Đề tài Các giải pháp cơ bản góp phần hạ giá thành xây dựng công trình xây dựng ở Công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng

Hiện nay, tại các công trình đang thi công của công ty thì việc giảm chi phí nguyên vật liệu chưa mang lại hiệu quả cao, mà hầu như các công trình còn có sự gia tăng chi phí vật liệu. + Trong công tác quản lý NVL xây dựng, tồn đọng lớn nhất là khâu bảo quản và sử dụng. Khối lượng NVL rất lớn mà có một số vật liệu cần phải bảo quản tốt như xi măng, thép nhưng chỉ một số nhỏ vật liệu là được bảo quản trong kho, số còn lại để ngoài trời chịu tác động của yếu tố tự nhiên và tình trạng mất mát xảy ra. Hiện tượng này phổ biến vì trong xây dựng mặt bằng thi công chật hẹp, vừa là nơi xây dựng vừa là nơi bảo quản, bố trí máy móc thiết bị thi công. Do đó không có đIều kiện để xây chỗ bảo quản hết được tất cả các vật liệu. Ở đây biện pháp khắc phục là bố trí đảm bảo cho việc bảo quản trong lều lán, nhà kho đối với các vậtliệu có giá trị cao, dễ giảm chất lượng thậm chí hư hỏng do tác động của thời tiết: xi măng, thiết bị nội thất chỉ để ngoài những vật liệu, gạch, cát nhưng vẫn phải bảo quản tốt tránh để bừa bãi, mất mát, gọn không làm giảm không gian thi công do vật liệu mang lại.

doc82 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp cơ bản góp phần hạ giá thành xây dựng công trình xây dựng ở Công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á thành xây lắp Chi phí máy dự toán Và mức tiết kiệm (lãng phí) về chi phí máy thi công trong việc thực hiện khối lượng công tác xây lắp thực tế so với kế hoạch là D ZM D ZM = CP máy thi công thực tế - CPmáy thi công dự toán Vậy: + Nếu TMM > 100% ; D ZM > 0 thì công ty đã lãng phí chi phí máy thi công. + Nếu TMM < 100% ; D ZM <0 thì công ty đã tiết kiệm chi phí máy thi công. Chi phí máy thi công chịu ảnh hưởng của nhân tố khối lượng công việc máy móc đảm nhiệm và chi phí máy cho đơn vị công việc. Tổng hợp mức ảnh hưởng của các nhân tố máy sẽ là mức tiết kiệm hay lãng phí của chi phí máy thi công. Với 3 công trình nghiên cứu ta phân tích tình hình sử dụng máy thi công trong giá thành thực tế như sau: Bảng 15: Tình hình sử dụng chi phí máy thi công ở 3 công trình. Đơn vị tính: 1.000đ TT Tên công trình Dự toán Thực tế D ZM TMM(%) 1 2 3 Trường Ngô Gia Tự Ngõ xóm Minh Khai San nền chợ Đầu Mối 68.651 6.265 255.597 63.315 6.704 286.645 - 5.336 439 31.048 99,33 107,00 112,15 Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm. Qua bảng 15 ta thấy: - Công trình trường Ngô Gia Tự đã tiết kiệm được chi phí máy 5.336.000đ - Còn 2 công trình: ngõ xóm Minh Khai và san nền chợ Đầu Mối Đền Lừ đều lãng phí chi phí máy tương ứng là 439.000đ (7%) và 31.048.000đ (12,15%) Do các nguyên nhân sau: - Các công trình rất thuận tiện cho sử dụng máy móc và đIều động. - Ngoài ra các tổ, các đội thi công đều có kế hoạch sử dụng máy tiết kiệm nhất. Về số giờ máy thực hiện bằng cách nâng cao năng suất cho từng giờ mới thi công. Bố trí lao động phù hợp với trình độ cơ giới hoá của công trình, đặc biệt hai công trình trường tiểu học Ngô Gia Tự và chợ Đầu Mối Đền Lừ, công ty đã bố trí các công nhân bậc cao lành nghề có tinh thần trách nhiệm vào đIều hành các máy móc hiện đại, cẩu ADK, máy xúc, ủi … và công ty cũng đã thực hiện tốt nhiều biện pháp sử dụng và bảo quản tốt máy móc thiết bị thi công, hạn chế tối đa trường hợp phải sửa chữa ngoài dự toán. Đây là cố gắng lớn của công ty và cũng là nền tảng cơ bản cho công ty trong công tác phấn đấu hạ giá thành xây lắp công trình ở các năm sau. - Tại các công trình các tổ, đội thi công đều sử dụng rất tiết kiệm, không gây lãng phí, hao hụt xăng dầu, động lực vận hành máy. Công ty nên tiếp tục phát huy công tác này, bởi nó là khả năng rất lớn để giảm chi phí máy thi công trong giá thành xây lắp. Công ty cần có chế độ thưởng phạt rõ ràng nhằm khuyến khích từng người, từng tổ đội phấn đấu sử dụng tiết kiệm và hiệu quả chi phí máy thi công. - Riêng công trình san nền chợ Đầu Mối Đền Lừ do phải thực hiện khối lượng công việc lớn, địa bàn thi công khó khăn và trong giai đoạn này giá cả thị trường không riêng gì của máy móc thiết bị thi công biến động rất lớn giá xăng dầu trong kho do đó mà phải bù giá làm cho chi phí máy thi công tăng lên. ở rất nhiều công trình của công ty do máy móc thiết bị quá cũ, không đảm bảo công suất cho tiến độ thi công nên công ty phải đi thuê ngoài nên làm tăng một khối lượng không nhỏ chi phí máy trong giá thành. Cần phải có sự đầu tư hơn các trang thiết bị thi công hiện đại của công ty. Như vậy sẽ tạo nhiều cơ hội cho công ty trong công tác bố trí và sử dụng máy móc đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công, nâng cao trình độ cơ giới hoá trong xây lắp từ đó công ty giảm được khoản mục chi phí máy thi công trong giá thành xây lắp. Bảng 16: Tình hình sử dụng chi phí máy trong giá thành xây lắp của công ty qua 4 năm. Đơn vị tính: 1.000đ TT Năm Dự toán Thực tế D ZM TMM(%) 1 2 3 4 1998 1999 2000 2001 687.200 559.200 453.183 916.518 676.200 536.400 443.108 864.320 - 11.000 - 22.800 - 10.076 - 52.198 98,4 96,0 97,88 94,31 Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm Qua đó ta thấy giảm chi phí máy thi công thực sự là biện pháp lớn của công ty trong công tác hạ giá thành xây lắp thực tế trong thời gian qua và cũng là biện pháp công ty sẽ tiếp tục khai thác trong các năm tới. Để thấy trình độ cơ giới hoá của công ty ngày càng cao mỗi năm công ty lại đầu tư thêm vào mua sắm máy móc. Đây là khả năng lớn của công ty trong công tác nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời phấn đấu hạ được giá thành xây lắp công trình xây dựng. 3.4. Tình hình thực hiện chi phí chung trong giá thành xây lắp thực tế. Bằng phương pháp so sánh, tiến hành phân tích các khoản mục chi phí chung theo tổng số chi phí và theo từng phân bổ. tiến hành đánh giá sự thay đổi tỉ trọng của từng khoản chi thực tế so với định mức, giữa thực tế kỳ này so với thực tế kỳ trước để qua đó thấy được những công việc đã làm tốt và những khâu còn chưa tốt của doanh nghiệp, phát hiện những vấn đề cần tăng cường quản lý trong những năm tới. - Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới mức độ chi phí của khoản mục chi phí chung. Khi phân tích khó có thể phân biệt mức độ ảnh hưởng của một nhân tố ra khỏi ảnh hưởng của các nhân tố khác bởi vì các nhân tố có mối liên hệ biện chứng hưũ cơ với nhau, ảnh hưởng của mỗi nhân tố tới mức độ chi phí có thể bị che lấp bởi các nhân tố khác. Do đó khi phân tích khoản mục chi phí chung hoàn toàn cho phép so sánh sự biến đổi mức độ chi phí chung với sự biến động của một nhân tố chính. Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí chung trong giá thành thực tế chi phí chung trong gía thành dự toán ta sử dụng công thức sau: Tỉ lệ thực hiện kế hoạch Chi phí chung thực tế TMC = chi phí khoản mục chung = --------------------------- x 100 trong giá thành xây lắp Chi phí chung dự toán Và mức tiết kiệm (lãng phí) về chi phí chung trong việc thực hiện khối lượng công tác xây lắp thực tế so với kế hoạch là D ZC D ZC = CP chung thực tế - CPchungdự toán Vậy: + Nếu TMC > 100% ; D ZC > 0 thì công ty đã lãng phí chi phí chung. + Nếu TMC < 100% ; D ZC <0 thì công ty đã tiết kiệm chi phí chung. Bảng 17: Tình hình sử dụng chi phí chung ở 3 công trình Đơn vị: 1.000đ TT Tên công trình Dự toán Thực tế D ZM TMM(%) 1 2 3 Trường Ngô Gia Tự Ngõ xóm Minh Khai San nền chợ Đầu Mối 65.382 5.375 127.799 44.728 3.942 82.136 - 20.654 - 1.433 - 45.663 69,41 97,34 64,3 Nguồn: Báo cáo quyết toán Cả 3 công trình này và hầu hết các công trình khác của công ty thì khoản mục chi phí này thực tế giảm rất nhiều so với dự toán. Và đây là yếu tố đem lạI mức hạ giá thành thực tế cho các công trình. Ta có thể thấy kết quả hạ tổng chi phí chung trong công tác phấn đấu hạ giá thành xây lắp của công ty trong một số năm gần đây như sau: Bảng 18: Tình hình sử dụng chi phí chung của công ty Đơn vị tính: 1.000đ TT Năm Dự toán Thực tế D ZC TMC(%) 1 2 3 4 1998 1999 2000 2001 1.342.412 1.215.645 876.472 684.000 842.625 712.434 532.431 341.000 - 499.787 - 503.211 - 344.041 - 343.000 62,8 58,51 60,8 49,9 Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm - ở 3 công trình trên chi phí chung giảm do công ty đã tổ chức bộ máy lao động gián tiếp trên công trường rất gọn nhẹ, bao gồm những cán bộ cónăng lực kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm trong công việc nên hoạt động rất có hiệu quả và giảm được chi phí chung rất lớn. Công ty đã sử dụng hợp lý, tiết kiệm các chi phí trong giao dịch, tìm kiếm đối tác, trong công tác giám sát, kiểm tra chất lượng. Trên thực tế thì khoản mục chi phí chung không nhất thiết tỉ lệ thuận với khối lượng công tác xây lắp công ty thực hiện trong kì. Bởi vì các công trình thường được thi công trong thời gian dài ngày từ khi khởi công công trình công đã có một số khoản chi phí cho chuẩn bị công trường. Song giai đoạn thi công mặc dù khối lượng công tác được thực hiện nhưng cũng chỉ xuất hiện một khoản chi có liên quan trực tiếp tới việc thực hiện các khối lượng công tác phát sinh. Do vậy làm cho chi phí chung giảm rất nhiều so với dự toán. Tóm lại: Với bộ máy quản lý tinh giảm gọn nhẹ tại công ty và công trường cùng với chế độ thưởng phạt nên khoản mục chi phí này là khoản công ty cần tận dụng khai thác cho công tác hạ giá thành xây lắp công trình xây dựng. Với xu hướng trong tương lai bộ máy quản lý sẽ gọn hơn và các công cụ quản lý hiện đạI thì khoản mục chi phí này là tiềm năng lớn của công ty. 4. Đánh giá chung. Các phần trước chúng ta đã đánh giá mức độ hoàn thành các khoản mục chi phí như: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí chung của 3 công trình công ty thực hiện trong thời gian qua. Phần này sẽ phải đánh giá khái quát tình hình thực hiện chi phí giá thành của 3 công trình và các năm gần đây của công ty. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành công tác xây lắp nhằm kháI quát tình hình tiết kiệm chi phí hạ giá thành công trình xây lắp, ta dùng chỉ tiêu: Tỉ lệ % thực hiện Giá thành xây lắp thực tế TM = kế hoạch giá thành = ------------------------------ x 100 xây lắp Giá thành xây lắp dự toán Và mức tiết kiệm (lãng phí) giá thành xây lắp: DZ = Giá thành xây lắp thực tế – Giá thành xây lắp dự toán Bảng 19: Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành xây lắp. Đơn vị tính: 1.000đ TT Tên công trình (năm) Dự toán Thực tế D Z TM(%) 1 2 3 4 5 6 7 Trường Ngô Gia Tự Ngõ xóm Minh Khai San nền chợ Đầu Mối 1998 1999 2000 2001 3.269.090 179.156 4.259.960 19.773.717 19.740.265 16.063.296 24.487.283 3.236.400 172.828 4.213.645 18.988.025 19.613.466 15.186.824 24.185.497 - 32.690 - 6.328 - 46.315 - 785.692 - 126.799 - 876.472 - 301.786 99 96,47 98,92 96,1 99,35 94,6 98,76 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm. Nhìn chung: công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch giá thành xây lắp tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục ở trên. a. Những ưu điểm của công ty Xây dựng và Phát triển nhà Hai Bà Trưng. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển là việc làm cần thiết và tất yếu là phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra. Vì vậy công tác quản lý giá thành có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. ý thức được tầm quan trọng đó, công tác hạ giá thành xây lắp công trình xây dựng là một trong những công tác quan trọng hàng đâù của công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng. Qua phân tích thực trạng ở trên ta đa thấy công ty thực hiện rất tốt công tác này. Trước hết việc hạch toán kinh tế nội bộ, giao khoán các công trình cho từng đội đã phát huy tính chủ động, năng động, năng suất và chất lượng được cải tiến rõ rệt từ đó làm giảm giá thành xây lắp, đồng thời phân phối lại thu nhập cho các đội một cách hợp lý và công bằng. Công ty đã xây dựng mô hình quản lý và hạch toán khoa học. Cán bộ quản lý nhanh chóng nắm bắt được tình hình kinh tế chuyển đổi từ đó sắp xếp bộ máy quản lý một cách gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu sản xuất. Các phòng ban chức năng có năng lực và trình độ cao đáp ứng nhu cầu chỉ đạo và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp công ty quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí của công trình một cách tiết kiệm và hiệu qủa. Và công ty tổ chức quản lý lao động một cách rất khoa học, hiệu quả, tổ chức chia lao động thành lao động trong danh sách và ngoài danh sách. Trong đó tập trung phát huy năng lực và nâng cao tay nghề của công nhân trong danh sách góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng thi công công trình đảm bảo việc làm ổn định và đời sống ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên. Một ưu điểm lớn của công ty trong công tác hạ giá thành xây lắp đó là việc tìm kiếm NVL sản xuất, công tác quản lý và tiêu hao việu liệu, máy thi công. Đây là khả năng công ty cần đẩy mạnh trong tương lai. b. Những tồn tại công ty cần khắc phục. Qua phân tích thực trạng hạ giá thành của công ty 4 năm gần đây ta thấy đa số các công trình công ty thi công đều có giá thành thực tế thấp hơn giá thành dự toán. Ngoài số ít công trình có mức hạ giá thành dương còn những công trình mặc dù có hạ giá thành xây lắp nhưng chủ yếu là do giảm khoản mục chi phí chung. Còn chi phí NVL, chi phí phân công đều tăng so với dự toán. Đây là vấn đề cần xem xét và khắc phục nhằm nâng cao khả năng của công ty trong công tác hạ giá thành ở các năm tới. Mặc dù vậy, các công trình đều có mức lãi nhưng ở một số công trình có mức lãI thực tế trước thuế thấp hơn muức lãi dự kiến. ĐIều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn công ty cũng như thu nhập bình quân của người lao động. Những tồn tại của công ty, trong công tác phấn đấu hạ giá thành do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. b1. Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật thiếu chính xác, khoa học. Bởi hệ thống định mức là cơ sở để cho các doanh nghiệp xây dựng lập giá thành dự toán công trình và các ban ngành có liên quan. Ban hành định mức. Bộ Xây dựng đã ban hành tập định mức dự toán XDCB số 1242/98/QĐ-BXD ngày 25/11/1998 và đã được áp dụng thống nhất trong cả nước bắt đầu từ 1/1/1999 để thay thế cho các định mức dự toán trước kia đến nay không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện theo định mức mới này đã phát sinh những hạn chế. - Do giá cả thị trường không phải lúc nào cũng ổn định mà có sự tăng giảm phụ thuộc vào cung cầu thị trường. Nên giá dự toán được xác định nhưng khi thi công giá lại khác đi. - Do biến động của chính sách tiền lương và giá nhiên liệu, năng lượng, giá xăng dầu tăng … làm chi phí trên một đơn vị khối lượng công tác tăng. - Ngoài ra các hệ số tiết kiệm chi phí đầu vào của Bộ Xây dựng ban hành cũng chưa phù hợp đối với nhiều công trình. Mức tiết kiệm NVL : 1% Mức tiết kiệm chi phí nhân công: 5% Mức tiết kiệm chi phí máy : 5% Trong thực tế khi xây dựng các công trình khác nhau mức tiết kiệm chi phí này cũng khác nhau. Với công trình có sử dụng nhiều NVL thì tỉ lệ tiết kiệm này thường nhỏ hơn 1%. Chi phí về máy thi công và chi phí nhân công tuỳ địa đIểm xây dựng mà tỉ lệ tiết kiệm lớn hơn hay nhỏ hơn. b2. Xét trực tiếp thông qua các khoản mục chi phí trong xây lắp. Hai khoản thường vượt so với kế hoạch là chi phí NVL và chi phí nhân công. - Chất lượng các đồ án thiết kế chưa sát thực tế. Các đồ án thiết kế xây dựng của chủ đầu tư phải đi thuê các công ty tư vấn – khảo sát thiết kế thực hiện, một số đơn vị tư vấn còn chưa quan tâm đến chất lượng hồ sơ khảo sát thiết kế. Bên cạnh đó có trường hợp một số chủ trì thiết kế do thiếu kinh tinh thần trách nhiệm do chuyên môn yếu đã thiết kế tuỳ tiện liên kết các bên để nâng khối lượng và giá trị công trình … hoặc thiết kế các cấu kiện bị sai ảnh hưởng đến độ an toàn, chất lượng và tiến độ công trình. Hai tồn tạI này đã làm tăng chi phí xây lắp công trình. - Công tác lập dự toán chưa sát với thực tế phát sinh tại công trình, tuy có nhiều cố gắng nhưng do tính chất phức tạp của hoạt động xây dựng, trong quá trình thi công vẫn phát sinh nhiều công việc ngoài kế hoạch làm tăng khối lượng NVL, nhân công … - Giá NVL, nhân công, máy trong dự toán được tính theo đơn giá và hồ sơ đIều chỉnh của Bộ Xây dựng ban hành. Nhưng thực tế thì hồ sơ này còn lạc hậu không phù hợp với sự biến động của thị trường. b3. Xét quá trình tổ chức thi công. - Do đIều kiện mặt bằng và nguồn vốn nên chưa có kế hoạch mua dự trữ NVL đặc biệt NVL chính. Điều này làm cho giá thành thực tế lên xuống theo sự biến động của giá cả NVL trên thị trường. - Quá trình cung ứng NVL còn có trường hợp chưa hợp lý. Việc thu mua NVL ngay tạI chân công trình có thuận lợi là giảm chi phí dự trữ, bảo quản trông coi nhưng dẫn đến tình trạng phụ thuộc nhiều vào thị trường. Đặc biệt là mùa xây dựng xảy ra hiện tượng sốt gía cả NVL. - Một số công trình khi xây dựng phải kèm đIều kiện mua NVL theo yêu cầu và địa đIểm do bên A cung cấp hoặc chỉ định. Vì thế công ty không chủ động trong việc tìm kiếm và lựa chọn NVL có giá thấp. b4. Xét về mặt tổ chức quản lý và hạ giá thành xây lắp. - Bộ máy quản lý thi công, phòng kế hoạch chưa quan tâm đúng mức đến công tác hạ giá thành xây lắp. Công tác lập dự toán giá thành chỉ dừng ở mức tính giá thành và giá trị dự toán mà không xác định các chỉ tiêu hạ giá thành, mức hạ giá thành từng công trình. - Sau khi hoàn thành một công trình, ban kế toán hạch toán giá thành không chuyển lạI số liệu cho ban kế hoạch. Vì vậy thiếu cơ sở để so sánh đối chiếu hoạt động phấn đấu hạ giá thành của đơn vị thi công cũng như hiệu quả công tác quản lý hạ giá thành giữa 2 ban kế hoạch và kế toán. - Công trình chỉ định thầu đặc biệt công trình từ vốn ngân sách, quá trình thanh quyết toán chậm, ảnh hưởng đến hoạt động tàI chính của công ty gây ứ đọng vốn, tăng tiền lãi ngân hàng, khiến giá thành công trình tăng. - Công tác bóc tách công việc, đọc bản vẽ còn nhiều hạn chế, dẫn đến làm sai mùa. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công và làm tăng các chi phí giá thành. Phần 3: Một số biện pháp chủ yếu góp phần hạ giá thành xây lắp ở công ty xây dựng và phát triển nhà Hai bà Trưng Đối với công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng, trong cơ chế thị trường, việc hạ giá thành xây lắp công trình xây dựng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu, nó quyết định sự phát triển của công ty. Để hạ giá thành xây lắp công trình xây dựng đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, có sự phối hợp đồng bộ nhiều cấp, nhiều mặt trong toàn bộ hoạt động của công ty. ở thời gian thực tập ở Công ty Xây dựng và Phát triển nhà Hai Bà Trưng, dựa trên những tình hình đã phân tích ở trên em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cơ bản, có tính khả thi nhất đối với công ty góp phần hạ giá thành xây lắp. 1. Bố trí lao động hợp lý, sử dụng triệt để lao động địa phương. Tính đến cuối năm 2001, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, gắn bó nhiều năm với công ty, có nhiều kinh nghiệm, có lòng hăng say nhiệt tình với công việc, tích cực tìm hiểu, sáng tạo. Với cơ chế sử dụng đúng đắn, kết hợp với các hình thức động viên, khen thưởng công bằng sẽ tạo cho họ động cơ làm việc tốt, góp phần tăng sản lượng toàn xí nghiệp, giảm giá thành để nâng cao lợi nhuận của công ty nói chung và của thu nhập của từng người lao động nói riêng. - Đội ngũ công nhân viên : 280 người với trình độ: + ĐạI học: 31 người chiếm 11,07% tổng lao động + Trung cấp : 52 người : chiếm 18,57% tổng lao động. Công nhân trực tiếp: 243 người + Công nhân kỹ thuật: 80 người chiếm 64,28% + Công nhân phổ thông: 63 người chiếm 22,5% Đội ngũ công nhân gồm đủ ngành nghề, có tay nghề cao, và trong những năm tới công ty phấn đấu toàn bộ công nhân giỏi 1 nghề, biết nhiều nghề. Với đội ngũ công nhân có trình độ kỹ thuật cao, đầy đủ ngành nghề cho phép công ty tham gia xây dựng mọi công trình có chất lượng cao hạ được định mức tiêu hao, tăng năng suất lao động, hay đã làm giảm giá thành xây lắp. Hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp gồm nhiều công việc khác nhau, công việc giản đơn, công việc phức tạp. Với việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các quy trình quản lý mới, khối lượng công việc phức tạp ngày càng tăng. Do đó yêu cầu đội ngũ lao động cũng trở lên khắt khe hơn, mỗi công nhân phải giỏi 1 nghề, biết nhiều nghề. Qua phân tích thực trạng công tác hạ giá thành ta thấy giảm chi phí nhân công là vấn đề cấp bách hơn cả của công ty trong công tác hạ giá thành xây lắp. Bởi hầu hết các công trình công ty thi công đều có chi phí nhân công thực tế cao hơn dự toán. Để giảm chi phí nhân công công ty cần phải chú ý đến các vấn đề sau: - Lập biểu đồ nhân lực hợp lý trước khi tiến hành khởi công công trình từ đó xác định số lao động cần thiết, biết được tình hình thiếu hay thừa để chủ động đIều tiết. Cơ cấu tổ chức hiện trường thi công của công ty hiện nay được thể hiện qua sơ đồ. Sơ đồ tổ chức ngoài công trường. Ban giám đốc bộ phận chức năng kh - đ.tư – kt – t.bị bộ phận chức năng tàI chính đơn vị thi công ban quản lý công trình thống kê kỹ thuật giám sát atlđ kế toán bảo vệ - y tá tổ cơ giới máy thi công tổ công nhân Cơ cấu tổ chức hiện trường thi công rất khoa học, công ty dựavào đây để xác định chính xác số lượng và chất lượng lao động, bố trí lao động hợp lý, hiệu quả. Cơ cấu bố trí này là khả năng của công ty để thực thi biện pháp này. - Bố trí lao động theo đúng tay nghề, trình độ và máy móc, tránh sự chồng chéo. Với những công việc yêu cầu cả về trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao thì nhất thiết phải được những người có tay nghề đảm nhận, và những công việc không đòi hỏi kỹ thuật tay nghề, giản đơn thì lao động phổ thông có thể đảm nhận được. Đây là lợi thế để công ty thuê lao động địa phương thì sẽ đem lại lợi ích cho công ty. ở mỗi công ty thì quỹ lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất phụ thuộc vào các nhân tố khối lượng và cơ cấu khôí lượng công tác thực hiện, lương lao động hao phí để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác, mức đơn giá tiền lương theo thời gian lao động hao phí (giờ hoặc ngày công). Khối lượng và cơ cấu khối lượng công tác xây lắp là do yêu cầu kỹ thuật của công trình, do thiết kế quy định. Nếu khối lượng công tác nhỏ có cơ cấu không phức tạp thì không yêu cầu nhiều công nhân có trình độ tay nghề cao, máy móc hiện đại và ngược lạI phảI do công nhân có trình độ, tay nghề cao đảm nhiệm. Lượng lao động hao phí để thực hiện một đơn vị khối lượng là năng suất lao động thì do trình độ tay nghề công nhân, mức độ cơ giới hoá và trình độ tổ chức phối hợp lao động quy định. Nếu sự kết hợp hài hoà sẽ tạo ra năng suất cao sẽ làm giảm chi phí nhân công trong giá thành xây lắp. Mức đơn giá tiền lương theo thời gian phụ thuộc vào trình độ tay nghề bậc thợ công nhân sản xuất. Vì vậy lựa chọn công nhân phù hợp sẽ giảm được thời gian thi công công việc sẽ góp phần giảm giá thành xây lắp công trình xây dựng. Việc thuê lao động ngoài còn có tác dụng nâng cao trình độ chuyên môn hoá trong xây lắp của đội ngũ công nhân. Mỗi công nhân chuyên về một nghề để hiểu rõ công việc của mình làm, tăng năng suất lao động, đồng thời tìm tòi, sáng tạo đưa ra các biện pháp giúp công ty hạ giá thành xây lắp. Để thấy được hiệu quả to lớn của biện pháp này đem lại trong công tác hạ giá thành xây lắp, ta nghiên cứu tình hình tuyển dụng và sử dụng lao động ở công trình nhà chung cư Đền Lừ. Bảng 20: Dự kiến lực lượng lao động thực hiện công trình chung cư Đền Lừ. TT Loại thợ Tổng số Bậc Ê 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc ³6 1 2 3 4 5 6 7 Thợ nề Thợ mộc Thợ thép Thợ bê tông Thợ hàn + cơ khí Thợ đIện nước Thợ khác 13 8 7 12 5 4 10 3 2 2 2 0 0 5 5 3 2 7 2 2 3 3 3 2 3 2 1 2 2 0 1 0 1 1 0 Nguồn: Hồ sơ dự thầu công trình chung cư Đền Lư. Cơ cấu loại nghề, bậc thợ hợp lý sẽ nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công trong giá thành. Mặt khác với mức lương bình quân của lao động trong danh sách của công ty năm 2001 là 1.050.000đ/ tháng. Công ty đã sử dụng lao động gián tiếp và lao động lành nghề trong số lao động trong danh sách. Còn côngty tiến hành thuê ngoài 42 lao động địa phương với mức lương 27.000đ/ ngày, công trình này thi công trong 10 tháng. Ta có bảng chi phí nhân công như sau: Bảng 20: Chi phí nhân công thực hiện công trình chung cư Đền Lừ. Lao động Số lượng (người) Mức trả (nghìn đồng) Số phảI trả trong 9 tháng 1. Lao động trong danh sách 2. Lao động thuê ngoài 52 42 1.050 ngđ/tháng 27.000 ngđ/ ngày 546.000 ngđ 294.840 ngđ Tổng cộng 94 840.840 ngđ Tiền phải trả cho lao động thuê ngoài: 42 x 27 x 26 x 10 = 294.840 ngđ. Nếu công ty sử dụng hết lao động trong danh sách thì số tiền phải trả : 94 x 10 x 1.050 = 987.000 ngđ. Vậy khi sử dụng lao động địa phương công ty tiết kiệm được: 987.000 – 840.840 = 196.160 ngđ Do đó công ty phát huy bố trí tốt và tận dụng triệt để lao động địa phương. Ta thấy ở phần trên hầu hết chi phí nhân công tăng là do phải bù lương cho công nhân. Mặt khác lượng công nhân trong dự toán thấp không đảm bảo cho công nhân làm việc tốt. Do đó các đội công trình phải trả lương cho công nhân vượt dự toán, để đảm bảo công nhân làm việc và khuyến khích họ cótinh thần trách nhiệm trong công việc tốt hơn nữa. Và trong các ngày lễ tết công ty đều có thưởng cho công nhân. Chính vì thế, công ty phải tận dụng tối đa nguồn lao động địa phương để giảm bớt chi phí xây lắp. Tuy nhiên khi sử dụng biện pháp này thì cũng có mặt trái của nó mà công ty cần có biện pháp khắc phục để đạt hiệu quả tốt hơn, đó là: Do thuê lao động ngoài không biết rõ trình độ tay nghề của họ nên nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và việc quản lý thi công. Cần có biện pháp kiểm tra để thực hiện giao đúng người đúng việc và chỉ giao những công việc giản đơn, dễ lượng hoá cho lao động thuê ngoài như san mặt bằng, đào móng, phụ nề … Để phát huy tích cực biện pháp này công ty cần phát huy năng lực của