- MứcII Phòng quạt 3-4 người/ phòng, các bữa ăn theo chương trình
( 20.000đ/ bữa chính, 5000đ bữa phụ, 40.000đ/ bữa tại Đông Hưng )
ô tô máy lạnh đưa đón, vé thắng cảnh các điểm du lịch, phí tổ chức, HDV, bảo hiểm du lịch, thủ tục xuất nhập cảnh.
Không bao gồm:
- Hoá đơn thuế VAT, Đồ uống, Điện thoại, giặt là và các dịch vụ khác tại khách sạn.
70 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các doanh nghiệp du lịch trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khắp các nơi trên đất nước.
Hiện tại Công ty đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm của mình trên các tạp chí, các báo có uy tín, tích cực tham gia các hội chợ Festival… để tạo lập mối quan hệ. Cần nói thêm, đây là thị trường đầu vào của Công ty ( hay các nhà cung cấp ) Công ty có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, các chính quyền địa phương, nơi mà Công ty đưa khách tới. Chính vì lẽ đó trong những mùa cao điểm Công ty vẫn sắp xếp đủ phòng cho khách và khách được phục vụ chu đáo.
Đánh giá về thị trường khách của Công ty trong một vài năm qua
Hiện tại thị trường khách của Công ty vẫn chưa phải là lớn, chỉ tập trung vào một số thị trường chủ yếu như:Trung Quốc và các nước trong khu vực Do đó Công ty cần chú trọng hơn nữa vào thị trường khách Quốc tế đến Việt Nam tham quan du lịch tại Việt Nam .
Còn đối với thị trường khách du lịch Việt Nam đi Du lịch nước ngoài và khách du lịch nội địa đây cũng là hai mảng thị trường mà Công ty thu hút được rất nhiều khách và hiệu quả đem lại tương đối cao. Công ty cũng đang chú trọng vào hai thị trường khách này. Vì nó không những đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty mà còn giúp cho Công ty khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, giúp cho Công ty ngày càng lớn mạnh và được khách du lịch trong và ngoài nước tín nhiệm.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.1 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh trong năm 2000, 2001và 2002.
(bảng1) Đơn vị: Triệu VND
TT
Nội dung chỉ tiêu
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
So sánh
2001/2002
1
2
3
4
Tổng doanh thu
-Doanh thu kinh doanh du lịch
-Doanh thu thị trường thương mại
-Doanh thu khác
Tổng chi phí
-Giá vốn hàng bán
-Chi phí thu hộ
-Chi phí bán hàng
-Chi phí quản lý
Thu nhập trước thuế
-Thuế thu nhập
-Thu nhập sau thuế
Hiệu quả kinh doanh
45.870
28.263
16.216
1.418
44.235
14.124
23.425
917
5.769
1.635
523
1.112
1,037
44.510
24.518
18.174
1.818
43.729
16.018
21.146
1.135
5.430
781
250
531
1,0179
46.125
30.230
14. 375
1.520
44.285
15.120
22.146
1.475
5.274
1845
589
1.251
1,0415
1.615
5.712
-3.799
-298
556
898
1000
340
156
1.059
339
720
*
Theo số liệu bảng trên cho ta thấy tổng doanh thu đạt được của năm 2000 là 45,870 tỷ VND năm 2001 là 44,510 tỷ VND gảm 1,360 triệu đồng, tương đương 2,96%. Nguyên nhân giảm là do vụ khủng bố 11/9 đã làm giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam và từ Việt Nam đi sang các nước khác du lịch, đồng thời chính sự kiện này cũng làm giảm đáng kể nền kinh tế thế giới do đó cũng đã có tác động không nhỏ đến ngành du lịch nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng. Nhưng kết quả của năm 2002 đã có bước tăng đáng kể, doanh thu đạt 46.125 triệu VND tăng 1.615 triệu VND tương đương 3,63%, nguyên nhân chính ở đây là do đã có sự chuyển đổi và quan tâm đúng mức đến ngành du lịch cũng như công tác quản lý và chỉ đạo của Công ty , đồng thời áp dụng các biện pháp thu hút khách đến và đi, khách du lịch nội địa của Công ty ngày càng tăng nhanh, các chương trình tour ngày càng phong phú và đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong 2002 doanh thu về du lịch tăng 23,3%so với 2001 và 7,06% vo với 2000. Như vậy ta có thể thấy doanh thu du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty. Do đó để đạt được mục tiêu duy trì, tồn tại và phát triển bền vững của Công ty, cần phải có những biện pháp thích hợp đặc biệt là các giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế (trong đó tính thời vụ là chủ yếu ) và phát huy thế mạnh của phòng du lịch trong Công ty
Bảng: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty
( bảng 2 )
Nội dung chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
So sánh 2001/2002
Tuyệt đối
Tương đối%
Hiệu quả
Lần
1,0179
1,0415
0,0236
102.32
NSLD theo DT
Tr.đ/ng
25
28
3,00
112
TSLN /V
%
8
19
11
237,5
TSLN/DT
%
5,45
11
5,55
201,8
Số vòng quay của TS
Lần
2.50
2.70
0,20
108
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2001 và 2002 của Công ty ĐTTM&DVTL
Nhìn vào số liệu bảng trên ta thấy việc sử dụng lao động trong quá trình làm việc của Công ty tương đối hiệu quả. Kết quả về doanh thu một nhân viên làm ra trong một năm là tương đối cao. Nguyên nhân chính là do Công ty đã có những chính sách thích hợp cùng với các biện pháp để khuyến khích người lao động trong công việc, đồng thời cộng với sự nhiệt tình hăng say làm việc của đội ngũ cán nhân viên nên đã tạo ra được thành quả trên
Tất cả các số chỉ số của năm 2002 so với 2001 là đều tăng. Về chỉ số TSLN/DT năm 2002 tăng gần gấp đôi so với 2001 như vậy cứ một đồng doanh thu thu về trong năm 2002 sẽ tạo ra một số đồng lợi nhuận gấp đôi năm 2001. Điều này khảng định sự hồi phục của công ty về tình trạnh đi xuống trong năm 2001.
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Công ty cũng tăng, có nghĩa cứ một đồng vốn bỏ ra năm 2002 Công ty sẽ thu về một lượng lợi nhuận lớn hơn một đồng vốn bỏ ra để kinh doanh trong năm 2001. Chứng tỏ việc sử dụng của Công ty ngày càng hiệu quả, do đó cần phải có những biện pháp để duy trì tình trạng này.
Số vòng quay của toàn bộ tài sản tăng, điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn có hiệu quả, chính số vòng quay của tài sản đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn tăng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu bán hàng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh. Do đó Công ty cần phải phát huy và tạo mọi điều kiện để thúc đẩy tăng doanh thu bán hàng
1.1 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh 2000, 2001 và 2002
( bảng 3 )
Nội dung chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
So sánh 2001/2002
Tuyệt đối
Tương đối
Doanh thu
Tỷ.đ
45,870
44,510
46,125
1,165
1,042
Chi phí
Tỷ.đ
44,235
43,729
44,285
556
1,013
Lợi nhuận
Tỷ.đ
1,635
781
1,845
1,064
2.362
Lượt khách
Lượt k
23.867
20.035
28.956
8.921
1,445
Ngày khách
Ngày/k
118.860
86.150
145.360
59.210
1,687
T.G Tb một khách
Ngày
4,98
4,30
5,02
0,72
1,167
Nguồn:Báo cáo tổng kết các năm 2000, 2001, và 2002 của Công ty DTTM&DVTL
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả, kinh doanh phát triển và ổn định. Năm 2001 hiệu quả kinh tế là 1,0179, năm 2002 hiệu quả kinh tế là 1,0415. Doanh thu các năm đã bù đắp được chi phí và có lãi. Năm 2002 doanh thu và chi phí đều tăng so với 2001. Nhưng doanh thu tăng nhanh hơn so với chi phí. Lý do là vì trong năm 2001 có rất nhiều biến động. Số lượng Công ty Lữ hành ngày càng tăng và sự cạnh tranh giữa các Công ty ngày càng khốc liệt. Lợi nhuận thu về của các chương trình du lịch là thấp. Thêm vào đó ảnh hưởng của sự kiện ngày 11/9/2001 tại Mỹ làm lượng khách đi các chương trình tour bằng máy bay giảm hẳn do đó giá bán của cá chương trình tour cũng giảm theo.
