Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có chiến lược kinh doanh hợp lý. Do đó cần phải lập dự toán sản xuất kinh doanh, trong đó có một nội dung hết sức quan trọng đó là việc lập dự toán chi phí. Để đảm bảo thu nhập không những bù đắp được chi phí bỏ ra mà còn tạo ra lợi nhuận, tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, quan điểm của Ban lãnh đạo PSC1 là phải xây dựng được kế hoạch chi phí và phương hướng hoạt động để thực hiện kế hoạch đã đề ra. Việc chủ động lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh đúng phương hướng, sát với thực tế có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý chi phí của công ty. Trong mỗi năm tài chính, để có thể lập được kế hoạch sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh tối ưu và khả thi, công ty cần phải tính toán trước được tất cả các chi phí có thể sẽ phát sinh để sản xuất ra sản phẩm. Bằng việc thường xuyên so sánh giữa chi phí phát sinh thực tế và chi phí phát sinh theo dự toán, công ty có thể phát hiện ra sự chênh lệch, nếu sự chênh lệch gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty thì từ căn cứ đó, công ty có thể kịp thời đưa ra các biện pháp để điều chỉnh đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở về quỹ đạo. Ngoài ra, việc lập kế hoạch chi phí cũng phải căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch của các năm trước và có tính đến các yếu tố ảnh hưởng có thể gây biến
80 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DTT
(năm 2007)
=
168.826
x
100%
=
6,42%
20 283
Tỷ suất LN từ HĐSXKD/DTT
(năm 2008)
=
224.573
x
100%
=
9,03%
Trong năm 2008, Công ty đạt tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên doanh thu thuần là 9,03%, chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần, Công ty thu được 9,03 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. So với năm 2007, tỷ suất này tăng: 9,03%- 6,42%= 2,61% với tỷ lệ tương đối tăng 40,65%. Như vậy trong năm 2008, cùng với việc tăng doanh thu thuần thì lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng tăng, tỷ lệ tăng khá cao, bước đầu cho thấy tình hình quản lý chi phí của Công ty là khá tốt.
+ Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần :
Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 36.718 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 27,9%. Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2008 tăng thì trị giá vốn hàng bán tăng là tất yếu. Cụ thể ta đi xem xét tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu thuần :
131 603
Tỷ suất GVHB/DTT
(năm 2007)
=
168.826
x
100%
=
77,95%
168 321
Tỷ suất GVHB/DTT
(năm 2008)
=
224.573
x
100%
=
74,95%
Năm 2007, trong tổng doanh thu thuần thu được, trị giá vốn hàng bán chiếm 77,95%, còn năm 2008, tỷ lệ này là 74,96%, giảm đi 2,99% tương ứng với tỷ lệ giảm 3,84%. Chứng tỏ trong năm 2008, để thu được 100 đồng doanh thu, Công ty phải bỏ ra 74,96 đồng trị giá vốn hàng bán, tiết kiệm được 2,99 đồng so với năm 2007. Từ đó cho thấy việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán năm 2008 tốt hơn so với năm 2007, khiến chi phí sử dụng tiết kiệm hơn, giá vốn hàng bán giảm. Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, tỷ suất giá vốn hàng bán giảm, chứng tỏ trong năm 2008, chi phí được sử dụng hiệu quả hơn so với năm 2007.
+ Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần:
Chi phí bán hàng năm 2008 của Công ty là 18.474 triệu đồng, tăng 4.808 triệu đồng so với năm 2007 (tăng 35,2%). Việc tăng chi phí bán hàng này hoàn toàn phù hợp với việc tăng doanh thu tiêu thụ. Để bán ra được nhiều sản phẩm đòi hỏi Công ty phải sử dụng một lượng chi phí nhất định để tiếp thị, quảng cáo, tổ chức các hội thảo giới thiệu sản phẩm, tổ chức hệ thống chi nhánh, tổ bán hàng tại các địa phương... nhằm mở rộng mạng lưới tiêu thụ
13 666
Tỷ suất CPBH/DTT
(năm 2007)
=
168.826
x
100%
=
8,09%
18 473
Tỷ suất CPBH/DTT
(năm 2008)
=
224.573
x
100%
=
8,23%
Năm 2007, để thu được 100 đồng doanh thu thuần, Công ty phải bỏ ra 8,09 đồng chi phí bán hàng, năm 2008 là 8,23 đồng. Mặc dù trong năm 2008, chi phí bán hàng có tăng tới 35,2% do việc bán háng được mở rộng, nhưng tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần chỉ tăng: 8,23%- 8,09%= 0,14% với tỷ lệ tăng tương đối là 1,73%. Đây là một tỷ lệ tăng nhỏ, việc tăng đó so với tăng doanh thu thuần là hoàn toàn hợp lý.
+ Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần:
12 712
Tỷ suất CPQLDN/DTT
(năm 2007)
=
168.826
x
100%
=
7,53%
17 495
Tỷ suất CPQLDN/DTT
(năm 2008)
=
224.573
x
100%
=
7,79%
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 tăng 4.783.628.307 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 37,6%. Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần năm 2008 so với năm 2007 tăng: 7,79%- 7,53%= 0,26%, tỷ lệ tăng tương đối là 3,45% Chứng tỏ trong năm 2008, để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần, Công ty phải bỏ ra 7,79 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, tăng 0,26 đồng so với năm 2007.
Để đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại PSC1, ta cần phân tích số liệu về tình hình sử dụng chi phí theo khoản mục ở Công ty qua 2 năm 2007- 2008 qua Bảng 8: “Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục- PSC1”.
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2007 là 85.162 triệu đồng, năm 2008 là 134.962 triệu đồng, tăng 49.800 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 58,5%. Mặc dù Công ty đã có những cố gắng nhất định trong việc phấn đấu tiết kiệm chi phí nhưng tổng chi phí sản xuất kinh doanh vẫn tăng là do một số lý do sau đây:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2008 tăng hơn so với năm trước 48.941 triệu đồng, tỷ lê tăng 58,9%- một tỷ lệ tăng lớn. Sự tăng vọt về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp này chủ yếu là do tăng về nguyên vật liệu chính để sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật bao gồm: nguyên liệu chính, phụ gia và dung môi. Hầu hết những nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất này Công ty phải nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài và phải thanh toán bằng ngoại tệ (USD). Do đó, sự không ổn định của tỷ giá hối đoái trong năm 2008 đã ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty. Không chỉ vậy, năm 2008 là năm giá dầu trên thế giới có sự biến động lớn đặc biệt là vào những tháng giữa năm, đỉnh điểm ngày 11/7/2008, giá dầu tăng lên mức cao chưa từng thấy là 147,27 USD/thùng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khi mà phần lớn nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật đều có nguồn gốc từ dầu mỏ, khi giá dầu mỏ trên thế giới tăng thì nguồn nguyên vật liệu, nhất là dung môi, vật tư, bao bì, nhựa đều tăng giá làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Những nguyên nhân trên cũng làm cho tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong tổng số chi phí năm 2008 tăng 2,7%, lên tới 77,2%. Công ty cũng nên chú ý đến chỉ tiêu này để có biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong thời gian tới, vì nó chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số chi phí. Công ty có tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc tiết kiệm khoản chi phí này.
