Đề tài Các giải pháp huy động vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Hiện nay đã có hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt tại thị xã Lào Cai, thị tran Phú Ràng – huyện Bảo Yên, thị trấn Phú Lu – huyện Bảo Thắng, thị trấn Sapa. Hệ thống giếng khoan công cộng, giêng khoan gia đình cấp nước sạch cho 41, 2% dân số toàn tỉnh . * Bưu chính viễn thông Mạng lưới bưu chính viễn thông kỹ thuật số hiện đại cố 22 tổng đài điện tử kết nối quya tuyến truyền dẫn vi ba số . Phủ sóng thông tin di động tại thị xã Lào Cai, Sa pa, Bắc Hà . Đã có 17260 máy điện thoại trên mạng , mật độ diện thoại 2,78 máy / 100 người dân ,và có gần 400 thuê bao Internet 10/10 thị xã huyện, 72/180 xã phường được đọc báo ngày,93 bưu cụ và điểm bưu điện – văn hoá xã .

doc73 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp huy động vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% so với năm 2002 ( năm 2003 tăng 45, 83 tỷ đồng so với năm 2002). Tỉnh lộ năm 2002 tăng 170% so với năm 2001( năm 2002 tăng29 tỷ đồng so với năm 2001, năm 2003 tăng 6% so với năm 2002 ( năm 2003 tăng 3 tỷ đồng so với năm 2002). Huy động vốn vào phát triển giao thông nông thôn như sau: Năm 2002 tăng 10% so với năm 2001( tăng 6,569 tỷ đống so với năm 2001), năm 2003 giảm 18% so với năm 2002 ( giảm 12,85 tỷ đồng so với năm 2002). Nhận xét : Qua bảng số liệu và phân tích ở trên ta thây, vốn đầu tư vào xây dượng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ năm sau cao hơn năm trước( cả quốc lộ , tỉnh lộ và giao thông nông thôn).Là do các yếu tố tác động như sau: Nhu cầu về vốn đầu tư vào phát triển cơ sở giao thông đường bộ năm sau lớn hơn các năm trước( nhiều công trình mới khởi công xây dượng). Các nguồn vốn đầu tư vào phát triển giao thông đường bộ nói riêng và vào tỉnh Lào Cai nói chung tăng. Các năm qua Lào cai đã có nhiều chính sách, đường lối đúng đắn trong việc thu hút vốn đầu tư. Lào cai là một tỉnh vùng cao biên giới nên đã được Đảng, Chính Phủ và các cơ qua trung ương quan tâm, giúp đỡ. Nhân dân đã ủng hộ và tham gia tích cực trong phong trào thi đua phát triển giao thông nông thônvới phương châm : nhân dân làm là chính nhà nước hỗ trợ , nhân dân tham gia tích cược vào quá trình quả lý , khai thác, sửa chữa vào bảo dưỡng đường bộ. Sự tài trợ của tổ chước quốc tế như ngân hàng thế giới (WB) Ngân hàng phát triển châu á (ADB),JIBIC và thược hiện có hiệu quả các dự án xây dựng đường quốc lộ ,tỉnh lộ và cả giao thông nông thôn , tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế của địa phương. 2. Những hạn chế. Mặc dù trong giai đoạn 2001- 2003 quá trình huy động vốn đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng cũng có nhiều hạt chế. Cụ thể được nó được thể hiện qua bảng so sánh giữa kết quả huy động vốn trong giai đoạn năm 2001-2003 và nhu cầu về vốn về vốn đầu tư trong 3 năm 2001- 2003. Đơn vị: Tỷ đồng Năm Quốc lộ Tỉnh lộ GTNT Tổng Nc Tt Nc Tt Nc Tt Nc Tt 2001 63 54,73 17 16,8 83,416 65,611 163,418 129,141 2002 131,5 118,29 46 45,6 75,778 72,18 253,278 236,07 2003 182,5 164,12 49 53,6 50,970 59,33 282,47 227,05 Qua bảng trên ta có: Quốc lộ: Năm 2001 vốn huy động chỉ đáp ướng được:0,87% nhu cầu về vốn đầu tư để phát triển ứng với nguồn vốn huy động được 54,73 tỷ đồng , năm 2002 do có nhiều công trình được thi hành nên tổng nguồn vốn thực tếđặt được cao hơn so với năm 2001 tăng 116% so với năm 2001 ứng với một lượng 63.56tỷ đồng , đã đáp ứng được 90% sovới nhu cầu nguồn vốn đã đặt ra . Năm 2003 đã đáp ứng được 90% so với nhu cầu nguồn vốn đầu tư phát triển. Tỉnh lộ : Năm 2001 vốn huy động đáp ứng được 98% so với nhu cầu huy động vốn , năm 2002 vốn huy độg đã đạt được 99% so với với nhu cầu trong năm , năm 2003 vốn huy động để đầu tư phát triển tỉnh lộ lên tới 109% so với nhu cầu vốn đầu tư Về giao thông nông: Năm 2001vốn huy động đáp ướng được 78,6% so với nhu cầu đầu tư, tương ưóng 65,611 tỷ đồng , đây là nguồn vốn tương đối lớn trong vấn đề phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Năm 2002 vốn huy động đầu tư vào giao thông nông thôn tiếp tục và đạt 95,2% so với nhu cầu đầu tư trong năm, tương ướng với một số tiền là72,18 tỷ đồng.Còn năm 2003 nguồn vốn huy động 59,33 tỷ đồng cao hơn mức nhu cầu huy động là16% Nhìn chung tổng nhu cầu huy động vốn thực tế từ năm 2001-2003 tăng dần cụ thể là năm 2001 đạt là129,141 tỷ đồng chiếm 79% so với nhu cầu huy động vốn đầu tư, năm 2002 tổng huy động vốn là 206,07 tỷ đồng đạt 93,2% so với nhu cầu đầu tư. Năm 2003 tổng huy động vốn 227,05 tỷ đồng đạt 80,3% so với nhu cầu đầu tư. 3. Nguyên nhân *Nguyên nhân đạt được nhưỡng thành tựu trên : Có sự quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ của UBND tỉnh của các ngành các cấp tập trung vốn và tạo môi trường đầu tư, xây dượng cơ chế chính sách cho phát triển đườnd quốc lộ , tỉnh lộ và mạng lưới giao thông nông thôn trong toàn tỉnh . Được sự ủng hộ của nhân dân và tham gia tích cực trong phong trào thi đua phát triển đường giao thông nông thôn với phương châm : Nhân dân làm là chính , Nhà Nước hỗ trợ, nhân dân tham gia tích cực vào quá trình quả lý, khai thác, sửa chữa và bảo dưỡng đường giao thông nông thôn. Với sự tài trợ của tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu á (ADB) đã thực hiện có hiệu quả các dự án xây dựng đường quốc lộ , giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế của tỉnh. * Nguyên nhân chưa đạt được: Lào Cai là một cầu nối với trung tâm kinh tế lớn với tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Hệ thông đường liên tỉnh phải được nâng cấp và mở rộng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới. Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ phải được nâng cấp hoàn chỉnh. Một số cầu lớn vượt qua sông Hồng như cầu Bảo Hà trên quốc lộ 279, cầu Kim Thành thuộc khu thương mại kinh tế Kim Thành cần được xây dựng. Như vậy ,vốn đầu tư cho việc nâng quốc lộ, tỉnh lộ là rất lớn tới hàng nghìn tỷ đồng, trong khi đó ngân sách của tỉnh thì hạn hẹp và các quỹ hỗ trợ ngân sách của Nhà Nước hay các tổ chức quốc tế chưa được giải ngân. Trong toàn tỉnh còn 500 Km đường ô tô đên trung tâm xã chưa được nâng cấp chủ yếu vẫn là đường đất, công trình thoát nước tạm thời ,về mùa mưa ô tô đi lại rất khó khăn. Cho đến bây giờ vẫn chưa có chính sách , phương án để xây dựng một công trình cấp thoát nước mang tính vĩnh cửu. Tỉnh Lào cai là tỉnh vùng núi vùng coa biên giới đất rộng người thưa(Mật độ trung 77người/Km2 có trên 70% là đất rường địa hình phức tạp với 180 xã phường có 138 xã biên giới đặc biệt khó khăn. Cơ sở hạ tầng còn thấp kếm đặc biệt là hệ thông giao thông nông thôn mới đạt được 01Km đường huyện đến trung tâm xã/1 Km( bình quân cả vùng miền núi là 0,15Km/Km2 ) do vậy những vùng này kinh tế chậm phát triển đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.