Thuỷ hải sản là một mặt hàng khó bảo quản nên cần phải có một công nghệ mới hơn, hiện đại hơn thì mới có thể đảm bảo được thuỷ hải sản không bị hỏng đồng loạt. Hiện nay các loại tàu đánh bắt xa bờ còn cũ nát, chúng ta chưa có được đội tàu riêng chuyên dùng đánh bắt xa bờ nên giá trị của các loại cá quí cũng ít. Các doanh nghiệp nên sản xuất những cái mà thị trường cần song song với những cái mà ta có. Việc phân tích nhu cầu thị trường, sản xuất theo nhu cầu của thị trường cũng là một trong những yếu tố kinh doanh hàng đầu của các doanh nghiệp. Thêm đó là tổ chức thêm nhiều lớp bồi dưỡng thêm kiến thức cho các doanh nghiệp, thuê chuyên gia về để cùng thảo luận với các doanh nghiệp , mở rộng thị trường trên toàn thế giới, nhất là thị trường Mỹ. Có chính sách, chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành, thông tin , quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam tại các thị trường; đưa mặt hàng mới thậm chí hướng dẫn nghệ thuật ẩm thực cho các mặt hàng mới để tạo thói quen cho người tiêu dùng. Từng bước đưa thương hiệu sản phẩm đến người tiêu dùng các nước. Chuyển dần cơ cấu sản xuất – xuất khẩu mặt hàng đông lạnh sang chế biến đồ ăn sẵn nhằm tiếp cận thói quen ăn uống của người Mỹ là ăn nhanh. Các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ,tránh việc cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng đến nhau và ảnh hưởng đến chữ tín đối với khách hàng. Tránh việc chỉ muốn làm ăn với công ty nước ngoài mà phớt lờ đi việc làm ăn với các công ty trong nước.
12 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các giải pháp hoàn thiện xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ: Thực trang và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Việt Nam có hơn 3260 km bờ biển, 12 cửa sông và 2 triệu km2 thềm lục địa, hơn 1 triệu km2 là mặt nước. Việt Nam từ lâu đã có nhiều loại hải sản có giá trị như cá tra, cá ba sa, tôm…Công thêm điều kiện tự nhiên có lợi nên nước ta có thế mạnh đặc biệt về ngành thuỷ sản. Nhưng đến tận năm 1990 thì ngành thuỷ sản mới bắt đầu có những bước tiến rõ rệt. Hàng năm đánh bắt hàng triệu tấn cá như tôm, mực … chưa kể đến cách loại cá có giá trị kinh tế cao. Cũng trong 2 tháng đầu năm, sản lượng thuỷ sản khai thác cả nước đạt trên 352.000 tấn. Năm nay, ngành thuỷ sản Việt Nam dự kiến đạt sản lượng 2,65 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,5 đến 2,6 tỷ USD.
Năm 1994, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đạt 6 triệu USD. Năm 1998 đã tăng lên 82 triệu, Việt Nam xếp thứ 19 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ. Năm 1999, là 130 triệu USD thuỷ sản các loại, năm 2000 là 302,4 triệu USD… Qua các số liệu trên, ta thấy được tầm quan trọng của viêc xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ, làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Vậy vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để thống lĩnh được thị trường Mỹ giàu mạnh. Vì vậy em xin nghiên cứu đề tài : “ Các giải pháp hoàn thiện xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ. Thực trang và giải pháp “. Trong bài có những chỗ chưa hoàn thiện hay còn sai xót, vụng về, mong thầy sửa chữa và bổ xung.
Em xin chân thành cám ơn.
Nội dung
I. Lý do cần thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ
Mỹ là thị trường thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 35% trên tổng số kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Theo hiệp hội các nhà phân phối thuỷ sản sang Mỹ, do nhu cầu lớn ở thị trường nội địa, hiện Mỹ nhập khẩu tôm của 20 quốc gia trên thế giới trong trong đó có Việt Nam. Năm 2002, Mỹ đứng vị trí đầu trong nhập khẩu tôm Việt Nam ( đạt trị giá 467 triệu USD chiếm 48% tổng lượng tôm nhập khẩu ) . Theo thống kê của tổ chức nông lương liên hợp quốc, quí 1 năm nay Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan trong lĩnh vực xuất khẩu tôm sang Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 1 ước tính đạt 160 triệu USD, tăng 7,56% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, các nhà xuất khẩu tôm đang nhận được nhiều đơn đặt hàng với giá cao dần từ các khách hàng Mỹ. Theo ước tình, tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu trong tháng 2 năm 2004 đã tăng mạnh, ước đạt 140 triệu USD. Như vậy kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hai tháng đầu năm đạt 295 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hơn nữa theo thử nghiệm của Oxtrâylia, cá tra Việt Nam an toàn hơn cá Mỹ. Vì vậy Việt Nam lại có thêm 1 lợi thế xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2000 mới đạt khoảng 700 triệu USD , chiếm 0,06% thị phần nhập khẩu ở Mỹ. Dự tính cuối năm 2005 là 3 tỷ USD và năm 2010 là 6 tỷ USD. Từ năm 1996 đến năm 2000, ngành thuỷ sản luôn luôn hoàn thành kế hoạch được giao, năm sau cao hơn năm trước và đạt mức tăng trưởng bình quân cao ( khoảng 9,17%/năm ), giá trị kim ngạch xuât khẩu bình quân tăng 21,85%/năm. Xuất khẩu thuỷ sản năm 2000 đạt 1,475 tỷ USD , bằng 1/10 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và vươn lên đứng hàng thứ 3 trong các ngành xuất khẩu của Việt Nam.