+ Chi phí nhân công trực tiếp:
Năm 2008, chi phí nhân công trực tiếp của Công ty là 807 triệu đồng, tăng 61 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng 8,1%. Nguyên nhân chính của việc tăng chi phí này là do Công ty tăng lương trả cho cán bộ công nhân viên. Năm 2008, lạm phát ở mức cao, giá cả leo thang gây khó khăn cho đời sống của người dân trong đó có cán bộ công nhân viên Công ty, đứng trước thực trạng đó, Công ty đã tăng lương cho cán bộ Công nhân viên, ngoài tăng lương cơ bản theo chỉ đạo của Nhà nước, tăng từ 450.0000 đồng/người/tháng lên 540.000 đồng/người/tháng thì Công ty cũng tăng các khoản phụ cấp, bối dưỡng độc hại nâng mức lương bình quân cho cán bộ công nhân viên từ 3.167.733 đồng năm 2007 lên 3.560.065 đồng năm 2008. Đây là một quyết định đúng đắn của Công ty, nhằm động viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên, hăng say cống hiến, đem lại năng suất cao hơn, tránh tình trạng lãng phí sức lao động. Từ 1/5/2009, theo quy định của Nhà nước, mức lương cơ bản sẽ còn tiếp tục tăng lên 650.000 đồng/người/tháng. Không chỉ so tăng lương, đối với công nhân làm việc theo hợp đồng ngắn hạn (chủ yếu là trong bộ phận sản xuất), lương của họ được khoán theo sản phẩm. Trong năm 2008, Công ty mở rộng quy mô, tăng khối lượng sản xuất nên tiền lương trả cho công nhân cũng phải tăng lên. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng chi phí nhân công trong tổng số 5 khoản mục chi phí thì ta lại tháy năm 2008, tỷ trọng chỉ còn 0,5% (năm 2007 là 0,7%)- chứng tỏ Công ty đã cố gắng và thành công trong việc thực hiện tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung:
Năm 2008, chi phí sản xuất chung của Công ty tăng 798 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 59,5%. Để tìm hiểu nguyên nhân chi phí sản xuất chung tăng với tỷ lệ lớn như vậy, ta đi xem xét Bảng 9: “Bảng phân tích chi phí sản xuất chung – PSC1.”
Chi phí sản xuất chung tăng là do các nguyên nhân chính sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng tăng 101 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 161,8%, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do tăng lương công nhân viên sản xuất (tỷ lệ 264,5%). Sự tăng vọt này là do trong năm 2008, Công ty mở rộng quy mô, tăng khối lượng sản xuất nên tuyển dụng thêm nhiều nhân viên phân xưởng, mức lương trả cho nhân viên phân xưởng cũng tăng theo tinh thần chung của công ty là tăng lương cho cán bộ công nhân viên, do đó dẫn đến tăng chi phí nhân viên phân xưởng. Tuy nhiên, Công ty cũng cần có các biện pháp nhằm tiết kiệm tối đa khoản chi phí này, tránh sự lãng phí không cần thiết.
- Chi phí vật liệu bao bì tăng 80,2%, trong đó nổi cộm lên là việc tăng chi phí mua vật tư bao bì và vật tư hỏng trong định mức. Các loại vật tư bao bì, nhãn mác... chủ yếu Công ty phải mua từ các nhà cung cấp trong nước, đa phần họ đều nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành cao và luôn biến động khó lường, hơn nữa, do số lượng sản phẩm sản xuất lớn hơn những năm trước, nên số lượng bao bì cần mua phục vụ sang chai đóng gói cũng tăng lên là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, chi phí vật tư hỏng trong định mức tăng 159,8%- đây cũng là tỷ lệ tăng cao, Công ty cần có biện pháp kịp thời hạn chế ngay việc tăng chi phí này, tránh lãng phí vật tư nhằm tiết kiệm trong sản xuất.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 74,9% tương ứng với số tuyệt đối là 309 triệu đồng. Chi phí khấu hao tăng thêm là do trong năm 2008, Công ty đã mua sắm và đưa vào sử dụng một số thiết bị sản xuất mới nên cần thiết phải trích thêm khấu hao.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài là khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Năm 2008, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng không đáng kể 2,4%, số tăng này do tăng chi phí điện thoại, điện, nước sản xuất. Khi mà khối lượng sản xuất tăng, số giờ làm việc, chạy máy tăng thì chi phí này tăng là không đáng ngại.
- Chi phí bằng tiền khác: đây không phải là chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa, nhưng cũng là một trong những khoản chi phí tương đối lớn mà Công ty phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2008, tăng 190 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 57,2%, chủ yếu là tăng chi phí bồi dưỡng độc hại khám sức khỏe công nhân sản xuất và chi phí trả trước. Chi phí bằng tiền khá lớn, mặc dù không thể loại bỏ nhưng để có thể giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, Công ty cần phải quản lý chặt chẽ, vì loại chi phí này rất ít bằng chứng xác thực, nhiều khi gây lãng phí vô ích.
Bên cạnh những khoản chi phí sản xuất chung tăng, Công ty cũng đã có những cố gắng nhất định trong việc tiết kiệm, cắt giảm chi phí, thể hiện ở một số khoản chi phí đã giảm đáng kể như: chi phí dụng cụ sản xuất; chi phí bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định, công cụ dụng cụ thuộc xưởng; chi kiểm định dụng cụ đo lường sản xuất; chi phí bảo quản, vệ sinh kho xưởng. Trong quá trình sản xuất, do thực hiện tốt việc quản lý, bảo quản công cụ, dụng cụ nên hạn chế được việc phải mua sắm thêm công cụ dụng cụ, hạn chế hỏng hóc nên không phải tốn kém chi phí sửa chữa. Việc vệ sinh , bảo quản kho xưởng được thực hiện định kỳ, khoa học hơn nên cũng giảm được hơn 50% chi phí cho công việc này.
+ Chi phí bán hàng:
Như đã phân tích ở trên, chi phí bán hàng năm 2008 của Công ty là 18.474 triệu đồng, tăng 4.808 triệu đồng so với năm 2007 (tăng 35,2%). Việc tăng chi phí bán hàng này nguyên nhân chủ yếu là do kế hoạch tăng doanh thu tiêu thụ. Để bán ra được nhiều sản phẩm đòi hỏi Công ty phải sử dụng một lượng chi phí nhất định để tiếp thị, quảng cáo, tổ chức các hội thảo giới thiệu sản phẩm, tổ chức hệ thống chi nhánh, tổ bán hàng tại các địa phương... nhằm mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Đặc biệt trong năm 2008, Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ thuốc Bảo vệ thực vật, không chỉ ở khu vực đồng bằng mà còn mở rộng lên khu vực miền núi phía Bắc, do đó chi phí bán hàng cũng tăng so với năm 2007. Hơn nữa, cũng như lương cán bộ công nhân viên chung của Công ty, lương nhân viên ở các tổ bán hàng cũng tăng lên làm tăng chi phí bán hàng.
Bảng 10: Phân tích chi phí bán hàng các chi nhánh năm 2007- 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chi nhánh
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
1
Chi nhánh Hải Phòng
8983
65.7%
12232
66.2%
3249
36.2%
2
Chi nhánh phía Nam
1334
9.8%
2480
13.4%
1146
85.9%
3
Chi nhánh Đà Nẵng
29
0.2%
56
0.3%
27
92.0%
4
Chi nhánh Tây Nguyên
343
2.5%
432
2.3%
89
25.9%
5
Chi nhánh Nam Trung Bộ
300
2.2%
223
1.2%
-78
-25.8%
6
Chi nhánh Quảng Nam
52
0.4%
103
0.6%
51
99.4%
7
Chi nhánh Huế
66
0.5%
98
0.5%
32
48.6%
8
Chi nhánh Nam khu IV
431
3.2%
584
3.2%
152
35.3%
9
Chi nhánh Thanh Hóa
471
3.4%
470
2.5%
-1
-0.1%
10
Chi nhánh phía Bắc
1658
12.1%
1798
9.7%
140
8.5%
Tổng cộng
13666
100%
18474
100%
4808
35.2%
Bảng 10 phản ảnh chi tiết chi phí bán hàng tại các chi nhánh của PSC1 trong 2 năm 2007- 2008. Qua đó ta thấy trong 10 chi nhánh thì chi nhánh Hải Phòng có tỷ trọng chi phí bán hàng cao nhất, chiếm 66,2%. Nhưng trong năm 2008, chi phí bán hàng tại chi nhánh phía Nam, chi nhánh Đà Nẵng, chi nhánh Quảng Nam có tỷ lệ tăng chi phí bán hàng nhiều nhất, đều tăng trên 50%.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 tăng 4.784 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 37,6%. Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần năm 2008 so với năm 2007 tăng: 7,79%- 7,53%= 0,26%, tỷ lệ tăng tương đối là 3,45% Chứng tỏ trong năm 2008, để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần, Công ty phải bỏ ra 7,79 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, tăng 0,26 đồng so với năm 2007. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do quy mô sản xuất kinh doanh mở rộng, khối lượng công việc phải giải quyết nhiều, Công ty đã tuyển dụng thêm lao động phục vụ cho công tác quản lý ở phòng ban tại trụ sở chính và các chi nhánh của Công ty. Hơn nữa, tiền lương mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty tăng cũng làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên.
2.2.2.2 Phân tích thực trạng hạ giá thành sản phẩm của Công ty qua 2 năm 2007- 2008.
Sản phẩm thuốc Bảo vệ thực vật của PSC1 rất phong phú, gồm thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, trong mỗi nhóm thuốc lại có rất nhiều các sản phẩm khác nhau. Do đó, việc hạ giá thành sản xuất của công ty phụ thuộc vào việc hạ giá thành của từng loại sản phẩm.
Để tìm hiểu thực trạng giá thành sản xuất những nhóm sản phẩm chính của công ty, ta xem xét bảng Bảng 11: “Phân tích giá thành sản xuất- PSC1 năm 2007, 2008”
Từ bảng số liệu ta có thể thấy rõ sự tăng, giảm của các khoản mục chi phí trong giá thành từng loại sản phẩm của Công ty:
+ Đối với nhóm thuốc trừ bệnh:
Giá thành sản xuất thuốc trừ bệnh năm 2008 so với năm 2007 giảm 9.361 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 39,5%. Tổng giá thành sản xuất giảm dẫn tới giá thành đơn vị giảm 15.68l đồng/kg, tỷ lệ giảm tương đối là 22,6%. Đây là tỷ lệ giảm khá lớn, là một thành tích đáng ghi nhận của công ty trong nỗ lực tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Mặc dù năm 2008, giá cả các mặt hàng đều tăng vọt, giá dầu thô trên thế giới tăng, tỷ giá hối đoái biến động thường xuyên, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp trong đó có hoạt động của PSC1 khi mà nguồn nguyên vật liệu chủ yếu Công ty phải nhập khẩu, thanh toán bằng ngoại tệ và các vật liệu chủ yếu đều có nguồn gốc từ dầu mỏ, nhưng công ty đã nhanh chóng đưa ra các giải pháp hết sức kịp thời như sử dụng một số vật liệu thay thế, cắt giảm một số khoản chi không cần thiết trong chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công. Do đó công ty đã vượt qua khó khăn và thành công trong công tác hạ giá thành sản xuất sản phẩm.
+ Đối với nhóm thuốc trừ cỏ:
Năm 2008, giá thành sản xuất thuốc trừ cỏ là 21.889 triệu đồng, tăng 8.750 triệu đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng tương đối là 66,6%. Nguyên nhân của việc tăng giá thành sản xuất thuốc trừ cỏ chủ yếu là do tăng chi phí sản xuất chung, tiếp theo đó là tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí sản xuất chung tăng cao (94% ) là do năm 2008, chi phí nhân công, chi phí vật tư hỏng trong định mức và một số chi phí sản xuất chung khác đều lớn. Việc tăng giá dầu mỏ trên thế giới và sự biến động của tỷ giá hối đoái đã kéo giá nguyên vật liệu chính (gồm nguyên liệu, phụ gia, dung môi) lên cao hơn so với năm 2007. Bên cạnh đó việc tăng giá nhựa, hạt nhựa PET, HDPE, giấy nhôm, giấy in đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu phụ, đẩy tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lên cao.
