Đề tài Các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng

Ở nước ta, những vấn đề liên quan người tiêu dùng đang ngày càng được coi là một nội dung quan trọng trong chính sách và hệ thống pháp luật của Ðảng và Nhà nước. Với việc nước ta đã trở thành thành viên của WTO, hệ thống luật pháp về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện và tiệm cận với luật pháp và thông lệ quốc tế. Ðây chính là điều kiện để nâng cao tính nghiêm ngặt và khắt khe hơn với doanh nghiệp trước trách nhiệm đối với người tiêu dùng. Thực tế này đang đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng lớn trong hành trình thực thi pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, nhằm bảo vệ uy tín, thương hiệu, sự tồn tại và phát triển của chính mình. Đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ quan quản lý nhà nước và hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã chủ dộng, thường xuyên tổ chức các hội thảo, các cuộc toạ đàm, hội nghị bàn tròn, các buổi gặp gỡ trao đổi ý kiến về những vấn đề cần quan tâm xung quanh quyền của người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Một số tồn tại, bất cập +) Luật không đồng bộ, kém hiệu lực Chế định về quản lý nhà nước luôn là chế định rất quan trọng ở trong bất kỳ lĩnh vực nào, đóng vai trò quyết định trong việc thực thi các quy định của pháp luật trên thực tế. Pháp lệnh bảo vệ quyền và lợi ích người tiêu dùng cũng như Nghị định số 69 đã dành hẳn một chương để quy định các vấn đề về quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, cho đến nay các quy định này đã thể hiện những bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bảo vệ người tiêu dùng: Thứ nhất, thiếu công cụ pháp luật để cơ quan nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng có thể thực thi vai trò của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, cơ quan nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng không thể thực hiện những biện pháp xử lý nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm túc, ví dụ khi có vụ việc ảnh hưởng đến người tiêu dùng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thể độc lập thực hiện việc xử lý các vụ việc này mà phải nhờ tới sự giúp đỡ của cơ quan có liên quan khác và việc các cơ quan này có thực hiện việc phối hợp hay không cũng không có quy định cụ thể. Thứ hai, còn mang nặng tính hình thức: Các quy định về nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng thể hiện tính chung chung, khó thực hiện. Ví dụ, Khoản 7- Điều 18 Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như Khoản 4- Điều 9 Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy định: “Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra tổ chức và các cá nhân trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết các khiếu nại, tố cáo; xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi thẩm quyền”. Đây thực sự là một quy định hết sức quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng có thể thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trên thực tế. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm tra thế nào? Nội dung thanh tra? Đối tượng thanh tra, kiểm tra? Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra thế nảo? Xử lý vi phạm ra sao? Tất cả những vấn đề đó vẫn chưa được giải quyết trong các văn bản pháp luật hiện hành. Ngoài ra, các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cho đến nay đã thể hiện sự lạc hậu, không cập nhật các yêu cầu của cuộc sống, đặc biệt trong thời hội nhập, “hậu WTO” và thương mại điện tử. Do các cơ quan nghiên cứu pháp luật, các cơ quan lập pháp của chúng ta không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thị trường, của cuộc sống xã hội nên đã không kịp thời trong việc ban hành một hệ thống luật pháp đồng bộ, có khả năng điều chỉnh các vấn đề kinh tế - xã hội, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều văn bản pháp lý chứa đựng một số nội dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, nhưng còn rời rạc (đôi khi chồng chéo, phủ định nhau), chưa có sự gắn kết thành một hệ thống đồng bộ điều chỉnh các yếu tố về người tiêu dùng và quyền lợi người tiêu dùng. Cũng chính sự rời rạc, thiếu tính hệ thống đó đã tạo ra nhiều kẽ hở nghiêm trọng để một số cá nhân, tổ chức kinh tế vẫn “lách” được, tránh được luật pháp khi vi phạm quyền của người tiêu dùng. Đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật , dẫn tới vừa làm giảm uy quyền của luật pháp vừa làm giảm hiệu lực của các cơ quan thực thi pháp luật. +) Hoạt động của các cơ quan giám sát, thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng còn nhiều hạn chế Mạng lưới giám sát hành chính chưa mạnh, hoạt động quan liêu, bị chi phối bởi nhiều cơ quan công quyền khác. - Đấu tranh chống hàng giả nhìn chung chưa hiệu quả, mang nặng tính phong trào, hình thức. Tại Việt Nam, trong năm qua Cục Quản lý Thị trường đã công bố hàng ngàn mẫu hàng giả, hàng nhái được xác minh, tịch thu. Chỉ tính đến tháng 6-2007, lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm kinh tế cũng đã lập 3.700 hồ sơ cá nhân đối tượng sản xuất buôn bán hàng giả. Trong 5 năm (2002 - 2007), lượng hàng hóa giả đã bị bắt giữ bao gồm: 25.450 chai rượu các loại, 8 tấn bột ngọt, 85.000 tấn xi măng, 25 tấn mỹ phẩm các loại, 35 triệu cơ số thuốc tân dược, 50.000 chai bia, nước ngọt, đồ uống, 19 tấn bánh kẹo v.v… Hầu hết, hàng giả xuất hiện ở tất cả mọi lĩnh vực, từ những sản phẩm hàng hóa có giá trị rất thấp như hộp diêm, cây con giống, nén nhang, gói bột màu đến những hàng hóa mang trị giá cao như hàng may mặc, đồ gia dụng, sắt, thép, thuốc bảo vệ thực vật, phụ tùng xe máy, điện tử, điện lạnh. Thời gian qua, Nhà nước, các cơ quan có trách nhiệm đã ban hành nhiều quy định để ngăn ngừa tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, các chế tài xử lý với hành vi làm hàng giả, buôn bán hàng giả... còn nhiều vấn đề cần quan tâm, hoàn chỉnh, trong đó chủ yếu là hình thức, mức độ xử phạt vẫn chưa đủ mạnh, tính ngăn đe, giáo dục hạn chế. Chúng ta mới chủ yếu áp dụng việc xử phạt hành chính, phạt tiền ở mức thấp mà chưa chú trọng xử lý hình sự kết hợp với kinh tế thỏa đáng. Trên thực tế có rất nhiều vụ sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra rất nghiêm trọng nhưng tỷ lệ xử lý hình sự của các cơ quan