II. Thực trạng xuất khẩu thủy sản vào Mỹ trong những năm qua
1, Việt Nam xuất khẩu hàng sang thuỷ sản Mỹ- một số trở ngại và cơ hội
Trở ngại
Hàng hoá nước ngoài khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ cần phải qua một thủ tục hải quan kiểm tra rất kỹ càng trước khi được nhập khẩu vào Mỹ. Ngày 31 tháng 12 năm 2003, Mỹ ra Đạo luật An toàn Y tế công cộng và chuẩn bị phản ứng khủng bố sinh học. Đạo luật này kiểm soát đường dây đưa thực phẩm vào Mỹ nhằm đảm bảo an toàn cho thực phẩm và đề phòng khủng bố sinh học. Theo đó, các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, phân phối, tiếp nhận và bảo quản thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng ở Mỹ đều phẩi đăng ký ở cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ ( viết tắt là FDA).
Doanh nghiệp xuất khẩu phải cung cấp tên, địa chỉ của người đại diện tại Mỹ, tên công ty, địa chỉ hoạt động, các loại thực phẩm xuất sang Mỹ cho FDA. Sau khi đăng ký, các doanh nghiệp phải thông báo trước cho FDA tất cả các chuyến tàu chuyên chở thực phẩm được nhập khẩu vào Mỹ. Doanh nghiệp phải đưa các thông tin hàng hoá kê khai trên hoá đơn nhập khẩu cho FDA trước khi hàng đế cảng. Cụ thể, phải nộp không sớm hơn 5 ngày và không chậm hơn 8 giờ trước khi hàng đến. Mọi thay đổi về thông tin hàng hoá phải được thông báo trước. Ngoài ra các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói chuyên chở, phân phối, lưu giữ, hay nhập thực phẩm phải bảo quản hồ sơ trong 2 năm, đối với những thực phẩm dễ hư thối thì thời gian là 1 năm.
Thuế được đánh theo tỉ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu, mức thuế dao động khoảng 1 đến 40%, trong đó mức thông thường từ 2-7% giá trị hàng nhập khẩu. Thuỷ sản là mặt hàng xuât khẩu chịu nhiều rào cản thương mại. Mới đây bộ Thương mại Mỹ đã quyết định áp mức thuế chống phá giá cao đối với các nhà sản xuất cá tra, cá ba sa cua Việt Nam. Bộ Thương mại Mỹ cho rằng Việt Nam đã bán phá giá cá tra, cá ba sa trên thị trường Mỹ. Theo bộ này thì mức thuế chống phá giá với mặt hàng cá tra, cá ba sa sẽ được nâng từ 44,66% lên 63,88%. Với mức thuế suất cao như thế thì ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm sẽ bị ảnh hưởng rất nặng. Sau khi Mỹ quyết định kiện Việt Nam vì bán phá giá trên thị trường Mỹ, không một hợp đồng đặt hàng, thậm chí không một lời cháo mua từ các đối tác thân tín. Nhờ lợi thế về thuế suất mà tôm của Thái Lan rẻ hơn của Việt Nam đến 10%, vì vậy mà các nhà nhập khẩu ở Mỹ đang đổ dồn về Thái Lan. Với Tôm được coi là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất ngành thuỷ sản Việt Nam. Thế nhưng mãi đến năm 1994, Việt Nam mới bắt đầu xuất khẩu thủy sản sang Mỹ.