ở vùng sâu vùng xa tỷ lệ nghèo đói chiếm 30%( toàn tỉnh tỷ lệ nghèo đói chiếm 19% và tỉnh có nhiều dân tộc anh em sinh sống. ở vùng núi đường có nhiều máy rốc tà luy cao lại hay bị mưa nhiều địa chất không ổn định do vậy chất lượng đất đá sụt trượt về mùa mưa là rất lớn .Công việc đảm bảo giao thông gặp nhiều khó khăn trong khi đó suất đầu tư bảo dưọng cho 1Km đường hoặc 1m cầu còn thấp theo với yêu cầu thực tế. Mặt khác mặt bằng dân trí còn thấp , bộ máy quả lý giao thông nông ơ các huyện còn rất mỏng, lại kiêm nhiều chức năng nên việc ắp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ xây dựng cầu đường trong quá trình xây dượng quản lý khai thác giao thông nông còn gặep nhiều khó khăn. IV. Tác động huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đến đời sống kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai. 1. Tạo điều kiện cơ bản cho phát triển kinh tế và tăng lợi ích xã hội cho nhân dân trong khu vực có mạng lưới giao thông + Tác động kinh tế của cơ sở hạ tầng giao thông gắn với sự phát trển sản xuất nông nghiệp được thể hiện cụ thể bằng việc nâng cao sản lượng cây ttrồng, mở rộng diện tích đất canh tác và nâng cao thu nhập của người nông dân. Tác giả Adam- Smith đã viết về tác động kinh tế rất mạnh mẽ khi hệ thống giao thông nông thôn ở Uganda được xây dựng vào giai đoạn 1948 – 1959, đã làm cho mùa màng bội thu chưa từng có, cùng với sự thay đổi tập quán canh tác trên diện rộng, Thu nhập của các hộ nông dân đã tăng lên từ 100 đến 200% so với trước. Sự mở mang các tuyến đường mới ở nông thôn, nông dân đã bắt đầu sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phòng trừ sâu bệnh đã tạo ra những vụ mùa bội thu. Nhờ đường xá đi lại thuận tiện người nông dân có điều kiện tiếp xúc và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, quay vòng vốn nhanh để tái sản xuất kịp thơì vụ; nhờ vậy họ càng thêm hăng hái đẩy mạnh sản xuất. Mặt khác, khi có đường giao thông tốt các vùng sản xuất nông nghiệp lại từng phần thuận tiện, các lái buôn mang ô tô đến mua nông sản ngay tại cánh đồng hay trang trại lúc mùa vụ .Điều này làm cho nông dân yên tâm về khâu tiêu thụ, cũng như nông sản đảm bảo được chất lượng từ nơi thu hoạch đến nơi chế biến. Tóm lại “việc mở mang mạng lưới giao thông ở nông thôn là yếu tố quan ttrọng làm thay đổi các điều kiện sản xuất nông nghiệp, giảm bớt thiệt hại hư hao về chất lượng và số lượng sản phẩm nông nghiệp, hạ chi phí vận chuyển và tăng thu nhập của nông dân” – GiTec. + Về mặt xã hội Chúng ta thấy rằng, về mặt kinh tế đường xá nông thôn có tác động tới sản xuất, sẩn phẩm và thu nhập của nông dân, thì mặt xã hội nó lại là yếu tố và phương tiện đầu tiên góp phần nâng cao văn hoá, sức khoẻ và mở mang dân trí cho cộng đồng dân cư đông đảo sống ngoài khu vực thành thị. - Về y tế Đường xá tốt tạo cho người dân năng đi khám, chữa bệnh và lui tới các trung tâm dịch vụ; cũng như dễ dàng tíep xúc, cháp nhận các tiến bộ y học như bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh các bệnh xã hội. Và dặc biệt là việc áp dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, giảm mức độ tăng dân số, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em và bảo vệ sức khoẻ cho nguời già - Về giáo dục Hệ thống đường xá được mở rộng sẽ khuyến khích các trẻ em tơí lớp, làm giảm tỷ lệ thất học ở trẻ em nông thôn. Với phần lớn giáo viên sống ở thành thị xã, thị trấn, đường giao thông thuận tiện có tác dụng thu hút họ tới dạy ở các trường làng; tránh cho họ sự ngại ngần khi phải đi lại khó khăn và tạo điều kiện ban đầu để họ yên tâm làm việc. - Giao thông thuận lợi còn góp phần vào việc giải phóng phụ nữ, khuyến khích họ lui tới các trung tâm dịch vụ văn hoá, thể thao ở ngoài làng xã; tăng cơ hội tiếp xúc và khả năng thay đổi nếp nghĩ. Do đó có thể thoát khỏi những hủ tục, tập quán lạc hậu trói buộc người phụ nữ nông thôn từ bao đời nay, không biết gì ngoài việc đồng áng, bếp núc. Với các làng quê ở nước ta, việc đi lại, tiếp xúc với khu vực thành thị còn có tác dụng nhân đạo tạo khả năng cho phụ nữ có cơ hội tìm đưọc hạnh phúc hơn là bó hẹp trong luỹ tre làng rồi muộn màng hay nhỡ nhàng đường nhân duyên. Tác động tích của hệ thống đường giao thông nông thôn về mặt xã hội đã được William Anđerton và Charlers, khi nghiên cứu về sự phát triển nông thôn ở các nước đang phát triển như Colômbia, Liberia, Philipines và Jamaica có những điều kiện xã hội vầ sản xuất nông nghiệp đã đưa ra kết luận “ đường giao thông nông thôn được mở mang xay dựng tạo điều kiện giao lưu thuận tiện giũa vùng sản xuất nông nghiệp với ác thị trấn, các trung tâm văn hoá, xã hội có tác dụng mạnh mẽ đến việc mở mang dân trí cho công đồng dân cư, tạo điều kiện để thanh niên nông thôn tiếp cận cái mới cũng như góp phàn giải phóng phụ nữ “. 2.Tác động mạnh và tích cực đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế – xã hội. Thông qua việc đảm bảo các điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất và thúc đẩy sản xuất phát triển, thì các nhân tố và điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông cũng đồng thời tác động tới quá trình làm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế ở khu vực này. Trước hết, việc mở rộng hệ thống giao thông không chỉ tạo điều kiện cho việc thâm canh mở rộng diện tích và tăng năng suất sản lượng cây trồng mà còn dẫn tới quá trình đa dạng hoá nền nông nghiệp, với những thay đổi rất lớn về cơ cấu sử dụng đất đai, mùa vụ, cơ cấu vè các loại cây trồng cũng như cơ cấu lao động và sự phân bố các nguồn lực khác trong nông nghiệp, nông thôn. Tại phần lớn các nước nông nghiệp lạc hậu hoặc trong giai đoạn đầu quá độ công nông nghiệp, những thay đổi này thường diễn ra theo xu hướng thâm canh cao các loại cây lương thực, mở rộng canh tác cây công nghiệp, thực phẩm và phát triển ngành chưn nuôi. Trong điều kiện có sự tác động của thị trường nói chung, “các loại cây trồng và vật nuôi có ghía rrị cao hơn dã thay thế cho loại cây có giá trị thấp hơn “. Đây cũng là thực tế diễn ra trên nhiều vùng nông thôn, nông nghiệp nước ta hiện nay. Hai là, tác động mạnh mẽ đến các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ngoài nông nghiệp ở nông thôn như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,vận