Hoạt động kinh doanh của Công ty ĐTTM&DVTL rất đa dạng: Hoạt động kinh doanh lữ hành Quốc tế chủ động và bị động, hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa.
Nhưng trong 2 năm 2001 –2002 vừa qua hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Các chương trình du lịch của Công ty cho người Việt Nam đi du lịch nước ngoài thường có số lượng khách đông, thời gian đi du lịch thường dài. Khách du lịch đến Công ty bao gồm rất nhiều loại khách với những mức thu nhập khác nhau. Công ty xác định thị trường luôn là khâu đầu tiên quan trọng chi phối các hoạt động kinh doanh tiếp theo của Công ty. Vì lẽ đó việc chiếm lĩnh thị trường đã trở thành sự cạnh tranh gay gắt dưới nhiều hình thức. Công ty đang có sự đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền quảng cáo để thu hút khách. Công ty thường xuyên cử các nhân viên có nhiều kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn đi tham gia các hội chợ Quốc tế, ra nước ngoài khảo sát thị trường nhằm tăng cường chặt chẽ với các bạn hàng quen biết, thiết lập quan hệ với các bạn hàng mới. đồng thời trong nước Công ty cũng thường xuyên tham gia các hội chợ, các sự kiện ( festival về du lịch ) mà ngành tổ chức. Hàng năm, Công ty vẫn tăng cường pháy hành các ấn phẩm quảng cáo như các tập gấp, bản đồ quảng cáo, sách mỏng giới thiệu về các chương trình tour của Công ty, các điểm du lịch, quảng cáo trên các báo tạp chí có uy tín ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Làm quà lưu niệm sau mỗi chuyến hành trình như áo, mũ, túi sách có biểu tượng của Công ty tặng cho du khách.
Các số liệu về doanh thu một ngày khách, chi phí trung bình một ngày khách, lợi nhuận thu được tronh một ngày khách qua hai năm 2001 và 2002, ta thấy mặc dù kinh doanh có lãi nhưng doanh thu thu về so với chi phí của năm 2002 cao hơn không nhiều so với năm 2001. Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các Công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội đang rất quyết liệt. Sự ra đời của các Công ty mới, các chương trình xây dựng lên cũng tương đối giống nhau, với mức giá hoàn toàn tương tự nhau dẫn đến sự cạnh tranh giữa các Công ty nhằm thu hút khách. Một trong những biện pháp mà Công ty Đầu Tư Thương Mại Và Dịch Vụ Thắng Lợi đang sử dụng: nâng cao chất lượng của các chương trình Du lịch, tăng cường biện pháp khuếch trương quảng cáo về Công ty, về sản phẩm các chương trình Du lịch của Công ty tới khách Du lịch để sao cho du khách biết về Công ty và biết về sản phẩm của Công ty, đồng thời hạ giá của các chương trình du lịch xuồng mức mà Công ty chấp nhận được.
Thời gian trung bình một ngày khách trong một chương trình của Công ty ở đây có thể nói lên rằng khả năng kinh doanh của Công ty rất lớn. Các chương trình Du lịch mà Công ty xây dựng cho khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam thường là các chương trình Du lịch xuyên Việt dài từ 10-12 ngày. Các chương trình Du lịch xây dựng cho người Việt Nam đi các nước thường từ 12-15 ngày và các chương trình Du lịch xây dựng cho người Việt Nam Du lịch trong nước thường từ 3-5 ngày. Do vậy để thực hiện tốt chuyến đi Du lịch dài ngày như vậy thì nhân viên điều hành chương trình Du lịch phải sắp xếp lịch trình Du lịch này sao cho thật hấp dẫn du khách, lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ ( về vận chuyển, về khách sạn …) cho phù hợp với chuyến hành trình. Hướng dẫn viên trong quá trình làm việc với đoàn phải làm sao giúp cho khách Du lịch được an toàn nhất, Ngoài việc hướng dẫn cho khách về các điểm tham quan, còn phải liên hệ với các nhà cung cấp đến việc tiếp xúc, làm quen với khách, xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra từ khâu bắt đầu đón khách đến khâu cuối cùng là tiễn khách và lấy thông tin phản hồi từ phía khách
1.2 Bảng tổng hợp kết cấu nguồn khách năm 2000, 2001và 2002 ( bảng 4 )
TT
Nội dung chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
In bound
-Số đoàn khách
847
718
925
-Số người khách
16.981
1.5413
1.7135
-Doanh số
Tỷ
12,580
1,0706
1,4230
2
Out bound
914
-Số đoàn khách
968
1.3198
1003
-Số người khách
18.362
1,3072
2.0010
-Doanh số
Tỷ
14,360
1,4240
3
Du lịch nội địa
-Số đoàn khách
515
626
750
-Số người khách
6.039.
6.389
8.021
-Doanh số
Tỷ
1,026
740
1,760
Nguồn:Báo cáo tổng kết các năm 2000, 2001, và 2002 của Công ty DTTM&DVTL
Dựa vào bảng trên ta thấy, khách du lịch của Công ty chủ yếu là khách du lịch Quốc tế, với tổng số lượt khách đến và khách đi là 35.343 lượt khách vào năm 2000, 28.458 lượt khách vào 2001 và đạt 37.145 lượt khách vào 2002
In bound: Doanh thu đạt 12,800 tỷ VND vào năm 2000, đạt 10,706 tỷ VND và đạt 14,230tỷ VND vào 2002. Như vậy doanh thu năm 2002 tăng so với các năm 2001 và 2000.
Out bound: Doanh thu đạt 14,360 tỷ VND vào 2000 và 2001 giảm xuống con 13,072 tỷ VND nguyên nhân chính là do vụ khủng bố quốc tế đã làm suy giảm nền kinh tế công việc đe doạ đến sự an toàn của khách khi đi du lịch. Nhưng mức doanh thu này lại tăng dần và tăng khá nhanh vào năm 2002, doanh thu năm 2002 đạt 14,240 tỷ Việt Nam, tương đương tăng 8,9% so với 2001 nhưng vẫn giảm 0,83% so với 2000, như vậy là đã có bước khôi phục đáng kể sau tình hình bất ổn định vào ngày 11/9, đây là dấu hiệu đáng mừng cho sư phát triển của Công ty nói chung và của bộ phận du lịch trong Công ty nói riêng .Qua bảng (2)ta thấy mảng du lịch nội địa của Công ty còn kém so với mảng du lịch quốc tế, chưa xứng đáng so với tiềm năng của Công ty và tiềm năng du lịch của nước ta. Doanh thu chỉ đạt xấp xỉ trên dưới 1tỷ Việt Nam, số lượng khách còn khá khiêm tốn, do vậy Công ty cũng cần phải chú ý hơn đến mảng du lịch nội địa hơn nữa để thúc đẩy kinh doanh du lịch của Công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung ngày càng phát triển hơn nữa
1.3 Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu.