Sự tăng cao của tổng giá thành sản xuất đã làm cho giá thành sản xuất đơn vị nhóm thuốc trừ cỏ này tăng lên với tỷ lệ 40,4%. Tuy năm 2008 là năm nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, hoạt động của các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong đó không ngoại trừ PSC1 nhưng cũng phải nhìn nhận đây là mặt hạn chế công ty trong công tác quản lý chi phí năm vừa qua. Công ty chưa thực sự chú ý và cố gắng trong việc khắc phục những khó khăn do biến động của thị trường, chưa nhanh nhạy trong việc tìm ra các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
+ Đối với nhóm thuốc trừ sâu:
So với năm 2008, giá thành sản xuất thuốc trừ sâu tăng 49.649 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 102,7%. ở nhóm sản phẩm này, cả ba khoản mục chi phí sản xuất đều tăng với tỷ lệ cao. Nguyên nhân chính của việc tăng chi phí sản xuất kinh doanh này là do trong năm 2008, thời tiết có những biến động bất thường, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển và gây hại với mật độ lớn, địa bàn rộng. Do nhu cầu về thuốc trừ sâu tăng cao nên khi vào mùa vụ, công ty huy động công suất tối đa, tập trung chủ yếu vào sản xuất các sản phẩm thuốc trừ sâu để phục vụ bà con nông dân. Số lượng sản phẩm sản xuất ra lớn nên tổng chi phí tăng cao là điều tất yếu. Ngoài ra cũng còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến tổng giá thành cao:
- Chi phí nguyên vật liệu tăng tới 48.909 triệu đồng- tỷ lệ 103.8% xuất phát từ việc nguyên vật liệu nhập vào để sản xuất thuốc tăng giá do sự biến động của giá dầu mỏ, giá nhựa trên thế giới.
- Chi phí sản xuất chung tăng 76.3% (595 đồng) chủ yếu là do giá mua các loại vật tư bao bì phục vụ đóng gói thuốc, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng. Thuốc trừ sâu là một sản phẩm độc hại đối với môi trường và con người, do đó trong năm 2008, công ty cũng tăng chi phí bảo quản, vệ sinh kho xưởng sản xuất, kiểm định dụng cụ đo lường, tăng chi phí khám sức khỏe, bồi dưỡng độc hại cho công nhân trực tiếp sản xuất nên chi phí sản xuất chung do đó mà tăng lên.
Tuy tổng giá thành sản xuất tăng tới 102,7% nhưng giá thành đơn vị 1kg thuốc trừ sâu sản xuất năm 2008 lại giảm 12,9% so với năm 2007. Điều này một lần nữa khẳng định việc tăng tổng giá thành chủ yếu là do tăng khối lượng sản phẩm sản xuất. Việc giảm giá thành đơn vị chứng tỏ công ty đã thực hiện tương đối tốt công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi phí, giá thành, chủ động được các nguồn nguyên vật liệu, không để bị lệ thuộc quá nhiều vào sự biến động của thị trường, đứng vững trước khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, không thể phủ định rằng trong năm, Công ty vẫn tồn tại những khoản chi phí chưa được quản lý tốt, vẫn có hiện tượng lãng phí không cần thiết. Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.
*Tổng hợp hiệu quả quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty được thể hiện ở mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành năm 2008
Để thuận lợi cho công tác tính toán mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành của công ty năm 2008 ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng 12: Bảng phân tích tình hình hạ giá thành sản phẩm- PSC1
Sản phẩm so sánh được
Sản lượng 2008 (Qi1)
(Kg)
Giá thành đơn vị năm 2007 (Zi0)
(đồng/kg)
Giá thành đơn vị năm 2008 (Zi1)
(đồng/kg)
Qi1 x Zi0
(triệu đồng)
Qi1 x Zi1
(triệu đồng)
1.Thuốc trừ bệnh
266 784.44
69 320
53 637
18 493
14 310
2.Thuốc trừ cỏ
288 930.40
53 942
75 760
15 585
21 889
3.Thuốc trừ sâu
2 431 155.81
46 291
40 308
112 541
97 995
Tổng cộng
2 986 870.65
169 553
169 705
146 619
134 194
n
Ta có:
i =1
MZ = ∑ [(Qi1 x Zi1) – (Qi1 x Zio)] = ∑ Qi1 x Zi1 – ∑ Qi1 x Zio
= 134 194 – 146 619
= - 12 425 (triệu đồng)
- 12 425
Mz
146 619
n
∑(Qi1 x Zio )
TZ = x100 = x 100 = - 8,47%
i =1
Qua hai chỉ tiêu đã tính ở trên, ta thấy trong năm 2008, mức hạ giá thành sản xuất sản phẩm mà công ty đạt được là 12 425 triệu đồng, tỷ lệ hạ giá thành là 8,47%. Đây là thành tích khá ấn tượng của công ty trong việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm. Mặc dù khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật nói riêng đều gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giá cả các mặt hàng đều tăng chóng mặt, chi phí đầu vào sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật tăng, nhưng Ban lãnh đạo công ty đã sáng suốt đưa ra những giải pháp kịp thời, có những bước đi chiến lược phấn đấu tiết kiệm tối đa chi phí, cố gắng hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường, phục vụ tốt hơn cho bà con nông dân, góp phần phát triển nền nông nghiệp nước nhà. Đây là thành tích tốt cần được phát huy trong những năm sản xuất tiếp theo.
2.2.3 Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm ở một số sản phẩm chủ yếu của công ty
Như trên ta đã nghiên cứu, sản phẩm của PSC1 rất phong phú, nhiều chủng loại, nhưng xét về quy trình kỹ thuật sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật của Công ty, ta có thể phân loại sản phẩm của Công ty theo hai loại đó là thuốc bột và thuốc nước. Để hiểu rõ hơn về thực trạng quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm của Công ty, ta nghiên cứu giá thành đơn vị một sản phẩm thuộc nhóm thuốc bột, đó là thuốc trừ bệnh Fujione 40WP- loại gói 17gam. Đây là một trong những sản phẩm đại diện tiêu biểu của Công ty, có khối lượng sản xuất lớn và doanh thu tiêu thụ cao. Qua đó, ta sẽ có những nhận xét khái quát về tình hình tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm của Công ty.
Từ Bảng 13: “So sánh giá thành đơn vị sản phẩm năm 2007- 2008” ta thấy: tổng giá thành đơn vị thuốc Fujione 40WP (loại gói 17gam) năm 2008 so với năm 2007 tăng 102,79 đồng tương ứng với tỷ lệ 7,2%. Việc tăng giá này do các nguyên nhân sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 92,02 đồng, tỷ lệ tăng tương đối là 6,6%. Trong đó, tỷ lệ tăng lớn nhất là chi phí mua dây nhiệt và Ruban anh. Nguyên nhân của việc tăng chi phí dây nhiệt lên tới 310% và Ruban anh 57,4% là do trong năm 2008, giá dây nhiệt, Ruban anh Công ty phải nhập vào để sản xuất tăng lên rất cao, nhưng đây lại là thành phần không thể thiếu và không có vật liệu khác thay thế để sản xuất thuốc do đó Công ty vẫn phải chấp nhận mua với giá cao như vậy.