tải, xây dựng Đường xá và các công trình cộng cộng vươn tới đâu thì các lĩnh vực này hoạt động tới đó. Do vậy, nguồn vốn, lao động đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp cũng như thu nhập từ các hoạt động này ngày càng tăng. Mặt khác, bản thân các hệ thống và các công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn cũng đòi hỏi phải đầu tư ngày càng nhiều để đảm bảo cho việc duy trì, vận hành và tái tạo chúng. Tất cả các tác động đó dẫn tới sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế của một vùng cũng như toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp. Trong đó, sự chuyển dịch theo hướng nông – công nghiệp (hay công nghiệp hoá) thể hiện rõ nét và phổ biến. Ba là, cơ sở hạ tầng giao thông là tiền đề và điều kiện cho quá trình phân bố lại dân cư, lao động và lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và các ngành khác ở nông thôn cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò này thể hiện rõ nét ở ttrong vùng khai hoang, xây dựng kinh tế mới, những vùng nông thôn đang được đô thị hoá hoặc sự chuyển dịch của lao dộng và nguồn vốn từ nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp sang công nghiệp. 3.Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là diều kiện cho việc mở rộng thị trường , thúc đảy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển : Trong khi đảm bảo cung cấp các điều kiện cần thiết cho sản xuất cũng như lưu thông trong tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn thì các yếu tố hạ tầng giao thông cũng đồng thời là mở rộng thị trường hàng hoá và tăng cường quan hệ giao lưu trong khu vực này. Sự phát triển của giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp phát triển, làm tăng đáng kể khối lượng hàng hoá và khả năng trao đổi. Điều đó cho thấy những tác động có tính lan toả của cơ sở hạ tầng đóng vai trò tích cực. Những tác động và ảnh hưởng của các yếu tố cơ sở hạ tầng giao thông không chỉ thể hiện vai trò càu nối giữa các giai đoạn và nền tảng cho sản xuất, mà còn góp phần làm chuyển hoá và thay đổi tính chất nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển sản xuất kinh doanh hàng hoá và kinh tế thị trường. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở những nước có nền nông nghiệp lạc hậu và đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. 4. Cơ sở hạ tầng giao thông góp phần cải thiện và nâng cao đời sống dân cư nông thôn Trước hết có thể nhìn nhận và đánh giá sự đảm bảo của các yếu tố và đieeuf kiện cơ sở hạ tầng ghiao thông cho việc giải quyết những vấn đè cơ bản trong đời sống xã hội nông thôn như: + Góp phần thúc đẩy hoạt động văn hoá xã hội, tôn tạo và phát triển những công trình và giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao dan trí đời sống tinh thần của dân cư nông thôn. + Đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ công cộng như giao lưu đi lại, thông tin liên lạc và các loại hàng hoá khác. + Cung cấp cho dân cư nông thôn nguồn nước sạch sinh hoạt và đảm bảo tốt hơn các điều kiện vệ sinh môi trường. Việc giải quyết những vấn đề rên và những tiến bộ trong đời sống văn hoá - xã hội nói chung ở nông thôn phụ thuộc rất lớn vào tình tràng và khả năng phát triển các yếu tố cơ sở hạ tầng giao thông nói chung và cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng. Sự mở rộng mạng lưới giao thông cỉa tạo hệ thống điện nước sinh hoạt cho dân cư có thể làm thay đổi và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân trong mỗi công đồng dân cư nông thôn. Nói cách khác, sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện điều kiện lao động, diều kiện sinh hoạt, làm tăng phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Từ đó, tạo khả năng giảm bớt chênh lệch, khác biệt về thu nhập và hưởng thụ vật chất, văn hoá giữa các tầng lớp, các nhóm dân cư trong nông thôn cũng như giữa nông thôn và thành thị. Nói tóm lại, vai trò của các yếu tố và điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn nói chung và ở Việt Nam nói riêng là hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sụ tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện nền kinh tế, xã họi của khu vực này. Vai trò và ý nghĩa của chúng càng thể hiện đầy đủ, sâu sắc trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuyển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn từ sản xuất nhỏ sang sản xuât hàng hoá và kinh tế thị trường. Vì vậy, việc chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước cùng các cấp chính quyền. Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm huy động vốn phát Triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ I . Những cơ sở khoa học để xác định phương hướng huy động vốn. Phương hướng phát triển kinh tế Lào Cai đến năm 2010. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai giai đoạn từ nay đến 2010 được cụ thể hoá bằng 7 chương trình phát triển kinh tế xã hội trọng tâm với 27 đề án đã được Tỉnh uỷ , HĐND, UBND tỉnh thông qua và phê duyệt làm căn cứ thược hiện . Một trong những chương trình , đề án trọng tâm được xác định là mũi nhọn để phát triển nền kinh tế của tỉnh đó là chương trình khai thác kinh tế cửa khẩu và du lịch trên địa bàn . Để góp phần thược hiện thăng lợi các mục tiêu đã đề ra theo chương trình đề án , một sớ định hướng lớn của tỉnh trong thời gian tới như sau: Về kinh tế : Về thương mại và du lịch và dịch vụ . Tập trung đầu tư các công trình sau : Tuyến đường bộ xuyên á( quốc lộ 70) với chiều dài 99 Km thuộc địa phận tỉnh Lào Cai Xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị Lào Cai mới – Là thành phố trung tâm cấp vùng trong tương lai , phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đô thị ở Việt Nam . Tập trung đầu tư phát triển khu cửa khẩu Quốc tế Lào Cai ( gồm trung tâm thương mại , bãi kiểm hoá , kho hàng , mở rộng ga đường sắt , khu du lịch Đền Thượng , cảng sông , cải tạo các chợ Phố mới , Cốc Lếu, Kim Tân )và khu thưong mại Kim Thành ( Gồm trung tâm hội chợ , khách sạn , khu vui chơi giải trí , chợ cửa khẩu , cảng sông , chuẩn bị xây dựng cầu qua sông Hồng , dịch vụ Ngân Hàng , Bưu Điện ) đảm bảo cho nhu cầu phát triển kinh tế , thương mại , du lịch , dịch vụcho trước mắt và tương lai lâu dài , tương sứng với cửa khẩu quốc tế văn minh , hiện đại. Tập trung đầu tư hoàn chỉnh về quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật tại hai khu công nghiệp đông Phố Mới và Bắc Duyên Hải, thị xã Lào Cai , tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất kinh doanh. Xây dượng và thược hiện một số cơ chế nhằm khuyến khích hoạt động thương mại , đầu tư , dịch vụ du lịch như cơ chế đổi đất lấi công trình , cơ chế thưởng xuất nhập khẩu , một số cơ chế khuyến khích phát triển nông nghiệp trên địa bàn , cơ chế ching sách thu hút giao lư hàng hoá vào khu thương mại kim thành Ngoài khu vục thị xã Lào Cai sễ tập trung đầu tư phất triển khu du lịch Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát với các loại hình du lịch sinh thái , leo nui , cáp treo. Mở rộng hợp tác với cá địa phương trong cả nước , với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc ( đặc biệt là tỉnh Vân Nam và tỉnh Tứ Xuyên ) và vời các quốc gia khác trong khu vực và thế giới . Về Nông nghiệp : Tập trung vào cây dược liệu , cây chè , rau ,các loại hoa quả chất lượng cao , cây ăn quả ôn đới tại cá huyện Bắc Hà , Sa Pa , Bát Xát , Mương khương , xây dựng các vùng tập trung găn với công nghiệp chế biến Về Công nghiệp tập trung cho công nghiệp khai thác , chế biên các loại khoang sản như Apatít ( Cam Đường ) đồng (Sinh Quyền ) sắt (Quý sa) *Đối với phát triển giao thông đường bộ : Mục tiêu đến năm 2010 nâng cấp toàn bộ đường quốc lộ , tỉnh lộ đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai với tổng mức đầu tư dự kiến 856,8 tỷ đồng. Hệ thống giao thông được phát triển mạnh mễ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hộitỉnh Lào Cai trong những năm tiếp theo. Hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ phải được nâng cấp hoàn chỉnh theo các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. Dường ô tô phải đến 100% các xã (180 xã/18xã) thêo tiêu chuẩn đường loại A – GTNT, 100% thôn bản (1896 thôn bản/ 1896 thôn bản) phải cố đường tới thôn bản theo tiêu chẩn quy định. Mạng lưới GTNT được quản lý khai thác và bảo dưỡng có hiệu quả để hoà nhập với đường quốc lộ và tỉnh lộ góp phần đắc lực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lưu thông hàng hoá, giúp cho tiêu thụ nông sản của nhân dân dược dễ dàng, tăng thu nhập cho người dân. GTNTphát triển mạnh, tạo điều kiện cho nhân dân ở 138 xã vùng sâu, vùng xa tiếp cận nhanh với nền kinh tế thị trường, giảm bớt chênh lệch mức sốngcủa người dân so với vùng thấp, phụ vụ tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, từng bước thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. Cụ thể là Đến năm 2004 cơ bản hoàn thành mở mới và nâng cấp các tuyến đường biên giới. Đến năm 2005 hoàn thành nâng cấp đường đến trung tâm xã đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp A giao thông nông thôn, công trình thoát nước đảm bảo vĩnh cửu, đảm bảo xe ô tô đi lại thuận lợi cả 4 mùa . Đến năm 2005 :70% thôn bản có đường ô tô hoặc xe máy đến thôn bản.Hoàn thành đầu tư nâng cấp trục đường chính Lào Cai – Cam Đường:Nâng cấp và rải nhựa đường quốc lộ 279, nâng cấp tuyến đường quốc lộ Lào Cai – Sa Pa ( mở rộng nền đường ) Đến năm 2005 xây dựng xong cầu Bảo hà, cầu Ngòi Phát Tham gia xây dựng tuyến đường hành lang Côn Minh – Hải Phòng Đến năm 2005 và 2010 : Hoàn thành nâng cấp quốc lộ 70 trong dự án hành lang Côn Minh – Hải Phòng nối liền với cửa khẩu quốc tế Lào cai đi Hà Nội. Các đường quốc lộ còn lại và tỉnh lộ phải được nâng cấp hoàn chỉnh. Đến năm 2005và 2010: Đảm bảo 100% các xã, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa có đường ô tô đến trung tâm xã, đi lại thuận lợi cho cả 4 mùa. Đến 2005 và 2010: 100% các thôn bản , nhất là các thôn bản vùng sâu, vùng xa có dường ô tô tới thôn bản theo tiêu chuẩn quy định. Đến năm 2010 tất cả các đường liên rthôn bản được tổ chức cộng đồng và nhân dân dân thực hiện quả lý, khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng có hiệu quả. 2.Dự báo và phân tích nhu cầu sử dụng vốn Theo dự cho những năm tới 2006-2010: Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 1128,8 tỷ đồng đối với: Năm Quốc lộ(Tỷ đ) Tỉnh lộ(tỷđ) GTNT (tỷđ) tổng (tỷđ) 2006 30 20 75 125 2007 75.5 40.7 145 261.2 2008 85.9 49.6 125.5 261 2009 79.5 45.6 110.5 235.6 2010 100.5 50.5 95 246 371.4 206.4 476 1128.8 Quốc lộ: Năm 2006 là 30 tỷ đồng, năm 2007 là 75,5 tỷ đồng tăng 151,6% so với năm 2006 tương ứng với một lượng là 45,5 tỷ đồng. Năm 2008 nhu cầu huy đeộng vốn là 85,9 tỷ đồng tăng 13,77% so với năm 2007 tương ướng với một lượng là10,4 tỷ đồng. Năm 2009 nhu cầu huy động vốn là 79,5 tỷ đồng giảm so với năm 2008 là 7,45%.Năm 2010 là 100,5 tỷ đồng tăng 26,4% so với năm 2009 ứng với một lượng 21 tỷ đồng. Tỉnh lộ: Năm 2006 huy động được 20 tỷ đồng. Năm 2007 huy động đạt 40,7 tỷ đồng tăng 103,5% tăng một lượng tương ứng là là 20,7 tỷ đồng. Năm2008 huy động vốn đạt 49,6 tỷ đồng, tăng 21.87% tương ứng với một lượng 8.9 tỷ đồng so với năm 2007. Năm 2009 huy động vốn là 45.6 tỷ đồng giảm 8% so với năm 2008 tương ứng với một lượng 4 Tỷ đồng năm 2010 huy động vốn là 50.5 tỷ đồng tăng 10.7% tương ứng với một lượng 4,9 tỷ đồng so với năm 2009. Giao thông nông thôn năm 2006 nhu cầu huy động là 75 tỷ đồng. Năm 2007 nhu cầu huy động vốn là 145 tỷ đồng tăng 93.3% so với năm 2006. Năm 2008 nhu cầu huy động vốn là 125,5 tỷ đồng giảm so với 2007 là 13,4% tương ứng một lượng là 19,5tỷ đồng. Năm 2009 nhu cầu huy động vốn là 110,5 tỷ đồng giảm so với năm 2008 là 15 tỷ đồng tương ứng 11,9%. Năm 2010 nhu cầu huy động vốn giảm 15,5 tỷ đồng tương ứng là 14%. Các yếu tố tác động vốn trong thời gian tới. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước(GDP) tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000; chuyển dịch mạnh cơ cầu kinh tế và cơ cầu lao động, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 50%. kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội 5 năm 2001-2005 là bước rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 10 năm 2001-2010 nhằm: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cầu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xóa đói, giảm nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xây dựng chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp(kể cả xây dựng) bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10-10,5%/năm. Đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 40-41% GDP và sử dụng 23-24% lao động. Giá trị xuất khẩu công nghiệp chiếm 70-75% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bảo đảm cung cấp đủ và an toàn năng lượng(điện dầu khí, than); đáp ứng đủ nhu cầu về thép xây dựng, phân lân, một phần phân đạm; cơ khí chế tạo đáp ứng 40% nhu cầu trong nước, tỷ lệ nội địa hó trong sản xuất xe cơ giới, máy và thiết bị