Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính tại Công ty Điện lực Hà Nội

Tài chính hiện đại mới chỉ phát triển trong thời kỳ gần đây và đó là sự phát triển liên tục do nảy sinh nhu cầu về thông tin tài chính ngày càng mở rộng, với sự phát triển của công ty vô danh và vai trò quan trọng của ngân hàng và các tổ chức tài chính. Những cổ đông của công ty vô danh nhanh chóng nhận thấy sự cần thiết phải có thông tin đầy đủ về công ty. Nhưng thông tin này ở trạng thái không đầy đủ. Ngược lại, các ngân hàng, các công ty tài chính công bố rất sớm cho các khách hàng của họ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay. Những phân tích tài chính đầu tiên rất nghèo nàn và có nhiều hạn chế trong việc điều chỉnh để đạt được sự cân đối tài chính. Tuy nhiên, những phân tích tài chính giản đơn này cũng đủ để các ngân hàng sẵn sàng buộc các điều kiện bảo đảm cho các khoản vay, được cam kết hoàn trả cho dù tình hình tài chính doanh nghiệp đi vay như thế nào đi nữa.

doc74 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính tại Công ty Điện lực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện rõ tình hình tăng tài sản cố định là: 240.296 - 221.575 = 18.722 (triệu đồng) Số tương đối là: Doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn hơn năm 1998, nhưng các khoản phải thu giảm đồng thời vốn bằng tiền tăng lên. + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 1999 so với năm 1998 giảm từ 9% xuống còn 5,7% (với số tiền là: 1.487.751 - 1.557.668 = -69.917 tr.đ) Điều này là do hàng tồn kho tăng lên; giá vốn hàng bán tăng lên do vậy lợi nhuận giảm xuống. + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm 12,9% từ 35,8% năm 1998 xuống 22,9% năm 1999. + Tỷ lệ nợ so với tổng tài sản năm 1999 đã tăng lên 4%, từ 24,1% năm 1998 lên 28,1% năm 1999. Đó là toàn bộ những phân tích trong thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty. Thuyết minh này sơ sài, không đầy đủ và không đủ cơ sở để đánh giá toàn diện tình hình tài chính của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn có một số chỉ tiêu tài chính trong báo cáo tài chính với số liệu 2 năm 1998 và 1999, đồng thời có sự so sánh tương đối số liệu của 2 năm. Đây là một hình thức phân tích tài chính đơn giản những cũng thấy được sơ bộ tình hình kinh doanh của Công ty. Bảng 7: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty điện lực Hà Nội năm 1999 (trích trong báo cáo tài chính của Công ty điện lực Hà Nội năm 1999) Đơn vị: Triệu Đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 99/98 (%) 1. Tài sản lưu động 302.256 342.733 113,4% + Vốn bằng tiền 165.428 173.755 105% + Các khoản phải thu 88.235 86.268 97,77% + Hàng tồn kho 36.075 67.499 187,1% + Tài sản lưu động khác 12.466 15.209 122,0% 2. Tài sản cố định 226.035 203.597 116,6% + Nguyên giá tài sản cố định 557.337 626.104 112,3% + Giá trị hao mòn luỹ kế 345.764 385.808 111,6% + Đầu tư dài hạn - 6.350 + Chi phí XDCB dở dang 14.462 16.951 117,1% 3. Nợ ngắn hạn 81.694 81.524 99,8% 4. Nợ dài hạn 31.290 75.768 241,1% 5. Nợ khác 14.411 13.127 91,08% 6. Vốn kinh doanh 240.370 257.135 107% + Vốn cố định 226.239 242.951 107,4% + Vốn lưu động 14.130 14.283 101,08% + Vốn XDCB - - - 7. Các quỹ a. Quỹ phát triển xây dựng 88.265 118.690 134,5% Số dư đầu năm 78.838 88.285 111,95% Đã trích trong năm 53.700 Thực chi trong năm 23.274 b. Quỹ dự trữ 13.875 20.839 150,18% Số dư đầu năm 6.435 13.875 215,6% Đã trích trong năm 6.963 Thực chi trong năm - c. Quỹ khen thưởng 6.728 12.985 192,6% Dư đầu năm - 6.728 Đã trích trong năm 7.281 Thực chi trong năm 1.052 d. Quỹ phúc lợi 2.162 -5.042 - 233,21% Dư đầu năm - 2.162 Đã trích trong năm 4.809 Thực chi trong năm 12.031 e. Quỹ trợ cấp 6.194 8.743 141,1 Dư đầu năm - 6.194 Đã trích trong năm 3.479 Thực chi trong năm 930 8. Kết quả kinh doanh + Tổng doanh thu 1.557.668 1.487.751 95,5% + Tổng chi phí + Tổng lỗi, lãi 109.017 60.156 55,2% 9. Nộp ngân sách Nhà nước 36.828 33.403 90,7% 10. Lao động 3038 3038 100% 11. Thu nhập bình quân năm 1,241 1,700 Từ những tỷ lệ tài chính đơn giản trên bảng có thể thấy công ty làm ăn có lãi nhưng lợi nhuận giảm so với năm trước. Do hàng tồn kho và chi phí tăng lên. Đồng thời tăng đầu tư vào TSCĐ tăng nguyên giá tài sản cố định 112,3 % so với năm 1998, xây dựng cơ bản dở dang 117,1%. Quỹ phát triển kinh doanh tăng lên 134,5% so với năm 1998, chứng tỏ công ty có dự định vốn tốt hơn năm sau. Nguồn vốn kinh doanh tăng lên đáng kể: 107% để đáp ứng ngày càng tốt cho hoạt động của công ty. Nợ dài hạn tăng lên 242,1% so với năm 1998, chứng tỏ công ty đã có những biện pháp hữu hiệu huy động nguồn vốn dài hạn để đảm bảo đầu tư cho TSCĐ và đầu tư dài hạn không ngừng mở rộng và phát triển sản xuất. 3. Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính của công ty điện lực Hà nội. 3.1 Kết quả đạt được. Nội dung phân tích tài chính của công ty điện lực Hà nội bao gồm những phép tính đơn giản như tính so sánh các số liệu trong BCĐKT giữa 2 năm liên tiếp 1998 và 1999. Chỉ tính 1 số chỉ tiêu liên quan đến khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời; qua số liệu phân tích chứng tỏ công ty điện lực Hà nội hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. + Doanh thu thuần của công ty không ngừng tăng lên, thu nhập của công nhân vẫn bình quân năm: 1,24 triệu đồng năm 1998 tăng lên 1,7 triệu đồng năm 1999. Đây là mức tiền lương khá cao đối với người lao động VIệt Nam. + Tuy nhiên nội dung phân tích tài chính của công ty điện lực Hà nội còn chưa đầy đủ, chưa cho thấy tình hình cụ thể của công ty, với cách thức phân tích như trên công tác phân tích tài chính chưa phát huy hết hiệu quả của nó. Do đó cần phải có những giải pháp đối với nội dung phân tích tài chính của công ty điện lực Hà nội. Muốn làm được điều đó phải tìm hiểu hạn chế và nguyên nhân để đưa ra được các giải pháp cụ thể hữu hiệu. 3.2. Hạn chế và nguyên nhân. Thực tế cho thấy công tác phân tích tài chính của công ty điện lực Hà nội đã được thực hiện và mang lại hiệu quả kinh tế. Nhưng việc phân tích này vẫn còn tồn tại những hạn chế. Bởi lẽ, nội dung phân tích tài chính chưa được đề cập một cách đầy đủ cụ thể là: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty có được tính toán nhưng không đầy đủ; công ty chưa đưa được những phân tích phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Chúng ta cũng biết khả năng thanh toán của công ty rất quan trọng, nó không những có tính