp tăng cường thu hồi nợ để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác.
2.2.3 Công tác quản lý dự trữ hàng tồn kho.
Công tác quản lý dự trữ hàng tồn kho cũng là một vấn đề quan trọng đối với công tác quản lý vốn lưu động của Công ty. Hàng tồn kho bao gồm ba loại chính là: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm và một số loại khác.
Hàng tồn kho dự trữ không chỉ có chi phí bảo quản mà còn bao gồm cả chi phí cơ hội của vốn. Việc dự trữ mặc dù có chi phí nhưng cũng mang lại lợi ích cho Công ty. Nếu Công ty dự trữ một lượng sản phẩm lớn thì khi thị trường khan hiếm loại hàng hoá này, Công ty có cơ hội bán sản phẩm với giá cao, thu được doanh thu lớn. Song bên cạnh đó nếu sản phẩm dự trữ quá nhiều mà không bán được thì không những Công ty bị mất chi phí bảo quản lưu trữ mà sản phẩm để lâu sẽ có thể không tiêu thụ được. Nếu Công ty dự trữ nguyên vật liệu quá ít thì sẽ có thể dẫn đến tình trạng ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu. Do vậy nhiêm vụ đặt ra cho công tác quản lý dự trữ hàng tồn kho là nên quyết định xem dự trữ với số lượng bao nhiêu thì đủ và hợp lý.
Hàng tồn kho của Công ty tương đối lớn năm 2002 chiếm 34,93% ; năm 2003 chiếm 33,69% ; năm 2004 chiếm 32,75% tổng tài sản lưu động của Công ty. Như vậy hàng tồn kho của Công ty giảm qua các năm nhưng tỷ lệ giảm là không lớn. Đây cũng là điều hợp lý vì Công ty là doanh nghiệp sản xuất nên cuối năm Công ty phải nhập khối lượng nguyên vật liệu lớn phục vụ cho kỳ sản xuất tiếp theo.
Trên đây là các khoản mục chủ yếu tác động đến cơ cấu vốn lưu động của Công ty. Tuy nhiên điều đó chỉ phản ánh về mặt lượng, chưa nói lên được mặt chất trong hoạt động quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty.
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua các chỉ tiêu đánh giá
Để hiểu rõ hơn thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty chúng ta tìm hiểu các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong vài năm gần đây.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Doanh thu thuần
235.427
271.642
338.614
2. Lợi nhuận sau thuế
8.079
11.208
15.325
3. Vốn lưu động bình quân
198.745
199.238
201.290
4. Hàng tồn kho
68.823
67.004
65.698
5. Các khoản phải thu
103.745
102.269
100.924
6. Hệ số luân chuyển VLĐ (1/3)
1,185
1,363
1,682
7. Doanh lợi VLĐ (2/3)
0,041
0,056
0,076
8. Tg 1 vòng luân chuyển VLĐ (360/6)
304
264
214
9. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (3/1)
0,844
0,734
0,594
10. Kỳ thu tiền bình quân [(5*360)/1]
159
136
107
11. Vòng quay các khoản phải thu (1/5)
2,27
2,66
3,36
12. Vòng quay hàng tồn kho(1/4)
3,42
4,05
5,15
Ta sử dụng những chỉ tiêu đánh giá sau và có bảng:
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Đánh giá
Hệ số lưu chuyển VLĐ
1.185
1.363
1.682
Tốt
Doanh lợi vốn lưu động
0.041
0.056
0.076
Tăng dần
Vòng luân chuyển VLĐ ( ngày)
304
264
214
Tăng
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
0.844
0.734
0.594
Hsố giảm ->tốt
Kì thu tiền bq ( ngày)
159
136
107
Giảm dần
Vòng quay các khoản phai thu
2.27
2.66
3.36
Không đáng ngại
Vòng quay hàng tồn
3.42
4.05
5.15
Tốt
Nhìn chung qua phân tích trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty là tốt. Công ty cần tiếp tục phát huy thế mạnh này của mình.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty bóng đèn phích nước rạng đông
3.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty
3.1.1 Những mặt tích cực
Quản lý vốn lưu động là nội dung quan trọng trong công tác quản trị sản xuất kinh doanh, có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nhiều năm qua mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng Công ty đã khắc phục những chở ngại đó, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Việc quản lý vốn lưu động của Công ty đã đạt được những tiến bộ đáng kể như:
- Với số vốn bằng tiền tăng lên hàng năm, Công ty đã đảm bảo tốt việc thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn và luôn có vốn để đầu tư tiếp.