pháp luật còn ít. Theo thông tin từ cơ quan công an thì trong số hàng nghìn vụ sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra trên địa bàn cả nước từ năm 2002 đến giữa năm 2007 thì chỉ có hơn 160 vụ được đưa ra xử lý hình sự. Chính sự thiếu kiên quyết đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại và gia tăng của tệ sản xuất, buôn bán hàng giả, với nhiều vụ đối tượng tái phạm nguy hiểm. - Mạng lưới giám sát xã hội chưa có thực quyền, chưa thực sự phát huy hiệu quả hoạt động, ở nhiều địa phương việc thành lập các hiệp hội người tiêu dùng còn mang tính hình thức. +) Sự yếu kém trong nhận thức và phối hợp hoạt động của các ngành các cấp thuộc các cơ quan thực thi pháp luật Nhận thức của mỗi cá nhân, tập thể các ngành các cấp thuộc các cơ quan thực thi pháp luật đối với quyền của người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Nếu không có nhận thức đúng, đầy đủ sẽ dẫn tới thái độ xem thường, lơ là, đôi khi vô trách nhiệm trong việc thực thi bảo vệ người tiêu dùng. Thực tiễn cho thấy, sau hơn 3 năm Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực, Hà Nội mới chỉ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho 526 cơ sở, Lâm Đồng cấp cho 567 cơ sở, còn các tỉnh và thành phố khác hầu như chưa thực hiện. Trên toàn quốc mới có 352.777 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được cấp giấy phép kinh doanh. Như vậy, số cơ sở đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hợp pháp mới chỉ đạt 0,3 % còn 99,7% cơ sở chưa được kiểm tra, kiểm soát, đồng nghĩa với việc bị thả nổi hay chỉ kiểm soát được một phần. Thực tế cho thấy, tất cả các vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra đều liên quan đến các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác thanh tra, kiểm soát kém hiệu quả, không thường xuyên, mang tính hình thức của các cơ quan chức năng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới chất lượng hàng hoá dịch vụ không đáp ứng ngang bằng với giá cả của nó. Điều này cũng dẫn tới thiệt hại cho người tiêu dùng. Chẳng hạn, nếu các cơ quan thanh tra giám sát xây dựng nhà ở, cơ quan kiểm soát chất lượng làm việc thường xuyên, nghiêm túc, minh bạch thì có lẽ hiện tượng “rút ruột” công trình xây dựng sẽ ít hơn nhiều. Ngoài ra, hiện nay nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng vượt bậc, người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn mới trong tiêu dùng; hàng hóa rẻ hơn, chất lượng cao hơn, người tiêu dùng có nhiều thông tin hơn; người tiêu dùng có cơ hội được giáo dục, nâng cao nhận thức hơn. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm nảy sinh một số tác động tiêu cực trong vấn đề về quyền lợi người tiêu dùng: Doanh nghiệp vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng vì mục tiêu lợi nhuận: đối với doanh nghiệp nào cũng vậy, lợi nhuận luôn luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu và cuối cùng của họ. Nhiều doanh nghiệp vì theo đuổi mục tiêu này mà bất chấp những quyền lợi của người tiêu dùng. Khi phải đứng trước một nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp phải đứng trước một áp lực cạnh tranh hết sức gay gắt buộc các doanh nghiệp phải tính đến mọi phương cách để tối đa hóa lợi nhuận, vì thế để giảm bớt sự ảnh hưởng xấu của hội nhập đến người tiêu dùng cần phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam chưa theo kịp tốc độ hội nhập: Khi một xã hội càng phát triển thì các hình thức tiểm ẩn xâm phạm tới lợi ích của người tiêu dùng càng tinh vi hơn. Nhiều hình thức kinh doanh mới xuất hiện làm cho người tiêu dùng không thể học hỏi, cập nhật nhanh và chủ động như các doanh nghiệp nên họ dễ bị lừa gạt hơn. Văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam chưa kịp thay đổi theo yêu cầu của hội nhập: Do thói quen tiêu dùng ở thời bao cấp, người tiêu dùng Việt Nam thường không có thói quen mua hàng có hóa đơn, vì vậy gây khó khăn cho công tác bảo vệ người tiêu dùng. Ví dụ như trong vụ xăng pha acetone – một hóa chất có thể gây hư hại cho động cơ xe khi sử dụng. Đã có rất nhiều người tiêu dùng đã mua xăng có chứa acetone nhưng không thể kiện ra tòa án đòi bồi thường vì không chứng minh được việc mình đã mua xăng ở đâu…hoặc ví dục như vụ đồng hồ tính cước không đảm bảo tiểu chuẩn, chất lượng của taxi tại thành phố Hồ Chí Minh, người tiêu dùng cũng không thể chứng minh được quyền lợi của mình đã bị vi phạm… Tốc độ hoàn thiện bộ máy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa theo kịp với tốc độ hội nhập: Từ những vấn đề nêu ở trên ta thấy cần phải có bộ máy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đủ mạnh để có thể thích nghi được bối cảnh nhằm hạn chế bớt những tác động xấu mà hội nhập kinh tế mang lại. 4.Một số vụ việc điển hình vi phạm lợi ích người tiêu dùng trong thời gian qua Vụ xăng pha acetone Vụ xăng dầu không đảm bảo chất lượng Gian lận về đo lường và chất lượng trong kinh doanh xăng dầu tại một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía nam: Bình Dương, tây Ninh, Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu … Tổng hợp kết quả của các cơ quan chức năng kiểm tra tại 290 cơ sở kinh doanh xăng dầu ở 22 tỉnh, thành phố phía Nam cho thấy có 94/252 mẫu xăng( 37,3% ) không đạt chất lượng do trị số RON thấp hoặc có lẫn acetone trong xăng, có 44 cột bơm đo thiếu số lượng cho khách hàng. Các hành vi vi pham phổ biến là : Về đo lường: Sử dụng phương tiện đo lường không chuẩn: cột bơm tự tạo không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm định hoặc nó đã quá thời hạn kiểm định, tự ý phá niêm chì đã kiểm định để hiệu chỉnh phương tiện đo, lắp thêm các thiết bị điều chỉnh làm sai số cột bơm, thay bộ vi xử lý cảu bộ phận hiển thị điện tử, thậm chí gắn chíp điện tử để có thể điều khiển từ xa, điều khiển bằng lệnh từ bàn phím của máy tính… Về chất lượng: Pha xăng chất lượng thấp ( A83 vào xăng chất lượng cao A90, A92 ) và bán theo giá xăng chất lượng cao, treo bảng giá xăng dầu chất lượng cao nhưng bán cho người tiêu dùng xăng chất lượng thấp… Tháng 8-9 năm 2006 xuất hiện xăng có chứa hàm lượng acetone cao. Khách hàng mua loại xăng này phản ánh: xe máy có “ sự cố” bị hư hỏng van tiết lưu trong bộ chế hòa khí ( Pongtu). Nguyên nhân về gian lận thương mại: - Vì động cơ lợi nhuận, một số thương nhân làm ăn gian dối đã tìm mọi cách