( Bảng 5 )
TT
Chỉ tiêu nội dung
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
2
3
4
5
Vốn cố định
Vốn lưu động
Số lao động
-Hợp đồng dài hạn
-Hợp đồng ngắn hạn
Lương bình quân
Nộp ngân sách
Tỷ
Tỷ
Đồng
Tỷ
3,145
2,660
318
290
28
6000
2,798
3,268
2,718
264
248
16
890.000
2,515
3,628
2,918
264
248
16
960.000
1,896
Qua số liệu trên cho ta thấy tình hình một số chỉ tiêu cơ bản của Công ty như sau:
Về vốn, số vốn kinh doanh của Công ty tương đối lớn là 6,705 tỷ vào 2000, 6,346 tỷ vào 2001 và 6,546 vào 2002. Nhìn chung không có sự biến đổi về số vốn giữa các năm 2000và 2001 nhưng cũng đã tăng vào 2002 đây là điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng đầu tư, đầu tư theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là trong kinh doanh du lịch thì Công ty cần phải chú ý hơn nữa đến mảng khách du lịch trong nước.
Về nguồn nhân lực của Công ty đã có sự giảm sút từ 318 cán bộ viên chức vào 2000 xuống còn 264 vào 2001 và 2002, nhưng thu nhập cán bộ viên chức trong Công ty đã dần được cải thiện và có xu hướng tăng lên, đáp ứng được đời sống hiện nay của cán bộ công chức trong Công ty. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng để các thành viên trong Công ty có điều kiện chú tâm trong công việc và ra sức phát huy hết năng lực và phẩm chất của người lao động.
Nhận xét chung
Có được kết quả như vậy là do Công ty có những ưu điểm sau:
Công ty đã tổ chức được bộ máy làm việc tương đối gọn nhẹ, Ban lãnh đạo Công ty thực sự là nhữnh người có năng lực, có phương pháp lãnh đạo và nhanh nhạy với thị trường.
Tập thể lao động của Công ty có trình độ chuyên môn cao, trình độ ngoại ngữ vững vàng, đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách.
Công ty luôn tạo được bầu không khí đoàn kết, phát huy cao tinh thần trách nhiệm để nâng cao năng suất lao động.
Công ty luôn chú trọng đến công tác tiếp thị, quảng cáo ở thị trường Quốc tế.
Luôn tìm tòi, thiết kế xây dựng những chương trình du lịch mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Công ty dã có uy tín trên thị trường trong nước và Quốc tế.
Công ty có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp không chỉ ở trong nước mà còn ở một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Thời gian trung bình cho một chuyến đi du lịch đối với các thị trường khách là khá dài.
Tuy nhiên Công ty vẫn còn tồn tại những khó khăn cần phải giải quyết:
Lượng khách có tăng nhưng có xu hướng chậm lại đặc biệt là lượng khách nước ngoài đi du lịch vào Việt Nam.
Sự cạnh tranh gữa Công ty với các đối thủ về giá, chất lượng ngày càng gay gắt và quyết liệt.
Các dịch vụ chủ yếu cung cấp cho các chương trình du lịch ( như vận chuyển, lưu trú, ăn, ngủ …) đôi khi vẫn phải đi thuê ngoài. Do vậy nhiều khi gây ảnh hưởng đến việc bố trí, sắp xếp chuyến du lịch.
Những nhân tố trên ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của Công ty.
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra một giải pháp để phát huy thế mạnh và khắc phục những điểm yếu trên, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty chính là nội dung của Chương III.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI
VÀ DỊCH VỤ THẮNG LỢI
I. Phương hướng và mục tiêu của Công ty.
Theo Roney: Một công ty kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, muốn chiến thắng đối thủ cạnh tranh trên thị trường, trước hết phải nắm được thông tin và sau đó phải biết xây dựng cho mình những chiến lược, kế hoạch đầy tham vọng.
Công ty ĐTTM&DVTL với nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh lữ hành, với phương châm và hoạt động “ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, phát huy tính sáng tạo nhằm sẵn sàng làm thoả mãn mọi nhu cầu Du lịch của khách hàng bằng chất lượng dịch vụ cao nhất với giá cả hợp lý nhất “. Do đó, trong quá trình trưởng thành Công ty đã phục vụ:
Hơn 16.000 lượt khách Quốc tế đến Việt Nam, trong đó chủ yếu là khách Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á
Hơn 18.000 lượt khách Du lịch Việt Nam đi Du lịch, khảo sát và trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài tới các nước: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Campuchia, Brunay, Philippin, Indonexia, Đai loan, úc…
Số khách hàng quen sử dụng dịch vụ do Công ty cung cấp ( Quá 3 lần /01 năm; Bạn hàng thường xuyên từ 2 năm trở lên ) chiếm 38%. Số khách hàng khiếu nại và phàn nàn về dịch vụ do Công ty cung cấp chiếm 2%
Số khách hàng đã từng khiếu nại nhưng sau khi được giải thích và đáp ứng thoả mãn các yêu cầu khiếu nại thì vẫn tín nhiệm sử dụng dịch vụ do Công ty cung cấp chiếm 80%
Với phương châm và hành động như vậy, Công ty đã tích cực mở rộng thị trường, xây dựng chính sách giá phù hợp để đáp ứng nhanh nhu cầu của khách. Để đạt được mục tiêu đó, Các nhà quản trị của Công ty phải xây dựng cho mình một kế hoạch chi tiết và khả thi. Kế hoạch phải được xây dựng trên một mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, từ kế hoạch của ban giám đốc đến kế hoạch của từng bộ phận phòng ban trong Công ty. Mục tiêu cần phải được cụ thể hoá và cùng với các biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Do đó Công ty luôn đề ra những câu hỏi:
. Chúng ta đã ở đâu. Chúng ta đang ở đâu, chúng ta theo đuổi mục đích nào?
. Chúng ta muốn đi đâu?
. Chúng ta phân bổ các nguồn lực ra sao để đến được nơi chúng ta muốn đến?
. Làm thế nào để chúng ta chuyển kế hoạch thành hành động?
Và luôn tìm cách để trả lời những câu hỏi đó. Câu trả lời càng đúng đắn bao nhiêu thì sự thành công càng lớn bấy nhiêu. Công ty cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mình, kết hợp với phân tích những thời cơ và thách thức từ môi trường bên ngoài ( phân tích ma trận SWOT ) để xây dựng kế hoạch đúng đắn. Vì vầy Công ty cần xây dựng cho mình một bộ hồ sơ về kế hoạch kinh doanh.
1. Xác định phương hướng kinh doanh của Công ty trong những năm tới
Hoà cùng với sự phát triển của ngành Du lịch. Trong 2003 và trong những năm tới Công ty đã đưa ra những kế hoạch kinh doanh như sau:
. Tiếp tục mở rộng tìm kiếm thị trường sang các nước Đông Âu, Bắc Mỹ, Nhật . Bản và một số nước khu vực Châu á.
. Tăng cường tuyên truyền quảng cáo để thu hút khách.
Ngoài ra trong 2003 Việt Nam đã chính thức đăng cai SEGAME, đây là điều kiện thuận lợi để Du lịch Việt Nam có cơ hội quảng bá tới các nước trong khu vực và trên thế giới. Với sự kiện này cộng với tình hình kinh tế chính trị ổn định của đất nước, Công ty đã có kế hoạch phấn đấu đón trên 50.000 lượt khách Quốc tế. Với thị trường khách nội địa là từ 10 đến 15.000 lượt khách, còn thị trường khách Du lịch Việt Nam đi ra nước ngoài là hơn 20.000 lượt khách.
2. Các quan điểm cần quán triệt khi thực hiện phương hưóng - chiến lược.
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cần phải quán triệt các quan điểm sau.
Chiến lược kinh doanh của Công ty cần phải quán triệt chủ trương, chính sách của UBND Thành Phố Hà Nội, và của Nhà Nước. Quan điểm này đòi hỏi chiến lược kinh doanh của Công ty phải coi những mục tiêu, chủ trương định hướng phát triển của ngành, của Đảng và của Nhà Nước là những căn cứ quan trọng để xây dựng các quan điểm mục tiêu phương hướng của Công ty. Sự ràng buộc này được định ước bởi vì Công ty trực thuộc UBND Thành Phố Hà Nội. Sự ràng buộc này đảm bảo sự gắn bó, nhất quán và đồng hướng của các mục tiêu, phương hướng phát triển kinh doanh với ngành.