Bảng 13: So sánh giá thành đơn vị sản phẩm năm 2007- 2008
Tên sản phẩm: Fujione 40 WP- loại gói 17gam
Đơn vị tính: đồng
Chi phí
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1388.76
1480.78
92.02
6.6%
Hộp Fujione 40WP 17.25.20-17g HV
19.63
21.71
2.08
10.6%
Băng dính trắng
0.49
0.55
0.06
12.2%
Đai nhựa
0.82
0.82
0.00
0.0%
Dây nhiệt
0.20
0.82
0.62
310.0%
Ruban anh
1.15
1.81
0.66
57.4%
Tem tiêu chuẩn
0.10
0.10
0.00
0.0%
Túi nilon 25x35
7.47
Fujione 40WP- gói 17 G
3.55
Fujione 40WP- thùng
1151.48
1238.78
87.30
7.6%
Màng túi Fujione 17g- Huh
155.21
194.63
39.42
25.4%
Túi Fujione 40WP 17g- Huh
43.49
Túi PP loại to 250*390
2.61
2.61
Túi PP loại vừa 230*390
5.17
18.95
13.78
266.5%
Chi phí nhân công trực tiếp
18.56
13.28
-5.28
-28.4%
Tập hợp phát sinh tài khoản 622
18.56
13.28
-5.28
-28.4%
Chi phí sản xuất chung
19.32
35.37
16.05
83.1%
Tập hợp phát sinh tài khoản 627
19.32
35.37
16.05
83.1%
Tổng cộng
1426.64
1529.43
102.79
7.2%
Trong điều kiện tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát dẫn đến giá cả các mặt hàng đều tăng chóng mặt, nguy cơ giá thành sản xuất của Công ty tăng lên rất cao, Công ty đã cố gắng đổi mới phương thức sản xuất để có thể tiết kiệm đến mức tối đa lượng chi phí phải sử dụng. Cụ thể, Công ty không sử dụng túi nilon 25x35 và túi Fujione 40WP 17g như năm 2007 do giá cả của những vật liệu này tăng cao, mà thay vào đó là đưa vào sử dụng túi PP loại to 250*390 và mua thêm túi PP loại vừa 230*390 với giá mua thấp hơn, vừa tiết kiệm được chi phí những cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Do đó chi phí về túi PP loại vừa tăng lên 266,5% là điều dễ hiểu. Qua những phân tích trên và kết hợp với tình hình thực tế giá cả trên thị trường, ta thấy trong năm 2008, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty chỉ tăng 6,6% là không có gì đáng ngại, đó cũng là một thành tích của Công ty trong việc kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, cố gắng hạn chế tối đa việc tăng vọt giá thành sản xuất trong điều kiện hầu như tất cả nguyên vật liệu đầu vào đều tăng giá.
+ Chi phí nhân công trực tiếp:
Trong năm, chi phí nhân công trực tiếp tính cho một đơn vị sản phẩm giảm 5,28 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 28,4%. Đây là một dấu hiệu khả quan, chứng tỏ trong năm 2008, PSC1 đã tìm được phương án tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp. Việc đưa vào vận hành công nghệ sản xuất bán công nghiệp ngày càng hiện đại hơn đã giúp Công ty tiết kiệm được lượng lao động thủ công khá lớn, năng suất lại cao hơn so với sang chai đóng gói bằng tay, vừa độc hại, vừa không chính xác.
+ Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho giá thành đơn vị sản phẩm Fujione 40 WP là 35,37 đồng, tăng 16,05 đồng tương ứng với tỷ lệ 83,1%. Đây là tỷ lệ tăng cao nhất trong các khoản mục chi phí của sản phẩm này. Nguyên nhân chính là do tăng chi phí bao bì, chi phí mua xăng dầu chạy máy, chi phí vật tư hỏng. Ngoài lý do giá cả vật liệu bao bì, nhiên liệu xăng dầu mua vào tăng cao thì cũng do Công ty sử dụng chưa thật sự tiết kiệm và hợp lý, ở nhiều khâu sản xuất vẫn còn tình trạng lãng phí nhiên liệu, vật tư bao bì không cần thiết. Đây là vấn đề đặt ra đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất chung, không để xảy ra tình trạng chi phí tăng lên quá cao làm tăng giá thành sản phẩm.
Chương iii
Các giải pháp kinh tế tài chính chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương
3.1 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương trong những năm tới
Năm 2009 được các chuyên gia đánh giá là năm có nhiều khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Do vậy, từng thành viên trong nền kinh tế phải hoạch định cho mình những bước đi vững chắc để có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Trước tình hình đó, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương đã đưa ra cho mình những định hướng hoạt động như sau:
- Chiến lược phát triển trong thời gian tới:
+ Hoạt động tài chính với kế hoạch phát triển trong 3 năm tới phải đạt kế hoạch doanh số 191 tỉ so với số vòng quay vốn hiện nay là 2,8 lần.
+ Công ty tăng cường huy động vốn bằng nhiều hình thức.
+ Mở rộng thị trường ra nước ngoài và không ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật, kinh doanh thêm mặt hàng khác nhằm đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh.
- Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
+ Về sản xuất kinh doanh: ổn định và phát triển nguồn cung ứng nguyên vật liệu sản xuất. Công ty sẽ chủ động trong việc duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác kinh doanh với các nhà cung cấp lâu năm, gắn bó với Công ty cũng như mở rộng đa dạng hoá nguồn cung ứng hàng đầu vào, xây dựng các cơ sở sản xuất nhằm mở rộng kinh doanh, tăng tính chủ động trong việc quản lý nguồn cung.
+ Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
+ Củng cố và mở rộng hệ thống kênh phân phối gồm hệ thống chi nhánh, các đại lí, cửa hàng phân phối sản phẩm. Công ty sẽ xây dựng hệ thống phân phối hàng cấp 1, cấp 2 một cách hoàn chỉnh và mang tính chuyên nghiệp nhằm giữ vững và mở rộng thị phần. Song song đó là đẩy mạnh khâu tiếp thị, xây dựng và quảng bá thương hiệu thông qua việc tích cực tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các cuộc triển lãm, hội chợ, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng
+ Xây dựng chính sách giá cả phù hợp với cung ứng.
+ Mở rộng ngành nghề kinh doanh trên cơ sở tận dụng kênh phân phối sẵn có của công ty.
+ Về quản lí tài chính: Hoàn thiện năng lực quản lí tài chính của Công ty, quản lí các nguồn vốn hợp lí, sử dụng các công cụ phân tích, dự báo phục vụ cho công tác hoạch định kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
+ Về tổ chức bộ máy hoạt động: ổn định bộ máy tổ chức của công ty tinh gọn và hiệu quả, đào tạo đội ngũ nhân lực. Cơ cấu lại doanh nghiệp thông qua việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức tinh gọn, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Bảng 14 : Một số chỉ tiêu năm 2009- PSC1
Chỉ tiêu
ĐVT
Thực hiện 2008
Kế hoạch 2009
KH09/TH08
1. Doanh thu tiêu thụ
trđ
230.909
200.386
86,78%
2. Lợi nhuận trước thuế
trđ
13.494
10.733
79,54%
3. Lợi nhuận sau thuế
trđ
12.183
9.398
77,14%
4. Nộp ngân sách nhà nước
trđ
7.359
6.000
81,53%
5. Cổ tức cơ bản trên cổ phần
đồng
3.795
3.000
79,05%
6. Thu nhập bình quân (đồng/người/tháng)
đồng
3.560.065
4.500.000
126,40%
3.2 Một số nhận xét về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của công ty
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục đích không chỉ lấy thu bù chi mà còn phải đạt được một tỷ suất lợi nhuận mong muốn. Do đó, ngoài vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng thì vấn đề tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất. Làm thế nào để vừa giảm tiêu hao chi phí sản xuất, vừa đảm bảo tăng năng suất chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đã luôn quán triệt những vấn đề trên. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, trong những năm qua, Công ty đã có những cố gắng trong tổ chức và quản lý sản xuất; tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thuốc Bảo vệ thực vật.
Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty về cơ bản đã thực hiện theo đúng các quy định của chế độ hiện hành và được sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung có phân công cấp quản lý rõ ràng, do đó đảm bảo sự chính xác cao về thông tin thu được, cung cấp cho lãnh đạo Công ty những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành từng sản phẩm để từ đó có biện pháp quản lý chi phí, tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm.
3.2.1 Những ưu điểm trong công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại PSC1.
Sau khi cơ cấu lại Công ty, chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần, lại phải đối mặt với thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Công ty đã gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên , với sự cố gắng, nỗ lực của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã không ngừng phấn đấu tìm biện pháp nhằm quản lý tốt chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Việc Công ty tập hợp chi phí theo khoản mục chi phí là rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý , tạo điều kiện cho công tác tính giá thành được nhanh chóng, dễ dàng và việc quản lý chi phí theo khoản mục cũng thuận lợi hơn. Dựa vào đó, nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có thể phân tích được sự ảnh hưởng của từng khoản mục tới giá thành sản phẩm, thông qua đó đưa ra các biện pháp phù hợp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại thuốc Bảo vệ thực vật, từng dung lượng thuốc khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành. Điều đó rất phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm thuốc Bảo vệ thực vật, vì chủng loại sản phẩm của đơn vị rất đa dạng, các loại thuốc Bảo vệ thực vật có thành phần hóa học và công dụng khác nhau nên thành phần nguyên vật liệu rất khác nhau; và một loại thuốc lại được sang chai đóng gói ra các dung tích, khối lượng khác nhau nên giá thành rất khác nhau.
Công ty tính giá thành theo công thức giản đơn, không tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ , toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất giản đơn, bán công nghiệp, chủ yếu là gia công sang chai đóng gói từ nguyên vật liệu nhập khẩu. Cách tính giá thành như vậy sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Mặt khác, chu kỳ sản xuất ngắn, nên kỳ tính giá thành là một tháng vừa đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời cho nhu cầu quản lý của Công ty, vừa phù hợp với kỳ báo cáo.
Công ty đã rất chú trọng đầu tư về mặt trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho sản xuất và cho quản lý. Từ sản xuất thủ công bán công nghiệp chuyển sang quy trình sản xuất bán công nghiệp với các loại máy móc khá hiện đại như máy trộn, máy sang chai thuốc trừ sâu bán tự động, máy dán túi, máy in date tự động từ đó giúp nâng cao năng suất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, hạ được giá thành sản phẩm, nâng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty phần lớn là công nhân hợp đồng ngắn hạn. Công ty tính chi phí nhân công trực tiếp theo lương khoán sản phẩm, không tiến hành trích các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc thuê lao động như vậy là phù hợp với đặc điểm sản xuất mang tính thời vụ của Công ty, giúp tiết kiệm chi phí nhân công trong những tháng không phải thời vụ. Hơn nũa, cách tính lương khoán sản phẩm “làm bao nhiêu, ăn bấy nhiêu” sẽ nâng cao năng suất lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm của công nhân viên, tránh tình trạng đi làm lấy lệ, đi làm chỉ để chấm công mà không cố gắng, tập trung làm việc.
Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo tiêu thức khối lượng sản phẩm là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với đặc điểm của sản phẩm thuốc Bảo vệ thực vật và quy trình sản xuất thuốc đơn giản, từ khâu gia công đến khâu sang chai, đóng gói thành nhiều loại chai, lọ dung tích, khối lượng khác nhau.
3.2.2 Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại PSC1.
Bên cạnh những ưu điểm và thành tích đã đạt được trong công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm, PSC1 vẫn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục:
- Trong các khoản mục chi phí thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất, ảnh hưởng quyết định đến việc sản xuất sản phẩm của Công ty. Tuy vậy, tất cả nguyên vật liệu để sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật Công ty đều phải nhập khẩu từ nước ngoài do trong nước chưa thể đáp ứng được. Do đó khi có sự biến động tỷ giá hối đoái thường sẽ ảnh hưởng lớn đến giá nguyên vật liệu đầu vào của Công ty. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu sử dụng cho ngành thuốc bảo vệ thực vật đều có nguồn gốc từ dầu mỏ, do đó khi giá dầu mỏ trên thế giới tăng thì nguồn nguyên vật liệu, nhất là nguồn dung môi, vật tư, bao bì, nhựa đều tăng giá làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến giá thành sản phẩm cao.
Đối với các loại vật tư, bao bì, nhãn mác dùng trong quá trình sản xuất, Công ty phải nhập từ các nhà cung ứng trong nước. Phần lớn họ cũng lại phải nhập vật liệu từ nước ngoài (hạt nhựa PET, HDPE, giấy nhôm, giấy in) do đó giá cả cũng thường xuyên biến động theo thị trường thế giới. Điều này sẽ tác động đáng kể đến doanh số và lợi nhuận của công ty.
Có thể thấy quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là vấn đề còn tồn tại lớn nhất trong công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm của Công ty. Công ty chưa tìm được nguồn nguyên liệu với giá ổn định, chưa có các biện pháp thu thập thông tin, tìm hiểu thị trường để tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế; không tiếp cận nhiều với thông tin nên không nắm rõ được tình hình phát triển của nguồn nguyên liệu trên thế giới.
- Việc quản lý, hạch toán chi phí sản xuất chung của Công ty chưa thật sự phản ánh chính xác chi phí sản xuất chung phát sinh. Phần chi phí nhân viên phân xưởng, Công ty chỉ tính những chi phí chung không có trong giá thành sản xuất sản phẩm như chi phí tiêu hao, chi phí ngoài định mức của nhân viên phân xưởng, còn chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất thì hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp. Do đó, trên báo cáo tổng hợp, chi phí này một năm rất thấp, không phản ánh chính xác được lượng chi phí đã chi ra. Công ty cần có sự tách bạch rõ ràng trong việc tổng hợp khoản chi phí này, để có thể dễ dàng quản lý và đánh giá đúng thực trạng chi phí sản xuất chung của Công ty.