thu lợi bất chính. Một số thương nhân cho rằng mức thù lao theo quy định hiện hành quá thấp, không đủ bù đắp chi phí và đảm bảo yêu cầu hạch toán kinh doanh. - Việc xăng A83 vẫn đang được lưu hành trước đây đưa lên biên giới để xuất lậu ( người dân Campuchia thường dùng xăng có chất lượng thấp) nay bị kiểm soát, ngăn chặn quyết liệt ở biên giới, đã dùng loại xăng này để gian lận thương mại ( trộn vào xăng A92 – A95 rồi bán theo giá xăng A92-A95 ). - Doanh nghiệp đầu mối thiếu kiểm tra, giám sát, chịu trách nhiệm liên đới với hệ thống phân phối của mình. - Việc thực hiên cơ chế quản lý tổng đại lý, đại lý chưa nghiêm: quy định chỉ được nhận xăng từ một đầu mối nhưng thực tế lấy hàng từ nhiều nguồn khác nhau, khó quản lý được chất lượng bán ra. - Chế tài xử lý vi phạm có điểm chưa nghiêm, một số hành vi vi phạm mới chưa có chế tài xử lý. - Các cơ quan và lực lượng chức năng chưa tiến hành kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục và thiếu phương tiện, kinh phí để duy trì hoạt động kiểm tra… Nguyên nhân xăng có chứa acetone Ngày 7/8/2006, Công ty xăng dầu Quân đội nhập 5596 m3 xăng A92 từ Công ty Deawoo International Corporation. Ngày 19/8/2006, Công ty Xăng dầu Khu vực II thuộc Tổng công ty Xăng dầu Viêt Nam( Petrolimex) nhập khẩu 7612,049 m3 xăng A95 thông qua Chi nhánh Singapore của Hãng Glencore- Thụy Sỹ. Các lô hàng này đã qua kiểm định trước khi nhập theo Tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN 6776:2000) và được cấp chứng chỉ cho phép thông qua, lưu thông trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong quá trình lưu thông hai lô hàng trên, người tiêu dùng phát hiện một số xe máy có “ sự cố” bị hỏng pongtun do trong xăng có chứa aceatone hàm lượng cao. Vụ vi phạm bảo hành của hãng điện thoại NOKIA Vào khoảng cuối năm 2007, một số người tiêu dùng đã đưa đơn khiếu nại hãng điện thoại NOKIA vi phạm bảo hành. Chủ yếu là khiếu nại có liên quan đến chất lượng pin và tính năng hoạt động của máy NOKIA( như loạn số, màn hình…), người tiêu dùng không hài lòng về phong cách phục vụ, cách giải quyết, giải đáp thắc mắc của nhân viên bảo hành, nhân viên giải đáp khách hàng; thời gian hoàn thành việc bảo hành quá lâu; người tiêu dùng không hài lòng vì phải mang máy đi bảo hành quá nhiều lần trong một thời gian ngắn mà công ty không đưa ra phương án hợp lý. Trước tình hình đó, ngày 27 tháng 12 năm 2007, Cục quản lý cạnh tranh-Bộ Công Thương đã làm việc với đại diện hãng NOKIA tại Việt để bàn về vấn đề này. Cục đã đề nghị công ty thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Kiểm tra lại chất lượng pin của các dòng máy có nhiều người đến bảo hành Thực hiện đúng trách nhiệm bảo hành sản phẩm, các cam kết đã đưa ra, thông báo đầy đủ các thông tin cần thiết cho người tiêu dùng . Cần có phong cách phục vụ chu đáo, nhiệt tình hơn với người tiêu dùng . Phối hợp với các cơ quan chức năng để loại bỏ hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Tại cuộc họp báo, đại diện của Nokia tại Đông Dương đã thừa nhận một số sai sót của Nokia trong quá trình quản lý hệ thống các trung tâm bảo hành của mình và cam kết sẽ có biện pháp khắc phục những sai sót này và phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý cạnh tranh để giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Một số vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm Lương thực thực phẩm luôn là vấn đề xã hội quan tâm. Chất lượng thực phẩm nói chung và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng không những có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người mà còn có liên quan mật thiết đối với sự phồn thịnh của một nền kinh tế và sự hưng thịnh của các hoạt động thương mại, văn hóa, an ninh chính trị của một xã hội, của một quốc gia. Ngày nay, các loại thực pahamr phải đáp ứng đủ bốn yếu tố cần thiết: Sức khỏe Hợp khẩu vị An toàn Thuận tiện Nhu cầu bình quân hàng ngày về thức ăn khoảng 800g ( không kể nước) và gần 2000g nước. Một đời người với tuổi thọ 75 tuổi đã tiêu thụ khoảng 22 tấn thực phẩm ( cơm, bánh mì, rau, quả, thịt, cá, sữa…) và khoảng 55 tấn nước. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề hết sức lớn đối với cuộc sống của người dân. Nó liên quan đến sức khoẻ, đến thể chất của con người, đến nguồn nhân lực của đất nước và nói đến cùng nó liên quan đến sự phát triển của đất nước. Có một thực trạng chung, đó là tất cả các lĩnh vực liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm khi kiểm tra đều phát hiện những sai phạm nghiêm trọng. Từ việc trồng rau xanh có sử dụng hóa chất kích thích vượt mức cho phép, các lò giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo vệ sinh tối thiểu đến thực trạng đáng báo động về thức ăn đường phố, vụ nước tương chứa chất gây ung thư, bánh phở chứa hàn the, rau phun thuốc tăng trưởng, hoa quả ngâm thuốc chống thối. Một số vụ việc điển hình về vi pham lợi ích người tiêu dùng trong thời gian qua: - Rau nhiễm kim loại nặng trồng ở các vùng ven đô ở ngoại thành Hà Nội, TP.HCM và một số nơi khác do được tưới bằng nguồn nước ô nhiễm; các loại rau vẫn còn dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng vẫn được đưa ra thị trường để lưu thông. - Thực phẩm chứa các hóa chất bảo quản độc hại như: Phở, bún chứa phoóc môn, giò chả có sử dụng hàn the, hải sản bảo quản bằng đạm. - Vụ nước tương chứa chất 3 MCPD có khả năng gây ung thư - Vụ sữa bột pha nước được gắn nhãn mác là sữa tươi nguyên chất gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Vụ nước tương chứa 3-MCPD Tác hại của chất 3-MCPD 3-MCPD là một dạng ô nhiễm của acid thủy phân protein thực vật có vị mặn, được sinh ra trong quá trình thủy phân các protein thực vật (như đậu tương) bằng HCl. Theo tư liệu mà Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cập nhật được từ các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy: thí nghiệm về tính độc hại của 3-MCPD bằng cách cho chuột cống uống 3-MCPD liên tục với liều 1 mg/kg thể trọng/ngày thì thấy tinh trùng giảm khả năng hoạt động và giảm khả năng sinh sản của chuột đực. Với liều từ 10 mg - 20 mg/kg thể trọng/ngày hoặc cao hơn sẽ gây tổn thương tinh hoàn chuột đực, biến đổi hình dạng tinh trùng, giảm khả năng sinh sản của con đực ở động vật có vú khác. Với liều 25 mg hoặc cao hơn liên quan đến tổn thương thần kinh trung ương. Với