đạt 60-70%; công nghiệp điện tử- thông tin trở thành ngành mũi nhọn; chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu; công nghiệp hàng tiêu đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu. Nguồn tiết kiệm trong dân cư. Đây là lượng tiền được tích lũy lại từ thu nhập của dân cư. Quy mô và khả năng huy động nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: Tổng tiết kiệm trong dân cư: Lượng tiền tích lũy của dân cư chủ yếu phụ thuộc vào tổng thu nhập sử dụng của họ, vì chúng ta có thu nhập khả dụng DI được phân chia thành hai phần là chi tiêu(C) và tiết kiệm(S). Vì vậy, S=DI-C; khi DI tăng lên thì S có cơ hội tăng lên. Các yếu tố liên quan đến khả năng thu hút: Đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp, nó chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Các yếu tố khách quan chính là sự tác động của Chính phủ thong qua các cơ chế, chính sách, các phương thức cụ thể nhằm làm tăng thu nhập của dân cư. ở Việt Nam theo thống kê trong dân cư mới chỉ huy động được khoảng 30% lý do chính là do sự hạn chế của các nhân tố khách quan này. Các yếu tố chủ quan là thực trạng cuộc sống của dân cư và các điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Vốn từ ngân sách chủ yếu dùng để đáp ứng các nhu cầu đầu tư công cộng, đầu tư cơ sở hạ tầng và các vấn đề xã hội. Về mặt tỷ trọng chiếm trong tổng vốn đầu tư xã hội, nguồn này có xu thế giảm dần vì ngân sách của chính phủ cần phải được tập trung vào các vấn đề khác quan trọng hơn khi xã hội ngày càng phát triển như: Giải quyết các vấn đề xã hội, phân phối lại Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, trong đó bao gồm các doanh nghiệp tư nhân và các hộ gia đình dân cư phải xác định vai trò chủ lực trong việc đáp ứng nhu cầu đầu tư xã hội, đặc biệt là các hoạt động đầu tư cho lĩnh vực kinh tế(sản xuất, kinh doanh, dịch vụ). II.Quan điểm , mụ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. 1. Quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ghi: “Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, ưu tiên cho công trình trọng diểm phục vụ chung cho nền kinh tế xây dựng một cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tăng tỷ lệ đầu tư cho nông thôn và nông nghiệp, xây dựng và nâng cao cơ sở hạ tầng”. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành thị, nông thôn và nền nông nghiệp Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đảng đã xem xét đến vấn đề cơ sở hạ tầng nông thôn dưới góc độ kinh tế và coi hệ thống đường giao thông là một trong những vấn đề nổi cộm. Phát triển giao thông sẽ đảm bảo cho việc lưu thông hàng hoá một cách thông suốt, gắn người tiêu thụ với các cơ sở sản xuất nông thôn. Từ đó sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường cho nền kinh tế nông thôn. Nhờ đó đời sống của nông dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Điều này là phù hợp với chương trình xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, đây được coi là chương trình kinh tế xã hội quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Gắn xoá đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế mà giải pháp chủ yếu là tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trong đó phát triển giao thông là một trọng điểm đầu tư. Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định phát triển giao thông là nền tảng cho việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn từ đó đóng góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước chủ trương: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được gắn chặt giữa các nguồn lực theo phương châm: Nhà nước đầu tư hỗ trợ Cộng đồng xã hội tham gia đầu tư Gắn chặt việc xây dựng với các chương trình khác. Đảng và Nhà nước đã vạch rõ đường lối và quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn như sau: 2.1. Quan điểm về chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ: Nhà nước thay dổi cơ cấu đầu tư tăng thêm tỷ lệ vốn đầu tư cho giao thông. xây dựng cơ sở hạ tầng. Bởi vì khi chuyển sang sản xuất hàng hoá thì việc giao lưu, trao đổi hàng hoá trở nên cấp thiết, do vậy đòi hỏi phải có đường và đường tốt để vừa vận chuyển nhanh với giá vận tải hạ mà vẫn đảm bảo hàng hoá không bị hỏng, giá thành hàng hoá giảm. Đó là điều cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thực tế, ở nước ta những nam gần đây đường xã mở đến đâu thì bến xe, chợ thị trấn, thị tứ mọc ra đến đó. Sự giao lưu hàng hoá đó phát triển là “cầu” cho sự phát triển “cung” của sản xuất hàng hoá. Với ý nghĩa đó đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phải trở thành chiến lược phát triển lâu dài, đầu tư lớn. 2.2. Quan điểm về tính hiệu quả trong đầu tư: Để phục vụ tình trạng đầu tư dàn đều như những năm trước đây, nhất là thời kỳ bao cấp, vốn đầu tư có tính chất cấp phát do địa phương nào, cơ quan nào cũng tìm mọi cách để xin được vốn đầu tư, không tính đến hiệu quả. Trong thời gian tới việc đầu tư xây dựng cơ bản , trong đó có vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông phải được thực hiện theo những quy định nhất định, trước hết là phải có luận chứng kinh tế, có điều kiện tiếp nhận vốn đầu tư, người chủ công trình phải chịu trách nhiệm tổ chức quản lý sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả. 2.3. Quan điểm giảm bớt sự đóng góp của nông dân: Cơ sở hạ tầng giao thông cùng với việc phục vụ cho sản xúat nông nghiệp còn phục vụ chung cho đời sống sinh họat của nhân dân địa phương và nó nằm trong kiến trúc hạ tầng chung của cả nước, là xương sống, mạch máu lưu thông nối liền thành thị với nông thôn. Cho nên Nhà nước phải có chính sách ưu tiên đầu tư để xây dựng mạng lưới đường xá giao thông . 2.4. Quan điểm đa dạng hoá các hình thái vốn đầu tư: Sử dụng nhiều nguồn vốn để đầu tư như vốn ngân sách cấp, vốn vay chung, vốn vay với lãi xuất thấp hoặc vốn vay không có lãi, huy động theo dạng phát hành trái phiếu có mục tiêu, huy động vốn theo dạng cổ phần đầu tư và từng công trình. Thực hiện một chiến lược vốn đầu tư xây dựng cơ bản chung cho nền kinh tế của đất nước. 2.5. Quan điểm xã hội hóa phát triển cơ sở hạ tầng giao thông: Giao thông phát triển tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, giao lưu thành thị và nông thôn được mở rộng, nâng cao dân trí cho nhân dân khu vực nông thôn. Nên Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là công việc không chỉ của riêng Chính phủ mà là công việc của toàn dân. Do đó, Nguồn vốn để đầu tư phát triển giao thông phải được huy động từ nhiều nguồn như ngân ssách trung ương, ngân sách địa phương, sự đóng góp của nhân dân và cả các doanh nghiệp, với phương trâm “dân làm là chính, nhà nước hỗ trợ một phần”. 