- Chi phí mua vật tư bao bì để đóng gói sản phẩm còn cao, Công ty nên tìm nhà cung cấp hoặc các loại bao bì đóng gói thay thế nhằm hạ giá thành sản xuất sản phẩm. Chi phí vật tư hỏng trong năm 2008 cũng tăng đáng kể, đây là tồn tại của Công ty trong việc quản lý vật tư từ khâu kiểm tra chất lượng khi nhập kho đến khâu bảo quản vật tư trong kho trước khi đưa ra sử dụng.
- Kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ở một số chi nhánh còn cao.Việc quản lý những khoản chi phí này còn gặp nhiều khó khăn do một số khoản chi thiếu những bằng chứng cụ thể. Công ty nên thay đổi lại phương pháp quản lý hai khoản mục chi phí này nhằm sử dụng chi phí đúng mục đích hơn, hiệu quả hơn và cắt giảm những khoản chi không cần thiết.
- Công tác lập kế hoạch chi phí và giá thành của Công ty còn sơ sài, do đó việc đánh giá, phân tích và xác định trọng tâm của công tác quản lý nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân có thể là do phòng kế hoạch chưa quan tâm đúng mức đến công tác hạ giá thành. Công tác lập dự toán chỉ dừng lại ở mức tính giá thành và giá trị dự toán mà không xác định chỉ tiêu hạ giá thành, mức hạ giá thành kế hoạch trong từng sản phẩm.
3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương.
Qua phân tích ở các phần trên, ta đã phần nào thấy được tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại PSC1 trong thời gian qua. Trên cơ sở những mặt hạn chế, tồn tại của Công ty, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục thực trạng đó, giúp Công ty thực hiện có hiệu quả hơn công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm:
3.3.1 Về công tác lập kế hoạch chi phí và giá thành.
Công tác xây dựng kế hoạch chi phí và kế hoạch giá thành đóng vai trò hết sức quan trọng, là tiền đề, cơ sở của việc kiểm tra, đối chiếu nỗ lực tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần xem xét, chú trọng hơn nữa khâu lập kế hoạch chi phí và giá thành kế hoạch:
- Xác định một cách chính xác khối lượng sản phẩm hoàn thành, từ đó lựa chọn, bố trí và thực hiện sản xuất một cách hợp lý.
Phòng Kinh doanh và Phòng Công nghệ & Sản xuất và bộ phận sản xuất cần phải xác định khối lượng sản phẩm kế hoạch cần thiết cho từng mùa vụ, từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất một cách hợp lý đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa việc thu mua, dự trữ nguyên vật liệu, bố trí máy móc và phân công lao động sao cho khoa học, phù hợp nhất để tiết kiệm các chi phí tiêu hao.
- Xác định kế hoạch cung ứng vật tư, lao động.
Đối với những loại vật tư chủ yếu, Công ty nên đặt mua với khối lượng lớn dùng ở mức bình quân năm nhằm tiết kiệm chi phí thông qua giảm chiết khấu, không phải ứng tiền trước đồng thời chủ động về nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất nhằm tránh gián đoạn.
- Xây dựng hệ thống định mức, xây dựng kế hoạch tiết kiệm giá thành hàng năm. Trên cơ sở các hệ số do bộ phận kế hoạch báo cáo, cơ sở giá thành dự toán sản phẩm, từ đó Công ty cần lập ra hệ số giá thành của các khoản mục đầu vào cho phù hợp.
- Dựa trên kế hoạch sản xuất ở từng phân xưởng, phòng kế toán cần tính ra mức tiết kiệm kế hoạch mà mỗi phân xưởng cần đạt được. Sau đó so sánh giữa mức thực tế tiết kiệm được và kế hoạch đã đề ra để xác định xem phân xưởng nào có những nỗ lực nhất định trong công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm từ đó có chính sách khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời.
3.3.2. Về công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Như đã nêu trên, vấn đề có tính chất quyết định trong việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm của Công ty là công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu- vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, cần có biện pháp để quản lý khoản mục chi phí này cho tốt:
- Công ty cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các bạn hàng, để có thể chủ động được với nguồn nguyên vật liệu ngay cả khi gặp khó khăn. Cần tìm kiếm thêm các bạn hàng mới trên cơ sở đảm bảo chất lượng ổn định, giá cả hợp lý, thanh toán thuận tiện; tiếp tục duy trì củng cố mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm bằng cách đưa ra những chiến lược để có thể nhận được sự quan tâm hợp tác và hỗ trợ tốt nhất từ bạn hàng. Ví dụ: cam kết thanh toán đúng hạn ngay cả khi gặp khó khăn về tài chính, về nguồn ngoại tệ; có những chính sách ưu đãi cho bạn hàng như được mua sản phẩm của công ty với giá rẻ hơn so với các khách hàng khác
- Công ty cần xây dựng chiến lược dự trữ nguồn nguyên liệu hợp lý, tránh trạng thái tâm lí “ phòng xa”, gây ra những chi phí không hợp lí như chi phí kho bãi để dự trữ nguyên liệu, chi phí bảo quản nguyên liệu (với khí hậu như ở nước ta, độ ẩm không khí cao, dễ gây ra nấm mốc hoặc mùa hè nóng ẩm dễ làm biến chất một số nguyên vật liệu, vì vậy, việc bảo quản nguyên liệu là rất khó khăn). Từ định mức tiêu hao nguyên liệu và kế hoạch sản xuất trong thời gian tiếp theo, công ty chỉ cần tính toán làm sao để có thể có đủ nguyên liệu để tiến hành sản xuất kinh doanh nhưng lại tốn ít chi phí để dự trữ nhất.
- Trong xu thế hợp tác của thế giới, nguồn thông tin là rất nhiều, do đó, cần tích cực khai thác, cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình nguồn nguyên liệu và xu hướng biến động của giá cả nguyên liệu trên thị trường thế giới, từ đó mới có thể chủ động trong mọi tình huống, đồng thời có thể nhanh chóng triển khai tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thể từ thị trường khác trên thế giới.
- Do mỗi sản phẩm được tạo thành từ một tỉ lệ nguyên liệu nhất định nên Công ty cần nghiên cứu, đánh giá thị trường, tìm ra nhu cầu của thị trường về loại sản phẩm nào của công ty mình trong thời gian sắp tới, từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất hợp lí. Nhờ đó, công ty sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, tránh được tình trạng sản phẩm sẩn xuất ra nhưng không bán được vì không đúng nhu cầu của khách hàng. Có như vậy, Công ty vừa tiết kiệm được nguyên vật liệu sản xuất, vừa nâng cao được lợi nhuận của mình
3.3.3. Về việc quản lý chi phí nhân công trực tiếp, nâng cao trình độ người lao động:
- Do đặc thù sản xuất của ngành, Công ty vẫn phải sử dụng lao động phổ thông (ví dụ: trong công đoạn bốc dỡ, đóng chai, đóng gói thuốc Bảo vệ thực vật), cùng với việc sản xuất theo thời vụ nên công nhân nhiều người không thành thạo công việc, nhiều khi gây ra những lãng phí không cần thiết (làm sai, làm hỏng so với yêu cầu đặt ra). Vì vậy, cần tích cực mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kiến thức của người lao động về những công việc, lĩnh vực mà họ tham gia.