liều 30 mg/kg kéo dài trong 4 tuần sẽ làm tăng trọng lượng thận của chuột. Còn nghiên cứu tính gây độc và gây ung thư dài ngày trên chuột cống cho thấy, với liều 19 mg/kg thể trọng/ngày của chất 1,3 DCP (được hình thành từ 3-MCPD) đã gây khối u thận, gan, biểu mô miệng, lưỡi, tuyến giáp và biểu hiện ung thư do biến đổi gen... Tình hình vi phạm an toàn thực phẩm của các hãng sản xuất nước tương trong thời gian qua: Ngay từ năm 2001, chất gây ung thư 3-MCPD đã được phát hiện có trong nước tương nhưng thông tin này không được công khai. Mãi đến đầu năm 2006, thông tin 3-MCPD có trong nước tương của một số cơ sở sản xuất mới được công bố. Cụ thể, tháng 11/2001, qua xét nghiệm 15 mẫu nước tương, dầu hào tại địa bàn TP HCM thì tất cả các mẫu đều có hàm lượng 3-MCPD gấp từ 23 đến... 5.644 lần mức cho phép! Tháng 12/2001, xét nghiệm tiếp 10 mẫu thì có 9 mẫu vượt mức cho phép, trong đó có mẫu gấp 6.090 lần. Năm 2004, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM lại giám sát hàm lượng 3-MCPD 41 mẫu nước tương thì phát hiện 33 mẫu có 3-MCPD vượt tiêu chuẩn cho phép, chiếm tỉ lệ 80,5%. Trong 33 mẫu này có 6 mẫu có hàm lượng 3-MCPD cao khủng khiếp, từ 11.100 đến 18.244 mg/kg, tức cao gấp 11.000 đến 18.000 lần mức cho phép! 6 mẫu khác có hàm lượng 3-MCPD rất cao, từ 6.260-8.659 mg/kg; và 21 mẫu có hàm lượng 3-MCPD cao vượt giới hạn từ 2,1-4.936 mg/kg. Điều đáng lưu ý là độ đạm của nước tương càng cao thì hàm lượng 3-MCPD đo được cũng cao tương ứng. Điều này chứng tỏ quá trình sản xuất thủy phân protein thực vật bằng HCl để tạo ra nước tương cũng đồng thời tạo ra sản phẩm phụ là 3-MCPD. Theo Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM năm 2005, 2006 lượng mẫu kiểm tra 3-MCPD có hàm lượng vượt mức giới hạn cho phép đã giảm nhiều so với năm 2004 nhưng hàm lượng 3-MCPD vẫn còn rất cao. Năm 2005, viện này khảo sát tiếp 137 mẫu từ nhiều nơi và phát hiện hơn 100 mẫu có hàm lượng 3-MCPD từ 2,0 -9.743 mg/kg, cao hơn mức cho phép từ 2 đến gần 10.000 lần! Quý 3/2005, Sở Y tế TP.HCM gửi mẫu nước tương của 30 cơ sở sản xuất đến Viện Vệ sinh y tế công cộng TP kiểm nghiệm, phát hiện 20 cơ sở có sản phẩm nước tương có chất 3-MCPD cao gấp từ vài lần đến vài ngàn lần mức cho phép! Năm 2006, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM tiếp tục phát hiện 28/135 mẫu gửi tới xét nghiệm có hàm lượng 3-MCPD vượt quá giới hạn cho phép ở mức từ 1,19 đến 3.029 mg/kg. Cũng trong năm 2006, Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP phân tích tiếp 24 mẫu và phát hiện 9 mẫu có 3-MCPD vượt giới hạn, trong đó có mẫu cao tới 1.944mg/kg. Ngoài ra, giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM trong năm 2006 trên 20 mẫu cũng phát hiện 8 mẫu có 3-MCPD vượt mức cho phép. kết quả kiểm nghiệm về hàm lượng chất 3-MCPD có trong nước tương của các cơ sở sản xuất nước tương trên cả nước cho thấy: trong số 213 mẫu nước tương được gửi về kiểm nghiệm tại Viện Vệ sinh y tế công cộng (TP.HCM) từ tháng 1.2006 đến ngày 30.4.2007, thì có đến 69 mẫu "dính" hàm lượng chất 3-MCPD vượt mức cho phép (1mg/kg - theo tiêu chuẩn của Việt Nam). Mức vượt thấp nhất là 1,40 mg/kg và mức vượt cao nhất lên đến 3.029 mg/kg (nghĩa là vượt gấp hơn 3 ngàn lần so với mức cho phép!). Đáng chú ý hơn, một đề tài nghiên cứu, khảo sát của một thạc sĩ của Viện Vệ sinh y tế công cộng (TP.HCM) còn cho thấy sự hiện diện của chất 3-MCPD trong nước tương còn ghê gớm hơn nữa. Qua khảo sát nước tương của 41 cơ sở trên địa bàn TP.HCM thì có tới 33 mẫu nước tương có chất 3-MCPD vượt mức quy định từ 2 mg/kg - 55.000 mg/kg! trong số 8 mẫu còn lại đạt yêu cầu, chỉ có 2 mẫu nước tương của cơ sở trong nước (1 của tư nhân và 1 của liên doanh với nước ngoài), 6 mẫu còn lại thuộc về nước tương nhập khẩu. Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về vụ nước tương chứa chất 3-MCPD Khi dùng phải sản phẩm nước tương có chứa 3- MCPD, người tiêu dùng có 2 cách giải quyết: Thứ nhất, từng người tiêu dùng đơn lẻ đi khiếu nại, ví dụ như mang từng chai nước tương đến nhà sản xuất để đòi bồi thường là rất khó, mà dù có được đền bù thì chai nước tương đấy thì chỉ có giá trị từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng thì không có ý nghĩa gì hết, trong khi thiệt hại về mặt sức khỏe là nghiêm trọng. Thứ hai, người tiêu dùng có thể khiếu nại thông qua Văn phòng Hội Bảo vệ người tiêu dùng các địa phương. Tuy nhiên, vấn đề khiếu kiện tập thể cũng chưa đưa ra được một cơ chế cụ thể. Trong những vụ mà không chỉ 1, 2 người tiêu dùng riêng lẻ bị xâm hại lợi ích trong một thời gian dài như vụ “nước tương có chưa chất gây ung thư” chẳng hạn thì có thể tổ chức khiếu kiện tập thể. Ban bảo vệ lợi ích người tiêu dùng thuộc Cục Quản lý cạnh tranh thường xuyên theo dõi về vụ nước tương.Ban cũng đã có những hành động nhằm cảnh báo người tiêu dùng: thông báo trên trang web của Cục Quản lý cạnh tranh một danh sách “đen” hàng hóa, dịch vụ để cảnh báo người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc này rất phức tạp bởi vì có những doanh nghiệp bị nêu tên không tán thành; ở nước ngoài cũng đã xảy ra trường hợp kiện ngược, tức là doanh nghiệp kiện lại cơ quan quản lý nhà nước. Rau phun thuốc tăng trưởng Trong thời gian qua, vấn đề rau phun thuốc tăng trưởng đã được dư luận và người tiêu dùng quan tâm. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc và tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau trên mỗi loại rau . Tuy nhiên, các kết quả đưa ra không khớp nhau khiến cho người tiêu dùng rất hoang mang lo lắng. Cục Khảo nghiệm thực vật, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, tiến hành tại Gia Lâm, Hà Nội, từ 8-9/3. Ba loại thuốc kích thích tăng trưởng được thử nghiệm là GA3, 920 (xuất xứ từ Trung Quốc - nằm ngoài danh mục) và An Khang (do Việt Nam sản xuất - có trong danh mục). Chiều 4/4, TS Bùi Sĩ Doanh, Cục phó Bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) thông báo, sau 7 ngày phun thuốc kích thích tăng trưởng trong danh mục và ngoài danh mục, rau xà lách trở nên nhạt màu, cây dài và sinh nhiều ngọn nhánh, biến dạng. Cụ thể, sau 3 ngày phun thuốc với liều tối đa cho phép, rau xà lách dài khoảng 5-6% so với rau ở ô đối chứng không phun. Khi phun gấp đôi liều tối đa, xà lách dài khoảng 20% so với rau đối chứng, sắc lá vàng hơn. Sau 7 ngày, rau tiếp tục