đội ngũ lao động hiện có, có các biện pháp nâng cao tay nghề của họ, giúp họ có kinh nghiệm trong quản lý và hướng dẫn lao động địa phương. Trong quá trình thi công cần chọn ra những công việc dễ lượng hoá và việc thi công đơn giản để giao cho lao động phổ thông, tăng cường công tác quản lý và đôn đốc họ thực hiện công việc đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu chất lượng thậm chí có thể sử dụng các biện pháp hành chính, đòn bẩy kinh tế, phạt trừ vào tiền công nếu lao động không thực hiện đúng hợp đồng. Ta thấy với đội ngũ công nhân công ty bao gồm đủ ngành nghề có tay nghề cao, có trình độ đại học và trên đại học chiếm 11,07%, công nhân kỹ thuật chiếm 64,28% tổng lao động. Thì đây là nền tảng quan trọng cho công ty thực hiện thành công biện pháp này, đem lại hiệu quả cao cho công ty trong công tác hạ giá thành xây lắp. Làm tốt công tác này sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công mà vẫn đảm bảo về chất lượng thẩm mĩ và tiến độ thi công công trình. 2. Tăng cường quản lý NVL để giảm chi phí NVL trong giá thành. Trong quá trình sản phẩm xây dựng khoản mục chi phí NVL chiếm tỉ trọng lớn nên việc tiết kiệm hay lãng phí vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đối với nhiệm vụ hạ giá thành xây lắp, giá thành công trình hoàn thành. Với khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, trình độ, công nghệ thi công ngày càng tiến bộ, tăng năng suất lao động trong xây dựng được nâng cao hàng năm, trong khi đó nhiều công trình xây dựng có kết cấu phức tạp, thiết kế nội thất với việc sử dụng nhiều loạI NVL đắt tiền ngày càng phổ biến … đã làm cho chi phí vật liệu ngày càng tăng lên. Vì vậy tiết kiệm và sử dụng hợp lý vật liệu trong thi công xây lắp là nhân tố quan trọng, là khả năng tiềm tàng to lớn để hạ giá thành xây lắp. Để giảm được chi phí vật liệu còn nỗ lực phấn đấu trên tất cả các mặt các khâu. a. Trong công tác xác định nguồn cung ứng NVL xây lắp - Trong quá trình thiết kế kỹ thuật phải có phương án sử dụng NVL hợp lý, lựa chọn những vật liệu có giá thành hạ nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình. Vật liệu trong nước sản xuất được nhưng đảm bảo được yêu cầu thì nên sử dụng để thay thế NVL nhập ngoại để giảm chi phí. Sử dụng NVL tại nơi gần công trình nhất để giảm chi phí vận chuyển. Phải xác định khâu nào thi công cần mua bán thành phẩm từ bên ngoài, khâu nào tự chế tại công trình để đảm bảo tiết kiệm chi phí. - Trong quá trình lập dự toán phải xác định đượcnguồn cung ứng NVL. Xây dựng định mức, sử dụng NVL phải dựa trên cơ sở đơn giá định mức mà nhà nước ban hành và phù hợp với thực tiễn. Phải xây dựng được hệ thống định mức tiên tiến, tỉ lệ tiết kiệm và hạ giá thành NVL trong thi công. - Phòng kế hoạch cần làm tốt công tác tư vấn trong cung ứng NVL, hàng tháng cần xác định giá cả một số NVL chủ yếu, quy định giá trần để không, đơn vị nào mua cao hơn. Do đó NVL bao gồm cả chi phí vận chuyển và bốc dỡ, nên công ty phải xác định nơi mua với các chi phí khác để làm sao cho tổng chi phí là nhỏ nhất. - Hiện tại thì công ty không tích trữ các NVL chủ yếu, tuy nhiên để giảm giá thành vật liệu công ty cần đặt mua khối lượng lớn NVL thường dùng ở mức bình quân hàng năm. Việc làm này sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí thông qua hưởng chiết khấu, chủ động về NVL nhưng không làm tăng chi phí do dự trữ đem lại. Hàng năm công ty sử dụng nhiều loạI NVL khác nhau như: sắt, thép, xi măng … với số lượng lớn, chẳng hạn như xi măng với số lượng bình quân cho công tác xây lắp trực tiếp của công ty hàng năm không kể bên A cung cấp là 2.800 tấn. Do công trình thi công thường nằm ở các địa bàn khác nhau nên việc cung ứng phức tạp, tuy nhiên thị trường xi măng hiện nay rất phát triển, có nhiều chủng loại và phương thức cung ứng rất linh hoạt. Tất cả các loại xi măng đều có đại lý cung cấp trên thị trường chủ yếu như: Xi măng Hoàng Thạch : PC 30 720 đ/kg tạI kho PC 40 735 đ/kg “ Xi măng Bỉm Sơn : Của công ty VinaVimex : 689 đ/ kg tại kho bán Của công ty vật tư kỹ thuật xi măng: 691 đ/ kg tại kho bán. Nếu mua với khối lượng lớn hơn 50 tấn thì sẽ được giảm 70đ/kg. Các loại xi măng có phẩm chất tương tự nhau, nhưng giá thành lại tương đối khác nhau. Do đó việc lựa chọn đúng nguồn cung ứng sẽ đem lại hiệu quả to lớn cho công tác hạ giá thành. Nếu mua khối lượng lớn thì có khi còn chiết khấu giá là khách hàng thường xuyên thì mức tiết kiệm hơn nữa. Nhưng khi lựa chọn còn phải tính đến cả yếu tố chi phí vận chuyển phải tính xem nếu khối lượng là bao nhiêu thì nên mua tại nơi cung cấp hay tại các đại lý để giảm chi phí càng nhiều càng tốt. Để thực hiện nội dung này được tốt đòi hỏi phòng Kế hoạch phải có người chuyên trách theo dõi giá cả vật tư hàng ngày trên các phương tiện thông tin của ban vật giá chính phủ phát hành hàng ngày cũng nhưu các quy định của Bộ Xây dựng, Bộ công nghiệp. Hiện nay, công ty theo dõi giá cả trực tiếp qua các báo, tạp chí, đơn chào hàng trực tuyến … chưa có biện pháp theo dõi toàn bộ thị trường, chưa bao quát được tình hình cụ thể của thị trường này. Do đó công ty cần đầu tư máy tính kết nối internet, để qua mạng công ty có thể tìm kiếm thông tin cần thiết trong và ngoài nước không chỉ về tình hình thị trường NVL mà việc đấu thầu mua bán NVL rất phổ biến trên mạng … Công ty cần quan tâm đến vấn đề này. b. Trong quá trình thi công. Hiện nay, tại các công trình đang thi công của công ty thì việc giảm chi phí nguyên vật liệu chưa mang lại hiệu quả cao, mà hầu như các công trình còn có sự gia tăng chi phí vật liệu. + Trong công tác quản lý NVL xây dựng, tồn đọng lớn nhất là khâu bảo quản và sử dụng. Khối lượng NVL rất lớn mà có một số vật liệu cần phải bảo quản tốt như xi măng, thép … nhưng chỉ một số nhỏ vật liệu là được bảo quản trong kho, số còn lại để ngoài trời chịu tác động của yếu tố tự nhiên và tình trạng mất mát xảy ra. Hiện tượng này phổ biến vì trong xây dựng mặt bằng thi công chật hẹp, vừa là nơi xây dựng vừa là nơi bảo quản, bố trí máy móc thiết bị thi công. Do đó không có đIều kiện để xây chỗ bảo quản hết được tất cả các vật liệu. ở đây biện pháp khắc phục là bố trí đảm bảo cho việc bảo quản trong lều lán, nhà kho đối với các vậtliệu có giá trị cao, dễ giảm chất lượng thậm chí hư hỏng do tác động của thời tiết: xi măng, thiết bị nội thất … chỉ để ngoài những vật liệu, gạch, cát … nhưng vẫn phải bảo quản tốt tránh để bừa bãi, mất mát, gọn không làm giảm không gian thi công do vật liệu mang lại. + Trong quá trình cấp phát NVL cần có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, giám sát, tránh cấp thừa, cấp thiếu, cấp sai chủng loại. Đối với những trường hợp gây lãng phínguyên vật liệu thì cần có các biện pháp hành chính, như quy trách nhiệm bồi thường toàn bộ số NVL bị lãng phí cho ai gây ra và có chế độ khen thưởng với những cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác tiết kiệm NVL. Do cùng một thời đIểm công ty xây dựng các công trình khác nhau, ở các địa bàn khác nhau, do đó mà công ty không thể xây dựng một kho NVL chung tại một nơi mà giao NVL cho các đội thi công tại từng công trình một. Do vậy việc theo dõi vật tư xuất đúng tại công trường là rất khó khăn, phức tạp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát vật tư cho sản xuất được nhanh chóng, đồng thời góp phần kiểm tra được tình hình kế hoạch sản xuất kinh doanh thì công ty nên sử dụng “phiếu xuất vật tư theo định mức” theo dõi lượng vật tư xuất kho để đIều chỉnh cho hợp lý. 3. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. Với thực trạng máy móc thiết bị đã cũ và rất lạc hậu, số lượng ít không đủ đáp ứng yêu cầu xây dựng các công trình. Chẳng hạn như công trình xây dựng khu chung cư Đền Lừ với chiều cao 9 tầng, thì công ty phải thuê máy nhồi cọc và cẩu trên 25m để thi công. Thì công ty phải đăng ký thuê thêm máy móc thiết bị và phải trả khấu hao cho tổng công ty. Ngoài ra khi mà tổng công ty không đáp ứng được thì công ty phải thuê ngoài để phục vụ cho quá trình thi công. Công ty phải cân đối giữa cơ hội di chuyển máy móc và chi phí thuê máy tại công trình thi công. So sánh để lựa chọn phương án huy động máy móc thiết bị cho thi công tạo sự chủ động cho từng đôị thi công và giảm các chi phí không cần thiết. a. Trong trường hợp phải lựa chọn hình thức thuê máy Trong quá trình thi công các đội phải căn cứ vào tình hình cụ thể của công việc, dựa vào kế hoạch thi công đã được duyệt từ đó xác định thời gian thuê máy theo khoảng hay theo ca. Cụ thể như khối lượng công việc làm bằng máy ít, thời gian thi công ngắn thì biện pháp tốt nhất là thuê máy theo ca. Còn công việc làm máy nhiều thì nên thuê theo thời gian để tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị đó. Giá thuê máy được căn cứ vào mặt bằng giá chung và có sự đIều chỉnh một cách linh hoạt sao cho cả người thuê và người cho thuê đều chấp nhận được. Khi khối lượng công việc cần sử dụng máy theo thời gian và liên tục trong thi công thì nên thuê máy theo hợp đồng dài, làm như vậy công ty sẽ chủ động trong thi công vì máy móc lúc nào cũng có sẵn và tiết kiệm được chi phí do hạn chế được thời gian ngưng máy gây ra. Hơn nữa để lựa chọn hình thức thuê máy hợp lý thì công ty nên sử dụng cách phân tích sản lượng cân bằng dựa trên chi phí cho 2 hình thức. VD: Khi xây dựng khuchung cư Đền Lừ, công ty phải đi thuê cẩu ở công ty cầu 7. Nếu thuê máy theo ca thì công ty phảI trả là 1.050.000đ/ca, còn thuê máy trong một năm thì công ty phải trả là 75.000.000đ/năm. Cộng với chi phí vận hành, chi phí nhiên liệu cho mỗi ca máy là 400.000đ/ca. Gọi X là số ca máy vận hành trong một năm để đáp ứng nhu cầu của công ty. Ta tính 2 hình thức thuê máy dựa trên lý thuyết về sản lượng cân bằng để quyết định hình thức thuê máy. Vậy : Nếu thuê máy theo ca thì chi phí cho một năm : 1.050.000X (đ ) Nếu thuê một năm là: 75.000.000 + 400.000X (đ) Ta xét: 1.050.000X = 75.000.000 + 400.000X X = 115,4 (ca) Vậy nếu số ca máy trong năm lớn hơn 115,4 ca thì công ty nên thuê máy luôn một năm thì sẽ tiết kiệm được chi phí. Còn ngược lại thì công ty thuê theo ca thì chi phí sẽ nhỏ hơn. ở công trình khu chung cư Đền Lừ phải sử dụng 130 ca máy do đó công ty sẽ thuê theo năm. b. Trong trường hợp cần xem xét sử dụng máy của công ty hay là sử dụng thuê máy và máy của công ty lại cho thuê thì công ty cần thực hiện các biện pháp sau đây: - Khi máy hiện có của công ty là máy có năng lực sản xuất lớn, nếu công trình mà công ty đang thi công là công trình lớn tận dụng được hết công suất thì khi thi công nên sử dụng máy của công ty và khi đó sẽ sử dụng hiệu quả máy và thiết kiệm được chi phí. Nếu công trình là loạI nhỏ thì công ty nên cho thuê máy của mình và đI thuê máy có năng lực sản xuất nhỏ hơn thì sẽ tiết kiệm được chi phí máy. - Khi máy của công ty là máy có năng lực thấp, nếu công trình mà công ty đảm nhiệm là công trình nhỏ thì công ty nên sử dụng máy của mình. Ngược lạI thì phảI đI thuê máy có năng lực sản xuất lớn và cho thuê lại máy của mình. VD: Hiện tại công ty có 1 máy trộn bê tông 0,8m3 / mẻ. - Khi xây dựng khu chung cư Đền Lừ thì cần 2 máy trộn bê tông 0,8m3 hoặc 1 máy 2m3. Công ty có 2 phương án. - Thuê thêm 1 máy 0,8m3, chi phí thuê là 7.000.000 đ/ tháng. - Thuê 1 máy 2m3 là 12.000.000đ/ tháng và cho thuê máy 0,8m3 Vậy chi phí là : 12.000.000 – 7.000.000 = 5.000.000 đ/ tháng. Vậy công ty nên chọn đi thuê máy 2m3 và cho thuê máy 0,8m3 của mình, công trình này thực thi 18 tháng và công ty tiết kiệm được. ( 7.000.000 – 5.000.000 ) x 18 = 36.000.000 đ Qua ví dụ trên ta thấy ý nghĩa to lớn của việc sử dụng này đúng công suấ, đúng năng lực sản xuất của máy thi công. Vậy công ty nên luôn xem xét tính toán cụ thể để lựa chọn máy thi công một cách có hiệu quả nhất. Mặt khác: Công ty cũng nên thành lập một tổ quản lý máy móc thiết bị để theo dõi tình hình sử dụng máy, có nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng máy móc trong quá trình thi công. Các đội thi công lập kế hoạch thi công để sử dụng máy một cách tối đa. Đến tháng, quý tổ quản lý máy móc thiết bị có báo cáo cụ thể về công ty tình hình biến động và sử dụng máy móc của mỗi đội từ đó lập kế hoạch đầu tư có hiệu quả nhất cho hệ thống máy móc thiết bị này. Tóm lạI: Năng lực máy móc thiết bị của công ty rất hạn chế, hầu hết các máy đều ở đầu năm 90. Máy móc sửa chữa nhiều, công suất thực tế tối đa chỉ đạt 60 – 70% công suất thiết kế và chi phí sửa chữa bảo quản rất lớn làm cho chi phí sử dụng máy cao, chất lượng công trình thấp, tiến độ chậm. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị mới thay thế dần những máy móc cũ. 4. Lựa chọn phương án, tiến độ thi công hợp lý. Cùng một công trình dự thầu, một khối lượng công việc các công ty dự thầu đưa ra các giá thầu khác nhau. Sở dĩ như vậy là các công ty áp dụng các phương pháp thi công khác nhau và tiến độ thực hiện cũng khác nhau. Công ty nào áp dụng được phương pháp thi công tối ưu nhất thì sẽ có giá thành hạ và được chủ đầu tư chấp nhận. Vậy lựa chọn một phương pháp thi công phải đảm bảo khi tiến hành thi công sẽ mang lại chi phí thấp nhất so với các phương án khác như: Thời gian thi công hoàn thành công trình nhanh nhất, chi phí bảo quản vật tư thấp nhất thời gian sử dụng nhân công giảm … Vì vậy trong quá trình thi công phải xác định, lường hết được những nguyên nhân làm cho việc thi công bị gián đoạn, có nhiều nguyên nhân làm cho quá trình thi công bị ngưng trệ thường tập trung vào các nguyên nhân sau. - Do thời tiết: các công trình xây dựng thì việc thi công phần lớn được thực hiện ngoài trời do đó thời tiết sẽ có tác động trực tiếp tới tiến độ thi công, tới việc khai thác vận chuyển vật tư thiết bị. - Do không cung cấp kịp thời vật tư cho thi công. - ảnh hưởng của cung cấp điện và các loại năng lượng khác. Do đó phương pháp được chọn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Trong thiết kế tổ chức thi công phải đảm bảo tăng cường cơ giới hoá đồng bộ công tác thi công xây lắp. Nó sẽ đảm bảo rút ngắn được thời gian thi công và nâng cao chất lượng công trình. + Trong thiết kế tổ chức thi công phải tạo đIều kiện tăng cường công xưởng hoá sản xuất thi công xây dựng công trình. Tức là chia những loại công việc gần giống nhau về cấu tạo sản phẩm và phương pháp sản xuất vào từng nhóm như … nhóm cốt pha, nhóm thép … để tiện cho việc sản xuất chuyên môn hoá sản phẩm. + Khi tổ chức thi công phải tạo được đIều kiện thi công liên tục trong quá trình thi công. Ngoài ra trong khi thi công các công việc nên thực hiện theo trình tự sau: + Làm phần ngầm trước, phần nối sau, phần chính thi công trước phần phụ sau, công việc có tính chất tuần tự phải làm dứt đIểm, công việc có tính song song phảI bố trí mặt bằng hợp lý, cung ứng vật liệu, máy móc đầy đủ tránh chồng chéo. + Việc thi công các hạng mục sau không làm ảnh hưởng đến các hạng mục đã hoàn thành. Trình tự việc thi công nên điều hoà việc cung ứng điều kiện kỹ thuật với các loại vật tư nhằm sử dụng hợp lý các nguồn vốn, đẩy nhanh tốc độ thi công. Quá trình thi công phải chú ý tới việc ảnh hưởng của thời tiết có biện pháp xử lý khi thời tiết xấu. Sau khi xác định được trình tự các bước công việc phải làm của một hạng mục công trình và thời gian hoàn thành công việc đó, công ty có thể quản lý thi công bằng cách sử dụng sơ đồ PERT, từ đó xác định được thời gian thi công sớm nhất và muộn nhất, công việc nào cần quản lý chặt chẽ để không ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình, tránh tình trạng kéo dài thời gian thi công không cần thiết. Thời gian thi công càng nhanh thì chi phí phát sinh càng nhiều. Do đó vấn đề đặt ra, mối quan hệ hàng giải quyết như thế nào. Chẳng hạn như trong hạng mục thi công công tác móng thường sử dụng nhiều máy thi công và bê tông thương phẩm nên càng sử dụng nhiều thì chi phí phát sinh tăng nhiều nhưng tiến độ được rút ngắn sớm thi công được hạng mục tiếp theo. Do đó công ty phải xác định khâu nào dùng máy, khâu nào dùng lao động trực tiếp, NVL nào cần dưới dạng thành phẩm, nguyên vật liệu nào tự động tạo ra. Khi ta lựa chọn được pháp pháp thi công hợp lý cho từng hạng mục công trình, từng công trình sẽ có tác động tích cực sau: + Đối với công ty: sẽ tránh được việc ứ đọng vốn, giảm chi phí tiền vay, giảm chi phí nhân công, chi phí bảo quản vật tư, máy móc thiết bị. Ngoài ra khi thi công vượt tiến độ còn được thưởng. Ta thấy với mức lương bình quân của một cán bộ công nhân viên trên một công trình là 35.000đ/ ngày, thì công trình cần trên 40 người, nếu rút ngắn thời gian thi công ngày nào thì sẽ tiết kiệm được chi phí ngày đó. NgoàI ra, việc lựa chọn được phương pháp thi công tiên tiến trong các công trình, công ty tham gia đấu thầu thì sẽ tăng cường được khả năng trúng thầu. + Đối với chủ đầu tư: việc thi công được rút ngắn thì công trình sớm được đưa vào khai thác hoặc khai thác đúng thời điểm sẽ đem lại hiệu quả cao và sẽ giúp chủ đầu tư thu hồi được vốn nhanh. 5. Sử dụng biện pháp kích thích kinh tế để nâng cao chất lượng của đồ án thiết kế. Tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật cao hay thấp và tính chất phức tạp hay đơn giản của địa chất công trình mà trình tự thiết kế có sự khác nhau. Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành thì đối với công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, địa chất phức tạp thì phảI thực hiện thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công, còn đối với công trình kỹ thuật đơn giản hoặc có thiết kế mẫu, xử lý nền móng không phức tạp thì chỉ thực hiện bước thiết kế kỹ thuật thi công. Đồ án thiết kế là tập tài liệu, trong đó bao gồm các bản vẽ khác nhau được lập dựa trên các căn cứ sau: - Thiết kế xây dựng phải tuân theo qui chuẩn xây dựng ,tiêu chuẩn kĩ thuật do nhà nước ban hành. - Các tài liệu thăm dò, khảo sát địa hình, địa chất. - Các tài liệu điều tra về khí tượng thuỷ văn trong khu vực và các tài liệu khác. Các tài liệu này khi dùng để thiết kế xây dựng các công trình phải do các tổ chức có tư cách pháp lý về lĩnh vực trên cung cấp. Vì vậy để tăng cường việc quản lý chất lượng kỹ thuật đối với khâu khảo sát lập đồ án thiết kế có hiệu quả cao ta cần phải: - Nghiên cứu và lập ra phương án thiết kế khác nhau, sau đó tính toán để lựa chọn phương án hợp lý có giá trị dự toán thấp nhất. Các phương án lập ra phảI đảm bảo tính so sánh được, như so sánh về chất lượng, tiến độ, chi phí … - Các phương pháp so sánh và đánh giá hiệu quả, chất lượng các phương án thiết kế so sánh: + Phương pháp định lượng: Có thể sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp, có thể tính toán được như lợi nhuận , NPV, IRR… + Phương pháp định tính: Chất lượng công trình do thiết kế có chất lượng đem lại, vẻ đẹp kiến trúc, độ hài hoà với môi trường xung quanh công trình. Tuy nhiên: Muốn làm được đIều đó công ty cần phải có chế độ khuyến khích đội ngũ thiết kế này như tăng chi phí khảo sát thiết kế, đồng thời nâng cao tay nghề, và ý thức trách nhiệm của các kiến trúc sư. Đây là hạn chế không chỉ của công ty mà cả ở Việt Nam hiện nay, chi phí khảo sát thiết kế chiếm 2 – 3% giá trị công trình, trong khi đó ở các nước khác chi phí này chiếm 5 – 10% giá trị công trình. Điều này sẽ làm tăng chi phí công trình. Song khi so sánh chi phí này với hiệu quả này mang lại thì chi phí này không làm tăng lợi nhuận thu được. Vậy, việc tăng chi phí thiết kế chỉ có hiệu quả khi mức tăng chi phí này nhỏ hơn mức tăng lợi nhuận dụ kiến về giá trị tuyệt đối. Ngoài ra, đồ án thiết kế chất lượng cao doanh nghiệp sẽ xác định chính xác khối lượng công tác xây lắp phải hoàn thành. Điều