Yếu tố con người là yếu tố đầu tiên, quyết định tới sự thành công của mọi hoạt động và có tác động to lớn tới cả sự thành bại của công ty. Do vậy, cần rất chú trọng tới việc bố trí và đào tạo người lao động trong doanh nghiệp.
- Cần đi sâu tìm hiểu khả năng, năng lực của từng người trong công ty, để từ đó, có những điều chỉnh, bố trí cho họ làm việc đúng với sở trường và năng lực của họ. Việc bố trí công việc sao cho phù hợp với năng lực, trình độ nhận thức, chuyên môn nghề nghiệp của người lao động sẽ khiến cho người lao động làm việc tự tin hơn, hăng say hơn và có điều kiện để sáng tạo,cải tiến, thể hiện năng lực của mình trong công việc, khuyến khích được người lao động làm việc nhiệt tình hơn. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được những khoản chi phí không đáng có khi bố trí công việc không đúng, nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu, góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
3.3.4. Về việc quản lý chi phí sản xuất chung:
Công ty nên thay đổi cách tính chi phí nhân viên phân xưởng: tính các khoản chi phí về tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, tổ sản xuất vào khoản mục chi phí nhân viên phân xưởng để phản ánh chính xác, đầy đủ hơn lượng chi phí đã chi ra.
Thuốc Bảo vệ thực vật là sản phẩm rất độc hại đối với con người và môi trường, do đó ngoài các chi phí sản xuất chung như các doanh nghiệp khác, PSC1 cũng phải chi ra một khoản chi phí khá lớn cho công tác kiểm định dụng cụ đo lường sản xuất, vệ sinh bảo quản kho xưởng, mua bảo hộ lao động, khám sức khỏe và bồi dưỡng độc hại cho người lao động. Tuy không thể cắt giảm các khoản chi phí này nhưng Công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng hợp lý hơn. Công ty cần phân loại công nhân làm việc theo mức độ công việc và độc hại khác nhau để có chế độ chi bồi dưỡng thích hợp. Việc vệ sinh, bảo quản kho xưởng cần giao, khoán cho những bộ phận chịu trách nhiệm cụ thể, thực hiện định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác cũng là một khoản khá lớn của Công ty. Công ty nên khoán định mức cho các phòng ban, các phân xưởng khoản chi phí này theo tháng hoặc theo quý, không để việc sử dụng chi phí tràn lan, không có kế hoạch, không có chứng từ hợp lý hợp lệ.
3.3.5. Về việc quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Công ty cần có biện pháp tổ chức quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Đầu năm, Công ty cần lập kế hoạch cụ thể về công tác bán hàng và mở rộng thị trường, sau đó có thể khoán định mức chi phí cho các chi nhánh, các tổ bán hàng. Việc sử dụng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phải gắn với kết quả bán hàng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời cần thường xuyên kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện định mức chi phí để kịp thời nhắc nhở giúp đơn vị đảm bảo đúng định mức chi phí, tránh phát sinh vượt định mức quá nhiều ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
Cuối năm, Công ty cần động viên khích lệ, khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị vừa thực hiện tốt công tác bán hàng, vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí. Đồng thời, nếu trong năm, đơn vị nào chi tiêu vượt nhiều so kế hoạch đặt ra, phải giải trình cụ thể với Ban lãnh đạo Công ty.
3.3.6. Về vấn đề đổi mới trang thiết bị khoa học công nghệ:
Công ty cần tăng cường đầu tư, đổi mới, đưa vào phục vụ cho sản xuất những máy móc, thiết bị hiện đại, nhanh chóng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất cũng như trong công tác quản lí của công ty
Như trên đã nói, PSC1 là một doanh nghiệp sản xuất, do vậy quy mô tài sản cố định, máy móc thiết bị trong Công ty là rất quan trọng. Hiện tại dù đã đổi mới rất nhiều với việc nhập dây chuyền công nghệ sản xuất năm 2006, nhưng tại nhà máy của công ty vẫn còn một số máy móc thiết bị đã cũ, đã lạc hậu, công suất thấp, không phù hợp với yêu cầu của sẩn xuất hiện nay. Điều này làm cho chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa tài sản cao, đồng thời không tiết kiệm được các chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhiên liệu, động lực để vận hành máy. Trong khi đó, trên thị trường hiện có những mấy móc thiết bị với chức năng tương tự nhưng công suất cao hơn, hao phí nhiên liệu và động lực để vận hành máy ít hơn, mặt khác là máy mới nên chi phí sửa chữa sẽ ít hơn. Nếu thay thể máy móc cũ bằng máy mới hơn, công ty không chỉ tiết kiệm được chi phí về nguyên vật liệu, động lực, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, mà còn nâng cao được năng suất lao động. Chi phí giảm, khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng, tất nhiên sẽ giúp cho doanh nghiệp hạ được giá thành sản phẩm của mình
Kết luận
Sau khi cơ cấu lại Công ty, chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần, lại phải đối mặt với thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương đã gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, với sự cố gắng, nỗ lực của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã không ngừng phấn đấu tìm biện pháp nhằm quản lý tốt chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản
Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm tại PSC1 vẫn còn tồn tại một số thiếu sót. Trong luận văn này, em đã mạnh dạn đưa ra một số nhận xét, ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa các tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, hơn nữa vấn đề quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải hội tụ được rất nhiều kiến thức không chỉ về mặt lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn nên luận văn cuối khoá của em thực sự còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tài chính Doanh nghiệp đặc biệt là thầy giáo: PGS.TS Nguyễn Đăng Nam cùng Ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị Phòng tài chính – kế toán của Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thu Trang
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”- Học viện Tài chính- Nhà xuất bản Tài chính năm 2007.
Giáo trình “Phân tích Tài chính doanh nghiệp”- Học viện Tài chính- Nhà xuất bản Tài chính năm 2008.
Giáo trình “Kế toán tài chính ”- Học viện Tài chính- Nhà xuất bản Tài chính năm 2007.
Giáo trình “Kế toán quản trị ”- Học viện Tài chính- Nhà xuất bản Tài chính năm 2008
Tạp chí “Sinh viên nghiên cứu Khoa học”- Học viện tài chính
Thời báo Kinh tế Việt Nam
Tạp chí “Tài chính”
mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2702.doc