Chiến lược kinh doanh của Công ty phải quán triệt các nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Điều này đòi hỏi quá trình xây dựng lựa chọn và thực hiện của Công ty phải dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu phân tích hoàn cảnh kinh doanh phù hợp với môi trường kinh tế, môi trường chính trị pháp luật.
Các phương án chiến lược phải được thiết lập trên cơ sở nhận rõ thực trạng môi trường kinh doanh. Bình đẳng tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi sẽ là cơ sở thiết lập mối quan hẹ kinh doanh Du lịch khác trên thị trường.
Chiến lược kinh doanh của Công ty phải quán triệt quan điểm hiệu quả. Là một đơn vị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước thì hiệu quả sẽ là tiêu chuẩn hàng đầu chi phối hoạt động kinh doanh của Công ty.
Khái quát yêu cầu hiệu quả cũng đòi hỏi quá trình yêu cầu lựa chọn, triển khai chiến lược của Cônh ty phải là quá trình quán triệt khai thác thời cơ thuận lợi một cách có hiệu quả, cũng như các thế mạnh, các lợi thế so sánh của Cônh ty tronh kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đó phải là quá trình biến tiềm năng lợi thế của Công ty thành kết quả kinh doanh thực thụ trên thực tế.
Ngoài ra Công ty ĐTTM & DVTL đưa ra một số biện pháp nhằm thực hiện tốt phương hướng- chiến lược đã đề ra.
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty ĐTTM&DVTL
Hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành là chỉ tiêu phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ bỏ ra cho việc kinh doanh thì thu vào bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Hệ số kinh doanh trong kỳ phân tích phải lớn hơn một thì kinh doanh mới có hiệu quả và hệ số này càng lớn hơn một thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Nhìn vào kết quả kinh doanh của Công ty trong năm 2002 ta thấy có hiệu quả nhưng hiệu quả đó chưa cao. Do vậy, để nâng cao hiệu quả tại Công ty trong bối cảnh hiện nay có rất nhiều giải pháp. Qua thời gian thực tập thực tế tại Công ty và do kinh nghiệm còn hạn chế, em chỉ xin đưa ra một số giải pháp giúp cho Ban Giám đốc của Công ty có thêm một vài thông tin tham khảo. Một số giải pháp đó là: Tăng doanh thu hoặc giảm chi phí
Sau đây em xin đưa ra một số giải pháp:
1.Tăng doanh thu
1.1 Duy trì và khai thác tốt thị trường hiện tại đồng thời mở rộng đến các thị trường khác, lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mọi tổ chức kinh doanh, mọi nhà kinh doanh . Bởi lẽ để tồn tại và phát triển , các tổ chức cá nhân này phải có một vị trí nhất định trên thị trường. Để xây dựng một chiến lược phù hợp cho một đơn vị kinh doanh trong một thời kỳ nhất định tất yếu phải có sự nghiên cứu thị trường .
Trong hoạt động kinh doanh lữ hành vấn đề thị trường luôn là vấn đề cần được quan tâm, chỉ đạo sát sao kịp thời và cụ thể. Do vậy để nâng cao khả năng thai thác khách của mình Công ty cần phải làm tốt công tác thị trường .
Lượng khách đến với Công ty còn ít và chưa đa dạng . Do vậy phòng nghiên cứu thị trường của Công ty phải có những chuyến khảo sát thực tế tài các thị trường này để thiết lập được tốt mối quan hệ giữa Công ty với các nhà đại lý tại các thị trường này, đồng thời gửi những tập gấp có những chương trình du lịch hấp dẫn để giới thiệu với khách cho các đại lý du lịch này. Công ty cần phải kiểm tra chặt chẽ những đại lý mà mình đã thiết lập để họ có trách nhiệm khi có khách yêu cầu phải liên hệ ngay với Công ty để phục vụ khách được tốt nhất, Công ty nên có những ưu đãi đặc biệt đối với các đại lý này bởi vì họ là đầu mối trực tiếp giữa khách với Công ty. Đồng thời có những mức phạt thật nặng khi mà các Công ty ấy vi phạm hợp đồng, nếu không Công ty một mặt sẽ mất khách mặt khác uy tín của Công ty cũng bị ảnh hưởng rất nặng.
Đối với thị trường hiện nay Công ty đang khai thác thì như vậy, nhưng Công ty không chỉ tập trung khai thác tốt thị trường này bởi vì các thị trường này cũng đang là những thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty lữ hành.
Đối với thị trường khách là người Việt Nam ra nước ngoài. Mặc dù lợi nhuận thu được từ các chương trình du lịch này không cao nhưng Công ty cũng vẫn phải duy trì và thậm chí còn phải tập trung tốt hơn nữa bởi vì thị trường này vẫn là thị trường đem lại doanh thu chủ yếu cho Công ty, vẫn là thế mạnh của Công ty.
Đối với thị trường khách nội địa, đây cũng là một thị trường quan trọng của Công ty, thị trường này đang có xu hướng phát triển bởi trình độ dân trí ngày một tăng, thu nhập ngày một tăng, người dân đang có xu hướng đi du lịch nhiều…Công ty cần phải có những chương trình đa dạng, độc đáo để thu hút tốt nhất, nhiều nhất lượng khách đến với Công ty.
1.2. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty.
Bất cứ một tổ chức kinh doanh nào muốn hoạt động có hiệu quả thì phải có bộ máy tổ chức hợp lý, có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình năng động và trung thành. Trên cơ sở đó phát huy được sức mạnh tổng hợp về năng lực, trí tuệ của toàn thể nhân viên trong Công ty.
Hiện nay cơ cấu tổ chức của Công ty còn khá gọn nhẹ. Các bộ phận đặc trưng là quan trọng nhất của Công ty đó là: Phòng điều hành, còn Phòng thị trường và Phòng hương dẫn của Công ty vẫn để thành một phòng. Do vậy mà các nhân viên trong phòng này vừa phải đảm nhận các công việc của phòng thị trường lại vừa phải đảm nhận công việc của phòng hướng dẫn khi có khách. Làm công việc của các nhân viên trong phòng này rất bận rộn và bị phân tán, làm ảnh hưởng chất lượng kinh doanh của Công ty.
Theo em trong thời gian tới đây Công ty nên tách phòng này làm hai phòng riêng với chức năng nhiệm vụ riêng. Phòng thị trường chỉ thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình là khảo sát thị trường, tìm nguồn khách và làm công tác quảng cáo các sản phẩm của Công ty tới thị trường khách. Phòng hướng dẫn chỉ thực hiện nhiệm vụ của phòng hướng dẫn. Từ đó các nhân viên có thể nâng cao hơn nhiệm vụ, kinh nghiệm của mình để đón được nhiều khách và phục vụ khách được tốt hơn nữa.
Còn bộ phận văn phòng của Công ty hiện nay có tới 4 người. Em thấy rằng việc phân bố lao động ở đây quá đông không cần thiết. Nhiều khi em cảm thấy nhiều người như vậy nhưng công việc rất bận rộn bởi vì các phòng khác thì bận mà nhân viên ở đay không phải là chuyên môn của họ. Phòng này em nghĩ chỉ nên bao gồm có 2 người, một người làm công việc trực điện thoại và một người khác làm công việc tiếp khách và mua sắm các trang thiết bị khi Công ty có nhu cầu. Việc phân công này chỉ là tương đối vì họ có thể giúp đỡ lẫn nhau khi công việc khá bận.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất của riêng em về cơ cấu tổ chức của Công ty mà qua quá trình thực tập tại Công ty, em cảm thấy rằng nó bất hợp lý để Công ty có thêm ý kiến tham khảo giúp cho cơ cấu tổ chức của mình hợp lý hơn.