này đem lại hiệu quả cho công tác phấn đấu hạ giá thành xây lắp như sau: - Khối lượng công tác xây lắp chủ yếu là cơ sở để phòng kế hoạch và bộ phận thi công xác định nhu cầu NVL, nhu cầu nhân công và nhu cầu sử dụng máy thi công. Thông qua tính toán chính xác khối lượng xây lắp công ty mới có khả năng lên kế hoạch tiến độ thi công, tiến độ mua nguyên vật liệu, bố trí các máy móc và nhân công hợp lý, một cách khoa học và phù hợp nhất để tiết kiệm các tiêu hao. - Thông qua khối lượng công tác xây lắp chủ yếu giúp công ty biết được công trình cần sử dụng NVL, thành phẩm và bán thành phẩm chủ yếu nào, giá cả của chúng biến động ra sao trên thị trường. Từ đó xác định nơi cung ứng có giá cả hợp lý nhất, kế hoạch sử dụng các vật liệu thay thế, trường hợp bắt buộc thì tiến hành bù giá. - Xác định chính xác khối lượng thi công là chính sách để định giá thành dự toán, xác định giá dự thầu. Việc xác định càng chính xác bao nhiêu càng tạo đIều kiện thuận lợi cho công tác đấu thầu bấy nhiêu. Công ty có thể biết được mức giá dự thầu tối thiểu có thể chấp nhận được để tiến hành đIều chỉnh giá dự thầu, giá thành kế hoạch cho phù hợp. - Và dựa trên các định mức hạ chi phí các yếu tố để xác định mức giá thành kế hoạch tuỳ theo từng công trình, khối lượng công tác và các thành phần công việc cũng khác nhau. Do đó công ty và các đơn vị thi công sẽ xác định khâu thi công nào là yếu tố chủ đạo trong việc hạ giá thành như: xử lý móng, khâu bê tông. Điều kiện áp dụng: - Cần có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn tốt và khả năng lập và đánh giá các đồ án thiết kế. - Các công trình xây dựng chưa có các thiết kế mẫu. - Công ty có nguồn vốn để tăng chi phí thiết kế. 6. Tăng cường cơ giới hoá trong quá trình thi công, đưa việc sản xuất các bộ phận kết cấu vào phân xưởng. Ngày nay với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào thi công các công trình, vì vậy trình độ cơ giới hoá ngày càng cao từ đó mà công ty phải xác định rõ đây là khả năng cần được khai thác và phát huy hơn nữa trong kinh doanh mà đặc biệt trong công tác phấn đấu hạ giá thành. Với sự phát triển của công nghệ xây dựng hiện đại: quá trình thi công ngày nay chuyển từ hoạt động “xây” dang hoạt động “lắp”. Thi công ngày càng sử dụng nhiều thành phẩm, bán thành phẩm, các kết cấu đã được chế tạo sẵn. Xuất phát từ đặc điểm của các công trình mà công ty thực hiện chủ yếu là xây lắp. Do đó phần lớn công việc là sản xuất và lắp ghép các bộ phận. Song việc sản xuất các kết cấu đòi hỏi mặt bằng rộng, phải được bảo đảm không bị tác động của thời tiết. Do vậy việc chuyển sản xuất các kết cấu vào phân xưởng có ý nghĩa quan trọng đối với nâng cao năng suất lao động và giảm thời gian thi công. Việc sản xuất các kết cấu vào phân xưởng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng máy móc thiết bị, có thể sản xuất hàng loạt, việc sản xuất không phụ thuộc vào tình hình thời tiết và điều kiện không gian chật hẹp ngoài công trường. Công ty có một phân xưởng sản xuất kinh doanh thiết bị, vật liệu xây dựng nên có thể đưa vào sản xuất ở phân xưởng các bộ phận như các loại: vì, kèo, cột thép, các cấu kiện bê tông. Thực chất của biện pháp này là đưa một phần công việc xây lắp vào theo phương pháp công nghệ hoá, sản xuất hàng loạt tại phân xưởng. Việc đưa sản xuất kết cấu vào phân xưởng cho phép áp dụng máy móc tối đa trong sản xuất cùng với quá trình cơ giới hoá sẽ thay thế dần lao động thủ công, từ đó nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Như vậy thực hiện biện pháp này sẽ góp phần đáng kể để giảm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, máy và các chi phí phát sinh gián tiếp, từ đó hạ giá thành xây lắp. Tuy nhiên: Một số vấn đề phát sinh cần quan tâm là phải tính toán hiệu quả giữa việc sản xuất tại công trường và tại phân xưởng. Đối với các công trình gần phân xưởng thì đưa vào phân xưởng là hợp lý. Còn các công trình ở xa nếu đIều kiện cho phép công ty có thể thuê các cơ sở gia công ở địa phương có khả năng tiến hành công việc này. Để phát huy tốt tích cực của biện pháp này, công ty cần phải đầu tư đổi mới trang thiết bị cho phân xưởng qua đó làm tăng năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, là làm giảm giá thành kết cấu, thông qua đó làm giảm chi phí. Đồng thời, tăng cường cơ giới hoá thì phải nâng cao nhân tố con người về chất lượng, năng lực, ý thức trách nhiệm trong thi công. Ta xem xét hiệu quả thu được của công tác đưa kết cấu vào phân xưởng sản xuất. Chẳng hạn như: Cốt thép: + Giá thành ngoài công trường là 3 trđ/ chiếc, năng suất là 1 chiếc / ngày. + Giá thành trong phân xưởng là 2,9 trđ/chiếc, năng suất là 1,2chiếc/ngày Ta thấy với một cột thép thì giá thành sẽ rẻ đi là 100.000đ/chiếc. Và năng suất tại công trường lại thấp hơn, chính vì vậy đây là một biện pháp hữu hiệu công ty cần khai thác và phát huy. 7. Một số kiến nghị với Tổng công ty. Công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng là thành viên thuộc Tổng công ty đầu tư và phát triển Hà Nội. Trong cơ chế thị trường hiện nay công ty chủ động tìm kiếm các đối tác, tự chủ trong đấu thầu, sáng tạo trong thi công xây lắp, quản lý lao động và khai thác thị trường. Mặc dù Tổng công ty đã cố gắng tạo mọi điều kiện cho công ty hoạt động tốt, nhưng công ty cũng có một số kiến nghị với Tổng công ty. - Vì là đơn vị trực thuộc nên khi vay vốn của ngân hàng thì phải có sự bảo lãnh của đạI diện Tổng công ty. Đối với việc này Tổng công ty cần có biện pháp giảm thủ tục, tiết kiệm thời gian tránh hiện tượng lãng phí do ngừng sản xuất. - Chi phí tìm việc Tổng công ty quy định đối với các công trình là 3- 4% nhưng tực tế nhiều công trình công ty phải chi đến 6 – 7%, đIều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Vậy Tổng công ty nên tăng chi phí cho công ty 6% để công ty có nhiều cơ hội bên trong công tác tìm kiếm làm và tham gia thầu. - Có nhiều công trình Tổng công ty đứng tên tham gia đấu thầu rồi giao cho công ty thi công. Sau đó công ty phải nộp cho Tổng công ty một khoản phụ phí. Khoản này được tính vào chi phí chung của công trình. Nhưng có khi chi phí này quá lớn thường chiếm 30% chi phí chung. Do đó Tổng cổng ty cần có biện pháp giảm khoản phí này cho công ty. - Tổng công ty cần đầu tư cho công ty một số tài sản cố định nữa để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty, để công ty không phải thuê máy ở các đơn vị khác để giảm chi phí, giá thành công trình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0109.doc
Tài liệu liên quan