2.Mục tiêu, phương hướng đầu tư phát triẻn cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. a.Mục tiêu Hệ thống đương giao thông phải được phát triển mạnh mẽ đáp ướng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Lào Cải trong những năm tiếp theo.Mục tiêu 2005-2010 hoàn thành nâng cấp quốc lộ, tỉnh lộ , giao thông nông thôn ở trên địa bàn Lào Cai với khối lượng công trình lớn. Nhiều công trình mới được khởi công xây dựng. Do vậy cần phải huy động một lượng vốn tương đối lới: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển giao thông đến năm 2005 và 2010 . Giai đoạn 2004 –2005 cần đầu tủ là 1220 tỷ đồng gômg: Quốc lộ, tỉnh lộ cần đầu tủ là 660 tỷ đồng Giao thông nông thôn cần đầu tư là 560 tỷ đồng Giai đoạn 2005 –2010 cần đầu tủ là 1206 tỷ đồng gômg: Quốc lộ, tỉnh lộ cần đầu tủ là 686 tỷ đồng Giao thông nông thôn cần đầu tư là 560 tỷ đồng Trong các mục tiêu về cơ sở hạ tầng, mục tiêu về vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là: Để xây dựng mới giao thông từ huyện đến xã (các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã), duy tu nâng cấp chất lượng đường cấp huyện, cấp xã, xây dựng và cải tạo hàng ngàn cầu cống, thực hiện tốt 100% số xã có đường ô tô b. Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. * Quy hoạch mạng lưới đường giao thông đường bộ. Hệ thống đường bộ bất cứ vùng nào cũng gồm các tuyến đường được phân làm nhiều cấp, tạo nên một mạng lưới. Các đường tíep cận cơ bản từ các trung tâm xa chỉ là một bộ phận mạng lưới đường nông thôn. Việc hoàn thành chương trình quốc gia về đương tiếp cận cơ bản bằng cách đầu tư cho các tuyến đường cấp cao hơn và thấp hơn của mạng lưới các đường tỉnh, cac dường xã và nội xã, sẽ đáp ứng hơn các nhu cầu tiếp cận nông thôn. việc hoàn thành chương trình cũng sẽ đảm bảo cho thấy toàn bộ lợi ích tiềm tầng của việc tạo các tuyến đường tiếp cận từ trung tâm xã đến trung tâm huyện nhoìư lưu lượng giao thông tăng lên trên các tuyến đường tiếp cận cơ bản. Đối với nhiều xã, việc đến trung tâm huyện phải đi qua đường tiếp cận cơ bản, rồi sau đó được nối với đường tỉnh. Một số tuyến đường cấp cao hơn có đường tiếp cận cơ bản nối tới này ở trong tình trạng xấu hoặc chưa được nang cấp, cần phải tiếp tục đầu tư cho khôi phục và nâng cấp nhằm mang lại khả năng tiếp cận liên tục với trung tâm huyện trong mọi điều kiện thời tiết. Việc quy hoạch và thực thi các nguồn vốn Đầu tư này cần phải kết hợp với việc khôi phục các đường tiếp cận cơ bản nhằm đạt được sự nối tiếp trọn vẹn từ các trung tâm xã. Người dân nông thôn nhấn mạnh tới sự cần thiết phải cải thiện các tuyến nối tới các cơ sở xã, phải đem lại khả năng tiếp cận các tuyến tới cac cơ sở xã như chợ chính, các trường cấp III hay các xưởng xay xát lúa tại một vài xã, chứ không phải tất cả các xã. *Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm. Khả năng sẵn có về các nguồn vốn cho đầu tư phát triển mạng lưới đường từ nguồn vốn của Chính phủ, vốn của các nhà tài trợ cho đến những đóng góp của nhân dân sẽ tiếp tục bị hạn chế do còn nhiều nhu cầu khác. điều quan trọng là những nguồn vốn khan hiếm này cần được sử dụng có hiệu quả nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và giảm bớt đói nghèo trên toàn quốc. Nhu cầu đầu tư thay đổi đáng kể giữa các tỉnh, các huyện trong một tỉnh do có sự khác biệt lớn về quy mô, mức độ phát triển và tình trạng của mạng lưới đường trên cả nước. Các nguồn vốn quốc gia do trung ưng cấp được giành cho các vùng sâu, xa và nghèo đói, nhưng đối với các nguồn vốn trực tiếp của các nhà tài trợ, chính phủ Việt Nam lại có khuynh hướng muốn phân chia đồng đều cho các tỉnh, mà điều này vừa không công bằng, vừa không hiệu quả. Các nguồn vốn phân bổ cho các tỉnh và huyện cần phải căn cứ vào nhu cầu ưu tiên đầu tư cho đường giao thông, có xét đến các lợi ích đem lại cho người dân và cho quá trình phát triển kinh tế. Điều này đòi hỏi nhà nước phải tiếp tục giám sát đường nông thôn trên cả nước. Điều được xem như thích hợp là ưư tiên đầu tư quóc gia phải giánh chop phát triển mạng lưới đường nông thôn xuống các trung tâm xã với chi phí tối thiểu đạt tiêu chuẩn có thể bảo dưỡng trong mọi điều kiện thời tiết. Việc đầu tư với chi phí tối thiểu cho 1Km cho nâng cấp hay khôi phục các đường xẽ làm tăng tối đa tổng chiều dài các tuyến dường tiếp cận đi lại được trong mọi điều kiện thời tiết được xây dưng tren cả nước và có tác động lớn nhất đến số lượng người dân nông không kể cả người dân nông thôn nghèo. Việc áp dung một chính sách chung về nâng cấp các đường nông thôn lên các tiêu chuẩn nông thôn cao hơn và tốn kém hơn(như dải nhựa) chắc chắn xẽ làm giảm đáng kể chiều dài của mạng lưới đường nông thôn có thể đi lại trong mọi điều kiện thòi tiết. Trong giai đoạn trước mắt, việc nâng cấp các tuyến đường nông thôn nhằm đem lại mức độ phục vụ cao hơn bằng cách đầu tư thêm cho dải nhựa, làm mặt đường phải lưu ý tập chung vào các tuyền đường nông thôn giữ vai trò quan trọng về kinh tế và có lưu lượng xe lớn-nơi mà việc đầu tư căn cứ vào các điều kiện kinh tế và chi phí cho toàn bộ quãng đời con đường. Trong gai đoạn lâu dài, do nhu cầu về các dường tiếp cận đi lại được trong mọi điều kiện thời tiết được đáp ứng ngày càng tăng nên tỷ lệ các nguồn lực giàng cho nâng cấp co thể tăng lên. Cải thiện khả năng tiếp cận nội xã và liên xã thông qua các đầu tư Có chi phí thấp có thể nang lại hiệu quả cao. Một số nhận định đã chỉ ra răng: -Nhu cầu chính là xây dựng các cong trìng thoát nước ngang đường nhỏ để khắc phục các trở ngại hoặc khó khăn trong việc đi lại ỷtong và giữa xã. -Một số nhu cầu về tiếp cận nội xã không đòi hỏi phải có đường hoàn toàn để cho xe cơ giới có thể đi lại. Việc cải tạo sơ bộ cơ sở hạ tầng giao thông cấp thấp hơn ( như đường nhỏ và đường mòn ), bao gồm cả việc xây dựng cầu có chi phí thấp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi bộ và đi lại của các phương tiện có tốc độ thấp xẽ đem lại mức tiếp cận hiệu quả. * Tiến hành đầu tư với chi phí thấp có khó khăn trong việc đi bô và sử dụng xúc vật thồ trong xã, đặc biệt là trong mùa mưa. ở các vùng có xu hướng bị ngập lụt thường xuyên, kể cả lũ, các tuyền đường nông thôn phải được thiết kế và xây dưng sao cho có thể chông trọi được với các dòng nước và các mức nước ngập theo mùa dự kiến. Nếu việc này không được thực hiện, thí vốn đầu tư lớn cho khôi phục và nâng cấp