Đề tài Các giải pháp kinh tế đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ

Tạo môi trường hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động, ưu tiên chính sách phát triển doanh nghiệp. Đánh thuế thật cao đối với các mặt hàng nhập khẩu có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng như điện tử, xe máy Ngăn chặn, chống các mặt hàng buôn lậu, các mặt hàng trốn thuế vào trong nước bởi khi các mặt hàng lậu, trốn thuế được lưu hành trong nước dẫn đến việc các hàng hoá không có thị trường tiêu thụ. Sử dụng mạnh mẽ các biện pháp cứng rắn đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ triền miên, giải thể các doanh nghiệp nhà nước làm ăn tụt hậu, kém phát triển để có thể đầu tư cho các doanh nghiệp khác tốt hơn. Ban hành luật Doanh Nghiệp và những vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng các biện pháp đề ra và chấp hành nghiêm chỉnh.

doc47 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp kinh tế đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất khẩu không còn nhiều, có khả năng kim nghạch xuất khẩu sẽ không đạt chỉ tiêu năm 2002 đề ra là 640 triệu USD. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của các doanh nghiệp nhà nước giảm từ 14,6% năm 1996 xuống còn 4,8% . Xu hướng giảm này đang diễn ra hiện nay. Tình hình thua lỗ của các doanh nghiệp khác. Trong thành kinh tế nước ta hiện nay, ngoài hai loại hình doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, còn tồn tại một số loại hình doanh nghiệp khác như: công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp cổ phần ….Các loại hình doanh nghiệp này đang được phát triển và ngày càng được mở rộng cả về quy mô lẫn số lượng. Theo ước tính đến năm 2002 số doanh nghiệp cổ phần hoá là 529 doanh nghiệp. Tuy chỉ có số liệu chính thức về số công ty trách nhiệm hữu hạn song loại hình này đang được thành lập và phát triển rộng rãi khắp cả nước . Tuy do hạn chế của kinh tế thị trường và những khó khăn vốn có ban đầu loại hình doanh nghiệp này cũng đang lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ .Trong trhời gian qua theo báo cáo của 24 bộ ngành thì số doanh nghiệp cổ phần bị thua lỗ là 42 trong đó tổng số nợ của các doanh nghiệp này đã xác định phải thu và trả là trên 6.000tỷ đồng .Tiến độ cổ phần hoá chậm trễ, khi đã cổ phần hoá thì lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ . Với công ty trách nhiệm hữu hạn thì trong những năm gần đây tốc độ phát triển loại hình này rất cao, bên cạnh những công ty có lãi như công ty trách hữu hạn Kinh Đô (Hưng Yên ), Hoà Phát… còn tồn tại song song những công ty làm ăn thua thua lỗ hoặc trong tình trạng cầm chừng. Kết luận: Tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn thua lỗ hiện nay ngày một gia tăng. Nó báo hiệu trước cho nền kinh tế nước ta một tương lai ảm đạm. Và để phát triển kinh tế đưa nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu thì chúng ta phải có những biện pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp khi mà tiến trình hội nhập đang đến gần. Tình trạng phá sản của các doanh nghiệp nước ta hiện Theo những số liệu và thống kê đã phân tích ở trên, tình trạng các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hiện nay là rất cao. Song trong thực tế số doanh nghiệp phá sản hiện nay là rất ít. Báo cáo tổng kết của toà án nhân dân tối cao cho biết: Kể từ khi luật phá sản doanh nghiệp có hiệu lực đến nay trung bình mỗi năm số vụ mà toà án thụ lí không quá 30. Trong thực tế số vụ toà án tuyên bố phá sản còn ít hơn nhiều trong gần 8 năm qua, trung bình mỗi năm cả nước chỉ xử lí khoảng 7 vụ phá sản doanh nghiệp. Đây là con số thể hiện tính đồng nhất, tính kém hiệu quả của luật phá sản doanh nghiệp . Cũng theo tiến sĩ Dương Đăng Huệ, phó vụ trưởng vụ pháp luật dân sự kinh tế bộ tư pháp cho biết: Báo cáo tổng kết của toà án nhân dân tối cao năm 2001 cũng nhận định các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cũng không ít so yêu cầu tuyên bố phá sản tại toà án càng ít đi. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nguy cơ phá sản càng cao thì số doanh nghiệp tuyên bố phá sản lại ít đến mức phi lí. Nguyên nhân là do: Thứ nhất: Số lượng các vụ việc yêu cầu tuyên bố phá sản là rất ít cũng phản ánh đúng thực tế hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, tỷ lệ doanh nghiệp phá sản là quá ít so với số doanh nghiệp đã thành lập và nó phản ánh đúng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vì nhiều lí do khác nhau mà các chủ doanh nghiệp mắc nợ không muốn nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Các đối tượng nộp đơn tuyên bố phá sản theo luật phá sản doanh nghiệp có 3 đối tượng được nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần doanh nghiệp mắc nợ đại diện công đoàn và đại diện người lao động với tư cách pháp nhân còn thiếu hiểu biết về pháp luật. Ví dụ: 21 trường hợp nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản ở thành phố Hồ Chí Minh, song đến 11 trường hợp không đủ hồ sơ theo luật định của luật phá sản doanh nghiệp. Thứ ba: Nhiều vụ việc phá sản bị tạm đình chỉ do hoà giải được hoặc do phát hiện các hành vi lợi dụng việc tuyên bố phá sản để trốn tránh nghĩa vụ hình sự: như trường hợp doanh nghiệp Kim Thoại (ở Cần Thơ). Thứ tư: Các doanh nghiệp tuyên bố phá sản chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chỉ có khoảng 1/10 số doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là doanh nghiệp nhà nước. Thứ năm: Thời gian giải quết vụ phá sản bị vi phạm khá nhiều, theo thông lệ thời gian để giải quyết một vụ việc là 5-8 tháng song có trường hợp kéo dài đến 2 thậm chí 3 năm như công ty Tamexco. Thứ sáu: Nhiều vụ phá sản có liên quan đến các vụ án hình sự do vậy còn cản trở đến việc tuyên bố phá sản của doanh nghiệp đó. Thứ bẩy: Các doanh nghiệp tuyên bố phá sản có số nợ vượt quá nhiều so với giá trị tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty Tamexco nợ phải trả là105,3 tỷđồng, do vậy muốn phá sản cũng không được, và nếu để tình trạng này càng làm cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ. B. Nguyên nhân dẫn đến thua lỗ của doanh nghiệp Việt Nam. Trong những năm qua, hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam ra đời và hoạt động trên mọi lĩnh vực, ở mọi thành phần kinh tế. Các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn thua lỗ ngày càng ra tăng ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế nước ta. Sau đây là những nguyên nhân chính dẫn đến sự thua lỗ của doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân chủ quan. Về nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp chủ yếu là do doanh nghiệp chưa giải quyết tốt 3 vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp : tức là doanh nghiệp đã sai lầm trong các quyết định : Sản xuất cái gì Sản xuất như thế nào Sản xuất cho ai + Quyết định sản xuất cái gì. Doanh nghiệp không nghiên cứu kĩ thị trường, do vậy đã sai lầm khi đưa ra quyết đinh sản xuất cái gì, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra không thoả mãn thị hiếu của người tiêu dùng, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường, không tạo ưu thế trên thị trường so với các sản phẩm cạnh tranh. Ví du: Hãng sản xuất bánh kẹo Kinh Đô, do giá thành quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân do vậy sản phẩm không được tiêu thụ rộng rãi trong nước. + Quyết định sản xuất như thế nào. Sau khi đã nghiên cứu thị trường và đưa ra được quyết định sản xuất cái gì, doanh nghiệp phải đưa ra quyết đinh sản xuất như thế nào: Sai lầm trong khâu này chủ yếu là do các nguyên nhân sau: Sai lầm trong lựa chọn các yếu tố đầu vào dẫn đến giá thành của sản phẩm cao, giá cả mà cao khi đó khó được chấp nhận trên thị trường trong khi các sản phẩm cùng loại giá laị rẻ hơn nhiều. Ví dụ: Mặt hàng Giá trong nước( USD/tấn) Giá nhập khẩu Xi măng 50-60 40-45 Phân lân 160-180 115-125 Thép 300-400 260-300 Sai lầm trong việc lựa chọn công nghệ sản xuất. Các doanh nghiệp không tự đổi mới công nghệ sản xuất, sản xuất còn lạc hậu, lao động thủ công dẫn đến năng suất lao động không cao, mẫu mã, hình thức không đa dạng, khó được ưa chuộng. Ví dụ: Các hãng sản xuất phân bón trong nước. Nhà máy phân lân Văn Điển: 1,1triệu đồng/tấn Nhà máy hoá chất Vinh: 1,25 triệu đồng/tấn Công ty phân bón Miền Nam: 1,536 triệu đồng/tấn Công ty phân bón Cần Thơ: 1,46 triệu đồng/tấn Cùng một loại sản phẩm như nhau nhưng giá lại khác nhau: giá của nhà máy phân lân Văn Điển rẻ nhất, giá của công ty phân bón Miền Nam là cao nhất, do vậy sản phẩm của công ty phân bón Miền Nam sẽ không được chấp nhận trên thị trường. Sai lầm trong công tác quản lí: Đây là sai lầm thường thấy ở các doanh nghiệp nhà nước trước đây. Do đội ngũ quản lí còn yếu kém, trình độ thấp, do vậy ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả sản xuất. - Sai lầm trong công tác quản lí là nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ hiện nay của các doanh nghiệp. Cụ thể như: Dự án nhà máy xi măng Hoàng Mai, tại Nghệ An. Mọi thành viên của công ty trước khi trở thành doanh nghiệp, thành viên của tổng công ty xi măng Việt Nam chưa qua công tác quản lí, đầu tư xây dựng các dự án lớn và do chưa hoạt động trong ngành xi măng. Do vậy quá trình thực hiện còn tỏ ra vụng về, lúng túng là nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí. Trình độ của những người quản lí, nhất là những người trực tiếp việc xây dựng … có nhiều mặt yếu kém cần phải khắc phục triệt để. + Quyết định sản xuất cho ai Sai lầm của doanh nghiệp là chưa tìm hiểu rõ : Sau khi sản xuất, những ai, đơn vị, tổ chức nào sẽ được hưởng hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất ra. Sản phẩm được tiêu thụ và phân bố ở đâu. Nguyên nhân khách quan. a. Do cơ chế quản lí của nhà nước. Trước khi nước ta đổi mới, thực hiện chính sách mở cửa để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cơ chế quản lí kinh tế nước ta còn trong tình trạng tập trung, quan liêu bao cấp. Khi đó nhà nước quản lí doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu pháp lệnh. Gồm 9 chỉ tiêu: Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện, sản lượng chủ yếu bằng hiện vật, tổng qũy tiền lương, lãi và các khoản nộp ngân sách. Bên cạnh các chỉ tiêu pháp lệnh, nhà nước còn đưa ra một loạt các chỉ tiêu như năng suất lao động, tổng số công nhân viên chức, lương bình quân… nhằm hướng dẫn giám đốc DNNN làm và báo cáo lên bộ chủ quản. Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp và giao nộp. Về mặt tài chính DNNN thực hiện theo nguyên tắc thu đủ, lãi thì nhà nước thu, lỗ thì nhà nước chịu. Là doanh nghiệp nhưng mục tiêu lợi nhuận không được đặt ra. Nhiều DNNN mở rộng sản xuất chỉ vì mục tiêu giải quyết tình trạng thất nghiệp trong xã hội… Nhà nước sử dụng công cụ giá trị một cách hình thức, dùng để tính toán. Giá cả hàng hoá không phản ánh được sự khan hiếm của mặt hàng đó. Tiền lương không phản ánh giá cả của sức lao động. Sự khan hiếm nguồn vốn được điều chỉnh bằng cách in thêm tiền chứ không phải bằng cách điều chỉnh lãi suất tín dụng. Nhà nước xem nhẹ yếu tố thị trường, nơi quyết định sản xuất cái gì, cho ai và như thế nào bằng tín hiệu giá cả. Nhà nước quyết định tất cả một cách chủ quan. Bên cạnh đó môi trường hoạt động mà trong đó khu vực kinh tế tư nhân tồn tại rất khiêm tốn, hoàn toàn không mang tính cạnh tranh. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động cạnh tranh thuần hợp tác và thực hiện chế độ thi đua XHCN. Với cơ chế quản lí kinh tế như vậy đã gây nên sự ỷ lại, kém năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN, dẫn đến tình trạng nhiều DNNN bị thua lỗ và phá sản là không tránh khỏi. Cơ chế quản lí trực tiếp bằng các chỉ tiêu pháp lệnh tạo cho các DNNN làm việc theo mệnh lệnh. Cơ chế cấp phát giao nộp sản phẩm trong mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp yêu cầu nhà nước cấp phát cho các yếu tố đầu vào ở mức tối đa thậm chí còn khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lãng phí các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn khan hiếm của nhà nước. Là doanh nghiệp mà hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thì không thể có hiệu quả cao được. Do vậy hậu quả của cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp là có nhiều DNNN ở trong tình trạng làm ăn thua lỗ, hay “lãi giả, lỗ thật” do giá của các yếu tố đầu vào thấp hơn giá thực tế rất nhiều. Trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, một bộ phận lớn công sức không được sử dụng. Ví dụ: Riêng DNNN trong ngành công nghiệp mới huy động khoảng 60% công suất. Đối với thành phần kinh tế tư nhân, do môi trường hoạt động khiêm tốn không mang tính cạnh tranh nên hoạt động kém hiệu quả. Quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ bé, việc không chú trọng đầu tư, lao động ít, là hạn chế trong việc mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của hàng hoá. Doanh nghiệp tư nhân còn chưa được đối sử bình đẳng như các doanh nghiệp khác (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ). Với những khó khăn như vậy về môi trường kinh doanh đã góp phần dẫn đến tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp tư nhân. Năm 1986, Việt Nam thực hiện chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch sang cơ chế của nền kinh tế thị trường. Vào thời điểm này kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khó khăn do cơ chế quản lí yếu kém, khủng hoảng kinh tế trong nước kéo dài. Tình trạng này càng trở trầm trọng hơn, khi Mỹ theo đuổi chính sách cấm vận đối với việt Nam. Thời kì này tăng trưởng kinh tế thấp, tình trạng doanh nghiệp sản xuất ở mức báo động, hiệu quả kinh tế kém. + Từ năm1985 đến năm 1998. Nền kinh tế chững lại do cuộc cải cách cơ chế lần thứ nhất. Những bất hợp lí về cơ cấu chính sách thể hiện rõ trong việc phân bổ nguồn lực thiếu hiệu quả. Do khả năng đầu tư tập trung chủ yếu trong những ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, mang tính bảo hộ cao và có tính độc quyền trong một nền kinh tế vào các doanh nghiệp DNNN kém hiệu quả, mang tính bảo hộ cao và có tính độc quyền trong một nền tài chính còn mang nặng tính bao cấp, thiếu lành mạnh và hiệu quả. + Năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tác động xấu tới nền kinh tế nước ta.Tỉ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FOI) giảm và cán cân thương mại mất cân bằng.Thị trường bị co hẹp, bên cạnh đó các loại hàng hoá tràn ngập tại thị trường Việt Nam gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. + Năm 1999 kinh tế nước ta khủng hoảng nhất từ năm 1995 trở lại đây. Nền sản xuất đình trệ, các doanh nghiệp nhà nước thiếu tập trung, quản lý còn lỏng lẻo. Do thiếu sự quản lý cúa nhà nước nên các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thất thoát caovà mất khẳ năng thanh toán. Đặc biệt vấn đề tham nhũng nổi cộm trong những năm gần đây như vụ án EFCO Minh Phụng gây thất thoát của nhà nước hàng trăm tỷ đồng. + Với những điều kiện phát triển kinh tế còn thấp và không ổn định như vậy làm cho môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước trở lên hết sức khó khăn. Đó là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp . b. Do cơ chế hoạt động của thị trường. Trước năm 1986: Nền kinh tế nước ta trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.Toàn bộ tư liệu sản xuất tập trung vào tay nhà nước, các doanh nghiệp đều được quốc hữu hoá, do đó nó hạn chế rất nhiều tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp .Trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất hoàn toàn trong sự bảo hộ của nhà nước. Lãi nhà nước hưởng, lỗ nhà nước chịu do vậy các doanh nghiệp khi đó rất yếu kém về hiệu quả sản xuất cũng như trình độ quản lý. Hạn chế khả năng phản ứng của doanh nghiệp với những biến đổi của môi trtường. Khi môi trường kinh doanh thay đổi, các doanh nghiệp nắm bắt thông tin rất chậm và chậm trễ đưa ra các quyết định thay đổi quá trình sản xuất. Sau năm 1986: Nước ta thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù sự quản lý của nhà nước phần nào đã khắc phục được những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Nhưng do cơ chế hoạt động của thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thích ứng được với những yêu cầu ngày càng cao của nó và là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thua lỗ. Một trong những khía cạnh quan trọng của nền kinh tế thị trường đó là cạnh tranh, đây là đặc điểm nổi bật nhất.Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng nhanh mới có cơ hội tồn tại trên thị trường nhưng các doanh nghiệp, nước ta mới thoát khỏi cái bóng của nhà nước chưa lâu do vậy khả năng thích ứng còn kém. Do vậy tình trạng thua lỗ là không tránh khỏi. Có thể nói cơ chế hoạt động của thị trường ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng rủi ro trong kinh doanh rất lớn. Do vậy với khả năng tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất của các doanh nghiệp thì việc sản phẩm không tiêu thụ được, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp . Các nguyên nhân khác. Ngoài nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thua lỗ của các doanh nghiệp. Hiện nay còn tồn tại rất nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp. Một vấn đề nổi cộm nhất hiện nay cho thấy: “Nợ là một trong những nguyên nhân dẫn đến thua lỗ của doanh nghiệp”. Trong những năm qua, nhà nước đã nhiều lần tập trung chỉ đạo nợ tồn đọng của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng sau mỗi lần giải quyết tình hình nợ của doanh nghiệp lại có chiều hướng ra tăng, không những làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp xấu đi mà còn tác động rất lớn đến hoạt động của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Thực trạng nợ của doanh nghiệp là con số đáng báo động. Riêng các doanh nghiệp nhà nước tổng số nợ đã lên đến hơn 353 nghìn tỷ đồng. Đó là con số phản ánh đến thực trạng của doanh nghiệp hiện nay nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nợ của doanh nghiệp nhà nước như vậy ? Thứ nhất : Do công tác đầu tư nhiều công trình, đầu tư không được xem xét kỹ tính hiệu quả, mang nặng tính chủ quan theo kiểu phong trào như chủ trương xây dựng các nhà máy Thuốc lá ,Bia… Ngoài ra việc lựa chọn các công trình chưa phù hợp và còn lạc hậu, cơ cấu đầu tư chưa phù hợp dẫn đến nguyên nhân là nhiều công trình chưa phát huy hết công suất, chất lượng sản phẩm thấp giá thành cao, không có khả năng cạnh tranh và khó tiêu thụ. Thứ hai: Cơ chế chính sách chưa phù hợp, chậm đổi mới, sửa đổi bổ sung cơ chế quản lý còn mang nặng dáng dấp của thời kỳ bao cấp… Thứ ba: Vấn đề vốn của doanh nghiệp bao gồm nhà nước đầu tư và tích luỹ của doanh nghiệp còn hạn chế làm cho mức vay vốn của doanh nghiệp xấu đi… Thứ tư: Có sự can thiệp vào sản suất kinh doanh của Nhà nước, do vậy doanh nghiệp nhà nước còn ỷ lại vào nhà nước và coi nhà nước phải chịu một phần trách nhiệm ... Kết luận: Vấn đề tồn đọng đối với các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là tình trạng nợ vốn Nhà nước, để giải quyết tốt khâu này, các doanh nghiệp phải có những biện pháp khắc phục nhằm hạn chế tối thiểu các nguyên nhân thua lỗ do nợ nần gây ra. * Ngoài ra còn tồn tại các nguyên nhân như: a, Do chính sách của nhà nước b, Do hệ thống pháp luật c, Do chính sách tài chính tiền tệ d, Do chính sách xuất nhập khẩu e, Do cạnh tranh d, Các chính sách bất hợp lệ khác Để làm rõ các nguyên nhân này người ta nghiên cứu cụ thể từng trường hợp tính bất hợp lý của việc tồn tại nhiều thủ tục hành chính phức tạp. Chính sách của Nhà nước: có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước ban hành các luật định, các điều khoản cụ thể buộc các