Vì vậy vấn đề đối thủ cạnh tranh trên thị trường cũng là một thách thức lớn. Với một thị trường rộng và nhiều tiềm năng như thị trường Mỹ thì có rất nhiều đói thủ cạnh tranh mạnh và có kinh nghiệm hơn Việt Nam rất nhiều. Những yếu kém về lĩnh vực chuyên môn, yếu kém về khâu bán hàng, marketing, và cũng có thể do chúng ta chưa biết cách chế biến và đóng gói hàng hợp lý. Thêm nữa là việc kiểm tra hàng hoà mỗi khi nhập khẩu ở Mỹ là vô cùng gắt gao. Tiêu chuẩn mà nước Mỹ đòi hỏi đối với việc vệ sinh và an toàn thực phẩm rất cao. Trong khi đó hàng thuỷ sản của chúng ta còn nhiều hạn chế do công nghệ cũ, từ khâu đóng gói cho đến khâu bảo quản. Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển, nhưng công nghệ thì vẫn cũ và lạc hậu. Để sản phẩm chế biến từ thuỷ sản đạt tiêu chuẩn cao như ở Mỹ thì thật là khó. Nước Mỹ quá rộng và hệ thống pháp luật của Mỹ còn quá phức tạp. Trong khi đó Việt Nam mới tiếp cận vào thị trường Mỹ được 10 năm nên kinh nghiệm chưa nhiều. Hơn nữa thị trường Mỹ lại ở quá xa Việt Nam nên chi phí vận tải và bảo hiểm cũng là một vấn đề cần được tính đến. Thời gian vận chuyển lâu do quãng đường quá dài, làm cho những mặt hàng tươi sống giảm phần nào chất lượng.
Cơ hội
Bên cạnh những khó khăn như đã nêu, Việt Nam lại có một đội ngũ công nhân dồi dào, không ngại khó, ngại khổ, không ngừng nâng cao trình độ và kỹ thuật chuyên môn.
Thêm nữa là đường lối đúng đắn của Đảng và Chính phủ , cho phép các doanh nghiệp tự do buôn bán thương mại. Môi trường đầu tư ở Việt Nam bắt đầu trở nên thông thoáng, hoàn thiện hơn, thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Thêm vào đó là chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam càng tạo những điều kiện tốt và thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
Một điều có lợi cho Việt Nam chính là điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú, nhiều sông hồ kéo dài từ Bắc vào Nam. Nếu như chúng ta biết cách khai thác và tận dụng triệt để địa hình nước ta thì khả năng xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ còn tăng lên rất nhiều.
2, ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ ký vào ngày 13-7-2000 là tiến bộ không ngừng trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ. Hiệp định này khuyến khích việc tổ chức xúc tiến hoạt động thương mại giữa hai nước như hội chợ, triển lãm … khi các doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ, triển lãm , chúng ta sẽ học hỏi được ở nước bạn nhiều hơn những kinh nghiệm kinh doanh cũng như có thể thoả thuận hợp đồng trực tiếp. Đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn tập tục cũng như thị trường của Mỹ góp phần mở rộng buôn bán giữa hai nước.
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ khẳng định cơ cấu chính sách mới. Việc Việt Nam sẽ ra nhập WTO vào năm 2005 sẽ đánh dấu một bước tiến cao hơn trong việc kinh doanh cũng như xuất nhập khẩu thủy sản. Thế nhưng còn một điều không thuận lợi đối với chúng ta, đó là Mỹ áp dụng qui chế MFN , qui chế giảm thuế suất cho các nước chậm phát triển, đối với 136 nước là thành viên của WTO. Ngoài ra còn có ưu đãi đặc biệt về thuế suất, nhưng tiếc là trong đó không có tên Việt Nam. Mức thuế trung bình có thể từ 0 đến 5% . Mỹ có nhu cầu cao về các mặt hàng đã qua tinh chế như tôm luộc, tôm bao bột, tôm hùm, cá phi lê, hộp thuỷ sản nhưng trong khi đó mặt hàng chủ yếu của Việt Nam lại là những mặt hàng sơ chế có tỉ lệ thuế giá trị gia tăng thấp, chiếm khoảng 30% giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi thị trường Mỹ cần nhập khẩu cá ngừ thì giá trị xuất khẩu cá ngừ ở Việt Nam chỉ là 5%.