đường xẽ nhanh chóng bị mất đi do lũ lụt phá huỷ mặt đường, nền đường và các công trình thoát nước ngang đường. ở một số nước khác trong vùng có xu hướng bị ngập lut các tuyến đường nông thôn tương đương với các tuyến đường tiếp cận cơ bản ở Lào Cai được thiết kế để chống trọi với các múc lũ cao trong vòng 5 năm trở lại. Điều này đòi hỏi quan tâm đặc biệt thiết kế kỹ thuật để đạt độ cao của đường trên mức lũ về và đảm bảo công suất thoát dòng tương xứng cho các công trình thoát nước ngang. III. Các giải pháp Huy động tối đa nguồn vốn là một trong những giải pháp then chốt nhất để đảm bảo cho sự phát triểncủa cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay. Bởi vì, như những phân tích thực hiện ở phần trên cho thấy tình trạnh thiếu hụt nghiêm trọng vốn đầu tư đang là trở lực và thách thức rất lớn đối với sự phát triển của nó. Vấn đề đặt ra là: Nguồn vốn cần huy động ở đâu? và làm thế nào để có thể huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho phát ttriển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Vấn đề này hiện đang được thảo luận rộng rãi trên nhiều phương tiện khác nhau. Có ý kiến nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tăng cường thu hút vốn đầuu tư nước ngoài và vai trò quan trọng của nó trong việc tạo lập mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ . Ngược lại, cũng có nhiều ý kiến cho rằng nhấn mạnh đến “Tính chất quyết định của nguồn vốn trong nước”, và cho ràng Việt Nam cần hướng những nỗ lực vào “huy động vốn trong nước để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ hơn là tìm từ bên ngoài”. Theo tôi, trong điều kiện nước ta nối chung và tỉnh Lào Cai nói riêng hiện nay, do nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế nói chung và cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đều đòi hỏi rất lớn và một cách bức xúc nên cần phải có quan điểm tổng hợp và chính sách nhất quán về huy động vốn đầu tư. Trong đó, cần có những thể chế và chính sách phù hợp để khuyến khích, động viên mọi nguồn vốn, dưới nhiều hình thức khác nhau của các tổ chức, đơn vị và các cá nhân thuộc mọi thành phần và lực lượng kinh tế, xã hội kể cả trong nước, ngoài nước và của các tổ chức quốc tế khác. Cần huy động tối đa nguồn vốn trong nước đồng thời với việc mở rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, các giải pháp huy động vốn đầu tư CSHT GTNT có thể và cần hướng tới việc giải quyết những vấn đề sau 1.Tăng cường vốn đầu tư trực tiếp tư Ngân sách nhà nước (Bao gồm cả ngân sách trung ương, địa phương và cơ sở) cho việc tạo lập và phát triển giao thông đường bộ. Kinh nghiệm ở phần lớn các nước, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển đều cho thấy vị trí và tầm quan trọng hàng đầu của vốn đầu tư ngân sách với sự phát triển cuẩ lĩnh vực này và nó thường chiếm một tỷ lệ rất cao. Đầu tư cao độ của chính phủ Nhật cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn và đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông trong nhiều thập kỷ sau chiến tranh là một ví dụ thực tế điển hình. Tại nước ta, đầu tư ngân sách Nhà nước cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian qua còn hạn chế, chỉ chiếm khoảng 23% vốn phát triển giao thông. Do vậy, cần phải tăng cường hơn nữa đầu tư ngân sách cho cơ sơ hạ tâng. đây là nguồn quan trọng đảm bảo sự phát triển của nó. Song ở đây cũng cần cóc sự phân cấp giữa ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương và cơ sở. Trong đó, vốn ngân sácẩntung ương cần hỗ trợ tập trung đầu tư cao các tuyến đường mà điều kiện kinh tế- xã hội lạc hậu hay các địa phương có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh Ngân sách địa phương cần tập trung cho các hệ thống, công trình đầu mối của địa phương và hỗ trợ nhiều hơn cho quy hoạch, mở rộng, nâng cấp bảo dưỡng mạng lưới giao thông ngông thôn thôn, xã, phường Vấn đề quan trọng là ở chỗ, Nhà nước cần có chính sách phù hợp động viên các nguồn thu cho ngân sách địa phương, cơ sở và dành một tỷ lệ thoả đáng các nguồn thu này để đầu tư cho giao thông nông thôn tại chỗ. Đối vói các vùng kinh tế hàng hoá phát triển Nhà nước có thể huy động một tỷ lệ nhất định trong lợi nhuận của các nhà sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu để hỗ trợ đầu tư trở lại cho cơ sở hạ tầng giao thông ở địa phương. đối với những vùng trọng điểm khó khăn, vốn đầu tư ngân sách có thể được thực hiện trực tiếp đến mỗi hệ thống đường, các công trình cầu cống hoặc gián tiếp thông qua các dự án, chương trình phất triển kinh tế- xã hội nói chung. Có thể nói, đây là một giải pháp có tính chiến lược trong phát triển nông thôn noi chung và cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng trong thời gian tơí. Đầu của Nhà nước có ý nghĩa tạo lập cơ sở, hình thành đòn bẩy cho một tiến trình phát triển mới ở nông thôn. Điều đặc biệt là những đầu tư đó làm nòng cốt trong việc thay đổi về chất trong phương thức phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trong điều kiện phát triển mới. 2. Giải pháp huy động nguồn lực trong dân: Xét tổng thể giải pháp huy động nguồn lực trong dân, trong thời gian qua để phát triển giao thông là nằm trong khôn khổ hệ thống tài chính của nền kinh tế xã hội chậm phát triển. Đó là cách tạo ra nguồn tài chính và sử dụng nguồn lực tại chỗ để xâydựng các cơ sở hạ tầng tại chỗ, giải pháp này ở trừng mực nào đó nhất định có tác dụng tích cực.Tuy nhiên mức độ tham gia của giải pháp này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn thời gian qua bị thu hẹp. Điều này chứng tỏ vị trí và tầm quan trọng của giải pháp huy động nguồn lực trong dân giảm đi đang kể. Trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển, nguồn vốn đàu tư trong những năm tới cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông từ phía nền KH-XH và từ phía nhà nước còn hạn chế, mặt khác nguồn nhân lực trong nông thôn khá dồi dào, nhất là lao động nông nhàn còn dư thừa nhiều. Do đó huy động nguồn lực trong dân ở một chừng mực nào đó cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là cần thiết . * Mặt tài chính Để việc huy động nguồn tài chính trong dân cần thực hiện : Một là việc huy động dù của cộng đồng thôn xóm hay của xã cũng đều phải dựa trên căn bản những quy định mang tính chất nhà nước, tức trong khôn khổ pháp lý. Hai là việc huy động xây dựng mạng lưới giao thông trong phạm vi xã,là thuộc cộng đồng làng xã, vì thế những dự án xây dựng cũng như việc huy động tiền vốn và vật chất phảỉ được bàn bạc dân chủ trong dân, trong các tổ chức