quyết định đối với sự đầu tư của công ty cũng như việc vay vốn để thực hiện đầu tư đó. Việc tính toán khả năng thanh toán cần đầy đủ, vì khả năng thanh toán có nhiều tỷ lệ liên quan. Mỗi tỷ lệ liên quan tới một quyết định đầu tư của công ty. Cụ thể là vay dài hạn để đầu tư dài hạn, vay ngắn hạn để đầu tư ngắn hạn. Vì vậy, công ty cần tính toán cụ thể và đầy đủ các tỷ lệ liên quan tới khả năng thanh toán của công ty. Việc huy động vốn của công ty chưa được phân tích đánh giá và có phương hướng cụ thể cho tương lai. Vốn của công ty hiện nay chủ yếu là các nguồn sau: do ngân sách nhà nước cấp và tổng công ty cấp, vốn tự bổ sung và vốn vay dài hạn. Công ty chưa có những phân tích cụ thể về tình hình vốn hiện tại và đề ra các kế hoạch cụ thể. Do vậy nếu công ty có thể thực hiện được công tác phân tích tài chính đầy đủ và hoàn thiện hơn nữa thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn có thể đạt mức cao hơn. - Khả năng hoạt động và sinh lãi cũng chưa được phân tích sâu. Những tỷ lệ này cho biết tình hình hiện tại và tốc độ phát triển của công ty. Điều này liên quan tới sự phát triển cuả công ty, việc phân tích này vừa giúp các nhà phân tích tài chính đánh giá tình hình kinh doanh thực tế của công ty, để phát huy những mặt ưu việt và hạn chế nhược điểm của công ty. Công ty điện lực Hà nội chưa tiến hành phân tích: Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn dòng ngân quỹ. Các chỉ tiêu tài chính trung gian, kết cấu tài sản nguồn vốn. Các vấn đề này kết hợp với nhau sẽ cho các nhà quản lý công ty thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính công ty về cả trạng thái động và tĩnh. Điều này sẽ giúp các nhà quản lý tài chính có những quyết định đúng đắn trong việc quản lý ngân quỹ, việc sử dụng vốn và nguồn vốn và các quyết định khác có liên quan tới tương lai của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp đều hoạt động và quan tâm tới kết quả hiện tại hoặc một tương lai gần, nhưng vấn đề quan trọng với một doanh nghiệp là việc vạch ra một chiến lược lâu dài cho công ty, đây chính là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện được, để có được điều này thì công tác phân tích tài chính phải được thực hiện hoàn chỉnh, kết hợp toàn bộ cacs chỉ tiêu tài chính với tình hình kinh tế trong nước và khu vực. Nhìn chung, việc phân tích tài chính của công ty không đầy đủ về nội dung những chi tiết phân tích tài chính của công ty chỉ nêu được tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, chưa thấy được những ưu nhược điểm hiện tại cũng như các biện pháp cần phát huy hoặc cần khắc phục. Việc phân tích tài chính của công ty đã được tiến hành thông qua các bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Việc phân tích tài chính được tiến hành chưa theo phương pháp cụ thể. Các phân phương pháp tích tài chính như phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh nhưng cần áp dụng các phương pháp này đúng cách, phù hợp với thực tế và mục tiêu của công ty. Như vậy công tác phân tích tài chính phải được tiến hành cụ thể, đúng phương pháp phù hợp với thực tế của từng công ty. Để khắc phục những hạn chế trên đây công ty điện lực Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu. Đó là các giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích hoạt động tài chính. Chương III Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích hoạt động tài chính của công ty điện lực Hà Nội. I. Định hướng phát triển của Công ty điện lực Hà Nội. Có thể khẳng định rằng nhịp độ phát triển của thủ đô Hà Nội ngày càng tăng theo đà phát triển của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ một thủ đô với 4 quận nội thành đã phát triển lên 6 quận, quy mô đô thị hoá ngày càng mở rộng; song song với quá trình mở rộng này là sự tăng lên đáng kể của hoạt động sản xuất dịch vụ và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, theo đó nhu cầu điện cung cấp cho nó cũng phải tăng lên tương ứng. Hiện nay công ty điện lực Hà Nội phải thực hiện cung cấp điện năng và vận hành lưới điện trên tổng số 11 khu vực nội quận huyện nội ngoại thành. Ngoài ra còn thực hiện một số công việc liên quan như thiết kế điện lưới, sản xuất thiết bị điện, tổ chức sửa chữa điện - đây là nhiệm vụ nặng nề bởi điện là sản phẩm cần thiết cho mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Trong tương lai Hà Nội còn mở rộng hơn nữa đòi hỏi công ty phải mở rộng quy mô đầu tư, trang thiết bị hiện đại, cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện đảm bảo cho lưới điện đồng bộ cung cấp điện đầy đủ, an toàn đồng thời tạo thuận lợi để phát triển, đầu tư chiều sâu. Để thực hiện tốt hoạt động kinh doanh điện năng và các chức năng khác đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn lớn. Nhưng điều quan trọng sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, thì công tác phân tích tình hình tài chính sẽ đáp ứng được yêu cầu đó; ra những quyết định đầu ta hay tài trợ phù hợp điều kiện thực tế của công ty. Do các trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác truyền tải và cung cấp, phân phối điện đến các phụ tải có giá rất cao, đồng thời quá trình vận hành luôn luôn bảo bảo dưỡng, đại tu kịp thời, đầu tư đúng mức, đúng thời hạn, mới đảm bảo được độ an toàn cần thiết. II. Giải pháp hoàn thiện nâng cao công tác phân tích hoạt động tài chính của công ty điện lực Hà Nội. 1. Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty đồng thời vạch ra cho công ty một phương hướng phát triển đúng hướng, phải có giải pháp hoàn hiện nội dung công tác phân tích tài chính. Công tác phân tích tài chính của công ty cần được thực hiện đầy đủ nội dung và đúng phương pháp. có 3 phương pháp để phân tích: Phương pháp tỷ lệ, phương pháp so sánh và phương pháp DUPONT. Nhưng để việc phân tích tích đem lại hiệu quả cao thì chúng ta kết hợp cả 3 phương pháp, vì phương pháp DUPONT là hệ quả của phương pháp tỷ lệ, sử dụng các tỷ lệ của phương pháp tỷ lệ nên việc dùng cả 2 phương pháp cũng không phức tạp hơn so với dùng 1 phương pháp. 1.