- Công ty đã biết cách quản lý hàng tồn kho
- Doanh lợi vốn lưu động của Công ty tăng dần qua các năm. Bên cạnh đó, thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động của Công ty lại giảm dần qua các năm.
- Thời gian của kỳ thu tiền bình quân giảm dần.
- Vòng quay hàng tồn kho của ba năm là thấp và ngày càng ổn định.
3.1.2 Những mặt hạn chế
Bất kì một doanh nghiệp nào dù đã đi vào hoạt động kinh doanh được một thời gian dài cũng không tránh khỏi những mặt còn tồn tại, thiếu sót trong quá trình quản lý doanh nghiệp nói chung, cũng như trong công tác quản lý vốn lưu động nói riêng. Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông cũng vậy, do một số điều kiện khách quan mang lại kết hợp với một phần yếu tố chủ quan từ phía Công ty, công tác quản lý vốn lưu động của Công ty không tránh khỏi những tồn tại:
- Tiền mặt của Công ty tăng cả về quy mô và tỷ trọng cho thấy Công ty cần rà soát lại định mức dự trữ tiền mặt.
- Công ty chưa tận dụng triệt để chi phí cơ hội của tiền.
- Các khoản phải thu của Công ty có giảm đi song vẫn ở mức cao
3.2 Các đề xuất, biện pháp của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động với công ty sau khi đã được nghiên cứu 1 số tài liệu về công ty như sau:
- Hiện nay, việc kinh doanh của Công ty đang đi theo chiều hướng tốt, tiền mặt của Công ty tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Vì vậy Công ty nên rút bớt một lượng tiền dư thừa để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Công ty cần tận dụng triệt để chi phí cơ hội của tiền. Bởi nếu Công ty để tiền quá nhiều tại quỹ thì sẽ vừa mất công bảo quản lại vừa mất chi phí giữ tiền. Việc gửi tiền vào ngân hàng vừa tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thanh toán với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là thanh toán L/C trong công tác xuất nhập khẩu của công ty, lại vừa có thu nhập lãi tiền gửi.
- Nếu các khoản phải thu quá nhiều thì Công ty sẽ bị ứ đọng vốn, khả năng không đòi được nợ cao, vì vậy Công ty phải có biện pháp tăng cường thu hồi nợ để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác.
PHẦN III: GIÁI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SX
Tiền chính là nhựa sống của một công ty. Nếu dòng tiền bị ảnh hưởng thì khả năng duy trì hoạt động, tái đầu tư và đáp ứng các yêu cầu về vốn cũng bị đẩy vào tình trạng xấu. Nắm rõ được tình hình nguồn tiền của công ty là điều tối quan trọng để tiến hành ra quyết định. Trong đó đánh giá tình hình nguồn tiền của doanh nghiệp dựa trên việc quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp đó là một trong các biện pháp tốt.
Hiện tại các doanh nghiệp của chúng ta đang tìm mọi phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, để tận dụng tối đa vốn đầu tư, không để cho dòng tiền bị ứ đọng, gây ra lãng phí.
Chúng ta hãy xét một ví dụ đơn giản: một công ty sản xuất nước sốt cho món mì spaghett sử dụng $100 để mua cà chua, hành, tỏi, hạt tiêu..., nhập kho. Một tuần sau, công ty đã chế biến các thành phần này thành nước sốt và xuất kho. Tuần sau đó công ty kiểm tra xem hàng đã tới tay khách hay chưa. Như vậy lượng tiền trị giá $100 đã bị đọng trong vòng hai tuần chính là vốn lưu động của công ty. Nếu công ty thu hồi tiền từ khách hàng càng nhanh thì càng sớm tiến hành quay vòng sản xuất, mua các nguyên liệu mới để tiếp tục sản xuất. Nếu nguyên liệu mua về tồn trong kho cả tháng thì công ty sẽ bị đọng vốn trong thời gian đó và không thể sử dụng lượng tiền này để thanh toán các hóa đơn và các hoạt động đầu tư khác. Vốn lưu động cũng sẽ bị đặt trong tình trạng xấu nếu khách hàng không thanh toán đúng hạn hoặc nhà cung cấp đòi tiền gấp.