doanh nghiệp phải thực hiện theo. Một trong các nguyên nhân làm cho doanh nghiệp làm ăn thua lỗ là do nhà nước đối xử không bình đẳng giữa các doanh nghiệp, ưu tiên cho doanh nghiệp này hay đầu tư chú trọng phát triển doanh nghiệp đó . Theo ông Trần Công Hoàng Quốc Trang, chủ tịch hiệp hội nhựa TP Hồ Chí Minh thì hiện nay trong ngành nhựa Việt Nam đang có sự đối xử bất bình đẳng về mức thuế thu nhập doanh nghiệp giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Cụ thể các doanh nghiệp nhựa trong nước phải chịu mức thuế thu nhập là 32% trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ nộp ở mức 25%. Do vậy làm giảm năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nhìn chung hệ thống thuế nước ta rất phức tạp, ít khuyến khích sản xuất vừa có nhiều chỗ sơ hở dễ lợi dụng. Các chính sách luật lệ hiện nay đang là trở ngại lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách thuế không rõ ràng, thiếu đồng bộ tạo cơ hội cho những cán bộ nhũng nhiễu, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Thuế cao cùng với chính sách hạn chế nhập khẩu mặt hàng nào thì mặt hàng buôn lậu ở mặt hàng đó tăng, làm cho mặt hàng trong nước ứ đọng, không tiêu thụ được, chẳng hạn: Chúng ta ra lệnh cấm nhập khẩu thuốc lá làm cho tình trạng buôn lậu thuốc lá ngày càng ra tăng và đè bẹp ngành sản xuất thuốc lá trong nước. Do hệ thống pháp luật: Pháp luật tạo ra hành lang và giới hạn tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo công bằng trong hoạt động giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật nước ta còn chưa hoàn chỉnh và trong quá trình thực hiện pháp luật còn chưa nghiêm minh, công bằng. Khuôn khổ quản lý doanh nghiệp nhà nước bằng hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế tính chủ động của doanh nghiệp. Các vấn đề như cơ cấu tổ chức doanh nghiệp còn thấp, mô hình công ty, tổng công ty, quyền đại diện chủ sở hữu cho thấy còn nhiều điểm hạn chế, chưa phù hợp với thực tế. Vấn đề thực hiện pháp luật hiện nay cần được giải quyết chặt chẽ, bởi hàng loạt công ty làm ăn thua lỗ hiện nay là do đội ngũ lãnh đạo không làm tròn trách nhiệm, không làm đúng quy định của pháp luật, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, nợ nhà nước dẫn đến doanh nghiệp không có vốn để đổi mới, mở rộng sản xuất. Trong những năm qua toà án đã xử lí nhiều vụ án có liên quan đến tham nhũng, chiếm đoạt công quỹ của nhà nước, rất nhiều vụ nghiêm trong như: EPCO Minh Phụng mà một thời là tâm điểm của báo chí, truyền hình trong những năm 1999 hay gần đây là vụ tham nhũng tai công ty lương thực An Giang. Theo báo cáo của cục điều tra: giám đốc công ty đã lợi dụng quyền hạn chiếm đoạt 14 tỷ đồng và gây thất thoát 37 tỷ đồng. Ngoài ra công ty do sự điều hanh của giám đốc kém năng lực làm phá sản A với số nợ trên 343 tỷ đồng trong đó có 243 tỷ đồng là nợ vay. Ngoài ra việc nhà nước quản lí các nguồn tài nguyên, nguyên liệu gây tình trạng thiếu nguyên liệu cũng là khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp. Ví dụ: Các công ty da nước ta hiện nay đang thiếu nguyên liệu do nguyên liệu da sống ở Việt Nam đang bị chuyển ra nước ngoài. Với những hạn chế, trong hệ thống pháp luật đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp hiện nay, việc đảm bảo công bằng, dân chủ chưa được đồng đều, việc xử lí các sai phạm trong doanh nghiệp chưa được giải quyết triệt để đó là yếu tố dẫn đến tình trang thua lỗ của các doanh nghiệp . C. Do chính sách tài chính, tiền tệ. Chính sách tài chính, tiền tệ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giữ vai trò quan trong trong thời kì hiện nay. Nhưng hiện nay, thị trường tiền tệ, thị trường vốn nước ta còn chậm phát triển, chưa ổn định và thiếu lành mạnh lãi suất tín dụng, chưa hợp với cơ chế thị trường và hạn chế đầu tư phát triển, chính sách đầu tư của hệ thống ngân hàng còn chưa thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Các quyết định về điều kiện vay vốn còn quá cứng nhắc và còn mang nặng tính phân biệt đối xử. Đặc biệt là vấn đề thế chấp, đối xử, bảo lãnh của các ngân hàng thương mại, ví dụ: doanh nghiệp tư nhân phải chịu mức lãi xuất còn mang tính áp đặt và cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước,có nơi các doanh nghiệp tư nhân phải chịu lãi xuất cao hơn từ 15%-20%, thậm chí 50% so với các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp đang gặp khó khăn rất cần vốn để tiếp tục sản xuất thì việc vay vốn ở ngân hàng, quỹ tín dụng gặp rất nhiều cản trở và phải chờ đợi trong thời gian dài, từ đó dẫn đến tình trạng đình trệ sản xuất của các doanh nghiệp . Trong khi nền kinh chưa phát triển nên khả năng huy động vốn chưa lớn . Các công cụ điều tiết lưu thông tiền tệ chưa được sử dụng đồng bộ, có hiệu quả. Tỉ lệ dùng tiền mặt còn quá lớn, thanh toán không qua ngân hàng còn phổ biến, mầm mống tái lạm phát cao chưa được loại bỏ. Từ thực trạng về chính sách tài chính tiền tệ hiện nay, ta nhận thấy vấn đề này cần phải đem ra thảo luận nhiều để từ đó định ra các chính sách, phương án cụ thể cho phù hợp bởi trong thời kỳ hiện nay, vấn đề vốn, tiền tệ giữ vai trò lớn đến việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị mới trước tiên phải có vốn và nhà nước phải có những biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất cho phù hợp với hiện nay khi mà Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2005 . D/ Do chính sách xuất nhập khẩu Hiện nay, công tác quản lý xuất nhập khẩu, quản lý các dự án đầu tư nước ngoài vừa thiếu khuyến khích, vừa có phần lỏng lẻo về chính sách xuất nhập khẩu ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng của doanh nghiệp. Khi nhà nước tăng cường nhập khẩu một mặt hàng nào đó khi đó sản lượng của doanh nghiệp sẽ giảm sút. Nếu mặt hàng nào đó giá rẻ hơn so với hàng trong nước thì nguy cơ tồn đọng hàng trong nước rất cao. Khi đó nhu cầu đối với hàng ngoại nhập tăng lên, do vậy để khuyến khích sản xuất hàng trong nước nhà nước nên điều tiết hợp lý các mặt hàng ngoại nhập. Đối với xuất khẩu hiện nay nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ do sản phẩm không tiêu thụ được, hàng tồn kho tăng cao. Ví dụ: năm 2002 Mĩ ra lệnh cấm nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp sản xuất cá hộp xuất khẩu. E. Cạnh tranh . Hiện nay khi xu thế hội nhập đang đến gần, nền kinh tế nước ta đang phải đón nhận các thử thách mới đó là vấn đề cạnh tranh. Theo ông Lương Văn Tự thứ trưởng bộ thương mại cho biết: khi nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất là những ngành sản xuất và cung cấp dịch vụ. Các