Đề tài Các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người

Qua trình bày trên thấy rằng việc tính toán GDP bình quân đầu người theo phương pháp sức mua tương đương cho các địa phương có thể dễ dàng thực hiện không mất nhiều công sức và chi phí vì nguồn số liệu dùng để tính toán đều có sẵn trong các báo cáo của ngành Thống kê hiện nay. b. Phương pháp trình bày trên đây đã lợi dụng được phương pháp tính sức mua tương đương của Liên Hợp Quốc thông qua phương pháp gián tiếp. c. Vấn đề cốt lõi trong việc tính toán là lựa chọn quyền số trong việc tính chỉ số giá. Các phương pháp xác định quyền số đưa ra trên đây mang tính tổng quát, khi vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng địa phương cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia am hiểu thực tế để điều chỉnh cho phù hợp.

doc16 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Để đánh giá đầy đủ các mặt phát triển kinh tế- xã hội của các nước, thống kê các nước thường sử dụng một hệ thống các chỉ số tổng hợp như GDP bình quân đầu người tính theo giá hối đoái hoặc theo sức mua tương đương, chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số vai trò giới (GEM), hệ số GINI… Đối với nước ta trong ấn phẩm chính thức chỉ tính được một vài chỉ số thống kê tổng hợp về mặt kinh tế, còn các chỉ số khác mới ở giai đoạn nghiên cứu tìm hiểu và tính toán thử nghiệm. Với mục đích tìm hiểu và nghiên cứu, em đã chọn đề tài tìm hiểu về "các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người". Do sự hiểu biết và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh được những sai sót. Em mong có được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn để bài tiểu luận có thể được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô! Phần 1: Chỉ số phát triển con người Thông qua các chỉ tiêu như: chỉ tiêu phản ánh mức sống, chỉ tiêu phản ánh tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khoẻ, chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hoá- giáo dục, chỉ tiêu phản ánh trình độ dân số và việc làm…Các nhà nghiên cứu đã cố gắng lượng hoá các chỉ tiêu thuộc nhiều vấn đề khác nhau có liên quan đến con người, nhưng các chỉ tiêu này mới lượng hoá được từng mặt cụ thể, tuy có liên quan đến nhau, nhưng khó tìm một chỉ tiêu nào phản ánh được tổng hợp nhu cầu cơ bản của con người. Liên Hợp Quốc đã sử dụng chỉ tiêu GNP bình quân đầu người để so sánh trình độ phát triển của các nước. Nhưng vấn để thực tế đặt ra là không phảI nước nào có thu nhập cao thì trình độ dân trí đều cao. Có những nước tuy thu nhập thấp, đời sống vật chất khó khăn nhưng trình độ dân trí tương đối cao. Chính vì vậy, cơ quan phát triển con người của Liên Hợp Quốc đã đưa ra chỉ số phát triển con người (Viết tắt theo tiếng Anh là HDI- Human development index) là thước đo tổng hợp về sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay vùng lãnh thổ trên các phương diện thu nhập (thể hiện qua GDP bình quân đầu người): tri thức (thể hiện qua chỉ số học vấn) và sức khoẻ (thể hiện qua tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh) của con người. HDI được tính theo công thức: Trong đó: HDI1- chỉ số GDP bình quân đầu người (GDP tính theo phương pháp sức mua tương đương “PPP$” có đơn vị tính là USD). HDI2- chỉ số học vấn (chỉ số tri thức) được tính bằng cách bình quân hoá giữa chỉ số tỷ lệ biết chữ (biết đọc, biết viết của dân cư) với quyền số là 2/3 và chỉ số tỷ lệ người lớn (24 tuổi trở lên) đi học với quyền số là 1/3. HDI3- chỉ số tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh (kỳ vọng sống tính từ lúc sinh) HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con người càng thấp. Công thức tính các chỉ số thành phần (HDI1, HDI2, HDI3) như sau: Từng chỉ số về tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ người lớn đi học được tính toán riêng biệt nhưng đều theo công thức khái quát sau: Trong đó: L- tỷ lệ người lớn đi học hoặc tỷ lệ biết chữ của dân cư. Trong đó: T- tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh. Các giá trị tối đa (max) và tối thiểu (min) của các chỉ tiêu liên quan để tính HDI được quy định như sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị tối đa (max) Giá trị tối thiểu (min) GDP thực tế bình quân đầu người (PPP$) USD 40000 100 Tỷ lệ biết chữ của dân cư % 100 0 Tỷ lệ người lớn đi học % 100 0 Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh Năm 85 25 Ví dụ: Năm 1997 các chỉ tiêu chủ yếu của Việt Nam như sau: GDP thực tế bình quân đầu người (PPP$): 1630 USD Tỷ lệ biết chữ của dân cư: 91,9% Tỷ lệ người lớn đi học: 62,0% Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh: 67,4 năm áp dụng công thức tính HDI nêu trên lần lượt tính các chỉ số thành phần qua số liệu đã cho như sau: Chỉ số GDP bình quân đầu người Chỉ số học vấn (HDI2) (chỉ số tỷ lệ biết chữ) (chỉ số tỷ lệ đi học) Chỉ số tuổi thọ (HDI3) Chỉ số phát triển con người của Việt Nam vào năm 1997 Từ cách tính trên có thể nhận thấy, chỉ số phát triển con người thực chất là chỉ số bình quân số học của 3 chỉ số thành phần: chỉ số GDP bình quân đầu người; chỉ số tuổi thọ và chỉ số tri thức với giả thiết chúng có vai trò đóng góp vào đại lượng bình quân hoá như nhau (quyền số cũng là 1). HDI dùng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ đó sắp xếp các quốc gia và vùng lãnh thổ vào các mức: phát triển; phát triển trung bình hay kém phát triển. Phần 2: Chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI) 2.1. Khái niệm Chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI- Gender development index) là thước đo sự chênh lệch về các thành tựu đạt được giữa 2 giới nam và nữ. Cũng như chỉ số HDI, GDI nhận giá trị trong khoảng 0 đến 1: Khi chỉ số GDI tính cho bất kỳ quốc gia nào càng tiến đến giá trị 0, thì mức độ chênh lệch giữa hai giới càng lớn và ngược lại. 2.2. Công thức tính chỉ số GDI Chỉ số phát triển liên quan đến giới GDI là sự kết hợp giữa 3 nhân tố: chỉ số kỳ vọng sống, chỉ số học vấn và chỉ số GDP bình quân đầu người tính theo phương pháp sức mua tương đương (PPP) có điều chỉnh tính theo công thức: GDI = 1/3 [chỉ số kỳ vọng sống + chỉ số học vấn + chỉ số GDP bình quân đầu người theo PPP$ có điểu chỉnh] (1) Tuy về mặt hình thức, công thức tính GDI cũng giống như công thức tính HDI, nhưng phương pháp tính các nhân tố có một số khác biệt sau: Để tính giá trị bình quân của 2 giới về các chỉ tiêu, các chuyên gia đề nghị tính số bình quân số học gia quyền bằng số bình quân điều hoà sau: 2.2.1. Tính số bình quân số học gia quyền bằng số bình quân điều hoà Trong đó: Xf là kết quả đạt được của nữ giới Pf là tỷ trọng nữ giới trong tổng số dân Xm là kết quả đạt được của nam giới Pm là tỷ trọng nam giới trong tổng số dân 2.2.2. Thay đổi giá trị và giá trị dưới của chỉ tiêu kỳ vọng sống Khi tính HDI, người ta quy định lấy giá trị trên là 86 và giá trị dưới là 25 tuổi. Nhưng do kỳ vọng sống giữa nam và nữ chênh lệch nhau khoảng 5 tuổi nên khi tính chỉ số GDI các chuyên gia đã điều chỉnh lại như sau: Giá trị trên Giá trị dưới Nam 82,5 22,5 Nữ 87,5 27,5 Với quy định trên mức chênh lệch về kỳ vọng sống của cả 2 giới bằng nhau (60 tuổi) 2.2.3. Thay đổi cách ước lượng GDP bình quân đầu người thep PPP$ có điều chỉnh cho từng giới. Khi tính HDI để so sánh giữa các quốc gia trên thế giới, ta sử dụng số bình quân chỉ mức độ theo ước lượng trực tiếp giữa tổng GDP của các quốc gia hay vùng lãnh thổ tính theo PPP$ chia