xã hội, trong đảng bộ và trong HĐND. Đồng thời mọi hoạt động, xây dựng phải được công khai, minh bạch. Ba là việc xây dựng hạ tầng GT ở nông thôn phải tuân theo trình tự và thủ tục xây dựng do nhà nước ban hành .Nhất thiết phải có quy hoạch, thiết kế, luận chứng kinh tế – kỹ thuật. Để tránh tình trạng “vừa thổi còi vừa đá bóng”. Trong tổ chức xây dựng, nhất thiết phải thành lập ban quản lý dự án,xây dựng tách khỏi UBND với tư cách là chủ đầu tư và được đặt dưới sự kiểm soát của HĐND, UBND. *Huy động nguồn nhân lực trong dân: Cùng với các chính sách, giải pháp vốn đầu tư trên đây thì việc đổi mới chính sách huy động và sử dụng nhân lực cho phát triển cơ sơ hạ tâng giao thông cũng là một trong những vấn đề quan trọng và cần thiết. Thực tế cho thấy hàng năm có tới hàng chục triệu ngày công lao động được huy động và sử dụng vào mục đích tạo lập và phát triển các công trình cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Tuy nhiên phần lớn lực lượng lao động này được thực hiện dưới các hình thức đóng góp trực tiếp, tại chỗ như: lao động nghĩa vụ, lao động công ích Đó là các hình thức mang nặng tính hành chính, bắt buộc và mang tính bình quân theo quyết định của mỗi địa phương, mỗi cơ sở. Theo tôi, để cho sự góp sức của nhân dân thực sự mang lại hiệu quả trong giai đoạn hiện nay cần: + Khuyến khích và coi trọng hơn nữa các hình thức động viên, đóng góp lao động tự nguyện của dân cư và các tổ chức KT-XH khác ở nông thôn, tạo ra ý thức trách nhiệm có tính tự giác, tính văn hoá ở cộng đồng với việc xây dựng và phát triển giao thông. Mở rộng các hình thức huy động và sử dụng lao động theo cơ chế thị trường như: Thầu khoán, thuê hoặc hợp đồng nhân công ở đây lao động sử dụng cho cơ sơ hạ tầng cần được quan niệm giống như lao động hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Điều đó sẽ đảm bảo tính bình đẳng về lợi ích và thu nhập của người lao động, đồng thời cũng phù hợp với cơ chế đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. + Cần gắn chính sách huy động nhân lực đầu tư cho cơ sơ hạ tầng giao thông theo cơ chế thị trường với chính sách tạo công ăn việc làm tại chỗ ở nông thôn, coi xây dựng và phát triển giao thông là đối tượng trực tiếp tạo ra việc làm và thu nhập cho một bộ phận nhát định dân cư nông thôn. 3. Lồng gếp các hình thức huy động( kỳ phiếu, tría triếu, xổ số kiến thiết để đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông . Đây là giải pháp không mới song trong điều kiện thiếu vốn nghiêm trọng hiện nay thì nếu thực hiện tố giải pháp này vẫn sẽ phát huy hiệu quả rất cao. Theo đó, có thể phát hành công trái hoặc xổ số trực tiếp theo từng hệ thống hay công trình nhất định: nhất là đối với những công trình giao thông trọng điểm, đầu tư có ý nghĩa liên huyện hoặc các trục đường nối với đường tỉnh. Tiến hành tăng lãi suất công trái để khuyến khích nhân dân mua từ đó sẽ bổ sung một lượng vốn phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng 4. Tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng các hình thức liên doanh, hợp tác đầu tư. Trong những năm gần đây, trong tổng số vốn đầu tư nước . Vốn đầu tư nước ngoài cho giao thông ở tỉnh Lào cai hầu như chưa đáng kể. Do vậy hiện nay và trong thời gian tới Lào Cai cần có chính sách và giải pháp thích hợp hơn nữa để khuyến khích, tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông , kể cả vốn vay, viện trợ của chính phủ cũng như nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ và hợp tác đầu tư của các nhà kinh doanh Một giải pháp chiến lược và đồng bộ để huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư như trên là cần thiết. Song các giải pháp trên phải gắn liền với những biện pháp hữu hiệu trong quản lý và sử dụng các nguồn vốn thì mới có thể đem lại kết quả và hiệu quả địch thực. kết luận Phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông trong một đất nước có hơn 80% dân số sống trong khu vực nông thôn là việc vô cùng cần thiết. Cơ sở hạ tầng giao thông chủ yếu là hệ thống các tuyến đường huyện và đường trong các xã. hệ thống đường huyện và đường trong thôn các xã. hệ thống đường tỉnh trở thành các tuyến nối quan trọng liên kết các khu vực nông thôn tới các trung tâm kinh tế, thương mại trong vùng . Ngoài ra, giao thông còn phải kể đến mạng lưới rộng lớn các đường nhỏ không thể phân loại được cùng với các tuyến sông ngòi tại nông thôn. Những năm qua mặc dù giao thông đã được cải thiện một phần, các tỉnh đều phấn đấu xoá xã “trắng” về giao thông nông thôn, nhưng nhiều nơi đường xá chưa đáp ứng được nhu cấu đi lại của người dân trong mọi đoều kiện thời tiết. Đường nông thôn nhiều nơi đạt tiêu chuẩn thấp và thiếu kết cấu thoát nước ngang, không được bào trì đúng lúc. Vốn cho đầu tăôc sở hạ tầng giao thông thì rất hạn hẹp chủ yếu là vốn của nhân dân đóng góp với khoảng 65% trong năm 2000, vốn đầu tư của Nhà nước đang có xu hướng giảm so với tổng số vốn đầu tư cho giao thông nông thôn. Đề tài đã tổng hợp những vấn đề lý luận và những quan điểm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Đảng và Nhà nước, đã làm rõ vai trò của cơ sở hạ tầng với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và nâng cao mức sống của dân cư. Đề tài đã nêu rõ những yếu kém và nguyên nhân của sự yếu kém đó, đồng thời nêu ra các nhu cầu to lớn và các vấn đề cấp thiết nhất hiện nay của sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong thời gian tới, từ đó đưa ra nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông . Qua đó, đề tài đã đưa ra một số giải pháp cơ bản góp phần thúc đẩy quá trình đầu tư phát trỉen giao thông nông thôn như giải pháp huy động tối đa các nguồn lực vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông , giải pháp chính sách và giải pháp nâng cao trình độ tổ chức quản lý quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, trong đó giải pháp huy động tối đa các nguồn lực vào phat triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là quan trọng nhất song cần phải có các giải pháp kết hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Đề tài đã đề cập tới một vấn đề hết sức mới và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với phát triển nông nghiệp nông thôn. Do trình độ còn hạn chế chắc chắn không khỏi có những thiếu sót, em xin được sự góp ý của thầy c và các bạn. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước sự đóng góp nhiệt tình của nhân dân, hy vọng rằng trong thời gian tới cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3038.doc
Tài liệu liên quan