Ngoài ra, những khoản nợ ngắn hạn cũng có vai trò không kém phần quan trọng bởi nó tạo thành một nghĩa vụ trong ngắn hạn của các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Những dạng nợ ngắn hạn thường gặp là nợ ngân hàng và hạn mức tín dụng.
Tài khoản phải thu (tài sản ngắn hạn);
Hàng lưu kho (tài sản ngắn hạn),
Tài khoản phải trả (nghĩa vụ nợ ngắn hạn)
Khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợ càng giảm. Ngay cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản lý vốn lưu động cũng rất cần thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi này sẽ được đầu tư một cách hiệu quả nhất cho nhà đầu tư.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, sẽ là không thừa nếu các nhà đầu tư xem xét đến hiệu quả quản lý vốn lưu động của các công ty. Mỗi doanh nghiệp có thể đưa ra một con số doanh thu tuyệt vời, giá trị tài sản lớn, quy mô vốn đồ sộ... tuy nhiên độ lớn của các con số này không nói lên tất cả, và cũng không có nghĩa là doanh nghiệp đang nắm giữ rất nhiều tiền trong tay. Tiền của doanh nghiệp có thể đọng ở các khoản phải thu, vốn của doanh nghiệp biết đâu lại có lượng lớn là các khoản phải trả... Vì vậy xem xét một cách cẩn trọng các thông tin, chỉ số của doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản lý vốn lưu động sẽ vô cùng có lợi cho bất cứ ai có ý định tiến hành đầu tư.
Một trong những giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chính là quản lý tốt vốn lưu động. Các nhà quản trị có thể quản lý cũng như đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động của mình thông qua chỉ số DSO:
Các nhà đầu tư nên xem xét các công ty có sự chú trọng tới việc quản trị chuỗi cung cấp để đảm bảo rằng việc đầu tư của mình là tối ưu. DSO là một chỉ số tốt để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, nhiều nhà phân tích thường sử dụng hệ số DSO-Days Sales Outstanding. DSO tính số ngày trung bình một doanh nghiệp cần để thu hồi tiền sau mỗi giao dịch bán hàng. Công thức tính DSO như dưới đây:
Account Receivables: Tài khoản phải thu;
Total Credit Sales: Tổng doanh thu trả chậm;
Number of Days: Tổng số ngày thu hồi toàn bộ doanh thu trả chậm.
DSO cao nghĩa là doanh nghiệp mất nhiều gian để lấy được doanh thu về tài khoản mình, ngược lại DSO thấp cho thấy năng lực quản lý các khoản trả chậm của doanh nghiệp là tốt.
Bên cạnh đó, tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho cũng là một công cụ hiệu quả để đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Tỷ lệ này cho ta biết tốc độ bán hàng của doanh nghiệp, được tính bằng cách chia giá vốn hàng bán cho tổng giá trị hàng tồn kho (Cost of goods sold /Inventory). Nhìn chung, nếu tỉ lệ này ở mức cao tức là doanh nghiệp đang kinh doanh tốt. Đối với các nhà đầu tư, tốt hơn hết là nên so sánh tỉ lệ này với các công ty khác. Ví dụ xét trong một ngành có tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho 6 lần/năm, công ty nào chỉ đạt được tốc độ lưu chuyển 4 lần/năm có nghĩa là hoạt động kém hiệu quả so với các công ty đối thủ.
Một ví dụ điển hình : Dell - một trong những nhà cung cấp máy tính hàng đầu thế giới đã sớm nhận ra rằng cách tốt nhất để tăng giá trị cổ phiếu chính là quan tâm đến quản lý vốn lưu động. Hệ thống quản lý chuỗi cung cấp hàng đầu thế giới đảm bảo cho Dell có một tỷ lệ DSO thấp. Tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho được cải thiện giúp làm tăng đáng kể dòng tiền. Các nhân tố này đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Dell đồng thời tăng niềm tin của các nhà đầu tư đối với hãng.
à Như vậy, quản lý vốn lưu động tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Một nhà quản trị thành công chính là người có thể quản lý tốt tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty mình. Việc làm này không những tạo ra cho doanh nghiệp một nguồn vốn thường xuyên giúp luân chuyển sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường, phát triển doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24975.doc