III. Triển vọng , giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ
1, Triển vọng xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực
Sau khi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa ký có hiệu lực, Việt Nam đi theoxu hướng toàn cầu hoá, Việt Nam có nhiều cơ hội để tham gia các diễn đàn kinh tế thế giới, đưa chúng ta lên một tầm cao mới trên thị trường quốc tế. Khi chính sách nhà nước đang ngày một hoàn thiện hơn, đầu tư từ nước ngoài vào nhiều hơn, đã tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp được hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ hỗ trợ xây dựng quy hoạch, hỗ trợ xúc tiến thương mại đã tăng khả năng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Thuế nhập khẩu giảm đi 30 đến 40% khi đưa hàng hoá vào nhập khẩu tại Mỹ. Trước khi ký hiệp định thương mại, vì không được hưởng quy chế MFN nên nhiều nhà đầu tư ở Mỹ không muốn đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay ta chỉ cần cố gắng hoàn chỉnh thêm mội trường đầu tư, tạo ra môi trường kinh doanh ổn định cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đã có nhiều nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam, nên các thông tin về thị trường Mỹ, về khách hàng ngày càng được cập nhật hơn. Các doanh nghiệp am hiểu hơn về thị trường Mỹ tạo điều kiện sản xuất tốt hơn những thứ mà thị trường Mỹ cần.
2, Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ
Giải pháp vĩ mô
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa với phương châm :” Hoà nhập chứ không hoà tan” , nhà nước ta đã đẩy mạnh xuất khẩu : gạo, may mặc, thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản nhất là sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực thì nhà nước ta lại càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này. Thế nhưng để thuỷ sản là một ngành xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao hơn nữa thì nhà nước cần phổ biến kiến thức cho nhân dân, cho nhân dân biết nuôi trồng và bảo vệ nguồn thuỷ sản phong phú. Không phá hại thiên nhiên môi trường biển. Bên cạnh đó ban hành những chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với hàng thuỷ sản chế biến bằng những nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Thực hiện chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng thêm qui mô sản xuất, mở rộng thị trường kinh doanh. Thành lập thêm cơ quan chuyên tiếp thị thuỷ hải sản, tìm thêm đầu ra cho thuỷ sản trong nước.
Như chúng ta đã biết, nguồn nguyên liệu thuỷ sản là khó bảo quản, dễ bị hư hỏng nếu như không có một dây chuyền hiện đại hơn, tân tiến hơn. Nhà nước ta cần chủ động rót thêm vốn đầu tư cho các doanh nghiệp để họ có thể mạnh dạn mua thêm nhiều trang thiết bị mới, tân tiến hơn. Đầu tư đồng bộ các trang thiết bị hiện đại để có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu trước khi xuất khẩu. Cần đề nghị các cơ quan xúc tiến thương mại của nước sở tại giúp đỡ tuyên truyền từ khâu nuôi trồng, chế biến, bảo quản, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm… thông qua các chương trình thương mại chuyên đề về thuỷ sản.
Giải pháp cho doanh nghiệp :
Việt Nam ta được lợi thế dồi dào về nguồn nhân công, thuê nhân công rẻ thế nhưng trình độ thì yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy việc đào tạo là phát triển nguồn nhân lực kinh doanh phải được đặt lên hàng đầu. Ngoài việc đào tạo tay nghề cho chuyên gia, chúng ta nên đào tạo tay nghề cho tất cả công nhân, phổ biến kiến thức sơ đẳng cho ngư dân qua các buổi thuyết trình, qua đài báo, phương tiện thông tin đại chúng.
Ngày nay khi nền kinh tế thị trường càng ngày càng mang tính cạnh tranh cao thì việc đòi hỏi sự linh hoạt, khéo léo của các doanh nghiệp là rất cần thiết. Người Việt Nam ta thường có tính thụ động, ỷ lại trước mọi công việc khó khăn. Vì thế mỗi doanh nghiệp nên tránh tình trạng thụ động, ỷ lại cho người khác. Cần mạnh tay sa thải những công nhân có tình chây ỳ, không tiếp cận được với công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn và sáng tạo. Đề cao vai trò thúc đẩy khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác để tìm kiếm và mở rộng thị trường, vai trò hợp tác của của Hiệp hội ngành hàng giữa 2 nước đối tác . Cần đi sâu vào yếu tố chất lượng cho các mặt hàng thuỷ sản. Thị trường Mỹ là một thị trường khó tính, không những đòi hỏi hàng thuỷ sản phải ngon mà còn phải an toàn và hợp vệ sinh. Nếu chúng ta lơ là vấn đề này thì hàng thuỷ sản của ta không những bị trả lại, gây thất thoát cho kinh doanh mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của mặt hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Muốn bán được nhiều hàng thì không phải chỉ cần tạo được uy tín cho doanh nghiệp mà còn cần phải chủ động đi tìm những bạn hàng mới để ký kết hợp đồng kinh doanh mới. Để tồn tại đã khó, để phát triển thì lại càng khó hơn. Nhất là khi phải cạnh tranh với các nước khác lớn mạnh và sản xuất thuỷ sản lâu năm hơn Việt Nam. Các doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi giá cả của các công ty, của các nước quanh khu vực để đưa ra giá chào hàng sát với thực tế, tạo giá cả cạnh tranh và điều kiện thanh toán có lợi hơn cho người nhập khẩu.