1.3 Triển kkai chính sách Marketing – Mix phù hợp với mỗi đoạn thị trường mục tiêu.
Như chúng ta đã biết, chính sách Marketing – Mix là một công cụ đắc lực trong việc theo đuổi các mục tiêu kinh doanh của một Công ty. Nó gồm bốn công cụ:Chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, chính sách giá và chính sách giao tiếp khuếch trương .
Để đạt được kết quả cao hơn nữa, Công ty cần phải áp dụng cả 4 chính sách trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau và trên cơ sở của việc nghiên cứu thị trường . Một chiến lược Marketing chỉ thành công khi các chính sách này được phát huy tác dụng. Sau đây em xin trình bày một số chính sách sau:
1.3.1Chính sách sản phẩm
Trong chính sách sản phẩm này đối với mỗi đoạn thị trường mục tiêu cần tập trung vào 2 vấn đề:
* Nâng cao chất lượng chương trình du lịch
Chất lượng chương trình ở đây được hiểu là chất lượng thiết kế và chất lượng thực hiện
Trung tâm phải nghiên cứu ngay từ khi thiết kế chương trình Du lịch , bởi vì nếu chương trình Du lịch không đáp ứng được nhu cầu của khách thì sẽ không bán được chương trình Du lịch đó
Việc nắm được nhu cầu của khách và thiết kế được chương trình về văn hoá , bản sắc văn hoá dân tộc , di tích lịch sử , và thiết kế được những chương trình phù hợp với thị trường khách như vậy sẽ thu hút được rất nhiều khách đến với Công ty bởi vì đi du lịch ngày nay đã trở thành phổ biến đối với mọi người trên thế giới.
Việc thu thập thông tin về nhu cầu của khách để xây dựng lên những chương trình du lịch này bằng rất nhiều cách. Trong một số trường hợp thuận tiện Công ty có thể trực tiếp nghiên cứu thị trường . Nếu không đủ điều kiện thì cách hay nhất là có thể thông qua các hội chợ triển lãm, các Công ty nước ngoài gửi khách hoặc là từ những khách đang đi Du lịch với Công ty , thông qua những phiếu điều tra, gửi thư thăm dò khách. Hoặc Công ty có thể thu thập thông tin thứ cấp qua các báo, trong tạp chí, internet, bạn bè, cơ quan Nhà nước , các Đại sứ quán..
Thị trường khách của Công ty là rất đa dạng . Các chương trình mà Công ty xây dựng phải có mức giá phù hợp làm sao cho khách chi trả được. Chất lượng của các dịch vụ như :vận chuyển , lưu trú , ăn uống… phải có đầy đủ điều kiện cần thiết giúp khách cảm thấy thoải mái nhất, thưởng thức những món ăn ngon đặc trưng của từng vùng Du lịch …Để sản phẩm có thể đáp ứng những nhu cầu trên, khi xây dựng chương trình Du lịch thì Công ty nên cử người đi khảo sát thực tế trước thì khi đó chương trình sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty cần quan tâm đến những vấn đề sau :
+Nâng cao trình độ hướng dẫn viên cả về nghiệp vụ và nghệ thuật phục vụ .
+Công tác điều hành phải nhanh nhẹn, linh hoạt
+Có những tiết mục tạo cho khách ấn tượng về chuyến đi đặc biệt là trước và sau chuyến đi .
* Đa dạng hoá chương trình Du lịch , tạo sản phẩm độc đáo .
Phòng thị trường hàng năm vẫn xây dựng hàng sêri chương trình để chào bán cho khách , Công ty cần tạo nhiều chương trình hơn kết hợp nhiều lộ trình hơn. Trên mỗi tuyến của chương trình có thể đưa ra nhiều giải sản phẩm thay thế. Các giải pháp này Công ty nên áp dụng cho tất cả các loại thị trường khách : Khách Việt Nam đi Du lịch nước ngoài , khách nội địa... . Tạo sản phẩm độc đáo cũng là một biện pháp thu hút khách cũng nên áp dụng cho tất cả các loại thị trường khách, bởi vì nếu Công ty tạo được nhiều sản phẩm độc đáo đáp ứng được nhu cầu của khách có thể tránh được cạnh tranh gay gắt với các Công ty lữ hành
1.3.2 Chính sách phân phối
Công ty nên xây dựng hệ thống kênh phân phối trực tiếp giữa Công ty với khách du lịch bằng nhiều cách: quảng cáo, tiếp thị, tích cực tham gia vào các sự kiện đặc biệt như Festival, tổ chức triển lãm…để làm sao khách biết đến Công ty mình và nếu họ có nhu cầu đi du lịch thì họ thì họ sẽ nghĩ đến Công ty và mua chương trình Du lịch của mình mà không phải qua bất kỳ trung gian nào.
1.3.3 Chính sách giá.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thì giá cả là vấn đề hết sức quan trọng và nhạy cảm. Qua thời gian thực tập thực tế tại Công ty em thấy rằng giá của Công ty thường giảm hơn so với giá của các Công ty khác cùng cạnh tranh với Công ty trên địa bàn Hà Nội mặc dù chất lượng như nhau. Đây cũng là một chiến lược nhằm tăng lượng khách đến với Công ty. Công ty nên có đội ngũ nhân viên tính giá chính xác, nhanh chóng trả lời khách và có sự ưu ái về giá cho những đoàn khách lớn, dài ngày.
Để xác định chính xác kịp thời, Công ty phải xác định chi tiết chi phí liên quan, tập hợp thành bảng bao gồm:chi phí cố định, chi phí biến đổi để tính cho chính xác. Cách tốt nhất là Công ty sau khi có yêu cầu của khách về chương trình du lịch nên xây dựng ngay một bảng tính giá thành, giá bán sau đó đưa ngay cho khách nhanh nhất trong thời gian có thể, đồng thời nhắc khách xem xét kỹ, và nếu có chỗ nào không hiểu hoặc chưa hiểu phải giải thích tận tình cho khách . Điều này giúp cho khách biết được giá trị của chuyến đi du lịch mặt khác tạo tâm lý thoải mái giữa khách và Công ty trong quá trình làm việc tiếp theo.
1.3.4 Chính sách quảng cáo – khuếch trương
Để khách du lịch biết đến Công ty và sản phẩm của Công ty thì cách tốt nhất, hiệu quả nhất đó là quảng cáo và khuếch trương. Bởi vì Công ty nào muốn tạo uy tín của mình trong lòng khách hàng, muốn đưa sản phẩm của Công ty mình đến với khách hàng đều phải thực hiện chiến dịch quảng cáo khuếch trương. Công ty đang có chiến dịch quảng cáo rất rầm rộ bằng các tập gấp, áp phích, các báo tạp chí trong và ngoài nước … Các tập gấp, áp phích được trang trí rất đẹp và hấp dẫn. Các đợt quảng cáo không chỉ được gửi đi các nơi trong nước mà nó còn được gửi tới các đại lý của các đại lý của các Công ty gửi khách nước ngoài. Ngoài ra Công ty cũng đang thiết kế trang web cho riêng mình trên mạng Internet giới thiệu về Công ty, về sản phẩm của Công ty.Các trang Web của Công ty phải thật hấp dẫn, có nhiều hình ảnh bên cạnh các chương trình du lịch được xây dựng để khách có thể hình dung ra được chuyến du lịch mình sẽ đi. Công ty nên có một lập trình viên sáng tạo ra các trang Web đặc sắc về Công ty giới thiệu cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu là nghĩ ngay đến Công ty và mua chương trình du lịch của Công ty
Mô hình quảng cáo đó phải thoả mãn :
Lôi cuốn sự chú ý.
Tạo sự chú ý, quan tâm.