cho dân số bình quân trong năm và sau đó áp dụng phương pháp điều chỉnh. Còn khi tính GDI các chuyên gia đề nghị sử dụng cách tính dựa vào các chỉ tiêu sau: Tỷ trọng dân số là nam và nữ tham gia hoạt động kinh tế Tỷ trọng nam, nữ trong tổng số dân Quan hệ tiền lương trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp của nữ so với nam GDP bình quân đầu người tính theo PPP$ có điều chỉnh 2.3. Phương pháp tính GDI Để minh hoạ cho phương pháp tính chỉ số GDI, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc sử dụng số liệu của Paraguay năm 1994 như sau: Đơn vị Nam Nữ 1. Kỳ vọng sống Năm 68,1 79,9 2. Tỷ lệ người lớn đi học % 92,91 89,50 3. Tỷ lệ người dưới 24 tuổi đi học các cấp % 59,3 58,0 Bước 1: Tính các chỉ số về kỳ vọng sống và học vấn Chỉ số kỳ vọng sống cho từng giới Nam: (68,1 – 22,5)/ 60 = 0,76 Nữ: (79,9 – 27,5)/ 60 = 0,74 Chỉ số người lớn đi học cho từng giới Nam: (92,91 - 0) / (100 - 0) = 0,929 Nữ: (89,50 - 0)/ (100 - 0) = 0,895 Chỉ số người lớn dưới 24 tuổi đi học cho từng giới Nam: (59,3 - 0)/ (100 - 0) = 0,593 Nữ: (58,0 - 0)/ (100 - 0) = 0,580 Chỉ số học vấn cho từng người Nam: [1/ 3(0,593)] + [2/ 3(0,929)] = 0,817 Nữ: [1/ 3(0,580)] + [2/ 3(0,859)] = 0,790 Bước 2: Tính phần thu nhập cho từng giới qua số liệu sau: Tỷ trọng dân số hoạt động kinh tế Nam: 79,84%; Nữ: 20,16% Tỷ trọng dân số chia theo nam nữ Nam: 0,587 Nữ: 0,493 Quan hệ tiền lương trong khu vực phi nông nghiệp của nữ so với nam là: 75,97% GDP thực tế có điều chỉnh bình quân đầu người tính theo PPP$ là: 3390 USD Từ nguồn số liệu trên chúng ta tính được tỷ lệ tiền lương bình quân chung của nam và nữ (ký hiệu là W) là: W = (tỷ trọng dân số nam hoạt động kinh tế) (1) + (tỷ trọng dân số nữ hoạt động kinh tế) (tỷ lệ tiền lương của nữ/ nam) W = 0,7984 (1) + 0,2016 (0,7597) W = 0,9516 Khi đó: tỷ trọng tiền lương của nam: W = 1,0000/ 0,9516 = 1,0509 Tỷ lệ tiền lương của nữ so với: W = 0,7983 Sau đó áp dụng phương trình kinh tế: (Tỷ lệ lương của nam so với W) (tỷ trọng dân số nam hoạt động kinh tế) + (tỷ lệ lương của nữ so với W) (tỷ trọng dân số nữ hoạt động kinh tế) = 1 sẽ tính được tỷ trọng thu nhập của từng giới như sau: Nam = 1,0509/ 0,7984 = 0,8391 Nữ = 1,0509/ 0,493 = 0,3624 Bước 3: áp dụng công thức (2) để tính các mức trung bình như sau: Chỉ số thu nhập bình quân của giới: Mức thu nhập bình quân của hai giới: 3390 [0,493/ 0,3264 + 0,507/ 1,6550]-1 = 1865 - Chỉ số mức thu nhập của hai giới: (1865 - 100)/ (5448 - 100) = 0,330 - Tính chỉ số học vấn bình quân cho hai giới: (0,497/ 0,740 + 0,503/ 0,817)-1 = 0,804 - Chỉ số về kỳ vọng sống chung cho hai giới (0,479/ 0,740 + 0,503/ 0,760)-1 = 0,750 Bước 4: Tính chỉ số GDI, áp dụng công thức (1) ta có: GDI = 1/ 3 [0,330 + 0,804 + 0,750] = 0,628 Như vậy chỉ số GDI của Paraguay là 0,628 và theo cách phân loại của Liên Hợp Quốc thuộc nhóm trung bình. Phần 3: Tính chỉ tiêu GDP bình quân đầu người theo phương pháp sức mua tương đương cho cấp tỉnh Đặt vấn đề Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người theo phương pháp sức mua tương đương là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trong so sánh quốc tế, đồng thời là một căn cứ quan trọng phục vụ cho việc tính chỉ số phát triển con người (HDI). Tuy nhiên, việc tính toán chỉ tiêu này hết sức phức tạp, do vậy trên phạm vi quốc gia cơ quan thống kê Liên Hợp Quốc, thường tính toán và công bố hằng năm. Chẳng hạn đối với Việt Nam theo số liệu công bố của Liên Hợp Quốc GDP bình quân đầu người năm 2000 là 1980 USD theo PPP. Về nội dung phương pháp tính chỉ tiêu GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương ở nước ta một số tác giả đã giới thiệu trên các tạp chí và đặc biệt gần