3, Đề xuất bản thân :
Xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ là một thế mạnh của Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch của cả nước. Để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ thì cần phải khắc phục ít hay nhiều những hạn chế đã nêu. Đầu tiên là về chính sách, Đảng và Chính phủ cần mở rộng thêm chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nước ngoài. Hơn nữa Việt Nam có thế mạnh vì nhiều sông hồ Trong vụ kiện chống phá giá tôm, nguyên nhân chính được nhận định là các nhà nhập khẩu Mỹ lo ngại trước diễn biến của vụ kiện phá giá tôm tại thị trường Mỹ nên tranh thủ nhập khẩu trước thời hạn Bộ Thương mại Mỹ xem xét áp dụng mức doanh nghiệp nên tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu ngay trong những tháng đầu năm đồng thời nên tích cực mở rộng thị trường trong nước. Từ đó mới bắc cầu ra nước ngoài . Thêm nữa là dây chuyền sản xuất, thuế hôi tô. Nên chăng, nhà nước có 1 khoản đầu tư dù là rất nhỏ thôi cho các doanh nghiệp, để họ có thể mua sắm được những trang thiết bị tân tiến và làm cho sản phẩm hải sản của Việt Nam có chất lượng cao hơn trên thị trường quốc tế.
Thuỷ hải sản là một mặt hàng khó bảo quản nên cần phải có một công nghệ mới hơn, hiện đại hơn thì mới có thể đảm bảo được thuỷ hải sản không bị hỏng đồng loạt. Hiện nay các loại tàu đánh bắt xa bờ còn cũ nát, chúng ta chưa có được đội tàu riêng chuyên dùng đánh bắt xa bờ nên giá trị của các loại cá quí cũng ít. Các doanh nghiệp nên sản xuất những cái mà thị trường cần song song với những cái mà ta có. Việc phân tích nhu cầu thị trường, sản xuất theo nhu cầu của thị trường cũng là một trong những yếu tố kinh doanh hàng đầu của các doanh nghiệp. Thêm đó là tổ chức thêm nhiều lớp bồi dưỡng thêm kiến thức cho các doanh nghiệp, thuê chuyên gia về để cùng thảo luận với các doanh nghiệp , mở rộng thị trường trên toàn thế giới, nhất là thị trường Mỹ. Có chính sách, chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành, thông tin , quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam tại các thị trường; đưa mặt hàng mới thậm chí hướng dẫn nghệ thuật ẩm thực cho các mặt hàng mới để tạo thói quen cho người tiêu dùng. Từng bước đưa thương hiệu sản phẩm đến người tiêu dùng các nước. Chuyển dần cơ cấu sản xuất – xuất khẩu mặt hàng đông lạnh sang chế biến đồ ăn sẵn nhằm tiếp cận thói quen ăn uống của người Mỹ là ăn nhanh. Các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ,tránh việc cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng đến nhau và ảnh hưởng đến chữ tín đối với khách hàng. Tránh việc chỉ muốn làm ăn với công ty nước ngoài mà phớt lờ đi việc làm ăn với các công ty trong nước.
Kết luận
Việc phát triển thêm một thế mạnh cho Việt Nam là rất quan trọng. Nó góp phần tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho Việt Nam, tạo điều kiện cho bạn bè thế giới biết đến Việt Nam thông qua việc xuất khẩu thuỷ sản. Việc xuất khẩu thuỷ sản không phải chỉ là do một tổ chức hay một cá nhân muốn là được mà cần phải có sự phối hợp của các cấp các bộ trong nước. Nhà nước thì lo việc tìm thêm thị trường , đối ngoại cho tốt, doanh nghiệp chú trọng đến vấn đề chất lượng sản phẩm. Hy vọng với những sự phối hợp đồng bộ và với sự quan tâm đúng mức của Nhà nước, ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa không chỉ ở thị trường Mỹ mà còn ở trên thị trường nhiều nước trên thế giới.
TàI liệu tham khảo :
1, Báo An ninh thế giới ( số 72 )
2,Tạp chí kiểm toán
3,Tạp chí Tài chính tháng 5 / 2002
4,Tạp chí thương mại số 5, 13, 17, 18
5,Thời báo kinh tế Việt Nam số 25 + 65
6, Tạp chí thanh tra tháng 1+ 5
7, Tạp chí kinh tế phát triển số 36
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28349.doc