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác phân tích hoạt động tài chính của công ty điện lực Hà Nội. 1.1.1. Phân tích khả năng thanh toán của công ty Bảng 8 các chỉ tiêu tỷ lệ khả năng thanh toán được thể hiện qua bảng sau: Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 1. Khả năng thanh toán hiện hành 3,5 3,7 4,2 2. Khả năng thanh toán nhanh 2,85 3,26 3,37 3. Tỷ lệ thanh toán tức thời 1,64 2,02 2,13 + Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán hiện hành của công ty rất khả quan tăng lên qua các năm - Từ 3,5 năm 1997 lên 3,7 năm 1998 và 4,2 năm 1999 Do: Năm 1998 tốc độ tăng của tài sản lưu động với số tiền 71.901 triêu với tỷ lệ tăng : 131,2% lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (124,5%) đã làm tăng khả năng thanh toán hiện hành là 105,7% từ 3,5 lên 3,7, trong đó tăng TSLĐ chủ yếu là do vốn bằng tiền và các khoản phải thu, trong khi đó hàng tồn kho giảm xuống với vốn bằng tiền tăng 58.017 triệu đồng chiếm 80% các khoản tăng tài sản lưu động, các khoản phải thu tăng là 19.614 triệu đồng chiếm 27,3% và hàng tồn kho giảm 7.367 triệu đồng chứng tỏ doanh nghiệp thực hiện tiêu thụ tốt và có tình hình tài chính ổn định. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do phải trả nội bộ là 7.340 triệu đồng chiếm 45,6% các khoản nợ ngắn hạn, các khoản phải trả người bán là 5,230 triệu đồng chiếm 32,5% và tăng do thuết và các khoản phải nộp là 6.359 triệu đồng chiếm 39,5 % các khoản nợ ngắn hạn. Bảng 9: Nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty điện lực Hà Nội năm 1999 Đơn vị tính: Triệu đồng Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ A.Các khoản cần thanh toán ngay 73.539 83.580 A.Các khoản có thể thanh toán ngay 165.428 173.755 I.Các khoản nợ quá hạn 73.420 83.580 1.Tiền mặt 1.Nộp ngân sách 15.294 -1.520 2.Tiền gửi 2. Phải trả ngân hàng 22.881 40.362 3.Tiền đang chuyển 3. Phải trả CNV 19.571 19.719 B.Các khoản dùng thanh toán trong thời gian tới 100.702 101.478 4. Phải trả nội bộ 15.672 25.018 1.Chứng khoán ngắn hạn II. Nợ đến hạn 119 2.Các khoản phải thu 88.235 86.268 Nợ dài hạn đến hạn phải trả 119 3.Hàng gửi bán 4.Thành phẩm B.Các khoản thanh toán trong thời gian tới 30.964 38.306 5.Tài khoản lưu động khác 12.466 15.209 1.Trả người bán 21.915 27.656 2.Trả người mua 8.125 7.879 3.Trả khác 922 2.770 Tổng 104.503 121.086 266.130 275.234 Vậy nhu cầu thanh toán tăng chủ yếu do vay từ các đơn vị nội bộ, chiếm dụng của khách hàng tăng. Khoản thuê và các khoản phải nộp ngân sách của công ty tăng nhanh đó là sự cố gắng thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của công ty. Năm 1999 tốc độ tăng so với năm 1998 của tài sản lưu động là 40.477 triệu đồng, tăng 113,4%, nợ ngắn hạn giảm 170 triệu đồng, giảm xuống 99,8%, kết quả là tỷ lệ thanh toán hiện hành đã tăng lên 4,2 lần. Là do vốn bỏ ra bằng tiền tăng 8.327 triệu đồng, 105% so với năm 1998. Chứng tỏ ngân quỹ xí nghiệp rất ổn định. Giảm các khoản thu, tăng dự trữ tồn kho là 187,1% so với năm 1998 (số tiền là 31.424 triệu đồng). Tuy nhiên các khoản phải thu giảm. nhưng tài sản lưu động vẫn tăng chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty vẫn tốt. Qua số liệu phân tích của các tỷ lệ thanh toán hiện hành đều chiếm tỷ lệ khá cao vượt mức yêu cầu 2/1. Chứng tỏ công ty có khả năng đảm bảo thanh toán nhu cầu các khoản nợ đến hạn phải trả vừa đảm bảo thanh toán nợ vừa đảm bảo vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên hệ số này quá cao cũng không phải là tốt vì lúc đó có một số tiền được tồn giữ qúa mức không tham gia hoạt động để sinh lời, tức là vốn sử dụng không có hiệu quả trong công ty. Khi cho vay đa số chủ nợ chấp nhận hệ số này khoảng 1,2 á 2 đã là tốt. +Hệ số thanh toán nhanh được tính. Hệ số thanh toán nhanh = TSLĐ - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nói chung nếu các hệ số này lớn hơn 0,5 là đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh. Nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì có nghĩa là doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ cho các khoản phải trả đến kỳ hạn thanh toán còn thiếu. Thông thường hệ số này chấp nhận từ 0,5 đến 1,2. Tỷ lệ này của công ty trong 3 năm 1997, 1998, 1999 là tương đối cao, tăng lên qua các năm từ 2,85 năm 1997 lên 3,26 vào năm 1998 và 3,37 năm 1999. Các hệ số này quá cao, thể hiện lượng tiền quá nhiều, gây hiện tượng ứ đọng vốn, sử dụng vốn không hiệu quả. Hàng tồn kho giảm năm 1998 chiếm tỷ trọng nhỏ là 10% của tài sản lưu động tăng lên 1999 so với 1998 là 187,1% chiếm tỷ trọng 19,6%. Tỷ lệ thanh toán nhanh tăng lên chủ yếu do tăng vốn bằng tiền. Năm 1999 khả năng thanh toán của công ty tăng nhanh từ 3,26 lên 3,37 do vốn bằng tiền tăng lớn hơn tăng của tiền tồn kho, trong đó các khoản phải thu của khách hàng giảm xuống là 1.967 triệu đồng. Như vậy khả năng thanh toán nhanh của công ty phụ thuộc phần lớn vào lượng tiền mặt, đòi hỏi công ty có các biện pháp sử dụng vốn hiệu quả. + Khả năng thanh toán nhanh tức thời. Tỷ lệ thanh toán nhanh tức thời của công ty tăng suốt 3 năm từ 1,64 năm 1997 lên 2,02 năm 1998 và 2,13 năm 1999. Các tỷ lệ này quá cao chứng tỏ công ty dư một lượng tiền nhàn rỗi lớn do vậy việc sử dụng vốn không có hiệu quả. + Ngoài ra ta còn hệ số: Hệ số khả năng thanh toán = Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Trong đó: Nhu cầu thanh toán là các khoản nợ quá hạn và đến hạn bao gồm: các loại thuế nộp ngân sách, nợ công nhân viên về tiền lương, BHXH, tiền thưởng, các khoản nợ người bán, các khoản khác, nợ ngân hàng, nợ đối tác liên doanh. Khả năng thanh toán bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng chứng khoán có giá, các khoản phải thu và thu được trong quý tới. Nếu hệ số khả năng thanh toán > 1 thì đơn vị có khả năng thanh toán nợ đến hạn và quá hạn. Ngược lại nếu hệ số này < 1 thì tình hình tài chính của đơn vị đang gặp khó khăn không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn. Khả năng thanh toán (1998)= 266.130 = 2,36 112.913 Khả năng thanh toán (1999) = 275.234 = 1,75 157.292 Qua số liệu trên DN có các hệ số > 1 chứng tỏ DN có tình hình tài chính là khả quan. Khả năng thanh toán tăng lên là 9.104 triệu đồng. Trong khi đó nhu cầu thanh toán tăng lên với số tiền 44.379 triệu đồng. Do vậy hệ số khả năng thanh toán của năm 1999 giảm xuống từ 2,36 xuống 1,75. Là do: chủ yếu là do nợ dài hạn với số tiền tăng lên là 26.997 triệu đồng chiếm tỷ trọng 61% số tăng lên của nhu cầu thanh toán. Ngoài ra còn phải trả nội bộ tăng lên là 9436 triệu đồng chiếm 21,3%, phải trả ngân sách với số tền 17.481 triệu đồng. 1.1.2 Phân tích khả năng cân đối vốn của công ty điện lực Hà nội. Cơ cấu vốn là một chỉ tiêu rất quan trọng và cần thiết để đánh giá năng lực quản lý, độ nhanh nhạy của những người lãnh đạo trong công ty, xem xét cơ cấu vốn có hợp lý, đảm bảo an toàn cho các