đây Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế đã tiến hành tính toán chỉ số HDI cho các tỉnh trong đó đã sử dụng phương pháp tính sức mua tương đương theo Liên Hợp Quốc để vận dụng vào điều kiện của Việt Nam. Cách làm này có ưu điểm là thu thập được số liệu trực tiếp ở các tỉnh theo “rổ hàng hoá” đại diện. Nhưng để đạt được mục đích đó phải chi phí rất nhiều tiền của. Vấn đề đặt ra là tìm một phương pháp tính sức mua tương đương cho cấp tỉnh vừa có căn cứ khoa học lại đỡ tốn kém tiền của và sức lực. Phương pháp tính chỉ tiêu GDP bình quân đầu người cho các tỉnh theo cách gián tiếp Chúng ta biết GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương chung của toàn quốc hàng năm đã đựơc quốc tế công bố đồng thời hàng năm ngành Thống kê các cấp công bố GDP bình quân đầu người của cả nước/ các địa phương theo giá thực tế hoặc giá so sánh. Vấn đề đặt ra là GDP bình đầu người theo sức mua tương đương cho từng địa phương được tính toán như thế nào cho phù hợp. Xuất phát từ bản chất của chỉ tiêu theo phương pháp sức mua tương đương là để loại bỏ yếu tố của giá cả hay nói cách khác là trả lời câu hỏi với một mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam thì mua được bao nhiêu hàng hoá và dịch vụ ở các nước khác. Nhiệm vụ tính GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương cho các địa phương cũng tương tự như vậy, nghĩa là loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố giá tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ nhằm chuyển về một “thang đo chân thực” về GDP bình quân đầu người của từng địa phương. Để giải quyết nhiệm vụ trên chúng ta sử dụng đẳng thức sau: GDP bình quân đầu người của tỉnh/thành phố theo PPP = GDP bình quân đầu người toàn quốc theo giá thực tế GDP bình quân đầu người toàn quốc theo PPP Chỉ số giá của tỉnh/ thành phố so với toàn quốc GDP bình quân đầu người tính theo giá thực tế của tỉnh/ thành phố Nếu ký hiệu: GDPi,t là GDP bình quân đầu người theo giá thực tế của tỉnh/ thành phố thứ I ở năm t; GDPt là GDP bình quân đầu người toàn quốc theo giá thực tế ở năm t; GDPi,t – PPP là GDP bình quân đầu người của tỉnh/ thành phố thứ i ở năm t theo PPP GDPt-PPP là GDP bình quân đầu người toàn quốc ở năm t theo PPP; Ipi,t là Chỉ số sử dụng cuối cùng hàng hoá và dịch vụ của tỉnh/ thành phố i so với toàn quốc ở năm t. Thì đẳng thức trên có thể viết gọn như sau: Từ công thức(1) thấy rằng muốn tính được GDPi,t-PPP cho từng tỉnh thành phố phải tính được Ipi,t cho từng tỉnh thành phố. Phương pháp tính chỉ số giá sử dụng cuối cùng (Ipi,t) cho từng tỉnh, thành phố Theo phương pháp tính chỉ tiêu GDP theo sức mua tương đương, thì chỉ tiêu GDP phải được tính theo phương pháp sử dụng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng Nhà nước tích luỹ tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu. Như vậy, chỉ số Ipi,t là chỉ số trung bình của 4 chỉ số trên. Tuy nhiên, do nguồn số liệu thống kê không đầy đủ và mặt khác, trong nền kinh tế nước ta hầu hết các địa phương mới làm đủ ăn. Vì vậy, có thể mượn chỉ số giá sinh hoạt thay thế chỉ số giá sử dụng cuối cùng. Hàng tháng ngành Thống kê các cấp dựa theo phương pháp tính chỉ số giá sinh hoạt của tổng cục Thống kê đã công bố giá và chỉ số giá cho các cấp theo quyền số cố định có điều chỉnh. Lợi dụng các số liệu về giá và hệ thống quyền số cố định chúng ta có thể tính được chỉ số giá sinh hoạt Ipi,t cho từng tỉnh thành phố theo công thức sau: Trong đó: ipj,t- là chỉ số cá thể của nhóm hàng thứ j tại thời điểm t - là quyền số để tính chỉ số Ii,t Trong công thức (2) chỉ số ipj,t được tính theo công thức: Trong đó: pj – là đơn giá của nhóm hàng của tỉnh j tại thời điểm t p0- là đơn giá của nhóm hàng của toàn quốc tại thời