Tạo sự khát vọng về sản phẩm .
Hướng dẫn chấp nhận sản phẩm
Thoả mãn nhu cầu của khách
Ngoài ra Công ty cũng nên tham gia vào các cuộc hội chợ triển lãm quốc tế, một mặt để học hỏi kinh nghiệm của các Công ty lữ hành hàng đầu trên thế giới, đồng thời quảng cáo sản phẩm của mình ra thị trường thế giới một cách có hiệu quả nhất.
Trên đây là một số giải pháp về chính sách Marketing – Mix mục đích là để tăng lượng khách đến với Công ty từ đó làm tăng doanh thu.
Ngoài giải pháp tăng doanh thu Công ty còn có thể giảm chi phí gián tiếp trong kinh doanh lữ hành. Sau đây là một số giả pháp làm giảm chi phí
2. Một số giải pháp làm giảm chi phí 2.1 Nâng cao đội ngũ cán bộ của Công ty.
Qua quá trình phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty, ta thấy đội ngũ cán bộ của Công ty tương đói trẻ năng động ưa mạo hiểm và ưa hoạt động thị trường. Bên cạnh đó, còn có khó khăn về khinh nghiệm công tác, trình độ nghiệp vụ khả năng ứng xử các tình huống còn có hạn chế, chính mặt hạn chế này nếu khắc phục được thì sẽ làm giảm chi phí từ đó làm tăng lợi nhuận nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty .
+Đối với các phòng:Phòng điều hành, Phòng thị trường và Phòng hướng dẫn đây là các phòng quan trọng nhất của Công ty nói riêng cũng như của các Công ty lữ hành nói chung .Các nhân viên ở phòng này ngoài nghiệp vụ du lịch vững vàng, các nhân viên cần phải có rất nhiều kinh nghiệm, phản xạ nhanh, xử lý tình huống bất ngờ.Ví dụ phòng điều hành ngoài việc sắp xếp quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ như vận chuyển, ăn ngủ …còn xử lý các tình huống như khách huỷ bỏ việc đặt phòng, xe đang đi đường bị hỏngthì phòng điều hành phải giải quyết hợp lý là vừa giữ uy tín cho công ty với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch vừa phải đảm bảo đúng lịch trình…
+Với nhân viên làm công tác hướng dẫn cho khách du lịch, ngoài trình độ chuyên môn thì điều quan trọng nhất là phải có đạo đức về nghề nghiệp, yêu nghề, hiểu được tâm lý khách, biết cách ứng xử khéo léo. Chính những điều này giúp công ty giảm rất nhiều chi phí mà những chi phí này nhiều khi phải trả giá rất cao.
2.2 Tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp
Kinh doanh lữ hành là một ngành kinh doanh tổng hợp, nó liên quan đến rất nhiều lĩnh vực kinh tế khác như:vận chuyển, khách sạn nhà hàng, bưu chính viễn thông, Công ty bảo hiểm… Do vật Công ty cần có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước cũng như các công ty gửi khách. Bởi vì khi đã có mối quan hệ tốt với các công ty gửi khách thì khi có khách họ sẽ nghĩ ngay đến Công ty và gửi khách phù hợp cho Công ty , khi đó uy tín của Công ty sẽ được nâng cao rất nhiều lần. Chính điều này giảm rất nhiều chi phí , đặc biệt là chi phí khuếch trương - quảng cáo vì khi có chi phí này tốn rất nhiều và hiệu quả không cao hơn là mấy. Còn đối với các nhà cung cấp các dịch vụ du lịch nếu Công ty có mối quan hệ tốt thì có rất nhiều thuận lợi như : phục vụ nhiệt tình chất lượng tốt, giá cả ưu đãi, trách nhiệm cao…Thậm chí Công ty xử lý tình huống bất ngờ xảy ra tránh thiệt hại cho Công ty .
Trên đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty một cách trực tiếp :tăng doanh thu, giảm chi phí từ đó tăng lợi nhuận cho Công ty, nhưng đây chưa phải là tât cả các giải pháp .Vì do trình độ kiến thức thực tế, kinh nghiệm có hạn em rất mong được sự giúp đỡ của các thày cô.
Sau đây, em xin đưa ra một số giải pháp khác, đây không phải là giải pháp trực tiếp làm tăng lợi nhuận mà chỉ là giải pháp gián tiếp giúp Công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh trong những năm tới.
3 Một số giải khác
3.1 Kế toán và phân tích tài chính kế toán chính xác kịp thời nhằm sử dụng vốn có hiệu quả
Hạch toán kế toán chính xác làm cơ sở cho tính giá thành sản phẩm đơn vị và phân tích tài chính. Các nghiệp vụ phát sinh phải được phản ánh kịp thời và chính xác vào sổ sách. Công ty cần có những buổi huấn luyện cho những nhân viên hiện tại còn chưa thông thạo với yêu cầu của công việc . Một trong những vấn đề đặt ra cho Công ty là công tác quản lý tài chính. Với một lượng vốn không đổi phải tạo ra lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất. Để giảm chi phí Công ty tập trung vào hai vấn đề sau:
+Rút ngắn thời gian thu tiền của khách.
+Chi tiêu hợp lý.
Đối với các chương trình du lịch Công ty cần thu tiền trước khi thực hiện chương trình. Điều này làm giảm rủi ro khi không thu được tiền của khách.
Khai thác có hiệu quả đội ngũ hướng dẫn viên của Công ty, giảm chi phí thuê cộng tác viên.
Giảm thiểu nhữnh chi phí thường, chi phí bất hợp lý khác.
Quan hệ tót với các nhà cung cấp để được giá ưu đãi.
Một cách phân tích chi phí mà Công ty cần quan tâm là lựa chọn các phương an chi phí thay thế để có giá thành tối ưu .
Công thức chung là:
Z=V*Q
Trong đó Z: Giá thành của chương trình.
C:chi phí cố định của toàn bộ chương trình
V: Chi phí biến đổi cho một khách
Q:Số khách trong một chương trình .
Dựa vào công thức này Công ty có thể lựa chọn những giải pháp có giá thành ưu, bằng cách thay những giá trị vào công thức, phương pháp nào có hợp lý hơn thì lựa chọn.
3.2. Hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin
Ngày nay khi môi trường kinh doanh đã vượt ra khỏi quốc gia, mang tính chất toàn cầu thì vấn đề thông tin càng trở nên quan trọng sự hội nhạp kinh tế và thương mại đa phương thì việc nắm bắt thông tin cần phải kịp thời, chính xác nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Để nắm bắt được yêu cầu đó trong năm 2001 và 2002 Công ty đã cho ra các tập chương trình quảng cáo về các chương trình tour. Ngoài việc thu thập xử lý thông tin trên các loại sách báo, phương tiện thông tin đại chúng . Công ty đã và đang khai thác và truy cập trên mạng về các thông tin có liên quan đến du lịch. Có thể nói việc truy cập và khai thác rất nhanh chóng và có hiệu quả.
Trước hết, để hoàn thiện việc quảng cáo tiếp thị này. Công ty nên thành lập một tổ riêng chịui trách nhiệm về hoạt động Marketing . Tổ này có thể có từ một đến ba người chuyên làm các công việc như:trực tiếp nghiên cứu thị trường khách, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, chính sách của Nhà nước và một số vấn đề khác. Thu thập thông tin về khách như cầu của khách, trình độ, giới tính …Thông tin về nhà cung cấp như chất lượng dịch vụ lưu trú, sự thay đổi về khách sạn, điểm du lịch …đó là những thông tin cần phải cập nhật.