chủ nợ hay không. Với hệ số nợ như vậy thì khả năng huy động vốn trong tương lai có gặp trở ngại không. Thông qua các chỉ tiêu hệ số nợ và chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay cho biết cơ cấu vốn của công ty đã hợp lý chưa và sử dụng nợ như thế nào để đưa ra giải pháp để đạt tới cơ cấu vốn tối ưu. Bảng 10: Các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn của công ty điện lực Hà nội. Chỉ tiêu Năm 997 Năm 1998 Năm 1999 1. Hệ số nợ ồ nợ phải trả/ ồTS 0.2957 0.2411 0.281 2. TSLĐ/ồTS 0.5247 0.5721 0.5653 3. TSCĐ/ồTS 0.4753 0.4279 0.4347 4. Cơ cấu nguồn vốn ồvốn chủ sơ hữu/ ồnguồn vốn 0.7042 0.7588 0.7189 5. Khả năng thanh toán lãi vay = LNtrước thuế và lãi 447.6 596.3 257.3 Lãi vay + Tỷ lệ nợ là tỷ lệ dùng để xác định nghĩa vụ của chủ DN đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Năm 1998: tỷ lệ này giảm xuống từ 29,57% xuống 24,11%. Do nợ dài hạn và nợ khác giảm xuống, trong khi đó nợ ngắn hạn tăng lên từ 65.604 triệu đồng lên 81694 triệu đồng. Tuy nhiên nợ phải trả giảm xuống từ 129.835 năm 1997 xuống 127.396 triệu đồng năm 1998. Chứng tỏ công ty có tình hình tài chính chủ động và lành mạnh có khả năng thanh toán tốt. Năm 1999: Tỷ lệ nợ tăng lên không đáng kể là từ 24,11% lên 28,1% năm 1999. Trong đó nợ dài hạn tăng lên để đảm bảo vốn cho đầu tư dài hạn, mở rộng sản xuất kinh doanh với số tiền 44.477 triệu đồng. Nhưng tổng tài sản tăng lên với tỷ lệ 114,77% trong khi đó nợ phải trả tăng lên là 133,77%. 1.1.3 Phân tích khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty điện lực Hà Nội. Các tỷ lệ về khả năng hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp được đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, TSLĐ. Các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp được thông qua các tỷ lệ sau: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu bình quân ngày Doanh thu bình quân ngày = Doanh thu 1 năm /360. Hiệu suất sử dụng TSLĐ = Doanh thu thuần/TSLĐ. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần /TSCĐ. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần /TS. Bảng 11: Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động của công ty Điện lực Hà nội. Năm Chỉ tiêu Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 1. Vòng quay hàng tồn kho 23.13 34.88 20,11 2. Kỳ thu tiền ình quân 21.44 22.13 20.87 3. HTSLĐ 5 4,76 4.34 4. HTSCĐ 2.32 2.57 2.37 5. HTS 2.62 2.72 2,45 + Vòng quay hàng tồn kho: Hệ số này cao thì việc kinh doanh thường đánh giá tốt, vì hệ số này phản ánh số lần hàng hoá tồn kho được bán ra trong kỳ kế toán; nếu hệ số này thấp có nghĩa hàng hoá tồn kho nhiều, nguyên nhân có thể là chất lượng hàng hoá kém, giá thành cao, mẫu mã kém không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Qua số liệu 3 năm hệ số vòng quay của hàng tồn kho là rất lớn tăng năm 1998 chứng tỏ hàng hoá được tiêu thụ lớn vào năm 1998, giảm 1999 xuống còn 20,11 lần là do: hàng tồn kho tăng rất lớn vào năm 1999 mà chủ yếu là nguyên vật liệu 31.733 triệu đồng năm 1998 lên 55.080 triệu đồng năm 1999. + Kỳ thu tiền bình quân: Hệ số này phản ánh các khoản phải thu. Hệ số này càng thấp chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn nhiều. Qua số liệu bảng phân tích tăng lên từ 21,44 năm 1997 lên 22,13 năm 1998 và giảm xuống 20,87 năm 1999 do: Các khoản phải thu tăng lên từ 68.621 triệu đồng năm 1997 lên 88.235 năm 1998 và giảm xuống còn 86.286 triệu đồng năm 1999. Trong khi đó doanh thu bình quân tăng lên qua các năm. Năm 1997 là 3.199 triệu đồng, 3.986 triệu đồng năm 1998, 4.132 triệu đồng năm 1999. Do vậy tỷ lệ này tăng vào năm 1998 và giảm vào năm 1999. Chứng tỏ năm 1999 công ty bị chiếm dụng vốn là nhỏ nhất. + Hiệu suất sử dụng TSLĐ: Hiệu suất sử dụng TSLĐ giảm qua các năm từ 5 năm 1997 xuống 4,75 năm 1998 và 4,34 năm 1999. Nguyên nhân là do việc tăng tài sản lưu động qua các năm; trong khi đó doanh thu tăng với tốc độ chậm. Nhưng số liệu trên là đáng khả quan. TSLĐ tăng do cả tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho đều tăng. Như vậy tốc độ luân chuyển vốn của công ty đã giảm ở tất cả các khâu dự trữ, sản xuất, tiêu thụ. Trong qúa trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động luân chuyển không ngừng thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình đó là: dự trữ - sản xuất- và tiêu thụ. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động là góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. + Hiệu suất sử dụng TSCĐ. Năm 1998 hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng lên từ 2,32 năm 1997 lên 2,57 năm 1998, chứng tỏ công ty sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả, phát huy sức sản xuất của cả công ty. Cứ 1 đồng TSCĐ đưa vào sản xuất kinh doanh năm 1998 đem lại 2,37 tỷ đồng doanh thu trong khi đó năm 1997 cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra 2,32 đồng doanh thu. Năm 1999 hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm từ 2,57 xuống 2,37 năm 1999. Sự giảm này là vấn đè lo ngại cho tình hình sử dụng tài sản cố định, chứng tỏ sản xuất kinh doanh của công ty gặp khó khăn là do: Đối với những TS chưa tách biệt được giữa đơn vị với công ty cần có sự đánh giá và phân loại để đảm bảo phản ánh đúng tình hình tài sản và chi phí khấu hao theo từng đơn vị. Thực tế tại một số điện lực không tách riêng với công ty về nhà cửa, do đó không phản ánh đúng tình hình tài sản chi phí khấu hao cho các đơn vị đó. Công tác sửa chữa lớn của công ty điện lực Hà nội theo quyết định 83 ĐVIệt Nam/ĐLVN ngày 13/1/1999 về công tác sửa chữa lớn. Trong đó có quy định mọi công trình sửa chữa lớn đều phải có mã số, mọi hoá đơn thủ tục liên quan đến công trình, cả trong quá trình thi công và quyết toán đều phải được ghi mã, từ thág 1 năm 1999 công ty đã áp dụng nhất quán trong suốt quá trình thực hiện công trình. Tốc độ tăng TSCĐ: 112,4% năm 1998, 112,33 năm 1999 so với năm 1998. Chứng tỏ đã đầu tư lớn vào TSCĐ để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Theo số liệu năm 1999 tốc độ tăng TSCĐ từ mua sắm mới và xây dựng cơ bản bàn giao cụ thể như sau: Máy móc thiết bị động lực 246.527 triệu đồng, máy móc thiết bị truyền dẫn và phương tiện vận tải 319.117 triệu đồng, Nhà của vật kiến trúc 20.203 triệu đồng. Máy thiết bị công tác 23.129 triệu đồng, thiết bị dụng cụ cơ quan 16.997 triệu đồng tài sản cố định khác là 129 triệu đồng. + Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Năm 1998 hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng do TSLĐ và TSCĐ đều tăng. 1 đồng tài sản tạo ra 2,62 đồng doanh thu năm 1997 lên 2,72 đồng doanh thu năm 1998. Công ty hoạt động có hiệu quả. Năm 1999 hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm từ 2,72 xuống 2,45 vào năm 1999. Do công ty đầu tư quá lớn vào TSCĐ, máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất mới, nhưng doanh thu chưa tăng lên tương ứng cần có các giải pháp hữu hiệu để các thiết bị mới đi vào sử dụng có hiệu quả. Năng lực hoạt động của công ty là tốt, tiền và dự trữ được quản lý tốt quay vòng nhiều lần. Và nếu công ty giải quyết các khoản phải thu , giảm hàng tồn kho để đưa vốn vào sản xuất kinh doanh thì công ty có được vòng quay tốt hơn, tăng doanh thu. 1.1.4 Phân tích khả năng sinh lời của công ty Điện lực Hà nội. Phân tích khả năng sinh lời của công ty Điện lực Hà nội cần phán xét các tỷ lệ ,tỷ suất sinh lời trên doanh thu , tỷ suất sinh lời trên vốn ,hệ số sinh lời của tài sản . Bảng : 12 các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty Điện lực Hà nội . Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 1.Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 2.Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH 3. Hệ số sinh lời của TS 6,86 % 25,56% 17 % 7,6% 27,19% 21% 4% 13,8% 11% * Tỷ suất sinh lời trên doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong 100 đồng doanh thu trong 3 năm, tỷ lệ này có xu hướng thay đổi. Xét về tỷ trọng của chi phí giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu. Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Tỷ trọng của chi phí bán hàng 2,3 % 2,32 % 2,2 % Tỷ trọng của chi phí QLDN 1,3 % 1 % 0,9 % Tỷ trọng giá vốn hàng bán 87,2 % 87,7 % 91,3 % Năm 1998 công ty đã tăng thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng 122,5% so với năm 1997, tỷ trọng chi phí bán hàng tăng lên và chi phí quản lý giảm nhưng không đánh kể. Tỷ trọng giá vốn trên doanh thu tăng lên nhưng với tỷ lệ nhỏ. Nhưng lợi nhuận sau thuế tăng lên, chứng tỏ công ty đã thành công trong việc cải tiến kỹ thuật, tăng doanh thu tiêu thụ, kết quả là tăng lợi nhuận. Năm 1999, tỷ trọng giá vốn tiếp tục tăng từ 87,7% năm 1998 lên 914,3% năm 1999. Nhưng doanh thu tăng lên 3,6% năm 1999/1998, trong khí đó giá vốn tăng lên 7,8% năm 1999/1998. Đây là nguyên nhân chính giảm lợi nhuận sau thuế, khả năng kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Để tăng tiêu thụ sản phẩm, công ty phải quan tâm đến các biện pháp hạ thấp chi phí, giảm giá thành sản phẩm, mở rộng tiêu thụ sản phẩm. + Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phả ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (vốn tự có) và được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty tương đối cao nhưng không ổn định: tăng lên 24,49% năm 1998, nhưng giảm xuống 13,8% năm 1999, do lợi nhuận sau thuế xuống. Nhưng con số này không chỉ làm hài lòng chủ doanh nghiệp mà cả những nhà đầu tư, giúp cho họ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, không ứ đọng ở khâu thanh toán như hiện nay. + Hệ số sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản thì được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế và lãi vay. Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tư. Hệ số này có nhiều biến động gắn liền với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, tăng năm 1998 là 21%, giảm xuống còn 11% năm 1999. Qua phân tích hệ số này cho ta biết: + Hiệu quả của vốn đầu tư. + Giúp cho các nhà đầu tư lựa chọn các cơ hội đầu tư để tối đa hoá lợi nhuận và rủi ro có thể chấp nhận được. + Giúp cho doanh nghiệp đưa ra các quyết định lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu để tăng lợi nhuận. + Giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có những điều tiết phù hợp, giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Mặc dù tỷ số tài chính phải được tính toán và dựa trên giá trị riêng của nó , song việc phân tích tỷ số tài chính chỉ có hiệu quả cao nhất khi tất cả các chỉ số cũng được sử dụng để tạo thành bức tranh rõ ràng nhất về tình hình tài chính của một doanh nghiệp . Chẳng hạn khi xem xét khả năng thanh toán của công ty Điện lực Hà nội thì chúng ta phải xem xét cùng một lúc 3 tỷ lệ : tỷ lệ thanh toán tức thời tỷ lệ thanh toán hiện hành và tỷ lệ thanh toán nhanh. Và các tỷ số có liên quan như vòng quay hàng tồn kho kỳ thu tiền bình quân ...Bởi vì nếu công ty bán được điện mà không thu được nó thì công ty không có khả năng trả nợ . Do đó khi phân tích các tỷ số tài chính của công ty Điện lực Hà nội cần phải chú ý tới tính đồng bộ . So với phân tích tài chính của công ty Điện lực Hà nội thì giải pháp đưa ra phân tích đầy đủ hơn về khả năng cân đối với khả năng hoạt động và khả năng sinh lời của công ty làm rõ tình hình tài chính hiện tại của công ty . 1.2. Nên phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cần quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh gía cân băng tài chính của công ty. Vốn lưu động = thường xuyên Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ = TSLĐ - Nguồn vốn ngắn hạn Nhu cầu vốn lưu động = thường xuyên TSLĐ không phải là tiền - Nợ ngắn hạn Bảng 13: Vốn lưu động thường xuyên của công ty điện lực Hà nội. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 1. TSCĐ 208.649 226.035 263.597 2. Vốn chủ sở hữu 309.168 400.894 435.910 3. Nợ dài hạn 64.230 45.702 88.895 Vốn LĐ Thường xuyên 164.749 220.561 261.208 Bảng 14: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 1. TSLĐ không phải là tiền 122.942 136.827 168.977 23. Nợ ngắn hạn 65.604 81.694 81.524 N/c vốn lưu động thờng xuyên 57.237 55.132 87.524 Vốn bằng tiền = Vốn lưu động thường xuyên - N/c vốn lưu động thường xuyên. (*)Trong đó : Nợ dài hạn* = Nợ dài hạn + Nợ khác. Vốn lưu động thường xuyên luôn dương, nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản cố định ,phần thừa còn đầu tư vào tài sản lưu động. Vốn lưu động ròng (vốn lưu động thường xuyên) tăng lên qua các năm: tăng 133,8% năm 1998so với năm 1997 và tăng lên 118,4% năm1999 so với năm 1998. Điều đó chứng tỏ sự tăng trưởng của vốn lưu động ròng của công ty Điện lực Hà nội và cũng chứng tỏ khả năng phát triển của công ty nam 1999 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên luôn dương là do: tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn , tại đây sử dụng ngắn hạn của công ty lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn mà công ty có được từ bên ngoài , công ty phải dùng nguồn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch . Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên giảm vào năm 1998 là 96,3 % so với năm 1997. Và tăng lên năm 1999 là 158,62% so với năm 1998. Như vậy vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên đều dương chứng tỏ toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ một cách vững chắt bằng nguồn vốn dài hạn đồng thời vốn bằng tiền tăng lên 154,01% năm 1998 so với năm 1997 , và 105,03% năm 1999 so với năm 1998 , chứng tỏ công ty có đủ khả năng thanh toán nợ đến hạn . 1.3 Nên phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Năm 1998 nguồn vốn và sử dụng vốn là 115 .183 triệu đồng trong đó sử dụng vốn chủ yếu vào vốn bằng tiền chiếm 50,4% , trong hàng hoá bán chịu 117,03% và tài sản cố địng 15,09%. Nguồn vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu chiếm 79,6% . Công ty có các giải pháp tăng khoản thu từ khách hàng, sử dụng vốn bằng tiền có hiệu quả ,tránh hiện tượng tồn đọng tiền mặt quá lớn. Năm 1999 sử dụng vốn và nguồn vốn là 81.511 triệu đồng chứng tỏ hoạt động sản xuất của công ty gặp trở ngại, do việc hàng tồn kho quá lớn trong phần sử dụng vốn chiếm 38,6%, trong khi đó tài sản cố định cũng tăng 46% vốn bằng tiền giảm xuống 10,2% .Vì vậy qua số liệu trên công ty đã đầu tư lớn vào tài sản cố định để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty . Nguồn vốn :vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 43,04% công ty vay dài hạn bổ xung thay vì ngắn hạn, nợ dài hạn chiếm 54,5% so với số tiền 44.477 triệu đồng . Nguồn vốn chủ sở hữu giảm vì lợi nhuận năm 1999 giảm so với năm 1998 cả về số lượng và tỷ trọng ,đặc biệt giảm về tỷ suất lợi nhuận .Điều này có thể chấp nhận dược vì công ty tăng đầu tư dài hạn, hy sinh lợi ích cho hiện tại để đạt lợi ích lớn hơn trong tương lai. Đồng thời có giả pháp giảm hàng tồn kho để đáp ứng yêu cầu tăng luân chuyển của vốn . Bảng 15: Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty điện lực Hà nội. Đơn vị: triệu đồng. chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1. Vốn bằng tiền 58.016 54.4 8.327 10.2 2. Các khoản phải thu 19.614 17.03 1.967 2.4 3. Hàng tồn kho 7.366 6.4 31.424 38.6 4. TSLĐ khác 1.637 1.4 2.743 3.4 5. chi sự nghiệp 49.939 0.06 6. TSCĐ 17.386 10.3 37.562 46 7. Nợ ngắn hạn 16.090 14 170.1 0.2 8. Nợ dài hạn 11.829 15.09 44.477 54.5 9. Nợ khác 6.699 5.78 1.284 1.5 10. Vốn chủ sở hữu 91.726 79.6 35.016 43.04 Tổng 115.183 100 115.183 100 81.511 100 81.511 100 1.4 Nên phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả kinh doanh. +Doanh thu thuần tăng lên qua các năm 24,6% năm 1998 và 3,7% năm 1999- năm 1999 khả năng tăng doanh thu chậm xuống so với năm 1998 . +Gía vốn hàng tăng lên qua các năm , chứng tỏ công ty chưa có các giải pháp thiết thực tiết kiệm chi phí giá vốn tăng lên và chiếm một tỷ trọng lớn so với doanh thu 87,2% năm 1997 , 87,7% năm 1998, đặc biệt 91,25% năm 1999 . Đây là nguyên nhân chư yếu do tăng chi phí hoạt động kinh doanh giảm lợi nhuận của công ty sự tăng lên của giá vốn để đáp ứng tăng lên của doanh thu. Nhưng các tỷ lệ tăng lên của giá vốn >tỷ lệ tăng lên của doanh thu . Tỷ lệ tăng doanh thu năm 1998 so năm 1997 là 24,6% thì tỷ lệ tăng giá vốn là 25,2% , 3,7% đối với năm 1999 so năm 1998 , và tỷ lệ giá vốn là 7,9% năm 1999 / 1998 . Do vậy tỷ lệ lãi gộp giảm xuống vào năm 1999 với tỷ lệ giảm là 26,5% so với năm 1998 + Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm xuống, chứng tỏ bộ máy quản lý của công ty khoa học và có hiệu quả. + Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng vào năm 1998 và giảm năm 1999 do việc tăng giá vốn hàng bán . Bảng 16: phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian trong báo cáo KQKD của điện lực Hà Nội Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 1998/1997 Năm 1999/1998 lượng tỷ trọng (%) lượng tỷ trọng (%) lượng tỷ trọng (%) lượng tỷ trọng (%) lượng tỷ trọng (%) 1. Doanh thu thuần 1.151 100 1.435 100 1.487 100 283.267 24.6 52.486 3.7 2. Giá vốn hàng bán 1.005 87.2 1.258 87.7 1.357 91.25 253.170 25.2 99.346 7.9 3. Lãi gộp 146.896 12.7 176.993 12.3 130.133 8.75 29.097 19.8 -46.860 -26.5 4. Chi phí bán hàng 26.683 2.3 33.244 2.3 32.062 2.2 6.560 24.6 -1.181 -3.6 5. Chi phí QLDN 14.700 1.3 14.527 1 13.344 0.9 -172.904 -1.2 -1.183 -8.1 6. lợi tức từ hoạt động kinh doanh 105.511 9.2 129.221 9 84.726 5.7 23.709 22.5 -44.494 -34.4 7. Lãi sau thuế 79.046 6.86 109.037 7.6 60.156 4 29.971 37.9 -48.860 -44.8 2. Nên thực hiện hai phương pháp tỷ lệ và so sánh kết hợp với phương pháp phân tích DUPONT. Trong 3 phương pháp phân tích trên em đã sử dụng phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh nhưng để công tác phân tích tài chính mang lại hiệu quả cao thì chúng ta phải kết hợp sử dụng cả 3 phương pháp phân tích tài chính DUPONT đã trình bày ở phần lý thuyết . Đầu tiên là tỷ lệ Rr- tỷ lệ khả năng sinh lời của tài sản ; Rr = Lợi nhuân sau thuế x Doanh thu thuần = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản Tổng tài sản Ta có : Rr (1997) = 79.046 /439.003 = 0,18 Rr (1998) = 109017 /528.291 = 0,21 Rr (1999) = 60.156 / 606.331 =0,099 Như vậy, nguồn gốc thay đổi lợi nhuận của công ty thu nhập của công ty trên một đồng doanh thu tăng lên 1998, giảm nhiều năm 1999. Lý do là công ty lớn vào tài sản cố định chưa đưa vào sử dụng .Do đó ở hiện tại không có khả năng sinh lời . Tiếp theo ta xem xét khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ta có Re =Rr x Tổng tài sản ;Re được tính và bằng doanh lợi vốn chủ sở hữu Vốnchủ sở hữu Do đó : Re (1997) = 0,256 Re (1998) = 0,272 Re (1999) = 0,138 Tiếp theo ta có : Re = 1 / ( 1- Hệ số nợ tổng tài sản ) Do đó : Re tăng là hệ số nợ tổng tài sản tăng và ngược lại Re giảm ,hệ số nợ tổng tài sản tăng , nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thì lợi nhuận rất cao và ngược lại . Do đó công ty Điện lực Hà nội là công ty có lợi nhuận lớn . 3. Tài trợ nguồn vốn . Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể ,mỗi doanh nghiệp có thể có phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường ,các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hoá ,giải phóng các nguồn tài chính trong nền kinh tế , thúc đẩy sự thu hút vốn vào các doanh nghiệp . Tuy nhiên, cần lưu ý trong hoàn cảnh cụ thể của Việt nam do thị trường tài chính chưa phát triển hoàn chỉnh nên việc khai thác vốn có những nét đặc trưng rất đáng chú ý .Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và thị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn . Hiện nay nguồn tài trợ dài hạn của công ty Điện lực Hà nội là vốn NSNN và tổng công ty cấp ,vốn tự bổ sung ,và vốn tín dụng dài hạn . Công ty càn đa dạng hoá các hình thức huy động vốn tương ứng với sự phát triển của thị trường tài chính . + Khai thác các nguồn vốn trong nước . Vay tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân hàng đầu tư phát triển theo hạn mức kế hoạch . Nguồn thu tiền điện ở các địa phương để cải tạo lưới điện Nguồn tự bổ xung hàng năm ,trong đó huy động 100 % vốn khấu hao vào đầu tư ,thực hiện tính đúng , tính đủ khấu hao theo qui định Nhà Nước . + Khai thác nguồn vốn nước ngoài . Nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA theo hiệp định vay của Chính phủ Việt nam với Chính phủ các nước các tổ chức tài chính quốc tế như :VNB , ADB. Nguồn tài trợ không hoàn trả lại của các tổ chức quốc tế và các nước. Nguồn vốn vay thương mại . Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI + Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty . + Liên doanh với các đối tác nước ngoài thực hiện một số dự án đòi hỏi vốn lớn + Phát hành trái phiếu công ty 4. Quản lý vốn lưu động + Quản lý dự trữ : Công tác quản lý dự trữ ỏ công ty Điện lực Hà nội có nhiều biến động ,giảm năm 1998,nhưng tăng lên trong năm 1999, để đảm bảo dự trữ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có thể thưc hiện một số giải pháp sau ; -Xác định được mức dự trữ tối ưu để có mức dự trữ hơp lý không gây gián đoạn sản xuất và cũng không gây ứ đọng vốn dự trữ .Xác định đúng nhu cầu về vật tư ,hàng hoá cho từng thời kỳ để có kế hoạch dự trữ tốt trên cơ sở đó xác định đúng nhu cầu về vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất kinh doanh của công ty . -Xem xét giảm dần vịêc mua các loại nguyên vật liệu mà trong kho vẫn còn tồn đọng nhiều, Bố trí các khoản nguyên vật liệu tồn kho hợp lý sao cho tránh tình trạng nguyên vật liệu này thì thừa , nguyên vật liệu loại khác thì thiếu hụt trầm trọng. -Với các loại hàng hoá đã tồn kho quá lâu và có khả năng không còn phù hợp với thị trường , với sản xuất kinh doanh thì nên có biện pháp thông báo rộng rãi với công chúng để tiến hành mua bán đấu thầu . + Quản lý tiền mặt : Để tới đa dạng hoá doanh lợi dự kiến ,công ty nên điều chỉnh việc dư tiền mặt cho đến khi xác suất để công ty sẽ phải đi vay ngân hàng bằng với : = Chi phí của việc dư tiền mặt Chi phí của tiền vay (lãi suất ngân hàng ) Bởi vì vốn bằng tiền của công ty chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng tài sản . + Quản lý các khoản phải thu : Tuy tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ tiện lợi và linh hoạt trong kinh doanh ,mặt khác tạo điều kiện mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền ,với tỷ trọng các khoản phải thu chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản, công ty nên tiếp tục mở rộng chính sách tín dụng, đồng thời sử dụng có chọn lọc chính sách này . Năm 1997 phải thu chiếm tỷ trọng trên tổng tài sản là 15,6%, năm 1998 là 16,7%. Năm 1999 là 14,2% để quản lý các khoản phải thu được thực hiện tối đa đưa ra một số giải pháp sau: - Các khoản phải trả người bán cần được đối chiếu thường xuyên để đảm bảo phản ánh chính xác số dư cho từng đối tượng . Dơn vị cần hoàn thành thủ tục và ghi tăng tài sản với các dự án. Công ty cần tiếp tục trình tổng công ty và hoàn thành hồ sơ để thanh lý những khoản công nợ khó đòi về tiền điện . Công ty cần khuyến khích các đơn vị thực hiện thanh toán ngay khi tiêu thụ hàng hoá tránh để lâu sẽ tạo điều kiện cho đơn vị đó chiếm dụng vốn của công ty, thực hiện tổ chức việc thu hồi nợ một cách đều đặn, nhịp nhàng không để tình trạng thu hồi nợ dồn dập vào cuối năm làm cho vốn của công ty bị chiếm dụng quá lâu, gây thiếu vốn cho nhu cầu kinh doanh trong năm, trong khi đó thì lượng tiền mặt tồn quỹ tăng nhanh vào cuối năm gây tình trạng dư thừa tiền mặt giả tạo. 5. Quản lý tài sản cố định: Trong quản lý tài sản cố định, công ty cần quản lý chặt về hiện vật, không để mất mát hư hỏng trước thời hạn khấu hao. Công ty luôn quan tâm đến cơ cấu vốn cố định, xác định cơ cấu phù hợp, hơn nữa, chỉ mua sắm tài sản khi thật cần thiết, tránh quy mô vốn cố định quá lớn . Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các đơn vị trực thuộc công ty, nhằm nâng cao ý thức,trách nhiệm của người sử dụng. Những tài sản cố định đó giúp kéo dài tuổi thọ của máy móc thiết bị. Cần phải cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn bỏ ra với việc thu hồi hết giá trị còn lại của máy móc thiết bị đó. Quản lý chặt chẽ công tác sửa chữa lớn và sửa chữa nhỏ một cách thường xuyên. Ngoài ra cần sử lý dứt điểm những tài sản cố định nào đã cũ, không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý nhằm thu hồi vốn cố định để có thể dùng vào luân chuyển bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh . 6. Công tác kế hoạch hoá tài chính . Một yếu tố quyết định tính thành bại của một doanh nghiệp trên thị trường là doanh nghiệp có chiến lược như thế nào. việc có chiến lược đúng sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển lâu dài. Chiến lược của doanh nghiệp trong một môi trường không luôn luôn ổn định. Trong môi trường đó ai có tầm nhìn tốt hơn sẽ là người quản lý thành công. Chiến lược doanh nghiệp được thể hiện bằng các kế hoạch kỳ hạn khác nhau và các mảng hoạt động khác nhau. Có thể nói kế hoạch hoá tài chính là trọng tâm của kế hoạch hoá hoạt động doanh nghiệp nói chung. Trên cơ sở các kế hoạch tài chính, các kế hoạch khác sẽ được lập ra để đảm bảo doanh nghiệp đạt được các mục tiêu mong muốn. Thông qua kết quả phân tích tài chính, công ty tiến hành kế hoạch hoá tài chính. Đây chính là việc sử dụng phân tích tài chính vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua kế hoạch hoá tài chính . Công ty cần phát triển công tác kế hoạch hoá tài chính, các nhà lập kế hoạch tài chính cần xem xét tập trung tất cả hoạt động của doanh nghiệp chứ không đi vào chi tiết. Một số lượng lớn các luận chứng kinh tế đầu tư nhỏ được tập trung và được xem xét như một dự án độc lập một kế hoạch tài chính là một báo cáo về những việc sẽ hoàn thành trong tương lai nên nó phải phản ánh được các yếu tố đó tính trong tương lai. Kế hoạch tài chính năm mới đã cung cấp những dự tính của việc huy động khai thác, phân phối và sử dụng nguồn tài chính cho một năm, bổ sung cho kế hoạch tài chính dài hạn. như vậy các phương án và công cụ kế hoạch hoá tài chính cần được sử dụng một cách thích hợp, bổ sung và hỗ trợ nhau. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của công ty điện lực hà nội Về đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. + Với tổng công ty điện lực Việt Nam: Để tạo điều kiện cho công ty trong việc huy động vốn, các thủ tục xét duyệt cần được Tổng công ty điều hành đơn giản hơn, giảm các khâu không cần thiết. Ngoài ra, Tổng công ty có thể xét việc hỗ trợ công ty điện lực Hà Nội trong việc ký kết hợp đồng hợp tác liên doanh để tránh tình trạng bị phụ thuộc về vốn. Tổng công ty xem xét việc thành lập một công ty tài chính thuê mua của riêng mình để hỗ trợ các thành viên trong tổng công ty với mục đích là huy động vốn trong và ngoài nước nhằm bù đắp thiếu hụt trong nhu cầu tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn của các công ty, điều hoà vốn Ngân sách, huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong Tổng công ty. + Với Nhà nước: Chính sách tín dụng của Nhà nước với ngành điện nói chung và Công ty nói riêng cần được xem xét trong đó cho ngành điện vay với lãi suất thấp và kéo dài thời gian trợ cấp trên 10 năm. như vậy ngành điện mới có thể trả nợ cho Nhà nước và các tổ chức cho vay vốn. Về tài sản cố định của công ty bao gồm cả cũ và mới, có những TSCĐ như: Nhà xưởng, kho tàng của công ty rất cũ, đã khấu hao hết cho nên công ty phải phân loại rõ ràng để khấu hao cho chính xác. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty là khả quan công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình, tuy nhiên tình hình chiếm dụng vốn của công ty vẫn tồn tại và công ty bị chiếm dụng tương đối nhiều. Đối với một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì tình trạng chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn là không tránh khỏi tuy nhiên cũng cần phải xem xét xem khoản chiếm dụng cũng như bị chiếm dụng nào là hợp lý và không hợp lý để có hướng giải quyết. + Đối với các khoản đi chiếm dụng thì công ty điện lực Hà Nội không có khoản vay ngắn hạn do đó các khoản đi chiếm dụng hoàn toàn là chiếm dụng của các doanh nghiệp khác, cán bộ công nhân viên và NSNN; đây là điều hạn chế nên công ty cần có các biện pháp thu hồi nhanh các khoản nợ phải thu để thanh toán các khoản phải trả. + Các khoản phải thu của công ty chủ yếu là phải thu của khách hàng mà công ty điện lực Hà Nội là doanh nghiệp kinh doanh bán điện. Trong thực tế công ty phải chấp nhận một thực tế là hàng hoá của công ty không nhìn thấy không sờ được, do vậy không thể bán hàng theo kiểu “Tiền trao cháo múc”, khách hàng của công ty là khách hàng sử dụng điện dùng trước thanh toán sau, nhanh thì thanh toán trong tháng, chậm thì một quý, có người sử dụng điện nợ đến hàng năm. Do vậy, công ty luôn có một lượng vốn bị chiếm dụng, thêm vào đó là các khoản nợ đối với ngời có cùng quan hệ với công ty. Hiện nay, công ty bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn, đặc biệt là các khoản nợ từ sử dụng điện. Để tránh tình trạng này công ty cần có biện pháp tận thu nhanh nhất tiền bán điện đồng thời cần tiến hành các biện pháp hữu hiệu để chống thất thoát điện: + Đặt vị trí hòm công tơ thích hợp để người sử dụng có thể theo dõi tình hình sử dụng điện và yên tâm khi trả tiền. + Bồ dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thu ngân. + Xây dựng các phương án quản lý đường dây, công tơ tránh tình trạng thất thoát do ăn trộm điện. Vì công ty điện lực Hà Nội là đơn vị kinh doanh bán điện, do đó doanh thu của công ty chủ yếu là do bán điện chiếm khoảng 80% tổng doanh thu. Để doanh thu được tăng lên thì giảm giá điện là điều cốt yếu. Nguyên tắc định giá phải tính đúng tính đủ , đảm bảo lãi vay và tạo ra khoản lợi nhuận thuần tuý. Trong khi công ty điện lực Hà Nội mua điện theo giá Tổng công ty và bán ra theo quy định của Nhà nước, công ty không có khả năng đưa ra giá điện song cũng cần định giá thành để kiến nghị nên trên, song song với nó là lỗ lực của công ty trong việc hạ chi phí giảm giá thành bởi vì giá thành sẽ tăng lợi nhận của công ty. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường biến động và từ đó luôn xuất hiện những cơ hội có thể đem lại lợi nhuận cũng như rủi ro cho doanh nghiệp. Sức cạnh tranh của nền kinh tế, cũng như từng doanh nghiệp kinh doanh đều vì một mục đích là tối đa hoá lợi nhuận để đương đầu với các thử thách trong kinh doanh, các hoạt động tài chính phải được đặt trên nền tảng là công tác hoạch định, công tác phân tích tài chính là trọng tâm của công tác hoạch định đó. Trong đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính tại công ty điện lực Hà Nội”, em đã vận dụng những kiến thức đã được học để nghiên cứu thực tế công tác phân tích tài chính của công ty điện lực Hà Nội nêu lên những thành công đã đạt được và khó khăn cần khắc phục trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của công ty. Tuy nhiên vì giới hạn về thời gian thực tập và những hiểu biết trong lĩnh vực này nên trong luận văn này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo trong công ty, có năng lực và trình độ, hy vọng rằng điện lực Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được để trở thành doanh nghiệp Nhà nước đạt hiệu quả cao trong công tác tài chính và quản lý tài chính, đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, phát triển không ngừng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước nói chung, và thúc đẩy phát triển kinh tế thủ đô nói riêng. Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Ngân Hàng - Tài chính, đặc biệt là Th.s Lê Phong Châu và chị Khúc Thị Lan Anh - Kiểm toán viên cao cấp của công ty kiểm toán Vaco đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Tài liệu tham khảo. Quản trị tài chính doanh nghiệp - Khoa ngân hàng tài chính - ĐH KTQD. Tạp chí Tài chính - Ngân hàng. Kế toán - Kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp - NXB Tài chính Những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp - Khoa ngân hàng tài chính - ĐH KTQD Quản lý tài chính doanh nghiệp - Sasette Peyrard. Phân tích hoạt động tài chính ở các doanh nghiệp - Charles J.woelfel. Báo cáo kiểm toán của Công ty điện lực Hà Nội - 1998, 1999. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6694.doc
Tài liệu liên quan