Đề tài Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Công ty may Thăng Long

Nhìn từ góc độ lịch sử, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã bắt đầu cánh đây 150 năm, với những thương vụ lẻ tẻ. Và cho đến 4/1975, Mỹ cũng chỉ quan hệ kinh tế với chính quyền Sài Gòn cũ thông qua các khoản viện trợ chiến tranh. Khối lượng giao dịch không lớn, chủ yếu là các hàng nhập khẩu sang Mỹ: cao su, gỗ, hải sản, đồ gốm với số lượng khiêm tốn. Chỉ sau ngày tổng thống Mỹ tuyên bỗ bãi bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam và đặc biệt là sự bình thường quan hệ với Việt Nam, mối giao thương Việt-Mỹ mới có điều kiện phát triển. Giai đoạn cấm vận kinh tế Mặc dù cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Việt Nam kéo dài 30 năm (từ 1964-2/1994) song thông qua con đường gián tiếp và không chính thức, Việt Nam vẫn có quan hệ kinh tế và buôn bán với nhiều tổ chức kinh tế phi chính phủ của Mỹ. Một số Công ty Mỹ thông qua trung gian cũng đã đưa hàng xuất khẩu vào Việt Nam. Theo số liệu của Bộ thương mại Mỹ năm 1987, Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam 23 triệu USD. Còn theo số liệu thống kê của Việt Nam trong thời kỳ 1986-1989 xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ gần như bằng không song bước sang thập kỷ 90, tình hình có nhiều biến chuyển nhất định. Năm 1990, Việt Nam đã xuất sang Mỹ một lượng hàng trị giá 5.000 USD, tăng lên 9.000 USD vào năm 1991.

doc97 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0476.doc
Tài liệu liên quan