Thông tin về đối thủ cạnh tran h như mức giá, ctt du lịch, thị trường của họ Thông tin về các hãng gửi khách là rất quan trọng nhộngạt động kinh doanh khả năng tài chính, mức độ trung thành …
Trong kinh doanh hiện đại, việc lưu giữ các hồ sơ khách hàng quá khứ giúp rất nhiều cho việc ngiên cứu nhu cầu, sở thích của khách hàng, nhất là giúp cho họ việc nghiên cứu Marketing để tổng hợp các giữ liệu nhằm phân tích dự báo. Việc lưu trữ tốt và nắm vững tốt được các hồ sơ về khách hàng là một điều vô cùng quan trọng trong kinh doanh vì nó không chỉ giúp cho việc khai thác khách hàng mà quan trọng hơn giúp cho các doanh nghiệp nhận biết được nhanh chóng sở thích, nhu cầu của khách hàng và đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với chất lượng trong cách nhìn của khách hàng và đưa các sản phẩm dịch vụ phù hợp trong cách nhìn nhận của khách hàng. Từ đó khách cảm thấy được nâng niu, trân trọng hơn, tạo được mối quan hệ thân thiện giữa Công ty và khách hàng và chính họ sẽ đưa doanh nghiệp nên hàng đầu. Để có được thông tin này cần cần phải khai thác triệt để mạng Internet , báo, tạp chí trong và ngoài nước, các văn bản pháp luật của Nhà nước, các Đại sứ quán. Những thông tin này phản ánh kịp thời cho ban giám đốc.
Tổ chức tuyên truỳên quảng cáo sản phẩm và hình ảnh của Công ty nghiên cứu phân tích các thị trường, các hội chợ triển lãm, các hội nghị để thâm gia nhằm đạt hiệu quả cao. Thiết kế trang Web site, các ấn phẩm quảng cáo phải hấp dẫn, phong phú, và đúng thị trường mục tiêu tránh lãng phí.
Trong nội bộ doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp từ trên xuống dưới, giữa Công ty với chi nhánh đảm bảo thông tin truyền đi và phản hồi kịp thời chính xác. Xây dựng mối quan hệ đoàn kết thống nhất giữa các thành viên trong Công ty. Xây dựng tinh thần hợp tác lâu dài giữa Công ty với nhà cung cấp, các hãng gửi khách, các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức quốc tế nhằm tạo uy tín cho công ty. Giải pháp này một mặt nhằm giảm những chi phí không đáng có, mặt khác tạo khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
Trên đây là những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, nhằm tăng doanh thu, nhưng cũng cần tăng chi phí và cuối cùng là tăng lợi nhuận .
KẾT LUẬN
Du lịch đã, đang và sẽ vẫn là ngành đứng đầu thế giưói về tốc độ tăng trưởng cao. Với thời kỳ nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển là một thuận lợi cho lượng khách du lịch tăng nhanh. Theo thống kê thì thu nhập tăng 1% thì chi phí tăng 1.5% đối với những nước đang phát triển.
Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của du lịch thế giới, du lịch Việt Nam đã và đang có những khởi sắc. Các Công ty du lịch , đặc biệt là các hãng lữ hành quốc tế đang tăng nên một cách chóng mặt và đã đóng góp rất lớn trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Công ty với chức năng chính quốc tế chủ động (out bound) đã dầnlớn mạnh, khẳng định được vị trí trên thị trường, được khách hàng ngày càng tín nhiệm.
Việc kinh doanh chương trình du lịch đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các nhà cung cấp cũng như các ngành có liên quan. Hiện nay sự cạnh tranh giữa các Công ty lữ hành trong nước rất quyết liệt, môi trường kinh doanh đầy biến động. Nó đòi hỏi các nhà kinh doanh cần phải xem xét hiệu quả kinh doanh để khẳng định vị trí của mình với các bạn hàng, các Công ty bạn.
Đề tài này đã trình bày một số lý luận về hiệu quả kinh doanh lữ hành, thực trạng hoạt động kinh doanh, và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng hiệu quả kinh doanh chuyến du lịch ở Công ty Đầu Tư Thương Mại Và Dịch Vụ Thắng Lợi .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS Nguyễn Văn Đính, Th.SPhạm Hồng Chương- Giáo trình: Quản trị kinh doanh lữ hành. NXB Thống Kê Hà Nội - 2000
Trần Ngọc Nam- Giáo trình : Marketing du lịch . NXBTổng Hợp Đồng Nai Quản trị doanh nghiệp NXBThống Kê của PTS Lê Văn Tâm
PTS Lê Văn Tâm- Giáo trình: Quản trị doanh nghiệp NXBThống Kê
Các tạp chí du lịch
Các báo cáo về số liệu của Công ty ĐTTM&DVTL
Một số bài giảng : Môn quản trị lữ hành, môn Kinh tế Du lịch của các thầy cô giáo trong khoa Du lịch và Khách Sạn trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Kính giửi: Thầy (cô) giáo ………………………………………………
Giáo viên hướng dẫn của sinh viên …………………………………….
Ban chủ nhiệm khoa Du lịch và Khách sạn đề nghị thầy cô giáo hướng dẫn đánh giá luận văn tốt nghiệp tại Công ty Đầu Tư Thương Mại Và Dịch Vụ Thắng Lợi ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Đạt điểm ………………………………………………………………….
Hà Nội, ngày tháng năm 2003 Giáo viên chấm luận văn ( ký và ghi rõ họ tên )
PHỤ LỤC
MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THẮNG LỢI
Về chương trình dài ngày thám hiểm đi bộ Sapa trong 7 ngày, 6 đêm được
xây dựng theo yêu cầu của khách du lịch:
Lịch trình:
Thời gian: chương trình 7 ngày + 6 đêm, 2 đêm ở khách sạn Sapa, một đêm ở khách sạn Bắc Hà và 3 đêm ở nhà dân.
Ngày 1: Đến Sapa vào buổi sáng ( đi bằng tàu đêm từ Hà Nội )
Ngày 2: Sapa – làng Tản Van (19 km đi bộ )
Ngày 3: Làng Tản Van – Bản Làng Hồ (14km đi bộ )
Ngày 4: Bản Làng Hồ- Nam Sài – Bản Thành Phú
Ngày 5: Bản Thành Phú- Supan- Sapa
Ngày 6: Sapa – Chợ Cần Cấu – Bắc Hà
Ngày 7: Bắc Hà, đi thuyền trên sông Chảy – Lào Cai. NNgủ đêm ở trên tàu trở về Hà Nội
Giá:
Cho một nhóm người từ 5-7 người: là 185 USD/ người
Cho một nhóm người từ 8-10 người: là 175USD/ người
Cho một nhóm người từ 10-15 người: là 157USD/ người
Cho một nhóm người trên 16 người: là 148USD / người
Giá bao gồm:
1.Các bữa ăn như đã đề cập trong chương trình
2. 03 tối ngủ ở nhà dân, 02 tối ngủ ở Sapa 9 Khách sạn bưu chính hoặc khách sạn Royal )
3. Vận chuyển bằng xe buýt hoặc xe jeep theo chương trình
4. Hướng dẫn bằng tiếng anh địa phương
5. Người phục vụ và nấu ăn
6. Phí hoa hồng cho chính quền ở địa phương về việc bảo vệ môi trường và bảo tồn tự nhiên
7. Chuyến du lịch bằng thuyền trên sông Chảy ở Bắc Hà. Giá không bao gồm vé tàu từ Hà Nội – Lào Cai – Hà Nội, ( thêm khoảng 30 $ vé tàu từ Hà Nội – Lào Cai – Hà Nội, Ghế mềm có điều hoà )
2. Về chương trình Du lịch xuyên Việt (chưa tính giá )
Hà Nội – Hạ Long – Huế - Đà Nẵng – Nha Trang - Đà Lạt – Sai Gòn
(12 ngày, 11 đêm )
- Ngày 01: Đến Hà Nội
Đón đoàn tại sân bay Nội Bài, chào mừng khách và đưa đoàn khách tới khách sạn, làm thủ tục nhập phòng cho đoàn. Ăn tối và ngủ tại Hà Nội
- Ngày 02: Thăm Hà Nội – Thăng Long
Nửa ngày cho chu0yến hành trình quanh Hà Nội: thăm quan Quảng trường Ba đình lịch sử, thăm bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột, Nhà Sàn, Chùa Chấn Quốc, Đền Quán Thánh.