điểm t Như vậy để tính toán công thức (2) chỉ còn xác định (quyền số của chỉ số bình quân). Về mặt lý thuyết chỉ số nếu so sánh theo thời gian có thể sử dụng quyền số ở kỳ gốc hoặc kỳ báo cáo. Do vậy, đối với chỉ số không gian chúng ta cũng có thể sử dụng quyền số của từng địa phương hoặc quyền số của toàn quốc để tính toán. Tương ứng với mỗi loại quyền số chúng ta có các chỉ số giá tiêu dùng của địa phương so với toàn quốc theo quyền số của toàn quốc như sau: Nếu theo quyền số của địa phương, Ipi,t được tính theo công thức: (địa phương) (5) Hạn chế khi sử dụng hai quyền số trên: Cơ cấu của tỷ trọng chi tiêu dùng làm quyền số giữa địa phương và trung ương thường có những khác biệt khá lớn, do đó sử dụng công thức (4) hoặc công thức (5) sẽ cho ta những kết quả khác biệt thậm chí khó lý giải không phản ánh đúng thực tế. Để khắc phục tình trạng trên đây thông thường người ta phải điều chỉnh lại quyền số như sau: Dùng quyền số là trung bình cộng của quyền số trung ương và địa phương: Việc điểu chỉnh nhằm dung hoà sự khác biệt về cơ cấu tiêu dùng giữa địa phương và trung ương. Dùng quyền số là trung bình cộng của quyền số trung ương và địa phương chỉ tính những phần có tỷ trọng của cả địa phương và trung ương: Việc điều chỉnh này loại bỏ những nhóm tiêu dùng chỉ có ở trung ương hoặc chỉ có ở địa phương. Dùng khoảng cách tứ phân vị để loại bỏ những nhóm hàng có tỷ trọng lớn ở trung ương nhưng lại có tỷ trọng nhỏ ở địa phương hoặc ngược lại theo cách sau: Trước hết chia các tỷ trọng các nhóm hàng của địa phương cho tỷ trọng của các nhóm hàng tương ứng ở trung ương sẽ được một dãy số phân phối và chỉ lấy những nhóm hàng nằm trong khoảng cách ở từ tứ phân vị thứ nhất đến tứ phân vị thứ ba và áp dụng các phương pháp trên để tính toán hệ số điều chỉnh về giá giữa trung ương và địa phương. Ví dụ tính GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương cho cấp tỉnh/ thành phố áp dụng công thức (1) ta có: Giả sử: GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương của Việt Nam năm 2000 là 1980 USD. GDP theo giá thực tế của Việt Nam năm 2000 quy đổi theo tỷ giá hối đoái là: 390 USD GDP theo giá thực tế của Hà Nội năm 2000 quy đổi theo tỷ giá hối đoái là: 640 USD Chỉ số tính theo các phương pháp là: Phương pháp Ip HN.2001 (1) 1,003 (2) 1,013 (3) 1,005 (4) 1,007 GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương của Hà Nội năm 2000 theo phương pháp 1 là: USD- PPP Theo phương pháp 2 là: USD- PPP Theo phương pháp 3 là: USD- PPP Theo phương pháp 4 là: USD- PPP Kết luận Qua trình bày trên thấy rằng việc tính toán GDP bình quân đầu người theo phương pháp sức mua tương đương cho các địa phương có thể dễ dàng thực hiện không mất nhiều công sức và chi phí vì nguồn số liệu dùng để tính toán đều có sẵn trong các báo cáo của ngành Thống kê hiện nay. Phương pháp trình bày trên đây đã lợi dụng được phương pháp tính sức mua tương đương của Liên Hợp Quốc thông qua phương pháp gián tiếp. Vấn đề cốt lõi trong việc tính toán là lựa chọn quyền số trong việc tính chỉ số giá. Các phương pháp xác định quyền số đưa ra trên đây mang tính tổng quát, khi vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng địa phương cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia am hiểu thực tế để điều chỉnh cho phù hợp. Tài liệu tham khảo Giới thiệu phương pháp tính chỉ số HDI- Phạm Sơn- Thông tin Khoa học Thống kê số 2/ 1997 Báo cáo phát triển con người của LHQ năm 2000 (Bản dịch của Bộ Ngoại giao) Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài “Tính tổng sản phẩm trong nước theo sức mua tương đương”, - Nguyễn Văn Phẩm- Hà Nội năm 2000. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0780.doc
Tài liệu liên quan