dài thêm, nhưng không nhiều và sinh ra nhiều ngọn nhánh. Điều này cho thấy, đối với rau xà lách không thể dùng các loại thuốc kích thích tăng trưởng nói trên, bởi cây rau sẽ cho kết quả không bình thường và không thể sử dụng. Ông Doanh cũng cho biết kết quả ban đầu về cuộc thử nghiệm trên rau cải đã diễn ra tại Quảng Ngãi và TPHCM. Cụ thể: sau 3 ngày kể từ khi phun thuốc kích thích rau có phun thuốc tăng trưởng không khác biệt so với rau không phun thuốc . Sau 7 ngày, rau phun thuốc thì đã sự khác biệt khá rõ nét về độ dài, rau phun thuốc dài hơn 7-10% so với rau đối chứng. Rau này xanh và trông mỡ màng hơn. “Cả 3 loại thuốc kích thích tăng trưởng đều có chưa hoạt chất Giberellic acid với hàm lượng dao động 16-20%, nhưng khi phun trên rau và đều cho kết quả tương đối giống nhau, dù nồng độ thuốc ngoài danh mục cao hơn 10 lần so với thuốc trong danh mục"- TS Doanh cho biết. Từ kết quả bước đầu trên, TS Doanh khẳng định không có loại thuốc kích thích tăng trưởng nào có thể khiến rau từ khi trồng tới khi thu hoạch chỉ trong vài ngày mà chỉ có thể giúp người trồng rau rút ngắn thời gian thu hoạch 7-10 ngày. Việc phân tích dư lượng thuốc trên rau đang được tiến hành. Tuy nhiên, ông Doanh cho rằng sau 3-4 ngày kể từ khi phun thuốc, rau sẽ không còn dư lượng thuốc, còn kết luận chính xác thì phải chờ khi có kết quả phân tích. Còn về thí nghiệm của TS. Nguyễn Văn Khải kết quả cho thấy, rau tăng trưởng từ 600% đến 700%. Theo ông Khải, thí nghiệm của mình đã làm trước đây trên rau húng, mùi, ngải cứu, kinh giới, cải cúc, xà lách, cải canh, rau cần, bí... trong điều kiện nhiệt độ 28oC, dùng một số loại thuốc kích thích tăng trưởng đang trôi nổi trên thị trường mà nông dân vẫn thường dùng (không dùng thuốc GA3). Liều lượng phun một số ô đúng như trên hướng dẫn của thuốc có trong danh mục và một số ô có liều lượng như của nông dân phun, thì mức tăng trưởng trung bình khoảng 700% so với rau không phun. Thí nghiệm này được TS Khải thực hiện làm nhiều đợt, đợt đầu 25 ngày, những đợt sau khoảng 7 ngày. Hoạt động của các cơ quan chức năng Chương III. Các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Hoàn thiện luật pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của nước ta, từng bước đưa hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào nền nếp, ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, cho đến nay, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bộc lộ những hạn chế và bất cập như tính khả thi của Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn chưa cao, nhiều quy định khá chung chung khó thực thi; một số điểm chưa mang tính cập nhật hoặc chưa bao quát được những vấn đề liên quan đến tự do hoá thương mại và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO; chưa có các chế tài đủ mạnh cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (Luật pháp các nước như Mỹ, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ… đều trao thẩm quyền xử phạt cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng) và chưa có quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác này. Chính vì vậy, Bộ Thương mại( nay là Bộ Công Thương) với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cho rằng cần phải bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng lên thành Luật cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao tính khả thi, tính minh bạch của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo hành lang pháp lý thuận lợi để góp phần phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người kinh doanh, người tiêu dùng, phát huy tối đa nguồn lực của mọi thành phần kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nói chung và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng. Muốn hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng thì các nhà làm luật cần xác định người tiêu dùng là trung tâm của hệ thống nói trên, pháp luật phải vì người tiêu dùng, cần bảo vệ người tiêu dùng ở trạng thái động, trong bối cảnh phát triển nhanh cóng của khoa học - kỹ thuật và tác động tích cực lẫn tiêu cực của quá trình hội nhập. Chú trọng cơ chế nâng cao khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng, cơ chế hậu kiểm thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy bảo vệ người tiêu dùng bao gồm cả hệ thống cơ quan quản lý nhà nước lẫn hệ thống các tổ chức xã hội. Giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần tập trung và các khía cạnh: Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, đổi mới tổ chức, hoạt động của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đổi mới công tác quản lý nhà nước và nâng cao năng lực bộ máy về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo ra các chế tài đủ mạnh (trao thẩm quyền xử phạt) cho các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc nâng pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lên thành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao tính khả thi, tính minh bạch của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo hành lang pháp lý lành mạnh để góp phần phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người kinh doanh, người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cũng cần đơn giản hoá thủ tục khiếu kiện của người tiêu dùng để nếu doanh nghiệp không giải quyết khiếu nại chính đáng của người tiêu dùng, người tiêu dùng có quyền nhờ cơ quan chức năng (cơ quan quản lý nhà nước, các cấp toà án) can thiệp kịp thời. Tuyên truyền phổ biến đề người tiêu dùng biết được các quyền của mình theo quy định của pháp luật để người tiêu dùng chủ động bảo vệ quyền của mình khi bị xâm phạm cũng là chuyện không thể lơi là. Đồng thời, xây dựng mạng lưới giám sát thực thi pháp luật nhiều chiều, nhiều tầng. Việc xây dựng mạng lưới giám sát thực thi pháp luật nhiều chiều, nhiều tấng đối với việc quản lý chất lượng hàng hoá, dịch vụ, nhằm bảo vệ người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Mạng lưới này không chỉ gồm các cơ quan thực thi pháp luật mà còn phải gồm các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan báo chí truyền thông, các hội đoàn. Có như vậy mới có thể đấu tranh hiệu quả chống lại nạn hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, chống lừa đảo trong đo lường... bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng . Trong thời gian