ngành này khó có thể cạnh tranh được do không tận dụng được các lợi thế so sánh của Việt Nam. Thật vậy, không ngoại từ hai ngành sản xuất và cung cấp dịch vụ, các loại hàng hoá sản xuất trong nước ngày càng suy giảm về chất lượng, hàng ngoại đang chiếm lĩnh thị trường nội địa. Tại hội chợ xuất nhập khẩu và tiêu dùng tại Hà Nội trong gần 150 gian hàng của gần 100 doanh nghiệp tham gia nổi bật vẫn là các gian hàng của công ty nước ngoài, trong khi đó các mặt hàng nội địa được trưng bày lại quá lép vế, chủ yếu là các hàng thô sơ, đơn giản. Vậy câu hỏi đặt ra cho các nhà kinh tế là liệu các mặt hàng trong nước với tình trạng sản xuất như thế này có thể tồn tại lâu dài được không? Thương hiệu hàng hoá bị mất trên thị trường thế giới, tính đến nay chỉ có 20% số doanh nghiệp đăng ký thương hiệu của mình. F. Các chính sách bất hợp lệ khác. Tồn tại nhiều thủ tục hành chính phức tạp: Hiện nay ở nước ta còn tồn tại hơn 200 loại giấy phép khác nhau, đang chi phối hoạt động của các doanh nghiệp với thời hạn từ 3 tháng đến 1 năm. Về căn bản các giấy phép không giúp cho quản lý nhà nước đối với hoạt đồnh doanh nghiệp tốt hơn mà nó còn gây ra tác hại: Làm môi trường kinh doanh không ổn định Hạn chế đầu tư kinh doanh dài hạn làm chi phí sản xuất và lưu thông tăng qua đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hạn chế cơ chế cạnh tranh thị trường tạo cơ hội cho 1 bộ phận cán bộ tham nhũng… Tính bất hợp lý của việc tồn tại nhiều thủ tục hành chính phức tạp đã gây ra những trở ngại không nhỏ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tồn tại nhiều chính sách chưa phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp nhà nước, ví dụ: việc định giá tài sản cố định, nhất là đối với giá trị của nhà xưởng ở các doanh nghiệp nhà nước chưa theo giá thị trường gây khó khăn cho việc thực hiện xác định hiệu quả thực tế của các doanh nghiệp. G. Biện pháp khắc phục trong thời gian qua: Tình trạng doanh nghiệp thua lỗ hiện nay đang có chiều hướng ngày nột ra tăng, ảnh hưởng rất nhiều tới tiến trình phát triển kinh tế của đất nước, nhiệm vụ đặt ra là phải làm thế nào để hạn chế tình trạng các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đến mức thấp nhất. Để giải quyết tốt nhiệm vụ này, các doanh nghiệp và nhà nước phải có những biện pháp phù hợp, đưa ra được các quyết định đúng đắn từ đó giải quyết vấn đề thua lỗ một cách nhanh nhất đưa doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. H. Biện pháp khắc phục của nhà nước. Nhằm hạn chế tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp khác hiện nay, vấn đề đặt ra cho các nhà lãnh đạo là phải giải quyết được các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp và đưa ra biện pháp khắc phục sao cho kịp thời, hiệu quả. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạnh thua lỗ của doanh nghiệp là do cơ chế quản lý của nhà nước. Để khắc phục những nhược điểm này, nhà nước đưa ra các chính sách biện pháp phù hợp như: khuyến khích đầu tư, đa dạng hoá các thành phần kinh tế, mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước khắc phục những nhược điểm do thị trường gây ra, giúp đỡ các doanh nghiệp tham gia thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn tiếp tục sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển thị trường trong nước và thế giới ngày nay diễn ra rấ phức tạp và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng hoá của các doanh nghiệp. Thị trường thế giới bị cạnh tranh gay gắt, các mặt hàng sản xuất trong nước đang dần mất đi thị trường do các hãng cạnh tranh. Chẳng hạn: thị trường xuất khẩu hàng dệt may nước ta vào Mỹ đang bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng của Trung Quốc và Indonêxia. Do vậy nhà nước ta phải hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh được với hàng hoá của nước khác. Nhà nước hoàn chỉnh bộ máy quản lý nhà nước, phải có đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, có tinh thần trách nhiệm, không để tình trạng các doanh nghiệp được tự do hành động: bởi có khắc phục được nhược điểm này, các doanh nghiệp mới xó thể trụ vững được theo tình trạng các doanh nghiệp hiện nay, hầu hết các vụ sai phạm trong công tác quản lý doanh nghiệp đều dẫn đến tình trạng thua lỗ như công ty Gia Lai Emxinco thua lỗ do giới quản lý nhà nước buông lỏng, thiếu sự theo dõi giám sát của doanh nghiệp một cách thực tế hoặc quá dễ dãi tin vào các bản báo cáo quá “hoàn hảo” của các doanh nghiệp nhà nước. Để khắc phục sai sót này, trong những năm qua, nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp của nhà nước, đã phát hiện và tố giác hàng loạt các vụ vi phạm nghiêm trọng trong doanh nghiệp, từ đó cải tổ bộ máy doanh nghiệp giúp doanh nghiệp làm ăn có lãi. Nhà nước ban hành các luật lệ: Bình đẳng đối xử giữa các doanh nghiệp, giảm thuế, từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể yên tâm sản xuất, bên cạnh đó xoá bỏ những chính sách bất hợp lệ khác, tạo môi trường pháp lý kinh doanh lành mạnh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy lợi thế của mình. Bên cạnh đó, nhà nước có chính sách hỗ trợ một số ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai hoặc những ngành có vị trí xã hội quan trọng như sử dụng nhiều lao động… Vấn đề vốn hiện nay: Nhà nước thực hiện ưu đãi đối với các doanh nghiệp, hiện nay nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất từ đó giúp doanh nghiệp thoát tình trạng thua lỗ. Theo tin từ ngân hàng nhà nước chi nhánh Hà Nội thì trong 5 tháng đầu năm nay, tổng nguồn vốn huy động trên các địa bàn đạt 106373 tỷ đồng, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,7% kể từ ngày 31/12/2001. Nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Do vậy vấn đề vốn đối với doanh nghiệp không còn khó khăn như trước nữa. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước hiện nay đã ra quyết định cơ chế lãi xuất mới. Theo đó kể từ ngày 1/6/2002, hoạt động tín dụng bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng theo cơ chế lãi xuất thoả thuận, thay cho cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trước đây. Đây là một hình thức mới của ngân hàng nhà nước trung ương để tác động tích cực đến vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp. Được biết khi áp dụng cơ chế này có tác động như thế nào tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một số chuyên gia cho rằng đây là yếu tố tích cực và là biểu hiện của văn hoá kinh doanh trong cơ chế thị trường và nó ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. Việc áp dụng cơ chế, biện pháp mới của nhà nước đối với doanh nghiệp phần nào đã giải quyết được những tồn đọng khó khăn của doanh nghiệp trước đây. Từ đó doanh nghiệp sẽ phải cố gắng hơn nữa để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động hiện nay như: hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu. Đây là chủ trương của nhà nước dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu (theo thông tư số 86TT-BTC được thực hiện từ ngày 27/9/2002) Vấn đề thuế hiện nay: Nhà nước đã có chính sách thuế phù hợp đối với các doanh nghiệp hiện nay. Theo nghị quyết số 07 nghị quyết trung ương về vấn đề hội nhập kinh tế, nhà nước đã có đề xuất cắt giảm thuế đối với một số ngành có chọn lựa như: sản xuất điện tử, sản xuất ô tô, xe máy…giúp các ngành này có đủ sức cạnh tranh, bởi hiện nay các ngành sản xuất này còn gặp nhiều khó khăn, vẫn chưa có các ngành công nghiệp phụ trợ. Thực tế cho thấy, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp nước ta có quy mô vừa và nhỏ, do vậy khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay của các doanh nghiệp là rất khó khăn, bên cạnh đó một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là hàng trong nước chất lượng kém, giá chưa giảm so với hàng ngoại mà chất lượng tốt hơn hẳn. Do vậy nhà nước phải hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, tránh để các doanh nghiệp nước ta bị bóp chết bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Nhà nước tiếp tục quảng bá sản phẩm trong nước bằng cách: mở các triển lãm hàng hoá trong nước, khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm trong nước taọ ấn tượng tốt cho các sản phẩm trong nước. Ví dụ: tại trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam trong các ngày 29/11 đến 14/12/2002, công ty quảng cáo hội chợ triển lãm Việt Nam đã tiến hành hội thảo, triển lãm, hội chợ triển lãm Việt Nam 2002 cho các doanh nghiệp Việt Nam. Kêu gọi đầu tư, liên kết liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước và ngày càng có nhiều hình thức giúp đỡ doanh nghiệp trong nước. 2. Biện pháp khắc phục của doanh nghiệp. Ngoài các biện pháp khắc phục của nhà nước, các doanh nghiệp phải tự mình tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ của mình, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết tình trạng làm ăn thua lỗ của mình. Doanh nghiệp giải quyết tối ưu 3 vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp ,thực hiện tốt các chính sách,biện pháp của nhà nước đề ra. Trong thời điểm Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa hội nhập khu vực và thế giới, các doanh nghiệp nước ta phải năng động, sáng tạo, tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả cạnh tranh của mình. Trên thực tế hiện nay rất nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do mất thương hiệu trên thị trường quốc tế như. Doanh nghiệp sản xuất cà phê Trung Nguyên, công ty thuốc lá Vinataba…sản phảm của doanh nghiệp không được phép lưu hành trên thị trường thế giới do mất bản quyền, để khắc phục tình trạng này các doanh nghiệp không muốn sản phẩm của mình trên thị trường thế giới bị mất đi thì phải đăng ký thương hiệu của mình. Trên thực tế, để đạt được thành công,một số công ty đã,đang và sẽ làm công tác xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình như công ty bánh kẹo Kinh Đô đã đưa hàng hoá ngày càng nhiều sang các nước Đông Nam á bằng chính nhãn hiệu của mình để cạnh tranh ngay tại các nước này.Và công ty đã, đang có bứoc phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh doanh của mình ra thị trưìng thế giới và đã đựoc uy tín thương hiệu vững vàng. Để khắc phục tình trạng thua lỗ, các doanh nghiệp ngày nay liên tục đổi mới công nghệ, trang thiết bị của mình, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất bóng đèn, phích nước Rạng Đông trước kia còn nằm trong diện các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, từ khi đổi mới trang thiết bị hiện đại doanh nghiệp ngày càng làm ăn phát triển và có lãi. Mô hình các doanh nghiệp làm ăn có lãi hiện nay đang dần tăng,các doanh nghiệp trước đây còntrong tình trạng thua lỗ, nợ vốn nhà nước, hiện nay đã thoát khỏi tình trạng này, doanh nghiệp đã có biện pháp cải tổ hợp lý, loại bỏ những cán bộ quản lý kém năng lực, trình độ. Kết luận: việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp là vấn đề trước hết được quan tâm đặc biệt là đối với các doanh nghiệp bởi chỉ khi tìm ra được các nguyên nhân này doanh nghiệp mới có biện pháp phù hợp giẳi quyết vấn dề này, bên cạnh đó vai trò của nhà nước cũng không nhỏ. Việc tìm ra các biện pháp giải quyết tình hình thua lỗ hiện nay của các doanh nghiệp là nhiệm vụ ưu tiên trước mắt bởi trong vài năm tới khi nước ta ra nhập tổ trước thương mại quốc tế(WTO) vào năm 2005 và AFTA, khi đó các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn.Trong khi đó ngay từ bây giờ các doanh nghiệp phải giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn đọng dẫn đến tình trạng thua lỗ của mình để đưa doanh nghiệp làm ăn có lãi, hàng hoá có thể cạnh tranh trong thời gian sắp tới. Phần III Giải quyết kinh tế đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ A. Giải pháp của doanh nghiệp : Để nâng cao hiệu quả sản xuất trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước hiện nay, các doanh nghiệp trước hết phải là người đầu tiên đưa ra được các quyết định để giải quyết tình trang thua lỗ của mình bởi hơn ai hết, doanh nghiệp chính là người trực tiếp thực hiện quá trình sản xuất và biết rã những nguyên nhân, những hạn chế nào dẫn đến tình trạng thua lỗ mà từ đó đề ra biện pháp cụ thể. + Nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp : Theo đánh giá của các nhà chuyên môn ,các nhận định của các chuyên gia phân tích kinh tế, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam còn chậm đổi mới sản xuất,quy mô và công nghệ sản xuất còn cũ kỹ do vậy các hàng hoá sản xuất ra còn ít cả về số lượng và chất lượng ngoại trừ các doanh nghiệp được đầu tư phát triển. Do vậy khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn rất thấp ngay cả trên thị trường nội địa lẫn thế giới. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp cần hết sức chú trọng tới khâu quản lí chất lượng sản phẩm của mình bởi sản phẩm chất lượng tốt thì mới có khả năng tồn tại trên thị trường. + Doanh nghiệp nên chú ý đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách đầu tư trang thiết bị, áp dụng các thành quả khoa học vào trong sản xuất, bởi hiện nay hàng hoá Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt và nguyên nhân chính dẫn đến việc hàng hoá trên thị trường đều là hàng hoá nước ngoài do hàng trong nước giá thành cao. Vì vậy nâng cao hiệu quả sản xuất cũng đồng nghĩa với việc giảm giá thành sản phẩm. + Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế hiện nay, theo các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu hụt các doanh nhân giỏi. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp trước hết cần phải phát huy yếu tố con người bằng việc: Đào tạo lãnh đạo, các bộ có năng lực chuyên sâu trong kinh doanh từ đó mới phát huy được các thế manh của doanh nghiệp . + Ngoài sự tự nỗ lực của chính mình, các doanh nghiệp hiện nay cần phải loại bỏ tư tưởng: còn trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước. + Do nước ta có rất nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp cần phải biết tận dụng hết các cơ hội giành được để phát huy hết các khả năng của mình. Chẳng hạn, ở nước ta giá nhân công rẻ, nguyên nhiên vật liệu rẻ, do vậy tận dụng hết mọi ưu tiên này, các doanh nghiệp sẽ phát huy được tối đa lợi thế so sánh. Ngoài ra, để nâng cao tính chủ động hiệu quả của doanh nghiệp trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng được một chiến lược kinh doanh ổn định, lâu dài và phù hợp. + Các doanh nghiệp phải tăng quy mô, đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu lực quản lí, hiệu quả sản xuất, cải tiến mẫu mã, giảm chi phí, hạ giá thành , từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. + Doanh nghiệp có các giải pháp cụ thể để hạn chế tình hình thua lỗ hiện nay của minh bằng cách: kêu gọi sự giúp đỡ của chính phủ để chính phủ giúp đỡ nhằm hạn chế tình trạng thua lỗ tới mức thấp nhất. Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ có nguy cơ dẫn đến phá sản thì doanh nghiệp không nên tiếp tục sản xuất và nên giải thể, tránh để doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhưng vẫn sản xuất cầm chừng gây khó khăn cho công tác quản lí cũng như làm cho doanh nghiệp ngày càng phải chịu một khoản nợ nhiều hơn. Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng thoát khỏi tình trạng làm ăn thua lỗ trước tiên các doanh nghiệp cần phải đổi mới cơ cấu, chuyển đổi mặt hàng sản xuất, thực hiện tốt khâu sản xuất kinh doanh của mình, phải mở rộng quan hệ trao đổi buôn bán trên thị trường. + Kế hoạch hoá quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là một trong những giải pháp hạn chế tình hình thua lỗ của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay chưa có hướng phát triển lâu dài trong tương lai, do vậy khả năng thích ứng với các đổi mới của môi trường chưa cao. Để khắc phục tình hình này, các doanh nghiệp phải tự mình lên kế hoạch phát triển trong tương lai, phải tính toán đến tất cả các trường hợp xảy ra. Chẳng hạn: doanh nghiệp cần phải nghiên cứu rõ xem trong một vài năm tới nhu cầu thị trường là gì, từ đó có kế hoạch trong sản xuất để tránh tình trạng khi sản xuất ra không tiêu thụ được do không còn phù hợp. Tóm lại: Việc tìm ra các giải pháp giải quyết tình trạng thua lỗ hiện nay là yêu cầu cấp thiết đối với từng doanh nghiệp hiện nay. Doanh nghiệp phải hết sức chú trọng tới khâu này bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại của doanh nghiệp. B. Giải pháp của nhà nước. Hiện nay, theo chính sách phát triển kinh tế của nhà nước: nền kinh tế nước ta đang dần từng bước đi lên thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Nhưng hiện nay, một vấn đề đáng quan tâm và có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển kinh tế của đất nước đó là tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhằm khắc phục tình trạng này, bên cạnh các giải pháp của các doanh nghiệp, nhà nước cần phải rất quan tâm đến tình hình này và đề ra các giải pháp cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ: Để doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Giải pháp khắc phục tình trạng nợ nhà nước. Một số giải pháp khác: Để hiểu rõ sâu hơn các vấn đề này, ta đi nghiên cứu cụ thể từng trường hợp. 1. Để doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tại hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng IX lần thứ 3, việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển. Doanh nghiệp nhà nước hơn bao giờ hết được đặt ra trong những bước đi quan trọng của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay. Hội nghị đã xác định : doanh nghiệp nhà nước phải là lực lượng nòng cốt và giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, đi đầu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Ngoài ra hội nghị khẳng định sâu 5 năm(2001- 2005) phải hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, đổi mới lại doanh nghiệp nhà nướcvà kết quả đạt được là : -Nhà nước đã giảm số doanh nghiệp nhà nước từ 13.300 doanh nghiệp nhà nước xuống còn hơn một nửa và số doanh nghiệp có vốn từ 1tỷ đồng trở xuống, từ chỗ chiếm 50% xuống còn 18%, vốn bình quân của doanh nghiệp từ 3,3 tỷ đồng lên 22 tỷ đồng. Cũng tại hội nghị Ban chấp hành trung ương lần 3, việc duy trì và phát triển số doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ở các địa bàn cần được ưu đãi và các lĩnh vực mang tính chất xã hội đã được cân nhắc kỹ lưỡng. Khu vực doanh nghiệp kinh doanh đã các giải pháp cụ thể như: Trao quyền chủ động định đoạt của doanh nghiệp đối với tài sản nhà nước. Chuyển hình thức cấp vốn hành chính như hiện nay thành đầu tư vốn nhà nước thông qua công ty. Đầu tư tài chính nhà nước, thực hiện cơ chế hỗ trợ tài chính có mục đích, đẩy nhanh quá trình đa dạng hoáhình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra để các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp cần phải đổi mới bởi tình hình hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước vẫn có nhiều điểm hạn chế như : quy mô sản xuất nhỏ, hiệu quả kinh doanh kém… Để giải quyết vấn đề này, cũng tại nghị quyết trung ương 3 khoá IX đã đề ra các giải pháp thúc đẩy đổi mới doanh nghiệp nhà nước: Hoàn thiện cơ sở pháp lý, thúc đẩy quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước và tạo môi trường bình đẳng kinh doanh cho mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Coi trọng công tác tổ chức một bộ máy cổ phần hoá mạnh cấp quốc gia để đề xuất những giải pháp cổ phần hoá và sắp xếp cụ thể cho riêng từng doanh nghiệp trên các địa bàn trong cả nước, cần quán triệt nhận thức về sự cần thiết cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện tốt cho quá trình cổ phần hoá. Sử dụng mạnh các giải pháp bán đứt, giải thể, phá sản của các doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước không cần nắm giữ. Tăng cường động lực tài chính để giải quyết vấn đề nhận thức cho các doanh nghiệp nhà nước, một mặt tăng cường đầu tư các nguồn vốn kể cả từ ngân sách nhà nước để đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên nhà nước. Trước những biện pháp đó đã thu được kết quả như sau: nhìn chung qua đợt sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã có chuyển biến tích cực, cơ cấu và quy mô được điều chỉnh, trình độ công nghệ được cải tiến, số lượng doanh nghiệp từ chỗ có 12.084 doanh nghiệp (năm 2000) giảm xuống còn 5.280 doanh nghiệp, gần 50 doanh nghiệp được bán, số doanh nghiệp cổ phần tăng lên… 2. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh tình hình kinh tế và khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường, ổn định chính trị nước ta đang là lợi thế cho sự phát triển kinh tế. Lợi thế đó chỉ trở thành hiện thực nếu chúng ta nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư, khắc phục những cản trở sản xuất kinh doanh, thúc đẩy lòng tin để doanh nghiệp có tư tưởng đầu tư phát triển kinh doanh hiệu quả. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Các cơ quan nhà nước phải tập trung giải quyết một số vấn đề lớn thuộc chức năng quản lý kinh tế của mình, xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán. Tiếp tục cụ thể hoá, giải quyết các vấn đề vướng mắc để phát huy mạnh mẽ hơn nữa tác dụng tích cực của luật Doanh Nghiệp, điều chỉnh thật tốt công tác quản lý. Trong năm 2002 phải tậo trung loại bỏ các rào cản gây phiền hà và làm tăng chi phí đầu tư kinh doanh trước hết là trong các khâu thủ tục đầu tư, kinh doanh. Tháo gỡ vướng mắc và giải quyết khó khăn về sử dụng đất, về vay vốn và ứng dụng công nghệ, tiến tới giảm giá các hàng hoá do nhà nước nhằm góp phần giảm chi phí sản xuất nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, cần coi trọng và tổ chức tốt việc thu thập ý kiến của doanh nghiệp .Sửa đổi những vướng mắc phải kêt hợp với những biện pháp chế tài với việc đề cao đạo đức kinh doanh, tuân thủ pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả với buôn lậu, trốn thuế . Đổi mới chính sách tiền tệ, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dành vay vốn. Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho các doanh nghiệp, hướng các doanh nghiệp đầu tư công sức vào giải quyết các vấn đề kinh doanh lớn. Kết luận: từ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cho thấy việc quan tâm giúp đỡ của chính phủ cho các doanh nghiệp để giả quyết tình hình thua lỗ ngày càng có hiệu quả. Chính phủ cần tiếp tục xem xét những biện pháp khác để giải quyết triệt để tình trạnh thua lỗ của các doanh nghiệp hiện nay. 3. Giải pháp khác phục tình trạng nợ cảu doanh nghiệp: Để giải quyết các khoản nợ xấu nhất, để ngăn chặn tình trạng phát sinh tình, trạng nợ xấu tiếp theo đòi hỏi phải có giải pháp toàn diện từ cơ chế đến chính sách, đến tổ chức các lĩnh vực ở nhiều cấp độ khác knau. Trong những năm gần đây, khung cảnh tài chính và những nguy cơ mất mát ổn định đang tác động mạnh mẽ đến nền tài chính cuả mỗi quốc gia, trong đó chủ thể thường xuyên phải đối mặt với những nguy cơ đó chính là các doanh nghiệp. Liên hệ với các doanh nghiệp trong nước, hiện nay khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp trong nước là rất thấp, do vậy nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu giải quyết tình trạng nợ đọng của các doanh nghiệp gắn với quá trình cải cách doanh nghiệp. Cần có biện pháp thích ứng trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. -Trong ngắn hạn: đối với các khoản nợ đã được ban thanh toán trung ương xác nhận đưa vào diện cần xử lý, tiếp tục thực hiện biện pháp hoãn nợ, xoá nợ – các biện pháp này thực hiện đối với các doanh nghiệp tiến hành giải thể, cổ phần hoá, phá sản, giao bán, cho thuê… Cần thực hiện giải thể, phá sản các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ liên tục, mất khả năng thanh toán theo luật phá sản doanh nghiệp. -Trong dài hạn: Sau khi thực hiên nợ tồn đọng thuộc diện phải xử lý đã được giải quyết xong, các khoản nợ phát sinh sau này cần phải giải quyết trên nguyên tắc tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh đó: Nhà nước cần xem xét, cấp đủ vốn điều lệ cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ vốn tối thiểu để hoạt động, tránh tình trạng nợ gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu là tiềm ẩn khả năng gây ra nợ đọng của doanh nghiệp nhà nước. Vậy giải pháp khắc phục nợ đọng của doanh nghiệp cần được nhà nước quan tâm hơn, xem xét kỹ hơn dưới nhiều góc độ để từ đó đưa ra chính sách cụ thể. Chỉ có khi doanh nghiệp giải quyết hết nợ, khi đó doanh nghiệp mới yên tâm sản xuất. 4. Một số giải pháp khác của nhà nước: Ngoài những giải pháp đã nêu trên, nhà nước cần có những giải pháp để khắc phục tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp Việt Nam: Tạo môi trường hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động, ưu tiên chính sách phát triển doanh nghiệp. Đánh thuế thật cao đối với các mặt hàng nhập khẩu có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng như điện tử, xe máy… Ngăn chặn, chống các mặt hàng buôn lậu, các mặt hàng trốn thuế vào trong nước bởi khi các mặt hàng lậu, trốn thuế được lưu hành trong nước dẫn đến việc các hàng hoá không có thị trường tiêu thụ. Sử dụng mạnh mẽ các biện pháp cứng rắn đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ triền miên, giải thể các doanh nghiệp nhà nước làm ăn tụt hậu, kém phát triển để có thể đầu tư cho các doanh nghiệp khác tốt hơn. Ban hành luật Doanh Nghiệp và những vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng các biện pháp đề ra và chấp hành nghiêm chỉnh. Đổi mới các doanh nghiệp nhà nước theo hình thức: công ty mẹ – công ty con, đây là mô hình cần được áp dụng rộng rãi đối với các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nưóc bởi những thuận lợi từ mô hình này mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn. Tóm lại: việc nghiên cứu nguyên nhân tìm ra các giải pháp xử lý tình trạnh thua lỗ của doanh nghiệp hiện nay là việc thực sự cần thiết hiện nay bởi vai trò của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới tiến trình phát triển kinh tế của đất nước. Một khi đã tìm ra được các biện pháp khắc phục, khi đó tình hình phát triển kinh tế của đất nước mới được đổi mới. Đây là nhiệm vụ không phải của riêng doanh nghiệp, của nhà nước mà là của toàn đất nước trong cơ chế hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35615.doc
Tài liệu liên quan