Chiều: Tiếp tục chuyến hành trình tới Hạ Long. Làm thủ tục nhập phòng khách sạn cho đoàn. Khách tự do nghỉ ngơi tham quan, tắm biển. Ăn tối bằng món ăn hải sản. Ngủ đêm tại khách sạn Hạ Long.
(Ăn sáng, trưa, tối )
- Ngày 03: Hạ Long – Hà Nội
Ăn sáng, suống thuyền thăm Vịnh Hạ Long: thăm quan một số nơi như: Hang Bồ Nâu, núi Bài Thơ, Hòn Gà Chọi …dừng ở bãi TiTop để nghỉ ngơi và tắm biển.
ăn trưa ở Hạ Long. Trở về Hà Nội ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn ở Hà Nội. Xem nghệ thuật múa rối nước truyền thống
(Ăn sáng, trưa, tối)
- Ngày 04: thăm Hà Nội – Huế
Sáng: thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám – Trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam, thăm Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, Thành Cổ, mua sắm tại chợ Đồng Xuân
Chiều: Đưa đoàn ra sân bay Nội Bài để đến Huế. Làm thủ tục nhập phòng cho đoàn. Ăn tối và nghe hò Huế trên Sông Hương. Ngủ đêm tại Huế.
- Ngày 05: Huế
Sáng: Đoàn thăm Đại Nội, Thế Miếu, Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Cửu Đỉnh, Hiển Lâm Các, Bảo Tàng Cổ Vật, Sau đó tới thăm lăng Khải Định.
ăn trưa, sau đó tới thăm lăng vua Tự Đức, Chùa Thiên Mụ, thăm Miệt Vườn Huế. Ngủ đêm ở Huế.
(Ăn sáng, trưa, tối )
- Ngày 06: Đà Nẵng.
Sáng: Đoàn vượt đèo Hải Vân đi Đà Nẵng, ghé qua bãi biển Lăng Cô chụp ảnh, nhận phòng khách sạn và nghỉ ngơi.
Chiều: Thăm bảo tàng Chàm, thăm chùa Non Nước, núi Ngũ Hành Sơn, làng nghề chạm đá Non Nước, Tắm biển tại bãi biển Non Nước. Ngủ đêm ở Đà Nẵng
(Ăn sáng, trưa, tối )
-Ngày 07: Thăm Đà Nẵng – Nha Trang.
Sáng: thăm quan khu phố cổ Hội An
Chiều: Đoàn ra sân bay tới Nha Trang. ăn tối và nghỉ tại khách sạn Nha Trang (Ăn sáng, trưa, tối )
- Ngày 08: Nha Trang- Đà Lạt
Sáng: Thăm Tháp Bà Ponogar, hòn Chồng, Lomg Sơn Tự. Du lịch trên tàu đi thăm hồ cá Tri Nguyên
Chiều: Sau khi ăn trưa xong, khởi hành tới Đà Lạt. Trên đường thăm đèo Ngoạn Mục, Thác Poklogiarai. Đến Đà Lạt, tối tự do sinh hoạt , nghỉ đêm tại Đà Lạt.
(Ăn sáng, trưa, tối )
- ngày 09: Thăm Đà Lạt
Cả ngày thăm bảo tàng các dân tộc thiểu số, Dinh Bảo Đại, Chùa Tàu, Thác Pren, Thiền Viện Trúc Lâm, Hồ Than Thở, Thác Cam Ly.Tôi: Tự do nghỉ ngơi, nghỉ tại khách sạn ở Đà Lạt.
(Ăn sáng, trưa, tối )
- Ngày 10: Đà Lạt- Sài Gòn.
Bắt đầu tới Sài Gòn, trên đường thăm Thác Pongour hùng vĩ. Nghỉ ngơi và thăm quan vườn cây cảnh. ăn tối và nghỉ tại khách sạn Sài Gòn.
(Ăn sáng, trưa, tối )
-Ngày11: Thăm Sài Gòn
Cả ngày: Thăm Dinh Thống Nhất, bảo tàng chứng tích chiến tranh, nhà hát lớn, Nhà Thờ Đức Bà, China Town, công viên Đầm Sen. Mua sắm chợ Bến Thành.
(Ăn tối và nghỉ đêm trên tàu ở Sài Gòn )
- Ngày 12: Tiễn khách lên máy bay và kết thúc chuyến hành trình.
CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
HÀ NỘI – TRÀ CỔ - ĐÔNG HƯNG
( 04 ngày 03 đêm )
NGÀY 01: HÀ NỘI – TRÀ CỔ
06h00: Xe ô tô đón quý khách rời Hà Nội đi Trà Cổ. Ăn trưa tại Hạ Long. Chiều quý khách tiếp tục hành trình đi Trà Cổ
17h00: Đến Trà Cổ. Quý khách nhận phòng tại khách sạn, ăn tối.
NGÀY 02: TRÀ CỔ
07h00: ăn sáng, Quý khách tham quan Mũi Ngọc - điểm địa đầu của Tổ Quốc Việt Nam, Nhà thờ Trà Cổ. ăn trưa tại khách sạn. Chiều tự do dạo chơi tắm biển.
NGÀY 03: TRÀ CỔ ĐÔNG HƯNG
7h00 ăn sáng. Xe đưa quý khách ra cửa khẩu Móng Cái. Quý khách làm thủ tục xuất cảnh sang Đông Hưng ( Trung Quốc ) , thăm khu phố cố, siêu thị…ăn trưa tại Đông Hưng. Chiều quý khách trở về Móng Cái, thăm chợ Móng Cái
19h00: ăn tối tại khách sạn.
NGÀY 04: TRÀ CỔ – HÀ NỘI
ăn sáng, Quý khách rời Trà Cổ về Hà Nội. Nghỉ ăn trưa tại Hạ Long. Chiều xe đưa Quý khách về Hà Nội. Chuyến đi kết thúc.
Nội dung
Mức I
Mức II
Tiền ô tô
190.000
190.000
Thủ tục xuất nhập cảnh
90.000
90.000
Tiền phòng ( 03 đêm )
270.000
165.000
Tiền ăn ( 7C+3P )
175.000
175.000
Tiền thắng cảnh + Bảo hiểm
15.000
15.000
Tổ chức phí + Hướng dẫn
40.000
40.000
Tổng Cộng
780.000
675.000
Mức giá trên bao gồm;
Mức I: phòng nghỉ 03 người / phòng, có điều hoà, nóng lạnh, ti vi, các bữa ăn theo chương trình ( 20.000đ/ bữa chính, 5000đ bữa phụ, 40.000đ/ bữa
tại Đông Hưng ) ô tô máy lạnh đưa đón, vé thắng cảnh các điểm du lịch, phí tổ chức, HDV, bảo hiểm du lịch, thủ tục xuất nhập cảnh.
- MứcII Phòng quạt 3-4 người/ phòng, các bữa ăn theo chương trình
( 20.000đ/ bữa chính, 5000đ bữa phụ, 40.000đ/ bữa tại Đông Hưng )
ô tô máy lạnh đưa đón, vé thắng cảnh các điểm du lịch, phí tổ chức, HDV, bảo hiểm du lịch, thủ tục xuất nhập cảnh.
Không bao gồm:
- Hoá đơn thuế VAT, Đồ uống, Điện thoại, giặt là và các dịch vụ khác tại khách sạn.
Lưu ý: Thủ tục XNC bao gồm 02 ảnh 4x6, phô tô chứng minh nhân dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- H0006.doc