gần đây, với hoạt động tích cực của báo chí và truyền thông, nhiều việc làm khuất tất, nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực đã bị phát hiện. Điều đó chứng minh rằng, chỉ khi có mạng lưới giám sát nhiều chiều, nhiều tấng, nhiều lớp cộng với sự vào cuộc của mọi tầng lớp trong xã hội thì quyền lợi của người tiêu dùng mới được bảo vệ hiệu quả. Nghiên cứu nội dung, yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam có nhiều cơ hội mới trong việc thoả mãn những nhu cầu cơ bản nói riêng, trong đó có quyền tiếp cận với nhiều sản phẩm và dịch vụ với chất lượng đảm bảo và giá cả thích hợp và thực sự được sử dụng các quyền của người tiêu dùng nói chung. Tuy nhiên, quá trình này cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể khiến cho việc kiểm soát an toàn, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu trở nên khó khăn hơn, việc xử lý sai phạm của doanh nghiệp ở nước ngoài cũng trở nên phức tạp. Đồng thời, sự phát triển của công nghệ thông tin kéo theo nhiều loại hình kinh doanh mới (như mua hàng qua điện thoại, qua internet…), và những vấn đề mới như thư rác (spam), lừa đảo trên Internet cũng càng trở nên tinh vi hơn. Nhiều hành vi kinh doanh hiện đại cũng đang dần xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh chóng (bán hàng từ cửa đến cửa, bán hàng đa cấp…) và, trong một số trường hợp đã có những biến tướng, những biểu hiện bất chính cần được xử lý. Những hành vi như vậy không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho những người bị lừa gạt mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình xã hội nói chung. Bởi lẽ những người tiêu dùng là nạn nhân của hành vi gian lận, lừa đảo này chủ yếu là những người có thu nhập thấp, trình độ hiểu biết còn hạn chế và sống ở khu vực nông thôn. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, những hành vi hạn chế cạnh tranh như thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền… cũng sẽ làm môi trường cạnh tranh bị bóp méo, ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa, dịch vụ và từ đó gây thiệt hại đối với quyền lợi người tiêu dùng. Gia nhập WTO và phát triển kinh tế mạnh mẽ cũng làm thay đổi xu hướng tiêu dùng, ví dụ: thay đổi thói quen mua sắm từ mua sắm hàng ngày ở các chợ, kể cả các chợ được gọi là “chợ cóc, chợ tạm” đến mua sắm khối lượng lớn cho cả tuần tại các siêu thị, trung tâm mua sắm và qua mạng internet cũng như tăng giá trị mua sắm; xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, kể cả chăm sóc sắc đẹp cho cả phụ nữ và nam giới; dịch vụ du lịch; dịch vụ bảo hiểm, giáo dục … Tầng lớp có thu nhập khá và thu nhập cao tăng lên và trở thành lực lượng tiêu dùng các mặt hàng cao cấp, sẽ đặt ra yêu cầu mới cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Những vấn đề này tuy chưa phải là ưu tiên trước mắt, nhưng cần tập trung nghiên cứu để có một tầm nhìn tổng thể, lâu dài và chuẩn bị cho tương lai. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, với sự xuất hiện của tội phạm xuyên quốc gia, những cơ sở, cá nhân làm hàng giả hàng nhái đang tăng cường hoạt động và tìm mọi cách để tránh sự phát hiện của chính phủ. Việc tăng cường hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là hết sức cần thiết. Việc hợp tác đó không chỉ dừng ở mức giữa các cơ quan chức năng của chính phủ mà cần phải được mở rộng đến tận các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội. Nội dung hợp tác không chỉ dừng ở mức trao đổi, cung cấp thông tin mà cần phối hợp chặt chẽ trong hành động. Chỉ như vậy mới có thể đấu tranh hiệu quả chống lại tệ hàng giả, hàng nhái trên quy mô rộng lớn hiện nay. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của người tiêu dùng Người tiêu dùng là tất cả mọi người, là số đông trong xã hội nhưng khi hành động thì chủ yếu là hành động riêng lẻ. Trong quan hệ giao dịch với doanh nghiệp, người tiêu dùng thường đứng ở thế yếu, và thường chịu thiệt thòi, nhiều khi bất bình nhưng không hoặc chưa biết cách đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Từ những điểm yếu trong nhận thức về quyền và trách nhiệm của mình, người tiêu dùng Việt Nam thường e ngại khi cần khiếu nại trực tiếp với người sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, chưa nói đến việc khiếu kiện ra các cơ quan chức năng hoặc tòa án để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Có thể nói rằng việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của người tiêu dùng còn rất nhiều khó khăn và bất cập. Ngay cả khi người tiêu dùng tiến hành khiếu nại, khiếu kiện (tự mình hoặc thông qua Văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng trực thuộc VINASTAS và các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các tỉnh/thành phố) thì việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của người tiêu dùng không hề đơn giản do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến thái độ coi thường người tiêu dùng, vô tình hoặc cố ý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… từ phía doanh nghiệp cũng như những khó khăn từ phía người tiêu dùng trong quá trình theo đuổi một vụ khiếu nại, khiếu kiện hoặc vấn đề cung cấp chứng cứ. Một số ví dụ hết sức đơn giản như khiếu nại về bảo hành mà không có giấy bảo hành, thói quen không yêu cầu hoá đơn/biên nhận khi mua bán, sử dụng hàng hoá và dịch vụ v.v… Hơn nữa, người tiêu dùng còn có tâm lý e ngại các thủ tục pháp lý và các chi phí khi khởi kiện ra tòa dân sự do thủ tục kiện tụng kéo dài cũng như những chi phí cho việc theo đuổi vụ kiện cũng làm nản lòng người khiếu kiện. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người tiêu dùng, đặc biệt trong việc thực hiện cam kết bảo hành, giải quyết khiếu nại từ phía người tiêu dùng. Trong thực tế, khi nhận được khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp, một số doanh nghiệp chưa có biện pháp xử lý một cách kịp thời và hợp lý, thậm chí tìm nhiều cách để thoái thác trách nhiệm của mình. Tóm lại, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng ở nước ta chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, người tiêu dùng nói chung cũng chưa sử dụng quyền được khiếu nại, chỉ có một số rất ít khiếu nại trực tiếp đến người bán hàng/người cung cấp dịch vụ hoặc tìm đến sự can thiệp của cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, còn đại đa số bỏ qua, chấp nhận thiệt thòi. Chính vì vậy, mặc dù con số các vụ khiếu nại thông qua các Văn phòng khiếu nại không ngừng tăng lên trong vài năm vừa qua, nhưng con số 500 – 600 vụ khiếu nại/năm, trong đó có 85% số vụ đã được giải quyết(1) thực sự chưa phản ánh những bức xúc của đông đảo người tiêu dùng tại Việt Nam. Để có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng trong bộ máy bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như quy trình rõ ràng trong việc xử lý khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng cũng còn rất nhiều việc phải làm. 4. Nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Toàn xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và chính người tiêu dùng chưa có nhận thức đầy đủ về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là những vấn đề như tiêu dùng bền vững, tiêu dùng xanh, tiêu dùng hợp lý, vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm v.v.. trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Công tác tuyên truyền, giáo dục về trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hiện tại còn chưa đủ mạnh. Bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn chân chính, thực hiện phương châm “khách hàng là thượng đế” với những hoạt động thiết thực như chú trọng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành, coi trọng công tác hậu mãi, bảo hành sản phẩm, có trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng thì cũng còn nhiều hiện tượng tiêu cực như làm hàng giả để đánh lừa người tiêu dùng, quảng cáo gây nhầm lẫn, quảng cáo gian dối, từ chối bảo hành, thoái thác trách nhiệm đối với hàng hoá và dịch vụ của mình… Về phía mình, chính bản thân người tiêu dùng cũng chưa nhận thức đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình, trong đó có quyền lựa chọn hàng hoá,dịch vụ; được cung cấp các thông tin trung thực, được bảo đảm an toàn về tính mạng, sực khoẻ và môi trường; có quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền khởi kiện v.v.. và trách nhiệm tự bảo vệ mình, phát hiện, tố cáo các hành vi gian dối về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhãn hiệu hàng hoá, giá cả và các hành vi lừa dối khác … Tình trạng này còn nghiêm trọng hơn ở các vùng sâu, vùng xa, nơi người tiêu dùng có rất ít cơ hội tiếp cận với việc tìm hiểu và thực thi quyền và trách nhiệm của mình. Bởi vậy, các cơ quan quản lý nhà nước các ngành, các cấp và các địa phương cần nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cần thiết hơn là đảm bảo cho quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ trên thực tế. Để nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách toàn diện cần: - Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng để tự bảo vệ chính mình; giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp về trách nhiệm của họ đối với người tiêu dùng. - Các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ mỗi vị trí của mình có trách nhiệm lớn trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ, hưóng dẫn việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng cho toàn xã hội. - Công tác tuyên truyền, giáo dục cần được tiến hành thường xuyên và với nhiều cấp độ, nhiều hình thức phong phú, ví dụ: tổ chức các hội thảo, khoá đào tạo về bảo vệ người tiêu dùng cho đại diện người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp; tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, thông tin về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau: truyền hình, rađiô, báo, tạp chí và internet; qua trả lời phỏng vấn, đối thoại trực tuyến với cộng đồng người tiêu dùng…; ban hành các ấn phẩm, tờ rơi về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng v.v... Các hoạt động khác như gây dựng hình ảnh, niềm tin về cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong con mắt người tiêu dùng; tổ chức các sự kiện về quyền của người tiêu dùng như Ngày “Quyền của người tiêu dùng” vào tháng 3 hàng năm như Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Thương mại đã làm trong thời gian qua, tiến tới xây dựng “Tuần lễ quốc gia về người tiêu dùng” như một số nước (Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Niu Di-lân…) cũng góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức bảo vệ người tiêu dùng cho toàn xã hội. Khi điều kiện cho phép, cần nghiên cứu đưa các nội dung giáo dục về tiêu dùng vào chương trình ở các cấp học như một số nước, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng, tiêu dùng bền vững, tiêu dùng và bảo vệ môi trường v.v… 5.Nâng cao năng lực bộ máy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Cơ quan được giao nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là Cục Quản lý cạnh tranh đã thành lập Ban Bảo vệ người tiêu dùng, nhưng đội ngũ cán bộ còn rất hạn chế, công việc luôn trong tình trạng quá tải. Nguồn nhân lực và tài chính hạn chế của bộ máy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là những khó khăn rất lớn cho việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ở các địa phương, tình hình cũng không khả quan hơn. Tình trạng cán bộ kiêm nhiệm, thậm chí một số nơi không có cán bộ chuyên trách, cán bộ thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm về cả xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… cho đến kinh nghiệm xử lý vụ việc cụ thể. Điều này đã làm cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa thực sự có hiệu quả, chưa ở tầm cao như chúng ta mong muốn. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cho bộ máy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần triển khai và ưu tiên cho những việc sau: - Kiện toàn bộ máy quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm Cục Quản lý cạnh tranh và hệ thống các Sở Thương mại/ Thương mại - Du lịch các tỉnh, thành phố (phấn đấu có cán bộ, chuyên viên chuyên trách công tác bảo vệ người tiêu dùng) cho đến các cơ quan khác có liên quan. Bên cạnh đó, cần có cơ chế hỗ trợ hết sức không những cho Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng trung ương và địa phương để mở rộng phạm vi hoạt động của các hội (từ 28 Hội ở thời điểm hiện tại) và văn phòng khiếu nại đã được thành lập mà còn phải hỗ trợ cho việc thành lập và phát triển các hội và văn phòng khiếu nại ở các khu vực mà điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. - Đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở vật chất cũng như kinh phí hoạt động thích đáng cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chú trọng tăng cường năng lực thực thi và đào tạo cán bộ làm công tác bảo vệ người tiêu dùng không chỉ tại các tỉnh, thành phố lớn mà còn cho các vùng sâu, vùng xa về các kiến thức, kinh nghiệm cơ bản và cập nhật những yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ mới như hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ người tiêu dùng trong thời đại thương mại điện tử. - Thiết lập một hệ thống liên lạc giữa Cục Quản lý cạnh tranh, các Sở Thương mại và Du lịch và Hội Bảo vệ người tiêu dùng trung ương cũng như địa phương và duy trì sự ủng hộ, hợp tác của các cơ quan liên quan như Quản lý thị trường, Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng, Tài nguyên – Môi trường… - Công tác bảo vệ người tiêu dùng đòi hỏi sự phối hợp liên ngành do liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như cạnh tranh, quản lý thị trường, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, dịch vụ ngân hàng, chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông, điện năng, nước sinh hoạt v.v… Hơn nữa, đặc thù của công tác bảo vệ người tiêu dùng là cần ưu tiên cho việc cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các quyền và trách nhiệm. Do đó, công tác bảo vệ người tiêu dùng không chỉ đòi hỏi sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan mà còn cần sự tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng cũng như chính bản thân người tiêu dùng mới đạt hiệu quả cao nhất. C KẾT LUẬN Ở nước ta, những vấn đề liên quan người tiêu dùng đang ngày càng được coi là một nội dung quan trọng trong chính sách và hệ thống pháp luật của Ðảng và Nhà nước. Với việc nước ta đã trở thành thành viên của WTO, hệ thống luật pháp về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện và tiệm cận với luật pháp và thông lệ quốc tế. Ðây chính là điều kiện để nâng cao tính nghiêm ngặt và khắt khe hơn với doanh nghiệp trước trách nhiệm đối với người tiêu dùng. Thực tế này đang đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng lớn trong hành trình thực thi pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, nhằm bảo vệ uy tín, thương hiệu, sự tồn tại và phát triển của chính mình. Đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng . MỤC LỤC A.LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………...1 B. NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận cho quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng …………………………………………………………..……………..………...2 I. Tổng quan về quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng …..….….…..2 1. Một số khái niệm liên quan………………………………………....…....2 1.1 Cơ quan quản lý nhà nước………………………………………........….2 1.2 Người tiêu dùng………………………………………………… .…........2 1.3 Các quyền của người tiêu dùng…………………………………………..3 1.4 Trách nhiệm của người tiêu dùng………………………………………...7 2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng………………... …..10 II. Hệ thống và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam…………………………………………………...14 1. Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam……………………………………………………................14 2. Vai trò và chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam…………………………………….................15 2.1 Cơ quan nhà nước cấp Trung Ương……………………………..............15 2.2 Cơ quan quản lý cấp địa phương………………………………………...16 2.3 Các Bộ, Ngành có liên quan……………………………………………..16 3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số nước trên thế giới………………………………….19 3.1 Indonexia…………………………………………………………………19 3.1.1 Uỷ ban bảo vệ người tiêu dùng quốc gia (NCPB)………………………..19 3.1.2 Ban giải quyết tranh chấp người tiêu dùng………………………….........21 3.1.3. Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng…………………………………............22 3.2 Thái Lan ………………………………………………………………..24 3.2.1. Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng……………………………..24 3.2.2. Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng………………………………………….26 3.3 Hoa Kỳ……………………………………………………………..........29 Chương II:Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam………………………………………………………………………..31 1.Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng……………33 2.Các văn bản pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng………………..…34 3.Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế trong hoạt động của cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam………………………………34 3.1 Thành tựu đạt được…………………………………………………………34 3.2 Một số tồn tại, bất cập……………………………………………………....38 4.Một số vụ việc điển hình vi phạm lợi ích người tiêu dùng trong thời gian qua…....................................................................................................................44 4.1 Vụ xăng pha acetone……………………………….…………………….....44 4.2 Vụ vi phạm bảo hành của hãng điện thoại NOKIA……….………………..46 4.3 Một số vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm……………………………48 4.3.1 Vụ nước tương chứa 3-MCPD…………………………………………49 4.3.2 Rau phun thuốc tăng trưởng……………………………………………52 Chương III. Các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng……………………………………54 1.Hoàn thiện luật pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…………………54 2.Nghiên cứu nội dung, yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế…………………………………………………………………..57 3.Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của người tiêu dùng………………………..59 4.Nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng……………………61 5.Nâng cao năng lực bộ máy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng………………63 C KẾT LUẬN………………………………………………………………….66 Tài liệu tham khảo Hỏi – đáp về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng , Cục Quản lý cạnh tranh. Sổ tay công tác Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Đinh Thị Mỹ Loan Tài liệu tại một số hội thảo do Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức Tài liệu nội bộ của Ban bảo vệ người tiêu dùng – Cục Quản lý cạnh tranh Website Cục quản lý cạnh tranh www.vcad.gov.vn Các Website thông tin : www.tapchicongsan.org.vn www.doisongphapluat.com.vn www.dddn.com.vn và một số trang web thông tin khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12108.doc
Tài liệu liên quan